Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/i

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #8 FULL | Duy Nhất được phong 'hoàng y' môn phái Y võ khí công

Người nặng lòng với nghiệp Y –Võ

Là người  nặng lòng với võ thuật và y học cổ truyền của dân tộc, võ sư Mỹ Chi nhiều năm liền vừa dạy võ vừa  nghiên cứu, trị bệnh bằng phương pháp kết hợp giữa khí công và bấm huyệt, xoa bóp.
Võ sư Trần Thị Mỹ Chi sinh năm 1959, quê ở Vĩnh Long, lên TP Hồ Chí Minh sinh sống từ năm 1979. Hiện bà ở đường Tân Hòa Đông, quận 6. Năm 12 tuổi,  ở quê nhà cô bé Mỹ Chi theo học võ với người cậu. Sau đó Mỹ Chi còn theo học nhiều môn võ khác nhau. Việc học võ bị gián đoạn đến năm 1990, khi gặp cố võ sư Trần Tiến- chưởng môn Thiếu Lâm nội gia quyền, bà xin làm học trò. Sau hai năm theo đuổi, tập luyện võ thuật với võ sư Trần Tiến, bà được cấp bằng võ sư. Võ sư Mỹ Chi tâm sự: “Võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền do thầy tôi là võ sư Trần Tiến sáng lập. Đây là môn phái thiên về đòn cương, nhưng khi tôi dạy võ là phụ nữ tôi thiên về đòn nhu.”



Năm 1989, bà bắt đầu mở lớp võ nhận học trò tại nhà. Sau nhiều năm dạy võ cổ truyền Việt Nam, võ sư Mỹ Chi đúc kết: “Trong các bài quyền, thế võ cổ truyền của tiền nhân để lại đều ẩn chứa tính nhân văn, nhân đạo trong đó. Tức là khi bị tấn công, người võ sinh không ra những đòn sát thủ ngay lập tức mà chỉ ra những đòn đánh ngăn chặn, mang tính cảnh cáo. Đó là võ đạo của võ thuật Việt Nam, muốn tạo cơ hội cho người ta hướng thiện, phục thiện chứ không muốn dùng võ hại người.”


Cùng với võ thuật, võ sư Mỹ Chi bắt đầu nghiên cứu y thuật kết hợp với võ thuật, khí công để chữa bệnh.  Cơ duyên đưa bà đến với việc chữa bệnh  là do bà có người anh trai bị tai nạn sau đó bị liệt rồi qua đời, do vậy bà muốn nghiên cứu y thuật để chữa bệnh cứu người. Nhớ lại chuyện người anh khi bị bệnh liệt phải nhờ thầy đến châm cứu, xoa bóp và bấm huyệt, bà liền tìm tòi, nghiên cứu về việc chữa bệnh qua việc bấm huyệt, xoa bóp. Thời gian sau, khi nghiên cứu về khí công, bà thấy khí công có thể chữa bệnh, nếu biết vận dụng. Võ sư Mỹ Chi nói: “Trong môn phái này có nhiều bài về khí công, trong đó có hai bài khí công là Thái dương công và Thái âm công. Sau khi học về khí công của môn phái, tôi có tiếp thu thêm những bài khí công khác của các võ sư khác và luyện tập thành một môn gọi là Khí công tâm pháp.  Khí công tâm pháp lấy Thiền làm chủ đạo. Với khí công, nội công, khi người tập đạt đến một cảnh giới cao, thì có thể sản sinh ra một nguồn năng lượng có thể tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể người khác và điều chỉnh kinh mạch, giúp chữa bệnh. ”

 .
Võ sư Mỹ Chi từng theo học những khóa đào tạo về chữa bệnh bằng phương pháp Đông y trong Viện Y học cổ truyền.
Hiện nay, võ sư Mỹ Chi thường chữa các bệnh về thần kinh, xương khớp. Những bệnh nhân bị bệnh thần kinh tọa, tai biến… khi đến với bà sẽ được xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với một bài tập khí công do bà hướng dẫn tập. Nhiều người đã cải thiện được sức khỏe khi chữa bệnh bằng phương pháp này.
Ngoài việc dạy võ, chữa bệnh, võ sư Mỹ Chi còn là người phụ nữ đảm đang. Khi chồng qua đời, một mình bà lo cho bốn người con ăn học đại học, một người hiện đang học Thạc sĩ ngành Kiến trúc.

Võ sư Trần Thị Mỹ Chi. 
Võ sư Trần Thị Mỹ Chi.

Y Võ Thiên Phúc luyện võ thuật, tu tâm đạo, thông y lý cứu người

5/31/2012 3:31:18 PM
Lĩnh vực khác

(BTĐKT)-Hiện nay, võ thuật đã trở thành niềm đam mê, yêu thích của nhiều người. Bởi lẽ, ngoài việc rèn luyện thể chất và tự vệ, võ thuật còn là một trong những phương cách cứu chữa con người thoát khỏi nhiều căn bệnh hiểm nghèo: tiểu đường, ung thư, tiêu hóa... Học võ thuật là học đạo làm người, học cách kiểm soát bản thân mình tốt hơn.

Mang trong mình niềm đam mê võ thuật từ nhỏ, 16 tuổi Nguyễn Khắc Chương đã theo học các thầy trong phái Thiếu Lâm; 20 tuổi, anh đi công tác tại Tiệp Khắc và theo học môn võ Taekwondo. Năm 1986, khi trở về quê hương, việc đầu tiên vị võ sự này làm là mở lớp dạy võ tại số 5 Hàng Da, Hà Nội. Thời điểm này anh gặp được 2 võ sư lớn: võ sư Trịnh Quốc Định của môn phái Vịnh Xuân Quyền và võ sư Mạnh Long của môn phái Khí công Mật Tông Tây Tạng; các thầy truyền dạy cho anh môn khí công. Thời nay, ít ai còn mang được cái TÂM với võ thuật và cái ĐỨC với người đời như võ sư nguyễn Khắc Chương. 
 
Võ sư Nguyễn Khắc Chương cùng các học trò.
 
Phải chứng kiến võ sư không quản ngày đêm rèn luyện, nghiên cứu nắm bắt từng huyệt đạo trên cơ thể con người, mọi người mới thấu hiểu hết niềm mong muốn cứu người của anh. Võ sư Chương nghĩ rằng nếu kết hợp với y học, y võ sẽ là phương pháp chữa trị, phòng chống đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Và cũng từ đây anh bắt đầu đi sâu, phát triển khí công dưỡng sinh là phương thuốc mang lại sức khỏe cho con người. Nhắc tới y thuật, võ sư đặc biệt biết ơn thầy Đào Kim Long - một trong những học trò xuất sắc của cụ Đỗ Tất Lợi. Thầy Long đã tâm truyền cho anh nghề y và những bài thuốc chữa bệnh cứu người, giúp anh có được những thành công như ngày hôm nay.
 
Một buổi luyện tập tại võ đường.
 
Khi được hỏi về cái tên “Y Võ Thiên Phúc”, võ sư Khắc Chương chia sẻ thân tình: “ Y võ là sự tổng hợp đan xen hài hòa giữa y học và võ thuật nhằm đưa ra các phương pháp điều trị, cách tập luyện góp một phần nhỏ bé công năng tập luyện vào công cuộc phòng ngừa, điều trị bệnh tật, hướng tới mục đích chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Thiên ở đây không phải là trời mà là nương vào thiên nhiên, dựa vào quy luật vận động của thiên nhiên, khai thác và tận dụng tối đa những đặc ân mà thiên nhiên ban tặng như: hoa lá, cây thuốc, năng lượng thiên nhiên… để cứu người. Hạn chế tối đa những tác động xấu của thiên nhiên tới con người như: phong, hàn, thử, thấp… Qua tìm hiểu, nghiên cứu và nắm bắt quy luật thiên nhiên mà con người có thể tìm ra những bài thuốc hay, mang lại cho con người một cuộc sống khỏe mạnh. Nhờ vậy, mang lại phúc cho thiên hạ, cho người đời. Với Y Võ Thiên Phúc, tôi chỉ mong muốn giúp một phần nhỏ bé của mình làm đẹp cho đời, cứu giúp cho người.”
 
Huấn luyện viên thế giới và Y Võ Thiên Phúc.
 
Y Võ Thiên Phúc là tất cả những gì tâm huyết một đời của võ sư Nguyễn Khắc Chương. Kể từ ngày thành lập tới nay, con người ấy vẫn miệt mài giúp đỡ, cưu mang những thân phận bất hạnh trong xã hội: nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, chữa bệnh miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn… Những việc làm của anh lặng thầm nhưng có ý nghĩa nhân đạo cao cả, thể hiện cho một tấm lòng bao dung, rộng lượng của một con người có tâm với đồng loại. Đã có hàng nghìn người trên cả nước được Y Võ Thiên Phúc chữa trị và lành bệnh. Với những người nghèo, võ sư Chương chữa trị miễn phí, tạo chỗ ở trong suốt quá trình điều trị. Trong thâm tâm, võ sư đào tạo võ thuật và chữa bệnh là để làm phúc, để bảo tồn, gìn giữ, phát huy văn hoá dân tộc và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Anh đã đóng góp phần nhỏ bé của mình vào chăm sóc sức khỏe, mang lại niềm tin cuộc sống cho những thân phận bất hạnh, góp phần làm cho mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Tiếng lành đồn xa, võ đường Y Võ Thiên Phúc ngày càng có nhiều môn sinh tới theo học; người bệnh trên mọi miền tổ quốc tới khám chữa. Các cơ quan báo chí, đài truyền hình ghé thăm, đưa tin, khuyến khích và ủng hộ nhiệt tình. Võ đường đã có nhiều buổi giao lưu lý thú, hiệu quả với các võ sư, huấn luyện viên, chuyên gia võ thuật ở cả trong nước và quốc tế. Y Võ Thiên Phúc thực sự đã trở thành ngôi nhà chung của những thân phận không may mắn và người đam mê võ thuật trên cả nước. 
 
Cổng TĐKT
Quay lại | Lên đầu trang

Môn phái Lâm Sơn Động: Thần kỳ khí công

Với nhiều kungfu độc đáo và kỳ diệu của mình, cho đến nay, Lâm Sơn Động vẫn là môn phái duy nhất làm được những việc “không ai dám nghĩ tới”.
Đóng đinh vào cơ thể để đo sự đạt ngộ.
Võ sư Nguyễn Ngọc Hải cho biết: Hiện môn phái Lâm Sơn Động có đến hàng nghìn môn sinh nhưng những người được luyện khí công không nhiều. Theo quy trình học, sau khi học võ, nắm được các đường quyền thế thủ nâng cao, nhuần nhuyễn về binh khí, người học mới được tham gia rèn luyện về khí công.
Để đạt tới bước này, người học nhanh cũng phải mất tới 3 năm, người chậm cũng phải 5 năm và điều quan trọng nhất đó là “người tập luyện võ thuật đã xác định theo là nghiệp võ thì theo cả đời”.
Trên thực tế, luyện tập khí công chính là khám phá những khả năng kỳ lạ trong cơ thể con người. Điều cốt lõi trước tiên là người luyện khí công phải có tâm trong sáng, đức hướng thiện, tự tin, kiên trì, nhẫn nại và cũng phải có năng khiếu nhất định. Võ sinh của Lâm Sơn Động lại càng không thể thiếu được những điều đó.
Cách mà Lâm Sơn Động thường áp dụng để nắm bắt được sự đạt ngộ của các võ sinh khi bắt đầu một quá trình luyện tập khí công đó là dùng đinh đóng vào cơ thể. Chiếc đinh đó, lớn nhất có thể bằng đầu một chiếc đũa ăn cơm và nhỏ nhất bằng một mũi kim thêu. Kim phải bằng sắt và được khử trùng. Có thể bằng inox hoặc bạc nhưng vẫn thường dùng đinh ghim xương của ngành y tế.
Những người mới tập luyện hoặc thử đóng với mức độ thường xuyên thường dùng đinh ghim xương đã được mài nhẵn, sắc. Trong trường hợp mũi đinh bị cong khi đâm vào dây chằng thì cơ thể người tập nếu có hệ miễn dịch cao sẽ không vấn đề gì cả. Tác dụng của chiếc đinh này là nhằm thu tà khí, biểu hiện cho sự kiên trì và thành đạt của người luyện tập. Chiếc đinh khi rút ra, toàn bộ tà khí thu vào đó.
“Trong thời kỳ võ sinh luyện tập, có những người tôi lưu tới 7 ngày. Sau 7 ngày tôi lấy ra bình thường. Bình thường thì cơ thể con người không chấp nhận bất cứ một vật gì lạ trong cơ thể, nếu có sẽ gây sưng, chảy máu nhưng một số võ sinh tôi ấn chiếc kim vào trong cơ thể thì không có biểu hiện gì khác lạ, trừ khi chụp Xquang mới thấy” – Võ sư Ngọc Hải cho biết.
Theo kinh nghiệm của các võ sư, khi đóng chiếc đinh trắng vào cơ thể thường thu hỏa khí và khí âm lạnh nên khi rút ra nó thường có rất nhiều màu. Có thể là màu lửa, màu sắt, màu tím… và qua những màu sắc đó, các võ sư có thể đánh giá được mức độ thành công của các võ sinh.
Một kỷ niệm đáng nhớ của võ sư Ngọc Hải đó là trong một lần biểu diễn để ghi kỷ lục Guinness, anh ngồi chơi đàn cho người đệ tử đóng 12 chiếc đinh vào cơ thể vào nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, do thao tác sai nên khi đệ tử đóng đinh vào vai thì khóa luôn cơ vai của anh.
Khi đó, võ sư Ngọc Hải vẫn đánh đàn bình thường nhưng toàn bộ cánh tay không cử động được, cả xương và cơ bỗng nhiên cứng lại. Nếu là người bình thường thì tay của người đó sẽ bị tê nhưng do anh đã luyện môn Thiết Bố Sam trước đó nên anh vẫn có thể điều tiết được tay và chơi hết bản nhạc. Khi rút đinh ra, máu trên tay anh không hề chảy, miệng của vết đinh được gắn lại ngay sau đó.
Phơi nắng để thu khí
Theo võ sư Ngọc Hải, các võ sinh, muốn luyện thành công cách vận khí, điều kinh thường trải qua nhiều quá trình luyện tập khổ hạnh, ở nhiều môi trường khác nhau.
Bên cạnh việc luyện khí công, võ sinh của Lâm Sơn Động cũng phải biết ít nhiều về y học để vận hành và dụng khí. Trong khí công có động công và tĩnh công. Động công là những thế thủ, thế quyền, khoa chân múa tay, còn tĩnh công là ngồi thiền hoặc nằm thiền.
Riêng khí thì hấp thụ năng lượng và quy nạp năng lượng. Chẳng hạn, nếu hấp thụ năng lượng đơn giản chỉ là hít thở bình thường thì quy nạp năng lượng lại là vận khí để trao đổi khí.
Đường khí được thể hiện đi qua lỗ chân lông và các mô để xâm nhập vào cơ thể. Huyết muốn lưu thông được phải nhờ khí. Thường thì người ta luyện khí công nói chung để làm tăng khí dương, điều hòa khí huyết trong cơ thể, đẩy tà khí, uất tàng lâu ngày ra khỏi cơ thể, bởi vì khí uất giữ trong cơ thể lâu ngày sẽ trệ khí. Do đó, khi luyện khí công người học cũng phải dựa vào ngũ hành tương sinh tương khắc, tức là phải nhập khí theo vũ trụ.
Cũng chính vì thế Lâm Sơn Động thường chọn rừng núi, sông hồ vắng vẻ để luyện tập vì những nơi đó mới có đủ khí tinh cho người luyện nhập vào. Khi luyện hành thủy người luyện thường phải luyện dưới nước, kể cả mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá, khi luyện hành thủy người luyện đều phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước, có như vậy võ sinh mới có sức đề kháng để chịu đựng được các kungfu.
Về hành hỏa, có khi người luyện nằm trên một sân rất nóng, giữa trời nắng trên 40°C. Người luyện võ không chỉ quy nạp khí âm mà cả khí dương, bởi trong khí bốc lên của hơi nước và khí nóng có cả những khí rất độc.
Môn phái Lâm Sơn Động luyện khí công chia thành nhiều phái, mỗi phái luyện có một “bí kíp” riêng. Mỗi môn tuy xem ra là rời rạc nhưng lại có logic với nhau. Chẳng hạn, muốn luyện được chiêu Thôi sơn phá thạch (đấm vỡ dừa, gạch hoặc vỏ chai) trước hết người luyện phải luyện cơ bản về quyền pháp để có được những đòn đánh lanh lẹ, phải tập luyện ngạnh công để những điểm va đập đó phải chịu đựng được.
Có như thế khi ra đòn mới không bị chảy máu, gãy xương, trầy da. Ngoài ra, võ sinh còn phải luyện Thiết bố sam công để dùng thần sai khí, dùng khí sai lực và sau đó dùng lực phát kình… Khi phát ra lực mà bên ngoài không chịu được nghĩa là người đó đã luyện thành công.
Theo võ sư Ngọc Hải, một trong những môn khó luyện nhất phải kể đến chỉ huyết điều khí. Đây là môn đòi hỏi người ta phải đạt được tất cả những yếu tố của môn khí công đẳng pháp.
Võ sư Ngọc Hải kể, trong một lần sang biểu diễn và huấn luyện võ thuật tại Nhật Bản năm 2006, khi anh biểu diễn màn đập chai, thanh gang và quả dừa vào đầu… người Nhật rất lấy làm lạ. Người Nhật yêu cầu gắn một chip nhỏ ở gần điểm mà anh sẽ đập thanh gang vào, nối với một chiếc máy để đo độ rung, độ chấn động.
Từ đó phân tích lượng đập có trọng lượng là bao nhiêu và sức chịu đựng của hộp sọ là bao nhiêu? Sau khi phân tích xong, họ có nói với anh: “Nếu ở một người bình thường với nhát đập như vậy thì xương hộp sọ không chịu đựng nổi nhưng ở anh xương hộp sọ không ảnh hưởng gì, màng túi bọc não cũng không sao”.
Biểu diễn xong, họ hỏi: “Anh có thể làm lại như vậy nữa không?”. Anh rất sẵn sàng bởi khi lượng công, mức chịu đựng, tính chất khí mà anh bỏ ra có thể làm được 3 lần như vậy. Thường, những người không luyện tập, vô tình đập đầu xuống đất sẽ bị chấn động hộp sọ và não, chảy máu trong, mạch máu trong não bị rạn nứt, gây ra kẽ hở, khí sẽ đẩy lên não rất nguy hiểm gây ra triệu chứng bại liệt.
Theo kinh nghiệm của người học võ thuật những trường hợp bị chấn động ở não rất hay nôn khan, những người có triệu chứng như vậy cần điều trị ngay.
“Riêng màn Dụng thương thôi xa (cắm thương vào cổ đẩy cong cán thương) hoặc thích đoản ty mà đệ tử của tôi thường biểu diễn là cắm hai đầu nhọn vào huyệt Thiên Đổn, sau đó vận khí đẩy 2 thanh sắt phi 10 cong mà cổ không vấn đề gì đó cũng là môn luyện tĩnh tâm định thần, dùng thần sai khí, dùng khí sai lực, dùng lực phát kình để biến con người thành những sức mạnh khôn lường ở những điểm yếu nhất. Lúc này, tại cổ của người đó có sự hậu thuẫn của khí nội sinh nên sức chịu đựng rất ghê gớm” – võ sư Ngọc Hải nói.
Cùng với rất nhiều kinh nghiệm dân gian, kết hợp với các học thuyết của âm dương và khí công, những màn kungfu của môn phái Lâm Sơn Động đã thực sự làm toát lên được những khả năng kỳ diệu của con người. Tuy nhiên, trong số những con người kỳ diệu ấy, có một con người kỳ diệu mà khi nghe những thành tích của anh chắc hẳn ai cũng phải nghiêng mình thán phục. Con người kỳ lạ đó là ai và anh đã làm được điều gì khiến người khác phải thán phục?

Khí công liệu pháp "thần diệu" và tấm lòng thiện nguyện của một võ sư

GiadinhNet - Vốn có duyên với võ học ngay từ nhỏ, người võ sư này đã sử dụng Liệu pháp khí công được "tu luyện" trong suốt 10 năm, ngày ngày lặng thầm một chữ "tâm" chữa bệnh cứu người mà không màng đến lợi ích cá nhân.
Tư thế ngồi nhập định, có thể dùng hai ngón tay hoặc nguyên một bàn tay để nghiêng, chỉ hướng phía sau bả vai hay nơi cột sống của bệnh nhân là đã có thể "phóng khí" vào cơ thể, khiến người bệnh cảm giác như có một luồng điện chạy dọc sống lưng, chỗ bị thương ấm dần lên, giúp cho khí huyết sung cường. Đó chính là cách chữa bệnh bằng khí công liệu pháp của võ sư Nguyễn Văn Nguyễn đồng thời là Giảng viên khoa Cơ khí - Khai thác Máy tàu biển trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP.HCM. Vốn có duyên với võ học ngay từ nhỏ, người võ sư này đã sử dụng Liệu pháp khí công được "tu luyện" trong suốt 10 năm, ngày ngày lặng thầm một chữ "tâm" chữa bệnh cứu người mà không màng đến lợi ích cá nhân.
Võ sinh trong môn phái Thiếu Lâm Quyền Sơn. Ảnh T.G.
Liệu pháp khí công chữa bệnh có thực sự huyền bí?
Qua một người quen giới thiệu, tôi có dịp diện kiến võ sư Nguyễn Văn Nguyễn - Chưởng môn phái Thiếu Lâm Quyền Sơn thuộc Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Tp.HCM - tại nhà ông, vào một buổi xế chiều. Chưởng môn Nguyễn Văn Nguyễn là vị võ sư có tấm lòng của một lương y, được mọi người xung quanh ngợi ca về tấm lòng hành thiện.
Ngôi nhà vừa là nơi dạy võ vừa là nơi chữa bệnh nằm ở phường Bình An, Q. 2, có phần bình dị, trái với hình dung của tôi về một võ đường hoành tráng và trang nghiêm. Quả thật, nếu không có bảng hiệu Võ đạo Thiếu Lâm Quyền Sơn treo trước cửa, có lẽ sẽ không nhiều người nhận ra đây là nơi tập luyện của một môn phái rất được ái mộ. Bước chân vào trong, sân "võ đường" là một khoảng đất trống với những bao tải cát nèn chặt được dựng ngay ngắn trên nền đất. "Tư dinh" của vị trưởng môn là một căn nhà nhỏ nằm "khiêm tốn" sau khoảng sân rộng phía trước, đồ đạc bên trong được bố trí ngăn nắp, gọn gàng.
Biết có phóng viên đến tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh bằng khí công của mình, vị võ sư chưởng môn đón tiếp cởi mở và không ngần ngại chia sẻ: "Tôi được hưởng "gen võ học" từ ông ngoại, bắt đầu đi dạy võ từ năm 1990 và bén duyên với Khí công liệu pháp từ đó. Tới thời điểm này, việc dùng khí công chữa bệnh đang rất được quan tâm, nhưng số người am hiểu và biết cách áp dụng phương pháp này vào trị bệnh còn hạn chế. Vì thế, mọi người cứ đồn thổi thêm thắt khiến nó huyền bí. Trên thực tế, khí công liệu pháp tồn tại thật sự, đã được giới khoa học công nhận".
Trò chuyện một lúc, vị chưởng môn tiết lộ cho chúng tôi "công pháp mật truyền" về Khí công liệu pháp của môn phái: "Khí công là môn khó nhất trong võ học, là một điển hình của Vô dược liệu pháp. Khí công liệu pháp được áp dụng trong việc chữa bệnh dựa trên nguyên tắc: phải phong tỏa 6 huyệt đạo sau đó mới "phóng khí". Đây là một nguyên tắc nghiêm ngặt bởi lúc con người mắc bệnh thì các huyệt đạo sẽ bị bế nghẹn, máu huyết không lưu thông. Việc "phóng" trực diện vào hai mạch tối quan trọng là Nhâm và Đốc sẽ giúp đả thông kinh mạch, bảo vệ sức khỏe".
Muốn đạt đến mức tinh thông trong khí công và có đủ công năng để chữa bệnh thì người tập luyện phải trải qua thời gian dài, sự kiên trì và một quá trình võ học bài bản. Võ sư Nguyễn Văn Nguyễn cho biết, khí công liệu pháp là một hoạt động của tâm lý và sinh lý đặc biệt mà người thường không qua tu luyện thì không thể sử dụng. Ngược lại, sau một thời gian được tập khí công liệu pháp đúng phương pháp, những người mắc bệnh mãn tính hay cơ thể suy nhược đã cải thiện sức khỏe, bệnh tật được đẩy lùi, tinh thần phấn chấn, yêu đời…
Trên thực tế, những bệnh nhân tìm đến võ sư Văn Nguyễn thường đã chuyển bệnh mãn tính hay "vái lạy tứ phương" mà vô vọng. Theo khẳng định của vị võ sư, mỗi lần "truyền khí" cho người bệnh, ông có thể trị cho từ 8-12 người. Tùy tính chất bệnh lí như thoái hóa cột sống, thoạt vị đệm, viêm xoang mãn, liệt nửa người…, ông sẽ có phương pháp và thời gian điều trị thích hợp. Từng bước điều trị cụ thể sẽ được ông tùy chỉnh theo diễn biến bệnh của bệnh nhân, căn cứ vào những ghi chép tỉ mỉ do chính ông lưu bút trong cuốn sổ lưu danh.
Nhưng vị "lương y" khẳng định, để đạt được kết quả tốt nhất, người võ sư không chỉ cần năng lực võ học mà còn phải có cái tâm trong sáng, lối sống bình dị, thanh đạm như những người ăn chay niệm Phật. Chỉ như vậy, việc chữa bệnh bằng khí công liệu pháp mới có thể phát huy hết được tính ưu việt của nó. Tất nhiên, sự kiên trì, nhẫn nại của người bệnh là không thể thiếu. Bệnh nhân trong thời gian chữa trị phải kiêng kị những chất có men như rượu bia, nên ăn chay. Đặc biệt, vị võ sư tiết lộ, bệnh nhân không được ăn quá no khi chuẩn bị điều trị.
Không hoàn toàn "vô hình" mà Khí công liệu pháp sẽ có biểu hiện cụ thể khi áp dụng điều trị. Sau khi được truyền "chân khí", người bệnh sẽ cảm thấy như có một dòng điện chạy dọc sống lưng hay dọc cánh tay, nơi bị thương khi được "phóng khí" sẽ thấy giật giật lên, một lúc sau cảm giác này không còn nữa. Khi đó, vết thương ban đầu có "khí" lạnh sẽ ấm dần lên, nếu bệnh nhẹ sau vài giờ có thể làm việc như thường. Tùy vào mức độ của từng bệnh lí mà thuyên giảm hoặc khỏi hẳn.
"Nói có sách, mach có chứng", võ sư Văn Nguyễn kể chi tiết về một chuyến công tác của gần 200 chuyên gia trong nước sang Malaysia. Đặt chân đến nước bạn, do đổi thời tiết đột ngột, một số người đã ngã bệnh như viêm phế quản, rối loạn tiền đình, thậm chí có người không thể đi nổi vì mệt... Được nhờ giúp, võ sư Văn Nguyễn đặt người bệnh ngồi xuống, còn ông vào tư thế nhập định, dùng hai ngón tay điểm huyệt và vận khí phát công chữa bệnh. Kết quả đem lại vô cùng khả quan, những mệt mỏi, ốm đau như hoàn toàn tan biến. Từ lần đó, "tiếng thơm" về Thạc sĩ Máy tàu thủy Văn Nguyễn dùng khí công liệu pháp chữa khỏi nhiều căn bệnh được mọi người truyền tai nhau.
4 tuần chữa, "thổi bay" nhiều bệnh nan y
Trong dòng hồi tưởng về những bệnh nhân của mình, võ sư Văn Nguyễn vẫn không thôi trăn trở về một trường hợp vô cùng đặc biệt. Đó là một bệnh nhân nam 25 tuổi ở Bến Tre, bị liệt 5 năm, chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Được người quen giới thiệu, gia đình nam thanh niên tìm tới ông với niềm hy vọng không nhiều.
Tìm hiểu rõ bệnh tình, võ sư không hề tỏ ra ái ngại hay thương hại, xót xa cho con người trẻ tuổi đã phải nằm liệt trên giường, giành giật sự sống từng ngày mà ngược lại, luôn động viên người nhà đừng bi quan. Bằng những động tác khí công vi diệu, võ sư đã giúp cho đôi chân tê lạnh của chàng trai bị liệt từ năm 20 tuổi biết đến "mùi vị" của cảm giác, có thể cử động nhẹ. (Vậy sao lại trăn trở???)
Một trường hợp khác không thể không nhắc tới là chị Đặng Thị Thanh Tâm, một bệnh nhân ở Bình Dương. Chị chỉ 30 tuổi nhưng bị khá nhiều bệnh như viêm xoang trán, thoát vị địa đệm, gai đầu gối, thoái hóa bả vai. Chạy chữa khắp nơi không khỏi, chị tìm đến thầy Văn Nguyễn với hy vọng thuyên giảm mong manh, chứ không dám tin là bệnh tình sẽ hết. Nhưng chỉ trong 4 tuần áp dụng khí công liệu pháp, những căn bệnh vốn làm chị kiệt quệ sức lực dường như tan biến, tinh thần trở nên vô cùng phần chấn. Hiện tại thời gian trị liệu đã bước sang tuần thứ năm và mỗi tuần chị Tâm chỉ còn phải điều trị một buổi, giảm 5 lần so với tuần điều trị đầu tiên.
Không chỉ chữa trị tại nhà, bằng lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao nhất với người bệnh, vị chưởng môn phái Thiếu Lâm Quyền Sơn đã in dấu chân mình trên nhiều nẻo đường đất nước, tìm tới nhiều bệnh nhân có gia cảnh đặc biệt mà không hề toan tính thiệt hơn… Ơn nghĩa là vậy nhưng mỗi khi người bệnh tìm cách báo đáp, ông đều khéo léo từ chối. Dấu hiệu sức khỏe của bệnh nhân hồi phục chính là niềm vui vô giá của ông, mà không tiền bạc nào sánh được. Từ biệt võ sư - lương y Văn Nguyễn, chúng tôi mang trong lòng nhiều cảm kích. Thiện nghĩ và hy vọng rằng, một ngày không xa, phương pháp chữa trị này sẽ được áp dụng phổ biến hơn trong Y học.
Ước nguyện khí công liệu pháp sẽ không… thất truyền
Khi được hỏi về điều kỳ diệu của liệu pháp khí công, chưởng môn Văn Nguyễn cho biết, khí công lấy Âm Dương và Ngũ Hành làm nền tảng vì đây là đầu mối của bệnh tật. Khi một người tập luyện khí công đến mức cao có thể phát khí đến người khác để trị bệnh. Đó cũng là nền tảng khoa học, tạo niềm tin cho người bệnh tìm đến phương pháp chữa bệnh còn được áp dụng chưa thật phổ biến này. Vị võ sư cũng tâm sự, ông hy vọng một ngày nào đó những đệ tử của Thiếu Lâm Quyền Sơn sẽ có thể kế thừa và sử dụng Khí công liệu pháp để giúp đời. Vị chưởng môn cũng luôn đau đáu mong muốn Khí Công liệu pháp sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa với những công năng chữa bệnh rất tốt cho người bệnh.
Lê Thoa

"Lóa mắt" tuyệt kỹ khinh công của võ Việt Thiên Môn Đạo

Thứ ba, 10/03/2015 | 11:23 GMT+7
(ĐSPL) - Khi môn phái Thiên Môn Đạo cổ truyền Việt Nam biểu diễn kỹ thuật chạy trên nước suốt 200m, người ta mới nhìn nhận nghiêm túc về khả năng kỳ diệu của con người.
Từ xưa đến nay, trong dân gian vẫn tồn tại những giai thoại kể về các cao thủ có võ công thâm hậu dùng cây lau vượt sông, dùng nón vượt biển để nói về tuyệt kỹ khinh thân hay khinh công. Các câu chuyện trên đều mang màu sắc ly kỳ huyền bí, không ít người cho rằng, đó là việc thêu dệt của dân gian để thần thánh hoá tài năng của một ai đó.
Tuy nhiên, khi môn phái Thiên Môn Đạo - Một môn phái của võ cổ truyền Việt Nam biểu diễn kỹ thuật chạy trên nước với chiều dài 200m, người ta mới nhìn nhận một cách nghiêm túc về khả năng kỳ diệu này của con người. Điều càng đặc biệt hơn, bí kíp này được cho rằng, nó có từ thời Đinh Bộ Lĩnh, lưu truyền trong dân gian và được dòng họ Nguyễn Khắc ở Dư Xá Thượng, xã Hoà Nam, Ứng Hoà, Hà Nội bảo lưu cho đến tận ngày nay.
Tỷ thí võ công với lục lâm thảo khấu
Dư Xá Thượng được nhiều người biết đến là vùng đất nổi danh về võ nằm bên dòng sông Đáy hiền hoà. Nơi đây còn để lại nhiều dấu tích vua Đinh Bộ Lĩnh luyện quân và ngôi đền Bách Linh ghi tên tuổi của tổ sư môn phái Thiên Môn Đạo - Người có công lớn trong việc đánh bại quân Thanh Tết Kỷ Dậu 1789.
Kể về truyền thống võ học của làng cũng như môn phái Thiên Môn Đạo, Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn hết sức khiêm tốn. Ông Phấn cho rằng, võ học của môn phái Thiên Môn Đạo xuất thân từ trong dân gian, người sáng lập là ông Nguyễn Khắc Cống một võ tướng Tây Sơn (thế kỷ XVIII).

Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn chụp ảnh lưu niệm với các Chưởng môn các môn phái nổi tiếng châu Á (ông Nguyễn Khắc Phấn ở giữa cùng với môn sinh Thiên Môn Đạo).


Nói về môn phái của mình, Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn khẳng định rằng, tuy tổ sư là võ tướng Tây Sơn nhưng nền tảng võ học của Thiên Môn Đạo khác biệt hoàn toàn với võ Tây Sơn Bình Định. Các tên gọi quyền, cước của Thiên Môn Đạo hiện nay rất khác với võ Tây Sơn. Nhiều tuyệt kỹ của Thiên Môn Đạo có nhưng Tây Sơn Bình Định không có.
Ông cho rằng, gốc gác của Thiên Môn Đạo là ở chính ngôi làng ven sông Đáy này và người truyền võ cho dân làng có thể là vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ X) hay một võ tướng nào đó của ông và được dân làng bảo lưu hàng ngàn năm nay. Sở dĩ vị Chưởng môn này đưa ra giả thuyết như vậy là vì vùng đất Dư Xá Thượng từng là nơi được Đinh Bộ Lĩnh làm nơi huấn luyện quân sỹ.
Các kiến thức và bí kíp võ học từ đó được một số người làng lưu giữ và truyền cho nhau để phòng thân, đánh lại bọn phỉ (theo chuyện kể lại thì Dư Xá Thượng trước đây là vùng phỉ hoạt động mạnh, chúng tiến hành cướp bóc trong vùng). Đến nay, dân làng còn kể lại nhiều câu chuyện tỷ thí võ công của các cao thủ trong làng với lục lâm thảo khấu chuyên cướp bóc này như một minh chứng cho việc học võ để phòng thân, bảo vệ làng nước.
Cũng liên quan đến câu chuyện luyện võ, bảo vệ làng và ra sức giúp nước mỗi khi lâm nguy, Chưởng môn Nguyễn Khắc Phấn có nhắc tới người khai sinh ra môn phái Thiên Môn Đạo, võ tướng Nguyễn Khắc Công. Theo nhiều câu chuyện lưu truyền kể lại, khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh ở Đống Đa, Hà Nội vào Tết Kỷ Dậu 1789.
Trước khi đánh thành, quân đội Tây Sơn tổ chức tuyển quân, ông Nguyễn Khắc Cống kéo trai tráng trong làng gia nhập đội quân. Bằng tài năng võ thuật hơn người và sử dụng điêu luyện cây Thanh Long đao trên tay, ông Nguyễn Khắc Cống được bố trí tham gia đánh trận Ngọc Hồi, một cứ điểm quan trọng của quân Thanh. Chủ tướng giữ thành là đề đốc Hứa Thế Hanh bên cạnh hắn là tay kiếm tiên phong Trương Sỹ Long và “thần thương” Tả dực Thượng Duy Thăng.
Theo một số tư liệu chúng tôi thu thập được, chính ông Nguyễn Khắc Cống với cây Thanh Long đao đã hạ thủ tay kiếm tiên phong Trương Sỹ Long và dồn “thần thương” Thượng Duy Thăng vào đường cùng, tạo cơ hội cho quân ta giết chết. Công sức của Nguyễn Khắc Cống đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của quân ta.
Chiến công của Nguyễn Khắc Cống làm rạng rỡ người làng Dư Xá Thượng. Noi gương ông, dân làng thi đua rèn luyện võ nghệ. Nhờ truyền thống luyện võ, ngôi vị vô địch lễ hội vật võ Hà Tây (trước đây) luôn nằm trong tay người Dư Xá. Đi đến đâu người Dư Xá cũng được nể trọng. Từ đó, Dư Xá nổi danh vùng đất võ. Để giữ gìn võ học của làng, ông Nguyễn Khắc Cống lập nên Thiên Môn Đạo đưa truyền thống luyện võ, đánh giặc trở thành một đạo sống thiêng liêng của làng. Các chưởng môn đời tiếp theo noi gương tiền tổ ra sức luyện tập, truyền bá võ học, nghĩa hiệp giúp đời.

Các môn sinh Thiên Môn Đạo biểu diễn khinh thân trên hồ Thiền Quang.


Tuyệt kỹ khinh thân nức danh thiên hạ
Nói về kho tàng bí kíp võ học của môn phái Thiên Môn Đạo, võ sư Nguyễn Khắc Phấn cho rằng, môn phái có đủ các bài tập của thập bát ban binh khí, có nội công, ngoại công, khí công, y võ, khí công dưỡng sinh, khí công chữa bệnh... Đó là một kho tàng võ học, võ đạo không chỉ luyện cho cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng mà còn rèn đức tính kiên trì, chịu khó để làm người. Học trò của môn phái hiện nay có đến hàng ngàn người.
Chính vì Thiên Môn Đạo là môn võ cổ truyền mang đậm bản sắc Việt Nam nên môn phái luôn được Nhà nước cử đi giao lưu võ thuật với các nước châu Á và thế giới. Các pha biểu diễn của Thiên Môn Đạo luôn mang đến sự kinh ngạc cho bạn bè yêu võ thuật được ghi nhận là môn phái đào tạo ra nhiều môn sinh có khả năng phi phàm.
Có thể dùng mọi bộ phận trên cơ thể để nâng vật nặng như việc đóng đinh vào người rồi dùng sức kéo ô tô, dùng lưỡi nâng cả xô nước... đều được thực hiện một cách thành thục. Trong nhiều cuộc gặp gỡ, giao lưu võ thuật châu Á, môn phái Thiên Môn Đạo luôn được đánh giá cao và được bạn bè quốc tế nể trọng.
Điểm đặc biệt nhất của môn phái Thiên Môn Đạo đó chính là khả năng phi thân (hay còn gọi là khinh công) phi phàm. Hiện nay, các đệ tử trong Thiên Môn Đạo có tới hàng chục người đã luyện thành công tuyệt kỹ này. Nhiều lần, Thiên Môn Đạo đã biểu diễn làm loá mắt người xem, thậm chí, khoa học cũng rất khó để giải thích vì sao các đệ tử của Thiên Môn Đạo có thể chạy băng băng trên những chiếc chiếu thả trên mặt nước.
Trước sự chứng kiến của hàng ngàn người, các đệ tử của Thiên Môn Đạo biểu diễn tuyệt kỹ võ học này chạy trên sông Đáy, hồ Thiền Quang (Hà Nội), chạy trên hồ Hoàn Kiếm (trong những ngày lễ kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm Thăng Long). Điều kỳ lạ, các môn sinh của Thiên Môn Đạo chạy theo đội hình, cùng một lúc, nhiều người cùng chạy đang thách thức các nhà khoa học giải thích. Với trọng lượng cơ thể bình thường nhưng chạy trên chiếc chiếu có chiều dài từ 100m lên đến 200m là điều nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
Bàn về tuyệt kỹ khinh thân này, võ sư Chưởng môn Nguyễn Khắc Cống cho rằng, để chạy được như thế đòi hỏi người luyện võ phải có nội công giỏi. Tuy nhiên, luyện thành công không phải là điều gì đó quá khó khăn. Một người bình thường biết dành thời gian ngoài công việc vẫn có thể luyện được tuyệt kỹ này.
Cũng theo vị Chưởng môn này, các truyền thuyết xưa kể về những vị cao nhân như tổ sư Đạt Ma hay thiền sư Minh Không có thể vượt sông trên bông lau, vượt biển trên nón lá để chỉ về tài năng khinh thân của họ có thể là sự thật. Bởi, các vị này đã dành thời gian chú tâm vào việc luyện võ nên tài năng của họ rất cao và đây là điều không có gì lạ.
Vượt xa kỷ lục khinh thân của thiếu lâm Trung Quốc
Shi Liliang, nhà sư của chùa Thiếu lâm Tuyền Châu (Trung Quốc), chạy trên cầu bằng ván ép mỏng trên mặt nước trong đoạn đường với chiều dài 118m tại thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 26/10/2014, gây sửng sốt dư luận. Được biết, để thành công, nhà sư này phải khổ luyện trong một thời gian dài. Khi cán đích, đôi bàn chân nhà sư bị trầy xước.
Trong khi đó, các môn sinh của Thiên Môn Đạo của chúng ta, có đến gần chục người chạy 200m, còn những môn sinh chạy trên 100m thì rất nhiều. Điều kinh ngạc hơn, các môn sinh Thiên Môn Đạo còn chạy theo đội hình tốp 4 người, ngoài đời họ là những bác sỹ, kỹ sư... chỉ luyện tập khi có thời gian rảnh rỗi.

Khí công: Nội kình nhất chỉ thiền

Phương pháp Nội Kình Nhất Chỉ Thiền thông qua động tác, tư thế chính xác có thể khơi thông một cách cơ bản các kinh lạc trong toàn thân. Qua quá trình tập luyện lâu dài, cơ thể sẽ được bồi đắp, tráng kiện, nội khí tích tụ, xương cốt cứng cáp, tinh thần minh mẫn và có thể đẩy lùi bệnh tật.
NỘI DUNG CHI TIẾT
Nội Kình Nhất Chỉ Thiền là phương pháp tập luyện khí công của chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến trải qua bao nhiêu đời tích cóp lại và lần đầu tiên được truyền dạy ra ngoài khuôn khổ của chùa Thiếu Lâm từ cụ Khuyết A Thủy.  Cụ Khuyết A Thủy có cơ duyên được học với sư Đỗ Thuận Bưu từ năm 7 tuổi và sở đắc môn khí công Nội Kình Nhất Chỉ Thiền và là đệ tử đời thứ 18.  Sau đó cụ Khuyết A Thủy truyền dạy lại cho cụ Vương Thụy Đình,  sinh năm 1930 tại Sơn Đông, Thanh Châu, và là người Hồi tộc.  Từ nhỏ cụ Vương Thụy Đình đã nghiên cứu và tập luyện Tâm Ý Lục Hợp Quyền.  Đến năm 1962 thì bái cụ Khuyết A Thủy làm thầy và được nhận làm đệ tử đời thứ 19.  Sau nhiều năm tập luyện và nghiên cứu môn Nội Kình Nhất Chỉ Thiền, cụ thấu đạt công pháp thâm sâu vi diệu và bắt đầu truyền bá ra ngoài.  Cụ đúc kết những kiến thức qua nghiên cứu và kinh nghiệm tập luyện thành những bài tập có hệ thống và hiệu quả hơn bao gồm Nhiệt Thân Pháp, Động Công, nhanh chóng đắc Khí pháp, v.v… Nhớ ơn người thầy đã từng truyền đạt và với mong muốn được phổ biến rộng rãi, cụ Vương Thụy Đình đã không ngần ngại đi khắp nơi để giảng dạy công pháp Nội Kình Nhất Chỉ Thiền và viết thành sách về phương pháp và cơ sở lý luận của môn khí công Nội Kình Nhất Chỉ Thiền.  Hiện nay phương pháp này đã phổ biến và phát triển rộng rãi ở những nước như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, v.v… và có trên dưới 3 triệu người đang tập môn này. Phương pháp được truyền từ cụ Vương Thụy Đình xuống thầy Bạch Thục Phương qua thầy Điền Thanh Vân và truyền tới Đông Phương Hội tổng cộng là 22 thế hệ.
Nội Kình Nhất Chỉ Thiền là một phương pháp khí công dựa trên nguyên tắc nội thu ngoại phóng bao gồm: luyện khí, dưỡng khí, nạp khí, tụ khí và phóng khí. Công pháp tập luyện gồm có Nhiệt Thân Pháp, Mã Bộ Trạm Trang Công, Ích Thọ Kháng Lão Ban Chỉ Pháp, Động Công, Điều Khí, Thái Khí v.v... Phương pháp Nội Kình Nhất Chỉ Thiền thông qua động tác, tư thế chính xác có thể khơi thông một cách cơ bản các kinh lạc trong toàn thân. Qua quá trình tập luyện lâu dài, cơ thể sẽ được bồi đắp, tráng kiện, nội khí tích tụ, xương cốt cứng cáp, tinh thần minh mẫn và có thể đẩy lùi bệnh tật.
Phương pháp Nội Kình Nhất Chỉ Thiền đã được giảng dạy làm nền tảng của Đông Phương Hội và đặc biệt là Mã Bộ Trạm Trang Công. Học viên bắt buộc phải trải qua tập luyện Mã Bộ Trạm Trang để điều thân, điều tâm hầu bồi đắp thể lực và thông qua Trạm Trang Công để tăng cường sức bền bỉ của ý chí cũng như hòa hợp của tinh thần và thể xác.
Mã bộ trạm trang công
   Trung Hoa có rất nhiều môn phái khí công. Về phương pháp luyện công, mỗi môn phái đều có cái hay riêng, không chỉ có khác biệt cực lớn giữa các môn phái khí công mà ngay trong cùng một môn phái cũng mỗi người mỗi vẻ riêng. Đây là sự khắc hoạ về sự phong phú và lịch sử lâu dài của Khí công Trung Hoa.
   Nội kình nhất chỉ thiền là thuật luyện công riêng của chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến Trung Quốc. Công pháp này được sàng lọc bổ sung trải qua mười mấy triều đại trong hàng trăm năm qua đã trở thành công pháp thượng thặng được giới Võ thuật và nay là giới Y học suy tôn. Công pháp này không giống Thiếu Lâm  động công, cũng khác với Thiếu Lâm tĩnh công, mà là một công pháp độc đáo bao gồm các công pháp động công, tĩnh công, '' cạnh kỹ '','' kỹ kích '', v.v....Công pháp '' Nội kình nhất chỉ thiền '' hết sức phong phú đa dạng, phương pháp huấn luyện cũng đặc biệt kỳ lạ. Mạc dù trong huấn luyện không nhấn mạnh việc nhập tĩnh thủ ý nhưng đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt về sự chính xác của tư thế, thứ tự trước sau của từng động tác. Công pháp này có thể khôi thông kinh lạc, điều chỉnh khí huyết trong cơ thể con người, khiến cho âm dương cân bằng, tạng phủ điều hoà, nhờ đó dẫn đến tác dụng phòng và trị bệnh, tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và đặc biệt với Võ thuật khiến cho Ý, Khí, Thần, Lực cùng hợp nhất. Kiên trì rèn luyện công pháp này trình độ công phu sẽ theo thời gian ngày càng thâm hậu, không những có thể '' ngoại khí nội thu '', tích luỹ '' nội kình '', mà còn có thể '' nội khí ngoại phóng '' để đạo dẫn chữa bệnh. Công phu '' nội khí ngoại phóng '' của công pháp này có hiệu quả tốt với các chấn thương về xương, thần kinh, nội khoa, v.v....cùng các bệnh nan y khác. Tay của người luyện công có thể thay kim châm mà tác động vào huyệt như khoa Châm cứu, phát công chữa bệnh , thiết nghĩ đây mà một báu vật không chỉ dành riêng cho giới Võ thuật mà còn cho cả giới Y học nữa.
Nguyên tắc luyện công : '' mọc rễ trong đất, tăng kình trong thân, luyện khí nơi phủ tạng, và tiếp thu dinh dưỡng của trời đất. ''
   '' Nội kình '' trong '' nội kình nhất chỉ thiền '' là năng lượng hoạt động trong cơ thể , là cơ sở vật chất trong hoạt động sinh mạng, là tiền lực ẩn náu trong cơ thể cơ người. 10 đầu ngón tay ngón chân là nới bắt đầu và kết thúc của 12 đường kinh trong cơ thể, sự ban động của ngón tay và án động của ngón chân không những có thể tích luỹ '' nội kình '', điều tiết giải phóng '' nội khí '', mà còn có thể đơn giản hoá công pháp, rút ngắn thời gian luyện công, khiến việc luyện công có kết quả gấp nhiều lần trong cùng một thời gian.
   '' Thiếu Lâm nội kình nhất chỉ thiền '' do cụ Khuyết A Thuỷ truyền dậy đầu tiên  ra khỏi phạm vi chùa Thiếu Lâm, năm 7 tuổi ông học võ với sư Đỗ Thuận Bưu tại chùa Thiếu Lâm  Phúc Kiến và đạt đến chân công tuyệt kỹ của công pháp '' Nội kình nhất chỉ thiền '', trước đó giới luật nhà chùa nghiêm ngặt  công pháp chỉ được truyền miệng từ thầy sang trò không truyền ra ngoài, do đó có rất ít người biết công pháp này, sau giải phóng cụ Khuyết A Thuỷ là người đầu tiên mang Quốc báu đã chôn vùi mấy trăm năm truyền dạy ra ngoài. Công pháp này dã được nghiêm cứu tại Phòng nghiên cứu Khí công việm Trung Y Thượng Hải, năm 1980 '' Trung Quốc bách khoa niêm giám '' có ghi chéo những thành tựu thực nghiệm về '' khí '' trong Khí công '' Nội kình nhất chỉ thiền '', Khí công đã được đưa vào các sách khoa học kỹ thuật.
   '' Nội kình trạm trang công '' là công pháp sơ cấp của '' Nội kình nhất chỉ thiền '', kết hợp giữa môn '' Nội kình nhất chỉ thiền '' với võ thuật nội gia quyền qua thực tiền công pháp đã được nâng cao hình thành động tĩnh hỗ trợ nhau, không cần thủ ý, lấy lực dẫn khí, cảm giác đắc khí mau và đầy, không có những biến cố sai lệch.
   Mã bộ trạm trang công là công pháp cơ sở của công pháp này tức là nền tảng cơ bản cho toàn bộ công pháp.
   Học thuyết kinh lạc của y học Trung Quốc cho rằng kinh lạc là con đường vận hành khí huyết trong cơ thể. Kinh lạc như mạng lưới gắn bó chặt chẽ với nhau, trải khắp cơ thể, trong thông với tạng phủ ngoài dẫn tới tứ chi xương khớp, khơi thông từ trong ra ngoài tạo nên một hệ thống chức năng hoàn chỉnh, độc đáo khiến cho trong và ngoài, trên và dưới của cơ thể thống nhất hài hoà. Mã bộ trạm trang công là qua sự điều chỉnh và duy trì tư thế đặc biết sẽ tăng gia tốc vận hành của kinh khí, khiến kinh lạc toàn thân được thông suốt, khí huyết điều hoà, âm dương cân bằng.
   Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng thả lỏng, hai chân rộng bằng vai, hai mũi chân thu vào nhau ( khoảng 13 độ ) thành hình chéo vào trong, hai cánh tay buông thõng tự nhiên lòng bàn tay hướng vào trong thân ngay ngắn mắt nhìn thẳng ( hình 20 ).
ảnh
   Khởi thế : Lòng bàn tay hướng vào nhau, hai cánh tay  đưa ra phía sau rồi từ từ đưa ra phía trước và đưa lên ngang vai ( hình 21 ),  ảnh 21
lật lòng bàn tay lên trên, cong khuỷu tay, vòng bàn tay về phía eo lưng cạnh sườn, lại vẽ cong đưa ra phía trước ( hình 22 ).
khí công
Trở xoay lòng bàn tay xuống dưới, cánh tay hơi co vào đồng thời cong đầu gối xuống thành  '' mã bộ trạm trang '' ( hình 23 )
khí công

 Yếu lĩnh trạm trang :
1. Hai bàn chân đứng rộng ngang với hai vai
2. Hai mũi chân châu vào nhau với góc 13độ
3. Mươid ngón chân bám chặt đất, nhưng không được quá dùng lực
4. Đầu gối cong, xuống tấn nhưng đầu gối không được nhô ra quá mũi bàn chân
5. Bụng thót, hậu môn co lên
6. Hai  đùi và háng thành hình tròn, lưng háng thả lỏng
7. Thu ngực nâng lưng
8. Cổ vươn thẳng nhưng không gồng cứng
9. Đầu lưỡi sát vòm trên
10. Mắt nhìn ngang tầm
11. Đầu mũi và rốn tạo thành một tuyến thẳng
12. Huyệt bách hội và huyệt hội âm tạo thành một tuyến thẳng đứng
13. Nách hư ( buông lỏng không có cảm giác đầy chặt mà thấy như rỗng )
14.Hai vai trĩu xuống, khuỷu tay trĩu xuống
15. Hai cẳng tay song song với mặt đất
16. Ngón tay giữa với cẳng tay tạo thành một tuyến thẳng
18. Bàn tay khum như  đang ôm một ống tre
19. Ngón tay xếp như hình bậc thang, ngón tay cái với ngón trỏ thành hình mỏ vịt
20. Thượng hư hạ thực ( trên thấy rỗng nhẹ - dưới nặng trầm ), nét mặt tươi, thở tự nhiên.
   Khi trạm trang công không đựơc nhập tĩnh, không được thủ ý, không được  đem khái niệm của công pháp khác nhập vào công pháp này, nhưng chú trọng đặc biệt về sự chuẩn xác của tư thế. Trạm trang công không nên dưới 30 phút ( với người mới tập thì làm từ ít đến nhiều ), Đều đặn sau khoảng 1 tuần sẽ vượt qua giai đoạn mệt mỏi, nghĩa là không còn thấy mệt hay mỏi cơ bắp khi đứng lâu nữa, lúc đó thời gian trạm trang sẽ là khoảng thời gian vô cùng thú vị và dần lãnh hội được thành tựu của công pháp.
* Công lý : Từ động tác khởi thế tức là sau khi đưa cánh tay lên ngang vai, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, bắt đầu cong đầu gối, thì khí của Tam âm kinh và Tam dương kinh của tay chân bắt đầu tăng gia tốc vận hành nhanh dần. Mạch Đới bắt  đầu ở hai sườn vòng quanh thân như dây cuốn vòng xuống bụng dưới, phía lưng Mạch Đới thắt tạng Thận và thông trực tiếp  với Túc tam dương kinh cùng mách Xung, Nhân, Đốc. Cho nên khi trở bàn tay lên trên kéo khuỷu tay co vào, ngón tay tiếp xúc với Mạch Đới, thông qua sự khởi động Đới mạch sẽ dẫn đến gia tốc sự vận hành hai mạch Nhâm Đốc và cả kinh khí của kinh lạc ở phía trên, dưới toàn thân. Hai chân đứng chếch mũi vào trong sẽ khiến cho kinh khí từ dưới đẩy lên trên Mạch Đốc một cách mạnh mẽ và sẽ nới thông một cách từ nhiên với Mạch Nhâm ở phía trước. Như vậy không nhưng tăng cường sự vận hành của kinh Túc tam âm và Túc tam dương ( 3 kinh âm, 3 kinh dương ở chân ), đồng thời còn thúc đẩy sự vận hành của khí Thủ tam âm Thủ tam dương ( 3 kinh âm, 3 kinh dương ở tay ) khi cánh tay quay một vòng khí huyết trên vai trào lên mạnh mẽ, một khi thả lỏng 2 vai , hai tay đưa ra phía trước, khí huyêt sẽ theo 2 cánh tay trào lên mạnh hơn, bàn tay ngón tay tiếp đó sẽ có khí cảm một cách rõ rệt. Qua đó cho thấy, thông qua động tác, tư thế chính xác có thể khơi thông một cách cơ bản các kinh lạc trong toàn thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét