Trên cánh cửa dẫn vào nhà thờ
Baptistery ở Florence, Ý của họa sĩ thời kỳ Phục Hưng Lorenzo Ghiberti,
có một tấm pano minh họa cuộc đời của Noah sau khi ông trở lại đất liền.
Điều kỳ lạ là, con tàu ông dùng có hình dạng của một kim tự tháp. (Ảnh:
Internet)
Theo một phần nội dung
mới được số hóa của Cuộn Sách Biển Chết, con tàu Noah khác biệt với quan
điểm được nhìn nhận hiện nay. Tư liệu 2.000 năm tuổi này có thể là bằng
chứng cho thấy con tàu này có hình dạng của một kim tự tháp.
Hơn 50
năm về trước, một chàng trai chăn cừu người Bedouin (Ả rập) đã ngẫu hứng
ném một hòn đá vào một hang động và điều này đã vô tình dẫn tới phát
hiện khảo cổ lớn nhất của thế kỷ 20. Chàng trai người Bedouin này đã
nghe thấy tiếng động vọng lại khi hòn đá đập vỡ một chậu đất nung. Sau
khi khám xét, cậu đã phát hiện được tư liệu đầu tiên của Cuộn Sách Biển
Chết (Dead Sea Scrolls). Khi tất cả các cuộn sách (cuộn giấy da) được
sắp xếp và phân loại, người ta ước tính có khoảng 800 bản thảo. Khoảng
¼, hay hơn 200 bản thảo, là bản chép tay các phần trong Kinh thánh
Hebrew.
Hai
cuộn sách từ các Cuộn Sách Biển Chết tại hiện trường nơi phát hiện
trong quần thể hang động Qumran, trước khi được các nhà khảo cổ học tách
rời để mang đi nghiên cứu. (Ảnh: Wikipedia)
Hiện
nay, sau gần 5 năm, một phòng thí nghiệm được thiết lập bởi Cơ quan Khảo
cổ Israel (Israel Antiquities Authority) như một phần trong dự án Phòng
thí nghiệm Số hóa các Cuộn sách Biển Chết Leon Levy (Leon Levy Dead Sea
Scrolls Digital Library project), đã chụp quét hàng chục nghìn đoạn nội
dung trong những cuộn sách bằng một camera đặc dụng.
Mỗi đoạn
nội dung đã được chụp hình 28 lần với độ phân giải cao sử dụng các
chiều dài bước sóng ánh sáng khác nhau. Công nghệ cao cấp này cho phép
các nhà nghiên cứu đọc các từ và ký tự không thể đọc được trước đây. Một
số đoạn nội dung mới được số hóa này đã cung cấp những cái nhìn mới mẻ
cho các sự tích nổi tiếng trong Kinh Thánh.
Đoạn nội dung đề cập đến Ngày Phán Xét cuối cùng, trước khi được chụp quét. (Ảnh: Cơ quan Khảo cổ Israel)Đoạn nội dung đề cập đến Ngày Phán Xét cuối cùng, sau khi được chụp quét. (Ảnh: Cơ quan Khảo cổ Israel)
Giải mã các đoạn nội dung mới
Theo trang nhật báo Haaretz
của Israel, sự hiểu biết mới nhất về các đoạn nội dung đã thay đổi vốn
hiểu biết trước đây của chúng ta về con tàu Noah. Trước đây, cái từ theo
sau cụm từ “chiều cao của con tàu” bị lu mờ, không thể nhìn rõ dù đã
được quan sát qua các bức ảnh chụp có độ phân giải cao. Tuy nhiên, kết
quả chụp quét mới nhất cho thấy cụm từ chính xác phải là ne’esefet, có nghĩa là “tụ lại”.
Theo nhà
nghiên cứu TS Alexey Yuditsky, cụm từ này ám chỉ rằng các khung sườn
của con tàu Noah đã tụ lại tại chóp đỉnh, tạo nên một hình kim tự tháp.
TS Yuditsky cho rằng Septuagint, một bản dịch tiếng Hy Lạp của Kinh
Thánh từ thế kỷ 3 TCN, đã sử dụng một động từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa
tương đồng để miêu tả con tàu Noah. Ngoài ra, các tác giả thời Trung Cổ
như Maimonides cũng từng nói rằng con tàu Noah có phần mái nhọn.
Các cụm
từ mới được giải mã trên các cuộn giấy da cổ đã nằm ẩn giấu trong hàng
thế kỷ, nhưng hiện đã chịu hé lộ câu trả lời cho rất nhiều ẩn đố thâm
niên, cùng lúc đưa ra nhiều ẩn đố mới. Trước đây, sự tích về con tàu
Noah chủ yếu được biết đến nhờ Sách Sáng Thế. Tuy nhiên, các Cuộn Sách
Biển Chết được phát hiện trong hang động Qumran ở sa mạc Judean đã góp
phần làm sáng tỏ thêm sự tích này.
Hang động số 4 ở sa mạc Judean, nơi 90% các Cuộn Sách Biển Chết đã được phát hiện. (Ảnh: Wikipedia)
Con tàu Noah – không chỉ đơn thuần là một câu chuyện trong Kinh Thánh
Câu chuyện về con tàu Noah trong Kinh Thánh đã hấp dẫn hàng triệu người trong nhiều năm. (Ảnh: Getty Images)
Các Cuộn
Sách Biển Chết chứa thông tin về rất nhiều chủ đề hấp dẫn và gây tranh
cãi trong lịch sử, và câu chuyện về Noah và trận Đại Hồng Thủy chỉ là
một trong số đó. Christos Djonis, tác giả khách mời trên trang Ancient
Origins, đã giải thích như sau trong một loạt bài viết gồm hai phần với
tựa đề “Bằng chứng về trận Đại hồng thủy: Sự thật hay chỉ là truyền
thuyết?” (phần 1 và phần 2), rằng câu chuyện về con tàu Noah không chỉ là một sự tích trong Kinh Thánh:
“Câu
chuyện về một “Trận Đại hồng thủy” được Chúa (hay các vị Thần theo các
tư liệu cổ xưa hơn) gửi tới nhằm hủy diệt nhân loại tội lỗi là một sự
kiện phổ biến góp mặt trong rất nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng trên
khắp thế giới, và trải dài tới tận giai đoạn lịch sử đầu tiên từng được
ghi nhận.
Từ Ấn Độ
cho đến Hy Lạp cổ đại, vùng Lưỡng Hà và ngay cả trong các cộng đồng thổ
dân bản địa Bắc Mỹ, không hề thiếu những câu chuyện mà thoạt nghe rất
tương đồng với nhau. Một số trong những câu chuyện này thật sự giống
nhau đến nỗi một người có thể thốt lên rằng phải chăng tất cả các nền
văn minh trên địa cầu đều đã từng trải qua một sự kiện tương tự (…)
Chỉ sau
giai đoạn 7.000 TCN khi mực nước biển bắt đầu ổn định trở lại, thì đời
sống của con người mới một lần nữa trở về đúng quỹ đạo. Các vùng đất gần
biển không còn phải bị bỏ hoang để di tản đến các vùng đất cao hơn, ít
nhất là ở hầu hết các khu vực, và trong khoảng từ 6000 TCN đến 5000 TCN,
một lần nữa, chúng ta bắt đầu nhìn thấy các dấu hiệu của hoạt động con
người gần khu vực biển.
Liệu đây
chỉ đơn thuần là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi lịch sử “được ghi
nhận” đã bắt đầu vào khoảng thời gian này? Liệu có đúng khi nói rằng
những con người thời kỳ đầu vẫn còn quá nguyên thủy để có thể để lại
đằng sau các dấu tích về sự tồn tại của họ, hay những trang đầu tiên của
lịch sử đã bị “cuốn trôi” bởi Trận Đại hồng thủy từ Kỷ Băng Hà gần đây
nhất? Sau cùng, dường như ngay khi các hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt
thoái lui, sẽ không mất nhiều thời gian để nhân loại có thể tự khôi phục
lại một lần mới”.
Các
tấm pano trên cánh cửa dẫn vào nhà thờ Baptistery ở Florence, Ý của họa
sĩ thời kỳ Phục Hưng Lorenzo Ghiberti, minh họa các cảnh tượng trong
Kinh Cựu Ước. Một trong những tấm pano minh họa cuộc đời của Noah, đặc
biệt là trong giai đoạn sau trận Đại Hồng Thủy, khi Noah trở lại đất
liền với sự trợ giúp của Chúa. Điều kỳ lạ là, con tàu ông dùng có hình
dạng của một kim tự tháp, từ đó củng cố thêm cho luận điểm mới này.
Chi
tiết tấm pano minh họa cuộc đời của Noah sau khi ông trở lại đất liền.
Điều kỳ lạ là, con tàu ông dùng có hình dạng của một kim tự tháp, từ đó
củng cố thêm cho luận điểm mới này. (Ảnh: Internet)Tác giả: Natalia Klimczak, Ancient Origins. Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây. Quý Khải biên dịch
Những nhân vật lịch sử đằng sau các quân bài ‘J, Q, K’ trong bộ tú lơ khơ
Ai trong chúng ta hẳn cũng từng
cầm đến bộ tú lơ khơ (hay còn gọi là bộ bài tây), nhưng những ý nghĩa
đằng sau các con số, và những nhân vật lịch sử đại diện cho các quân “J,
Q, K” thì chắc hẳn ít ai biết.
52 lá bài trong bộ bộ tú lơ khơ (hay còn
gọi là bộ bài tây) là tương ứng với 52 tuần trong một năm. 4 loại
chất: cơ (hình trái tim), rô (hình thoi), chuồn hay tép (hình lá cánh
chuồn) và bích (hình ngọn giáo) là tượng trưng cho 4 mùa trong năm.
Mỗi một loại chất có 13 quân bài (từ 2
đến át) là vì mỗi mùa có 13 tuần. Một ngày có ban ngày và ban đêm nên
quân bài cũng có hai màu sắc đen và đỏ. “J, Q, K” bao gồm 12 quân bài
tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
Ngoài 52 quân bài ra thì còn có hai quân
Phăng-teo (hay còn gọi là Joker). Hai quân Joker này tượng trưng cho
mặt trời (ban ngày) và mặt trăng (ban đêm). Nếu coi mỗi quân Joker này
là 1 điểm, “J” là 11, “Q” là 12 và “K” là 13 thì 53 lá bài có tổng là
365 điểm, tượng trưng cho 365 ngày trong năm. Nếu như cộng 54 lá bài lại
sẽ có tổng là 366 thể hiện năm có nhuận.
Cũng có một giả thuyết khác, đó là coi
mỗi Joker là 0.5 điểm thì tổng 54 lá bài sẽ là 365 điểm tương ứng với
365 ngày. Nhưng điều quan trọng nhất chính là “J, Q, K” trong bộ bài
tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử và những câu chuyện về họ. Hãy cùng
tìm hiểu nhé!
Những nhân vật lịch sử đằng sau các quân bài ‘J, Q, K’ trong bộ tú lơ khơ
Quân K chuồn (tép) trong bộ bài tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Quân bài K tép là Alexander Đại đế. Alexander Đại đế
(Alexander the Great hoặc Kyng Alisaunder, 356 – 323 trước Công
nguyên) là quốc vương thứ 14 của nhà Argea ở Vương quốc Macedonia là con
của Vua Philip II. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị, là người có
mưu toan thống trị thế giới.
Quân bài K rô trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Quân bài K rô là Gaius Julius Caesar
(100 TCN — 44 TCN) một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một
trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông
xuất thân trong gia đình quý tộc, từng đảm nhận chức quan về tài vụ,
thầy tế lễ, thẩm phán, quan hành chính, quan giám sát…
Năm 49 TCN, ông đã lãnh đạo quân đội
đánh chiếm Rome, đánh bại Pompeii và thiết lập quyền lực trong một chế
độ độc tài. Năm 44 TCN Caesar bị sát hại. Hình ảnh Caesar trên đồng tiền
xu của đế quốc La Mã là ảnh nghiêng và trong 4 quân K chỉ có K rô là
mặt nghiêng, trong tay cầm chiếc rìu.
Quân bài K cơ trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Quân bài K cơ là vua Charlemagne.
Charlemagne Charles Đại đế (742—814AD) là vua của người Frank (768 –
814), về sau ông lên ngôi Hoàng đế La Mã. Trong suốt 14 năm trị vì, ông
đã phát động hơn 50 cuộc chinh phạt, khống chế đơn hơn một nửa lãnh thổ
châu Âu. Trên bảng khắc hình tượng Charlemagne đầu tiên bằng gỗ, người
đục đã vô tình làm chiếc đục sượt qua môi trên khiến bộ ria của ông bị
mất đi. Trên quân K cơ vị vua duy nhất không có ria chính là phỏng theo
hình tượng của vua Charlemagne.
Quân bài K bích trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Quân bài K bích là vua David. Vua David
(1040 TCN – 970) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất.
Ông giỏi về diễn tấu đàn hạc, và đã viết rất nhiều bài thánh ca trong
thánh kinh nên trong các hình vẽ về ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài
ra trong một thuyết pháp khác có nói vua David yêu thích hí kịch vì vậy
trang phục mà ông mặc là trang phục diễn kịch.
Quân Q chuồn (tép) trong bộ bài tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Q nhép là hoàng hậu Argine. Liên quan
đến Q nhép là câu chuyện chiến tranh của giới quý tộc ở nước Anh.
Hoàng tộc Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng. Hoàng tộc York lấy
hoa hồng trắng làm biểu tượng. Sau khi hai hoàng tộc này trải qua cuộc
chiến về hoa hồng, họ đã hòa giải và kết hợp lại với nhau, nên trên tay
vị hoàng hậu này cầm bông hoa hồng.
Quân bài Q rô trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo “Kinh
Thánh Genesis” ghi lại, Rachel là người vợ thứ hai của Jacob (tổ tiên
của người Do Thái) và là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà là mẹ
của Joseph và Benyamin, là con gái của Laban và em gái của Leah – người
vợ đầu tiên của Jacop.
Quân bài Q cơ trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Q cơ là nữ hoàng Judith. Judith là nhân
vật trong thánh kinh “Cựu Ước.” Bà là quả phụ xinh đẹp của Hebrew cổ. Bà
đã dùng sắc đẹp và mưu trí hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh
cứu được người dân thành Bethulia.
Quân bài Q bích trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Q bích là nữ hoàng Eleanor. Eleanor là
vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là quân bài duy nhất trong 4 quân Q mà
hoàng hậu cầm vũ khí.
Quân J chuồn (tép) trong bộ bài tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
J tép là hiệp sĩ Lancelot (Sir Lancelot
Du Lac), một trong những dũng sĩ bậc nhất của vua Arthur. Về sau, vị
hiệp sĩ này đã trở thành một nhà tu hành để ăn năn tội lỗi – gây ra một
cuộc chiến phân chia không cần thiết trong hội nghị bàn tròn của vua
Arthur.
Quân bài J rô trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
J rô là ai thì có một số giả thuyết khác
nhau. Có giả thuyết cho rằng J rô là Hector, con trai của vua Priamus,
anh trai của Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong
cuộc chiến thành Troy. Ông là chiến binh đầu tiên của thành Troy và được
xưng là “Bức tường thành của Troy.”
Quân bài J cơ trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
J cơ là La Hire. La Hire (1390-1443AD)
là người tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, là trợ thủ đắc lực
của thánh nữ Jeanne d’ Arc.
Quân bài J bích trong bộ tú lơ khơ. (Ảnh: Internet)
Có giả thuyết cho rằng J bích là
Wallenstein. Nhưng trong một giả thuyết khác lại cho rằng J bích
là Ogier là người tùy tùng của Charlemagne.
Như vậy có thể thấy, bộ bài 52 lá mà
chúng ta chơi hằng ngày có những ý nghĩa sâu xa và bao quát những nhân
vật trong quãng thời gian lịch sử thật to lớn. Tìm hiểu lịch sử cũng
thật thú vị, thậm chí có thể còn thú vị hơn cả chơi bài, bạn có đồng ý
không?
Theo Meirihaowen Mai Trà biên dịch
Vlad kẻ đâm xuyên: Nguồn gốc của nhân vật bá tước Dracula khét tiếng
Hình miêu tả Vlad III trong hình tượng Dracula. (Ảnh: Internet)
Ai là nhân vật có thật đã khơi mào cho các nhà văn viết nên những câu chuyện kinh dị về Dracula?
Tuy ma
cà rồng thường được liên hệ với Cơ-đốc giáo (ma cà rồng được cho là sẽ
bị đẩy lùi bởi các vật phẩm thần thánh như cây thánh giá và nước thánh),
nhưng niềm tin vào loài sinh vật này, hay những cá nhân có đặc tính ma
cà rồng, đã xuất hiện từ những thời kỳ xa xưa. Lấy ví dụ, vào thời Hy
Lạp và La Mã cổ đại, có các câu chuyện kể về những loài sinh vật trở về
từ cõi chết để uống máu người sống.
Năm 1896
SCN, Bram Stoker, một nhà văn người Ireland, đã viết một cuốn tiểu
thuyết mang tựa đề Dracula, và kể từ đó đã trở thành một trong những tác
phẩm kinh điển của dòng tiểu thuyết kinh dị Gô-tích. Tuy rằng trên thực
tế Dracula là một nhân vật tưởng tượng, nhưng có thể nói rằng Stoker
không hề lôi ông ra từ hư vô. Thay vào đó, Dracula được cho là đã được
dựa trên một nhân vật lịch sử có thật, nhưng tính ma cà rồng của người
này mạnh đến bao nhiêu thì còn tuỳ thuộc vào các độc giả.
Nhân vật
Dracula của Stoker được cho là đã được dựa trên hoàng tử xứ Wallachia
(Romania ngày nay) vào thế kỷ 15, Vlad III. Vlad được sinh ra vào thời
điểm nào đó trong khoảng từ 1428 đến 1431, có lẽ ở thành phố Sighisaora,
Transylvania. Tiền tố ‘Dracul’ ở đầu là dựa theo tên của cha ông, nghĩa
là rồng (Dragon), bắt nguồn từ vị trí của cha ông, Vlad II Dracul,
trong Hội Rồng (Order of the Dragon). Đây là một hội hiệp sĩ được thành
lập bởi Sigismund, vị vua của Hungary, nhằm bảo vệ Cơ-đốc giáo ở Đông Âu
chống lại Đế quốc Ottoman (hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ).
Chân dung của vương công Vlad III trong lâu đài Ambras. (Ảnh: Wikipedia)
Năm
1442, Vlad và anh trai của ông, Radu, đã bị người Ottoman bắt làm con
tin để có được sự trung thành của cha họ. Năm 1448, Vlad đã được phóng
thích, và cùng với sự hỗ trợ từ Ottoman, ông đã chiếm ngai vàng xứ
Wallachia trước khi bị lật đổ vào mùa thu cùng năm. Tuy nhiên, Vlad đã
lấy lại được ngai vàng vào năm 1456 và trở thành Hoàng tử xứ Wallachia
cho tới năm 1462. Năm 1462, quân Ottoman, dưới sự lãnh đạo của vua
Melmed II (cũng chính là vị sultan đã chiếm đóng Constantinople), đã xâm lược Wallachia, nhưng đã bị đẩy lùi khi Vlad viện đến lối đánh du kích.
Tuy
nhiên, thắng lợi của Vlad không kéo dài quá lâu, khi Melmed II đã bỏ lại
người em trai của Vlad, Radu, để mang quân đến đánh Wallachia. Tuy đã
đánh thắng quân Ottoman thêm một số trận, nhưng Vlad lại nhanh chóng
tiêu hết tiền và phải nhờ tới sự trợ giúp của quân Hungary/bị họ chặn
đứng khi đang rút quân trở về. Kết quả là, Vlad đã bị bắt và tống giam
vào nhà ngục. Ông chỉ được thả ra khỏi tù vào 12 năm sau. Cái chết đột
ngột của Radu vào năm 1475 đã cho phép Vlad một lần nữa lấy lại ngai
vàng của Wallachia vào năm 1476, nhưng ông đã mất cùng năm trong một
trận đánh với quân Ottoman.
Tuy rằng
Vlad khá nổi tiếng trên khắp Châu Âu bởi sự tàn bạo của mình (theo một
số nguồn tin), những có lẽ chính phương thức hành hình yêu thích của ông
đã đem lại cho ông vị thế như đã có trong lịch sử. Sau khi chết, Vlad
III được biết đến với biệt danh Vlad Tepes (kẻ đâm xuyên).
Đóng
cọc là phương thức hành hình yêu thích của Vlad, và theo ghi chép ông đã
làm điều này trên diện rộng. Người ta cho rằng sau khi rút lui khỏi một
trận đánh chống lại quân Ottoman vào năm 1462, ông đã đóng cọc và đem
đi trưng bày khoảng 20.000 người bên ngoài thành phố Targoviste như một
cách để ngăn cản quân Ottoman đang đuổi theo phía sau. Đòn tấn công tâm
lý này đã có hiệu quả, khi có tuyên bố cho rằng cảnh tượng này quá ghê
rợn đến nỗi Melmed II, sau khi chứng kiến quy mô tàn sát của Vlad và
cảnh tượng hàng nghìn cái xác đang phân hủy đang bị quạ rỉa, đã quyết
định quay đầu lại và trở về Constantinople.
(Ảnh: Internet)
Tuy
nhiên, đây mới chỉ là một phần của câu chuyện. Vlad III đã được người
Romania hoan nghênh như một vị anh hùng dân tộc vì đã bảo vệ đất nước
trước quân Ottoman xâm lược. Ngay cả trong thời kỳ của ông, ông đã được
nhìn nhận như một người bảo vệ cho thế giới Cơ-đốc, bất chấp các tội ác
đã phạm phải.
Có lẽ
chính nhân vật Dracula của Stoker đã đẩy Vlad lên ánh hào quang của quốc
tế. Thời ngày nay, Dracula đã trở thành tên một nhãn hiệu nhằm thúc đẩy
sự phát triển của ‘ngành du lịch Dracula’ ở Romania. Năm 2001, Romania
dự định xây dựng một ‘Dracula Land’, một công viên giải trí dựa trên
nhân vật Dracula. Tuy nhiên, sự phản đối từ dư luận trong nước và quốc
tế đã khiến việc xây dựng bị trì hoãn, và cuối cùng bị hủy bỏ. Tuy vậy,
đây không phải là một thất bại toàn diện đối với Romania, vì nó đã mang
Romania đến với thế giới và đã làm nổi bật thành công những gì đất nước
này có thể mang lại cho các du khách, ngoài chính bản thân nhân vật
Dracula.
Các đường hầm và nhà ngục mới được phát hiện trong lâu đài Tokat ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Doğan News Agency)
Các nhà khảo cổ học Thổ
Nhĩ Kỳ đã phát hiện được một đường hầm bí mật, các phòng lưu trữ, một
chỗ trú ẩn của quân đội, và hai nhà ngục trong quá trình tu sửa lâu đài
Tokat, nơi Vlad III kẻ đâm xuyên, người đã truyền cảm hứng cho nhân vật
Dracula của Bram Stoker, được cho là đã từng bị giam giữ vào đầu thế kỷ
15.
Theo trang tin Hurriyet,
công tác tu sửa đã được triển khai lần đầu vào năm 2009, và chỉ đến năm
2014 các nhà khảo cổ học mới phát hiện được các đường hầm và nhà ngục
bí mật. “Lâu đài hoàn toàn bị bao xung quanh bởi các đường hầm bí mật.
Thật sự rất bí ẩn”, nhà khảo cổ học Ibrahim Cetin, người tham gia khai
quật, nói. Công tác khai quật trước đó tại tòa lâu đài đã phát hiện được
một đường hầm dài 100 m ở mặt phía bắc, vốn được cho là đã được sử dụng
bởi các cô con gái của nhà vua để đi đến khu phòng tắm La Mã gần tòa
lâu đài.
Đường
hầm được phát hiện tại lâu đài Tokat, được cho là đã được sử dụng bởi
các cô con gái của nhà vua để đi đến khu phòng tắm La Mã gần tòa lâu
đài. (Ảnh: Hurriyet)
Tokat là
một thị trấn ở khu vực phía Tây đế quốc Pontus. Thị trấn này đã bị
người Turk Seljuk chiếm đóng vào cuối thế kỷ 12 và sau đó được sáp nhập
vào Đế quốc Ottoman vào năm 1392. Một trong số những công trình kiến
trúc có giá trị lịch sử lớn lao ở Tokat là tàn tích thành cổ nằm trên
một ngọn đồi dốc phía trên thành phố, thường được nhận diện là lâu đài
Tokat hay pháo đài Dazimon. Chính tại nơi này các nhà sử học nói rằng
hoàng tử Vlad III và người em trai của ông Radu đã bị giam cầm vào năm
1442.
Lâu đài Tokat, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Internet)
Vlad III
là một vị hoàng tử vào thế kỷ 15, là nhân vật Bram Stoker đã dựa vào để
để viết cuốn tiểu thuyết Gô-tích nổi tiếng ‘Dracula’ vào năm 1897. Vlad
được sinh ra trong khoảng từ 1428 đến 1431, có lẽ ở thành phố
Sighişaora, Transylvania. Tiền tố ‘Dracul’ ở đầu là dựa theo tên của cha
ông, nghĩa là rồng (Dragon), bắt nguồn từ vị trí của cha ông, Vlad II
Dracul, trong Hội Rồng (Order of the Dragon). Đây là một hội hiệp sĩ
được thành lập bởi Sigismund, vua của Hungary, nhằm bảo vệ Cơ-đốc giáo ở
Đông Âu chống lại Đế quốc Ottoman (hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ).
Chân dung của vương công Vlad III trong lâu đài Ambras. (Ảnh: Wikipedia)
Năm
1442, Vlad và em trai Radu, vốn chỉ là những đứa trẻ vào thời điểm đó,
đã bị người Ottoman bắt làm con tin để có được sự trung thành của cha
họ. Chính trong khoảng thời gian này các nhà sử học cho rằng hai vị
hoàng tử trẻ đã bị giam cầm trong lâu đài Tokat. Ông Cetin nói rằng có
lẽ Vlad đã bị nhốt bên trong một trong những nhà ngục mới được phát
hiện. “Khó để có thể nói chính xác căn phòng nơi Dracula bị giam cầm,
nhưng ông ta đã ở xung quanh đây”, ông nói.
Chính
trong những năm tháng bị giam cầm thời thơ ấu này, Vlad được cho là đã
nuôi giữ một lòng thù hận sâu sắc đối với người Ottoman, dẫn tới hành
động hung ác của ông đối với họ sau này. Người ta cho rằng sau khi rút
lui khỏi một trận đánh chống lại quân Ottoman vào năm 1462, ông đã đóng
cọc và đem đi trưng bày khoảng 20.000 người bên ngoài thành phố
Targoviste như một cách để ngăn cản quân Ottoman đang đuổi theo phía
sau. Đòn tấn công tâm lý này đã có hiệu quả, khi có tuyên bố cho rằng
cảnh tượng này quá ghê rợn đến nỗi Melmed II, sau khi chứng kiến quy mô
tàn sát của Vlad và cảnh tượng hàng nghìn cái xác đang phân hủy đang bị
quạ rỉa, đã quyết định quay đầu lại và trở về Constantinople.
(Ảnh: Internet)
Vlad
III, hay Vlad kẻ đâm xuyên, như biệt danh của ông sau này, rốt cuộc đã
bị bắt giữ và giam cầm trong vòng 12 năm. Sau cái chết của em trai ông
vào năm 1475, ông đã lấy lại được ngai vàng xứ Wallachia (một bộ phận
của Romania ngày nay). Thời gian, địa điểm và nguyên nhân chính xác của
cái chết của ông vẫn còn là một điều bí ẩn, nhưng người ta cho rằng ông
đã chết trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1476, sau khi biến mất
trong một trận chiến với người Ottoman.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét