Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 23

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nam Cực đã từng là nhà của một nền văn minh tiền sử?


Tấm bản đồ BedMap2 của NASA đưa ra những chi tiết chưa từng thấy trước đây về Châu Nam Cực. (Ảnh: NASA)
Tấm bản đồ BedMap2 của NASA đưa ra những chi tiết chưa từng thấy trước đây về Châu Nam Cực. (Ảnh: NASA)

Tấm bản đồ đáng kinh ngạc được cung cấp bởi NASA bên trên cho thấy Châu Nam Cực trong quá khứ xa xưa, khi chưa bị phủ băng. Chúng ta cần phải bắt đầu nhìn nhận lại Châu Nam Cực dưới một góc độ khác vì châu lục băng giá này có thể đã từng là nhà của một số nền văn minh xa xưa.
Châu Nam Cực từ lâu đã được nhìn nhận như một trong những nơi xa xôi hẻo lánh nhất trên Trái Đất do có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Tuy nhiên, châu lục này không chỉ có toàn là băng tuyết. Bao phủ một vùng diện tích rộng 14 triệu km2, Châu Nam Cực là châu lục lớn thứ 5 trên thế giới, với kích thước gấp đôi Australia.
Thật khó tưởng tượng được rằng trong quá khứ xa xôi, Châu Nam Cực từng ở vị trí chếch hẳn lên phía Bắc, nghĩa là châu lục băng giá này không bị phủ băng trong quá khứ.
Một thực tế thú vị là, khoảng 170 triệu năm trước, Châu Nam Cực từng là một phần của siêu lục địa Gondwana. Siêu lục địa Gondwana bao hàm hầu hết các vùng đất ở Nam bán cầu ngày nay, bao gồm Châu Nam Cực, Nam Mỹ, Châu Phi, Madagascar, và Châu Đại Dương, cũng như Bán đảo Ả Rập và Tiểu lục địa Ấn Độ, vốn đã dịch chuyển hoàn toàn lên Bắc bán cầu ngày nay. Cho đến khoảng 25 triệu năm trước, Châu Nam Cực như chúng ta biết ngày nay, đã dần dần tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana.

Hình mô phỏng quá trình siêu lục địa Pangaea, bao gồm hai lục địa Laurasia và Gondwana, phân tách thành các lục địa nhỏ hơn. (Ảnh: Wikipedia)
Hình mô phỏng quá trình siêu lục địa Pangaea, bao gồm hai lục địa Laurasia và Gondwana, phân tách thành các lục địa nhỏ hơn. (Ảnh: Wikipedia)

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng Châu Nam Cực không phải luôn luôn giá lạnh, khô cằn và được bao phủ trong các dải băng. Trên thực tế, trong lịch sử lâu dài của châu lục này, khi nó còn nằm chếch hẳn lên phía bắc, Châu Nam Cực đã được tận hưởng một khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới, nghĩa là nó đã từng được bao phủ bởi rừng rậm, và là nơi cư trú của nhiều chủng loài sinh vật cổ đại khác nhau.
Câu chuyện đằng sau Châu Nam Cực còn trở nên ly kỳ hơn khi có một số dấu hiệu gợi lên giả thuyết cho rằng châu lục băng giá này đã từng là nơi cư trú của những nền văn minh cổ đại tồn tại từ trước khi lịch sử được ghi chép.

This is what Antarctica looks like the Icy would melt Đây là hình ảnh của Châu Nam Cực khi lớp băng bao phủ tan đi. (Ảnh: NASA)
Đây là hình ảnh của Châu Nam Cực khi lớp băng bao phủ tan đi. (Ảnh: NASA)

Năm 1929, các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện được một tấm bản đồ cổ; một tấm bản đồ đã vĩnh viễn thay đổi quan niệm của chúng ta về những nền văn minh cổ đại và khả năng của họ.
Tấm bản đồ Piri-Reis, được vẽ bởi một trong những đô đốc nổi tiếng nhất của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ là một tấm bản đồ đã bị thất lạc trong nhiều thế kỷ. Được hoàn thành vào năm 1513, tấm bản đồ được tạo ra dựa trên thông tin dữ liệu từ những tấm bản đồ cổ hơn rất nhiều, được cho là có từ trước nhiều nền văn minh cổ đại. Một trong những chi tiết gây sốc nhất trên tấm bản đồ cổ này là chỗ miêu tả Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng.

Tấm bản đồ Piri-reis. (Ảnh: Wikimedia)
Tấm bản đồ Piri-reis. (Ảnh: Wikimedia)

Tuy nhiên bản đồ Piri-reis không phải là tấm bản đồ duy nhất khắc họa Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng; hóa ra có một số tấm bản đồ khác cũng đã miêu tả Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng thậm chí trước khi châu lục này được phát hiện trong ‘thời hiện đại’ vào thế kỷ 19.

Bản đồ của NASA cho thấy hình ảnh Châu Nam Cực trong trạng thái không bị phủ băng


This is what Antarctica looks like the Icy would melt Đây là hình ảnh của Châu Nam Cực khi lớp băng bao phủ tan đi. (Ảnh: NASA)
This is what Antarctica looks like the Icy would melt
Đây là hình ảnh của Châu Nam Cực khi lớp băng bao phủ tan đi. (Ảnh: NASA)

Một đoạn video hình họa (dưới cùng bài viết) được công bố bởi NASA đã hoàn toàn lột tả được hình ảnh Châu Nam Cực khi băng giá biến mất. Tấm bản đồ từ NASA đã cung cấp một cái nhìn thoáng qua những gì ẩn giấu bên dưới mảng băng lớn nhất Trái Đất này, hé lộ những đặc điểm đáng kinh ngạc sẽ vĩnh viễn thay đổi nhận thức của chúng ta về Châu Nam Cực.
Các số liệu làm bản đồ này đã được thu thập bởi các nhà nghiên cứu tại Cục Trắc địa Châu Nam Cực Anh quốc (British Antarctic Survey). Họ đã theo đuổi dự án này trong hơn hai thập kỷ, nghiên cứu xác định độ cao của bề mặt lục địa và độ dày của lớp băng sử dụng radar xuyên băng.
Tấm bản đồ với tên gọi BedMap2 là tấm bản đồ có nội dung cập nhập nhất bao gồm 15 triệu thông số đo lường bổ sung, vốn đã được thực hiện từ năm 2001. Tấm bản đồ này cung cấp một cái nhìn đáng kinh ngạc về châu lục băng giá và tất cả mọi thứ nằm bên dưới lớp băng dày.

Giả thuyết con người từng cư trú tại Châu Nam Cực

Khi bạn nhận ra rằng Châu Nam Cực không phải luôn luôn lạnh giá, khô cằn và ‘không mến khách’ như hiện nay, thì các giả thuyết có thể sẽ là bất tận.
Câu hỏi mà chúng ta chưa từng nghĩ đến là:

Liệu có khả năng Châu Nam Cực đã từng có thời tiết đủ ấm trong quá khứ để tạo điều kiện sinh sống cho một nền văn minh cổ đại? Câu trả lời, là CÓ.

Và nếu, trên thực tế từng có một nền văn minh cư trú và phát triển tại Châu Nam Cực trong quá khứ xa xưa, thì phải chăng ngày nay chúng ta nên phải tìm thấy bằng chứng về cuộc sống của họ tại đây? Theo nhiều nhà nghiên cứu, có nhiều công trình kiến trúc ở Châu Nam Cực, có những kim tự tháp và đầy đủ bằng chứng để ủng hộ giả thuyết về một nền văn minh từng tồn tại ở đây trong quá khứ xa xưa.

Châu Nam Cực. (Ảnh: Internet)
Châu Nam Cực. (Ảnh: Internet)

Tấm bản đồ mới được công bố bởi NASA hé lộ những đường thẳng và các vật thể giống với công trình kiến trúc được quan sát nhờ những tấm bản đồ mới. Tuy có nhiều người cho rằng đây chỉ đơn giản là các công trình tự nhiên, nhưng hàng triệu người trên khắp thế giới lại tin rằng có một khả năng chắc chắn những tấm bản đồ mới sẽ cung cấp bằng chứng quyết định về những công trình kiến trúc của ‘chủng người tồn tại từ trước trận Đại Hồng Thủy’ (Antediluvian) trên châu lục băng giá này.

Tuy nhiên, việc giới khảo cổ có công nhận giả thuyết này hay không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Còn bạn thì sao? Liệu có khả năng tồn tại những công trình kiến trúc cổ đại ngay dưới lớp băng dày của Châu Nam Cực? Liệu có khả năng những tấm bản đồ như BedMap 2 sẽ giúp chúng ta khám phá Châu Nam Cực, tìm kiếm bằng chứng của những nền văn minh cổ đại từng cư trú trên châu lục này? Liệu có khả năng những nền văn minh cổ đại đã từng phát triển hưng thịnh ở đây từ hàng nghìn năm về trước, khi Châu Nam Cực có một khí hậu hoàn toàn khác biệt? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.
Video của NASA mô phỏng Châu Nam Cực lúc chưa bị băng tuyết bao phủ:
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient-code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc tại đây.
Thạch Khánh biên dịch

Kim tự tháp ở Nam Cực có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại


(Ảnh: getty images)
(Ảnh: getty images)

“Kim tự tháp” ở Nam Cực đã được phát hiện khá lâu. Tin tức về kiến trúc bí ẩn này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người tin học thuyết UFO, vô số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích sự kì lạ của những “kiến trúc” này.
Các giả thuyết được đưa ra gồm: công trình xây dựng của người ngoài hành tinh, căn cứ quân sự bí mật của những nền văn minh cổ đại tiên tiến, trong khi lại có những người khác tin rằng kim tự tháp này chỉ là cấu trúc hình thành trong tự nhiên. Đáng tiếc giả thuyết này vẫn chưa được xác nhận hay bác bỏ vì không có những nguồn dữ liệu chính thức nhằm xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.

Những bức ảnh chụp kim tự tháp tại Nam Cực. (Ảnh: ianchadwick.com)
Một vài bức ảnh đã được lưu truyền trên mạng Internet cho thấy tồn tại một kiến trúc hình kim tự tháp trong môi trường băng giá ở Nam Cực, một vài bức trong số đó là được thu thập trong Chương trình Khoan Đại dương tích hợp (Integrated Ocean Drilling Program-IODP), một dự án quốc tế nhằm thăm dò đại dương.
Việc phát hiện ra kim tự tháp ở Nam Cực đã dẫn đến những suy đoán về hình thái của Châu Nam Cực trong quá khứ xa xôi. Một số người cho rằng nó không luôn luôn lạnh lẽo như ngày nay, và các nghiên cứu khoa học dường như cũng xác nhận giả thuyết này.
Năm 2009, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và thu thập mẫu vật, đã phát hiện thấy các hạt phấn hoa ở Châu Nam Cực, từ đó cho thấy hệ sinh thái của Châu Nam Cực trong quá khứ là vô cùng khác biệt. Vào một thời điểm nhất định trong mùa hè nhiệt độ tại đây có thể lên đến 20 độ C.
Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được 32 loài vi khuẩn, trong đó có một loài vi khuẩn ưa mặn 2800 tuổi được lấy từ các mẫu nước ở hồ Vida tại phía đông Nam Cực. Lớp băng vĩnh cửu trên mặt hồ là loại băng dày nhất trên Trái đất.

Có thể châu Nam Cực trong quá khứ không lạnh như hiện nay? (Ảnh: thedailyjournalist.com)
Nếu chúng ta giả định rằng Nam Cực không lạnh giá trường kỳ như ngày nay, điều này có thể mở ra những khả năng vô tận. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Trong quá khứ châu Nam Cực có đủ ấm để một nền văn minh cổ đại có thể tồn tại ở đây hay không? Và nếu một nền văn minh cổ đại đã phát triển ở Nam Cực trong thời quá khứ xa xôi, tại sao hôm nay chúng ta không tìm thấy dấu vết về cuộc sống của họ ở đó?
Theo nhiều nhà nghiên cứu, có những kiến trúc ở Nam Cực, cả những kim tự tháp và các bằng chứng đủ để củng cố giả thuyết về nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại ở Nam Cực trong quá khứ. Việc giới khảo cổ có thừa nhận phát hiện này hay không thì lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: Gettyimages)

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.forocoches.com)

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.egaliteetreconciliation.fr)
Quay trở lại châu Phi, chúng ta biết rằng các học giả và nhà Ai Cập học từ lâu đã nghi ngờ rằng tượng Nhân Sư có tuổi thọ lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta, thậm chí có thể lên đến hơn 10.000 năm tuổi. Những giả thuyết này được củng cố bởi việc phát hiện các dấu hiệu xói mòn nước trên tượng Nhân Sư khổng lồ, và theo các học giả điều này cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu cực đại trong quá khứ.
Ngoài ra, tấm bản đồ nổi tiếng Piri Reis cũng mô tả đường bờ biển của Nam Cực trong một thời kỳ vô cùng xa xôi trước đây, trước khi bị băng bao phủ.

Vì vậy nếu khí hậu ở châu Phi và các nơi khác trên thế giới đã biến đổi mạnh mẽ, thì liệu những điều tương tự có thể xảy ra ở Nam Cực hay không? Và nếu nhà nghiên cứu có thể chứng minh được các Kim tự tháp ở Nam Cực là những kiến trúc nhân tạo, thì những phát hiện đó có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại.
Liệu các nhà nghiên cứu và khảo cổ học ngày nay có chấp nhận những phát hiện này hay không? Vâng, có lẽ là không, bởi vì nó đi ngược lại tất cả những thứ mà họ biết và tin tưởng, nhưng đây không phải là một cuộc tranh luận về niềm tin, đây là việc tìm kiếm sự thật về vô số những nền văn minh cổ xưa nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, mà rất nhiều trong số chúng vẫn còn là một bí ẩn.
Bạn tin tưởng điều gì? Liệu có khả năng thực sự tồn tại những quần thể kiến trúc bên dưới lớp băng dày tại Nam Cực hay không? Liệu có khả năng tồn tại một nền văn minh cổ xưa đã phát triển hàng ngàn năm về trước, khi mà Nam Cực có một khí hậu hoàn toàn khác hay không? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở comment bên dưới những suy nghĩ của bạn.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây
Quý Khải biên tập, sử dụng bản dịch từ Tinh Hoa net

Tấm bản đồ Piri Reis: Bằng chứng của một nền văn minh tiên tiến thời tiền sử?


Bức tượng bán thân của đô đốc và chuyên viên vẽ bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ Piri Reis bên cạnh tấm bản đồ năm 1513 của ông. (Wikimedia Commons)
Bức tượng bán thân của đô đốc và chuyên viên vẽ bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ Piri Reis bên cạnh tấm bản đồ năm 1513 của ông. (Wikimedia Commons)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Một tấm bản đồ của đô đốc và chuyên viên vẽ bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ Piri Reis vào năm 1513 đã thu hút rất nhiều học giả cả trong giới chủ lưu và những giới còn lại từ khi nó được phát hiện bên trong Cung điện Topkapi ở Istanbul vào năm 1929. Ở trong giới còn lại, người ta cho rằng tấm bản đồ này có thể đã vẽ lại Nam Cực hàng trăm năm trước khi lục địa này được phát hiện vào năm 1818. Ngoài ra, tấm bản đồ này được cho là đã miêu tả về Nam Cực trong một thời kỳ vô cùng xa xôi trước đây, trước khi bị băng bao phủ.
Nhìn chung, nó có thể cho thấy tri thức cao cấp được truyền thừa từ một nền văn minh trên biển thời tiền sử. Các nhà khoa học thuộc dòng chủ lưu đã bác bỏ giả thuyết này, nhưng vẫn cảm thấy rất hứng thú với những bí ẩn xoay quanh tấm bản đồ này.
Chỉ từ tấm bản đồ vẽ trên da linh dương này, người ta đã viết ra rất nhiều cuốn sách. Ở đây chúng tôi sẽ nêu bật một số điểm quan trọng trong các nghiên cứu về Piri Reis, biểu đạt theo cách của chúng tôi qua các bí ẩn của tấm bản đồ này mặc dù những nhà hàng hải sử dụng nó để đi khắp thế giới rộng lớn mà họ chỉ vừa mới biết đến.
Tấm bản đồ Piri Reis vào năm 1513.
Chúng ta biết được gì về những nguồn tư liệu của tấm bản đồ
Piri Reis đã ghi chú trong một đoạn văn trên tấm bản đồ là ông đã sử dụng 20 nguồn tư liệu (biểu đồ và bản đồ) từ nhiều người vẽ bản đồ khác nhau, kết hợp chúng lại để tạo ra tấm bản đồ riêng của mình. Trong số các nguồn tư liệu là những tấm bản đồ của Bồ Đào Nha cùng thời đó cũng như một số được truyền xuống từ thời Alexander Đại đế hoặc sớm hơn.
Các nguồn tư liệu có lâu đời như Piri Reis nghĩ hay không hiện là một vấn đề vẫn đang được tranh luận. Gregory C. McIntosh, một chuyên gia hàng đầu về tấm bản đồ của Piri Reis, đã viết trong cuốn sách của ông, “Tấm bản đồ Piri Reis vào năm 1513,” như sau, “Các nhà văn Ả rập thường nhầm lẫn giữa Claudius Ptolemy, một nhà địa lý học vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, và/với Ptolemy I, một trong những viên tướng của Alexander và là vị vua Ptolemaios của Ai Cập, người đã trị vì Ai Cập từ 323 đến 285 trước Công nguyên.”
“Piri Reis chắc hẳn cũng đã mắc phải sai lầm tương tự, dẫn tới việc ông tin rằng các biểu đồ và bản đồ trong nguồn tư liệu của ông là có từ thời Ptolemy I thay vì Claudius Ptolemy,” McIntosh nhận xét.
Tuy nhiên, nếu Piri Reis không lầm lẫn và các tấm bản đồ tư liệu quả thật là có từ thời của viễn tướng Ptolemy, thì một số người cho rằng những tấm bản đồ này có thể đến từ Thư viện Alexandria nổi tiếng của triều đại Ptolemia. Liệu các nguồn tư liệu từ một thời kỳ còn sớm hơn rất nhiều so với Piri Reis nghĩ đã lọt vào tay ông từ thư viện đó hay không?
Cách thức miêu tả về Nam Mỹ và ‘Châu Nam Cực’ trên tấm bản đồ của Piri Reis
Trên tấm bản đồ của Piri Reis, dường như Nam Mỹ bị biến dạng một cách kỳ lạ. Trong khi Brazil có thể được nhìn thấy rõ, vì đường bờ biển được kéo dài sâu xuống phía nam, thì Nam Mỹ lại được vẽ nhô ra phía đông, có vẻ như miêu tả một vùng đất rộng lớn ở một nơi không có vùng đất nào như vậy tồn tại ngày nay. Đây có vẻ như là lục địa phía nam, cũng được biết đến là Terra Australis, hay một số người gọi là Châu Nam Cực.


Tấm bản đồ hiện đại vẽ Brazil và Nam Cực. (Shutterstock)
Vậy nếu đây thật sự là Nam Cực, tại sao nó trông không giống với Châu Nam Cực mà chúng ta biết đến ngày nay? Và tại sao nó lại gắn liền với Nam Mỹ?
Để trả lời câu hỏi đầu tiên, người ta cho rằng nó tương đồng một cách chính xác với phần Nam Cực không bị phủ băng. Ngày nay, hơn 98% châu Nam Cực bị băng phủ, theo Olafur Ingolfsson, một nhà địa chất tại Đại học Iceland.
Cơ trưởng Lorenzo W. Burroughs của lực lượng không quân Hoa Kỳ trong nhóm vẽ bản đồ, đã viết một bức thư gửi đến tiến sĩ Charles Hapgood vào năm 1961, trong đó nói rằng “Nam Cực” vẽ trong tấm bản đồ của Piri Reis dường như đã miêu tả chính xác bờ biển Nam Cực trong tình trạng đóng băng.
“Đường bờ biển Princess Martha của vùng đất Queen Maud, Nam Cực, dường như đã được miêu tả chính xác ở phân khúc phía nam của tấm bản đồ Piri Reis. Sự tương đồng giữa tấm bản đồ Piri Reis với dữ liệu địa chấn của khu vực này được thu thập từ chuyến thám hiểm phối hợp giữa 3 nước Nauy-Anh-Thụy Điển vào năm 1949 … đã đưa ra một kết luận khá khả quan rằng các nguồn tư liệu bản đồ ban đầu hẳn đã được vẽ trước khi chỏm băng Nam Cực hiện tại bao phủ dãy bờ biển Queen Maud Land,” Burroughs viết, và đã được ghi lại trong cuốn sách năm 1966 là “Những tấm bản đồ của Hải vương cổ đại” của Tiến sĩ Hapgood.
Tiến sĩ Hapgood (1904–1982) là một trong những người đầu tiên công khai cho rằng tấm bản đồ Piri Reis miêu tả Nam Cực thời tiền sử. Ông là một nhà sử học được đào tạo tại trường Đại học Harvard với những học thuyết về thay đổi địa chất mà Albert Einstein rất ngưỡng mộ. Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi thứ hai là tại sao “Nam Cực” lại nối liền với Nam Mỹ trong tấm bản đồ của Piri Reis.
Châu Nam Cực đã dịch chuyển?
Tất cả các tấm bản đồ vào thời này đều có một số điểm thiếu chính xác. Lấy ví dụ, các đường bờ biển thường có kích cỡ phóng đại, vì những người đi biển cần phải biết chi tiết về thứ họ sẽ gặp ở đó. Có thể những người vẽ bản đồ cũng đã thêm thắt những điều chưa thực sự được kiểm chứng với những điều họ nghĩ nên có ở đó. Lấy ví dụ, cách miêu tả về Bắc Mỹ của Piri Reis là vô cùng thiếu chính xác, nhưng nó cung cấp một nguồn thông tin tương tự như nhiều tấm bản đồ khác cùng thời đó. Một giả thuyết được đưa ra là những tấm bản đồ vẽ Châu Á ở một vị trí chính ra nên là Bắc Mỹ, vì có nhiều hy vọng thời bấy giờ về một tuyến đường đến Châu Á thông qua Đại Tây Dương, mặc dù vào thời điểm đó những người Âu Châu đã bắt đầu thám hiểm Châu Mỹ, lục địa nằm chắn giữa họ và Châu Á.

Chúng ta sẽ bàn về một số điểm chính xác và không chính xác của tấm bản đồ này một cách chi tiết sau đây, nhưng hiện thời, có thể lưu ý rằng quá trình tổng hợp nhiều nguồn tư liệu của Piri Reis, kết hợp với phương pháp vẽ bản đồ không chuẩn xác vào thời của ông, có thể tạo ra một tấm bản đồ với đường bờ biển Nam Cực chính xác (lấy từ một nguồn này) nhưng lại có vị trí đường bờ biển sai lệch (lấy từ nguồn khác).
Cũng cần phải cân nhắc một điều là khi vẽ bản đồ 2-D, dạng hình cầu của Trái Đất đã bị làm cho biến dạng. Phương pháp vẽ bản đồ của Piri Reis và liên hệ của nó với tình trạng biến dạng đang là một chủ đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, sự biến dạng không phải là cách Hapgood lý giải cho việc thiết lập vị trí phía bắc của Nam Cực. Hapgood giả thuyết rằng các vùng đất đã bị dịch chuyển.
Ông nói một sự nghiêng trục nhanh chóng khoảng 15 độ đã xảy ra cách đây 11.000 năm về trước. Trong lời giới thiệu của cuốn sách “Sự dịch chuyển vỏ Trái Đất” của Hapgood, Albert Einstein đã khen ngợi giả thuyết của Hapgood và giải thích rằng những sự dịch chuyển như vậy có thể “tạo ra sự thay đổi vị trí của vỏ Trái Đất so với phần còn lại, và việc này sẽ dời chỗ các khu vực vùng cực lại gần đường xích đạo hơn.”
Các nghiên cứu hiện đại đã phủ nhận giả thuyết của Hapgood đến một mức độ nào đó, nhưng họ cũng cho rằng sự thay đổi vị trí như vậy của lớp vỏ Trái Đất là có khả năng, đặc biệt khi nó có thể đẩy các vùng đất ở vùng cực lại gần đường xích đạo hơn, như việc Nam Cực có thể đã được đẩy về đường xích đạo.
John A. Tardunu, một nhà địa vật lý học thuộc trường Đại học Rochester, cho rằng vùng cực đã không nghiêng trục hơn 5 độ trong khoảng thời gian 130 triệu năm qua. Mức độ nghiêng trục thường được cho là xảy ra ở tốc độ 1 độ trong mỗi triệu năm.
Nhưng 800 triệu năm trước, dường như một mức nghiêng trục 50 độ đã xảy ra, theo Adam Maloof, phó giáo sư bộ môn khoa học địa chất tại trường Đại học Princeton. Sự nghiêng trục này có lẽ đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 10 triệu đến 20 triệu năm, Maloof đã giải thích trong một buổi phỏng vấn với kênh thông tấn NPR.
Các mảnh vỏ đã từng dịch chuyển với một tốc độ khoảng 50 cm mỗi ngày, so với tốc độ dịch chuyển 10 cm mỗi ngày hiện nay. Ông giải thích rằng địa cầu dịch chuyển trọng lượng của nó xuống vùng xích đạo để duy trì tính chất thăng bằng khi xoay.
“Và điều đặc biệt kỳ lạ về sự dịch chuyển [đã xảy ra 800 triệu năm trước] này là việc đây là một loại chuyển động ra trước rồi ngược trở lại sau. Dường như nó xoay theo một hướng, rồi sau đó xoay theo hướng ngược lại,” Maloof nói.
Vì vậy, mốc thời gian 11.000 năm trước không phù hợp với số liệu hiện nay, và một sự nghiêng trục trong hàng chục triệu năm có lẽ sẽ phù hợp hơn giả thuyết của Hapgood về sự dịch chuyển nhanh chóng trong vòng hàng nghìn năm. Nhưng, Nam Cực có thể đã dịch chuyển lên gần hơn với đường xích đạo ở một số thời điểm trong lịch sử Trái Đất.
Để điều này phù hợp với giả thuyết cho rằng một nền văn minh tiền sử đã có ở bên bờ Nam Cực, nơi nó được được phác họa trong tấm bản đồ của Piri Reis, chúng ta phải đặt nền văn minh đó trở lại quá khứ xa xôi, hoặc học điều gì mới về các thức vỏ Trái Đất dịch chuyển.
Vĩ độ được miêu tả một cách bất  thường
Một chú thích được Piri Reis ghi chú ở phía đối diện Nam Mỹ trên tấm bản đồ có nội dung được phiên dịch như sau: “Những người Bồ Đào Nha vô Thần kể lại rằng ở địa điểm này, ngày và đêm có thời gian ngắn nhất là 2 giờ, và dài nhất là 22 giờ. Nhưng ban ngày thì rất ấm và ban đêm thì có nhiều sương.”
Đoạn mô tả này ám chỉ một vĩ độ cực nam xa hơn so với người Bồ Đào Nha hay bất cứ ai khác đã từng tiếp cận vào năm 1513. McIntosh viết: “Khoảng thời gian ban ngày trong ghi chú ám chỉ một vĩ độ vào khoảng giữa 60 độ và 67 độ nam, phụ thuộc vào việc góc cạnh, trung tâm, hay toàn bộ đĩa mặt trời được nhìn thấy. Phạm vi của các vĩ độ này, tại vị trí eo biển Drake phía nam tỉnh Tierra del Fuego và bán đảo Nam Cực ở Châu Nam Cực, có vị trí ở phía Nam xa hơn so với người Bồ Đào Nhà hay bất cứ ai khác từng rong buồm ra khơi cho đến thế kỷ tiếp theo.”
Tuy nhiên, McIntosh không phải là người duy nhất cho rằng Piri Reis đã thu thập được các thông tin về Nam Cực từ một tấm bản đồ có nguồn gốc tiền sử. Ông tin rằng lục địa phía Nam mô tả trong tấm bản đồ là một sản phẩm của trí tưởng tượng. Từ thời Hy Lạp cổ đại, một lục địa phía nam đã được bàn luận, mặc dù không thực sự được kiểm chứng, McIntosh nói trong một bài thuyết trình tại hội nghị năm 2013 tại Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở London để kỷ niệm 100 năm của tấm bản đồ. Rất nhiều tấm bản đồ, chứ không riêng của Piri Reis, đã cho thấy một lục địa phía nam bằng nhiều cách thức khác nhau.

Tấm bản đồ Piri Reis cho thấy các đường bờ biển của Châu phi và Nam Mỹ trong vòng một nửa độ kinh tuyến—một sự chính xác đến kinh ngạc.

Đối với McIntosh, những tấm bản đồ này đều cho thấy một lục địa huyền thoại và không cung cấp bằng chứng về các chuyến thám hiểm đến Nam Cực. Các tấm bản đồ thời cổ đại thường được cho là đã miêu tả các sinh vật hay địa điểm tưởng tượng hoặc chỉ có trong truyền thuyết, mặc dù một số lý luận rằng những huyền thoại này cũng chứa ít nhiều sự thực trong đó. Tác giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng Graham Hancock là một người ủng hộ lý thuyết cho rằng các nền văn minh tiên tiến đã từng tồn tại vào thời tiền sử. Đối với ông, nhiều tấm bản đồ đã củng cố tính xác thực về Nam Cực của Piri Reis. Hapgood và các chuyên viên vẽ bản đồ của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cũng đã phân tích tấm bản đồ năm 1531 của Oronce Finé và phát hiện thấy tính chính xác tương tự khi lần theo bờ biển Nam Cực vì nó có thể xuất hiện khi không có băng.
Độ chính xác đáng kinh ngạc trong các phương diện khác
Phải đến tận năm 1790, với sự ra đời của đồng hồ tính giờ hàng hải, những người đi biển và chuyên viên vẽ bản đồ mới có thể xác định được kinh độ của một vị trí xác định với độ chính xác cao. Dù vậy, Hancock đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn cho chương trình truyền hình nhiều tập đặc biệt “Nguồn gốc bí ẩn của nhân loại” của đài NBC năm 1996, rằng tấm bản đồ của Piri Reis đã cho thấy những đường bờ biển của Châu Phi và Nam Mỹ trong nửa độ kinh tuyến—một sự chính xác đến kinh ngạc.

Không phải tất cả các phương diện của tấm bản đồ đều chính xác như vậy, nhưng đường xích đạo cũng đã được miêu tả chính xác và một số chi tiết đáng ngạc nhiên cũng đã được đưa ra.
Steven Dutch, giáo sư khoa học tự nhiên và ứng dụng thuộc Đại học Wisconsin–Green Bay, không cho rằng tấm bản đồ này miêu tả chính xác Nam Cực, nhưng ông cũng để ý đến những bí ẩn xoay quanh nó: “Tấm bản đồ dường như cho thấy nhiều chi tiết hơn những người Châu Âu có thể biết vào năm 1513. Pizarro (nhà thám hiểm Tây Ban Nha) còn chưa đến Peru vào lúc đó, vậy làm sao Piri Reis biết đến dãy núi Andes? Liệu ai đó trong vùng đã nghe kể về những dãy núi xa xôi kia? Đồng thời, chi tiết về bờ biển Nam Mỹ dường như là khá phong phú đối với năm 1513. Liệu tấm bản đố này đã được bắt đầu vẽ khi đó rồi được hoàn thiện sau này? Liệu tấm bản đồ này có bị sao chép sau đó và ngày tháng bị ghi chép sai?”
Hà Lan cho rằng đỉnh chót phía nam của Nam Mỹ đã bị biến dạng, bẻ cong về hướng đông mà nó không nên vậy; vì vậy, vùng đất được cho là Nam Cực thật ra có thể là một miêu tả thiên lệch về vùng đất phía nam của Nam Mỹ. McIntosh không tin rằng trường hợp này là như vậy, nhưng không loại trừ khả năng này.
Liệu vùng đất phía nam trong miêu tả của nhà vẽ bản đồ vào thế kỷ 16 này, với những kỹ năng đã nhận được nhiều danh tiếng vào thời điểm đó, là một lục địa huyền thoại, một miêu tả sai lệch của Nam Mỹ, hay một sự miêu tả chính xác và có lẽ cổ đến mức kinh ngạc về bờ biển Nam Cực?
Bởi Tara MacIsaac, Epoch TimesBiên dịch: Quý Khải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét