Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 133

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sự phức tạp và mãnh liệt cảm xúc của những đứa trẻ thiên tài


(itockphoto.com)
(itockphoto.com)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!
Nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tufts David Henry Feldman, trong nghiên cứu bổ sung đáng lưu ý của ông về sáu  đứa trẻ thiên tài, với tiêu đề “Bước đầu của Tự nhiên,” đã thuật lại những mẩu chuyện rất lạ qua lời cha mẹ những đứa trẻ này.
Một trong số chúng, Adam (bí danh được sử dụng để đảm bảo tính bảo mật), kể lại những ký ức về chính ca sinh đẻ của cậu, bao gồm việc phản ứng với ánh sáng chói lóa trong phòng đẻ và việc đặt cái dụng cụ hút mũi vào mũi cậu. Cậu cũng đề cập rõ ràng những ký ức có được từ trước khi chào đời, như tiếng hát của mẹ cậu, và việc “những bức vách đang đóng lại sát tôi—chúng thật đau đớn.” Điều làm điểm thứ hai đáng chú ý đến vậy là việc giai đoạn mang thai của mẹ cậu đã gặp phải nhiều biến chứng phức tạp, bao gồm triệu chứng co thắt tử cung đã từng đe dọa mẹ cậu phải bỏ thai từ tháng thứ tư trở đi.
Đa số các thiên tài thường xuất hiện trong nhiều trường hợp mang thai có biến chứng và các ca sinh thiếu tháng.
Lấy ví dụ, mẹ của Jake Barnett (một thiên tài vật lý và toán học nổi tiếng) đã phải nhập viện nhiều lần trước khi sinh cậu. Một trường hợp nổi tiếng khác, mẹ của một thiên tài đã gặp tai nạn khi mang thai, nhưng không phải loại tai nạn thông thường—bà đã bị ngã khi đang giúp chồng chống cự lại một kẻ đột nhập họ bắt quả tang đang cố xông vào nhà. Quả là những trải nghiệm đáng sợ!

Thiên tài vật lý và toán học Jake Barnett (Indianapolis Monthly)
Nỗi sợ hãi—và phản ứng sợ hãi tột độ của bộ não và cơ thể trước mối đe dọa sắp xảy đến—là chủ đề tôi từng tìm hiểu trước đây. Tôi đã xem xét các bằng chứng cho rằng những nỗi sợ hãi nhất định có thể được truyền thừa xuống ít nhất hai thế hệ (ít nhất là trên loài chuột) và đưa ra phỏng đoán rằng, đặc biệt khi thai nhi có xu hướng phản ứng cao và nhạy cảm với môi trường, thì trải nghiệm sợ hãi của bà mẹ có thể “in dấu” lên đứa con đang phát triển bên trong một ấn tượng ảo ảnh từ thời điểm đó.
Cũng có sự gia tăng các trường hợp bà mẹ của các thiên tài thường hay mắc chứng tiền sản giật, một bệnh lý với những triệu chứng như tăng huyết áp đột ngột và tình trạng phù mặt, tay, và chân. Tiền sản giật thường xảy ra trong giai đoạn cuối của chu kỳ 3 tháng thứ hai hoặc thứ ba và có thể được gây ra do nhau thai phát triển chưa đầy đủ. Điều đó tiếp theo có thể là do tình trạng khiếm khuyết gen theo đó hệ thống miễn dịch của người mẹ nhìn nhận nhau thai như một tác nhân xâm nhập. Một nghiên cứu khác đã cho thấy việc tiếp xúc với các độc tố môi trường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản phụ và sinh thiếu tháng. Rõ ràng vai trò của hệ thống miễn dịch trong các hoàn cảnh có yếu tố nhạy cảm với môi trường là không thể bị coi thường.
Bệnh lý tiền sản giật thường có tỷ lệ cao hơn đối với những bà mẹ của các thiên tài trẻ tuổi, việc phát triển chứng tự kỷ trong phần lớn những thiên tài trẻ tuổi cũng là có mối liên hệ mật thiết. Trên thực tế, nhau thai có thể là một “dấu hiệu sinh học” của chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng càng có nhiều nếp gấp dị dạng trên nhau thai của người mẹ bao nhiêu, thì càng có nhiều khả năng đứa trẻ sẽ phát triển chứng tự kỷ, và triệu chứng cũng nghiêm trọng bấy nhiêu. Những nếp nhăn như vậy có thể là cách nhau thai phản ứng trước nhiều loại tác nhân gây stress—các nếp gấp nhau thai cũng giống như đèn tín hiệu Check-Engine (kiểm tra động cơ) trên bảng điều khiển xe ô tô, tức là một dấu hiệu cảnh báo một cái gì đó đang gặp vấn đề.
Mặc dù không phải tất cả các thiên tài đều có khả năng nhớ lại được các ký ức về trải nghiệm trong bụng mẹ, nhưng hầu hết họ đều có một sự nhạy cảm rất tinh tế trước các cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

Mặc dù không phải tất cả các thiên tài đều có khả năng nhớ lại được các ký ức về trải nghiệm trong bung mẹ, nhưng hầu hết họ đều có một sự nhạy cảm rất tinh tế trước các cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

Mặt khác, cảm xúc của những thiên tài này là mãnh liệt. Với rất nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ hay chứng rối loạn xử lý cảm giác thì cảm xúc bộc phát của chúng sẽ rất khó kìm chế. Bà mẹ của một thiên tài đã kể lại rằng con trai bà “cảm nhận được càng ngày càng nhiều thứ hơn từ khi được sinh ra. Cậu có quá nhiều cảm xúc như vậy cũng như cảm giác bên trong mình.” Khi 2 tuổi, Claudio đã khóc nức nở khi nghe cha cậu chơi bản nhạc Stabat Mater Dolorosa của Rossini. Nhiều năm sau, Claudio kể lại rằng ngay từ tuổi thiếu thời cậu đã cảm thấy kết nối với từng nốt nhạc cậu nghe được và hiểu rằng âm nhạc chính là biểu hiện của nội tâm cậu.

Khi 2 tuổi, Claudio đã khóc nức nở khi nghe cha cậu đang chơi bản nhạc Stabat Mater Dolorosa của Rossini

Tương tự như vậy, khả năng cảm nhận sự kết nối với những người khác và với cuộc sống nói chung của các thiên tài đã khiến họ trở thành “những người hào phóng và nhạy cảm nhất về mặt tinh thần mà tôi từng gặp,” Tiến sĩ Joanne Ruthsatz thuộc trường Đại học Ohio State nhận định. Bà đã nghiên cứu trường hợp của các thiên tài nhỏ tuổi trong vòng 15 năm qua. Một tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái mang tính phổ quát này bắt đầu rất sớm. Ví dụ như trường hợp của cô bé Rachel 8 tuổi, khi cô đã từng khẳng định rằng cô có thể giao tiếp với động vật, “Cháu có thể!” cô kêu lên một cách bướng bỉnh. “Cháu có thể nhìn thấy điều đó trong mắt của chúng và chúng có thể cảm nhận được sự quan tâm của cháu.”
Trên phương diện này, các thiên tài, cũng như những đứa trẻ tài năng khác, đều có xu hướng bảo vệ người khác và có một cảm nhận sâu sắc về công lý. Chúng có thể trở nên buồn thê thảm nếu một người bạn cùng lớp bị đối xử bất công, và coi các vấn đề như chiến tranh, nghèo đói, vô gia cư, tình trạng ấm lên toàn cầu, tình trạng suy thoái môi trường như là vấn đề của chính bản thân chúng. Chúng thậm chí có thể khóc khi xem các cảnh bạo lực trong phim hoạt hình.
Ngoài ra, những đứa trẻ tài năng thường có xu hướng hỏi các câu hỏi thăm dò mang tính hiện sinh lúc rất sớm, qua đó ám chỉ một sự hiểu biết mang tính trực quan rằng chúng từng đến một thế giới lớn hơn bản thân chúng rất nhiều. Chúng cũng có thể kể lại những trải nghiệm tâm linh siêu thường.
Lấy ví dụ, Elizabeth, khi đang ngồi trên một vách đá nhìn hướng ra biển Thái Bình Dương, đã cảm thấy tâm trí cô được siêu xuất ra khỏi đại dương, vượt qua Trái Đất, và nhìn thấy cái mà cô mô tả như “sự kết nối tổng thể của vũ trụ.” Và Ian đã kể lại việc cảm nhận được những lỗ trong kết cấu của vũ trụ cùng với sự tuyệt chủng của tất cả các chủng sinh mệnh. Phải chăng đây là sự đồng cảm! (Ghi chú: “Visions of Innocence (Hình ảnh của ý thức [chân thực])” của tác giả Edward Hoffman là cuốn sách ghi nhận nhiều nhất về những câu chuyện như vậy)
Nhân vật Lisa Simpson trong chương trình truyền hình “Gia đình Simpson” chính là gương mặt hội tụ đủ tất cả những phẩm chất này.

20 năm trước khi ra đời bộ phim “Gia đình Simpson,” nhà tâm lý học tiên phong người Ba Lan Kazimierz Dabrowski đã danh mục lại những đặc điểm tính cách như vậy thành một cụm mà dịch từ tiếng Ba Lan thì là “trạng thái quá kích thích”. Năm (5) đặc điểm tính cách ông đưa ra là: dư năng lượng vật lý; siêu phản ứng của giác quan ; trí tưởng tượng phong phú; sự tò mò và dẫn dắt một cách trí tuệ; và khả năng quan tâm lớn. Sự kết hợp của cả 5 yếu tố trên sẽ biểu hiện ra sự phức tạp và mãnh liệt trong cảm xúc. Biểu hiện này được mô tả như một cách thức hoàn toàn khác biệt trong trải nghiệm cuộc sống: “sinh động, lôi cuốn, sâu sắc, bao dung, phức tạp, chỉ huy  – sống thực tại một cách mãnh liệt.”
Rõ ràng, những đứa trẻ cực kỳ tài năng này đã khá may mắn theo nhiều cách khác nhau. Trí tuệ sâu sắc, trí nhớ thiên tài và sắc bén, nguồn năng lượng bất tận, sự đam mê và động lực, cùng với khả năng bao dung người khác bằng sự đồng cảm của họ—tất cả đã làm họ trở nên khác biệt. Những nhà bác học cũng khác biệt, nhưng là thông qua khả năng đặc biệt và thường là khả năng kỳ lạ của bản thân. Những người có cảm giác kèm (synesthesia) cũng là một tình trạng hiếm, thể hiện sự kỳ diệu của việc kết nối cường độ cao giữa các vùng não bộ.
Nếu tất cả những hiện tượng này xảy ra trong tử cung, thì theo một cách hiểu nào đó thì chúng là những khả năng mà tất cả chúng ta đều có thể sở hữu nếu quá trình phát triển trước khi sinh của chính chúng ta gặp phải những hoàn cảnh không thuận lợi hay trở ngại lớn. Liệu vẫn còn có những năng lực khác chỉ dành riêng một nhóm thiểu số không? Tôi tin là có, và sẽ đưa ra bằng chứng cho luận điểm này trong những bài viết tương lai.
Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Các bài viết và bài nghiên cứu của ông đã được đăng trên tạp chí Spirituality & Health (Sức khỏe & Tâm linh), Explore: The Journal of Science and Healing (Khám phá: Tạp chí Khoa học và Trị liệu), Noetic Now (Tạp chí Lý trí đương thời), và Science & Consciousness Review (trang web chuyên cung cấp tài liệu chuyên đề về sự nhận thức). Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email sau mjawer@emotiongateway.com.
Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).
Michael Jawer
Lê Anh biên tập

Làm sao các thần đồng biết những thứ họ chưa từng học?


(Shutterstock*)
(Shutterstock*)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường sẽ kích thích trí tưởng tượng của bạn và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định.

“Những nhà bác học ‘biết’ những quy tắc âm nhạc, nghệ thuật hay toán học mà họ chưa hề học qua”

Có những người bỗng nhiên trở nên “thông minh đột xuất”, thường là sau một ca tổn thương não, họ bỗng có những khả năng phi thường. Trong những trường hợp này – cũng như trường hợp của những đứa trẻ thần đồng – cá nhân này “biết những điều họ chưa từng học” (cụm từ của chuyên gia về hội chứng bác học – Tiến sĩ Darold Treffert)
Một trong những khả năng này là năng lực đếm và tính toán lịch hiếm có mà chúng ta thường liên tưởng tới những bác học, ví như chỉ ra chính xác một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần, hay đếm số Pi đến chữ số thập phân thứ 22.500. Trong những trường hợp này, những bác học biết được các quy luật toán học mà họ chưa từng được dạy, mà họ cũng không ý thức được là họ biết.
Những bác học khác – trong trường hợp những đứa trẻ thần đồng, thậm chí còn làm được những chuyện kinh ngạc hơn. Cậu bé Alonzo Clemons, chưa từng học về nghệ thuật, nhưng lại có thể đắp những bức tượng “như thật” của động vật mà chỉ cần nhìn qua hình ảnh (dạng 2D) trên tivi hay trong sách.
Jason Padgett – qua đêm thành thiên tài
Giờ chúng ta cùng xem xét trường hợp của Jason Padgett, người mà trong những năm đầu tuổi 30, đã bị kẻ cướp tấn công tàn bạo. Chúng đá liên tục vào đầu ông, làm ông bất tỉnh làm ông phải nhập viện. Sáng hôm sau, khi ông được đưa về nhà, một điều rất kỳ lạ đã xảy ra. Khi đang mở nước trong nhà tắm, Jason thốt lên “những dòng kẻ bắn ra ngoài vuông góc với dòng chảy… thật là đẹp khi tôi chỉ đứng xỏ dép lê và chăm chú nhìn.” Khi ông vươn cánh tay ra phía trước, cảnh này giống như “xem phim quay chậm”, như thể mỗi cử động là trong phim quay chậm vậy.
Ông nhanh chóng bị ám ảnh với mỗi hình dạng ông nhìn thấy, từ những cửa sổ hình chữ nhật đến đường cong của một chiếc muỗng. Ông cũng phát triển cảm giác kèm (synesthesia), và những con số tạo nên những hình dạng đầy màu sắc.
Jason bắt đầu hình dung những hình ảnh phức tạp và vẽ chúng ra, những bức vẽ đã được công nhận là đối xứng đồng nhất – những hình dạng rất đẹp với mỗi thành phần đều giống nhau. Trước khi bị tấn công, Jason chẳng thích thú gì với vẽ tranh, chưa từng được học toán hay thậm chí cũng không có một tấm bằng đại học. Ông tự xem mình là một “gã khờ”. Còn bây giờ ông đang bán những bức vẽ với giá chót vót và được mời đến dạy về vẻ đẹp của toán học.
Jay – thần đồng âm nhạc từ khi mới 2 tuổi
Một trường hợp cũng đáng kinh ngạc không kém là thần đồng âm nhạc Jay, một cậu bé tuổi thiếu niên. Treffert tóm tắt câu chuyện của cậu như sau:
“Jay bắt đầu kéo những cây đàn cello nhỏ từ lúc 2 tuổi. Không ai trong bố mẹ em có khuynh hướng âm nhạc, và cũng chưa bao giờ có bất kỳ nhạc cụ nào ở trong nhà, dù là một cây cello. Lúc 3 tuổi, Jay hỏi bố mẹ mua một cây đàn cello. Bố mẹ đã đưa Jay đến một cửa hàng nhạc cụ, và trước sự sững sờ của bố mẹ, Jay đã chọn một cây cello thu nhỏ và bắt đầu chơi. Em chưa bao giờ nhìn thấy một cây đàn cello thật trước đấy.
Sau trải nghiệm đó cậu bé bắt đầu vẽ nốt trên khuông nhạc. Chưa đến 5 tuổi cậu đã sáng tác 5 bản giao hưởng. Đến 15 tuổi cậu viết được 9 bản giao hưởng. Bản giao hưởng thứ 15 dài 190 trang và 1328 dòng, đã được hãng Sony thu âm chuyên nghiệp với Dàn nhạc Giao hưởng Luân Đôn.

“Làm thế nào mà cậu bé “biết”… một cách bản năng những quy tắc âm nhạc khi mà cậu chưa từng được học?”

– Tiến sĩ Darold Trefferd.
“Jay nói rằng âm nhạc tuôn trào trong đầu cậu với tốc độ ánh sáng, thỉnh thoảng vài bản giao hưởng chạy ra đồng thời cùng một lúc. “Tiềm thức dẫn dắt ý thức cháu với tốc độ chóng mặt,” cậu kể với một ký giả.
Các giải thích và giả thuyết
“Thiên tài âm nhạc của Jay đến từ đâu? Làm sao cậu ấy biết về cello, và chơi nhạc khi mới 3 tuổi khi mà chưa từng tiếp xúc? Làm thế nào mà cậu bé “biết”… một cách bản năng những quy tắc âm nhạc khi mà cậu chưa từng được học?
Scott Barry Kaufman, một chuyên gia nghiên cứu về sự sáng tạo của Đại học New York, cho rằng những bác học và thần đồng có thể thực hiện công việc thường ngày một cách vượt trội khi mà không cần ý thức về chúng – để thấu hiểu những quy luật tiềm tàng về từng lĩnh vực khác nhau. Âm nhạc là một ví dụ, nó bao gồm những quy tắc tuần tự có tính cấu trúc cao. Kaufman tin rằng những bác học và thần đồng có một “tố chất bẩm sinh” giúp nhận định và tiếp thu những sự rườm rà này.

“Những bác học và thần đồng có thể thực hiện công việc thường ngày một cách vượt trội khi mà không cần ý thức về chúng.“

Điều này hợp lý từ một vài khía cạnh. Mặt khác, tất cả các nhà bác học và thần đồng đều vẽ lại sự việc nhờ vào trí nhớ siêu phàm. Khởi điểm của các nhà bác học là ở mức độ thấp và có nhận thức trước; còn những thần đồng thì xuất chúng khi dùng trí nhớ làm việc, ví dụ như khả năng kiểm soát những mảng thông tin phức tạp trong đầu trong khi làm việc. Cũng nhìn một sự việc sự vật, nhưng các bác học và thần đồng có khả năng chú tâm đến chi tiết vượt trội.
Có thể cho rằng, những nhà bác học chú ý một cách ít chủ tâm hơn những thần đồng – nhưng nếu sự mê mẩn “chú tâm” vào thông tin làm khơi lại chứng tự kỷ, thì đó không phải chuyện ngẫu nhiên. Khoảng 50% nhà bác học có Hội chứng rối loại phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder); và theo một nghiên cứu gần đây, một nửa số các thần đồng hoặc một người thân của họ có hội chứng này.
Nói về những thần đồng, Kaufman đưa ra giả thuyết rằng họ được sinh ra với cấu trúc gen giúp hiểu thấu về cấu trúc và trật tự sắp xếp. Một vài người giỏi trong âm nhạc, một vài trong nghệ thuật, một vài người trong toán học. Gia đình của họ khuyến khích những xu hướng này, nhờ đó khả năng bẩm sinh và sự nuôi dưỡng hỗ trợ nhau, tạo nên thiên tài và nâng cao qua việc luyện tập.

“Khoảng 50% bác học có Hội chứng rối loại phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder)”

Tuy vậy, tôi vẫn thắc mắc về giải thích này ở khía cạnh sự đột ngột khi chúng xuất hiện – nói cách khác, những người “thông minh đột xuất” xuất hiện những đam mê hay ám ảnh mà dù là do bệnh tật hay chấn thương, cũng đều hoàn toàn xa lạ với họ trước đó.
Lý thuyết của Kaufman cho rằng (ít nhất là theo tôi hiểu) những nhà bác học và thần đồng nằm trong trật tự tự nhiên của sự vật. Bệnh tự kỷ, sự chú tâm phi thường vào chi tiết, trí nhớ kỳ diệu – giải thích của ông ấy hạn cuộc những điều này là “bình thường”. Nhưng tôi thì lại chú ý đến sự lặp đi lặp lại những trường hợp mà họ (hay người mẹ mang thai họ) bị ảnh hưởng bởi chấn thương, tai nạn, hay một nỗi đau lớn.

“Nhưng tôi thì lại chú ý đến sự lặp đi lặp lại những trường hợp mà họ (hay người mẹ mang thai họ) bị ảnh hưởng bởi chấn thương, tai nạn, hay một nỗi đau lớn.”

Và tôi chuyển hướng sang một đề tài mà tôi đã đào sâu tìm hiểu: sự nhạy cảm của giác quan và quá dồi dào cảm xúc. Tôi đã đọc giả thuyết “thế giới mãnh liệt” và những cách thức mà sự nhạy cảm cao độ có thể hình thành trong dạ con. Tuy việc trở nên quá nhạy cảm chắc chắn có thể mang lại một vài ưu điểm, nhưng nó cũng là khó khăn dai dẳng đối với nhiều người. Nó có thể gây xao lãng, thất vọng, mệt mỏi và áp lực to lớn.
Cảm giác của tôi là sự nhạy cảm phi thường đó – và những khả năng huyền bí – thường tạo nên khi điều gì đó bị lệch khỏi quá trình phát triển. Nó không phải là một kết quả tệ, nó chỉ là một kết quả khác thường.
Tôi muốn đề xuất một cách hiểu khác, làm thế nào những biểu hiện tự kỷ, kỹ năng thiên phú, và tài năng phi thường có thể xuất hiện. Điều này không phải để phủ nhận bất cứ cơ chế nào đã được công nhận khi chúng ta tập trung nghiên cứu những đặc điểm này. Mà là, tôi đề xuất đưa vào phương trình một điều yếu tố cực kì cốt yếu: cảm xúc.
Michael-Jawer
Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Quyển sách mới nhất của ông, viết chung với Thạc sĩ, Tiến sĩ Marc Micozzi, là “Your Emotional Type (Trạng thái Cảm xúc của bạn).” Trang web của nó là youremotionaltype.com. Quyển sách trước đó của ông là “The Spiritual Anatomy of Emotion (Giải phẫu Tâm linh của Cảm xúc),” trang web của nó là emotiongateway.com. Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email sau mjawer@emotiongateway.com.
Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).
Lê Anh biên tập

Cậu bé bị mù và tự kỷ trở thành thần đồng âm nhạc


than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
Khi Derek chào đời, không ai tin rằng sau này anh sẽ trở thành một tấm gương cho những khả năng mà bộ não con người có thể đạt được. (Ảnh chụp màn hình/Youtube)

Trên thế giới có rất nhiều thần đồng sở hữu những tài năng đáng kinh ngạc. Derek Paravicini là một trong những người như vậy.
Từ lúc sinh ra, anh đã gặp phải thử thách vô cùng lớn. Sinh non trước 3 tháng, Dereck đã dành chiến thắng trong cuộc chiến giành giật sự sống nhưng lại bị tổn thương não. Việc này khiến cho anh bị mù, không thể học tập và mắc căn bệnh tự kỷ nặng. Bố mẹ của anh rất lo lắng, họ sợ rằng con trai họ không thể có một cuộc sống bình thường bởi vì anh sẽ khó có thể tự mình làm chủ cuộc sống hàng ngày. Khó khăn trong giao tiếp với người khác cũng như trong việc phối hợp hoạt động cơ thể khiến Derek hầu như không thể tự mặc quần áo.

than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
(Ảnh: Youtube)

Và rồi, một sự tình cờ khiến bố mẹ Derek phát hiện ra điều đặc biệt ở con mình: Đây là một thiên tài âm nhạc. Một ngày khi mẹ anh đang đưa anh đến trường, họ nghe thấy một âm thanh vọng lại. Từ xa, những nốt nhạc êm ái của một điệu nhạc vui phát ra từ một chiếc đàn piano trong trường.

than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
(Ảnh: Flickr/Vince Alongi)

Dereck không thể cưỡng lại, anh cảm thấy như có ma lực hấp dẫn mình. Thậm chí mẹ anh nói rằng điều đó chỉ tình cờ xảy đến. Như nam châm hút, cậu bé lúc đó đi đến nơi phát ra âm thanh êm dịu. Cậu đẩy người chơi đàn ra khỏi ghế và điều khó tin đã xảy ra: Derek ngồi xuống và một sự thay đổi nội tâm bên trong cậu. Hành động của cậu hoàn toàn khác biệt, ngôn ngữ cơ thể đầy tự tin và đôi tay thả lỏng.

than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
(Ảnh: Youtube)

Khi những ngón tay lướt trên phím đàn, mọi người đều hiểu điều cậu muốn. Đôi tay cậu như nhảy múa và nốt đầu tiên của một giai điệu nhẹ nhàng vang lên. Không thể tách cậu ra khỏi chiếc đàn và mẹ cậu cuối cùng quyết định cho con trai mình đi học đàn piano. Đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn vì không lâu sau đó Derek đã chứng tỏ được tài năng đặc biệt khác thường.
Người giáo viên quyết định dạy cậu hàng ngày thay vì chỉ một lần một tuần. Một tháng sau, Derek đã hoàn toàn thành thạo. Cậu có một cảm nhận nốt nhạc hoàn hảo và một sự hiểu biết âm nhạc hiếm thấy.

than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
(Ảnh: Flickr/Vince Alongi)

Khi được 7 tuổi, Derek có buổi hòa nhạc đầu tiên và chỉ 2 năm sau cậu thậm chí còn được phép biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng Royal Philharmonic Pops Orchestra. Bạn có thể gọi Dereck là một tài năng, một thần đồng trong lĩnh vực này dù cho anh thường có khó khăn trong giao tiếp xã hội hay trong xử lý nhiệm vụ thường ngày. Anh có thể lặp lại hoàn hảo một bàn nhạc sau khi chỉ nghe nó một lần.

than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
(Ảnh: Youtube)

Nhưng đây không phải là điều duy nhất thú vị về Derek. Hơn thế nữa, anh có thể lặp lại hoàn hảo bản nhạc theo phong cách hay giai điệu khác. Ví như nếu nghe được một bài jazz cổ, anh có thể chơi theo phong cách pop mà không có vấn đề gì. Đây quả là một tài năng đặc biệt. Hiện tại, Derek sản xuất CDs, biểu diễn hòa nhạc đều đặn và bất cứ khi nào anh bước lên sân khấu, giám khảo có thể trải nghiệm được sự “lột xác” này của anh.

than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
(Ảnh: Facebook/derekparavicin)

Derek được xem là một trong những nghệ sĩ piano hay nhất mọi thời đại. Cha của anh rất tự hào về anh. Anh thậm chí nhận được học vị tiến sĩ danh dự cho những thành tựu âm nhạc của mình. Như vậy, Derek là người đầu tiên trên thế giới bị khiếm khuyết được nhận danh hiệu cao quý này.
Khi Derek chào đời, không ai tin rằng sau này anh sẽ trở thành một tấm gương cho những khả năng mà bộ não con người có thể đạt được. Niềm đam mê của anh luôn hiện hữu từ giây phút anh ngồi xuống bên chiếc đàn piano.

than dong am nhac bi sinh non va khuyet tat
(Ảnh: Facebook/derekparavicin)

Đây là một câu chuyện thật hay và thú vị. Bạn có thể xem Derek biểu diễn trực tiếp và trải nghiệm khả năng hiếm thấy của anh trong video dưới đây:
Theo Hefty
Hồng Dương

Những thần đồng nhỏ tuổi làm cải biến thế giới

15/02/2016 2,158 lượt xem

Than dong
Những thần đồng này đều là những người có khả năng rất đặc biệt đến mức mà chúng ta khó có thể tin được. Điểm chung của họ đều là phát triển tài năng từ khi còn rất nhỏ, nhỏ đến mức ngay cả những bạn bè cùng trang lứa có thể còn đang bắt đầu tập nói, tập đi. 
Dưới đây là danh sách 9 thần đồng nhỏ tuổi nhất thế giới nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn thậm chí đã cải biến thế giới của chúng ta.

1. Bậc thầy cờ vua của thế giới – Bobby Fischer (Mỹ)


Thiên tài cờ vua trẻ nhất thế giới Bobby Fischer (Ảnh: internet)

Bobby Fischer là thiên tài cờ vua của thế giới. Ở độ tuổi 14, Bobby Fischer đã trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới. Đồng thời, vào năm sau đó, Bobby được xác nhận trở thành bậc thầy cờ vua trẻ nhất thế giới.

2. “Bác sĩ thần đồng” – Akrit Jaswal (Ấn Độ)

“Bác sĩ thần đồng” Akrit Jaswal (Ảnh: internet)
Dù chưa từng được tiếp cận khóa học nào về y học nhưng ngay từ nhỏ, Akrit Jaswal đã rất nổi tiếng với biệt tài chữa bệnh. Vào năm 7 tuổi, Akrit Jaswal được cả thế giới biết đến nhờ ca phẫu thuật tách ngón tay cho một bé gái 8 tuổi bị thương dính liền tay vì bỏng.

3. Thần đồng âm nhạc – Mozart (Áo)

Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Mozart đã chơi nhạc với những nhạc sĩ lớn khác cho các gia đình hoàng gia thưởng thức. Vào năm 8 tuổi, Mozart đã tự sáng tác một bản nhạc giao hưởng hoàn thiện của riêng mình.

4. Người phát minh ra hệ thống chữ nổi – Louis Braille (Pháp)


Người phát minh ra hệ thống chữ nổi – Louis Braille (Ảnh: internet)

Năm 3 tuổi, Braille mù cả hai mắt vì bị nhiễm trùng sau một tai nạn. Thời điểm đó, những đứa trẻ được học đọc các ký tự in nổi nhưng không thể học viết nên Louis đã tự mình phát minh ra bảng hệ thống chữ nổi, giúp cho người mù trên toàn thế giới có thể viết được. Ông phát minh ra hệ thống chữ này khi mới 15 tuổi. Louis Braille được vinh danh là “Người đem ánh sáng cho thế giới bóng tối”.

5. Thiên tài khoa học và công nghệ – Taylor Ramon Wilson (Mỹ)

Vào năm 10 tuổi, Taylor Ramon Wilson đã tự mình chế tạo ra bom. Năm 14 tuổi, Taylor đã chế tạo ra một lò phản ứng hạt nhân. Tháng 5/2011, cậu giành được giải thưởng Khoa học Kỹ Thuật quốc tế của Intel nhờ sáng chế ra máy phát hiện bức xạ.

6. Thần đồng toán học – Jacob Barnett (Mỹ)

Jacob Barnett là cậu bé bị mắc bệnh tự kỷ nhưng lại là một thần đồng toán học được cả thế giới biết đến. Năm 3 tuổi, Jacob đã gây sốc với người thuyết trình trong một bảo tàng thiên văn học, khi trả lời rõ ràng được nguyên nhân vì sao mặt trăng xoay quanh sao hoả lại có hình dáng như thế. Đây thực sự là một câu hỏi khó và phức tạp! Mới lên 10 tuổi, Jacob đã theo học tại Đại học Indiana-Purdue. Hiện tại, Jacob đang tham gia làm nghiên cứu sinh chuyên ngành vật lý lượng tử.

7. Thiên tài có chỉ số IQ cao nhất lịch sử – Elizabeth Benson (Mỹ)

Năm 8 tuổi, Elizabeth Benson đã giành số điểm cao nhất trong lịch sử các bài kiểm tra trí thông minh. Cô giành được 214+ điểm. Sở dĩ điểm của Elizabeth có dấu (+) là bởi vì trong mỗi câu hỏi cô đều ung dung thoải mái trả lời. Thậm chí Elizabeth còn khiến cho giám khảo không nghĩ ra câu hỏi để hỏi cô nữa.

8. Người được đề cử giải Nobel hòa bình khi mới 12 tuổi – Gregory Smith (Mỹ)

Gregory Smith ngay khi 12 tuổi đã giành được đề cử giải Nobel. Năm 10 tuổi, Gregory đã học đại học và còn sáng lập ra tổ chức “Youth Advocates” đảm bảo quyền lợi cho trẻ em thế giới. Hiện tại mới 25 tuổi, nhưng Gregory Smith đã có ba đề cử cho giải Nobel!

9. Thần đồng nghệ thuật – Winifred Sackville Stoner, Jr (Mỹ).

Lúc 5 tuổi, Winifred Sackville Stoner, Jr đã đem cuốn văn học thiếu nhi có tên “Mother Goose” dịch sang ngôn ngữ quốc tế “Esperanto”. Năm 9 tuổi, Winifred đã đạt điểm số cao khi thi vào trường đại học Stanford.
Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét