Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Trời ơi đất hỡi ! 2

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trước khi bị bắt, Phạm Công Danh giàu cỡ nào?

Vụ Phạm Công Danh là đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Thiệt hại mà ông Danh và đồng phạm gây ra nhiều gấp đôi vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng tín dụng Vietinbank) và đồng phạm được đưa ra xét xử hai năm trước.
Chỉ trong vòng 2 năm, Phạm Công Danh và đồng phạm đã làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng của VNCB. Toàn bộ số tiền bị thất thoát này, Phạm Công Danh dùng để trả nợ cho nhóm cổ đông cũ khi mua lại cổ phần VNCB, trả nợ cho tập đoàn Thiên Thanh và trả tiền chăm sóc khách hàng khi huy động vốn.
Trong quá trình phá án vụ Ngân hàng Xây dựng, Cơ quan điều tra Bộ Công an tạm thời kê biên, tạm giữ tài sản “khủng” của Phạm Công Danh và những đối tượng liên quan.
bị bắt, Phạm Công Danh, giàu có, đại gia, ngân hàng Xây Dựng, đại án, 0 đồng, sáp nhập, mua lại
Theo Cơ quan điều tra, tại thời điểm khám xét bắt giam ông Phạm Công Danh, Cơ quan điều tra thu giữ 217 triệu đồng và 121 nghìn USD mà ông Danh mang theo trong người cùng 500 nghìn USD thu ở khách sạn Sofiel Plaza Hà Nội ( tổng cộng tương đương hơn 12 tỷ VND).
Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ 21 sổ Chứng nhận sở hữu cổ phần tại VNCB và các giấy tờ ủy quyền ký sẵn liên quan tới 84% cổ phần VNCB của Phạm Công Danh. Đáng lưu ý là 84% cổ phần này ông Danh nhờ người thân, quen đứng tên.
Cơ quan điều tra cũng đã kê biên 37 bất động sản, trong đó có 14 bất động sản tại TPHCM, số còn lại tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam và Đà Nẵng. Các tài sản này đang được đảm bảo cho khoản vay 7.100 tỷ đồng (nợ gốc). Theo định giá, ngoại trừ các tài sản tại Đà Nẵng (đất tại 209 Trường Chinh, đất sân vận động Chi Lăng có giá trị hơn 2.000 tỷ) thì các tài sản này lên tới 642 tỷ đồng.
Cũng theo cơ quan điều tra, số dư tài khoản của Phạm Công Danh và các công ty của Phạm Công Danh tại Ngân hàng Á Châu là 3.629 tỷ đồng và số dư còn lại ở VNCB là 1.377 tỷ đồng
Liên quan tới các đối tượng khác trong vụ án, ngày 18/12/2014, bị can Nguyễn Thị Kim Vân (Tổng giám đốc Công ty Hương Việt) đã tự nguyện nộp 52 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra.
Với nhóm bà Trần Ngọc Bích, Cơ quan điều tra cũng thu giữ 124 sổ tiết kiệm, tổng trị giá gần 6.000 tỷ đồng. Hiện các đồ vật, tài sản liên quan này do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quản lý theo quy định của pháp luật và sẽ được định đoạt theo phán quyết của tòa.
(Theo Trí thức trẻ)

Những "mắt xích" quan trọng trong vụ án Phạm Công Danh

Hôm nay 19/7, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh chính thức đưa ra xét xử vụ án Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.100 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Chúng tôi xin điểm lại những những điểm quan trọng của vụ án để độc giả tiện theo dõi.
Rút ra hơn 12.000 tỷ, gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.100 tỷ
Trong vụ án này, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã thực hiện 7 phi vụ rút tiền tổng cộng 12.057 tỷ đồng ra khỏi VNCB và khiến ngân hàng thiệt hại 9.133 tỷ đồng.
Cụ thể, trong việc làm khống hồ sơ nâng cấp hệ thống Corebanking rút ra và làm thiệt hại 62,276 tỷ đồng.
Vụ lập hồ sơ khống thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành, P15, Q.10 Tp.HCM rút ra 201,6 tỷ đồng nhưng đã hoàn trả được 20 tỷ đồng và còn thiệt hại 181,6 tỷ đồng.
Lập hồ sơ khống thuê trụ sở 816 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10 TpHCM rút ra và làm thiệt hại 400 tỷ đồng.
Rút tiền không có chữ ký của chủ tài khoản nhóm Trần Ngọc Bích 5.190 tỷ đồng
Rút 300 tỷ đồng khỏi ngân hàng không có hồ sơ vay (liên quan đến 6 sổ tiết kiệm của 3 cá nhân thuộc nhóm Dr Thanh) làm thiệt hại 300 tỷ.
vụ án, Phạm Công Danh, đại án, sáp nhập, 0 đồng, ngân hàng Xây Dựng, lừa đảo, chiếm đoạt tiền tỷ, chủ tịch ngân hàng
Rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, gây thiệt hại 903 tỷ đồng.
Nâng khống giá trị các tài sản đảm bảo để vay trực tiếp tại VNCB 5.000 tỷ đồng. Khoản tiền này đã tất toán 300 tỷ đồng, có tài sản được định giá có lợi nhất cho bị can trị giá 2.605 tỷ đồng, VNCB thiệt hại 2.096 tỷ đồng.
Làm giả hồ sơ, nâng khống tài sản, chi trả lãi suất vượt trần…
Trong các hành vi rút tiền và gây thất thoát hơn 9.000 tỷ cho VNCB có thể thấy rõ các sai phạm đó là làm giả hồ sơ, nâng khống tài sản, chi trả lãi suất vượt trần.
Trong đó, Phạm Công Danh đã cho làm giả hồ sơ để rút tiền qua việc nâng cấp hệ thống corebanking; nhờ người thân và lập ra các công ty “ma” để gửi tiền của VNCB sang ngân hàng khác rồi rút tiền về.
Liên quan bất động sản, Phạm Công Danh làm khống hồ sơ để thuê trụ sở trong 20 năm nhưng chi trả một lần với số tiền hơn 600 tỷ đồng hay nâng khống giá trị các lô đất tại Đà Nẵng làm tài sản đảm bảo để vay VNCB 5.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong các lời khai liên quan đến việc rút tiền của ngân hàng còn nhắc đi nhắc lại chủ trương chi trả lãi ngoài để hút người gửi tiền của lãnh đạo VNCB. Điển hình như khoản tiền gửi của nhóm bà Trần Ngọc Bích, Danh khai chi trả lãi thêm 2-4%/tháng tùy từng thời điểm và đã chi trả tới 2.500 tỷ đồng lãi ngoài.
20 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng, 16 bị can còn lại là Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty
Theo kết luận điều tra, Phạm Công Danh nắm giữ tới gần 85% vốn của VNCB (sau khi nhận chuyển nhượng từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) và có quyền quyết định đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Trong đại án, ông Danh cũng là người chịu trách nhiệm chính, các bị can còn lại chỉ là người làm thuê cho Danh, là nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh.
Trong 36 bị can thì Phạm Công Danh và Phan Thành Mai là hai người giữ trọng trách cao nhất tại Ngân hàng Xây dựng. Cả thành viên Hội đồng quản trị Mai Hữu Khương và trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Quốc Viễn cũng bị truy tố. Tổng cộng có 20/36 bị can nguyên là cán bộ của Ngân hàng Xây dựng.
Những bị can còn lại đều là sếp của các công ty được lập ra hoặc được dùng để phục vụ lợi ích của Phạm Công Danh. Đáng chú ý, vì là các công ty “ma” nên có người là lái xe, là bảo vệ ở Tập đoàn Thiên Thanh cũng được…bổ nhiệm làm Giám đốc.
"Nhân vật" Trang Phố Núi
Ngoài ra, một nhân vật được nhắc tới nhiều trong đại án này là Phạm Thị Trang (tức Trang Phố Núi). Tuy nhiên, Phạm Thị Trang đã xuất cảnh ra nước ngoài từ 29/7/2014 nên không lấy được lời khai của Phạm Thị Trang mà chỉ có lời khai của Phạm Công Danh, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, cơ quan công an thấy không đủ chứng cứ, căn cứ để xử lý hình sự.
Theo lời khai của các bị can nói trên thì trong vụ rút hơn 63 tỷ đồng do lập hồ sơ nâng khống hệ thống corebanking, Phạm Thị Trang là cố vấn cho Phạm Công Danh. Công ty An Phát của ông Phạm Việt Thép (là nhân viên Ngân hàng Xây dựng chi nhánh Lam Giang, là anh trai của Phạm Thị Trang) lập ra để cho Danh mượn pháp nhân hợp thức hóa việc ký hợp đồng nâng cấp hệ thống corebanking nhằm rút tiền của VNCB.
Còn trong vụ liên quan rút 5.190 tỷ đồng không có chữ ký của nhóm Trần Ngọc Bích, Phạm Thị Trang cũng góp mặt.
Cụ thể, Trang Phố Núi là người mời Trần Ngọc Bích gửi tiền ở TrustBank (tên cũ của VNCB) và Trần Ngọc Bích đồng ý. Khi muốn vay tiền thì Trang thỏa thuận, thống nhất với Trần Ngọc Bích việc cầm cố sổ tiết kiệm, điều chuyển dòng tiền vào các tài khoản do Trang chỉ định và đến hạn trả nợ thì Trần Ngọc Bích thống nhất với Trang chuyển trả tiền vào tài khoản do Bích chỉ định. Trong thời gian này, hai bên đã đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, giải ngân hơn 17.700 tỷ đồng vào tài khoản của Bích tại VNCB, trong đó hơn 16.260 tỷ đồng đã được chuyển lại vào tài khoản của Danh. Các khoản vay của nhóm Bích sau đó đã được tất toán, nhưng đến cuối tháng 8/2013 khoản tiền 5.190 tỷ đồng trong nhóm tài khoản của Bích lại bị rút ra không có chữ ký của chủ tài khoản và chuyển sang tài khoản của Danh.
"Phá nát" ngân hàng
Theo cáo trạng, kể từ khi nhóm của Phạm Công Danh quản trị, điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng này không khả quan mà theo chiều hướng ngày càng thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu có khả năng mất vốn tăng cao và thanh khoản luôn ở mức báo động.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra, ngày 10/7/2012 của NHNN thì tại thời điểm thanh tra, vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm, theo BCTC ngân hàng Xây dựng năm 2012 đã kiểm toán thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.
Theo BCTC năm 2013 đã kiểm toán, ngân hàng ghi nhận lỗ lũy kế 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.293 tỷ đồng. Vào thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu ngân hàng âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.255 tỷ đồng, tổng tài sản là 16.745 tỷ đồng.
(Theo InfoNet)

Phạm Công Danh: Đại án kinh tế lớn nhất từ trước đến nay

Là đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam, 9.000 tỷ đồng, Phạm Công Danh vừa bị TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử.
Đi lên từ ngành vật liệu xây dựng (tiền thân là hãng Gạch bông Hương Sơn tại Quảng Ngãi) nên việc phát triển ngành vật liệu xây dựng rất được Phạm Công Danh quan tâm. Hơn 5 năm trước, tập đoàn Thiên Thanh do Phạm Công Danh làm chủ đã kiến nghị với Bộ Xây dựng cho phép thành lập một ngân hàng chuyên về xây dựng nhưng chưa được chấp thuận.
Đầu năm 2012, trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) do vốn chủ sở hữu bị âm gần 2.855 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 6.062 tỷ đồng, NHNN đã cho phép nhóm cổ đông cũ chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới.
Không bỏ lỡ cơ hội, tháng 5/2013, Tập đoàn Thiên Thanh cùng một số cổ đông tham gia góp vốn và tái cấu trúc Trust Bank. Phạm Công Danh chính thức đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Trustbank. Các cá nhân vốn là trợ thủ đắc lực của ông này cũng có tên trong danh sách ban lãnh đạo Trustbank gồm: Phan Thành Mai giữ chức danh Tổng giám đốc, Mai Hữu Khương (thành viên HĐQT, phụ trách tài chính của Thiên Thanh) giữ chức danh Giám đốc khối kinh doanh.
Còn Trustbank được đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 28.000 tỷ.
Do đang trong giai đoạn tái cấu trúc, ngân hàng này bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát và mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên phải có ý kiến của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước đặt tại đây.
Tuy nhiên, ông Danh đã lợi dụng việc nắm quyền chi phối chỉ đạo Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và các Chi nhánh VNCB thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật gây thiệt hại số tiền 9.000 tỷ đồng.
Đại án 9.000 tỷ đồng: “Gã khổng lồ” chui lọt lỗ kim!
Một ngân hàng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, mọi giao dịch có trị giá từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải xin ý kiến. Vậy, điều gì giúp Phạm Công Danh thực hiện những phi vụ rút tiền ngàn tỷ?
Trang 'phố núi': Biến ẩn dan díu Bùi Tiến Dũng tới Phạm Công Danh
Trang Phố Núi có liên quan đến hai vụ lớn mà Phạm Công Danh gây thất thoát cho VNCB hơn 5500 tỷ đồng.
Chuyện Ngân hàng Xây dựng trước ngày xử án
Tòa án nhân dân TPHCM thông báo dự kiến từ ngày 19-7 đến ngày 18-8-2016 xét xử bị cáo Phạm Công Danh và 35 bị cáo khác.
Tay buôn vật liệu xây dựng thành Chủ tịch ngân hàng VNCB khét tiếng
Sau hàng loạt biến cố, cái tên “Thiên Thanh Group” và ông Phạm Công Danh vốn không có nhiều người biết đến, bỗng dưng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Đại án 9.000 tỷ đồng: ‘Ông trùm’ là ai?
Đây là một trong những đại án gây thiệt hại số tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Phạm Công Danh và những phi vụ rút tiền ngàn tỉ
Lợi dụng việc nắm giữ vị trí cao nhất tại NH Xây dựng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng.
Những "mắt xích" quan trọng trong vụ án Phạm Công Danh
Hôm nay 19/7, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh chính thức đưa ra xét xử vụ án Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.100 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Lúc bị bắt, Phạm Công Danh mang theo hơn 12 tỷ
Quá trình phá án trong vụ Ngân hàng Xây dựng, Cơ quan điều tra Bộ Công an tạm thời kê biên, tạm giữ tài sản “khủng” của Phạm Công Danh và những đối tượng liên quan.
Ngân hàng xây dựng và 'vòng xoáy' Phạm Công Danh
Một nhà đầu tư mới là tập đoàn Thiên Thanh và nhóm đầu tư đã đổ tiền mua 10% cổ phần ngân hàng Xây Dựng nhằm làm “sống dậy” hoạt động của ngân hàng này.
Thêm 16 cán bộ Ngân hàng Xây dựng bị khởi tố
Cơ quan chức năng khởi tố các bị can để điều tra về hành vi “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Phan Thành Mai: Một bước lên hương, nửa đường tù tội
Con đường đến với lĩnh vực kinh doanh buôn bán tiền đã không hề suôn sẻ. Phan Thành Mai là một trong những cái tên trong “vụ án Phạm Công Danh” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
“Những điều cần biết” trước thềm phiên sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh
Dưới bàn tay "ma thuật", Phạm Công Danh đã chỉ đạo các thuộc cấp làm giả, nâng khống hồ sơ để rút tiền, gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng tới 9.000 tỷ đồng
Đại gia Phạm Công Danh: Những phi vụ liều mạng
Chỉ trong một thời gian ngắn, đại gia Phạm Công Danh đã nhanh chóng trở thành thành viên rồi Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNBC). Tại đây, đại gia này đã có những sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Gây hại 9.000 tỷ, đại gia Phạm Công Danh bị truy tố
Cơ quan tố tụng truy tố nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị VNCB và đồng phạm sau khi xác định họ làm trái quy định gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng.
NHNN không bưng bít thông tin về VNCB
“Tham gia vào câu chuyện kinh doanh phải chấp nhận cuộc chơi lời ăn, lỗ chịu. NHNN sẽ chịu trách nhiệm với người gửi tiền, còn người đầu tư, mất vốn là phải chịu”.
Đại gia Phạm Công Danh: Thụt két NH Xây dựng 9 ngàn tỷ
Ông chủ Ngân hàng xây dựng Phạm Công Danh gây thiệt hại cho chính ngân hàng mình trên 9 ngàn tỷ đồng.
Thiên Thanh và sự dang dở của ông Phạm Công Danh
Sau biến cố lớn xảy ra với Tập đoàn Thiên Thanh (Thien Thanh Group) cách đây gần 1 tháng, nhiều dự án lớn của Tập đoàn đang ở trạng thái ngưng trệ.
Ngân hàng Nhà nước mua lại Ngân hàng Xây dựng giá 0 đồng
NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB. Vietcombank tham gia quản trị và điều hành VNCB.
Bắt tạm giam ông Phạm Công Danh, Phan Thành Mai
NHNN thông báo việc khởi tố, bắt tạm giam lãnh đạo tập đoàn Thiên Thanh.
Hỗ trợ toàn diện cho Ngân hàng Xây dựng
 Để giúp Ngân hàng TMCP Xây dựng vượt qua những khó khăn trước mắt, dưới sự chỉ đạo của NHNN, ngày 1/8, Vietcombank và ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Vụ Ngân hàng Xây dựng: Khởi tố thêm 6 người
Nhóm cán bộ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), trong đó có cựu chủ tịch Phạm Công Danh, đã gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng như lập hồ sơ khống để vay của VNCB hơn 5.000 tỉ đồng.
Chuyển đổi mô hình, thay sếp mới ở NH Xây Dựng
Nhà nước mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ban Kinh doanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét