Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/h

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #7 FULL | Duy Nhất kinh ngạc với võ Lu thần sầu của Y Võ Khí Công

Tìm hiểu khí công là gì và lịch sử ra đời ?


148 201034182922 khi cong 1 Tìm hiểu khí công là gì ? Là các phương pháp tập để tăng khí trong cơ thể. Vận động gân cơ xương, lục phủ ngũ tạng nhằm thông đường đi cho khí trong cơ thể. Các bài tập như: Dịch cân kinh, Ngũ cầm hí … Việc vận động và hít thở tập trung cho khai thông kinh mạch. Cho nên người học phải hiểu vấn đề ngay từ đầu tập mới có kết quả. Việc hít thở trong khí công lúc tập khí công động , lúc tĩnh công thì chú tâm nhiều đến cách vận khí.
“Khí” người Trung Hoa phát âm là “Chi” hay “Qi”, “Ki” ở người Nhật Bản, “Ghee” ở người Đại Hàn và “Prana” ở người Ấn Độ. “Khí” nghĩa thông thường có liên quan đến “Không khí” hoặc “Chất Hơi”, một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó.
“Công” do chữ “công phu”, người Trung Hoa phát âm là “Kungfu”, có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian.
Do đó, “khí công” có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, “dưỡng khí” (oxygen)được hấp thụ qua không khí, và “thán khí” (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể.
Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là “nội công”, một công phu tập luyện “tán tụ nội khí”, triển khai tối đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm.
Lược Sử Khí Công:
Trong ý nghĩa quân bình hơi thở, khí công được bắt nguồn từ thuở xa xưa, từ khi có sự hiện diên loài người trên quả đất này. Căn cứ vào văn hóa cổ truyền đông phương, khí công đã được áp dụng qua các phương pháp thực hành, và triết lý dẫn đạo, hầu hết, trong ba môn học: Y học, Đao học, và Võ học.
Theo y như Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người.
Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nguồn khí lực, trong việc trị bệnh cho con người.
Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đếnn vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể.
Vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, nguyên lý về khí lực đã được minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí “Ngũ Cầm Hí”, dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim.
Vào năm 520 – 529 sau Tây lịch, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, ngài đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, đ dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực, tăng cường sức khỏe trên đường tu đạo, cũng như, thân thể được cường tráng, gia tăng sức mạnh trong việc luyện võ.
Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền…
Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm.
Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn được ghi nhận qua một số tài liệu hạn hẹp của Trung Hoa như: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia, Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp Bát Pháp Quyền…

III. Triết Lý Khí Công

A. Vũ trụ quan
Theo quan niệm Đông phương, khởi nguyên sự hình thành của vũ trụ, vạn vật được bắt nguồn từ một khối “Khí” đầu tiên gọi là “Thái Cực”, bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối “Khí” này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: “Khí Âm” và “Khí Dương”, được gọi là “Lưỡng Nghi”. Hai nhóm “Khí Âm” và “Khí Dương” này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà Lão Tử gọi là “Xung Khí”. Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành. Đạo đức Kinh có ghi: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa.” Học giả Trương Hoành Cừ có nói:
“- Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình loại, muôn vật trở lại Thái Hư.” Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi: “- Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng.” Cũng như, Phật Giáo quan niệm: “-Sinh, Trụ, Dị Diệt.” Do đó, khí là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ.
Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình, nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí.
Thiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên, với lực sống động vĩ đại huyền diệu, giúp cho đại vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất cả bầu trời không gian vô tận…đều là những nguồn chứa thiên khí. Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết, khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi, bão tố, sấm sét…d xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm Dương trong thiên khí.
“Địa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm những nhuần, hoặc ảnh hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra bởi từ trường của quả đất, cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong lòng đất. Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính làn nơi phát ra nguồn địa khí. Sự di chuyển của địa khí được thể hiện qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng. Mặt khác, trong lúc có nhiều mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô, nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất quân bình âm dương tính trong địa khí.
“Nhân Khí” là sinh lực con người.`con người là một tiểu vũ trụ, nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí.
B. Nhân Sinh Quan
Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn “Dinh Khí”, và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sãn có trong hài nhi, trở thành “Vệ Khí” được thể hiện bởi hai dòng: khí nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận: bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân. Tiếp theo, sự sinh tồn của hài nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí trong sạch , nước uống và thực phẩm (đọn vật và thực vật). Nguồn Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía, ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang…)
Vớ tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí) nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức.
Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh mạch , cũng như, quân bình Ân Dương tính trong nguồn sinh lực (nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Ơû điểm này, Đông Y Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: dược phẩm (thuốn hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu pháp, Án ma pháp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và tể dục dưỡng sinh (áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch)…
Trong phép dương sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên, để khia thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng tiêu trừ các mầm móng bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người. Ngoài ra, viện rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế báo trong cơ thể, cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên ngoài.
IV.Phương Thế Thực Hành
Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản: thở sâu (hay thở thấp, hoặc thở Đan Điền), thở Ngực (hay thở trung bình) và thở cao. Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba tư thế chánh yếu như: thế đứng, thế ngồi và thế nằm. Trong mổi tư thế chánh này còn được chia ra kàm nhiều tư thế phụ như sau:
Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai ben trái phải). Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già, ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối.
Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới.
Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích lợi của tư thế đứng:
– Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ, rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô….
– Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ phận trong khắp cơ thể.
– Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập luyện.
V. Làm cách nào có thể đạt được khí cảm (cảm giác về khí trong cơ thể)?
Ta hãy xét một thanh nam châm. Ban đầu nó cũng chỉ là một thanh thép bình thường, các điện tích trong nó không có trật tự, chuyển động hỗn loạn, triệt tiêu năng lượng của nhau. Sau khi đặt nó vào trong từ trường với một khoảng thời gian nhất định, dưới tác dụng của lực từ, các điện tích sẽ được sắp xếp có trật tự. Khi bỏ thanh thép ra khỏi từ trường, chính sự trật tự của các điện tích sẽ tạo ra một từ trường mới (là sự tổng hợp năng lượng của các điện tích). Thanh thép đã trở thành nam châm.
Đối với cơ thể, bình thường thì năng lượng sống tản mát, không trật tự, thậm chí triệt tiêu nhau. Thông qua qua trình luyện tập, lặp đi lặp lại một trạng thái nào đó (có thể là tư thế, động tác, hơi thở…), cuộc sống dần có quy luật, cơ thể cũng dần đạt được trật tự, trường năng lượng của cơ thể trở nên tập trung hơn, hỗ trợ lẫn nhau. Năng lượng vì thế cũng trở nên mạnh hơn (do sự tổng hợp của các năng lượng tản mát trong cơ thể), tác động vào hệ thần kinh rõ rệt hơn, cho con người ta cảm giác về khí.
Nhiều người sau một thời gian tập luyện, đạt được khí cảm, vận khí dễ dàng, cho rằng nội lực đã thâm hậu. Thực ra cảm giác khí và nội lực mạnh hay yếu là hai vấn đề khác nhau. Việc đạt được khí cảm thì dù người khoẻ hay yếu, cứ kiên trì tập luyện sẽ đạt được. Còn nội lực mạnh phải gắn liền với một cơ thể khoẻ mạnh.
Nội khí đầy đủ, mạnh mẽ sẽ làm tăng cường khả năng trao đổi chất giữa máu với tế bào, khiến các tế bào hoạt động tốt, cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Cơ thể khoẻ mạnh sẽ sinh ra nhiều nội khí, nhiều hồng cầu, tế bào, khả năng trao đổi chất giữa chúng lại được tăng cường… cứ như vậy, tích luỹ qua nhiều năm tháng, công phu sẽ ngày càng thâm hậu.
Việc không thể tách rời với các hoạt động hàng ngày của cuộc sống: ăn, ngủ, giải trí, làm việc phải điều độ, phù hợp với từng người.
Nguồn: khicongvn

Tinh hoa võ thuật: Võ lu

Lịch sử y học cổ truyền việt nam

324
0
LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Để phục vụ cho mục đích học tập, bài giảng này gồm 3 nội dung như sau:
Y học cổ truyền Việt Nam thời Cổ đại (từ đầu thế kỷ I – thế kỷ III sau công nguyên (CN)).
Y học cổ truyền Việt Nam thời Trung đại (từ thế kỷ III – thế kỷ thứ XVII sau CN).
Y học cổ truyền Việt Nam thời Cận đại (từ thế kỷ XVII – thế kỷ XX sau CN).
THỜI CỔ ĐẠI (từ đầu thế kỷ I – thế kỷ III sau CNt)
Chỉ được ghi nhận dưới hình thức kinh nghiệm và có lẽ do sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa, dễ mắc các bệnh sốt rét, bệnh thời khí và bệnh nhiễm trùng đường ruột nên người Việt cổ có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc dưới dạng các thức ăn uống và trong sinh hoạt như: trầu, cau, gừng, hành, tỏi, ớt, riềng, ý dĩ, vôi, chè xanh, chè vằng và biết phòng sâu răng bằng tập tục nhuộm răng đen.
THỜI TRUNG ĐẠI (thế kỷ III – thế kỷ XVII sau CN)
Dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ Trung đại dưới nền đô hộ của các triều đại Hán – Nguỵ – Tấn – Tống – Tề – Lương – Tuỳ – Đường (179 tr. CN – 938 sau CN). Dưới ách đô hộ này, có lẽ người Việt Nam thuộc tầng lớp trên đã được giới thiệu một nền y học kinh điển thông qua các thầy thuốc đến từ Trung Quốc như Đổng Phụng (187 – 226), Lâm Thắng (479 – 501).
Trong giai đoạn này, một số dược liệu của Việt Nam đã được ghi vào Dược điển của Trung Quốc như:
ý dĩ, Sắn dây (Danh Y biệt lục).
Đậu khấu (Hải Nam bản thảo– đời Đường).
Sử quân tử (Bản thảo khai bảo– đời Tống).
Sả (Bản thảo thập di).
Trầu, Cau (Tô cung bản thảo).
Hương bài, Khổ qua, Bí ngô, Lười ươi (Bản thảo cương mục).
Thời nhà Ngô – Đinh – Lê – Lý (938 – 1224)
Nền y học Việt Nam, ngoài tính chất kinh nghiệm còn mang thêm tính chất tôn giáo do Đạo giáo và Phật giáo phát triển mạnh mẽ dưới các triều đại này. Điển hình là năm 1136, thầy thuốc Nguyễn Minh Không chữa bệnh điên cho vua Lý Thần Tông bằng bùa chú.
Thời nhà Trần – Hồ – Hậu Lê (1225 – 1788)
Từ thời nhà Trần trở đi, Nho giáo phát triển mạnh, trong đó có Chu Văn An và Trương Hán Siêu là hai người khởi xướng phong trào chống mê tín dị đoan trong cả nước và chính lúc ấy nền y học Việt Nam mới có điều kiện vươn lên.
Song cũng vì sự gắn bó quá chặt chẽ về mặt văn hoá tư tưởng với Trung Quốc nên nền y học Việt Nam cũng chỉ phát triển trên nền tảng lý luận Trung y. Do đó, trong suốt thời kỳ này các danh nhân y học Việt Nam cũng chỉ để lại cho hậu thế những trước tác như:
Châm cứu tiệp hiệu diễn cacủa Nguyễn Đại Năng (đời nhà Hồ) trong đó có bổ sung thêm huyệtNhũ ảnh, Bối lamchữa sốt rét;Trực cốtchữa hư lao;Quân dần, Phục nguyênchữa động kinh.
Bảo anh lương phươngcủa Nguyễn Trực (1455) với kinh nghiệm chữa sởi và đậu mùa.
Y học yếu giải tập chú di biêncủa Chu Doãn Văn (1466) bàn về thuỷ hoả và ngoại cảm.
Nhãn khoa yếu lượccủa Lê Đức Vọng (đời Lê) bàn về phép chữa các chứng đau mắt, đặc biệt là đau mắt hột và lông quặm.
Bảo sinh diên thọ toản yếucủa Đào Công Chính (1676) bàn về các phương pháp vệ sinh thể chất và tâm thần.
Tạ Thị chuẩn đích y ướccủa Tạ Chất Phác (đời Lê) bàn về cách sử dụng
các phương thuốc chữa bệnh Nội – Nhi – Sản.
Đặc biệt dưới thời nhà Trần, trong lúc triều đình và giới quan lại quyền quý sính dùng thuốc Bắc thì một thầy thuốc là Tuệ Tĩnh với tinh thần độc lập tự chủ đã đề xướng lên quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” qua tác phẩmNam dược thần hiệu(được bổ sung và in lại năm 1761).
Tuy nhiên, phải đến thời Hậu Lê, thì toàn bộ những lý luận, học thuật của Trung Quốc và Việt Nam mới được tổng kết ở mức độ uyên thâm nhất qua tác phẩmHải Thượng Y Tôn Tâm lĩnhcủa Lê Hữu Trác (1720 – 1791).
Trong các triều đại trước, nhà cầm quyền chỉ quan tâm đến việc phục vụ sức khoẻ cho vua, quan và quân đội, còn việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân lao động thì mặc cho tư nhân hoặc các tổ chức tôn giáo phụ trách. Chỉ đến thời nhà Hồ (1400 – 1406), Hồ Hán Thương mới lập Quảng Tế Thự để chữa bệnh cho dân và giao cho thầy thuốc Nguyễn Đại Năng phụ trách.
Đặc biệt, dưới thời nhà Lê (1261) ngoài việc lập raY học huấn khoađể đào tạo thầy thuốc, chính quyền còn ban hành bộ luật Hồng Đức với những qui định về Y đức (điều 541), về quản lý vệ sinh thực phẩm (điều 420) và công tác Pháp y trong bộ sách “Nhân thân kiểm tra nghiệm pháp”.
Thời Lê Mạc – thời Tây Sơn (1428 – 1802)
Ngoài tác phẩm kinh điển vĩ đại của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác còn có thêm:
Nam Dượccủa Nguyễn Hoành (Tây Sơn) giới thiệu 500 dược thảo và 130 dược liệu từ khoáng vật và động vật.
Liệu dịch phương pháp toàn tậpviết về bệnh truyền nhiễm;Hộ Nhi phương pháp tổng lụcviết về Nhi khoa vàLý Am phương pháp thông lụcviết về Phụ khoa của Nguyễn Gia Phan (1784 – 1817).
Cũng trong giai đoạn này Việt Nam, mà cụ thể là xứ Đàng Trong đã có giao lưu kinh tế với các nước trong vùng Đông Nam á và qua đó chúng ta đã trao đổi Thổ nhân sâm, Ngưu tất, Phục linh, Xuyên sơn giáp, Quy bản, Thuyền thoái … để nhập Trầm hương, Kỳ nam, Sừng tê giác.
THỜI CẬN ĐẠI (thế kỷ XVII – thế kỷ XX sau CN)
Thời Nguyễn (1802 – 1884)
Quản lý y tế về mặt nhà nước không có gì khác so với thời Lê, về mặt học thuật của ygia Việt Nam vẫn tiếp tục công việc biên tập, trước tác, trong đó có học tập ít nhiều kinh nghiệm của y gia Trung Quốc, cụ thể:
Xuân Đình y án kinh trị chủ chứngchuyên về bệnh ôn dịch và thời khí của Lê Kinh Hạp.
Thạch nha kínhbàn về phép xem lưỡi của Dương Khải.
Thời Pháp thuộc (1884 – 1945)
Y học cổ truyền Việt Nam bước vào thế kỷ XX, khi mà triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước HARMAND (25/08/1883) biến Việt Nam thành một nước thuộc địa.
Từ năm 1894 – 1906, các Ty lương y đều lần lượt bị giải tán để thay thế bằng bệnh viện hoặc bệnh xá dưới quyền lãnh đạo của thanh tra y tế Đông Dương.
Năm 1920, nhà cầm quyền Pháp hạn chế số người hành nghề Đông y ở Nam bộ không được quá 500 người.
Năm 1943 lại ký nghị định bổ sung nhằm hạn chế hành nghề của giới Đông y bằng cách không cho sử dụng những dược liệu có hoạt tính mạnh như Phụ tử, Ba đậu chế …
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Hội Y học Trung kỳ (thành lập 14/09/1936) đã mở lớp huấn luyện đào tạo lương y, cùng với Hội Việt Nam Y Dược học ở Bắc kỳ và Hội Y học ở Nam kỳ hợp lực đoàn kết y giới Việt Nam để chấn hưng y học cổ truyền dân tộc và đấu tranh chống chủ trương đàn áp y học cổ truyền của thực dân Pháp.
Trong giai đoạn này, ngoài những tác phẩm y học biên soạn bằng chữ Hán Nôm như:
Vệ sinh yếu chỉ (1901) của Bùi Văn Trung ở Nam Định.
Bí truyền tập yếu (1906) của Lê Tư Thúy ở Hà Nam.
Y thư lược sao (1906) của Vũ Đình Phu.
Tứ duy tập (1910) của Đỗ Thế Hồ.
Trung Việt Dược tính hợp biên gồm 1500 vị thuốc của Đinh Nho Chấn.
Còn có những tài liệu y học viết bằng chữ Quốc ngữ:
Việt Nam Dược học của Phó Đức Thành.
Nam Dược bộ của Nguyễn An Cư.
Y học tùng thư của Nguyễn An Nhân.
Đã góp phần phổ cập và bảo tồn nền y dược cổ truyền trong nhân dân.
Thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay (1945 – nay)
Cách mạng bùng lên, rồi trường kỳ kháng chiến. Ban nghiên cứu Đông y dược được thành lập ở các Bộ, Sở y tế thuộc Liên khu đã góp phần giải quyết thương tật cho bộ đội và bệnh tật của nhân dân.
Kháng chiến thành công, dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 12/04/1956 Bộ Y tế ra quyết định thành lập Phòng Đông y trong Vụ Chữa bệnh để chuyên trách nghiên cứu về Đông y. Ngày 03/06/1957, Hội Đông y Việt Nam được thành lập với mục đích đoàn kết các người hành nghề và nghiên cứu Đông y – Đông dược. Ngày 17/06/1957 Viện Nghiên cứu Đông y được thành lập.
Hơn ai hết, Hồ Chủ tịch là người quan tâm đến vấn đề kết hợp y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT) dân tộc để xây dựng nền y học Việt Nam. Trong bức thư gửi cho Hội nghị Ngành Y tế ngày 27/02/1955 Người viết: “ Trong những năm bị nô lệ thì y học của ta cũng như các ngành khác bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học dân tộc và đại chúng”.
Cũng trong thư Người lại chỉ rõ: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, lần thứ IV năm 1976, lần thứ V năm 1982 đã vạch ra:
Kết hợp giữa YHHĐ và YHCT để xây dựng nền y học Việt Nam căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra nhiều chỉ thị hướng dẫn ngành y tế thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng, đặc biệt là năm 1980 Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã xác định kết hợp YHHĐ và YHCT là nội dung cơ bản để xây dựng nền YHHĐ Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã ra nhiều thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng, nghị quyết của Hội đồng Chính phủ.
Hơn 50 năm kiên trì thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tích xây dựng nền y học Việt Nam kết hợp YHHĐ và YHCT của dân tộc trên nhiều mặt: Quan điểm xây dựng ngành, đào tạo cán bộ, nghiên cứu y học về chữa bệnh và thuốc, biên soạn các tài liệu phổ cập và chuyên sâu về YHCT dân tộc.
Kể từ sau ngày Miền Nam được giải phóng, cả 5 trường Đại học Y trong cả nước và Học viện Quân y đều có Bộ môn Y học cổ truyền trong đó có Bộ môn YHCT – Trường Đại Học Y Hà Nội (1961) và Bộ môn YHCT – Trường Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (1976)
Trong giai đoạn YHCT khởi sắc, để phục vụ cho công tác đào tạo theo chủ trương:
“ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe nhân dân trên cơ sở kết hợp
y học, dược học hiện đại với y dược học cổ truyền”
Có thể kể ra sau đây một số tác phẩm tiêu biểu như:
Về mặt thừa kế:
Bản dịch: Nam dược thần hiệu – Hồng Nghĩa giác tư y thư – Thập tam phương gia giảm – Hải Thượng y tôn tâm lĩnh – Châm cứu tiệp hiệp diễn ca – Hoạt nhân toát yếu – Hải Thượng huyền thu.
Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng lãn ông – Tuệ Tĩnh và nền Y học cổ truyền Việt Nam (1975) – Lược sử thuốc Nam và Dược học Tuệ Tĩnh (1990) do Lê Trần Đức biên soạn.
Về mặt huấn luyện:
Những bài giảng của phòng huấn luyện Viện Y học cổ truyền, của các Bộ môn YHCT thuộc trường Đại học Y Hà Nội và Học viện Quân y.
Châm cứu đơn giản (1960) của Lê Khánh Đồng.
Phương pháp bào chế Đông dược (1965) của Viện Đông y.
Dược điển Việt Nam (phần Đông dược) 1983 của Bộ Y tế.
Châm cứu học của Viện Đông y (1978).
Về mặt tham khảo – nghiên cứu:
Bản dịch Nội kinh (1953), Tử Siêu y thoại (1968) của Nguyễn Trọng Thoát.
Thuốc Nam châm cứu (1960) của Viện Đông y.
450 cây thuốc (1962) của Phó Đức Thành.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1965) của Đỗ Tất Lợi.
Tính kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam (1971) của Nguyễn Đức Minh.
Hướng dẫn chế biến và bào chế thuốc Nam (1972) của Nguyễn Đức Đoàn, Nguyễn Thúy Anh
Phương pháp dưỡng sinh (1975) của Nguyễn Văn Hưởng.
Cao đơn hoàn tán (1976) của Hội đồng Đông y.
Hướng dẫn trồng và sử dụng thuốc Nam, châm cứu (1977) của Vụ Dược chính.
Khí công (1978) của Hoàng Bảo Châu.
Xoa bóp dân tộc (1982) của Hoàng Bảo Châu – Trần Quốc Bảo.
Trồng hái và dùng cây thuốc của Lê Trần Đức (1983 – 1988).
Bản dịch Nạn kinh (1988) của Đinh Văn Mông.
Thuyết Thủy Hỏa (1988) của Phó Đức Thành.
Bản dịch châm tê của Hoàng Bảo Châu.
Tóm tắt Thương hàn ôn bệnh của Nguyễn Trung Hoà.
Châm tê của Nguyễn Tài Thu – Trần Quang Đạt – Hoàng Bảo Châu.
Nhi khoa Đông y của Trần Văn Kỳ.
Dược lý trị liệu thuốc Nam của Bùi Chí Hiếu.
Phụ khoa cổ truyền của Nguyễn Ngọc Lâm – Hoàng Bảo Châu.
Nhĩ châm, Thủy châm, Mai hoa châm của Nguyễn Xuân Quang – Nguyễn Tài Thu.
Về nghiên cứu y học, dược học phổ cập các phương pháp chữa bệnh YHCT:
Đã bước đầu nghiên cứu về lịch sử nền YHCT của dân tộc, phát hiện được 157 vị danh y có trước tác y học, sưu tầm 562 bộ sách thuốc.
Đã tổng kết bằng các phương pháp YHHĐ việc chữa có hiệu quả các bệnh thông thường hay gặp trong nhân dân và một số bệnh khó chữa, mạn tính như hen phế quản, bệnh về khớp, bệnh tắc động mạch vết thương phần mềm nhiễm khuẩn, gãy xương …
Đã nghiên cứu xác định tác dụng dược lý, thành phần hóa học của nhiều vị thuốc có trong nước; đã tổ chức di thực được nhiều vị thuốc xưa nay phải nhập …; chứng minh nguồn dược liệu phong phú ở nước ta có nhiều khả năng trồng trọt, khai thác phục vụ cho chữa bệnh và xuất khẩu.
Về chữa bệnh:
Mạng lưới y tế từ trung ương đến các cơ sở đều có những tổ, khoa, phòng chuyên chữa bệnh bằng các phương pháp y học dân tộc.
Ngoài những cơ sở y tế của Nhà nước còn có hàng trăm phòng chẩn trị khắp trong toàn quốc chữa bệnh bằng các phương pháp YHCT. Hàng năm, hàng triệu lượt người bệnh được chữa bệnh ở các cơ sở phòng chẩn trị, góp phần rất tích cực vào công cuộc phục hồi sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta.
Về công tác sản xuất dược liệu:
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học đã tổ chức thu hái và trồng trọt sản xuất dược liệu, cải tiến dạng bào chế theo phương pháp công nghiệp nên đã đảm bảo một phần cho nhu cầu chữa bệnh và xuất khẩu. Đặc biệt từ năm 1973 trở lại đây, phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam tại các xã, các huyện có nhiều triển vọng đóng góp tích cực vào việc cần kiệm xây dựng đất nước, tự túc một phần thuốc chữa bệnh thông thường …
Trong gần 50 năm qua, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về y học cổ truyền đã được tổng kết, đã và đang là những yếu tố cơ bản để xây dựng một nền y học Việt Nam mới, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong công cuộc phát triển sản xuất, xây dựng đất nước phồn vinh.

Khí Công Y Đạo -Môn phái ‘y học bổ sung’ mở lớp, cứu người

Ông Đỗ Đức Ngọc, người sáng lập môn phái Khí Công Y Đạo. (Hình: Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu)
Linh Nguyễn/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Ông Đỗ Đức Ngọc, sáng lập viên môn phái Khí Công Y Đạo, sẽ mở lớp hướng dẫn học viên tự chữa bệnh, từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật, 11 và 12 Tháng Hai, tại trụ sở Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, 14550 Magnolia St., Phòng 205, Westminster, CA 92683. Ông cũng sẽ đích thân chữa bệnh vào buổi chiều cho những bệnh nhân ghi danh tham dự lớp học trong hai ngày nêu trên.
“Cá nhân tôi bị bệnh và từng được chữa trị theo Tây và Đông Y, cũng như qua võ thuật hay khí công, nên qua những kinh nghiệm cá nhân, tôi tự nghiên cứu những gì hai nền y học có thể chữa trị được, rồi sáng lập nên môn phái Khí Công Y Đạo, và tôi dạy môn này từ năm 1980 tại Sài Gòn,” ông Ngọc, 78 tuổi, nói với nhật báo Người Việt.
Một bài giảng về Khí Công Y Đạo. (Hình minh họa: Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu)
Một bài giảng về Khí Công Y Đạo. (Hình minh họa: Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu)
“Tôi định cư ở Canada, và truyền bá môn học này từ năm 1993 cho đến bây giờ. Hôm nay tôi đang ở chùa Liên Trì Hải Hội, Riverside, để chữa bệnh cho nhiều người từ San Jose xuống, từ Úc qua và từ những vùng quanh đây. Có cả những người bị bệnh Parkinson cũng muốn tôi chữa, vì tôi chữa bệnh không bao giờ lấy tiền,” ông nói.
“Bệnh Parkinson tôi từng chữa, có người chỉ hai lần là hết bệnh!” vị thầy khẳng định.
Trở lại với lý do thành lập môn phái, ông kể: “Tôi nhận xét những ưu điểm của Tây Y để bổ sung cho những gì Đông Y còn thiếu. Vì thế có thể coi Khí Công Y Đạo là y học bổ sung.”
“Con người là do kết hợp của Tinh – Khí – Thần. Do đó Khí Công Y Đạo là một phương pháp tổng hợp của Đông Y Học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc Tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc Khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc Thần,” ông giải thích.
Theo ông diễn tả trên trang blog, “Tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm Tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm Khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng qúa độ khiến thần kinh suy nhược gọi là Thần suy.”
“Tinh sai, Khí thiếu, Thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện khí công y đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại Tinh – Khí – Thần theo phương pháp tự nhiên của y học cổ truyền Đông phương,” vị chưởng môn khẳng định.
Ông đơn cử vai trò quan trọng của máy đo áp huyết trong Tây Y. Nếu đem áp dụng trong Đông Y, máy này sẽ giúp bổ sung và giúp người thầy Đông Y hiểu bệnh trạng cụ thể và việc chữa trị được chính xác hơn.
“Máy đo huyết áp là máy đo sự sống của con người. Do đó, mỗi gia đình phải có một máy đo huyết áp để khám phá ra bệnh tật nặng hay nhẹ, mới biết cách chữa đúng,” ông nói.
Với máy đo này, ông cho biết: “Có ba con số mà bệnh nhân hay người muốn định bệnh cần biết. Đó là số systolic, áp suất khi tim bơm máu; số dyastolic, áp suất khi tim nghỉ; và số thứ ba là nhịp tim. mỗi phút.”
“Trong lớp học hai ngày sắp tới ở Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, tôi sẽ hướng dẫn để mọi người biết tự theo dõi huyết áp và lượng đường để biết phương pháp chữa trị, khi nào dùng Tây Y, khi nào dùng Đông Y. Bệnh gì Khí Công Y Đạo cũng có thể chữa được,” vị thầy khẳng định.
Một lớp học Khí Công Y Đạo và chữa bệnh tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, Westminster. (Hình minh họa: Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu)
Một lớp học Khí Công Y Đạo và chữa bệnh tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, Westminster. (Hình minh họa: Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu)
Về phần các bệnh nhân từng được chữa lành, ông Ngọc kể trường hợp ông Phan Tâm, giám đốc Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu.
“Tôi hướng dẫn Khí Công Y Đạo tại thư viện của ông Tâm nhiều năm trước, khi tôi tới Orange County. Gần đây, có người mời tôi sang chữa cho ông ấy, vì bị liệt nửa người. Tôi chữa cho ông ấy cả thảy ba lần. Nay ông ấy đi lại và nói được rồi,” ông Ngọc kể.
“Qua kinh nghiệm bản thân và được thầy Đỗ Đức Ngọc chữa lành, tôi đứng ra tổ chức lớp học tại đây để đồng hương cùng hoàn cảnh có cơ hội được thầy hướng dẫn và chữa bệnh,” ông Phan Tâm, 65 tuổi, nói với nhật báo Người Việt.
“Cách đây ba tháng, sau khi bị tai biến mạch máu não, bị hôn mê tại bệnh viện. Khi tỉnh dậy, tôi bị liệt nửa người và một bên mặt. Các bác sĩ cho biết tôi phải mổ óc để giảm áp suất của mạch máu bị vỡ. Tôi nhờ anh Huy Lâm, một đệ tử của thầy, mời thầy ra tay cứu độ,” ông Tâm kể luôn một hơi.
“Bệnh trạng của tôi khi ấy, bác sĩ Mỹ đã bó tay và cho biết dù mổ cũng không chắc tôi hết liệt. Tôi chỉ được nghe kể lại rằng thầy điều trị cho tôi chỉ có ba lần trong vòng ba tuần, thế mà tôi có thể cử động chân tay lại được. Sau đó tôi tập vật lý trị liệu,” ông Tâm kể.
“Anh Huy nói Thầy Ngọc dùng kim của máy dành cho người bị bệnh tiểu đường để châm lên đầu tôi, và lấy máu bầm ra. Lúc ấy tôi thấy dễ chịu ngay. Thế là thầy tiếp tục trị cho tôi cả thảy ba lần, mỗi tuần một lần. Tôi đi tái khám, các bác sĩ lộ vẻ kinh ngạc, không biết thầy Ngọc đã làm gì mà không cần giải phẫu.”
Ông Huy, 56 tuổi, cư dân Stanton, cũng cho biết từng theo học ông Ngọc một vài năm, và là người chứng kiến nhiều bệnh nhân được chữa lành.
“Mỗi khi thầy chữa cho ai, thầy đều thử đường trước. Thầy xem bệnh nhân có đủ năng lực không rồi mới chữa. Nếu kết qua đo đường thấp quá, thầy cho bệnh nhân uống nước đường. Một hồi sau đo lại, thầy mới châm hay hướng dẫn tập khí công. Thầy cũng không quên đo áp huyết,” ông nói.
“Thuốc Nam ít tốn kém và thầy nói hợp với cơ thể con người hơn. Hơi thở cũng đóng vai trò quan trọng trong cách trị liệu của thầy. Thầy thường bảo bệnh nhân há miệng, thổi hơi ra, không được hít, vì thở ra giúp các hơi độc trong người theo ra,” ông nói thêm.
“Thầy cũng chữa cho những người bị đau thắt lưng, lệch xương sống hay đĩa đệm cột sống, và cả bệnh bướu cổ nữa,” ông nói tiếp.
Bà Dương Kim Hoa, 55 tuổi, một đệ tử khác của ông Ngọc, chia sẻ: “Năm 2012, chồng tôi bị ung thư phổi, tôi nghe tiếng thầy và vào các trang web để tìm hiểu. Sau cùng tôi nhờ hòa thượng viện chủ chùa Bát Nhã giúp tôi liên lạc, vì tôi là Phật tử của chùa.”
“Thầy chữa không bao giờ lấy tiền, nhưng thường thì người tham dự đóng góp trả chi phí di chuyển cho thầy,” bà Hoa tâm sự.
Ông Tâm đồng tình và cho biết lớp học do thư viện tổ chức, cũng nghĩ đến việc chia sẻ gánh nặng cho ông Ngọc.
“Chúng tôi giới hạn cho 100 học viên gọi ghi danh trước, vì hội trường mới có số chỗ giới hạn. Lệ phí tượng trưng $40 một người cho hai buổi học, từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thầy sẽ dành buổi chiều trong hai ngày ấy để chữa bệnh cho người tham dự. Hiện nay đã có khoảng 60 người ghi danh và đóng tiền rồi,” vị giám đốc thư viện cho biết.
“Học viên nên đem theo máy thử đường và máy đo áp huyết (nếu có), và tấm thảm để nằm (loại tập Yoga) và thực tập những động tác chữa trị,” ông Tâm nhắc nhở.
Để ghi danh tham dự, xin liên lạc Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu (714) 893-3043.

Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com

Võ sư chữa bệnh cứu người

0 Thanh Niên
Mặc dù là võ sư nhưng ông Nguyễn Khắc Chương có khả năng chữa trị nhiều bệnh về xương khớp rất hiệu quả, bằng việc kết hợp giữa võ công với y học cổ truyền.

Mặc dù là võ sư nhưng ông Nguyễn Khắc Chương có khả năng chữa trị nhiều bệnh về xương khớp rất hiệu quả, bằng việc kết hợp giữa võ công với y học cổ truyền.

Ông Chương đang điều trị cho bệnh nhân
Ông Chương đang điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: Hoàng Trung Hiếu
Võ đường Y Võ Thiên Phúc (số 1 ngách 7, ngõ 409 đường An Dương Vương, Q.Tây Hồ, Hà Nội) là nơi võ sư - khí công sư - chuyên viên châm cứu Nguyễn Khắc Chương chữa bệnh ban ngày và dạy võ thuật vào buổi tối. Nhờ sự giúp đỡ của ông, nhiều bệnh nhân đã trở lại cuộc sống bình thường.
Nghỉ việc để chữa bệnh cứu người
Ông Chương cho biết, gia đình ông có truyền thống võ thuật. Năm lên 10, ông được bố dạy võ, với niềm đam mê ấy, đến năm 16 tuổi, ông bắt đầu theo học với nhiều thầy võ khác. “Tôi được học nhiều môn phái khác nhau, từ võ cổ truyền dân tộc cho đến phương pháp luyện khí công của Mật Tông Tây Tạng”.
Năm 1986, ông bắt đầu dạy võ tại phố Hàng Da, Hà Nội. Tuy biết nhiều môn võ khác nhau, ông tập trung vào dạy Vĩnh Xuân Quyền, một môn võ có nguồn gốc Trung Quốc, nhưng được ông bổ khuyết thêm cho phù hợp với thể chất người Việt Nam. Cùng với việc dạy võ, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu y học, đặc biệt là các bệnh xương khớp và phương pháp chữa trị. Ông bắt đầu chữa trị các bệnh xương khớp từ năm 1995.
Ông Chương đã tốt nghiệp tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, sau đó làm việc tại Ban quản lý chợ Hàng Da, Hà Nội. Trong thời gian này ông vẫn dành thời gian chữa bệnh cho người dân. Đối với những bệnh nhân nặng, không thể đi lại, ông nhiệt tình mang dụng cụ trị liệu và thuốc men đến chữa trị tại nhà cho họ. Nhờ tận tụy, chữa bệnh hiệu quả cao nên ngày càng có nhiều người biết tiếng tìm đến nhờ ông chữa.
Bệnh nhân ngày càng nhiều, nên ông quyết định xin nghỉ việc quản lý chợ để tập trung khám chữa bệnh cho người dân. Nhiều người khuyên ông nên có một địa chỉ cố định làm cơ sở điều trị. Chính vì vậy, năm 2008, ông Chương kết hợp với một số bác sĩ khác chính thức thành lập Công ty Y Võ Thiên Phúc, hoạt động: hướng dẫn võ thuật cổ truyền - khí công dưỡng sinh và là Phòng khám chuyên khoa nội.
Chữa khỏi bệnh một cách “đáng kinh ngạc”
Chúng tôi đến thăm Võ đường từ sáng sớm, trời nắng gắt, nhưng đã thấy khá nhiều bệnh nhân ngồi chờ gặp ông Chương. Vị võ sư -lương y cho biết, bệnh nhân nên mang theo phim X-quang đã chụp trước để ông chẩn đoán bệnh. Sau đó, ông phải kiểm tra lại bệnh bằng cách đo kinh lạc và xem nhiệt độ trên các điểm huyệt. Thực hiện xong các công đoạn đó ông mới đề ra phương pháp điều trị. Ông trị bệnh bằng phương pháp tổng hợp gồm châm cứu, kéo giãn cơ, đắp thuốc và cho uống thuốc Nam.
Ông Chương không chỉ chữa trị bệnh nhân trong nước, nhiều người người nước ngoài đã đến nhờ ông giúp đỡ. Anh Fabio Cappiello, quốc tịch Ý, giảng viên Trường ĐH Hà Nội, bị thoát vị đĩa đệm nhiều năm, chữa nhiều nơi không khỏi. Ông Chương đã điều trị thành công ca này trong vòng chưa đầy 30 ngày. Ông Chương cho biết, anh Cappiello sau đó đã đưa cả mẹ của mình sang nhờ ông chữa.
Nhiều người nước ngoài đã và đang học tập võ thuật và phương pháp điều trị tại võ đường; như bác sĩ Julia Swavola quốc tịch Mỹ và bác sĩ Alexandr Sichev, người Nga. “Ông Chương chữa bệnh xương khớp rất tốt. Đặc biệt, ông điều trị các bệnh về xương sống lưng hiệu quả một cách đáng kinh ngạc” - bác sĩ Swavola nhận xét.
Cụ Nguyễn Thị Khuyên, 82 tuổi, ở P.Thượng Cát, Q.Từ Liêm, bị chấn thương cột sống sau khi ngã xe đạp. Gia đình đưa cụ đến nhờ ông Chương và hiện cụ đã phục hồi sau vài ngày điều trị tại võ đường. “Bây giờ tôi tự đi được không cần con cháu giúp nữa. Tôi rất mừng và biết ơn thầy Chương nhiều lắm”, cụ Khuyên xúc động nói.
Anh Võ Đức Tuấn ở Thái Nguyên, bị thoát vị đĩa đệm tình trạng nặng, đã chữa trị ở nhiều bệnh viện nhưng chưa khỏi. Anh được bạn giới thiệu đến ông Chương. Thấy anh Tuấn rất nghèo, ông Chương cho anh ăn ở và điều trị miễn phí tại võ đường. Sau ba tháng điều trị tận tình, anh Tuấn đã đi lại được.
Ông Chương cho biết, mấy chục năm qua ông chữa bệnh không phải vì mục đích kinh tế mà để làm phúc cho đời. Tùy theo thời gian điều trị và bệnh của mỗi người, mỗi lần điều trị ông chỉ lấy 200.000 đồng (trong đó 150.000 tiền đắp thuốc, 50,000 châm cứu). Nhiều bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn được ông cho ăn ở, điều trị miễn phí. Ông bảo, đôi khi vợ ông cằn nhằn rằng người khác chữa bệnh làm giàu, còn ông chỉ lấy tiền nhà cho thiên hạ. Ông chỉ cười và bảo vợ rằng đó là nhiệm vụ của người thầy thuốc. Con trai cả ông Chương cũng theo nghiệp cha và đã có bằng y sĩ.
“Nhiều đại gia đến học võ, thấy tôi cứu giúp người nghèo, họ đưa cho tôi khoản tiền lớn để trang trải. Nhưng tôi cảm ơn và từ chối. Tôi muốn mọi việc mình làm phải từ đáy lòng. Khả năng của tôi đến đâu, tôi giúp mọi người đến đó. Thấy người bệnh mà không cứu giúp thì không đáng được gọi là Thầy”, ông Chương tâm sự. 
Trong những năm qua, ông Chương đã điều trị cho rất nhiều người bị bệnh xương khớp. Đặc biệt ông chữa trị rất hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhiều người đã ghi lại những lời cảm ơn chân thành dày kín trong cuốn sổ lớn tại Võ đường.

Những bí mật thực sự của các bộ môn khí công

QI GONG hay CHI KUNG tức là những từ phiên âm Latin để chỉ Khí công, xuất hiện tại Trung Quốc hàng nghìn năm về trước. Khí công, hay luyện thở lại được biết tới và đạt nhiều thành công lớn trong những năm gần đây. Nhà nước Trung Quốc đã đặt ra các Viện chuyên tìm kiếm và tổ chức những cuộc hội thảo về chủ đề này. 
Rợn người với màn biểu diễn khí công võ cổ truyền Việt Nam
Đặc công Việt Nam: Khí công và 36 đường võ “hiểm”
Ở Trung Quốc, Qi Gong chẳng xa lạ gì với mọi người, nhưng hiểu cho đúng nghĩa của nó thì quả thật khó. Trước hết, từ ngữ ấy dùng để chỉ cho thuật sống lâu mà người ta đã tìm được trong ba tôn giáo thịnh hành trên đất nước Trung Quốc cổ là Khổng giáo, Phật giáo và Lão giáo. Đặc biệt nhất là với đạo Lão. Chiết tự ra thì QI có nghĩa là sức thúc đẩy, sức ép, là khí. QI một phần là để chỉ sự nén ép, thúc đẩy khi thở, và phần khác chỉ sự nén ép nhưng không do hơi thở. Sự nén ép nhưng không thở ấy tồn tại trong cơ thể con người để thành ra GONG (công). Ý niệm về sự nén ép không thở là một trong những nền tảng hình thành nền y học truyền thống. Thực hành nén ép do thở và không thở giúp con người giữ được sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ. Các môn sinh của đạo Lão đi xa hơn, và tin rằng nhờ thực hiện phương pháp này mà con người có thể đạt đến trường sinh bất tử, có nghĩa là đi vào cuộc sống vĩnh cửu.
Võ thuật và các bậc thầy về khí công
Khí công không chỉ dành luyện tập để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ mà còn ứng dụng hữu hiệu ngay trong lãnh vực võ thuật. Nếu luyện đúng mức (đòi hỏi nhiều công phu gian khổ và căn cốt đặc biệt), ta có thể sử dụng “Xung đả khí công”, còn gọi là “Sát thương khí công” để hạ đối thủ hay thực hiện nhiều công năng phi thường khác.
Các bậc thầy về khí công có thể chỉ rõ bản chất và bộ phận gây bệnh. Các vị cũng có thể dựa vào việc hít vào theo phương pháp của khí công để giúp cơ thể chống lại bệnh, hoặc có thể làm tiêu tan hay tống khứ ra ngoài những sỏi sạn nằm trong thận, bọng đái hoặc túi mật… Có những bậc thầy trình diễn những màn về sức mạnh của khí công khó mà ngờ được. Họ có thể “cắt cột thép bằng bàn chân”, “thọc kiếm vào cổ họng”, hay “nhai ngấu nghiến những mảnh thủy tinh vỡ”…
Trong mấy năm trở lại đây, con người đã thấy được những điều đáng quý nhất do khí công mang lại. Thế là không thiếu người lợi dụng khí công để làm giàu, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nền tảng khoa học của khí công. Nếu không thông hiểu, không được hướng dẫn tập luyện một cách có phương pháp, không được theo dõi thì sẽ dễ dàng bị đánh lừa, sức khỏe sẽ bị tàn phá, thân thể sẽ bị nguy hiểm. Kể từ khi khí công sống trở lại, nhiều kẻ nhẹ dạ, đam mê nó nhưng không tìm hiểu cặn kẽ, bị những thầy lang non nghề nhưng lại muốn có nhiều tiền lừa gạt nên đã phải vào bệnh viện. Các bác sĩ cũng gặp khó khăn trong việc chữa trị. Trong trường hợp đó, tốt hơn hết là nên tìm những bậc thầy về khí công. Các vị này sẽ có “bí quyết” để săn sóc con bệnh cho tới lúc cơ thể hoạt động lại điều hòa.
Một điều khác mà chúng ta không hề chú ý khi luyện là cần phải hiểu rõ trạng thái sức khỏe của thân thể mỗi người. Và khởi đi từ cơ sở ấy mới có thể chọn những bài học nào (kỹ thuật) để tập luyện khí công có kết quả; bằng không có thể bị “tẩu hỏa nhập ma”
Khí công và sự kiên trì
Từ quan điểm “gieo mầm sống” và “tránh đỡ bệnh tật” thì hiệu quả của khí công không thể chối cãi được. Trong tổng thể, khí công giúp con người điều hòa hệ thống tổ chức trong cơ thể của con người (thể tạng) giúp thân thể của con người “cân bằng trong hoạt động”. Nhưng cũng rất rõ ràng là có nhiều nhiệm vụ, chức năng trong cơ chế của khí công mà con người chưa hiểu biết được một cách toàn diện nên đã mang lại hiệu quả trái ngược với ý muốn của con người khi chăm sóc hoặc chữa trị những căn bệnh khó khăn như HIV AIDS.
Khí công còn có thể nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
Với số đông, luyện khí công cần tuyệt đối kiên trì, và cố gắng tìm hiểu những “chiếc chìa khóa bí ẩn” của nó. Trước khi cơ thể của bạn đạt được hiệu quả, bạn cần phải thực hành. Mỗi lần tập luyện phải mất một thời gian dài. Luyện tập thật đơn điệu, dễ nhàm chán, cần thiết phải có nhiều kiên nhẫn. Chính vì vậy mà hầu hết những người luyện khí công đều chỉ “đi được nửa chặng đường”. Bản chất của khí công là luyện tập, thực hành để điều chỉnh tâm thể. Nhân tố tâm lý rất quan trọng khi luyện khí công. Khi luyện, rất nhiều người sợ bị chệch hướng, rất nhiều người mạo hiểm, ưu ái thành quả. Chính tâm lý ấy là một trong những điều làm cho người tập luyện không chuyên chú.
Kiên trì là điều tối cần thiết của người luyện khí công
Đối với những người thích có một thân thể khỏe mạnh và làm tăng thêm trí tuệ, thông minh bằng cách luyện tập khí công, cũng cần thiết phải được hướng dẫn tường tận, và tìm kiếm thật thận trọng một phương pháp có hiệu quả để tránh sự suy sụp, nhiễu loạn thân thể như đã ghi chú ở trên. Nếu khi luyện tập khí công mà bị rơi vào trạng thái “tẩu hỏa nhập ma” rồi thì thật khó chữa trị. Lúc ấy, thật khó chọn lựa bài tập bởi giữa vô số những bài tập ấy biết bài nào là thật, bài nào là giả. Cần thiết phải đến với những  nhà chuyên môn khí công vì chỉ có họ mới đủ khả năng và tài liệu để tra cứu, tìm ra những bài tập giá trị từ xa xưa, hay những khám phá mới của chính các bậc thầy trên con đường “tu luyện” mà chọn lựa những bài tập đúng cho việc chữa trị.
Theo Sổ tay võ thuật

GIỚI THIỆU VỀ KHÍ CÔNG Y ĐẠO VIỆT NAM

Do Duc Ngoc 2

1. Sơ lược lịch sử phát triển


Khoa học nói chung và y học nói riêng luôn phát triển không ngừng. Tuy nhiên không bao giờ có cái gì hoàn thiện tuyệt đối, vì thế con người luôn tìm mọi cách để hoàn thiện những khiếm khuyết của các thành quả do mình đã sáng tạo ra để đưa xã hội loài người tiến lên không ngừng.
Đông y càng cổ càng giỏi vì ngày xưa chẳng có máy móc, thiết bị gì nhưng các vị danh y chẩn bệnh và chữa bệnh như thần. Tây y càng mới càng tinh, những thiết bị máy móc hiện đại của Tây y đã giúp khâu chẩn đoán bệnh được chính xác hơn và do đó việc chữa bệnh có hiệu quả hơn.
Huyết Áp
Ngày nay Đông Y và Tây Y phát triển ở đỉnh cao, tuy vậy không phải là không có những nhược điểm trong chẩn bệnh và chữa bệnh. Một ngành Y học bổ sung ra đời để bổ sung các khiếm khuyết cho Đông y và Tây Y – đó là môn Khí Công Y Đạo Việt Nam do thầy Đỗ Đức Ngọc sáng lập (KCYD).
Năm 1980: KCYD được Thầy Đỗ Đức Ngọc sáng lập ra và đã dạy môn này ở Sài Gòn.
Năm 1993 Thầy sang định cư tại Canada và đã giảng dạy ở đó môn KCYD từ đó đến nay.
Khí Công Y Đạo: Là một phương pháp tổng hợp của Đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần. Vì tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng qúa độ khiến thần kinh suy nhược gọi là thần suy.
Tinh sai, khí thiếu, thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện Khí Công Y Đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại tinh- khí- thần theo phương pháp tự nhiên của Y học cổ truyền phương Đông.
Định nghĩa từng chữ Khí Công Y Đạo thì Khí là hơi thở, là sự khí hoá, sinh hóa và chuyển hóa tinh thành khí, chuyển khí hóa thần. Chữ Công là công phu luyện tập hơi thở, công phu học hỏi để hiểu lý thuyết, biết thực hành cách chuyển tinh hoá khí, chuyển khí hóa thần. Chữ Y là tìm hiểu y lý nguyên nhân gây bệnh và cách điều chỉnh cho khỏi bệnh. Chữ Đạo là con đường hướng dẫn y lý Đông phương và là con đường tu tâm dưỡng tánh nhu hòa để bảo tồn nội lực của tinh khí thần, nội lực của tinh là tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là thần lực. Ngoài ra chữ Đạo còn có nghĩa là Vương Đạo tức là khi chữa bệnh luôn luôn phải tìm gốc bệnh và chữa gốc bệnh thì bệnh sẽ khỏi lâu dài.
Cho đến ngày nay khí công trên thế giới đã phát triển lên đến hàng ngàn loại khác nhau, nhưng tạm chia thành bốn loại như sau:
1.Khí công Yoga hoặc thiền.
2.Khí công võ thuật
3.Khí công dưỡng sinh phòng bệnh
4.Khí công chữa bệnh
Riêng khí công chữa bệnh có hai loại:
a) khí công nội lực truyền khí từ thầy thuốc sang bệnh nhân giúp bệnh nhân khỏe mạnh hết bệnh tật
b) Khí công bệnh nhân được thầy Khí công hướng dẫn phải tự tập lấy các bài tập riêng cho phù hợp với bệnh của mình để giúp cơ thể tự tạo ra thuốc từ hệ nội dược.
Khí công loại b) chính là KCYD.
Khí công bắt đầu được nghiên cứu ở nhiều quốc gia do các bác sĩ vừa am hiểu phương pháp Tây y, vừa nghiên cứu học hỏi Đông y châm cứu, vừa luyện tập khí công qua cách thở và kiểm chứng theo tiêu chuẩn Tây y về những thay đổi của cơ thể bằng những thông số cân đong đo đếm được như thành phần máu qua những kiểm nghiệm bằng máy móc.
Ở Pháp có giáo sư bác sĩ châm cứu Nguyễn Văn Nghi đã viết, dịch và giảng dạy châm cứu theo kinh điển Hoàng đế nội kinh và viết về khí công theo cách nhìn của một nhà khoa học thực nghiệm; Bác sĩ Nguyễn tối Thiện thuộc nhóm Nghiên cứu và thực hành thiền quán ở Pháp cũng đã nghiên cứu những lợi ích cho sức khỏe khi tập thở thiền. Ở Việt Nam có giáo sư bác sĩ Ngô gia Hy người đã tập luyện khí công để tự chữa bệnh cao áp huyết cho mình khỏi bệnh và sau đó vừa tập vừa thực nghiệm những kết qủa khi tập khí công qua những cách thở khác nhau. Từ đó giáo sư đã viết các công trình nghiên cứu để chỉ ra lợi ích của tập khí công đối với hệ hô hấp, hệ tuần hoàn , hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ nội tiết, các tuyến hạch và đối với giấc ngủ .

2. Những nội dung cơ bản của Khí công Y Đạo Đỗ Đức Ngọc


Trên cơ sở mấy chục năm nghiên cứu khí công chữa bệnh, Thầy Đỗ Đức Ngọc đã đúc rút được 3 vấn đề cốt lõi và đã trực tiếp chữa cho hàng vạn người trên thế giới cả người ngoại quốc và người Việt từ các bệnh thông thường đến các bệnh nan y. Những nội dung cốt lõi của KCYD Việt Nam đó là: Điều chỉnh Tinh, điều chỉnh khí, điều chỉnh thần để luôn luôn duy trì sự cân bằng trong cơ thể con người.
Để thực hiện được những điều đó, KCYD sử dụng:
1.Điều chỉnh tinh
Điều chỉnh bằng ăn uống hoặc dùng thuốc để tăng cường thêm tinh lực cho cơ thể và luôn luôn chú ý đến vấn đề ăn uống đúng để cân bằng âm dương.
Ví dụ người huyết áp thấp thì không được ăn uống những thức ăn, đồ uống làm giảm áp huyết, ngược lại người huyết áp cao thì không được ăn thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp.
2. Điều chỉnh Khí
Để điều chỉnh khí sử dụng phương pháp động công.
Mục đích của động công là tập luyện cơ thể bền bỉ dẻo dai, khai thông được khí huyết ở chỗ bị bế tắc, khai mở các huyệt của Kỳ kinh Bát mạch và các luân xa theo một nhịp độ sinh học đồng bộ giữa động tác và hơi thở thuận với nhịp sinh học trao đổi chất của âm dương, khí huyết để tự nó có thể khai mở được vòng Tiểu Chu Thiên và Đại Chu Thiên trong cơ thể, nhằm tăng cường khả năng tự chữa bệnh và phòng chống bệnh cho chính bản thân và có khí lực và thần lực để chữa bệnh cho người khác mà không sợ mệt và mất khí như những thầy chữa bệnh khác.
Những bài tập động công cũng có thể áp dụng hướng dẫn cho người bệnh tập luyện nhằm tăng cường dương khí, những động tác tay chân đều theo quy luật trong âm có dương, trong dương có âm và các động tác phải phù hợp với hơi thở tùy theo mỗi trường hợp bệnh cần chữa trị.
Các thế khí công căn bản để trị bệnh thuộc phần động công, chú trọng vào sự điều chỉnh khí hóa của hệ thống Tam Tiêu, điều chỉnh thần kinh ( thần ), thông khí huyết cho lục phủ ngũ tạng, chuyển khí chạy theo vòng Nhâm-Đốc và tăng cường khí hoạt động cho Tam tiêu là Tông khí , Ngũ hành khí, Nguyên khí.
a)Khí của vùng thượng tiêu
Do Đan điền Khí vận hành bởi hơi thở của phế khí được tăng cường do hít thở sâu cho dưỡng khí vào đầy phổi được tích lũy dư thưà hơn người bình thường, chỉ những người tập thể dục thể thao hoặc tập khí công mới có được, gọi là TÔNG KHÍ, nhờ nó tích lũy được nhiều oxy trong phổi mới làm tăng được hồng cầu và tăng áp lực kích thích sự tuần hoàn của tim mạch được mạnh hơn bình thường.
b)Khí của vùng trung tiêu
Do Đan điền Thần vận hành bởi khí của lục phủ, ngũ tạng được tăng cường sự sinh hóa chủ động có kiểm soát để có thể tăng cường chức năng hoạt động của lục phủ, ngũ tạng giúp cho sự hấp thụ và chuyển hóa khí huyết lưu thông khắp các kinh mạch, gọi là NGŨ TẠNG KHÍ .
c)Khí của vùng hạ tiêu
Do Đan điền Tinh vận hành bởi Nguyên khí Tiên thiên bẩm sinh tích lũy tại Thận, được bảo vệ, duy trì và tiếp nạp tồn trữ thêm khí Hậu thiên do ăn uống. Khi tập Khí công đưa hơi thở vào
Đan điền tinh để tăng cường chức năng hoạt động của Thận làm cho Nguyên khí Tiên thiên hoạt động mạnh hơn, giúp cho sự sinh hóa, chuyển hóa tinh chất của thức ăn hóa khí, chuyển khí hóa thần giúp Thận có khả năng hoạt động khỏe và lâu bền, kéo dài tuổi thọ hơn, gọi là Nguyên khí hậu thiên do tập luyện khí công mà có được, gọi chung cả hai loại khí của thận là
NGUYÊN KHÍ.
Khi ba loại Tông khí, Ngũ tạng khí và Nguyên khí cùng hòa hợp đúng và đủ mới có thể chọn lọc được cốc khí ( chất bổ của thức ăn ) để sinh hóa và chuyển hóa trọn vẹn cốc khí thành hai loại khí quan trọng và cần thiết cho cơ thể là khí dinh dưỡng gọi là VINH KHÍ ( là cốc khí chuyển hóa thành máu nuôi dưỡng cơ thể phát triển) và khí bảo vệ gọi là VỆ KHÍ (là cốc khí chuyển hóa thành khí lực giúp máu tuần hoàn, và điều chỉnh số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết thanh, huyết bản, các loại hocmon các loại kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể tăng cường sức đề kháng khi có bệnh ).
Khí Vinh và Vệ mạnh hay yếu, lệ thuộc vào Tông khí từ Đan điền khí, tuần hoàn luân phiên qua huyệt Chiên Trung .
3. Điều chỉnh thần
Để điều chỉnh thần thực hiện tập tĩnh công.
Theo quy luật âm dương hòa hợp, tập động công là tập tăng cường dương khí và tập tĩnh công là phần âm chuyển hóa khí làm mạnh chức năng thần kinh, nhưng trong cách luyện và theo dõi hơi thở cũng thể hiện quy luật trong âm có dương, mục đích điều khiển hơi thở nhằm khai thông các đại huyệt trên mạch Nhâm-Đốc , giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng Tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể. Tĩnh công phải hội đủ ba điều kiện là điều thân, điều ý, điều tức.
a)Điều thân :
Có nhiều cách tập thở ở tư thế đứng, nằm, ngồi; cách ngồi để nạp khí và cách nằm để dưỡng thần.
b)Điều ý :
Với khẩu quyết của khí công ý ở đâu khí ở đó, khí đến đâu huyết đến đó cho nên tùy theo mục đích chữa bệnh hợp với nhu cầu cơ thể cần, như muốn tăng cường sự khí hóa, cần tăng huyết, cần an thần.. ý sẽ được tập trung vào các vị trí khác nhau ở Đan điền khí, Đan điền thần, Đan điền tinh hoặc ở huyệt Mệnh môn..
c)Điều tức :
Là tập điều hòa hơi thở được tự nhiên : nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, tự nhiên cho thành một thói quen, nhằm khai thông các huyệt đạo trên Nhâm-Đốc mạch giúp cho tinh-khí-thần hòa hợp, cùng vận hành liên tục theo vòng Tiểu chu thiên để tạo ra một hệ thống phòng chống bệnh tự động trong cơ thể.
Điều hòa hơi thở đúng sẽ làm thay đổi chức năng co bóp của tim và nhịp tim được cải thiện ngay sau khi tập, đã được kiểm chứng đo điện tâm đồ.
Tập thở chú ý đến điều chỉnh hơi thở nhẹ, chậm, sâu, lâu, đều, tự nhiên, không gò bó không ép hơi, tạo thành nhịp thở sinh học đều đặn theo chu kỳ khoảng 6 đến 12 hơi thở ra thở vào trong một phút, sẽ giúp cho hệ thống miễn nhiễm được mạnh gấp nhiều lần hơn những người khác. Bình thường một người khỏe mạnh không bệnh tật, thở trung bình một phút được 18 hơi, nếu đến tuổi già vẫn giữ được 18 hơi thì tuổi thọ có thể sống lâu 100 tuổi. Nếu hơi thở trên 18
hơi là cơ thể đã có bệnh (thí dụ như bị thở gấp, ngắn hơi, hụt hơi trong bệnh tim mạch, suyễn, đau đớn..) thì tuổi thọ sẽ giảm.
Ngoài ra có 3 bài tập thở tĩnh công để dưỡng tâm an thần, tăng cường hệ thống thần kinh, hệ miễn nhiễm và nội tiết giúp bệnh mau hồi phục.
Đã có nhiều người tập đều đặn một thời gian, sức khỏe được cải thiện, những bệnh tật kinh niên tự biến mất dần, ít phải dùng thuốc hơn, nhất là các bệnh đau nhức chân tay, lưng gối, cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, dị ứng, ho hen, suyễn, áp huyết, tiểu đường. Các thế tập trong bài không có gì đặc biệt, cầu kỳ và khó nhớ, khó tập như các môn khí công khác, nhưng kết qủa thật kỳ diệu, như một phép lạ.
4.Cách khám bệnh bằng KCYD
Đông y có Bát cương( 8 Cương lĩnh) để qui loại bệnh: Âm- Dương, Biểu –Lý, Hàn- Nhiệt, Hư- Thực, Bát Pháp( 8 Phương pháp) để trị bệnh: Hãn, Hòa, Hạ, Tiêu, Thổ, Thanh, Ôn, Bổ.
Khi chẩn bệnh Đông Y dùng Tứ chẩn: Vọng, văn, vắn Thiết.
Khí Công Y Đạo cũng sử dụng Bát cương , Bát pháp và Tứ chẩn nhưng theo cách riêng: Đó là sử dụng những thành tựu của Tây Y để vận dụng vào khám bệnh thay cho bắt mạch của Đ.Y và cho kết quả chính xác cao hơn và thậm chí rất ngạc nhiên mà cả Đông Y và Tây Y cũng chưa ngờ tới.
KCYD dùng 4 thiết bị sau:
1.Máy đo huyết áp
2.Máy đo đường huyết
3. Máy đo nhiệt độ cơ thể
4. Máy đo oximeter
- Xin trình bày rõ hơn về sử dụng máy đo HA để chẩn đoán bệnh
Bảng tiêu chuẩn áp huyết của người khỏe mạnh theo KCYD:
Cách chữa đúng gốc bệnh cần phải bổ sung khí, huyết cho cơ thể đầy đủ, kết qủa điều trị phải được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết lọt vào tiêu chuẩn lứa tuổi dưới đây thì bệnh mới mau khỏi.
1. Áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi) 95-100/60-65mmHg, mạch nhanh có thể >100 nhịp/ phút.
2.Áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi) 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65
3. Áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi) 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70
4. Áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi) 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75
5.Áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên) 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80
Khác với Tây Y, KCYD luôn đo huyết áp cả 2 tay để từ đó tìm ra bệnh thuộc Âm- Dương, Biểu – Lý, Hàn- Nhiệt, Hư – Thực.
KCYD đã chứng minh được bằng thực nghiệm HA trong cơ thể con người phụ thuộc vào yếu tố, trong đó có khí của Lục phủ, Ngũ tạng.
Đo huyết áp 2 tay trước và sau khi ăn 30 phút còn tìm ra được sự chuyển hóa đúng, sai của chức năng bao tử và gan. Ngoài ra KCYD còn đo HA ở hai chân để kiểm tra khí lực của chân cũng như sự đóng mở của các van tĩnh mạch chân, sự tuần hoàn máu ở chân. Người ta cứ tưởng khi đo áp huyết ở tay nào cũng giống nhau, hay đo ở chân cũng giống như ở tay đó là một sai lầm lớn, nên không phát hiện ra được những bệnh nan y. Theo Tây y, nếu 1 người có số đo HA >= 100/60 và <= 140/ 90 cho là bình thường. Thật ra đó là 1 sai lầm lớn. Huyết áp biểu hiện khí lực của một người và nó phải tăng theo tuổi ví như khi cây còn bé ta tưới 1 chén nước cây đủ sống, nhưng khi cây đã phát triển to, cành lá xum xuê, 1 chén nước không thể cung cấp đủ cho cây được, cây sẽ khô héo. Nhiều người bị chết âm thầm do huyết áp thấp mà không biết cũng như nhiều bệnh nan y cả Đông Y và Tây y tìm mãi không ra vì không nghiên cứu số đo huyết áp, nhịp tim 2 tay, 2 chân để so sánh với tiêu chuẩn của KCYD.
- Dùng súng bắn nhiệt độ có thể biết được các vùng của cơ thể cũng như các đường kinh lạc bị hàn, nhiệt, nhiều khi còn tìm ra được các bệnh nan y mà Đông Y cũng như Tây Y không tìm ra.
- Dùng máy thử tiểu đường để biết lượng đường huyết trong cơ thể cũng như trên các đường kinh có nằm trong tiêu chuẩn hay không để từ đó điều chỉnh bằng ăn uống hoặc dùng thuốc cho phù hợp. Khi cơ thể bị bệnh, đường trong huyết sẽ phân bố không đều, khi thử đường ở tay thì có thể nằm trong tiêu chuẩn, nhưng ở chỗ khác thì lượng đường có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn, từ đó các thầy khí công có thể biết được nguyên nhân gây bệnh. Lượng đường tiêu chẩn trong máu khi đói phải từ 6 đến 8 mmol/l sau khi ăn đo được 10- 12 mmol/l mới là người khỏe mạnh.
- Dùng máy oximeter để đo lượng oxy trong cơ thể cũng như trên các đường kinh lạc để biết kinh nào thiếu khí để điều chỉnh bằng tập các bài khí công cho phù hợp.
Khi khám bệnh bằng oximeter ở các ngón chân, ngón tay, sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh ở ngọn, thuộc cục bộ ở đầu ngón chân tay, sẽ phát hiện bệnh ở đường kinh, sẽ phát hiện bệnh trong nội tạng.
Vì Tây y đã không nghiên cứu kỹ về kinh mạch như đông y, nên đã có sai lầm cứ tưởng khi đo oxy, ở ngón tay hay ngón chân hay bất kỳ nơi nào trong cơ thể cũng đều giống nhau, nên việc đo ở những ngón tay khác hay ở ngón chân không cần thiết, nhưng thật ra nó rất quan trọng để khám định bệnh.
Sau đây xin giới thiệu một ca chữa bệnh theo KCYD của Thầy Đỗ Đức Ngọc:
May mắn thoát khỏi mổ tim
Nữ bệnh nhân trên 60 tuổi còn đang độ tuổi đi làm, thường bị mệt, bác sĩ đo áp huyết thấy cao
thường xuyên ở mức 160mmHg nên bà phải dùng thuốc điếu trị áp huyết suốt đời. Sau một năm điều trị, bác sĩ gia đình vẫn kiểm tra áp huyết định kỳ, áp huyết của bà đã xuống 120-130 rất tốt, nên dặn bà cứ uống thuốc đều đặn. Bệnh nhân yên chí tuân theo lời bác sĩ, và cứ đi khám định kỳ, áp huyết xuống thấp hơn 110mmHg, theo tây y là qúa tốt nhờ có uống thuốc đều đặn.
Sau này, thỉnh thoảng bệnh nhân hay bị mệt, khó thở, đầu óc choáng váng, chân đi không vững, khi đi thân người muốn chúi nhủi về phía trước, bác sĩ gia đình gửi bệnh nhân đi chuyên khoa tim mạch.
Chuyên khoa tim mạch xét nghiệm xong, yêu cầu bà tạm nghỉ làm, cho bà uống thuốc đặc biệt và chờ ngày nhập viện để mổ tim. Kể từ ngày đó bà hay chóng mặt, đi đứng lảo đảo, mệt tim, khó thở, ăn uống không được, tâm trạng nửa lo sợ phải mổ tim, vì ý của bà không muốn mổ, nhưng một mặt mừng vì bà được may mắn bác sĩ đã tìm ra bệnh của bà, vì tình trạng bệnh của bà cảm thấy càng ngày càng nặng không biết sẽ chết bất đắc kỳ tử lúc nào.
Bà có người thân trong gia đình cũng trong ngành y khoa, trước kia là bệnh nhân của tôi, có ý muốn giúp bà. Cô ấy đã đến gặp tôi, nhờ tôi đến nhà bà để xem bệnh tình ra sao, có cần phải mổ hay không.
Khám Bệnh :
Tôi đo áp huyết bên tay trái 104/64mmHg mạch 65, tay phải 101/62mmHg mạch 65, mỗi bên khi, máy đo nhồi 2 lần mới cho ra kết qủa. Đo lại nhiều lần máy cũng nhồi 2 lần.
Định Bệnh :
Nếu ai đã từng học cách khám bệnh và định bệnh bằng máy đo áp huyết, cũng đều biết bệnh nhân bị bệnh gì.
a-Tôi cho bà biết bà bị khó thở vì cholesterol đóng hẹp ống mạch vào tim nên máy bị nhồi 2 lần.
b-Con số thứ nhất của máy chỉ áp huyết qúa thấp do thiếu khí huyết, nghĩa là thiếu máu tuần hoàn trong cơ thể do uống thuốc hạ áp huyết xuống thấp bằng áp huyết của một đứa trẻ.
c-Số đo thứ hai nhỏ hơn tiêu chuẩn 70-90 cho biết van tim bị hẹp, do đó tây y cần phải mổ để nong rộng ống mạch, nếu không tim bị tắc nghẽn mạch không trao đổi oxy được, làm khó thở nhưng nó sẽ ngừng đập bất tử.
d-Số thứ ba chỉ nhịp mạch tim đập yếu, theo đông y là mạch trì, người hàn lạnh. Bà cho biết đầu ngón tay lạnh tê, chân lúc nào cũng phải đi vớ mà vẫn cảm thấy lạnh.
Cách điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Người nhà cho bà uống 1 ống Acti-B12 và 1 ly nước gừng mật ong, cho tăng khí huyết, tăng áp huyết trước khi tập khí công.
Chân của bà đi vớ, sờ cổ chân vừa lạnh vừa phù, do chức năng thận dương hư, tôi đề nghị bà mua Bát Vị Quế Phụ, mỗi lần ngậm 20 viên trong miệng cho tan dần, mỗi ngày 3 lần để làm ấm cơ thể, mạnh thận dương, tăng áp huyết.
Khí và Thần:
a-Hướng dẫn cho bà tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 3 lần sau đó tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50 lần, tập xong cuốn lưỡi ngậm miệng, nằm thở thiền ở Đan Điền Thần 5 phút, tập trung ý ở mỏm xương ức dưới lòng bàn tay phải, tay trái đặt chồng lên trên. Rồi đo thử áp huyết, tay trái lên được 110/68mmHg mạch 70, tay phải 112/68mmHg mạch 71.
Theo kết qủa của máy đo, khí huyết có tăng nhưng chưa đủ theo tiêu chuẩn từ 130-140mmHg. Số thứ hai van tim đã hoạt động mạnh hơn từ 65 đã lên 68, số thứ ba chỉ thân nhiệt đã tăng từ 65 lên 70- 71, nhưng máy đo không bị nhồi hai lần là tim mạch đã thông.
Tôi cho bà biết là bà đã biết cách tập khí công để tự cứu bà, khi nào áp huyết của bà lọt vào tiêu chuẩn của khí công, thì bà khỏi cần phải mổ .
Tôi cũng cho bà biết sự lợi ích của 2 bài tập : Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết, tăng thân nhiệt, kích thích tiêu hóa, mạnh chức năng hoạt động của tim, phổi. Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng tối đa 200 lần để thông khí huyết toàn thân, giúp máu chạy đều khắp cơ thể và tống độc tố ra bằng đường mồ hôi, loại bỏ cặn bã trong cơ thể thoát ra bằng đường tiêu tiểu, nhưng muốn áp huyết hạ, sau khi tập xong thì thở bằng miệng, nếu áp huyết thấp thì ngậm miệng, cuốn lưỡi, thở bằng mũi để giữ áp huyết tăng lên, như vậy bài tập này có công dụng điều chỉnh áp huyết.
Tôi yêu cầu bà thử tập lại một lần nữa một mình để tự biết cách điều chỉnh tim mạch áp huyết.
Sau khi bà tập xong, trán của bà xuất mồ hôi, hơi thở mạnh, bà cảm thấy khỏe, đo lại áp huyết, tay trái 125/75mmHg mạch 73, tay phải 128/78mmHg mạch 75. Tôi nói, bà tập thế nào mà con số thứ hai ở trong khoảng 70-90 là van tim và ống mạch được thông, thì không cần phải mổ, còn nhịp tim đập từ 70-80 thì cơ thể nóng ấm, không sợ bị lạnh, số đầu tiên muốn tăng lên đúng tiêu chuẩn 130-140, cần phải uống Acti-B12.
Sau khi tập bà cảm thấy khỏe hoàn toàn, đi đứng vững chắc, hơi thở thông, bà muốn ngày mai đi làm trở lại.
Ngày hôm sau, bà đến sở làm, mọi người ngạc nhiên thấy bà đã khỏe bình thường, riêng bà cảm thấy mừng, gọi điện thoại cho bạn bè chia sẻ niềm vui với mình, chiều tan sở, bà đến phòng mạch của tôi để nhờ tôi xem lại, kết qủa áp huyết ổn định, tay trái 129/78mmHg mạch 74, tay phải 130/81mmHg mạch 75
Đến ngày hẹn mổ, tôi thường dặn bệnh nhân là bệnh viện đã sắp xếp lên kế hoạch có sẵn ê kíp mổ, nvì căn cứ trong hồ sơ, kết qủa tim mạch qúa suy nhược, bắt buộc phải mổ. Nếu mình không yêu cầu khám lại, thì mình phải bị mổ oan. Còn bệnh nhân cho bác sĩ biết là tôi đã cảm thấy khỏe mạnh bình thường, không còn cảm thấy bệnh nữa, xin yêu cầu cho tôi kiểm tra lại tim mạch trước khi mổ, thì sau khi kiểm tra lại, bác sĩ sẽ cho về nhà, vì theo kết qủa mới, không cần mổ nữa.
Đa số những bệnh nhân người Việt cũng như người ngoại quốc tập khí công, rồi cũng đến ngày hẹn mổ đều đề nghị bác sĩ khám tim mạch lại trước khi mổ, cuối cùng khỏi bị mổ oan, đã có người cách đây 5-10 năm, các bác sĩ điều trị tim mạch cho họ vẫn không thấy dấu hiệu nào để phải mổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét