Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 5

 (ĐC sưu tầm trên NET)

13-Blaise Pascal
Blaise_Pascal_828.jpg

1623-1662
Pháp
Vật Lý, Toán Học, Khoa Học Máy Tính

Blaise Pascal

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pascal-old cropped.png
Sinh 19 tháng 6, 1623
Clermont-Ferrand,
Auvergne, Pháp
Mất 19 tháng 8, 1662 (39 tuổi)
Paris, Pháp
Cư trú Pháp
Quốc tịch Pháp
Thời đại Triết học thế kỷ 17
Lĩnh vực Triết học phương Tây
Tôn giáo Công giáo Rô-ma
Trường phái
  • Thần học Jansen
Sở thích
Ý tưởng nổi trội

Blaise Pascal (tiếng Pháp: [blɛz paskal]; 19 tháng 6, 162319 tháng 8, 1662) là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia, và triết gia Cơ Đốc người Pháp. Là cậu bé thần đồng, Pascal tiếp nhận nền giáo dục từ cha, một quan chức thuế vụ tại Rouen. Nghiên cứu đầu tay của Pascal là trong lĩnh vực tự nhiên và khoa học ứng dụng, là những đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về chất lưu, và làm sáng tỏ những khái niệm về áp suấtchân không bằng cách khái quát hóa công trình của Evangelista Torricelli. Pascal cũng viết để bảo vệ phương pháp khoa học.
Năm 1642, khi còn là một thiếu niên, Pascal bắt tay vào một số nghiên cứu tiên phong về máy tính. Sau ba năm nỗ lực với năm mươi bản mẫu,  cậu đã phát minh máy tính cơ học,  chế tạo 20 máy tính loại này (gọi là máy tính Pascal, về sau gọi là Pascaline) trong vòng mười năm. Pascal là một nhà toán học tài danh, giúp kiến tạo hai lĩnh vực nghiên cứu quan trọng: viết một chuyên luận xuất sắc về hình học xạ ảnh khi mới 16 tuổi, rồi trao đổi với Pierre de Fermat về lý thuyết xác suất, có ảnh hưởng sâu đậm trên tiến trình phát triển kinh tế học và khoa học xã hội đương đại. Tiếp bước Galileo và Torricelli, năm 1646, ông phản bác những người theo Aristotle chủ trương thiên nhiên không chấp nhận khoảng không. Kết quả nghiên cứu của Pascal đã gây ra nhiều tranh luận trước khi được chấp nhận.
Năm 1646, Pascal và em gái Jacqueline gia nhập một phong trào tôn giáo phát triển bên trong Công giáo mà những người gièm pha gọi là thuyết Jansen.  Cha ông mất năm 1651. Tiếp sau một trải nghiệm tâm linh xảy ra cuối năm 1654, ông trải qua "sự qui đạo thứ nhì", từ bỏ nghiên cứu khoa học, và hiến mình cho triết học và thần học. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Pascal đánh dấu giai đoạn này: Lettres provinciales (Những lá thư tỉnh lẻ) và Pensées (Suy tưởng), tác phẩm đầu được ấn hành trong bối cảnh tranh chấp giữa nhóm Jansen với Dòng Tên. Cũng trong năm này, ông viết một luận văn quan trọng về tam giác số học.
Pascal có thể chất yếu đuối, nhất là từ sau 18 tuổi đến khi qua đời, chỉ hai tháng trước khi tròn 39 tuổi.

Thiếu thời và học vấn


Tượng Pascal đang nghiên cứu cycloid, 1785, Louvre
Pascal chào đời ở Clermont-Ferrand, Pháp; cậu mất mẹ, Antoinette Begon, khi mới ba tuổi. Cha, Estienne Pascal (1588 – 1651), là người thích toán và khoa học, ông cũng là thẩm phán địa phương và là thành viên của "Noblesse de Robe" (người mua một chức quan). Pascal có chị là Gilberte và em gái Jacqueline.
Năm 1631, năm năm sau khi vợ qua đời,  Étienne Pascal cùng các con dọn đến Paris. Étienne, không chịu tái hôn, muốn tự mình giáo dưỡng con cái bởi vì cả ba đều đặc biệt xuất sắc về trí tuệ, nhất là cậu con trai. Từ bé, Pascal đã thể hiện năng khiếu đáng kinh ngạc về toán và khoa học.
Pascal đặc biệt yêu thích một nghiên cứu của Desgargues về đường conic. Bước theo tư duy của Desargues, cậu thiếu niên Pascal 16 tuổi viết một tiểu luận về cái gọi là "Mystic Hexagram", Essai pour les coniques, rồi gởi cho Marin Mersenne ở Paris; nổi tiếng cho đến ngày nay như là Định lý Pascal.
Những nghiên cứu của Pascal quá xuất sắc đến nỗi Descartes tin rằng cha cậu mới là người viết ra chúng. Khi Mersenne quả quyết rằng đó là thành quả của cậu con trai chứ không phải ông bố, Descartes không tin, "Tôi không thấy lạ khi tác giả trình bày về conic chính xác hơn những người đi trước," ông tiếp, "nhưng khó có thể một cậu bé mười sáu tuổi đề xuất được những vấn đề khác liên quan đến chủ đề này."

Một máy tính cơ học của Pascal, trưng bày tại Musée des Arts et Métiers, Paris
Thời ấy, ở nước Pháp người ta có thể mua hoặc bán các chức vụ công quyền. Năm 1631, Étienne bán chức chủ tịch thứ hai của Cour des Aides với giá 65 665 livre.  Ông đem tiền đi mua trái phiếu chính phủ, nhờ đó mà gia đình Pascal có một khoản lợi tức đáng kể, và có thể dời đến sống ở Paris. Nhưng đến năm 1638, do khát tiền cung ứng cho cuộc chiến Ba mươi năm, Richelieu quyết định ngưng trả tiền trái phiếu. Đột nhiên khoản tiền trị giá gần 66 000 livre của Étienne nay chỉ còn 7 300.
Giống nhiều người khác, Étienne bị buộc phải rời khỏi Paris vì chống đối chính sách tài chính của Hồng y Richelieu, để lại ba người con cho người hàng xóm Madame Sainctot chăm sóc, Sainctot là một phụ nữ đẹp nhưng có một quá khứ tai tiếng, bà đang cai quản một trong những salon sang trọng và trí thức nhất Paris. Chỉ đến khi Jacqueline trình diễn trong một vở kịch thiếu nhi có sự tham dự của Richelieu, Étienne mới được ân xá. Étienne nhận được sự ưu ái của hồng y, đến năm 1639 ông được bổ nhiệm làm ủy viên thuế tại Rouen – do những cuộc nổi loạn, sổ sách thuế ở đây thật rối bời.
Năm 1642, với mong muốn giúp đỡ cha trong công việc tính toán triền miên về những khoản trả thuế và nợ thuế, Pascal, chưa tròn 19 tuổi, chế tạo một máy tính cơ học có thể thực hiện phép cộng và trừ, được gọi là máy tính Pascal hoặc Pascaline. Musée des Arts et Métiers ở Paris và Bảo tàng Zwinger ở Dresden, Đức, trưng bày hai trong số những máy tính cơ học nguyên thủy này. Mặc dù những máy tính này là tiền thân của kỹ thuật máy tính hiện đại, chúng không đạt được thành công đáng kể nào về thương mại. Do giá quá mắc, chúng trở thành một biểu tượng về địa vị xã hội, chỉ dành cho giới giàu có ở Pháp và khắp Âu châu. Pascal tiếp tục cải tiến thiết kế, trong thập niên kế tiếp ông chế tạo cả thảy 20 máy tính.
Trong suốt cuộc đời mình, Pascal luôn có ảnh hưởng trên nền toán học. Năm 1653, ông viết Traité du triangle arithmétique ("Chuyên luận về Tam giác Số học") miêu tả một biểu mẫu nay gọi là Tam giác Pascal. Tam giác này có thể được trình bày như sau:

Tam giác Pascal. Mỗi con số là tổng của hai con số ngay bên trên.

0 1 2 3 4 5 6
0 1 1 1 1 1 1 1
1 1 2 3 4 5 6
2 1 3 6 10 15

3 1 4 10 20


4 1 5 15



5 1 6




6 1





Hàng đầu tiên là con số 1, hàng kế tiếp là hai con số 1.
Ở những hàng tiếp theo:
  • Con số đầu tiên và con số cuối cùng bao giờ cũng là 1;
  • Mỗi con số bên trong sẽ bằng tổng của hai con số đứng ngay ở hàng trên:
1+1=2, 1+2=3, 2+1=3, 1+3=4, 3+3=6, 3+1=4, v..v… 

Tôn giáo, triết học, và văn chương

Trải nghiệm tôn giáo


Tu viện Port-Royal, thế kỷ 17
Mùa đông năm 1646, cha của Pascal, ở tuổi 58, bị trượt ngã trên một con phố đóng băng ở Rouen và bị nứt xương hông; căn cứ theo tuổi tác và điều kiện y khoa thế kỷ 17, thì đây là một ca nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Rouen lúc ấy có những thầy thuốc giỏi nhất nước Pháp: Deslandes và de La Bouteillerie. Bệnh nhân "không cho ai chăm sóc ngoại trừ những bác sĩ này... Đây là một lựa chọn tốt, ông lão cũng bình phục và đi đứng trở lại..."  Nhưng quy trình chữa trị và tập luyện phục hồi mất đến ba tháng, đủ lâu để La Bouteillerie và Deslandes trở thành những người bạn của gia đình.
Cả hai đều chịu ảnh hưởng của Jean Guillebert thành viên một nhóm độc lập hoạt động bên trong Giáo hội Công giáo gọi là Nhóm Jansen. Đây là một giáo phái nhỏ chủ trương theo sát thần học Augustine. Cũng đáng ngạc nhiên khi vào thời điểm ấy, nhóm Jansen đã có thể tự xoay xở để tồn tại và phát triển bên trong giáo hội. Blaise thường xuyên đàm đạo với hai bác sĩ, và mượn họ sách của các tác gia theo thuyết Jansen. Đây là giai đoạn Pasacal trải nghiệm điều ông gọi là "lần qui đạo thứ nhất", và khởi sự viết về những chủ đề thần học.
Tuy nhiên, trong vài năm Pascal tẻ tách khỏi nếp sống tôn giáo và những trải nghiệm tâm linh, quãng thời gian này những người viết tiểu sử Pascal gọi là "giai đoạn trần tục" (1648 – 1654). Cha ông qua đời năm 1651, để lại tài sản cho Pascal và Jacqueline. Jacqueline cho biết cô sẽ trở thành nữ tu trong Tu viện Port-Royal, trung tâm của phong trào Jansen. Bị tác động bởi quyết định của em gái, Pascal rất buồn, không phải vì chọn lựa của cô em, mà vì tình trạng sức khỏe tồi tệ của ông, luôn cần đến sự giúp đỡ của cô.
"Thế là bùng nổ chiến tranh bên trong gia đình Pascal. Blaise nài xin Jacqueline đừng đi, nhưng cô tỏ ra kiên quyết. Ông yêu cầu cô ở lại, nhưng chẳng hiệu quả gì. Căn cốt của vấn đề là... Blaise sợ bị bỏ rơi... nếu Jacqueline đến Port-Royal, nếu bỏ đi Jacqueline cũng phải từ bỏ tài sản thừa kế.... nhưng chẳng có điều gì có thể thay đổi quyết định của cô."
Đến cuối tháng 10 năm 1651, có một cuộc đình chiến giữa hai anh em. Jacqueline ký chuyển nhượng tài sản thừa kế cho ông anh, ngược lại cô sẽ nhận một khoản chu cấp y tế hằng năm. Trước đó chị cả Gilberte đã nhận phần của mình như là của hồi môn. Đầu tháng 1, Jacqueline đến Port-Royal. Vào ngày ấy, theo ghi nhận của Gilberte, "Blaise cực kỳ buồn bã, giam mình trong phòng mà không chịu gặp Jacqueline, lúc ấy đang đợi ở phòng khách..."  Đến đầu tháng 6 năm 1653, sau nhiều phiền toái do Gilberte gây ra, Pascal chính thức ký chuyển giao toàn bộ tài sản thừa kế của cô em gái cho tu viện Port-Royal 
Trong một thời gian, Pascal theo đuổi nếp sống độc thân. Trong lần thăm em gái năm 1654 tại Port-Royal, ông tỏ ra coi thường chuyện trần gian nhưng lại không muốn đến gần với Chúa. 

Thần học Jansen


Cornelius Jansen
Phong trào Jansen khởi phát từ một tác phẩm của nhà thần học người Hà Lan, Cornelius Jansen, xuất bản sau khi ông qua đời năm 1638 dưới tên Augustinus, nhấn mạnh đến nguyên tội (tội tổ tông), bản chất băng hoại của con người, sự cần thiết của ân điển thiên thượng, và thuyết tiền định. Lúc đầu tư tưởng Jansen được một người bạn là tu viện trưởng tu viện Saint-Cryan, Jean du Vergier, rao giảng. Đến thế kỷ 17 và 18, thần học Jansen trở thành một phong trào độc lập bên trong Giáo hội Công giáo. Trung tâm thần học của phong trào đặt tại tu viện Port-Royal ở Paris, cũng là nơi trú ẩn của những tác gia như Vergier, Arnauld, Pierre Nicole, Blaise Pascal, và Jean Racine.
Phong trào gặp phải sự chống đối từ hệ thống phẩm trật của giáo hội, nhất là các tu sĩ Dòng Tên. Mặc dù tự nhận là những người nhiệt thành theo giáo huấn của Augustine, họ bị gán cho cái tên "thuyết Jansen" ngụ ý họ chịu ảnh hưởng của Thần học Calvin. Chỉ dụ Cum occasione do Giáo hoàng Innocent X ban hành năm 1653 kết án năm giáo thuyết quan trọng của thần học Jansen – đặc biệt là sự liên quan giữa ý chí tự do và ân điển, theo lời dạy của Augustine được nhóm Jansen rao giảng, bị cho là đối nghịch với lời giảng của trường phái Dòng Tên. 
Do nỗ lực thích ứng với chỉ dụ của Giáo hoàng trong khi vẫn cố duy trì sự khác biệt của mình, nhóm Jansen được bình an phần nào trong giai đoạn cuối thế kỷ 17 dưới triều Giáo hoàng Clement IX. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận tiếp diễn dẫn đến việc Giáo hoàng Clement XI ra chỉ dụ Unigenitus năm 1713 chấm dứt thái độ hòa hoãn của Công giáo đối với thần học Jansen.

Lettres provinciales

Đêm 23 tháng 11 năm 1654 khoảng giữa 10:30 đến 12:30, Pascal trải qua một nhận thức tôn giáo dữ dội đến nỗi ông vội ghi lại trải nghiệm này, "Lửa. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Jacob, không phải của những triết gia và các học giả..." rồi kết thúc bằng cách trích dẫn Thi Thiên 119: 16. "Tôi sẽ không quên lời Chúa. Amen." Ông cẩn thận khâu ghi chép này vào áo khoác, mỗi khi thay áo ông lại khâu nó vào chiếc áo mới; chỉ sau khi Pascal mất, một người hầu mới phát hiện điều này.  Văn kiện được biết đến ngày này như là Memorial.  Niềm tin và lòng mộ đạo được phục hưng, Pascal đến thăm tu viện Port-Royal, và ở lại đó hai tuần trong tháng 1 năm 1655. Suốt bốn năm kế tiếp, ông thường xuyên đến Port-Royal. Chính là từ thời điểm ngay sau khi qui đạo, Pascal khởi sự viết tác phẩm văn chương quan trọng đầu tiên của ông xoay quanh chủ đề tôn giáo, Lettres provinciales.
Từ năm 1656, Pascal bắt đầu công kích một phương pháp gọi là casuistry (ngụy lý) thường được những nhà tư tưởng Công giáo sử dụng trong thời kỳ này (đặc biệt là các tu sĩ dòng Tên, nổi bật nhất là Antonio Escobar). Pascal xem ngụy lý là cách sử dụng những lập luận phức tạp nhằm biện minh cho sự băng hoại đạo đức và mọi thứ tội lỗi. Một chuỗi 18 lá thư được xuất bản từ năm 1656 đến 1657 dưới bút danh Louis de Montalte đã khiến Louis XIV giận dữ. Năm 1660, nhà vua ra lệnh xé bỏ và đốt cuốn sách này. Đến năm 1661, ngay giữa lúc bùng nổ cuộc tranh cãi giữa nhóm Jansen và các tu sĩ dòng Tên, trường học của nhóm Jansen ở Port-Royal bị đóng cửa; nhà trường buộc phải cam kết theo chỉ dụ Giáo hoàng năm 1656 kết án giáo huấn của Jansen là tà giáo. Bức thư cuối cùng của Pascal viết năm 1657 đả kích Giáo hoàng Alexander II. Mặc dù công khai chống đối những bức thư này, Giáo hoàng cũng bị thuyết phục trước những luận cứ của Pascal.
Bên cạnh những ảnh hưởng tôn giáo, Lettres provinciales được yêu thích như là một tác phẩm văn chương. Thủ pháp trào phúng, chế giễu, và châm biếm được Pascal sử dụng cho những lập luận của ông đã thu hút sự chú ý của công chúng, cũng như đã có ảnh hưởng đến những tác phẩm văn xuôi của các tác giả người Pháp hậu sinh như VoltaireJean-Jacques Rousseau.

Pensées


Pensées, ấn bản năm 1670
Tác phẩm thần học có nhiều ảnh hưởng nhất của Pascal, sau khi ông mất được gọi là Pensées (Suy tưởng), chưa kịp hoàn tất trước khi tác giả qua đời. Đây là một tác phẩm biện giáo mạch lạc và chặt chẽ cho đức tin Cơ Đốc, với tựa đề ban đầu là Apologie de la religion Chrétienne (Biện giải cho Cơ Đốc giáo).
Phiên bản đầu tiên gồm những tờ giấy rời tìm thấy sau khi Pascal mất được in thành sách năm 1669 có tựa Pensées de M. Pascal sur la religion, et sur quelques autres sujets (Những suy tưởng của M. Pascal về tôn giáo, và về một số chủ đề khác) chẳng bao lâu trở thành cuốn sách kinh điển. Một trong những chiến lược chính của cuốn Apologie là sử dụng hai triết lý sống đối nghịch nhau, hoài nghi và khắc kỷ, thể hiện qua tính cách của Montaigne và Epictetus nhằm đẩy người không có niềm tin vào tình trạng tuyệt vọng và hoang mang để rồi cuối cùng chấp nhận đến với Chúa.
Nhiều người xem cuốn Pensées của Pascal là một kiệt tác, một dấu mốc cho văn xuôi Pháp. Nhà phê bình văn học Sainte-Beuve ca ngợi một trong những phân đoạn của cuốn sách (Suy tưởng #71) là những trang viết tinh túy nhất trong tiếng Pháp.  Will Durant tán dương Pensées như là "quyển sách có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất trong văn xuôi Pháp."  Trong Pensées, Pascal xem xét một số nghịch lý triết học: vô hạn và hư vô, đức tin và lý trí, linh hồn và vật chất, sự chết và sự sống, ý nghĩa và sự hư không của cuộc sống.

Triết lý đặt cược của Pascal

Mặc định rằng con người đặt cược cuộc đời mình để xem Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu. Sẽ được hoặc mất (cả hai đều có giá trị vô hạn) phụ thuộc vào việc có niềm tin hay không, triết lý đặt cược của Pascal lập luận rằng một người có lý trí sẽ sống như thể Chúa thực sự hiện hữu, vì vậy mà tin Ngài. Còn nếu Chúa không hiện hữu, người ấy sẽ chẳng mất mát gì nhiều (một số lạc thú chóng qua, cuộc sống xa hoa ở trần gian,.v..v..). Triết lý này theo logic sau (trích từ Pensées, phần III, §233):
  • "Thiên Chúa hiện hữu hay không hiện hữu"
  • Trò chơi ném đồng tiền để xem... mặt sấp hay mặt ngửa.
  • Bạn chỉ có thể chọn một trong hai.
  • Vì vậy, bạn phải đặt cược (không có chọn lựa nào khác).
  • Hãy cân nhắc xem khi đặt cược Chúa hiện hữu bạn sẽ được gì, mất gì. Sẽ có hai tình huống: Nếu thắng, bạn được tất cả; nếu thua, bạn chẳng mất gì.
  • Vậy thì, đừng ngại ngần gì mà hãy đặt cược Chúa hiện hữu. Bạn sẽ có một thế giới vĩnh cửu với cuộc sống hạnh phúc vô hạn ở đó.

Tạ thế


Bia mộ Pascal tại Nghĩa trang Saint-Étienne-du-Mont
T. S. Eliot miêu tả Pascal như là "một kẻ trần tục giữa những người khổ hạnh, và một kẻ khổ hạnh giữa những người trần tục." Nếp sống khổ hạnh của Pascal xuất phát từ niềm tin rằng sự đau khổ là điều tự nhiên và cần thiết cho thân phận con người. Năm 1659, Pascal lâm bệnh. Suốt những năm cuối đời, ông thường cố tránh bác sĩ, "Bệnh tật là điều tự nhiên đối với tín hữu Cơ Đốc."
Trong năm 1661, Louis XIV ra tay đàn áp phong trào Jansen ở Port-Royal. Pascal viết một trong những cuốn sách sau cùng của ông, Écrit sur la signature du formulaire, khích lệ những người Jansen đừng bỏ cuộc. Cuối năm 1661, em gái ông Jacqueline qua đời khiến Pascal ngưng những bài bút chiến tranh luận về thuyết Jansen. Lúc này Pascal quay lại với thiên tài khoa học của mình, phát minh điều có lẽ là lộ trình xe buýt đầu tiên, chuyển vận hành khách trong nội thành Paris trên một chiếc xe có nhiều chỗ ngồi.
Năm 1662, bệnh trở nặng, tình trạng tâm lý của Pascal càng tồi tệ hơn sau cái chết của em gái. Ông từ trần ngày 19 tháng 8 năm 1662 tại Paris. Ông được an táng tại nghĩa trang Saint-Étienne-du-Mont.
Khám nghiệm tử thi Pascal cho thấy có vấn đề nghiêm trọng với dạ dày và các cơ quan khác ở vùng bụng, và não bị tổn thương. Chưa bao giờ xác định được nguyên nhân gây ra thể trạng yếu đuối của Pascal, dù có những suy đoán như bệnh lao, ung thư dạ dày, hoặc có thể là kết hợp giữa hai bệnh.

Di sản

Để tôn vinh những đóng góp khoa học của ông, tên của Pascal được đặt cho một ngôn ngữ lập trình, cũng như Định luật Pascal là một nguyên tắc quan trọng trong thủy tĩnh học. Ngoài ra, còn có Tam giác Pascal, và Triết lý đặt cược của Pascal.

Mặt nạ người quá cố
Blaise Pascal.
Phát triển lý thuyết toán xác suất là đóng góp có nhiều ảnh hưởng nhất của Pascal cho toán học.  Khởi thủy chỉ để ứng dụng cho đánh bạc, ngày nay nó trở nên cực kỳ quan trọng cho toán học, nhất là khoa học thống kê. John Ross viết, "Lý thuyết thống kê và những phát hiện sau đó đã thay đổi cách chúng ta xem xét sự bất ổn định, rủi ro, tiến trình ra quyết định, cũng như khả năng của cá nhân và xã hội nhằm tạo ảnh hưởng đến những diễn biến trong tương lai."  Cũng cần biết rằng Pascal và Fermat, dù có những đóng góp ban đầu quan trọng cho lý thuyết xác suất, đã dừng lại tại đây. Christian Huygens, học biết về lý thuyết qua việc trao đổi thư tín với Pascal và Fermat, đã viết cuốn sách đầu tiên về chủ đề này. Những nhân vật khác như Abraham de Moivre và Pierre-Simon Laplace đã tiếp tục phát triển nó.
Trong lĩnh vực văn học, Pascal được xem là một trong những tác gia quan trọng nhất của thời kỳ cổ điển Pháp, cho đến ngày nay người ta vẫn tìm đọc các tác phẩm của ông, và xem ông như là một trong những bậc thầy về văn xuôi Pháp. Văn phong trào phúng và dí dỏm của ông đã có ảnh hưởng đến những cây bút chính luận.
Tại Pháp, giải thưởng danh giá, Blaise Pascal Chairs, được trao cho những nhà khoa học quốc tế kiệt xuất để tổ chức nghiên cứu trong vùng Ile de France.  Một trong những viện đại học của Clermont-Ferrand ở Pháp – Université Blaise Pascal – được đặt theo tên của ông. Đại học Waterloo, Ontario, Canada, tổ chức cuộc tranh tài toán học hằng năm mang tên Pascal.
Phim tiểu sử Blaise Pascal do Roberto Rosellini làm đạo diễn được phát sóng trên truyền hình Ý trong năm 1971.  Pascal cũng được chọn làm chủ đề cho phiên bản đầu tiên cuốn phim tài liệu của BBC, Sea of Faith.

Câu nói nổi tiếng


Tượng Pascal đặt tại Tháp Saint-Jacques, Paris.
  • Nếu mũi của Cleopatra ngắn hơn một chút thì khuôn mặt của cả trái đất này hẳn đã thay đổi. 
  • Ái tình và hạnh phúc là hình với bóng, nếu biết bảo vệ thì hạnh phúc sẽ thành sự thật, ngược lại nếu không biết bảo vệ thì hạnh phúc chỉ là một hình ảnh ảo tưởng không bao giờ có.
  • Con người chỉ là cây sậy, thực thể yếu đuối nhất trong thiên nhiên, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ.
  • Tư tưởng tạo nên sự vĩ đại của con người. 
  • Tình trạng của con người: hay thay đổi, buồn chán, lo âu.
  • Con người không phải là thiên thần hay ác quỷ, nhưng điều bất hạnh là họ đóng vai thiên thần mà hành động như ác quỷ.
  • Công lý không có sức mạnh thì bất lực; sức mạnh không có công lý là bạo tàn.
  • Tại sao chúng ta theo phe đa số? Bởi vì họ sáng suốt hơn? Không phải, bởi vì họ có nhiều quyền lực hơn.
  • Ít có tình bạn nào còn kéo dài nếu người ta biết bạn hữu nói gì sau lưng mình.
  • Bạn có muốn người ta nghĩ tốt về mình? Vậy thì, đừng nói tốt về mình.
  • Đam mê không thể nào làm hại chúng ta, hãy hành động như thể chúng ta chỉ có tám giờ đồng hồ để sống.
  • Sự sống là điều duy nhất ngăn cách chúng ta với thiên đàng hoặc địa ngục, mà đó là điều mong manh nhất trên thế gian này.
  • Trái tim có lý lẽ của nó mà Lý trí không biết được. Từ đó chúng ta cảm nhận vô số điều. Chính là từ trái tim, không phải bởi Lý trí, chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa. Và đó là đức tin trọn vẹn: Thiên Chúa được cảm nhận từ trái tim.
  • Trong đức tin có đủ ánh sáng cho những ai muốn tin, và có đủ bóng tối để làm mờ mắt những ai không muốn tin.
  • Có hai hạng người đáng được xem là sáng suốt: những người tận tâm phụng sự Chúa bởi vì họ biết Ngài, và những người hết lòng tìm kiếm Chúa bởi vì họ chưa biết Ngài.
  • Thiên Chúa của người tín hữu Cơ Đốc là Thiên Chúa của tình yêu và sự an ủi, là Thiên Chúa làm đầy trọn linh hồn và tấm lòng của những ai thuộc về Ngài, khiến họ thấu hiểu những tranh chấp nội tâm của chính mình, và hiểu lòng thương xót vô hạn của Ngài, là đấng hiện hữu tại nơi sâu thẳm nhất của linh hồn họ, khiến nó viên mãn với đức khiêm nhu và niềm vui thỏa, với lòng tin cậy và tình yêu thương, đến nỗi họ không còn mục đích nào khác hơn là sống cho Ngài.
  • Hiểu biết về Thiên Chúa mà không biết gì về tình trạng khốn cùng của con người sẽ sinh ra kiêu ngạo. Hiểu biết về tình trạng khốn cùng của con người mà không biết gì về Thiên Chúa dẫn đến tuyệt vọng. Hiểu biết về Chúa Giê-xu mở ra con đường trung dung, bởi vì trong Ngài chúng ta tìm thấy Thiên Chúa và nhận ra tình trạng khốn cùng của mình. 
  • Mọi thứ luôn tuyệt khi đó là lúc bắt đầu.
  • Chúng ta nên biết giới hạn của mình. Chúng ta có thể là một thứ gì đó. Nhưng không ai trong chúng ta là tất cả.

14- Pythagoras
Pythagoras_1558.jpg

-570-495
Hy Lạp
Toán Học

Pythagoras

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kapitolinischer Pythagoras adjusted.jpg
Thời đại Triết học tiền Socrates
Lĩnh vực Triết học Phương Tây
Trường phái Học thuyết Pythagoras
Sở thích Triết lý toán học
-
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Trong tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp (Pythagore) thành Pi-ta-go.
Pythagoras đã thành công trong việc tin rằng tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số". Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triết họctín ngưỡng vào cuối thế kỷ 7 TCN. Về cuộc đời và sự nghiệp của ông, có quá nhiều các huyền thoại khiến việc tìm lại sự thật lịch sử không dễ. Pythagoras và các học trò của ông tin rằng mọi sự vật đều liên hệ đến toán học, và mọi sự việc đều có thể tiên đoán trước qua các chu kỳ.

Tiểu sử


liên_kết=T%E1%BA%ADp_tin:Sanzio_01_Pythagoras.jpg
Pythagoras sinh tại đảo Samos (Bờ biển phía Tây Hy Lạp), ngoài khơi Tiểu Á. Ông là con của Pythais (mẹ ông, người gốc Samos) và Mnesarchus (cha ông, một thương gia từ Týros). Khi đang tuổi thanh niên, ông rời thành phố quê hương tới Crotone phía nam Ý, để trốn tránh chính phủ chuyên chế Polycrates. Theo Iamblichus, Thales, rất ấn tượng trước khả năng của ông, đã khuyên Pythagoras tới MemphisAi Cập học tập với các người tế lễ nổi tiếng tài giỏi tại đó. Có lẽ ông đã học một số nguyên lý hình học, sau này là cảm hứng để ông phát minh ra định lý sau này mang tên ông tại đó.
Mới 16 tuổi, cậu bé Pythagoras đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Cậu bé theo học nhà toán học nổi tiếng Thales, và chính Thales cũng phải kinh ngạc về tài năng của cậu. Để tìm hiểu nền khoa học của các dân tộc, Pythagoras đã dành nhiều năm đến ấn Độ, Babilon, Ai Cập và đã trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lí, y học, triết học.
Vào tuổi 50, Pythagoras mới trở về tổ quốc của mình.Ông thành lập một ngôi trường ở miền Nam nước Ý, nhận hàng trăm môn sinh, kể phụ nữ, với thời gian học gồm 5 năm gồm 4 bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc.Chỉ những học sinh giỏi vào cuối năm 3 mới được chính Pythagoras trực tiếp dạy.Trường phái Pythagoras đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học thời cổ, đặc biệt là về số học và hình học.
Ngay sau khi di cư từ Samos tới Crotone, Pythagoras đã lập ra một tổ chức tôn giáo kín rất giống với (và có lẽ bị ảnh hưởng bởi) sự thờ cúng Orpheus trước đó.
Pythagoras đã tiến hành một cuộc cải tạo đời sống văn hoá ở Crotone, thúc giục các công dân ở đây làm theo đạo đức và hình thành nên một thế giới tinh hoa (elite) xung quanh ông. Trung tâm văn hoá này có các quy định rất chặt chẽ. Ông mở riêng các lớp cho nam sinh và nữ sinh. Những người tham gia tổ chức của Pythagoras tự gọi mình là Mathematikoi. Họ sống trong trường, không được có sở hữu cá nhân và bị yêu cầu phải ăn chay. Các sinh viên khác sống tại các vùng gần đó cũng được ông cho phép tham gia vào lớp học của Pythagoras. Được gọi là Akousmatics, các sinh viên đó được ăn thịt và có đồ sở hữu riêng.
Theo Iamblichus, các môn đồ Pythagoras sống một cuộc sống theo quy định sẵn với các môn học tôn giáo, các bữa ăn tập thể, tập thể dục, đọc và học triết học. Âm nhạc được coi là nhân tố tổ chức chủ chốt của cuộc sống này: các môn đồ cùng nhau hát các bài ca tụng Apollo; họ dùng đàn lyre để chữa bệnh cho tâm hồn và thể xác, ngâm thơ trước và sau khi ngủ dậy để tăng cường trí nhớ.
Lịch sử của Định lý Pythagoras mang tên ông rất phức tạp. Việc Pythagoras đích thân chứng minh định lý này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, vì trong thế giới cổ đại khám phá của học trò cũng thường được gán với cái tên của thầy. Văn bản đầu tiên đề cập tới định lý này có kèm tên ông xuất hiện năm thế kỷ sau khi Pythagoras qua đời, trong các văn bản của CiceroPlutarch. Mọi người tin rằng nhà toán học Ấn Độ Baudhayana đã tìm ra Định lý Pythagoras vào khoảng năm 800 TCN, 300 năm trước Pythagoras.
Ngày nay, Pythagoras được kính trọng với tư cách là người đề xướng ra Ahlu l-Tawhīd, hay đức tin Druze, cùng với Platon.
Nguồn: Nguyễn Anh

Các môn đồ của Pythagoras

Bài chính: Học thuyết Pythagoras
Trong tiếng Anh, môn đồ của Pythagoras thường được gọi là "Pythagorean". Đa số họ được nhớ đến với tư cách là các nhà triết học toán và họ đã để lại thành tựu trên sự hình thành các tiên đề hình học, sau hai trăm năm phát triển đã được Euclid viết ra trong cuốn Elements. Các môn đồ Pythagoras đã tuân thủ một quy định về sự im lặng được gọi là echemythia, hành động vi phạm vào quy định này sẽ dẫn tới án tử hình. Trong cuốn tiểu sử Pythagoras (được viết 7 thế kỷ sau thời ông) Porphyry đã bình luận rằng sự im lặng này "không phải hình thức thông thường." Các môn đồ Pythagoras được chia vào nhóm trong được gọi là mathematikoi (nhà toán học), nhóm ngoài là akousmatikoi (người nghe). Porphyry đã viết "các mathematikoi học chi tiết và tỉ mỉ hơn về sự hiểu biết, akousmatikoi là những người chỉ được nghe giảng về các tiêu đề rút gọn trong các tác phẩm (của Pythagoras), và không được giảng giải rõ thêm". Theo Iamblichus, akousmatikoi là các môn đồ thông thường được nghe các bài giảng do Pythagoras đọc từ sau một bức màn. Họ không được phép nhìn thấy Pythagoras và không được dạy những bí mật bên trong của sự thờ phụng. Thay vào đó, họ được truyền dạy các quy luật đối xử và đạo đức dưới hình thức khó hiểu, những câu nói ngắn gọn ẩn giấu ý nghĩa bên trong. Akousmatikoi coi mathematikoi là các môn đồ Pythagoras thật sự, nhưng mathematikoi lại không coi akousmatikoi như vậy. Sau khi lính của Cylon, một môn đồ bất mãn, giết Pythagoras và một số mathematikoi, hai nhóm này hoàn toàn chia rẽ với nhau, với vợ Pythagoras là Theano cùng hai cô con gái lãnh đạo nhóm mathematikoi.
Theano, con gái của Brontinus, là một nhà toán học. Bà được cho là người đã viết các tác phẩm về toán học, vật lý, y học và tâm lý học trẻ em, dù không tác phẩm nào còn tồn tại đến ngày nay. Tác phẩm quan trọng nhất của bà được cho là về các nguyên lý của sự trung dung. Ở thời đó,phụ nữ thường bị coi là vật sở hữu và chỉ đóng vai trò người nội trợ, Pythagoras đã cho phép phụ nữ có những hoạt động ngang quyền với nam giới trong tổ chức của ông.
Tổ chức của Pythagoras gắn liền với những điều ngăn cấm kỳ lạ và mê tín, như không được bước qua một thanh giằng, không ăn các loại đậu (vì bên trong đậu "có chứa" phôi thai người). Các quy định đó có lẽ tương tự với những điều mê tín thời sơ khai, giống như "đi dưới một cái thang sẽ bị đen đủi," những điều mê tín không mang lại lợi ích nhưng cũng không nên bỏ qua. Tính ngữ mang tính lăng nhục mystikos logos (bài nói thần bí) đã từng hay được dùng để miêu tả các công việc của Pythagoras với mục đích làm lăng mạ ông. Hàm ý ở đây, akousmata có nghĩa là "các quy định," vì thế những điều cấm kỵ mê tin ban đầu được áp dụng cho những akousmatikoi, và nhiều quy định có lẽ đã được tạo ra thêm sau khi Pythagoras đã chết và cũng không liên quan gì đến các mathematikoi (được cho là những người duy nhất gìn giữ truyền thống của Pythagoras). Mathematikoi chú trọng nhiều hơn tới sự hiểu tường tận vấn đề hơn akousmatikoi, thậm chí tới mức không cần thiết như ở một số quy định và các nghi lễ tâm linh. Đối với mathematikoi, trở thành môn đồ của Pythagoras là vấn đề về bản chất thiên phú và sự thấu hiểu bên trong.
Các loại đậu, màu đen và trắng, là phương tiện sử dụng trong các cuộc biểu quyết. Câu châm ngôn "abstain from beans" (tránh xa đậu) trong tiếng Anh có lẽ đơn giản chỉ sự hô hào không tham gia bỏ phiếu. Nếu điều này đúng, có lẽ nó là một ví dụ tuyệt vời để biết các ý tưởng đã có thể bị bóp méo như thế nào khi truyền từ người này qua người khác và không đặt trong đúng hoàn cảnh. Cũng có một cách khác để tránh akousmata - bằng cách nói bóng gió. Chúng ta có một số ví dụ như vậy, Aristotle đã giải thích cho họ: "đừng bước qua cái cân", nghĩa là không thèm muốn; "đừng cời lửa bằng thanh gươm", nghĩa là không nên bực tức với những lời lẽ châm chích của một kẻ đang nóng giận; "đừng ăn tim", nghĩa là không nên bực mình với nỗi đau khổ, vân vân. Chúng ta có bằng chứng về sự ngụ ý kiểu này đối với các môn đồ Pythagoras ít nhất ở thời kỳ đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Nó cho thấy rằng những câu nói kỳ lạ rất khó hiểu đối với người mới gia nhập.
Trường phái Pythagoras cũng nghiên cứu âm nhạc.Họ giải thích rằng độ cao của âm thanh tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây và ba sợi dây đàn có chiều dài tỉ lệ với 6,4,3 sẽ cho âm êm tai.
Các môn đồ Pythagoras cũng nổi tiếng vì lý thuyết luân hồi của tâm hồn, và chính họ cũng cho rằng các con số tạo nên trạng thái thực của mọi vật. Họ tiến hành các nghi lễ nhằm tự làm trong sạch và tuân theo nhiều quy định sống ngày càng khắt khe mà họ cho rằng sẽ khiến tâm hồn họ tiến lên mức cao hơn gần với thượng đế. Đa số những quy định thần bí liên quan tới tâm hồn đó dường như liên quan chặt chẽ tới truyền thống Orpheus. Những tín đồ Orpheus ủng hộ việc thực hiện các lễ nghi gột rửa tội lỗi và lễ nghi để đi xuống địa ngục. Pythagoras có liên hệ chặt chẽ với Pherecydes xứ Syros, nhà bình luận thời cổ được cho là người Hy Lạp đầu tiên truyền dạy thuyết luân hồi tâm hồn. Các nhà bình luận thời cổ đồng ý rằng Pherecydes là vị thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới Pythagoras. Pherecydes đã trình bày tư tưởng của mình về tâm hồn thông qua các thuật ngữ về một pentemychos ("năm góc" hay "năm hốc ẩn giấu") - nguồn gốc có lẽ thích hợp nhất giải thích việc các môn đồ Pythagoras sử dụng ngôi sao năm cánh làm biểu tượng để nhận ra nhau giữa họ và biểu tượng của sức mạnh bên trong (ugieia).
Trường phái Pytago khảo sát hình vuông có cạnh dài một đơn vị và nhận ra không thể biểu thị độ dài đường chéo của nó bằng một số nguyên hay phân số, tức là tồn tại các đoạn thẳng không biểu thị được theo đoạn thẳng đơn vị bởi một số hữu tỉ.Sư kiện naỳ được so sánh với việc tìm ra hình Ơ-clit ở thế kỉ XIX.
Cũng chính các môn đồ Pythagoras đã khám phá ra rằng mối quan hệ giữa các nốt nhạc có thể được thể hiện bằng các tỷ lệ số của một tổng thể nhỏ số (xem Pythagorean tuning). Các môn đồ Pythagoras trình bày tỉ mỉ một lý thuyết về các con số, ý nghĩa thực sự của nó hiện vẫn gây tranh cãi giữa các học giả.Họ cho rằng số 1 là nguồn gốc của mọi số, biểu thị cho lẽ phải; số lẻ là "số nam", số chẵn là "số nữ";số 5 biểu thị việc xây dựng gia đình; số 7 mang tính chất của sức khỏe; số 8 biểu thị cho tình yêu... Trước lúc nghe giảng,các học trò của Pytago đọc những câu kinh như:"Hãy ban ơn cho chúng tôi, hỡi những con số thần linh đã sáng tạo ra loài người!". Pytago còn nghiên cứu cả kiến trúc và thiên văn. Ông cho rằng trái đất có hình cầu và nằm ở tâm vũ trụ.

Các tác phẩm

Không văn bản nào của Pythagoras còn tồn tại tới ngày nay, dù các tác phẩm giả mạo tên ông - hiện vẫn còn vài cuốn - đã thực sự được lưu hành vào thời xưa. Những nhà phê bình thời cổ như AristotleAristoxenus đã tỏ ý nghi ngờ các tác phẩm đó. Những môn đồ Pythagoras thường trích dẫn các học thuyết của thầy với câu dẫn autos ephe (chính thầy nói) - nhấn mạnh đa số bài dạy của ông đều ở dạng truyền khẩu. Pythagoras xuất hiện với tư cách một nhân vật trong tác phẩm Metamorphoses của Ovid, trong đó Ovid đã để Pythagoras được trình bày các quan điểm của ông.

Ảnh hưởng tới Platon

Pythagoras hay ở nghĩa rộng hơn là các môn đồ của Pythagoras được cho là đã gây ảnh hưởng mạnh tới Platon. Theo R. M. Hare, ảnh hưởng của ông xuất hiện ở ba điểm:
  1. Tác phẩm Cộng hòa của Platon có thể liên quan tới ý tưởng "một cộng đồng được tổ chức chặt chẽ của những nhà tư tưởng có cùng chí hướng", giống như một ý tưởng đã được Pythagoras đưa ra tại Croton.
  2. có bằng chứng cho thấy có thể Platon đã lấy ý tưởng của Pythagoras rằng toán học, và nói chung, tư tưởng trừu tượng là một nguồn tin cậy cho sự tư duy triết học cũng như "cho các luận đề quan trọng trong khoa họcđạo đức".
  3. Platon và Pythagoras cùng có chung ý tưởng "tiếp cận một cách thần bí tới tâm hồn và vị trí của nó trong thế giới vật chất". Có lẽ cả hai người cùng bị ảnh hưởng từ truyền thống Orpheus 
Sự điều hòa của Platon rõ ràng bị ảnh hưởng từ Archytas, một môn đồ Pythagoras thật sự ở thế hệ thứ ba, người có nhiều đóng góp quan trọng vào hình học, phản ánh trong Tập VIII trong sách Elements của Euclid.

Các câu trích dẫn nói về Pythagoras

  • "Ông ta được khâm phục đến nỗi các môn đồ của ông thường được gọi là 'những nhà tiên tri tuyên truyền ý Chúa'...", Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers, VIII.14, Pythagoras; Loeb Classical Library No. 185, p. 333
  • "...the Metapontines named his house the Temple of Demeter and his porch the Museum, so we learn from Favorinus in his Miscellaneous History.", Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers, VIII.15, Pythagoras; Loeb Classical Library No. 185, p. 335
  • "Hoa quả của đất chỉ nở một hai lần trong năm, còn hoa quả của tình bạn thì nở suốt 4 mùa"
  • "Trong xã giao đừng đổi bạn thành thù mà hãy đổi thù thành bạn."
  • "Hãy tập chiến thắng sự đói khát, sự lười biếng và sự giận dữ"
  • " Đừng thấy cái bóng to của mình trên vách tường mà tưởng mình vĩ đại"
  • " Hãy chỉ làm những việc mà sau đó mình không hối hận và bạn mình không phiền lòng."
  • " Chưa nhắm mắt ngủ nếu chưa soát lại tất cả những việc đã làm trong ngày."
  • " Chớ coi thường sức khỏe. hãy cung cấp cho cơ thể đúng lúc những đồ ăn, thức uống và sự tập luyện cần thiết."
  • " Hãy sống giản dị, không xa hoa."
  • " Hãy tôn trọng cha mẹ của bạn"

Pytago và cuộc đời ít ai biết bên ngoài định lý mang tên ông


Ảnh nền: Chi tiết di cảo của Pytago từ “Trường học Athens".Tác giả: Raphael. (Ảnh: Wikimedia)
Ảnh nền: Chi tiết di cảo của Pytago từ “Trường học Athens".Tác giả: Raphael. (Ảnh: Wikimedia)

Pytago (Pythagoras) có lẽ là nhân vật nổi tiếng nhất trong số các triết gia Hy Lạp cổ đại thuộc nhóm Tiền Sô-crát (Socrates). Danh tiếng của ông chủ yếu đến từ Định lý Pytago, một định lý toán học vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Ngoài vai trò là một nhà toán học, Pytago còn là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Lấy ví dụ, trong đời mình, ông đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo. Tuy nhiên, những khía cạnh này của Pytago đã bị lu mờ trước ánh hào quang của định lý toán học của ông.
pytagoPytago không chỉ là một nhà toán học nổi tiếng, mà còn là một triết gia. 

Những câu chuyện đa chiều về đời tư của Pytago

Pytago sinh ra vào khoảng 570 TCN và đã sống những năm tháng đầu đời tại Samos, một hòn đảo Hy Lạp ở vùng biển Đông Aegean. Cha ông là Mnesarchus, một người buôn đá quý, còn mẹ ông là Pythais. Pytago có hai hoặc ba anh em ruột.
Một số nhà sử học cho rằng Pytago đã kết hôn với một phụ nữ tên là Theano và có một cô con gái tên là Damo, và một cậu con trai tên là Telauges. Số khác cho rằng Theano là học trò của Pytago, chứ không phải vợ ông. Tuy vậy, một số khác cho rằng Pytago chưa bao giờ kết hôn và cũng không có con.
tuong ban than pytagoTượng bán thân của Pytago – bản sao La Mã từ nguyên bản Hy Lạp. Bảo tàng Capitolini, Rome, Italy. (Ảnh: Wikipedia)

Những cuộc hành trình của Pytago

Tuy rằng tình trạng hôn nhân của Pytago vẫn là một đề tài được tranh luận, nhưng đa số đều đồng ý rằng vị triết gia này đã rời quê nhà vào khoảng 530 TCN do bất mãn với các chính sách của bạo chúa Polycrates. Chính trong khoảng thời gian này, hoặc có lẽ trước đó, Pytago đã ghé thăm Ai Cập và Babylon (một số còn cho rằng ông đã đến Ấn Độ), và dần làm quen với những tôn giáo và phong tục của các nền văn hoá nơi đây.
Rốt cục, Pytago đã dừng chân ở Croton (thành phố Crotone ngày nay), tại thời điểm đó là một thành phố Hy Lạp ở miền nam nước Ý, và được giao nhiệm vụ dạy học cho trẻ em và phụ nữ tại thành phố này. Pytago đã trở thành một người có ảnh hưởng trong vùng, và thậm chí đã tạo dựng được một nhóm những môn đồ ở Croton.
pytago day phu nuTranh minh họa cảnh tượng Pytago đang dạy học cho phụ nữ. (Ảnh: Wikimedia)
Tuy nhiên, chính danh tiếng của ông đã mang ông đến bờ vực sụp đổ. Người ta cho rằng Cylon, một thanh niên trẻ xuất thân trong một gia đình quý tộc, đã bày tỏ nguyện vọng được tham gia nhóm của ông. Khi nguyện vọng của anh bị từ chối, anh đã tập hợp một nhóm những người chống đối Pytago để công kích ông. Kết quả là Pytago đã bị trục xuất khỏi Croton và phải rời đến Metapontum vào khoảng 500 TCN, và tại đây ông đã qua đời vài năm sau đó.

Các giáo lý “Pytago”

Một trong những khó khăn khi nghiên cứu những giáo lý của Pytago là không có một tư liệu chép tay nào của ông còn sót lại. Do đó, ngày nay người ta cần phải dựa vào các nguồn tư liệu thứ cấp để tìm hiểu về các công trình của ông. Tuy nhiên, điều này làm nảy sinh một vấn đề khác, khi những thế hệ môn đồ sau này của Pytago có xu hướng gán cho Pytago các ý tưởng của chính họ. Trên thực tế, vẫn chưa rõ Định lý Pytago (hay bất kỳ các định lý nào khác của ông) đã được chứng minh bởi chính Pytago hay bởi những môn đồ của ông.

Lối sống của Pytago

Dù vậy, chúng ta vẫn có thể chắc chắn một vài điều về các giáo lý của Pytago. Tuy rằng tư tưởng Pytago đa phần tiếp nhận ảnh hưởng từ toán học, nhưng các môn đồ của ông còn tham gia vào lĩnh vực huyền bí. Lấy ví dụ, Pytago có thể là người đầu tiên giới thiệu cho người Hy Lạp ý tưởng về sự bất diệt của linh hồn con người và sự luân hồi. Đây là một thách thức căn bản đối với tín ngưỡng truyền thống ở Olympia, vì việc đề cao linh hồn con người lên tầm bất tử đã hạ thấp giá trị của các vị thần trên đỉnh Olympus cũng như sự tôn thờ của người dân đối với họ, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của việc chăm sóc (thờ cúng, làm lễ, …) cho linh hồn người chết.
pytago the gioi ben kiaPytago trỗi dậy từ thế giới bên kia (1662). Tác giả: Salvator Rosa. (Public Domain)
Việc chăm sóc linh hồn người chết như vậy có thể được quan sát trong “lối sống của Pytago”, một bộ các đặc trưng có lẽ đã nhắm vào việc bảo đảm những kiếp luân hồi tốt nhất có thể trong tương lai. Một đặc trưng trong “lối sống của Pytago” này là việc nhấn mạnh vào một chế độ ăn uống kiêng khem.
Tuy nhiên, bằng chứng cho những chế độ kiêng khem này thường mâu thuẫn với nhau. Lấy ví dụ, một số nguồn cho rằng tất cả các loại thịt đều bị cấm, trong khi số khác cho rằng chỉ một số các loại thịt nhất định (của các loài động vật không được sử dụng cho việc hiến tế) mới cần phải được kiêng. Còn có những nguồn tin khác cho rằng không hề có việc cấm ăn thịt.
pytago an chayPytago chủ trương việc ăn chay. (Ảnh: Wikimedia)
Chế độ ăn uống kiêng khem nổi tiếng nhất của Pytago có lẽ là việc cấm ăn các loại đậu. Không có sự nhất quán về lý do đằng sau điều cấm kỵ này, và những đồn đoán thời cổ đại liên quan đến vấn đề này cho thấy thói quen này được coi là khá lập dị.
Những lý do được đưa ra cho việc kiêng ăn đậu của Pytago bao gồm:
  • Đậu gây đầy hơi, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự thanh thản trong tâm trí,
  • Hình dáng của đậu giống với tinh hoàn.
  • Niềm tin cho rằng nếu hạt đậu bị vùi lấp trong phân, chúng sẽ biến thành hình người.
Pytago là một nhân vật có ảnh hưởng, khi “lối sống Pytago”, tuy rằng khá lập dị dưới cặp mắt hiện đại, vẫn được thực hành trong thế kỷ thứ 4 TCN, khoảng một thế kỷ sau khi ông qua đời. Thêm vào đó, với thực tế rằng có rất nhiều tác giả cổ đại đã viết về ông (dẫu rằng quan điểm của họ thường mâu thuẫn với nhau) cho thấy ông cũng là một nhân vật được kính trọng.
pytago binh minhPytago ca tụng bình minh (1869). Tác giả:  Fyodor Bronnikov. (Ảnh: Wikimedia)
Dù thế nào đi nữa, thật đáng tiếc khi không còn công trình nào của Pytago được lưu lại, nghĩa là chúng ta không thể hoàn toàn chắc chắn về những giáo lý nguyên gốc của ông.
Cuối cùng, cũng cần lưu ý rằng, ngày nay “Pytago – nhà triết học” thường bị làm lu mờ trước ánh hào quang của “Pytago – nhà toán học”, bởi vì chính những đóng góp của ông cho toán học, chứ không phải cho triết học hay tôn giáo, đã làm nên danh tiếng của ông ngày nay.
Tác giả: Ḏḥwty, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Xem bài gốc ở đây
Hoàng Sâm biên dịch

Pythagoras – Nhà toán học ghét ăn đậu

Pythagoras (Pytago, 580 – 495 Trước Công nguyên), nhà triết học, toán học người Hy Lạp nổi tiếng với định lý Pytago trong hình học. Học trò của Thales (Talét) cũng là người tuân theo triết lý của thuyết ăn chay. Giáo lý nổi bật của thuyết này là nghiêm cấm đụng chạm hay ăn đậu dưới mọi hình thức.

Pythagoras thà chết chứ không chịu ăn/đụng vào đậu

Và hạt đậu cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của Pytago. Truyện kể rằng, khi bị một băng nhóm tấn công rượt đuổi, Pythagos vô tình chạy đến một cánh đồng trồng toàn đậu, nhưng ông đã quyết định thà chết còn hơn bước chân vào cánh đồng này. Chính vì vậy, bọn người tấn công đã cắt cổ ông ngay tức khắc.

15- Nicolaus Copernicus
Nicolaus_Copernicus_1619.jpg

1473-1543
Ba Lan
Thiên Văn Học
 

Mikołaj Kopernik

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mikołaj Kopernik
Nicolaus Copernicus

Chân dung tại Toruń - 1580
Sinh 19 tháng 2, 1473,
Toruń (then Thorn), Royal Prussia, Kingdom of Poland
Mất 24 tháng 5, 1543 (70 tuổi),
Frombork (Frauenburg), Warmia, Kingdom of Poland
Tôn giáo Roman Catholic
Ngành Toán học, thiên văn học, canon law, Y học, kinh tế học
Alma mater Kraków University, Bologna University, University of Padua, University of Ferrara
Nổi tiếng vì Thuyết nhật tâm
Chữ ký
Mikołaj Kopernik (thường được phiên âm trong tiếng ViệtCô-péc-ních; tiếng Anh: Nicolaus Copernicus, tiếng Đức: Nikolaus Kopernikus) (19 tháng 2, 1473 – 24 tháng 5, 1543) là một nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm) trong cuốn sách mang tính mở đầu một kỷ nguyên của ông, cuốn Về sự chuyển động quay của các thiên thể (De revolutionibus orbium coelestium). Copernicus sinh năm 1473 tại thành phố Toruń, ở Hoàng gia Phổ, một tỉnh tự trị của Vương quốc Ba Lan (1385–1569). Ông học tập ở Ba LanÝ, và dành phần lớn cuộc đời làm việc ở Frombork, Hoàng gia Phổ, nơi ông mất năm 1543.
Kopernik là một trong những học giả có hiểu biết về nhiều phương diện ở thời mình. Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, nhà tâm lý học, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, và người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính, sự phát triển thuyết nhật tâm (mặt trời ở trung tâm chứ không phải Trái Đất là trung tâm) của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đã đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại và từ đó là khoa học hiện đại, khuyến khích các nhà thiên văn trẻ, các nhà khoa học và các học giả có thái độ hoài nghi với những giáo điều đã tồn tại từ trước.

Tiểu sử


Kopernik sinh năm 1473. Khi lên mười, cha ông, một nhà buôn đồng giàu có và là một công dân được kính trọng ở Toruń, qua đời. Mẹ ông, Barbara Watzenrode, có lẽ đã chết trước cha ông và ít được biết tới. Người cậu đằng mẹ của Kopernik là Łukasz Watzenrode, một giáo sĩ và sau này là Giám mục ủy viên Địa hạt Giám mục Warmia, nuôi dạy ông và ba anh chị em ruột sau khi cha mẹ họ qua đời. Địa vị của ông chú đã giúp Kopernik có một nghề nghiệp trong nhà thờ, cho phép ông dành thời gian để nghiên cứu thiên văn. Kopernik có một người anh và hai chị em gái:
  • Andrzej trở thành giáo sĩ ở Frombork
  • Barbara trở thành một tu sỹ dòng thánh Benedict
  • Katarzyna cưới một nhà buôn và là ủy viên hội đồng thành phố, Bartłomieja Gertnera
Năm 1491, Kopernik vào Học viện Kraków (hiện là Trường đại học Jagiellonian) có thể ông đã làm quen với thiên văn học lần đầu tiên ở đây, và được Wojciech Brudzewski dạy dỗ. Môn khoa học này nhanh chóng cuốn hút ông, như được ghi lại trong những cuốn sách của ông mà sau này những người Thụy Điển đã chiếm lấy làm chiến lợi phẩm vào thời kì "Potop" ("đại nạn Ba Lan") và mang về thư viện trường đại học Uppsala). Sau bốn năm ở Kraków, và một giai đoạn ngắn ở nhà tại Toruń, ông đến Ý, nơi ông học luậty học tại các trường đại học ở BolognaPadua. Ông chú Giám mục tài trợ chi phí cho việc học tập của ông và hy vọng ông cũng sẽ trở thành một Giám mục. Tuy nhiên, khi đang học luật giáo sĩluật dân sự tại Ferrara, Kopernik đã gặp nhà thiên văn học nổi tiếng Domenico Maria Novara da Ferrara. Kopernik tham dự các buổi thuyết trình của ông và trở thành học trò và người trợ tá của ông. Những quan sát đầu tiên của Copernicus được tiến hành năm 1497, cùng với Novara, chúng được ghi lại trong cuốn sách kinh điển của ông Về chuyển động quay của các thiên thể (De revolutionibus orbium coelestium).

Tượng Kopernik ngồi, của Bertel Thorvaldsen, đặt trước Viện hàn lâm khoa học Ba Lan tại Warszawa
Năm 1497 chú của Kopernik được phong chức Giám mục Warmia, và Kopernik được bổ nhiệm làm giáo sĩ ở nhà thờ Frombork, nhưng ông ở lại Ý để đợi Lễ kỷ niệm vĩ đại (Roman Jubilee) vào năm 1500. Kopernik đến Roma, nơi ông đã quan sát thấy một hiện tượng nguyện thực và giảng một số bài về thiên văn học và toán học.
Vì vậy ông chỉ có thể tới thăm Frombork vào năm 1501. Ngay khi vừa tới nơi, ông đã yêu cầu và nhận được giấy phép quay trở lại Ý để hoàn thành các nghiên cứu tại Padua (với Guarico và Fracastoro) và tại Ferrara (với Giovanni Bianchini), nơi ông nhận được bằng tiến sĩ luật giáo sĩ năm 1503. Người ta cho rằng chính Padua là nơi ông đã gặp những đoạn văn của CiceroPlato về quan niệm cổ đại về chuyển động của Trái Đất, và từ đó hình thành trực giác đầu tiên về lý thuyết của chính mình trong tương lai. Những lần quan sát và những ý tưởng thích hợp cho lý thuyết của ông đã bắt đầu năm 1504.
Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, ông rời Ý đến sống và làm việc ở Frombork. Một khoảng thời gian trước khi quay trở lại Warmia, ông đã nhận được một vị trí ở Học viện Nhà thờ của Hội Thánh Linh (Holy Cross) ở Wrocław, Silesia, và ông đã từ chức này vài năm trước khi chết. Mặc dầu trong cả phần đời còn lại, ông đã thực hiện các quan sát và tính toán thiên văn nhưng chúng chỉ diễn ra trong giờ nghỉ và không được coi là nghề nghiệp của ông.
Kopernik đã làm việc nhiều năm với Nghị viện Phổ về cải cách triều đình và xuất bản một số nghiên cứu về giá trị tiền tệ; với tư cách Thống đốc Warmia, ông tách thuế và thương mại ra khỏi tư pháp. Chính lần này (bắt đầu năm 1519, năm sinh của Thomas Gresham là năm Kopernik tiến tới với một trong những sự lặp lại sớm nhất về lý thuyết được gọi là Luật Gresham. Trong những năm này, ông cũng phải đi lại nhiều để giải quyết các công việc hành chính và ngoại giao, cho Tổng Giám mục Warmia.
Năm 1514 ông viết Commentariolus — một bản viết tay ngắn nói về những ý tưởng của ông về những lý thuyết Nhật tâm - chỉ để trao đổi với những người bạn. Sau đó ông tiếp tục thu thập các bằng chứng cho một nghiên cứu chi tiết hơn. Trong thời gian chiến tranh giữa Quân kị sĩ Teutonic và Vương quốc Ba Lan (15191524) Kopernik đã bảo vệ thành công Olsztyn với cương vị chỉ huy các lực lượng hoàng gia bị bao vây bởi các lực lượng của Albert xứ Brandenburg.
Tập tin:Jan Matejko-nhà thiên văn học Copernicus-Conversation with God.jpg
Nhà thiên văn học Kopernik: Đối thoại với Thượng đế., tranh vẽ của Jan Matejko
Năm 1533 Albert Widmannstadt thực hiện nhiều bài diễn giảng ở Roma, giới thiệu phác thảo lý thuyết của Kopernik. Những bài giảng này được nhiều Hồng y giáo chủ quan tâm, trong đó có cả Giáo hoàng Clement VII. Tới năm 1536 lý thuyết của Kopernik đã hoàn thiện, và một số lời đồn đại về lý thuyết của ông đã đến tai những bậc trí thức trên toàn Châu Âu. Kopernik nhận được nhiều lời mời xuất bản từ nhiều nơi trên lục địa này.
Trong một bức thư đề ngày Roma, 1 tháng 11, 1536, Hồng y Nicola Schönberg xứ Capua đã yêu cầu Kopernik thông báo thêm về các ý tưởng của ông và muốn có một bản dành riêng cho hồng y; "Vậy thì, người có học thức, không muốn trở nên lạc lõng, Tôi yêu cầu ông trình bày thật rõ ràng khám phá của mình cho thế giới trí thức, và gửi tôi trong thời gian ngắn nhất những lý thuyết của ông về Vũ trụ, cùng với những bảng biểu và những thông tin liên quan tới vấn đề này." Một số người cho rằng bức thư này có thể đã khiến Kopernik lợi dụng nó để xuất bản (tác phẩm của ông), trong khi một số người khác cho rằng bức thư này cho thấy Nhà thờ muốn đảm bảo rằng những ý tưởng của ông phải được xuất bản.
Dù nhiều người yêu cầu, Kopernik vẫn trì hoãn việc xuất bản cuốn sách của ông; lý do chính có thể vì những lời chỉ trích đối với việc đưa ra công khai tác phẩm mang tính cách mạng này. Về vấn đề này, các nhà sử học về khoa học như Lindberg và Numbers nói rằng: "Nếu Kopernik thực sự có lo ngại về việc xuất bản cuốn sách, thì chính những phản ứng của các nhà khoa học chứ không phải của giới giáo sĩ khiến ông lo lắng. Một giáo sĩ khác trước ông - Nicole Oresme (một Giám mục) ở thế kỷ 14 và Nicholas xứ Cusa (một Hồng y giáo chủ) thế kỷ 15 - đã tranh luận một cách tự do về khả năng chuyển động của Trái Đất, và không có lý do để cho rằng việc ý tưởng này tái xuất hiện vào thế kỷ 16 có thể gây nên sự náo động tôn giáo."
Vào năm 1539, Kopernik vẫn đang hoàn thành kiệt tác của mình (kể cả nếu ông không tin chắc rằng mình muốn xuất bản nó) khi Georg Joachim Rheticus, một nhà toán học vĩ đại người Wittenberg, tới Frombork. Philipp Melanchthon đã sắp xếp cho Rheticus tới thăm nhiều nhà thiên văn học và nghiên cứu cùng với họ. Rheticus đã trở thành một học trò của Kopernik và đã ở lại với ông nhiều năm, trong thời gian này ông viết một cuốn sách, Narratio prima, phác thảo các nét chính của lý thuyết. Năm 1542, dưới tên Kopernik, Rheticus xuất bản một luận văn về lượng giác học (sau này được thêm vào cuốn sách thứ hai cuốn Về các chuyển động (De revolutionibus)). Dưới áp lực mạnh mẽ của Rheticus, và thấy rằng thái độ đầu tiên của mọi người đối với tác phẩm của ông là khả quan, Kopernik cuối cùng đã đồng ý trao cuốn sách cho người bạn thân của ông là Tiedemann Giese, Giám mục xứ Chełmno (Kulm), để chuyển cho Rheticus in ở Nürnberg.
Truyền thuyết nói rằng bản in đầu tiên của cuốn Về những chuyển động đã được đặt vào tay Kopernik đúng vào ngày ông chết, vì vậy ông đã có thể vĩnh biệt opus vitae ("tác phẩm để đời") của ông. Có lẽ ông đã tỉnh lại sau khi bị đột quỵ-gây ra hôn mê, nhìn vào cuốn sách và chết êm ái. Kopernik được chôn tại nhà thờ Frombork. Những nỗ lực tìm kiếm xương cốt ông của các nhà khảo cổ học đã không mang lại thành công và mặc dù họ đã tìm thấy nhiều ngôi mộ đáng chú ý từ nhiều thời đại khác nhau. Ngày 3 tháng 10 năm 2005, các nhà khảo cổ học đã thông báo rằng vào tháng 8 họ đã tìm thấy xương sọ của Kopernik (xem Phần mộ dưới đây).

Hệ nhật tâm của Kopernik

Các lý thuyết có sớm hơn

Trước đó, đã có nhiều tài liệu viết về lý thuyết hệ nhật tâm.
Những dấu vết đầu tiên về một mô hình nhật tâm được tìm thấy trong nhiều bản Kinh Vệ Đà bằng tiếng Phạn được viết ở Ấn Độ cổ trước thế kỷ thứ 7 TCN: các cuốn Vệ Đà, Aitareya BrahmanaShatapatha Brahmana. Bài luận Vishnu Purana bằng tiếng Phạnthế kỷ thứ 1 viết kỹ về nhiều khái niệm nhật tâm.
Philolaus (thế kỷ thứ 4 TCN) cũng có một trong những giả thuyết đầu tiên về chuyển động của Trái Đất, có lẽ có cảm hứng từ các lý thuyết của Pythagoras về Trái Đất hình cầu.
Aristarchus xứ Samos vào thế kỷ thứ 3 TCN đã phát triển một số lý thuyết Heraclides Ponticus (nói về chuyển động của Trái Đất trên trục của nó) từ đó cho thấy, đối với những gì từng được biết, nó là mô hình chính thức đầu tiên về một hệ nhật tâm. Tác phẩm của ông về hệ nhật tâm nay đã thất truyền, do đó người ta chỉ có thể đoán ông đã đi tới những kết luận đó như thế nào. Theo Plutarch, thì có lẽ việc đáng chú ý nhất là một người cùng thời với Aristarchus đã buộc tội ông là nghịch đạo khi "bắt Trái Đất quay".
AryabhataẤn Độ đã đi trước khám phá của Copernicus 1000 năm và đã thiết lập một mô hình nhật tâm mà trong đó Trái Đất quay quanh trục của nó và chu kỳ của Trái Đất và các hành tinh được xác định theo Mặt Trời đứng yên. Ông cũng là người đầu tiên phát hiện ra rằng ánh sáng từ Mặt Trăng và các hành tinh khác là phản chiếu lại ánh sáng Mặt Trời, và rằng các hành tinh quay theo một quỹ đạo hình elíp quanh Mặt Trời.
Tác phẩm của những nhà thiên văn học Ả Rập thế kỷ thứ 14 ibn al-Shatir cũng chứa đựng những khám phá tương tự của Kopernik, và người ta cho rằng Kopernik có thể đã bị ảnh hưởng từ đó.
Kopernik đã trích dẫn Aristarchus và Philolaus trong một bản chép tay đầu tiên của cuốn sách của ông hiện vẫn còn, cho rằng: "Philolaus tin vào sự chuyển động của Trái Đất, và một số người nói rằng Aristarchus xứ Samos ủng hộ ý kiến này." Vì một số lý do còn chưa biết, ông đã bỏ đoạn này trước khi xuất bản cuốn sách.
Ý tưởng đến với Kopernik không phải từ việc quan sát các hành tinh, mà từ đọc sách của hai tác giả đó. Trong Cicero ông đã thấy trích dẫn lý thuyết của Hicetas. Plutarch cũng trích dẫn từ Pythagoras, Heraclides Ponticus, PhilolausEcphantes. Các tác giả đó đã đề xuất một Trái Đất chuyển động quanh một Mặt Trời ở trung tâm. Kopernik không coi ý tưởng của mình có nguồn gốc từ Aristarchus như đã được nói đến ở trên. Khi cuốn sách của Kopernik được xuất bản, nó có một lời nói đầu, được đưa lên mà không có ý kiến của ông, của nhà thần học Andreas Osiander. Giáo sĩ này cho rằng Kopernik viết cuốn sách về nhật tâm cho rằng Trái Đất chuyển động chỉ là một giả thuyết toán học, chứ không phải cho rằng đó là khả năng hay thậm chí là sự thật. Điều này hiển nhiên được viết ra để làm dịu đi phản ứng tôn giáo chống lại cuốn sách, nhưng không có bằng chứng cho thấy Kopernik đã coi hình thức nhật tâm chỉ đơn giản thích hợp về mặt toán học, không liên quan tới thực tế. Các lý thuyết của Kopernik phủ nhận lời giải thích Mặt Trời quay quanh Trái Đất trong Cựu Ước (Joshua 10:13).
Có tranh cãi rằng trong khi phát triển toán học về hệ nhật tâm, Kopernik đã sử dụng không chỉ toán học Hy Lạp mà cả toán học và thiên văn học truyền thống Hồi giáo, đặc biệt là các tác phẩm của Nasir al-Din Tusi, Mu'ayyad al-Din al-‘Urdi và ibn al-Shatir.

Hệ Ptolemy

Lý thuyết thông dụng ở Châu Âu khi Kopernik đang hoàn thành tác phẩm của mình là lý thuyết do Ptolemy viết ra trong cuốn Almagest của ông, đã xuất hiện vào khoảng năm 150. Hệ Ptolemy được hình thành từ nhiều lý thuyết coi Trái Đất là trung tâm đứng yên của vũ trụ. Các ngôi sao được gắn vào một mặt cầu bên ngoài và nó quay nhanh, ở mức độ tương đối với nhau, trong khi các hành tinh được đặt trên những mặt cầu nhỏ hơn và mỗi hành tinh có một mặt cầu riêng biệt. Để giải thích những điều kỳ lạ của quan điểm này, như chuyển động thụt lùi quan sát thấy ở nhiều hành tinh, một hệ thống các ngoại luân (epicycles) được đem ra sử dụng, theo đó hành tinh quay trên một trục nhỏ trong khi vẫn quay trên một trục lớn xung quanh Trái Đất. Một số hành tinh bị ấn định là có những ngoại luân "chính" (nhờ thế có thể quan sát được chuyển động thụt lùi) và "phụ" (chỉ đơn giản quay một chiều).
Một lý thuyết phụ trợ của Ptolemy sử dụng các mặt cầu đồng tâm: các mặt cầu bên trong mặt cầu mà hành tinh đang quay, cũng có thể quay một chút. Các nhà thiên văn cũng hay sử dụng nhiều biến thể như thuyết lệch tâm — theo đó trục quay được bù thêm và không hoàn toàn nằm ở tâm - hay được thêm các ngoại luân vào các ngoại luân.
Cống hiến duy nhất của Ptolemy cho lý thuyết này là ý tưởng về một sự cân bằng - một sự bổ sung rắc rối cho thấy rằng, khi đo chuyển động của Mặt Trời, thỉnh thoảng ta sử dụng trục trung tâm của vũ trụ, nhưng thỉnh thoảng lại đưa ra một vị trí khác. Điều này có một ảnh hưởng bao trùm khiến cho một số quỹ đạo trở nên "lắc lư," một sự thực đã làm Kopernik rất bối rối (sự lắc lư đó nêu ra sự đáng ngờ của ý tưởng về những "mặt cầu" mà các hành tinh quay trên đó). Cuối cùng, sau mọi sự phức tạp đó, các nhà thiên văn vẫn không thể làm quan sát thực tế và lý thuyết trùng khớp với nhau. Vào thời của Kopernik, hệ Ptolemy kiểu mới nhất là của Peurbach (1423-1461) và Regiomontanus (1436-1476).

Lý thuyết của Kopernik

Lý thuyết chính của Kopernik được xuất bản trong cuốn, De revolutionibus orbium coelestium (Về chuyển động quay của các thiên thể) vào năm ông mất, 1543, mặc dù ông đã tiến gần tới lý thuyết này từ nhiều thập kỷ trước.

Bức tượng của Kopernik cạnh Collegium Novum ("Trường mới") Đại học Jagiellonian, tại Kraków
Cuốn sách này đánh dấu sự chấm dứt của thuyết địa tâm (và thuyết nhật tâm) coi Trái Đất ở trung tâm vũ trụ. Kopernik cho rằng Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời một vòng trên một năm, và quay quanh trục một vòng trên một ngày. Ông đã khám phá được vị trí chính xác của những hành tinh đã được biết và giải thích sự tiến động của những điểm phân một cách chính xác bởi sự thay đổi vị trí một cách chậm chạp của trục quay của Trái Đất. Ông cũng đưa ra giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây ra các mùa: rằng trục của Trái Đất không vuông góc với hành tinh trên quỹ đạo của nó. Ông cộng thêm vào sự chuyển động của Trái Đất, theo đó trục của nó được giữ hướng về đúng một điểm trên bầu trời trong suốt cả năm; từ thời Galileo Galilei, đã có thừa nhận rằng Trái Đất "không" giữ nguyên một hướng khi nó chuyển động.
Kopernik cũng thay thế những vòng cân bằng của Ptolemy bằng nhiều ngoại luân. Đây là nguồn chính cho rằng hệ của Kopernik thậm chí còn có nhiều ngoại luân hơn hệ của Ptolemy. Với sự thay đổi này, hệ của Kopernik chỉ có một kiểu chuyển động tròn duy nhất, sửa chữa lại những điều mà ông cho là không chính xác trong hệ của Ptolemy. Nhưng khi Kopernik đặt Mặt Trời vào vị trí trung tâm của mặt cầu của trời, ông không cho nó là trung tâm của vũ trụ mà chỉ ở gần nó.
Về mặt thực nghiệm, hệ của Kopernik không tốt hơn kiểu của Ptolemy. Kopernik nhận thức được điều này và không thể đưa ra "bằng chứng" quan sát trong cuốn sách của mình, thay vào đó ông lại dựa vào những tranh luận về một hệ chính xác và đúng đắn hơn. Từ khi cuốn sách được xuất bản tới khoảng năm 1700, rất ít nhà thiên văn tin vào hệ của Kopernik, mặc dù cuốn sách đó được truyền bá khá rộng (khoảng 500 bản sách được cho là vẫn còn tồn tại, đó là một con số lớn so với tiêu chuẩn khoa học của thời đó). Tuy nhiên, nhiều nhà thiên văn học, đã chấp nhận một số khía cạnh của lý thuyết so với những thuyết khác, và hệ của ông đã có ảnh hưởng lớn đối với những nhà khoa học về sau này như Galileo và Johannes Kepler, những người đã chấp nhận, và đấu tranh cho nó và (đặc biệt là trường hợp của Kepler) tìm cách cải thiện nó. Những quan sát của Galileo về các tuần của Sao Kim đã cho thấy bằng chứng quan sát thực nghiệm đầu tiên cho lý thuyết của Kopernik.
Hệ của Kopernik có thể được nói gọn trong bảy đề xuất, như chính Kopernik đã tập hợp trong một Compendium của cuốn De revolutionibus orbium coelestium được tìm thấy và xuất bản năm 1878.
Bảy phần của lý thuyết Kopernik là:
  1. Không có một trung tâm của vũ trụ
  2. Trung tâm của Trái Đất không phải là trung tâm vũ trụ
  3. Trung tâm của vũ trụ gần Mặt Trời
  4. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là không thể nhận thấy nếu so sánh với khoảng cách tới các ngôi sao
  5. Chuyển động quay của Trái Đất giải thích cho chuyển động thấy hàng ngày của các ngôi sao
  6. Những chuyển động quan sát thấy hàng năm của Mặt Trời được gây ra khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  7. Chuyển động thụt lùi của các hành tinh được gây ra bởi chuyển động của Trái Đất, mà người quan sát đứng trên nó
Dù những ý kiến này có phải là "cách mạng" hay "bảo thủ" chúng là chủ đề tranh luận cho tới cuối thế kỷ 20. Thomas Kuhn đã cho rằng Kopernik đưa "một số tính chất thiên văn học vốn trước đó được cho là của Trái Đất sang cho Mặt Trời." Một số nhà sử học khác từ đó cho rằng Kuhn đã đánh giá thấp cái gọi là "cách mạng" của công trình của Kopernik, và nhấn mạnh khó khăn mà Kopernik có thể gặp phải khi đưa lý thuyết thiên văn học của mình ra mà chỉ đơn giản dựa vào hình học, mà không có bằng chứng thực nghiệm.

Về chuyển động của các thiên thể


Trang bìa của De revolutionibus Orbium Coelestium (phần VI, ấn bản của Basel)
Tác phẩm chính của Kopernik, Về chuyển động của các thiên thể (1543), là thành quả của hàng thập kỷ lao động. Nó có một lời mở đầu vô danh do Andreas Osiander, một nhà thần học và là bạn của Kopernik viết, cho rằng lý thuyết này, bị coi là một công cụ cho phép có được những tính toán đơn giản và chính xác hơn, không có ứng dụng bên ngoài phạm vi thiên văn học. Cuốn sách thực của Kopernik được bắt đầu bởi một bức thư của người bạn ông (lúc ấy đã qua đời) là Nicola Schönberg, Tổng Giám mục Capua, thúc giục Kopernik xuất bản lý thuyết của mình. Sau đó, trong một bài mở rất dài, Kopernik dành tặng cuốn sách cho Giám mục Paul III, giải thích động cơ bên ngoài trong việc viết cuốn sách vì khả năng còn hạn chế của các nhà thiên văn học trước đó trong việc đưa ra một lý thuyết đầy đủ về các hành tinh, và chỉ ra rằng nếu hệ của ông làm tăng độ chính xác của các dự đoán thiên văn học nó sẽ cho phép Nhà thờ phát triển một loại lịch chính xác hơn. Lúc ấy, việc cải cách lịch Julian được coi là cần thiết và là một trong những nguyên nhân chính khiến nhà thờ trợ cấp cho thiên văn học.
Tác phẩm này được chia làm sáu cuốn:
  1. Cái nhìn chung về lý thuyết nhật tâm, và một sự trình bày ngắn gọn về ý tưởng của ông về thế giới.
  2. Đa số là lý thuyết, trình bày các nguyên tắc của thiên văn hình cầu và một danh sách các ngôi sao (là một nền tảng cho những tranh cãi phát triển lên trong những cuốn sách tiếp theo).
  3. Đa phần dành cho những chuyển động thực tế của Mặt Trời và những hiện tượng liên quan.
  4. Miêu tả Mặt Trăng và những chuyển động quỹ đạo của nó.
  5. Giải thích cụ thể về hệ thống mới.
  6. Trình bày cụ thể về hệ thống mới.

Kopernik và chủ nghĩa của Kopernik


Mikołaj Kopernik
Lý thuyết của Kopernik có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử văn minh loài người. Nhiều tác giả cho rằng chỉ hình học của Euclidvật lý của Isaac NewtonThuyết tiến hoá của Charles Darwin là có thể có ảnh hưởng ở mức so sánh được đối với văn hoá loài người nói chung và khoa học nói riêng.
Nhiều ý nghĩa đã được gán cho lý thuyết của Kopernik một phần từ ý nghĩa khoa học đúng đắn của nó. Tác phẩm của ông ảnh hưởng tới cả tôn giáokhoa học, giáo điều cũng như tự do của vấn đề khoa học. Vị trí của Kopernik với tư cách là một nhà khoa học thường được so sánh với Galileo Galilei.
Công trình của Kopernik phản đối giáo điều tôn giáo được chấp nhận sau đó: nó có thể cho thấy rằng không cần thiết phải có một (Đức Chúa) tuyệt đối trao linh hồn, quyền lực và cuộc sống cho thế giới và con người - khoa học có thể giải thích mọi điều được cho là của Chúa.
Tuy nhiên, chủ nghĩa của Kopernik cũng mở một lối đi cho tính nội tại, quan điểm cho rằng một lực lượng siêu nhiên, hay một vị thần thánh, thâm nhập vào mọi vật tồn tại - một quan điểm từ đó được phát triển thêm trong nhiều triết học hiện đại. Chủ nghĩa nội tại cũng dẫn tới chủ nghĩa chủ quan: với lý thuyết rằng có thể nhận thức rằng những tạo vật thực tế, rằng không có thực thể tồn tại độc lập với nhận thức. Vì thế một số người cho rằng Chủ nghĩa Kopernik đánh đổ những nền tảng của khoa học Trung Cổ và siêu hình học.
Một hệ quả của Chủ nghĩa Kopernik là quy luật khoa học không cần thiết phải phù hợp với thực tế. Sự đối nghịch này với hệ của Aristoteles vốn đặt cao tầm quan trọng của nguồn gốc của hiểu biết thông qua các giác quan.
Khái niệm của Kopernik đánh dấu một sự cách mạng khoa học. Thực vậy một số cho rằng nó đứng ngang bằng với sự khởi xướng của "cuộc cách mạng khoa học"  . Immanuel Kant mang tính biểu tượng của cách mạng do Kopernik khởi xướng - chủ nghĩa duy lý ưu việt của nó - công nhận rằng chính sự hợp lý của con người là cách làm sáng tỏ về những hiện tượng quan sát được. Những nhà triết học gần đây cũng tìm thấy những giá trị triết học trong chủ nghĩa Kopernik.

Trích dẫn

Goethe
"Trong tất cả các khám phá và ý kiến, không có cái nào có ảnh hưởng đến tinh thần hơn học thuyết của Kopernik. Thế giới mới được biết là tròn thì phải bị đòi hỏi từ bỏ đặc quyền lớn lao của địa vị trung tâm vũ trụ. Có lẽ không bao giờ nhân bị đòi hỏi lớn lao như thế — vì khi chấp nhận điều này thì nhiều việc bị tan tành mây khói! Việc gì sẽ xảy ra với Eden của chúng ta, thế giới của sự ngây thơ, lòng mộ đạo, và thi ca; bằng chứng từ giác quan; sự tin tưởng đến một niềm tin thơ - đạo? Không đáng ngạc nhiên khi những người đương thời không muốn từ bỏ những ý niệm này và chống đối bằng mọi cách một học thuyết mà những người tin tưởng cho phép và đòi hỏi một tầm nhìn tự do và ý tưởng vĩ đại chưa bao giờ được biết, hay tưởng tượng nổi."
Nietzsche
"Tôi thấy hài lòng khi nghĩ về sự đúng đắn của vị quý tộc Ba Lan lật đổ nghị quyết của một cuộc họp (nghị viện) với sự phủ quyết đơn giản; và Kopernik người Ba Lan dường như từ sự đúng đắn này chống lại tất cả các kiểu ý kiến của những người khác theo cách đúng đắn và rộng lớn nhất."
Kopernik
"Vì tôi không say mê lắm với những quan điểm của riêng mình nên tôi không coi trọng suy nghĩ của người khác về chúng. Tôi biết rằng những ý kiến của một nhà triết học không phải là chủ đề cho sự phán xét của những người bình thường, bởi vì đó chính là sự nỗ lực của ông ta nhằm tìm kiếm sự thực trong mọi vấn đề, trong phạm vi sự cho phép của Chúa trời với loài người. Tuy vậy, tôi cho rằng cần xa lánh những quan điểm hoàn toàn sai trái. Những người biết rằng sự kết luận của nhiều thế kỷ đã đưa tới việc thừa nhận quan điểm rằng Trái Đất đứng yên ở trung tâm vũ trụ, như trung tâm của nó là trung tâm của vũ trụ, Tôi phản đối, coi đó là một tuyên bố điên cuồng nếu tôi đưa ra điều xác nhận rằng Trái Đất chuyển động.
"Khi một con chuyển động êm đềm về phía trước, các thủy thủ thấy chuyển động của nó được phản ánh qua mọi sự vật bên ngoài, tuy nhiên mặt khác họ cũng có thể cho rằng mình đang đứng yên, cùng với mọi vật trên thuyền. Theo một số cách, chuyển động của Trái Đất có thể là điều không thể nghi ngờ đưa lại cảm giác rằng toàn thể vũ trụ đang chuyển động.
"Vì thế cùng với những lý thuyết cổ đại, vốn không còn chính xác nữa, chúng tay hãy cho phép các lý thuyết mới đó được xuất hiện, đặc biệt khi chúng tỏ ra rất chính xác, đơn giản và mang lại nhiều thông tin quan sát quý báu. Khi các lý thuyết còn được quan tâm, không ai có thể chờ đội một sự chính xác hoàn toàn từ thiên văn học, thiên văn học không thể cung cấp điều đó, ít nhất anh ta chấp nhận các ý tưởng chính xác được đưa ra cho một mục đích nào khác, và việc quay lưng lại với nó chính là điều ngu xuẩn lớn hơn việc quan tâm tới nó. Tạm biệt."
Tuyên bố của Thượng viện Ba Lan ra ngày 12 tháng 6 năm 2003
"Ở thời điểm kỷ niệm năm trăm ba mươi năm ngày sinh và bốn trăm sáu mươi năm ngày mất của Mikołaj Kopernik, Thượng viện Cộng hòa Ba Lan bày tỏ sự kính trọng sâu sắc nhất và cầu nguyện cho con người Ba Lan kiệt xuất đó, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử Thế giới. Mikołaj Kopernik, nhà thiên văn học nổi tiếng thế igới, tác giả của công trình mang tính đột phá "O obrotach sfer niebieskich" là người đã "Bắt Mặt trời đứng yên và Trái Đất chuyển động". Ông đã tự nâng mình thành một nhà toán học, kinh tế học, luật sư, bác sĩ và linh mục cũng như là một người bảo vệ Lâu đài Olsztyn trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Teutonic kiệt xuất của đất nước. Ký ức về những thành tựu của ông sẽ tồn tại lâu dài và trở thành một nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai."
Allgemeine Deutsche Biographie
"Vấn đề quốc tịch đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách khác nhau; một sự tranh cãi về quốc tịch của người sáng lập ra quan niệm hiện tại của chúng ta về thế giới giữa Ba Lan và Đức, nhưng như đã được chỉ ra rằng về quốc tịch cha mẹ của Kopernik chúng ta không thể chắc chắn được điều gì; cha ông dường như khi sinh là một người Slav, mẹ ông là một người Đức; ông đã sinh ra tại một thành phố; nơi chính quyền quản lý nó và người dân sử dụng hệ thống giáo dục Đức, tuy nhiên ông sinh ra với giấy tờ của Ba Lan; ông đã học tập tại Cracow ở thủ đô Ba Lan, sau đó tại Italia và sống tới cuối đời ở Frauenburg với tư cách một tăng hội; ông viết sách bằng tiếng Latinh và tiếng Đức. Trong khoa học ông là một con người, không thuộc về một quốc gia, công việc của ông, những nỗ lực của ông thuộc về cả thế giới, và chúng ta không quá quan tâm tới việc thực tế Kopernik là một người Ba Lan hay người Đức, mà coi ông là một người có tâm hồn tự do, một nhà thiên văn học vĩ đại, người cha của ngành thiên văn học mới, tác giả của một cái nhìn đúng đắn về thế giới."

Phần mộ


Nhà thờ Frombork - Nơi chôn cất Kopernik
Tháng 8, 2005, một nhóm các nhà khảo cổ học do Jerzy Gąssowski, giám đốc một viện khảo cổ họcnhân loại họcPułtusk chỉ huy đã khám phá ra nơi mà họ cho là mộ của Kopernik sau khi kiểm tra bên dưới sàn Nhà thờ Frombork. Kết quả này có được sau một năm tìm kiếm, và việc phát hiện này chỉ được thông báo vào ngày 3 tháng 10, sau khi họ đã tiến hành tìm kiếm thêm. Gąssowski nói ông "hầu như tin chắc 100% rằng đó là Kopernik". Các chuyên gia pháp y đã sử dụng xương sọ để tái tạo một khuôn mặt rất giống với những đặc điểm trong bức chân dung của Kopernik, trong đó có cái mũi gãy và vết sẹo trên mắt trái.  Các chuyên gia cũng quả quyết rằng xương sọ này là của một người đàn ông đã chết khi khoảng 70 tuổi - tuổi của Kopernik khi ông qua đời.
Mộ ở tình trạng xấu và không phải tất cả xương cốt đều còn. Các nhà khảo cổ học hy vọng tìm thấy họ hàng của Kopernik để xác định qua ADN.

Bối cảnh lịch sử về vấn đề quốc tịch của Kopernik

Vì sự không chắc chắn của các nhà địa lý, tới nay vẫn còn vấn đề đang tranh cãi về việc Kopernik là người Đức hay người Ba Lan Cha của Kopernik, cũng tên là Nicolaus (Mikołaj) và có thể là họ Koppernigk, từng là một công dân của Kraków, sau này là thủ đô Ba Lan, nhưng ông đã rời thành phố này vào năm 1460 để chuyển tới Toruń. Thành phố này là một phần của Liên minh Hanseatic, cũng như là Liên bang Phổ mà chỉ vài năm trước khi Mikołaj ra đời đã xảy ra một cuộc khởi nghĩa (ngay sau đó dẫn tới Cuộc chiến mười ba năm khi họ yêu cầu vua Ba Lan sáp nhập Phổ vào lãnh thổ của ông) giành độc lập từ Hiệp sĩ Teuton, những kẻ đã cai trị vùng này trong hai trăm năm, áp đặt thuế má nặng nề làm chậm phát triển kinh tế trong tỉnh. Với Hiệp ước Toruń lần hai năm 1466, thành phố này và phần phía tây của Phổ trở thành một vùng đất của Vương quốc Ba Lan mang tên Prusy Królewskie, vốn đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa, trong khi phần đông vẫn nằm dưới quyền cai quản của những hiệp sĩ Teuton trở thành miền Đông Phổ sau đó.
Kopernik, được gọi Mikołaj Kopernik trong tiếng Ba LanNikolaus Kopernikus trong tiếng Đức, sinh ở Toruń và sống gần trọn cuộc đời làm việc ở Royal Prussia, một nơi tự trị và là một vùng đất của Hoàng gia Ba Lan - nó có nghị viện riêng, triều đình, ngân khố (mà Kopernik có tham gia) và quân đội. Ông cũng trông nom việc bảo vệ Allenstein/Olsztyn với vị trí chỉ huy các lực lượng của nhà vua Ba Lan khi đội quân của Albert xứ Brandenburg bao vây thành trì.
Vào thế kỷ 19, với sự nổi lên của chủ nghĩa quốc gia Đức, đã có nhiều nỗ lực nhằm tuyên bố rằng Kopernik chính là người Đức và bác bỏ những quan hệ của ông với Ba Lan , tuy nhiên, sau năm 1945 những cố gắng đó đã hoàn toàn thất bại. Để đáp lại, người Ba Lan gắng tuyên bố rằng Kopernik thực sự là người Ba Lan và cố gắng bác bỏ những nguồn gốc Đức có thể có của ông. Có lẽ gia đình ông về mặt chủng tộc là người Đức, và chắc chắn Kopernik nói thạo tiếng Đức, trong khi không có minh chứng trực tiếp về việc ông biết tiếng Ba Lan. Ngôn ngữ chính của ông dùng khi viết là tiếng Latinh. Tuy nhiên, Kopernik sinh ở Đông Phổ, sau này là Prusy Królewskie vì những mối quan hệ của nó với Vương quốc Ba Lan. Ông đã trở thành một người dân tỉnh Prussian Ermland hay Warmia, một địa phận Giám mục được miễn trừ, trong suốt phần đời còn lại ông là một thần dân trung thành của Prince-Bishop (Thái ấp chủ giáo) Công giáo vào thời điểm khi đa số người Phổ và Đức đã theo đạo Tin lành. Hiện nay ông được chấp nhận chung là người Ba Lan. Cùng lúc đó, cần nhớ rằng trong thời Kopernik, quốc tịch có ít ý nghĩa hơn hiện nay, và mọi người thường không nghĩ rằng họ là người Ba Lan hay người Đức
Vì thế, trong hoàn cảnh hiện tại, Kopernik có thể được coi là người Đức Ba Lan về mặt chủng tộc, nhưng đặt một con người trong lịch sử vào hoàn cảnh hiện đại thì không có ý nghĩa gì. Điều quan trọng là đặt Kopernik trong hoàn cảnh lịch sử và khoa học của ông.

Tìm thấy di cốt nhà thiên văn Copernicus

Các nhà khảo cổ học Ba Lan tìm thấy phần mộ của Corpernicus trong một nhà thờ Cơ đốc từ năm 2005, nhưng họ phải chờ tới ba năm để xác nhận đó là nơi yên nghỉ của nhà thiên văn học thiên tài.

Phát hiện này kết thúc những đồn đoán kéo dài nhiều thế kỷ về nơi yên nghỉ của nhà thiên văn học từng đề ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm, theo đó Mặt trời, chứ không phải Trái đất, là trung tâm của vũ trụ.
Ảnh Nicolaus Copernicus do máy tính dựng.
Ảnh Nicolaus Copernicus do máy tính dựng. Ảnh: AP.
Jerzy Gassowski, giám đốc Viện Nhân chủng và Khảo cổ ở Pultusk, Ba Lan, cho biết ông và cộng sự tìm thấy thi thể Copernicus tại một nhà thờ Cơ đốc ở Frombork, Ba Lan. Họ dùng kỹ thuật tái tạo cơ trên xương sọ và nhận thấy khuôn mặt do máy tính dựng lên rất giống những bức chân dung của Copernicus, đặc biệt là chiếc mũi gãy và vết sẹo ở phía trên mắt trái.
Ngoài ra, chiếc sọ thuộc về một người đàn ông ở độ tuổi 70. Copernicus qua đời vào năm 1543 và cũng hưởng thọ 70 tuổi. “Chúng tôi cho rằng bộ xương đó thuộc về Copernicus, nhưng vẫn còn nhiều nghi vấn cần được giải đáp”, Jerzy phát biểu.
Để tìm hiểu kỹ hơn, Marie Allen, chuyên gia di truyền người Thụy Điển, phân tích ADN từ cột sống, một chiếc răng và xương đùi của bộ xương. Sau đó bà phân tích ADN của 4 sợi tóc của nhà thiên văn học người Ba Lan trong thư viện thuộc Đại học Uppsala, nơi bà làm việc.
“Hai trong 4 sợi tóc có cấu trúc ADN giống hệt những chiếc xương”, Marie tuyên bố.
Một bức chân dung của Nicolaus Copernicus được vẽ trong thế kỷ 16.
Một bức chân dung của Nicolaus Copernicus được vẽ trong thế kỷ 16. Ảnh: uqam.ca.
Copernicus được chôn tại nhà thờ Frombork, nơi ông phục vụ với tư cách giáo sĩ, nhưng ngôi mộ không được đánh dấu. Những chiếc xương mà nhóm của Jerzy tìm thấy nằm bên dưới một tấm đá lát nền. Nhóm chuyên gia của Viện Nhân chủng và Khảo cổ Ba Lan bắt đầu tìm kiếm di hài Copernicus từ năm 2004 theo yêu cầu của Jacek Jezierski, một giám mục Ba Lan.
Nicolaus Copernicus chào đời vào ngày 19/2/1473 tại thành phố Toruri, Ba Lan. Ông học tập ở Ba Lan, Italy và dành phần lớn cuộc đời làm việc ở Frombork. Copernicus am hiểu toán học, thiên văn học, luật, tâm lý, chính trị. Ông từng là người lính, viên chức hành chính, nhà cai trị, nhà ngoại giao, học giả kinh tế và giáo sĩ trước khi tập trung nghiên cứu thiên văn.
Thuyết nhật tâm do ông nghiên cứu trong khoảng thời gian 1508-1514 được coi là giả thiết quan trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, Copernicus chỉ công bố lý thuyết chính vào năm 1543 trước khi qua đời. Nó được trình bày trong cuốn, De revolutionibus orbium coelestium (Về chuyển động quay của các thiên thể). Lý thuyết của ông trái ngược với Kinh thánh, giáo hội và cả những lý thuyết thiên văn học trước đó. Chúng có ảnh hưởng quan trọng đối với những nhà khoa học sau này, trong đó có Galileo, Descartes và Newton.
V.L (theo AP)
CÔ-PEC-NÍCH CUỐI CÙNG ĐÃ ĐƯỢC VINH DANH NHƯ MỘT ANH HÙNG
Cathnews/ABC News/AP: Ni-cô-lát Cô-péc-ních (Nicolaus Copernicus), nhà thiên văn học thế kỷ thứ 16 người đặt giả thiết rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và đã bị lên án như một kẻ dị giáo, đã được cải táng thể hiện sự kính trọng trong một một thánh đường ở Ba Lan.

Ông đã được chôn cất trong một ngôi mộ tại thánh đường nơi trước kia ông đã một lần phục vụ như là một giáo sĩ luật và một bác sĩ, nói trong một bản của Liên Hiệp Báo Chí trên trang mạng Hoa Kỳ ABC News.

Cô-péc-ních, người đã sống từ 1473 đến 1543, đã chết như một nhà thiên văn học ít ai biết đến làm việc trong một vùng xa xôi phía bắc của Ba Lan, cách xa với các trung tâm học vấn của Âu Châu. Ông đã dành nhiều năm lao động trong những thời gian rảnh rỗi để phát triển học thuyết của mình, cái mà sau này bị chỉ trích lên án như là một kẻ dị giáo bởi vì nó loại bỏ Trái Đất và con người ra khỏi vị trí trung tâm của vũ trụ.

Hình mẫu ban đầu của ông dựa trên những tính toán toán học phức tạp và sự quan sát bằng mắt thường bầu trời bởi vì lúc này kính thiên văn vẫn chưa được phát minh.

Sau khi ông chết, phần còn lại của ông ấy đã được đặt vào một ngôi mộ không đánh dấu rõ ràng dưới sàn nhà của của một nhà thờ lớn ở Frombork, trên bờ biển Ban-tích (Baltic) Ba Lan, vị trí chính xác không ai được biết.

Vào hôm thứ bảy, phần còn lại của ông đã được ban phép lành và rảy nước thánh bởi các giáo sĩ cao cấp nhất của Ba Lan trước khi một lính danh dự mang áo quan của ông một cách trọng thể qua bậc gạch đỏ hùng vĩ của vương cung thánh đường và dần hạ thấp trở lại đúng vị trí nơi phần đầu sọ và các xương của ông được tìm thấy vào năm 2005.

Tại thời điểm lời thúc dục của vị giám mục địa phương, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm các phần còn lại của nhà thiên văn học và cuối cùng đã phát hiện ra một đầu sọ và các khúc xương của một ông già 70 tuổi - tuổi Cô-péc-ních khi chết.

ABC cho biết vụ tái tạo hình dạng trên máy vi tính do các chuyên gia pháp lý thực hiện dựa trên xương sọ cho thấy cái mũi gẫy và các đặc điểm khác giống hệt bức tự họa của Cô-péc-ních.


Thuyết Nhật Tâm Hệ bị chế nhạo - hay thậm chí còn bị coi là dị giáo quyết liệt ở thế giới phương Tây - cho đến 400 năm trở về trước.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Trước đó quan điểm được chấp nhận phổ biển là Trái Đất nằm ở tâm, và Mặt Trời, Mặt Trăng và những hành tinh đã biết khác (tổng cộng là năm) di chuyển xung quanh nó. Mô hình này được nhà khoa học người Ai Cập Claudius Ptolemaeus (Ptolemy) công bố vào thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên.
Cho đến 1543 mới có một nhà khoa học và là giáo sĩ người Ba Lan Nicolaus Copernicus (1473-1543) xuất bản lý thuyết dám lấy Trái Đất khỏi trung tâm và đưa Mặt Trời vào.
Không ngạc nhiên, lý thuyết của Copernicus đối diện với sự chống đối khủng khiếp từ giới tu sĩ. Thực ra, Copernicus đã đoán trước được công trình của mình sẽ bị đối xử như thế nào, vì không muốn đối đầu với những ý kiến phản đối, ông đã trì hoãn việc xuất bản cho đến năm mình mất.
Nhưng dù sao thì lý thuyết của Copernicus cũng không hoàn hảo. Ngoại trừ việc đặt Mặt Trời vào trung tâm thì quỹ đạo của các hành tinh đã sai.
Nhiều thập kỷ sau, nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler (1571-1630) trở thành người tìm ra câu trả lời chính xác. Những hành tinh không chuyển động trong một quỹ đạo tròn hoàn toàn. Thay vào đó, quỹ đạo của chúng hơi có dạng elip-hình giống như vòng tròn bị đè bẹp.
Cùng với nhà quan sát người Ý Galileo Galilei (1564-1642), Kepler là dụng cụ để xác nhận một lần nữa rằng mô hình của Ptolemy đã sai hoàn toàn-mặc dù nó đã thống trị một khoảng thời gian đáng nể là 1500 năm.

Thuyết hệ nhật tâm của Nicolaus Copernicus

Thuyết hệ nhật tâm của Nicolaus Copernicus

(Nicolaus Copernicus đã quan sát quy luật vận động của các hành tinh và hằng tinh, đồng thời ông cũng sưu tập, phân tích và tiến hành so sánh với các tài liệu quan sát thiên thể của các nhà thiên văn học khác).
Qua quá trình miệt mài quan sát và nghiên cứu, Copernicus đã đưa ra lời thách thức đối với “Thuyết địa tâm” (trái đất là trung tâm vũ trụ) chiếm vị trí thống trị lâu dài trong lịch sử thiên văn học châu Âu. Hơn hai nghìn năm trước đó, con người luôn cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, tất cả các hành tinh khác kể cả mặt trời và quan niệm này là bất di bất dịch. Học thuyết về sự vận động thiên thể của Copernicus đánh dấu sự mở đầu trong lĩnh vực lý giải vũ trụ của nhân loại, mở ra những bước đi đầu tiên cho ngành thiên văn học hiện đại.
Copernicus là người đầu tiên vận dụng phương pháp quan sát khoa học làm cơ sở để đưa ra lý luận khoa học, (trước đó cơ sở của lý luận khoa học đều dựa trên logic và tư tưởng). Bằng khám phá này và phương phát nghiên cứu của mình, Copernicus không những đã mở đường cho lĩnh vực nghiên cứu thiên văn học hiện đại mà còn xây dựng nên phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại.
├ Học thuyết này đã được hình thành như thế nào?
Năm 1499, Copernicus tốt nghiệp trường đại học Bologna của Italia và làm giáo sĩ trong một nhà thờ. Sau đó ông trở về Ba Lan làm việc cho chú của mình, ông Bishop Waczenrode, giáo chủ của nhà thờ Thiên Chúa Frauenburg Cathedral. Compernicus sống ở tầng trên cùng của nhà thờ nên ông có thể thường xuyên quan sát thiên văn.

Ngày đó, người ta một mực tin vào mô hình vũ trụ do nhà khoa học người Hy Lạp Ptolemy đưa ra 1500 năm trước. Ptolemy cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, tất cả các thiên thể bao gồm mặt trăng, mặt trời và các hằng tinh đều chuyển động xoay quanh trái đất trong một vòng tròn hình cầu lớn, các hằng tinh thì cách xa trái đất, chúng nằm ngoài khoảng không của khối cầu lớn này. Thế nhưng , qua quá trình quan sát tỉ mỉ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng quy luật vận động của các hành tinh không phù hợp với quan điểm của Ptolemy. Một số nhà khoa học đã sửa đổi học thuyết quỹ đạo vũ trụ của Polemy, học đưa thêm vào nhiều hơn các quỹ đạo vận động của thiên thể trên quy đạo đã có (hay gọi là quỹ đạo thiên thể nhỏ). Cách làm như vậy đã cho thấy mỗi hành tinh đều chuyển động theo chu vi hình tròn quanh trái đất. Vài trăm năm sau, mô hình vũ trụ này càng thể hiện rõ sự sai lệch. Các nhà khoa học tiếp tục đưa thêm nhiều quỹ đạo vào trong mô hình, các hành tinh vẫn luôn men theo từng quỹ đạo chuyển động theo chu vi hình tròn.

Copernicus muốn dùng các kỹ thuật hiện đại thời bấy giờ(thế kỷ XVI) để cải tiến trắc lượng của Ptolemy, ông quyết định loại bỏ một vài quỹ đạo nhỏ.

Trải qua gần 20 năm miệt mài tiến hành đo đạc vị trí của các hành tinh, kết quả mà Copernicus thu được vẫn không khác nhiều so với mô hình vận động thiên thể của Ptolemy đưa ra là mấy.

Copernicus muốn tìm hiểu xem nếu như quan sát sự vận động của các hành tinh này trên một hành tinh khác đang chuyển động thì kết quả sẽ là như thế nào. Xuất phát từ thắc mắc đó, trong đầu ông nảy ra một ý nghĩ: Nếu như trái đất cũng đang vận động thì các hành tinh khác sẽ như thế nào khi nhìn từ trái đất? Ý nghĩ đó đã hiện lên rõ rệt trong đầu óc ông.

Trong thời gian một năm, Copernicus tiến hành quan sát các hành tinh ở vào những thời điểm khác nhau và với khoảng cách khác nhau, ông nhận ra rằng sự vận động ở mỗi hành tinh là không giống nhau, từ đó ông phát hiện ra rằng trái đất không thể đứng ở vị trí trung tâm quỹ đạo chuyển động của các hành tinh được.

Suốt trong thời gian 20 năm tiến hành quan sát , Copernicus phát hiện ra trong khoảng thời gian một năm, duy chỉ có mặt trời là không có những thay đổi rõ rệt. Điều đó có nghĩa là khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là bất biến. Nếu như trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, thì mặt trời chính là trung tâm của vũ trụ. Copernicus lập tức nhận ra: Nếu như đặt mặt trời vào vị trí trung tâm của vũ trụ thì trái đất sẽ quay quanh mặt trời. Khám phá đó của ông đã xóa bỏ tất cả các mô hình quỹ đạo nhỏ, trực tiếp chứng minh được các hành tinh đã biết luôn chuyển động theo chu vi hình tròn xung quanh mặt trời.

├ Thế nhưng, liệu người ta có thể tin vào mô hình vũ trụ mới do Copernicus đưa ra không? Tất cả mọi người trên thế giới, nhất là các giáo chủ có quyền lực tối cao, liệu họ có chấp nhận được học thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ hay không?


https://www.facebook.com/TimHieuveDanhNhanTheGioi/photos/a.479947488690939.114971.479904185361936/549910925027928/?type=1

Do lo sợ trừng phạt của giáo chủ, Copernicus đã không dám công bố phát hiện của mình. Năm 1543, phát hiện đó của ông mới được công bố. Thế nhưng, ngay cả đến thời điểm đó, học thuyết này vẫn tiếp tục vấp phải sự chế nhạo và khinh miệt của các giáo hội, các trường đại học, các nhà thiên văn học cùng các tổ chức khác. Sáu mươi năm sau, Jonhannes Kepler và Galileo Galilei đã chứng minh tính chính xác trong học thuyết của Copernicus.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét