Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới
lần thứ hai, trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã có giam giữ rất
nhiều người Do Thái. Họ bị binh sĩ Đức Quốc Xã tra tấn và sát hại vô
cùng tàn bạo khiến cho số lượng người Do Thái mỗi ngày lại không ngừng
giảm sút.
Tại một trại tập trung nọ, nơi có một bé
gái ngây thơ hoạt bát bị giam giữ cùng với mẹ của em. Một hôm, mẹ của
cô bé và một số phụ nữ khác bị binh sĩ của Đức Quốc Xã đưa đi. Từ đó về
sau không thấy mẹ quay trở lại nữa, nên cô bé đã hỏi những người lớn
rằng mẹ của em đã đi đâu? Họ đều chảy nước mắt và nói với cô bé: “Mẹ của con đã đi tìm cha của con rồi, không lâu nữa sẽ quay trở lại!”
Cô bé tin là như vậy và không hề khóc lóc hay hỏi han mà ngược lại em
hàng ngày đều cất giọng hát rất nhiều bài hát thiếu nhi mà mẹ đã dạy cho
em. Cô bé còn trèo lên cửa sổ nhỏ của nhà tù rồi tìm kiếm xung quanh
với hy vọng nhìn thấy mẹ quay trở về.
Cho đến sáng sớm một ngày nọ, các binh
sĩ của Đức Quốc Xã đã dùng lưỡi lê xua đuổi cô bé và mấy nghìn người Do
Thái ra pháp trường. Trên pháp trường họ đã đào sẵn một cái hố rất sâu
và rất lớn để chôn sống những người Do Thái cùng với nhau.
Những người Do Thái này lần lượt bị binh
sĩ Đức Quốc Xã đẩy xuống hố sâu một cách tàn khốc. Đúng lúc một binh sĩ
đưa tay ra để kéo bé gái xuống hố sâu kia đột nhiên cô bé mở to đôi mắt
xinh đẹp nói: “Chú ơi, cháu xin chú hãy chôn cháu nông nông một chút được không ạ? Nếu không khi mẹ cháu trở về tìm lại không tìm được cháu!”
Tay của binh sĩ này bất chợt khựng lại ở
đó, trên pháp trường lập tức vang lên những tiếng khóc nức nở, tiếp
theo là những tiếng gào thét phẫn nộ…
Mặc dù, cuối cùng không có một ai trong
số họ là thoát khỏi bàn tay tàn độc của Đức Quốc Xã, nhưng lời nói ngây
thơ và hồn nhiên của bé gái kia đã động chạm đến tâm can tất cả mọi
người, khiến họ đã tìm về với sức mạnh và sự tôn nghiêm của bản tính con
người trước cái chết.
Bạo lực thật sự có thể phá hủy và đập
tan được hết tất cả? Câu trả lời là “không!” Đứng trước những bản tính
lương thiện và hồn nhiên thì bạo lực lại khiến những kẻ gây ra bạo lực
nhìn thấy được sự nhỏ bé và ghê tởm của họ. Đám đao phủ này bị run rẩy
trước tấm lòng chất phác ngây thơ hồn nhiên của bé gái và họ cũng nhìn
thấy được kết cục của chính mình.
Adolf Hitler - lãnh tụ của Đức Quốc Xã. (Ảnh: Internet)
“Kẻ hèn nhát hỏi: Có an toàn không? Kẻ cơ hội hỏi: Có khôn khéo không? Kẻ kiêu căng hỏi: Có được tiếng tăm gì không? Nhưng kẻ có lương tâm hỏi: Có là lẽ phải không? Và có khi ta phải chọn một
vị trí không an toàn, không khôn khéo, cũng không được tiếng tăm nào
cả, nhưng ta phải chọn nó, bởi vì đó là lẽ phải.” _Martin Luther King, Jr., 1967_
Diệt chủng người Do Thái là một
trong những thảm họa tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Đến mức
chúng ta không thể hiểu vì sao tội ác kinh hoàng đó có thể tồn tại và vì
sao trong một lúc con người có thể trở nên tàn ác không cách nào lý
giải nổi như thế..
Vì sao tội ác này lại được phép diễn ra ngay giữa thế giới Tây phương văn minh, tiên tiến?
Vì sao người dân Đức lại có thể thờ ơ trước các cuộc thảm sát, bạo hành, và những trại tập trung hủy diệt?
Vì sao hàng xóm thân thiết hay thậm chí bạn bè thâm niên lại dễ dàng “trở mặt” chỉ bởi vì bên cạnh họ là những người Do Thái?
Và vì
sao cả một dân tộc lại chấp nhận bị mất tự do, bị kiểm soát, và bị thị
uy để ủng hộ nhà nước độc tài với niềm tin rằng đây chính là hy vọng và
tương lai của dân tộc?
Năm
1967, tại trường trung học Cubberley Senior High School ở Palo Alto,
California, Mỹ, thầy giáo trẻ Ron Jones đã tiến hành cuộc thực nghiệm
ngay tại lớp học “Lịch sử thế giới đương đại” của mình để tìm lời giải
đáp cho những câu hỏi ấy.
Ý tưởng
bắt đầu từ một bài giảng về Đức Quốc xã, khi thầy Ron nhận được những
câu hỏi tương tự. Và những gì xảy ra sau 1 tuần thực nghiệm khiến thầy
hoàn toàn bất ngờ…
Thầy Ron Jones trong một bài viết trên tập san “The Catamount” của trường Cubberley (Vol 12, No.6, 1967).
“Sức mạnh từ kỷ luật”
Đó là
một ngày tháng 4/1967, thầy Ron bắt đầu bài giảng về “Kỷ luật” – một
trong những đặc trưng của chế độ Đức Quốc xã. Vì sao các vận động viên
cần phải tuân thủ lịch trình luyện tập nghiêm ngặt? Vì sao các nhà khoa
học không bao giờ từ bỏ để tìm ra điều gì đó mới mẻ? Đó là “kỷ luật” –
động lực để thành công!
Để trải
nghiệm sức mạnh của kỷ luật, thầy Ron yêu cầu cả lớp phải thực hiện tư
thế ngồi mới: Lưng ngay, cổ thẳng, mắt nhìn lên bảng. Thầy cũng hướng
dẫn một số trò chơi để luyện tập tư thế ngồi này. Ngay lập tức, tư thế
mới được cả lớp hưởng ứng, bởi ai cũng nhận thấy mình tập trung hơn vào
bài học. Cùng với đó là một số điều luật, như đứng dậy khi phát biểu, và
bắt đầu câu trả lời bằng cụm từ “thưa thầy Jones”,…
“Sức mạnh từ cộng đồng”
Ngày thứ hai của thực nghiệm, thầy Ron giảng về ý nghĩa “cộng đồng”. Khi cả lớp cùng đồng thanh hô khẩu hiệu “Sức mạnh từ kỷ luật! Sức mạnh từ cộng đồng!”, họ cảm nhận được sợi dây gắn kết, rằng mỗi chúng ta là cá thể, là bình đẳng, và là đồng hành bên nhau.
Cũng từ
đây, thầy Ron giới thiệu về phong trào mà thầy đặt tên là “Làn sóng thứ
ba” (Tên gọi này cũng tương tự với “Đế chế thứ ba” của Đức Quốc xã).
Những người đi biển có lẽ cũng biết rằng, trong một chuỗi sóng liên tiếp
thì con sóng thứ ba luôn là lớn nhất và mạnh nhất. Và các thành viên
của “Làn sóng thứ ba” đều có thế tay chào hỏi riêng. Kiểu chào này gây
phấn khích trong các học viên, giúp họ cảm thấy tập thể mình là đặc biệt
và duy nhất.
Các
thành viên của “Làn sóng thứ ba” đều có thế tay chào hỏi riêng. Bức ảnh
này là tấm poster từ bộ phim năm 2010 Lesson Plan – bộ phim kể về phong
trào Làn sóng thứ ba của thầy Ron. (Ảnh: Facebook)
Những
ngày tiếp sau đó, học sinh của lớp đều chào hỏi nhau bằng thế tay “Làn
sóng thứ ba”. Trong các hành lang, tại thư viện, hay giữa phòng tập gym,
người ta đều bắt gặp thế tay độc đáo ấy. Rất nhanh chóng, “Làn sóng thứ
ba” thu hút sự chú ý của toàn trường. Nhiều học sinh bên ngoài cũng ngỏ
ý muốn được tham gia.
“Sức mạnh từ hành động”
Vào ngày
thứ ba, lớp học 30 người đã tăng lên thành 43 học viên (13 học sinh bỏ
lớp để tham gia vào khóa học của thầy Ron). Và thầy Ron lại tiếp tục với
bài giảng về “hành động”. Kỷ luật và cộng đồng sẽ vô nghĩa nếu thiếu
mất hành động. Bài giảng cùng với các trò chơi thực hành trong lớp đã
tạo nên sự phấn khích hiếm thấy. Mỗi học sinh đều tràn trề động lực, cảm
thấy say mê và tuyệt đối trung thành với các lý tưởng của “Làn sóng thứ
ba”.
Cũng từ
đây, các “thẻ thành viên” được ra đời. Mỗi thành viên của “Làn sóng thứ
ba” đều được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ nào đó, như thiết kế banner,
canh gác lớp học, kết nạp thành viên mới, v.v. Cho đến cuối ngày, “Làn
sóng thứ ba” đã có hơn 200 người tham gia. Sức ảnh hưởng của nó gần như
vượt khỏi tầm kiểm soát, và ngạc nhiên hơn nữa, là các học sinh bắt đầu
báo cáo với thầy Ron khi có bất cứ thành viên nào không tuân thủ điều
luật.
“Sức mạnh từ kiêu hãnh”
Cho đến
ngày thứ tư của cuộc thực nghiệm, “Làn sóng thứ ba” đã trở thành một
hiện tượng không chỉ riêng tại trường Cubberley. Nếu nói theo cách của
thầy Jones, thì nó giống như cơn lũ quét qua trường học hay như cú trượt
dài khi người ta bước trên bờ đá trơn. Thầy Ron hồi tưởng lại: “…cho đến ngày thứ ba hoặc thứ tư, có sự bùng nổ rõ ràng của các cảm xúc mà tôi không thể kiểm soát nổi”.
Những gì
xảy ra trong “Làn sóng thứ ba” có thể được ví như chế độ Đức Quốc xã
thu nhỏ. Thầy Ron giống như nhà lãnh tụ độc tài, còn các học sinh trong
lớp không khác những kẻ trung thành quá khích khi chấp nhận từ bỏ cái
tôi cá nhân hay sẵn sàng phản bội bạn bè để phục vụ lý tưởng chung. Mọi
hoạt động của thành viên cũng đều bị kiểm soát và giám sát, và khi có
bất kỳ thái độ bất tuân, người đó sẽ lập tức bị báo cáo lên thầy Ron.
Những
gì xảy ra trong “Làn sóng thứ ba” có thể được ví như chế độ Đức Quốc xã
thu nhỏ… Trong ảnh: Hitler tại một cuộc mít-tinh ở Đức năm 1933. (Ảnh:
Hulton Archive/Getty Images)
Trước
khi tất cả trở nên quá trễ, thầy Ron quyết định kết thúc phong trào “Làn
sóng thứ ba”. Sau bài giảng về “kiêu hãnh”, thầy thông báo cho cả lớp
về một buổi meeting quan trọng vào ngày hôm sau để tuyên bố ứng viên cho
chức chủ tịch của phong trào.
Bài học…
Đó là buổi meeting đáng nhớ đối với cả thầy Ron và tất cả những ai từng có mặt tại hiện trường.
Sau
nhiều phút háo hức và đợi chờ ứng viên chủ tịch xuất hiện trên TV, những
gì họ nhận được chỉ là một màn hình trắng xóa, không tín hiệu. Khi căng
thẳng và hoang mang bắt đầu bao phủ toàn hội trường, máy chiếu phim bất
chợt tái hiện những hình ảnh lịch sử của chế độ độc tài phát xít.
Khi
căng thẳng và hoang mang bắt đầu bao phủ toàn hội trường, máy chiếu
phim bất chợt tái hiện những hình ảnh lịch sử của chế độ độc tài phát
xít. Trong ảnh: Lãnh tụ Hitler của Đức Quốc xã. (Ảnh minh họa)
Cho đến lúc này, thầy Ron mới tiết lộ bài học thật sự từ phong trào “Làn sóng thứ ba”.
“Qua
những trải nghiệm trong tuần vừa qua, tất cả chúng ta đã được nếm trải
cuộc sống và hành động dưới chế độ Đức Quốc xã. Chúng ta học được cảm
giác khi tạo ra một môi trường xã hội đầy luật lệ. Để xây dựng một xã
hội đặc biệt. Cam kết sẽ trung thành với xã hội đó. Thay thế lẽ phải
bằng điều luật. Đúng vậy, đáng lẽ tất cả chúng ta đã trở thành những
người Đức: Khoác lên mình bộ đồng phục; Quay mặt đi khi bạn bè hay láng
giềng của chúng ta bị nguyền rủa và rồi đàn áp; Đóng chặt khóa; Làm việc
trong các nhà máy “phòng thủ”; Đốt cháy ý tưởng”...
“Đúng
vậy, chúng ta biết cảm giác như thế nào khi tìm kiếm một anh hùng. Nắm
bắt các giải pháp nhanh chóng. Cảm thấy mạnh mẽ và kiểm soát được vận
mệnh. Chúng ta biết đến nỗi sợ bị bỏ rơi. Niềm vui khi làm đúng điều gì
đó và rồi được khen thưởng. Để là số 1. Để được đúng đắn. Nói cho cùng,
chúng ta đã thấy và có lẽ đã cảm nhận rằng những hành động đó sẽ dẫn đến
điều gì. Mỗi người trong chúng ta đều chứng kiến điều gì đó qua tuần
vừa rồi. Chúng ta nhận ra rằng phát xít không chỉ là điều người khác đã
làm. Không phải vậy. Nó có mặt ngay tại đây. Trong chính căn phòng này.
Trong những thói quen và cách sống của riêng mỗi chúng ta. Xé toạc bức
rèm và nó sẽ lộ diện. Một điều trong tất cả chúng ta. Chúng ta mang theo
nó như một căn bệnh. Niềm tin rằng con người có phần ác và do đó mà
không thể đối xử tốt với nhau. Niềm tin đòi hỏi cần có một nhà lãnh tụ
mạnh mẽ và kỷ luật để giữ gìn trật tự xã hội. Và vẫn còn một điều nữa.
Đó là lời xin lỗi”.
…
Nhiều
năm sau “Làn sóng thứ ba”, thầy Ron vẫn nhớ lại như một bài học buồn.
Khi trong chúng ta vẫn còn nỗi sợ hãi trước kẻ cầm đầu, và khi niềm tin
rằng chúng ta là đặc biệt, là cao quý hơn những kẻ bị-coi-là “đứng ngoài
lề xã hội”, thì rất có thể, ta sẽ chọn đi theo tội ác. Và nếu “căn bệnh
phát xít” ấy đã xảy ra tại Đức và tại một trường trung học Mỹ, thì rất
có thể, nó sẽ còn tái hiện ở bất cứ nơi đâu.
‘Làn sóng thứ ba’ vẫn hiện diện, không chỉ ở trong quá khứ. Không nói đâu xa, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công
– những người tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn – thì không ít
người thắc mắc rằng, tại sao ĐCSTQ lại đang tâm bức hại những con người
vô tội ấy? Và tại sao nhiều người dân Trung Quốc lại im lặng trước cuộc
bức hại bạo tàn này? Liệu có phải đây cũng là biểu hiện của “căn bệnh
phát xít” thời hiện đại?
Nhưng
lịch sử đã chứng minh rằng, những gì còn lại vẫn sẽ là lẽ phải và chân
lý. Nói theo Martin Luther King thì, khi ta phải chọn cách hành xử không
an toàn, không khôn khéo, cũng không được tiếng tăm lợi lộc nào cả,
nhưng lương tâm vẫn bảo ta chọn nó, thì đó chính là lẽ phải.
Bộ phim năm 1981 “The Wave” dựa trên câu chuyện có thật về phong trào “Làn sóng thứ ba” của thầy Ron Jones:
Hồng Liên
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên)
Cô giáo dùng 2 quả táo dạy học trò một bài học thấm thía cả đời khó quên
Hôm nay tại một trong các lớp học của chúng tôi, tôi cho các em học sinh xem hai quả táo.
Trước khi vào lớp tôi đã nhiều lần làm
rơi một trái táo xuống sàn nhà, các em học sinh không biết điều này. Hai
quả táo bề ngoài đều trông hoàn hảo như nhau.
Tôi chọn
quả táo đã bị rơi và bắt đầu nói với lũ trẻ tôi không thích quả táo này
đến thế nào, tôi nghĩ rằng nó thật kinh tởm, màu của nó thật kinh khủng
và cuống thì ngắn quá. Tôi nói với chúng rằng các em hãy cùng chê bai
quả táo này đi.
Một số
học sinh nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, nhưng cuối cùng tất cả đã
chuyền tay nhau trái táo theo vòng tròn rồi bắt đầu chê: “Bạn là một quả táo có mùi”, “Tôi thậm chí không biết lý do tại sao bạn tồn tại”, “Chắc hẳn bạn có sâu bên trong”, vv..
Chúng tôi thực sự đã làm tan nát quả táo tội nghiệp. Tôi bắt đầu cảm thấy có lỗi với anh chàng bé nhỏ này.
Sau đó chúng tôi chuyền tay vòng tròn quả táo còn lại và bắt đầu nói những lời tốt đẹp với nó: “Bạn là một quả táo đáng yêu”, “Làn da của bạn thật là đẹp”, “bạn mang màu sắc rất đẹp” vv..
Sau đó
tôi giơ cả hai quả táo lên, và một lần nữa nói về những điểm tương đồng
và khác biệt giữa chúng. Không có gì thay đổi, cả hai quả táo trông vẫn
giống nhau. Sau đó tôi cắt táo. Quả táo được nghe những lời tử tế thì
bên trong rất sáng, tươi và ngon ngọt. Còn quả táo chịu những lời không
tốt thì bị thâm và dập nát bên trong.
Những gì
nhìn thấy bên trong quả táo đó, những vết thâm tím, dập nát, tổn thương
là những gì đang xảy ra bên trong mỗi người chúng ta khi bị ngược đãi
bằng lời nói hay hành động tồi tệ. Khi ai đó đang bị đối xử tệ bạc, đặc
biệt là trẻ em, chúng cảm thấy thật khủng khiếp nhưng đôi khi không thể
hiện ra hoặc không nói cho người khác cảm xúc trong lòng.
Các em học sinh đã hiểu ra thông điệp mà tôi muốn nhắn gửi cho chúng. Chúng cảm thấy xúc động thật sự.
Lời nói
không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nó mạnh mẽ tới mức
có thể làm tan băng giá nhưng cũng có thể làm tan nát một trái tim. Vì
vậy, hãy cẩn thận với lời nói của mình bạn nhé!
Nhi Nhi
Huyền thoại Janusz Korczak hay câu chuyện về 1 vĩ nhân
Janusz Korczak và các em nhỏ trong cô nhi viện (Ảnh: documentarytube.com)
“Cuộc đời các vĩ nhân cũng giống như huyền thoại – trắc trở nhưng cao đẹp” – Janusz Korczak.
Đã có
hàng chục cuốn sách và hàng trăm bài viết kể về “huyền thoại” Janusz
Korczak. Thế nhưng, nếu phải tóm gọn trong đôi lời ngắn ngủi thì có lẽ
đây là câu nói súc tích và đầy đủ nhất. Mặc dù chưa bao giờ tự nhận mình
là vĩ nhân, nhưng những gì ông cống hiến và để lại cho đời đã đủ để nói lên tất cả.
Janusz
Korczak (1878*-1942) tên thật là Henryk Goldszmit, sinh ra trong một gia
đình gốc Do Thái ở thành phố Warsaw, Ba Lan. Trong những năm Janusz còn
sống, người Do Thái thường bị xã hội phân biệt và coi khinh. Janusz
từng kể lại trong nhật ký rằng, người bạn thơ ấu của ông là một con chim
yến. Khi chim yến ‘qua đời’, cậu bé Henryk đã đào mộ chôn nó và định
đặt lên đó cây Thánh giá. “Cháu không được làm vậy! Đó chỉ là con chim, không thể sánh với con người được” người quản giáo nói. Khi nước mắt đẫm ướt hai mắt Henryk, bà lại nói: “Khóc vì một con chim là tội lỗi”.
Đáng buồn hơn, cậu con trai của người phụ nữ ấy châm chọc thêm rằng,
chim yến là Do Thái cũng giống như Henryk, và là người Do Thái, Henryk
sẽ không được lên Thiên Đường mà phải đến nơi toàn là bóng tối…
Ngay từ
khi còn trẻ, Janusz Korczak đã cống hiến cuộc đời mình cho những trẻ em
nghèo. Ông lựa chọn học ngành y, khoa nhi; viết những tác phẩm về trẻ em
và dành cho trẻ em; thậm chí chương trình phát thanh của ông cũng là vì
trẻ em. Khi được hỏi vì sao ông không kết hôn, Janusz nói ông không
muốn có con, bởi sẽ không phải một vài, mà là hàng trăm trẻ nhỏ cần được
ông chăm sóc.
Janusz Korczak và các em nhỏ trong cô nhi viện (Ảnh: documentarytube.com)
Khoảng
năm 1911, Janusz Korczak quản lý cô nhi viện Dom Sierot trên phố
Krochmalna (ngày nay là phố Jaktorowska) ở Warsaw. Nếu như có thiên
đường dành cho trẻ mồ côi thì có lẽ Dom Sierot chính là một nơi như vậy.
Cô nhi viện được tổ chức dựa trên quan điểm tiến bộ của Janusz rằng,
trẻ em cần được đối xử bằng sự tôn trọng và công bằng.
Trẻ
em “là một cái bình quý, mà cuộc sống ban cho ta để giữ gìn và nuôi
dưỡng ngọn lửa sáng tạo. Đó là tình yêu được chắp cánh của bố mẹ, những
người sẽ nuôi dưỡng không phải con “tôi”, con “chúng ta” mà là một tâm
hồn được trao cho ta để gìn giữ.”
_Janusz Korczak
Không
phân biệt Do Thái hay Công giáo, tất cả các cô nhi tại Dom Sierot đều
được nuôi nấng, chăm sóc, và dạy bảo bằng tình yêu thương. Trẻ em có
quyền lên tiếng nói vì công lý và vì quyền lợi của chính mình. Tại đây,
các em có hội đồng và tòa án riêng (thành viên hội đồng và ban thẩm phán
đều là trẻ em); các phiên tòa xét xử được chính các em tổ chức mỗi
tuần, và bất cứ ai, ngay cả Janusz, cũng đều phải tôn trọng quyết định
của chủ tọa phiên tòa.
1939-1940,
khi Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan và dồn người Do Thái về khu cách ly
Warsaw Ghetto, Janusz vẫn quyết không rời bỏ những đứa con của mình –
mặc dù bạn bè đã chuẩn bị sẵn sàng nơi trú ẩn an toàn cho ông. “Anh
sẽ không bỏ rơi con mình khi nó ốm đau, gặp nạn, hay trong nguy hiểm,
phải không? Vậy làm sao tôi có thể rời bỏ 200 đứa trẻ bây giờ?” Janusz nói.
Ai cũng
biết cuộc sống trong Ghetto là địa ngục trần gian. Đó là nơi tù túng, bị
ngăn cách với bên ngoài, cùng với cái đói và bệnh tật rình rập khắp
nơi. Người Do Thái không chỉ chết vì đói, vì sốt rét hay bệnh lao, mà
còn vì bị lính Đức đánh đập.
Mỗi buổi
sáng, người ta lại thấy Janusz Korczak – vốn được mọi người kính trọng
gọi bằng cái tên “giáo sư già” – vác bao tải trên lưng để đi xin từng
chút thức ăn cho lũ trẻ của mình. Trại cô nhi vẫn bình yên ngay giữa hỗn
loạn và khó khăn của thành phố; vẫn có những vở kịch của trẻ em được
diễn, vẫn có những hoạt động sinh hoạt và vui chơi được tổ chức, và vẫn
có những bài học được giảng dạy mỗi ngày. Janusz đã làm tất cả để tạo
cho các em một môi trường yên bình ngay giữa thảm cảnh bi thương của
chiến tranh.
Janusz Korczak và các em nhỏ trong cô nhi viện ở Warsaw, Ba Lan (Ảnh:eilatgordinlevitan.com)
Và cũng
trong thời gian này, không ít bạn bè và học trò cũ của Janusz tìm cách
giúp ông thoát khỏi Ghetto – nhưng Janusz luôn khước từ. Đối mặt với ốm
đau và cái đói, ông vẫn kiên cường bảo vệ lũ trẻ cho đến lúc cuối đời.
Vào
6/8/1942, trong giai đoạn đầu của cuộc thanh trừ người Do Thái ở Warsaw
Ghetto, quân Đức bắt buộc cô nhi viện của Janusz phải lên chuyến tàu
“tái định cư ở phía Đông” – cách gọi ám chỉ về trại tập trung hủy diệt
Treblinka. Janusz bảo các em hãy mặc những bộ đồ đẹp nhất, mỗi em cầm
theo một đồ chơi hay cuốn sách yêu thích nhất để trở về vùng nông thôn,
nơi có hoa, có bướm, có những cánh đồng cỏ xanh bát ngát. Đây cũng là
lần duy nhất trong suốt cuộc đời mình ông nói dối trẻ em…
Nghệ sĩ dương cầm Wladyslaw Szpilman ghi lại cảnh tượng đó trong cuốn hồi ký “The Pianist” của ông như sau:
Sáng
hôm ấy đã có lệnh trại mồ côi Do Thái do Janusz Korczak quản lý phải
tản cư. Bọn trẻ phải được đưa đi riêng. Ông có dịp thoát thân, và điều
khó khăn duy nhất khi ông thuyết phục bọn Đức cùng đưa ông đi. Ông đã
dành nhiều năm trời sống cùng với bọn trẻ, và trong chuyến đi cuối cùng
này, ông không nỡ để các em đi một mình. Ông muốn làm nhẹ mọi việc cho
chúng. Ông bảo với bọn trẻ là chúng sắp được về vùng nông thôn cho nên
chúng rất vui. Ít ra chúng cũng có thể đổi các bức tường kinh khủng của
thành phố ngột ngạt, lấy những cánh đồng đầy hoa, có những dòng suối
chúng có thể tắm, những khu rừng đầy dâu dại và nấm. Ông dặn chúng mặc
bộ quần áo đẹp nhất, vì thế khi bọn trẻ ra sân, xếp hàng đôi, ăn mặc
sạch sẽ và tâm trạng vui sướng.
Một
đội hình hàng dọc nhỏ, dẫn đầu là một viên SS yêu trẻ như người Đức vẫn
thế, dù là những đứa hắn sắp thấy trên đường vào thế giới mới. Hắn
khoái một cậu bé mười hai tuổi, một tay chơi vĩ cầm, cặp cây đàn dưới
cánh tay. Tên SS bảo em đi lên đầu đoàn diễu hành trẻ em và chơi đàn,
thế là các em lên đường.
Lúc
tôi gặp cả đoàn trên phố Gesia, các em đang mỉm cười và hát đồng thanh.
Cậu bé chơi vĩ cầm và Korczak dắt hai đứa bé nhất, ông đang kể cho
chúng nghe một chuyện vui gì đó, mặt chúng rất rạng rỡ.
Tôi
chắc rằng trong buồng hơi ngạt, lúc khí Cyclon B bóp nghẹt các cổ họng
của trẻ thơ, và nỗi sợ hãi bất chợt thay cho niềm hy vọng lan vào trái
tim của trẻ mồ côi, nhà thông thái già ắt phải thì thầm, ráng sức lần
cuối cùng: “Ổn cả thôi mà, các cháu, tất cả rồi sẽ ổn thôi mà”, để ít ra
ông có thể dành trách nhiệm nhỏ bé của mình cho những đứa trẻ sợ hãi
đang chuyển từ cuộc sống sang cái chết.
(Trích chương 8, “The Pianist”)
Đài tưởng niệm Janusz Korczak (Ảnh: Pixabay)
Có một
câu chuyện kể rằng, khi đoàn cô nhi của Janusz đến điểm dừng chân
Umschlagplatz, ngay trước khi tới trại Treblinka, một viên sĩ quan SS
nhận ra Janusz Korczak chính là tác giả cuốn sách mà hắn ta yêu thích
khi còn là đứa trẻ. Viên sĩ quan đến hỏi ông:
– Có phải ông đã viết quyển “Ông vua Matiush đệ nhất” không? Tôi đã đọc từ bé, quyển sách rất hay. Ông được tự do! – Thế còn các cháu? – Trẻ em sẽ phải đi! – Thế thì anh nhầm! Không phải tất cả mọi người đều khốn nạn…
Sau đó
vài ngày, tại trại tập trung Treblinka, Janusz Korczak cùng với những
đứa con của mình, gần 200 đứa bé và những người giúp việc, bảo mẫu… đã
đi vào lò hơi ngạt. Trên đường đi ông dắt tay hai em bé nhỏ nhất và kể
cho chúng câu chuyện cổ tích còn dang dở, để chúng không để ý đến nỗi sợ
xung quanh. Cảnh sát Ba Lan đứng thành hàng, giơ tay chào, còn lính Đức
thắc mắc hỏi người đàn ông này là ai, trong số họ nhiều kẻ không cầm
được nước mắt…
Có
duy nhất một tảng đá mang tên người, và đó là: Janusz Korczak (Henryk
Goldszmit) và những đứa trẻ (Ảnh: ד”ר אבישי טייכר, Wikipedia)
Tại đài
tưởng niệm 840.000 người Do Thái ở Treblinka có nhiều tảng đá lớn. Những
tảng đá thay cho tấm bia mộ ấy không khắc gì ngoài địa danh thành phố
hoặc tên quốc gia của các nạn nhân. Nhưng có duy nhất một tảng đá mang
tên người, và đó là: “Janusz Korczak (Henryk Goldszmit) và những đứa trẻ”.
Hồng Liên
Trước khi chết cha nói với con cả giàu có: ‘không cần đi tìm em’, lý do là…
Một gia đình có 2 người con, khi 2 anh em này lớn lên, ông bố đã gọi 2 con lại và nói: “Các
con đều đã lớn rồi, nên ra ngoài làm gì đó. Trong những dãy núi đằng
kia có những viên ngọc được mệnh danh là ‘tuyệt thế mỹ ngọc’. Các con
hãy đi tìm chúng, tìm không được thì đừng có về nhà.”
Nghe lời cha, hai anh em ngày hôm sau đã đi vào núi để tìm ngọc quý.
Người
anh là một người rất coi trọng thực tế, đôi khi tìm ra những viên ngọc
không được lành lặn, hoặc những viên ngọc có mầu sắc bình thường, thậm
chí là những viên đá có chút đặc biệt, anh đều cất vào trong túi.
Sau vài
năm, đến thời gian và địa điểm mà 2 anh em đã hẹn nhau từ trước. Khi đó
túi của người anh đã được chất đầy các loại ngọc, mặc dù người anh không
tìm được viên ngọc theo yêu cầu của cha. Nhưng chúng rất đa dạng và đẹp
mắt, anh nghĩ rằng những thứ này chắc chắn sẽ khiến cho bố được hài
lòng.
Sau đó người em đã đến chỗ mà 2 anh em hẹn từ trước, nhưng với 2 bàn tay trắng.
Người em nói: “Những
thứ mà anh tìm được không phải là ‘tuyệt thế mỹ ngọc’, mà chỉ là những
viên ngọc thông thường, mang những thứ này về bố sẽ không hài lòng đâu.
Em không về nhà đâu, vì em vẫn chưa tìm được loại ngọc mà bố yêu cầu, em
sẽ tiếp tục đi tìm.”
Người anh mang số ngọc đã tìm được về, bố anh nói,
“Con có thể mở một tiệm bán ngọc, chỉ cần gia công qua một chút chúng
đều sẽ trở thành những đồ quý hiếm, những thứ đó cũng đủ để cho con trở
nên giàu có.”
Chỉ vài
năm sau, tiệm bán ngọc của người anh đã trở nên rất nổi tiếng. Trong số
ngọc anh tìm được có một viên sau khi được gia công đã trở thành một
viên ngọc vô cùng quý hiếm.
Viên
ngọc đó đã được nhà vua chọn làm ngọc tỷ của hoàng đế, đây là vật tượng
trưng cho quyền lực tối thượng của chính bản thân hoàng đế, và được lưu
truyền qua các triều đại. Cũng bởi lý do này mà người anh đã trở nên vô
cùng giàu có.
Sau khi người anh về đã kể cho bố nghe sự tình của người em.
Ông bố sau khi nghe xong đã nói: “Em
của con sẽ không quay lại nữa đâu, nếu may mắn, thì có thể tỉnh ngộ ra,
hiểu được rằng sự hoàn mỹ không bao giờ tồn tại. Còn nếu như nó không
thể tỉnh ngộ, thì có thể sẽ phải trả giá bằng cả cuộc đời này.”
Rất
nhiều năm sau đó, ông bố bị mắc bệnh nặng, trong khi nằm trên giường,
người anh đã đến bên bố và nói sẽ cho người đi tìm người em về.
Nhưng ông bố đã không đồng ý: “Không
phải đi tìm, nếu như trải qua thời gian lâu như thế, mà không thể tỉnh
ngộ, vậy thì về nhà cũng có làm được gì không? Trên thế gian này không
có viên ngọc nào hoàn mỹ, cũng không có người nào hoàn thiện, không có
điều gì là tuyệt đối, người nào mà lãng phí một đời đi theo đuổi những
thứ này thì quá là ngốc nghếch.”
Cuộc
sống chính là như thế, đối đãi với người khác, theo đuổi sự vật hay sự
việc nào đó, chúng ta đều không thể làm một cách hoàn mỹ. Cuộc sống vốn
là không hoàn mỹ, vậy tại sao chúng ta phải sống mệt mỏi theo đuổi để
làm gì?
Cuộc sống này ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn trắc trở, và bạn cũng không phải là ngoại lệ.
Tụ họp rồi lại ly tan, không ai có thể mãi mãi ở bên bạn.
Hi vọng càng nhiều thì, thất vọng cũng càng nhiều.
Mong muốn được nhiều, thì gánh nặng sẽ càng nhiều.
Có những sự tình không thể cưỡng cầu, vậy thì cũng đừng cố níu kéo.
Có những sự tình chúng ta không thể làm khác được, vậy thì hãy mỉm cười mà bỏ qua.
Trong
cuộc sống nếu như chúng ta học được cách chấp nhận thực tế, và vui với
những gì mình đang có thì bạn quả là một người man mắn. Tất cả buồn vui,
bất hạnh và bệnh tật đều hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần của chúng
ta. Hãy thay đổi để có cách nhìn tích cực hơn, không oán trách và giữ
vững trái tim thiện lương thì cuộc sống chắc chắn sẽ luôn mỉm cười với
chúng ta.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét