MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 34 "Kon Tum"
(ĐC sưu tầm trên NET)
- Di tích lịch sử Ngục Kon Tum nằm cuối con đường Trương Quang Trọng,
phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum được Bộ Văn hóa -
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận theo Quyết
định số 1288/QĐ-VHTT ngày 16/11/1988. Năm 1990, ngục Kon Tum đã được
công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.


Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn: Dung dị, mộc mạc và hồn nhiên. Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của Măng Đen. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, với cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như: Xê Đăng, Kdoong, Mơnâm,...tạo cho Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc.
Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, đặc biệt là vị trí trung chuyển nằm trên tuyến quốc lộ 24 nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh duyên hải miền Trung; nằm trên trục hành lanh kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đi qua quốc lộ 24 tới các khu du lịch ven biển miền Trung. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong đó có Măng Đen của Kon Tum, miền Trung Việt Nam (Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi), Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan.
Măng Đen có vị trí rất đặc biệt, nằm giữa 2 ngọn đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlắk (Quảng Ngãi), khu vực Măng Đen hầu như còn nguyên sinh, diện tích rừng chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, có trên 4.000 ha rừng thông tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt. Măng Đen nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình dao động18oC - 20oC. Dân tộc thiểu số chiếm gần 90% tổng dân số.
Xuất phát từ việc coi trọng giá trị nguyên sơ, hoang dã là "của quý" không chỉ riêng của Măng Đen, của Tây Nguyên, của Việt Nam mà là sự "hiếm có" của thế giới trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí... đúng với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái. Quan điểm phát triển đối với khu du lịch sinh thái Măng Đen là mong muốn có một sản phẩm đặc thù, một thương hiệu độc đáo và hình ảnh riêng biệt cho Măng Đen, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch hiện đại. Sản phẩm du lịch sẽ phải thân thiện với thiên nhiên, với các hệ sinh thái tự nhiên, có sự tham gia của cộng đồng dân cư với những nét văn hóa độc đáo về văn hóa bản địa của họ. Măng Đen được xác định là khu du lịch sinh thái quốc gia, thì sản phẩm du lịch phải có chất lượng, có tầm cỡ quốc gia và phải kết nối với các vùng du lịch trọng điểm khác trong tổng thể du lịch của vùng Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung và Nam Trung trung bộ.
Tại hội thảo quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông đến năm 2030, Ông Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện Kiến trúc và Quản lý thô thị Việt Nam đã nhận định rằng: Măng Đen phải tìm được cái gì rất riêng cho mình để tránh khỏi bước sai lầm mà các đô thị du lịch nghỉ dưỡng khác của Việt Nam đang vấp phải.
Để tạo ra các sản phẩm đặc sắc, khắc biệt, mang dấu ấn địa phương, cần kết hợp khéo léo giữa các di sản phi vật thể và vật thể, các công trình kiến trúc tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực với cảnh quan và thiên thiên nhiên tươi đẹp của địa phương. Với thực trạng tiềm năng, lợi thế, sự thu hút đầu tư, sản phẩm du lịch đặc trưng đang được phát triển mạnh ở Măng Đen như: Nuôi cá thương phẩm, nhân giống thành công các loài cá nước lạnh (cá tằm, cá hồi), sản phẩm trà sim, rượu sim, rau hoa xứ lạnh... Măng Đen có nhiều điều kiện để tạo dựng thương hiệu nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như bản đồ du lịch thế giới./.









Kon Tum
Tỉnh của Việt Nam
Kon
Tum, còn viết là Kontum, là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt
Nam. Đây là tỉnh nằm về phía cực Bắc của Tây Nguyên, có vị trí địa lý
nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn. Wikipedia
Diện tích: 3.712 mi²
Dân số: 473.300 (2013)
Vẻ đẹp Kon Tum qua các địa danh nổi tiếng
Nhà rông Kon Klor,
bảo tàng Kon Tum, nhà thờ Gỗ hay khu du lịch Măng Đen là những điểm đến
thú vị dành cho du khách khi có dịp đến với mảnh đất Tây Nguyên này.
Hachi8
Những địa danh không nên bỏ qua khi tới Kon Tum
Nếu có dịp ghé Kon Tum, bạn hãy ghi vào sổ tay những địa điểm tham quan
nổi tiếng nơi đây như Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.
Những địa danh không nên bỏ qua khi tới Kon Tum
Nếu có dịp ghé Kon Tum, bạn hãy ghi vào sổ tay những địa điểm tham quan nổi tiếng nơi đây như Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.
Địa điểm du lịch
Có thể chia du lịch Kon Tum thành nhiều cụm, nhóm khác
nhau dựa trên địa lý, gồm các điểm tham quan trong thành phố Kon Tum,
các danh thắng ở huyện Đắk Tô và các điểm tham quan nằm rải rác tại các
xã.
Điểm nhấn đầu tiên trong nhóm các địa danh của thành
phố bạn không thể bỏ qua là 3 kiến trúc giao hòa giữa sự lộng lẫy của
kiến trúc phương Tây với phong cách mạnh mẽ, mộc mạc của kiến trúc dân
tộc Ba Na. Đó là Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.
|
Vẻ đẹp trong lao động.
|
Và ánh mắt trẻ thơ trong vắt đưa bạn đến Kon Tum.
|
Nhà thờ Gỗ với màu nâu trang trọng của gỗ cà chít nổi
bật giữa bầu trời xanh, ánh nắng vàng, lấp lánh như một viên ngọc. Tòa
Giám mục lại thanh thoát, yên bình với hai hàng nở hoa trắng muốt, thơm
dịu dàng khiến bạn có cảm giác mọi mệt mỏi, u buồn dường như tan biến,
cùng vẻ đẹp của một bảo tàng trưng bày các vật dụng sinh hoạt, nông cụ,
vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số ở tầng hai. Nhà rông KonKlor lại
thu hút mọi người với danh xưng “Nhà rông lớn nhất Việt Nam”.
Sau khi tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhà rông
KonKlor, bạn có thể thong dong thả bộ trên cầu treo cùng tên, ngắm nước
chảy, trẻ em ngụp lặn trong nước, ngắm những sơn nữ xinh đẹp với suối
tóc buông dài hay thu vào tầm mắt những ruộng mía ngút ngàn, vẻ đẹp
hoang sơ của vùng đất chưa bị công nghiệp hóa. Vượt qua cầu treo, bạn sẽ
đặt chân đến làng dân tộc Bana, tham quan đời sống sinh hoạt của người
dân, thưởng thức đặc sản núi rừng hay tham gia giã gạo bằng tay.
Bên cạnh ba địa điểm tham quan này, bạn cũng sẽ dễ dàng
bắt gặp kiến trúc đình làng cổ vốn là những di tích gắn liền với lịch
sử phát triển của cộng đồng người Kinh tại đây. Đó là những ngôi đình
như Lương Khế, Trung Lương, Võ Lâm. Tuy không thật sự nổi bật hay hoành
tráng, nhưng nét cổ kính của những ngôi đình hòa với những mái nhà Rông
trong không gian rộng lớn của Kon Tum mang đến bức tranh phong cảnh vừa
nhịp nhàng, vừa sống động.
Nhà thờ Gỗ như viên ngọc lấp lánh giữa trời.
|
Nhà Dài mê hoặc ở vẻ đẹp truyền thống và tinh thần đoàn kết.
|
Hai điểm tham quan cuối cùng bạn không nên bỏ qua tại
thành phố Kon Tum là nhà ngục Kon Tum và “Miệt vườn Kon Tum”, làng
Phương Quý (lúc trước còn được biết đến với cái tên Vườn Mai), nơi bạn
có thể hái và thưởng thức những loại trái cây tươi tại vườn. Hiện nay,
nhà ngục Kon Tum đã trở thành khu tưởng niệm và công viên cảnh quan .
Cụm tham quan tiếp theo là 15 điểm du lịch về sinh
thái, văn hóa, lịch sử tại Đắk Tô. Trong 15 điểm du lịch ấy, nổi bật
nhất là di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, khu chứng tích
nhà thờ Kon Hring. Ngoài ra là các danh thắng như khu suối nước nóng Kon
Đào, thác Đăk Lung, thác Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ); suối Đăk Na (xã Pô Kô);
rượu đót Đăk Manh (xã Đăk Rơ Nga); rừng thông sinh thái phía Đông thị
trấn Đăk Tô với vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Bên cạnh đó, đến Đắk Tô,
bạn còn có dịp tham gia các lễ hội dân gian diễn ra quanh năm tại làng
của các dân tộc Xê Đăng, Rơ Ngao (làng Tê Pên, xã Văn Lem).
Ngoài ra, Kon Tum còn được biết đến với hàng loạt danh
lam, thắng cảnh khác rải rác ở các xã, huyện như Vườn quốc gia Chư Mom
Ray (Sa Thầy) tiếp giáp với hai khu bảo tồn thiên nhiên của Lào và
Campuchia, nơi được ví von “một tiếng gà gáy vang cả ba nước”. Hồ thủy
điện Yaly thơ mộng, thác Yaly hùng vĩ. Suối tóc Ea Púk (xã Ea Púk, huyện
Krông Năng) với nhiều thác nước nối liền nhau, mềm mại như mái tóc của
cô gái. Măng La (thuộc xã Ngọc Bay) hữu tình với suối, rừng thông và
những con đường đất đỏ uốn lượn; một suối Vàng tuyệt đẹp để cắm trại,
hay cửa khẩu Bờ Y, nơi bạn có thể xin nhập cảnh vào Lào để uống một chai
bia rồi về.
|
Vẻ thơ mộng của sông Đắk La.
|
Màu xanh ngút ngàn mía ngay chân cầu treo KonKlor
|
Di chuyển
Các bạn có thể đến Kon Tum bằng đường bộ hay đường hàng không.
Bằng phương tiện cá nhân
Có ba thành phố chính thường được làm điểm trung chuyển
để đến Kon Tum ở ba miền là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Ngoài ra, bạn
có thể mua vé xe hay vé máy bay từ nơi bạn sinh sống đến Kon Tum tại các
bến xe hay đại lý vé máy bay. Lưu ý tham khảo giá vé, lên lịch trình
chi tiết trước khi đi.
Đến Kon Tum, bạn có thể thuê xe máy, xe ôm đến các địa danh, thắng cảnh.
Bằng phương tiện cá nhân
Nếu quãng đường từ nơi xuất phát đến Kon Tum hơn 300km,
để đảm bảo an toàn nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, còn
trong tất cả các trường hợp còn lại, bạn có thể dùng bất kỳ phương tiện
nào để đến Kon Tum.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang
theo đầy đủ giấy tờ, chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. Mang
bao tay, khẩu trang, kính mát bảo đảm an toàn khi di chuyển. Trang bị
điện thoại có chức năng google map để định hướng.
Đường đến Măng Đen, "Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên".
|
Một góc Măng Đen.
|
Lưu trú
Khu vực trung tâm Kon Tum gồm các tuyến đường sau: Phan
Đình Phùng, Trường Chinh, Duy Tân… Bạn cần tham khảo các địa danh du
lịch muốn đến, lịch trình cụ thể để chọn vị trí lưu trú thích hợp.
2 cái tên thường được dân du lịch bụi chọn với lý do
giá rẻ, an ninh là khách sạn Đông Dương - Indochina ngay đầu cầu Dakla,
hoặc nhà khách của Tỉnh Ủy ở đường Quang trung, ngay sát UBND tỉnh
Kontum.
Đăc sản Kon Tum
Ngoài các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên như cơm lam,
thịt nướng, cá suối, rau rừng, thịt rừng… một món ăn bạn không nên bỏ
qua khi đến Kon Tum là món gỏi lá (gồm hơn 30 loại lá rừng, thịt heo
luộc bì sợi to, tôm luộc, một ít hạt tiêu xanh, ớt và mẻ, một thứ gia vị
ăn kèm có vị rất lạ, tạo ra hương vị của món ăn, cho vào cuốn luôn chứ
không cần chấm nước gì cả).
Bên cạnh đó, một số món của Kon Tum mà bạn nên thử là
thịt trâu ở quảng trường thành phố, thịt rừng, cháo chim câu, phở khô,
bánh bèo nhân tôm, xôi đêm đường Trần Quang Khải, chuối nướng đường
Nguyễn Huệ, xôi chiên công viên Trần Phú, vịt trộn, bánh bột lọc trước
bưu điện đường Phan Đình Phùng, bánh canh gần karaoke Hạ Vy, bún thịt
nướngở đường Phan Chu Trinh, bún cua ngã tư Lê Hồng Phong với Phan Chu
Trinh…
Một bè cá trên hồ ở Măng Đen.
|
Gỏi lá lạ miệng.
|
Mang gì khi đến Kon Tum?
Mang bất kỳ trang phục, giày dép nào bạn thích. Ngoài
ra, nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng vì khí hậu ở đây khá lạnh
(nhất là sáng sớm hay về đêm).
Mang theo vật dụng cá nhân, các loại thuốc trị bệnh căn
bản, kem chống nắng, kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng. Mang lều,
mền, nồi nếu muốn cắm trại và passport để đi qua cửa khẩu.
Các cung đường thường gặp:
Hà Nội/Đà Nẵng/ Sài Gòn – Kon Tum – Đà Lạt
Hà Nội/Đà Nẵng/ Sài Gòn – Kon Tum – Gia Lai – Quảng Ngãi
Hà Nội/Đà Nẵng/ Sài Gòn – Kon Tum – Buôn Mê Thuột – Nha Trang
An Huỳnh
Ảnh: Hồ Vĩnh Thắng (Vnphoto)
Theo Infornet
Ảnh: Hồ Vĩnh Thắng (Vnphoto)
Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum - Dấu ấn hào hùng
Theo
Sở VH-TT&DL Kon Tum thì mỗi năm có trên 10 vạn lượt khách
trong nước, quốc tế tới đây tham quan học tập, dâng hương. Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc lịch sử oai
hùng của các chiến sĩ cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc
lập của dân tộc ta. Mà tiêu biểu là các chiến sĩ tù chính trị ở Ngục Kon
Tum.
Nhà
đày Kon Tum ( Ngục Kon Tum) có nhiều tên gọi khác nhau: Lao kẽm, Lao
sắt, Lao mới hoặc Lao cầu mới thường gọi là Lao ngoài, còn Lao cũ trong
thị xã (nhà Lao tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì gọi là Lao trong.
Nhà đày Kon Tum ( Ngục Kon Tum)
Nằm
ở bờ Bắc về phía hạ lưu sông Đăk Bla đoạn vắt ngang thành phố Kon Tum
xinh đẹp, êm đềm, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng
hợp tỉnh như một điểm nhấn vào mắt du khách khi ngược xuôi trên con
đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam, đoạn qua miền Trung
uốn lượn. Trong chặng đường lịch sử của tỉnh Kon Tum, sự kiện “Cuộc đấu
tranh lưu huyết” ngày 12/12/1931 và “Cuộc đấu tranh tuyêt thực” từ ngày
12 đến ngày 16/12/1931 của những người tù chính trị tại nhà Ngục Kon
Tum mãi mãi là khúc tráng ca bất diệt về lòng yêu nước, tinh thần quả
cảm của các chiến sỹ cộng sản đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, mãi mãi là tấm
gương oanh liệt cho các thế hệ mai sau.
Ngược
dòng lịch sử, ta biết Ngục Kon Tum được thực dân Pháp bắt tay xây dựng
Ngục Kon Tum (Lao trong) từ năm 1905 đến cuối năm 1917 mới hoàn thành.
Ngục Kon Tum xây bên cạnh một rãnh nước lớn kế cận ngục phía Đông - Bắc
là đường 14 (nay là đường Phan Đình Phùng - trục đường Hồ Chí Minh chạy
qua thành phố Kon Tum); Tây - Nam là đồn lính khố xanh; Đông - Nam là
tòa sứ, dinh quản đạo bù nhìn, Sở Cảnh sát. Chúng đặt Ngục Kon Tum vào
thế bị bao vây cô lập. Để dễ bề kiểm soát chúng đào một rãnh sâu dài
150m, rộng 100m, thiết kế tại đó bốn dãy nhà theo hình hộp (vuông) diện
tích khoảng 2,5ha, bốn góc ngục có 4 lô cốt xây nổi lên, đêm ngày canh
phòng cẩn mật. Nhà lao xây theo kiểu pháo đài Vauban (Vô-băng) xưa của
Pháp thuộc thế kỷ 17. Mái lợp ngói, vách bằng tocsi quét vôi, bốn bề
không có tường bao quanh che kín như các nhà lao khác, bốn nhà dọc ngang
xây liền lại với nhau thành một hình vuông, mỗi bề 18m thì có một cửa
ra vào và hai chòi cao để lính gác có thể quan sát trong và ngoài lao; ở
giữa là một cái sân vuông nhỏ hẹp, bề rộng của một dãy là 3,5m trong đó
để 2m lát ván nằm, 1,5m là đường đi, người nằm trên sàn ván nhìn thấy
ngoài sân.
Phòng trưng bày trong Ngục Kon Tum
Năm
1930, phong trào cách mạng ở Trung kỳ sôi nổi. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Ngãi,… các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra. Trong các cuộc biểu
tình đó ngoài số người bị địch bắn chết ngay còn số bị bắt giam ở các
lao cũng có tới hàng trăm ngàn người. Bấy giờ thực dân Pháp muốn lấy
nhân công để khai phá các nơi nổi tiếng là rừng thiêng nước độc như Đà
Lạt, Buôn Mê Thuột, Kon Tum… Chúng bèn lợi dụng nhân công tù phạm. Lúc
này viên công sứ Kon Tum lúc bấy giờ là Jerusalemy nhân muốn làm xong
con đường 14, bèn xin gửi chính trị phạm lên và lập ở Kon Tum một nhà
ngục - đó là hoàn cảnh ra đời của Ngục Kon Tum (Lao ngoài).
Nhà
đày Kon Tum gồm có 2 nhà giam, 1 nhà lớn và 1 nhà nhỏ, ở giữa hai nhà
ấy là nhà lính gác, sườn nhà toàn bằng sắt: cột, kèo, xà, trích…mái lợp
tôn nên có tên là nhà Lao kẽm hay nhà Lao sắt, bốn phía vách đều thưng
bằng nứa, tre đập dập với dây thép gai chằng chịt qua lại dày đặc, phía
hồi nhà có một cửa ra vào nhỏ hẹp, cánh cửa cũng bằng dây thép gai chằng
chịt, trước cửa ra vào có một cái chòi gác của lính.
Nhà
lớn có bề dài ước độ 18 hoặc 20m, bề rộng ước từ 12 đến 14m (hai gian
rộng với ba vày cột kèo sắt), người ta nói địch lấy cột nhà sửa chữa ôtô
nào đó về làm nhà lao; trong lòng nhà có 4 sạp rộng, hai hàng tù nằm
gối đầu với nhau, sạp này cách sạp kia độ 2m, cuối chân sạp là 4 hàng
cùm đứng sừng sững, nhà lao lớn này có thể giam được trên dưới 100 tù.
Còn nhà thứ 2 nhỏ hơn có thể giam được 60 người. Nhà này vừa là nhà giam
tù đang đi làm, vừa là nhà giam những người ốm nằm liệt, lính gọi là
bệnh xá và chúng cũng gọi mỉa mai là "nhà khách" của tù.
Cái
nhà nhỏ ở giữa là nhà lính, được đóng đơn sơ để lính dễ trông thấy bốn
bề. Đặc điểm nổi bật của nhà đày này là bốn bề xung quanh không có thành
xây giữ kín như các nhà tù khác, nó đứng trống trải trên bãi sông, bãi
cát, không có chòi canh cao, không có bếp nấu ăn, không có hồ nước,
không có nhà vệ sinh, ban đêm không có đèn… Nó thiết kế và xây dựng xem
ra đơn giản nhưng lại lợi hại, bởi vì bốn bề trống trải, không có chỗ
nào ẩn nấp, hễ tù có hành động gì thì ở ngoài lính phát hiện được ngay.
Đến
tháng Chạp năm 1930 tại Ngục Kon Tum có tới 297 tù phạm. Trong số 297
người đó trừ 2 chị phụ nữ, còn lại 295 người chỉ trong thời gian 6
tháng, từ tháng Chạp năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 làm đoạn đường từ Đăk
Sút, Đăk Pao, Đăk Tao đến Đăk Pét, trải qua biết bao thảm khốc, cực
khổ. Trong số 295 người đi có 170 người phải bỏ xác ở chốn rừng xanh núi
đỏ.
Ở
Ngục Kon Tum thực dân pháp đã thi hành những chính sách cực kỳ dã man,
tàn bạo đối với tù chính trị. Cũng tại Ngục Kon Tum chứng minh cho chúng
ta một điều, sự xảo quyệt độc ác và súng đạn của kẻ thù không thể khuất
phục được tinh thần cách mạng kiên trung, ý chí sắt đá kiên cường, bất
khuất của các chiến sĩ cộng sản. Dù hoạt động ở trong bất kỳ môi trường
nào, khí tiết cách mạng của những người cộng sản vẫn được giữ vững. Cụ
thể là qua cuộc đấu tranh Lưu huyết ngày 12 tháng 12 năm 1931 và cuộc
đấu tranh tuyệt thực diễn ra từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 16 tháng 12
nắm 1931. Bọn cầm quyền ở đây bất lực trước sức mạnh đoàn kết và tinh
thần cách mạng của anh em tù. Chúng trở nên hung dữ, nã súng vào đám
người tay không, chỉ mấy phút đồng hồ mà chúng làm cho 8 người chết và 8
người bị thương trong ngày 12 tháng 12 tháng 1931 và cách 4 ngày sau
(ngày 16 tháng 12 năm 1931) lại thêm 7 người chết và 7 người bị thương.
Ngục Kon Tum được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Đứng
trước âm mưu chiến lược diệt trừ cộng sản của kẻ thù tàn bạo, anh chị
em tù chính trị ở Ngục Kon Tum đã tổ chức một cuộc đấu tranh vô cùng
quyết liệt. Cuộc đấu tranh này tổ chức rất chu đáo, đảm bảo yếu tố bí
mật, rèn luyện hàng ngũ trở nên gang thép, có chương trình hoạt động
hàng ngày, có "bản tuyên ngôn chính trị đặc biệt" và có thể nói từ trước
chưa có một cuộc đấu tranh nào trong tù làm đến mức ấy. Cuộc đấu tranh
có tính lịch sử này đã vạch trần ý đồ chiến lược đen tối của địch và
chính sách xảo quyệt dùng người Việt diệt người Việt, dùng người Thượng
diệt người Kinh gây hận thù và chia rẽ dân tộc trước dư luận trong và
ngoài nước. Cuộc đấu tranh mang ý nghĩa chiến lược này đạt kết quả vô
cùng rực rỡ: kẻ thù của giai cấp và của dân tộc phải bỏ ngay công trường
làm đường và bãi bỏ vĩnh viễn Ngục Kon Tum.
Ông
Nguyễn Văn Nam, một cưu chiến binh chiến đấu tại chiến trường
Kon Tum kể rằng: “Không khuất phục dù là cái chết cận kề,
các chiến sĩ tại nhà ngục Kom Tum nổi dậy đấu tranh dữ dội.
Thực dân Pháp điên cuồng lùng bắt, giết những người tù chính
trị cầm đầu tại nhà ngục. Để chống lại những thủ đoạn dã
man đó, hàng loạt các đợt đấu tranh của các chiến sĩ đã điễn
ra như: Tuyệt thực, mổ bụng moi ruột, hi sinh một người bảo vệ
tập thể. Khi thực dân Pháp vào nhà ngục hỏi bắt những người
cầm đầu tù chính trị, thì những người bên cạnh đã đứng ra
nhận thay người bị lùng bắt, kết quả là những người đứng đầu
trong ngục được bảo vệ. Trong cuộc đấu tranh Lưu Huyết 8 chiến sĩ
đã bị thực dân Pháp bắn chết tại chỗ. Cùng với đó 7 chiến sĩ đã
tuyệt thực mà hy sinh trong cuộc đấu tranh tuyệt thực".
“Ngục
Kon Tum một thời được ví là “địa ngục trần gian”, nơi giam giữ và
đoạ đầy hơn 500 chiến sĩ cách mạng. Các chiến sĩ cách mạng đã
đấu tranh kiên cường bất khuất và nhiều người đã hy sinh anh dũng, nằm
lại vĩnh viễn vùng đất cực tây của Tổ quốc. Sự hy sinh của họ được
nhân dân khắc cốt ghi xương". Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Thọ,
Giám đốc Ban Quản lý các Khu di tích tại Kon Tum.
Theo
UBND tỉnh Kon Tum thì để xây dựng và tôn tạo khu di tích này
tháng 6/2010 tỉnh đã tách di tích Ngục Kon Tum ra khỏi bảo tàng
Kon Tum, xây dựng khu di tích này thành khu độc lập rộng khoảng
gần 4 ha. Những hạng mục trong khu lịch sử này gồm: Nhà bia,
tượng đài chiến thắng, hai ngôi mộ các liệt sĩ chôn chung trong
cuôc đấu tranh Tuyệt Thực và Lưu Huyết, gò đất các chiến sĩ
tại nhà tù đắp bắc qua sông Đăk Bla… đều được tu sửa, tu bổ
hoàn chỉnh. Ngục Kon Tum đã trở thành một biểu tượng hết sức
tự hào của Kom Tum nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành
điểm tham quan lịch sử của biết bao người Việt Nam và du khách
quốc tế.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng thăm và chụp hình lưu niệm tại khu di tích Ngục Kon Tum
Nhà
ngục cũng đã được rất nhiều lãnh đạo, Đảng, Nhà nước tới
viếng như: Ông Nguyễn Văn Chi Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ
tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị
Phóng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang…viếng thăm.
Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong một chuyến viếng thăm nhà ngục
Trong
một lần đến viếng thăm ngục Kon Tum, nguyên Tổng Bí thư Nông
Đức Mạnh đã ghi vào Sổ vàng của nhà ngục: “Tinh thần chiến đấu
kiên cường bất khuất, tinh thần hy sinh anh dũng của các đồng
chí, mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ người
Việt Nam. Chúng tôi nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp cách mạng,
con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn”.
Nhật Trường
Tổng hợp
Kon Tum nên thơ qua những địa danh lịch sử
Nhà thờ gỗ, bảo
tàng văn hóa, ngục Kon Tum hay ngã ba Đông Dương... là những điểm dừng
chân thú vị trong hành trình khám phá mảnh đất thơ mộng vùng Tây Nguyên.
Khánh Bằng
Lịch Sử 11: Cuộc đấu tranh Lưu Huyết ở ngục Kon Tum (12/12/1931)
Sau khi phong trào cách mạng Xô viết
Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) bị thực dân Pháp đàn áp, truy ráp, bắt bớ,
hàng loạt chiến sĩ cộng sản và quần chúng bị bắt giam. Ngục Kon Tum là
nơi giam giữ rất nhiều tù chính trị bị địch đưa về từ Nghệ An, Hà Tĩnh,
Thừa Thiên – Huế (lúc cao nhất kên tới 259 người). Âm mưu của thực dân
Pháp : cô lập tù chính trị với phong trào cách mạng, dung sức lao động
của tù nhân để làm đường giao thông phục vụ cho mưu đồ cai trị, lợi dụng
nơi rừng núi xa xôi để giết dần, giết mòn các tù chính trị mà không sợ
dư luận lên án.
I. Ngục Kon Tum, tội ác của thực dân Pháp
- Nhà lao Kon Tum do thực dân Pháp xây
dựng gồm 2 bộ phận: lao trong và lao ngoài. Lao trong được xây dựng lên
ngay khi được thiết lập bộ máy cai trị ở tỉnh Kon Tum (khoảng năm 1915 –
1917), nằm gần song Đăk Bla, cách đường quốc lộ 14 trên 1km về phía
tây. Lao ngoài được thực dân pháp xây dựng khoảng tháng 3 – 1931. Đây là
nơi giam giữ rất nhiều tù chính trị bị địch đưa về từ Nghệ An, Hà Tĩnh,
Thừa Thiên – Huế.
Khu di tích Ngục Kon Tum
- Chính vì vậy, ngay từ khi đoàn tù
chính trị đầu tiên được đưa lên Kon Tum, thực dân Pháp đã dùng chiêu bài
phủ đầu trấn áp tù nhân bằng roi vọt, báng súng, gậy gộc và lập tức đưa
ngay tù nhân lên công trường làm đường 14. Công việc rất nặng nhọc dưới
đòn roi của lính cai, ăn cơm trộn vỏ trấu. Với cách đối xử tàn bạo, dã
man ấy, chỉ trong 6 tháng làm đoạn đường dài 15 km từ Đăk Pao đi Đăk-Pék
(Đăkglei), đã có hàng trăm người tù chính trị đã bị giết (chết vì đói,
rét, bệnh tật, đánh đập), chỉ còn lại chừng 1/3 sống sót trong cảnh ốm
yếu, da bọc xương.
Câu hỏi:Tù chính trị ở Ngục KonTum bị đối xử như thế nào?
II. Cuộc đấu tranh Lưu Huyết (12/12/1931)
- Tháng 6-1931, mùa mưa đến, thực dân
Pháp đưa số tù nhân còn sống sót về giam chung tại thị xã KonTum (nay là
thành phố KonTum), thời điểm này có khoảng 200 tù nhân. Trong số đó có
các đồng chí Ngô Đức Đệ, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trương Quang
Trọng, Lê Viết Lượng,…là những cán bộ của Đảng.
- Đứng trước tình cảnh bị đối xử tàn
bạo, tinh thần đấu tranh của tù chính trị càng trỗi dậy mạnh mẽ và đầy
quyết tâm: sẵn sàng chấp nhận lấy cái chết của mình để đổi lấy sự sống
cho đồng chí, anh em “Sau khi ta chết rồi, họa may mấy trăm anh em mới còn phương sống”.
- Với tinh thần chuẩn bị sẵn sàng đối
phó, với quyết tâm đấu tranh đến cùng, sáng ngày 12-12-1931, khi bọn cầm
quyền tiến hành đưa một số tù còn lại lên Đăk-Pét lần 2, đã gặp phải sự
đấu tranh quyết liệt của tù chính trị. Viên đội Mulê cầm súng, tiến
lại cửa nhà lao gọi: “Thằng tù số 299 đâu?”. Anh em trong nhà lao đồng
thanh trả lời: “Không có tù số 299! Đả đảo đi Đăk Pék”. Nhưng đúng lúc
ấy, đồng chí Trương Quang Trọng (số tù 303) đang đứng ở hàng đầu đã
phanh áo, chỉ vào ngực, nói bằng tiếng Pháp “Le voici” (nó ở đây). Tên
Mulê lập tức bóp cò, đồng chí Trọng hi sinh.
- Hành động hy sinh của đồng chí Trương
Quang Trọng và tội ác giết người ghế rợn của bọn cầm quyền Pháp đã thôi
thúc tù chính trị đấu tranh quyết liệt hơn. Bọn địch điên cuồng tàn sát
đẫm máu tù chính trị làm 8 người chết, 8 người bị thương.
Hai ngôi mộ chôn chung những người tù trong cuộc đấu tranh tuyệt thực
- Địch tiến hành bắt một số anh em
không bị thương, còng tay áp tải lên Đăk-Sút, sáng ngày 13-12-1931, số
anh em tù còn lại đã tổ chức lễ truy điệu cho các đồng chí đã hi sinh và
tiếp tục đấu tranh bằng tuyệt thực. Sáng ngày 16-12-1931, thực dân Pháp
lại đàn áp cuộc đấu tranh tuyệt thực làm cho 7 đồng chí hy sinh và 8
đồng chí bị thương.
- Cả hai đợt đấu tranh trực diện, thực dân Pháp đã giết hại 15 đồng chí và làm bị thương 16 đồng chí.
- Cuộc đấu tranh Lưu huyết đã buộc địch
phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc và chấp nhận nhượng bộ theo yêu
sách của anh em tù chính trị, nhất là việc từ bỏ việc xây dựng con đường
14 xâm lược. Sau cuộc đấu tranh này nhà cầm quyền Pháp buộc phải thả 50
người tù chính trị có án nhẹ và một số tù thường phạm; thay đổi chế độ
lao dịch của tù, bỏ chế độ đánh đập tù nhân, người tù ốm đau được nghỉ
và có thuốc men.Tháng 4-1934, thực dân Pháp phải xóa bỏ nhà đày Kon Tum
và đưa tất cả số tù chính trị còn lại vào nhà đày Buôn Ma Thuột.
Câu hỏi: Diến biến và kết quả cuộc đấu tranh lưu huyết tại Ngục Kon Tum?
III. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh lưu huyết tại ngục Kon Tum
- Cuộc đấu tranh Lưu huyết của các tù
nhân đã thể hiện đã thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất; khí phách hiên
ngang của người chiến sĩ Cộng sản; đồng thời thể hiện ý chí khát vọng
đấu tranh đến cùng vì độc lập, tự do cho dân tộc.
- Sự hy sinh anh dũng, bất khuất của tù
chính trị trong nhà lao Kon Tum đã gây được tiếng vang lớn đối với dư
luận thế giới về quyền tự do công lý và nhân phẩm con người; tạo cho dư
luận trong nước và thế giới được rõ hơn về chính sách cai trị lao tù của
Pháp ở Đông Dương.
- Hình ảnh những người tù chính trị đã
đi vào lịch sử một Ngục Kon Tum kiên cường, bất khuất, một biểu tượng về
lòng yêu nước, tự hào của quê hương KonTum.
- Di tích Ngục Kon Tum đã được Bộ Văn
hóa công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày
16/11/1988 (Quyết định số 1288/VH-QĐ).
Câu hỏi: Suy nghĩ của em về cuộc đấu tranh Lưu huyết của tù chính trị Ngục Kon Tum? Em phải làm gì để xứng đáng là con cháu của bậc tiền nhân?
Tuổi trẻ KonTum thắp nến tri ân
Thả nến xuống sông Đăk Bla cạnh Ngục Kon Tum tri ân các anh hùng liệt sĩ
Nguồn: Tài liệu giáo dục địa phương Kon Tum
Măng Đen - điểm đến của Kon Tum
Với không gian tự
nhiên, nguyên thủy của hệ sinh thái, sự hoang sơ và thuần khiết như bông
hoa rừng vừa hé nở là yếu tố tạo cho Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen có
sức hấp dẫn mà ít nơi nào có được, đã làm biết bao người rung động khi
lần đầu đặt chân đến Măng Đen.
Tây Nguyên được xác định là
một trong 7 vùng du lịch đặc thù của Việt Nam trong Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Khu Du lịch Sinh Thái Măng Đen
thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là một trong 31 khu vực có quy mô và
tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam được Nhà nước ưu tiên
đầu tư để phát triển thành khu du lịch quốc gia. Khi nói đến vùng văn
hóa - du lịch Tây Nguyên là chúng ta nghĩ ngay đến không gian văn hóa
cồng chiêng, kho tàng sử thi, đến kiến trúc nhà rông, đến cà phê Buôn Mê
Thuật và các ca khúc sôi động, giàu sức sống... Tất cả những hình ảnh,
ngôn ngữ và âm thanh đó tạo nên một Tây nguyên bản năng, mạnh mẽ, đầy
sức lối cuốn và cám dỗ.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tỉnh Kon Tum có vị trí, vai trò hết sức quan trọng của vùng Tây Nguyên trong phát triển Du lịch của cả nước và hợp tác phát triển du lịch của khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trong đó: Đẩy mạng việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số; tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác hồ. Phát huy có hiệu quả tài nguyên khí hậu đặc thù để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Măng Đen, là dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời kỳ 2012-2020 vùng Tây Nguyên.
Thế mạnh về vị trí địa lý của tỉnh Kon Tum cùng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú phân bố trên cả tỉnh như: Lòng hồ Ya Ly, lòng hồ Pleikrông, vườn quốc gia Chưmomray, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ... cùng nhiều di tích lịch sử cách mạng: Ngục Kon Tum, Ngục Đắkglei, tượng đài chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh..., di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật: Chùa Bác Ái, Nhà thờ Gỗ, Chủng viện..., lễ hội: Cồng chiêng, mừng nhà rông, mừng lúa mới... đặc sắc, đã tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cuốn hút du khách đến với Kon Tum, đến với Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tỉnh Kon Tum có vị trí, vai trò hết sức quan trọng của vùng Tây Nguyên trong phát triển Du lịch của cả nước và hợp tác phát triển du lịch của khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trong đó: Đẩy mạng việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số; tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác hồ. Phát huy có hiệu quả tài nguyên khí hậu đặc thù để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Măng Đen, là dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời kỳ 2012-2020 vùng Tây Nguyên.
Thế mạnh về vị trí địa lý của tỉnh Kon Tum cùng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú phân bố trên cả tỉnh như: Lòng hồ Ya Ly, lòng hồ Pleikrông, vườn quốc gia Chưmomray, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ... cùng nhiều di tích lịch sử cách mạng: Ngục Kon Tum, Ngục Đắkglei, tượng đài chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh..., di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật: Chùa Bác Ái, Nhà thờ Gỗ, Chủng viện..., lễ hội: Cồng chiêng, mừng nhà rông, mừng lúa mới... đặc sắc, đã tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cuốn hút du khách đến với Kon Tum, đến với Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen.
Hoàng hôn tím buông xuống núi rừng Măng Đen. Với nhiệt độ bình quân trong năm dưới 200C, Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm. Những cánh đồng lúa chín vàng dọc theo các sườn đồi thoai thoải ở Măng Đen. Măng Đen có sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc, trong đó dân tộc Mơnâm, Xêđăng, Kadong, H’rê chiếm hơn 97% dân số. Những ngôi nhà sàn nằm nép mình bình yên bên sườn núi. Thác Dak Ke tuyệt đẹp. Thiên nhiên ban tặng cho Măng Đen nhiều thác nước tuyệt đẹp. (Ảnh: Minh Đức) Cảnh quan núi rừng thiên nhiên thơ mộng. Những ngôi biệt thự nằm ẩn mình trong rừng thông xanh. Một hồ nước trong xanh nằm trên núi. |
Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn: Dung dị, mộc mạc và hồn nhiên. Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của Măng Đen. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, với cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như: Xê Đăng, Kdoong, Mơnâm,...tạo cho Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc.
Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, đặc biệt là vị trí trung chuyển nằm trên tuyến quốc lộ 24 nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh duyên hải miền Trung; nằm trên trục hành lanh kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đi qua quốc lộ 24 tới các khu du lịch ven biển miền Trung. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong đó có Măng Đen của Kon Tum, miền Trung Việt Nam (Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi), Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan.
Măng Đen có vị trí rất đặc biệt, nằm giữa 2 ngọn đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlắk (Quảng Ngãi), khu vực Măng Đen hầu như còn nguyên sinh, diện tích rừng chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, có trên 4.000 ha rừng thông tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt. Măng Đen nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình dao động18oC - 20oC. Dân tộc thiểu số chiếm gần 90% tổng dân số.
Xuất phát từ việc coi trọng giá trị nguyên sơ, hoang dã là "của quý" không chỉ riêng của Măng Đen, của Tây Nguyên, của Việt Nam mà là sự "hiếm có" của thế giới trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí... đúng với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái. Quan điểm phát triển đối với khu du lịch sinh thái Măng Đen là mong muốn có một sản phẩm đặc thù, một thương hiệu độc đáo và hình ảnh riêng biệt cho Măng Đen, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch hiện đại. Sản phẩm du lịch sẽ phải thân thiện với thiên nhiên, với các hệ sinh thái tự nhiên, có sự tham gia của cộng đồng dân cư với những nét văn hóa độc đáo về văn hóa bản địa của họ. Măng Đen được xác định là khu du lịch sinh thái quốc gia, thì sản phẩm du lịch phải có chất lượng, có tầm cỡ quốc gia và phải kết nối với các vùng du lịch trọng điểm khác trong tổng thể du lịch của vùng Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung và Nam Trung trung bộ.
Tại hội thảo quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông đến năm 2030, Ông Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện Kiến trúc và Quản lý thô thị Việt Nam đã nhận định rằng: Măng Đen phải tìm được cái gì rất riêng cho mình để tránh khỏi bước sai lầm mà các đô thị du lịch nghỉ dưỡng khác của Việt Nam đang vấp phải.
Để tạo ra các sản phẩm đặc sắc, khắc biệt, mang dấu ấn địa phương, cần kết hợp khéo léo giữa các di sản phi vật thể và vật thể, các công trình kiến trúc tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực với cảnh quan và thiên thiên nhiên tươi đẹp của địa phương. Với thực trạng tiềm năng, lợi thế, sự thu hút đầu tư, sản phẩm du lịch đặc trưng đang được phát triển mạnh ở Măng Đen như: Nuôi cá thương phẩm, nhân giống thành công các loài cá nước lạnh (cá tằm, cá hồi), sản phẩm trà sim, rượu sim, rau hoa xứ lạnh... Măng Đen có nhiều điều kiện để tạo dựng thương hiệu nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như bản đồ du lịch thế giới./.
Bài và ảnh: CTV Văn Phát
10 đặc sản độc đáo của đất đại ngàn Kon Tum
Ai từng đến với Kon Tum khi đi sẽ nhớ những món ngon không lẫn vào đâu được như cà đắng, cá chua hay heo Măng Đen quay.
Du lịch Kon Tum thưởng thức 10 đặc sản độc đáo của đất đại ngàn
Heo Măng Đen quay
Giống heo Măng Đen của dân tộc bản địa.
Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc và
rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20 kg. Heo được
làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại
nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho
đến khi căng da vàng, giòn rụm, tỏa mùi thơm phưng phức.
Gỏi lá Kon Tum
Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi
như chưa đến. Chỉ một món ăn mà bày kín mâm, bởi gỏi lá “đúng chất” có
tới 40 – 50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh
lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng đến các loại lá ít xuất hiện trong
bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì và rất
nhiều loại lá riêng biệt của Tây Nguyên.
Thưởng thức món này cũng cần có kiểu
cách, không vội vã “vơ” hết các lá mà phải theo đúng quy trình. Trước
tiên lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó cho thêm lá chua và vài
loại khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành cái phễu nhỏ, bỏ miếng
thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong “phễu”, nhất định phải cho thêm tiêu
và hạt muối, một chút nước chấm.
Thịt nhím
Dân tộc Brâu có nhiều các món ăn được
chế biến từ rau rừng, thịt thú rừng như: heo rừng, thịt dúi, chuột đồng.
Trong đó phải kể đến các món từ con nhím vừa bổ, vừa ngon mà còn phong
phú cách chế biến.
Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh có tác
dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Nhím nướng than hồng, thịt nhím nhồi ống lồ ô, canh xương nhím nấu bột
bắp, nhím gói lá dong. Món nào cũng độc đáo, thơm ngon bởi thịt nhím
chắc, thơm, hầu như không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn.
Xôi măng
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen
thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm
sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.
Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng
mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa
sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái,
măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại
ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu
khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.
Mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến
rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi của măng rừng, đặt trên bát xôi
nếp màu nghệ, xôi măng hấp dẫn người qua lại bằng cả mùi thơm đặc biệt,
khiến biết bao người đều nán lại chỉ để mua cho được gói xôi kịp giờ đi
làm. Vô tình món ngon ấy trở thành thứ để níu chân người một lần qua phố
núi Tây Nguyên.
Cá chua
Nếu có dịp ghé thăm Kon Tum một lần, bạn
đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món đặc sản cá chua của đồng bào dân tộc
Jẻ Triêng, món đậm đà hương vị của núi rừng. Cách làm món cá chua thật
dễ dàng nhưng cũng đòi hỏi sự chính xác. Cá để chế biến món cá chua là
loại cá niệng, một loại cá giống cá trôi nhưng mình dẹt và nhỏ hơn sống ở
vùng sông suối Tây Nguyên.
Cá chua để càng lâu ăn càng ngon vì
miếng cá sắt lại nhờ các gia vị đã thấm sâu vào thịt cá làm cho người ăn
thấy vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt của lá bép, vị thơm
của thính ngô và vị chua do hỗn hợp này đã được lên men…
Dế chiên Kon Tum
Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên
thưởng thức món đặc sản dế chiên để cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà
không ngấy. Món ăn từ dế khá xa lạ với người đồng bằng, thế nhưng với
đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên
quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than,
dế lửa nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm mới ngon được.
Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần
trải qua nhiều công đoạn chế biến. Đầu tiên dế bắt về được rửa sạch, để
ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi chiên lên. Bằng cách đó các
bộ phận như đầu, chân… của dế trở nên giòn tan, còn phần thân dế lại
không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế có thêm hương vị,
người ta nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào rang
chung. Khi cho các gia vị vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị
mất đi màu xanh.
Cá gỏi kiến vàng
Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống
của dân tộc Rơ Măm bạn nên thưởng thức cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món
ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi muốn ăn
nữa.
Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón
tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến
vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối
hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo
dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức,
vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt
tạo nên hương vị ngon tuyệt.
Thịt chuột đồng
Người Jẻ Triêng ở huyện Đăk Glei còn có
món đặc sản là thịt chuột đồng, được chế biến chủ yếu thành hai món là:
thịt chuột nướng và chuột khô gác bếp. Mùa lúa nương chín vàng, cũng là
mùa chuột đồng béo ngậy, ngon nhất, người dân vào mùa săn bắt chuột.
Cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên thui trụi lông, bằng cách này
thịt chuột dậy mùi thơm và giữ vị ngọt vẫn nguyên.
Sau khi làm sạch lông, mổ bụng, lột bỏ
nội tạng, nhanh chóng rửa qua nước, xát chút muối lên khắp mình chuột
rồi lấy que tre xiên thẳng, đem ra nướng trên bếp than cho vàng, dậy mùi
thơm lên. Ăn kèm với ít xoài rừng chua, làm chén muối tiêu rừng, cay
nồng, rất thích hợp. Kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút
nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành.
Cà đắng
Cà đắng là món ăn dân dã của người dân
tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng mọc thành vạt ven những ngọn đồi, bờ suối,
quả nhỏ như cà pháo hoặc quả hình thuôn dài, to hơn đốt tay, màu xanh
sậm, sọc trắng dọc quả. Trước đây, cà đắng là cây mọc hoang nay được bà
con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà, trái to hơn, màu xanh nhạt, vị
đắng giảm đi chút ít, dễ ăn hơn và phù hợp với khẩu vị nhiều người.
Cà đắng được xắt từng lát mỏng, xiên qua
từng que đặt lên nướng, khi cà chuyển sang màu nâu sậm, dậy mùi thơm
lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai dai, mềm
mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon.
Ngoài ra cà đắng còn nấu thành nhiều món kho với tôm, tép bắt được dưới
sông hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương
thơm quyến rũ. Những ai ăn cà đắng lần đầu đều có cảm giác không thoải
mái với vị đắng nhân nhẫn của loại trái hoang dại, nhưng vài lần sẽ
nghiền và khó quên hương vị độc đáo của nó.
Rượu vang ngọt sim Măng Đen
Do vị trí địa lý của vùng miền núi Kon
Tum và khí hậu luôn ở nhiệt độ 10 đến 15 độ C mỗi ngày đã cho ra những
quả sim luôn tươi mát. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất rượu vang sim
đặc sản Kon Tum là sim hoang dã, mọc tự nhiên ở các vùng cao của thôn
Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum.
Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 6 dương lịch
các đồng bào người dân tộc Cơ – Tu, Xê Đăng ở các vùng cao của thôn
Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum lại rủ nhau vào rừng hái sim. Để đạt được
chất lượng tốt buộc người hái sim phải hái vào thời điểm sáng sớm tinh
sương. Từ nguồn nguyên liệu quý giá này kết hợp với công nghệ hiện đại
sản xuất vang của Pháp đã được cải tiến và nguồn men chuyên sản xuất
vang của nước Pháp, tất cả tạo nên cho rượu vang Sim Măng Đen một hương
vị mộc mạc tự nhiên của núi rừng nhưng không kém phần sang trọng cũng
như đặc trưng của rượu vang chính hiệu.
BẠN
CẦN MỘT NƠI LƯU TRÚ VỚI GIÁ HỢP TÚI TIỀN TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH, ĐỪNG
NGẦN NGẠI GỌI NGAY TỚI SỐ 1900 1870 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ
Theo Vnexpress
Thịt nhím được nhồi vào ống lồ ô nướng dùng để đãi các dịp lễ hội
Bật mí ẩm thực khi bạn bỗng dưng lạc đến Kon Tum
23/06/2016 10:03:00 PM Đã xem: 74 Phản hồi: 0
Người ta biết đến Kon Tum nơi của đại ngàn Tây Nguyên, của nắng và những
cơn gió hoang tàn, nơi có dòng song ĐăkBla dữ dội chảy qua. Đỉnh Ngọc
Linh chót vót với nhiều loại dược liệu quý. Trời đất đã ban tặng nhiều
sản vật quý giá cho mảnh đất Bắc Tây Nguyên này, tạo nên nhiều đặc sản
thơm ngon lạ thường
Nhớ nhé, tới Kon Tum ngoài việc tới thăm nhà thờ gỗ tuyệt đẹp, cầu treo
Kon Klor thơ mộng thì cũng đừng quên thưởng thức món gỏi lá có một không
hai này
“Chưa ăn gỏi lá, chưa tới Kon Tum”
03/05/2016 04:18:00 PM Đã xem: 580 Phản hồi: 0
Đừng quên món gỏi lá độc nhất vô nhị với hơn 56 loại lá rừng khi ghé
ngang qua Kon Tum bạn nhé, món ăn như chứa chan cả hương vị của đất trời
Tây Nguyên trong đó.
Muối tiêu rừng
Vị ngon của…muối tiêu rừng Kon Tum
28/04/2016 11:07:00 PM Đã xem: 113 Phản hồi: 0
Ẩm thực các dân tộc thiểu số Kon Tum nổi tiếng với những món ăn mang đậm
phong vị núi rừng, không cầu kì trong chế biến, không sử dụng nhiều gia
vị, mà đồng bào chỉ chú ý sao cho giữ được vị ngon ngọt nguyên chất
nhất. Trong đó không thể thiếu những chén muối nhỏ xinh mà đậm đà, ngon
lành, mang cái cái hồn của núi rừng hoang sơ, nếu bạn có cơ hội thưởng
thức một lần, ắt hẳn sẽ khó quên.
Đối với nhiều người thì đây là một món ăn giản dị của núi rừng, nhưng
món ăn cơm lam ở vùng đất Kon Tum
Cơm lam Kon Tum hòa quyện hương vị núi rừng
24/04/2016 04:39:00 PM Đã xem: 124 Phản hồi: 0
Cũng là món cơm lam giống như những nơi khác cũng được làm từ nguyên gạo
và các nguyên liệu khác tuy nhiên cơm lam Kon Tum lại có một điểm gì đó
mà khi ăn vào người ta lại có cảm giác ngon lạ thường đến thế.
Gỏi lá Kon Tum từng hai lần được Tổ chức kỉ lục Việt Nam công nhận là
Top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á
Đến Kon Tum ăn “món lạ”
13/04/2016 06:27:00 PM Đã xem: 140 Phản hồi: 0
Được dịp đến chơi nhà một người bạn ở Kontum, tớ đã có nhiều trải nghiệm
ẩm thực vô cùng thú vị.
"Thèm thuồng" những món ngon của núi rừng Tây Nguyên
Món ngon độc đáo ở Tây Nguyên
09/04/2016 06:59:00 PM Đã xem: 130 Phản hồi: 0
Tây Nguyên là vùng cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn. Nơi đây nổi
tiếng với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng.
Con sâu muồng - Ảnh: Trần Thảo Nhi
Mùa săn sâu muồng ở Kon Tum cực bắc Tây nguyên
01/04/2016 11:38:00 AM Đã xem: 134 Phản hồi: 0
Không khó để gặp những con sâu muồng đang ăn lá cây muồng trên các rẫy
cà phê, hồ tiêu vùng đất cực bắc Tây nguyên khi bạn đi dọc quốc lộ 14 -
đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua huyện Đắk Hà, Kon Tum.
Chúc bạn ngon miệng với Gỏi Lá Kon Tum
Ghé Tây Nguyên đừng quên thưởng thức món gỏi lá
28/03/2016 09:14:00 AM Đã xem: 156 Phản hồi: 0
Đúng như tên gọi, món gỏi lá này toàn... lá, lá bày kín mâm. Nếu là gỏi
lá xịn thì có tới 40-50 loại lá từ quen thuộc cho đến ít xuất hiện trong
bữa cơm.
Ẩm thực Kon Tum đa dạng đầy bản sắc
Cháo chim bồ câu mịn dân dã – thịt trâu Kon Tum
02/03/2016 10:20:00 AM Đã xem: 202 Phản hồi: 0
Bên cạnh món phở khô hay còn gọi là “phở hai tô” nổi tiếng thì xứ Kon
Tum còn nhiều món đặc sản khiến thực khách chao đảo một khi đã thử qua,
trong những món bình dị ấy có cháo chim câu và thịt trâu là những món mà
du khách nên dùng qua trong chuyến đi.
Đất và người Kon Tum
Đất & Người Kon Tum: Dẻo thơm xôi nếp Ri Mẹt
23/02/2016 09:09:00 AM Đã xem: 161 Phản hồi: 0
Không phải là người nghiền món xôi nhưng trong một lần có dịp được
thưởng thức món xôi nếp than của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn
(huyện Đăk Glei) tôi đã bị chinh phục bởi cái vị dẻo, thơm, ngon ngọt
khó cưỡng. Người ta nói xôi ngon hay không tùy vào loại gạo nếp nhưng
với bà con đồng bào Jẻ nơi đây độc đáo hơn là việc sử dụng chiếc nồi hấp
xôi truyền thống.
Cơm lồ ô Kon Tum
Độc đáo ẩm thực nấu ống lồ ô Kon Tum
23/12/2015 11:59:36 AM Đã xem: 368 Phản hồi: 0
Cơm, canh, thịt, cá... tất cả đều được nấu trong ống lồ ô - đây là nét
độc đáo trong quá trình chế biến thức ăn của đồng bào các DTTS Tây
Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Cơm lam (ống lồ ô) Kon Tum
Thưởng thức ẩm thực độc đáo đa dạng vùng đất Kon Tum
23/12/2015 11:50:00 AM Đã xem: 603 Phản hồi: 0
Văn hóa ẩm thực của người bản địa huyện Kon Plông luôn là nét văn hóa
nội sinh độc đáo, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Trong những
năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng
trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá
trị của văn hóa đặc sản ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút
khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt và huyện KonP
lông cũng đang trên con đường thực hiện những tiêu chí đó, để đưa đặc
sản ẩm thực độc đáo của vùng đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Vì đặc sản địa phương luôn mang một nét đặc trưng và có vai trò riêng
trong sự nghiệp quảng bá du lịch của huyện nhà.
Cơm Lam
Ẩm thực của người Xê Đăng X’Teng ở Tu Mơ Rông Kon Tum
15/09/2015 03:59:02 PM Đã xem: 406 Phản hồi: 0
Xê Đăng là một trong 6 dân tộc thiểu số bản địa của tỉnh Kon Tum dân số
hiện nay 119.374 người (số liệu thống kê năm 2014 của Cục Thống kê Kon
Tum), gồm các nhóm: X’Teng, Tơ đrá, Mơ nâm, Ca dong, Hà lăng. Người Xê
Đăng X’Teng cư trú tập trung ở Tu Mơ Rông – thung lũng có phong cảnh đẹp
như một bức tranh với khí hậu mát mẻ, không khítrong lành. Những ngôi
nhà nhỏ xinh quây quần bên nhau, xung quanh nương lúa đang mùa chín rộ
vàng óng ả, xa xa là rừng xanh ngắt. Cuộc sống nơi đây quanh năm yên ả,
thanh bình như chưa từng bị nhịp sống đô thị ồn ã làm ảnh hưởng.
Ai mà được gia đình mời thưởng thức món ăn này, thì đó là người khách
thực sự quý với họ, vì không dễ dàng gì mà có được món ăn này.
Kon Tum: Độc đáo món kiến vàng nấu ống lồ ô của người Xơ Đăng
04/06/2015 01:05:00 PM Đã xem: 590 Phản hồi: 0
Về với Kon Tum, có rất nhiều món ăn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số
mang hương vị núi rừng như: Món măng đắng luộc, đọt may kho thịt hay
cá, rau dớn xào, hoa chuối rừng làm nộm và đặc biệt là món kiến vàng nấu
ống lồ ô.
Những chiếc ghè cổ (ảnh tác giả).
Chuyện ghè cổ kỳ lạ ở Kon Tum
29/05/2015 02:03:22 PM Đã xem: 497 Phản hồi: 0
Ở vùng đất Kon Tum, bà con còn lưu giữ nhiều ghè cổ với tuổi thọ hàng
trăm năm, được xem là vật báu của gia đình, trị giá tới mấy chục con
trâu. Và gia đình A Huynh ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum) còn lưu giữ tới 4 ghè cổ gắn với những câu chuyện kỳ lạ.
Thơm ngon bò một nắng muối kiến vàng
Thơm ngon bò một nắng muối kiến vàng - món ăn đặc sản của đồng bào dân
tộc thiểu số Kon Tum
13/04/2015 02:53:00 PM Đã xem: 517 Phản hồi: 0
Tết đến, Xuân về, người phố núi Kon Tum lại nô nức cùng nhau chuẩn bị
món ngon, vật lạ để tiếp đón khách quý từ xa, bà con họ hàng thân hữu.
Cũng là bánh chưng, bánh tét xanh tươi, là dưa kiệu, dưa mắm chua ngọt,
là bát canh măng miến nóng hổi, mà họ còn lặn lội kiếm cho được bò một
nắng muối kiến vàng. Xưa kia, đây là món ăn đặc sản của người đồng bào
dân tộc thiểu số Kon Tum, nhưng với vị ngon đậm dà và hương thơm phức,
bò một nắng muối kiến vàng trở nên nổi tiếng, là món ăn ngon, món quà
quý cho khách phương xa.
Điểm nhấn tuyệt vời nhất của lễ hội ẩm thực Kon Tum là những ché rượu,
mỗi dân tộc đều có công thức rất riêng do đó cũng có hương vị và “độ
say” khác nhau.
Hương vị núi rừng trong Lễ hội ẩm thực Kon Tum
25/03/2015 02:18:00 PM Đã xem: 599 Phản hồi: 0
Lễ hội ẩm thực diễn ra vào sáng ngày 08/11/2012, gồm hàng trăm món ăn
đặc sắc của 6 dân tộc bản địa Kon Tum là Ba Na, Xê Đăng, Jẻ - Triêng,
Brâu, Rơ Mâm, Gia Rai. Đây là dịp để các đồng bào các dân tộc thiểu số
trình diễn kỹ thuật ẩm thực độc đáo, đồng thời thưởng thức, giao lưu văn
hóa các dân tộc anh em, tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc trong
tỉnh.
Khi đến với Kon Tum, thật thiếu sót nếu du khách không được một lần
thưởng thức hương vị thơm, cay dịu ngọt, không quá nồng của Rượu cần nơi
đây
Quà tặng hương rừng từ Kon Tum
21/03/2015 11:21:00 AM Đã xem: 1525 Phản hồi: 0
Như một thông lệ đặc trưng khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng
tranh thủ tìm mua một chút đặc sản làm quà như được mang một tí nắng,
chút gió, phần tình cảm, đặc biệt là đặc trưng văn hóa của nơi mình đã
đi qua về để giới thiệu bạn bè, người thân và... để nhớ. Kon Tum tuy bé
nhỏ nhưng cũng có rất nhiều sản vật ngon, độc đáo như: Rượu cần, Cà phê,
Thổ cẩm, Măng le, Chuối ép, Rượu Sâm dây…chắc chắn sẽ làm thỏa lòng du
khách phương xa.
Nhớ lại chút dư vị của món đặc sản gỏi lá Kon Tum như đang đọng lại nơi
cuống lưỡi mà nghe thòm thèm.
Gỏi lá Kon Tum - Đặc sản đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên
06/03/2015 10:43:32 PM Đã xem: 523 Phản hồi: 0
Gỏi lá là món đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên từ lâu đã
quyến rũ du khách bốn phương khi đến với thành phố xinh đẹp Kon Tum bên
dòng Đắk Blah thơ mộng.
Mặc dù, đã có nhiều đổi thay nhưng người Ba Na vẫn lưu giữ những nét
truyền thống của dân tộc mình trong dịp Tết Nguyên đán
Tết của người Ba Na ở Kon Tum
22/02/2015 10:10:13 AM Đã xem: 531 Phản hồi: 0
Khi những nhánh mai rừng bắt đầu bung nở những cánh hoa đầu tiên, rực
rỡ, ấm áp như nắng phương Nam, là lúc mùa xuân tràn về núi rừng Kon Tum.
Khắp các buôn làng của người Ba Na ngập tràn không khí nhộn nhịp, vui
tươi, người người, nhà nhà cùng hò gọi nhau chuẩn bị đón Tết. Những
chàng trai với cánh tay rám nắng, những cô gái với đôi má ửng hồng, hồi
hộp mong chờ khoảnh khắc bước sang mới. Cụ già ngồi bên hiên, gương mặt
lấp lánh niềm vui, bâng khuâng nhớ về thời trẻ. Dưới cầu thang nhà sàn,
tiếng trẻ nô đùa, cười giòn giã, thơ ngây, …
Xem thêm bài viết gốc tại: http://samtuoingoclinh.com/kontum/Am-thuc/
Copyright © Nhật Trường Kon Tum
Xem thêm bài viết gốc tại: http://samtuoingoclinh.com/kontum/Am-thuc/
Copyright © Nhật Trường Kon Tum
Thịt nhím được nhồi vào ống lồ ô nướng dùng để đãi các dịp lễ hội
Bật mí ẩm thực khi bạn bỗng dưng lạc đến Kon Tum
23/06/2016 10:03:00 PM Đã xem: 74 Phản hồi: 0
Người ta biết đến Kon Tum nơi của đại ngàn Tây Nguyên, của nắng và những
cơn gió hoang tàn, nơi có dòng song ĐăkBla dữ dội chảy qua. Đỉnh Ngọc
Linh chót vót với nhiều loại dược liệu quý. Trời đất đã ban tặng nhiều
sản vật quý giá cho mảnh đất Bắc Tây Nguyên này, tạo nên nhiều đặc sản
thơm ngon lạ thường
Nhớ nhé, tới Kon Tum ngoài việc tới thăm nhà thờ gỗ tuyệt đẹp, cầu treo
Kon Klor thơ mộng thì cũng đừng quên thưởng thức món gỏi lá có một không
hai này
“Chưa ăn gỏi lá, chưa tới Kon Tum”
03/05/2016 04:18:00 PM Đã xem: 580 Phản hồi: 0
Đừng quên món gỏi lá độc nhất vô nhị với hơn 56 loại lá rừng khi ghé
ngang qua Kon Tum bạn nhé, món ăn như chứa chan cả hương vị của đất trời
Tây Nguyên trong đó.
Muối tiêu rừng
Vị ngon của…muối tiêu rừng Kon Tum
28/04/2016 11:07:00 PM Đã xem: 113 Phản hồi: 0
Ẩm thực các dân tộc thiểu số Kon Tum nổi tiếng với những món ăn mang đậm
phong vị núi rừng, không cầu kì trong chế biến, không sử dụng nhiều gia
vị, mà đồng bào chỉ chú ý sao cho giữ được vị ngon ngọt nguyên chất
nhất. Trong đó không thể thiếu những chén muối nhỏ xinh mà đậm đà, ngon
lành, mang cái cái hồn của núi rừng hoang sơ, nếu bạn có cơ hội thưởng
thức một lần, ắt hẳn sẽ khó quên.
Đối với nhiều người thì đây là một món ăn giản dị của núi rừng, nhưng
món ăn cơm lam ở vùng đất Kon Tum
Cơm lam Kon Tum hòa quyện hương vị núi rừng
24/04/2016 04:39:00 PM Đã xem: 124 Phản hồi: 0
Cũng là món cơm lam giống như những nơi khác cũng được làm từ nguyên gạo
và các nguyên liệu khác tuy nhiên cơm lam Kon Tum lại có một điểm gì đó
mà khi ăn vào người ta lại có cảm giác ngon lạ thường đến thế.
Gỏi lá Kon Tum từng hai lần được Tổ chức kỉ lục Việt Nam công nhận là
Top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á
Đến Kon Tum ăn “món lạ”
13/04/2016 06:27:00 PM Đã xem: 140 Phản hồi: 0
Được dịp đến chơi nhà một người bạn ở Kontum, tớ đã có nhiều trải nghiệm
ẩm thực vô cùng thú vị.
"Thèm thuồng" những món ngon của núi rừng Tây Nguyên
Món ngon độc đáo ở Tây Nguyên
09/04/2016 06:59:00 PM Đã xem: 130 Phản hồi: 0
Tây Nguyên là vùng cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn. Nơi đây nổi
tiếng với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng.
Con sâu muồng - Ảnh: Trần Thảo Nhi
Mùa săn sâu muồng ở Kon Tum cực bắc Tây nguyên
01/04/2016 11:38:00 AM Đã xem: 134 Phản hồi: 0
Không khó để gặp những con sâu muồng đang ăn lá cây muồng trên các rẫy
cà phê, hồ tiêu vùng đất cực bắc Tây nguyên khi bạn đi dọc quốc lộ 14 -
đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua huyện Đắk Hà, Kon Tum.
Chúc bạn ngon miệng với Gỏi Lá Kon Tum
Ghé Tây Nguyên đừng quên thưởng thức món gỏi lá
28/03/2016 09:14:00 AM Đã xem: 156 Phản hồi: 0
Đúng như tên gọi, món gỏi lá này toàn... lá, lá bày kín mâm. Nếu là gỏi
lá xịn thì có tới 40-50 loại lá từ quen thuộc cho đến ít xuất hiện trong
bữa cơm.
Ẩm thực Kon Tum đa dạng đầy bản sắc
Cháo chim bồ câu mịn dân dã – thịt trâu Kon Tum
02/03/2016 10:20:00 AM Đã xem: 202 Phản hồi: 0
Bên cạnh món phở khô hay còn gọi là “phở hai tô” nổi tiếng thì xứ Kon
Tum còn nhiều món đặc sản khiến thực khách chao đảo một khi đã thử qua,
trong những món bình dị ấy có cháo chim câu và thịt trâu là những món mà
du khách nên dùng qua trong chuyến đi.
Đất và người Kon Tum
Đất & Người Kon Tum: Dẻo thơm xôi nếp Ri Mẹt
23/02/2016 09:09:00 AM Đã xem: 161 Phản hồi: 0
Không phải là người nghiền món xôi nhưng trong một lần có dịp được
thưởng thức món xôi nếp than của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn
(huyện Đăk Glei) tôi đã bị chinh phục bởi cái vị dẻo, thơm, ngon ngọt
khó cưỡng. Người ta nói xôi ngon hay không tùy vào loại gạo nếp nhưng
với bà con đồng bào Jẻ nơi đây độc đáo hơn là việc sử dụng chiếc nồi hấp
xôi truyền thống.
Cơm lồ ô Kon Tum
Độc đáo ẩm thực nấu ống lồ ô Kon Tum
23/12/2015 11:59:36 AM Đã xem: 368 Phản hồi: 0
Cơm, canh, thịt, cá... tất cả đều được nấu trong ống lồ ô - đây là nét
độc đáo trong quá trình chế biến thức ăn của đồng bào các DTTS Tây
Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Cơm lam (ống lồ ô) Kon Tum
Thưởng thức ẩm thực độc đáo đa dạng vùng đất Kon Tum
23/12/2015 11:50:00 AM Đã xem: 603 Phản hồi: 0
Văn hóa ẩm thực của người bản địa huyện Kon Plông luôn là nét văn hóa
nội sinh độc đáo, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Trong những
năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng
trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá
trị của văn hóa đặc sản ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút
khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt và huyện KonP
lông cũng đang trên con đường thực hiện những tiêu chí đó, để đưa đặc
sản ẩm thực độc đáo của vùng đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Vì đặc sản địa phương luôn mang một nét đặc trưng và có vai trò riêng
trong sự nghiệp quảng bá du lịch của huyện nhà.
Cơm Lam
Ẩm thực của người Xê Đăng X’Teng ở Tu Mơ Rông Kon Tum
15/09/2015 03:59:02 PM Đã xem: 406 Phản hồi: 0
Xê Đăng là một trong 6 dân tộc thiểu số bản địa của tỉnh Kon Tum dân số
hiện nay 119.374 người (số liệu thống kê năm 2014 của Cục Thống kê Kon
Tum), gồm các nhóm: X’Teng, Tơ đrá, Mơ nâm, Ca dong, Hà lăng. Người Xê
Đăng X’Teng cư trú tập trung ở Tu Mơ Rông – thung lũng có phong cảnh đẹp
như một bức tranh với khí hậu mát mẻ, không khítrong lành. Những ngôi
nhà nhỏ xinh quây quần bên nhau, xung quanh nương lúa đang mùa chín rộ
vàng óng ả, xa xa là rừng xanh ngắt. Cuộc sống nơi đây quanh năm yên ả,
thanh bình như chưa từng bị nhịp sống đô thị ồn ã làm ảnh hưởng.
Ai mà được gia đình mời thưởng thức món ăn này, thì đó là người khách
thực sự quý với họ, vì không dễ dàng gì mà có được món ăn này.
Kon Tum: Độc đáo món kiến vàng nấu ống lồ ô của người Xơ Đăng
04/06/2015 01:05:00 PM Đã xem: 590 Phản hồi: 0
Về với Kon Tum, có rất nhiều món ăn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số
mang hương vị núi rừng như: Món măng đắng luộc, đọt may kho thịt hay
cá, rau dớn xào, hoa chuối rừng làm nộm và đặc biệt là món kiến vàng nấu
ống lồ ô.
Những chiếc ghè cổ (ảnh tác giả).
Chuyện ghè cổ kỳ lạ ở Kon Tum
29/05/2015 02:03:22 PM Đã xem: 497 Phản hồi: 0
Ở vùng đất Kon Tum, bà con còn lưu giữ nhiều ghè cổ với tuổi thọ hàng
trăm năm, được xem là vật báu của gia đình, trị giá tới mấy chục con
trâu. Và gia đình A Huynh ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum) còn lưu giữ tới 4 ghè cổ gắn với những câu chuyện kỳ lạ.
Thơm ngon bò một nắng muối kiến vàng
Thơm ngon bò một nắng muối kiến vàng - món ăn đặc sản của đồng bào dân
tộc thiểu số Kon Tum
13/04/2015 02:53:00 PM Đã xem: 517 Phản hồi: 0
Tết đến, Xuân về, người phố núi Kon Tum lại nô nức cùng nhau chuẩn bị
món ngon, vật lạ để tiếp đón khách quý từ xa, bà con họ hàng thân hữu.
Cũng là bánh chưng, bánh tét xanh tươi, là dưa kiệu, dưa mắm chua ngọt,
là bát canh măng miến nóng hổi, mà họ còn lặn lội kiếm cho được bò một
nắng muối kiến vàng. Xưa kia, đây là món ăn đặc sản của người đồng bào
dân tộc thiểu số Kon Tum, nhưng với vị ngon đậm dà và hương thơm phức,
bò một nắng muối kiến vàng trở nên nổi tiếng, là món ăn ngon, món quà
quý cho khách phương xa.
Điểm nhấn tuyệt vời nhất của lễ hội ẩm thực Kon Tum là những ché rượu,
mỗi dân tộc đều có công thức rất riêng do đó cũng có hương vị và “độ
say” khác nhau.
Hương vị núi rừng trong Lễ hội ẩm thực Kon Tum
25/03/2015 02:18:00 PM Đã xem: 599 Phản hồi: 0
Lễ hội ẩm thực diễn ra vào sáng ngày 08/11/2012, gồm hàng trăm món ăn
đặc sắc của 6 dân tộc bản địa Kon Tum là Ba Na, Xê Đăng, Jẻ - Triêng,
Brâu, Rơ Mâm, Gia Rai. Đây là dịp để các đồng bào các dân tộc thiểu số
trình diễn kỹ thuật ẩm thực độc đáo, đồng thời thưởng thức, giao lưu văn
hóa các dân tộc anh em, tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc trong
tỉnh.
Khi đến với Kon Tum, thật thiếu sót nếu du khách không được một lần
thưởng thức hương vị thơm, cay dịu ngọt, không quá nồng của Rượu cần nơi
đây
Quà tặng hương rừng từ Kon Tum
21/03/2015 11:21:00 AM Đã xem: 1525 Phản hồi: 0
Như một thông lệ đặc trưng khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng
tranh thủ tìm mua một chút đặc sản làm quà như được mang một tí nắng,
chút gió, phần tình cảm, đặc biệt là đặc trưng văn hóa của nơi mình đã
đi qua về để giới thiệu bạn bè, người thân và... để nhớ. Kon Tum tuy bé
nhỏ nhưng cũng có rất nhiều sản vật ngon, độc đáo như: Rượu cần, Cà phê,
Thổ cẩm, Măng le, Chuối ép, Rượu Sâm dây…chắc chắn sẽ làm thỏa lòng du
khách phương xa.
Nhớ lại chút dư vị của món đặc sản gỏi lá Kon Tum như đang đọng lại nơi
cuống lưỡi mà nghe thòm thèm.
Gỏi lá Kon Tum - Đặc sản đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên
06/03/2015 10:43:32 PM Đã xem: 523 Phản hồi: 0
Gỏi lá là món đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên từ lâu đã
quyến rũ du khách bốn phương khi đến với thành phố xinh đẹp Kon Tum bên
dòng Đắk Blah thơ mộng.
Mặc dù, đã có nhiều đổi thay nhưng người Ba Na vẫn lưu giữ những nét
truyền thống của dân tộc mình trong dịp Tết Nguyên đán
Tết của người Ba Na ở Kon Tum
22/02/2015 10:10:13 AM Đã xem: 531 Phản hồi: 0
Khi những nhánh mai rừng bắt đầu bung nở những cánh hoa đầu tiên, rực
rỡ, ấm áp như nắng phương Nam, là lúc mùa xuân tràn về núi rừng Kon Tum.
Khắp các buôn làng của người Ba Na ngập tràn không khí nhộn nhịp, vui
tươi, người người, nhà nhà cùng hò gọi nhau chuẩn bị đón Tết. Những
chàng trai với cánh tay rám nắng, những cô gái với đôi má ửng hồng, hồi
hộp mong chờ khoảnh khắc bước sang mới. Cụ già ngồi bên hiên, gương mặt
lấp lánh niềm vui, bâng khuâng nhớ về thời trẻ. Dưới cầu thang nhà sàn,
tiếng trẻ nô đùa, cười giòn giã, thơ ngây, …
Xem thêm bài viết gốc tại: http://samtuoingoclinh.com/kontum/Am-thuc/
Copyright © Nhật Trường Kon Tum
Xem thêm bài viết gốc tại: http://samtuoingoclinh.com/kontum/Am-thuc/
Copyright © Nhật Trường Kon Tum
Thịt nhím được nhồi vào ống lồ ô nướng dùng để đãi các dịp lễ hội
Bật mí ẩm thực khi bạn bỗng dưng lạc đến Kon Tum
23/06/2016 10:03:00 PM Đã xem: 74 Phản hồi: 0
Người ta biết đến Kon Tum nơi của đại ngàn Tây Nguyên, của nắng và những
cơn gió hoang tàn, nơi có dòng song ĐăkBla dữ dội chảy qua. Đỉnh Ngọc
Linh chót vót với nhiều loại dược liệu quý. Trời đất đã ban tặng nhiều
sản vật quý giá cho mảnh đất Bắc Tây Nguyên này, tạo nên nhiều đặc sản
thơm ngon lạ thường
Nhớ nhé, tới Kon Tum ngoài việc tới thăm nhà thờ gỗ tuyệt đẹp, cầu treo
Kon Klor thơ mộng thì cũng đừng quên thưởng thức món gỏi lá có một không
hai này
“Chưa ăn gỏi lá, chưa tới Kon Tum”
03/05/2016 04:18:00 PM Đã xem: 580 Phản hồi: 0
Đừng quên món gỏi lá độc nhất vô nhị với hơn 56 loại lá rừng khi ghé
ngang qua Kon Tum bạn nhé, món ăn như chứa chan cả hương vị của đất trời
Tây Nguyên trong đó.
Muối tiêu rừng
Vị ngon của…muối tiêu rừng Kon Tum
28/04/2016 11:07:00 PM Đã xem: 113 Phản hồi: 0
Ẩm thực các dân tộc thiểu số Kon Tum nổi tiếng với những món ăn mang đậm
phong vị núi rừng, không cầu kì trong chế biến, không sử dụng nhiều gia
vị, mà đồng bào chỉ chú ý sao cho giữ được vị ngon ngọt nguyên chất
nhất. Trong đó không thể thiếu những chén muối nhỏ xinh mà đậm đà, ngon
lành, mang cái cái hồn của núi rừng hoang sơ, nếu bạn có cơ hội thưởng
thức một lần, ắt hẳn sẽ khó quên.
Đối với nhiều người thì đây là một món ăn giản dị của núi rừng, nhưng
món ăn cơm lam ở vùng đất Kon Tum
Cơm lam Kon Tum hòa quyện hương vị núi rừng
24/04/2016 04:39:00 PM Đã xem: 124 Phản hồi: 0
Cũng là món cơm lam giống như những nơi khác cũng được làm từ nguyên gạo
và các nguyên liệu khác tuy nhiên cơm lam Kon Tum lại có một điểm gì đó
mà khi ăn vào người ta lại có cảm giác ngon lạ thường đến thế.
Gỏi lá Kon Tum từng hai lần được Tổ chức kỉ lục Việt Nam công nhận là
Top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á
Đến Kon Tum ăn “món lạ”
13/04/2016 06:27:00 PM Đã xem: 140 Phản hồi: 0
Được dịp đến chơi nhà một người bạn ở Kontum, tớ đã có nhiều trải nghiệm
ẩm thực vô cùng thú vị.
"Thèm thuồng" những món ngon của núi rừng Tây Nguyên
Món ngon độc đáo ở Tây Nguyên
09/04/2016 06:59:00 PM Đã xem: 130 Phản hồi: 0
Tây Nguyên là vùng cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn. Nơi đây nổi
tiếng với những món ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng.
Con sâu muồng - Ảnh: Trần Thảo Nhi
Mùa săn sâu muồng ở Kon Tum cực bắc Tây nguyên
01/04/2016 11:38:00 AM Đã xem: 134 Phản hồi: 0
Không khó để gặp những con sâu muồng đang ăn lá cây muồng trên các rẫy
cà phê, hồ tiêu vùng đất cực bắc Tây nguyên khi bạn đi dọc quốc lộ 14 -
đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua huyện Đắk Hà, Kon Tum.
Chúc bạn ngon miệng với Gỏi Lá Kon Tum
Ghé Tây Nguyên đừng quên thưởng thức món gỏi lá
28/03/2016 09:14:00 AM Đã xem: 156 Phản hồi: 0
Đúng như tên gọi, món gỏi lá này toàn... lá, lá bày kín mâm. Nếu là gỏi
lá xịn thì có tới 40-50 loại lá từ quen thuộc cho đến ít xuất hiện trong
bữa cơm.
Ẩm thực Kon Tum đa dạng đầy bản sắc
Cháo chim bồ câu mịn dân dã – thịt trâu Kon Tum
02/03/2016 10:20:00 AM Đã xem: 202 Phản hồi: 0
Bên cạnh món phở khô hay còn gọi là “phở hai tô” nổi tiếng thì xứ Kon
Tum còn nhiều món đặc sản khiến thực khách chao đảo một khi đã thử qua,
trong những món bình dị ấy có cháo chim câu và thịt trâu là những món mà
du khách nên dùng qua trong chuyến đi.
Đất và người Kon Tum
Đất & Người Kon Tum: Dẻo thơm xôi nếp Ri Mẹt
23/02/2016 09:09:00 AM Đã xem: 161 Phản hồi: 0
Không phải là người nghiền món xôi nhưng trong một lần có dịp được
thưởng thức món xôi nếp than của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn
(huyện Đăk Glei) tôi đã bị chinh phục bởi cái vị dẻo, thơm, ngon ngọt
khó cưỡng. Người ta nói xôi ngon hay không tùy vào loại gạo nếp nhưng
với bà con đồng bào Jẻ nơi đây độc đáo hơn là việc sử dụng chiếc nồi hấp
xôi truyền thống.
Cơm lồ ô Kon Tum
Độc đáo ẩm thực nấu ống lồ ô Kon Tum
23/12/2015 11:59:36 AM Đã xem: 368 Phản hồi: 0
Cơm, canh, thịt, cá... tất cả đều được nấu trong ống lồ ô - đây là nét
độc đáo trong quá trình chế biến thức ăn của đồng bào các DTTS Tây
Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Cơm lam (ống lồ ô) Kon Tum
Thưởng thức ẩm thực độc đáo đa dạng vùng đất Kon Tum
23/12/2015 11:50:00 AM Đã xem: 603 Phản hồi: 0
Văn hóa ẩm thực của người bản địa huyện Kon Plông luôn là nét văn hóa
nội sinh độc đáo, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Trong những
năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng
trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá
trị của văn hóa đặc sản ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút
khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt và huyện KonP
lông cũng đang trên con đường thực hiện những tiêu chí đó, để đưa đặc
sản ẩm thực độc đáo của vùng đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Vì đặc sản địa phương luôn mang một nét đặc trưng và có vai trò riêng
trong sự nghiệp quảng bá du lịch của huyện nhà.
Cơm Lam
Ẩm thực của người Xê Đăng X’Teng ở Tu Mơ Rông Kon Tum
15/09/2015 03:59:02 PM Đã xem: 406 Phản hồi: 0
Xê Đăng là một trong 6 dân tộc thiểu số bản địa của tỉnh Kon Tum dân số
hiện nay 119.374 người (số liệu thống kê năm 2014 của Cục Thống kê Kon
Tum), gồm các nhóm: X’Teng, Tơ đrá, Mơ nâm, Ca dong, Hà lăng. Người Xê
Đăng X’Teng cư trú tập trung ở Tu Mơ Rông – thung lũng có phong cảnh đẹp
như một bức tranh với khí hậu mát mẻ, không khítrong lành. Những ngôi
nhà nhỏ xinh quây quần bên nhau, xung quanh nương lúa đang mùa chín rộ
vàng óng ả, xa xa là rừng xanh ngắt. Cuộc sống nơi đây quanh năm yên ả,
thanh bình như chưa từng bị nhịp sống đô thị ồn ã làm ảnh hưởng.
Ai mà được gia đình mời thưởng thức món ăn này, thì đó là người khách
thực sự quý với họ, vì không dễ dàng gì mà có được món ăn này.
Kon Tum: Độc đáo món kiến vàng nấu ống lồ ô của người Xơ Đăng
04/06/2015 01:05:00 PM Đã xem: 590 Phản hồi: 0
Về với Kon Tum, có rất nhiều món ăn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số
mang hương vị núi rừng như: Món măng đắng luộc, đọt may kho thịt hay
cá, rau dớn xào, hoa chuối rừng làm nộm và đặc biệt là món kiến vàng nấu
ống lồ ô.
Những chiếc ghè cổ (ảnh tác giả).
Chuyện ghè cổ kỳ lạ ở Kon Tum
29/05/2015 02:03:22 PM Đã xem: 497 Phản hồi: 0
Ở vùng đất Kon Tum, bà con còn lưu giữ nhiều ghè cổ với tuổi thọ hàng
trăm năm, được xem là vật báu của gia đình, trị giá tới mấy chục con
trâu. Và gia đình A Huynh ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum) còn lưu giữ tới 4 ghè cổ gắn với những câu chuyện kỳ lạ.
Thơm ngon bò một nắng muối kiến vàng
Thơm ngon bò một nắng muối kiến vàng - món ăn đặc sản của đồng bào dân
tộc thiểu số Kon Tum
13/04/2015 02:53:00 PM Đã xem: 517 Phản hồi: 0
Tết đến, Xuân về, người phố núi Kon Tum lại nô nức cùng nhau chuẩn bị
món ngon, vật lạ để tiếp đón khách quý từ xa, bà con họ hàng thân hữu.
Cũng là bánh chưng, bánh tét xanh tươi, là dưa kiệu, dưa mắm chua ngọt,
là bát canh măng miến nóng hổi, mà họ còn lặn lội kiếm cho được bò một
nắng muối kiến vàng. Xưa kia, đây là món ăn đặc sản của người đồng bào
dân tộc thiểu số Kon Tum, nhưng với vị ngon đậm dà và hương thơm phức,
bò một nắng muối kiến vàng trở nên nổi tiếng, là món ăn ngon, món quà
quý cho khách phương xa.
Điểm nhấn tuyệt vời nhất của lễ hội ẩm thực Kon Tum là những ché rượu,
mỗi dân tộc đều có công thức rất riêng do đó cũng có hương vị và “độ
say” khác nhau.
Hương vị núi rừng trong Lễ hội ẩm thực Kon Tum
25/03/2015 02:18:00 PM Đã xem: 599 Phản hồi: 0
Lễ hội ẩm thực diễn ra vào sáng ngày 08/11/2012, gồm hàng trăm món ăn
đặc sắc của 6 dân tộc bản địa Kon Tum là Ba Na, Xê Đăng, Jẻ - Triêng,
Brâu, Rơ Mâm, Gia Rai. Đây là dịp để các đồng bào các dân tộc thiểu số
trình diễn kỹ thuật ẩm thực độc đáo, đồng thời thưởng thức, giao lưu văn
hóa các dân tộc anh em, tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc trong
tỉnh.
Khi đến với Kon Tum, thật thiếu sót nếu du khách không được một lần
thưởng thức hương vị thơm, cay dịu ngọt, không quá nồng của Rượu cần nơi
đây
Quà tặng hương rừng từ Kon Tum
21/03/2015 11:21:00 AM Đã xem: 1525 Phản hồi: 0
Như một thông lệ đặc trưng khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng
tranh thủ tìm mua một chút đặc sản làm quà như được mang một tí nắng,
chút gió, phần tình cảm, đặc biệt là đặc trưng văn hóa của nơi mình đã
đi qua về để giới thiệu bạn bè, người thân và... để nhớ. Kon Tum tuy bé
nhỏ nhưng cũng có rất nhiều sản vật ngon, độc đáo như: Rượu cần, Cà phê,
Thổ cẩm, Măng le, Chuối ép, Rượu Sâm dây…chắc chắn sẽ làm thỏa lòng du
khách phương xa.
Nhớ lại chút dư vị của món đặc sản gỏi lá Kon Tum như đang đọng lại nơi
cuống lưỡi mà nghe thòm thèm.
Gỏi lá Kon Tum - Đặc sản đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên
06/03/2015 10:43:32 PM Đã xem: 523 Phản hồi: 0
Gỏi lá là món đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên từ lâu đã
quyến rũ du khách bốn phương khi đến với thành phố xinh đẹp Kon Tum bên
dòng Đắk Blah thơ mộng.
Mặc dù, đã có nhiều đổi thay nhưng người Ba Na vẫn lưu giữ những nét
truyền thống của dân tộc mình trong dịp Tết Nguyên đán
Tết của người Ba Na ở Kon Tum
22/02/2015 10:10:13 AM Đã xem: 531 Phản hồi: 0
Khi những nhánh mai rừng bắt đầu bung nở những cánh hoa đầu tiên, rực
rỡ, ấm áp như nắng phương Nam, là lúc mùa xuân tràn về núi rừng Kon Tum.
Khắp các buôn làng của người Ba Na ngập tràn không khí nhộn nhịp, vui
tươi, người người, nhà nhà cùng hò gọi nhau chuẩn bị đón Tết. Những
chàng trai với cánh tay rám nắng, những cô gái với đôi má ửng hồng, hồi
hộp mong chờ khoảnh khắc bước sang mới. Cụ già ngồi bên hiên, gương mặt
lấp lánh niềm vui, bâng khuâng nhớ về thời trẻ. Dưới cầu thang nhà sàn,
tiếng trẻ nô đùa, cười giòn giã, thơ ngây, …
Xem thêm bài viết gốc tại: http://samtuoingoclinh.com/kontum/Am-thuc/
Copyright © Nhật Trường Kon Tum
Xem thêm bài viết gốc tại: http://samtuoingoclinh.com/kontum/Am-thuc/
Copyright © Nhật Trường Kon Tum
Đặc Sản Kontum: gỏi lá và bê non nướng
Em đã đến Kontum và luôn muốn quay lại nếu có dịp lang thang gần đấy trong bán kính 200km đỗ lại, chỉ để thưởng thức 2 món ăn mà chỉ cần nghĩ đến là em chảy nước miếng: Gỏi Lá kontum và Bê Non Nướng. Cô bán hàng thì duyên dáng dịu dàng, phục vụ khách tận tình chu đáo, cả nhà chủ quán thì hiếu khách khỏi biết, tất nhiên bán buôn là phải chìu khách nhưng ở đây họ quý người phương xa cực, phần vì người phương xa đến là một dấu nhấn khẳng định sức hấp dẫn của món gia truyền nhà này, phần vì bản tính người vùng cao nó đã thế.
Quán tên Út Cưng, nằm trên đường Trần Cao Vân, đường này ngắn lắm, phần vì là đường mới, chưa gắn bảng tên nên các bác đi hết đường nhà thờ Gỗ thì rẽ trái, hỏi người quanh đây người ta chỉ cho. Sdt quán: 0603912432, mình nên gọi đặt trước để có đầy đủ lá hơn
Em đến tầm giữa trưa, mang theo lếch thếch quần áo ướt vì hôm qua phơi chưa kịp khô, em phơi đầy ngoài hàng hiên nhà ấy, trông vui mắt phết, rửa ráy tay chân và đợi cô chủ quán đi hái lá ngoài vườn.
Ở đây mình được ăn rau sạch ngoài vườn mọi người ạ, mình đến họ mới hái lá, mùa mưa thì được trên dưới 50 loại lá, mùa nắng thì cũng được trên 20 loại
Hôm em ăn thì có các lá như thế này: cải xanh, càng cua, húng lủi, húng quế, ngải cứu, lá xoài, lá mận, lá mơ, đinh lăng đỏ, lá sâm, lá bứa, ngành nhạch đỏ, vạn thọ, lá sung, diếp cá, ngò gai, tía tô, mã đề, hành lá, lá trâm bầu, lá sống (lá này tạo vị chua rất thanh)
Thành phần chính gồm thịt ba rọi luộc xắt miếng nhỏ bằng một lóng tay, tôm non luộc, các bác đặt trước thì có thể đặt thêm cá lóc. Họ chọn con cá suối to, nhiều thịt, lóc phần thịt thăn ướp gia vị và thính, ủ trong lá rùi gói giấy báo, ủ trên 12 tiếng thì thịt cá dậy mùi thơm, phần đầu cá và sống lưng các bác sẽ có 1 tô cháo cá bốc khói nghi ngút. Nước chấm là một thể loại khá lạ, em nghe cô chủ quán bảo là tôm thịt xay nhuyễn, nấu với trứng và mẻ, có mùi béo ngậy và chút vị chua thanh tao, nước chấm luôn được giữ ấm để giữ mùi thơm. Khi ăn, ta chọn 1 lá cải xanh to bằng bàn tay, thong thả ngắt từng loại lá một đặt lên trên rồi quấn thành hình phễu, bỏ 1 hạt tiêu đen, 1 hạt muối hột, 1 ít ớt hiểm xanh, thịt ba chỉ, tôm luộc, cá trộn thính và múc một muỗng to nước chấm đổ lên trên, nhét tất cả vào miệng và chậm rãi thưởng thức. Mòn này không ăn tham được, cứ phải bỏ từng loại một theo thứ tự, nhiều quá không miệng nào nhét vừa
Món thứ hai cũng không kém phần hấp dẫn là thịt bê non nướng mọi. Em ăn nhiều quán rùi nhưng không chỗ nào thịt lại mềm và ngọt như ở đây, nướng miếng thịt thật dầy trên than hồng rùi chấm muối ớt, vị ngọt của thịt, vị đậm đà của của muối hột và một chút cay cay của miếng ớt tươi, một chút cay của lá húng lủi, một chút chan chát của chuối non làm em tê tái, ăn cứ tấm tắc khen mãi, đĩa thịt vơi nhanh không thể tả nổi. Ở đây họ không cắt thịt mỏng như các quán ở SG đâu, cứ cắt thật dày, nhưng thịt vẫn mềm ngọt, phần da thì dòn dòn, ăn sướng làm sao ấy
Hôm đầu em ăn gỏi lá (không có cá lóc) + thịt bê nướng + trà đá + ngủ trưa 1 tiếng rưỡi = 120k, giá rẻ bất ngờ, em sướng rơn trong bụng, 2 đứa ăn no cành hông luôn, ra đi còn được cô chủ quán vẽ bản đồ chỉ đường nữa, nhiệt tình hết sức.
Hôm sau em ghé lại ăn: gỏi lá (có cá lóc) + thịt bê nướng + cháo cá lóc + cá đuối sông nấu chuối xanh + 3 chai trà xanh = 350k
Bàn ăn của em hôm đó đây
![]()
Nào phải giận nhau đâu mà tha thứ?
0907 năm tám 58 tám ba, YM: naomi_nguyenhcm
Nhận xét
Đăng nhận xét