KÝ ỨC CHÓI LỌI 20
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuối năm 1948, Giải phóng quân Trung Quốc do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã giành được những thắng lợi to lớn. Quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bị đẩy lùi từ Hoa Trung xuống Hoa Nam và đang tìm đường tháo chạy ra biển Đông. Chính vì vậy, ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, quân “địa phương” của Quốc dân đảng ra sức củng cố vùng hậu phương này để làm hậu thuẫn cho quân chủ lực của Tưởng Giới Thạch vừa phải rút chạy, vừa phải chống cự với Giải phóng quân Trung Quốc. Ở biên khu Điền Quế và Việt Quế - một bộ phận quan trọng của “căn cứ địa Hoa Nam”, lực lượng vũ trang cách mạng có trên ba tiểu đoàn tập trung và một số đội du kích địa phương, nhưng do bị bọn Quốc dân đảng tập trung càn quét liên miên, nên họ gặp một khó khăn lớn là không có cơ sở ổn định, phải luôn di động. Hơn nữa, việc chuẩn bị một địa bàn tác chiến cho đại quân chủ lực của Giải phóng quân Trung Quốc (Đại quân Nam Hạ) tràn xuống tiến công các đạo quân của Tưởng Giới Thạch đã là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Chính trong hoàn cảnh ấy, theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đầu tháng 3 năm 1949, Bộ tư lệnh biên khu Việt Quế cử chính uỷ Sần Minh Coóng (tức Trần Minh Giang) sang Việt Nam liên hệ với ban chỉ huy trung đoàn 59, đề nghị ta đưa quân sang phối hợp đánh quân Quốc dân đảng, giúp Trung Quốc xây dựng khu giải phóng ở vùng Ung - Long - Khâm2, tiếp giáp với các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Hải Ninh của ta. Việc đưa quân sang đất bạn là một vấn đề rất lớn hệ trọng, nên trung đoàn 59 đã báo cáo lên cấp trên để xin chỉ thị.
Thể theo yêu cầu cấp thiết của bạn, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ Tổng tư lệnh đưa quân sang giúp, mặc dù lúc đó ta mới bước vào năm thứ ba của cuộc kháng chiến chống Pháp, đang còn khó khăn rất lớn về nhiều mặt. Ngày 23 tháng 4, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh số 464B/TTL3, gửi cho Bộ tư lệnh Liên khu 1. Phần nhiệm vụ, bản mệnh lệnh ghi rõ: “Bộ Tổng tư lệnh quyết định: phối hợp cùng các Lực lượng vũ trang Giải phóng quân Biên khu Việt Quế - Điền Quế, kịp thời hành động giúp Giải phóng quân xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung-Long-Khâm, liền biên giới Đông Bắc của ta, thông ra bể, gây điều kiện khuếch trương lực lượng đón đại quân Nam Hạ. Đồng thời hoạt động để mở rộng khu tự do Đông Bắc ra tận biên giới và thông ra bể, liền với khu giải phóng Việt Quế...”4.
Theo sự thoả thuận của ta và của bạn, Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Bộ chỉ huy tiến công giải phóng Biên khu Việt Quế - Điền Quế, mang biệt danh “Bộ Tư lệnh Thập Vạn Đại Sơn” gồm Lê Quảng Ba (chỉ huy trưởng Mặt trận Đông Bắc) làm Tư lệnh; Trần Minh Giang (Đại diện Bộ chỉ huy Biên khu Việt Quế) làm Chính trị uỷ viên. Toàn chiến dịch đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng tư lệnh.
___________________________________
1.Còn có tên gọi: Chiến dịch tiến công giải phóng Biên khu Điền Quế - Việt Quế.
2.Vùng Ung-Long-Khâm gồm ba huyện Ung Ninh, Long Châu và Khâm Châu. Trên thực tế, bộ đội Việt Nam sang giúp bạn, hoạt động tác chiến ở các huyện Long Châu, Khâm Châu và Phòng Thành, ta đã giúp bạn khôi phục và mở rộng khu căn cứ địa ở vùng Ung-Khâm-Phòng.
3.Trích trong cuốn: “Những tài liệu chỉ đạo chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh” - t.1, BTTM xuất bản, trang 265-267, Lưu trữ Viện LSQSVN (TL-1309).
4.Trích trong cuốn : “Những tài liệu chỉ đạo chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh” - t.1, BTTM xuất bản, trang 265-267-Lưu trữ Viện LSQSVN (TL-1309).
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 13 tháng 9 năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh hạ mệnh lệnh giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Liên khu 3 mở chiến dịch tiến công vào phân khu Hoà Bình nhằm mục đích: Chọc thủng hành lang đông - tây của địch; đánh thông đường liên lạc của ta giữa Việt Bắc với miền xuôi (Liên khu 3,4); tiêu diệt sinh lực địch, phá khối ngụy binh Mường tại vùng Hoà Bình - Đường số 6.
Hoà Bình là vùng rừng rậm núi cao, ở phía tây Bắc Bộ, cách Hà Nội 75 ki-lô-mét. Phía tây là dãy núi Trường Sơn, phía đông có dãy Ba Vì, giữa hai dãy núi là vùng rừng rậm với nhiều đồi liên tiếp và cánh đồng Vĩnh Đồng, huyện Lương Sơn khá rộng. Đường bộ có ba tuyến: Đường số 6 từ ngã tư Xuân Mai lên Hoà Bình, Chợ Bờ, Sơn La. Đường 12 từ Nho Quan qua Vụ Bản sang Hoà Bình. Đường 21 từ Sơn Tây qua ngã tư Xuân Mai đi Chi Nê. Đường thuỷ có sông Đà thông với sông Hồng ở Trung Hà, Sơn Tây, ngược lên Hoà Bình, Chợ Bờ, là dòng sông lớn nước sâu, chảy xiết. Nhưng cả đường thuỷ và bộ đều là đường độc đạo bị rừng núi bao bọc. Thời tiết hai mùa rõ rệt, mùa mưa lũ (hè - thu) và mùa khô (thu - đông). Dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc, đông nhất là người Mường, sống thưa thớt, nghèo và lạc hậu. Với chính sách thực dân, địch đã xây dựng đội quân ngụy Mường khá đông đảo, nhưng lính Mường nhát, dễ dao động.
Tại phân khu Hoà Bình, lực lượng địch có tiểu đoàn 1 trung đoàn 5 lê dương, 12 đại đội ngụy Mường và lính lang (trong số này có 80 phần trăm là ngụy Mường) có hai pháo 105 mm, 20 cối và nhiều vũ khí bộ binh; tổ chức thành bảy tiểu khu với 28 vị trí đồn bốt. Các tiểu khu: Thị xã Hoà Bình, Cao Phong, Vụ Bản, Chợ Bờ, Toàn Thắng, Mai Hạ và Tu Vũ, bố trí dọc đường 6 từ Đồng Bến tới Suối Rút, dọc đường 12 từ Vụ Bản tới Hoà Bình. Các vị trí cách nhau từ 5 đến 10 ki-lô-mét, đoạn Chợ Bờ - Hoà Bình cách nhau xa hơn. Binh lính chủ quan, lơ là, công sự sơ sài, ghép gỗ đổ đất, nhà tranh, có giao thông hào, xung quanh có hàng rào tre bao bọc, thỉnh thoảng có gài mìn và cắm chông, đào hào đề phòng lực lượng ta. Một số vị trí lô cốt xây gạch như Vụ Bản, Hoà Bình, Chợ Bờ dựa vào đồn lính khố xanh cũ.
Địch ở đây chủ yếu lấy trung đội làm đơn vị chiếm đóng. Một số vị trí có hai trung đội hoặc một đại đội; phần lớn là lính ngụy và lính lang, chỉ có một số chỉ huy là người Âu - Phi. Riêng thị xã Hoà Bình có một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 5 lê dương.
Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm có ba trung đoàn chủ lực (9, 66 và 209); hai trung đoàn địa phương (12 và 48) và tiểu đoàn 930 của Liên khu 10; một tiểu đoàn và hai đại đội pháo binh (tiểu đoàn 750 trung đoàn 66 và hai đại đội thuộc trung đoàn 9 và 209); ba đại đội công binh thuộc các trung đoàn chủ lực. Ngoài ra còn bộ đội địa phương, dân quân du kích và hàng nghìn dân công phục vụ.
Bộ chỉ huy chiến dịch: Tư lệnh chiến dịch: Hoàng Sâm (nguyên Tư lệnh Liên khu 3), Chính ủy: đồng chí Lê Quang Hoà (Chính ủy Liên khu 3), Phó tư lệnh: Lê Trọng Tấn (trung đoàn trưởng 209) và một đồng chí trong Bộ tư lệnh liên khu 4 (đầu tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh chuẩn bị chiến dịch Lê Lợi và quyết định về thành phần Bộ chỉ huy như đã nêu. Nhưng đến cuối tháng 11, trước giờ nổ súng của chiến dịch, đồng chí Văn Tiến Dũng được chỉ định thay đồng chí Lê Quang Hoà làm chính ủy)2.
Phương châm tác chiến chiến dịch là: Đối với chủ lực, tập trung lực lượng đánh nhanh, giải quyết nhanh những vị trí chính của địch trong phạm vi Hoà Bình, Tu Vũ, Xuân Mai, Suối Rút. Chặn tiếp viện trên dọc sông Đà và đường số 6. Các đại đội độc lập và lực lượng vũ trang địa phương tổng phá ngụy quyền, phá xứ Mường tự trị; phát triển ngụy vận, phá khối ngụy Mường; thành lập chính quyền ta, phát động chiến tranh nhân dân, mở rộng cơ sở cách mạng trong xứ Mường.
Quyết tâm của Bộ chỉ huy chiến dịch là: Phân tán các trung đoàn chủ lực thành ba mặt trận để tiến công tiêu diệt các vị trí: Đồng Hến, Gò Bùi, Suối Rút, Mỏ Hẽm, Chợ Bờ trên đường 6; Ta-nê, Nghẹ trên đường 12. Thực hiện “chỉ đạo thống nhất, chỉ huy độc lập từng mặt trận”.
Trước chiến dịch, từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 25 tháng 11, Bộ chỉ huy chiến dịch tổ chức nhiều cuộc họp quán triệt nhiệm vụ và soạn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức Ban chuẩn bị chiến trường của Bộ chỉ huy chiến dịch và các mặt trận; chỉ huy các cấp tiến hành trinh sát thực địa, điều tra tình hình địch, địa hình. Bộ đội tiến hành huấn luyện các khoa mục: Bộ binh đánh điểm, phục kích, tao ngộ, đánh đêm. Các đơn vị đắp sa bàn các vị trí được phân công đánh để luyện tập. Tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa bộ binh và các binh chủng. Công binh tập dọn mìn, chôn mìn, cắt dây thép gai bí mật, đánh bộc phá phá hàng rào dọn đường cho bộ binh. Pháo binh tập bắn đạn thật để điều chỉnh cho chính xác, tập bắn yểm hộ cho bộ binh xung phong. Các đơn vị đều học và tập hành quân, trú quân ở vùng rừng núi, chống quân nhảy dù, xe tăng, xe lội nước của địch và cách bắn máy bay bằng súng trường.
Công tác chính trị: Thực hiện “Tam đại dân chủ”3 quán triệt nhiệm vụ chiến dịch, các đơn vị, cá nhân hăng hái xung phong và đăng ký thi đua lập công. Tổ chức công tác chính trị trong hành quân, trú quân, đặc biệt chú trọng giáo dục công tác dân vận và địch vận cho bộ đội vì dân vùng này trình độ giác ngộ còn thấp, ngụy binh Mường cầu an, sợ chết, dễ tan rã.
Chuẩn bị hậu cần: Đặt ba trạm tiếp tế, cụ thể: khu A ở Chợ Bến - Chợ Đồi, tiếp tế cho các đơn vị hoạt động trên đường số 6 và 21. Khu B ở Nho Quan, tiếp tế cho bộ đội hoạt động dọc đường 12 đi Vụ Bản. Khu C ở Quảng Tế và Xóm Biện, tiếp tế cho bộ đội hoạt động dọc phía tây đường 12. Tổng cộng 2.442 tấn gạo, 144 tạ muối, 61 tạ cá, 15 tạ đường, 22 tạ vừng và một số lợn, gà, vịt. Ngoài ra các đơn vị còn tổ chức đội tiếp tế rau và hoa quả tươi đưa lên mặt trận.
Vũ khí chuẩn bị đủ cho chiến đấu đợt 1 và một phần đợt 2. Thông tin liên lạc: Liên lạc chạy chân 258 người, tổ chức thành nhiều trạm từ Bộ chỉ huy chiến dịch tới sở chỉ huy các trung đoàn và các đơn vị. Vô tuyến điện có bảy máy chia thành hai mạng: Các trung đoàn với Bộ chỉ huy chiến dịch, Bộ chỉ huy chiến dịch với Bộ Tổng tư lệnh. Hữu tuyến điện có 45 máy điện thoại, bảy tổng đài và 140 ki-lô-mét dây, chia thành hai mạng từ sở chỉ huy trung đoàn tới tiểu đoàn. Riêng trung đoàn 66 mắc dây tới sở chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến dịch, còn các trung đoàn 9 và 209 ở xa nên không mắc.
___________________________________
1.Trong “Thống kê các chiến dịch chống Pháp, chống Mỹ” tr. 52 ghi 30-12-1949 kết thúc chiến dịch.
2.Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Chiến đấu trong vòng vây”, Nxb QĐND, H.1995, tr. 391.
3.Tổ chức cho toàn thể quân nhân bàn bạc, góp ý, xây dựng ba công tác lớn trong đơn vị: Công tác xây dựng về chính trị, công tác quân sự (bàn cách đánh, huấn luyện...) và công tác hậu cần, chăm lo đời sống bộ đội.
CHIẾN DỊCH THẬP VẠN ĐẠI SƠN1
(Tiến công, từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7 năm 1949)
Cuối năm 1948, Giải phóng quân Trung Quốc do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã giành được những thắng lợi to lớn. Quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bị đẩy lùi từ Hoa Trung xuống Hoa Nam và đang tìm đường tháo chạy ra biển Đông. Chính vì vậy, ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, quân “địa phương” của Quốc dân đảng ra sức củng cố vùng hậu phương này để làm hậu thuẫn cho quân chủ lực của Tưởng Giới Thạch vừa phải rút chạy, vừa phải chống cự với Giải phóng quân Trung Quốc. Ở biên khu Điền Quế và Việt Quế - một bộ phận quan trọng của “căn cứ địa Hoa Nam”, lực lượng vũ trang cách mạng có trên ba tiểu đoàn tập trung và một số đội du kích địa phương, nhưng do bị bọn Quốc dân đảng tập trung càn quét liên miên, nên họ gặp một khó khăn lớn là không có cơ sở ổn định, phải luôn di động. Hơn nữa, việc chuẩn bị một địa bàn tác chiến cho đại quân chủ lực của Giải phóng quân Trung Quốc (Đại quân Nam Hạ) tràn xuống tiến công các đạo quân của Tưởng Giới Thạch đã là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Chính trong hoàn cảnh ấy, theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đầu tháng 3 năm 1949, Bộ tư lệnh biên khu Việt Quế cử chính uỷ Sần Minh Coóng (tức Trần Minh Giang) sang Việt Nam liên hệ với ban chỉ huy trung đoàn 59, đề nghị ta đưa quân sang phối hợp đánh quân Quốc dân đảng, giúp Trung Quốc xây dựng khu giải phóng ở vùng Ung - Long - Khâm2, tiếp giáp với các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Hải Ninh của ta. Việc đưa quân sang đất bạn là một vấn đề rất lớn hệ trọng, nên trung đoàn 59 đã báo cáo lên cấp trên để xin chỉ thị.
Thể theo yêu cầu cấp thiết của bạn, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ Tổng tư lệnh đưa quân sang giúp, mặc dù lúc đó ta mới bước vào năm thứ ba của cuộc kháng chiến chống Pháp, đang còn khó khăn rất lớn về nhiều mặt. Ngày 23 tháng 4, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh số 464B/TTL3, gửi cho Bộ tư lệnh Liên khu 1. Phần nhiệm vụ, bản mệnh lệnh ghi rõ: “Bộ Tổng tư lệnh quyết định: phối hợp cùng các Lực lượng vũ trang Giải phóng quân Biên khu Việt Quế - Điền Quế, kịp thời hành động giúp Giải phóng quân xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung-Long-Khâm, liền biên giới Đông Bắc của ta, thông ra bể, gây điều kiện khuếch trương lực lượng đón đại quân Nam Hạ. Đồng thời hoạt động để mở rộng khu tự do Đông Bắc ra tận biên giới và thông ra bể, liền với khu giải phóng Việt Quế...”4.
Theo sự thoả thuận của ta và của bạn, Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Bộ chỉ huy tiến công giải phóng Biên khu Việt Quế - Điền Quế, mang biệt danh “Bộ Tư lệnh Thập Vạn Đại Sơn” gồm Lê Quảng Ba (chỉ huy trưởng Mặt trận Đông Bắc) làm Tư lệnh; Trần Minh Giang (Đại diện Bộ chỉ huy Biên khu Việt Quế) làm Chính trị uỷ viên. Toàn chiến dịch đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng tư lệnh.
___________________________________
1.Còn có tên gọi: Chiến dịch tiến công giải phóng Biên khu Điền Quế - Việt Quế.
2.Vùng Ung-Long-Khâm gồm ba huyện Ung Ninh, Long Châu và Khâm Châu. Trên thực tế, bộ đội Việt Nam sang giúp bạn, hoạt động tác chiến ở các huyện Long Châu, Khâm Châu và Phòng Thành, ta đã giúp bạn khôi phục và mở rộng khu căn cứ địa ở vùng Ung-Khâm-Phòng.
3.Trích trong cuốn: “Những tài liệu chỉ đạo chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh” - t.1, BTTM xuất bản, trang 265-267, Lưu trữ Viện LSQSVN (TL-1309).
4.Trích trong cuốn : “Những tài liệu chỉ đạo chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh” - t.1, BTTM xuất bản, trang 265-267-Lưu trữ Viện LSQSVN (TL-1309).
Lực lượng tham gia chiến dịch: Về phía ta có trên bốn tiểu đoàn được tổ chức thành lực lượng đặc biệt1 gồm hai chi đội (6 và 28); hình thành hai mặt trận, hai hướng tiến công:
Mặt trận phía tây Thập Vạn Đại Sơn (Mặt trận Long Châu - Biên khu Điền Quế) do đồng chí Thanh Phong (Phó tư lệnh Liên khu I) làm Tư lệnh mặt trận; đồng chí Chu Huy Mân, Chính uỷ trung đoàn 74 và đồng chí Hoàng Long Xuyên, trung đoàn trưởng trung đoàn 28 làm Phó Tư lệnh. Lực lượng gồm: Tiểu đoàn 73 thuộc trung đoàn 74, Liên khu 1; tiểu đoàn 35 thuộc trung đoàn 308 của Bộ, một đại đội sơn pháo 70mm, một đại đội trợ chiến và bộ phận quân y, thông tin, các lực lượng này được tổ chức thành Chi đội 28. Ngoài ra còn có hai đại đội địa phương, một đại đội của huyện Thoát Lãng (nay là Văn Uyên) và một đại đội của tỉnh Lạng Sơn. Quân ta lấy danh nghĩa là “Giải phóng quân Tả Giang”, tiểu đoàn 73 được gọi là “Đoàn 25”, tiểu đoàn 35 gọi là “Đoàn 35”. Trên mặt trận này, lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc có hai đại đội và một số đội vũ trang địa phương; đồng chí Lộc Hoà (tức Ké Lộc), Tư lệnh khu Tả Giang - Long Châu tham gia trong Bộ tư lệnh Mặt trận.
Mặt trận phía đông Thập Vạn Đại Sơn (Biên khu Việt Quế) bên kia biên giới Lạng Sơn, Hải Ninh do đồng chí Lê Quảng Ba trực tiếp làm Tư lệnh; đồng chí Trần Minh Giang làm Chính uỷ. Lực lượng trên hai tiểu đoàn: tiểu đoàn 426 được tăng cường một đại đội 1488; tiểu đoàn 1 (còn gọi là tiểu đoàn Minh Hổ); một bộ phận cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần của mặt trận Duyên Hải - Đông Bắc, được bổ sung thêm các tổ quân y, quân dược chuyển thành cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Thập Vạn Đại Sơn (mặt trận phía Đông). Hai tiểu đoàn 426 và 1 được tổ chức thành chi đội 6; đồng chí Nam Long, trung đoàn trưởng trung đoàn 59 được cử làm Chi đội trưởng, đồng chí Hoàng Bình, trung đoàn trưởng trung đoàn độc lập Hải Ninh làm Chi đội phó, đồng chí Đỗ Trình làm Chính trị uỷ viên chi đội kiêm Chính trị hợp trợ viên cho Bộ Tư lệnh Thập Vạn Đại Sơn. Sau trận Trúc Sơn, đồng chí Đỗ Trình được gọi về nước nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Dũng sang thay2.
Trên mặt trận này, lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc có ba tiểu đoàn được tổ chức thành một chi đội (chi đội 3) do đồng chí Vương Cương (Voòng Coóng) làm chi đội trưởng, ngoài ra còn có một số trung đội du kích địa phương.
Bên cạnh chính uỷ Trần Minh Giang, phía bạn còn có: Trần Phát, uỷ viên khu Thập Vạn Đại Sơn ; Lê Công (Lầy Cống), Tham mưu trưởng; Lê Liên (Lý Sỉu), Chủ nhiệm Chính trị; Hoàng Nhị Thư (Vòng Dì Chế) phụ trách hậu cần.
Các đơn vị của ta được lệnh đi làm nhiệm vụ quốc tế khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt. Nhiều đoàn cán bộ được phái đi trước chuẩn bị chiến trường, công tác tư tưởng, tổ chức được tiến hành tỷ mỷ, chu đáo. Cán bộ, chiến sĩ được học tập về nhiệm vụ quốc tế, tìm hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ và học một số từ, câu để giao tiếp với nhân dân địa phương. Các đơn vị được bổ sung thêm trang bị, vũ khí (có đủ súng trường, lựa đạn và cả trung liên, trung đội hoả lực có cối 60mm), phương tiện thông tin và lương thực, thực phẩm; lực lượng hậu cần còn mang theo dược liệu, dụng cụ pha chế thuốc và tăng cường cán bộ quân y để giải quyết “hậu cần tại chỗ”. Các đơn vị của bạn được trang bị đầy đủ súng trường Thất cửu (7,9 mm), lựu đạn, tiểu liên, trung liên (ở cấp trung đội) và súng cối (ở cấp đại đội). Đồng bào làm gạo rang, chè lam, nước gừng ủng hộ bộ đội. Phụ nữ vá quần áo, khâu bao gạo, thanh niên vót tre đan mũ và giã giò tặng bộ đội. Công tác chuẩn bị kéo dài gần một tháng. Bộ đội được cấp thêm mỗi người 15 ngày gạo tính từ ngày vượt biên giới đề phòng bạn không tiếp tế kịp.
______________________________________
1.Chỉ thị số 84/CTNE của Bộ Tổng Tham mưu do Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái ký ngày 28 tháng 4 năm 1949. Lưu trữ Viện LSQS (TL.1309).
Trước chiến dịch, tiểu đoàn 426 là tiểu đoàn tập trung thuộc trung đoàn 59 của Liên khu 1 do đồng chí Biên Cương làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Đỗ Đình Khúc làm chính trị viên (khi rút về nước, đồng chí Khúc ngã bệnh, từ trần) và đồng chí Trần Vinh làm tiểu đoàn phó. Tiểu đoàn 1 (tức Minh Hổ) thuộc trung đoàn độc lập Hải Ninh do tiểu đoàn trưởng Minh Hổ chỉ huy. Tiểu đoàn phần lớn là anh em dân tộc Ngái từ Triều Châu Trung Quốc di cư sang.
2.Lúc đó, Hoàng Thế Dũng, nguyên chính trị viên trung đoàn Hải Kiến (Hải Phòng - Kiến An, sau này mang phiên hiệu trung đoàn 42), phái viên của Cục Chính trị Bộ tư lệnh (nay là Tổng cục Chính trị).
Đồng chí Việt Hưng, trung đoàn phó trung đoàn 59 ở lại trong nước để chỉ đạo các đại đội độc lập của trung đoàn đang phân tán hoạt động ở hai tỉnh Bắc Giang, Hải Ninh và đường số 4 từ nam Lạng Sơn ra Tiên Yên, Móng Cái. Sau đó, đồng chí Việt Hưng có nhiệm vụ đưa bộ đội sang bảo vệ đường rút về của quân ta qua địa phận Thượng Tư và Tư Lạc. (Hiện có một vài ý kiến cho rằng đồng chí Việt Hưng sang làm Tham mưu trưởng Chi đội 6. Đơn vị bảo vệ đường rút về này đã diệt được một đồn biên phòng của địch.
Mặt trận phía tây Thập Vạn Đại Sơn (Mặt trận Long Châu - Biên khu Điền Quế) do đồng chí Thanh Phong (Phó tư lệnh Liên khu I) làm Tư lệnh mặt trận; đồng chí Chu Huy Mân, Chính uỷ trung đoàn 74 và đồng chí Hoàng Long Xuyên, trung đoàn trưởng trung đoàn 28 làm Phó Tư lệnh. Lực lượng gồm: Tiểu đoàn 73 thuộc trung đoàn 74, Liên khu 1; tiểu đoàn 35 thuộc trung đoàn 308 của Bộ, một đại đội sơn pháo 70mm, một đại đội trợ chiến và bộ phận quân y, thông tin, các lực lượng này được tổ chức thành Chi đội 28. Ngoài ra còn có hai đại đội địa phương, một đại đội của huyện Thoát Lãng (nay là Văn Uyên) và một đại đội của tỉnh Lạng Sơn. Quân ta lấy danh nghĩa là “Giải phóng quân Tả Giang”, tiểu đoàn 73 được gọi là “Đoàn 25”, tiểu đoàn 35 gọi là “Đoàn 35”. Trên mặt trận này, lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc có hai đại đội và một số đội vũ trang địa phương; đồng chí Lộc Hoà (tức Ké Lộc), Tư lệnh khu Tả Giang - Long Châu tham gia trong Bộ tư lệnh Mặt trận.
Mặt trận phía đông Thập Vạn Đại Sơn (Biên khu Việt Quế) bên kia biên giới Lạng Sơn, Hải Ninh do đồng chí Lê Quảng Ba trực tiếp làm Tư lệnh; đồng chí Trần Minh Giang làm Chính uỷ. Lực lượng trên hai tiểu đoàn: tiểu đoàn 426 được tăng cường một đại đội 1488; tiểu đoàn 1 (còn gọi là tiểu đoàn Minh Hổ); một bộ phận cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần của mặt trận Duyên Hải - Đông Bắc, được bổ sung thêm các tổ quân y, quân dược chuyển thành cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Thập Vạn Đại Sơn (mặt trận phía Đông). Hai tiểu đoàn 426 và 1 được tổ chức thành chi đội 6; đồng chí Nam Long, trung đoàn trưởng trung đoàn 59 được cử làm Chi đội trưởng, đồng chí Hoàng Bình, trung đoàn trưởng trung đoàn độc lập Hải Ninh làm Chi đội phó, đồng chí Đỗ Trình làm Chính trị uỷ viên chi đội kiêm Chính trị hợp trợ viên cho Bộ Tư lệnh Thập Vạn Đại Sơn. Sau trận Trúc Sơn, đồng chí Đỗ Trình được gọi về nước nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Dũng sang thay2.
Trên mặt trận này, lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc có ba tiểu đoàn được tổ chức thành một chi đội (chi đội 3) do đồng chí Vương Cương (Voòng Coóng) làm chi đội trưởng, ngoài ra còn có một số trung đội du kích địa phương.
Bên cạnh chính uỷ Trần Minh Giang, phía bạn còn có: Trần Phát, uỷ viên khu Thập Vạn Đại Sơn ; Lê Công (Lầy Cống), Tham mưu trưởng; Lê Liên (Lý Sỉu), Chủ nhiệm Chính trị; Hoàng Nhị Thư (Vòng Dì Chế) phụ trách hậu cần.
Các đơn vị của ta được lệnh đi làm nhiệm vụ quốc tế khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt. Nhiều đoàn cán bộ được phái đi trước chuẩn bị chiến trường, công tác tư tưởng, tổ chức được tiến hành tỷ mỷ, chu đáo. Cán bộ, chiến sĩ được học tập về nhiệm vụ quốc tế, tìm hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ và học một số từ, câu để giao tiếp với nhân dân địa phương. Các đơn vị được bổ sung thêm trang bị, vũ khí (có đủ súng trường, lựa đạn và cả trung liên, trung đội hoả lực có cối 60mm), phương tiện thông tin và lương thực, thực phẩm; lực lượng hậu cần còn mang theo dược liệu, dụng cụ pha chế thuốc và tăng cường cán bộ quân y để giải quyết “hậu cần tại chỗ”. Các đơn vị của bạn được trang bị đầy đủ súng trường Thất cửu (7,9 mm), lựu đạn, tiểu liên, trung liên (ở cấp trung đội) và súng cối (ở cấp đại đội). Đồng bào làm gạo rang, chè lam, nước gừng ủng hộ bộ đội. Phụ nữ vá quần áo, khâu bao gạo, thanh niên vót tre đan mũ và giã giò tặng bộ đội. Công tác chuẩn bị kéo dài gần một tháng. Bộ đội được cấp thêm mỗi người 15 ngày gạo tính từ ngày vượt biên giới đề phòng bạn không tiếp tế kịp.
______________________________________
1.Chỉ thị số 84/CTNE của Bộ Tổng Tham mưu do Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái ký ngày 28 tháng 4 năm 1949. Lưu trữ Viện LSQS (TL.1309).
Trước chiến dịch, tiểu đoàn 426 là tiểu đoàn tập trung thuộc trung đoàn 59 của Liên khu 1 do đồng chí Biên Cương làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Đỗ Đình Khúc làm chính trị viên (khi rút về nước, đồng chí Khúc ngã bệnh, từ trần) và đồng chí Trần Vinh làm tiểu đoàn phó. Tiểu đoàn 1 (tức Minh Hổ) thuộc trung đoàn độc lập Hải Ninh do tiểu đoàn trưởng Minh Hổ chỉ huy. Tiểu đoàn phần lớn là anh em dân tộc Ngái từ Triều Châu Trung Quốc di cư sang.
2.Lúc đó, Hoàng Thế Dũng, nguyên chính trị viên trung đoàn Hải Kiến (Hải Phòng - Kiến An, sau này mang phiên hiệu trung đoàn 42), phái viên của Cục Chính trị Bộ tư lệnh (nay là Tổng cục Chính trị).
Đồng chí Việt Hưng, trung đoàn phó trung đoàn 59 ở lại trong nước để chỉ đạo các đại đội độc lập của trung đoàn đang phân tán hoạt động ở hai tỉnh Bắc Giang, Hải Ninh và đường số 4 từ nam Lạng Sơn ra Tiên Yên, Móng Cái. Sau đó, đồng chí Việt Hưng có nhiệm vụ đưa bộ đội sang bảo vệ đường rút về của quân ta qua địa phận Thượng Tư và Tư Lạc. (Hiện có một vài ý kiến cho rằng đồng chí Việt Hưng sang làm Tham mưu trưởng Chi đội 6. Đơn vị bảo vệ đường rút về này đã diệt được một đồn biên phòng của địch.
CHIẾN DỊCH LÊ LỢI
(Tiến công, từ ngày 25 tháng 11 năm 1949 đến ngày 30 tháng 1 năm 1950)1
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 13 tháng 9 năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh hạ mệnh lệnh giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Liên khu 3 mở chiến dịch tiến công vào phân khu Hoà Bình nhằm mục đích: Chọc thủng hành lang đông - tây của địch; đánh thông đường liên lạc của ta giữa Việt Bắc với miền xuôi (Liên khu 3,4); tiêu diệt sinh lực địch, phá khối ngụy binh Mường tại vùng Hoà Bình - Đường số 6.
Hoà Bình là vùng rừng rậm núi cao, ở phía tây Bắc Bộ, cách Hà Nội 75 ki-lô-mét. Phía tây là dãy núi Trường Sơn, phía đông có dãy Ba Vì, giữa hai dãy núi là vùng rừng rậm với nhiều đồi liên tiếp và cánh đồng Vĩnh Đồng, huyện Lương Sơn khá rộng. Đường bộ có ba tuyến: Đường số 6 từ ngã tư Xuân Mai lên Hoà Bình, Chợ Bờ, Sơn La. Đường 12 từ Nho Quan qua Vụ Bản sang Hoà Bình. Đường 21 từ Sơn Tây qua ngã tư Xuân Mai đi Chi Nê. Đường thuỷ có sông Đà thông với sông Hồng ở Trung Hà, Sơn Tây, ngược lên Hoà Bình, Chợ Bờ, là dòng sông lớn nước sâu, chảy xiết. Nhưng cả đường thuỷ và bộ đều là đường độc đạo bị rừng núi bao bọc. Thời tiết hai mùa rõ rệt, mùa mưa lũ (hè - thu) và mùa khô (thu - đông). Dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc, đông nhất là người Mường, sống thưa thớt, nghèo và lạc hậu. Với chính sách thực dân, địch đã xây dựng đội quân ngụy Mường khá đông đảo, nhưng lính Mường nhát, dễ dao động.
Tại phân khu Hoà Bình, lực lượng địch có tiểu đoàn 1 trung đoàn 5 lê dương, 12 đại đội ngụy Mường và lính lang (trong số này có 80 phần trăm là ngụy Mường) có hai pháo 105 mm, 20 cối và nhiều vũ khí bộ binh; tổ chức thành bảy tiểu khu với 28 vị trí đồn bốt. Các tiểu khu: Thị xã Hoà Bình, Cao Phong, Vụ Bản, Chợ Bờ, Toàn Thắng, Mai Hạ và Tu Vũ, bố trí dọc đường 6 từ Đồng Bến tới Suối Rút, dọc đường 12 từ Vụ Bản tới Hoà Bình. Các vị trí cách nhau từ 5 đến 10 ki-lô-mét, đoạn Chợ Bờ - Hoà Bình cách nhau xa hơn. Binh lính chủ quan, lơ là, công sự sơ sài, ghép gỗ đổ đất, nhà tranh, có giao thông hào, xung quanh có hàng rào tre bao bọc, thỉnh thoảng có gài mìn và cắm chông, đào hào đề phòng lực lượng ta. Một số vị trí lô cốt xây gạch như Vụ Bản, Hoà Bình, Chợ Bờ dựa vào đồn lính khố xanh cũ.
Địch ở đây chủ yếu lấy trung đội làm đơn vị chiếm đóng. Một số vị trí có hai trung đội hoặc một đại đội; phần lớn là lính ngụy và lính lang, chỉ có một số chỉ huy là người Âu - Phi. Riêng thị xã Hoà Bình có một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 5 lê dương.
Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm có ba trung đoàn chủ lực (9, 66 và 209); hai trung đoàn địa phương (12 và 48) và tiểu đoàn 930 của Liên khu 10; một tiểu đoàn và hai đại đội pháo binh (tiểu đoàn 750 trung đoàn 66 và hai đại đội thuộc trung đoàn 9 và 209); ba đại đội công binh thuộc các trung đoàn chủ lực. Ngoài ra còn bộ đội địa phương, dân quân du kích và hàng nghìn dân công phục vụ.
Bộ chỉ huy chiến dịch: Tư lệnh chiến dịch: Hoàng Sâm (nguyên Tư lệnh Liên khu 3), Chính ủy: đồng chí Lê Quang Hoà (Chính ủy Liên khu 3), Phó tư lệnh: Lê Trọng Tấn (trung đoàn trưởng 209) và một đồng chí trong Bộ tư lệnh liên khu 4 (đầu tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh chuẩn bị chiến dịch Lê Lợi và quyết định về thành phần Bộ chỉ huy như đã nêu. Nhưng đến cuối tháng 11, trước giờ nổ súng của chiến dịch, đồng chí Văn Tiến Dũng được chỉ định thay đồng chí Lê Quang Hoà làm chính ủy)2.
Phương châm tác chiến chiến dịch là: Đối với chủ lực, tập trung lực lượng đánh nhanh, giải quyết nhanh những vị trí chính của địch trong phạm vi Hoà Bình, Tu Vũ, Xuân Mai, Suối Rút. Chặn tiếp viện trên dọc sông Đà và đường số 6. Các đại đội độc lập và lực lượng vũ trang địa phương tổng phá ngụy quyền, phá xứ Mường tự trị; phát triển ngụy vận, phá khối ngụy Mường; thành lập chính quyền ta, phát động chiến tranh nhân dân, mở rộng cơ sở cách mạng trong xứ Mường.
Quyết tâm của Bộ chỉ huy chiến dịch là: Phân tán các trung đoàn chủ lực thành ba mặt trận để tiến công tiêu diệt các vị trí: Đồng Hến, Gò Bùi, Suối Rút, Mỏ Hẽm, Chợ Bờ trên đường 6; Ta-nê, Nghẹ trên đường 12. Thực hiện “chỉ đạo thống nhất, chỉ huy độc lập từng mặt trận”.
Trước chiến dịch, từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 25 tháng 11, Bộ chỉ huy chiến dịch tổ chức nhiều cuộc họp quán triệt nhiệm vụ và soạn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức Ban chuẩn bị chiến trường của Bộ chỉ huy chiến dịch và các mặt trận; chỉ huy các cấp tiến hành trinh sát thực địa, điều tra tình hình địch, địa hình. Bộ đội tiến hành huấn luyện các khoa mục: Bộ binh đánh điểm, phục kích, tao ngộ, đánh đêm. Các đơn vị đắp sa bàn các vị trí được phân công đánh để luyện tập. Tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa bộ binh và các binh chủng. Công binh tập dọn mìn, chôn mìn, cắt dây thép gai bí mật, đánh bộc phá phá hàng rào dọn đường cho bộ binh. Pháo binh tập bắn đạn thật để điều chỉnh cho chính xác, tập bắn yểm hộ cho bộ binh xung phong. Các đơn vị đều học và tập hành quân, trú quân ở vùng rừng núi, chống quân nhảy dù, xe tăng, xe lội nước của địch và cách bắn máy bay bằng súng trường.
Công tác chính trị: Thực hiện “Tam đại dân chủ”3 quán triệt nhiệm vụ chiến dịch, các đơn vị, cá nhân hăng hái xung phong và đăng ký thi đua lập công. Tổ chức công tác chính trị trong hành quân, trú quân, đặc biệt chú trọng giáo dục công tác dân vận và địch vận cho bộ đội vì dân vùng này trình độ giác ngộ còn thấp, ngụy binh Mường cầu an, sợ chết, dễ tan rã.
Chuẩn bị hậu cần: Đặt ba trạm tiếp tế, cụ thể: khu A ở Chợ Bến - Chợ Đồi, tiếp tế cho các đơn vị hoạt động trên đường số 6 và 21. Khu B ở Nho Quan, tiếp tế cho bộ đội hoạt động dọc đường 12 đi Vụ Bản. Khu C ở Quảng Tế và Xóm Biện, tiếp tế cho bộ đội hoạt động dọc phía tây đường 12. Tổng cộng 2.442 tấn gạo, 144 tạ muối, 61 tạ cá, 15 tạ đường, 22 tạ vừng và một số lợn, gà, vịt. Ngoài ra các đơn vị còn tổ chức đội tiếp tế rau và hoa quả tươi đưa lên mặt trận.
Vũ khí chuẩn bị đủ cho chiến đấu đợt 1 và một phần đợt 2. Thông tin liên lạc: Liên lạc chạy chân 258 người, tổ chức thành nhiều trạm từ Bộ chỉ huy chiến dịch tới sở chỉ huy các trung đoàn và các đơn vị. Vô tuyến điện có bảy máy chia thành hai mạng: Các trung đoàn với Bộ chỉ huy chiến dịch, Bộ chỉ huy chiến dịch với Bộ Tổng tư lệnh. Hữu tuyến điện có 45 máy điện thoại, bảy tổng đài và 140 ki-lô-mét dây, chia thành hai mạng từ sở chỉ huy trung đoàn tới tiểu đoàn. Riêng trung đoàn 66 mắc dây tới sở chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến dịch, còn các trung đoàn 9 và 209 ở xa nên không mắc.
___________________________________
1.Trong “Thống kê các chiến dịch chống Pháp, chống Mỹ” tr. 52 ghi 30-12-1949 kết thúc chiến dịch.
2.Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Chiến đấu trong vòng vây”, Nxb QĐND, H.1995, tr. 391.
3.Tổ chức cho toàn thể quân nhân bàn bạc, góp ý, xây dựng ba công tác lớn trong đơn vị: Công tác xây dựng về chính trị, công tác quân sự (bàn cách đánh, huấn luyện...) và công tác hậu cần, chăm lo đời sống bộ đội.
Chiến dịch chia làm hai đợt: Đợt 1 (từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 25 tháng 12 năm 1949): Trên mặt trận đường số 6, Chiến dịch được mở màn bằng trận đánh diệt gọn vị trí Gốt ở nam đường 6 bằng nội ứng. Ngay sau đó ngày 25 tháng 11, trung đoàn 66 (thiếu một tiểu đoàn) chia thành hai bộ phận: tiểu đoàn 456 đánh kỳ tập vào vị trí Mát nhưng không thành công. Ngày 25 tháng 11, tiểu đoàn 567 cùng với một tiểu đoàn pháo và một trung đội công binh diệt gọn vị trí Đồng Bến và phá sập hai cầu. Ngày 27, địch tăng 1.300 quân lên khu vực Xuân Mai. Tiểu đoàn 567 cơ động về Miếu Môn chặn địch trên đường 21. Ngày 2 tháng 12, địch cho một trung đoàn lập vị trí Đầm Huống ở nam đường 6, đồng thời lập 1.000 quân cơ động (có hai phần ba là Âu - Phi), hai pháo 105mm tập trung ở Xuân Mai, Đồng Bái. Ngày 25 tháng 12, tiểu đoàn 567 và tiểu đoàn pháo tiến công tiêu diệt vị trí Đầm Huống. Trên mặt trận sông Đà: 16 giờ ngày 25 tháng 11, trung đoàn 209 tiến công và bao vây Mỏ Hẽm, Suối Rút đến sáng 28 thì tiêu diệt hai vị trí. Từ 23 đến 28, để cứu nguy, địch phải dùng máy bay đánh phá, thả dù tiếp tế và đưa lực lượng lên đóng lại vị trí Mỏ Hẽm và tăng viện cho Chợ Bờ một tiểu đoàn Âu - Phi do trung tá Len-nuy-ơ chỉ huy. Tiểu đoàn 154 thuộc trung đoàn 209 đánh phục kích, diệt một trung đội quân tăng viện tại Bến Bưởi. Phán đoán quân địch ở vị trí Mỏ Hẽm là quân cơ động, chúng không thể ở lâu, sẽ có quân khác lên thay, trung đoàn 209 do trung đoàn trưởng Lê Trọng Tấn chỉ huy, để lại một tiểu đoàn vây hãm vị trí, còn lại phần lớn lực lượng bố trí trên đường số 6, đoạn chợ Bờ - Mỏ Hẽm. Ngày 6 tháng 12, khi địch rút qua, ta đã nổ súng tiêu diệt hoàn toàn đại đội 4 tiểu đoàn 1 trung đoàn lê dương 5. Ngày 14 tháng 12, tiểu đoàn 154 và lực lượng pháo binh, phòng không, công binh tăng cường bao vây chuẩn bị tiến công hai đại đội địch ở Chợ Bờ. Đánh lần một không thành, Bộ chỉ huy mặt trận điều thêm tiểu đoàn 930 nhưng tiến công cũng không thành công. Tiểu đoàn 154 rút về Khả Cầu, tiểu đoàn 930 tiếp tục bao vây. Mặt trận đường số 12: Ngày 29 và 30 tháng 11, trung đoàn 9 tiêu diệt vị trí Tử Nê và Đồi Bóng. Địch hoang mang rút khỏi các đồn nhỏ về tập trung ở các vị trí lớn như Mang Luông, Khang rút về Toàn Thắng, Nghẹ rút về Cao Phong, Đầm rút về Vụ Bản. Ngày 10 tháng 12, quân ngụy ở Toàn Thắng và ngày 25 tháng 12 ở Cổ Lũng giết đồn trưởng và mang vũ khí ra hàng. Địch lập một đại đội cơ động (có hai phần ba là lính lê dương) trên đường 12 từ Hoà Bình về Quy Hậu để yểm hộ cho Bưng và Cao Phong. Đợt 1 chiến dịch kết thúc, trung đoàn 9 rút về Cẩm Thuỷ chuẩn bị cho đợt 2. Đợt 2 (từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 30 tháng 1 năm 1950): Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Bộ chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm tiêu diệt Vụ Bản. Trên mặt trận Đường số 6: Ngày 16 tháng 1, tiểu đoàn 136 cùng bộ đội địa phương dùng nội ứng tiêu diệt hoàn toàn vị trí Rậm. Mặt trận Đường 12: Ngày 17 tháng 1, pháo ta bắn vào Vụ Bản, Chiềng Vang. Địch cho một tiểu đoàn (thiếu một đại đội) từ Hoà Bình xuống Khang và Toàn Thắng. Tiểu đoàn 353 trung đoàn 9 lên bố trí tại Nghẹ đề phòng địch từ Toàn Thắng tăng viện cho Vụ Bản. Địch rút đồn Thân Thương (tiền đồn) về Vang. 24 giờ ngày 19 tháng 1, ta tiến công Vụ Bản không thành công. Địch từ Quy Hậu tăng viện cho Vụ Bản một đại đội, bị trung đoàn 9 chặn đánh, ngày 21 tháng 1, chúng mới tới được Vụ Bản. Địch thả dù tiếp tế cho Vụ Bản và Vang, máy bay oanh tạc vào trận địa của quân ta. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết tâm tiến công lần thứ 2 vào Vụ Bản đêm 29 tháng 1 nhưng không thành công. Cùng ngày, trung đoàn 48 tiến công tiêu diệt vị trí Mát. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Bộ chỉ huy ra lệnh kết thúc chiến dịch. Kết quả: Ta diệt 11 vị trí, bức rút 13 vị trí. Địch chết 830 tên, bị thương 351 tên, bị bắt và hàng 366 tên, tan rã 73 tên. Ta thu 407 súng trường, 51 liên thanh, sáu cối. Ta hy sinh 104 đồng chí, bị thương 208 và bị bắt ba đồng chí. Chiến dịch Lê Lợi được chuẩn bị chu đáo, bộ đội có quyết tâm cao. Đợt 1 mở màn đạt hiệu suất cao. Nhưng trên hướng chủ yếu của chiến dịch, sự chỉ đạo, chỉ huy không khai thác hết khả năng đánh điểm, vây điểm để diệt viện. Sau khi cát cứ điểm Đồng Bến, Tử Nê, Đồi Bóng, nhất là Đầm Huống bị diệt, địch co về các vị trí lớn và tăng viện từ Hà Nội lên nhưng ta chỉ đánh được một trận phục kích, diệt được một đại đội ở Bủng Chiêng. Cán bộ và chiến sĩ vẫn tồn tại khuynh hướng ham tiến công vị trí, kể cả khi địch đã tăng quân, sức ta đã giảm, nên việc triển khai lực lượng đánh viện chưa đầy đủ, hạn chế hiệu suất chiến đấu. Riêng trên hướng thứ yếu, trung đoàn 209 lúc đầu bỏ lỡ cơ hội diệt địch ngoài công sự khi chúng tăng viện cho Chợ Bờ, sau đó đã biết chuyển hướng hoạt động, hình thành thế trận vừa bao vây Chợ Bờ, Mỏ Hẽm vừa bố trí lực lượng phục kích nên ngày 16 tháng 12 đã diệt được hai đại đội Âu - Phi khi chúng rút về Chợ Bờ; đồng thời đẩy địch vào tình thế hoàn toàn bất lợi - chiếm đóng hay rút chạy khỏi Mỏ Hẽm, đều dễ bị tiêu diệt. Kết quả chiến dịch tuy không đạt được tất cả mục tiêu đã đề ra, chưa khai thông được đường 6, nối Việt Bắc với Khu 3, Khu 4; chưa phá tan được ngụy Mường, nhưng ta đã diệt được 10 vị trí, bức rút 13 vị trí khác, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch, phá vỡ những mảng lớn cơ sở của địch, đánh mạnh vào kế hoạch lập xứ Mường tự trị và tinh thần lính ngụy người Mường; phá được một phần thế uy hiếp của địch đối với phía tây Liên khu 3, bước đầu mở được đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Thanh - Nghệ; xây dựng được cơ sở của ta trong địa bàn; nhất là trình độ chỉ huy và khả năng tác chiến của bộ đội đã tiến một bước đáng kể, tạo ra những yếu tố cơ bản để chuyển sang thời kỳ mới của cách mạng: Tổng phản công. |
|||
Nhận xét
Đăng nhận xét