Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

NHỮNG VÌ SAO SÁNG 11 (Mané Garrincha)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ngôi đền huyền thoại | Mané Garrincha

Thượng Đế đã tạo ra Garrincha để vĩ đại hơn Pele

Garrincha là một trong những tài năng vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Garrincha vĩ đại hơn rất nhiều so với cầu thủ được gọi là “Vua bóng đá” Pele! Bạn không tin thì tùy, nhưng ngay tại Brazil, số đông luôn nghĩ như vậy.

THẰNG BÉ CÓ ĐÔI CHÂN HÌNH DẤU NGOẶC KÉP

Người ta vẫn nói Brazil là xứ sở của túc cầu giáo - nơi bóng đá không chỉ là môn thể thao làm say mê hàng trăm triệu con người, mà còn được nâng tầm lên hàng tín ngưỡng, thiêng liêng như một tôn giáo. Vậy thì, “Thượng Đế bóng đá” trong cái tôn giáo kỳ lạ ấy đã tặng cho người Brazil món quà độc đáo nào?
Đó chính là đôi chân cong vòng của một cậu bé có tên là Manuel Francisco dos Santos, chào đời ngày 28/10/1933 trong hoàn cảnh nghèo nàn và hoang dã. Chân trái của Manuel cong ra bên ngoài, còn chân phải thì cong vào bên trong. Đã vậy, chiều dài hai chân lại không bằng nhau (khi trưởng thành, chân phải dài hơn chân trái đến 6cm).
Ngày nay, người ta chỉ cần vận dụng vài tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế, thêm chút thuốc men hoặc tiểu phẫu, thì đôi chân cong theo hình dấu ngoặc kép của một em bé sơ sinh như thế sẽ thẳng lại một cách dễ dàng. Nhưng cần nhắc lại: đấy là thập niên 1930, ở vùng nông thôn Pau Grande của Brazil.
Garrincha sinh ra với sự bất công của số phận khi được ban cho đôi chân cong vòng, chân trái cong ra bên ngoài, còn chân phải thì cong vào bên trong. Đã vậy, chiều dài hai chân lại không bằng nhau (khi trưởng thành, chân phải dài hơn chân trái đến 6cm).
Và suy cho cùng, một đôi chân cong thì đâu có gì lớn chuyện. Sau này, thằng bé Manuel gầy còm, ốm yếu, còn phải đối diện cơ man những thách thức khác trong cuộc sống, gọi là cuộc đấu tranh sinh tồn thì đúng hơn, chứ làm gì có thời gian để phải suy nghĩ về cái đôi chân không đẹp của mình!
Vâng, quay nhanh dòng đời của Manuel Francisco dos Santos đến cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, thì cậu bé ấy chính là ngôi sao bóng đá Garrincha mà bây giờ cả thế giới đều đã biết rõ là lúc sinh thời, ngôi sao ấy nổi tiếng với đôi chân dị tật của mình.
Ban đầu, những người xung quanh gọi Manuel theo tên ngắn gọn là Mane. Còn Garrincha là biệt danh do người chị Rosa của Manuel đặt cho cậu em bé bỏng, theo tên của một loài chim có thân hình bé nhỏ, hiền hòa và lanh lẹ ở Brazil.

VẬT LINH TỪ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG RA SÂN CỎ

Xin nói kỹ hơn về đôi chân độc đáo của Garrincha - “độc” đến mức độ phải xem đấy là món quà tuyệt vời của “Thượng đế bóng đá”. Qua bao thế hệ, trẻ em Brazil luôn say mê một nhân vật trong truyện tranh, gọi là saci-pererê. Đấy là một loài vật của trí tưởng tượng, với 3 đặc điểm nhận dạng bên ngoài là màu da đen, chiếc tẩu thuốc luôn ngậm trên miệng và duy nhất chỉ có một chân.
Con vật này tinh quái phi thường, lanh lẹ đến mức không ai có thể bắt được nó. Ban đêm, saci-pererê thường lén đến các làng để quấy phá, mở chuồng thả ngựa vào rừng. Vì chỉ có một chân nên nó nhẹ nhàng và chạy rất nhanh.
Brazil còn có một loài vật tưởng tượng khác, gọi là corupira, đã được truyền tụng ngay từ khi những người Bồ Đào Nha đầu tiên đặt chân lên vùng đất này hồi đầu thế kỷ 16. Corupira chống lại thổ dân, bảo vệ muông thú cho rừng Amazon - cái rừng già kỳ bí chứa đựng đến 2/3 tổng số loài sinh vật trên thế giới, với không biết bao nhiêu điều kỳ bí mà loài người chưa thể chạm đến.
Hình ảnh bên ngoài của corupira giống một cậu bé, có mái tóc đỏ và đôi chân kỳ lạ. Giống như saci-pererê, corupira cũng tinh ranh, thoắt ẩn thoắt hiện như một làn khói. Đặc biệt nhất là đôi chân quay ngược về phía sau của loài vật này. Khi nó chạy về một hướng thì dấu chân trên đất lại thể hiện hướng di chuyển ngược lại. Bao nhiêu thế hệ thợ săn đã bỏ mình, lạc mãi trong rừng già vì cố truy đuổi dấu chân của loài corupira?
Đôi chân dị của Garrincha chạy lướt trên mặt cỏ xanh được nhiều người nhớ tới nhân vật trong truyện tranh saci-pererê.
Tất nhiên, đấy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng tất cả lại nói lên nét riêng độc đáo của Brazil, từ con người cho đến văn hóa hoặc điều kiện tự nhiên kỳ bí của khu vực Amazon. Có thể liên kết điều gì giữa cái chân duy nhất của saci-pererê, đôi bàn chân quay về phía sau của corupira, và những bước nhảy tuyệt luân của các vũ công Samba?
Tất cả nói lên toàn bộ tinh hoa từ phần hông trở xuống của người Brazil - đất nước chủ yếu nằm ở phía nam của đường Xích Đạo. Đôi chân kỳ dị của Garrincha cũng vậy. Nó xuất hiện và tồn tại một cách tự nhiên. Và khi đôi chân “hình dấu ngoặc kép” ấy trình diễn nghệ thuật nhồi bóng thì người xem chỉ còn biết lặng người vì thán phục. Garrincha đi bóng như thể ông chỉ lướt trên mặt cỏ, nhanh như loài saci-pererê. Và ông đánh lừa đối phương như loài corupira đánh lừa các thợ săn vậy.
Bản thân cái vóc dáng và đôi chân của Garrincha đã là “cú lừa” ngoạn mục. Ngoài chuyện chân cao chân thấp và cong theo hình dấu ngoặc kép (chứ không phải là chân vòng kiềng như nhiều người tưởng), Garrincha còn có cột sống bị lệch khiến thân hình ông không bao giờ thẳng đứng!

KHẢ NĂNG ĐI BÓNG PHI VẬT LÝ

Không thể nhìn vào hình ảnh Garrincha đi bóng để đoán ông sẽ di chuyển thế nào, theo một logic thông thường. Càng muốn chống Garrincha bằng các nguyên lý chuyên môn, thì lại càng phản chuyên môn.
Trên thực tế, đúng là đã không ít người lắc đầu, không thể tin nổi vì sao một Garrincha với đôi chân và thân hình mất cân đối như thế lại không ngã lăn khi ông đi bóng và đảo người. Thậm chí, kể cả khi ngã thật sự, Garrincha vẫn luôn là cầu thủ bật dậy nhanh nhất trong đám đông cầu thủ, nhờ thể hình nhỏ, nhẹ và trọng tâm thấp. Đấy là quà của “Thượng Đế bóng đá”, chứ còn gì nữa?
Garrincha chỉ chơi tấn công, chỉ đá ở cánh phải, và ông hầu như chỉ tấn công bằng những pha đi bóng chớp nhoáng, những động tác lừa tuy ngoạn mục nhưng xét kỹ thì có vẻ là bất di bất dịch. Tuyệt chiêu đặc sắc nhất của Garrincha là động tác “xỏ kim” tức đẩy bóng qua giữa hai chân đối phương.
Thật ra, ông không cần làm gì cả, nhưng đối phương lại bị lừa. Họ thường nghĩ Garrincha sẽ đi bóng qua một bên và đưa chân cản phá, thế là Garrincha đẩy bóng qua chân ngay khoảnh khắc ấy. Còn khi đối phương không nghĩ rằng Garrincha đảo người thì kỳ thực, ông lại quả có ý ấy!
Còn kỹ năng lừa bóng của Garrincha được đem ra so sánh với loài vật tưởng tượng corupira.
Cứ thế, đối phương dù biết sẽ bị đánh lừa nhưng không thể cưỡng được các động tác đối phó vốn chỉ dẫn họ đến thất bại. Cái suy nghĩ dẫn đến giải pháp xử lý chỉ tổ thất bại của đối phương là kiểu suy nghĩ không tin không được, nhưng tin thì lại ân hận.
Xin nói rõ: đấy chỉ là tuyệt chiêu sở trường của Garrincha. Bây giờ, giới nghiên cứu lịch sử bóng đá vẫn thống nhất một cách cao độ: Garrincha là cầu thủ đi bóng và lừa bóng hay nhất trong lịch sử bóng đá. Tất nhiên, ông cũng ngoặt từ biên vào trong để ghi bàn, cũng tạt bóng hoặc chuyền cho đồng đội ghi bàn.
Ngay từ ngày đầu chơi bóng, khoảng 14 tuổi, Garrincha đã là cậu bé chơi bóng hay nhất trong vùng. Lúc này, biệt danh Garrincha mà người chị Rosa đặt cho Mane mới bắt đầu phát huy ý nghĩa. Garrincha “bay như chim” qua các hậu vệ, nhẹ nhàng và thoắt ẩn thoắt hiện. Không thể cản Garrincha, cũng như người ta không thể bắt được các loài corupira hoặc saci-parerê.

NHỜ CHƠI BÓNG MÀ ĐƯỢC LÀM CÔNG NHÂN

Huyền thoại bóng đá Garrincha, mãi mãi vẫn chỉ là một cậu bé ham chơi! Ông chẳng đau buồn khi đội nhà không vô địch, thay vì khóc lóc thảm thiết như đám đông, Garrincha lại tung tăng đi câu cá và làm những điều điên rồ theo ý thích. Nhờ bóng đá mà Garrincha thành danh, nhưng ông lại chỉ coi nó là trò chơi đơn thuần.
Do hoàn cảnh và tính cách, Garrincha đã sống phóng túng và hoang dại ngay từ thuở ấu thơ. Ông chỉ làm những gì mình thích, luôn luôn là như vậy. Tại sao cả đất nước có dân số hàng trăm triệu người lại có thể khóc ròng chỉ vì một trận bóng đá? Ngay cả khi đã là ngôi sao hàng đầu thế giới, đã vô địch World Cup nhưng Garrincha vẫn không thể nào hiểu nổi tầm quan trọng của chiếc Cúp Vàng với người dân Brazil.
Khi Brazil thất bại một cách tức tưởi trước Uruguay ngay tại sân nhà trong trận tranh ngôi vô địch World Cup 1950 thì Garrincha đi câu cá, thay vì dán tai vào radio để nghe tường thuật trực tiếp như những người khác. Khi được thông báo kết quả, Garrincha ngạc nhiên: “Brazil thua ư? Nhưng vì sao mọi người phải khóc?”. Với chàng trai sắp tròn 17 tuổi này, bóng đá chỉ là trò chơi thôi mà.
Bóng đá chính là cần câu cơm của Garrincha bởi ngoài bóng đá ra, anh chẳng biết làm gì để kiếm sống. Tài năng chơi bóng thượng thừa luôn giúp anh có mặt trong biên chế của nhà máy bất chấp thực tế là anh chẳng quan tâm đến kỷ luật lao đông hay hiệu suất làm việc là gì.
Ở tuổi ấy, Garrincha đã phải tự lập, kiếm sống bằng một chân công nhân quèn trong nhà máy dệt ở địa phương. Chàng lười Garrincha bị đuổi như cơm bữa vì thói ham chơi, vô kỷ luật và lối sống bừa bãi. Đâu có gì lạ nếu Garrincha mê săn bắn, câu cá hoặc tán gái hơn làm việc!
Nhưng rồi, nhà máy cứ phải nhận lại Garrincha vì không có anh chàng ham chơi ấy thì đội bóng Esporte Clube Pau Grande không biết kiếm đâu ra một cầu thủ cứ hễ ra sân thì lại ghi bàn hàng loạt. Mà ông chủ nhà máy mê bóng đá một cách kỳ lạ.
Dĩ nhiên là cũng phải đến một lúc nào đó, tài nghệ của Garrincha vượt ra khỏi vùng Pau Grande, len lỏi đến Rio de Janeiro để rồi không lâu sau đó Garrincha được cả thế giới biết đến. Nhưng tất cả đều diễn ra một cách tự nhiên, chứ chưa bao giờ Garrincha hoạch định cho mình một con đường chơi bóng chuyên nghiệp. Ông làm gì có khả năng ấy!

ĐẲNG CẤP PHƯỜNG KHIẾN NGÔI SAO TÍM MẶT

Được gọi đến Vasco da Gama thử chân, thì Garrincha cũng đến. Nhưng đến rồi lại về, vì ông không đem theo giày. Không đá cho Vasco thì chơi cho Fluminense cũng được, đâu chả thế! Nhưng tại Fluminense, Garrincha bỏ về khi ông còn chưa đến lượt ra sân thử tài. Về sớm kẻo không kịp tàu xe.
Mãi đến tuổi 19, Garrincha mới thử việc ở Botafogo, thực chất là do một cầu thủ Botafogo tình cờ được xem Garrincha chơi bóng ở đẳng cấp phường. Cầu thủ ấy quả quyết với CLB rằng mình chưa bao giờ thấy một cầu thủ chuyên nghiệp thi đấu xuất sắc như “gã công nhân 1 vợ 2 con” ở đội bóng Esporte Clube Pau Grande.
Bị thuyết phục, BLĐ Botafogo đồng ý chi tiền để cầu thủ ấy đến tận Pau Grande và lôi bằng được quái kiệt Garrincha đi thử tài. “Thuốc thử” của Garrincha là Nilton Santos, hậu vệ trái nổi tiếng khi ấy đã khoác áo Selecao và là nhân vật quan trọng nhất ở Botafogo.
Garrincha không hề coi trọng chuyện thắng thua trong bóng đá, cả nước có khóc lóc đau buồn vì mất chức vô địch thì anh vẫn cười hề hề. Anh cũng không quan tâm đến những danh vọng, những ngôi sao lớn của bóng đá. Ví dụ như, Nilton Santos chẳng hạn, đấy cũng là một anh chàng cầu thủ nào đó chứ không phải ngôi sao nào cả.
Nhưng với Garrincha, đấy vẫn chỉ là một “Joao” nào đó. Joao, đấy là tiếng Brazil cho đại danh “John” trong tiếng Anh. Sau này, khi Garrincha lên tuyển và đi thi đấu quốc tế, ông gọi bất cứ hậu vệ nước ngoài nào là Joao, cứ coi như “một anh chàng John nào đó” - chứ tên tuổi của hậu vệ ấy thì Garrincha cần biết làm gì! Nilton Santos lừng danh cũng vậy mà thôi.
Hậu vệ sừng sỏ nhất Brazil bị Garrincha lừa bóng cứ như quay dế, như đấy là trò chơi bóng của bọn trẻ ở Pau Grande. Thà đứng yên để Garrincha qua mặt, chứ Nilton Santos mà còn quay người truy đuổi sau pha lừa bóng thành công của Garrincha, thì lập tức ngã sóng soài.
Giận đến tím mặt, nhưng Nilton Santos quyết định bằng lý trí. Ông nói ngay với BLĐ Botafogo: “Phải ký ngay hợp đồng chuyên nghiệp để ràng buộc gã ấy, kẻo hắn gia nhập đội khác”. Sau khi ký hợp đồng, Garrincha ở lại Rio de Janeiro, và ông ghi ngay 3 bàn trong lần đầu tiên khoác áo CLB này.

DẠY KHÁN GIẢ CƯỜI KHI XEM BÓNG ĐÁ

Chúng ta sẽ trở lại với sự nghiệp bóng đá huy hoàng của Garrincha ở những số tới. Bây giờ, hãy cứ tiếp tục với suy nghĩ “bóng đá chỉ là trò chơi” của Garrincha. Đã là trò chơi thì những thứ gọi là chiến thuật, chiến lược, kỷ luật đấu pháp... đều vứt. Chơi cho vui mà! Trong lúc ĐT Brazil họp đấu pháp trước một trận đấu quan trọng tại World Cup 1958, HLV Vicente Feola chợt phát hiện rằng Garrincha chẳng đoái hoài đến những gì ông đang nói.
Quả thật, Garrincha khi ấy đang dán mắt vào một cuốn truyện tranh, thỉnh thoảng lại cười sằng sặc với chú vịt Donald. Feola tỏ ra nghiêm túc: “Tôi vẫn đang nói những điều hết sức quan trọng và các cậu hãy cố nhớ lấy. Riêng Garrincha là một trường hợp đặc biệt. Hễ đã ra sân, anh ta muốn chơi thế nào tùy ý”.
Trong trận đấu cuối cùng trước khi bước vào World Cup 1958, Brazil đá giao hữu với CLB Fiorentina. Garrincha có một bàn thắng mà theo nhà biên kịch Nelson Rodrigues thì Garrincha là cầu thủ “dạy cho khán giả phải cười khi xem bóng đá”. Ông lừa bóng qua 3 hậu vệ, lại lừa qua nốt thủ môn để đối diện với khung thành trống.
Thay vì ghi bàn, Garrincha cố ý chững lại, chờ 1 hậu vệ quay về. Ông đảo người và hậu vệ ấy phải ôm cột dọc để không ngã lăn. Sau đó, Garrincha mới dẫn bóng vào khung thành, hất bóng lên, kẹp bằng tay, và trở ra bằng những màn nhào lộn liên tiếp. Trên sân khi ấy chỉ có một thứ âm thanh: đồng đội đồng loạt... mắng mỏ Garrincha về cái trò vừa hề vừa điên mà ông đang làm!
Với đầu óc hoạt kê và bản năng hoang dã, Garrincha đã biến sân bóng thành sân khấu đem lại tiếng cười, sự sảng khoái và niềm vui xem thi đấu bóng đá cho khán giả. Anh có thể vào vai hề hoặc biến các hậu vệ đối phương vào vai hề chỉ nhằm mục đích mua vui cho khán giả. Anh chính là người khiến khán giả phải học cách cười khi xem bóng đá.
Ở một trận khác, Garrincha trừng trị thói quen chơi xấu của hậu vệ Argentina là Vairo bằng cơ man những màn lừa bóng chỉ để... cho vui. Chẳng biết đúng sai thế nào, nhưng nhiều người cho rằng Garrincha, trong trận đấu ấy, chính là cha đẻ của từ “Ole” mà NHM sau này thường hô vang trên các khán đài.
Cứ mỗi lần Garrincha lừa cho Vairo ngã lăn, khán giả lại đồng thanh “Ole”. Đỉnh điểm của sự hưng phấn là một tình huống cực kỳ khôi hài. Garrincha nhận bóng trong tư thế quay lưng về phía Vairo. Ông lập tức quay người rất nhanh và tiến thẳng đến gần cột cờ góc. Vairo cũng vội phóng theo, bám sát như hình với bóng.
Rút cuộc, Garricha dừng lại và... Hóa ra, ông chỉ chạy không, chứ đâu có bóng! Chính cái động tác ra vẻ là “quên đem theo bóng” của Garrincha làm cho nhà biên kịch Nelson Rodrigues phục lăn, bảo Garrincha biết cách “dạy khán giả cười”.
Có Garrincha, những câu chuyện có thật càng xảy ra một cách hoang đường. Có lúc, trọng tài phạt Garrincha vì ông lừa bóng quá nhiều, làm cho hậu vệ đối phương trở thành con rối trên sân! Cũng có lúc, Garrincha lừa bóng ra khỏi đường biên dọc, hậu vệ vẫn lao theo truy cản, và trọng tài vẫn theo dõi tình huống cho đến khi bóng lại được Garrincha đưa trở vào sân như một pha bóng liền lạc. Ai lại nỡ cắt ngang một tác phẩm như thế!

NHỮNG THƯỚC PHIM CÂM TUYỆT VỜI CỦA GARRINCHA

Pele là “Vua bóng đá”, là người được cả thế giới tôn vinh như cầu thủ vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử túc cầu giáo. Nhưng ngay tại quê hương Brazil, Garrincha chứ không phải “Vua” Pele mới là danh thủ được người dân xứ sở Samba yêu thích nhất. Tại sao lại có sự lạ đời như thế?
Khi Garrincha qua đời vào tháng 1/1983 và giới cầm bút thi nhau viết về sự nghiệp bóng đá của ông, tất cả mới chợt nhận ra một sai lầm lớn, không thể sửa chữa: chẳng ai kịp phỏng vấn Garrincha một cách tường tận. Giới nghiên cứu lịch sử bóng đá luôn ghi nhận một đặc điểm rất rõ, và rất lạ, của Garrincha: ông hầu như không bao giờ phát biểu trên mặt báo.
Thế nên, những tác phẩm bóng đá ghi lại cuộc đời Garrincha chẳng khác gì một bộ phim câm của Charlie Chaplin. Hình ảnh quyết định tất cả, và cũng chỉ cần hình ảnh là quá đủ rồi! Garrincha không bao giờ nói, còn thế giới thì lại tán thưởng, bật cười khoan khoái khi xem những gì ông "nói" bằng chân.
Hoàn toàn trái ngược với Garrincha, đặc điểm nổi bật của Pele là ông luôn nói, ở mọi lúc, mọi nơi, về mọi đề tài. Năm 1969, khi Pele ghi được bàn thắng thứ 1.000 trong sự nghiệp tại SVĐ nổi tiếng Maracana, báo chí ùa vào phỏng vấn. Ngay khoảnh khắc ấy, Pele không hề cảm ơn đồng đội hay tuyên bố tặng bàn thắng cho bất cứ người thân nào.
Ông tỏ ra trịnh trọng: "Chúng ta hãy chăm sóc trẻ em. Người dân Brazil đừng bao giờ quên trẻ em! ". Sau một thoáng lặng im như thể không tin vào tai mình, các nhà báo vây quanh bật cười hô hố. Đấy là phát biểu thiệt tình của một cầu thủ, hay là một bài diễn văn đã được chuẩn bị sẵn?
Garrincha tài năng tột độ nhưng anh không hề khoa trương hay sống một cuộc đời ngôi sao showbiz. Gần như anh không bao giờ nói về mình, những thành tích hay sự kỳ diệu của đôi chân tật nguyền. Có thể anh ngu ngơ không biết tận dụng cơ hội đánh bóng tên tuổi, nhưng rõ ràng, người ta yêu Garrincha cũng vì sự im lặng đó.
Trước thềm World Cup 1990, Falcao kêu gọi Pele "làm ơn im miệng, để Selecao tập trung tinh thần vào việc chơi bóng". Ronaldo tức giận trước những lời bình luận của Pele đến nỗi anh tuyên bố sẽ lập kỷ lục ghi bàn trên sân cỏ World Cup, và rút cuộc Ronaldo làm được điều ấy tại World Cup 2006.
Cũng vì "nói nhiều" mà Pele bị cấm xuất hiện một cách chính thức tại VCK World Cup, khi Joao Havelange còn giữ ghế chủ tịch FIFA. Chẳng phải nhắc thêm để giới hâm mộ nhớ lại: Pele không chỉ là “Vua bóng đá”, mà còn là vua... dự đoán sai, trong mọi sự kiện bóng đá.
Ông tuyên bố Trung Quốc sẽ thắng lớn trong khi Brazil không thể vượt qua vòng bảng World Cup 2002; Nick Barmby sẽ trở thành cầu thủ số 1 thế giới; Colombia sẽ vô địch World Cup 1994 và một đội châu Phi sẽ vô địch World Cup trước năm 2000. Ông chọn Nii Lamptey (cựu tuyển thủ Ghana) là "Pele mới"...
Đấy chỉ là một trong rất nhiều khác biệt lớn giữa hai cầu thủ Brazil vĩ đại nhất xưa nay. Tuy đều vô địch World Cup 1958, 1962 và đều đi vào huyền thoại, nhưng Garrincha và Pele khác nhau đến mức gần như đối lập trong mọi phương diện.

HAI HUYỀN THOẠI TRÁI NGƯỢC

Pele sở hữu một thân hình thể thao "chuẩn không cần chỉnh". Ông có sự mềm dẻo của một VĐV thể dục, sức mạnh của một võ sĩ quyền Anh, tốc độ của một tay đua nước rút, và nền tảng kỹ thuật tuyệt luân. Garrincha thì mang hình hài của một con người nhỏ thó, tật nguyền, cả đời chỉ đến phòng tập thể dục không quá chục lần.
Bố Pele là một cầu thủ chuyên nghiệp nhưng kém tài nên phải chịu đựng cuộc sống nghèo nàn, và Pele do vậy đã luôn ý thức từ bé về cuộc đời cầu thủ chuyên nghiệp. 15 tuổi, ông đã xa nhà để nuôi mộng bóng đá. Garrincha thì chỉ đến với bóng đá chuyên nghiệp một cách tình cờ sau khi đã có vợ con, đã làm công nhân, và nói đúng hơn thì ông bị "lôi" vào bóng đá chuyên nghiệp.
Pele làm gì cũng có kế hoạch, có cố vấn. Bản thân ông đã là một kế hoạch lớn. Garrincha không bao giờ có kế hoạch gì, từ cuộc sống cho đến bóng đá. Không ai huấn luyện được Garrincha.
Ở thời kỳ mà ngay cả châu Âu vẫn còn "ngây thơ", chỉ biết tập trung vào các vấn đề chuyên môn chứ rất mù mờ về khái niệm thương mại hóa bóng đá, thì Pele đã biết đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Hồi đầu những năm 1970, "Pele" là nhãn hiệu được biết đến nhiều thứ hai ở châu Âu, chỉ đứng sau "Coca Cola".
Pele sở hữu một thân hình thể thao "chuẩn không cần chỉnh". Ông có sự mềm dẻo của một VĐV thể dục, sức mạnh của một võ sĩ quyền Anh, tốc độ của một tay đua nước rút, và nền tảng kỹ thuật tuyệt luân. Garrincha thì mang hình hài của một con người nhỏ thó, tật nguyền, cả đời chỉ đến phòng tập thể dục không quá chục lần.
Garrincha thì chưa bao giờ lưu ý xem bản hợp đồng của mình với CLB Botafogo viết gì trong đó. 4 thập kỷ sau khi kết thúc sự nghiệp đỉnh cao, Pele vẫn còn ký được hợp đồng quảng cáo bộn bạc với... Viagra. Garrincha thì đã rơi vào túng quẫn ngay khi ông còn chơi bóng, và chết trong đó nghèo.
Chẳng phải những người xung quanh không muốn giúp Garrincha. Ông từng được rước sang Roma làm đại sứ cho một nhãn hiệu cà phê Brazil nổi tiếng. Việc của Garrincha chỉ là bắt tay và trả lời vài câu hỏi ngắn khi có sự kiện đình đám.
Có người từng hỏi Garrincha xem cái nhãn hiệu cà phê mà ông quảng cáo ngon ở chỗ nào. Huyền thoại bóng đá trả lời một cách tự nhiên, hệt như cách chơi bóng của ông: "Không biết, tôi chưa uống bao giờ. Nhưng tôi có thể nói về cachaca. Tuyệt vời"! Cachaca? Đấy là loại rượu truyền thống cực mạnh, từng làm hại cả Garrincha lẫn bố ông!

HÌNH ẢNH MẪU MỰC NHẤT MÀ GIỚI HÂM MỘ BRAZIL ƯA THÍCH

Chẳng phải người dân Brazil ghét Pele. Ngược lại là đằng khác. Hồi năm 1999, Pele từng bị bọn cướp dừng xe, chĩa súng vào đầu. Khi nhận ra nạn nhân, bọn cướp lật đật rút êm. Chúng tha cho “Vua bóng đá” chứ không phải sợ. Bằng cớ là ngay sau đó, Romario cũng bị chặn xe. Nhưng anh phải ngoan ngoãn bước khỏi chiếc Mercedes, cuốc bộ về nhà sau khi bỏ lại trong xe toàn bộ tiền bạc, đồ trang sức và điện thoại.
Người dân Brazil tôn thờ Pele, nhưng họ lại yêu Garrincha. Nhà báo nổi tiếng Alex Bellos của tờ Guardian và The Observer từng xác nhận sau hàng chục năm sống ở Brazil, khi hỏi đâu là cầu thủ tuyệt vời nhất trong lịch sử bóng đá Brazil, ông thường nhận được câu trả lời: Garrincha.
Kể cả khi ông cẩn thận hỏi lại và có nhắc đến Pele, câu trả lời phổ biến vẫn cứ là Garrincha. Alex Bellos kết luận: người ta bầu Garrincha theo tiếng nói của trái tim. Ngay trên xứ sở Samba, Pele không được yêu như cái cách mà công chúng yêu Garrincha.
Cả Garrincha lẫn Pele đều làm cho Brazil tự hào. Nhưng Garrincha mới là hình ảnh mẫu mực nhất mà giới hâm mộ Brazil ưa thích. Ông chơi bóng bằng niềm vui, chơi một cách tự nhiên, và cũng đem lại niềm vui cho công chúng một cách tự nhiên. Garrincha chỉ biết chơi bóng và ông không quan tâm đến bất cứ điều gì khác trên đời.
Cả Garrincha lẫn Pele đều làm cho Brazil tự hào. Nhưng Garrincha mới là hình ảnh mẫu mực nhất mà giới hâm mộ Brazil ưa thích. Ông chơi bóng bằng niềm vui, chơi một cách tự nhiên, và cũng đem lại niềm vui cho công chúng một cách tự nhiên. Garrincha chỉ biết chơi bóng và ông không quan tâm đến bất cứ điều gì khác trên đời.
Điều mấu chốt là Garrincha không bao giờ lạm dụng bóng đá. Nên nhớ: nếu như người Đức xem quả bóng là công cụ lao động, người Hà Lan xem quả bóng là công cụ nghệ thuật, thì người Brazil lại xem quả bóng là tình nhân. Garrincha dù có buông thả đến đâu đi nữa, ông không bao giờ ruồng rẫy hay lạm dụng tình nhân của mình - cả trong lẫn ngoài sân cỏ!
Thật ra, trên hết vẫn là sự xuất sắc rõ ràng của Garrincha. Tại World Cup 1958, Pele làm nên một hiện tượng chủ yếu vì ông hãy còn quá trẻ (chưa tròn 18 tuổi). Garrincha khi ấy đã ở đỉnh cao phong độ, và khi cặp Garrincha - Pele lần đầu tiên xuất hiện trên sân cỏ World Cup thì Brazil bắt đầu thắng như chẻ tre. Cầu thủ số 1 Brazil khi ấy thật ra là Didi, với tầm ảnh hưởng vượt trội so với tất cả.
Khi Brazil bước vào World Cup 1962 thì thế hệ Didi, Vava, Nilton Santos, Djalma Santos, Zagallo... đều đã già nua. Pele chỉ chơi mỗi trận ra quân, rồi chấn thương.
Một mình Garrincha tỏa sáng để giúp Brazil bảo vệ vương miện, giống như Diego Maradona với đội Argentina tại World Cup 1986. Garrincha xuất sắc như thế, đáng yêu như thế, cũng tội nghiệp như thế. Ông có quá nhiều chỗ mà “Vua bóng đá” Pele không thể sánh được!

HUYỀN THOẠI SÂN CỎ GARRINCHA (KỲ 2) Ngày tàn của “Thiên Thần Chân Cong” khốn khổ

Garrincha chơi bóng rất giỏi. Chấm hết. Và đấy cũng chỉ là cái giỏi tương đối, bởi chúng ta chưa bàn về giá trị đồng đội hoặc phẩm chất chiến thuật của Garrincha. Dù suy cho cùng thì ông không phải là hiện thân của cái ác, không làm hại ai, nhưng cuộc đời bên ngoài sân cỏ của Garrincha thì bê bối đến mức vô cùng, vô tận. Và ông là một cỗ máy tình dục bẩm sinh, với khả năng “giường chiếu” vô tận.

MỘT THIẾU NIÊN HỌC DỐT, LƯỜI LAO ĐỘNG

Chắc chắn một điều, Garrincha không bao giờ là một tấm gương mà giới trẻ có thể noi theo. Nếu như tài năng bóng đá được Garrincha bộc lộ một cách tự nhiên thì cuộc sống bừa bãi, phóng túng của ông cũng hệt như vậy. Không ai uốn nắn được Garrincha.
Tám tuổi, Garrincha mới lần đầu tiên đến lớp. Bố mẹ ông thật ra cũng chẳng mẫu mực, càng không thể xếp vào loại có trình độ, nhưng họ cũng không đến nỗi quá vô trách nhiệm. Bằng cớ là Garrincha gần như ám ảnh với câu nói cửa miệng của ông bố Amaro: “Ngu dốt thì sẽ nghèo đói cả đời, chẳng đi đến đâu con ạ”.
Nhưng sự nghiệp học hành của Garrincha chấm dứt trong vòng chưa đến 3 năm. Vốn liếng chỉ đủ để ông rị mọ đọc hết một đoạn văn ngắn. Chán ngấy bởi sự nghiêm khắc của cô giáo Santinha, khi nào cũng la rầy mỗi khi Garrincha trốn học để đi câu cá, bắn chim, ông nghỉ hẳn ở tuổi 11.
Chắc chắn một điều, Garrincha không bao giờ là một tấm gương mà giới trẻ có thể noi theo. Nếu như tài năng bóng đá được Garrincha bộc lộ một cách tự nhiên thì cuộc sống bừa bãi, phóng túng của ông cũng hệt như vậy. Không ai uốn nắn được Garrincha.
Dù sao đi nữa, Garrincha sẽ phải cám ơn cô giáo Santinha. Nhờ sự nghiêm khắc của bà mà sau này, Garrincha may mắn ký được một cách ngoằn ngoèo vào các bản hợp đồng chuyên nghiệp. Đủ 14 tuổi, Garrincha được nhận vào làm công nhân trong một nhà máy dệt ở địa phương, có tên America Fabril. Ông biếng nhác và ngủ suốt.
Quản đốc không hề kiểm tra vì ở cái phân xưởng mà những cỗ máy luôn gào lên ầm ầm và nhiệt độ khi nào cũng ở mức trên dưới 40 độC, đâu ai có thể tưởng tượng rằng Garrincha vẫn cứ ngủ ngon! Khi bị chuyển sang phân xưởng khác, đông người hơn và không ai có thể lén trốn đi ngủ, thì Garrincha lại chỉ suốt ngày ve vãn các nữ công nhân.
Rút cuộc, điều tồi tệ nhất cũng đến. Garrincha bị đuổi khỏi nhà máy, với tai tiếng là công nhân vô kỷ luật, biếng nhác, nói chung là tồi tệ nhất trong lịch sử tồn tại của America Fabril. Quá xấu hổ, ông bố Amara đuổi luôn Garrincha ra khỏi nhà.

KHẢ NĂNG TÌNH DỤC “SIÊU ĐẲNG”

Con người mà sau này trở thành huyền thoại bóng đá số 1 Brazil bắt đầu cuộc sống lang thang từ đó. Buổi trưa, Garrincha ăn ké ở nhà bạn bè. Buổi tối, ông luôn có một mẩu sandwich, một cái đùi gà hoặc vài quả chuối do cô bạn Nair, một nữ công nhân trong nhà máy dệt nhịn bớt từ khẩu phần của mình.
Thế rồi, vận may lại đến, khi nhà máy xuất hiện một giám đốc mới rất mê bóng đá. Suy cho cùng, dân Brazil mà mê bóng đá thì cũng chẳng có gì lạ. Ông chủ gọi Garrincha trở lại làm việc chủ yếu chỉ để bảo đảm chiến thắng cho đội bóng của nhà máy dệt.
Cái sự ham chơi, lêu lổng của Garrincha nhanh chóng gắn với khía cạnh tình dục từ tuổi 12. Sau này, độc giả có thể ngạc nhiên, thậm chí cho là bịa đặt, khi biết đối tượng tình dục đầu tiên của Garrincha là... một con dê. Thật ra thì cũng bình thường.
Trong thập niên 1940, dễ có đến 90% thiếu niên nam lớn lên ở vùng thôn dã Pau Grande tập “làm người lớn” với một con dê. Khác biệt của Garrincha chỉ là: nhiều con dê chứ không phải một! Tất nhiên, khi Garrincha được vào làm việc ở nhà máy America Fabril, thế giới tình dục của ông “huy hoàng” hẳn lên nhờ “thằng nhỏ hoành tráng” của mình. Ở tuổi 12, “nó” đã lớn hơn “súng ống” của một thanh niên.
Cuộc sống tình dục của Garrincha cũng gây tốn nhiều bút mực. Ông đã vào đời với một con dê cái trong trang trại và trải nghiệm tình dục với rất nhiều con dê khác. Trong một quyển sách hết sức nghiêm túc, người ta ghi rõ: dương vật của Garrincha dài 25cm ở trạng thái bình thường. Dễ hiểu tại sao Garrincha lại có rất nhiều vợ, nhân tình và những đứa con.
Sau này, trong một quyển sách hết sức nghiêm túc, người ta ghi rõ: dương vật của Garrincha dài 25cm ở trạng thái bình thường. Tác giả Ruy Castro bị kiện ra tòa vì chi tiết có vẻ xúc phạm và tục tĩu ấy. Tòa xử Ruy Castro trắng án, với lập luận: theo nội dung cụ thể thì đấy là một chi tiết nghiêm túc chứ không phải là chuyện tục tĩu, câu khách.
Chi tiết ấy đã được kiểm chứng là đúng sự thật. Và chi tiết ấy không xúc phạm ai, vì theo văn hóa Brazil thì đấy chỉ là điều làm cho người ta tự hào. Nội dung trong cuốn “Garrincha” của Ruy Castro còn được sử dụng lại trong cuốn sách best-seller có tiêu đề “Futebol - The Brazilian Way Of Life” của nhà báo Anh Alex Bellos.
Rất nhiều nữ công nhân trong nhà máy được biết đến Garrincha, nhưng ông gắn bó sâu đậm hơn cả với Nair, người đã bớt khẩu phần để nuôi Garrincha trong giai đoạn ông sống lang thang. Mới 16 tuổi, Nair đã mang thai, và theo luật lệ Brazil thời ấy thì hôn lễ là một thủ tục bắt buộc nếu Garrincha không muốn rắc rối với pháp luật.
Tình địch số 1 của Nair trong nhà máy là Iraci, người ban đầu điên tiết về chuyện không kịp mang thai để buộc Garrincha cưới mình. Nhưng rồi, Iraci cũng nhanh chóng nhận ra rằng chỉ làm người tình thì tốt hơn làm vợ Garrincha.

CUỘC SỐNG PHÓNG ĐÃNG VỚI GÁI VÀ RƯỢU

Nên nhớ, chúng ta đang nói về một Garrincha trước 19 tuổi, nghĩa là trước khi Garrincha gia nhập CLB Botafogo danh tiếng và khởi đầu một sự nghiệp bóng đá hào hùng. Cuộc sống tình dục phóng đãng khi Garrincha đã là ngôi sao bóng đá nổi tiếng thế giới thì không bút nào tả xiết.
Ông bố Amaro không bao giờ la rầy được con trai. Một là, chính ông đã đuổi Garrincha ra khỏi nhà từ tuổi 14. Hai là, kể cả trước đó, cũng chẳng có gì lạ với cuộc sống tình dục phóng túng của Garrincha. Chính ông Amaro cũng đã nổi tiếng khắp vùng Pau Grande về 2 điều: rượu và tình dục (rút cuộc cũng chết vì nghiện rượu).
Sau khi làm vợ Garrincha, Nair buộc phải chấp nhận cuộc sống quá lăng nhăng của chồng, một phần vì bà không biết làm bất cứ việc gì khác hơn là... sinh con gái, cũng một phần vì người phụ nữ nhà quê và an phận ấy hiểu rõ: không điều gì có thể thay đổi lối sống tự nhiên của Garrincha.
Ngoài cô bạn Iraci mà Garrincha tòm tem từ thuở công nhân, hoặc ca sỹ Elza Soares thuộc loại celebrity, Garrincha còn có một cuộc tình khác làm báo chí tốn rất nhiều giấy mực, với nghệ sỹ Mexico Angelita Martinez. Còn trong những ngày cuối đời, Garrincha sống với một người phụ nữ tên là Vanderlea.
Ngoài 8 người con với người vợ đầu là Nair (toàn bộ là con gái) và một người con trai với vợ sau là Elza Soares (một ca sỹ Samba rất nổi tiếng), Garrincha còn có ít nhất 5 đứa con rơi. Từng có hẳn một phái đoàn ở Thụy Điển kéo sang Brazil - dĩ nhiên là sau VCK World Cup 1958 mà Thụy Điển đăng cai VCK - kiếm Garrincha. Người ta chỉ muốn Garrincha tự tay viết một vài điều theo đúng thủ tục và ký tên xác nhận, để cậu con rơi ở Thụy Điển có những cơ sở pháp lý cho cuộc sống sau này.
Khi trúng tiếng sét ái tình với Garrincha tại một bữa tiệc ở tư gia, Elza phản ứng thế nào? Cô ca sỹ xinh đẹp lập tức gửi 3 đứa con về nhà ngoại, tuyên bố tiệc tàn để tiễn khách. Rồi Elza khóa cổng, cắt điện thoại và làm tình với Garrincha từ tối hôm trước đến tận khuya hôm sau. Elza choáng ngợp trước khả năng “chỉ cần nghỉ vài phút” rồi lại tiếp tục cuộc vui của Garrincha!
Những cuộc tình qua đường hoặc trong thoáng chốc của Garrincha thì dễ có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn. Thôn nữ cũng có, gái bar cũng có, hoặc cơ man những người đẹp phương Tây chủ động tìm đến Garrincha trong những chuyến du đấu của Botafogo. Garrincha phóng túng như thế, nhưng ông chết vì rượu chứ không phải vì gái.
Ngoài 8 người con với người vợ đầu là Nair (toàn bộ là con gái) và một người con trai với vợ sau là Elza Soares (một ca sỹ Samba rất nổi tiếng), Garrincha còn có ít nhất 5 đứa con rơi. Từng có hẳn một phái đoàn ở Thụy Điển kéo sang Brazil - dĩ nhiên là sau VCK World Cup 1958 mà Thụy Điển đăng cai VCK - kiếm Garrincha. Người ta chỉ muốn Garrincha tự tay viết một vài điều theo đúng thủ tục và ký tên xác nhận, để cậu con rơi ở Thụy Điển có những cơ sở pháp lý cho cuộc sống sau này.

NGƯỜI NÔ LỆ KHỐN KHỔ CỦA CỖ MÁY BÓC LỘT BOTAFOGO

Sự nghiệp bóng đá đỉnh cao của Garrincha chỉ gắn với Botafogo. Vậy mà khi người ta quàng lá cờ Botafogo lên quan tài ông thì người cháu trai của Garrincha đã giật cờ và vứt đi. Mọi chuyện chỉ được dàn xếp ổn thỏa khi đồng đội thân nhất của Garrincha, danh thủ Nilton Santos quyết định: quan tài của Garrincha được phủ bởi cả lá cờ Botafogo lẫn quốc kỳ Brazil. Vì sao họ hàng của Garrincha ghét cay ghét đắng CLB duy nhất mà ông gắn bó trong suốt sự nghiệp đỉnh cao?
Từ năm 1966 đến năm 1972, Garrincha khoác áo 5 CLB khác nhau, trong đó có 2 CLB huyền thoại là Corinthians và Flamengo. Nhưng đấy đều chỉ là những nỗ lực gượng gạo và vô vọng để vực lại sự nghiệp bóng đá không thể cứu vãn của Garrincha. Ở mỗi đội, Garrincha đều chỉ ra sân vài lần, không đáng tính đến. Không có gì lạ khi người ta coi sự tinh túy của Garrincha đều dồn hết cho CLB Botafogo, như một kẻ nô lệ khốn khổ.
Năm 1950, CLB Bangu mua lại ngôi sao Zizinho từ Flamengo với giá 600.000 cruzeiro (khoảng 33.000 USD). Ba năm sau, tháng 6/1953, Botafogo mua lại Garrincha từ CLB Serrano de Petropolis với giá... 500 cruzeiro (khoảng 27 USD).
Vâng, ở thời điểm ấy, Garrincha chưa có tên tuổi lừng lẫy như Zizinho, nhưng ông cũng đã nổi danh sau những màn trình diễn ngoạn mục khi biến ngôi sao Nilton Santos thành gã hề trong dịp thử chân. Và tóm lại, dù chưa có tên tuổi lớn, cũng không thể chấp nhận là một tài năng bóng đá đầy triển vọng như Garrincha lại chỉ đáng giá 27 USD.
Người thân của Garrincha ghét cay ghét đắng CLB duy nhất mà ông gắn bó trong suốt sự nghiệp đỉnh cao bởi vì tất cả những gì làm được trong sự nghiệp bóng đá rực rỡ của ông đều chỉ sinh lợi cho Botafogo, còn ngôi sao Garrincha thì chỉ đủ sống khi sự nghiệp còn vinh quang, và lập tức rơi vào tình trạng nghèo đói sau khi giải nghệ.
Ban đầu, các giám đốc của Botafogo còn sợ Garrincha đòi hỏi lương cao do giá chuyển nhượng quá rẻ. Nhưng trong quá trình đàm phán, họ lập tức phát hiện những lỗ hổng lớn trong sự hiểu biết chung của Garrincha, và thấy rõ thiên tài bóng đá trong tay họ ngây thơ như thế nào.
Từ đó trở đi, tất cả những gì làm được trong sự nghiệp bóng đá rực rỡ của ông đều chỉ sinh lợi cho Botafogo, còn ngôi sao Garrincha thì chỉ đủ sống khi sự nghiệp còn vinh quang, và lập tức rơi vào tình trạng nghèo đói sau khi giải nghệ.
Số là Garrincha sống ở vùng thôn đã Pau Grande, và Botafogo đương nhiên phải có trách nhiệm sắp xếp chỗ ở cho Garrincha khi ông chuyển lên thành phố Rio de Janeiro để khoác áo CLB này. Một thành viên của BGĐ khẩn khoản đề nghị Garrincha ở tạm trong một căn phòng tại SVĐ trong lúc chờ kiếm nhà. Garrincha lịch sự từ chối: “Tôi muốn ở nhà”.
Ở nhà nghĩa là Garrincha phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để cuốc bộ rất nhiều cây số đến trạm tàu hỏa để lên Rio de Janeiro, tập hoặc thi đấu, rồi sau cữ tập chiều thì lại lên tàu, để rồi sau đó cuốc bộ nhiều cây số từ trạm tàu hỏa về nhà trong đêm tối.
Sao phải chọn lựa như thế? Garrincha dẫn các giám đốc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Thì ra, chàng trai 19 tuổi có tài lừa bóng thiên bẩm và một sự nghiệp bóng đá sáng ngời này đã có vợ, con ở quê nhà. Và Garrincha lại nói huỵch toẹt: anh phải ở nhà hàng ngày để thay tã cho con, do vợ không thật khéo tay!

QUÁ TRÌNH BÓC LỘT TÀN TỆ CỦA GIỚI CHỦ

Từ đó trở đi, các giám đốc của Botafogo luôn nhớ rõ: Garrincha sẽ không bao giờ mặc cả điều gì. Ông không biết là nên mặc cả, không cần, và cũng không có khả năng mặc cả! Chỉ trong vài tháng, Juventus (Italia) đã đề nghị mua lại Garrincha. Còn ở Brazil, Vasco da Gama sẵn sàng trả tiền chuyển nhượng đến 150.000 USD để mua cầu thủ chạy cánh mà Botafogo chỉ mất 27 USD để có được.
Một mặt, Botafogo không chịu bán Garrincha. Mặt khác, họ cần cột chặt tài năng này với mình, nên đề nghị gia hạn hợp đồng khi Garrincha còn chưa kết thúc năm đầu tiên ở Botafogo. Điều kiện: tăng lương gấp 5 lần. Garrincha lập tức gật đầu bởi từ khi làm công nhân dệt, ông chưa bao giờ thấy ai được tăng lương gấp 5 lần chỉ sau 1 năm. Điều mà ai cũng thấy nhưng Garrincha không thấy: tăng gấp 5 lần một khoản lương còi cọc thì đâu có nghĩa lý gì!
Từ 2.000 cruzeiro/tháng, Garrincha lĩnh 10.000 cruzeiro theo hợp đồng mới. Thế là quá sướng, khi bỗng nhiên Garrincha có được thu nhập bằng một nửa so với thu nhập của bác sĩ hoặc luật sư thời ấy. Còn chuyện Didi lĩnh 70.000 cruzeiro/tháng ở Flamengo thì Garrincha không biết, cũng chẳng cần biết.
Garrincha sẽ không bao giờ mặc cả điều gì. Ông không biết là nên mặc cả, không cần, và cũng không có khả năng mặc cả! Chỉ trong vài tháng, Juventus (Italia) đã đề nghị mua lại Garrincha. Còn ở Brazil, Vasco da Gama sẵn sàng trả tiền chuyển nhượng đến 150.000 USD để mua cầu thủ chạy cánh mà Botafogo chỉ mất 27 USD để có được.
Trước thềm World Cup 1958, khi báo chí liên tục đưa tin về mức lương của Didi, Vava, Botafogo chịu một áp lực không nhỏ về việc tăng lương cho các ngôi sao của mình. Nilton Santos đấu tranh thành công để có mức lương 30.000 cruzeiro/tháng. Garrincha cũng được hưởng lợi khi lương của ông được tăng lên 16.000, rồi 18.000 cruzeiro. Suy cho cùng, Botafogo đã hốt bạc không biết bao nhiêu trong những chuyến du đấu ở châu Âu, với Garrincha trong đội hình.
Xin nhắc lại, chúng ta vẫn đang nói về một Garrincha đang lên chân vùn vụt, nhưng tất cả vẫn chỉ là trước World Cup 1958. Bây giờ, ai cũng biết khác biệt giữa một ngôi sao đang lên so với một ngôi sao 2 lần liên tiếp vô địch World Cup là như thế nào.
Mà Garrincha đâu phải là ngôi sao bình thường. Gần như một mình ông kéo cả đoàn quân Brazil gồm những Didi, Vava, Zagallo, Nilton Santos, Djalma Santos đều đã già nua lên ngôi vô địch World Cup 1962. Giá trị của Garrincha đối với ĐT Brazil tại World Cup 1962 giống như giá trị của Diego Maradona đối với Argentina tại World Cup 1986 vậy.

KHÙ KHỜ TRƯỚC NHỮNG MÁNH KHÓE THÂM HIỂM

Vấn đề đặt ra cho Botafogo: Làm sao để ghìm lương của Garrincha, nhất là khi ông đã sát cánh với Pele tại Selecao, và đấy là một Pele có luật sư riêng, cố vấn riêng, một Pele quá khôn ngoan để lĩnh 120.000 cruzeiro/tháng ở Santos, với điều khoản cho phép ông xét lại mức lương trong từng năm một. Ngộ nhỡ Pele mách nước cho Garrincha về những gì ông cần làm để đối phó với CLB, hoặc Pele “rủ” Garrincha sang Santos?
Khi Botafogo gọi Garrincha đến văn phòng để ký hợp đồng mới, trước mặt ông chỉ là một bản hợp đồng mẫu, chưa viết chữ nào. Họ yêu cầu Garrincha ký tên. Lần đầu tiên trong đời cầu thủ, Garrincha đủ khôn ngoan để thắc mắc. Ông nói: “Sẽ tốt hơn nếu tôi ký tên sau khi đã thỏa thuận mức lương của mình”.
Giám đốc Botafogo trấn an: “Anh đừng lo, chúng ta sẽ đàm phán ổn thỏa. Việc bây giờ là phải ký ngay vào bản hợp đồng để kịp đăng ký danh sách đội bóng cho đúng thủ tục. Nilton Santos cũng đã ký như vậy. Các cầu thủ khác cũng vậy”.
Garrincha bị Botafogo bóc lột quá tàn nhẫn. Mặt khác, bản thân Garricha lại không đủ thông minh để suy nghĩ về những chuyện lớn lao như dành dụm, đầu tư. Ông thậm chí còn không có nổi suy nghĩ đơn giản nhất là làm gì để có thu nhập sau khi giải nghệ. Thế nên, nghèo đói là một kết cục tất yếu cho huyền thoại bóng đá mà người Brazil hâm mộ còn hơn Pele.
Thế là Garrincha ký tên, và chẳng bao giờ thấy Botafogo đàm phán mức lương nữa. Ông lĩnh 30.000 cruzeiro/tháng, trong suốt nhiều năm sau đó. Tóm lại là bao nhiêu năm và bao nhiêu tiền cũng được, tùy theo ý muốn của Botafogo, sau khi Garrincha đã ký tên vào hợp đồng khống!
Cũng nên tham khảo một thông số khác cho thấy giá trị thực của Garrincha trong những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Sau chiến tích vang dội tại World Cup 1958 và những chuyến du đấu thành công rực rỡ khắp châu Âu, Didi và Garrincha lọt vào tầm ngắm của Real Madrid - CLB số 1 châu Âu thời ấy.
Real đề nghị mua lại Didi với giá 80.000 USD và Garrincha với giá 250.000 USD. Botafogo chỉ bán Didi và giữ lại Garrincha, dù nếu bán Garrincha thì số tiền chuyển nhượng mà họ kiếm được cao gấp 3 lần. Và cũng nên nhớ: Didi là cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 1958!
Một mặt, Garrincha bị Botafogo bóc lột quá tàn nhẫn. Mặt khác, bản thân Garricha lại không đủ thông minh để suy nghĩ về những chuyện lớn lao như dành dụm, đầu tư. Ông thậm chí còn không có nổi suy nghĩ đơn giản nhất là làm gì để có thu nhập sau khi giải nghệ. Thế nên, nghèo đói là một kết cục tất yếu cho huyền thoại bóng đá mà người Brazil hâm mộ còn hơn Pele!

NGÀY TÀN CỦA THIÊN THẦN CHÂN CONG

1962 là năm tuyệt đỉnh vinh quang của Garrincha, khi một mình ông tỏa sáng, giúp ĐT Brazil bảo vệ thành công danh hiệu vô địch World Cup tại Chile. Nói rằng Garrincha là “Cầu thủ số 1 thế giới” lúc bấy giờ cũng được nhưng đau đớn thay, ở thời điểm tột đỉnh vinh quang đó, người ta mới biết ngôi sao bóng đá lẫy lừng này không có đủ một trí khôn tối thiểu để kiếm soát những đồng tiền mà ông kiếm được.
Bạn bè giới thiệu với Garrincha một nhân viên ngân hàng tên là Ze Luiz, và ông này đề nghị Garrincha tập trung toàn bộ số tiền mà ông có được vào một tài khoản, rồi quản lý tài khoản ấy giúp Garrincha. Làm sao Garrincha biết được mình có cả thảy bao nhiêu tiền, cất ở những chỗ nào?
Garrincha nhét tiền vào những chiếc Cúp, cột tiền thành bó và quăng vào tủ đựng chén bát... Ông tùy hứng cất tiền ở bất cứ nơi nào trong căn nhà tuềnh toàng. Có đủ loại tiền: cruzeiro của Brazil hoặc franc Pháp, bảng Anh, lira của Italia, florin của Hà Lan, kroner của Thụy Điển...
Có những tấm séc mà Garrincha chẳng bao giờ đổi ra tiền, thậm chí chẳng biết công dụng của chúng là gì. Có những xấp USD mà chỉ đến khi tình cờ... dọn giường, người nhà của Garrincha mới tìm thấy. Có cả những loại tiền của Peru hoặc Venezuela mà khi được tìm ra trong nhà của Garrincha thì chúng đã hết giá trị sử dụng!
1962 là năm tuyệt đỉnh vinh quang của Garrincha, khi một mình ông giúp ĐT Brazil bảo vệ thành công danh hiệu vô địch World Cup tại Chile. Nói rằng Garrincha là “Cầu thủ số 1 thế giới” lúc bấy giờ cũng được nhưng đau đớn thay, ở thời điểm tột đỉnh vinh quang đó, người ta mới biết ngôi sao bóng đá lẫy lừng này không có đủ một trí khôn tối thiểu để kiếm soát những đồng tiền mà ông kiếm được.
Sau vài tuần tìm kiếm, kiểm kê tất cả, Ze Luiz tạm tổng kết Garrincha có một tài sản tương đương 20.000 USD. Trị giá của số tiền ấy tương đương khoảng 250.000 USD trong thời buổi bây giờ. Khi Ze Luiz mở một tài khoản và hứa hẹn rằng số tiền ấy sẽ tự sinh lãi, Garrincha thật sự không hiểu vì sao.
Choáng với những phản ứng quá ngớ ngẩn của thiên tài bóng đá, Ze Luiz cùng những người bạn khác của Garrincha tự tìm hiểu thêm về chuyện tiền bạc của Garrincha và phát hiện rằng Botafogo còn giữ của Garrincha cả một núi tiền. Đó là tiền lót tay qua những lần ký hợp đồng, tổng cộng lên đến 3 triệu cruzeiro.
Bản thân Garrincha cũng biết là ông còn một số vốn ở CLB. Chẳng qua, ông không biết rõ bao nhiêu, và chưa cần lấy. Vì sao? Garrincha lập luận: trên thế giới này, còn có chỗ cất tiền nào an toàn hơn chiếc két sắt của Botafogo? Vả lại, nếu Botafogo làm mất số tiền ấy, tất nhiên họ phải bồi thường.
Ze Luiz phải mất không ít thời gian để Garrincha hiểu rằng với tỷ lệ lạm phát của Brazil thời ấy, thì 10.000 USD lúc đầu năm sẽ chỉ còn giá trị khoảng 6.000 USD vào cuối năm. Và phải mất thêm một khoảng thời gian cắt nghĩa để Garrincha hiểu thế nào là lãi suất ngân hàng, là sự an toàn tuyệt đối khi bỏ tiền vào tài khoản ở nhà băng. Ông đồng ý đòi tiền, và điên tiết khi biết rằng thay vì cất hộ tiền cho mình, Botafogo đã dùng số tiền ấy để trả lương cầu thủ!

BI KỊCH NGHÈO ĐÓI, BỆNH TẬT CUỐI ĐỜI

Khi thể chế chính trị ở Brazil thay đổi, nhà cầm quyền sửa lại hiến pháp thì các ngôi sao ở Brazil đều vỡ mật với thuế thu nhập. Một chút tài sản của Garrincha gửi vào ngân hàng cũng bị vét sạch vì thế khóa. Điều tồi tệ nhất là sau World Cup 1962, sự nghiệp của Garrincha bắt đầu sa sút rất nhanh, vì chấn thương.
Hồi trẻ, Garrincha nổi tiếng bao nhiêu nhờ đôi chân và cột sống cong vòng giúp ông lừa bóng như làm trò ảo thuật thì bây giờ, đôi chân tật nguyền ấy trở nên phản chủ. Nhiều bác sĩ khi nhìn vào đôi chân của Garrincha đã phải há hốc miệng, không hiểu vì sao một con người như thế lại có thể chơi bóng đỉnh cao.
Hồi xưa, khi Garrincha khám sức khỏe để làm nghĩa vụ quân sự. Ông được miễn nghĩa vụ ngay từ khi vừa bước vào phòng khám! Bây giờ, sau hàng chục năm chơi bóng đỉnh cao, hệ thống xương khớp không được sắp xếp đúng chỗ của Garrincha trở nên quá tải và quay sang tàn phá cơ thể ông.
Garrincha đau chân đến nỗi ban đầu ông không thể thi đấu trong 2 trận liên tiếp. Về sau, ông thậm chí không dám lừa bóng. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sẽ tự quật ngã Garrincha.
Chấn thương dai dẳng, thu nhập gần như bằng không, sưu thuế nặng nề và việc phải trợ cấp cho vợ con sau khi li dị khiến Garrincha hoàn toàn khánh kiệt. Thêm vào đó, giai đoạn này ông mắc chứng nghiện rượu “vô phương cứu chữa”. Cuối năm 1982, Garrincha qua đời, với lá gan sưng tấy và chiếc bụng phình to, nước da vàng vọt.
Khi các bác sĩ yêu cầu Garrincha phải phẫu thuật ngay thì Botafogo phớt lờ vì vẫn muốn hốt bạc từ các hợp đồng thi đấu. Để dụ Garrincha tự quyết định không phẫu thuật, Botafogo thay đổi cách trả lương cho ông, số tiền tỷ lệ thuận với số phút thi đấu trên sân.
Garrincha tuy khôn vặt từ nhỏ, nhưng ông thuộc mẫu người có thể bị lừa bất cứ lúc nào, trong bất cứ chuyện gì. Biết rõ Garrincha không còn khả năng chơi bóng nữa, đồng đội không chuyền bóng cho ông. Thật ra, Garrincha xuất hiện cũng chỉ để lừa bịp khán giả mà thôi.
Chia tay Botafogo vì một tranh cãi về tiền bạc năm 1965, Garrincha khoác áo 5 đội bóng khác cho đến lúc nghỉ hẳn vào năm 1972. Ông chỉ thi đấu khoảng hơn chục trận suốt những năm ấy! Ở ĐT Brazil, Garrincha đá trận cuối cùng tại World Cup 1966, thua Hungary và bị loại ngay sau vòng bảng.
Chấn thương dai dẳng, thu nhập gần như bằng không, sưu thuế nặng nề và việc phải trợ cấp cho vợ con sau khi li dị khiến Garrincha hoàn toàn khánh kiệt. Thêm vào đó, giai đoạn này ông mắc chứng nghiện rượu “vô phương cứu chữa”. Cuối năm 1982, Garrincha qua đời, với lá gan sưng tấy và chiếc bụng phình to, nước da vàng vọt. Khép lại một chương kỳ lạ, độc đáo nhất trong lịch sử bóng đá Brazil.
Ở tuổi 40, ông chỉ còn sống nhờ sự chăm sóc của người vợ sau Elza, và ngày càng nghiện rượu. Hồi trẻ, Garrincha uống rượu cho đã, còn bây giờ, ông uống chỉ vì nghiện, vì không có rượu thì cơ thể sẽ mất kiểm soát và ông sẽ hóa điên.
Tài năng, ngờ nghệch, bản năng, hoang dã, vô ưu... Garrincha đã xẹt qua bầu trời bóng đá thế giới và để lại biết bao ánh hào quang, huyền thoại về một cầu thủ biết dậy khán giả cười vui khi xem bóng đá. Những bức họa, những tường đồng, nhưng sân vận động mang tên Garrincha vẫn rì rầm kể câu chuyện về một con người có đôi chân kỳ dị song vĩ đại nhất lịch sử bóng đá của thế gian.
Garrincha vờ đi câu cá chỉ vì ở chỗ câu cá, ông đã chôn sẵn dưới cát vài chai cachaca. Ông cũng cất rượu ở một vài nơi bí mật trong nhà, chỉ đợi lúc Elza vừa ra khỏi cửa là lập tức nốc lấy nốc để, sau đó hít bạc hà để vợ không phát hiện rằng ông đã uống rượu.
Cứ thế, riết rồi cũng phải đến lúc Elza chịu hết siết, phải chia tay Garrincha. Trong những năm cuối đời, Garrincha thường xuyên mất trí và vô cớ đánh đập người vợ thứ ba tên là Vanderlei. Bà này hầu như chỉ có mỗi một phận sự duy nhất là gọi cấp cứu mỗi khi Garrincha quá chén.
Vanderlei cũng như Elza đều làm mọi cách để ngăn cản Garrincha uống rượu, nhưng đấy đều là những nỗ lực vô vọng. Kể cả khi có cơ hội cuối cùng để thoát ra khỏi sự nghèo đói, Garrincha cũng không mảy may xem trọng. Tháng 3/1982, có 2 CLB đại gia ở Trung Đông sang tận Brazil mời Garrincha làm trợ lý HLV cho Adalberto - đồng đội cũ ở Botafogo, cũng là bạn của Garrincha.
Lương bổng dĩ nhiên ở mức choáng ngợp. Nhưng Adalberto cảnh báo: “Ở cái xứ ấy, người ta cấm uống rượu. Phạm luật là bị chặt tay đấy!”. Thế là Garrincha giãy nẩy: “Điên à!”. Ông vội xé bỏ ngay bản hợp đồng bạc triệu. Nếu Garrincha không từ bỏ cơ hội đó, ông đã có thể không chết. Bởi chỉ 8 tháng sau, chính rượu đã cướp linh hồn của một nghệ sỹ sân cỏ tài hoa bậc nhất thế giới.

Thế giới nhớ Pele, người Brazil nhớ Garrincha

Bài viết của Phương GP 8/8/2016 5:04:42 PM

“Toét”, hồi còi mãn cuộc được trọng tài người Liên Xô - Nikolay Latyshev cất vang. Cả sân vận động Estadio Nacional de Chile rền vang như ong vỡ tổ. Brazil đã làm nên lịch sử, họ đã bảo vệ thành công ngôi vị vô địch thế giới với chiến thắng 3-1 trước Tiệp Khắc. Người ra đã tưởng như đó là nhiệm vụ bất khả thi khi Selecao mất Pele ngay từ trận thứ 2 ở vòng bảng vì một chấn thương. Nhưng giờ đây các CĐV chẳng còn nhớ nổi bi kịch đó nữa, bởi trong tim họ đang cất vang bài ca “Ole”, bài ca họ viết riêng dành cho “Con chim hồng tước” Garrincha.
 
The gioi nho Pele, nguoi Brazil nho Garrincha hinh anh
Garrincha Chú chim hồng tước của bóng đá Brazil
4 năm về trước, Brazil đến Thụy Điển với một đội hình khá mạnh. Họ có những Didi, Vava, Zagallo và nhất là bộ đôi tiền đạo trẻ Pele-Garrincha. Lứa thế hệ đem lại một niềm kỳ vọng to lớn để khâu lại vết thương lòng về nỗi buồn mùa hè 1950 tại Maracana. Thế nhưng, trong khi Pele đang tỏa sáng ở hai trận đầu tiên tại vòng bảng, thì hình bóng của Garrincha vắng đâu mất bên hành lang cánh phải của Selecao.
 
Ít ai biết rằng Garrincha lúc đó đang chịu án phạt từ ban huấn luyện. Trong một trận đấu giao hữu với câu lạc bộ Fiorentina của Italia, Garrincha đã có một bàn thắng để đời. Ông lừa qua 4 hậu vệ trước khi khuất phục cả thủ môn đội bạn để đối diện với khung thành trống. Cả khán đài đợi chờ một bàn thắng dễ dàng. Nhưng không, bỗng nhiên chàng trai ấy dừng bóng, đợi hậu vệ đối phương về chắn ngang khung thành, để rồi lừa bóng qua luôn cả chàng hậu vệ tội nghiệp và sút tung mành lưới của The Viola. Cả khán đài bùng nổ, Garrincha mỉm cười cho màn trả thù ngọt ngào sau khi bị đối phương dùng những từ ngữ không đẹp. Nhưng ban huấn luyện lại cảm thấy đó là một sự vô kỷ luật, và họ đã thật quá phiền lòng với nhân vật kỳ dị này.
 
Vậy là để yên ổn, ban huấn luyện quyết định nhốt Garrincha trên băng ghế dự bị. Thế nhưng qua hết lượt trận thứ hai, Brazil phải đứng trước thách thức khi họ buộc phải thắng Liên Xô để không phải chơi trò xổ số khi đụng Anh ở loạt trận play-off. Và Garrincha được tung vào sân, đó là khoảnh khắc đã thay đổi cuộc đời anh mãi mãi. Garrincha đã có bước chuyển mình vĩ đại, từ một cậu bé xóm nghèo với dị tật bẩm sinh trở thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Và hơn tất cả là tình yêu của người Brazil, thứ tình yêu mà đến Vua bóng đá Pele cũng phải ghen tị.
 
The gioi nho Pele, nguoi Brazil nho Garrincha hinh anh 2
World Cup 1962 là sân khấu riêng của Garrincha và Brazil
Garrincha-cái biệt danh mang hình hài thật nhỏ bé, nhưng bên trong đó lại chứa cả một tinh thần Brazil rất lớn, là hiện thân của tất cả những tố chất, nét riêng biệt của những người con xứ sở Samba.
 
Chúng ta thường thán phục Rivaldo khi anh làm ảo thuật với trái bóng bằng đôi chân vòng kiềng thì nửa thế kỷ trước, báo chí cũng đã tốn kha khá giấy mực khi nhìn đôi chân lệch của Garrincha nhảy múa trên sân cỏ. Chân phải của ông dài hơn chân trái những 6cm. đó là hậu quả mà cậu bé Mane phải cam chịu ngay từ trong bụng mẹ bởi vì chứng nghiện rượu của người cha nghèo khó, một hậu duệ của những người nô lệ bị giới chủ nô bóc lột. Nhưng Garrincha không mấy phiền lòng vì khuyết tật của mình, vì nó giúp ông có thể sử dụng cái chân ngắn hơn làm trọng tâm vững vàng, còn chân kia có thể dễ dàng múa máy qua lại, thậm chí còn thoải mái xoay “compa” khiến cho hậu vệ phải bao phen khiếp đảm, còn đám đông thì có cơ hội sung sướng hò reo cái biệt danh Anjo de Pernas Tortas- “Thiên thần với đôi chân khuyết tật”.
 
Nhắc đến niềm vui trong bóng đá thì chúng ta nhớ đến khuôn mặt hay cười của Ronaldinho, lối chơi hoa mỹ với những điệu nhảy Samba tuyệt đẹp trên nền cỏ xanh. Nhưng ngày xưa, Garrincha còn khiến mọi người cười nhiều hơn cả “Rô vẩu”, nhiều đến nỗi họ gọi ông là Alegria do Povo - “Niềm vui của mọi người”. Giới hâm mộ bóng đá ngày nay thường “chọc khuấy” Ronaldo (Bồ Đào Nha) mỗi khi anh qua người vì sử dụng quá nhiều động tác, nhưng ngày xưa thậm chí Garrincha còn thể hiện nhiều hơn gấp bội mỗi lần loại bỏ hậu vệ, chỉ khác là Ronaldo qua một người còn Garrincha qua tận 3-4 người. Những pha đảo chân có phần khoa trương như những vũ điệu Samba làm tan chảy trái tim người hâm mộ, nhưng đối với hàng phòng ngự bên kia chiến tuyến thì lại sợ chúng như sợ những cơn lốc xoáy có thể làm mình đổ rạp bất cứ lúc nào.

Giới trẻ hiện nay thường xem Ronaldo béo là cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại, họ cho rằng Hoàng đế hay Vua cũng chỉ là con người, chỉ có “Người ngoài hành tinh” mới thật sự là phi thường, là duy nhất, là khác biệt. Thế nhưng cách đây hơn 50 năm, thế giới từng phải sửng sốt khi đặt những tiêu đề cho trang nhất tờ báo của mình với những dòng tít như “Anh ấy đến từ hành tinh nào vậy?”, “Đó có phải là người ngoài hành tinh hay không?”. Bởi vì mọi người không thể nào tìm ra cách lý giải về màn trình diễn của Garrincha ở mùa hè 1962 trên đất Chile.

The gioi nho Pele, nguoi Brazil nho Garrincha hinh anh 3
Đôi chân lệch làm nên phép màu của Garrincha
Cứ mỗi trận đấu loại trực tiếp là Garrincha lập một cú đúp, đều đặn và đầy ngẫu hứng. Khác với những tiền vệ cánh đương thời, Garrincha không chỉ biết bám biên và thực hiện những quả tạt, ông là một nỗi lo sợ thường trực với những pha solo từ cánh tiến vào trung tâm, sau đó là một cú sút hiểm hóc vào góc mà thủ môn chỉ biết khóc thét. Bóng đến đôi chân “cong võng” là trên sân chỉ như còn ông và quả bóng, đường đến khung thành thật quá trống vắng trên đường chạy của Garrincha. Ông xuất sắc đến mức hậu vệ của tuyển Xứ Wales-Hopkins, một trong những bại tướng của ông đã phải thốt lên: “Garrincha còn nguy hiểm hơn Pele bội phần. Anh ta là sinh vật ngoài trái đất, một đôi chân diệu kỳ”.
 
Thế giới xem Kaka là thiên thần, và người Brazil cũng xem Garrincha như là hiện thân của một vị thánh. Pele sau khi thành công liền xây đường sá để làm từ thiện, còn Garrincha chỉ đơn giản là đến một xe hủ tiếu gần nhà, ông ăn thường xuyên và trả nhiều phần dư hơn cho người đàn ông nghèo phải đội mưa gió với chiếc xe hàng quán. Tuổi thơ của Garrincha gắn  liền với sự gian khổ, gia đình khó khăn ở tại khu Pau Grande, quận Mage thuộc thủ phủ Rio de Janeiro. Garrincha ngày thơ bé phải tìm đến những khoảng sân đất để trốn khỏi sự ngột ngạt trong ngôi nhà bé nhỏ. Và đến khi lớn lên, mỗi lần có thời gian, ông vẫn thường cởi phăng chiếc áo, chạy ra khoảng sân trong trưa hè nóng nực để hòa mình vào niềm vui của những đứa trẻ cùng xóm. Garrincha vui vẻ, cười giòn tan như chú chim bé nhỏ dễ thương mà người đời vẫn thường gọi.
 
Nhưng cầu thủ Brazil thường nổi tiếng với những hình ảnh tương phản. Họ là vũ công, là thiên thần trên sân cỏ nhưng ngoài đời họ là những tay chơi khét tiếng. Gần đây, cư dân mạng không khỏi xót xa khi nhìn cảnh Adriano phải đắm mình bên trong một khu ổ chuột, đó là hậu quả của những tháng năm ăn chơi, vung tay quá trán. Và cách đây 33 năm, người Brazil cũng đã khóc thương cho Garrincha khi ông trút hơi thở cuối cùng bên trong cơn mê của rượu. Garrincha xem bóng đá là một cuộc vui, mỗi đồng tiền kiếm được sẽ là những lần ông ném mình vào những cuộc vui.

The gioi nho Pele, nguoi Brazil nho Garrincha hinh anh 4
Những con người làm nên lịch sử của bóng đá Brazil
Trong cuộc đời mình, bên cạnh bóng đá thì niềm say mê bất tận của ông là phụ nữ và rượu. Sau mỗi trận đấu là những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, là những cuộc gặp gỡ đầy hơi men, và những màn cặp kè với một vài cô đào nổi tiếng đương thời. Garrincha trải qua hai đời vợ nhưng không có cuộc kết thúc nào là tròn vẹn, ông có hơn chục người con nhưng ngày ra đi vẫn phải cô đơn, lặng lẽ với độc tấm vé số nằm trong túi quần. Cuộc đời ông như một vòng tròn khép kín, đi lên từ nghèo khổ, giàu sang tột đỉnh để rồi ngày nằm lại với đất mẹ thì ông trở về với nghèo khổ. Nhưng có một giá trị đã được ông tạo ra và nó sẽ mãi trường tồn, đó là tình yêu của người hâm mộ trái bóng tròn.
 
Pele đã nói: “Tôi sẽ không bao giờ được ba chiếc cúp vàng nếu không nhờ có Garrincha. Garrincha là cầu thủ xuất sắc nhất mà tôi từng chứng kiến”. Đó là điều mà những người Brazil không bao giờ quên. Cả thế giới xem Pele như nhân vật kiệt xuất nhất, nhưng trong lòng người dân xứ Samba thì Garrincha mới thuộc vào vị trí độc tôn ở trong tim. Vì ông chơi thứ bóng đá mê đắm đúng với tinh thần Joga Bonito của xứ Samba, vì ông gần gũi với người dân lao động khổ cực, và vì ông sống rất “đời” với đầy những nốt trầm thăng. Ngày ông về với Chúa, hàng triệu con người đã phủ kín những nẻo đường ở Pau Grande, đó là những người hâm mộ, bạn bè và đồng đội, có cả những đối thủ đến để nhìn mặt Alegria do Povo lần cuối. Những tấm băng rôn với khẩu hiệu: “Cám ơn, Garrincha, vì đã từng tồn tại” giăng kín trên con đường dẫn đến nơi thăm viếng cố danh thủ.
 
Vào một ngày đẹp trời, cậu bé Mane bỗng bị người em gái yêu thương gọi bằng cái tên “Con chim hồng tước bé nhỏ”, cậu không giận mà vui vẻ lấy nó làm biệt hiệu và mang theo cả đời ở bên mình. Để rồi gần ba phần tư thế kỷ sau, hay thậm chí mãi mãi về sau, cái tên ấy vẫn còn khắc sâu trong trái tim của những người Brazil, để họ nhắc thế giới nhớ rằng: Selecao không chỉ có Pele, mà vẫn còn đó một Garrincha bất tử.

Thi thể huyền thoại Garrincha biến mất

ANH TUẤN
  15:14 ngày 01-06-2017
Gia đình của Garrincha vừa thông báo thi thể của huyền thoại bóng đá này đã biến mất khỏi mộ ở Rio de Janeiro.

Thi thể huyền thoại Garrincha biến mất
Garrincha, có biệt danh là “Chim hồng tước nhỏ”, từng vô địch World Cup 1958 và 1962, cùng với Pele và Mario Zagallo. Ông qua đời năm 1983 sau một thời gian dài nghiện rượu và được chôn cất ở nghĩa trang quê nhà tại Mage, cách Rio de Janeiro 65 km.

Tuy nhiên, quan chức ở nghĩa trang tiết lộ với báo giới rằng thi thể đã được khai quật nhưng không có văn bản nào ghi rõ chuyện gì đã xảy ra. Được biết nghĩa trang ở Brazil thường được chia làm 2 khu vực. Một là các ngôi mộ nơi thi thể được chôn cất và hai là các bức tường với các ngăn kéo để chứa tro và xương.

Nghĩa trang Raiz da Serra ở Mage có hai ngôi mộ của Garricha. Một là nơi Garrincha được chôn cất năm 1983 cùng các thành viên khác của gia đình. Nơi thứ hai là một bia mộ được xây năm 1985.

Rosangela Santos, cháu gái của Garrincha cho biết thêm: “Chúng tôi không biết chắc thi thể ông ấy ở đâu. Thị trưởng thành phố có hứa hẹn sẽ xây một bảo tàng, song chúng tôi cần phải tìm thấy thi thể trước”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét