Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/s

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #17 FULL | Duy Nhất khám phá tuyệt chiêu môn phái Kim Sang Quyền
Luyện công pháp của môn võ Bạch Hổ Quyền

Trong thân thể con người có nhiều tử huyệt, chẳng hạn như Bách hội huyệt, Cự quan huyệt, Đan điền huyệt v.v… Nhưng trong số đó “hạ bộ” là môn tử huyệt yếu nhược nhất.Thật vậy, đối với các tử huyệt khác, người giỏi võ có thể dùng ngoại công chống đỡ hoặt dùng chân khí bảo vệ. Trong khi đó một người dù khỏe mạnh hay nội, ngoại công siêu đến đâu nếu bị đánh trúng hạ bộ cũng ngã tức khắc.

Điều đó dù người không biết võ công cũng thấu rõ. Thế mà hầu hết các võ phái lại không chú ý đến điều đó, hoặc giả nếu có cũng chỉ qua loa.Nhận thấy chỗ thiếu sót đó, một vị võ sư người Trung Quốc tên Lâm Đạo Thai, sau khi đã học qua nhiều môn võ và sau nhiều năm gia công nghiên cứu ông đã chế biến ra một môn võ mới, chuyên tấn công vào hạ bộ gọi là “Bạch Hổ Quyền”.
Gọi là Bạch Hổ Quyền, bởi vì nhân một hôm Lâm Đạo Thai đang đi du ngoạn trên ngọn núi nọ, bất chợt trông thấy một con cọp trắng nhỏ và một con khỉ đột khổng lồ đang giao đấu. Ông dừng lại xem. Con cọp trắng có vẻ thất thế trước một địch thủ quá to lớn.Cuối cùng con khỉ đột chụp được con cọp và sửa soạn xé ra làm hai mảnh, thì bất đồ cọp trắng vùng dậy tát mạnh vào hạ bộ của khỉ đột. Con khỉ rú lên rồi ngã xuống chết tốt.Lâm Đạo Thai chứng kiến cảnh đó lấy làm thích thú, nhân đó về nhà ông đặt ra môn võ Bạch Hổ Quyền.
Trải qua nhiều năm, ngày nay Bạch Hổ Quyền hầu như không còn mấy người biết đến. Có hai lý lẽ làm cho môn võ này mỗi ngày mỗi lùi vào chỗ thất truyền trong nền .
Thứ nhất là môn võ này có tính cách bí mật, người biết chỉ dạy cho con cháu, chứ không dạy đến người ngoài.
Thứ hai là một số người cho rằng những phương pháp tấn công vào hạ bộ là thuộc hạng “bàng môn tà đạo”, không nên để ý học hỏi. Thật ra đã gọi là giao đấu thì bất cứ phương thức nào đem ra đánh bại đối phương vẫn được công nhận, miễn là dùng trong mục đích như tự vệ, cứu người bị áp bức. Còn nếu dùng những thế võ của môn phái “danh môn chính phái” vào việc xấu xa như sát nhân, đoạt của thì đó mới gọi là tà đạo.
Hôm nay để hiến cho các bạn yêu thích võ thuật, tôi sẽ trình bày những cách luyện công và những chiêu thức mà các võ sĩ Bạch Hổ Quyền đang khổ luyện hằng ngày.
NHỮNG CÁCH LUYỆN CÔNG
 * LUYỆN QUYỀN
– Cách thứ nhất :
Lấy một cái lu, không to lắm cũng không nhỏ lắm, đổ nước vào độ chừng phân nữa. Xong đứng tấn, dùng quyền đánh xuống cách mặt nước 40 phân.
Phải đánh cho thật mạnh để hơi gió từ quyền phát ra làm mặt nước xao động.
Mỗi ngày tập hai lần, buổi sáng sớm lúc 5 giờ và buổi khuya lúc 12 giờ. Phải tập trong nhiều năm, đến khi dùng quyền đánh xuống mà thấy mặt nước dậy sóng thì đã gần thành công.(Xem hình 1).
new of h1 Luyện công pháp của môn võ Bạch Hổ Quyền
  Hình 1

– Cách thứ nhì :
Hàng ngày thắp một ngọn nến,xuống tấn rồi dùng quyền đánh cho đến khi nào lửa tắt thì mới được đi.Khởi đầu dùng cây nến nhỏ, sau dần dần thay cây khác to hơn, đến khi cây nến to bằng cổ tay người lớn thì công phu sắp tựu thành(xem hình 2)
new of h2 Luyện công pháp của môn võ Bạch Hổ Quyền
   Hình 2

Tập hai cách trên đây, khi thành công quả đấm của bạn sẽ có một kình lực mạnh mẽ. Khi đánh trúng hạ bộ địch thủ, hắn sẽ ngã xuống chết mà bên ngoài hạ bộ không để lại một chút dấu vết gì cả.
Chú ý bí quyết của cái đánh vào hạ bộ là chỉ đánh một cái mau lẹ và nhẹ nhàng, khi gần tới mục tiêu mới vận sức vào.
* LUYỆN CHƯỞNG.
– Cách thứ nhất :
Lấy một thau cát, bốc lấy một nắm để giữa hai chưởng xoa đi xoa lại cho đến khi nào lòng bàn tay nóng và đỏ lên mới thôi. Mỗi ngày tập nhiều lần.
Sau khi tập được hai năm thay cát bằng những hòn bi sắt và tập trong ba năm. (Xem hình3)
new of h3 Luyện công pháp của môn võ Bạch Hổ Quyền
Hình 3
– Cách thứ nhì :
Cũng tập như cách trên, nhưng thay vì dùng cát và bi sắt thì ta dùng đũa để tập.
Khởi đầu dùng 34 cây đũa tre để luyện. Sau hai năm thay bằng 34 cây đũa khác bằng sắt và cũng tập trong hai năm. Mỗi ngày phải tập 10 lần.
Người luyện chưởng cách này hai bàn tay sẽ to hơn bình thường, và khi công phu tựu thành, dùng chưởng đánh vào hạ bộ đối phương, hai ba ngày sau hắn sẽ chết mà không thuốc gì cứu nổi.
Chú ý : tập hai cách trên cần phải có thuốc luyện gân cốt. Mỗi khi tập xong nhúng cả hai tay vào hũ đựng thuốc trong một phút, cho chất thuốc thấm vào da thịt. Xong lấy tay ra để tự nhiên đừng lau khô.
 * LUYỆN CƯỚC.
  – Cách thứ nhất :
Lấy hai khúc cây to bằng cổ chân, dài vào khoảng một thước, đóng xuống đất cách xa nhau nửa thước.
Xong đâu đấy leo lên đứng như hình vẻ lấy hai phiến sắt hoặc đá nặng chừng ba, bốn ký đặt lên hai đầu gối.
Đứng theo tư thế đó cho đến khi nào mỏi thì thôi. Mỗi ngày tập ba lần vào lúc sáng, chiều, tối. theo thời gian phải tăng thêm trọng lượng, và sau vài năm luyện tập gân cốt của chân bạn sẽ cứng cáp vô cùng.(Xem hình4)
new of h4 Luyện công pháp của môn võ Bạch Hổ Quyền
Hình 4

– Cách thứ nhì :
Trong Bạch Hổ Quyền không phải bất cứ đòn nào cũng tấn công vào hạ bộ cả. Thường thường các đòn khởi đầu đều đánh vào các vị trí khác để sau đó đòn cuối cùng đánh vào hạ bộ. Sau đây là cách luyện liên hoàn cước :
Treo một bao cát gần sát mặt đất. Dùng hai chân luân phiên đá lia lịa vào bao. Không nên đá cao mà chỉ đá vào khoảng ống quyền địch thủ. Sau một năm đá đã thật nhanh, một phút phải hằng mấy trăm cái bỏ bao đi, sẽ tập vừa đá vừa đi.
Sau khi công phu tựu thành, lúc giao đấu khi tung cước là đối phương không thể đỡ kịp( Xem hình 5).
new of h5 Luyện công pháp của môn võ Bạch Hổ Quyền
Hình 5

*  LUYỆN NHÃN
Võ sĩ Bạch Hổ Quyền thời xưa còn phải luyện mắt để phòng khi gặp địch thủ dùng hoa quyền không bị tán loạn mắt.
Đây là cách tập, mỗi ngày nhìn mặt trời, ban đầu xốn xang, nhức đấu nhức óc khó chịu. Dần dần quen, hết sợ ánh sáng, không đau mắt. khi giao đấu, đầu kiếm kích lăng xăng, đao thương một bó, con mắt vẫn không loạn.
Sưu tầm


Kỳ nhân làng võ - Kỳ 6: Hổ Hình quyền Trần Cây

0 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 6: Hổ Hình quyền Trần Cây
Thập niên 70 thế kỷ trước, vùng Chợ Lớn lừng lẫy đội lân Kim Sư Thanh Liên với những tiết mục biểu diễn rợn người của võ sư Trần Cây: dùng thập chỉ - mười đầu ngón tay -  xỉa vỡ tan chồng gạch Tàu, lủng quả dừa tươi, đó là Hổ Hình quyền - tuyệt đỉnh công phu Nam Hồng phái do tổ sư Huê Quang sáng lập.
 >> Kỳ nhân làng võ - Kỳ 5: Thái Tử Nghiêu và tuyệt kỹ Mai Hoa chưởng
Võ sư Trần Cây - Ảnh: Ngọc Thiện
Võ sư Trần Cây - Ảnh: Ngọc Thiện 
Võ sư Trần Cây tên thật là Lâm Văn Kỷ, sinh năm 1940 tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc). Năm 1945, thế chiến thứ 2 bùng nổ, ông chạy loạn cùng bà ngoại sang Việt Nam ngụ ở chợ Hòa Bình (Q.5), 17 tuổi, làm quản lý nhà hàng Maxims rồi nhà hàng nổi Thanh Đa, nhà hàng Thiên Nam. Định mệnh đưa đẩy Trần Cây đến với nghiệp võ khi người bạn giới thiệu gặp quyền sư Lâm Minh Hào - cao thủ Nam Hồng quyền, cùng là đồng hương Hải Nam. Từ đó, Trần Cây không rời sư phụ nửa bước, theo thầy hành tẩu giang hồ từ chợ Hòa Bình rồi Thuận Kiều đến cầu Xóm Củi...
Lâm sư phụ dáng cao dong dỏng, không vợ con, làm tài công tàu thủy tuyến Sài Gòn - Vũng Tàu, rất nghiêm khắc, đệ tử luyện võ xao lãng lập tức bị thầy đánh chảy máu đầu. Được giới võ lâm gọi là “Dìa Có” (anh Hai), ông Hào lừng lẫy Chợ Lớn với tuyệt kỹ Bát quái chưởng, từng khuất phục nhiều tay du đãng cầu Xóm Củi. Năm 1952, sau khi nghỉ lái tàu, Lâm quyền sư sáng lập Kim Sư Thanh Liên biểu diễn lân từ Sài Gòn, Chợ Lớn đến Sông Bé, Tây Ninh, Phan Thiết… Thời gian này, ông theo sư phụ học hỏi từ những nét căn bản của môn võ này đến sự vận dụng tinh túy, sáng tạo và nhờ khổ luyện, chẳng mất chốc ông đã đạt được nội công ở mức thượng thừa.
 Hơn 8 năm theo thầy “dãi nắng dầm mưa”, chấp nhận tập luyện trong gian khổ, Trần Cây lĩnh hội toàn bộ tinh hoa Nam Hồng quyền (môn công phu thuộc Thiếu Lâm nam phái kết hợp Thái gia mã) với nhiều bài mang tính chiến đấu cao: Hổ Hình quyền, Tam Tiết côn, Song Đầu côn, Bát Quái côn, Tứ Môn quyền, Quan Công đao, Hoa quyền… Học cùng Trần Cây có các sư huynh đệ Hàn Nghệ Phong, Lâm Hán Thành, Trương Lộc Công... Tết Mậu Thân 1968, quyền sư Lâm Minh Hào quá vãng. Trước khi tạ thế, ông giao toàn bộ cơ nghiệp cho đệ tử Trần Cây với lời nhắn nhủ: “Con và các sư huynh đệ hãy cố gắng gìn giữ và phát huy những nét tinh túy của môn võ học này. Thầy rất hy vọng những bài võ đầy sức mạnh và nghĩa khí của môn phái mình sẽ được nhiều người biết đến tập luyện và vận dụng tốt trong cuộc sống”.
Công phu Hổ Hình quyền được Trần Cây luyện và trình diễn hết sức sắc sảo khi ông thể hiện nhãn quan đầy uy lực và hủy diệt như lúc chúa sơn lâm rình mồi, 5 đầu ngón tay (ngũ trảo) cứng tựa thép qua nhiều năm xỉa, chọt, đâm bao cát, sỏi, đá dăm, Hổ trảo (10 ngón tay quặp lại cong vòng như móng cọp) tấn công theo đường thẳng, cự ly ngắn, chủ yếu kéo, bẻ, vặn, chụp các yếu huyệt ở mặt, cổ, cánh tay, cổ tay, ngực, bụng đối phương cực kỳ lợi hại. Ông kể lại: “Hổ Hình quyền đòi hỏi sự tập trung rất cao, mình phải làm cho thân thể nhẹ nhàng và hết sức thư thái giống như thiền để toàn bộ sức lực tập trung vào cánh tay và các đầu ngón tay. Chỉ khi đó mới có thể thực hiện tốt các động tác khéo léo của môn võ này”. Hiện dù đã bước sang tuổi 74 nhưng vóc dáng Trần võ sư vẫn vạm vỡ với lưng thẳng, vai ngang, hai cánh tay và bàn tay to, chai cứng, thành quả đạt được qua hàng chục năm khổ luyện công phu Hổ Hình quyền.
Với sứ mệnh truyền bá và phát dương môn phái, lão võ sư Trần Cây đã đào tạo nhiều cao đồ kiệt xuất như Phù Châu Tử, Tăng Kỷ Quang, Lâm Quốc Thy, Huỳnh Quốc An, Huỳnh Quốc Hưng… Từ 20 đến 22 giờ thứ hai, tư, sáu hằng tuần, Trần sư phụ truyền bá công phu Nam Hồng quyền tại trường học Trần Hữu Trang (P.11, Q.5).
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 7: Thiết chỉ Huỳnh Chí Dân

0 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 7: Thiết chỉ Huỳnh Chí Dân
Huỳnh sư phụ rùn người xuống theo thế “lập tấn”, tay trái cầm một tô sành to và dày, thình lình hét lên một tiếng đồng thời ngón trỏ tay phải gõ vào thành tô, một tiếng “cạch” khô khốc vang lên, chiếc tô đã bị vỡ một mảng cỡ 6 cm! Đó là tuyệt đỉnh công phu Thiết chỉ của môn phái Thiếu Lâm Chánh Tông Thái Lý Phật.
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 7: Thiết chỉ Huỳnh Chí Dân
Cao thủ Huỳnh Chí Dân thời trẻ - Ảnh: N.Thiện
Võ sư Huỳnh Chí Dân (A Mành) sinh năm 1962 tại Chợ Lớn, do thân phụ là người yêu chuộng võ thuật nên khi mới 8 tuổi, cậu bé họ Huỳnh đã được cha gửi qua thọ giáo quyền sư Lai Phát - cao thủ Bạch Hạc phái tại Quần Tân đường (cách nhà 10 m) và Thiếu Lâm Bạch Mi với quyền sư Chu Kim. Luyện võ gần 5 năm thì sự nghiệp võ thuật của ông buộc phải gián đoạn do Quần Tân đường giải thể vào năm 1975. Mãi đến hai năm sau (1977), Huỳnh Chí Dân mới chắp nối trở lại sự nghiệp còn dang dở với quyền sư Đặng Tây (Sấy Bạc, tên Việt là Đặng Văn Thành) - truyền nhân đời thứ 4 Hồng Thắng Thái Lý Phật, cao thủ từng dùng tuyệt kỹ Thiết chỉ khuất phục trùm du đãng vùng Chợ Lớn Tín Mã Nàm tại đền thờ Cao Lôi (chợ Thiếc, Q.11) năm 1971.
Từ đó, không chỉ Huỳnh Chí Dân mà cả 9 anh em còn lại của Huỳnh gia trang gồm Chí Cường, Chí Quyền, Chí Thắng, Chí Lợi, Chí An, Chí Hữu, Chí Phúc, Chí Mãng, Chí Đường đều ngày đêm theo Đặng sư phụ rèn luyện võ công. Hồng Thắng Thái Lý Phật gồm Thái gia mã, Lý gia quyền và Phật gia chưởng đúc kết tạo thành, là môn võ cương nhu phối triển, dựa trên nền “trường kiều đại mã” (đòn đánh dài, chân bước rộng), chiêu thức đòn thế vận dụng “kình lực” điểm vào các huyệt quan yếu khiến đối phương tê liệt, rất hữu hiệu trong chiến đấu, nhất là khi đương đầu với số đông địch thủ.
Huỳnh Chí Dân sau đó còn được Đặng sư phụ giới thiệu theo học nội công và chữa trật đả với “đại lực sĩ” Lý Lân Sơn, học nhào lộn cùng huấn luyện viên Mạch Đinh, học Hồng gia quyền với danh sư Đặng Thanh và Huỳnh Kiều, học về xương khớp với người dượng. Nhờ hấp thụ và chịu khó đầu tư nghiên cứu nhiều loại hình phục vụ cho võ thuật như thế nên tuy còn trẻ nhưng bản lĩnh võ công và trình độ y học của Huỳnh Chí Dân đã đạt đến mức thâm hậu, được Liên đoàn Võ cổ truyền TP.HCM trao bằng võ sư năm 1992, Bộ Y tế cấp bằng lương y (nội ngoại khoa - trật đả - xương khớp) vào năm 1995.
Năm 1978, quyền sư Đặng Tây sáng lập đoàn lân sư rồng Thắng Nghĩa, ngoài biểu diễn nghệ thuật múa lân, “Thập đại Huỳnh gia mãnh hổ” còn thi triển nội, ngoại, khí công với nhiều tiết mục khiến người xem “lạnh gáy” như dùng tay không chặt dừa, công phá gạch, uốn thanh sắt quấn quanh cổ, dùng ống quyển đập nát cây tre và dừa tươi, nằm ngửa trên bàn chông cho búa tạ đập vỡ chồng đá xanh đặt ở ngực... Trong số những tiết mục, ly kỳ nhất phải kể đến tuyệt kỹ Song chỉ (hai ngón tay) của Huỳnh Chí Dân: dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp quả cau khô, vận kình lực chẻ tét quả cau ra làm đôi, dùng Thiết chỉ (một ngón tay) gõ vỡ tô sành.
Ông Huỳnh Chí Dân kể lại: “Để có thể thi triển nội công Thiết chỉ này một cách thuần thục, mỗi ngày tôi phải luyện ít nhất chục lần. Luyện làm sao để không mắc bất cứ sai sót nào vì ra biểu diễn cho nhiều người xem đòi hỏi sự chân thực, chính xác và hiệu quả. Do vậy từng động tác phải hết sức gọn gàng, có sự phối hợp chặt chẽ, nhất là khi vận dụng giữa ngón trỏ và ngón giữa thì cánh tay phải hết sức thoải mái, tập trung sức mạnh vào đầu ngón tay đã đánh là phải có kết quả cao nhất”.
Thiếu Lâm Chánh Tông Thái Lý Phật hiện được võ sư Huỳnh Chí Dân, Huỳnh Chí Phúc, Huỳnh Chí Mãng cùng HLV Lưu Toàn Đức, Huỳnh Gia Bửu, Huỳnh Gia Lương truyền dạy tại CLB Thể dục thể thao Lệ Chí (7 Hải Thượng Lãn Ông, P.13, Q.5) mỗi tối trong tuần từ 20 đến 21 giờ 30 (trừ chủ nhật). Ngoài việc dạy võ, cao thủ Thiết chỉ Huỳnh Chí Dân còn chữa bệnh phong thấp, trật gân, gãy xương, té tức, phong hàn… theo phương pháp y học cổ truyền tại 844/1 Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5 và 104 Tân Khai, P.4, Q.11.
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 8: Đại võ sư Huỳnh Tiền

3 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 8: Đại võ sư Huỳnh Tiền
Trong làng quyền anh, Huỳnh Tiền là một trong những cây đại thụ đào tạo ra nhiều thế hệ võ sĩ nổi tiếng. Ông được ví như một đại lão võ sư và là cột trụ sừng sững của làng đấm bốc miền Nam.

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 8: Đại võ sư Huỳnh Tiền - ảnh 1
Võ sư Huỳnh Tiền năm 1953 - Ảnh: tư liệu gia đình cung cấp
Võ sư Huỳnh Tiền sinh năm 1916, nhỏ hơn người anh cùng cha khác mẹ là huyền thoại boxing Kid Dempsey 3 tuổi. Thuở thiếu thời, chỉ vì một sự hiểu lầm với người em Huỳnh Tiền mà có lần “ông vua” quyền anh đã lạnh lùng tuyên bố: “Có Huỳnh Tiền thì không có Kid Dempsey!”. Cũng vì hiềm khích nên sau này lớn lên, Kid Dempsey quyết định mang họ mẹ Nguyễn Văn Phát.
Huỳnh Tiền vốn mang dòng máu chuộng võ từ cha (võ sư Huỳnh Văn Hinh) nên từ nhỏ rất say mê võ thuật, luôn mơ trở thành “dũng sĩ trừ gian diệt bạo”. Đến năm 15 tuổi, mặc dù gia đình cản ngăn nhưng Huỳnh Tiền vẫn cương quyết tầm sư học đạo. Ông lén gia đình học quyền anh với võ sư người Pháp Lepudeur, sau đó trau dồi kỹ năng cùng võ sư Cantérat. Sau 3 năm chuyên cần khổ luyện, năm 18 tuổi, Huỳnh Tiền lần đầu đặt chân lên võ đài và nhanh chóng trở thành một cánh chim lạ trên bầu trời võ thuật. Điểm khác biệt so với hai tay đấm đàn anh Kid Dempsey và Minh Cảnh chỉ biết đấu quyền anh thì Huỳnh Tiền còn giỏi cả quyền tự do. Năm 28 tuổi, Huỳnh Tiền chuyển sang thi đấu quyền ta (còn gọi là quyền tự do), từ đó tài năng của ông càng thăng tiến vượt bậc, với sự kết hợp quyền anh và quyền tự do, Huỳnh Tiền là người đầu tiên mở ra một hướng mới trong việc đào tạo võ sĩ thượng đài.
Trong quá trình thượng đài, Huỳnh Tiền từng hạ nhiều tay đấm sừng sỏ như Võ Châu Long, Hồ Thanh Xuân (Bình Định), Trần Văn Ngọ (tức Kim Sang - Quảng Ngãi), Phan Thành Sự (Bến Tre), Lý Soul, Văn Thọ (Campuchia), Văn Hoán (vô địch Bắc kỳ), Trịnh Thiếu Anh (Khánh Hòa), Trần Cơ (Hải Phòng), Lê Hữu Vĩnh (Rạch Giá), Thái Học Kỳ (Cần Thơ), Lữ Hồng Cơ (Cà Mau), Nguyễn Son (vô địch miền Tây)... Trong số các võ sĩ đương thời, chỉ có mỗi “Võ Vương” Minh Cảnh (vô địch Đông Dương) là thắng được Huỳnh Tiền một trận, còn lại cũng phải chịu 2 trận thua và một trận hòa trong tất cả 4 lần so găng.
Tuy vóc người thấp bé nhưng bù lại Huỳnh Tiền được thiên phú cho bước di chuyển linh hoạt uyển chuyển như… múa ba lê, dựa trên một nền tảng thể lực cùng sự dẻo dai đáng kinh ngạc, đặc biệt là lối thi đấu khôn ngoan, điềm tĩnh, luôn hạ knock-out đối phương ở những thời khắc ít ai ngờ tới. Chính lối thi đấu “ranh mãnh” đã đưa Huỳnh Tiền đoạt chức vô địch VN (quyền anh và quyền tự do) năm 1948, 1949, 1953, 1965, được báo chí Sài Gòn tôn vinh biệt danh “Con cáo già”, “Đệ nhất anh hùng miền Đông”, là “Cây trụ đồng sừng sững của làng đấm miền Nam” (chữ dùng của ký giả Thiệu Võ trên tuần san Thao Trường).
Sự nghiệp võ đài lừng lẫy của “con cáo già” Huỳnh Tiền tưởng chừng như một bản giao hưởng toàn những nốt thăng. Thế nhưng cũng đã có không ít “dấu lặng” khó quên đối với ông. Đó là lần thua điểm tay đấm Nguyễn Nhị trong một độ quyền tự do tại võ đài Hội An (Quảng Nam). Sau trận này, Huỳnh Tiền tuyên bố không bao giờ ra miền Trung thi đấu nữa. Tiếp nữa là vào năm 1970, ông bị Tổng cuộc quyền thuật VN phạt “cấm dạy võ và thi đấu trong một năm” do “tổ chức võ sĩ đánh cuội”, rồi lần ông bị võ sư Hồ Văn Lành (Từ Thiện) làm đơn tố cáo đã “dụ dỗ mua chuộc” nữ võ sĩ Hồ Bạch Yến về đầu quân võ đường Huỳnh Tiền (nữ võ sĩ này sau đổi võ danh là Lý Huỳnh Yến, tay đấm “độc cô cầu bại” - người sáng lập Huỳnh Võ Đạo).
Huỳnh Tiền có công phát hiện và đào tạo nhiều tay đấm sừng sỏ như Dương Văn Me, Rémy Huỳnh, Vũ Huỳnh, Đức Huỳnh, Michael Huỳnh, Hiệp Huỳnh, Vũ Bảo, Huỳnh Sơn, Lý Huỳnh… Những năm tháng cuối đời, Huỳnh Tiền sống trong bệnh tật (huyết áp cao, tim mạch), cặp mắt không còn thấy được ánh sáng và đôi tai nghễnh ngãng - di chứng từ những trận đấu năm xưa. “Con cáo già” Huỳnh Tiền đã lặng lẽ qua đời vào năm 1996 nhưng “bộ lông” (thành tích thi đấu) thì mãi mãi được vinh danh trong kho tàng lịch sử võ học nước nhà.
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 9: Thầy võ vùng đất dữ

1 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 9: Thầy võ vùng đất dữ
Sài Gòn những năm 50 - 60 thế kỷ trước, giới giang hồ Q.4 chẳng kiêng dè ai, sẵn sàng hạ thủ kẻ nào dám động đến chúng, nhưng ra đường bắt gặp một người đàn ông dáng roi roi, đầu húi cua bạc trắng, bọn chúng phải khép nép “chào thầy” - đó là quyền sư Mai Thái Hòa.

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 9: Thầy võ vùng đất dữ
Quyền sư Mai Thái Hòa năm 1969 - Ảnh: Gia đình cung cấp
Võ sư Mai Thái Hòa sinh năm 1915 tại xã Tân Hội Mỹ (Tiền Giang) trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ mất sớm, nên 14 tuổi, người con út trong bảy anh chị em hằng ngày phải đạp xe cả chục cây số hớt tóc dạo kiếm tiền phụ cha đong gạo. Trong một lần rong ruổi, Mai Thái Hòa bị đám côn đồ hớt tóc… quịt rồi cướp luôn hộp đồ nghề gồm tông đơ, kéo, dao cạo. Nghe con mếu máo kể chuyện bị bọn xấu trấn lột, bố của Hòa giận cành hông, dẫn thằng út ốm yếu qua làng bên bái Hẹ bang Châu Quan Kỳ và Mã Kim Vân thọ giáo công phu Thiếu Lâm Nam phái.
Lớn lên một chút, Mai Thái Hòa theo học lóm đệ tử của võ sĩ Hồ Huê Càng, về nhà treo bao cát tập đánh. Năm 20 tuổi, trong một lần chở khách lên Mỹ Tho, chàng phu xe đánh liều ghi tên đấu đài và đụng “vua boxing” Kid Dempsey. Dẫu thắng nhưng nhà vô địch Đông Dương rất khâm phục ý chí kiên cường của tay võ sĩ “nhà quê”, sau này khi Mai Thái Hòa lên Sài Gòn, Kid Dempsey đã tiến cử ông vào Tổng cuộc Quyền thuật.
Năm 1940, “ông Bảy hớt tóc” lập gia đình, rồi giã biệt dòng sông Tiền thơ mộng, dắt díu vợ con lên Sài Gòn mưu sinh bằng nghề hớt tóc tại căn chòi lá ọp ẹp trên vũng đất sình lầy Q.4. Năm 1957, phía dưới tấm bảng “hớt tóc cạo râu lấy ráy tai” có thêm tấm bảng nhỏ “Dạy quyền anh và quyền tàu”. Thời gian này, Q.4 là vùng đất dữ đầy rẫy giang hồ đâm thuê chém mướn, tại “vùng đất lắm người nhiều ma” đã có không ít thầy võ do yếu nghề lẫn “yếu bóng vía” phải ngậm ngùi “gỡ bảng” chuyển đi xứ khác.


Là sư đệ đào tạo chung
Hôm qua, lão võ sư Trần Cây, nhân vật trong bài viết Hổ hình quyền Trần Cây trên Thanh Niên ra ngày 4.5 đã đến tòa soạn xin được trao đổi thêm về đoạn cuối bài: “Với sứ mệnh truyền bá và phát dương môn phái, lão võ sư Trần Cây đã đào tạo nhiều cao đồ kiệt xuất như Phù Châu Tử, Tăng Kỷ Quang, Lâm Quốc Thy, Huỳnh Quốc An, Huỳnh Quốc Hưng…”. Ông xin được nói rõ thực tế đây là các sư đệ cùng với ông được đào tạo chung, ông có nhiệm vụ hướng dẫn họ chứ không phải là các môn đệ do ông đào tạo. 
T.K

Võ sư Mai Thái Vui (67 tuổi) bồi hồi nhớ lại: “Một chiều nọ, trước “võ đường Mai Thái Hòa” xuất hiện hơn chục tên mặt mũi bặm trợn, mình xăm vằn vện, tay lăm lăm dao bầu, xích sắt, gọi đích danh cha tôi ra “hỏi tội mở võ đường không nạp thuế”. Đó là đám đàn em của trùm giang hồ Tư Ngang (hẻm 148) đến quậy phá. Thuyết phục mãi nhưng chẳng khác nào “đàn khảy tai trâu”, bất đắc dĩ cha tôi phải động thủ. Một mình tay không ông tả xung hữu đột, bằng những tuyệt kỹ công phu Thiếu Lâm Nam phái hạ gục hết đám giang hồ khiến đứa bể đầu, thằng lọi cẳng. Biết đã đụng nhầm “núi Thái Sơn”, trùm giang hồ Tư Ngang đành nuốt nhục, lệnh cho đám đàn em “để yên cho thầy Hòa dạy võ”. Sau này, nhiều tay anh chị Q.4 đã đến bái cha tôi làm sư phụ”.
Năm 1964, võ sư Mai Thái Hòa gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật, đào tạo nhiều võ sĩ tên tuổi lẫy lừng sân Tinh Võ như Mai Thái Vui (con trai), Mai Hồng Ân (con rể), Mai Sơn, Mai Hưng, Nguyễn Thanh Liêm, Sơn Saly, Nguyễn Văn Rớt (từng dự SEAP Games 1966 môn quyền anh), trong đó nổi tiếng nhất “lò” Mai Thái Hòa là “gà chiến” Mai Hồng Sơn (Việt kiều Campuchia chạy loạn năm 1970). Tay đấm này sở trường ngón độc “đầu gối sang ngang”, không có đối thủ ở hạng cân 53 kg. Mai Thái Vui khi gia nhập binh chủng không quân cùng Kinh Kha, Hiệp Huỳnh và Lý Huỳnh được giao trọng trách bảo vệ Phó tổng thống miền Nam khi đó là Nguyễn Cao Kỳ.
Võ sư Mai Thái Vui bùi ngùi: “Năm 1995, cha tôi được hòa thượng Thích Quảng Duệ - trụ trì Linh Sơn tịnh thất bảo lãnh xuất cảnh sang Canada, định cư tại TP.Quebec. Sống ở xứ người cô đơn buồn chán, nên sau khi phẫu thuật cườm mắt, năm 1998, cha tôi quyết định về lại quê nhà và tạ thế tại tư gia (Tôn Đản, Q.4) năm 2002, nhằm ngày 4.4 âm lịch, thọ 87 tuổi”.
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 10: Cao thủ Thiếu Lâm Nghè Bế

1 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 10: Cao thủ Thiếu Lâm Nghè Bế
Nghè Bế (thuộc Thiếu Lâm Nam phái) và Nững Xị (thuộc Thiếu Lâm Bắc phái) là hai hệ phái võ lớn của người Triều Châu, ở Sài Gòn trước 1975. Võ sư Lâm Hữu Hội (võ đường Long Hổ Hội) lĩnh giáo được tuyệt kỹ công phu phái Nững Xị, trong khi võ sư Huỳnh Kim Hên (võ đường Mã Thành Long) là cao thủ phái Nghè Bế.

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 10: Cao thủ Thiếu Lâm Nghè Bế - ảnh 1
Cao thủ Mã Thành Long - Ảnh: gia đình võ sĩ cung cấp
Võ sư Mã Thành Long sinh năm 1910 tại Bạc Liêu, tên thật là Mã Kim Pán (cha người Triều Châu, sang định cư tại Bạc Liêu). Nhằm “Việt hóa” nơi xứ người, chàng trai họ Mã đổi tên thành Huỳnh Kim Hên.
Năm 13 tuổi, Huỳnh Kim Hên được thân phụ truyền thụ võ nghệ, nhưng do cảm thấy mấy bài quyền võ Tiều “nhắm đánh chẳng ăn ai”, cậu bé Hên lén trốn khỏi nhà phiêu bạt giang hồ mong tìm được cao nhân, từ học “võ gồng Trà Kha” với đạo sĩ ẩn dật ở vùng Thất Sơn (Châu Đốc, An Giang) đến học muay Thái cùng một nhà sư Thái Lan tại Phnom Penh (Campuchia).
Trên bước đường “đệ tử tầm sư nan” Huỳnh Kim Hên quả là… hên khi tình cờ bái kiến một “cao tăng vô danh” Triều Châu - truyền nhân đời thứ 5 Thiếu Lâm Thủy Phong - làm sư phụ. Tương truyền đây là môn võ công do Hồng Mi đạo nhân (đời nhà Nguyên) chế tác, thuở xưa môn võ này chỉ truyền cho nữ giới, sau một số cao đồ phá lệ dạy cả cho cánh mày râu. Thiếu Lâm Thủy Phong tổng cộng 72 thế, gồm 18 thế chính (cầm nã thủ), 18 thế trừ (phản lại thế chính), 18 thế ngoại (trường quyền), 18 thế nội (cận chiến) như Xí mứng tấp (đánh bốn hướng), Xa bế cùi (tựa lưng vào tường đánh 3 mặt bằng cùi chỏ), Xí mứng hẹ (chưởng)…
Do Huỳnh Kim Hên là người Triều Châu, vì thế vị cao tăng này mới đồng ý nhận cậu làm đồ đệ, dốc lòng truyền thụ võ công và y học. Ròng rã khổ luyện cùng sư phụ “không tên” suốt 14 năm trời, khi đã “cứng nghề”, Hên giã biệt thầy vào Sài Gòn làm “bảo tiêu” tại xa cảng miền Tây. Tại đây, bằng tuyệt kỹ Thiếu Lâm Nghè Bế, chàng trai Tiều đã khuất phục hàng trăm tên du đãng. Năm 1957, Huỳnh Kim Hên thành lập võ đường Thiếu Lâm Thủy Phong, lấy biệt danh Mã Thành Long, võ đường tọa lạc tại miễu Thiên Hậu tự (đường Hòa Hưng) sau dời về 463/9A Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) thu hút hàng trăm thanh thiếu niên tập luyện.
Bà Huỳnh Ngọc Điệp (58 tuổi, ái nữ của võ sư Mã Thành Long) kể lại: “Năm 1964, sau khi võ sư Nguyễn Son khởi xướng thành lập Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam, cha tôi là người đầu tiên tham gia, giữ chức Trưởng ban Kiểm soát quyền thuật. Thời gian này ông đào tạo nhiều võ sĩ giỏi đều lấy họ và tên lót chung là Mã Thành như Mã Thành Lèo, Mã Thành Hoàng, Mã Thành Châu, Mã Thành Hùng, Mã Thành Đại, Mã Thành Bảy, Mã Thành Xích, Mã Thành Sơn… thi đấu tưng bừng với các tay đấm võ đường Từ Thiện, La Khôn, Nguyễn Hớn Minh, Xuân Bình, Lê Đại Hoan, Mai Thái Hòa, Kim Kê, Huỳnh Tiền...”.
Với những thành tích đạt được trên sàn đấu cũng như trong công tác đào tạo võ sĩ, năm 1965, báo chí Sài Gòn phong tặng võ sư Mã Thành Long biệt danh “Hùm xám”, lúc này còn có một “Hùm xám” là cua rơ Nguyễn Văn Thân - “Vua leo đèo” nổi tiếng trước đó. Năm 1969, cao thủ Nghè Bế gia nhập Tổng hội Võ học Việt Nam rồi dạy võ đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Do lao lực quá độ, “Hùm xám” Mã Thành Long đã đột ngột tạ thế vào trung tuần tháng 5.1976 tại võ đường, hưởng thọ 66 tuổi. Tiếc cho môn công phu Thiếu Lâm Nghè Bế mãi đến nay vẫn chưa có truyền nhân lĩnh hội, đang đứng trước nguy cơ thất truyền.
Ngọc Thiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét