Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/f

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #5 FULL | Nguyễn Trần Duy Nhất lo lắng khi nhập môn võ Vovinam

Lịch Sử Môn Phái

 
 
 
 
 
 
Logo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo
I.  Vovinam Việt Võ Đạo là gì?
Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ thuật – võ đạo được Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
Về nội dung, Vovinam có hai phần: võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật) và võ đạo Việt Nam (Việt Võ Ðạo)
Trong cái tên Vovinam Việt Võ Đạo thì Vovinam là gốc rễ, cội nguồn, còn Việt võ Ðạo là hoa trái của Vovinam sau quá trình mấy chục năm phát triển. Có thể gọi Vovinam hay Việt Võ Ðạo cũng Ðược. Cách gọi đầy đủ và đúng nhất là Vovinam Việt Võ Ðạo.
Vovinam là từ quốc tế hóa của từ võ thuật – võ đạo Việt Nam. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện ngoại công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có các đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng còn gọi là “Đòn chân tấn công”, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
Đòn Chân Tấn Công 7
Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc, Ấn Độ, Iran, Tây Ban Nha…
Vovinam Việt Võ Đạo được sáng lập bởi Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (1912 – 1960). Dựa trên nền tảng võ và vật cổ truyền của dân tộc, Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc đã hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam vào năm 1938.
Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc
Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc
II. Các mốc lịch sử:

Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng.
Cuộc biểu diễn đầu tiên được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội vào mùa thu năm 1939.
Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giảng vào đầu mùa Xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc, Hà Nội.
Từ 1960, sau khi võ sư Nguyễn Lộc qua đời, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới.
Cố Võ sư Chưởng môn Lê Sáng
Cố Võ sư Chưởng môn Lê Sáng
Ở Pháp, giáo sư Phan Hoàng có công gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu kể từ thập niên 1970.
Trong khi đó ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF).
Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran.
Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái.
Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần), võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời.
Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris.
Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) diễn ra tại Campuchia.
Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia.
Năm 2013, Vovinam lần thứ hai được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 27 tổ chức tại Myanmar.

Sơ lược về lịch sử môn võ Vovinam

Môn võ Vovinam là một môn võ truyền thống, lâu đời của Việt Nam. Nếu bạn siêng năng luyện tập thì sẽ giúp bạn ngày càng khỏe mạnh. Dưới đây là Sơ lược về lịch sử môn võ Vovinam.
Vovinam – Việt võ đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
Vovinam được phát triển dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật trên khắp thế giới. Dựa trên nguyên lý Cương Nhu Phối
200px-NguyenLoc
Người sáng lập ra môn phái Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời. Võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh chưởng quản môn phái, hiện tại đây là cương vị cao nhất của Vovinam.
VỀ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng trường… Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công,khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.
Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn:
  • Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
  • Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia, 2 lực trái chiều sẽ khiến đối phương ngã)
  • Đòn chân tấn công (Sử dụng các kỹ thuật cả 2 chân để quật ngã đối phương, Vovinam có tất cả 21 đòn chân tấn công)
FSchool-Vovinam-dau-tien-7
Trong cả kỹ thuật tay và chân, Võ Việt Nam có đủ các kỹ thuật tấn công và phòng thủ, các kỹ thuật tung đòn đá và đòn đánh thuận nghịch, các kỹ thuật công thủ phản biến, các kỹ thuật thượng, trung, hạ…
Quyền Pháp Vovinam không quan tâm đến nghệ thuật tạo hình cũng như biểu dương sức mạnh, mà luôn quan tâm đến hiệu quả của đòn đánh, ngọn đá, cho nên kỹ thuật đặc thù của Võ Việt Nam là đòn thế thường được tung ra liên hoàn, không gián đoạn tạo nên hiệu quả tấn công cao.
Khi đạt đến cấp cao người tập võ Vovinam luyện tập các bài tài tập như: luyện tập khí công, nội công, ngoại công;luyện tập công kích và chữa trị những huyệt đạo trên cơ thể; các phương pháp kết hợp võ thuật và Đông y để điều trị những trường hợp bị đả thương, trập khớp… do quá trình tập luyện, thi đấu võ thuật mang lại.
Các võ khí của Vovinam là kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng trường…
Bài trên nói về Sơ lược về lịch sử môn võ Vovinam, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!
Theo vodaoquan.com

Đặc trưng kỹ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo

 
   Dựa trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các  môn võ khác trên thế giới  để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương - Nhu phối triển, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài bản…) của  môn phái Vovinam khá phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng.

TÍNH THỰC DỤNG
 Đây là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam. Thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp…) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã… ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẽ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ…)  cũng như  giải trí, làm việc để mưu sinh…


TÍNH LIÊN HOÀN
Đặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái (H. 1) cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né (H. 2); sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt (H. 3) và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương (H. 4); hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên  dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã…). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2  đòn ban đầu đánh chưa trúng đích.
 

NGUYÊN LÝ CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN
Hệ thống kỹ thuật Vovinam còn tuân thủ nguyên lý Cương - Nhu phối triển. Lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam cũng có nhiều kỹ thuật tấn công nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý này; chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối, võ sinh phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã ( không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vậy, võ sinh Vovinam tập luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm.
Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam bao gồm những thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp giữa cương - nhu, giống như sự giao hòa giữa âm - dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương Nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động, biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Nguyên lý này còn thể hiện trong đời sống tinh thần và cách hành xử của võ sinh Vovinam vì:”Cương tượng trưng sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa”.


VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC
Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá, đánh chỏ…theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ, khóa, gày, móc, chặn…), lực xoáy (các thế đấm thẳng…), lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy…), v.v… hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo…) trong hệ thống đòn chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam.

NGUYÊN TẮC “MỘT PHÁT TRIỂN THÀNH BA
Một điểm đáng chú ý khác  là các bài đơn luyện (quyền tay không, quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản…để tạo điều kiện thuận lợi cho võ sinh ôn luyện. Đây chính là nguyên tắc” một phát triển thành ba” trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn ...
Hơn một thập kỷ qua, Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã.
Không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao…) của Vovinam  đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại.

Nguyễn Hồng Tâm
 
Học đòn thế Vovinam – Việt võ đạo 
VTC | Vovinam giờ đây không chỉ là môn võ truyền thống của Việt Nam mà đã trở thành môn thể thao quốc tế. Cùng tìm hiểu những đòn thế của môn phái Vovinam trong một lớp học rất đặc biệt.

Sự hình thành và phát triển của Vovinam tại hải ngoại

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-07-02
Các Võ sư và môn sinh Vovinam trong ngày Hội diễn võ thuật.
Các Võ sư và môn sinh Vovinam trong ngày Hội diễn võ thuật.
RFA

“Cách Mạng Tâm Thân”

Vovinam Việt Võ Đạo, môn phái võ thuật với sáng tổ là cố võ sư Nguyễn Lộc, ra đời 70 năm về trước. Với lý tưởng “Cách Mạng Tâm Thân” đào tạo một thế hệ thanh thiếu niên có thể lực mạnh khỏe trong một trí óc minh mẫn, Vovinam Việt Võ Đạo không chỉ rèn luyện võ thuật mà còn hun đúc tình thần kỷ luật và kiên trì từ võ đường. Môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo còn được học cách đối nhân xử thế sao cho xứng danh con nhà võ chơn truyền, phát huy tình đồng môn trong sự liên kết gắn bó của một đại gia đình võ thuật.
Thứ Bảy tuần trước, nhân lễ tưởng niệm cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc lần thứ 55, 10 vị võ sư và hơn 100 môn sinh từ các tiểu bang khắp nước Mỹ cũng như trên thế giới, cùng gặp nhau trong đại hội thi đấu và hội diễn võ thuật Vovinam Việt Võ Đạo lần thứ 15 năm 2015, lần đầu tiên được tổ chức tại tiểu bang Maryland miền Đông Bắc Hoa Kỳ, nơi đã có một võ đường Vovinam hoạt động nhiều năm nay.
Vì là môn phái võ thuật thống nhất từ trên xuống dưới, do đó bất cứ người nào sinh hoạt ở đâu thì cũng đều là một môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
-Võ sư Nguyễn Thị Cẩm Bình
Sau năm 1975, sự phát triển của Vovinam Việt Võ Đạo ở hải ngoại như thế nào. Võ sư Nguyễn Thị Cẩm Bình, có công đầu trong việc làm sống lại sinh hoạt của Vovinam Việt Võ Đạo, cũng là người tổ chức giải thi đấu và hội diễn võ thuật lần đầu tiên tại San Jose, California năm 1999:
“Từ lúc bước chân tới Mỹ năm 1981 và 1983 thì tôi đã thành lập một võ đường riêng, sau đó nối kết tất cả anh em Vovinam Việt Võ Đạo khắp cac tiểu bang của Hoa Kỳ cũng như toàn thế giới để sinh hoạt chung với nhau. Vì là môn phái võ thuật thống nhất từ trên xuống dưới, do đó bất cứ người nào sinh hoạt ở đâu thì cũng đều là một môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Mấy em vào đây để học võ thuật, võ đạo, cách sống, cách hành xử ở đời để trong tương lai trở thành những vị chỉ huy và lãnh đạo.
San Jose đầu tiên chỉ có hai võ đường, khi tôi dạy cho học trò rồi thì lớn lên các em mở võ đường riêng, hiện tại khoảng năm, sáu võ đường. Nam California cũng năm hay sáu võ đường. Trên thế giới nơi nào có môn sinh Vovinam thì nơi đó có võ đường được lập nên, và phát triển mạnh nhất là tại Việt Nam.”
Đại hội thi đấu và hội diễn võ thuật Vovinam, võ sư Cẩm Bình nói tiếp, không phải chuyện so tài cao thấp mà là cơ hội để đại gia đình Việt Võ Đạo gặp nhau trong tinh thần huynh đệ tương kính, học hỏi cũng như chia xẻ kinh nghiệm cùng với nhau.
Đến từ Đức quốc có võ sư Nguyễn Văn Nhàn, trước 1975 là cục trưởng cục huấn luyện miền Tây:
“Tôi là môn sinh Vovinam từ thời 1964 cho đến hôm nay.”
Những thế võ đẹp mắt và mạnh mẽ của Vovinam Việt Võ Đạo.
Những thế võ đẹp mắt và mạnh mẽ của Vovinam Việt Võ Đạo. Photo: RFA
Đến từ Vương Quốc Bỉ là võ sư Võ Tân Tiến cùng 6 môn sinh mà hết 4 là người Bỉ:
“Tôi đến thành phố Liege, Vương Quốc Bỉ, năm 1980 . Cho đến ngày hôm nay tôi đào tạo được 5 chuẩn hồng đai, và từ hoàng đai tới hoàng đai tam được 30 người. Sự phát triển của Vovinam bên đó rất là mạnh, mấy môn sinh này là tương lai môn phái Vovinam Việt Võ Đạo tại Vương Quốc Bỉ và trên toàn Âu Châu nói riêng.”
Võ sư Quách Hữu Thạnh, võ đường Vovinam thành phố San Francisco từ 1983 đến nay:
“Sở dĩ võ sư Tiến nói chuẩn hồng đai là chuẩn bị lên võ sư, đai đó là đai đỏ hai viền vàng. Vovinam có 3 màu đai chánh, màu xanh, màu vàng, màu đỏ. Đai danh dự của thầy chưởng môn là đai trắng. Ý nghĩa màu xanh là hy vọng, vàng là bắt đầu võ thuật thấm vào da, đỏ thấm vào máu và trắng thấm vào xương tủy.
Nghệ thuật huấn luyện của Vovinam là 1 thành 3, từ những đòn đơn lẻ thành bài quyền, ráp lại thành những bài phản thế và từ đó đi những bài song luyện, đa luyện. Một thế đấm một thế đá mà có thể ra ba chiêu thức, do đó môn sinh phải rất nhuần nhuyển.
Thông thường ở Việt Nam trước 75 thì môn sinh tập luyện ít nhất 3 ngày một tuần, nhưng ở Mỹ lại thay đổi, nhiều lớp tập 2 ngày một tuần, có lớp tập một ngày một tuần. Tiểu bang nào có người Việt Nam thì đều có Vovinam cả.
Rõ ràng trong nước cũng phát triển rất mạnh, khoảng năm 1992, 1993 thì Vovinam đã đi vào SEA Games và ước vọng của anh em là Vovinam sẽ đi vào Olympics.”
Từ Việt Nam qua Hoa Kỳ vì công việc, tình cở hội ngộ anh em Voninam kỳ hội diễn võ thuật lần thứ 15 năm 2015 này, võ sư Quốc Trung nhận định:
“Vivinam có tinh thần và sức sống rất mãnh liệt, trải qua hơn 70 năm Vovinam phát triển rất mạnh mẽ tất, nhiên ở nhiều góc độ khác nhau cũng như hoàn cảnh và điều kiện.
Đối với võ thuật, nói chung là thể thao, đức tính quan trọng nhất là kỷ luật, sự kiên trì và sức mạnh. Vovinam chú trọng cả về thể chất và tinh thần. Hoạt động của Vovinam trong nước hiện giờ cũng như một môn thể thao, cũng có nhiều nhà tài trợ, hàng năm cũng có giải quốc gia, kể cả đưa vào SEA Games.”

Phù hợp với thể tạng người Việt

Giải thi đấu và hội diễn võ thuật Vovinam Việt Võ Đạo lần thứ 15 kéo dài hai ngày tại trường trung học Eastern, thành phố Silver Spring, tiêu bang Maryland. Dưới sự hướng dẫn của các vị võ sư, hơn 100 môn sinh đủ mọi lừa tuổi, dù xuất thân từ những lò Vovinam khác nhau ở khắp nơi, đã trình diễn những thế võ nhịp nhàng, hài hòa, đẹp mắt, những bài song luyện hoặc đa luyện nhuần nhuyển mà không kém phần mạnh mẽ.
Vovinam là tổng hợp kỹ thuật từ những nôn phái võ thuật khác nhau . Sáng tổ của chúng tôi, chưởng môn Nguyễn Lộc, đã đi khắp Châu Á và Đông Nam Á để học hỏi, lựa lọc tinh túy.
-Ông Andy Whallen
Có thể nói Vovinam Việt Võ Đạo là những bài tập luyện phù hợp với thể tạng người Việt cả nam lẫn nữ, khi ra chiêu thì nhẹ nhàng như đang múa nhưng lại có khả năng tự bảo vệ và sức khống chế đối phương một cách mãnh liệt, nhanh chóng.
Môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo có hiểu được ý nghĩa hay triết lý của môn phái võ thuật mà các em đang được rèn luyện hay không. Câu hỏi này được Amy Quỳnh trả lời:
“Vo là võ, Vinam là Việt Nam, mình học võ Việt Nam vì mình là người Việt Nam. Ba con sợ mai mốt con lớn con không biết tự vệ cho mình. Con thấy Vovinam rất là hay.”
Hay một nam môn sinh đai vàng như Quốc Khánh:
“Con là Quốc Khánh, 14 tuổi, con học Vovinam hơn 3 năm rồi, con là đai vàng thì dạy mấy em được. Con thích Vovinam Việt Võ Đạo mà nhất là philosophy của võ này, con muốn trở thành Master 20 chục năm nữa.”
Lễ tưởng niệm sáng tổ môn phái Vovinam, võ sư Nguyễn Lộc.
Lễ tưởng niệm sáng tổ môn phái Vovinam, võ sư Nguyễn Lộc. Photo: RFA
Tại buổi hội diễn và thi đấu gọi là Vovinam Tournament, Thanh Trúc đã gặp và đã chứng kiến những màn trình diễn thật bài bản, thật ngoạn mục của một số môn sinh Vovinam không phải người Việt Nam.
Điển hình một người đến từ North Caroline, Ông Andy Whallen, cho biết ông gia nhập hàng ngũ môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo từ 30 năm trước, sau đó khuyến khích con gái theo học môn võ thuật mà ông cho là hợp với tánh khí của cháu:
“Một người bạn giới thiệu với tôi về Vovinam, tôi đến tìm hiểu rồi gia nhập làng võ thuật này từ đó.
Vovinam là tổng hợp kỹ thuật từ những nôn phái võ thuật khác nhau . Sáng tổ của chúng tôi, chưởng môn Nguyễn Lộc, đã đi khắp Châu Á và Đông Nam Á để học hỏi, lựa lọc tinh túy từ những kỹ thuật võ nghệ khác nhau, mang về rồi biến đổi thành môn võ Vovinam. Thực tế Vovinam rất giống các môn võ tự vệ khác, cái chính là nó có những chiêu thức đặc thù của nó mà thôi.
Tôi không hiểu lắm về văn hóa Việt Nam cho tới khi gia nhập Vovinam, một đại gia đình với đồng môn, bạn bè và nhất là tình thân hữu.
Tôi là Madeline Whallen, học võ Vovinam sáu năm nay rồi. Tôi rất thích trình diễn như ca hát, nhảy mủa, đóng kịch. Có thể vì những lẽ đó mà đương nhiên tôi thấy mình thích hợp với Vovinam, môn võ vừa giúp tôi tự vệ vừa có thẻ biểu diễn những chiêu thức lã lướt như đang khiêu vũ vậy.”
Bên cạnh màn biểu diễn võ thuật điêu luyện và đẹp mắt của Madeline Whallen, mọi người gần như trầm trồ nín thở trước những màn bay lượn và đá chân của các môn sinh Vovinam người Bỉ, được đào tạo trong võ đường của võ sư Tiến. Bạn trẻ Adan Hoste:
“Năm nay tôi 22 tuổi, tôi bắt đầu học võ Vovinam từ năm 16 tuổi, đó là sau chuyến đi du lịch Việt Nam trở về. May mắn tìm ra võ đường của thầy Võ Tân Tiến tôi đã ghi tên xin theo học được sáu năm rồi.
Mục đích của tôi là khi điều kiện cho phép tôi sẽ lập một câu lạc bọ võ thuật của riêng mình, dĩ nhiên môn võ thực hành trong đó phải là Vovinam với cái tinh thần Việt Võ Đạo mà tôi đã thấm nhuần.”
Môn sinh thứ hai, bạn Fabien Francipe:
“Điểm đáng chú ý của Vovinam Viet Võ Đạo là không khí và tình thân gia đình giữa đồng môn với nhau. Ở đây tôi tìm thấy cái đẹp của võ thuật, tâm hồn , lòng nhân hậu và sự tương kính đối với nhau.
Xin chào, tôi là Janci Kiresztes, từ lúc 8 tuổi tôi đã muốn học võ . Khi đến với Vovinam tôi không bao giờ nghĩ mình có thể vừa học võ lại vừa tìm thấy cho mình một gia đình bên ngoài như thế này. Tôi sẽ là một võ sư Vovinam trong tương lai, sẽ truyền bá những triết lý sống rất nhân bản mà tôi học được từ trong võ đường này.”
Cũng trong ngày thứ Bảy vừa qua, thủ khoa, tức người đạt điểm cao nhất, là ông Gil Tadmor, chuyên viên phần mềm hiện đang giảng dạy trong Đại Học Maryland. Ông Gil Tadmor là môn sinh trong võ đường Vovinam Việt Võ Đạo của võ sư Yanny Nguyễn ở Maryland.
Vì Vovinam Việt Võ Đạo đã phát triển và đã lớn mạnh ở hải ngoại, việc có nhiều người bản xứ gia nhập và tập luyện là điều đáng mừng, võ sư Võ Tân Tiến chia sẻ như vậy. Tuy nhiên, vẫn theo lời ông, chỉ riêng tại Vương Quốc Bỉ thì số môn sinh Việt xem ra ít hơn số môn sinh bản xứ.
Điều có thể giải thích được là  phụ huynh Việt Nam vốn thường chú trọng nhiều đến việc thúc đẫy con cái học hành cho thật giỏi ở trường chứ không chú trọng nhiều đến việc đào tạo trí lực và thể lực là những điều tích cực mà võ thuật, nhất là Vovinam Việt Võ Đạo, có thể mang lại cho con em của mình.
Với nhận xét này, Thanh Trúc xin được tạm ngưng mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi ở đây. Hẹn tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
Chia sẻ góp ý với Thanh Trúc  nguyent@rfa.org
Khẩu Quyết Lão Mai Quyền
Lão Mai Quyền là bài quyền trong hệ thống võ cổ truyền Việt Nam được môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đưa vào chương trình giảng dạy với một số điều chỉnh về đòn thế cho phù hợp với hệ thống kỹ thuật bản phái.
Có hai luồng ý kiến:
1. Cho rằng Lão Mai Quyền là bài quyền mang hình tượng cội mai già – hình ảnh rắn rỏi dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ nơi nào ở Việt Nam hiện nay.
 
lao mai quyen 3

2. Lão Mai Quyền là bài quyền mang hình ảnh của loài khỉ. Mai còn có nghĩa là Khỉ. Lão Mai tức Khỉ Già.
 
lao mai quyen 2

Trong bài viết này, chúng tôi chưa thể đề cập sâu hơn về vấn đề này mà chỉ có thể cung cấp cho các bạn hai luồng ý kiến ở trên và Khẩu quyết của bài Lão Mai Quyền hiện được môn phái Vovinam Việt Võ Đạo sử dụng:
Lão Mai Quyền
Lão mai độc trụ nhất chi dinh
Lưỡng túc khinh khinh, tấn bộ hoành
Thoái nhất bộ, đơn hầu lão khởi
Phi nhất túc, hoàn khí thanh bình
Tàn nha hổ, gương oai xiết tỏa
Chuyễn giốc long, nổ lực lôi oanh
Lão hầu thối toạ, liên ba biến
Hồ điệp song phi, lão bản sanh
Nguyệt hoạch song câu, lôi viễn chấn
Vân tôn tam tảo, hồ xà thành
Phân Thế Long Hổ Quyền
Long Hổ Quyền là một trong những bài quyền đẹp mắt trong hệ thống võ thuật Việt Nam.

Bài quyền đã được võ sư Thái Quý Hưng phân thế từ lâu, song trong chương trình huấn luyện thì chỉ dừng lại ở bài múa, chưa đưa phân thế này vào giảng dạy. Một số ý kiến của môn sinh muốn tìm hiểu về các phân thế của bài quyền này. Vì vậy để tiện việc tham khảo, mới các bạn và các đồng môn xem phân thế của bài Long Hổ Quyền.
Lấy hình tượng rồng và cọp để tác tạo thành bài Long Hổ Quyền. Bài quyền được thi triển vừa nhu vừa cương trong từng động tác. Thể hiện rất rõ Triết lý, hình tượng cây tre của môn phái. Sau đây là Phân thế Long Hổ Quyền  –  được võ sư Châu Minh Hay đăng trên trang blog cá nhân.
Lưu ý: Phân thế Long Hổ Quyền được đăng với hình thức đặt lời dẫn bên dưới mỗi hình ảnh.
phan-the-long-ho-quyen-0

phan-the-long-ho-quyen-1
phan-the-long-ho-quyen-2
H1– Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm

phan-the-long-ho-quyen-3

H2– Động tác khởi quyền: Hai tay vòng trước ngực, tay phải nắm nắm đấm, tay trái xòe dựng đứng, lòng bàn tay chạm vào nắm đấm.

phan-the-long-ho-quyen-4
H3– Hai tay cuộn tròn thu về thắt lưng

phan-the-long-ho-quyen-5

H4– Chân trái bước lên, đứng Trảo mã phải, Tay phải gạt lối 3, tay trái gạt lối 4 che trước gối trái.
ĐỐI PHƯƠNG TẤN CÔNG TỪ MẶT TRƯỚC (mặt A)

phan-the-long-ho-quyen-6
H5– Đối phương đấm múc phải- Bước chân phải lên Trảo mã trái, tay phải gạt số 4 chặn đấm múc của đối phương

phan-the-long-ho-quyen-7
H6– Lướt chân phải lên thành Đinh tấn phải, tay phải chém lối 1 vào cổ đối phương.
phan-the-long-ho-quyen-8
H7– Vẫn Đinh tấn phải, tay trái đấm múc vào bụng đối phương, cùng lúc tay phải thu về thắt lưng.

phan-the-long-ho-quyen-9
H8- Đá thẳng trái vào ngực (bụng) đối phương.
phan-the-long-ho-quyen-10
H9– Hạ chân trái xuống, Trảo mã phải, tay trái chém chặn tay đối phương, tay phải gạt số 2 chặn đá tạt trái của đối phương.
phan-the-long-ho-quyen-11
H10– Lướt chân trái lên Đinh tấn trái cùng lúc tay trái xỉa vào cuống họng và tay phải xỉa vào bụng đối phương.
ĐỘNG TÁC CHUYỂN THẾ (quay ra mặt B)

phan-the-long-ho-quyen-12

H11– Động tác chuyển thế: Thu chân trái về chân phải đứng nghiêm. Tay trái xòe, đưa từ mang tai trái vòng ra sau gáy, tay phải thu quyền về thắt lưng.
ĐỐI PHƯƠNG TẤN CÔNG TỪ MẶT SAU (mặt B)
H12– Đối phương đấm thẳng trái- Người hơi xoay, bỏ chân trái bắt chéo sau chân phải, tay trái gạt lối 2 (vào cổ tay trái đang đấm thẳng của đối phương) Tay phải vẫn giữ nguyên ở thắt lưng.


phan-the-long-ho-quyen-14

H13– Xoay người ngược chiều kim đồng hồ 1/2 vòng, chuyển thành Đinh tấn trái, tay trái chuyển từ tư thế gạt số 2 sang gạt số 1 vẫn chặn cổ tay đối phương, tay phải đấm thẳng vào mặt đối phương.

phan-the-long-ho-quyen-15

H14– Đá thẳng phải vào ngực (bụng) của đối phương, tay phải đấm che hạ bộ, tay trái che mặt.
H15– Đối phương đá chém tay phải và chân phải – Hạ chân phải xuống, tư thế Trảo mã trái. Tay phải chém số 2 chận tay đối phương, tay trái gạt số 2 chận đá chân đá của đối phương.

phan-the-long-ho-quyen-17

H16– Lướt chân phải lên thành Đinh tấn phải, hai tay xỉa cùng lúc (tay phải vào cổ họng, tay trái vào bụng đối phương)

phan-the-long-ho-quyen-18

H17– Đá thẳng trái vào ngực (bụng) đối phương.

phan-the-long-ho-quyen-19

H18– Hạ chân trái xuống thành Đinh tấn trái chặn sau chân phải của đối phương, đồng thời chém 2 cạnh bàn tay vào ngực và cổ đối phương (tay trái chém úp vào cổ, tay phải chém ngữa vào ngực)

phan-the-long-ho-quyen-20

Động tác chuyển thế

H19– Thu chân trái về chân phải đứng nghiêm. Tay trái xòe, đưa từ mang tai trái vòng ra sau gáy, tay phải nắm quyền ở thắt lưng.
ĐỐI PHƯƠNG TẤN CÔNG TỪ PHÍA PHẢI (mặt C)
phan-the-long-ho-quyen-21

H20– Đối phương đấm thẳng trái- Hơi xoay người, bỏ chân trái bắt chéo ra sau chân phải. Tay trái gạt số 2 chặn nắm đấm của đối phowng, tay phải vẫn giữ nguyên.

phan-the-long-ho-quyen-22

H21-Xoay người ngược chiều kim đồng hồ 1/4 vòng tròn, chuyển thành Đinh tấn trái, tay trái chuyển từ gạt số 2 sang gạt số 1 đồng thời đấm thẳng tay phải vào mặt (ngực) đối phương.

phan-the-long-ho-quyen-23

H22– Đá thẳng phải vào ngực (bụng) đối phương, nhớ đấm che.

phan-the-long-ho-quyen-24

H23– Hạ chân phải xuống thành Đinh tấn phải, 2 tay đấm song song vào ngực, (mặt) đối phương.

phan-the-long-ho-quyen-25

H24– Đá thẳng trái vào ngực (bụng) đối phương.

phan-the-long-ho-quyen-26

H25- Hạ chân trái xuống Đinh tấn trái, hai tay đấm múc vào bụng đối phương.

phan-the-long-ho-quyen-27

H26– Đối phương chém hai tay vào mặt- Thu chân trái về thành Trảo mã phải, hai tay chém qua trái chặn hai tay của đối phương (tay trái trên, tay phải dưới).

phan-the-long-ho-quyen-28

H27– Chân phải bước lên Trung bình tấn, chân phải gài sau chân đối phương. tay phải đánh chỏ số 6 vào cổ họng, cùng lúc tay phải chém vào ngực đối phương (chiến lược 7).
ĐỐI PHƯƠNG TẤN CÔNG TỪ PHÍA TRÁI (mặt D)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét