Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 64
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy! -Đến chặng cuối đường đời, hình dáng nó mới hiện lên rõ nét với những nỗi niềm hối tiếc khó nói được thành lời! -Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá! - Hiền-ác là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một! -Cuộc sống chân-thiện-mỹ có vẻ như bản năng (!?), không thể bắt chước được!
------------------------------------------------------------------
(Đc sưu tầm trên NET)
Nỗi oan dậy đất của Chu Du trước Gia Cát Lượng
Giadinh.net - Tính cách, thái
độ, tài năng của những nhân vật lớn như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tào Tháo,
Lưu Bị, Tôn Quyền... và những sự kiện lớn trong "Tam Quốc diễn nghĩa"
thật - giả đến đâu, chúng ta sẽ dần dần được sáng tỏ.
Hãy bắt đầu từ nhân vật nổi tiếng Chu Du của Đông Ngô.
Gia Cát Lượng chưa bao giờ chọc tức Chu Du
Nhắc tới Chu Du, người ta liền nghĩ tới Tam khí Chu Du, chết vì tính đố kỵ; Nhớ câu Chu Du than thở: “Đã sinh Du sao còn sinh Lượng”. Nhưng đó là trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, nó hoàn toàn không giống Chu Du trong lịch sử.
Trong lịch sử, Gia Cát
Lượng chưa bao giờ chọc tức Chu Du, và Chu Du cũng chưa bao giờ tức thổ
huyết mà chết. Vì sao? Vì Chu Du là một con người rất có bản lĩnh. Tam quốc chí đánh giá rất cao về ông: “Cởi mở, khí phách hơn người”. Người cùng thời cũng rất trân trọng ông.
Lưu Bị nhận xét về Chu Du
là “rất độ lượng”. Tưởng Cán - danh sĩ Hoài Hải, nói ông “là con người
thanh lịch”. Nhân đây xin minh oan cho Tưởng Cán. Tưởng Cán sang Giang
Đông sau khi trận Xích Bích đã xảy ra 2 năm, không làm gì có chuyện
Tưởng Cán trộm thư của Sái Mạo gửi Chu Du. Bộ mặt Tưởng Cán cũng không
gớm ghiếc, mũi trắng lốp như trong hí kịch. Trái lại, Tưởng Cán khá đẹp
trai. Sách Giang biểu truyện chép: “Cán dung mạo đẹp, có tài hùng biện,
khắp Giang - Hoài không có đối thủ”.
Chu Du: Thiên hạ đệ nhất nam tử Giang Đông
Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. Tam quốc chí
chép ông “khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp” và còn nói thêm “người
Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu
bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi. Giang Đông có hai
người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách.
Tượng Chu Du oai phong lẫm liệt.
Đương nhiên, một con
người được kêu bằng Lang không chỉ ở dung mạo đẹp, mà còn ở khí chất, ở
tâm hồn. Chu Du có đầy đủ khí chất cao thượng, tài hoa. Ông rất chú ý
trau dồi nhân phẩm, giỏi trận mạc, am hiểu nghệ thuật, nhất là âm nhạc.
Ngay cả khi rượu đã 3 tuần, tức đã ngà ngà say, ông vẫn chỉ ra nốt nhạc
đánh sai trong dàn nhạc cung đình. Vậy nên mới có chuyện người đương
thời lưu truyền câu “khúc hữu ngộ, Chu Lang cố” (khi nốt nhạc đánh sai,
Chu Lang liền ngó về phía đó). Một con người tài hoa như vậy, với âm
nhạc mà còn thế, chắc chắn biết điều binh khiển tướng, nắm vững nghệ
thuật tiến hành chiến tranh.
Chu Du quả rất giỏi trận
mạc. Trong trận Xích Bích, ông là Tổng chỉ huy liên quân Tôn - Lưu. Về
phong độ Chu Du, Tô Đông Pha đã miêu tả trong Xích Bích hoài cổ: “Nhớ
Công Cẩn năm xưa, khi Tiểu Kiều mới sánh duyên cùng, hào hoa phong nhã,
quạt lông khăn lượt, nói cười đấy mà kẻ cường địch tan thành tro bụi”.
Tướng chiến trường vẫn quạt lông, khăn lụa
Tam Quốc, Thuỷ Hử ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Trung Quốc
Dân chúng quan tâm đến Tam Quốc diễn nghĩa không kém các nhà sử học.
Như trên đã nói, trong 4 tác phẩm văn học cổ điển, tuy người ta có câu: “Khi rảnh mà không bình Hồng lâu mộng thì đọc thiên kinh vạn quyển cũng bằng thừa”, nhưng dân chúng thì lại thích Tam Quốc và Thủy Hử.
Trên thực tế không phải Hồng lâu mộng ánh hưởng sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mà là Tam Quốc và Thủy Hử.
Một số nhân vật trong Tam quốc
được suy tôn là tổ sư của nghề này nghề nọ, nhưng tuyệt nhiên không một
ai trong Hồng lâu mộng được tôn sùng như trong Tam Quốc.
Quạt lông là quạt làm
bằng lông vũ, khăn lượt là khăn đội đầu bằng lụa xanh. Ung dung biết
mấy! Hào hoa biết mấy! Dưới triều đại phong kiến, giới quí tộc và quan
lại thường đội mũ. Mũ cao ngất ngưởng, áo rộng thùng thình. Nhưng đến
cuối đời Đông Hán, khăn lượt quạt lông là cái mốt của danh sĩ. Làm tướng
mà khăn lượt quạt lông, thì tính cách nho nhã càng nổi bật.
Ta có thể hình dung một
cảnh tượng như sau: Tào Tháo bày thủy trận trên Trường Giang, chiến
thuyền san sát, cờ xí rợp trời, người yếu bóng vía trông thấy mà hồn bay
phách lạc. Vậy mà Chu Du vẫn quạt lông khăn lượt, ung dung tự tại, tính
toán không sót một kẽ hở, cuối cùng đại phá quân Tào bằng chiến thuật
lấy yếu đánh mạnh, để lại một chiến thắng lừng danh kim cổ, là niềm cảm
hứng bất tận cho thơ ca ngàn đời sau đó.
Tuy nhiên, chiến tranh
không phải là nghệ thuật, không chỉ cười cợt mà cường địch tan thành
tro bụi. Khi chỉ huy trận Xích Bích, Chu Du lấy Tiểu Kiều đã 10 năm, chứ
không phải mới thành hôn như Tô Đông Pha viết trong Xích Bích hoài cổ.
Tô Đông Pha viết vậy để
khắc họa càng đậm tính cách Chu Du, người hùng trong trận Xích Bích. Tuy
rằng không thể coi văn học là lịch sử, nhưng vẻ hào hoa phong nhã của
Chu Du trong đời thường đúng như Tô Đông Pha miêu tả.
Quan trường, tình trường, chiến trường đều mỹ mãn
Chu Du năm 24 tuổi đã
được Tôn Sách phong chức Kiến Uy Trung Lang Tướng, cai quản toàn bộ lực
lượng quân sự Giang Đông. Cũng vào năm này, Chu Du lấy Tiểu Kiều, Tôn
Sách lấy Đại Kiều, hai hoa khôi Giang Đông, ái nữ của Kiều Công. Có thể
thấy Chu Du là con người mà về quan trường, tình trường, chiến trường
đều mỹ mãn, không có lý do gì để ganh tị với người khác, lại càng không
thể nhỏ nhen, ghen ghét người tài đến mức tức hộc máu mà chết.
Hình Chu Du trong sách cổ.
Đúng là Chu Du và Lưu Bị
khi công khai, khi ngấm ngầm có sự tranh chấp quyết liệt. Ông đã từng đề
nghị Tôn Quyền giam lỏng Lưu Bị, chia rẽ Quan Công - Trương Phi. Nhưng
đó là vì quyền lợi chính trị của Đông Ngô mà ông là một thành viên quan
trọng. Đây là nhiệm vụ chính trị, không liên quan gì đến bản tính của
ông.
Và còn chuyện này nữa.
Khi ấy Chu Du ngại là ngại Lưu Bị, chứ không ngại Gia Cát Lượng. Đơn
giản là khi ấy Gia Cát Lượng mới ra khỏi lều tranh, chưa có tiếng tăm
gì, chưa phải là đối thủ của Chu Du. Chỉ vài nét phác họa như thế, đủ để
ta thấy Chu Du mắc tiếng oan dậy đất với những chuyện đối đầu với Gia
Cát Lượng.
Ba bộ mặt của nhân vật và sự kiện lịch sử
Thực ra, rất nhiều sự
kiện và nhân vật lịch sử đều có ba bộ mặt, ba hình tượng lịch sử. Một
là, bộ mặt ghi lại trong chính sử, gọi là hình tượng lịch sử, là bộ mặt
do các nhà sử học chủ trương. Cũng cần nói thêm rằng, hình tượng lịch sử
có khi cũng không đúng với bộ mặt thật trong lịch sử. Vì sao vậy? Vì
rằng trong tay ta không còn những tài liệu nguyên thủy, cũng không thể
dựng người xưa ngồi dậy để hỏi han, mà dù có hỏi thì chưa chắc đẫ nói
thực. Vậy là ta phải dựa vào những gì ghi chép về lịch sử, chủ yếu là
trong chính sử.
Nhưng chính sử đôi khi
cũng có chỗ không tin cậy. Chính vì vậy mà nhà sử học nổi tiếng Lã Tư
Dật từng cảnh báo: “Một số ghi chép trong “Tam Quốc chí” và “Hậu Hán thư”
chưa chắc đã đủ độ tin cậy”. Thí dụ, nhà Thục - Hán không đặt chức quan
chép sử, vậy nên những ghi chép về Thục - Hán đều dựa vào chuyện kể,
hoặc tin tức vỉa hè, khiến chúng ta chỉ còn hy vọng vào những khảo chứng
của các nhà sử học. Rồi thì, quan điểm của các nhà sử học cũng không
thống nhất. Tất cả những cái đó, khiến lịch sử càng xa thì tam sao thất
bản càng lớn, “Tam Quốc diễn nghĩa” đã chứng minh điều đó.
Hai là, hình tượng lịch
sử của các nhân vật lịch sử trong tác phẩm văn nghệ (thơ ca, tiểu
thuyết, hí kịch...) ta gọi là hình tượng văn học do các văn nghệ sĩ dựng
nên trong tác phẩm văn học, mà Chu Du, Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Tào Tháo,
Tôn Quyền... trong Tam Quốc diễn nghĩa là những trường hợp
điển hình. Những nhân vật lịch sử này đã được La Quán Trung gán cho một
bộ mặt hoàn toàn khác trong chính sử và cả trong đời thường. Cụ thể như
thế nào, xin dành cho khi nhắc đến từng người trong bài này.
Ba là, hình tượng các
nhân vật lịch sử do dân chúng dựng nên, ta gọi là hình tượng dân gian.
Vì rằng, trong con mắt mỗi chúng ta hầu như đều có một nhân vật lịch sử
mà ta thích hoặc không ưa. Hợp với mình thì thích, không hợp với mình
thì không ưa. Hoặc ai tô vẽ gì cũng mặc, nhân vật lịch sử có thế nào thì
nói thế ấy, không thêm không bớt. Hình tượng dân gian này nhiều khi
khác xa hình tượng văn học.
Thí dụ: Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”,
Lưu Bị được giới thiệu là dòng dõi hoàng tộc, hậu duệ của Trung Sơn
Tĩnh vương, Hoàng đế đất Ba Thục, nhưng trong dân gian thì được coi là
ông tổ của nghề đan lát, vì ông này xuất thân từ nghề dệt chiếu, đan
giày cỏ; Quan Công xuất thân từ nghề buôn (ông này có cửa hiệu tạp hóa
trước khi kết nghĩa vườn đào) nên dân gian thờ là Thần Tài; Trương Phi
là võ tướng, dũng mãnh là thế, nhưng lại được coi là ông tổ của nghề đồ
tể, vì Trương Phi xuất thân làm nghề mổ lợn.
Cũng vậy, trong Thủy Hử,
Tống Công Minh (Tống Giang) được coi là ông tổ của nghề cướp đường,
Thời Thiên được coi là ông tổ của nghề trộm cắp. Và còn nhiều thí dụ
khác nữa, ở đây không kể hết.
(Còn tiếp)
Dịch giả Trần Đình Hiến
Chu Du - Vị danh tướng đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích
28/05/2015 14:20
Không những nổi tiếng là vị quân sự
tài ba bậc nhất thời Tam Quốc, Chu Du là người có khí chất cao thượng,
khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp. Ông được xem là thiên hạ đệ nhất
nam tử ở Giang Đông.
Chu Du - Thiên hạ đệ nhất nam tử Giang Đông
Chu Du (175 - 210), tự là Công Cẩn, là danh tướng và khai quốc công
thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Chu Du - Vị danh tướng tài giỏi bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sina
Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. Tam quốc chí
chép ông "khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp" và còn nói thêm "người
Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu
bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi.
Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách.
Chu Du được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất nam tử Giang Đông". Ảnh minh họa
Từ nhỏ, Chu Du đã khổ công học hành, ham mê nghiên cứu binh pháp.
Trước khi Tôn Kiên khởi binh đánh Đổng Trác có chuyển nhà đến huyện Thư.
Chu Du gặp con Tôn Kiên là Tôn Sách, hai người cùng tuổi, kết bạn với
nhau rất thân.
Chu Du để gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía nam hướng ra đường lớn nhà
mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hai người cùng kết giao
với các danh sĩ ở Giang Nam, được mọi người biết đến.
Khí chất phi thường của bậc anh tài Chu Du
Chu Du là người có chí lớn, phong độ hơn người, nói năng đĩnh đạc. Ông
đối đãi với mọi người rất khiêm tốn, lễ phép và thường lấy đức để thu
phục mọi người.
Hình ảnh Tổng chỉ huy Chu Du đầy khí phách trong trận Xích Bích nổi tiếng. Ảnh minh họa
Thời Tôn Sách, Tôn Quyền còn trẻ và chỉ làm tướng quân, mọi người vẫn
thiếu lễ độ nhưng Chu Du rất giữ phép tắc. Trình Phổ lớn tuổi hơn ông và
tỏ ý không phục khi ông có chức vụ cao hơn, nhưng Chu Du không câu
chấp, bỏ qua lỗi của Trình Phổ khiến Trình Phổ rất khâm phục.
Không chỉ Tôn Quyền, cả Lưu Bị rất khâm phục tài năng của Chu Du. Lưu Bị nói về ông như sau: Công Cẩn văn vở sách lược, vạn người không bì kịp.
Chu Du - Vị tướng tài giỏi bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc
Không những có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, thông minh, Chu Du còn nổi
tiếng là người giỏi điều binh khiển tướng, nắm vững nghệ thuật tiến hành
chiến tranh.
Chu Du trên phim ảnh. Ảnh: Sina
Trong trận Xích Bích, ông là Tổng chỉ huy liên quân Tôn - Lưu. Về
phong độ Chu Du, Tô Đông Pha đã miêu tả trong Xích Bích hoài cổ: “Nhớ
Công Cẩn năm xưa, khi Tiểu Kiều mới sánh duyên cùng, hào hoa phong nhã,
quạt lông khăn lượt, nói cười đấy mà kẻ cường địch tan thành tro bụi”.
Trận Xích Bích kết thúc với thắng lợi của liên quân Tôn - Lưu đã đưa tên tuổi Chu Du nổi lên, và được liệt vào hàng những tướng giỏi của lịch sử Trung Quốc.
Sau này, vì bệnh nặng mà Chu Du mất khi mới 36 tuổi. Tôn Quyền nghe
tin ông mất cảm thấy như mất một cánh tay, tự mình mặc áo tang đến để
tang ông. Sau này Tôn Quyền xưng làm hoàng đế (năm 229), vẫn nhớ tới
công lao gây dựng của Chu Du.
Trang Ly (T/h)
Chu Du trong lịch sử thực sự là người như thế nào?
Có lẽ, vì chịu sự ảnh hưởng của
tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” mà rất nhiều người đã nhìn nhận rằng, Chu
Du là người “lòng dạ hẹp hòi”, “độ kỵ ghen ghét người hiền tài”, nhưng
Chu Du trong lịch sử, thật không đúng như vậy, thậm chí còn tương phản
hẳn lại.
Chu Du không chỉ có tướng mạo khôi ngô
tuấn tú, ôn hòa nho nhã, đọc nhiều thơ sách, tinh thông binh pháp, am
hiểu âm nhạc mà còn độ lượng quảng đại. Mặc dù tuổi trẻ nhưng Chu Du lại
có tài trí mưu lược kiệt xuất, bởi vậy mới được Lưu Bị xưng là bậc anh
tài trong thiên hạ.
Thân thế của Chu Du
Trong “Tam Quốc Chí” có ghi chép rằng,
Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, sinh ra trong một đại gia tộc có
nhiều người làm quan ở huyện Thư, Lư Giang, An Huy ngày nay. Ông nội của
ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung đều làm quan Thái úy (một trong 9
chức quan thời xưa). Cha của ông là Chu Dị từng làm quan huyện lệnh Lạc
Dương. Có thể nói, gia tộc Chu Du là một trong những gia tộc hiển hách
trong lịch sử Trung Hoa.
Chu Du từ lúc trẻ đã nổi tiếng là người
có tướng mạo tuấn tú, thân hình cao lớn, tráng kiện. Không những thế,
Chu Du còn có tài năng cả văn và võ.
Hình vẽ minh họa Chu Du (Ảnh: Sưu tầm)
Theo sử sách ghi chép, Chu Du từ lúc còn
ít tuổi đã tinh thông âm luật, chơi đàn giỏi. Cho dù đã uống hết ba
chung rượu tức là đã ngà ngà say, nhưng chỉ cần người chơi đàn mắc một
lỗi nhỏ ông đều phát hiện ra. Đồng thời ngay lập tức ông sẽ ngó về phía
ấy và chỉ ra lỗi sai.
Bởi vì Chu Du tướng mạo khôi ngô tuấn tú
nên các cô gái khi chơi đàn để giành được nhiều cái “liếc mắt” của ông
nên thường thường cố ý mắc lỗi. Vì vậy mà dân gian lưu truyền một câu
rất nổi tiếng “Khúc hữu ngộ, chu lang cố” (Tạm dịch: Khi nốt nhạc bị đánh sai, Chu Lang liền ngó về phía đó).
Về sau này, điển cố “Chu Lang cố khúc”
thường được các đại văn hào trích dẫn, cũng thường xuyên xuất hiện trong
các loại thơ ca, hí khúc, tác phẩm văn học…Trong tác phẩm “Thính tranh”
của tác giả Lý Đoan, triều đại nhà Đường có viết: “Minh tranh kim túc trụ, tố thủ ngọc phòng tiền. Dục đắc chu lang cố, thì thì ngộ phất huyền.”
(Tạm dịch: Gảy chiếc đàn tranh trụ vàng, bàn tay trắng nõn trước phòng
ngọc, muốn được Chu Lang ngoảnh lại nhìn nên thi thoảng lại gảy nhầm
dây.)
Không chỉ tinh thông âm nhạc, nho nhã
khôi ngô, ở phương diện quân sự Chu Du cũng có tài năng phi phàm. Vào
những năm cuối Đông Hán, quần hùng tranh giành. Phá lỗ tướng quân Tôn
Kiên khởi binh thảo phạt quyền thần Đổng Trác, trước đó ông có chuyển
nhà đến huyện Thư. Con trai “tiểu bá vương” của Tôn Kiên là Tôn Sách
bằng tuổi với Chu Du. Hai người họ gặp nhau, có cùng chí hướng nên rất
thân thiết, tình cảm như anh em. Chu Du còn cho gia đình Tôn Sách ở dãy
nhà phía nam hướng ra đường lớn của nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau
lúc khó khăn. Về sau này, Chu Du và Tôn Sách hợp binh chinh chiến, đánh
đâu thắng đấy, không gì cản nổi, xưng bá ở Giang Đông.
Khi ấy, Viên Thuật thấy Chu Du là người
có tài, bèn mời ông đến làm bộ tướng (Tôn Sách bấy giờ trên danh nghĩa
vẫn là người của Viên Thuật). Nhưng Chu Du nhận thấy Viên Thuật không
phải là người có thể làm được việc lớn, nên tìm cách thoái thác, chỉ xin
làm quan huyện ở Cư Sào để tìm cách trở về Giang Đông theo Tôn Sách.
Tôn Sách được tin Chu Du trở về nên đã tự mình nghênh đón và phong ông
làm Kiến Uy trung lang tướng. Đồng thời, Tôn Sách cũng giao cho Chu Du
điều khiển 2000 quân và 50 ngựa chiến. Năm ấy Chu Du mới 24 tuổi, mọi
người đều tôn sùng ông và gọi ông là “Chu Lang”.
Từ đó trở đi, Chu Du hiệp trợ cho Tôn
Sách chinh chiến bốn phương. Sau khi đánh chiếm được Hoãn Thành (tỉnh An
Huy ngày nay), họ gặp hai tiểu thư xinh đẹp nổi tiếng con của Kiều công
và lấy làm vợ. Tôn Sách lấy người chị tên là Đại Kiều, Chu Du lấy người
em tên là Tiểu Kiều. Hai cặp trai tài gái sắc bỗng trở thành một giai
thoại được người đời nhắc đến.
Năm 200, Tôn Sách gặp chuyện bị bỏ mạng,
Chu Du phụ tá em trai của Tôn Sách là Tôn Quyền. Trương Chiêu phụ trách
việc triều đình, Chu Du phụ trách việc binh lính, chống lại kẻ thù bên
ngoài. Lúc ấy ở Giang Đông có thuyết pháp “Nội sự bất quyết vấn Trương Chiêu, ngoại sự bất quyết vấn Chu Du” (Tạm dịch: Việc nội bộ không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc bên ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du).
Chu Du trung thành tận tâm có phương
pháp điều binh bên ngoài, đánh bại đội quân tấn công của Lưu Biểu. Năm
208 CN, sau khi Tôn Quyền quyết ý thảo phạt Giang Hạ, Chu Du được bổ
nhiệm làm Tiền Bộ Đại Đô Đốc.
Chu Du khí phách phi phàm, khoan dung, cao thượng
Một trang của “Tam Quốc Chí” sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc (Ảnh: Wikipedia)
Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”
của tác giả La Quán Trung, Chu Du bị miêu tả thành một nhân vật ghen
ghét Gia Cát Lượng, lòng dạ hẹp hòi, nhiều lần muốn đẩy Gia Cát Lượng
đến chỗ chết. Thậm chí người đời còn lưu truyền rằng, trước khi chết,
Chu Du đã than thở rằng: “Đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”…tất
cả đều không phải sự thật. Chu Du thật trong lịch sử là người khí phách
phi phàm, có tấm lòng khoan dung độ lượng và rất cao thượng.
Trong “Tam Quốc Chí” viết về Chu Du: “Tính tình khoáng đạt, đại lượng…là bậc kỳ tài!” Ông
đối với người bề dưới đều có lễ nghĩa, được mọi người vô cùng kính
trọng. Trong “Giang biểu truyện” khi kể về Chu Du còn nói rõ hơn về vấn
đề này.
Trình Phổ là công thần khai quốc nước
Đông Ngô, từng đi theo Tôn Kiên ra sống vào chết, lập được nhiều chiến
công hiển hách. Ông lớn tuổi hơn Chu Du nhưng chức vị lại thấp hơn nên
sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, không phục. Vì thế, Trình Phổ nhiều lần vũ
nhục Chu Du nhưng Chu Du trước sau đều thủy chung khoan dung tha thứ,
cung kính đối đãi Trình Phổ, nhẫn nhịn vì việc nước.
Sau nhiều lần như vậy, Trình Phổ đã sinh lòng cảm động, kính trọng Chu Du. Về sau, khi nhắc đến Chu Du, ông nói: “Dữ chu công cẩn giao, như ẩm thuần lao, bất giác tự túy” (Ý nói làm bạn với Chu Du giống như uống rượu ngon, không biết bị say lúc nào).
Có thể khiến cho công thần khai quốc
Đông Ngô là Trình Phổ – một người nổi tiếng là tâm cao khí ngạo, cảm
động và ngợi ca kính trọng đủ để thấy trí tuệ và sức hấp dẫn của nhân
cách của Chu Du lớn thế nào. Một người như vậy, sao có thể ghen tị, đố
kỵ với Gia Cát Lượng?
Trong sử sách còn ghi chép rằng, Tào
Tháo đã phái người tên là Tưởng Cán là người quen của Chu Du đến dụ dỗ
ông, nhưng Tưởng Cán về báo lại với Tào Tháo rằng: “Nhã lượng cao trí, phi ngôn từ sở nhàn” (Tạm
dịch: Chu Du là người độ lượng, trí hướng cao vời không từ nào có thể
thuyết phục được). Lưu Bị lúc đến Kinh Khẩu mượn Kinh Châu đã từng đàm
luận với Tôn Quyền rằng Chu Du là người văn võ song toàn, bậc anh tài
kiệt xuất trong thiên hạ. Ngoài ra, Chu Du từng mượn 2000 binh cấp cho
Lưu Bị, đây quả thực là một việc mà người có lòng dạ hẹp hòi không thể
làm được.
Trong “Dung trai tùy bút” của tác giả
Hồng Mại đời nhà Tống viết rằng, từ xưa đến nay tướng soái thống lĩnh có
không ít người có tính cao ngạo, đố kỵ ghen ghét với người tài giỏi hơn
mình. Nhưng “”Tôn ngô tứ anh tương” tức Chu Du, Lỗ Túc, Lữ Mông và Lục
Tốn không phải người như vậy. Chu Du tận sức tiến cử Lỗ Túc, đây là một
ví dụ điển hình. Nhà văn lớn triều Tống là Tô Thức cũng khẳng định rằng,
ít nhất ở triều đại nhà Tống, hình tượng của Chu Du vẫn là phi thường
ngay chính, nhưng từ triều Nguyên thì hình tượng Chu Du bắt đầu bị bẻ
cong, làm ảnh hưởng đến người đời sau.
Đại chiến Xích Bích, Chu Lang oai hùng
Sơ đồ trận chiến Xích Bích (Ảnh: Wikipedia)
Trong lịch sử, đại chiến Xích Bích là
trận chiến nổi tiếng về “lấy ít thắng nhiều”. Trong trận chiến này, tài
năng quân sự của Chu Du mới được đẩy lên một cái vũ đài mới, cũng khiến
cho tên tuổi của ông được lưu danh muôn đời. Điều này là bởi vì trận
chiến Xích Bích là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán, có tính chất
quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Nếu không có Chu Du, trận
chiến Xích Bích sẽ không thắng lợi, thậm chí sẽ không có trận chiến
Xích Bích. Bởi vì, bên liên quân là Gia Cát Lượng phụ tá Lưu Bị căn bản
không có thực lực chiến thắng Tào quân.
Mùa xuân năm 208, Chu Du dẫn đại quân
chiếm lĩnh Giang Hạ. Tháng 9, đại quân của Tào Tháo cũng chiếm được Kinh
Châu. Quân đội Đông Ngô và Tào ở Giang Nam và Giang Bắc, khiến đại
chiến hết sức căng thẳng. Tào Tháo với đội quân hùng mạnh lên đến hơn 80
vạn tỏ rõ ý muốn nhanh chóng thôn tính Đông Ngô.
Đối mặt với hoàn cảnh bị áp lực trước
quân Tào, nội bộ quân Đông Ngô xuất hiện hai phe, một là chủ hàng, một
là chủ chiến. Phe chủ hàng do Trương Chiêu đứng đầu dựa vào lí lẽ quân
số vượt trội của Tào Tháo, phe chủ chiến do Chu Du, người chỉ huy quân
đội của Tôn Quyền, cùng Lỗ Túc, Gia Cát Lượng lại đề nghị lập một liên
minh chống Tào với Lưu Bị.
Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”miêu tả
rằng, nhóm quan văn bên Ngô chủ trương hàng Tào, từng người đều đứng ra
đặt câu hỏi nhằm làm khó Khổng Minh. Khổng Minh dựa vào ba tấc lưỡi
“đánh gãy” bọn nho Đông Ngô, sau đó dùng kế khích Tôn Quyền và Chu Du
cùng liên minh với Lưu Bị chống lại Tào Tháo. Nhưng trong chính sử (Sử
ký, Hán thư) ghi chép rằng, Chu Du đã giữ vững lập trường, đồng
thời tiến hành một bài phân tích sắc bén.
Đầu tiên, Chu Du nói với Tôn Quyền: “Tương
quân dĩ thần vũ hùng tài, kiêm trượng phụ huynh chi liệt, cát cứ giang
đông, đích phương sổ thiên lí, binh tinh túc dụng, anh hùng nhạc nghiệp,
thượng đương hoành hành thiên hạ.” Ông cũng chỉ ra rằng quân Tào
không có sở trường về thủy chiến, huống hồ mùa đông giá lạnh, ngựa không
có cỏ ăn, binh lính cực khổ trong thời gian dài sẽ không thích nghi
được và chắc chắn sẽ sinh bệnh.
Đây cũng là điều tối kỵ trong phương
pháp dùng binh. Ông còn nói rằng, quân Tào cũng không đáng sợ, chỉ cần
trong tay ông có 5 vạn binh lính tinh nhuệ thì có thể đảm bảo nắm chắc
phần thắng. Tôn Quyền nghe xong vô cùng cao hứng, liền nói: “Năm vạn
binh lính tinh nhuệ nhất thời khó có thể tập hợp lại, hiện tại có thể
tuyển chọn được ba vạn. Thỉnh mời huynh cùng với Tử Kính, Trình Công
nghênh tiếp quân địch.” Chu Du lập tức được bổ nhiệm làm Chủ suất tá đô
đốc, dẫn quân ngược dòng Trường Giang về phía Tây, hợp với quân của Lưu
Bị, cùng đánh lại quân của Tào Tháo.
Từ lúc này, trận chiến cũng chứng tỏ tài
năng quân sự trác tuyệt, con mắt tinh tường và tài mưu lược của Chu Du.
Chu Du dẫn ba vạn thủy quân đối mặt với 15 vạn đại quân của Tào Tháo,
lấy một chọi năm mà khiến quân địch hóa thành tro bụi.
Trong sử sách ghi chép, sau khi liên
quân Tôn – Lưu hợp lại, dưới sự chỉ huy của Chu Du, thêm vào đó là quân
Tào không hợp khí hậu, lại không thạo thủy chiến, nên liên quân đã giành
được thắng lợi. Tào quân tạm thời rút lui. Về sau, Tào quân một mặt
huấn luyện thủy binh, để giảm sự tròng trành của thuyền chiến, Tào Tháo
ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau.
Quan sát động thái này của Tào, tướng
Hoàng Cái bên phía Đông Ngô đã đề xuất với Chu Du dùng kế trá hàng và
được Chu Du đồng ý. iệc trá hàng thuận lợi, Hoàng Cái chuẩn bị một đội
thuyền để bơi sang đánh úp vào thuỷ trại Tào. Chu Du cấp cho Hoàng Cái
mười chiến thuyền. Những chiến thuyền này bên trong chứa đầy lưu huỳnh
và cỏ khô tẩm dầu, phía trên dùng vải bạt che phủ, đằng sau mỗi chiến
thuyền này còn có một chiếc thuyền máy.
Khi đội binh của Hoàng Cái đến cách hạm
đội của Tào khoảng hai dặm thì các hỏa thuyền bắt đầu được châm lửa và
đúng hôm đó được trời tương trợ, hướng gió là hướng Đông Nam nên những
chiến thuyền được châm lửa lao thẳng vào hạm đội của Tào. Kết quả, Tào
quân đại bại, số lượng quân lính bị chết và thương vong là hơn một nửa.
Sự ra đi của Chu Du
Sau đại chiến Xích Bích, Lưu Bị nhân lúc
Chu Du và Tào Nhân đang giằng co ở Giang Lăng đã chiếm lĩnh bốn quận ở
phía nam của Giang Lăng. Để tăng cường liên minh Tôn – Lưu, Tôn Quyền đã
gả em gái của mình cho Lưu Bị. Chu Du dự đoán được rằng Lưu Bị ngày sau
tất sẽ thành được đại sự nên đã khuyên Tôn Quyền giữ Lưu Bị ở lại Đông
Ngô, nhưng Tôn Quyền không nghe theo.
Sau này Chu Du lại kiến nghị Tôn Quyền
nên thừa cơ Tào Tháo vừa bị bại mà tiến công Ích Châu, chiếm Ba Thục,
sau đó lại liên kết với Mã Siêu ở Tây Lương chiếm cứ Tương Dương, tiến
công Tào Tháo. Tào Tháo vừa bị bại, Lưu Bị sẽ không đủ nghĩ đến. Ý tưởng
này của Chu Du và Gia Cát Lượng không mưu mà hợp. Tôn Quyền cảm thấy
chủ ý này không hề tệ liền cho Chu Du quay về Giang Lăng chỉnh đốn binh
mã.
Năm 210 công nguyên, Chu Du trên đường
trở về Giang Lăng bị bệnh nặng, nhưng ông vẫn gắng sức đi đến Ba Khâu,
kiểm duyệt binh lính. Sau khi đại quân Đông Ngô xuất phát không lâu thì
Chu Du chết bệnh, năm đó ông gần 36 tuổi.
Năm 229, Tôn Quyền xưng đế. Sau khi lên
ngôi, Tôn Quyền nói với “tam công cửu khanh” (các chức vị trong triều
thời xưa) rằng: “Cô phi Chu Công Cẩn, bất đế hĩ”, ý nói, nếu không có
Chu Du thì ông không có địa vị ngày hôm nay.
Chu Du mặc dù chết trẻ, nhưng phẩm chất làm người và tư thế oai hùng, chính trực của ông vẫn còn sống mãi đến muôn đời sau.
Hôm qua mình đang ngồi làm việc, tự nhiên một cậu học sinh hỏi là “Anh
ơi! Có phải là Chu Du chưa chết hẳn, nằm trong quan tài dụ Gia Cát đến
để định ám sát, ai ngờ chú Khổng Minh cao tay hơn, ấn nắp quan tài khiến
Chu Du chết hẳn?” Nghe câu hỏi cảm thấy hơi buồn cười, nghĩ công
nhận người ta vẽ ra lắm huyền thoại thật, vẽ ra một huyền thoại về Gia
Cát Lượng đã là kinh lắm rồi, ai ngờ còn vẽ thêm những điều kinh khiếp
thế. Nhân thể đêm nay khó ngủ, viết chút bàn luận một chút về hai con
người này vậy, dù sao cũng là những nhân vật mà mình yêu thích nhất
trong Tam Quốc, cuốn tiểu thuyết mà mình bắt đầu đọc từ hồi năm tuổi, và
đến nay, có lẽ không thể nhớ nổi mình đã đọc được bao nhiêu lần rồi mà
vẫn mê mẩn vì nó.
Xin
mở đầu bài này bằng bài thơ “Xích Bích hoài cổ” của Đỗ Mục vịnh về bãi
sông Xích Bích, nơi diễn ra trận chiến Xích Bích nổi tiếng trong lịch
sử, trận chiến đã đưa hai nhân vật Chu Du và Gia Cát Lượng bước vào trận
chiến thật sự để tranh đoạt thế “Thiên hạ tam phân”:
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu Lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều.
Dịch thơ là:
Dưới cát gươm chìm sắt chửa tiêu
Mài rũa lắng nghe việc tiền triều
Gió đông nếu chẳng vì Công Cẩn
Đồng Tước đêm xuân khóa hai Kiều
Có
lẽ nhiều người đọc Tam Quốc đều thích thú với Gia Cát Khổng Minh (và
tôi cũng vậy), và càng thú vị hơn khi đọc những đoạn đấu trí giữa hai
nhân vật này (tất nhiên là Khổng Minh đều giành phần thắng), khi mới đọc
Tam Quốc, tôi cũng như bao người khác đều nghĩ một điều rằng “Chu Du
thật hẹp hòi, ba lần bảy lượt muốn hại Khổng Minh, rốt cuộc chết tức
tưởi”, nhưng khi xét kỹ lại, tôi nghĩ cũng đừng nên quá khắt khe với
Công Cẩn.
Mới
lần đầu gặp nhau khi Lỗ Túc dẫn Khổng Minh vào tiếp kiến Chu Du, khi
ấy, Khổng Minh đang đóng vai trò thuyết khách để thuyết phục Đông Ngô
liên minh cùng Lưu Huyền Đức chống Tào, và Khổng Minh đã khiến cho Chu
Du nổi khùng và quyết chí đánh Tào qua việc kể cho Công Cẩn nghe về mong
muốn của Tào Tháo:
“Lúc
Lượng này còn ở Long Trung, có nghe Tào Tháo lập một cái đài ở mé sông
Chương Hà, gọi là đài Ðồng Tước. Ðài ấy cực kỳ tráng lệ. Tháo sai trang
hoàng tô điểm lộng lẫy, rồi tuyển nhiều gái đẹp trong thiên hạ để đưa về
đấy. Vả lại, Tào Tháo là đứa háo sắc, nghe nói bên Giang Ðông này có
Kiều công nào đó sinh đặng hai người con gái, cô chị là Ðại Kiều, cô em
là Tiểu Kiều, cả hai đều có dung nhan chim sa cá lặn với vẻ yểu điệu
nguyệt thẹn hoa nhường. Nên Tào Tháo thề rằng: “Ta một là dẹp an bốn
biển, lập nên Ðế nghiệp. Hai là lấy được hai nàng Kiều bên Giang Ðông
đem về để vào đài Ðồng Tước, dùng vui lúc tuổi già, dầu có thác ta cũng
chẳng hờn.” Nay Tào Tháo tuy dẫn binh trăm vạn, lườm lườm như cọp gầm,
muốn nuốt Giang Ðông, chứ thật ra chỉ vì hai người con gái ấy mà thôi.
Sao Tướng quân chẳng đi tìm Kiều công, bỏ ra ngàn lượng vàng, mua lấy
hai người con gái ấy, rồi đem sang sông nạp cho Tào Tháo. Tháo được hai
mỹ nữ ấy, ắt hả hê vui sướng mà rút quân lập tức. Ðó là cái kế “Phạm Lãi
dâng Tây Thi”, nên làm ngay đi thôi!”
Chu Du nghe qua, tái mặt, vặn hỏi:
– Tào Tháo muốn được hai nàng Kiều, vậy có gì làm bằng chứng?
Khổng Minh nói:
–
Con trai nhỏ của Tào Tháo là Tào Thực tự là Tử Kiến, có tài hạ bút
thành văn. Khi xây xong đài Ðồng Tước, Tào Tháo có sai làm một bài phú
gọi là Ðồng Tước đài phú. Trong bài phú ấy, ý hắn muốn làm Thiên tử, lại
thề bắt hai nàng Kiều.
(Trích La Quán Trung, Tam Quốc diễn nghĩa, Hồi 44)
Và cái bằng chứng ấy là câu thơ của con Tào Tháo là Tào Thực nói về mong ước bắt hai nàng Kiều về Đài Đồng Tước:
Tìm hai Kiều phương Nam về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân.
Thực ra, đây là trò chơi chữ của Khổng Minh để chọc tức Chu Du, hai câu thơ ấy thực ra là:
Bắc hai cầu Ðông, Tây nối lại,
Như cầu vồng sáng chói không gian…
Ta
biết rằng hai nàng Kiều ở Giang Nam khi ấy là con Kiều Quốc Lão, là Đại
Kiều (vợ Tôn Sách, chủ cũ đã mất của Chu Du) và Tiểu Kiều (vợ Chu Du)
là hai người con gái xinh đẹp sắc nước hương trời. Khổng Minh đã dùng
mưu ấy đánh vào Chu Du khiến Công Cẩn quyết ý đánh Tào.
Và sau khi thỏa thuận liên minh với Tôn Quyền, Chu Du về nhà nghĩ rằng:
–
Gia Cát Lượng biết tận đáy lòng Ngô Hầu, tài trí lại hơn ta, sau này ắt
là mối nguy cho Giang Ðông. Chi bằng ta giết quách hắn đi thì hay hơn. (xem hồi 44, Tam Quốc diễn nghĩa)
Nhưng Lỗ Túc là người theo chủ trương hòa hoãn, đã hiến kế để vẹn toàn đôi đường rằng:
–
Nay Ðông Ngô có Gia Cát Cẩn là anh của hắn, đang lãnh chức Tham mưu.
Vậy phải sai Gia Cát Cẩn đến đó dùng tình cốt nhục mà dụ hắn về giúp cho
chúng ta thì hay hơn.
Và
Chu Du lập tức tán thành, sai Gia Cát Cẩn (là anh cả của Khổng Minh) đi
đến thuyết phục em mình bỏ Lưu theo Tôn. Thật không ngờ ông anh Gia Cát
Tử Du, gặp ông em cao tay hơn, chưa kịp thuyết phục thì đã bị ông em
làm cho câm họng, ta hãy xem đoạn này trong hồi 44 của Tam quốc:
Gia Cát Cẩn nói rồi liền từ giữ Châu Du, lên ngựa đi thẳng đến quán dịch tìm gặp Khổng Minh.
Khổng Minh hay được tin, rước vào khóc lạy. Anh em vừa hàn huyên mấy câu, Cẩn đã rưng rưng nước mắt, sụt sịt khóc, hỏi rằng:
– Em biết việc Bá Di, Thúc Tề chăng?
Khổng Minh thầm nghĩ:
– Ðây chắc là Chu Du sai anh ta đi dụ ta đây!
Nghĩ rồi liền đáp:
– Thưa anh, Di, Tề là hai người hiền xưa.
Gia Cát Cẩn lại nói:
–
Bá Di, Thúc Tề tuy phải chết đói dưới núi Thủ Dương mà anh em không n ỡ
lìa nhau. Nay anh em ta cùng ruột cắt ra, cùng chung sữa mẹ, mà mỗi
người lại thờ một chúa, cách biệt đôi nơi, sớm tốt không được thấy mặt
nhau, sánh với Bá Di, Thúc Tề thì chẳng hổ lắm sao?
Khổng Minh đáp:
–
Lời anh nói đó là tình, còn việc em giữ đây là nghĩa. Anh với em đều là
tôi của nhà Hán. Nay Lưu Hoàng thúc là con cháu tôn thất, nếu anh bỏ
được Ðông Ngô về làm tôi Hoàng thúc, thì trông lên không hổ thẹn là kẻ
bề tôi nhà Hán, mà trông lại thì anh em chúng ta sẽ được gần gũi nhau,
tình nghĩa vẹn toàn cả hai. Chẳng hay ý anh ra sao?
Gia Cát Cẩn ngao ngán nghĩ thầm:
– Ta đến dụ hắn, té ra ta lại bị hắn dụ!
Đọc
đến đây ta lại tán thưởng Gia Cát Khổng Minh có tài ứng đối, không làm
mất lòng anh, trái lại không bị rơi vào thế khó xử. Qua đây ta bắt đầu
thấy, không phải Chu Du hoàn toàn muốn giết Khổng Minh vì ghen ghét. Ta
hãy hiểu thời điểm đó, Trung Hoa phân chia tứ tán, các thế lực khắp nơi
nổi dậy. Lưu Bị lúc đó tuy thế yếu, nhưng thực ra không hề yếu bởi có
tài thu hút nhân tâm, lại có Quan, Trương, Triệu là các mãnh tướng muôn
người không địch nổi, thêm một Khổng Minh tài năng siêu việt, ắt sẽ lên
sự nghiệp lớn, tất nhiên sẽ đe dọa đến cơ nghiệp của Đông Ngô. Chu Du
muốn trừ Khổng Minh không hẳn vì ghen ghét (nếu ghen ghét đã không cho
Gia Cát Cẩn đi chiêu dụ), mà cũng vì chủ mình mà thôi, ai vì chủ lấy mà,
hãy thông cảm cho Công Cẩn ở điều đó.
Và rồi, liên tiếp các cuộc đấu trí sau, Công Cẩn luôn thua Khổng Minh, và đã bao lần than rằng:
– Gia Cát Lượng thật là thần cơ diệu toán, ta thật không bằng! (Hồi 46, Gia Cát Lượng nhân sương mù lấy tên của Tào Tháo)
Quả
thật Gia Cát Lượng không chỉ hơn Chu Du ở chỗ có tài “trên thông thiên
văn, dưới tường địa lý” mà còn rất hiểu đối thú của mình, đó là điều
khiến ông luôn thắng Chu Du trong các cuộc đấu trí giữa hai người:
Sự
lo sợ về sự đe dọa của Khổng Minh đối với Chu Du lên đến đỉnh điểm khi
Khổng Minh giúp Chu Du cầu gió đông nam (thực ra là tài đoán biết trước
thời tiết mà thôi, ai mà cầu được), giúp Công Cẩn thực hiện được kế hỏa
công bởi:
Muốn đánh giặc Tào
Phải dùng hỏa công
Muôn việc đủ cả
Chỉ thiếu gió đông
(Hồi 49)
Và Chu Du nghĩ rằng:
“Người này có phép đoạt được trời đất, hơn cả quỷ thần, nếu không trừ khử đi sau này tất nhiên gây hại cho Đông Ngô ta…” (Hồi 49)
Nhưng
một lần nữa, Chu Du lại thất bại bởi Khổng Minh đã đoán trước, sai Tử
Long đón sẵn, an toàn bỏ Đông Ngô về với Lưu Huyền Đức.
Và
sau đó, là liên tiếp những cuộc đấu trí khác, nào là Chu Du bị vây khốn
ở Kinh Châu khi định dùng kế “mượn đường giệt Quắc” giả đi đánh Tây
Thục để cướp Kinh Châu, rồi định dùng em gái Tôn Quyền để nhử Lưu Bị
hòng đánh đổi Kinh Châu nhưng đều bị Khổng Minh tương kế tựu kế phá
hỏng, đến nối mà:
“Chu Du kế giỏi yên thiên hạ
Đã mất phu nhân lại thiệt quân” (Hồi 55)
Câu
thơ của Khổng Minh sai quân sĩ đọc nhân việc Lưu Bị ung dung cắp cô em
gái xinh như mộng của Tôn Quyền về Kinh Châu trong sự căm tức của Chu Du
làm cho mâu thuẫn giữa hai người đẩy lên đỉnh điểm, và sau đó là cái
chết của Chu Du. Ai cũng nghĩ Chu Du chết một cách tức tưởi, nhưng thực
ra ông chết cũng vì hết lòng lo cho Đông Ngô bởi thế lực của Lưu Huyền
Đức ngày một mạnh, đang đe dọa vị trí của Đông Ngô. Và lời than vãn cuối
cùng của Chu Du đã trở thành nổi tiếng ngàn năm:
“Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Nó
cũng khiến cho chúng ta vẫn nghĩ rằng Công Cẩn vì ganh ghét với Khổng
Minh mà chết. Mong mọi người hãy rộng lượng với Chu Du, ông ta không
phải con người như vậy đâu, tôi tin như thế. Chu Du hết lòng lo lắng cho
vận mệnh của Đông Ngô đến nối chết lúc còn khá trẻ (ông chết khi chỉ có
36 tuổi), hình như đó cũng là số mệnh của những vị tướng Đông Ngô luôn
yểu mệnh: Tôn Sách, Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn.. Sinh thờil, Chu Du là một
vị tướng văn võ toàn tài, đặc biệt có tài về âm nhạc, chắc chắn tâm hồn
cũng rất khoáng đạt. Cái mâu thuẫn với Khổng Minh không xuất phát từ
lòng ganh ghét cá nhân, mà là xuất phát từ mưu toan cho đất nước, lo cho
vận mệnh của Đông Ngô mà thôi. Và bài văn tế của Khổng Minh trước linh
cữu Công Cẩn đã dẹp tan những ý nghĩa về mâu thuẫn hai người trong quần
thần Đông Ngô:
Thương ôi Công Cẩn, làm sao sớm khuất,
Ðành lẽ số trời, ai ai cũng xót
Lượng tôi tới đây, kính dâng ly rượu
Anh có linh thiêng xin về chứng giám
Nhớ xưa đi học, chơi với Bá Phù
Nhường cơm sẽ áo, một lòng thương nhau
Nhớ anh còn trẻ, chí cả ngàn trùng
Vẫy vùng một cõi, độc lập Giang Ðông
Quyền cao chức trọng, trấn giử Ba Khâu
Khiếp oai Lưu Biểu, đẹp dạ Ngô Hầu
Diện mạo như ngọc, Tiểu Kiều đẹp đôi
Rể tôi nhà Hán, hỏi được mấy người?
Anh hùng cái thế, chẳng chịu qui Tào
Trời xanh vổ cánh đại bàng bay cao
Phong tư cốt cách, Tưởng Cán ngỡ ngàng
Hết đường thuyết khách, nói cười như không
Thương anh lừng lẩy, văn võ kiêm toàn
Hỏa công một trận, Xích Bích lừng vang
Làm sao sớm khuất, ai hỡi Chu Lang
Lượng tôi đau xót, huyết lệ hai hàng
Sống đủ trung nghĩa, mất được thảnh thơi
Tuổi thọ ba chục, danh lưu muôn đời
Lòng tôi bối rối, vạn mối tơ vò
Tâm nầy lửa đốt, ruột héo gan khô
Giang Ðông tang tóc, ba quân bàng hoàng
Chúa thời tuôn lệ, bạn thời khóc than
Lượng tôi những tính nương tựa vào nhau
Giúp Lưu phò Hán, cùng Ngô phá Tào
Gây thế ỷ dốc, sớm hôm bàn mưu
Lượng tôi kém cỏi, mong trông cậy nhiều
Nào ngờ Công Cẩn !, sớm khuất từ đây
Mênh mang chánh khí, trời thẳm đất dầy
Anh linh chứng dám, rủ thương lòng nầy
Từ nay tri kỷ,biết ngỏ cùng ai ?
Thương ôi, có thiêng, xin về thượng hưởng….
Khổng
Minh nghẹn ngào mãi mới đọc hết, đọc xong gục mặt xuống đất khóc lóc
như mưa, thảm thương vô cùng, đầu tóc rủ rượi,�làm cho các tướng đang
tức giận muốn ăn tươi nuốt sống Khổng Minh cũng phải nói với nhau:
– Người ta cứ nói Công Cẩn với Khổng Minh bất hòa, nhưng nay xem như vậy, thì có lẻ là thiên hạ xét sai.
(Hồi 57)
Và
tôi tin rằng, nếu Chu Du và Gia Cát Lượng cùng phục vụ cho một chủ, hai
người sẽ là những người bạn tốt của nhau, bởi họ cực kỳ hiểu nhau và
đều có lòng vì chủ, vì nước cả. Kết thúc bài này, xin được đọc những câu
thơ mà tôi rất thích trong bài Xích Bích hoài cổ của Đỗ Mục:
Dưới cát gươm chìm sắt chửa tiêu
Mài rũa lắng nghe việc tiền triều
Gió đông nếu chẳng vì Công Cẩn
Đồng Tước đêm xuân khóa hai Kiều
Vâng,
gió đông nếu không vì Chu Công Cẩn, có lẽ sẽ chẳng có những cuộc đấu
trí đầu lý thú giữa hai vị tướng kiệt xuất thời Tam Quốc, hai người bạn
kình địch ở hai thế lực: Công Cẩn và Khổng Minh.
Chu Du: Một hình tượng đa nhân cách?
Like Digiworldhanoi.vn để được cập nhật tin siêu phẩm sắp ra mắt và khuyến mãi hấp dẫn
Năm
210, khi trận chiến Xích Bích kết thúc chưa đầy hai năm, Chu Du đột tử.
Khi đó, Chu Du mới 36 tuổi, tài năng và sự nghiệp đang ở độ chín muồi.
Đối với sự bất hạnh của Chu Du, người ta cũng có nhiều cách nói. Trong
sử sách, nguyên nhân cái chết của Chu Du là vì một lần không may bị
trúng tên. Còn dân gian nhất mực tin rằng tuổi trẻ mà chết như vậy chỉ
là vì “bụng dạ Chu Du quá ư hẹp hòi”.
Từ sự thay đổi quan niệm của các sử gia…
Về nhân vật Chu Du, các sử gia bình luận rất ít nên ảnh hưởng đối với đời sau không nhiều.
Nguồn ảnh - i55.photobucket.com
Trong Tam Quốc chí,
Trần Thọ đánh giá rất cao về Chu Du. Về mặt chính trị, Chu Du là người
nhìn xa trông rộng, lòng trung sáng rõ. Về mặt quân sự, Du đảm lược hơn
người, trí dũng song toàn. Về mặt tu dưỡng nhân cách, Du tính tình hòa
nhã, phóng khoáng, cao nhã. Tác giả Trần Thọ là sử gia sinh sau Chu Du
20 năm. Tuy ông miêu tả về nhân vật Chu Du khá sơ lược nhưng gần như là
một hình ảnh hoàn mỹ và phần nào đó không thể nói là không gần với sự
thực.
Những bình giá của tác giả Tam Quốc chí đối
với Chu Du vẫn có thể coi là xác đáng. Nhưng đến thời Đông Tấn, quan
niệm xã hội thay đổi khiến cho sự đánh giá của các sử gia thay đổi theo.
Đông Tấn là một triều đình an phận ở Giang Đông, để bảo vệ địa vị thống
trị của mình, họ bắt đầu viết những bài văn luận trên quan điểm chính
thống. Họ bắt đầu chọn Thục Hán, cũng thế lực cát cứ một phương làm
chính thống. Từ đó, người ta bắt đầu cho rằng Chu Du là kẻ “tiểu nhân”.
Sau
đó hàng trăm năm, cuộc tranh nghị tính chính thống giữa Thục và Ngụy
vẫn diễn ra vô cùng sôi nổi. Điều thú vị là thời kỳ Ngụy Tấn, sĩ đại phu
Huyền Phong hô hào sùng thượng cá tính, vì thế khi phê phán đả kích
nhân vật thường rất khoan dung và xa vời, rất ít người phân định rõ
thiện - ác thành hai cực. Vì thế cuộc tranh nghị chính thống hay không ở
thời kỳ này không phải là hoàn toàn đối lập.
Cho
đến thời Đường, khi chín châu đã thống nhất, quan niệm lịch sử lại một
lần nữa có sự biến đổi. Cuộc tranh luận về tính chính thống bắt đầu xuất
hiện trong các tác phẩm Đường thi. Đầu tiên là Đỗ Phủ. Bậc thi thánh
một mực sùng bái Gia Cát Lượng của Thục Hán, bày tỏ một sự đồng tình sâu
sắc đối với vị danh tướng lo cho nước cho dân này. Một người khác cũng
không thể không nhắc tới là Đỗ Mục. Vị thi nhân nàykhông hề che đậy việc
phê phán chế giễu Chu Du trong các tác phẩm của mình: “Đông phong bất
dữ Chu lang tiện, Đổng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều” (Nếu gió Đông không giúp cho anh chàng họ Chu, thì lầu Đổng Tước đã khóa giữ hai nàng Kiều rồi). Cũng từ đây lịch sử trong văn học bắt đầu xuất hiện sự sai lệch.
Đến
đời Tống, việc sửa sang sử sách có phần rất được chú ý. Các sử gia
thường tính toán sự thực lịch sử sao cho phù hợp với quan điểm chính
trị. Cũng ở thời kỳ này, các cuộc tranh luận của các phái văn nhân chính
khách diễn ra vô cùng sôi nổi. Trong đó, cuộc tranh luận tính chính
thống trong Tam Quốc lôi cuốn được rất nhiều các vị đại gia trên văn đàn thời bấy giờ tham gia. Cuối cùng Lý học của Chu Hy chiếm thế thượng phong. Với sự thắng thế của Lý học Chu Hy, quan điểm Thục là vua, Ngụy là giặc, việc “tôn Lưu biếm Tào” cũng bắt đầu trở thành quan điểm chính thống.
Sau
đó, các triều đại Nguyên, Minh, Thanh, rất nhiều sử gia kế thừa quan
điểm của Chu Hy “Thục vua, Ngụy giặc”. Việc khen chê thiện ác của các
nhân vật cũng theo quan điểm đó mà nhìn nhận đánh giá. Họ gạt ra ngoài
tất cả những chi tiết, sự kiện đi ngược lại với quan điểm của mình. Và
đương nhiên Chu Du cũng không phải là ngoại lệ.
Nguồn ảnh - english.cri.cn
Đến sự biến tướng trong quan niệm dân gian
Nếu
như trong quan niệm chính thống, hình tượng Chu Du có sự biến đổi dần
dần để thích ứng với quan điểm chính trị qua từng triều đại, thì ngược
lại, hình ảnh Chu Du trong văn hóa dân gian ngay từ đầu đã xuất hiện
những sai lệch rất lớn, hoàn toàn xa lạ với hình ảnh Chu Du trong sử
sách.
Những câu chuyện về các nhân vật Tam Quốc,
trong đó có Chu bắt đầu được lưu truyền trong dân gian sau khi thời kỳ
Tam Quốc kết thúc không lâu. Nhưng đến đời Tống, hình ảnh của Chu Du đã
bị bẻ ngoặt đi đến mức không thể tưởng tượng. Đến nay, những tư liệu về
Chu Du mà niên đại xa nhất có thể tìm thấy chính là thoại bảnTam phân sự lược xuất
hiện vào thời gian giữa Tống và Nguyên. Trong thoại bản được tạo ra từ
nhu cầu giải trí của tầng lớp thị dân bắt đầu phát triển lúc bây giờ,
hình tượng Chu Du đã trở nên rất xa lạ, xuất hiện sự thay đổi về chất.
Về
mặt chính trị, Chu Du có cái nhìn hẹp hòi, chỉ vì tư lợi mà không đoái
hoài đến an nguy của đất nước. Về quân sự, bề ngoài Chu Du có vẻ tài hoa
nhưng thực chất bên trong tài trí bình thường, thất bại không ít lần.
Về mặt tu dưỡng nhân cách, Chu Du là kẻ thích lớn tham công, bụng dạ hẹp
hòi.
Nói
như cách nói của Ngô Kim Hoa, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch của Đại học
Phúc Đán, thoại bản là một sản phẩm mang tính giải trí của tầng lớp thị
dân, nó không chịu sự chi phối của quan điểm chính thống.
Có
thể thấy rằng, thiện - ác trong quan niệm của tầng lớp thị dân tại thời
kỳ này đã không lấy sự chuyển dịch của quan điểm chính thống của tầng
lớp thống trị. Sự khen chê của họ đối với các nhân vật là có chỗ đứng
riêng và xuất phát điểm riêng của mình. Họ “tôn Lưu”, ủng hộ “Thục vua”
thì đương nhiên đối với Chu Du, kẻ ở "tập đoàn" đối lập, họ không có cảm
tình tốt đẹp gì.
Khuynh
hướng sáng tác ảnh hưởng quan điểm này của tầng lớp thị dân được thể
hiện tiếp tục rất rõ trong tạp kịch đời Nguyên. Như thế cùng với một
nhân vật tài hoa trong quan điểm bác học quan phương hình thành nên một
hình tượng đối lập của Chu Du được sinh ra vào giữa thời Tống Nguyên,
trong sự quan chiếu ý thức mạnh mẽ của tầng lớp thị dân. Sau đó nhờ sự
lưu truyền rộng rãi của Hý khúc, quan niệm về một Chu Du tiểu nhân, hẹp
hòi và thiển cận trở nên cực kỳ phổ biến, nhà nhà đều tỏ, người người
đều thông.
Sự xuất hiện của La Quán Trung và tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa đã
hoàn thành quá trình biến đổi của hình tượng Chu Du trong quan niệm dân
gian. Ông đã triệt để lấy hình tượng Chu Du gắn vào những tiêu chí đầy
mâu thuẫn của một tiểu thuyết diễn nghĩa.
Trong
cách nhìn của các nhà phê bình văn học, mâu thuẫn của La Quán Trung tựa
hồ như được thể hiện rất rõ trong mâu thuẫn của tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa.
Trong cuốn sách này, trừ Thục Hán vĩnh viễn là quang minh chính đại,
một loạt các nhân vật thuộc tập đoàn Ngô và Ngụy, từ Tào Tháo đến Chu Du
đều đầy sự mâu thuẫn. Là một văn nhân lưu lạc chốn giang hồ, La Quán
Trung một mặt chịu ảnh hưởng của văn hóa bác học, đối với nhân vật Tam
Quốc cố gắng để đưa chúng về với sự thực lịch sử. Nhưng mặt khác, việc
sống trong môi trường thị dân cũng khiến cho ông không khỏi có sự đồng
tình, ảnh hưởng đối với những bình giá của văn hóa thị dân, văn hóa thế
tục.
Một
mặt, tác phẩm khẳng định Chu Du kết giao Tôn Sách, khai phá Giang Đông,
xây dựng nên bá nghiệp nhà Ngô, tiến cử Lỗ Túc, thu dùng Cam Ninh, tiến
cử người hiền, đặc biệt là dùng lửa phá địch, kiến lập công trạng rất
lớn. Một mặt khác, khi phải đối mặt với nhân vật trung tâm của tập đoàn
Lưu Bị, Chu Du không thể không có chỗ kém hơn. Đối với những nhân vật
trung tâm này, Chu Du chỉ là cái nền để tôn lên tính chất quang minh
chính đại của họ.
Đến những năm 80 của thế kỷ trước khi cuốn sách bình về Tam Quốc diễn nghĩathịnh
hành ở Trung Quốc thì “Vũ phiến luân cân” (quạt lông khăn vải) và “Tam
khí Chu Du” (ba lần trêu chọc Chu Du) trở thành những câu thành ngữ ăn
sâu trong lòng mọi người. Và cho mãi đến nay những thiên kiến này đối
với Chu Du vẫn chưa thể vứt bỏ đi được. Bất bình thay cho một Chu Du một
anh hùng tài hoa phải mang tiếng xấu ngàn năm!
bantinsom.com
Là một nhân vật lịch sử nhưng Chu Du lại luôn tồn tại hai hình ảnh đối
lập rất rõ rệt: một trong chính sử, một là dã sử, một là chính thống,
một là dân gian. Và hơn 1800 năm sau, những gì người ta biết về Chu Du
hoàn toàn không còn giống như một Chu Du đã từng tồn tại trong thực tế
nữa.
salesdigiworldhanoi
Ai mới là "đạo diễn" vụ Tào Tháo đòi "cướp vợ" Chu Du?
Hải Võ |
7
Có rất nhiều giai thoại lưu truyền về hai đại mỹ nhân Giang Đông Đại
Kiều và Tiểu Kiều, trong đó có câu chuyện Tào Tháo thảo phạt Đông Ngô
để đoạt người đẹp từ tay Đô đốc Chu Du.
Giang Đông nhị Kiều
Thi sĩ thời Đường Đỗ Mục từng có thơ - "Đông phong bất dữ Chu lang tiện. Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều".
Ý Đỗ Mục muốn nói, nếu trận Xích Bích
năm xưa, Chu Du không nhờ gió Đông đánh bại Tào Ngụy, thì 2 đại mỹ nhân
Giang Đông - Đại Kiều và Tiểu Kiều - đã bị Tào Tháo bắt về Đồng Tước
Đài.
Sản phẩm điện ảnh hiện đại "Xích Bích"
của đạo diễn Ngô Vũ Sâm cũng nêu ra tình tiết Tào Tháo xua quân Nam hạ
thôn tính Giang Đông nhằm phục hận mối thù bị Chu Du "hớt tay trên" Tiểu
Kiều.
Trên thực tế, Tào Tháo chưa từng gặp mặt
Tiểu Kiều, giữa 2 người cũng không hề có bất cứ quan hệ đặc thù nào.
Tuy nhiên, câu chuyện "vô trung sinh hữu" mượn danh nghĩa Tào Tháo và
Kiều đích thực có tồn tại.
"Giang Đông hữu nhị Kiều. Hà Bắc Chân Phù xảo" - Thời đại Tam Quốc có 3 đại mỹ nhân nổi danh nhất, chính là Đại Kiều, Tiểu Kiều và "Lạc Thần" Chân Lạc.
Về nhan sắc của nhị Kiều, sử liệu Trung Quốc có rất ít thông tin.
"Tam Quốc Chí" của Trần Thọ có mô tả 2 nàng "đều là bậc quốc sắc", hay "Giang Biểu truyện" viết "mạo lưu ly (dung mạo rực rỡ)", đủ thấy dưới con mắt đương thời, Đại Kiều và Tiểu Kiều đích thực xứng danh "quốc sắc thiên hương".
Việc Tào Tháo nhòm ngó Giang Đông nhị Kiều chỉ là do La Quán Trung hư cấu mà thành?
Tam Quốc là thời đại đàn ông chiếm địa
vị tuyệt đối trong xã hội, vì vậy thông tin về những người phụ nữ có ít
ỏi cũng là điều dễ hiểu. Nếu không nhờ đời sau "thêm mắm thêm muối", có
lẽ sự tích lưu truyền còn ít hơn.
Phụ thân của nhị Kiều là Kiều Công, làm
quan trong triều Hán Hiến Đế. Sau khi vợ mất, Kiều Công cáo lão hồi
hương, đem theo chị em Đại, Tiểu Kiều về ở ẩn tại Hoán Thành, An Huy.
Năm Kiến An thứ 4 (199), Tôn Sách và Chu Du dẫn quân Đông Ngô công hạ Hoán Thành.
Tiếng đồn về nhan sắc tuyệt trần của
Giang Đông nhị Kiều sớm đã được người dân "trong tỏ ngoài tường". Sách
và Du sau khi thắng trận đã "bắt" 2 mỹ nhân về làm của riêng.
Tôn Sách lấy Đại Kiều, Chu Du lấy Tiểu Kiều. Chị em họ Kiều thực chất chính là "chiến lợi phẩm" của Sách, Du.
Tào Tháo vô can, chủ mưu là... Gia Cát Lượng?
Thi sĩ Đỗ Mục không phải là người duy
nhất hư cấu chuyện Tào Tháo và nhị Kiều. Tác giả La Quán Trung cũng đã
đưa tình tiết liên quan đến 2 mỹ nhân này vào tác phẩm "Tam Quốc diễn
nghĩa" của mình thông qua... Gia Cát Lượng.
Sau khi Tào Tháo đánh Lưu Bị "không còn
manh giáp" ở Tân Dã, đã hướng tầm mắt về Đông Ngô. Gia Cát Lượng phụng
mệnh Lưu Bị đi Giang Đông làm "thuyết khách", lôi kéo Tôn Quyền liên
minh kháng Tào.
Tôn Sách mất sớm, Tôn Quyền kế vị anh
trai nắm quyền Đông Ngô, còn Chu Du làm Đô đốc, là nhân vật có tiếng nói
vô cùng quan trọng trong triều đình.
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" có mô tả bối cảnh Gia Cát Lượng "khích tướng" Chu Du.
Khổng Minh nói - "Lượng khi còn ở
Long Trung từng nghe tin Tào Tháo xây Đồng Tước Đài, vô cùng tráng lệ.
Tào tuyển chọn mỹ nữ khắp thiên hạ về nhốt trong đó.
Tào Tháo vốn là kẻ háo sắc, nghe danh nhi nữ nhà Kiều Công Giang Đông có dung mạo trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa.
Tào từng thề rằng: 'Ta thề một là
bình định Tứ Hải, hoàn thành đế nghiệp; hai là bắt Giang Đông nhị Kiều,
đưa về Đồng Tước Đài an hưởng tuổi già, chết không còn gì hối tiếc'
Nay Tào Tháo đã lĩnh trăm vạn hùng binh đổ về Giang Nam, kỳ thực là nhòm ngó nhị Kiều đó thôi.
Tướng quân chỉ cần đem ngàn vàng mua lấy hai người đó, đem tặng Tào Tháo. Tào được mỹ nhân ắt thỏa mãn mà rút quân về".
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Khổng Minh dễ dàng khích tướng Chu Du để "liên Ngô kháng Tào".
Đương nhiên, Khổng Minh cũng "cẩn thận" dẫn chứng bài "Đồng Tước Đài phú" mà con trai Tào Tháo là Tào Thực làm, trong đó có câu "Lãm nhị Kiều vu Đông Nam kim. Lạc triều tịch dữ chi cộng", được Lượng lý giải là Ngụy Vương đã để mắt nhị Kiều.
Chu Du nghe xong tức giận quát lớn - "Lão tặc (Tào Tháo) ức hiếp người khác quá đáng".
Gia Cát Lượng thấy vậy cũng "giả vờ" can ngăn - "Năm xưa Hoàng đế Hán triều cũng nhờ công chúa mà hòa hoãn Hung Nô.
Nay dùng 2 dân nữ để lui địch, có gì đáng tiếc?"
Lúc này Chu Du đã trúng kế của Lượng - "Tiên sinh có điều không biết, Đại Kiều là phu nhân của Tôn Bá Phù (Tôn Sách), còn Tiểu Kiều là phu nhân của Công Cẩn ta.
Chu Du thề không đội trời chung với Tào tặc, nhất định sẽ giúp tiên sinh một tay".
Như vậy, chỉ một phen "uốn lưỡi" của Gia
Cát Lượng đã kiếm về cho Lưu Bị "mối lương duyên" với Đông Ngô, từ đó
làm nên sự nghiệp lẫy lừng của Thục Hán trong "Tam Quốc diễn nghĩa".
Thực tế, nhị kiều (桥) trong "Đồng Tước
Đài phú" nói tới... 2 chiếc cầu trong Đồng Tước Đài, hoàn toàn không
liên quan tới Giang Đông nhị Kiều (乔), chỉ là La Quán Trung đã cao tay
hư cấu mà thôi.
Tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" hoàn toàn thể hiện chủ quan của La
Quán Trung, đề cao vị thế của tập đoàn Lưu - Quan - Trương, vì vậy mới
có chuyện Gia Cát Lượng "thông minh" lợi dụng thơ từ để lừa Chu Du
"ngọt" như vậy.
Cũng chỉ trong tiểu thuyết, Đại đô đốc hùng tài vĩ lược của Đông Ngô
mới trở thành "ngụy quân tử", để Khổng Minh chọc tức đến 3 lần mà thốt
lên "Đã sinh Du, sao còn sinh Lượng".
Ngoài những tác phẩm văn học, thơ từ nói về nhan sắc nhị Kiều như
trên, sử liệu Trung Quốc hầu như không hề lưu lại bất cứ thông tin nào
cho thấy sự liên quan giữa Giang Đông nhị Kiều và Tào Tháo dẫn đến đại
chiến Xích Bích.
Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, việc Tào Tháo xua quân Nam hạ sau
khi thống nhất miền Bắc là điều tất yếu và mục tiêu của Tào chắc chắn
đặt ở vấn đề địa - chính trị chứ hoàn toàn không thi vị như tiểu thuyết
mô tả.
Cũng như việc Đại Kiều, Tiểu Kiều là "tù binh" của Tôn Sách và Chu Du
sau thắng lợi Hoán Thành, nếu Tào Tháo có thực sự thôn tính được Giang
Đông, thì số phận 2 mỹ nhân Tam Quốc cũng không khác hơn là những "chiến
lợi phẩm".
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét