KÝ ỨC CHÓI LỌI 18
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chiến dịch sông Lô diễn ra trên một chiến trường dài hơn 400 ki-lô-mét, từ Việt Trì đến giáp Yên Bái (Phủ Hiên - Thác Bà), nhưng chủ yếu là dọc sông Lô (từ Việt Trì đến Đoan Hùng) và một phần sông Chảy.
Ý định tiến công của địch: Sau hai năm kháng chiến với hàng loạt chiến dịch tiến công của ta, địch tuy đã yếu, khả năng tập trung bị hạn chế, nhưng chúng vẫn cố gắng tổ chức một cuộc tiến công sâu vào hậu phương của ta, cuộc tiến công mang tên Ốp-pê ra-siông Pô-mon, nhằm mục đích giành lại quyền chủ động về chiến dịch, buộc chủ lực ta phải rút bớt ở Tây Bắc về để đối phó, gỡ thế bị uy hiếp của chúng ở Tây Bắc; cướp phá kho tàng, xưởng máy, gây cho ta thêm khó khăn, đồng thời gây uy tín cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Kế hoạch tiến công do bộ chỉ huy Pháp ở Bắc Bộ vạch ra và giao cho đại tá Các-bô-nen (chỉ huy khu Hồng Hà) thực hiện. Chúng dự kiến chia thành hai thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất (từ 29 tháng 4 đến 5 tháng 5): Càn quét vùng Lâm Thao để hút lực lượng ta xuống phía nam đối phó, phía bắc sẽ sơ hở để chúng bất ngờ tiến công. Bước đầu cố giành một số kết quả để tuyên truyền, củng cố tinh thần và tập dượt cho bọn lính mới.
Thời kỳ thứ hai (từ 5 tháng 5 trở đi): Đánh chiếm Đoan Hùng, Tuyên Quang, diệt sinh lực, đốt phá kho tàng xưởng máy, phá hoại hậu phương của ta, buộc chủ lực ta ở Tây Bắc phải rút về đối phó. Lực lượng khoảng 2.600 tên, gồm nhiều bộ phận rất phức tạp, từ nhiều nơi như Hà Nội, Sơn Tây, Hải Dương... tập trung về Hưng Hoá và Triều Dương để thực hành tiến công. Cụ thể gồm: tiểu đoàn Ta-bo thứ 10; tiểu đoàn Mường I, một đại đội thuộc trung đoàn Ma-rốc, Tuy-ni-di, Sê-nê-gan thứ 26; một đại đội dù lê dương và một đại đội dù (đại đội 1 của tiểu đoàn 2) thuộc địa; ba pháo 75mm bố trí tại Bà Triệu, Triều Dương, Trung Hà; một pháo 155mm bố trí tại Trung Hà, khi thọc sâu vào hậu phương ta, sẽ thay thế bằng hai khẩu 94 mm mang vác bằng ngựa; một đại đội công binh trợ chiến; bốn ca nô (2LCM và 2LCT); máy bay thường xuyên hoạt động thả dù, bắn phá mức tối đa là 165 lần chiếc/ngày.
Địa hình khu vực từ Việt Trì đến Đoan Hùng là vùng đồi tre, thấp, có xen kẽ nhiều bãi bằng khá rộng như Bảo Dưỡng, Phú Lộc, Phú Nham... và một số cánh đồng lầy Hưng Hiền, Xóm Đình, Kim Đái, Cao Xá... Từ Đoan Hùng trở lên phía bắc là rừng rậm, núi cao.
Đường sá có: quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì lên Lào Cai, các đường liên tỉnh Đoan Hùng đi Yên Bình Xã và Tuyên Quang đi Phủ Hiên, riêng phía nam Đoan Hùng còn có nhiều đường đất rộng chạy nối từ quốc lộ 2 ra bờ sông Lô. Đường thuỷ có sông Lô từ Việt Trì đến Tuyên Quang tương đối rộng nhưng có nhiều cồn cát, bãi cát ở giữa, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8 ) nước đầy, sông chảy xiết; mùa hanh khô (từ tháng 11 đến tháng 2) sông cạn. Riêng sông Chảy có nhiều ghềnh thác hiểm trở. Từ Đoan Hùng đến Yên Bình chỉ đi được bằng thuyền, xuồng nhỏ. Dân cư sống tập trung đông đúc ở phía nam Phú Thọ, được giác ngộ cách mạng, tinh thần kháng chiến rất cao. Từ Phú Thọ trở lên, dân cư thưa thớt dần, trình độ giác ngộ thấp hơn. Nhưng tất cả nhân dân trong địa bàn chiến dịch đều sẵn lòng giúp đỡ bộ đội. Bộ đội địa phương và dân quân du kích sau hơn hai năm kháng chiến đã có nhiều tiến bộ, nhưng trình độ và kinh nghiệm chiến đấu còn thấp, trang bị lại thiếu, mỗi trung đội chỉ có năm đến bảy khẩu súng, kể cả súng kíp tự tạo.
Chủ trương của ta: Lúc đầu ta cho rằng địch không có khả năng tiến công lên vùng tự do của ta. Khi địch đã vượt sông Hồng, càn quét vùng Lâm Thao, ta cũng chỉ cho là “Hoạt động thường xuyên quanh phạm vi chiếm đóng”1 nên giao cho Liên khu 10 tổ chức đối phó, còn đại bộ phận lực lượng vẫn chuẩn bị mở chiến dịch Sông Thao. Đến khi địch nhảy dù đánh chiếm Đoan Hùng, ta mới đánh giá đúng âm mưu và khả năng của địch và có chủ trương thành lập Ban chỉ huy mặt trận Sông Lô (quyết định ngày 16-5, nhưng mãi tới 22 tháng 5 các đơn vị mới nhận được), dùng lực lượng của địa phương là chính, tăng cường thêm một số đơn vị chủ lực của Bộ2, tổ chức đánh địch; mặt khác gấp rút hoàn thành việc chuẩn bị cho chiến dịch Sông Thao.
Phương châm tác chiến là: Sử dụng bộ đội linh hoạt giữa tập trung và phân tán, phối hợp với dân quân du kích, phát động chiến tranh nhân dân rộng rãi để tiêu hao nhiều sinh lực địch. Khi lực lượng đã tập trung sẽ tổ chức đánh những trận tiêu diệt, nhất là khi phát hiện địch rút lui.
Lực lượng sử dụng gồm chín tiểu đoàn bộ binh: Tiểu đoàn 510 và 532 (có một đại đội) thuộc trung đoàn Sông Lô; tiểu đoàn 18, 19 và 23 (mỗi tiểu đoàn có bốn đại đội) thuộc trung đoàn 308 chủ lực Bộ; tiểu đoàn 630 (ba đại đội) thuộc trung đoàn 115; tiểu đoàn 626 (ba đại đội) thuộc Mặt trận 3 phái tới; và một đại đội pháo thuộc Vĩnh Yên. Ngoài ra còn có hai đại đội pháo 75mm (hai khẩu), hai khẩu phóng bom và một đại đội công binh thuộc Liên khu 10. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm: Bằng Giang làm chỉ huy trưởng, Vương Thừa Vũ và Lâm Kính - chỉ huy phó.
Các đơn vị trên; trừ một vài đơn vị ở nơi khác được phái đến còn bỡ ngỡ chưa quen với địa hình, thời tiết, còn phần lớn là những đơn vị đã tham gia chiến đấu nhiều trận, rất quen thuộc địa bàn, có truyền thống chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn và nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhất là đánh công đồn, riêng về đánh vận động thì chưa có kinh nghiệm, và cũng chưa có kinh nghiệm trong tổ chức hiệp đồng chiến đấu quy mô lớn (cấp sư đoàn). Riêng về trang bị cho chiến dịch, các đơn vị chủ lực mạnh hơn hẳn các chiến dịch trước, nhất là súng máy, có thể tổ chức chặn địch bằng hoả lực, hoặc khi cần có thể tổ chức chiến đấu với máy bay địch để yểm hộ cho bộ binh phát triển chiến đấu. Bộ đội địa phương và dân quân du kích còn thiếu thốn, mỗi trung đội chỉ có từ năm đến bảy khẩu súng trường, riêng bộ đội địa phương Lâm Thao có 10 khẩu kể cả súng kíp, nên chỉ có khả năng hoạt động nhỏ lẻ, quấy rối và tiêu hao địch khi chúng hành quân.
Trước những thắng lợi liên tiếp của quân ta trên chiến trường và trong địa bàn Liên khu 10, quần chúng nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng nhưng cũng có phần chủ quan nên lúc đầu khi địch đánh vào đã tỏ ra hoang mang dao động. Sau có sự chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan chính quyền, và đảng bộ địa phương, nhân dân đã bình tĩnh và hăng hái thực hiện công tác phá hoại, tiêu thổ kháng chiến góp phần làm chậm bước tiến công phá hoại của địch. Mặt khác nhân dân tình nguyện bán gạo, tiếp tế cho bộ đội, mặc dù chưa có lệnh thu mua. Do đó ta đã giải quyết kịp thời những khó khăn thiếu thốn về hậu cần của chiến dịch.
Công tác chính trị, mặc dù nhiệm vụ chiến đấu gấp, ít thời gian chuẩn bị, nhưng rút kinh nghiệm từ những chiến dịch trước, các đơn vị đã tiến hành tốt việc quán triệt nhiệm vụ, xây dựng tinh thần chiến đấu, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cho bộ đội. Đặc biệt đã làm tốt công tác dân vận và địch vận, tuyên truyền thắng lợi, giải thích chính sách của kháng chiến, nên đã làm cho nhiều binh lính địch hoang mang lo sợ, tạo nên một tâm lý có lợi cho quân ta thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của chiến dịch.
Địch dự kiến cuộc tiến công thành hai đợt, nhưng thực tế đã diễn ra thành ba đợt.
Đợt 1 (từ 29 tháng 4 đến 4 tháng 5):
5 giờ ngày 29 tháng 4, địch bắt đầu vượt sông Hồng, chia thành bốn mũi, phối hợp với quân nhảy dù xuống Bãi Bằng, Phú Nham thực hiện càn quét vùng Lâm Thao, trọng điểm là Cổ Tuyết, Phú Ninh, Phú Nham. Cụ thể: Tiểu đoàn Ta-bo 10 chia thành hai mũi vượt sông Hồng ở Giá Áo và Tam Nông, tiến thẳng sang Cổ Tuyết. Mũi thứ ba do một đại đội thuộc trung đoàn Ma-rốc, Tuy-ni-di, Sê-nê-gan thứ 26 vượt sông Hồng ở Triều Dương, tiến theo quốc lộ 2 lên Cổ Tuyết. Mũi thứ tư do tiểu đoàn Mường I từ Việt Trì ngược sông Lô, đổ bộ lên An Lão, tiến vào Phù Ninh. Đến 15 giờ, các mũi càn quét của địch tới được địa điểm đã định.
Về ta, tiểu đoàn 510 đang đi làm nhiệm vụ tiếp nhận tù binh, tới Đào Giã nhận được tin đã cấp tốc hành quân trở lại, 2 giờ ngày 30 tháng 4, mới về tới địa điểm tác chiến. Tiểu đoàn lập tức chia thành hai mũi: mũi 1 do đại đội 700 đánh vào Phú Nham, mũi 2 đại đội 706 đánh vào Trại Cần nhưng khi tới nơi thì địch đã rút.
Ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5, địch càn quét vùng Cổ Tuyết, Tiên Kiên, Xuân Lãng. Ngày 2 tháng 5, tiểu đoàn Ta-bo tiến chiếm nhà thờ Hà Thạch, thị xã Phú Thọ và bến đò Đoan. Một bộ phận địch ở hữu ngạn sông Hồng từ Bà Triệu tiến lên càn quét Tứ Cường, Phú Cường, Than Uyên chiếm đóng nhà thờ Hiền Quân, càn tiếp lên phía Gia Dụ. Quân dù và tiểu đoàn Mường I từ An Lão rút dần về Việt Trì. Ở Phú Thọ, Hà Thạch địch càn quét nhỏ ra xung quanh và lấy tre gỗ làm công sự.
Ngày 4 tháng 5, tiểu đoàn 510 phục kích địch ở gần Hà Thạch, diệt 18 tên, làm bị thương một số, ta giải thoát được 15 người phu bị địch bắt làm công sự. Sau đó tiểu đoàn phân tán lực lượng thực hiện hai nhiệm vụ “bảo vệ gặt chiêm” và “bám đánh địch” nhưng cả hai nhiệm vụ đều không hoàn thành.
Đợt 1 kết thúc ngày 4 tháng 5. Địch thực hiện càn quét được vùng Lâm Thao, ổn định được tinh thần binh lính. Ta không đánh giá đúng địch, thiếu kế hoạch đánh vận động, thiếu kinh nghiệm tổ chức nắm địch nên không thực hiện được tiêu diệt sinh lực địch.
______________________________________
1.Hồ sơ TL 1504- VL11930. Trung tâm thông tin Bộ Quốc phòng.
2.Ngày 23 tháng 5, các đơn vị này mới liên lạc được với Bộ chỉ huy mặt trận nhưng còn ở tình trạng phân tán.
Sau thất bại ở Việt Bắc - Thu Đông 1947 và sau những chiến dịch tiến công của ta (ở Yên Bình Xã, đường số 3, Đông Bắc, v.v...), thực dân Pháp đổ thêm quân củng cố vùng Tây Bắc, phát triển nguỵ, tề điệp, thổ phỉ, lôi kéo dân chúng. Chúng lợi dụng địa hình Tây Bắc núi non hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu để xây dựng các đồn bốt, lập các phòng tuyến nhằm đối phó với ta và giữ địa bàn, khoá biên giới. Trong đó có phòng tuyến sông Thao dài trên 200 ki-lô-mét từ Yên Bình Xã, Nghĩa Đô, Phố Ràng đến Bảo Hà, Dóm, Đại Bục, Đại Phác, Ba Khe, Nghĩa Lộ, địch chia Tây Bắc thành bốn tiểu khu: Lào Cai, Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Hoà Bình, mỗi tiểu khu lại chia thành bốn đến năm phân khu, có từ bảy đến chín đại đội lính ngụy chiếm đóng. Mỗi tiểu đoàn ngụy người Thái do sĩ quan Pháp chỉ huy. Riêng “phòng tuyến sông Thao” gồm một phần tiểu khu Lao Kay và tiểu khu Nghĩa Lộ do gần tám đại đội ngụy Thái và một bộ phận thuộc trung đoàn thuộc địa thứ 23 chiếm đóng.
Lập phòng tuyến sông Thao, địch chiếm đóng một vùng quan trọng về chiến lược của ta, chặn đường vào Tây Bắc, củng cố được một phần lớn chiến trường Tây Bắc, thực hiện phong toả biên giới Việt Trung.
Bước vào năm 1949, địch ở Tây Bắc đã lâm vào tình trạng đối phó lúng túng với hoạt động của ta, chúng phải rút bỏ một số vị trí nhỏ về tập trung tại các vị trí lớn. Nắm chắc thời cơ, để khuếch trương thắng lợi của mùa Xuân 1949, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ chỉ huy Liên khu 10 chủ trương mở Chiến dịch Sông Thao nhằm mục đích: Tiêu diệt một phần sinh lực của địch, làm tan vỡ khối ngụy binh Thái trắng, phá vỡ phòng tuyến của địch ở đoạn Nghĩa Lộ - Bảo Hà - Yên Bình Xã để cô lập tiểu khu Lao Kay và mở rộng căn cứ Tây Bắc từ sông Thao đến sông Đà; phá thế uy hiếp của địch đối với Việt Bắc, củng cố bàn đạp tiến sang Thượng Lào, đồng thời để bộ đội ta tập dượt, trưởng thành, tiến tới tổng phản công.
Phương châm tác chiến là: Tập trung lực lượng tiêu diệt một số cứ điểm trên phòng tuyến sông Thao, đoạn từ Bảo Hà - Nghĩa Đô - Yên Bình Xã, trận mở màn diệt một đến hai cứ điểm, sau đó đánh quân địch tiếp viện và rút lui; kết hợp tiến công các vị trí khác để phát động nhân dân làm địch vận, phá tề, bao vây kinh tế của địch. Bộ chỉ huy dự kiến chia chiến dịch thành ba đợt: đợt 1 (từ 18 đến 25 tháng 5), trận mở màn là tập trung lực lượng diệt vị trí Đại Bục, Đại Phác; sau đó tiêu diệt Dóm và Phục Linh. Đợt 2 (từ 25 đến 31 tháng 5), tập trung diệt Bảo Hà, Phố Ràng và Yên Bình Xã. Đợt 3 (từ 31 tháng 5 đến 30 tháng 6), tuỳ tình hình phát triển chiến dịch, có thể tập trung tiến công Bảo Hà, cô lập Hoàng Su Phì hoặc tiến công Nghĩa Đô. Để giữ bí mật cho hướng chủ yếu các đại đội độc lập và du kích hoạt động nghi binh ở Nghĩa Đô, Sài Lương, Thượng Bằng La, Đồng Bồ; đồng thời phát động võ trang vùng địch hậu: Tú Lệ, Than Uyên, Văn Bàn (Yên Bái), Thuận Châu và dọc sông Đà (thuộc Sơn La), Phong Thổ (Lai Châu).
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: Hướng chủ yếu có năm tiểu đoàn bộ binh (11, 54, 79, 630 và 564), hai đại đội pháo binh, hai khẩu phóng bom, năm đại đội độc lập thuộc trung đoàn 115. Mặt địch hậu, ở Yên Bái có các đơn vị còn lại của trung đoàn 115, ở Lao Hà do trung đoàn 165 và ở Sơn La, Lai Châu do trung đoàn 148 đảm nhiệm.
Chỉ huy chiến dịch: Bộ chỉ huy Liên khu 10. Chỉ huy trưởng: Lê Trọng Tấn, chỉ huy phó: Cao Văn Khánh.
Phần lớn các đơn vị trên đã liên tiếp tham gia các trận chiến đấu, các chiến dịch, nay được tập trung gấp về tham gia chiến dịch Sông Thao, do đó, tuy có nhiều kinh nghiệm, nhưng chưa có thời gian bổ sung, củng cố, và huấn luyện; trừ tiểu đoàn 11 còn nguyên vẹn, còn lại phần lớn các đơn vị sức chiến đấu đã bị giảm ở mức độ khác nhau. Tiểu đoàn 54 vừa hoạt động ở vùng Liên khu 3 mới trở về chưa đầy một tháng, chưa kịp bổ sung quân số, số ốm phải nằm lại hậu phương 100 đồng chí, chưa kịp huấn luyện thì nhận lệnh đi chiến đấu. Tiểu đoàn 79 đang chiến đấu ở sông Lô thì được điều lên chiến dịch Sông Thao, sức khoẻ bộ đội cũng bị giảm sút. Tiểu đoàn 630 trung đoàn 115 vừa hoàn thành nhiệm vụ trên mặt trận Lao Hà nên quân số cũng bị hao hụt, có đại đội chỉ còn 40 tay súng (như đại đội 514). Hai đại đội pháo được điều động cấp tốc từ Đông Bắc sang, hành quân hơn 300 ki-lô-mét, do đó sức khoẻ giảm nhiều, đạn dược cũng chưa đủ. Nhận rõ đặc điểm trên, công tác chính trị chuẩn bị chiến dịch đã đi sâu vào giải quyết những vấn đề cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sức chiến đấu như: Lãnh đạo giải quyết tốt khâu cấp dưỡng, chăm sóc thương bệnh binh, xây dựng tinh thần phục vụ cho các chiến sĩ nuôi quân. Đồng thời giáo dục quán triệt nhiệm vụ chiến dịch, phát động căm thù, phát huy truyền thống đơn vị, xây dựng tinh thần chịu đựng gian khổ, thi đua giết giặc lập công.
Công tác chuẩn bị chiến trường, đã thống nhất các tổ chức tình báo, trinh sát, có kế hoạch và phân công nhiệm vụ, phân công khu vực nắm địch cụ thể. Do đó trước ngày nổ súng đã điều tra nắm vững tình hình binh lực, hoả lực, bố phòng của địch ở các vị trí mà ta có kế hoạch tiêu diệt như Đại Bục, Đại Phác, Phố Ràng, Khe Phìa, Ngòi Mác... Tổ chức mạng lưới thông tin chỉ huy chặt chẽ nên mặc dù phương tiện thông tin liên lạc thiếu, nhưng Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn thường xuyên nắm vững tình hình mọi mặt ở các hướng, các khâu, bước vào chiến dịch điều hành ăn khớp và giữ được bí mật.
Về chuẩn bị hậu cần, chiến dịch diễn ra trên địa bàn mà kinh tế địa phương rất nghèo nàn, không có khả năng cung cấp cho chiến dịch, quân địch lại ngăn cản ráo riết trên sông Lô. Bộ chỉ huy chiến dịch đã kịp thời chuyển hướng công tác chuẩn bị hậu cần về các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái và Phú Thọ, do đó trước khi nổ súng đã chuẩn bị khá đủ lương thực cho chiến dịch1. Ban quân nhu của Khu 10, nhưng do Bộ trực tiếp chỉ đạo đã chuẩn bị được 140 tấn gạo bố trí ở ba khu vực: Yên Bình Xã để cung cấp cho trung đoàn 308; ở Lục Yên Châu, Làng Cóc để cung cấp cho đơn vị đánh Phố Ràng; ở Ngòi Hóp, Báo Đáp, Trại Hút phục vụ các đơn vị đánh Đại Bục, Đại Phác và Dóm. Mỗi nơi đảm bảo có trong kho một phần ba số cần thiết trước ngày 10 tháng 5 năm 1949, số còn lại quá trình chiến đấu sẽ chuyển sau. Ngoài ra quân nhu còn chuẩn bị cho bộ đội một tấn lương khô. Ban quân y lập một bệnh xá ở tuyến sau và tổ chức một đội phẫu lưu động theo sát mặt trận để cứu chữa thương bệnh binh. Riêng đạn pháo vì hiệp đồng với xưởng chế tạo không chặt chẽ nên bị chậm trễ, thời gian giữa hai đợt chiến đấu phải giãn ra vì chờ đạn pháo.
Đợt 1 (từ ngày 19 tháng 5 đến 05 tháng 6)
Trước ngày chiến dịch mở màn, từ 6 đến 15 tháng 5, các lực lượng nghi binh được phân công đã hoạt động tích cực và có hiệu quả. Nhưng do địch mở cuộc hành quân Pô-môn lên Phú Thọ, Tuyên Quang nên chiến dịch mở chậm hơn so với kế hoạch. 17 giờ ngày 19 tháng 5, pháo binh ta bắt đầu bắn. Sau 1 giờ 50 phút tiến công, ta hoàn toàn làm chủ vị trí Đại Phác và Đại Bục. Ta diệt ba phần tư địch trong đồn Đại Phác, 22 tên ở Đại Bục2; bắt 17 tên (có năm lính Pháp), thu nhiều vũ khí, trang bị. Trận mở màn của quân ta thành công xuất sắc, diệt hai cứ điểm Đại Bục và Đại Phác, khiến địch phải điều ngay quân từ Lào Cai, Phong Thổ đến đối phó. Phối hợp với hướng chính, ta giải tán hội tề ở vùng Minh Lương, tiến công Bản Trại (Sơn La) diệt 20 tên địch, tiêu diệt Văn Bàn, bao vây Phát, kiềm chế Phục Linh. Sau đó bao vây Than Uyên. Ở mặt trận Sơn La, ngày 25 tháng 5, ta tiến công vị trí Sông Con, diệt trên 20 tên địch, làm bị thương 30 tên và đột nhập châu lỵ Thuận Châu; đột nhập trường bay Mai Sơn, đốt cháy một kho dầu, một số vũ khí và nhiều quân trang, quân dụng. Ngày 27, ta thiêu huỷ vị trí Cửa Nhì và Bản Hảo khi địch đã rút chạy, tiến công vị trí Na Luông, diệt 10 tên.
Ngày 30 tháng 5, Bộ chỉ huy quyết định kéo dài đợt 1 để phục kích bắt sống toán quân đi chặt nứa và dùng mật giao, kỳ tập tiêu diệt vị trí Phát, kiềm chế Phục Linh. Nhưng bị lộ phải chuyển sang đánh cường tập (ngày 3 đến 5 tháng 6), cũng không thành công. Vì không theo dõi chắc địch nên ngày 5 tháng 6, một đại đội địch từ Bảo Hà xuống tăng viện được cho đồn Phát. Ở vùng địch hậu, quân ta tích cực hoạt động phối hợp bằng tập kích, phục kích ở Thượng Bằng La, Làng Mạ, đốt kho thóc Hanh Sơn, v.v... Nhưng trước tình hình địch đã tăng viện, ta đạn dược đã tiêu hao, sức khoẻ bộ đội giảm sút, Bộ chỉ huy ra lệnh kết thúc đợt 1 ngày 5 tháng 6. Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: Địch tăng cường lực lượng ở hữu ngạn sông Thao, trong khi đó ở khu vực Phố Ràng, Nghĩa Lộ, chúng có nhiều sơ hở. Phía ta, đã chuẩn bị chiến trường ở phía tả ngạn sông Thao tương đối chu đáo nên Bộ chỉ huy đã chỉ thị cho trung đoàn 115 tiếp tục hoạt động, khuếch trương chiến quả ở mặt hữu ngạn sông Thao. Còn toàn bộ các tiểu đoàn chủ lực của Bộ ngày 13 tháng 6 hành quân bí mật theo đường tắt Báo Đáp chuyển sang hướng Phố Ràng, chuẩn bị bước vào tác chiến đợt 2.
Chủ trương tác chiến đợt 2 là: Tiếp tục phá vỡ phòng tuyến Sông Thao của địch, tập trung tiêu diệt quân địch ở Phố Ràng, Thôn Mạ, Ngòi Mác, Nghĩa Đô, Bắc Cuông, mở rộng khu căn cứ của ta trong vùng hậu địch ở Lào Cai nối liền với Yên Bái.
___________________________________
1.Trong chiến dịch bộ đội đã được cung cấp: 151 tấn gạo, 8 tấn muối, 60 con bò, 90 con lợn,... và 2.276.621 đồng để mua gạo và sinh hoạt phí. Đã huy động 19.103 ngày công, 900 ngày công ngựa thồ, 900 ngày công thuyền vận tải.
2.Trận đánh của tiểu đoàn 54 vào đồn Đại Bục (bên bờ sông Thao) thuộc tỉnh Yên Bái bằng phương pháp cường tập do tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng chỉ huy. Đồn chia làm hai khu A và B, bố trí đội hình theo hình tam giác, ở các góc đều có lô cốt, xung quanh đồn có ba lớp hàng rào bằng tre vót nhọn, ken dày theo kiểu lông nhím; đồn do 120 binh lính Âu - Phi và ngụy đóng giữ.
16 giờ 30 phút ngày 19 tháng 5, được sự yểm trợ của hoả lực đại bác và súng phóng bom, tiểu đoàn hình thành hai mũi tiến công; dùng lửa đốt phá hàng rào, xung phong vào đồn đánh giáp lá cà bằng mác và mã tấu. Quân ta kết hợp giữa tiêu diệt địch và gọi hàng. Sau hơn 30 phút, toàn bộ khu đồn bị đốt cháy, ta loại khỏi vòng chiến đấu toàn bộ 120 tên lính có trong đồn (trong đó có 22 tên bị tiêu diệt). Đây là trận mở màn chiến dịch với lối đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của bộ đội trên toàn chiến dịch. Trận đánh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch Sông Thao.
Trận đánh đồn Đại Phác do tiểu đoàn trưởng Vũ Yên chỉ huy. Đại Phác là sở chỉ huy tiểu khu nên quân số địch đông hơn ở Đại Bục. Tiểu đoàn trưởng quyết định không chờ pháo mà ra lệnh cho súng cối bắn vào đồn, đồng thời tập trung hoả lực bắn thẳng bịt các lỗ châu mai, yểm hộ cho bộ đội bắc thang vượt qua các hàng rào lông nhím để xung phong. Từ các lô cốt, ụ súng chưa bị phá, quân địch bắn ra dữ dội. Rút kinh nghiệm từ trận Phủ Thông, lần này đi cùng các chiến sĩ xung kích cầm mác xông vào đồn, có cả những chiến sĩ mang tiểu liên, súng trường và Badôca đi cùng, do đó các hoả điểm địch lần lượt bị dập tắt. Bộ đội xung phong tiêu diệt các ổ đề kháng của địch. Vị trí Đại Phác bị tiêu diệt sau một giờ chiến đấu.
CHIẾN DỊCH SÔNG LÔ
(Phản công, từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 31 tháng 5 năm 1949)
Chiến dịch sông Lô diễn ra trên một chiến trường dài hơn 400 ki-lô-mét, từ Việt Trì đến giáp Yên Bái (Phủ Hiên - Thác Bà), nhưng chủ yếu là dọc sông Lô (từ Việt Trì đến Đoan Hùng) và một phần sông Chảy.
Ý định tiến công của địch: Sau hai năm kháng chiến với hàng loạt chiến dịch tiến công của ta, địch tuy đã yếu, khả năng tập trung bị hạn chế, nhưng chúng vẫn cố gắng tổ chức một cuộc tiến công sâu vào hậu phương của ta, cuộc tiến công mang tên Ốp-pê ra-siông Pô-mon, nhằm mục đích giành lại quyền chủ động về chiến dịch, buộc chủ lực ta phải rút bớt ở Tây Bắc về để đối phó, gỡ thế bị uy hiếp của chúng ở Tây Bắc; cướp phá kho tàng, xưởng máy, gây cho ta thêm khó khăn, đồng thời gây uy tín cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Kế hoạch tiến công do bộ chỉ huy Pháp ở Bắc Bộ vạch ra và giao cho đại tá Các-bô-nen (chỉ huy khu Hồng Hà) thực hiện. Chúng dự kiến chia thành hai thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất (từ 29 tháng 4 đến 5 tháng 5): Càn quét vùng Lâm Thao để hút lực lượng ta xuống phía nam đối phó, phía bắc sẽ sơ hở để chúng bất ngờ tiến công. Bước đầu cố giành một số kết quả để tuyên truyền, củng cố tinh thần và tập dượt cho bọn lính mới.
Thời kỳ thứ hai (từ 5 tháng 5 trở đi): Đánh chiếm Đoan Hùng, Tuyên Quang, diệt sinh lực, đốt phá kho tàng xưởng máy, phá hoại hậu phương của ta, buộc chủ lực ta ở Tây Bắc phải rút về đối phó. Lực lượng khoảng 2.600 tên, gồm nhiều bộ phận rất phức tạp, từ nhiều nơi như Hà Nội, Sơn Tây, Hải Dương... tập trung về Hưng Hoá và Triều Dương để thực hành tiến công. Cụ thể gồm: tiểu đoàn Ta-bo thứ 10; tiểu đoàn Mường I, một đại đội thuộc trung đoàn Ma-rốc, Tuy-ni-di, Sê-nê-gan thứ 26; một đại đội dù lê dương và một đại đội dù (đại đội 1 của tiểu đoàn 2) thuộc địa; ba pháo 75mm bố trí tại Bà Triệu, Triều Dương, Trung Hà; một pháo 155mm bố trí tại Trung Hà, khi thọc sâu vào hậu phương ta, sẽ thay thế bằng hai khẩu 94 mm mang vác bằng ngựa; một đại đội công binh trợ chiến; bốn ca nô (2LCM và 2LCT); máy bay thường xuyên hoạt động thả dù, bắn phá mức tối đa là 165 lần chiếc/ngày.
Địa hình khu vực từ Việt Trì đến Đoan Hùng là vùng đồi tre, thấp, có xen kẽ nhiều bãi bằng khá rộng như Bảo Dưỡng, Phú Lộc, Phú Nham... và một số cánh đồng lầy Hưng Hiền, Xóm Đình, Kim Đái, Cao Xá... Từ Đoan Hùng trở lên phía bắc là rừng rậm, núi cao.
Đường sá có: quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì lên Lào Cai, các đường liên tỉnh Đoan Hùng đi Yên Bình Xã và Tuyên Quang đi Phủ Hiên, riêng phía nam Đoan Hùng còn có nhiều đường đất rộng chạy nối từ quốc lộ 2 ra bờ sông Lô. Đường thuỷ có sông Lô từ Việt Trì đến Tuyên Quang tương đối rộng nhưng có nhiều cồn cát, bãi cát ở giữa, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8 ) nước đầy, sông chảy xiết; mùa hanh khô (từ tháng 11 đến tháng 2) sông cạn. Riêng sông Chảy có nhiều ghềnh thác hiểm trở. Từ Đoan Hùng đến Yên Bình chỉ đi được bằng thuyền, xuồng nhỏ. Dân cư sống tập trung đông đúc ở phía nam Phú Thọ, được giác ngộ cách mạng, tinh thần kháng chiến rất cao. Từ Phú Thọ trở lên, dân cư thưa thớt dần, trình độ giác ngộ thấp hơn. Nhưng tất cả nhân dân trong địa bàn chiến dịch đều sẵn lòng giúp đỡ bộ đội. Bộ đội địa phương và dân quân du kích sau hơn hai năm kháng chiến đã có nhiều tiến bộ, nhưng trình độ và kinh nghiệm chiến đấu còn thấp, trang bị lại thiếu, mỗi trung đội chỉ có năm đến bảy khẩu súng, kể cả súng kíp tự tạo.
Chủ trương của ta: Lúc đầu ta cho rằng địch không có khả năng tiến công lên vùng tự do của ta. Khi địch đã vượt sông Hồng, càn quét vùng Lâm Thao, ta cũng chỉ cho là “Hoạt động thường xuyên quanh phạm vi chiếm đóng”1 nên giao cho Liên khu 10 tổ chức đối phó, còn đại bộ phận lực lượng vẫn chuẩn bị mở chiến dịch Sông Thao. Đến khi địch nhảy dù đánh chiếm Đoan Hùng, ta mới đánh giá đúng âm mưu và khả năng của địch và có chủ trương thành lập Ban chỉ huy mặt trận Sông Lô (quyết định ngày 16-5, nhưng mãi tới 22 tháng 5 các đơn vị mới nhận được), dùng lực lượng của địa phương là chính, tăng cường thêm một số đơn vị chủ lực của Bộ2, tổ chức đánh địch; mặt khác gấp rút hoàn thành việc chuẩn bị cho chiến dịch Sông Thao.
Phương châm tác chiến là: Sử dụng bộ đội linh hoạt giữa tập trung và phân tán, phối hợp với dân quân du kích, phát động chiến tranh nhân dân rộng rãi để tiêu hao nhiều sinh lực địch. Khi lực lượng đã tập trung sẽ tổ chức đánh những trận tiêu diệt, nhất là khi phát hiện địch rút lui.
Lực lượng sử dụng gồm chín tiểu đoàn bộ binh: Tiểu đoàn 510 và 532 (có một đại đội) thuộc trung đoàn Sông Lô; tiểu đoàn 18, 19 và 23 (mỗi tiểu đoàn có bốn đại đội) thuộc trung đoàn 308 chủ lực Bộ; tiểu đoàn 630 (ba đại đội) thuộc trung đoàn 115; tiểu đoàn 626 (ba đại đội) thuộc Mặt trận 3 phái tới; và một đại đội pháo thuộc Vĩnh Yên. Ngoài ra còn có hai đại đội pháo 75mm (hai khẩu), hai khẩu phóng bom và một đại đội công binh thuộc Liên khu 10. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm: Bằng Giang làm chỉ huy trưởng, Vương Thừa Vũ và Lâm Kính - chỉ huy phó.
Các đơn vị trên; trừ một vài đơn vị ở nơi khác được phái đến còn bỡ ngỡ chưa quen với địa hình, thời tiết, còn phần lớn là những đơn vị đã tham gia chiến đấu nhiều trận, rất quen thuộc địa bàn, có truyền thống chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn và nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhất là đánh công đồn, riêng về đánh vận động thì chưa có kinh nghiệm, và cũng chưa có kinh nghiệm trong tổ chức hiệp đồng chiến đấu quy mô lớn (cấp sư đoàn). Riêng về trang bị cho chiến dịch, các đơn vị chủ lực mạnh hơn hẳn các chiến dịch trước, nhất là súng máy, có thể tổ chức chặn địch bằng hoả lực, hoặc khi cần có thể tổ chức chiến đấu với máy bay địch để yểm hộ cho bộ binh phát triển chiến đấu. Bộ đội địa phương và dân quân du kích còn thiếu thốn, mỗi trung đội chỉ có từ năm đến bảy khẩu súng trường, riêng bộ đội địa phương Lâm Thao có 10 khẩu kể cả súng kíp, nên chỉ có khả năng hoạt động nhỏ lẻ, quấy rối và tiêu hao địch khi chúng hành quân.
Trước những thắng lợi liên tiếp của quân ta trên chiến trường và trong địa bàn Liên khu 10, quần chúng nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng nhưng cũng có phần chủ quan nên lúc đầu khi địch đánh vào đã tỏ ra hoang mang dao động. Sau có sự chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan chính quyền, và đảng bộ địa phương, nhân dân đã bình tĩnh và hăng hái thực hiện công tác phá hoại, tiêu thổ kháng chiến góp phần làm chậm bước tiến công phá hoại của địch. Mặt khác nhân dân tình nguyện bán gạo, tiếp tế cho bộ đội, mặc dù chưa có lệnh thu mua. Do đó ta đã giải quyết kịp thời những khó khăn thiếu thốn về hậu cần của chiến dịch.
Công tác chính trị, mặc dù nhiệm vụ chiến đấu gấp, ít thời gian chuẩn bị, nhưng rút kinh nghiệm từ những chiến dịch trước, các đơn vị đã tiến hành tốt việc quán triệt nhiệm vụ, xây dựng tinh thần chiến đấu, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cho bộ đội. Đặc biệt đã làm tốt công tác dân vận và địch vận, tuyên truyền thắng lợi, giải thích chính sách của kháng chiến, nên đã làm cho nhiều binh lính địch hoang mang lo sợ, tạo nên một tâm lý có lợi cho quân ta thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của chiến dịch.
Địch dự kiến cuộc tiến công thành hai đợt, nhưng thực tế đã diễn ra thành ba đợt.
Đợt 1 (từ 29 tháng 4 đến 4 tháng 5):
5 giờ ngày 29 tháng 4, địch bắt đầu vượt sông Hồng, chia thành bốn mũi, phối hợp với quân nhảy dù xuống Bãi Bằng, Phú Nham thực hiện càn quét vùng Lâm Thao, trọng điểm là Cổ Tuyết, Phú Ninh, Phú Nham. Cụ thể: Tiểu đoàn Ta-bo 10 chia thành hai mũi vượt sông Hồng ở Giá Áo và Tam Nông, tiến thẳng sang Cổ Tuyết. Mũi thứ ba do một đại đội thuộc trung đoàn Ma-rốc, Tuy-ni-di, Sê-nê-gan thứ 26 vượt sông Hồng ở Triều Dương, tiến theo quốc lộ 2 lên Cổ Tuyết. Mũi thứ tư do tiểu đoàn Mường I từ Việt Trì ngược sông Lô, đổ bộ lên An Lão, tiến vào Phù Ninh. Đến 15 giờ, các mũi càn quét của địch tới được địa điểm đã định.
Về ta, tiểu đoàn 510 đang đi làm nhiệm vụ tiếp nhận tù binh, tới Đào Giã nhận được tin đã cấp tốc hành quân trở lại, 2 giờ ngày 30 tháng 4, mới về tới địa điểm tác chiến. Tiểu đoàn lập tức chia thành hai mũi: mũi 1 do đại đội 700 đánh vào Phú Nham, mũi 2 đại đội 706 đánh vào Trại Cần nhưng khi tới nơi thì địch đã rút.
Ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5, địch càn quét vùng Cổ Tuyết, Tiên Kiên, Xuân Lãng. Ngày 2 tháng 5, tiểu đoàn Ta-bo tiến chiếm nhà thờ Hà Thạch, thị xã Phú Thọ và bến đò Đoan. Một bộ phận địch ở hữu ngạn sông Hồng từ Bà Triệu tiến lên càn quét Tứ Cường, Phú Cường, Than Uyên chiếm đóng nhà thờ Hiền Quân, càn tiếp lên phía Gia Dụ. Quân dù và tiểu đoàn Mường I từ An Lão rút dần về Việt Trì. Ở Phú Thọ, Hà Thạch địch càn quét nhỏ ra xung quanh và lấy tre gỗ làm công sự.
Ngày 4 tháng 5, tiểu đoàn 510 phục kích địch ở gần Hà Thạch, diệt 18 tên, làm bị thương một số, ta giải thoát được 15 người phu bị địch bắt làm công sự. Sau đó tiểu đoàn phân tán lực lượng thực hiện hai nhiệm vụ “bảo vệ gặt chiêm” và “bám đánh địch” nhưng cả hai nhiệm vụ đều không hoàn thành.
Đợt 1 kết thúc ngày 4 tháng 5. Địch thực hiện càn quét được vùng Lâm Thao, ổn định được tinh thần binh lính. Ta không đánh giá đúng địch, thiếu kế hoạch đánh vận động, thiếu kinh nghiệm tổ chức nắm địch nên không thực hiện được tiêu diệt sinh lực địch.
______________________________________
1.Hồ sơ TL 1504- VL11930. Trung tâm thông tin Bộ Quốc phòng.
2.Ngày 23 tháng 5, các đơn vị này mới liên lạc được với Bộ chỉ huy mặt trận nhưng còn ở tình trạng phân tán.
...Chuyện bình thường, chiến tranh người trai ấy quên mình, anh dâng hiến mùa xuân cho tương lai...
|
CHIẾN DỊCH SÔNG THAO
(Tiến công, từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 18 tháng 7 năm 1949)
Sau thất bại ở Việt Bắc - Thu Đông 1947 và sau những chiến dịch tiến công của ta (ở Yên Bình Xã, đường số 3, Đông Bắc, v.v...), thực dân Pháp đổ thêm quân củng cố vùng Tây Bắc, phát triển nguỵ, tề điệp, thổ phỉ, lôi kéo dân chúng. Chúng lợi dụng địa hình Tây Bắc núi non hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu để xây dựng các đồn bốt, lập các phòng tuyến nhằm đối phó với ta và giữ địa bàn, khoá biên giới. Trong đó có phòng tuyến sông Thao dài trên 200 ki-lô-mét từ Yên Bình Xã, Nghĩa Đô, Phố Ràng đến Bảo Hà, Dóm, Đại Bục, Đại Phác, Ba Khe, Nghĩa Lộ, địch chia Tây Bắc thành bốn tiểu khu: Lào Cai, Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Hoà Bình, mỗi tiểu khu lại chia thành bốn đến năm phân khu, có từ bảy đến chín đại đội lính ngụy chiếm đóng. Mỗi tiểu đoàn ngụy người Thái do sĩ quan Pháp chỉ huy. Riêng “phòng tuyến sông Thao” gồm một phần tiểu khu Lao Kay và tiểu khu Nghĩa Lộ do gần tám đại đội ngụy Thái và một bộ phận thuộc trung đoàn thuộc địa thứ 23 chiếm đóng.
Lập phòng tuyến sông Thao, địch chiếm đóng một vùng quan trọng về chiến lược của ta, chặn đường vào Tây Bắc, củng cố được một phần lớn chiến trường Tây Bắc, thực hiện phong toả biên giới Việt Trung.
Bước vào năm 1949, địch ở Tây Bắc đã lâm vào tình trạng đối phó lúng túng với hoạt động của ta, chúng phải rút bỏ một số vị trí nhỏ về tập trung tại các vị trí lớn. Nắm chắc thời cơ, để khuếch trương thắng lợi của mùa Xuân 1949, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ chỉ huy Liên khu 10 chủ trương mở Chiến dịch Sông Thao nhằm mục đích: Tiêu diệt một phần sinh lực của địch, làm tan vỡ khối ngụy binh Thái trắng, phá vỡ phòng tuyến của địch ở đoạn Nghĩa Lộ - Bảo Hà - Yên Bình Xã để cô lập tiểu khu Lao Kay và mở rộng căn cứ Tây Bắc từ sông Thao đến sông Đà; phá thế uy hiếp của địch đối với Việt Bắc, củng cố bàn đạp tiến sang Thượng Lào, đồng thời để bộ đội ta tập dượt, trưởng thành, tiến tới tổng phản công.
Phương châm tác chiến là: Tập trung lực lượng tiêu diệt một số cứ điểm trên phòng tuyến sông Thao, đoạn từ Bảo Hà - Nghĩa Đô - Yên Bình Xã, trận mở màn diệt một đến hai cứ điểm, sau đó đánh quân địch tiếp viện và rút lui; kết hợp tiến công các vị trí khác để phát động nhân dân làm địch vận, phá tề, bao vây kinh tế của địch. Bộ chỉ huy dự kiến chia chiến dịch thành ba đợt: đợt 1 (từ 18 đến 25 tháng 5), trận mở màn là tập trung lực lượng diệt vị trí Đại Bục, Đại Phác; sau đó tiêu diệt Dóm và Phục Linh. Đợt 2 (từ 25 đến 31 tháng 5), tập trung diệt Bảo Hà, Phố Ràng và Yên Bình Xã. Đợt 3 (từ 31 tháng 5 đến 30 tháng 6), tuỳ tình hình phát triển chiến dịch, có thể tập trung tiến công Bảo Hà, cô lập Hoàng Su Phì hoặc tiến công Nghĩa Đô. Để giữ bí mật cho hướng chủ yếu các đại đội độc lập và du kích hoạt động nghi binh ở Nghĩa Đô, Sài Lương, Thượng Bằng La, Đồng Bồ; đồng thời phát động võ trang vùng địch hậu: Tú Lệ, Than Uyên, Văn Bàn (Yên Bái), Thuận Châu và dọc sông Đà (thuộc Sơn La), Phong Thổ (Lai Châu).
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: Hướng chủ yếu có năm tiểu đoàn bộ binh (11, 54, 79, 630 và 564), hai đại đội pháo binh, hai khẩu phóng bom, năm đại đội độc lập thuộc trung đoàn 115. Mặt địch hậu, ở Yên Bái có các đơn vị còn lại của trung đoàn 115, ở Lao Hà do trung đoàn 165 và ở Sơn La, Lai Châu do trung đoàn 148 đảm nhiệm.
Chỉ huy chiến dịch: Bộ chỉ huy Liên khu 10. Chỉ huy trưởng: Lê Trọng Tấn, chỉ huy phó: Cao Văn Khánh.
Phần lớn các đơn vị trên đã liên tiếp tham gia các trận chiến đấu, các chiến dịch, nay được tập trung gấp về tham gia chiến dịch Sông Thao, do đó, tuy có nhiều kinh nghiệm, nhưng chưa có thời gian bổ sung, củng cố, và huấn luyện; trừ tiểu đoàn 11 còn nguyên vẹn, còn lại phần lớn các đơn vị sức chiến đấu đã bị giảm ở mức độ khác nhau. Tiểu đoàn 54 vừa hoạt động ở vùng Liên khu 3 mới trở về chưa đầy một tháng, chưa kịp bổ sung quân số, số ốm phải nằm lại hậu phương 100 đồng chí, chưa kịp huấn luyện thì nhận lệnh đi chiến đấu. Tiểu đoàn 79 đang chiến đấu ở sông Lô thì được điều lên chiến dịch Sông Thao, sức khoẻ bộ đội cũng bị giảm sút. Tiểu đoàn 630 trung đoàn 115 vừa hoàn thành nhiệm vụ trên mặt trận Lao Hà nên quân số cũng bị hao hụt, có đại đội chỉ còn 40 tay súng (như đại đội 514). Hai đại đội pháo được điều động cấp tốc từ Đông Bắc sang, hành quân hơn 300 ki-lô-mét, do đó sức khoẻ giảm nhiều, đạn dược cũng chưa đủ. Nhận rõ đặc điểm trên, công tác chính trị chuẩn bị chiến dịch đã đi sâu vào giải quyết những vấn đề cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sức chiến đấu như: Lãnh đạo giải quyết tốt khâu cấp dưỡng, chăm sóc thương bệnh binh, xây dựng tinh thần phục vụ cho các chiến sĩ nuôi quân. Đồng thời giáo dục quán triệt nhiệm vụ chiến dịch, phát động căm thù, phát huy truyền thống đơn vị, xây dựng tinh thần chịu đựng gian khổ, thi đua giết giặc lập công.
Công tác chuẩn bị chiến trường, đã thống nhất các tổ chức tình báo, trinh sát, có kế hoạch và phân công nhiệm vụ, phân công khu vực nắm địch cụ thể. Do đó trước ngày nổ súng đã điều tra nắm vững tình hình binh lực, hoả lực, bố phòng của địch ở các vị trí mà ta có kế hoạch tiêu diệt như Đại Bục, Đại Phác, Phố Ràng, Khe Phìa, Ngòi Mác... Tổ chức mạng lưới thông tin chỉ huy chặt chẽ nên mặc dù phương tiện thông tin liên lạc thiếu, nhưng Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn thường xuyên nắm vững tình hình mọi mặt ở các hướng, các khâu, bước vào chiến dịch điều hành ăn khớp và giữ được bí mật.
Về chuẩn bị hậu cần, chiến dịch diễn ra trên địa bàn mà kinh tế địa phương rất nghèo nàn, không có khả năng cung cấp cho chiến dịch, quân địch lại ngăn cản ráo riết trên sông Lô. Bộ chỉ huy chiến dịch đã kịp thời chuyển hướng công tác chuẩn bị hậu cần về các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái và Phú Thọ, do đó trước khi nổ súng đã chuẩn bị khá đủ lương thực cho chiến dịch1. Ban quân nhu của Khu 10, nhưng do Bộ trực tiếp chỉ đạo đã chuẩn bị được 140 tấn gạo bố trí ở ba khu vực: Yên Bình Xã để cung cấp cho trung đoàn 308; ở Lục Yên Châu, Làng Cóc để cung cấp cho đơn vị đánh Phố Ràng; ở Ngòi Hóp, Báo Đáp, Trại Hút phục vụ các đơn vị đánh Đại Bục, Đại Phác và Dóm. Mỗi nơi đảm bảo có trong kho một phần ba số cần thiết trước ngày 10 tháng 5 năm 1949, số còn lại quá trình chiến đấu sẽ chuyển sau. Ngoài ra quân nhu còn chuẩn bị cho bộ đội một tấn lương khô. Ban quân y lập một bệnh xá ở tuyến sau và tổ chức một đội phẫu lưu động theo sát mặt trận để cứu chữa thương bệnh binh. Riêng đạn pháo vì hiệp đồng với xưởng chế tạo không chặt chẽ nên bị chậm trễ, thời gian giữa hai đợt chiến đấu phải giãn ra vì chờ đạn pháo.
Đợt 1 (từ ngày 19 tháng 5 đến 05 tháng 6)
Trước ngày chiến dịch mở màn, từ 6 đến 15 tháng 5, các lực lượng nghi binh được phân công đã hoạt động tích cực và có hiệu quả. Nhưng do địch mở cuộc hành quân Pô-môn lên Phú Thọ, Tuyên Quang nên chiến dịch mở chậm hơn so với kế hoạch. 17 giờ ngày 19 tháng 5, pháo binh ta bắt đầu bắn. Sau 1 giờ 50 phút tiến công, ta hoàn toàn làm chủ vị trí Đại Phác và Đại Bục. Ta diệt ba phần tư địch trong đồn Đại Phác, 22 tên ở Đại Bục2; bắt 17 tên (có năm lính Pháp), thu nhiều vũ khí, trang bị. Trận mở màn của quân ta thành công xuất sắc, diệt hai cứ điểm Đại Bục và Đại Phác, khiến địch phải điều ngay quân từ Lào Cai, Phong Thổ đến đối phó. Phối hợp với hướng chính, ta giải tán hội tề ở vùng Minh Lương, tiến công Bản Trại (Sơn La) diệt 20 tên địch, tiêu diệt Văn Bàn, bao vây Phát, kiềm chế Phục Linh. Sau đó bao vây Than Uyên. Ở mặt trận Sơn La, ngày 25 tháng 5, ta tiến công vị trí Sông Con, diệt trên 20 tên địch, làm bị thương 30 tên và đột nhập châu lỵ Thuận Châu; đột nhập trường bay Mai Sơn, đốt cháy một kho dầu, một số vũ khí và nhiều quân trang, quân dụng. Ngày 27, ta thiêu huỷ vị trí Cửa Nhì và Bản Hảo khi địch đã rút chạy, tiến công vị trí Na Luông, diệt 10 tên.
Ngày 30 tháng 5, Bộ chỉ huy quyết định kéo dài đợt 1 để phục kích bắt sống toán quân đi chặt nứa và dùng mật giao, kỳ tập tiêu diệt vị trí Phát, kiềm chế Phục Linh. Nhưng bị lộ phải chuyển sang đánh cường tập (ngày 3 đến 5 tháng 6), cũng không thành công. Vì không theo dõi chắc địch nên ngày 5 tháng 6, một đại đội địch từ Bảo Hà xuống tăng viện được cho đồn Phát. Ở vùng địch hậu, quân ta tích cực hoạt động phối hợp bằng tập kích, phục kích ở Thượng Bằng La, Làng Mạ, đốt kho thóc Hanh Sơn, v.v... Nhưng trước tình hình địch đã tăng viện, ta đạn dược đã tiêu hao, sức khoẻ bộ đội giảm sút, Bộ chỉ huy ra lệnh kết thúc đợt 1 ngày 5 tháng 6. Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: Địch tăng cường lực lượng ở hữu ngạn sông Thao, trong khi đó ở khu vực Phố Ràng, Nghĩa Lộ, chúng có nhiều sơ hở. Phía ta, đã chuẩn bị chiến trường ở phía tả ngạn sông Thao tương đối chu đáo nên Bộ chỉ huy đã chỉ thị cho trung đoàn 115 tiếp tục hoạt động, khuếch trương chiến quả ở mặt hữu ngạn sông Thao. Còn toàn bộ các tiểu đoàn chủ lực của Bộ ngày 13 tháng 6 hành quân bí mật theo đường tắt Báo Đáp chuyển sang hướng Phố Ràng, chuẩn bị bước vào tác chiến đợt 2.
Chủ trương tác chiến đợt 2 là: Tiếp tục phá vỡ phòng tuyến Sông Thao của địch, tập trung tiêu diệt quân địch ở Phố Ràng, Thôn Mạ, Ngòi Mác, Nghĩa Đô, Bắc Cuông, mở rộng khu căn cứ của ta trong vùng hậu địch ở Lào Cai nối liền với Yên Bái.
___________________________________
1.Trong chiến dịch bộ đội đã được cung cấp: 151 tấn gạo, 8 tấn muối, 60 con bò, 90 con lợn,... và 2.276.621 đồng để mua gạo và sinh hoạt phí. Đã huy động 19.103 ngày công, 900 ngày công ngựa thồ, 900 ngày công thuyền vận tải.
2.Trận đánh của tiểu đoàn 54 vào đồn Đại Bục (bên bờ sông Thao) thuộc tỉnh Yên Bái bằng phương pháp cường tập do tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng chỉ huy. Đồn chia làm hai khu A và B, bố trí đội hình theo hình tam giác, ở các góc đều có lô cốt, xung quanh đồn có ba lớp hàng rào bằng tre vót nhọn, ken dày theo kiểu lông nhím; đồn do 120 binh lính Âu - Phi và ngụy đóng giữ.
16 giờ 30 phút ngày 19 tháng 5, được sự yểm trợ của hoả lực đại bác và súng phóng bom, tiểu đoàn hình thành hai mũi tiến công; dùng lửa đốt phá hàng rào, xung phong vào đồn đánh giáp lá cà bằng mác và mã tấu. Quân ta kết hợp giữa tiêu diệt địch và gọi hàng. Sau hơn 30 phút, toàn bộ khu đồn bị đốt cháy, ta loại khỏi vòng chiến đấu toàn bộ 120 tên lính có trong đồn (trong đó có 22 tên bị tiêu diệt). Đây là trận mở màn chiến dịch với lối đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của bộ đội trên toàn chiến dịch. Trận đánh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch Sông Thao.
Trận đánh đồn Đại Phác do tiểu đoàn trưởng Vũ Yên chỉ huy. Đại Phác là sở chỉ huy tiểu khu nên quân số địch đông hơn ở Đại Bục. Tiểu đoàn trưởng quyết định không chờ pháo mà ra lệnh cho súng cối bắn vào đồn, đồng thời tập trung hoả lực bắn thẳng bịt các lỗ châu mai, yểm hộ cho bộ đội bắc thang vượt qua các hàng rào lông nhím để xung phong. Từ các lô cốt, ụ súng chưa bị phá, quân địch bắn ra dữ dội. Rút kinh nghiệm từ trận Phủ Thông, lần này đi cùng các chiến sĩ xung kích cầm mác xông vào đồn, có cả những chiến sĩ mang tiểu liên, súng trường và Badôca đi cùng, do đó các hoả điểm địch lần lượt bị dập tắt. Bộ đội xung phong tiêu diệt các ổ đề kháng của địch. Vị trí Đại Phác bị tiêu diệt sau một giờ chiến đấu.
...Chuyện bình thường, chiến tranh người trai ấy quên mình, anh dâng hiến mùa xuân cho tương lai...
|
Đợt 2 (từ ngày 24 đến 30 tháng 6): Ngày 13 tháng 6, ta bắt đầu chuyển quân lên vùng Lục Yên Châu. Cùng lúc, các mặt nghi binh phối hợp tích cực hoạt động. Tiểu đoàn 630 tiến công Tú Lệ, Làng Mạ, Làng Ken (Sơn La); tiểu đoàn 696 và 540 tiến công Trại Vải (Phú Thọ); phát động đấu tranh võ trang ở Mường Còi, Tương Phà và Thuận Châu... Do vậy hướng chính của chiến dịch giữ được bí mật bất ngờ. Đêm 24 tháng 6, hai tiểu đoàn 11 và 79 (thiếu một đại đội) và hai đại đội pháo binh tiến công tiêu diệt vị trí Phố Ràng, mở đầu đợt 2 chiến dịch. Cùng lúc tiểu đoàn 564 và một đại đội pháo tiến công diệt vị trí Thôn Mạ nhưng không thành công. Địch trá hàng để chạy về Bảo Hà, nhưng đến Mã Yên Sơn thì bị tiểu đoàn 670 chặn đánh. Quân ta vào chiếm Thôn Mạ, thu nhiều vũ khí. Tiếp đó, tiểu đoàn 11 và pháo binh xuống tăng cường cho tiểu đoàn 54 để diệt Khe Phìa, Ngòi Mác nhưng chưa chiếm được đồn. Do ta bao vây không chặt, đêm địch rút chạy, sáng 27 tháng 6, ta vào chiếm đồn, bắt 200 tên, thu một trung liên, 200 súng trường và nhiều đạn dược. Ngày 29, địch cho quân ứng cứu Phố Ràng cơ động theo đường Nghĩa Đô - Bắc Cuông, bị tiểu đoàn 564 phục kích diệt bốn trung đội ở Bắc Cuông, số còn lại tháo chạy về Nghĩa Đô. Phòng tuyến Sông Thao bị phá vỡ một mảng dài 30 km từ Bảo Hà đến Bắc Cuông. Đường liên lạc của địch giữa Bảo Hà với Lào Cai, giữa Bảo Hà với Nghĩa Đô bị cắt đứt. Những ngày sau địch tăng cường lực lượng cho Bảo Hà, Làng Phát, Bắc Cuông và Nghĩa Đô, rút bỏ Phục Linh. Ta rút quân về Lục Yên Châu, kết thúc đợt 2 chiến dịch. Theo kế hoạch tác chiến lúc đầu, chiến dịch có thể kết thúc vào cuối tháng 6 năm 1949. Nhưng chiến dịch được lệnh của Bộ kéo dài thời gian sang tháng 7 năm 1949. Ngày 8 tháng 7, các đơn vị tham gia chiến dịch được lệnh hành quân về phía hữu ngạn sông Thao, chuẩn bị tác chiến đợt 3. Đợt 3, Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương tiêu diệt quân địch ở Dóm và làng Phát lần thứ hai để phá nốt phòng tuyến Sông Thao, không cho địch đóng lại Đại Bục và Đại Phác. Phương pháp tác chiến là dùng hình thức cường tập, nếu địch cố thủ thì đánh dài ngày để diệt cho kỳ được Dóm và làng Phát. Đợt 3 (từ 16 đến 18 tháng 7): Buổi sáng ngày 16 tháng 7, hai lần địch từ Dóm cho quân ra thăm dò, tuần tiễu đều bị ta chặn đánh, chúng thương vong gần 30 tên, trong đó có tên Va-nhê, quan hai chỉ huy đồn Dóm. 17 giờ, ta nổ súng tiến công. Lực lượng gồm hai tiểu đoàn (54 và 79), hai đại đội của tiểu đoàn 11 và một đại đội pháo binh. Địch chống cự yếu ớt, một số tên theo đường hầm chạy thoát ra ngoài. Ta diệt 30 tên, thu nhiều vũ khí. Địch từ Dốc Lu lên tiếp viện, bị hai đại đội địa phương chặn đánh, ta diệt một trung đội Âu - Phi, địch phải rút lui. Phòng tuyến Sông Thao của địch bị vỡ thêm một mảng lớn từ Ba Khe tới Bảo Hà dài 70 ki-lô-mét. Ngày 17, ta chuyển quân lên để đánh vị trí Phát theo kế hoạch, nhưng được lệnh của Bộ nên ngày 18 tháng 7, Bộ chỉ huy cho kết thúc chiến dịch. Kết quả: Ta tiêu diệt chín và bức rút 16 vị trí làm cho phòng tuyến Sông Thao vỡ một mảng dài 70 ki-lô-mét. Địch bị diệt 230 tên (có 51 lính Pháp, 124 lính khố đỏ và 55 lính dõng), bị thương 150 tên, bị bắt 58 tên (có 11 lính Pháp) và 300 tên tề điệp và phản động. Ta thu: một trọng liên 12,8 mm, năm đại liên, 12 trung liên, hai cối 81mm, bảy cối 60mm, 250 súng trường, 22 tiểu liên, hai súng ngắn, nhiều đạn dược và đồ quân dụng. Ta đốt một kho xăng, một kho gạo; mở rộng được cơ sở địch hậu trên 3.000 km2, tổ chức được đường liên lạc thông suốt giữa các khu tự do của ba tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lào Cai. Ta hy sinh 86 người, bị thương 222 người. Chiến dịch Sông Thao kết thúc thắng lợi. Sau ba đợt tác chiến, quân ta đã phá vỡ một mảng lớn phòng tuyến Sông Thao của địch; tiêu diệt một tiểu đoàn, phá hơn 20 đồn lớn nhỏ, giải phóng một vùng rộng 5000km2, có hai vạn dân, mở thông được đường liên lạc giữa vùng tự do với khu căn cứ hậu địch ở Sơn La, Yên Bái, Lào Cai. Lần đầu tiên ta tập trung lực lượng diệt gọn hai phân khu (Đại Phác, Phố Ràng) trong một thời gian ngắn. Bảo đảm được các yếu tố: Bí mật, bất ngờ, giữ vững quyết tâm, xử trí linh hoạt, chuyển hướng chiến dịch đúng thời cơ, kết hợp chặt chẽ giữa hướng chính và các hướng nghi binh, phối hợp giữa quân, dân, chính đạt hiệu quả nên đã tạo được thế đánh hiểm, buộc địch phải lúng túng đối phó. Những mục tiêu cơ bản của chiến dịch đã đạt được. Song, ta chưa thực hiện được triệt để mục tiêu phá vỡ khối ngụy binh người Thái. Quá trình phát triển chiến đấu chưa chú trọng đúng mức tổ chức lực lượng dự bị để chi viện phát triển chiến dịch, công tác điều tra nắm địch và đánh giá địch chưa chắc nên bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt địch. |
Nhận xét
Đăng nhận xét