Chuyển đến nội dung chính

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 4

(ĐC sưu tầm trên NET)
10 - Muhammad ibn Musa al-Khwarizmi
780-850
Iran
Khoa Học Máy Tính, Toán Học, Thiên Văn Học, địa Lý

Muhammad ibn Mūsā al-Khwārizmī

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Muhammad ibn Mūsā al-Khwārizmī
1983 CPA 5426 (1).png
Con tem phát hành vào ngày 6 tháng 9 năm 1983 tại Liên Xô, kỷ niệm sinh nhật khoảng 1200 năm của al-Khwārizmī.
Sinh khoảng 780
Mất khoảng 850
Muḥammad ibn Mūsā al-Khwārizmī  là một nhà toán học, thiên văn học, chiêm tinh họcđịa lý học Ba Tư  Ông sinh vào khoản năm 780 tại Khwārizm[ , khi đó thuộc Đế quốc Ba Tư (ngày nay là Khiva, Uzbekistan) và mất khoảng năm 850. Hầu như cả đời, ông là nhà thông tháiNgôi nhà của sự uyên bác tại Bagdad.
Cuốn Đại số là cuốn sách đầu tiên viết về cách giải có hệ thống phương trình bậc bốntuyến tính. Nhờ đó ông được xem là cha đẻ của ngành đại số , một danh hiệu được chia sẻ chung với Diophantus. Các bản dịch sang tiếng Latin cuốn sách Số học của ông, viết về số Ấn Độ, đã giới thiệu hệ thống số vị trí thập phân cho thế giới phương Tây trong thế kỷ thứ mười hai . Ông đã khảo sát và cập nhật cuốn Địa lý của Ptolemy cũng như viết một vài tác phẩm về thiên văn học và chiêm tinh học.
Những đóng góp của ông không chỉ có ảnh hưởng rất lớn đến toán học, mà còn cả về ngôn ngữ. Từ đại số (algebra) xuất phát từ al-jabr, một trong hai phép toán được dùng để giải phương trình bậc bốn, như ông đã mô tả trong sách. Từ algorismalgorithm (thuật toán) xuất phát từ chữ Algoritmi, La tinh hóa tên của ông  Tên ông còn là nguồn gốc của từ tiếng Tây Ban Nha guarismo  và của tiếng Bồ Đào Nha algarismo, đều có nghĩa là chữ số.

Cuộc đời

Ông sinh ra trong một gia đình người Ba Tư Chorasmia  Có ít thông tin chi tiết về cuộc đời của al-Khwārizmī. Tên ông có thể cho biết rằng ông đến từ Khwarezm (Khiva), Đại Khorasan, khu vực này nằm ở phía đông của Đại Iran, nay là tỉnh Xorazm thuộc Uzbekistan.

Cống hiến


Một trang trong cuốn Đại số của al-Khwārizmī.
Những cống hiến của Al-Khwārizmī' trong các lĩnh vực như toán học, địa lý, thiên văn học, và bản đồ học đã thiết lập nên nền tảng cho các phát minh về đại sốlượng giác.
Phương pháp tiếp cận có hệ thống của ông để giải phương trình tuyến tính và phương trình bậc hai phát triển thành đại số (algebra), một từ có nguồn gốc từ tiêu đề của cuốn sách viết năm 830 của ông về đề tài này, "Cuốn cẩm nang về tính toán bằng hoàn thiện và cân bằng" (Al-Kitab al-fi mukhtasar hisab al-jabr wa'l-muqabala الكتاب المختصر في حساب الجبر والمقابلة).
Cuốn sách Tính toán với Chữ số Hindu ông viết năm 825 là lý do chính cho việc truyền bá hệ thống chữ số của Ấn Độ phổ biến khắp Trung Đôngchâu Âu. Nó đã được dịch sang tiếng Latinh là Algoritmi de numero Indorum. Al-Khwarizmi, viết theo tiếng Latin thành Algoritmi, dẫn đến thuật ngữ "algorithm" (thuật toán).
Một số công trình của ông dựa trên thiên văn học Ba Tư và Babylon, số đếm Ấn Độ, và toán học Hy Lạp.
Al-Khwārizmī đã hệ thống hóa và chính xác dữ liệu của Ptolemy cho châu phi và Trung Đông. Một quyển sách quan trọng khác là Kitab surat al-ard ("Hình ảnh của Trái Đất"; được dịch thành Địa lý học), nêu các tọa độ của các nơi dựa trên tọa độ địa lý của Ptolemy nhưng có hiệu chỉnh dữ liệu cho vùng Địa Trung Hải, châu Á và châu Phi.
Ông cũng viết về các thiết bị cơ khí như thiết bị đo tinh túđồng hồ mặt trời.
Anh hỗ trợ một dự án để xác định chu vi của Trái Đất và trong việc thành lập một bản đồ thế giới cho al-Ma'mun, giám sát 70 nhà địa lý.
Vào đầu thế kỷ 12, các công trình của ông được phổ biến đến châu Âu qua các bản dịch tiếng Latin, và nó đã có những tác động sâu sắc đến sự tiến bộ về toán học ở châu Âu. Ông đã du nhập con số Ả Rập vào tiếng Latin West, dựa trên một hệ thống vị trí giá trị số thập phân phát triển từ các tài liệu của Ấn Độ.

Đại số

Trái: Bản gốc tiếng Ả Rập cuốn Đại số của Al-Khwarizmi. Phải: Một trang của cuốn Đại số của Al-Khwarizmi, Fredrick Rosen dịch ra tiếng Anh.
Trái: Bản gốc tiếng Ả Rập cuốn Đại số của Al-Khwarizmi. Phải: Một trang của cuốn Đại số của Al-Khwarizmi, Fredrick Rosen dịch ra tiếng Anh.
Trái: Bản gốc tiếng Ả Rập cuốn Đại số của Al-Khwarizmi. Phải: Một trang của cuốn Đại số của Al-Khwarizmi, Fredrick Rosen dịch ra tiếng Anh.
Al-Kitab al-Fi mukhtaṣar ḥisāb al-jabr wa-l-muqābala (tiếng Ả Rập: الكتاب المختصر في حساب الجبر والمقابلة, "Cuốn cẩm nang về tính toán bằng hoàn thiện và cân bằng ') là một cuốn sách toán học được viết khoảng năm 830. Cuốn sách được viết với sự khuyến khích của Caliph al-Ma'mun như một tác phẩm nổi tiếng về tính toán và có đầy đủ các ví dụ và các ứng dụng cho một loạt các bài toán trong thương mại, khảo sát và thừa kế hợp pháp.  Từ algebra (đại số) có nguồn gốc từ tên của một trong những phép toán cơ bản với phương trình (al-jabr, có nghĩa là "phục hồi", đề cập đến việc thêm một số cho cả hai bên của phương trình để xóa bỏ các dấu trừ) được mô tả trong cuốn sách này. Cuốn sách đã được Robert ở Chester (Segovia, 1145) và Gerard của Cremona dịch sang tiếng Latin với tên Liber algebrae et almucabala. Do vậy từ "đại số"-algebra đã phát sinh từ chữ al-jabr này. Một bản sao tiếng Ả Rập duy nhất được lưu giữ tại Oxford và đã được F. Rosen dịch vào năm 1831. Một bản dịch tiếng Latin được lưu giữ ở Cambridge.

Tượng al-Khwarizmi

Al-Khwarizmi

Trong một số quốc gia, người ta dùng chữ số Hindu-Ả Rập để cân trọng lượng hoặc tính giá thực phẩm. Tại sao gọi là “chữ số Hindu-Ả Rập”? Cơ sở của hệ số đếm hiện đại trong đó dùng chữ số từ 0 đến 9 dường như được triển khai ở Ấn Độ, được các học giả thời trung cổ viết bằng tiếng Ả Rập và du nhập vào phương Tây. Nổi bật nhất trong số những người này là Muhammad ibn-Musa al-Khwarizmi. Rất có thể ông sinh khoảng năm 780 công nguyên, ở nơi hiện nay là Uzbekistan. Al-Khwarizmi được gọi là “nhân tài lỗi lạc của toán học Ả Rập”. Tại sao ông xứng đáng nhận danh hiệu này?

“NHÂN TÀI LỖI LẠC CỦA TOÁN HỌC Ả RẬP”

Al-Khwarizmi viết về những ứng dụng thực tế của số thập phân, cũng như giải thích rõ ràng và phổ biến một phương pháp để giải quyết vài vấn đề về toán học. Ông giải thích phương pháp này trong cuốn sách “Tính toán bằng hoàn thiện và cân bằng” (Kitab al-jabr wa’l-muqabala). Từ “al-jabr” trong tựa sách sau này được dịch ra tiếng Anh là “algebra” (đại số). Nhà văn chuyên viết về khoa học là Ehsan Masood cho biết đại số được xem là “một công cụ toán học quan trọng nhất từng được phát minh và củng cố mọi mặt của khoa học”.  


Một nhà văn nói dí dỏm: “Vô số thế hệ sinh viên mong ước rằng [al-Khwarizmi] đừng lập ra các phương trình này”. Nhưng dù sao đi nữa, al-Khwarizmi cho rằng mục đích của ông là giải thích các phương pháp để dễ tính toán trong thương mại, phân chia tài sản thừa kế và đo đạc địa hình v.v.
 Nhiều thế kỷ sau, các nhà toán học phương Tây, trong đó có Galileo và Fibonacci, rất xem trọng al-Khwarizmi vì ông giải thích rõ ràng về việc ứng dụng các phương trình. Lời giải thích của al-Khwarizmi đã mở đường cho việc nghiên cứu sâu hơn về đại số, số học và lượng giác. Lượng giác đã giúp các học giả ở Trung Đông có thể tính được giá trị các góc và cạnh của tam giác cũng như đẩy mạnh những nghiên cứu trong lĩnh vực thiên văn học. 
Đại số: “Một công cụ toán học quan trọng nhất từng được phát minh”
Dựa trên công trình nghiên cứu của al-Khwarizmi, nhiều người đã triển khai những cách mới để dùng các phân số thập phân và đi đầu trong việc tính diện tích và thể tích. Kiến trúc sư cũng như thợ xây vùng Trung Đông từ lâu đã quen thuộc với những phương pháp tiên tiến này trước các đồng nghiệp phương Tây trong thời Thập Tự Chinh. Sau này người phương Tây mang kiến thức ấy về quê hương và được những phu tù Hồi giáo trí thức và người nhập cư hướng dẫn.

TOÁN HỌC Ả RẬP LAN TRUYỀN

Với thời gian, công trình của al-Khwarizmi được dịch sang tiếng La-tinh. Nhà toán học người Ý Fibonacci (khoảng năm 1170-1250), cũng được biết là Leonardo của Pisa, nhìn chung được công nhận là người truyền bá hệ thống chữ số Hindu-Ả Rập ở phương Tây. Ông biết đến các chữ số này trong chuyến hành trình đến thế giới Địa Trung Hải và sau đó đã viết ra sách nói về phép tính (Book of Calculation).
Phải trải qua nhiều thế kỷ, lời giải thích của al-Khwarizmi mới trở nên phổ biến. Nhưng hiện nay các phương pháp của ông và những phương pháp toán học liên quan đã trở thành mấu chốt trong khoa học và kỹ thuật, chưa nói đến thương mại và công nghiệp.




11 - Gottfried Wilhelm Leibniz

1646-1716
Đức
Toán Học, Vật Lý
 

Gottfried Leibniz

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gottfried Wilhelm Leibniz

Gottfried Wilhelm Leibniz
Sinh 1 tháng 7 (21 tháng 6 Old Style) năm 1646
Leipzig, Flag of Electoral Saxony.svg Electorate of Saxony
Mất 14 tháng 11, 1716
Hannover, Hannover
Ngành Nhà toán họcTriết gia tự nhiên
Nơi công tác Đại học Leipzig
Alma mater Đại học Altdorf
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Erhard Weigel
Các sinh viên nổi tiếng Jacob Bernoulli
Nổi tiếng vì Vi tích phân
Giải tích
Monad
Theodicy
Optimism
Ảnh hưởng bởi Plato, Aristotle, Thomas Aquinas, Francisco Suárez, René Descartes, Baruch Spinoza, Ramon Llull
Ảnh hưởng tới Nhiều nhà toán học, Christian Wolff, Immanuel Kant, Bertrand Russell, Martin Heidegger
Chữ ký
Gottfried Wilhelm Leibniz (cũng là Leibnitz hay là von Leibniz (1 tháng 7 (21 tháng 6 Old Style) năm 164614 tháng 11 năm 1716) là một nhà bác học người Đức với các tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latintiếng Pháp.
Ông được giáo dục về luậttriết học, và phục vụ như là factotum cho hai gia đình quý tộc lớn người Đức, Leibniz đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn đề ngoại giao trong thời đại của ông. Ông chiếm vị trí quan trọng ngang nhau trong cả lịch sử triết họclịch sử toán học. Ông khám phá ra vi tích phân độc lập với Isaac Newton, và kí hiệu của ông được sử dụng rộng rãi từ đó. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại. Trong triết học, ông được nhớ đến nhiều nhất với chủ nghĩa lạc quan, i.e., kết luận của ông là vũ trụ của chúng ta là, trong một nghĩa giới hạn, là một vũ trụ tốt nhất mà God có thể tạo ra. Ông, cùng với René DescartesBaruch Spinoza, là một trong ba nhà lý luận (rationalist) nổi tiếng của thế kỉ 17, nhưng triết học của ông cũng nhìn ngược về truyền thống Scholastic và dự đoán trước logic hiện đại và triết học phân tích. Leibniz cũng có nhiều đóng góp lớn vào vật lýkỹ thuật, và dự đoán những khái niệm sau này nổi lên trong sinh học, y học, địa chất, lý thuyết xác suất, tâm lý học, ngôn ngữ họccông nghệ thông tin. Ông cũng viết về chính trị, luật, đạo đức học, thần học, lịch sửngữ văn, đôi khi làm cả vài câu thơ. Đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau xuất hiện rải rác trong các tạp chí và trong trên mười ngàn lá thư và những bản thảo chưa xuất bản. Nhiều bản thảo của ông được viết bằng tốc kí sử dụng sáng chế của riêng ông sử dụng số nhị phân để mã hóa các chuỗi kí tự. Cho đến nay, không có sưu tập đầy đủ về những tác phẩm và bản thảo của Leibniz, và do đó thống kê hết những thành tựu ông đạt được là không thể biết được.

Tiểu sử

Tóm tắt sự nghiệp của Leibniz:

Đầu đời

Gottfried Leibniz được sinh ra vào 1 tháng 7 năm 1646 ở Leipzig cha là Friedrich Leibniz và mẹ là Catherina Schmuck. Sau này, ông thường kí tên là "von Leibniz", và trong nhiều tái bản của các tác phẩm của ông sau khi ông qua đời người ta thường in tên ông ở trang bìa là "Freiherr [Bá tước] G. W. von Leibniz." Nhưng không có tài liệu nào khẳng định ông được phong danh hiệu quý tộc .
Khi Leibniz lên sáu tuổi, cha của ông, một Giáo sư Triết học Đạo đức tại Đại học Leipzig, qua đời, để lại một thư viện cá nhân mà Leibniz được tự do đi vào đọc từ năm lên bảy tuổi. Đến năm 12 tuổi, ông đã tự học tiếng Latin, mà ông đã sử dụng thoải mái cho đến suốt đời, và bắt đầu học tiếng Hy Lạp.
Ông vào học đại học trường của cha ông vào năm 14 tuổi, và hoàn thành bằng đại học năm 20 tuổi, chuyên về luật và nắm vững các khóa học đại học trong các môn cổ điển, logic, triết học. Tuy nhiên, giáo dục của ông về toán không thỏa mãn tiêu chuẩn của Pháp và của Anh. Vào năm 1666 (20 tuổi), ông xuất bản cuốn sách đầu tiên của ông, cũng là luận án habilitation của ông về triết học, De Arte Combinatoria (Về nghệ thuật tổ hợp). Khi Leipzig từ chối không bảo đảm một vị trí giảng dạy về luật sau khi ông tốt nghiệp, Leibniz đã trình luận án mà ông dự tính nộp cho Leipzig sang đại học khác, Đại học Altdorf, và có được bằng tiến sĩ luật trong vòng 5 tháng. Sau đó ông từ chối một ví trí giảng dạy tại Altdorf, và trải quãng đời còn lại phục vụ cho hai gia đình quý tộc lớn ở Đức.

1666–1674

Vị trí đầu tiên của Leibniz là một giả kim thuật được trả lương ở Nürnberg, cho dù là ông không biết gì về vấn đề đó cả. Không lâu sau đó ông gặp Johann Christian von Boineburg (1622–1672), bộ trưởng chính bị thất sủng của Tuyển hầu (Elector) của xứ Mainz, Johann Philipp von Schönborn. Von Boineburg thuê Leibniz làm trợ lý, và không lâu sau giảng hòa với Tuyển hầu và giới thiệu Leibniz cho ông ta. Leibniz liền thảo ra một bài luận về luật pháp để trình cho Tuyển hầu với hy vọng xin được việc làm. Chiến thuật đó thành công; vị Elector yêu cầu Leibniz giúp ông soạn thảo lại bộ luật cho tỉnh của ông. Vào năm 1669, Leibniz được bổ nhiệm Hội thẩm viên trong Tòa Thượng thẩm. Mặc dù von Boineburg mất cuối năm 1672, Leibniz vẫn được sử dụng bởi vợ của ông cho đến bà cho ông thôi việc vào năm 1674.
Von Boineburg đã làm nhiều việc để làm tăng danh tiếng của Leibniz, và những lá thư và các văn bản pháp lý soạn thảo bởi Leibniz đã bắt đầu thu hút những sự chú ý thuận lợi. Phục vụ của Leibniz đối với Tuyển hầu về sau đã có vai trò trong ngoại giao. Ông xuất bản một bài viết, dưới bút danh của một nhà quý tộc người Ba Lan không có thật, biện luận cho (nhưng không thành công) một ứng viên người Đức cho hoàng gia Ba Lan. Chính trị châu Âu trong thời trưởng thành của Leibniz là tham vọng của vua Louis XIV của Pháp, được sự trợ giúp của sức mạnh quân sự và kinh tế của Pháp. Trong khi đó, cuộc Chiến tranh ba mươi năm đã làm những vùng châu Âu nói tiếng Đức kiệt quệ, phân rã, và lạc hậu về kinh tế. Leibniz đề nghị bảo vệ vùng châu Âu nói tiếng Đức bằng cách làm phân tán sự chú ý của Louis bằng cách sau. Pháp sẽ được mời đánh chiếm Ai Cập như là một bước tiến vững chắc để dần đi đến việc chinh phục Đông Ấn của Hà Lan. Đổi lại, Pháp phải đồng ý không quấy phá Đức và Hà Lan. Kế hoạch này đã được Tuyển hầu ủng hộ một cách cảnh giác. Vào năm 1672, nhà nước Pháp đã mời Leibniz đến Paris để thảo luận, những dự tính đó không thành do các sự kiện sau đó và việc đó không còn quan trọng nữa. Napoleon đã thất bại trong việc xâm lược Ai Cập vào năm 1798 có thể xem như là một sự thi hành không thành công dự tính của Leibniz.
Do đó Leibniz bắt đầu trải qua vài năm ở Paris, trong thời gian đó ông đã mở rộng hẳn kiến thức về toán và vật lý của ông, và bắt đầu đóng góp vào cả hai ngành. Ông đã gặp MalebrancheAntoine Arnauld, những triết gia hàng đầu của Pháp vào thời điểm đó, và nghiên cứu những tác phẩm của René DescartesBlaise Pascal, cả những bản thảo chưa xuất bản cũng như những cuốn đã xuất bản. Ông làm bạn với một nhà toán học người Đức, Ehrenfried Walther von Tschirnhaus; họ liên lạc với nhau cho đến cuối đời. Đặc biệt là Leibniz đã làm quen với nhà vật lý và toán học người Hà LanChristiaan Huygens, lúc đó khả nổi ở Paris. Ngay sau khi đến Paris, Leibniz đã thức tỉnh; kiến thức của ông về toán và vật lý rất rời rạc. Với Huygens như là người hướng dẫn, ông bắt đầu một chương trình tự học mà không lâu sau đã đem lại kết quả là ông bắt đầu có những đóng góp lớn cho cả hai ngành đó, bao gồm cả việc đưa ra vi phântích phân theo ý của ông.
Khi mọi việc rõ ràng rằng Pháp sẽ không thi hành kế hoạch về Ai Cập như là theo đề nghị của Leibniz, vị Tuyển hầu gửi cháu ông, tháp tùng bởi Leibniz, trong một nhiệm vụ liên quan tới nhà nước Anh ở London, đầu năm 1673. Nơi đó Leibniz đã làm quen với Henry OldenburgJohn Collins. Sau khi trình bày cho Hiệp hội Hoàng gia (Royal Society) một loại máy tính mà ông thiết kế và xây dựng từ năm 1670, loại máy đầu tiên có thể tính được 4 phép toán cơ bản, Hiệp hội đã phong ông làm thành viên nước ngoài. Chuyến đi đã kết thúc đột ngột khi tin về Tuyển hầu qua đời đưa tới, và Leibniz phải quay lại Paris ngay sau đó mà không phải Mainz như đã dự tính trước.
Cái chết đột ngột của hai nhà bảo trợ Leibniz trong cùng một mùa đông đồng nghĩa với việc Leibniz phải đi tìm một cơ sở mới cho sự nghiệp của ông. Về việc đó, một lời mời năm 1669 từ Công tước xứ Brunswick để ghé thăm Hanover đã được xem là bước ngoặt. Leibniz khước từ lời mời, nhưng bắt đầu liên lạc với vị Công tước năm 1671. Vào năm 1673, Công tước phong cho ông chức Cố vấn mà Leibniz miễn cưỡng chấp nhận 2 năm sau đó, chỉ sau khi mọi việc rõ ràng là không có việc làm ở Paris, nơi ông có những cảm hứng về khoa học, hay là với triều đình Hapsburg sắp tới.

Hoàng tộc Hannover 1676–1716

Leibniz trì hoãn chuyến đi đến Hannover cho tới cuối năm 1676, sau khi làm một chuyến đi ngắn tới London, nơi mà có lẽ ông đã được xem một số công trình chưa xuất bản của Newton về vi tích phân. Sự kiện này dường như đã ủng hộ những lời cáo buộc, xảy ra nhiều thập kỉ sau đó, rằng ông đã ăn cắp vi tích phân từ Newton. Trong chuyến đi từ London đến Hannover, Leibniz dừng lại ở Den Haag nơi ông đã gặp Leeuwenhoek, người đã khám phá ra vi sinh vật (microorganisms). Ông cũng trải qua vài ngày tranh luận hăng say với Spinoza, người vừa mới hoàn thành tác phẩm chính, Đạo đức. Leibniz kính trọng kiến thức của Spinoza, nhưng không hài lòng với những kết luận của ông mâu thuẫn với giáo lý Thiên chúa giáo.
Năm 1677, ông được thăng chức, theo yêu cầu của ông, lên chức Privy Counselor of Justice, một vị trí ông nắm giữ cho tới cuối đời. Leibniz đã phục vụ ba đời cai trị liên tiếp của hoàng tộc Brunswick như là sử gia, cố vấn chính trị, và sau hết, như là quản thư cho thư viện của công tước. Từ dạo đó ông đã sử dụng ngòi bút của mình trên tất cả các vấn đề khác nhau liên quan tới chính trị, lịch sửthần học có liên quan tới Hoàng tộc Brunswick; các tài liệu đó làm thành một phần có giá trị đối với lịch sử trong giai đoạn đó.
Trong một vài người ở miền bắc nước Đức đón tiếp Leibniz nồng nhiệt là Nữ Tuyển hầu tước (Electress) Sophia xứ Hanover (1630–1714), con gái bà là Sophia Charlotte xứ Hanover (1668–1705), Hoàng hậu Phổ và đồ đệ trung thành của bà, và Caroline xứ Ansbach, người tình của cháu nội bà, vua George II tương lai. Đối với những người phụ nữ này ông vừa là bạn, cố vấn, và liên lạc viên. Đổi lại, họ nồng nhiệt với ông hơn là chồng của họ và cả vua trong tương lai George I của Anh . Tỷ như Hoàng hậu Sophia Charlotte nước Phổ, bà thích đàm luận với Leibniz hơn hẳn bất kỳ một yến tiệc linh đình nào trong cung đình xa hoa của Vua Friedrich I khi đó.
Dân số của Hannover chỉ vào khoảng 10.000, đã tầm vóc nhỏ bé của nó cuối cùng đã làm Leibniz không hài lòng. Tuy vậy, là một đại thần của Hoàng tộc Brunswick là một vinh dự, đặc biệt là uy tín của Hoàng tộc đó tăng đáng kể trong thời gian Leibniz liên hệ với họ. Vào năm 1692, Công tước của Brunswick trở thành Tuyển hầu theo thừa kế của Thánh chế La Mã. Bộ luật Hòa giải 1701 của Anh đã chỉ định Nữ tuyển hầu Sophia và con cháu của bà như là thành viên hoàng gia của Liên hiệp Anh, khi cả Vua William III và em dâu và cũng là người kế ngôi ông, Hoàng hậu Anne, qua đời. Leibniz đã đóng một vai trò trong việc đề ra và các thương lượng dẫn tới bộ luật đó, nhưng không luôn luôn mang lại hiệu quả. Chẳng hạn, một vài thứ ông xuất bản giấu tên ở Anh, nghĩ rằng sẽ đem lại lợi ích cho hoàng tộc Brunswick, bị kiểm duyệt chính thức bởi Quốc hội Anh.
Gia tộc Brunswick đã có những ưu đãi đáng kể với những công sức mà Leibniz dành cho những theo đuổi về khoa học mà không liên quan gì đến việc triều đình, những việc chẳng hạn như hoàn thiện vi tích phân, viết về những loại toán khác, logic, vật lý, và triết học, và trao đổi thư từ với rất nhiều người. Ông bắt đầu nghiên cứu về vi tích phân trong năm 1674; những chứng cứ sớm nhất là những bài toán ông sử dụng nó còn lại trong những cuốn sổ tay của ông năm 1675. Cho tới năm 1677 ông đã có một hệ thống hoàn thiện trong tay, nhưng không xuất bản nó cho tới năm 1684. Những bài báo về toán quan trọng nhất của ông được xuất bản trong giai đoạn 1682 và 1692, thường là trong tạp chí ông và Otto Mencke sáng lập năm 1682, tạp chí Acta Eruditorum. Tạp chí này đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao uy tín khoa học và toán học của ông, và hệ quả là nâng cao uy tín của ông trong ngoại giao, lịch sử, thần học và triết học.
Tuyển hầu Ernst August thuê Leibniz viết về lịch sử của Hoàng tộc Brunswick, truy ngược về thời gian của Charlemagne hay là xưa hơn nữa, hy vọng là cuốn sách khi hoàn thành sẽ đẩy mạnh thêm những tham vọng đế vương của ông ta. Từ 1687 đến 1690, Leibniz đi khắp nơi trong nước Đức, ÁoÝ, tìm kiếm những tư liệu cho công trình này. Nhiều thập kỉ trôi qua nhưng cuốn sách lịch sử không hề xuất hiện; vị Tuyển hầu kế tiếp khá bực mình với sự sao nhãng rõ rệt của Leibniz. Leibniz không bao giờ hoàn thành công trình này, một phần vì một số lượng lớn những công trình trên các lãnh vực khác nhau của ông được xuất bản, nhưng cũng một phần vì ông nhất định muốn viết một cuốn sách uyên bác dựa trên tài liệu được nghiên cứu kỹ lưỡng, trong khi những người tài trợ ông chỉ cần ông viết một cuốn sách nhỏ ở tầm mức phổ thông, một cuốn sách có lẽ là giống như gia phả với những lời bình luận, được hoàn thành trong ba năm hay ngắn hơn. Họ không biết rằng thật ra ông đã thi hành phần lớn những công việc mà ông được giao: khi các tư liệu mà Leibniz đã viết ra và sưu tầm về lịch sử của Hoàng tộc Brunswick cuối cùng cũng được xuất bản vào thế kỉ 19, nó gồm tới 3 tập.
Năm 1711, John Keill, viết trong tạp chí của Hội Hoàng gia (Royal Society) và với sự ủng hộ của Newton, đã cáo buộc Leibniz ăn cắp vi tích phân từ Newton. Do đó đã bắt đầu cuộc tranh cãi ai khám phá vi tích phân đầu tiên đã làm tối đi quãng đời còn lại của Leibniz. Một cuộc điều tra chính thức bởi Hội Hoàng gia (trong đó Newton là một người tham dự nhưng không công khai), đã diễn ra để đáp lại yêu cầu của Leibniz là Keill phải rút lại lời cáo buộc đó. Các nhà viết sử toán học từ 1900 trở đi đã thừa nhận Leibniz vô tội, chỉ ra những khác biệt quan trọng giữa hai phiên bản vi tích phân của Leibniz và Newton.
Năm 1711, trong khi du hành phía bắc châu Âu, Sa hoàng Peter Đại Đế (Nga) dừng chân ở Hannover và gặp Leibniz, và Leibniz bắt đầu tìm hiểu về số vấn đề liên quan tới Nga trong quãng đời còn lại của ông. Năm 1712, Leibniz bắt đầu cư trú tại Viên trong hai năm, nơi ông được bổ nhiệm làm cố vấn triều đình cho hoàng tộc Habsburg. Khi Hoàng hậu Anne qua đời năm 1714, Tuyển hầu Georg Ludwig trở thành Vua George I của Anh, dưới các điều khoản của Act of Settlement năm 1701. Mặc dù Leibniz đã làm rất nhiều để sự kiện này diễn ra, công lao to lớn của ông không được công nhận. Mặc cho sự can thiệp của Công chúa xứ Wales, Caroline của Ansbach, George I đã cấm Leibniz không được đi theo ông đến London cho đến khi ông hoàn thành ít nhất là một tập của cuốn sách viết về lịch sử của hoàng tộc Brunswick mà cha ông đã thuê Leibniz viết gần 30 năm trước đó. Hơn thế nữa, nếu George I mời cả Leibniz vào triều đình của ông ta ở London thì đó sẽ là một điều trêu chọc Newton, người được xem như đã chiến thắng trong cuộc tranh cãi ai phát minh ra vi tích phân trước và cũng là một người có địa vị cao trong hoàng tộc Anh. Cuối cùng, người bạn thân và cũng là người bảo vệ ông, Nữ Tuyển hầu tước Sophia, qua đời năm 1714.
Leibniz qua đời ở Hannover năm 1716: vào lúc đó, ông bị thất sủng cho đến nỗi mà cả George I (người tình cờ ở gần Hannover vào lúc đó) cũng như các quan trong triều nào đến dự đám tang của ông, chỉ có người thư kí riêng của ông dự tang. Mặc dù Leibniz là thành viên cả đời của Hiệp hội Hoàng gia Anh và của Viện hàn lâm khoa học Berlin, cả hai tổ chức đó đều không đứng ra tổ chức tang lễ cho ông. Mộ của ông không được đánh dấu trong hơn 50 năm. Leibniz được đọc điếu văn bởi Fontenelle, trước Viện Hàn lâm khoa học Pháp (Academie des Sciences) ở Paris, nơi đã công nhận ông là một thành viên nước ngoài vào năm 1700. Bản điếu văn được viết theo lệnh của nữ công tước của Orlean, cháu gái của Nữ Tuyển hầu Sophia.
Leibniz không bao giờ lập gia đình. Đôi lúc ông phàn nàn về tiền nong, nhưng khoản tiền không nhỏ mà ông để lại cho người thừa kế duy nhất của ông, con trai kế của em gái ông, chứng tỏ là hoàng tộc Brunswick đã trả lương ông khá hậu. Trong những cố gắng về ngoại giao, đôi khi ông đứng trên vùng ranh của những người không theo nguyên tắc nào cả, hành vi khá phổ biến của những nhà ngoại giao thời đó. Trong một vài lần, Leibniz sửa lại ngày tháng và thay đổi những ghi chép cá nhân, những hành động không thể được tha thứ hay bảo vệ và đã đặt ông vào tư thế bất lợi trong cuộc tranh cãi về vi tích phân. Mặt khác, ông khá nồng hậu và cư xử tốt, với nhiều bạn bè và nhiều người kính nể trên toàn châu Âu.
Được xem là một thiên tài,  Leibniz chủ yếu viết bằng ba thứ tiếng: Latin bác học (hơn 40%), Pháp (hơn 35%) và Đức (dưới 25%). Xuyên suốt cuộc đời mình, ông đã xuất bản nhiều cuốn sách nhỏ cũng như các bài viết học thuật, nhưng chỉ có hai cuốn sách tương đối triết lý là Combinatorial Art(Nghệ thuật kết hợp) vàThéodicée. (Ông xuất bản rất nhiều sách nhỏ, chủ yếu dưới dạng vô danh, trên danh nghĩa Quốc hội của Brunswick-Lüneburg, đáng chú ý nhất là cuốn "De jure suprematum" (tạm dịch là Tối cao pháp quyền), một tư tưởng về bản chất của tự trị). Vị Vua đa tài của nước Phổ là [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế (chính là cháu nội của Hoàng hậu Sophie Charlotte bạn ông) đam mê đọc tác phẩm của ông.
12 - Charles Darwin

1809-1882
 Sinh vật học

Charles Darwin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Charles Robert Darwin

Ở tuổi 51, Charles Darwin xuất bản cuốn
Về nguồn gốc các loài.
Sinh 12 tháng 2, 1809
Mount House, Shrewsbury, Shropshire, Anh
Mất 19 tháng 4, 1882 (73 tuổi)
Down House, Kent, Anh
Nơi cư trú Anh
Tôn giáo Church of England, though Unitarian family background, Agnostic sau 1851.
Ngành Nhà tự nhiên
Alma mater Đại học Edinburgh
Đại học Cambridge
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Adam Sedgwick
Nổi tiếng vì Nguồn gốc muôn loài
Chọn lọc tự nhiên
Giải thưởng Royal Medal (1853)
Huy chương Wollaston (1859)
Huy chương Copley (1864)

Charles Darwin
Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 180919 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung  qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.
Trong thời gian học ở Đại học Edingburgh, Darwin bỏ bê việc học y khoa để tìm hiểu những loài động vật biển có xương sống. Sau đó ông học ở Đại học Cambridge, ở đây người ta khuyến khích đam mê nghiên cứu khoa học  Trong suốt chuyến hành trình năm năm sau đó ông có những quan sát và lý thuyết ủng hộ cho ý tưởng thống nhất sinh học của Charles Lyell. Ông cũng trở thành tác giả nổi tiếng sau khi xuất bản nhật ký về chuyến hải hành. Tự vấn về sự phân bố của các loài hoang dã và các hóa thạch theo phân vùng địa lý, Darwin đã tìm hiểu về sự biến đổi hình thái của các loài và phát triển lý thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1838. Ông hoàn thành lý thuyết vào năm 1858. Khi đó Alfred Russel Wallace gởi đến ông bài luận cũng về ý tưởng như vậy. Sau đó cả hai cùng hợp tác để xuất bản lý thuyết này.
Cuốn sách Nguồn gốc muôn loài (On the Origin of Species, 1859) của ông nói rằng tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên . Ông kiểm định sự tiến hóa của loài người và chọn lọc giới tính trong các cuốn Dòng dõi của Con người (The Descent of Man), Quá trình Chọn lọc Liên quan đến Giới tính (Selection in Relation to Sex), sau đó là Biểu lộ Cảm xúc ở Con người và Loài vật (The Expression of Emotions in Man and Animals). Những nghiên cứu của ông về thực vật được xuất bản trong một loạt cuốn sách. Cuốn cuối cùng của ông là về các loài địa côn trùng và ảnh hưởng của chúng đối với đất. 
Để ghi nhận công lao to lớn của Darwin, ông là một trong năm người không thuộc Hoàng gia Anh của thế kỷ 19 được cử hành quốc tang và được chôn ở Westminster Abbey, cạnh mộ của John HerschelIsaac Newton.

Tuổi thơ và quá trình học tập

Charles Robert Darwin sinh ngày 12 tháng Hai năm 1809 tại Shrewbury, Shropshire, nước Anh. Darwin là con kế út trong gia đình khá giả có sáu người con.ông nội ông là một nhà bác học có những nghiên cứu rất sâu về động vật, thực vật,khoáng chất đồng thời ông là nhà phát minh,nhà triết học,thi sĩbác sĩ, còn ông ngoại là người nổi tiếng với phong cách vẽ màu trên đồ gốm hết sức nổi tiếng và độc đáo. Cha ông là bác sĩ và là nhà tài chính tên Robert Darwin, mẹ ông là Susannah Darwin. Ngay từ lúc tám tuổi, Charles đã được biết đến lịch sử tự nhiên và sưu tập. Tháng bảy năm 1817 mẹ ông qua đời. Từ tháng chín năm 1818 ông cùng anh trai học ở ngôi trường gần nhà.
Mùa hè năm 1825 Darwin làm bác sĩ tập sự cho cha ông để chữa trị những bệnh nhân nghèo ở Shropshire. Sau đó vào tháng mười ông cùng anh trai đến Đại học Edingburgh. Ông không thích những bài giảng và phẫu thuật nên bỏ bê việc học hành. Ông học việc nhồi xác động vật (taxidermy) từ John Edmonstone, một nô lệ da đen được trả tự do mà ông mô tả là "rất dễ chịu và thông minh".
Năm thứ hai ông tham gia Hội Plinian (Plinian Society), một nhóm sinh viên đam mê lịch sử tự nhiên. Ông giúp Robert Edmund Grant tìm hiểu về giải phẫu và vòng đời của các động vật biển có xương sống. Tháng ba năm 1827 ông trình bày trước Hội Plinian phát hiện của ông về bào tử sống trong vỏ sò thực ra là trứng đĩa (skate leech). Darwin không thích những giờ giảng lịch sử tự nhiên trên lớp vì nó đề cập đến địa lí và tranh luận NeptunismPlutonism. Ông học cách phân loại thực vật, tham gia sưu tập mẫu vật cho Bảo tàng Đại học - một trong những bảo tàng đồ sộ nhất châu Âu thời này.
Việc ông bỏ vê học hành y khoa làm cha ông nổi giận. Ông bị buộc vào trường Christ’s College, Cambridge để học cử nhân thần học, vì cha ông muốn con trai mình trở thành mục sư Anh giáo và đây là bước đầu để chuẩn bị. Darwin nhập học vào tháng Giêng năm 1828. Tuy nhiên, ông thích cưỡi ngựa săn bắn hơn học. Người anh em bà con giới thiệu ông với nhóm sưu tầm bọ. Ông hăng hái tham gia và có vài phát hiện được đăng trên tập Minh Họa Côn Trùng Học của Stevens. Ông là bạn thân đồng thời là môn đệ của giáo sư thực vật John Stevens Henslow. Ông có cơ hội gặp những nhà tự nhiên học hàng đầu khác. Mặc dù lơ là việc học nhưng ông cũng tập trung chăm chỉ khi các kỳ thi đến gần. Trong kỳ thi cuối khóa tháng Giêng năm 1831 ông làm bài tốt và đỗ hạng mười trong tổng số 178 sinh viên tốt nghiệp.
Darwin ở Cambridge tới tháng sáu năm đó. Ông học thuyết tự nhiên của Paley - lý thuyết đề cập đến vấn đề thừa kế trong tự nhiên và giải thích thích nghi là tác động của Chúa thông qua những quy luật tự nhiên. Ông đọc cuốn sách mới xuất bản của John Herchel nói về mục đích cao cả nhất của triết học tự nhiên là hiểu những quy luật của nó thông qua lý luận quy nạp dựa trên quan sát. Ông còn đọc cuốn Personal Narrative của Alexander von Humboldt. Với nhiệt huyết muốn cống hiến cho khoa học, Darwin dự định học xong sẽ đến Tenerife cùng bạn bè để nghiên cứu lịch sử tự nhiên vùng nhiệt đới. Để chuẩn bị cho chuyến đi, ông đã theo học lớp địa lý của Adam Sedgwick, sau đó cùng ông này đi lập bản đồ địa tầng ở Wales trong mùa hè. Ông trở về nhà và nhận được thư giới thiệu của Henslow cho vị trí nhà tự nhiên học trên tàu MHS Beagle đi thám hiểm và vẽ bản đồ bờ biển Nam Mỹ. Cha của Darwin lúc đầu phản đối kế hoạch vì ông cho rằng chuyến đi chỉ lãng phí thời gian. Sau đó, em rể ông thuyết phục để Darwin đi và cuối cùng ông cũng chấp nhận.

Hành trình của tàu Beagle

Chuyến hành trình lập bản đồ bờ biển kéo dài năm năm. Trong suốt thời gian này Darwin dành thời gian ở trên đất liền để tìm hiểu địa lí và sưu tập lịch sử tự nhiên. Ông ghi chép cẩn thận những quan sát và những giả thuyết của mình. Ông thường xuyên gửi những mẩu vật đến Cambridge và thư viết về nhật ký hành trình cho gia đình. Mặc dù thường xuyên bị say sóng, nhưng đa số ghi chép về động vật học của ông liên quan đến các loài động vật biển có xương sống.
Trong chuyến dừng chân đầu tiên ở St Jago, Darwin phát hiện được nhiều vỏ sò biển trên vách đá núi lửa. Thuyền trưởng FitzRoy đưa ông đọc tập một cuốn Địa Lý Cơ Bản của Charles Lyell. Quan sát của Darwin kiểm chứng cho giả thuyết của Charles Lyell nói rằng các vùng đất được nâng lên hoặc hạ xuống qua một khoảng thời gian dài. Darwin hình thành lý thuyết để viết một cuốn sách về địa lý. Đến Brazil, Darwin bị rừng nhiệt đới cuốn hút. Tuy nhiên, cảnh nô lệ ở đây làm ông thấy thương xót.
Punta Alta, Patagonia, ông khám phá hóa thạch của những loài hữu nhũ khổng lồ bị tuyệt chủng trên vách đá bên cạnh những vỏ sò biển hiện đại. Điều này cho thấy rằng những loài này bị tuyệt chủng mà không gặp phải thảm họa hoặc biến đổi khí hậu. Ông nhận dạng được loài Megatherium nhỏ bé, với lớp giáp bằng sừng mà lúc đầu ông thấy giống như phiên bản thu nhỏ của loài ẩm dillos địa phương. Phát hiện này làm nhiều người thích thú khi họ quay về Anh. Trong quá trình đi sâu vào đất liền để khám phá địa lý và thu thập hóa thạch ông có thêm những hiểu biết về xã hội, chính trị và nhân chủng về người bản địa cũng như thực dân. Đi sâu hơn về phía Nam ông thấy những đồng bằng gồm những lớp đá cuội và vỏ sò nằm liên tiếp nhau. [...]. Ông đọc tiếp tập hai cuốn sách của Lyell. Ông công nhận cách nhìn của Lyell về "trung tâm khởi tạo" của mọi loài. Tuy nhiên, những phát hiện và giả thuyết của ông lại mâu thuẫn với ý tưởng của Lyell về biến đổi dần dần (smooth continuity) và sự tuyệt chủng.
Trong chuyến đi này của tàu Beagle, có ba người Fuegians được đem về Anh trong một năm và sau đó đưa trở lại để làm nhà truyền giáo. Darwin thấy những người này thân thiện, có văn hóa, trong khi đó những người bản địa là "những thổ dân khốn khổ, thấp kém". Darwin cho rằng sự khác biệt này cho thấy sự tiến bộ về văn hóa chứ không phải do chủng tộc. Khác với những nhà khoa học khác, Darwin nghĩ không có ranh giới bất khả giữa con ngườiđộng vật. Sau một năm, nhiệm vụ truyền giáo dừng lại. Một người Fuegian được đặt tên Jemmy Button sống như người bản địa khác, lấy vợ, và không muốn quay lại Anh.
Chilê, Darwin gặp một trận động đất. Nhờ vậy ông thấy được vùng đất đã được nhô cao lên và kèm theo nó là các lớp vỏ trai. Trên dãy Andes ông thấy vỏ sò, vài hóa thạch cây cối từng sống trên bãi biển. Ông lập luận rằng khi mặt đất nhô lên thì những biển đảo chìm xuống và các bãi san hô hình thành nên các vòng san hô.
Trên địa vùng Quần đảo Galapagos mới hình thành, Darwin tìm kiếm bằng chứng để chứng minh những loài hoang dã ở đây được bắt nguồn từ tổ tiên "trung tâm sáng tạo". Ông phát hiện vài loài chim nhại giống với loài tìm thấy ở Chile nhưng khác với các loài ở trên các đảo khác. Ông nghe nói những loài rùamai khác nhau cho biết chúng từ đảo nào nhưng không sưu tập được. Những con chuột túithú mỏ vịtÚc có hình dạng khác thường làm Darwin nghĩ rằng có hai Tạo hóa riêng biệt. Ông thấy người Úc bản địa "vui tính và dễ chịu". Ông cũng lưu ý sự định cư của dân châu Âu đã tàn phá cuộc sống họ như thế nào.
Tàu Beagle tìm hiểu cách hình thành các vòng san hô của quần đảo Cocos. Điều này cũng giúp cũng cố thêm giả thuyết của Darwin. Thuyền trưởng FitzRoy bắt tay viết nhật ký tàu Beagle. Sau khi đọc nhật ký của Darwin, FitzRoy đề nghị hai người cộng tác để viết chung một cuốn sách. Nhật ký của Darwin được biên tập thành một tập riêng biệt về lịch sử tự nhiên.
Đến Mũi Hảo Vọng, Darwin và FitzRoy gặp John Herschel, người đã ngợi ca lý thuyết thống nhất của Lyell là giả định về "điều bí ẩn của những bí ẩn, sự thay thế các loài tuyệt chủng bởi các loài khác" là "một nhân tố tương phản với một tiến trình kỳ diệu". Trên đường quay về nước Anh, Darwin ghi chú rằng nếu như những nghi ngờ của ông về chim nhại, rùa và vùng Falkland Island Fox là đúng, thì "những yếu tố này bác bỏ giả thuyết về Loài". Sau đó ông cẩn thận thêm "có thể" trước "bác bỏ". Sau này ông viết những yếu tố này "dường như đem lại ánh sáng cho nguồn gốc các loài".

Khởi đầu cho Lý Thuyết Tiến Hóa

Tháng mười hai năm 1835, một năm trước khi trở về Anh, những bức thư của Darwin được thầy của mình là Henslow giới thiệu cho cộng đồng những nhà tự nhiên học. Ông nhanh chóng nổi tiếng. Darwin về đến Anh ngày 2 tháng mười năm 1836. Ông ghé thăm nhà ở Shrewbury để gặp họ hàng của mình, sau đó nhanh chóng đến Cambridge gặp thầy Henslow. Ông gợi ý Darwin tìm những nhà tự nhiên học để phân loại các mẫu sưu tập, chính ông cũng nhận phân loại những mẫu thực vật. Cha của Darwin tài trợ để ông nghiên cứu như nhà khoa học độc lập. Darwin phấn khích tìm khắp các viện nghiên cứuLuân Đôn các chuyên gia để phân loại mẫu vật.
Charles Lyell háo hức đến gặp Darwin lần đầu ngày 29 tháng mười. Ông giới thiệu với Darwin nhà giải phẫu Richard Owen, người đang trên đường đến Luân Đôn. Trường Cao đẳng Giải phẫu Hoàng gia (Royal College of Surgeons) nơi Owen nghiên cứu có trang thiết bị để phân tích những mẫu xương hóa thạch Darwin đã thu thập. Owen bất ngờ khi thấy những con lười (sloth) tuyệt chủng, một bộ xương gần hoàn chỉnh (của loài Scelidotherium, lúc bây giờ chưa biết tới), một hộp sọ giống loài gặm nhấm có kích thước sọ hà mã trông như của một con lợn nước (capybara) khổng lồ (của loài Toxodon). Có nhiều mãnh giáp của loài Glyptodon. Những loài bị tuyệt chủng này có mối liên hệ gần gũi với những loài sống ở Nam châu Mỹ.
Darwin đến ở Cambridge vào giữa tháng mười hai để sắp xếp công việc và biên tập lại nhật ký hành trình. Ông viết báo cáo khoa học đầu tiên nói về những vùng đất rộng lớn ở Nam Mỹ đang dần trồi lên. Lyell nhiệt thành giúp đỡ ông trình bày trước Hội Địa lí ở Luân Đôn ngày 4 tháng một năm 1837. Cũng ngày hôm đó, ông trình bày những mẫu vật động vật hữu nhũ và chim cho Hội Động vật Học. Nhà cầm học (ornithologist) [[John Gould nhận thấy những con chim mà Darwin đã lầm tưởng là những quạ, chim yến hồng, chim mỏ to thực ra là mười hai loài chim sẻ khác nhau. Ngày 17 tháng hai Darwin được bầu làm thành viên Hội Địa lí, nơi mà Lyell đang nắm chức chủ tịch. Lyell giới thiệu những phát hiện của Owen về những hóa thạch Darwin sưu tầm. Ông nhấn mạnh rằng sự thay đổi dần dần của các loài trải qua các vùng địa lý cũng cố cho ý tưởng của ông về thống nhất.
Đầu tháng ba, Darwin chuyển đến Luân Đôn để tiện cho công việc. Ông tham gia cộng đồng các nhà khoa học và savants của Lyell. Ông gặp được Charles Babbage, người mô tả Chúa là người lập trình cho các định luật. Lá thư của John Herschel về "bí ẩn của những bí ẩn" của các loài mới hình thành được bàn luận rộng rãi.
Đến giữa tháng bảy năm 1837 Darwin bắt tay viết Sự Biến Đổi của các Loài. Trên trang 36 của cuốn vở tựa là "B" này ông viết "Tôi nghĩ" bên trên cây tiến hóa. Trong lần gặp đầu tiên để trao đổi chi tiết những phát hiện của mình, Gould nói với Darwin những con chim nhại Galápagos trên các hòn đảo là những loài độc lập chứ không chỉ là các biến thể của nhau. Ngoài ra, những con chim hồng tước (wren) thuộc vào họ chim sẽ (finch). Hai con đà điểu cũng thuộc các loài khác nhau. Ngày 14 tháng ba Darwin thông báo rằng sự phân bố của chúng thay đổi đi về phía nam.
Giữa tháng ba Darwin đưa ra giả định là có khả năng "một loài biến đổi thành loài khác" để giải thích sự phân bố theo địa lý của các loài đang sống như đà điểu và các loài đã tuyệt chủng như Macrauchenia (trông như con guanaco khổng lồ). Ông phác họa một nhánh dòng dõi, và sau đó là một nhánh di truyền của một cây tiến hóa đơn lẻ. Với cây tiến hóa này thì "Thật vô nghĩa khi nói một loài vật tiến bộ hơn loài khác", và như vậy là bác bỏ giả thuyết tiến triển tuyến tính độc lập từ dạng này sang dạng khác tiến bộ hơn của Lamarck.

Làm việc quá mức, bệnh tật, hôn nhân

Khi đang nghiên cứu về Sự Biến đổi, Darwin vướng vào các việc khác nữa. Vừa viết Nhật ký Hải hành, ông vừa biên tập và xuất bản các báo cáo khoa học về những mẫu sưu tầm. Được Henslow giúp sức, ông còn giành được phần thưởng 1000 bảng Anh tài trợ cho cuốn sách nhiều tập Động vật học. Darwin hoàn thành cuốn Nhật ký ngày 20 tháng bảy năm 1837 (ngày Nữ hoàng Victoria lên ngôi), sau đó các bằng chứng trong cuốn sách còn phải được sửa chữa lại.
Darwin gặp phải vấn đề sức khỏe do làm việc dưới áp lực. Ngày 20 tháng mười hai ông bị triệu chứng tim đập nhanh. Bác sĩ khuyên ông ngừng làm việc để đến vùng quê nghỉ trong vài tuần. Sau khi về thăm Shrewsbury ông đến họ hàng ở Maer Hall, Staffordshire. Những người ở đây lại quá háo hức muốn ông kể về chuyến đi (trên tàu Beagle) nên ông không được nghỉ ngơi nhiều. Chú Jos của ông chỉ ông xem một mảnh đất có bọt đá biến mất dưới đất mùn. Ông chú nghĩ có thể là do côn trùng đất và điều này gợi ý cho "một lý thuyết mới mẽ và quan trọng" về vai trò của côn trùng trong việc hình thành đất trồng trọt. Darwin trình bày kết quả trước Hội Địa lí vào ngày 1 tháng mười một.
William Whewell thúc giục Darwin nhận chức thư ký Hội Địa lí. Tháng ba năm 1838, sau vài lần từ chối thì cuối cùng Darwin cũng nhận lời. Mặc dù miệt mài viết và biên tập các báo cáo, Darwin cũng tạo nên những tiến bộ đáng kể về thuyết Sự Biến Đổi. Ông tận dụng mọi cơ hội có được để chất vấn các chuyên gia tự nhiên học cũng như những người có kinh nhiệm thực tế như nông dân, người nuôi chim bồ câu... Càng về sau nghiên cứu của ông còn lấy thông tin có từ người thân, con cái, người làm việc nhà, hàng xóm, những người định cư và những người cùng đi trên tàu Beagle hồi trước. Ông còn đưa con người vào giả thuyết của mình. Ngày 28 tháng ba năm 1838 ông thấy một con đười ươi trong sở thú và ghi chú nó có hành động giống như trẻ em.
Do làm việc quá sức, tháng sáu năm đó ông bị đau dạ dày, đau đầu và triệu chứng bệnh tim. Cho đến hết đời, ông liên tục bị hành hạ bởi đau dạ dày, ói, phỏng nặng, tim đập bất thường, run và các bệnh khác. Nguyên nhân bệnh tình của ông đến giờ vẫn không rõ, và những cố gắng điều trị đều không mấy thành công.
Ngày 23 tháng sáu ông đến Scotland để nghỉ ngơi. Đến tháng bảy ông đã hoàn toàn bình phục và quay trở lại Shrewsbury. Bình thường ông hay ghi chú những quan sát về sự sinh sản của động vật nên ông cũng dùng cách này để ghi những ý nghĩ về tiền đồ sự nghiệp. Ông dùng hai mảnh giấy trên đó ghi hai cột "Lấy vợ" và "Không lấy vợ". Điểm lợi bao gồm "bạn đồng hành và là bạn đời khi về già... dù sao cũng hơn vật nuôi", điểm bất lợi là "có ít tiền hơn để mua sách" và "mất quá nhiều thời gian". Sau khi đã có quyết định cho riêng mình ông bàn với cha ông. Họ đến thăm Emma vào ngày 29 tháng bảy. Trái với lời khuyên của cha, ông không ngỏ lời cầu hôn mà chỉ nói với Emma nhứng ý tưởng của ông về Sự Biến Đổi.
Darwin quay lại London và tiếp tục nghiên cứu. Ông đọc cuốn Thảo luận về Nguyên lý của Dân số.
Tháng mười năm 1838, tức là mười lăm tháng kể từ khi tôi bắt đầu phân tích có hệ thống, tôi bắt gặp cuốn sách của Malthus bàn về Dân số. Qua quan sát hành vi của động thực vật suốt thời gian dài, tôi đã được biết cuộc đấu tranh sinh tồn hiện diện ở mọi nơi. Nó ngay lập tức làm tôi nảy ra ý nghĩ là trong những hoàn cảnh như vậy những biến dị phù hợp với môi trường sống sẽ được bảo tồn, còn những biến dị bất lợi sẽ bị tiêu diệt. Kết quả của quá trình này là một loài mới ra đời. Vậy là cuối cùng tôi cũng có một lý thuyết để nghiên cứu...
Malthus cho rằng nếu dân số không được kiểm soát thì nó sẽ phát triển theo cấp số nhân và sớm vượt ngưỡng cung lương thực (được biết với khái niệm thảm họa Malthusian). Darwin - với nền tảng kiến thức của mình - đã nhanh chóng nhận ra điều này cũng được áp dụng cho ý tưởng của de Candolle về "cuộc chiến giữa các loài" cây và đấu tranh sinh tồn giữa các loài hoang dã. Điều này giải thích được tại sao số lượng cá thể trong một loài được giử tương đối cân bằng. Các loài luôn sinh sản vượt quá nguồn cung thức ăn, những biến dị thuận lợi có các cơ quan tốt hơn để sinh tồn và được truyền lại cho con cháu của chúng, trong khi đó những biến dị bất lợi sẽ bị mất đi. Hệ quả là một loài mới được hình thành. Ngày 28 tháng mười hai năm 1838 ông ghi chú lại phát hiện mới mẻ này, và mô tả đó như là việc "chèn" những cấu trúc thích nghi vào những khoảng trống của tự nhiên do những cấu trúc yếu hơn bị loại bỏ đã để lại. Đến giữa tháng mười hai, ông nhận thấy điểm tương đồng giữa việc những nông dân chọn ra những giống gia súc sinh sản tốt nhất với sự chọn ngẩu nhiên từ những cá thể trong Thuyết tự nhiên Malthusian (Malthusian Nature). Mỗi phần của cấu trúc mới đều phù hợp với thực tế và hoàn hảo. Ông thấy sự so sánh này là "phần đẹp đẽ của lý thuyết".
Darwin cưới Emma Wedgwood. Ngày 11 tháng mười một, ông quay lại Maer và ngỏ lời cầu hôn Emma, lần này ông cũng nói những ý tưởng của mình về Sự Biến Đổi. Cô nhận lời. Những lá thư sau đó cô cho biết mình đánh giá cao sự cởi mở của Darwin khi chia sẻ những điểm khác biệt giữa họ, đồng thời bày tỏ niềm tin sâu sắc của cô vào Unitarrian và lưu ý những nghi ngờ của ông sẽ chia cách họ khi đã qua đời ra sao. Darwin quay lại Luân Đôn để tìm mua nhà và lại bị những căn bệnh hành hạ. Emma viết cho ông nói rằng hãy nghỉ ngơi và lưu ý "Đừng bị bệnh nữa à Charley, cho đến khi em đến sống cùng anh và chăm sóc cho anh". Darwin tìm được căn nhà tên Macaw Cottage ở phố Gower, sau đó chuyển nguyên "bảo tàng" của ông đến đây. Ngày 24 tháng một năm 1839 Darwin được bầu làm Thành viên Hội Hoàng gia.
Darwin cưới Emma Wedgwood ngày 29 tháng hai, ngay sau đó cả hai lên tàu đến ngôi nhà mới của mình ở Luân Đôn. Ông qua đời ngày 19 tháng 4 năm 1882. Vì những cống hiến vượt thời đại của ông với sinh học nói riêng và khoa học nói chung, người ta đã mai táng ông ở Westminster Abbey, cạnh mộ của Isaac Newton.

Thành công

Sau chuyến đi huyền thoại vòng quanh thế giới trong 5 năm trời, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại; những con không thích nghi sẽ bị diệt vong. Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng qua cuốn sách trên. Họ kêu: "Con người do Chúa trời tạo ra... Con người là loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị." Những cuộc tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào.
Lý thuyết tiến hóa của Darwin đã được toàn thể cộng đồng khoa học chấp nhận vào khoảng những năm 1930-1950, thừa nhận chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa của sự sống.

Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần I)

Có thể bạn chưa biết ông thích ăn những động vật kỳ lạ và còn là một chuyên gia tâm lý

    Charles Robert Darwin ( 12 tháng 2 , 1809 – 19 tháng 4 , 1882 ) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh . Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên .
    Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần I)
    Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Tuy nhiên đó chỉ là những điều người ta hay biết tới nhất về ông. Xung quanh ông còn rất nhiều điều thú vị chưa được nhiều người biết tới. Trong bài viết này, Genk xin được đề cập tới những khía cạnh thú vị trong cuộc đời người khai sinh thuyết tiến hóa nổi tiếng.
    Darwin đã từng bị phản đối bởi nhiều tôn giáo
    Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần I)
    Tôn giáo thường có nhiều vấn đề và quan niệm mà đi khác  với con đường của khoa học, nhất là trong thời kì ngày xưa khi mà mọi vấn đề khúc mắc của thế giới đều được giải thích qua các truyền thuyết. Các nhà khoa học theo đó đã luôn có một khoảng thời gian bị các tôn giáo (đặc biệt là các tôn giáo độc thần) ghét bỏ. Và Charles Darwin cùng những nghiên cứu của ông cũng đã đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ Kitô giáo, đạo Tin Lành, Do Thái giáo và Hồi Giáo. Hung hăng nhất trong số đó là vài hệ phái bảo thủ của đạo Tin Lành
    Trong một cuốn tự truyện của mình, Darwin đã hồi tưởng lại việc mình đã bị chế giễu bởi các sĩ quan tàu HMS Beagle như thế nào. Những người này là tín đồ Thiên Chúa Giáo và họ cho rằng những điều viết trong Kinh Thánh là đúng còn nhà khoa học Darwin chỉ là kẻ điên. Thực ra bản thân Darwin không phải là một tín đồ của bất kì giáo phái nào nhưng ông cũng không có tư tưởng bài trừ tôn giáo, theo lời tự sự, tuổi trẻ ông luôn có một niềm tin vững vàng rằng Chúa có tồn tại và những linh hồn là bất tử. Tuy nhiên sau này khi tới Brazil và tiếp xúc sâu hơn với thiên nhiên, khoa học nghiên cứu, ông đã bắt đầu quãng thời gian khó khăn trong tư tưởng của mình, dần đặt câu hỏi về sự tồn tại của Chúa và những niềm tin thời trẻ cũng lu mờ đi. Sau này, ông miêu tả rằng niềm tin thời tuổi trẻ của mình giống như là cảm giác “mù màu”.
    Thích được thử nhiều mùi vị món ăn
    Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần I)
    Ngay từ thời học đại học, Darwin đã tham gia một nhóm gọi là Câu lạc bộ ẩm thực Glutton mà ở đó các thành viên sẽ tới mỗi tuần để “thử” các món ăn kì lạ, những món ăn thường mà chẳng ai muốn ăn. Có lẽ đây cũng là một phần trong niềm đam mê với tự nhiên, hoang dã của ông. Nhóm Glutton không ăn những món tráng miệng hay đồ uông kì lạ mà thường là ăn những loài chim hoang dã khác nhau. Sau quãng thời gian  đại học, đi nhiều vùng trên thế giới trên tàu HMS Beagle, ông vẫn tiếp tục sở thích này của mình. Trong chuyến đi tới nhiều vùng trên thế giới, ông đã thử qua không biết bao nhiêu mùi vị các con vật. Ông còn miêu tả trong hồi kí của mình về một loài gặm nhấm có màu socola là loại thịt ngon nhất ông từng nếm thử. Thậm chí loài chim hoàn toàn mới mang tên ông Rhea Darwinii cũng đã được ông thưởng thức trên bàn ăn của mình.
    Sau này khi tới quần đảo Galapagos thậm chí đã cưỡi rùa cạn và uống chất lỏng từ bong bóng của chúng. Thứ này được ông miêu tả là khá trong trẻo và chỉ mang một hương vị đắng rất nhẹ. Khi tới đến khu vực Nam Mỹ, cuộc du hành vị giác của ông còn phong phú hơn, ông thậm chí đã được ăn thịt báo. Càng đi sâu vào thế giới tự nhiên, Darwin càng không ngại ngần thử sức ở những loại thức ăn kì dị hơn. Cho đến bây giờ để kỉ niệm cuộc đời và cuộc phiêu lưu sành ăn của ông, những người hâm mộ đã tổ chức những bữa ăn vào khoảng thời gian tháng hai hằng năm. Đó là những bữa tối làm theo phong cách chế biến từ càng nhiều loài càng tốt từ lớp thú, giáp xác tới côn trùng đều đủ cả.
    Nguồn cảm hứng của Karl Marx
    Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần I)
    Một số người đổ lỗi cho lý thuyết của Darwin về căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Một vài người đã nắm lấy lý thuyết chọn lọc tự nhiên và áp dụng nó ngay lập tức cho nền kinh tế xã hội, từ đó sinh ra học thuyết Darwin xã hội. Tín đồ của học thuyết này tin rằng kinh tế thành công hay thất bại của một cá thể con người cũng giống như cuộc đấu tranh của động vật để tồn tại trong rừng. Những người này không khuyến khích sự hỗ trợ của chính phủ cũng như các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo bởi họ tin rằng loài người sẽ phát triển hơn nếu như những người nghèo này không tồn tại. Hai người đàn ông được coi là giàu nhất trong thời kì này Andrew Carnegie và John Rockefeller là tín đồ của học thuyết. Họ thừa nhận rằng lý thuyết chắc chắn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tham làm của chủ nghĩa tư bản trong đầu thế kỉ 20. Do vậy, phần lớn những người phản đối chủ nghĩa tư bản không ủng hộ cho thuyết chọn lọc tự nhiên.
    Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại, thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin lại có một sự ảnh hưởng lớn tới mặt bên kia của thế giới. Trong khi học thuyết Darwin xã hội coi lý thuyết của Darwin như một cách để biện minh cho sự tham lam và áp bức thì Karl Marx lại xem chúng là một câu chuyện ngụ ngôn cho đấu tranh giai cấp. Nhà triết học nổi tiếng người Đức đã thấy rằng Nguồn gốc các loài của Darwin là cơ sở sinh học của chủ nghĩa xã hôi. Ông nói rằng cuộc đầu tranh và tồn tại của các loài khẳng định sự tồn tại của đấu tranh tầng lớp mà ông thấy xảy ra trong xã hội. Một tầng lớp cũng giống như một sinh vật, chiến đấu để tồn tại trong một môi trường thù địch, áp bức và bóc lột. Rõ ràng là với cả hai phía, học thuyết Darwin đều có những ảnh hưởng khá quan trọng.
    Nhà tâm lý học Charles Darwin
    Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần I)
    Trong chuyến du hành cùng tàu Beagle, Darwin đã có vinh dự được tiếp xúc với rất nhiều các nền văn hóa mang nhiều sắc màu khác nhau trên thế giới. Tất nhiên là ở một số nơi rào cản ngôn ngữ đã ngăn cản ông giao tiếp với người đại phương nhưng những cảm xúc được bày tỏ như niềm hạnh phúc, sự giận giữ, buồn bã hay sợ hãi đều được ông ghi nhớ. Ông đã lưu ý rằng những cảm xúc đến từ nền văn hóa khác nhau được thể hiện rất khác nhau. Và đây chính là nền tảng cơ sở để ông đi vào nghiên cứu một chút trong vấn dề tâm lý học, phát triển ra một khái niệm phổ quát về emotions (cảm xúc). Ông đã thực hiện trao đổi nhiều thư từ với nhiều nhà khoa học để nghiên cứu hiện tượng này, trong đó có một bác sĩ người Pháp tên là Guillaume-Benjamin-Amand Duchenne. Duchenme đã nghiên cứu cơ mặt và cho rằng khuôn mặt con người có thể thể hiện tới 60 loại cảm xúc khác nhau. Trong quá trình trao đổi, Darwin đã không đồng ý rằng 60 là con số đúng. Ông tin rằng chỉ có một vài trong số các cảm xúc là phổ biến với tất cả con người. Để kiếm tra ông đã tiến hành thí nghiệm và hầu như tất cả những người tham gia thể hiện được các cảm xúc chung như tức giận, hạnh phúc sợ hãi nhưng với nhưng cảm xúc còn lại mọi người thể hiện khá khó hiểu và không giống nhau. Điều này đã khẳng định giả thuyết của Darwin rằng chỉ một vài cảm xúc là mọi người có những thể hiện khá giống nhau cũng như con số 60 cảm xúc tổng quát cho cơ mặt con người là không đúng.
    Ngoài nghiên cứu về cảm xúc, ông còn quan tâm tới khái niệm lòng từ bi và tin rằng cảm giác của chúng ta về đạo đức và lòng từ bi là xuất phát từ mong muốn tự nhiên để giảm bớt sự đau khổ cho người khác. Và thật trùng hợp là quan điểm này giống với lời dạy trong Phật giáo Tây Tạng.
    Darwin và sự cân nhắc trong chuyện hôn nhân
    Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần I)
    Nhà khoa học tài ba này đã có một cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc cùng người bà con Emma Wedgewood. Hôn lễ của họ đã diễn ra vào ngày 29 tháng 1 năm 1839. Tuy nhiên một chi tiết không được nhiều người biết tới đó là vài tháng trước khi cầu hôn người vợ của mình, ông đã rất đắn đo trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Ông thậm chí đã lập một bảng danh sách những ưu nhược điểm của việc nếu kết hôn và không kết hôn. Darwin đã miêu tả rằng  "Trẻ con (nếu điều đó làm hài lòng Chúa) - đối tượng để yêu thương và chơi đùa cùng - bằng cách nào đó cũng tốt hơn một con chó". Cuộc sống cũng sẽ thi vị hơn với "một người bạn đời chung thủy", "một người vợ hiền bên bếp lửa với sách và âm nhạc", "một cuộc sống không lo béo phì và bệnh tật"... dù hơi mất thời gian.
    Darwin luôn là một con người bay bổng, thích tự do và đặt ra cho mình nhiều kế hoạch du lịch khám phá. Ngoài ra công việc nghiên cứu khoa học cũng rất quan trọng, nếu kết hôn ông sẽ bị bó buộc với trách nhiệm và kiếm tiền. Ông đã lo lắng “tự hỏi” : "liệu mình có thể phải sống ở London như một tù nhân?" và nhiều lần lo sợ một cuộc sống nghèo đói với con cái nheo nhóc. Tuy nhiên thì cuối cùng ông cũng ra quyết định kết hôn và thực hiện việc đó khá nhanh chóng. Darwin đã cùng vợ sống hạnh phúc bên nhau suốt 43 năm cho đến khi ông mất vào năm 1882. Họ đã có với nhau mười mặt con. Cuộc hôn nhân của ông được ví như lời giải nhiệm mầu phá vỡ niềm tin cho rằng tình yêu và công việc không thể cùng tồn tại.

    Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần II)

    Tiếp tục tìm hiểu những điều có thể bạn chưa biết về cuộc đời của nhà bác học Charles Darwin

      Charles Robert Darwin ( 12 tháng 2 , 1809 – 19 tháng 4 , 1882 ) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh . Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên .
      Darwin và liệu pháp trị liệu bằng nước
      Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần II)
      Sức khỏe của Darwin không được tốt. Theo bệnh sử, ông thường xuyên mắc phải những chứng bệnh đau bụng dữ dội với hiện tượng nôn mửa sau mỗi bữa ăn trong suốt cuộc đời của mình. Thậm chí Darwin từng có những thời khắc nóng giận vô cớ. Đây là một vấn đề dai dẳng đến tận khi chết ông cũng không biết mình bị bệnh gì cũng như không được chữa khỏi. Thời bấy giờ có một số bác sĩ ở Anh chẩn đoán rằng ông mắc một số bênh như nhiễm độc chì, thần kinh và gút. Tuy nhiên do những hạn chế về y học thời bấy giờ mà có vẻ như không bệnh nào là chính xác. Mãi sau hơn 100 năm ngày ông mất, gần đây người ta mới nghiên cứu sâu và cho rằng ông bị Charles Darwin bị mắc ba căn bệnh đặc trưng: hội chứng nôn chu kỳ (CVS), căn bệnh này thường bắt đầu từ thời kỳ thơ ấu; bệnh Chagas - một bệnh do ký sinh trùng đã hình thành trong thời gian Darwin đi trên con tàu HMS Beagle; bệnh nhiễm Helicobacter pylori - loại vi khuẩn mà mãi tới ngày nay người ta mới biết là chúng gây ra chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
      Dù vậy, trong cuộc đời mình Darwin đã sử dụng một liệu pháp trị bệnh bằng nước được cho là hữu dụng nhất trong những phương thuốc ông thử. Sau khi đọc một cuốn sách của một bác sĩ tên là Gully về điều trị bằng nước , nhà tự nhiên học trở nên quan tâm và không lâu sau ông cùng gia đình chuyển tới một căn hộ thuê gần phòng khám của bác sĩ Gully để được chăm sóc. Tại đây ông đã được chữa theo một chu trình khá kì lạ : làm nóng cơ thể cho tới khi toát mồ hôi sau đó cọ xát mạnh bằng khăn ngâm với nước lạnh, sau đó sẽ được đưa vào phòng ngâm chân lạnh, đeo một miếng gạc ước trên vùng dạ dày cả ngày. Bản thân Darwin thì thấy việc điều trị này không khoa học những lại khá hiệu quả. Tuy ông vẫn phát bệnh nhưng sức khỏe ông đã đỡ hơn một phần nào đó sau những giờ trị liệu bằng nước này.
      Darwin tìm hiểu về động đất
      Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần II)
      Có ít nhất 25 trận động đất lớn đã được ghi nhận xảy ra ở biên giới Chile kể từ năm 1973 và làm chết hàng ngàn người. Darwin đã trải nghiệm cái nhìn về một trong những trận độc đất mạnh nhất trong khoảng thời gian đó, trận động đất Concepcion năm 1835. Đây là một trận động đất rất mạnh với cường độ vào khoảng 8,8 độ richter. Nó chỉ xảy ra trong vòng hai phút và mất 6 giây để phá hủy toàn bộ thành phố. Ngay trong thời gian đấy, Darwin đang lênh đênh trên biển cùng tàu Beagle và khi dạt tới bờ biên Concepcion, ông đã ngay lập tức tiến hành điều tra về bản chất và nguồn gốc của trận động đất này. Trong các ghi chép của mình, ông đã miêu tả rằng sự tàn phá ở đây là những cảnh tượng khủng khiếp nhất mà tôi từng trông thấy. Ông đã quan sát hậu quả của trận động đất và nhận tất bờ biển của Chile đã bị đẩy cao lên, đặt biệt là khu vực đảo Santa Maria cao lên tận 3 mét so với độ cao ban đầu. Darwin tiến hành tập hợp các tài liệu từ việc quan sát của mình và một số lời khai của người dân để xây dựng lại một số vấn đề trước và trong trận động đất. Sau nhiều tuần điều tra, ông đã phát hiện ra rằng có thể các trận động đất được gây ra bởi một chuỗi các núi lửa dọc theo bờ biển Chile. Những núi lửa này đã phun trào ngay trước khi trận động đất xảy ra.
      Sự cải hối trên giường bệnh của Darwin
      Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần II)
      Trong khoảng nửa sau của thế kỉ 19, cái tên Darwin đã rất nổi tiếng trong giới khoa học. Và ở lĩnh vực truyền giáo, cái tên nổi tiếng là một phụ nữ lên là Elizabeth Hope. Khoảng đầu năm 1880, khi Darwin lâm bệnh nặng, Elizabeth chỉ mới trở nên nổi tiếng trong giới truyền đại. Họ là hai con người thuộc hai thế giới hoàn toàn riêng biệt. Và việc hai người có thể đứng chung trong một căn phòng có vẻ rất khó xảy ra. Tuy nhiên trong một bài báo xuất bản năm 1915 của tờ Baptist Boston Watchman Examiner, người ta đã tuyên bố rằng chính xác điều đó đã xảy ra. Và bài báo này đã viết rất chi tiết việc Darwin mời Elizabeth vào phòng và thể hiện sự hối tiếc của ông khi phát triển thuyết tiến hóa. Ông đã yêu cầu nhà truyền giáo chia sẻ điều này với mọi người và mong được chúa Jesu cứu rỗi.
      Câu chuyện này đã là đề tài hấp dẫn trong cả một thời gian dài. Rất nhiều người thích thú khi biết nhà khoa học lại đính chính và hối hận về chính ý tưởng của mình cũng như chuyển sang hâm mộ đạo Kito bất ngờ. Những người không ủng hộ Darwin đã dựa vào câu chuyện này để đối phó với thuyết tiến hóa cũng như tái khẳng định vào những câu chuyện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, không may là câu chuyện này đã nhanh chóng bị vạch trần. Trong cuốn tự truyện của mình, Darwin đã nhiều lần đề cập tới sự “không hợp” giữa ông và thiên chúa giáo. Con trai ông, Francis Darwin đã tuyên bố rằng cha mình luôn duy trì tư tưởng này cho tới cuối đời.
      Darwin bị rối loạn thần kinh
      Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần II)
      Trong cuộc đời mình Darwin đã mắc rất nhiều căn bệnh liên quan tới thể chất. Ông không khỏe có lẽ do trong quá trình bôn ba đã trải qua đủ các căn bệnh, môi trường cũng như gặp phải nhiều gian nan. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng ông không chỉ có vấn đề thể chất mà tinh thần cũng có bệnh. Ông thường xuyên thư từ cho bạn bè và tâm sự rằng mình bị ám ảnh bởi một số cảnh tượng kinh khủng và điều này thường diễn ra vào ban đêm. Ông thường thấy mình gặp phải tai nạn lớn. Trong một bức thư gửi tới người bạn thân là tiến sĩ Hooker, Darwin đã viết : “ Tôi không thể ngủ được và bất kì điều gì tôi làm ban ngày lại quay trở lại ám ảnh tôi vào ban đêm, chúng lặp lại sống động vô cùng.” Ông còn luôn bị hoang tưởng rằng mình sẽ vượt qua bệnh tật, không ngừng quan trọng hóa ngoại hình và luôn cho mình là quá xấu xí. Ông luôn cần những câu nói an ủi, sự đảm bảo từ những người xung quanh để giảm bớt căng thẳng. Theo người viết tiểu sử về Darwin, ông bị chứng loạn thần kinh do hồi bé đã không thể bộc lộ được sự đau buồn khi mẹ mất dẫn tới ức chế thần kinh.
      Đảo Ascension
      Khám phá cuộc đời thú vị của nhà bác học Charles Darwin (Phần II)
      Cách đây 200 năm ở phía nam Đại Tây Dương, có một hòn đảo núi lửa nhỏ, bị cô lập cách khoảng 1600 km ngoài khơi bờ biển châu Phi. Đó chính là đảo Ascension. Từ khi được phát hiện ra vào năm 1501, đây hoàn toàn là một đảo không người ở, hoàn toàn khô cằn và thiếu sức sống. Tới năm 1815, Hải Quân Hoàng Gia Anh sử dụng nó như một trạm quân sự để canh chừng Napoleong bị giam hãm trên người làng giềng St Helena. Cho đến bây giờ, đảo Ascension không còn ảm đạm và hoang vắng như trước. Dân số nơi đây đã lên tới khoảng 1100 người và cảnh quan nơi đây cũng đã đẹp hơn trước rất nhiều. Tất cả đều nhờ công của Charles Darwin. Sau năm năm trên tàu Beagle, chuyến hành trình của Darwin sửa kết thúc, ông đã nghe nói rằng khám phá của mình gây ra phấn khích lớn tại London. Trên đường về, Beagle đi ngang qua Ascension, Darwin đã gợi được cảm hứng và sự tò mò từ Darwin. Ngay sau khi trở về nước Anh, ông và người bạn thân John Hooker đã lên kế hoạch để biến hòn đảo khô cằn thiếu sức sống trở thành một “nước Anh thu nhỏ”. Dưới sự giúp đỡ của Hải Quân Hoàng Gia Anh, cả hải đã bố trí cho rất nhiều các loài thực vật khác nhau từ khắp thế giới được trồng trên đảo.Việc này bắt đầu từ nă m1850 và tiếp tục mỗi năm sau đó.
      Tới những nă m1870, hòn đảo đã trở nên xanh hơn đáng kể. Các loài thực vật thường không được thấy ở cạnh nhau cũng đã lần đầu tiên mọc cạnh nhau trên đảo Ascension. Và các cây này cuối cùng sẽ lấy được nước ngọt từ không khí, giải quyết vấn đề nguồn cung cấp nước của đảo. Trong khi các hệ sinh thái thường cần hàng triệu năm để phát triển thị hệ sinh thái nhân tạo trên đảo này chỉ cần vài thập kỉ nhờ dự án của Darwin và bạn ông. Nhà sinh thái học người Anh David Wilkinson nói rằng NASA có thể học hỏi từ phương pháp của Darwin nếu họ muốn cải tạo sao Hỏa.

      Charles Robert Darwin


      Vietsciences- Phạm Văn Tuấn          12/02/2009





      Những bài cùng tác giả
      Kỷ niệm 200 năm thuyết tiến hóa của Darwin


      Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Charles Robert Darwin (12/02/1809 — 19/04/ 1882) và 150 năm Tác Phẩm On the Origin of Species (Nguồn Gốc của các Chủng Loại)



      1809 là năm chào đời của các danh nhân trên thế giới như Abraham Lincoln, vĩ nhân giải phóng nô lệ, Charles Darwin, nhà sinh vật học lừng danh, William Gladstone, Thủ Tướng của nước Anh, Felix Mendelssohn, nhạc sĩ tài hoa, các thi nhân như Edgar Allen Poe, Elizabeth Bannett Browning, Alfred Tennyson.

      Trong số các danh nhân kể trên và trong số hàng triệu người ra đời trong thể kỷ 19, ngoại trừ Karl Marx, Charles Darwin đã làm thay đổi các khuynh hướng tư tưởng của Nhân Loại, tạo nên một hướng nhìn mới.
      Cuốn sách “Về Nguồn Gốc của các Chủng Loại do Cách Chọn Lựa Tự Nhiên” (On the Origin of Species by Means of Natural Selection) của Charles Darwin đã là một khúc quanh của nền Khoa Học mới, tạo nên một lý thuyết gây chấn động cho tới thời gian gần đây, ảnh hưởng sâu đậm không chỉ vào phạm vi suy nghĩ khoa học mà còn tới các địa hạt Triết Học, Tôn Giáo và các ngành tư tưởng khác.

      Ngày nay, các nguyên tắc căn bản của lý thuyết Darwin hầu như được toàn thế giới khoa học chấp nhận nhưng khởi đầu, lý thuyết này đã gây nên sóng gió trong gần một thế kỷ. Khởi đầu vào năm 1860 là vụ tranh luận tại thành phố Oxford, với rất nhiều cuộc tranh cãi khác rồi tới năm 1925 là “vụ kiện con khỉ” (Monkey trial) tại tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ, và các tranh luận chỉ nguôi dần qua thời gian.



      1/ Vụ kiện “Con Khỉ”.



      Vào năm 1925, tiểu bang Tennessee của Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Butler (the Butler Act) cấm đoán việc giảng dạy Thuyết Tiến Hóa tại các trường học trong tiểu bang. Các chống đối đã diễn ra và một vụ kiện được đưa ra trước Công Lý. Bị lôi ra trước Tòa là ông John T. Scopes, 24 tuổi, giáo sư Khoa Học và ông bầu của đội banh bầu dục. Ông Scopes thú nhận rằng mình đã vi phạm luật do giảng dạy lý thuyết của Charles Darwin. Vì vậy vào tháng 7 năm đó đã xẩy ra “vụ kiện Scopes con khỉ” (Scopes Monkey Trial) mà các nhà sử học về Luật Pháp coi đây là vụ án của thế kỷ.

      Vụ án này là tiêu đề lớn nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ, đã chế ngự mọi loại thông tin, các báo chí, các hệ thống truyền thanh, đã làm sáng tỏ các lý lẽ liên quan tới Hiến Pháp Hoa Kỳ, tương tự như vấn đề ngăn cách Nhà Thờ và Quốc Gia (separation of church and state), như nền tự do học vấn (academic freedom) cũng như việc diễn đạt Tu Chính Án Thứ Nhất (the First Amendment). Nhưng chính các nhân vật trong vụ tranh cãi đã khiến cho vụ án trở nên một màn kịch.

      Luật sư bên bị là ông Clarence Darrow, đã đối đầu với một nhân vật đã từng ba lần làm ứng viên Tổng Thống và cũng là một tín đồ Thiên Chúa Giáo thuần thành, đây cũng là nhà hùng biện danh tiếng William Jennings Bryan. Sau khi quan tòa ngăn cản việc đưa ra nhân chứng là các chuyên gia khoa học, luật sư Darrow đã kêu gọi công tố viên Bryan đứng làm chuyên gia về Thánh Kinh. Trong sức nóng bức của tháng 7, ông Darrow không ngừng đặt các câu hỏi về Thánh Kinh khiến cho cuối cùng ông Bryan phải thú nhận rằng “sự sáng tạo ra con người có thể cần tới hàng triệu năm” mà không phải chỉ trong 6 ngày, theo như Sách Sáng Thế (Genesis). Như vậy nhiều người đã tin rằng luật sư bên bị đã thắng vẻ vang về lý thuyết Tiến Hóa. Chiến thuật của bên bị là đặt vấn đề bất hợp hiến của Đạo Luật Butler, còn bên nguyên truy tố ông Scopes đã vi phạm luật. Cuối cùng bồi thẩm đoàn kết luận rằng ông Scopes “phạm tội” (guilty), đây chính là điều bên bị mong muốn! Bản án “phạm tội” này được chống án lên Tòa trên, là nơi sẽ tiêu hủy Đạo Luật Butler chống Thuyết Tiến Hóa. Tuy nhiên việc chống án chỉ được xét xử vào năm 1967 trong khi các hội đồng giáo dục của vài tiểu bang Hoa Kỳ đã bỏ thăm không đề cập tới Thuyết Tiến Hóa trong các câu hỏi thi trắc nghiệm khi mà việc giảng dạy lý thuyết này còn trong vòng tranh cãi.


      2/ Thời kỳ đi học và đi khảo sát của Charles Darwin.


      Charles Darwin 7 tuổi, một năm trước ngày mẹ mất

      Charles Robert Darwin là cháu của hai người ông danh tiếng và giàu có sống trong thời đại Victoria của nước Anh. Ông nội Eramus Darwin là một vị thầy thuốc và nhà tư tưởng phóng khoáng, còn ông ngoại Josiah Wedgwood là nhà sáng lập lò gốm Wedgwood và cũng là một nhân vật hàng đầu trong cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ tại nước Anh. Cha của Charles Darwin là ông Robert Darwin, một bác sĩ tài giỏi còn mẹ là bà Susannah Wedgwood. Charles Darwin chào đời vào ngày 12 tháng 2 năm 1809 trong gia đình có người anh Eramus lớn hơn 4 tuổi. Gia đình này sống trong một tòa nhà lớn bên ngoài thị xã Shrewsbury.

      Khi còn nhỏ tuổi, Darwin không tỏ lộ một hứa hẹn nào rằng sau này sẽ trở nên một nhà khoa học lừng danh trên thế giới. Tuy xuất thân từ một gia đình gồm các học giả và nhà chuyên môn nhưng Darwin không phải là một học sinh xuất sắc. Tại trường tiểu học, cậu Charles chán nản trước tiếng La Tinh và chương trình giáo dục cổ điển kém uyển chuyển. Cậu bị vị hiệu trưởng trách mắng vì đã phí thời giờ vào các thí nghiệm hóa học hay vào công việc thu thập các côn trùng, các mẫu đá. Theo bước chân của cha, Charles được gửi tới trường Đại Học Edinburg vào tuổi 16 để theo học Y Khoa. Sau hai năm học tại trường này, cậu nhất định rằng ngành Y không thích hợp nên được chuyển sang Đại Học Cambridge để sau này phục vụ cho Nhà Thờ Anh Cát Giáo.

      Charles Darwin đã coi ba năm dài tại trường đại học sau này là phí phạm thời gian nhưng dù thế, Darwin đã hưởng lợi to lớn nhờ quen biết hai vị thầy nhiều ảnh hưởng, đó là ông John Stevens Henslow, giáo sư môn Thực Vật, và ông Adam Sedgwick, giáo sư môn Địa Chất. Nhờ hai vị thầy này chỉ dẫn, Darwin đã trải qua nhiều thời giờ trong các cuộc du khảo, thu lượm các loại côn trùng và thực tập cách quan sát thiên nhiên.
      Tầu H.M.S. Beagle

      Nhờ sự giới thiệu của Giáo Sư Sedgwick, Darwin được đề nghị đảm nhận chức vụ nhà tự nhiên học (naturalist) trên con tầu hải quân Beagle đi thực hiện một chuyến khảo sát kỹ càng miền nam bán cầu. Tầu H.M.S. Beagle là một con tầu nhỏ, dài 90 ft, rộng 24 ft nên căn phòng dành cho Darwin rất chật hẹp. Nhiều năm về sau khi nhìn lại cuộc hành trình này, Darwin đã coi đây là “một biến cố quan trọng nhất trong đời của tôi”. Trong 5 năm trường từ 1831 tới 1836, con tầu biển Beagle đã ghé vào hầu như tất cả các lục địa và các hòn đảo chính khi nó chạy vòng quanh trái đất. Darwin đã phục vụ bằng các công việc của nhà địa chất, nhà thực vật, nhà động vật và một nhà khoa học tổng quát, đây là một chuẩn bị đầy đủ dành cho cuộc đời khảo cứu và viết sách của ông sau này. Tại mỗi nơi đi qua, Darwin đều thu lượm thật nhiều cây cỏ và thú vật, các vật hóa thạch và các sinh vật, các hình thức sống trên mặt đất hay dưới biển. Ông đã nghiên cứu bằng con mắt của một nhà tự nhiên học các hệ thực vật và hệ động vật (the flora and fauna) của nhiều miền đất và miền biển, tìm kiếm thật nhiều mẫu vật trên các cánh đồng hoang của xứ Argentina, trên sườn núi khô cằn của rặng núi Andes, nơi các hồ muối hay các sa mạc của xứ Chile và Australia, trong rừng rậm của xứ Brazil, Tierra del Fuego và Tahiti, trên hòn đảo Cape Verde trơ trụi. Các nơi khảo sát của Darwin còn là các cấu tạo địa chất của bờ biển và miền núi Nam Mỹ, các ngọn núi lửa đang hoạt động hay đã tắt trên các hòn đảo hay đất liền, các đảo san hô, các hóa thạch của động vật có vú nơi miền Patagonia, các dấu vết suy tàn của con người tại Peru và cả các thổ dân của miền Tierra del Fuego và Patagonia.

      Nhưng qua tất cả các miền đã từng thăm viếng và khảo cứu, không nơi nào gây ấn tượng mạnh tới Darwin hơn quần đảo Galapagos, nằm cách bờ biển Nam Mỹ 500 dặm về phía tây. Trên hòn đảo cô liêu, không người cư ngụ này, chỉ gồm các ngọn núi lửa trơ trụi, Charles Darwin đã nhìn thấy các con rùa khổng lồ, các con thằn lằn thực to lớn chưa từng thấy trên thế giới, các con cua và sư tử biển quá cỡ. Ông cũng đặc biệt nhận thấy rằng các con chim tại nơi đây tương tự như thứ chim trên các hòn đảo bên cạnh nhưng không giống hệt. Ngoài ra đã có sự thay đổi trong các loại chim khác nhau từ hòn đảo này sang hòn đảo khác.

      Hiện tượng lạ lùng của các sinh vật trên quần đảo Galapagos cộng với các sự kiện chắc chắn đã được ghi nhận trước kia tại miền Nam Mỹ đã tăng cường các ý tưởng về tiến hóa bắt đầu hình thành trong đầu óc của Darwin. Ông Darwin đã ghi trong sổ tay như sau: “tôi đặc biệt ngạc nhiên thứ nhất vì các hóa thạch của động vật có vẩy như loại armadillo hiện có, thứ hai vì cách thức các động vật liên hệ gần đã thay thế nhau trên lục địa khi đi dần về phía nam và thứ ba, các sinh vật đổi thay khác nhau đôi chút trên các hòn đảo Galapagos dù cho các đảo này không rất cổ theo ý nghĩa địa chất”. Charles Darwin đã không hiểu ngay ý nghĩa của sự thay đổi hình thức bên ngoài của các sinh vật, ông đã ghi chép tất cả nhận xét để sau này nghiên cứu khi trở về nước Anh. Ông không chấp nhận các giáo điều trong Sách Sáng Thế (Genesis) theo đó mọi chủng loại đã được tạo nêncùng một lúc và không thay đổi qua thời gian.

      Sau khi trở về nước Anh, Charles Darwin cho xuất bản vào năm 1839 cuốn “Tạp Chí Khảo Cứu Địa Chất và Khoa Học Tự Nhiên của các Quốc Gia khác nhau do chuyến đi trên con tầu Beagle” (Journal of Researches into the Geology and Natural History of the Various Countries Visited by H.M.S. Beagle) và ông bắt đầu suy nghĩ về lý thuyết của sự tiến hóa hữu cơ (organic evolution) theo đó các chủng loại thay đổi không chỉ từ nơi này sang nơi khác mà còn qua các thời đại địa chất, ông muốn khám phá ra lý do của các thay đổi và đồng thời, Darwin viết cuốn sách “Nguồn Gốc của các Chủng Loại” (The Origin of Species). Bản phác thảo đầu tiên gồm 35 trang viết vào năm 1842, qua năm 1844 đã được nới rộng thành 230 trang. Từ đầu, bài toán bí ẩn là làm sao cắt nghĩa đời sống hữu cơ (organic life) đã bắt đầu phát triển kể từ thời khởi đầu của trái đất, cắt nghĩa sự xuất hiện và biến đi của các loài vật. Tại sao các loài vật đã sinh ra, bị thay đổi qua thời gian, phân chia thành các ngành khác nhau và thường khi biến mất hoàn toàn?

      3/ Lập gia đình và nghiên cứu Khoa Học.


      AnnieVào ngày 19/1/1839, Charles Darwin kết hôn với cô em họ gần tên là Emma Wedgwood. Cặp vợ chồng này cư ngụ tại Bloomsbury trong một căn nhà chứa nhiều mẫu vật giống như một viện bảo tàng rồi 3 năm sau, họ dọn qua làng Downe thuộc hạt Kent, một miền quê hẻo lánh. Ông bà Darwin đã có 10 người con, 2 đứa trẻ đã bị chết yểu, một người con gái tên là Annie được yêu thương nhất đã qua đời năm lên 10 tuổi, còn lại 7 người con khác đều có cơ thể yếu đuối.

      Trong 20 năm trường, Charles Darwin đã biên soạn cuốn sách “Nguồn Gốc” kể trên, cụ thể hóa các lý thuyết của mình. Ông đã đọc vô số tài liệu: tạp chí, sách du lịch, sách thể thao, sách dạy trồng hoa, sách dạy nuôi súc vật và sách lịch sử tự nhiên. Ông đã nói chuyện với nhiều nhà gây giống cây và thú vật, đã gửi câu hỏi tới nhiều người hiểu biết. Ông sưu tầm các bộ xương của các con vật đã được thuần hóa, so sánh chúng với xương của các con vật hoang dã. Ông đã khảo cứu các trái cây và hạt giống nổi và di chuyển trên mặt nước biển. Ông đã dùng các dữ kiện thu lượm được trong cuộc hành trình trên con tầu biển Beagle để giải đáp nhiều bài toán liên quan tới thực vật học, động vật học, địa chất học, cổ sinh vật học...

      Charles Darwin đã dùng cách chọn lựa nhân tạo (artificial selection) của các con vật và cây cối thuần hóa: chó, mèo, ngựa, lúa mì, lúa mạch, các loại hoa vườn... mà con người đã lai tạo để có được thứ giống vật có lợi cho nhu cầu. Như vậy nhiều chủng loại mới đã được phát triển do chọn lựa. Ông đã lý luận rằng nếu sự tiến hóa được thực hiện do cách chọn lựa nhân tạo thì thiên nhiên cũng có thể hoạt động theo cùng một phương thức do cách chọn lựa tự nhiên (natural selection)? Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thiên nhiên, đã xẩy ra cuộc tranh đấu để sống còn. Ông đã quan sát thấy một số lớn chủng loại đã bị chết đi, chỉ một phần nhỏ sống sót. Vài loại động vật là thức ăn của các loại động vật khác. Sự tranh đấu tiếp tục không ngừng và cuộc cạnh tranh dữ dội đã diệt đi chủng loại nào không thích hợp với sự sống còn. Các thay đổi về chủng loại đã xẩy ra để đáp ứng các điều kiện cần thiết vì sự sống còn (survival).

      4/ Lý thuyết Tiến Hóa ra đời.


      Chìa khóa của lời bí ẩn đối với Darwin do đọc cuốn sách “Khảo Luận về Dân Số” (Essay on Population) của Thomas Robert Malthus. Malthus đã cho biết sự việc cung cấp thực phẩm đã kiểm soát mức độ gia tăng dân số và số tăng thêm của con người trên trái đất bị chặn lại vì các hạn chế tích cực như tai nạn, bệnh tật, chiến tranh và nạn đói kém. Như vậy các yếu tố tương tự có thể áp dụng vào các sinh vật và thực vật. Darwin đã viết: “Từ sự quan sát lâu dài các thói quen của sinh vật và thực vật, tôi nhận ra rằng trong các hoàn cảnh sống, các chủng loại thích nghi thường được duy trì và các chủng loại không biết thích nghi sẽ bị tiêu diệt. Kết quả của sự kiện này là các chủng loại mới được sinh ra”.

      Như vậy đã ra đời Chủ Thuyết Darwin danh tiếng về “chọn lựa tự nhiên” (natural selection), “tranh đấu để sống còn” (struggle for existence) hay “sự sống còn của kẻ thích hợp nhất” (survival of the fittest), và đây là nền móng của cuốn sách “Nguồn Gốc của các Chủng Loại”. Charles Darwin đã cố gắng thiết lập các chứng cớ rất đồ sộ khiến cho ông không vội phổ biến công trình nghiên cứu cho tới thập niên 1850 bởi vì bà vợ Emma của ông là một người rất sùng đạo Thiên Chúa, bà đã khiến chồng thường xuyên phải đóng góp cho nhà thờ, giúp đỡ các kẻ nghèo khó và biểu lộ tấm lòng mộ đạo. Nhưng rồi do sự thúc giục của các bạn thân, Darwin chuẩn bị một tác phẩm nhiều tập. Công trình được nửa chừng thì một tiếng sấm lớn vọng tới. Charles Darwin nhận được một bức thư từ Alfred Russel Wallace, một nhà khoa học thâm niên, hiện đang thám hiểm về sinh học tại quần đảo Mã Lai. Wallace cho biết rằng ông ta đang suy nghĩ về nguồn gốc của các loài vật và giống như Darwin, cũng bị ảnh hưởng khi đọc tác phẩm của Malthus. Bức thư của ông Wallace có đi kèm với một khảo sát có tên là “Khảo luận về chiều hướng biến đổi vĩnh viễn xuất phát từ loài gốc” (Essay on the Tendency of Varieties to Depart Indefinitely from the Original Type). Đây cũng chính là lời minh xác của Darwin.

      Charles Darwin hiện đang ở trong tình trạng khó xử. Rõ ràng là cả hai nhân vật này do nghiên cứu độc lập với nhau, đã đi tới cùng các câu kết luận giống nhau, trong khi Darwin đã bỏ ra nhiều năm suy nghĩ và tìm kiếm, còn ý tưởng của Wallace được dẫn tới do trực giác. Nhiều nhà khoa học có cảm tình với Darwin muốn ông được ghi công do các nghiên cứu lâu dài đã qua, nên đã xếp đặt một buổi công bố các công trình của hai nhà khoa học tự nhiên. Darwin và Wallace được mời trình bày các tìm kiếm của mình trước Hội Khoa Học Linnaean (the Linnaean Society) và văn bản đầu tiên về Lý Thuyết Tiến Hóa (the theory of evolution) được phổ biến vào buổi chiều ngày 01 tháng 7 năm 1858. Sau đó cả hai bài khảo sát được đăng trên Tạp Chí của Hội Khoa Học Linnaean.

      Do sự việc tìm kiếm của ông Wallace, Charles Darwin ngưng việc soạn thảo một tác phẩm thật lớn mà viết một khảo cứu tóm lược. Vào cuối năm 1859, tác phẩm của Charles Darwin đã trở nên một cái mốc của Lịch Sử Khoa Học và được ông John Murray xuất bản tại thành phố London. Ấn bản đầu tiên gồm 1,200 cuốn đã bán hết trong vài ngày đầu. Các ấn bản khác chỉ bán tại nước Anh đã lên tới 24,000 cuốn và đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính. Bản gốc của tác phẩm của Charles Darwin có tên là: “Về Nguồn Gốc của các Chủng Loại do Cách Chọn Lựa Tự Nhiên” (On the Origin of Species by Means of Natural Selection), hay “Sự Duy Trì các Dòng Giống thích ứng trong cuộc Tranh Đấu vì Lẽ Sống” (The Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life). Nhan đề dài của cuốn sách đã được rút gọn thành: “Nguồn Gốc của các Chủng Loại” (Origin of Species).

      Các căn bản của lý thuyết của Darwin đã được thảo luận trong 4 chương đầu của tác phẩm “Nguồn Gốc”. Các chương sau đề cập tới ngành địa chất học, việc phân phối thực vật và sinh vật, các sự kiện thích hợp với sự phân loại, hình thái học và phôi thai học, và cuối cùng dẫn tới phần kết luận.

      Tác phẩm “Nguồn Gốc của các Chủng Loại” từ phần đầu đã mô tả các thay đổi nơi thú vật và cây cỏ do con người kiểm soát, các biến đổi do “chọn lựa nhân tạo” so với các thay đổi trong thiên nhiên hay “chọn lựa tự nhiên” và chủ thuyết Darwin đã kết luận rằng mỗi khi có đời sống, đều có đổi thay và không có hai cá nhân nào hoàn toàn giống nhau. Trong sự biến đổi, còn có sự tranh đấu để sinh tồn và tốc độ gia tăng theo cấp số nhân. Tác phẩm “Nguồn Gốc” còn cho thấy nguyên tắc “chọn lựa tự nhiên” đã hoạt động để kiểm soát độ gia tăng của số lượng sinh vật. Một số cá nhân trong một chủng loại sẽ có sức mạnh hơn, chạy nhanh hơn, thông minh hơn, ít bị bệnh tật hơn, có khả năng chịu đựng các khắc nghiệt về thời tiết. Các cá nhân này sẽ sống còn và các sinh vật yếu đuối hơn sẽ suy tàn. Loại thỏ trắng trường tồn trên miền bắc cực còn loại thỏ nâu sẽ bị loại chồn, sói ăn thịt. Các con hươu cao cổ nhờ cổ dài, sẽ sống còn do ăn các lá trên ngọn cây trong khi loại hươu cổ ngắn bị chết đói. Như vậy các hoàn cảnh thay đổi đã chi phối sự sống còn của các sinh vật có khả năng nhất. Charles Darwin cũng đề cập tới sự chọn lựa truyền giống (sexual selection) với các con đực thích nghi được nhiều nhất trong môi trường sống, sẽ để lại nhiều hậu duệ nhất.

      Khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng. Các sinh vật chịu đựng nổi sức nóng và độ lạnh, lại có khả năng kiếm ăn, sẽ trường tồn. Tất cả các hình thức phức tạp của cuộc sống phải theo đúng với các định luật tự nhiên và tác phẩm “Nguồn Gốc” đã trình bày cuộc tiến hóa không ngừng.


      5/ Tranh cãi về Thuyết Tiến Hóa.


      Trái ngược với điều mà mọi người hằng tin tưởng, Charles Darwin không phải là nhân vật đầu tiên tìm ra lý thuyết Tiến Hóa. Các nhà khoa học xuất sắc như Buffon, Goethe, Eramus Darwin (ông nội của Charles Darwin), Lamarck và Herbert Spencer đã ủng hộ lý thuyết này. Nhưng công trình đóng góp của Charles Darwin là ông đã thu lượm đầy đủ các dữ kiện để chứng minh sự tiến hóa và ông cũng đi xa hơn trong lý thuyết chọn lựa tự nhiên do cách cắt nghĩa phương pháp tiến hóa.

      Tác phẩm “Nguồn Gốc các Chủng Loại” đã xuất hiện như một tia chớp đánh vào vựa rơm. Nếu lý thuyết mới và mang tính cách mạng này có giá trị, thì câu chuyện trong Thánh Kinh về Chúa tạo ra con người sẽ không còn được chấp nhận. Giáo Hội Thiên Chúa vì thế đã coi luận đề của Charles Darwin là nguy hiểm cho tôn giáo, nên đã gây ra một trận bão tố phản đối. Dù cho Charles Darwin đã cẩn thận tránh né việc áp dụng lý thuyết của ông vào nhân loại nhưng lời buộc tội đã coi tác giả cho rằng con người bắt nguồn từ con khỉ. Nhiều lời diễu cợt đã được dùng làm cách bác bỏ lý thuyết của Charles Darwin. Tạp chí Quarterly Review đã gọi Darwin là một con người nông nổi, làm ô danh Khoa Học. Ông Darwin còn bị tố cáo là đã thu thập nhiều dự kiện để cụ thể hóa một “nguyên tắc sai”. Tại ngôi trường cũ, Đại Học Trinity ở Cambridge, ông William Whewell đã không cho phép một ấn bản nào của tác phẩm “Nguồn Gốc” được đặt trong thư viện của nhà trường.

      Trong số các nhân vật bảo thủ chống đối, có ông Robert Owen, nhà xã hội và kỹ nghệ tại nước Anh và ông Louis Agassiz, nhà động vật học và địa chất học người Hoa Kỳ, cả hai đều cho rằng lý thuyết của Charles Darwin là một tà thuyết khoa học, chẳng bao lâu sẽ bị quên lãng. Nhà thiên văn lừng danh người Anh Sir John Herschel đã mô tả lý thuyết này là “một định luật bừa bãi”. Vị giáo sư địa chất cũ của Darwin là ông Sedgwick, đã coi chủ thuyết Darwin là sai nhầm nặng nề.

      Tuy nhiên Charles Darwin đã không thiếu người bênh vực đầy can đảm. Đứng hàng đầu trong số nhân vật này là Sir Charles Lyell, nhà địa chất, Thomas Huxley, nhà sinh học, Sir Joseph Hooker, nhà thực vật học và Asa Gray, nhà thực vật học danh tiếng của Hoa Kỳ. Trong số các vị uy tín này, Darwin nhờ tới ông Huxley nhiều nhất. Darwin đã không xuất hiện trước công chúng để bênh vực lý thuyết của mình. Phần lớn sự bảo vệ là do khả năng của ông Huxley và đấu trường là buổi họp của Hội Anh Quốc (the British Association) tại thành phố Oxford vào năm 1860 với chủ đề là Chủ Thuyết Darwin (Darwinism). Đứng đầu phe đả phá là Tổng Giám Mục Wilberforce của miền Oxford. Trong bài diễn văn kết luận, vị Tổng Giám Mục này tin rằng có thể đè bẹp lý thuyết Darwin nên đã hướng về ông Huxley và hỏi một cách châm biếm: “Tôi hỏi Giáo Sư Huxley, liệu có phải phía ông nội hay bà nội của ngài có nguồn gốc từ loài khỉ phải không?”. Ông Huxley quay sang một người bạn và nói nhỏ: “Chúa đã giao ông ta vào tay tôi rồi!”. Ông Huxley bèn đứng lên và phát biểu: “Một người không có lý do gì phải xấu hổ khi có một con khỉ là ông nội. Nếu tôi xấu hổ chỉ vì có một ông tổ trí thức gặp một câu hỏi không biết rõ, làm mờ tối câu hỏi này vì lời hùng biện không chủ đích, làm lãng trí các người nghe bằng các lời lẽ lạc đề lại khéo léo dùng tới thành kiến tôn giáo”.

      Trên đây chỉ là một vụ trong các đụng độ diễn ra trong nhiều thập niên giữa Nhà Thờ và Khoa Học về chủ thuyết Darwin. Qua tác phẩm “Nguồn Gốc”, Charles Darwin đã đề cập một cách nhẹ nhàng về nguồn gốc của con người nhưng về sau, qua cuốn sách “Dòng dõi của Con Người” (The Descent of Man), một khối lượng lớn dữ kiện của Darwin đã chứng minh rằng con người cũng là sản phẩm của định luật Tiến Hóa, từ các hình thức thấp kém hơn.

      Định luật Tiến Hóa của Charles Darwin dần dần được coi là chính xác, đã ảnh hưởng tới rất nhiều phạm vi học thuật chính. Chủ thuyết Tiến Hóa Hữu Cơ (the organic evolution) đã được chấp nhận bởi các nhà sinh học, địa chất, hóa học, vật lý, nhân chủng, tâm lý, giáo dục, triết học, xã hội học và ngay cả các nhà sử học, khoa học chính trị, ngữ văn (philologists). Charles Darwin đã làm cách mạng không chỉ đối với bộ môn Sinh Học, mà còn ảnh hưởng sâu rộng tới các phạm vi Khoa Học khác, từ Thiên Văn tới Lịch Sử, từ môn Cổ Sinh Vật tới Tâm Lý Học, từ ngành Phôi Thai Học tới Tôn Giáo. Vì vậy ông Charles Ellwood đã tuyên bố rằng Charles Darwin xứng đáng với hàng danh dự cao nhất dành cho Nhà Tư Tưởng đã mang lại các kết quả sâu rộng nhất trong Thế Kỷ 19.

      Qua thế kỷ 20, Chủ Thuyết Darwin với ý tưởng chọn lựa tự nhiên, đã bị chế độ Đức Quốc Xã dùng vào việc tuyên truyền và tiêu diệt một số dân tộc thiểu số. Các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia đã được biện hộ một cách sai lạc rằng đây là một phương tiện để diệt trừ các kẻ yếu, và về sau khi tranh giành quyền lực, các người Cộng Sản Mác Xít cũng áp dụng lý thuyết tranh đấu để sống còn vào chủ trương “đấu tranh giai cấp” của họ.

      Charles Darwin qua đời vào ngày 19/4/1882 vì bệnh tim. Tin buồn này được nhiều tờ báo đăng tải bởi vì vào thời kỳ này, lý thuyết của ông đã được nhiều người công nhận. Nhật báo London Standard đã viết rằng: “Các tín đồ Thiên Chúa Giáo chân chính có thể chấp nhận các sự kiện của Luật Tiến Hóa giống như họ đã làm đối với ngành Thiên Văn và ngành Địa Chất, không vì các thành kiến do các niềm tin lâu đời và được ưa thích”.

      Charles Darwin mong muốn được an táng trong ngôi làng Downe, hạt Kent, nhưng giới Khoa Học của nước Anh đã đặt di cốt của ông tại Tu Viện Westminster danh tiếng, bên cạnh ngôi mộ của một nhà khoa học khác lừng danh trên Thế Giới, là Sir

      6/ Kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhật



                  ©  http://vietsciences.free.frr  và http://vietsciences.org    Phạm Văn Tuấn

      Sự thật về cái chết của nhà bác học Darwin

      • 1 2 3 4 5 32
      • 5.855
      Tại buổi họp báo y tế thường niên được tổ chức tại Maryland (Mỹ), các nhà khoa học đã suy đoán rằng nhà bác học người Anh Charles Darwin đã mắc bệnh Chagas khi đi vòng quanh thế giới và căn bệnh này đã hành hạ ông trong suốt một thập kỷ cho tới khi qua đời.
      Charles Robert Darwin (1809-1882) đã bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới kéo dài 5 năm từ khi ông 20 tuổi để quan sát và ghi chép lại về các loại động thực vật hoang dã, sau đó ông đã cho ra đời cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài". Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, Darwin đã gặp phải nhiều vấn đề về sức khoẻ như ăn xong nôn ra nước có tính axít, đánh trống ngực và đau đầu trầm trọng. Ông từng bị chẩn đoán là bị tâm thần phân liệt, trầm cảm và viêm ruột thừa.
      Vì vậy, những căn bệnh của Dawin trở thành chủ đề chính cuộc họp thường niên lần này. Những cuộc họp y tế thường niên như vậy nhằm dùng khoa học hiện đại để chẩn đoán nguyên nhân cái chết cũng như bệnh tật của các danh nhân thế giới. Trước đó, đã từng có cuộc họp chẩn đoán bệnh của Alexander Đại đế, nhà soạn nhạc Mozart và nhà sư phạm người Mỹ gốc Phi Booker T. Washington.

      Charles Robert Darwin (1809-1882) (Ảnh: guardian.co.uk).
      Mặc dù lúc Dawin còn sống và sau khi ông mất, các bác sỹ đã tiến hành rất nhiều chẩn đoán nhưng giáo sư Sidney Cohen (Đại học Thomas Jefferson) chỉ ra rằng trong đó có cả những chẩn đoán không chính xác. Trong cuộc họp thường niên năm nay, ông đã xác định 3 căn bệnh mà Dawin mắc phải đó là: hội chứng nôn mửa theo chu kỳ, bệnh Chagas (một bệnh ký sinh trùng nhiệt đới) và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (một loại xoắn khuẩn gram âm gây viêm, loét dạ dày, tá tràng).
      Giáo sư Sidney Cohen kết luận Darwin đã mắc hội chứng nôn mửa theo chu kỳ từ lâu nhưng ông vẫn duy trì dinh dưỡng và trọng lượng cơ thể bình thường vì ông ít khi nôn ra thức ăn mà chỉ nôn ra nước có tính axít và các chất gây tiết khác.
      Tuy nhiên, chính chuyến du lịch với mong muốn tạo ra lý thuyết tiến hoá và sinh vật học hiện đại đã khiến Darwin mắc phải một căn bệnh chết người, bệnh Chagas. Trong những bài thơ của mình, Darwin cũng từng để cập tới việc ông bị côn trùng T. cruzi cắn khi tới Argentina và loại côn trùng này có thể mang mầm bệnh. Sau khi bị côn trùng T.cruzi đốt, Darwin đã bị lên cơn sốt và xuất hiện các triệu trứng của bệnh Chagas. Giáo sư Sidney Cohen tin rằng bệnh Chagas mà Darwin mắc phải thường đi kèm với bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, dẫn đến loét dạ dày. Bệnh Chagas, bệnh tiêu hoá và bệnh tim đã hành hạ Darwin trong suốt những năm cuối đời.
      Cập nhật: 16/05/2011 Theo Vietnamnet

      Sự thật về Thuyết tiến hóa: Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin



      Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. (Ảnh: Wiki)
      Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. (Ảnh: Wiki)

      Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, một sản phẩm của thế kỷ 19 thời khoa học còn kém phát triển.
      Tuy vậy, đó đây trên thế giới, nhiều phương tiện truyền thông và sách giáo khoa vẫn không ngừng nói về thuyết tiến hóa như thể đó là chân lý vĩnh hằng, là triết lý duy nhất có thể giải thích được nguồn gốc của muôn loài. Một số người theo phái tiến hóa thậm chí còn có những phát ngôn gây sốc như thế này trước đông đảo công chúng:
      “Thuyết tiến hóa là một thực tế mà không một nhà khoa học có giáo dục nào nghi ngờ”.
      (Gary Huxley)
      “Bạn không thể nào vừa có lý trí và được giáo dục tốt mà lại vừa không tin thuyết tiến hóa. Bằng chứng thuyết phục đến nỗi bất cứ ai không bị tâm thần và có giáo dục thì đều phải tin thuyết tiến hóa”.
      (Richard Dawkins)
      Nói cách khác, trong mắt những người theo phái tiến hóa, ai không tin lý thuyết của họ thì đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần (!) Không hiểu họ dựa trên cơ sở nào, có ẩn ý gì, đã suy nghĩ hay chưa mà lại tuyên bố như vậy. Bởi vì trên thực tế, gần như tất cả các nhà khoa học tiên phong cha đẻ của các ngành khoa học từ cổ chí kim, thì hoặc là không cần biết đến thuyết tiến hóa hoặc là hoàn toàn không tin thuyết tiến hóa.
      Trên thế giới đương đại, số người không tin thuyết tiến hóa thậm chí còn nhiều hơn số người tin (Ví dụ: Theo kết quả khảo sát vào năm 2014 tại Mỹ, có 42% dân số tin rằng sự sống là do đấng Tạo Hóa mà ra, chỉ có 19% tin thuyết tiến hóa). Trong số những người phản đối thuyết tiến hóa có rất nhiều nhà khoa học tiếng tăm lẫy lừng, nhiều người là chủ nhân của các giải Nobel khoa học và nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác.
      Câu hỏi đặt ra là tại sao những người phái tiến hóa lại phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy? Họ bất chấp thực tế, bất chấp lịch sử khoa học, bất chấp sự đánh giá của dư luận để tuyên truyền một điều sai sự thật như vậy để làm gì, nếu không phải là vì lo sợ học thuyết con cưng của mình sắp sửa không còn chỗ đứng trong thế giới khoa học? Phải chăng thuyết tiến hóa yêu dấu của họ đang lâm vào bước đường cùng?
      Thuyết tiến hóa chỉ là một trong số nhiều thuyết cố gắng đưa ra một lời giải thích nghe có lý về nguồn gốc của sự sống, nó không phải là triết lý duy nhất hoặc là chân lý vĩnh hằng như những người phái tiến hóa tự xưng. Hiện nay ngoài thuyết tiến hóa còn có nhiều thuyết khác về nguồn gốc sự sống, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến thuyết Thiết kế thông minh.
      Trước kia khi các nhà tiến hóa chưa làm ra các tuyên bố mang đậm tính chủ quan thậm chí ngông cuồng nêu trên, các nhà khoa học có lập trường phản đối thuyết tiến hóa chưa quan tâm đúng mức đến việc bài trừ nó. Nhưng khi những người phái tiến hóa ngày càng trở nên quá quắt, các nhà khoa học chân chính buộc phải có phản ứng thích đáng. Công chúng có quyền được biết sự thật.
      Bản danh sách của Viện Discovery
      Đứng trước bối cảnh như vậy, Viện Discovery đã cho xuất bản danh sách Bất đồng quan điểm khoa học đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Tính đến tháng 11/2015, danh sách này đã có khoảng 1.000 chữ ký của các nhà khoa học đương thời, là thành viên thuộc các Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia danh tiếng, chủ yếu từ Mỹ và Nga.
      Những người ký tên đều có trình độ tiến sỹ trở lên trong các ngành khoa học như sinh học, vật lý, hóa học, toán học, y học, khoa học máy tính, và các lĩnh vực liên quan khác. Rất nhiều người là giáo sư hay nghiên cứu sinh tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu danh tiếng như Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện Smithsonian, Đại học Cambridge, Đại học California ở Los Angeles, Đại học California ở Berkeley, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania, Đại học Ohio State, Đại học Georgia, Đại học Washington, Đại học Harvard, Đại học Oxford…
      Trang web www.dissentfromdarwin.org của Viện Discovery, được thành lập bởi 2 cựu thành viên trường đại học Havard là George Gilder và Bruce Chapman. Nếu bạn có bằng tiến sỹ trong các chuyên ngành kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, sinh học, hóa học, hay một trong các ngành khoa học tự nhiên khác, và bạn không tin thuyết tiến hóa, bạn có thể liên hệ với Viện Discovery qua email cscinfo@discovery.org để xin gia nhập danh sách này. (Ảnh chụp màn hình/www.dissentfromdarwin.org) Trang web dissentfromdarwin.org của Viện Discovery, được thành lập bởi 2 cựu thành viên trường đại học Havard là George Gilder và Bruce Chapman. (Ảnh chụp màn hình/dissentfromdarwin.org)
      Trong số những người ký tên có rất nhiều người lừng danh trong giới khoa học, ví dụ tiến sỹ Philip Skell – thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ; Lyle Jensen – thành viên Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Hoa Kỳ; Stanley Salthe – nhà sinh học tiến hóa và là người viết sách giáo khoa; Richard von Sternberg – nhà sinh học tiến hóa thuộc Viện Smithsonian và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ; Giuseppe Sermonti – Biên tập viên của Rivista di Biologia/ Diễn đàn Sinh học – Tạp chí sinh học cổ nhất hiện vẫn đang được xuất bản trên thế giới; Lev Beloussov – nhà phôi học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga…
      Tiến sỹ John G. West thuộc Viện Discovery cho biết do số lượng các nhà khoa học bất đồng ý kiến đang ngày một gia tăng, Viện Discovery đã quyết định mở trang web dissentfromdarwin.org để lưu trữ danh sách các nhà khoa học đã ký tên. Nếu bạn có bằng tiến sỹ trong các lĩnh vực kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, sinh học, hóa học, hay một trong số các ngành khoa học tự nhiên khác, và bạn không tin thuyết tiến hóa, thì bạn có thể liên hệ với Viện Discovery Institute qua email cscinfo@discovery.org.
      Độc giả có thể tải về Bản danh sách các tiến sỹ khoa học công khai tuyên bố phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery ở đây.
      Một bản danh sách khác của tiến sỹ Jerry Bergman


      Tiến sỹ Jerry Bergman giảng dạy sinh học, di truyền học, hóa học, hóa sinh học, nhân chủng học, địa chất học và vi sinh học tại trường Đại học Northwest State College, Mỹ trong 25 năm, và cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học khác. Ông có 7 bằng cấp khoa học khác nhau từ cấp thạc sỹ trở lên, trong số đó có 2 bằng tiến sỹ khoa học. Ông có hơn 800 tài liệu khoa học đã được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, tác giả của 20 cuốn sách về khoa học và chuyên khảo.
      Tiến sỹ Jerry Bergman. (Ảnh: members.shaw.ca)

      Tiến sỹ Jerry Bergman giảng dạy sinh học, di truyền học, hóa học, hóa sinh học, nhân chủng học, địa chất học và vi sinh học tại trường Đại học Northwest State College, Mỹ trong 25 năm, và cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học khác. Ông có 7 bằng cấp khoa học khác nhau từ cấp thạc sỹ trở lên, trong số đó có 2 bằng tiến sỹ khoa học. Ông có hơn 800 tài liệu khoa học đã được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, tác giả của 20 cuốn sách về khoa học và chuyên khảo.
      Tiến sỹ Jerry Bergman đã tổng hợp được danh sách bao gồm hơn 3.000 nhà khoa học bày tỏ sư hoài nghi với thuyết tiến hóa của Darwin, trong đó có 12 người từng đoạt giải Nobel khoa học.
      TS Bergman cũng có một danh sách riêng tư khác, bao gồm khoảng 1.000 người yêu cầu được giấu tên “vì lo sợ có thể bị trả đũa hoặc gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình”.
      TS Bergman nói: “Theo ước tính của tôi, nếu tôi có thời gian và nguồn lực, tôi có thể dễ dàng hoàn thiện một danh sách với hơn 10.000 cái tên” (Xem “Những người nghi ngờ Darwin: Danh sách tuyển chọn các nhà khoa học, các viện sỹ hàn lâm, và các học giả nghi ngờ học thuyết Darwin”, ngày 24/8/2014)
      Danh sách các khoa học gia phản đối thuyết tiến hóa (phần công khai) của tiến sỹ Jerry Bergman có thể được tải về tại đây.
      Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc


      Tiến sỹ Kim Young Gil. (Ảnh: Đại học Calvin)
      Tiến sỹ Kim Young Gil. (Ảnh: Đại học Calvin)

      Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc có hơn 1000 thành viên, trong đó có hơn 600 người là tiến sỹ khoa học. Tất cả họ đều phản đối thuyết tiến hóa. Chủ tịch Hiệp hội là tiến sỹ Kim Young Gil, từng là giáo sư của Viện khoa học và công nghệ cao cấp Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology) trong 15 năm. Ông từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu NASA-Lewis (Trung tâm Nghiên cứu Glenn) ở Cleveland, Ohio, Mỹ. Năm 1995 ông đã thành lập Đại học Toàn cầu Handong (Handong Global University), nhận được các giải thưởng xuất sắc cho cải cách giáo dục từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc trong giai đoạn ba năm liên tiếp 1996-1998 như một trường đại học kiểu mẫu của thế kỷ 21…
      Tất nhiên, không chỉ có chừng đó các nhà khoa học đương thời phủ nhận thuyết tiến hóa. Có rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới chưa biết đến các bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa và phong trào bất đồng ý kiến này. Chưa kể nhiều nhà khoa học khác dù phản đối thuyết tiến hóa kịch liệt nhưng không hứng thú với việc ký tên vào các bản danh sách phản đối.
      Bản thân tác giả bài viết này đã từng nói chuyện với 2 người bạn là tiến sỹ khoa học về bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery, và tuy cả 2 đều phản đối thuyết tiến hóa nhưng họ cũng không có ý định ký tên vì nhiều lý do khác nhau.
      Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 50 nhà khoa học từng đạt giải Nobel khác cũng phủ định thuyết tiến hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp.


      image07
      Tiến sỹ Ernst Chain. (Ảnh: wikipedia)
      Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:
      Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy [của thuyết tiến hóa]… Nhiều năm nay tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc của sự sống không thể dẫn đến một kết quả hữu ích nào, bởi ngay cả một hệ thống sinh vật đơn giản nhất cũng đã quá phức tạp để có thể hiểu được bằng trình độ hóa học vô cùng sơ đẳng mà các nhà khoa học đã dùng khi cố lý giải điều không thể lý giải xảy ra cách đây hàng tỷ năm…”. 
      (“Cuộc đời của Ernst Chain: Penicillin và hơn thế nữa”, tác giả Ronald W. Clark, London, Weidenfeld & Nicolson, 1985, trang 147-148).


      image03
      Tiến sỹ Antony Hewish. (Ảnh: mediahex.com)
      Tiến sỹ Antony Hewish đoạt giải Nobel Vật lý cho công trình khám phá ra các ẩn tinh. Ông từng nói:
      “Đối với tôi thật vô lý khi cho rằng: Vũ trụ và sự hiện hữu của chúng ta chỉ là một sự ngẫu nhiên lớn, và sự sống tự nảy sinh do các quá trình vật lý ngẫu nhiên trong một môi trường chỉ ngẫu nhiên có các thuộc tính phù hợp…” (Hewish 2002a).


      image01
      Tiến sỹ Arthur Holly Compton. (Ảnh: Wikipedia)
      Tiến sỹ Arthur Holly Compton (1892–1962) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho công trình khám phá ra hiệu ứng Compton, nghĩa là sự thay đổi bước sóng của tia X khi chúng va chạm với electron. Việc khám phá ra hiệu ứng này vào năm 1922 đã xác nhận lưỡng tính sóng-hạt của bức xạ điện từ. Ông từng nói:
      “…Lập luận cho rằng [sự sống] là do được Thiết Kế ra, mặc dù đã cũ xưa, nhưng chưa bao giờ bị bác bỏ một cách thỏa đáng cả. Trái lại, khi chúng ta học được nhiều hơn về thế giới chúng ta, xác suất việc nó ngẫu nhiên tự nảy sinh trở nên càng lúc càng xa vời, cho nên có rất ít nhà khoa học thực thụ đương thời nào muốn bảo vệ một quan điểm vô thần”. (Compton 1935, 73).


      image05
      Tiến sĩ Robert A. Milikan. (Ảnh: myfirstbrain.com)
      Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1923 cho công trình đo điện tích electron, từng nói:
      “Điều đáng thương là rất nhiều nhà khoa học đang cố gắng chứng minh thuyết tiến hóa, điều không ngành khoa học nào có thể làm được”. 
      (Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel, diễn thuyết trước Hội Hóa học Hoa Kỳ)
      Chúng ta sẽ trở lại với các nhà khoa học đạt giải Nobel ở các kỳ sau của loạt bài này để có một cái nhìn rõ hơn về niềm tin tiến hóa.
      Những người khổng lồ trong khoa học đều có tín ngưỡng và đời sống tâm linh sâu sắc
       Những người phái tiến hóa khi bị chất vấn và đuối lý vì không thể trả lời câu hỏi: “Nếu thuyết tiến hóa đúng tại sao các ông phải ngụy tạo nhiều bằng chứng như vậy?“, thì họ luôn luôn sử dụng thủ đoạn ngụy biện bù nhìn rơm để hạ uy tín của các nhà khoa học không thuộc phái này. Thay vì chứng minh thuyết tiến hóa đúng hoặc chứng minh thuyết thiết kế thông minh sai thì họ quay sang cáo buộc rằng nhà khoa học nào có tín ngưỡng, có Đạo thì đều thấp kém và do đó không đáng tin. Rất nhiều công chúng tin vào lời ngụy biện đó của họ, mà không hề biết đến một thực tế hoàn toàn tương phản:

      Đại đa số các phát minh quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại đều có tác giả là các nhà khoa học hữu thần, có tín ngưỡng, tin vào thế giới tâm linh (không giới hạn trong Thiên Chúa giáo).

      Các phát minh quan trọng nhất thế giới từ nửa cuối thế kỷ 19 (cùng hoặc sau thời Darwin) đến nay cũng hầu hết thuộc về họ. Ví dụ:
      • Bóng đèn điện (Edison – tin vào đấng Tạo Hóa),
      • Điện thoại (Alexander Graham Bell – tin đấng Tạo Hóa),
      • Vắc xin (Louis Pasteur – Thiên Chúa giáo),
      • Phẫu thuật tiệt trùng (Joseph Lister – Thiên Chúa giáo),
      • Thuốc kháng sinh penicillin (Ernst Chain – Thiên Chúa giáo),
      • Ô tô (Karl Benz – đạo Mormon),
      • Động cơ diesel (Rudolf Christian Karl Diesel – Thiên Chúa giáo),
      • Máy bay (anh em nhà Wright – Thiên Chúa giáo),
      • Dây chuyền công nghiệp (Henry Ford – nhà thờ Tân giáo, và tin vào luật luân hồi tái sinh)…
      Trong các danh sách những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, sau khi tìm hiểu lai lịch chủ nhân của các phát minh ấy người ta đều nhận ra rằng phần lớn trong số họ đều là các nhà khoa học hữu thần.
      Hơn thế nữa, các nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đều là khoa học gia hữu thần. Ví dụ: Archimedes, Leonardo De Vinci, Thomas Edison…
      Còn đây là danh sách (không đầy đủ) các ông tổ của các ngành khoa học từ cổ chí kim. Tất cả đều là những người có tín ngưỡng tâm linh:
      • Toán học: Pascal, Leibniz, Euler
      • Vật lý: Newton, Faraday, Maxwell, Kelvin, Joule
      • Hóa học: Boyle, Dalton, Ramsay
      • Sinh học: Ray, Linnaeus, Mendel, Pasteur, Virchow, Agassiz
      • Địa chất học: Steno, Woodward, Brewster, Buckland, Cuvier
      • Thiên văn học: Copernicus, Galileo, Kepler, Herschel, Maunder
      • Vật lý hiện đại: Max Planck
      • Khoa học laser: Arthur Schawlow và Charles Townes
      • Hàng không vũ trụ: Wernher Von Braun
      • Truyền thông vô tuyến tầm xa: Guglielmo Marconi
      • Phẫu thuật có khử trùng: Joseph Lister
      • Điện tử học: Ambrose Fleming
      • Năng lượng học: William Thompson (biệt danh: Lord Kelvin)
      • Thuyết nguyên tử: John Dalton
      • Vi trùng học: Louis Pasteur
      • Số học: Isaac Newton
      • Cơ học thiên thể: Johann Kepler
      • Hóa học: Robert Boyle và Antoine Lavoisier
      • Lâm sàng học: Herman Boerhaave
      • Giải phẫu so sánh: Georges Cuvier
      • Tin học: Charles Babbage
      • Phân tích thứ nguyên: Lord Rayleigh
      • Động lực học: Isaac Newton
      • Điện động học: James Clerk Maxwell
      • Điện từ học: Michael Faraday và Andre Marie Ampere
      • Côn trùng học: Henri Fabre
      • Lý thuyết trường: Michael Faraday
      • Cơ học chất lỏng: George Stokes
      • Thiên văn ngân hà: William Hershel
      • Khí động học: Robert Boyle
      • Di truyền học: Gregor Mendel
      • Địa chất băng hà: Louis Agassiz
      • Y học Phụ khoa: James Simpson
      • Thủy lực học: Leonardo da Vinci
      • Thủy văn học: Matthew Maury
      • Thủy tĩnh học: Blaise Pascal
      • Ngư học: Louis Agassiz
      • Đồng vị hóa học: William Ramsay
      • Phân tích mô hình: Lord Raleigh
      • Lịch sử tự nhiên: John Ray
      • Bệnh học thần kinh: John Abercrombie
      • Hình học phi Ơclit: Bernard Riemann
      • Hải dương học: Matthew Maury
      • Khoáng vật quang học: David Brewster
      • Cổ sinh vật học: John Woodard
      • Bệnh lý học: Rudolph Virchow
      • Vật lý thiên văn: Johann Kepler
      • Sinh lý học: Albrecht von Haller
      • Vật lý học Plasma: Michael Faraday
      • Cơ học lượng tử: Max Planck
      • Nhiệt động học Thuận nghịch: James Joule
      • Nhiệt động học thống kê: James Clerk Maxwell
      • Địa tầng học: Nicholas Steno
      • Phân loại học: Carolus Linnaeus
      • Nhiệt động học: Lord Kelvin
      • Động học nhiệt (Thermokinetics): Humphry Davy
      • Hóa thạch học động vật có xương sống: Georges Cuvier
      Albert Einstein cũng là nhà khoa học hữu thần, ông tin phải có một đấng Tạo Hóa hiện hữu và đứng đằng sau mọi quy luật vật lý, nếu không vũ trụ sẽ hỗn loạn và không thể tồn tại được. Vợ chồng nhà Curie thì đều tin vào thế giới tâm linh, thậm chí còn nhiều lần tham gia vào các hoạt động tâm linh huyền bí…
      Có thể thấy rất rõ, những nhân vật phản đối thuyết tiến hóa hoặc đặt niềm tin vào đấng Tạo Hóa, từ xưa tới nay không hề ít mà cũng không tầm thường chút nào. Trái lại họ đều là những người khổng lồ của giới khoa học. Ấy vậy mà nhiều “nhà tiến hóa” có thể phát ngôn rằng ai không đi theo niềm tin của họ đều là đồ vô giáo dục hoặc là bị tâm thần! Rất ngược đời.
      Chính Darwin cuối đời đã ân hận về thuyết tiến hóa, và tự xem mình là một người hữu thần
      Một sự thật hết sức bất ngờ khác mà có lẽ không một nhà tiến hóa nào muốn chấp nhận, ấy là vào những năm cuối đời Darwin rất buồn rầu và ân hận. Darwin nói ông không có ý định viết thuyết tiến hóa một cách vô thần, thừa nhận rằng sự sống phải được tạo ra chứ không thể tự nảy sinh, và do đó ông là một người hữu thần. Thậm chí ông còn đề xuất một số ý tưởng khá tương đồng với các nhà khoa học theo phái thiết kế thông minh ngày nay.


      image00
      (Ảnh: Pixshark.com)

      “Tôi thường rùng mình ớn lạnh, tự hỏi rằng có lẽ nào mình đã hiến dâng bản thân cho một ảo tưởng [tiến hóa] chăng”. 
      (Charles Darwin, Cuộc sống và những lá thư, 1887, Quyển 2, trang 229)
      “Một nguyên do khác để có thể tin vào sự tồn tại của Thượng Đế, liên quan đến lý trí chứ không phải cảm giác, gây ấn tượng đối với tôi hơn nhiều. Đó là vì vô cùng khó khăn đến mức gần như không thể nào hiểu nổi, sao vũ trụ vĩ đại và phi thường này, gồm cả nhân loại với khả năng nhìn sâu vào quá khứ cũng như tương lai, mà lại có thể là kết quả của sự ngẫu nhiên hoặc sự cần thiết mù quáng. Vì vậy khi ngẫm lại, tôi buộc phải thấy rằng Khởi Nguyên Đầu Tiên phải là một trí tuệ thông minh, ở chừng mực nào đó giống với trí tuệ nhân loại; và tôi xứng đáng được gọi là một người hữu thần”.
      (“Charles Darwin và T.H Huxley, các hồi ký”, do Gavin de Beer biên tập, London, Oxford University Press, 1974, trang 50 đến 54)
      “Việc xem xét vấn đề này theo quan điểm thần học là một vấn đề luôn luôn làm tôi đau khổ. Tôi rất hoang mang. Tôi đã không có ý định viết [thuyết tiến hóa] một cách vô thần. Tôi không thể nào hài lòng khi xem xét vũ trụ kỳ diệu này, đặc biệt là bản chất của loài người, mà lại kết luận rằng tất cả mọi thứ là kết quả của vũ lực tàn bạo. Tôi có ý xem tất cả mọi thứ là kết quả của các quy luật được Thiết Kế, với các tiểu tiết, dù là tốt hay xấu, là kết quả của cái mà chúng ta gọi là sự ngẫu nhiên”.
      (Thư Darwin gửi cho Asa Gray, 22/5/1860)
      Năm 1873 Darwin phát biểu: “Việc không thể nào hiểu được chuyện vũ trụ vĩ đại kỳ diệu này và bản ngã có ý thức của chúng ta đã nảy sinh một cách ngẫu nhiên, đối với tôi có lẽ là lý lẽ chính cho thấy sự tồn tại của Thượng Đế”.
      (Thư Darwin gửi cho N.D. Doedes, 2/4/1873)
      Vào năm 1879, 3 năm trước khi qua đời, Darwin viết ông “chưa bao giờ là một người vô thần và phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế”.
      (Thư Darwin gửi cho John Fordyce, 7/5/1879)
      Thế đấy, rốt cuộc thì chính cha đẻ thuyết tiến hóa còn nghi ngờ đứa con của mình, thậm chí còn tự nhận ông cũng là người hữu thần. Darwin cuối cùng thừa nhận đấng Tạo Hóa đã tạo ra muôn loài, và thuyết của ông chỉ là một cách giải thích nghe có lý về việc Thượng Đế đã tạo ra sự sống như thế nào. Ông thừa nhận trí tuệ nhân loại không đủ khả năng trả lời rốt ráo câu hỏi về nguồn gốc sự sống. Vậy mà hàng trăm năm sau, các đệ tử của ông tuyên bố ai không tin thuyết tiến hóa đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần. Thật là khôi hài.
      Di sản buồn của Darwin
      Những người theo phái tiến hóa rốt cuộc đã đặt niềm tin và công sức của mình nhầm chỗ, thế nhưng họ quyết không chịu buông nó ra, mà còn cố bồi đắp lên nó hàng đống các giả thuyết, giả định, khái niệm, tưởng tượng và niềm tin mới. Để rồi ngày hôm nay:
      “… [Thuyết tiến hóa] đã được chấp nhận mặc dù nó được xây dựng bằng cách chồng các giả định đặc biệt lên trên các giả định đặc biệt, chồng các giả thuyết đặc biệt lên trên các giả thuyết đặc biệt, và xé bỏ kết cấu của khoa học bất cứ khi nào thuận tiện. Kết quả là một thứ hổ lốn chẳng phải lịch sử mà cũng chẳng phải khoa học”. 
      (Tiến sĩ James Conant, nhà hóa học, cựu chủ tịch trường Đại học Harvard, được trích dẫn trong Origins Research, tập 5, Số 2, năm 1982, trang 2)
      “Thuyết tiến hóa là một câu chuyện cổ tích của những người trưởng thành. Lý thuyết này không giúp gì cho sự tiến bộ của khoa học. Nó vô dụng”
      (Giáo sư Tiến sĩ Louis Bounoure, Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Mỹ)
      “Khi những nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác hỏi chúng ta hiện nay đang tin tưởng cái gì về nguồn gốc các loài, chúng ta không có câu trả lời rõ ràng. Niềm tin đã nhường chỗ cho sự hoài nghi. Cùng lúc đó, cho dù nếu niềm tin của chúng ta về tiến hóa không lay chuyển thì chúng ta cũng không có lời giải thích nào về nguồn gốc các loài mà có thể chấp nhận được”.
      (Tiến sĩ William Bateson, nhà di truyền học vĩ đại của trường Đại học Cambridge)
      “Thuyết tiến hóa chỉ đơn thuần là một sản phẩm của trí tưởng tượng”.
      (Tiến sĩ Ambrose Flemming, Chủ tịch Hội triết học Anh)
      “Hiện nay chúng ta đang gặp một cảnh tượng đáng kinh ngạc, đó là trong khi rất nhiều nhà khoa học đã đồng tình rằng không có phần nào trong hệ thống thuyết Darwin có ảnh hưởng lớn bất kỳ, và trên tổng thể, lý thuyết này không chỉ không được chứng minh mà còn không thể xảy ra, thì những kẻ ngu dốt và học thức nửa vời lại tin rằng nó được chấp nhận như một thực tế căn bản”.
      (Tiến sĩ Thomas Dwight, giáo sư nổi tiếng tại trường Đại học Harvard)
      “Tôi tin rằng một ngày nào đó câu chuyện thần thoại của Darwin sẽ được xếp hạng là vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Khi điều này xảy ra, rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, “Làm sao chuyện này lại có thể xảy ra được nhỉ?” “
      (Tiến sĩ Sorren Luthrip, nhà phôi học người Thụy Điển)
      Trong thực tế, rất nhiều các nhà bác học và các nhà khoa học ưu tú đã vứt bỏ thuyết tiến hóa từ lâu. Đối với họ, thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, là một thứ ký sinh gây hại cho khoa học, một câu chuyện hoang đường trái ngược với các bằng chứng thực tế, đầy rẫy bê bối và những điều dối trá, làm băng hoại đạo đức xã hội, là gốc rễ của nạn phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh, là thứ đã tạo ra những tên độc tài khát máu nhất lịch sử, là nguyên nhân của hai lần chiến tranh thế giới và những cuộc diệt chủng quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại.
      Đối với họ, thuyết tiến hóa dựa trên tuyên truyền lừa dối chứ không dựa trên khoa học chân chính, và là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng triết lý kiểu Hitler: “Lời nói dối phải tầm cỡ, làm cho nó trông thật đơn giản, lặp đi lặp lại nó thật nhiều lần, rồi mọi người sẽ tin nó… Hãy để tôi kiểm soát sách giáo khoa, tôi sẽ kiểm soát được đất nước [Đức]…”. Thế là suốt 150 năm lừa dối, đến tận bây giờ rất nhiều người vẫn tin vào những hình phôi thai giả và cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” của Haeckel, trong đó không ít người có học hàm học vị, thậm chí có những người đang là giáo sư, tiến sĩ ngành sinh học, ở khắp nơi trên thế giới.
      Thuyết tiến hóa vẫn còn nhiều vụ lừa đảo khác không kém phần kỳ dị. Thậm chí cho đến tận ngày nay hầu như vẫn không mấy ai hay biết về những điều dối trá ấy, và thế là chúng được thể ngang nhiên tồn tại, không ở nơi nào xa lạ mà chễm chệ ngay trong sách giáo khoa nhiều cấp học của nhiều quốc gia trên toàn cầu…
      Bạch Vân tổng hợp
      (Còn tiếp – Sự thật về thuyết tiến hóa: Những bằng chứng giả và thí nghiệm thất bại trong sách giáo khoa)
      Chú ý: Hệ thống phân loại sinh vật (sự sống, vực, giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, phân loài) hiện nay đang bị xây dựng thể theo “cây sự sống” của thuyết tiến hóa. Bản thân thuyết tiến hóa đang cần được làm rõ, vì vậy trong loạt bài không sử dụng nó mà sử dụng hệ thống quy ước khác. Theo hệ quy chiếu này, tiến hóa nhỏ không phải là tiến hóa, và do đó khi nói “thuyết tiến hóa” thì chỉ có nghĩa là “thuyết tiến hóa lớn”.

       

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      TT&HĐ I - 9/d

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH