Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 234

(ĐC sưu tầm trên NET)
               Nữ điệp viên CIA đội lốt gái làng chơi và cú lừa tình ái nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam
 
Hồ sơ mật kỳ án truy bắt điệp viên H122 nỗi oan lịch sử 9 năm kháng chiến chống Pháp

10 "đồ chơi" chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người!

Trang Ly |
10 "đồ chơi" chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người!

Nhỏ gọn, tiện dụng và có khả găng sát thương cao, 10 "đồ chơi" sau đây là những vật bất ly thân của các điệp viên Liên Xô.

"Nụ hôn Thần Chết" là mật danh loại vũ khí bất ly thân của các điệp viên KGB của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh (1946–1989). Loại súng ngắn đặc chế này được chính KGB chế tạo dành riêng cho các nữ điệp viên sử dụng và tiêu diệt kẻ địch bằng một phát đạn cỡ 4,5mm.
Nhìn bề ngoài, "Nụ hôn Thần Chết" giống như một thỏi son đỏ quyến rũ, ít ai ngờ nó lại là vũ khí chết người được "hóa trang" nhỏ gọn, tiện lợi của các nữ điệp viên KGB.
Hiện nay, súng son môi là một trong những vũ khí đang được trưng bày tại Bảo tàng gián điệp quốc tế (ISM) ở Washington, DC, Mỹ.
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 1.
Ngoài son môi, các điệp viên mật KGB của Liên Xô đã sử dụng rất nhiều loại vũ khí/vật dụng được hóa trang một cách tinh vi cho các điệp vụ của mình.
1. Gậy ba-toong đang năng
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 2.
Là một trong những vũ khí quen thuộc của điệp viên KBG, đây không phải là cây gậy ba-toong bình thường. Ẩn trong vỏ gậy là thanh kiếm sắc bén. Chỉ cần nhấn nút, cây gậy nhanh chóng biến thành lưỡi kiếm sắc bén hoặc cây thương, chùy gai nguy hiểm.
2. Camera giấu kín
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 3.
Hẳn nhiên rồi, chiếc camera nhỏ xíu được giấu trong đồng hồ hoặc bật lửa là một trong những vật dụng bất ly thân của các điệp viên KGB thời Liên Xô và thời hiện đại.
3. Súng bắn điện
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 4.
Súng bắn điện được các điệp viên sử dụng trong các cuộc đụng độ ở cự ly gần với mục đích làm đối phương bất tích chớp nhoáng, hoặc trong các trường hợp cần thoát thân nhanh chóng.
4. Súng Ru-lết; Súng bút
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 5.
Nhỏ gọn, có thể cầm tay hay cho vào túi, súng ổ xoay ru-lết hoặc súng bút là những vũ khí chết người cho các điệp viên chiến đấu ở cự ly gần.
5. Máy phát giấu trong băng
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 6.
Đây là thiết bị liên lạc của các điệp viên với sở chi huy trong các điệp vụ mật.
6. Sách giải mật mã thông tin
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 7.
Để giải các mật mã thành thông tin, các điệp viên KGB nằm vùng đã sử dụng các cuốn sách bằng ngôn ngữ nước ngoài với những nội dung không ngờ đến như truyện cổ tích đến tiểu thuyết...
7. Camera giấu trong dao cạo/giá đỡ bút
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 8.
Đây là loại công nghệ phổ biến bậc nhất của các điệp viên. Việc ghi hình và theo dõi đối tượng luôn là một trong những bước tác chiến hiệu quả.
8. Bộ đàm giấu trong vali xách tay
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 9.
Bộ đàm được "hóa trang" trong chiếc vali nhỏ là phương tiện để điệp viên liên lạc với chỉ huy để truyền và nhận thông tin.
9. Dao găm
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 10.
Vật dụng nhỏ gọn này là thứ không thể thiếu trong các cuộc đụng độ cự ly gần với kẻ địch.
10. Vật dụng giấu đồ
10 đồ chơi chết người của điệp viên Liên Xô: Cái số 9 rất gần gũi với nhiều người! - Ảnh 11.
Được làm từ gỗ, những vật dụng nhỏ gọn này có thể giúp các điệp viên cất tiền, giấy tờ mật loại nhỏ, các loại mật mã hoặc công cụ mã hóa...
Ảnh: Ilya Ogarev/Bài viết sử dụng nguồn: RBTH, Newatlas
theo Helino

Cuộc đời điệp viên Mỹ trong hang ổ al-Qaeda

Hai thế giới, hai danh tính và cái chết luôn rình rập trước mắt, đó là cuộc sống của Morten Storm, một người mô tả mình là điệp viên cho tình báo Mỹ, đội lốt phần tử Hồi giáo cực đoan. 

Cựu điệp viên của tình báo Mỹ. Ảnh: Malte Kristiansen
Morten Storm, cựu điệp viên của tình báo Mỹ. Ảnh: Malte Kristiansen
Cuộc đời của Storm như những tiểu thuyết trinh thám, và anh đã kể về nó trong cuốn sách của mình mang tên "Điệp viên Storm: Cuộc sống của tôi bên trong al-Qaeda và CIA".
"Tôi có nhiều cái tên khác nhau. Tôi có nhiều danh tính khác nhau", Storm nói. "Tôi là Morten Storm, Murad Storm, Abu Osama, Abu Mujahid". 
Anh chiếm được sự tin tưởng lớn của các lãnh đạo cấp cao al-Qaeda nhờ mai mối cho một trong những kẻ này với một phụ nữ châu Âu. Người này cũng làm việc cho các tổ chức tình báo phương Tây. 
"Suốt nửa thập kỷ, tôi chuyển qua chuyển lại giữa hai thế giới và hai danh tính, chỉ cần một sơ suất, tôi có thể trả giá bằng cả cuộc đời mình", anh viết trong cuốn sách. "Đi qua đi lại giữa chủ nghĩa vô thần và Hồi giáo khắc nghiệt, tiếng Anh và tiếng Arab. Đó là một dạng sống tâm thần phân liệt".
Tìm thấy 'sự thật'
Cuộc đời của Storm bắt đầu khá bình dị ở Đan Mạch, tại thị trấn có tên Korsor. Đó là nơi có nhiều chỗ cho một cậu bé vui chơi và Storm nhớ như in những ngày tháng anh vui đùa trong rừng hay trên bãi biển. Anh cũng nhớ rõ nỗi đau mà cậu bé ngày ấy phải chịu vì thiếu vắng cha. 
Storm trở nên ngỗ nghịch từ khá sớm. Ở tuổi thiếu niên, anh phạm tội cướp có vũ trang. Anh đón sinh nhật 18 tuổi trong tù. Sau khi được thả, Storm tham gia vào Bandidos, một nhóm chơi xe.
Bước ngoặt trên con đường của Storm là khi anh tìm thấy một cuốn sách về cuộc đời của nhà tiên tri Mohammed tại thư viện Korsor. "Nó đã thay đổi tôi, nó nói với tôi đó là sự thật", anh kể. "Tôi đã tìm thấy sự thật". 
Sau đó Storm trở thành Murad Storm và đến Yemen, nơi anh học tiếng Arab và những luật lệ nghiêm ngặt không thể suy chuyển của Hồi giáo. Anh đặt tên con trai mình theo trùm khủng bố Osama bin Laden.
Bước chân đầu tiên của Storm vào thế giới chiến binh Hồi giáo là khi anh đồng hành cùng nhà báo Đan Mạch Nagieb Khaja đi quay một bộ phim về các tay súng này ở Yemen. Ở đó, Storm làm bạn với giáo sĩ người Mỹ gốc Yemen Anwar al-Awlaki, người được dự kiến sẽ trở thành một thành viên chủ chốt trong al-Qaeda ở bán đảo Arab và là một mục tiêu quan trọng của Mỹ.
Sau buổi nói chuyện về thánh chiến với Awlaki, không hề do dự, Storm quyết định tham gia hàng ngũ chiến binh ở Somalia. Tuy nhiên, vào phút cuối, anh nhận được một cuộc gọi nói rằng anh đừng đến đó nữa. Tình hình trên thực địa đang rất nguy hiểm.
"Tôi vô cùng thất vọng và đau khổ", Storm nói. "Tôi cảm thấy bị phản bội". Và trong nỗi thất vọng đó, sự hoài nghi bắt đầu lớn dần. 
Chuyển đổi
Ngồi trước chiếc máy tính xách tay, Storm tìm thấy nhiều trang web chứa những điều mâu thuẫn về kinh Koran.
"Mất một thời gian để nghiên cứu chúng, nhưng khi tôi kết luận rằng chúng thực sự mâu thuẫn, đó là khi tôi hoàn toàn đánh mất niềm tin của mình", Storm nói. "Đó là khi tôi không còn là một người Hồi giáo trong trái tim, trong niềm tin của mình".
Anh liên lạc với các nhân viên tình báo Đan Mạch và nói với họ rằng anh muốn một công việc mới. Không còn là một tín đồ Hồi giáo, Storm cho biết anh muốn hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố.
Các đặc vụ không mất nhiều thời gian để giúp Storm vào guồng và biến anh thành một điệp viên. Những thành công của anh ngay lập tức thu hút sự chú ý của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
"Không có gì nghi ngờ rằng cậu ta là một điệp viên rất giá trị và đã tiếp cận được một số nguồn mà chúng tôi thực sự muốn tiếp cận", Hans Jorgen Bonnichesen, cựu giám đốc cơ quan tình báo Đan Mạch PET, nhận định.
Một người Đan Mạch với từng đường nét y hệt tổ tiên Bắc Âu của mình, Storm chính xác là những gì mà cộng đồng tình báo đang tìm kiếm vào lúc đó.
CIA từ chối bình luận về câu chuyện của Storm. Giới chức Đan Mạch cũng chưa bao giờ xác nhận hay phủ nhận những thông tin về anh.
morten1-1915-1411101208.jpg
Storm trong vai trò một phần tử Hồi giáo cực đoan. Ảnh: z13.invisionfree
Mai mối
Lòng chân thànhcủa Storm được thử nghiệm từ cả cơ quan tình báo và các thủ lĩnh al-Qaeda khi al-Awlaki đã yêu cầu anh tìm cho y một phụ nữ châu Âu tóc vàng để làm vợ ba.
Storm tìm ra Irena Horak, một người Croatia gần đây cải sang đạo Hồi với cái tên Aminah. Họ lên kế hoạch về một cái bẫy ái tình. 
Cô gái tóc vàng trở thành con mồi quyến rũ và tiêu diệt một thủ lĩnh al-Qaeda háo sắc. Thông qua Storm,  al-Awlaki và Aminah trò chuyện bằng những email được mã hóa và trao đổi video. Hai bên đồng ý kết hôn.
Storm gặp rắc rối khi anh nhận 250.000 USD và sắp xếp cho Aminah đến Yemen, không hay biết mình đang mang theo một thiết bị theo dõi được giấu bên trong vali.
Sau đó Storm nhận được một email từ al-Awlaki nói rằng y đã cưới Aminah và cô gái này tuyệt hơn cả mong chờ. Tuy nhiên, Storm cũng nhận được email từ Aminah kể rằng al-Awlaki đã yêu cầu cô vứt chiếc vali trên trước khi họ gặp mặt. Cô đã để cả nó lẫn thiết bị theo dõi lại.
Các nhân viên CIA đã rất tức giận. "Người Mỹ từ chối nói chuyện với tôi suốt 6 tháng", Storrm kể.
Tuy nhiên, sau đó CIA vẫn quay lại tìm Storm. Họ hứa trả anh 5 triệu USD nếu cung cấp được thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc giết chết al-Awlaki.
Lộ diện
Al-Awlaki cuối cùng cũng bị phát hiện và bị giết trong một cuộc không kích của máy bay không người lái Mỹ năm 2011. Vợ y, Aminah, đã tìm đến Storm qua email và kể rằng cô đề nghị được trở thành một kẻ đánh bom liều chết nhưng bị từ chối. Vào thời điểm đó, Aminah cũng được giới chức châu Âu cảnh báo là một mối nguy hiểm. 
Storm khẳng định việc tìm ra nơi trú ẩn của al-Alwaki là chiến công của mình. Tuy nhiên, trong một cuộc đối thoại do Storm ghi lại ở một khách sạn năm đó, một người Mỹ khẳng định nguồn tình báo khác đứng sau việc tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố. Storm không được thanh toán 5 triệu USD.
Mối quan hệ giữa anh với các điệp viên xấu đi. Cuối cùng, Storm ngừng làm việc cho CIA và PET. Theo Storm, PET sau đó đã cố gắng tìm cách mua sự im lặng của Storm khi biết anh định công bố chuyện này ra dư luận.
Storm nói rằng PET đã đề nghị trả tổng cộng 260.000 USD cho anh trong 5 năm, nhưng anh từ chối vì cơ quan này không giữ nhiều lời hứa, trong đó có việc cấp cho anh và vợ quy chế thường trú lâu dài ở Đan Mạch.
Sau nhiều năm đóng nhiều vai trò khác nhau, vai trò khó khăn nhất của Storm ở phía trước là sống sót. 
Anh đang phải lẩn trốn sau khi bị các phiến quân Hồi giáo từng là đồng đội của anh dọa giết. Mối đe dọa trở nên rõ ràng vào năm ngoái khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria tung ra video quay cảnh chúng nã đạn vào một bức ảnh của anh trên tường. 
"Họ sẽ cứa cổ, chặt đầu hoặc bắn chết kẻ thù, treo họ lên rồi đóng đinh", Storm nói. "Rồi tôi sẽ bị xử tử". 
Anh Ngọc (theo CNN)

Cuộc sống bí mật của cặp đôi điệp viên CIA - nguyên mẫu của “Ông bà Smith”

Quang Hiếu - Diên San (tổng hợp) |
Cuộc sống bí mật của cặp đôi điệp viên CIA - nguyên mẫu của “Ông bà Smith”

Là “cặp bài trùng” của CIA đúng nghĩa trong công việc cũng như trong đời tư, vợ chồng nhà Matthews là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim làm nên bộ phim bom tấn mang tựa đề “Ông bà Smith” do hai diễn viên hàng đầu Hollywood là Brad Pitt và Angelina Jolie thủ vai chính hồi năm 2005.

Những điệp viên nội gián giúp KGB nắm thông tin về Cơ quan tình báo Australia Nữ điệp viên giúp quân Đồng minh chặn đứng chương trình tên lửa của Hitler (bài cuối) Yuri Drozdov - huyền thoại điệp viên "lậu" của KGB
Jason Matthews, điệp viên về hưu nay đã 64 tuổi, làm việc cho Phòng Chiến dịch Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) thời Chiến tranh lạnh. Ông còn được xem là điệp viên thực thụ ngoài đời lại thành công trong vai trò nhà văn chuyên về thể loại trinh thám. Người vợ tên Suzanne của ông cũng là điệp viên sát cánh với ông trong mọi chiến dịch bí mật.
Hiện nay ông cùng vợ sống ở bang California miền tây nước Mỹ. Là “cặp bài trùng” của CIA đúng nghĩa trong công việc cũng như trong đời tư, vợ chồng nhà Matthews là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim làm nên bộ phim bom tấn mang tựa đề “Ông bà Smith” do hai diễn viên hàng đầu Hollywood là Brad Pitt và Angelina Jolie thủ vai chính hồi năm 2005.
Trong thời gian hơn 30 năm, Jason Matthews hoạt động bí mật trong vai trò Trưởng trạm CIA tại nhiều nơi trên thế giới như Đông Âu, Đông Á, Trung Đông và vùng Caribe.
Ông từng đương đầu với đội ngũ điệp viên đáng gờm của KGB (Liên Xô), Stasi (Đông Đức) và cả Darzhavna Sigumost - lực lượng cảnh sát mật khét tiếng của Bulgaria. Suzanne, vợ ông, gia nhập CIA năm 1975, trước Matthews 1 năm.
Cuộc sống bí mật của cặp đôi điệp viên CIA - nguyên mẫu của “Ông bà Smith”  - Ảnh 1.
Matthews và Suzanne ở Địa Trung Hải trong thập niên 1970.
Ở một số nước, Jason Matthews hoạt động ngầm dưới lốt đại diện ngoại giao làm việc trong các đại sứ quán Mỹ. Nơi vợ chồng Jason sống là khu căn hộ nằm tại một quốc gia Đông Âu trong lúc Chiến tranh Lạnh vẫn đang tiếp diễn.
Họ liên tục nhận nhiệm vụ, lên đường thực thi các sứ mạng nguy hiểm, truy lùng và bắt giữ những nhân vật cộm cán trong hàng ngũ điệp viên đối phương. Vì lý do bảo mật, cặp đôi này luôn từ chối tiết lộ những nơi họ đã từng hoạt động.

Jason Matthews được CIA huấn luyện rất kỹ về mọi tình huống sẽ xảy ra trong thực tế cũng như những cách che giấu mọi hành tung như khi bị người của cơ quan tình báo KGB lục soát căn nhà. Jason Matthews mô tả, ông được huấn luyện giống như đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ, đặc biệt trong giai đoạn đáng sợ nhất được gọi là “tuần địa ngục” (Hell Week) của lực lượng.
Bởi vì, CIA muốn “nhìn thấy ai có khả năng đảm đương nhiệm vụ và ai không có khả năng”. Như một lần về nhà, cánh cửa vừa đóng sau lưng, Jason và Suzanne biết có chuyện gì đó vừa xảy ra.
Con chó cưng không chạy ra đón mừng chủ, những món đồ đeo trên mình nó văng khắp nơi. Cặp đôi điệp viên CIA lập tức nháy mắt nhìn nhau, tự trấn an mình “vô phòng nói chuyện” – tiếng lóng mà giới tình báo dùng để tán gẫu với nhau khi họ thấy nhà của họ vừa có người đột nhập.
Cuộc sống bí mật của cặp đôi điệp viên CIA - nguyên mẫu của “Ông bà Smith”  - Ảnh 2.
Vợ chồng nhà Matthews và 2 đứa con.
Giờ đây, ngồi trong một khách sạn ở khu West End (London, Anh), ông bà Jason và Suzanne cùng nhớ lại một thời cùng hoạt động tình báo. Cựu sĩ quan Suzanne, 62 tuổi, nhớ lại: "Chúng tôi vào nhà, chẳng thấy con chó Buckley đâu. May quá, chúng tôi thấy nó bị nhốt trong tủ quần áo. Thông điệp khá rõ ràng, ai đó cố tình gây chú ý!".
Jason, nay đã 64 tuổi, bổ sung vào câu chuyện của vợ: "Cũng may Buckley không phải là con chó dữ mà lại có phần khù khờ, chứ không thì đã bị xử lâu rồi. Chuyện xảy ra ở một nước Đông Âu. Chúng tôi được huấn luyện để luôn bình tĩnh trong hầu hết mọi tình huống, biết khi nào cần ra dấu thay vì nói chuyện, hoặc đánh trống lảng kiểu như "Lạy Chúa, họ đã đối xử nhẹ tay với nó".
Hai vợ chồng Jason và Suzanne sau khi kết hôn 5 năm đã bước chân vào nghề tình báo, rồi họ có 2 con. Trong cái nghề đầy nguy hiểm và căng thẳng với những đòn đấu cân não này, thường thì tổ chức tình báo chuộng các điệp viên hoạt động đơn lẻ, nhưng trong trường hợp của cặp vợ chồng danh chính ngôn thuận này, đó lại là một thứ vỏ bọc hoàn hảo.
Khi được hỏi làm cách nào để có thể trở thành một "cặp bài trùng" cho CIA, cũng như làm thế nào để cả hai vợ chồng cùng ăn ý tác chiến, Suzanne Matthew đáp: "Dễ thôi, khi bạn gia nhập hàng ngũ CIA, lúc đó bạn hãy còn trẻ, và đây đúng là duyên số, khi gặp được người bạn đời cũng đồng tuổi với bạn trong các khóa huấn luyện".
Cuộc sống bí mật của cặp đôi điệp viên CIA - nguyên mẫu của “Ông bà Smith”  - Ảnh 3.
Cặp vợ chồng tiếp cận đối tượng tình nghi.
Bà Suzanne nói tiếp: "Bạn sẽ một mình ra nước ngoài thực thi nhiệm vụ như cách mà chúng tôi đã làm. Có thể 25% các điệp viên CIA cũng làm tương tự như thế. Và đó là một thách thức lớn khi cấp trên đặt niềm tin vào bạn".
Hai vợ chồng Matthews phải dùng mọi chiêu thức để lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng, vượt qua các ứng viên khác. "Chúng tôi học các khóa ngoại ngữ, còn anh Jason học chơi cả đàn dương cầm, hiểu biết về những bài quốc ca ở những nước mà chúng tôi lui tới. Khi tiếp những vị khách đặc biệt, chúng tôi sẽ chơi đàn dương cầm. Ông nhà tôi biết 5-6 bài quốc ca đấy".
Ban ngày, vợ chồng Matthews không khác nào những nhân viên mẫn cán làm việc tại các đại sứ quán, nhưng khi màn đêm buông xuống, họ chia nhau thu thập các nguồn tin tình báo đắt giá. Công việc chính của Jason là bí mật tuyển mộ những người muốn làm việc cho CIA. Ông thường gặp gỡ những "tân binh" vừa tuyển mộ vào nửa đêm tại một công viên hay sân vận động bóng đá và thường xem báo Pravda của Nga vào mỗi buổi sáng để nắm bắt thông tin.
Jason Matthews cho biết: "Để hoạt động gián điệp tốt, cần phải tạo ra một vỏ bọc hoàn hảo. Mỗi điệp viên có một thế giới riêng của họ. Suốt ngày bạn có mặt ở đại sứ quán, đóng dấu thị thực. Ban đêm bạn phải lượn các nơi, đánh giá từng nhân vật, thiết lập ra các mục tiêu khả thi".
Cuộc sống bí mật của cặp đôi điệp viên CIA - nguyên mẫu của “Ông bà Smith”  - Ảnh 4.
Cuốn "Palace of Treason".
Jason Matthews tiết lộ một trong những kỹ thuật tiếp xúc với những nguồn tin tình báo tiềm năng: "Một số nhân viên CIA thường hay bắt tay ai đó. Sau khi thiết lập thành công mối quan hệ, họ thích khám phá người khác một cách kín đáo. Chúng tôi đi khắp mọi nơi, có một cơ chế quan hệ thân mật với các nhóm giám sát đối tượng".
Khi được hỏi về khả năng tóm con mồi, ông Jason giải thích: "Sau 6 tháng liên tục theo dõi đối tượng nghi vấn, chúng tôi sẽ lợi dụng thời tiết bất lợi để chớp nhoáng ra tay trấn áp họ. Bạn phải đi quanh một góc cố định và trong vòng 5 giây, giả vờ làm rơi một tờ giấy, đối tượng không để ý đâu".
Jason Matthews đã có nhiều trải nghiệm thú vị khi họ làm việc cùng "những cái bóng". Một lần nọ, Jason tỉnh giấc, nhìn thấy dấu vết của một "tín hiệu lạ" từ trong phòng khách sạn: Một điếu thuốc lá đặt trong gạt tàn thuốc ngay dưới chân ông: "Họ chơi trò tâm lý khiến chúng tôi không bao giờ được đánh giá thấp họ. Có ai đó đột nhập khách sạn vào ban đêm, để lại mẩu thuốc lá nhằm báo cho chúng tôi biết sự có mặt của họ".
Cuộc sống bí mật của cặp đôi điệp viên CIA - nguyên mẫu của “Ông bà Smith”  - Ảnh 5.
Matthews và vợ về hưu sống ở California.
Cũng có lần Jason phản ứng theo linh cảm, lao nhanh ra đường tìm cách bảo vệ vợ mình đang bị những "cái đuôi" bám theo. Bà Suzanne nhớ lại: "Tôi đang lái xe về nhà và thấy họ cũng đang lái xe về phía mình. Lúc đầu, tôi thấy cũng bình thường, nhưng xe họ bỗng nhiên như lao thẳng về phía tôi như một đòn thử tâm lý. Quả là rất nguy hiểm!".
Ông Jason nói tiếp: "Tôi chạy như tên bắn trên đường. Phát hiện ra họ, tôi tăng tốc vọt lên chặn đầu họ: "Này, đừng làm mấy chuyện vớ vẩn đó với vợ và con tôi. Đừng lái xe nguy hiểm như thế! Điệp viên ai lại làm thế!". Cái đuôi biết là sẽ không làm được chuyện gì, bỏ đi thẳng".
Vào cuối thập niên 1970, các đối tượng người Nga hay Trung Quốc - được mô tả là "cá lớn" - là mục tiêu tuyển mộ mà CIA rất thèm muốn hướng đến và sau đó là thành viên các nhóm bán quân sự cánh tả.
Theo Jason Matthews, những người như ông thường thu nạp khoảng chục điệp viên bao gồm mọi thành phần – tùy viên nước ngoài, phóng viên báo chí, nhân viên khách sạn. Sau khi tuyển chọn được người, Jason Matthews có trách nhiệm huấn luyện để họ làm nội gián hoạt động sau chiến tuyến đối phương.
Bước vào thập niên 1980, Jason Matthews được giao nhiệm vụ thu thập thông tin về cuộc chiến tranh Nam Tư và Cuba. Vào đầu thập niên 1990, hai vợ chồng tuy đã có 2 cô con gái nhưng vẫn tiếp tục hoạt động ở hải ngoại. Ông kể, trong thời gian làm trưởng trạm CIA ở một quốc gia Trung Đông, ông buộc phải nói dối khi 2 cô con gái nhìn thấy vệ sĩ của ông kiểm tra xem chiếc xe có bị gài bom hay không rằng "họ đang tìm con mèo nhồi bông".
Chỉ sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc chiến tranh Kosovo cuối thập niên 1990 và trở về Mỹ, hai vợ chồng mới tiết lộ sự thật về cuộc đời điệp viên của họ với 2 con gái.
Công việc cuối cùng của Jason Matthews trước khi chính thức về hưu là trưởng trạm CIA ở thành phố Los Angeles. Sau khi về hưu, hai vợ chồng chuyển đến sống ở California và đó cũng là lúc Jason Mathews tìm thú vui với việc viết sách. Công việc đầy áp lực nhưng nhiều cung bậc cảm xúc cùng bề dày hoạt động hơn 30 năm giúp ông hoàn thành 2 cuốn tiểu thuyết trinh thám gián điệp.
Cuốn đầu tiên có tựa đề "Red Sparrow" (tạm dịch: Chim sẻ Đỏ) xuất bản năm 2010, được tờ New York Times xếp loại best-seller và nhận được giải thưởng uy tín cho tác phẩm đầu tay "Edgar Award for Best Debut Novel". Nội dung cuốn tiểu thuyết này đã được Hollywood dựng thành phim.
Cuốn tiểu thuyết thứ 2 xuất bản năm 2015 cũng được xếp loại best-seller, có tựa đề "Palace of Treason" (tạm dịch: Điện Phản bội), trong đó Jason Matthews mô tả âm mưu của CIA phá hoại cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Đây là thế giới mà Matthews biết rất rõ bởi vì khi trở về làm việc tại trụ sở CIA ở Langley, ông trải qua 5 năm giúp CIA thu thập thông tin về vũ khí hạt nhân cũng như sinh-hóa học trên toàn cầu.
Giai đoạn này, Matthews mô tả công việc của ông khá đơn giản, đó là "tuyển mộ các nguồn có khả năng tiếp cận những đối tượng có thể cung cấp thông tin cho các nhà quyết định chính sách để cứu thế giới khỏi thảm họa hạt nhân". Trong cuốn "Palace of Treason", một tân binh CIA phải đi bộ suốt 13 giờ để chắc chắn không có cái đuôi nào theo sau và Mattthews cho biết, đó cũng là một chi tiết có thật trong đời hoạt động ngầm của ông.
Colin Harrison, biên tập viên Nhà xuất bản Scribner, mô tả Jason Matthews là người "biết nhiều thứ tiếng và rất thông minh" cũng như "có kỹ năng viết truyện trinh thám và đọc rất nhiều, nhất là các nhà văn viết về Chiến tranh Lạnh như John le Carré và Charles McCarry. Có lẽ vì vậy mà văn phong của ông vừa mượt mà vừa khốc liệt".
theo Công an Nhân dân
   
Nữ điệp viên Việt Cộng làm tê liệt bộ máy phản gián tinh vi nhất của Việt Nam Cộng Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét