Mùa hè năm 1930, một loạt
các bài báo đã mô tả khám phá gây chấn động: một chủng tộc người khổng
lồ được khai quật từ hai gò mộ ở hạt Doddridge, bang Tây Virginia, Mỹ.
Bài viết có những tuyên bố hùng hồn về một “chủng tộc hiện đã bị thất lạc” được phát hiện chôn trong các gò mộ:
“Bộ lạc hay chủng tộc cụ thể này,
vốn từng cư ngụ ở vùng đất này của bang, được cho là có những thành viên
cao từ 7 đến 9 feet (2,1 – 2,7m)…”
Một gò mộ tại làng Llanfairpwllgwyngyll ở xứ Wales, nước Anh. (Ảnh: Flickr)
Theo bài
viết, trong số hai gò mộ này, có một gò “có chiều cao 6 feet (1,8 m) và
đường kính gần 15 feet (4,5 m)”, chứa một loại mộ cự thạch “được tạo
hình từ các tảng đá lớn, bẹt”, vốn được “lèn chặt một cách cẩn thận bằng
đất sét”. Trong mộ là thi thể một người đang ngồi, có lẽ là vị trưởng
tộc.
Cũng
theo bài viết này, gò mộ thứ hai “có chiều cao 3 m và đường kính khoảng
18 m, bên trong chứa ba thi thể, một trong số đó là “một người đàn ông
sở hữu chiều cao và sức mạnh đáng nể, khi cao đến khoảng 7 feet, 6 inch
(228,6 cm)”, được mai táng gần trung tâm gò đất và “được bao phủ cẩn
thận bởi các khối đá bẹt”. Một bộ xương khác cũng từ gò đất này được
miêu tả là “được bịt kín khí trong một cái hòm bằng đất sét”.
Một bài viết khác, có tựa đề Giáo sư Đại học Salem phát hiện các bộ xương khổng lồ trong các gò mộ (Salem Professor Discovers Huge Skeletons in Mounds) đã
xuất hiện trên nhật báo Charleston Gazette số ra ngày 15/6/1930. Theo
bài viết này, các gò đất chứa “cái được Giáo sư Ernest Sutton, trưởng
khoa lịch sử của trường Đại học Salem, nhìn nhận là bằng chứng quý giá
về một chủng tộc người khổng lồ từng cư trú ở khu vực này của bang Tây
Virginia vào hơn 1000 năm trước”. Bài báo cũng đề cập đến bốn thi thể
trong hai gò đất, với các kích thước “cho thấy họ sở hữu chiều cao từ 7
đến 9 feet (2,1 – 2,7 m)”. Một thi thể được niêm phong trong hòm bằng
đất sét, có “chiều cao 7,5 feet (2,28 m)”.
Ảnh minh họa người khổng lồ Bắc Mỹ. (Ảnh: Marcia K Moore / Ciamar Studio)
Các hiện vật tiếp nhận của viện bảo tàng Smithsonian
Mùa xuân
năm 2015, các tác giả mở một cuộc điều tra những khám phá được thực
hiện này từ rất lâu về trước. Đầu tiên, các bài viết trên báo chí đều đề
cập đến việc GS Sutton đã gửi những mẫu vật từ hai gò đất ở trang trại
Zahn tới Viện bảo tàng Smithsonian. Trên thực tế, các biên bản của viện
bảo tàng có ghi chú việc tiếp nhận một vài hiện vật từ “Gò đất
Zahn-Maxwell”, bao gồm một đầu mũi tên/thương/giáo mác, áo giáp phần cổ
màu xám đen, và một cái đĩa sa thạch. Trong các bài viết trên báo, cái
đĩa được miêu tả là có một vài đường thẳng chạm khắc trên một mặt bên.
Theo biên bản tiếp nhận ngày 9/7/1930, ba hiện vật này đã được Ernest
sutton và Oris Stutler trực tiếp quyên tặng cho bảo tàng.
Đây hiển
nhiên là các hiện vật khai quật được từ các gò đất bí ẩn. Quý độc giả
có thể quan sát các hiện vật này trực tiếp trên trang web của Trung tâm
Tìm kiếm Hiện vật của Viện bảo tàng Smithsonian tại đây.
Các gò mộ
GS
Sutton đã tự mình đăng tải một vài biết miêu tả chi tiết các vụ khai
quật các gò đất trong tập thứ 10 của ấn phẩm West Virginia Archaeologist
năm 1958. Theo GS Sutton, hai gò mộ, ký hiệu Do-1 và Do-2, nằm trên một
ngọn đồi dốc 122 m bên trên làng Morganville.
Bản đồ trong báo cáo của GS Sutton.
Do-2 là
gò đất Zahn-Maxwell, với chiều cao 3 m và đường kính 22,8 m. GS Sutton
đã ghi nhận được bốn mồ chôn mở rộng; một trong số đó được bọc trong một
loại đất sét nung, và có sự hiện hữu của loại đất hoàng thổ màu đỏ và
vàng trong một số mồ chôn.
Loại đất hoàng thổ đỏ và vàng. (Ảnh: Internet)
GS
Sutton gọi Do-1 là gò đất Zahn, với đường kính 3,6 m và chiều cao 1 m.
Báo cáo cung cấp các chi tiết bổ sung về các thi thể trong mộ đá được đề
cập đến trong hai bài báo trên:
“Thi thể
rõ ràng đã được đặt trong tư thế ngồi trên một phiến đá lớn, phẳng với
hai chân duỗi ra hướng về phía gò mộ lớn. Hộp sọ, ngực, và khung xương
chậu hợp thành một khối bên trên phiến đá. Phần xương chân và bàn chân
chìa ra bên ngoài phiến đá hướng về phía gò mộ lớn hơn”.
Điều thú
vị là, GS Sutton để ý thấy, tuy rằng không có “hiện vật hay món đồ
trang trí nào được phát hiện bên cạnh di thể bộ xương”, ông và người phụ
tá của mình, Page Lockard, cảm thấy khu mộ táng này “rất kỳ dị”, và
rằng “người được an táng ở đây đã có một vị thế nhất định”.
Bản thân Page Lockard dường như rất hứng thú với bộ xương đặc biệt này:
“Ông Lockard đã thu thập các mảnh xương và mang chúng về nhà”.
GS
Sutton sau đó đã dịch chuyển phiến đá lớn bên dưới bộ xương, hé lộ bốn
lưỡi dao, các mảnh ống, một cái dùi bằng xương, đá nạo lửa, một đầu mũi
tên màu đen, một viên đá lửa, và một hòn đá banner màu xám xanh được đập
vỡ làm hai.
Điều
đáng chú ý là, một nghiên cứu đối chứng tiết lộ rằng các thông tin trên
mặt báo, được đăng tải 29 năm trước khi xuất hiện các tài liệu của GS
Sutton, có các chi tiết gần như hoàn hảo.
Lấy ví
dụ, tờ Clarksburg Daily Exponent nói rằng bằng chứng đầu tiên cho sự tồn
tại của mộ táng trong gò đất Zahn-Maxwell là “các cục than và dấu vết
một vài mảnh xương bị đốt cháy” được phát hiện trong một rãnh khai quật ở
phía đông gò mộ.
Các hiện vật được phát hiện tại các gò mộ ở hạt Doddridge trong báo cáo của GS Sutton.
Bản thân GS Sutton cũng đã miêu tả một khu vực tương tự chứa “chất liệu hữu cơ đen huyền” và “các mẩu than và tro”.
Tờ
Exponent cũng cho biết rằng “toàn bộ gò mộ đã được bao phủ bởi các tảng
đá lỏng lẻo (không được lèn chặt)”, trong khi GS Sutton tuyên bố “gò mộ
đã được bao phủ bằng một lớp đá sa thạch bảo vệ tốt với các kích thước
khác nhau”.
Tờ
Exponent miêu tả đĩa sa thạch có đường kính 7,6 cm, và báo cáo của GS
Sutton cũng cung cấp một số đo đường kính tương tự, kèm theo độ dày của
mỗi đĩa là 0,48 cm. Tờ Exponent thậm chí còn miêu tả chính xác các hiện
vật được GS Sutton phát hiện bên dưới phiến đá lớn trong gò Zahn:
“…
bên dưới phiến đá lớn đặt thi thể có chôn ống, đá banner, các đầu mũi
tên, các đầu mũi giáo, và những dụng cụ khác được đẽo gọt từ các viên đá
lửa”.
Niêm phong trong đất sét
Về chi
tiết thi thể được “bịt kín khí”, tờ Exponent nói rằng thi thể đã được
“bao phủ và niêm phong” trong đất sét, sau đó được nung nóng trong một
công đoạn có “nhiều ứng dụng của đất sét và nhiều thao tác nướng khác
nhau”, vốn tương đồng với cách diễn giải của GS Sutton rằng “thi thể đã
được bọc trong đất sét nhão và khối đất sét này đã được nung nóng hoặc
nướng lên”.
Tờ
Charleston Gazette cho biết bộ xương này, vốn “được bọc trong một khuôn
nặn bằng đất sét” là “[hiện vật] được bảo quản tốt nhất” trong gò đất,
“với tất cả xương sống và các xương khác ngoại trừ xương sọ” đều còn
nguyên vẹn. Điều này trùng khớp với miêu tả về thi thể của GS Sutton,
khi nói rằng “đây là bộ xương hoàn chỉnh đầu tiên được phát hiện”, và
rằng “hộp sọ của bộ xương vẫn còn nằm trong gò mộ”.
Mục đích
của phần nội dung bên trên là để chứng minh rằng trong trường hợp hiếm
hoi này, độ chính xác của các chi tiết trong một bài báo về một cuộc
khai quật gò mộ có thể được đối chiếu chéo với công tác hiện trường của
người khai quật. Dữ liệu được đưa ra trong hai bài viết là gần đúng với
các chi tiết đươc chính GS Sutton chia sẻ, ngoại trừ một số khác biệt
trong kích thước gò mộ. Điều này mâu thuẫn rõ rệt với nhận định của
những nhà phê bình thuyết về người khổng lồ, những người thường xuyên
quy chụp các tuyên bố của báo chí liên quan đến các cuộc khai quật vào
thế kỷ 19 và 20 cho xu hướng gây giật gân, câu khách đơn thuần.
Các bộ xương khổng lồ
Một yếu
tố quan trọng không thấy đề cập đến trong báo cáo của GS Ernest Sutton
là kích thước các bộ xương. Tuy nhiên, có bằng chứng từ các bài báo và
báo cáo của GS Sutton cho thấy tính khả tín trong các tuyên bố về sự tồn
tại của các bộ xương khổng lồ. Cả tờ Exponent và tờ Gazette đều nói
rằng có một thi thể với tầm vóc khổng lồ trong gò mộ Zahn-Maxwell
(Do-2). Sự khác biệt là tờ Exponent tuyên bố bộ xương dài “7 feet, 6
inch” (2,28 m) đã được phát hiện gần trung tâm gò đất, trong khi tờ
Gazette nói rằng chính cái bộ xương được bọc trong khuôn nặn bằng đất
sét mới sở hữu chiều cao “7,5 feet” (2,28 m). Vì cả hai bài báo, và
chính GS Sutton, đã lưu ý rằng chính cái thi thể được bọc trong khuôn
nặn bằng đất sét này là bộ xương được bảo quản tốt nhất trong gò mộ, nên
chúng tôi cho rằng đây chính là một trong hai người khổng lồ được tìm
thấy ở đây.
Chỉ có
duy nhất một bộ xương khác tại khu mộ với phần di thể đủ nguyên vẹn để
có thể được đo đạc kích thước là thi thể đơn nhất trong mộ đá từ gò đất
Zahn (Do-1), theo GS Sutton. Vì các báo cáo trên báo chí đều quy bộ
xương cao 2,28 m cho gò đất Zahn-Maxwell (Do-2), nên sẽ hợp lý khi cho
rằng thi thể đơn từ gò đất Zahn (Do-1) là nguồn gốc của bộ xương cao 9
feet (2,7 m) được báo cáo trên hai tờ Exponent và Gazette. Liệu kích
thước lạ thường của bộ xương này có phải là nguyên nhân ông Page Lockard
đã mang nó đi?
Có thể
có một lời giải thích cho nguyên nhân vì sao GS Sutton không đề cập đến
kích thước các bộ xương trong báo cáo của mình. Trên thực tế, việc thiếu
vắng các số đo này lại có thể củng cố cho giả thuyết về sự tồn tại một
số thi thể với kích thước khổng lồ.
Điều
quan trọng cần lưu ý là báo cáo của GS Sutton không được công bố mãi cho
đến năm 1958 – 29 năm sau các chuyến khai quật ban đầu vào mùa hè năm
1929. Gò Zahn là gò mộ đầu tiên được ông tiến hành khai quật, là dấu mốc
khởi đầu một sự nghiệp lâu dài trong vai trò một nhà khảo cổ học nghiệp
dư công tác ở bang Tây Virginia và bang Ohio.
Là một
người làm việc bên ngoài giới khảo cổ chính thống, nên có thể lúc ban
đầu GS Ernest Sutton đã không biết được chính sách bảo mật được ban hành
dưới quyền curator (giám đốc) khoa nhân chủng học vật lý, ông Ales
Hrdlicka từ Viện Smithsonian về việc báo cáo các bộ xương khổng lồ. Từ
kết quả của những trường hợp này, GS Sutton có thể đã bước ra công chúng
với cái được ông nhìn nhận là các phát hiện nhân chủng học cực kỳ quan
trọng vào tháng 7/1930, và sau đó tránh né đề cập đến kích thước các bộ
xương trong báo cáo chính thức của mình vào gần ba thập kỷ sau đó.
Chân dung nhà nhân chủng học Ales Hrdlicka từ kho lưu trữ của bảo tàng Aleš Hrdlička ở Humpolec. (Ảnh: Wikimedia)
Bài viết
trên tờ Gazette có đề cập cụ thể đến thông tin thu thập được từ chính
bản thân GS Sutton, người đã có một số động thái trình diện vào buổi tối
ngày 14/6, ngay trước ngày xuất bản bài viết (15/6). Các chi tiết mở
rộng và chính xác được đưa ra trong bài viết trên tờ Exponent có thể là
vì có ký giả đã tham gia sự kiện đó, vốn có thể đã được tổ chức tại Đại
học Salem, nơi GS Sutton giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý.
Lệnh cấm báo cáo về người khổng lồ
Có bằng
chứng cho thấy việc áp đặt các lệnh cấm hành vi báo cáo về các thi thể
khổng lồ trong các vụ khai quật sau đó của GS Sutton. Trong giai đoạn từ
tháng 9/1962 đến tháng 10/1963, GS Sutton đã khai quật gò đất
Johnson-Thompson ở hạt Athens, bang Ohio. Tuy nhiên, một số vấn đề đã
ngăn cản việc xuất bản báo cáo chính thức mãi cho đến tháng 7/1966 trên
tạp chí Ohio Archaeologist (Nhà khảo cổ bang Ohio). Một số các ấn bản
này đã được đề cập đến trong một bức thư trao đổi giữa GS Ernest Sutton
và Martha Potter từ Hiệp hội Lịch sử bang Ohio. Bức thư đề ngày
21/3/1966.
Bức thư của GS Sutton. Nhấp vào ảnh để phóng to.
Trong số
các câu hỏi được giải đáp có bao gồm các phương pháp được GS Sutton sử
dụng để xác định chiều cao các bộ xương: “Tôi để ý thấy một số câu hỏi
của cả ông và TS Baby về kích thước các thi thể và công thức tôi đã sử
dụng. Bằng phương pháp phân tích và kiểm tra, tôi phát hiện thấy độ dài
xương đùi bằng khoảng 1/3 tổng chiều cao”.
Trong
thư, GS Sutton cũng khẳng định với ông Potter rằng “báo cáo về gò đất
Johnson-Thompson đã được chỉnh sửa theo hướng dẫn và hiện đã được gửi
lại”. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy các tổ chức “chính quy” đang áp
đặt các tiêu chí cụ thể khi xuất bản các dữ liệu khảo cổ. Liên quan đến
việc này, việc đề cập cụ thể đến số đo chiều cao bộ xương trong bức thư
của GS Sutton cho thấy trường hợp này nằm trong phạm vi áp dụng những
tiêu chí này.
(Xin gửi lời cám ơn lớn tới Joshua Magaw vì đã cung cấp các bức thư cá nhân của GS Sutton để phục vụ cho cuộc điều tra này).
Chú
thích của tác giả: Bài viết này có đề cập đến môt nguồn thông tin không
rõ nguồn gốc. Tuy rằng nguyên tắc của chúng tôi là không sử dụng các
nguồn tin không rõ nguồn gốc trong các bài viết được xuất bản, nhưng đây
là một trường hợp ngoại lệ, vì chúng tôi cảm thấy các khả năng được đưa
ra trong cuộc điều tra này có thể có một tầm quan trọng nhất định.
Tác giả: Jason Jarrell và Sarah Farmer, Ancient Origins. Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây. Quý Khải biên dịch
TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO: Thời báo Đại Kỷ Nguyên
nay đã có ứng dụng đọc báo tiện lợi với tốc độ nhanh trên di động. Mời
quý độc giả tải ứng dụng theo đường dẫn sau: Android | IOS
Mùa hè năm 1930, một loạt các
bài báo đã mô tả khám phá gây chấn động: một chủng tộc người khổng lồ
được khai quật từ hai gò mộ ở hạt Doddridge, bang Tây Virginia, Mỹ.
Một điều
quan trọng đáng lưu ý là, trong việc đo đạc kích thước của các bộ xương
khổng lồ được tìm thấy trong hai gò mộ ở trang trại Zahn, phương pháp
xác định chiều cao của Giáo sư Sutton trên thực tế sẽ hạ thấp kích thước
của các thi thể được mai táng, vì tỷ lệ thực tế của chiều dài xương đùi
trên chiều cao tổng thể là gần bằng với 1/3,5 hoặc thậm chí 1/4, theo
phương pháp hồi quy và các tỷ lệ tuyệt đối được các nhà khoa học sử
dụng.
Việc tái
xem xét báo cáo đã được công bố về gò mộ Johnson-Thompson với bằng
chứng bức thư này đã mang lại nhiều tiềm năng đáng lưu ý. Báo cáo được
tô điểm với thói quen “dò từng câu, đếm từng chữ” thường thấy ở GS
Sutton:
“Gò
mộ chứa ba thi thể trong tư thế duỗi thẳng và một thi thể trong tư thế
co gập trong áo khoác thứ hai, và một thi thể trong tư thế duỗi thẳng và
một thi thể trong tư thế bán co gập trên sàn gò mộ. Có bốn lần hỏa táng
thi thể riêng biệt, tuy rằng số lượng lớn các mảnh xương cho thấy có
nhiều hơn bốn người”.
GS Sutton cung cấp các chi tiết tỉ mỉ về các thi thể, ví như với hai thi thể chôn 35 cm dưới lớp sàn gò mộ:
“Họ
đã được đặt nằm dọc theo hướng bắc-nam, với đầu hướng về phía nam. Một
thi thể, dài 228,6 cm, thuộc về một người nam và một cái khác, dài
160,02, thuộc về một người phụ nữ. Khoảng cách giữa hai thi thể là 66
cm. Một rãnh đất chưa bị xâm phạm đóng vai trò phân tách chúng”.
Tuy
nhiên, hai thi thể được phát hiện ở góc phía đông bắc gò mộ (thi thể 3
và 4) chưa được đo đạc, tuy rằng đoạn nội dung miêu tả về nó đã cung cấp
thêm rất nhiều chi tiết:
“Thi thể
thứ 3, trong tư thế duỗi thẳng với phần đầu hướng về phía đông bắc, nằm
cách sàn gò mộ 35 inches (89 cm). Thi thể thứ 4 với hộp sọ hướng về
phía tây nam, nằm cách sàn gò mộ 27 inches (68,5 cm). Các bộ xương [được
bảo quản] trong tình trạng khá tốt”.
GS
Sutton lưu ý rằng những thi thể này được đặt trong tư thế duỗi thẳng.
Điều này, cùng với việc “[được bảo quản] trong tình trạng khá tốt” của
chúng, khiến việc thiếu vắng các thông số đo lường kích thước [chiều
dài] trở nên thậm chí còn đáng ngờ hơn khi GS Sutton thảo luận về phương
pháp đo đạc kích thước ông đã sử dụng trong bức thư gửi Martha Potter
từ Hiệp hội Lịch sử bang Ohio.
Phải
chăng số liệu thiếu vắng căn bản này đã phản ánh việc điều chỉnh báo cáo
về gò mộ Johnson-Thompson sao cho “phù hợp” với các tiêu chí của Potter
và TS Baby như được nhắc đến trong bức thư của GS Sutton?
Gò
mộ của nền văn hóa Adena. Gò mộ Grave Creek Mound tại thành phố
Moundsville, bang Tây Virginia, Mỹ. Ảnh chỉ mang tính đại diện. (Ảnh:
Wikimedia)
Các
thông số đo lường kích thước cũng biến mất đối với một thi thể khác
trong tư thế co gập và một thi thể khác trong tư thế duỗi thẳng tại gò
mộ, nhưng điều này có thể là do hai thi thể đã chồng một phần lên nhau,
khiến việc đo đạc chính xác kích thước trở nên khó khăn.
Những kẻ trộm thi thể
Có những
nguồn thông tin đáng ngờ miêu tả chi tiết các phát hiện về người khổng
lồ tại gò mộ Zahn của GS Sutton. Một nguồn tin như vậy đã xuất hiện
trong cuốn Những người xây gò mộ, thổ dân da đỏ, và người tiên phong (Mound Builders, Indians, and Pioneers)
vào năm 1956, của tác giả William Price. Tác giả Price đã viết rất
nhiều mục khác dựa trên các cuộc phỏng vấn với nhân chứng. Lối diễn đạt
của đoạn này chắc chắn ám chỉ rằng ông đã thu thập được thông tin gốc từ
chính GS Sutton:
“GS
Sutton cho biết ông tin rằng các mảnh xương ông thu thập được có thể là
một phần của một bộ xương ngoại cỡ. Ý tưởng này tương hợp với các ý
tưởng được thu thập từ các địa điểm khác trong bang và sẽ khiến một
người nghĩ rằng một chủng người lớn hơn kích thước trung bình từng cư
trú tại khu vực này”.
Kết quả
điều tra của các tác giả bài viết tại khu đất ở hạt Doddridge tiết lộ
rằng thị trấn Morganville, vị trí của gò đất trong trong trang trại
Zahn, hiện đã không còn là một thị trấn. Tuy nhiên, tác giả đã liên hệ
được với một nguồn tin đáng tin cậy; nhưng ít nhất trong thời điểm hiện
tại, người đó đề nghị không công khai danh tính. Theo nguồn tin này,
từng có một vụ khai quật thứ hai tại gò mộ Zahn-Maxwell vào năm 1960, và
vào lúc đó một bộ xương khổng lồ khác đã được khai quật. Đối với ông
Page Lockard vào năm 1929, một phụ tá tại khu vực đã trộm mất bộ xương
người khổng lồ.
Chúng
tôi đã được cung cấp tên của cá nhân này và được bảo rằng thông tin này
là cực kỳ nhạy cảm vì các thân nhân còn sống của người đó vẫn còn đang
sinh sống trong khu vực. Bộ xương khổng lồ được khai quật trong gò mộ
vào năm 1960 có chiều cao trong khoảng 2 – 2,4 m, và sau đó đã “được bán
cho một người mua miền tây giàu có”.
Tiếp sau
đó, chúng tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn với những thành viên còn
sống của gia đình GS Ernest Sutton và trường Đại học Salem để tìm ra địa
điểm hiện đang lưu giữ các di vật. Các tác giả sau đó đã được bảo tới
Hiệp hội Lịch sử Hạt Doddridge ở quận lỵ (county seat) West Union.
Bộ
xương của một người khổng lồ nam và một người lùn nữ, trưng bày tại cơ
sở đào tạo y khoa Royal College of Surgeons ở London, Anh. (Ảnh:
Wikimedia)
Thông tin hé lộ từ một cuốn sổ nhật ký
Trong
khi đang rà soát các tài liệu cá nhân của GS Sutton, chúng tôi ngạc
nhiên khi tìm thấy một cuốn sổ nhật ký với nét chữ của chính GS Ernest
Sutton, bên trong chứa báo cáo chi tiết về một cuộc khai quật thứ hai
tại gò mộ Do-2 vào năm 1960.
Cuốn sổ
nhật ký này chứa các ghi chú trong quá trình khai quật, được điền vào
với tần suất hai lần một ngày trong khoảng từ 31/5/1960 đến tháng bảy
cùng năm. Tại thời điểm đó gò mộ này được gọi là gò đất Powel-Fox, vì
hai cánh đồng nơi gò mộ nằm trên vừa mới được chuyển nhượng quyền sở
hữu.
Trong
mục ngày 6/7, GS Sutton ghi chú rằng một “khu vực mộ táng tiềm năng” đã
được xác định. Ngôi mộ mới được phát hiện này nằm gần gò mộ được khai
quật trước đó 31 năm, vì mục ghi ngày 7/7 đề cập đến việc tái hiện cuộc
khai quật năm 1929 khi sàn gò mộ được tiếp cận.
Điều thú
vị là, các trang còn lại của cuốn nhật ký, vốn chứa các chi tiết về
cuộc khai quật ngôi mộ, đã bị xé bỏ và thất lạc. Một bản kiểm kê các di
vật tìm được cùng với cuốn nhật ký có đề cập đến một thi thể “trong tư
thế co gập, nằm cách sàn gò mộ 9 inch (22,86 cm)”, tuy nhiên thật không
may khi không có thông số đo đạc nào khác được đưa ra.
Điều
đáng chú ý là, cuốn sổ có nhiều chỗ đề cập đến một cá nhân, vốn đã được
nêu tên trong nguồn thông tin của chúng tôi, là người đã thu thập một bộ
xương khổng lồ từ gò mộ Powel-Fox trong lần khai quật thứ hai này.
Không nghi ngờ gì, cá nhân này là một phụ tá trong lần khai quật thứ hai
vốn chưa được công bố vào năm 1960.
Sau khi
truy ngược lịch sử cuốn nhật ký, chúng tôi phát hiện ra rằng người duy
nhất động đến nó ngoài gia đình GS Sutton và Hiệp hội Lịch sử Hạt
Doddridge là Edward McMichael, nhà khảo cổ học chính thống (state
archeologist) của bang Tây Virginia trong giai đoạn 1960 đến 1967. Phải
chăng những trang nhật ký này đã bị xé bỏ để che giấu những sự thật
phiền phức?
Các kết luận quan trọng
Cuộc
điều tra những người khổng lồ tại hạt Doddridge đã đưa ra một số luận
điểm quan trọng không chỉ cho ngành khổng lồ học (giantology), mà còn
cho chiều dài lịch sử khảo cổ tại thung lũng Ohio.
Trước
hết, các chi tiết trong hai bài báo đưa tin về các phát hiện cụ thể này
là đặc biệt chính xác, như được đề cập đến bên trên. Ngay cả kết quả
phân tích chính xác địa tầng các gò mộ tại trang trại Zahn cũng thấy
xuất hiện trong báo cáo, cùng với các hiện vật chính xác được thu thập
tại hiện trường. Điều này làm dấy lên một số câu hỏi về việc liệu nhiều
hiện vật đáng kinh ngạc còn sót lại về người khổng lồ từ gò đất có thể
không chứa các thông tin chính xác hay không. Chắn chắn rằng, tất cả các
bản tin báo chí được những người ủng hộ thuyết về người khổng lồ sử
dụng làm bằng chứng không còn có thể bị đơn thuần phủ nhận như loại tin
lá cải, vì chúng đã được kiểm chứng thông qua phép đối chiếu như ở trên.
Các tác giả đã tìm thấy rất nhiều ví dụ khác và sẽ thảo luận chúng
trong cuốn sách sắp xuất bản.
Cuộc
điều tra cũng đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi vào mối liên hệ giữa
những nhà khảo cổ nghiệp dư đầy tài năng như GS Ernest Sutton và các tổ
chức lớn như Hiệp hội Lịch sử bang Ohio trong giai đoạn giữa thế kỷ 20,
thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình phát triển của ngành khảo cổ học
vùng rừng. Trên thực tế, chính những người như GS Ernest Sutton là
những người đi tiên phong khám phá các gò mộ của nền văn hóa Adena và
Hopewell do sự hứng thú đơn thuần với chủ đề này, tuy rằng các tổ chức
chính phủ ngày nay đã hạ thấp tầm quan trọng của thực tế đó.
Ảnh minh họa người khổng lồ Bắc Mỹ. (Ảnh: Marcia K Moore / Ciamar Studio)
Dựa trên
bằng chứng bức thư trao đổi giữa GS Sutton và Hiệp hội Lịch sử bang
Ohio, rõ ràng đã có một sự chỉnh sửa và kiểm duyệt các báo cáo tại hiện
trường bởi những cá nhân như TS Raymond S Baby và Martha Potter. Bức thư
của GS Sutton cũng đề cập đến một số hiện vật TS Baby đã loại bỏ khỏi
hiện trường và không đề cập đến nó trong báo cáo được xuất bản. Cách làm
việc như vậy của TS Baby trên thực tế đã “phong tỏa” sự thật về các
công trình của TS Sutton. (Xem ví dụ trên trang Facebook Adena Artifacts Lost)
Cuối
cùng, lịch sử của các gò mộ trên trạng trại Zahn cho thấy trong một
khoảng thời gian, người ta đã từng hứng thú với việc thu thập các bộ
xương khổng lồ. Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy các cá nhân tham
gia trong vai trò phụ tá của GS Sutton trong các cuộc khai quật có thể
đã cướp phá di chỉ này không chỉ một lần, trong một giai đoạn trải dài
hơn 30 năm. Theo nguồn tin của chúng tôi, cách hành xử như vậy là rất
phổ biến trong khu vực từ hàng thập niên về trước.
Câu hỏi
đặt ra là, ai đã có một sự hứng thú lớn đến vậy đối với các di thể người
khổng lồ để có thể sẵn sàng bỏ tiền ra nhằm nắm quyền sở hữu chúng?
Liên quan đến điều này, có một thực tế rằng sau những niên đại cuối thế
kỷ 19, tên của những gia tộc giàu có và những nhà từ thiện khác nhau bắt
đầu xuất hiện trong các báo cáo khai quật gò mộ trên khắp nước Mỹ,
thông thường có liên hệ với các bộ xương khổng lồ. Trong cuốn sách sắp
tới, các tác giả sẽ cố gắng minh họa giả thuyết về động cơ thực sự đằng
sau việc loại bỏ các thông tin về chủng tộc người khổng lồ ra khỏi các
hồ sơ lịch sử.
Ảnh minh họa trong cuốn “Mundus subterraneus”, gợi ý các mảnh xương hóa thạch thuộc về chủng người khổng lồ. (Ảnh: Wikimedia)
Ai đã xây dựng những công trình
cự thạch này vào thời cổ đại, một thời kỳ khi chưa có các công nghệ tiên
tiến như hiện nay, nếu không phải là một loài sinh vật có kích thước
ngoại cỡ, hay khổng lồ? (Ảnh chụp màn hình/YouTube)
Video đáng kinh ngạc dưới đây
cho thấy một trong số những công trình cự thạch hùng vĩ và bí ẩn nhất
từng được phát hiện ở mọi ngõ ngách của nước Nga.
Theo tác
giả video, những tảng cự thạch khổng lồ này, vốn có phương thức xây
dựng rất giống với phương thức được sử dụng tại các di chỉ ở Puma Punku,
Teotihuacan, và Tiahuanaco, không thể là sản phẩm của con người thời cổ
đại.
Ai
đã xây dựng những công trình cự thạch này vào thời cổ đại, một thời kỳ
khi chưa có các công nghệ tiên tiến như hiện nay, nếu không phải là một
loài sinh vật có kích thước ngoại cỡ, hay khổng lồ? (Ảnh chụp màn
hình/YouTube)
Bất kể
các con số nói lên điều gì về quá khứ, tác giả video này cho rằng những
di chỉ cự thạch bí ẩn này ở Nga là bằng chứng cơ bản và thuyết phục nhất
cho thấy những sinh vật khổng lồ đã từng cư trú trên Trái Đất vào thời
thượng cổ.
Tác giả
video này cho rằng từ rất lâu trước khi xảy ra cơn đại hồng thủy được đề
cập trong kinh Thánh, hàng ngàn năm trước đó, các chủng sinh vật khổng
lồ đã từng cư trú ở tất cả các ngõ ngách trên Trái Đất, và câu chuyện về
những sinh vật khổng lồ này có thể được tìm thấy trong các nền văn minh
trên toàn cầu. Bất kể chúng ta đến đâu và xem xét nền văn minh cổ đại
nào, thì dường như ‘Những sinh vật khổng lồ cổ đại’ đều hiện hữu trên
Trái Đất từ trước khi xuất hiện ‘giai đoạn lịch sử cổ đại’, khi các nền
văn minh và nhân loại hoàn toàn chưa phát triển, và thậm chí còn chưa
tồn tại.
Tuy
nhiên, các video như vậy rõ ràng cho thấy những di chỉ cự thạch cổ đại
này đã được xây dựng, tuy vậy không ai có thể hoàn toàn giải thích được
tại sao, làm thế nào và trong bao lâu, những công trình hùng vĩ như vậy
đã thách thức lịch sử và tất cả những gì chúng ta biết về các nền văn
minh và chủng loài sinh vật sơ khai từng sinh sống trên Trái Đất.
Trong
nhiều kinh điển ở cả Tây Phương lẫn Đông phương có ám chỉ đến những
người khổng lồ. Lấy ví dụ, trong Kinh thánh của Công giáo có ghi:
“Các con trai của Thiên Chúa thấy con gái loài người xinh đẹp, bèn lấy người nào vừa lòng mình mà làm vợ” (Sáng Thế Ký 6:2).
“Trong
những ngày đó và sau đó, có những người Khổng lồ (Nephilim) trên mặt
đất, sau khi các con trai của Đức Chúa Trời đến với những con gái của
loài người, và họ sinh con cho chúng. Ấy là những người dũng mãnh thời
xưa, là những kẻ nổi danh”. (Sáng Thế Ký 6:4)
Liệu có
tồn tại khả năng như trong các kinh thư cổ đại, rằng ở một quá khứ xa
xôi, những loài sinh vật khác với ngày nay đã từng sinh sống trên bề mặt
Trái Đất, và dựng lên các di chỉ cự thạch khổng lồ này?
Video các công trình cự thạch ở Nga:
Liệu có
khả năng Di chỉ cự thạch Gornaya Shoria ở Nga chỉ là một trong số rất
nhiều các di chỉ có các sinh vật cổ đại từng sinh sống trong quá khứ xa
xôi và dựng nên những khối đá lớn nhất từng được thấy trên Trái Đất?
Phải chăng những truyền thuyết và câu chuyện này hàm chứa nhiều hơn thế?
Và phải chăng, một giả thuyết không tưởng như rất nhiều người có thể
nghĩ, các chủng sinh vật khổng lồ này thuộc về một chủng loài hoàn toàn
khác biệt, từng cư trú trên Trái Đất trước khi con người bình thường như
chúng ta sinh sôi.
Nếu bạn
thử cân nhắc một chút đến khả năng những người khổng lồ đã từng tồn tại
trên Trái Đất, bất kể nó bất khả thi đến đâu, thì chúng ta sẽ có thể
giải thích cách thức các công trình cự thạch cổ đại này được dựng lên
hàng chục nghìn năm về trước, và các di chỉ được nhìn thấy trong video
trên có thể là bộ sưu tập các di chỉ cự thạch lớn nhất ở Nga, được xây
dựng bởi “người khổng lồ”, vốn được rất nhiều nền văn hóa cổ đại đề cập
đến.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code. Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây. Quý Khải biên dịch
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét