KÝ ỨC CHÓI LỌI 21
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuối năm 1949, ở chiến trường chính Bắc Bộ, quân và dân ta mở chiến dịch Lê Lợi, chủ động tiến công địch ở Hoà Bình và đẩy mạnh tiến công địch ở nhiều nơi như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, v.v... Để phối hợp với chiến dịch Lê Lợi, Liên khu uỷ và Bộ tư lệnh Liên khu 4 quyết định mở chiến dịch Lê Lai tại Bình - Trị - Thiên, nhằm mục đích: Giam chân quân cơ động Pháp, không cho chúng tiếp viện ra Bắc Bộ, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, xây dựng và mở rộng căn cứ cách mạng ở vùng đồng bằng.
Chiến dịch diễn ra chủ yếu trên địa bàn phía nam tỉnh Quảng Bình và phía bắc tỉnh Quảng Trị, cụ thể là các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Phong Điền và Hải Lăng. Đây là dải đất hẹp nhất của miền Trung (chiều ngang từ biển Đông tới biên giới Việt - Lào chỉ hơn 40 ki-lô-mét), nhưng lại là địa bàn chiến lược quan trọng, là chiếc cầu nối liền hai miền Nam – Bắc và nối với vùng Trung Lào. Địa thế hiểm trở “Biển giăng trước mặt, núi vây ba bề”. Địa hình mấp mô lồi lõm, dốc và thấp dần từ tây sang đông. Phía tây là dãy núi Trường Sơn hiểm trở, phía đông là những dải đồng bằng hẹp ven biển, nằm giữa hai vùng núi và đồng bằng là những dải đồi bát úp, sát mép biển là những bãi, cồn, động cát trắng. Nhiều chỗ đồi núi chạy ra sát biển như đèo Ngang, đèo Lý Hoà. Địa hình càng thêm phức tạp vì có hệ thống sông ngòi và đường giao thông chia cắt thành từng tuyến song song theo hướng tây - đông. Sông ngòi ở vùng này ngắn và dốc. Toàn bộ sông ngòi xuất phát từ hàng trăm khe suối của dãy Trường Sơn đổ xuống các con sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh, Kiến Giang, sông Nhật Lệ thuộc tỉnh Quảng Bình; sông Hiền Lương, sông Cam Lộ (tức sông Hiếu), sông Quảng Trị (Thạch Hãn) thuộc tỉnh Quảng Trị. Đây là mạng lưới giao thông thuỷ quan trọng. Quân Pháp thường lợi dụng các con sông lớn cho tàu thuỷ, ca nô thọc sâu thăm dò, phá hoại chiến khu của ta. Ngược lại, ta cũng lợi dụng sông ngòi để vận chuyển vũ khí và lương thực để đánh địch. Ngoài đường thuỷ, mạng lưới giao thông ở đây còn bao gồm đường bộ, đường sắt và đường không, nối Quảng Bình với chiến trường cả nước và vùng Trung Lào, Hạ Lào. Thực hiện mưu đồ khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã cải tạo, nâng cấp hai tuyến “ Thượng đạo” (đường giao thông vùng cao) và “Hạ đạo” (giao thông ven biển) có từ thời phong kiến thành tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài ba tỉnh Bình - Trị - Thiên. Đồng thời chúng còn mở tỉnh lộ số 1, số 2, quốc lộ 9 từ Cửa Việt, Quảng Trị sang Lào qua cửa khẩu Lao Bảo và đường “không trung thiết lộ”1. Sân bay Đồng Hới là cửa khẩu đường không đi các nơi.
Đồng bằng ở Quảng Bình, Quảng Trị nhỏ, hẹp, nằm ven hạ lưu các con sông, chỉ chiếm 9,3 phần trăm diện tích tự nhiên. Nhưng chiến dịch Lê Lai lại nổ ra chủ yếu trên “đồng bằng hai huyện” Lệ Thủy, Quảng Ninh; nơi đây là vựa thóc chủ yếu của Quảng Bình, vốn là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Dân cư trong vùng đông đúc và tinh thần kháng chiến rất cao. Hầu hết các làng xã đều có đội dân quân du kích, nhiều làng đã thực hiện “rào làng chiến đấu”, xây dựng làng thành những pháo đài, đã nhiều lần phá tan các cuộc càn lớn của quân Pháp. Khi Liên khu mở chiến dịch, các làng kháng chiến đều trở thành hậu phương tại chỗ, nơi nuôi giấu quân, chuyển tải thương và vũ khí đạn dược của chiến dịch, và cũng là nơi tổ chức những mũi đánh phối hợp với chủ lực của Liên khu2.
Giữa năm 1949 (trước chiến dịch), lực lượng địch trên địa phận Quảng Bình có khoảng 4.000 tên, do trung tá Ni-ốc (Niox) chỉ huy. Thực hiện ráo riết “kế hoạch Rơ-ve”, chúng đóng thành 45 vị trí đồn bốt, cụ thể: khu vực nam và bắc sông Gianh có 10 vị trí chính và ba vị trí hương vệ; khu vực Bố Trạch tám vị trí; khu vực Quảng Ninh bảy vị trí; khu vực Lệ Thuỷ chín vị trí chính và hai đồn hương vệ; thị xã Đồng Hới bốn vị trí. Phía tây địch đóng hai vị trí lẻ ở sát biên giới Việt - Lào. Ngoài ra chúng còn lập hành lang chốt giữ dọc theo tỉnh lộ số 4 và số 2, từ Thượng Lâm (Lệ Thủy) ra Sen Bàng, từ Troóc kéo ra Tiên Lệ (Quảng Trạch). Với một loạt đồn bốt dày đặc nối tiếp nhau, chúng định bịt chặt các cửa ngõ chiến khu và uy hiếp các tuyến giao thông vận tải của ta ở phía tây. Ở vùng đồng bằng và địch hậu, quân Pháp tăng cường vây ráp, phục kích các ngả đường hòng lùng bắt cán bộ và cướp đoạt hàng hóa, của cải của đồng bào. Những vùng xa xôi chúng cho máy bay cất cánh từ sân bay Đồng Hới thường xuyên đánh phá để gây tổn thất cho ta. Nhưng kể từ ngày Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến, quân và dân Quảng Bình, Quảng Trị đã liên tục nổi dậy tiến công, phá được nhiều đồn bốt, diệt nhiều sinh lực địch, trong đó đã phá được 55 hội tề - chỗ dựa về chính trị của quân Pháp. Qua nhiều trận diệt đồn, nhiều trận chống càn, trước khi bước vào chiến dịch, bộ đội và dân quân du kích đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức và thực hành chiến đấu.
Lực lượng ta: Tháng 10 năm 1949, theo chỉ thị của Bộ, Liên khu 4 quyết định thành lập “Mặt trận Bình - Trị - Thiên”, lực lượng chủ lực có ba trung đoàn bộ binh (95, 101 và 18); tiểu đoàn công pháo 888, đại đội thông tin và đại đội quân báo3. Lực lượng vũ trang địa phương có ba đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích của ba tỉnh Bình - Trị - Thiên. Ngoài ra, trên để tăng cường cho lực lượng tham gia chiến dịch trung đoàn 57. Trung đoàn 57 vào hoạt động ở vùng bắc Quảng Bình nên trung đoàn 18 vượt U Bò, Ba Rền vào vùng đồng bằng nam Quảng Bình hoạt động. Trung đoàn 101 vượt quốc lộ 1 về đứng chân ở đồng bằng Thừa Thiên. Trung đoàn 95 từ Quảng Trị hành quân ra vùng Quảng Ninh và Lệ Thủy - hướng tiến công chính của chiến dịch.
Chiến dịch do Đảng ủy và Bộ tư lệnh Liên khu 4 trực tiếp chỉ đạo; Bộ tư lệnh Mặt trận Bình - Trị - Thiên trực tiếp chỉ huy; đồng chí Hà Văn Lâu làm Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Hoàng Anh, Bí thư Phân khu ủy làm Chính ủy.
Phòng chính trị triển khai ngay đợt giáo dục, quán triệt nhiệm vụ chiến dịch cho toàn mặt trận. Khí thế ra quân lập công ở các đơn vị rất cao. Đội văn công được thành lập và xuống từng trung đoàn ca hát, động viên bộ đội và nhân dân. Đồng thời cho ra đời nhà in và tờ báo “Người lính” của Mặt trận để hướng dẫn tư tưởng, hành động và động viên phong trào thi đua của các lực lượng vũ trang trên toàn Mặt trận. Ta đã in và phát tán 2.500 tờ truyền đơn, 300 tờ tin “Dân quân” cổ vũ phong trào chiến đấu của các địa phương. Phòng hậu cần mở rộng xưởng quân giới, tiến hành sửa chữa và sản xuất vũ khí, đạn dược; củng cố bệnh xá của Mặt trận và các trạm cứu thương của chiến dịch. Các trung đoàn chủ lực hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan dân chính đảng địa phương huy động sức người, sức của tới mức tối đa, tổ chức tuyến hậu cần tại chỗ bảo đảm tốt các khâu: tiếp lương, tải đạn, cứu chữa và vận chuyển thương binh, tử sĩ. Cơ quan tham mưu, đại đội quân báo của Mặt trận và thành phần chỉ huy, trinh sát của các trung đoàn tiến hành trinh sát thực địa, nắm quy luật hoạt động và sự bố phòng của địch, điều chỉnh kế hoạch tác chiến cho phù hợp. Các trung đoàn chủ lực tranh thủ huấn luyện cho bộ đội với nội dung theo định hướng “chiến đấu chính quy, tiến tới thành lập đại đoàn” và kết hợp huấn luyện, xây dựng phong trào chiến tranh du kích cho lực lượng vũ trang địa phương. Trước ngày chiến dịch chính thức nổ súng, khí thế thi đua giết giặc lập công của toàn mặt trận rất sôi sục.
Thực hiện kế hoạch tác chiến “tạo đà” trước khi bước vào chiến dịch, trung đoàn 95 trên đường cơ động ra nam Quảng Bình đã liên tiếp tổ chức phục kích địch ở Thanh Lê diệt 52 tên, ở Dốc Miếu diệt gọn hai trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí, ở Bồ Bản diệt 90 địch, phá huỷ 20 ô tô. Trung đoàn 18 vượt qua dốc U Bò, vận động xuống Lệ Kỳ đánh địch. Trung đoàn 101 vừa hành quân tới Quảng Điền, Hương Trà đã phục kích diệt gọn hai trung đội địch ở Bôn Trì, Bôn Phổ, tập kích diệt đồn Thuỷ Cầu. Trung đoàn 57 vào tới bắc Quảng Bình cũng tiến hành tập kích diệt địch ở Đơn Sa, quấy rối địch ở Ba Đồn, phục kích diệt 100 tên địch ở Thanh Lê. Trên hướng Trung Lào, bộ đội ta và bạn cũng liên tiếp phục kích đánh địch trên đường số 9, triệt phá tề ngụy ở Ba-na-phào và Na-ha-xay. Bộ đội địa phương và dân quân du kích trên toàn mặt trận cũng tích cực hoạt động tác chiến, đã đánh mìn lật nhào đoàn tàu địch ở Đá Bạc (Phú Lộc), Hải Đạo (Hải Lăng), gài bom phá kho địch ở ga Huế, dùng địch vận hạ đồn Lao An, Mỹ Chánh, Phù Ốc. Đại đội 361 bộ đội địa phương cùng dân quân du kích Lệ Thuỷ phục kích diệt gọn trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí ở đoạn đường thôn Trung Lực xã Duy Tân, sau đó vây ép và diệt đồn Thượng Lâm và vị trí hương vệ An Lạc. Dân quân du kích liên tục phục kích và đánh phá giao thông trên quốc lộ 1, tỉnh lộ 2 và đường số 9. Quân và dân hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh liên tiếp quấy rối, bức hàng, bức rút các đồn Võ Xá, Vạn Xuân, Cổ Hiền, Lệ Kỳ và vị trí hương vệ Xuân Bồ. Ta bao vây chặt đồn Mỹ Trạch - một vị trí tiền tiêu của địch ở phía tây nam Lệ Thuỷ, khiến quân địch ở đây đông mà không dám ra ngoài càn quét như trước đây, do đó đã tạo thuận lợi cho các đơn vị chủ lực hành quân chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công trước ngày chiến dịch chính thức mở màn.
__________________________________
1.Không trung thiết lộ là đường dây cáp trên không trung, vận chuyển người qua lại bằng chiếc thùng sắt trượt trên dây cáp. Không trung thiết lộ ở Quảng Bình được bắc từ xóm Cụp (Minh Hoá) sang Ba-na-phào (Lào).
2.Nhiều làng ở Quảng Bình (như Hiển Lộc, Cự Nẫm...) xây dựng trung đội du kích 36 người, cạnh đó là đội dân quân 70 người. Toàn tỉnh có 35.558 dân quân. Nhiều căn cứ du kích hình thành và phát triển như: Căn cứ Hoàng Hoa Thám, Lê Khiếu, Duy Tân ở Lệ Thuỷ; Minh Trạch, Ninh Trạch, Lệ Trạch ở Quảng Trạch; Tây Trạch ở Bố Trạch, v.v… Chỉ tính riêng đợt tháng 1 năm 1949 phát động ủng hộ dân quân nhân dân toàn tỉnh đã ủng hộ được 121.406 đồng (bạc giấy), 10 đồng bạc (bạc), 237 mẫu ruộng, năm mảnh vườn, ba ngôi nhà, 213 kg bông, 3.465 kg lúa, 90 thùng bắp, hàng trăm trâu, bò, lợn và gia súc gia cầm. Nhiều địa phương còn lập quỹ đỡ đầu, mua sắm súng đạn trang bị cho dân quân. Trước chiến dịch, Đảng ủy và ủy ban kháng chiến các làng, xã đều tổ chức lực lượng cơ động và vật chất tại chỗ, sẵn sàng cung cấp cho bộ đội bất cứ lúc nào cần đến.
3.Sau lễ thành lập Mặt trận (được tổ chức ở Chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị), trung đoàn 95 đứng chân ở Quảng Trị, xây dựng thành đơn vị chủ lực cơ động của Mặt trận; được ưu tiên về quân số trang bị, biên chế hoàn chỉnh với ba tiểu đoàn bộ binh: 227 (chuyển từ 101 sang), 302 và 310, và một số phân đội trực thuộc cơ quan trung đoàn bộ. Trung đoàn 101 có hai tiểu đoàn bộ binh 319 và 328. Trung đoàn 18 đứng chân ở Quảng Bình, có tiểu đoàn 274 và tiểu đoàn 436 chủ lực Liên khu 4 vừa từ Thanh - Nghệ - Tĩnh vào mặt trận. Theo sự thoả thuận của Trung ương Đảng hai nước Việt - Lào, đáp ứng yêu cầu của Bộ chỉ huy Mặt trận Trung Lào, ngoài đại đội 55 đã được đưa sang Lào từ giữa năm 1948, Bộ tư lệnh Mặt trận Bình - Trị - Thiên đưa thêm tiểu đoàn độc lập 364 sang phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào hoạt động ở nam, bắc đường số 9 (Xa-van-na-khét). Như vậy là lực lượng của Mặt trận được chia thành hai khối: Trung đoàn 95 là lực lượng cơ động, trung đoàn 101, trung đoàn 18 và các đơn vị quân tình nguyện ở Trung Lào là lực lượng chủ lực tài chỗ.
Sau 2 giờ chiến đấu, bao vây lô cốt 4, 5, 6 ta bị hy sinh hai đồng chí, bị thương hai người, bộ phận này nao núng nên rút về rạch Bà Lời, bố trí hai bờ kênh ông Ca, do đó các lô cốt này được giải tỏa.
Bộ chỉ huy lệnh cho đại đội 1028 đưa sang một tiểu đội 12,7mm và một tiểu đội đại liên bắn chế áp địch, yểm trợ cho đại đội 939 tiến hành bao vây các lô cốt lần thứ hai. Đến 11 giờ, đơn vị đã giành được thế áp đảo địch, lập lại thế bao vây như trước. Cùng lúc, hai trung đội của đại đội 1029 nổ súng vào các bốt phía tây thị trấn, địch chống trả và cho một trung đội xuất kích, bị ta đánh lui, địch chết và bị thương một số tên. Đến 10 giờ, được tăng cường gần hai trung đội, địch tổ chức phản công lần thứ hai. Chỉ huy bộ phận này cảm thấy bị hở sườn (vì bộ phận chặn viện và bao vây lô cốt số 8 đã rút), tư tưởng dao động nên cho đơn vị rút về bố trí ngang với đồn Kinh Cụt (lô cốt số 7), do đó việc vũ trang tuyên truyền ở vùng Hòa An và việc bảo vệ đường tiến của đại bộ phận lực lượng vũ trang tuyên truyền không thực hiện được.
Bộ phận vũ trang tuyên truyền chia thành hai cánh và tổ chức vượt sông ở hai đoạn An Bình và sông Cần Lố. Địch phát hiện, báo động và tổ chức những cuộc chống trả nhỏ. Cuộc tiến quân của ta vẫn thuận lợi. Quân ta đánh, số quân này phải lui vào đồn bốt, ta bao vây theo kế hoạch và tổ chức mít tinh vũ trang tuyên truyền, trừ gian, diệt tề trên các xã Tịnh Thới, Tân Tịch, Tân Thuận Đông. Đến 10 giờ thì mất liên lạc với hướng của đại đội 1029.
Sau khi thấy đại đội 939 và 940 tiến công các lô cốt không thành công, nhất là chưa giải quyết được lô cốt số 2, đại đội 939 không đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, trung đội của đại đội 1029 không làm tròn nhiệm vụ, nên Ban chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển sang phương án 2 “Hoàn thành vũ trang tuyên truyền trong một ngày đêm”. Tập trung lực lượng giải quyết một số lô cốt ven sông Cao Lãnh và lệnh cho bộ phận vũ trang tuyên truyền tiến lên vùng Hòa An, Tân Thuận Tây; nếu hoàn thành nhiệm vụ thì rút về tăng cường cho ba đại đội 939, 940, 941 trước sáng ngày 28 tháng 1 năm 1950.
Đến 24 giờ, bộ phận này đã tổ chức mít tinh trên 20 địa điểm, phát 15.000 truyền đơn, họp gia đình, giải tán hai ban hội tề của xã Hòa An và Tân An; bắt một số lính bảo an, giải thích chính sách rồi tha tại chỗ, lấy lại 4.000 giạ lúa (100 tấn) trả lại cho nhân dân, làm chủ tình hình ở sáu xã của tổng An Tịnh.
1 giờ 30 phút, ta để lại dân quân du kích và quốc vệ đội hoạt động, còn phần lớn lực lượng tiến công trong cù lao rút về căn cứ để củng cố, chuẩn bị chiến đấu cho ngày hôm sau.
Lực lượng chặn bộ binh và tàu ở vàm Sông Con được tăng cường thêm hai trung đội của đại đội 1029, liên tiếp tổ chức tiến công lô cốt số 2 và 3, địch chống trả yếu ớt và 6 giờ sáng 28 tháng 1, địch ở lô cốt số 2 xin thương thuyết rồi đầu hàng lúc 7 giờ 20 phút; ta thu toàn bộ vũ khí, bắt toàn bộ quân địch, san bằng lô cốt.
Đại đội 1030 và một trung đội của đại đội 1035 về hợp sức với đại đội 939 tiến công mạnh lô cốt 4, 5, 6, 7, 8, bắn đạn cối vào thị trấn. Đến 15 giờ, vì ta bao vây không chặt, địch ở lô cốt số 6 bỏ chạy, ta thiêu hủy lô cốt. Địch cho tàu theo sông Tiền vào tiếp viện, đồng thời cho lính Hòa Hảo đổ bộ lên vàm Tân Thuận Tây (gần đồn số 1), khoảng 50 tên theo lộ Hòa An định đánh vào lực lượng ta phía ngoài thị trấn. Hai tàu đổ bộ khác dưới sự chi viện của pháo và máy bay ném bom, đi vào sông Cao Lãnh. Quân ta bố trí ở đây đã tiến đánh, địch phải lui hết về đồn số 1. Bộ phận chặn tàu của ta đánh đắm một chiếc, bắn bị thương một chiếc, làm nhiều địch chết và bị thương. Đến 17 giờ, địch cho ba tàu đến bắn dữ dội vào mặt trận ta và kéo hai tàu bị đắm và bị thương về Sa Đéc. Hướng Cần Lố, Ban chỉ huy tăng cường đại đội 1027 triển khai chiến đấu với đại đội 941, nhưng mặt này vẫn yên tĩnh. Do đó, gần tối 28 tháng 1, Bộ chỉ huy chiến dịch rút hai trung đội của đại đội 1207, một tiểu đội 12,7mm và một Badôca về tăng cường cho đại đội 940. Đại đội 1030 bố trí chặn viện mặt thị trấn và chuẩn bị tiến công tiêu diệt bốt số 7, bao vây bốt số 8. Đại đội 939 uy hiếp các lô cốt 4, 5 và 6.
Trong đêm 28 tháng 1, ta tiến công mãnh liệt các lô cốt ở ven sông Cao Lãnh. Đến 8 giờ sáng ngày 29 tháng 1, địch ở lô cốt 3 bỏ chạy sang lô cốt 4, ta phát hiện chậm nên không diệt được địch, chỉ san bằng lô cốt. Đại đội 1030 uy hiếp mạnh đồn số 7 (Kinh Cụt) bằng hỏa lực cối 81mm và 12,7mm, nên đến 17 giờ, địch đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí và bắt sống gần 30 lính ngụy.
Đến 24 giờ, quân ta hết đạn, Ban chỉ huy chiến dịch cho các đơn vị phía tây Cao Lãnh rút, chỉ để lại đại đội 1030 và một trung đội của đại đội 1035 tiếp tục bao vây bắn phá các lô cốt, kết hợp với dân quân du kích đột nhập quấy rối về phía Hòa An, Tân Thuận Tây. Hai trung đội du kích chuyển xuống hoạt động nghi binh ở Mỹ Xương và Bình Hàng Trung. Cũng trong đêm, ta thiêu hủy thêm hai hội quán của bọn tề có vũ trang ở xã Hòa An; địch ở lô cốt số 23 hoang mang bỏ chạy, dân quân vào phá sập.
Sáng 30 tháng 1, địch ở lô cốt số 4 và 5 bí mật rút lui, ta phát hiện khi chúng đang lội sông về phía Hoà An, nổ súng diệt được vài tên, số còn lại chạy thoát. 16 giờ, một bộ phận quân địch từ tàu thủy đổ bộ lên đoạn giữa đồn số 1 và lô cốt số 2, vì chúng đã mất tinh thần nên khi mới đụng quân ta đã bỏ chạy tán loạn, ta giết và làm bị thương một số, trong đó có một quan hai.
Ngày 31 tháng 1, Ban chỉ huy chiến dịch điều hai đại đội 1207 và 1030 trở lại hoạt động tác chiến; địch ở lô cốt số 21 bỏ trốn, quân ta san bằng. Vì đạn dược đã cạn nên 7 giờ ngày 1 tháng 2 năm 1950, Ban chỉ huy ra lệnh kết thúc chiến dịch; đồng thời để lại đại đội 1030 cùng dân quân du kích hoạt động ở vừng Mỹ Trà, Mỹ Ngải, Hòa An, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới, Tân Tịch để tuyên truyền và khuếch trương chiến quả.
Kết quả: Sau sáu ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt lô cốt số 2 và cứ điểm số 7, bức rút và phá hủy sáu lô cốt khác; phá hủy hai hội quán của tề; đánh chìm một tàu đổ bộ VP-15, bắn bị thương tàu VP-10; một máy bay; diệt 20 tên Pháp và lê dương (có một quan hai thủy quân và một quan hai bộ binh), 75 lính ngụy (có hai chỉ huy); loại khỏi vòng chiến đấu 55 tên; bắt một lính Pháp và 32 lính ngụy (có một chỉ huy); bắt và thả tại chỗ số đông bảo an; giải tán hai ban hội tề của xã Hòa An và Tân An; giải phóng ba xã Tân An, Hòa An, Tân Thuận Tây với 600 dân; thu 40 súng các loại. Ta hy sinh 17 người, bị thương 30 người.
Mục đích đề ra rõ ràng và đã thực hiện được cơ bản1. Thắng lợi rõ nhất là về mặt vũ trang tuyên truyền; bên cạnh đó đã tiêu hao, tiêu diệt được một số lượng đáng kể sinh lực địch, san bằng được một loạt lô cốt, thực hiện được kế hoạch vừa phá được tuyến phòng thủ của địch, đập tan bàn đạp nơi xuất phát để đi càn quét, vừa ngăn chặn âm mưu lấn chiếm của chúng một cách tích cực nhất; đã đẩy địch từ thế chủ đóng tiến công phải rút về phòng ngự và phải có thời gian củng cố khôi phục. Thắng lợi của hai mặt tuyên truyền vũ trang và tác chiến quân sự đã gây được không khí hăng hái giết giặc lập công của bộ đội và dân quân du kích, củng cố được lòng tin và sự ủng hộ kháng chiến của quần chúng nhân dân.
Ưu điểm nổi bật là Ban chỉ huy chiến dịch đã xây dựng được một phương án tác chiến tỉ mỉ, có nhiều giả định và đề ra được cách đối phó cụ thể nên đã giúp cho chỉ huy các cấp chủ động, không bị lúng túng khi diễn biến tình huống thay đổi. Công tác nghi binh cũng tiến hành tốt, đạt hiệu quả cao. Ban chỉ huy đã vận dụng tốt đường lối chiến tranh nhân dân, huy động và tổ chức được nhiều lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân tạo nên sức mạnh to lớn của chiến dịch.
Nhưng chiến dịch cũng bộc lộ rõ một số điểm yếu: “Thực chất đây không phải là một chiến dịch mà là một đợt hoạt động vũ trang tuyên truyền tương đối có quy mô”2. Trong phương châm nhiệm vụ và trong kế hoạch tác chiến ý định “tiêu diệt địch” không rõ ràng, nặng về bảo vệ đường và ngăn chặn địch để phục vụ cho vũ trang tuyên truyền. Phân công nhiệm vụ chưa hợp lý (một đại đội 939 mà giao bao vây một cứ điểm, năm lô cốt đồng thời phải chặn viện thì quá sức, không làm nổi); công tác nắm địch nhiều lúc chưa chắc chắn dẫn đến bố trí lực lượng phân tán, dàn trải, không tập trung lực lượng vào mục tiêu chủ yếu, do đó bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch, hạn chế đến kết quả, thắng lợi chung.
____________________________________
1.Hồ sơ: VL-11.829BQP ghi: “Chiến dịch Cao Lãnh không đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra”... tr. 67.
CHIẾN DỊCH LÊ LAI
(Tiến công, từ ngày 22 tháng 12 năm 1949 đến ngày 27 tháng 1 năm 1950)
Cuối năm 1949, ở chiến trường chính Bắc Bộ, quân và dân ta mở chiến dịch Lê Lợi, chủ động tiến công địch ở Hoà Bình và đẩy mạnh tiến công địch ở nhiều nơi như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, v.v... Để phối hợp với chiến dịch Lê Lợi, Liên khu uỷ và Bộ tư lệnh Liên khu 4 quyết định mở chiến dịch Lê Lai tại Bình - Trị - Thiên, nhằm mục đích: Giam chân quân cơ động Pháp, không cho chúng tiếp viện ra Bắc Bộ, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, xây dựng và mở rộng căn cứ cách mạng ở vùng đồng bằng.
Chiến dịch diễn ra chủ yếu trên địa bàn phía nam tỉnh Quảng Bình và phía bắc tỉnh Quảng Trị, cụ thể là các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Phong Điền và Hải Lăng. Đây là dải đất hẹp nhất của miền Trung (chiều ngang từ biển Đông tới biên giới Việt - Lào chỉ hơn 40 ki-lô-mét), nhưng lại là địa bàn chiến lược quan trọng, là chiếc cầu nối liền hai miền Nam – Bắc và nối với vùng Trung Lào. Địa thế hiểm trở “Biển giăng trước mặt, núi vây ba bề”. Địa hình mấp mô lồi lõm, dốc và thấp dần từ tây sang đông. Phía tây là dãy núi Trường Sơn hiểm trở, phía đông là những dải đồng bằng hẹp ven biển, nằm giữa hai vùng núi và đồng bằng là những dải đồi bát úp, sát mép biển là những bãi, cồn, động cát trắng. Nhiều chỗ đồi núi chạy ra sát biển như đèo Ngang, đèo Lý Hoà. Địa hình càng thêm phức tạp vì có hệ thống sông ngòi và đường giao thông chia cắt thành từng tuyến song song theo hướng tây - đông. Sông ngòi ở vùng này ngắn và dốc. Toàn bộ sông ngòi xuất phát từ hàng trăm khe suối của dãy Trường Sơn đổ xuống các con sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh, Kiến Giang, sông Nhật Lệ thuộc tỉnh Quảng Bình; sông Hiền Lương, sông Cam Lộ (tức sông Hiếu), sông Quảng Trị (Thạch Hãn) thuộc tỉnh Quảng Trị. Đây là mạng lưới giao thông thuỷ quan trọng. Quân Pháp thường lợi dụng các con sông lớn cho tàu thuỷ, ca nô thọc sâu thăm dò, phá hoại chiến khu của ta. Ngược lại, ta cũng lợi dụng sông ngòi để vận chuyển vũ khí và lương thực để đánh địch. Ngoài đường thuỷ, mạng lưới giao thông ở đây còn bao gồm đường bộ, đường sắt và đường không, nối Quảng Bình với chiến trường cả nước và vùng Trung Lào, Hạ Lào. Thực hiện mưu đồ khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã cải tạo, nâng cấp hai tuyến “ Thượng đạo” (đường giao thông vùng cao) và “Hạ đạo” (giao thông ven biển) có từ thời phong kiến thành tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài ba tỉnh Bình - Trị - Thiên. Đồng thời chúng còn mở tỉnh lộ số 1, số 2, quốc lộ 9 từ Cửa Việt, Quảng Trị sang Lào qua cửa khẩu Lao Bảo và đường “không trung thiết lộ”1. Sân bay Đồng Hới là cửa khẩu đường không đi các nơi.
Đồng bằng ở Quảng Bình, Quảng Trị nhỏ, hẹp, nằm ven hạ lưu các con sông, chỉ chiếm 9,3 phần trăm diện tích tự nhiên. Nhưng chiến dịch Lê Lai lại nổ ra chủ yếu trên “đồng bằng hai huyện” Lệ Thủy, Quảng Ninh; nơi đây là vựa thóc chủ yếu của Quảng Bình, vốn là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Dân cư trong vùng đông đúc và tinh thần kháng chiến rất cao. Hầu hết các làng xã đều có đội dân quân du kích, nhiều làng đã thực hiện “rào làng chiến đấu”, xây dựng làng thành những pháo đài, đã nhiều lần phá tan các cuộc càn lớn của quân Pháp. Khi Liên khu mở chiến dịch, các làng kháng chiến đều trở thành hậu phương tại chỗ, nơi nuôi giấu quân, chuyển tải thương và vũ khí đạn dược của chiến dịch, và cũng là nơi tổ chức những mũi đánh phối hợp với chủ lực của Liên khu2.
Giữa năm 1949 (trước chiến dịch), lực lượng địch trên địa phận Quảng Bình có khoảng 4.000 tên, do trung tá Ni-ốc (Niox) chỉ huy. Thực hiện ráo riết “kế hoạch Rơ-ve”, chúng đóng thành 45 vị trí đồn bốt, cụ thể: khu vực nam và bắc sông Gianh có 10 vị trí chính và ba vị trí hương vệ; khu vực Bố Trạch tám vị trí; khu vực Quảng Ninh bảy vị trí; khu vực Lệ Thuỷ chín vị trí chính và hai đồn hương vệ; thị xã Đồng Hới bốn vị trí. Phía tây địch đóng hai vị trí lẻ ở sát biên giới Việt - Lào. Ngoài ra chúng còn lập hành lang chốt giữ dọc theo tỉnh lộ số 4 và số 2, từ Thượng Lâm (Lệ Thủy) ra Sen Bàng, từ Troóc kéo ra Tiên Lệ (Quảng Trạch). Với một loạt đồn bốt dày đặc nối tiếp nhau, chúng định bịt chặt các cửa ngõ chiến khu và uy hiếp các tuyến giao thông vận tải của ta ở phía tây. Ở vùng đồng bằng và địch hậu, quân Pháp tăng cường vây ráp, phục kích các ngả đường hòng lùng bắt cán bộ và cướp đoạt hàng hóa, của cải của đồng bào. Những vùng xa xôi chúng cho máy bay cất cánh từ sân bay Đồng Hới thường xuyên đánh phá để gây tổn thất cho ta. Nhưng kể từ ngày Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến, quân và dân Quảng Bình, Quảng Trị đã liên tục nổi dậy tiến công, phá được nhiều đồn bốt, diệt nhiều sinh lực địch, trong đó đã phá được 55 hội tề - chỗ dựa về chính trị của quân Pháp. Qua nhiều trận diệt đồn, nhiều trận chống càn, trước khi bước vào chiến dịch, bộ đội và dân quân du kích đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức và thực hành chiến đấu.
Lực lượng ta: Tháng 10 năm 1949, theo chỉ thị của Bộ, Liên khu 4 quyết định thành lập “Mặt trận Bình - Trị - Thiên”, lực lượng chủ lực có ba trung đoàn bộ binh (95, 101 và 18); tiểu đoàn công pháo 888, đại đội thông tin và đại đội quân báo3. Lực lượng vũ trang địa phương có ba đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích của ba tỉnh Bình - Trị - Thiên. Ngoài ra, trên để tăng cường cho lực lượng tham gia chiến dịch trung đoàn 57. Trung đoàn 57 vào hoạt động ở vùng bắc Quảng Bình nên trung đoàn 18 vượt U Bò, Ba Rền vào vùng đồng bằng nam Quảng Bình hoạt động. Trung đoàn 101 vượt quốc lộ 1 về đứng chân ở đồng bằng Thừa Thiên. Trung đoàn 95 từ Quảng Trị hành quân ra vùng Quảng Ninh và Lệ Thủy - hướng tiến công chính của chiến dịch.
Chiến dịch do Đảng ủy và Bộ tư lệnh Liên khu 4 trực tiếp chỉ đạo; Bộ tư lệnh Mặt trận Bình - Trị - Thiên trực tiếp chỉ huy; đồng chí Hà Văn Lâu làm Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Hoàng Anh, Bí thư Phân khu ủy làm Chính ủy.
Phòng chính trị triển khai ngay đợt giáo dục, quán triệt nhiệm vụ chiến dịch cho toàn mặt trận. Khí thế ra quân lập công ở các đơn vị rất cao. Đội văn công được thành lập và xuống từng trung đoàn ca hát, động viên bộ đội và nhân dân. Đồng thời cho ra đời nhà in và tờ báo “Người lính” của Mặt trận để hướng dẫn tư tưởng, hành động và động viên phong trào thi đua của các lực lượng vũ trang trên toàn Mặt trận. Ta đã in và phát tán 2.500 tờ truyền đơn, 300 tờ tin “Dân quân” cổ vũ phong trào chiến đấu của các địa phương. Phòng hậu cần mở rộng xưởng quân giới, tiến hành sửa chữa và sản xuất vũ khí, đạn dược; củng cố bệnh xá của Mặt trận và các trạm cứu thương của chiến dịch. Các trung đoàn chủ lực hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan dân chính đảng địa phương huy động sức người, sức của tới mức tối đa, tổ chức tuyến hậu cần tại chỗ bảo đảm tốt các khâu: tiếp lương, tải đạn, cứu chữa và vận chuyển thương binh, tử sĩ. Cơ quan tham mưu, đại đội quân báo của Mặt trận và thành phần chỉ huy, trinh sát của các trung đoàn tiến hành trinh sát thực địa, nắm quy luật hoạt động và sự bố phòng của địch, điều chỉnh kế hoạch tác chiến cho phù hợp. Các trung đoàn chủ lực tranh thủ huấn luyện cho bộ đội với nội dung theo định hướng “chiến đấu chính quy, tiến tới thành lập đại đoàn” và kết hợp huấn luyện, xây dựng phong trào chiến tranh du kích cho lực lượng vũ trang địa phương. Trước ngày chiến dịch chính thức nổ súng, khí thế thi đua giết giặc lập công của toàn mặt trận rất sôi sục.
Thực hiện kế hoạch tác chiến “tạo đà” trước khi bước vào chiến dịch, trung đoàn 95 trên đường cơ động ra nam Quảng Bình đã liên tiếp tổ chức phục kích địch ở Thanh Lê diệt 52 tên, ở Dốc Miếu diệt gọn hai trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí, ở Bồ Bản diệt 90 địch, phá huỷ 20 ô tô. Trung đoàn 18 vượt qua dốc U Bò, vận động xuống Lệ Kỳ đánh địch. Trung đoàn 101 vừa hành quân tới Quảng Điền, Hương Trà đã phục kích diệt gọn hai trung đội địch ở Bôn Trì, Bôn Phổ, tập kích diệt đồn Thuỷ Cầu. Trung đoàn 57 vào tới bắc Quảng Bình cũng tiến hành tập kích diệt địch ở Đơn Sa, quấy rối địch ở Ba Đồn, phục kích diệt 100 tên địch ở Thanh Lê. Trên hướng Trung Lào, bộ đội ta và bạn cũng liên tiếp phục kích đánh địch trên đường số 9, triệt phá tề ngụy ở Ba-na-phào và Na-ha-xay. Bộ đội địa phương và dân quân du kích trên toàn mặt trận cũng tích cực hoạt động tác chiến, đã đánh mìn lật nhào đoàn tàu địch ở Đá Bạc (Phú Lộc), Hải Đạo (Hải Lăng), gài bom phá kho địch ở ga Huế, dùng địch vận hạ đồn Lao An, Mỹ Chánh, Phù Ốc. Đại đội 361 bộ đội địa phương cùng dân quân du kích Lệ Thuỷ phục kích diệt gọn trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí ở đoạn đường thôn Trung Lực xã Duy Tân, sau đó vây ép và diệt đồn Thượng Lâm và vị trí hương vệ An Lạc. Dân quân du kích liên tục phục kích và đánh phá giao thông trên quốc lộ 1, tỉnh lộ 2 và đường số 9. Quân và dân hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh liên tiếp quấy rối, bức hàng, bức rút các đồn Võ Xá, Vạn Xuân, Cổ Hiền, Lệ Kỳ và vị trí hương vệ Xuân Bồ. Ta bao vây chặt đồn Mỹ Trạch - một vị trí tiền tiêu của địch ở phía tây nam Lệ Thuỷ, khiến quân địch ở đây đông mà không dám ra ngoài càn quét như trước đây, do đó đã tạo thuận lợi cho các đơn vị chủ lực hành quân chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công trước ngày chiến dịch chính thức mở màn.
__________________________________
1.Không trung thiết lộ là đường dây cáp trên không trung, vận chuyển người qua lại bằng chiếc thùng sắt trượt trên dây cáp. Không trung thiết lộ ở Quảng Bình được bắc từ xóm Cụp (Minh Hoá) sang Ba-na-phào (Lào).
2.Nhiều làng ở Quảng Bình (như Hiển Lộc, Cự Nẫm...) xây dựng trung đội du kích 36 người, cạnh đó là đội dân quân 70 người. Toàn tỉnh có 35.558 dân quân. Nhiều căn cứ du kích hình thành và phát triển như: Căn cứ Hoàng Hoa Thám, Lê Khiếu, Duy Tân ở Lệ Thuỷ; Minh Trạch, Ninh Trạch, Lệ Trạch ở Quảng Trạch; Tây Trạch ở Bố Trạch, v.v… Chỉ tính riêng đợt tháng 1 năm 1949 phát động ủng hộ dân quân nhân dân toàn tỉnh đã ủng hộ được 121.406 đồng (bạc giấy), 10 đồng bạc (bạc), 237 mẫu ruộng, năm mảnh vườn, ba ngôi nhà, 213 kg bông, 3.465 kg lúa, 90 thùng bắp, hàng trăm trâu, bò, lợn và gia súc gia cầm. Nhiều địa phương còn lập quỹ đỡ đầu, mua sắm súng đạn trang bị cho dân quân. Trước chiến dịch, Đảng ủy và ủy ban kháng chiến các làng, xã đều tổ chức lực lượng cơ động và vật chất tại chỗ, sẵn sàng cung cấp cho bộ đội bất cứ lúc nào cần đến.
3.Sau lễ thành lập Mặt trận (được tổ chức ở Chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị), trung đoàn 95 đứng chân ở Quảng Trị, xây dựng thành đơn vị chủ lực cơ động của Mặt trận; được ưu tiên về quân số trang bị, biên chế hoàn chỉnh với ba tiểu đoàn bộ binh: 227 (chuyển từ 101 sang), 302 và 310, và một số phân đội trực thuộc cơ quan trung đoàn bộ. Trung đoàn 101 có hai tiểu đoàn bộ binh 319 và 328. Trung đoàn 18 đứng chân ở Quảng Bình, có tiểu đoàn 274 và tiểu đoàn 436 chủ lực Liên khu 4 vừa từ Thanh - Nghệ - Tĩnh vào mặt trận. Theo sự thoả thuận của Trung ương Đảng hai nước Việt - Lào, đáp ứng yêu cầu của Bộ chỉ huy Mặt trận Trung Lào, ngoài đại đội 55 đã được đưa sang Lào từ giữa năm 1948, Bộ tư lệnh Mặt trận Bình - Trị - Thiên đưa thêm tiểu đoàn độc lập 364 sang phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào hoạt động ở nam, bắc đường số 9 (Xa-van-na-khét). Như vậy là lực lượng của Mặt trận được chia thành hai khối: Trung đoàn 95 là lực lượng cơ động, trung đoàn 101, trung đoàn 18 và các đơn vị quân tình nguyện ở Trung Lào là lực lượng chủ lực tài chỗ.
...Chuyện bình thường, chiến tranh người trai ấy quên mình, anh dâng hiến mùa xuân cho tương lai...
|
Sau 2 giờ chiến đấu, bao vây lô cốt 4, 5, 6 ta bị hy sinh hai đồng chí, bị thương hai người, bộ phận này nao núng nên rút về rạch Bà Lời, bố trí hai bờ kênh ông Ca, do đó các lô cốt này được giải tỏa.
Bộ chỉ huy lệnh cho đại đội 1028 đưa sang một tiểu đội 12,7mm và một tiểu đội đại liên bắn chế áp địch, yểm trợ cho đại đội 939 tiến hành bao vây các lô cốt lần thứ hai. Đến 11 giờ, đơn vị đã giành được thế áp đảo địch, lập lại thế bao vây như trước. Cùng lúc, hai trung đội của đại đội 1029 nổ súng vào các bốt phía tây thị trấn, địch chống trả và cho một trung đội xuất kích, bị ta đánh lui, địch chết và bị thương một số tên. Đến 10 giờ, được tăng cường gần hai trung đội, địch tổ chức phản công lần thứ hai. Chỉ huy bộ phận này cảm thấy bị hở sườn (vì bộ phận chặn viện và bao vây lô cốt số 8 đã rút), tư tưởng dao động nên cho đơn vị rút về bố trí ngang với đồn Kinh Cụt (lô cốt số 7), do đó việc vũ trang tuyên truyền ở vùng Hòa An và việc bảo vệ đường tiến của đại bộ phận lực lượng vũ trang tuyên truyền không thực hiện được.
Bộ phận vũ trang tuyên truyền chia thành hai cánh và tổ chức vượt sông ở hai đoạn An Bình và sông Cần Lố. Địch phát hiện, báo động và tổ chức những cuộc chống trả nhỏ. Cuộc tiến quân của ta vẫn thuận lợi. Quân ta đánh, số quân này phải lui vào đồn bốt, ta bao vây theo kế hoạch và tổ chức mít tinh vũ trang tuyên truyền, trừ gian, diệt tề trên các xã Tịnh Thới, Tân Tịch, Tân Thuận Đông. Đến 10 giờ thì mất liên lạc với hướng của đại đội 1029.
Sau khi thấy đại đội 939 và 940 tiến công các lô cốt không thành công, nhất là chưa giải quyết được lô cốt số 2, đại đội 939 không đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, trung đội của đại đội 1029 không làm tròn nhiệm vụ, nên Ban chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển sang phương án 2 “Hoàn thành vũ trang tuyên truyền trong một ngày đêm”. Tập trung lực lượng giải quyết một số lô cốt ven sông Cao Lãnh và lệnh cho bộ phận vũ trang tuyên truyền tiến lên vùng Hòa An, Tân Thuận Tây; nếu hoàn thành nhiệm vụ thì rút về tăng cường cho ba đại đội 939, 940, 941 trước sáng ngày 28 tháng 1 năm 1950.
Đến 24 giờ, bộ phận này đã tổ chức mít tinh trên 20 địa điểm, phát 15.000 truyền đơn, họp gia đình, giải tán hai ban hội tề của xã Hòa An và Tân An; bắt một số lính bảo an, giải thích chính sách rồi tha tại chỗ, lấy lại 4.000 giạ lúa (100 tấn) trả lại cho nhân dân, làm chủ tình hình ở sáu xã của tổng An Tịnh.
1 giờ 30 phút, ta để lại dân quân du kích và quốc vệ đội hoạt động, còn phần lớn lực lượng tiến công trong cù lao rút về căn cứ để củng cố, chuẩn bị chiến đấu cho ngày hôm sau.
Lực lượng chặn bộ binh và tàu ở vàm Sông Con được tăng cường thêm hai trung đội của đại đội 1029, liên tiếp tổ chức tiến công lô cốt số 2 và 3, địch chống trả yếu ớt và 6 giờ sáng 28 tháng 1, địch ở lô cốt số 2 xin thương thuyết rồi đầu hàng lúc 7 giờ 20 phút; ta thu toàn bộ vũ khí, bắt toàn bộ quân địch, san bằng lô cốt.
Đại đội 1030 và một trung đội của đại đội 1035 về hợp sức với đại đội 939 tiến công mạnh lô cốt 4, 5, 6, 7, 8, bắn đạn cối vào thị trấn. Đến 15 giờ, vì ta bao vây không chặt, địch ở lô cốt số 6 bỏ chạy, ta thiêu hủy lô cốt. Địch cho tàu theo sông Tiền vào tiếp viện, đồng thời cho lính Hòa Hảo đổ bộ lên vàm Tân Thuận Tây (gần đồn số 1), khoảng 50 tên theo lộ Hòa An định đánh vào lực lượng ta phía ngoài thị trấn. Hai tàu đổ bộ khác dưới sự chi viện của pháo và máy bay ném bom, đi vào sông Cao Lãnh. Quân ta bố trí ở đây đã tiến đánh, địch phải lui hết về đồn số 1. Bộ phận chặn tàu của ta đánh đắm một chiếc, bắn bị thương một chiếc, làm nhiều địch chết và bị thương. Đến 17 giờ, địch cho ba tàu đến bắn dữ dội vào mặt trận ta và kéo hai tàu bị đắm và bị thương về Sa Đéc. Hướng Cần Lố, Ban chỉ huy tăng cường đại đội 1027 triển khai chiến đấu với đại đội 941, nhưng mặt này vẫn yên tĩnh. Do đó, gần tối 28 tháng 1, Bộ chỉ huy chiến dịch rút hai trung đội của đại đội 1207, một tiểu đội 12,7mm và một Badôca về tăng cường cho đại đội 940. Đại đội 1030 bố trí chặn viện mặt thị trấn và chuẩn bị tiến công tiêu diệt bốt số 7, bao vây bốt số 8. Đại đội 939 uy hiếp các lô cốt 4, 5 và 6.
Trong đêm 28 tháng 1, ta tiến công mãnh liệt các lô cốt ở ven sông Cao Lãnh. Đến 8 giờ sáng ngày 29 tháng 1, địch ở lô cốt 3 bỏ chạy sang lô cốt 4, ta phát hiện chậm nên không diệt được địch, chỉ san bằng lô cốt. Đại đội 1030 uy hiếp mạnh đồn số 7 (Kinh Cụt) bằng hỏa lực cối 81mm và 12,7mm, nên đến 17 giờ, địch đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí và bắt sống gần 30 lính ngụy.
Đến 24 giờ, quân ta hết đạn, Ban chỉ huy chiến dịch cho các đơn vị phía tây Cao Lãnh rút, chỉ để lại đại đội 1030 và một trung đội của đại đội 1035 tiếp tục bao vây bắn phá các lô cốt, kết hợp với dân quân du kích đột nhập quấy rối về phía Hòa An, Tân Thuận Tây. Hai trung đội du kích chuyển xuống hoạt động nghi binh ở Mỹ Xương và Bình Hàng Trung. Cũng trong đêm, ta thiêu hủy thêm hai hội quán của bọn tề có vũ trang ở xã Hòa An; địch ở lô cốt số 23 hoang mang bỏ chạy, dân quân vào phá sập.
Sáng 30 tháng 1, địch ở lô cốt số 4 và 5 bí mật rút lui, ta phát hiện khi chúng đang lội sông về phía Hoà An, nổ súng diệt được vài tên, số còn lại chạy thoát. 16 giờ, một bộ phận quân địch từ tàu thủy đổ bộ lên đoạn giữa đồn số 1 và lô cốt số 2, vì chúng đã mất tinh thần nên khi mới đụng quân ta đã bỏ chạy tán loạn, ta giết và làm bị thương một số, trong đó có một quan hai.
Ngày 31 tháng 1, Ban chỉ huy chiến dịch điều hai đại đội 1207 và 1030 trở lại hoạt động tác chiến; địch ở lô cốt số 21 bỏ trốn, quân ta san bằng. Vì đạn dược đã cạn nên 7 giờ ngày 1 tháng 2 năm 1950, Ban chỉ huy ra lệnh kết thúc chiến dịch; đồng thời để lại đại đội 1030 cùng dân quân du kích hoạt động ở vừng Mỹ Trà, Mỹ Ngải, Hòa An, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới, Tân Tịch để tuyên truyền và khuếch trương chiến quả.
Kết quả: Sau sáu ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt lô cốt số 2 và cứ điểm số 7, bức rút và phá hủy sáu lô cốt khác; phá hủy hai hội quán của tề; đánh chìm một tàu đổ bộ VP-15, bắn bị thương tàu VP-10; một máy bay; diệt 20 tên Pháp và lê dương (có một quan hai thủy quân và một quan hai bộ binh), 75 lính ngụy (có hai chỉ huy); loại khỏi vòng chiến đấu 55 tên; bắt một lính Pháp và 32 lính ngụy (có một chỉ huy); bắt và thả tại chỗ số đông bảo an; giải tán hai ban hội tề của xã Hòa An và Tân An; giải phóng ba xã Tân An, Hòa An, Tân Thuận Tây với 600 dân; thu 40 súng các loại. Ta hy sinh 17 người, bị thương 30 người.
Mục đích đề ra rõ ràng và đã thực hiện được cơ bản1. Thắng lợi rõ nhất là về mặt vũ trang tuyên truyền; bên cạnh đó đã tiêu hao, tiêu diệt được một số lượng đáng kể sinh lực địch, san bằng được một loạt lô cốt, thực hiện được kế hoạch vừa phá được tuyến phòng thủ của địch, đập tan bàn đạp nơi xuất phát để đi càn quét, vừa ngăn chặn âm mưu lấn chiếm của chúng một cách tích cực nhất; đã đẩy địch từ thế chủ đóng tiến công phải rút về phòng ngự và phải có thời gian củng cố khôi phục. Thắng lợi của hai mặt tuyên truyền vũ trang và tác chiến quân sự đã gây được không khí hăng hái giết giặc lập công của bộ đội và dân quân du kích, củng cố được lòng tin và sự ủng hộ kháng chiến của quần chúng nhân dân.
Ưu điểm nổi bật là Ban chỉ huy chiến dịch đã xây dựng được một phương án tác chiến tỉ mỉ, có nhiều giả định và đề ra được cách đối phó cụ thể nên đã giúp cho chỉ huy các cấp chủ động, không bị lúng túng khi diễn biến tình huống thay đổi. Công tác nghi binh cũng tiến hành tốt, đạt hiệu quả cao. Ban chỉ huy đã vận dụng tốt đường lối chiến tranh nhân dân, huy động và tổ chức được nhiều lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân tạo nên sức mạnh to lớn của chiến dịch.
Nhưng chiến dịch cũng bộc lộ rõ một số điểm yếu: “Thực chất đây không phải là một chiến dịch mà là một đợt hoạt động vũ trang tuyên truyền tương đối có quy mô”2. Trong phương châm nhiệm vụ và trong kế hoạch tác chiến ý định “tiêu diệt địch” không rõ ràng, nặng về bảo vệ đường và ngăn chặn địch để phục vụ cho vũ trang tuyên truyền. Phân công nhiệm vụ chưa hợp lý (một đại đội 939 mà giao bao vây một cứ điểm, năm lô cốt đồng thời phải chặn viện thì quá sức, không làm nổi); công tác nắm địch nhiều lúc chưa chắc chắn dẫn đến bố trí lực lượng phân tán, dàn trải, không tập trung lực lượng vào mục tiêu chủ yếu, do đó bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch, hạn chế đến kết quả, thắng lợi chung.
____________________________________
1.Hồ sơ: VL-11.829BQP ghi: “Chiến dịch Cao Lãnh không đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra”... tr. 67.
Nhận xét
Đăng nhận xét