Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

CHUYỆN ÍT BIẾT 48

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cái giá phải trả khi Liên Xô sở hữu bom nguyên tử mạnh nhất TG: Hơn 22.000 người sống mòn

Trang Ly |
Cái giá phải trả khi Liên Xô sở hữu bom nguyên tử mạnh nhất TG: Hơn 22.000 người sống mòn

"Chúng tôi ốm đau liên miên. Bệnh tật giày vò quanh năm suốt tháng. Cuối cùng, tất cả đều chết vì ung thư và nhiều bệnh khác."

Hơn 4 thập kỷ diễn ra cuộc đối đầu dai dẳng giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1946 - 1989), những cuộc đua leo thang về công nghệ, vũ khí, không gian... giữa hai cường quốc cứ thế diễn ra, để rồi "cuộc chiến không đổ máu" ấy phần nào kết thúc bằng việc Liên Xô sụp đổ và tan rã.
Gần 30 năm sau khi cuộc chiến ấy "tàn canh", những hệ quả mà nó gây nên vẫn còn rất nhức nhối cho đến tận ngày nay. Một trong số đó là thị trấn nhỏ Mailuu-Suu ở miền nam Kyrgyzstan, nơi được Worldatlas xếp thứ 4 trong danh sách "10 địa điểm nhiễm phóng xạ nặng nhất thế giới".
Chủ đề chính trong series "Những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh" kỳ này chính là về Mailuu-Suu - mảnh đất buồn không thể thoát khỏi cái bóng "tử thần" mà quá khứ để lại.
#3: Mailuu-Suu và câu chuyện đau thương còn dai dẳng
1. Long - Hổ tranh hùng
Quay trở lại thời điểm cách đây 73 năm, vào cuối thời kỳ Thế chiến thứ 2, Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tạo nên thời kỳ mà lịch sử gọi bằng cái tên vô cùng mỹ miều "Bình minh của kỷ nguyên nguyên tử" nhờ việc cường quốc này chế tạo và thử nghiệm hàng loạt quả bom nguyên tử với sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.
Tính từ năm 1946 đến năm 1958, 23 quả bom nguyên tử với sức công phá khác nhau đã được Mỹ thử nghiệm thành công.
Bước vào Chiến tranh Lạnh với thế không mấy cân bằng với Mỹ, Liên Xô tức tốc bí mật nghiên cứu hòng chế tạo bằng được bom nguyên tử nhằm lấy lại cán cân ngang bằng với đối thủ... Và để làm bom nguyên tử thời bấy giờ, người ta cần Uranium.
Được nhà bác học người Đức Martin Heinrich Klaproth (1743 - 1817) tìm ra cách đây hơn 200 năm (năm 1789), nguyên tố Uranium với thuộc tính phóng xạ cao trở thành "con át chủ bài" của Liên Xô và Mỹ trong cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử.
Để thấy được sức mạnh khủng khiếp của nguyên tố này, Euronuclear cho biết, 1kg Uranium-235 có sức mạnh gấp 2 đến 3 triệu lần năng lượng của 1kg than đá.
May mắn thay cho Liên Xô, vùng đất xa xôi Mailuu-Suu của Kyrgyzstan (lúc này vẫn thuộc Liên Xô) được trời phú cho những mỏ Uranium giàu có. Không bỏ lỡ cơ hội trời cho này, Liên Xô lệnh cho công ty Zapadny Mining & Chemical Combine khai thác tối đa nguồn tài nguyên tuyệt vời này.
Chỉ trong 22 năm, từ năm 1946 đến 1968, công ty này đã khai thác và chế biến 9.100 tấn quặng Uranium tại các vùng núi của Mailuu-Suu, rồi sau đó chuyển về căn cứ hạt nhân bí mật nằm cách Moskva hàng trăm km nhằm phục vụ cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô thời bấy giờ.
Cái giá phải trả khi Liên Xô sở hữu bom nguyên tử mạnh nhất TG: Hơn 22.000 người sống mòn - Ảnh 2.
Vị trí của Mailuu-Suu trên bản đồ. Đồ họa: Theguardian
Những nỗ lực chạy đua với Mỹ của Liên Xô đã được đền đáp khi vào tháng 8/1949, Liên Xô phát triển và thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nước này.
Không dừng ở đó, 12 năm sau, Liên Xô vượt mặt Mỹ trở thành "siêu cường hạt nhân" khi nước này thử nghiệm thành công quả "bom vua" mang mật danh Sa Hoàng (Tsar Bomba) vào ngày 30/10/1961. Quả "bom vua" khiến không chỉ Mỹ mà cả thế giới chao đảo, nể sợ và dè chừng Liên Xô.
Với sức mạnh tương đương 100 triệu tấn thuốc nổ TNT, bom Sa Hoàng trở thành vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng được thí nghiệm trong lịch sử loài người.
Nếu như Mỹ mở ra "Bình minh của kỷ nguyên nguyên tử" thì Liên Xô lại là nước vùi dập "ánh bình minh" ấy, vùi dập luôn cả giấc mộng "làm vương" của Mỹ về vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Thế nhưng...
Có vinh quang nào mà không ẩn chứa những nỗi đau thầm lặng? Nếu như cả thế giới bàng hoàng và nể sợ Liên Xô khi họ sở hữu vũ khí hạt nhân mạnh nhất hành tinh thì ở chốn xa xôi, hẻo lánh ở tận phía nam của Liên Xô, những người dân vùng mỏ Mailuu-Suu ấy vẫn hàng ngày sống cùng sợ hãi, và luôn bị bệnh tật cũng như cái chết giày vò...
2. Nỗi đau nhức nhối từ quá khứ giày vò hiện tại và tương lai
Trở lại với câu chuyện của thị trấn Mailuu-Suu miền nam Kyrgyzstan. Hơn 22.000 cư dân sinh sống tại vùng đất này cho đến tận ngày nay vẫn còn bị ám ảnh nặng nề bởi "thứ" mà Liên Xô từng để lại cho họ: 23 hố chôn thải quặng Uranium khổng lồ chứa hàng triệu tấn chất thải tại vùng đồi núi bất ổn định (thường xuyên xảy ra sạt lở đất); cùng 2 triệu mét khối rác thải phóng xạ được lưu trữ quanh thị trấn. Đây là lúc người ta phải công nhận rằng, thảm họa về môi trường và sức khỏe con người không còn là chuyện trên bàn giấy!
Giới khoa học nói gì?
Rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học trong những năm 2000 đã chỉ ra rằng, sự rò rỉ chất phóng xạ từ các hố thải quặng đã ngấm vào con sông, đất đai... của thị trấn sau hàng loạt những biến cố tự nhiên như vụ sạt lở đất tại vùng khai thác năm 1994, hay trận lũ lụt năm 2002... tất cả đã khiến cho thị trấn rộng 120 km2 bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất phóng xạ.
Trong bản báo cáo năm 2005 của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), một vụ sạt lở đất tại hố thải quặng vào tháng 4/1958 đã giải phóng khoảng 600.000 mét khối chất thải phóng xạ ra dòng sông ở thị trấn Mailuu-Suu.
Cái giá phải trả khi Liên Xô sở hữu bom nguyên tử mạnh nhất TG: Hơn 22.000 người sống mòn - Ảnh 3.
Dòng sông chảy qua Mailuu-Suu, đây là con sông cung cấp nguồn nước cho hơn 6 triệu người dân các nước Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhstan. Ảnh: Tien Tran
Mức độ kim loại nặng và chất phóng xạ trong nước tại thị trấn Mailuu-Suu đôi khi cao gấp 3 lần so với mức giới hạn do Liên minh châu Âu (EU) đề ra. Chưa hết, mẫu nước tại khu vực bị ô nhiễm nặng nề nhất chứa lượng phóng xạ cao gấp 200 lần so với mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong cuộc điều tra của Viện Blacksmith của Mỹ (tên gọi mới là Viện Pure Earth) năm 2006, Mailuu Suu là một trong 10 địa điểm bị ô nhiễm nhất trên thế giới, trong khi đó, Worldatlas xếp Mailuu Suu ở vị trí thứ 4 trong danh sách "10 địa điểm nhiễm phóng xạ nặng nhất thế giới".
Nhiễm chất phóng xạ được đánh giá là một trong những thảm họa môi trường gây những hệ lụy về sức khỏe con người mạnh nhất trên thế giới. Các mối đe dọa khủng khiếp từ thải quặng Uranium vẫn luôn rình rập cuộc sống và sức khỏe người dân nơi đây - Đó là những nhận định của những người làm khoa học...
Còn người dân?
"Chúng tôi ốm đau liên miên. Bệnh tật giày vò quanh năm suốt tháng. Bọn trẻ thì nôn mửa suốt. Cuối cùng, tất cả đều chết vì ung thư và nhiều bệnh khác.", một người dân tên Ainagul Parpibaeva trả lời phỏng vấn của The Guardian năm 2015.
Khi đến Mailuu-Suu, nếu gặp bất cứ người dân nào, người ta cũng đều nghe những câu chuyện đau lòng gần như giống nhau của họ khi kể về những cái chết của người thân, bạn bè, phần lớn họ đều chết vì ung thư.
"98% người dân sống gần các bãi chôn thải quặng đều bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp và gan.", Rarmen Toychev, một nhà khoa học thuộc Học viện Khoa học Kyrgyzstan cho biết.
"Cháu gái tôi đang bị bệnh giảm tiểu cầu giày vò. Chúng tôi tin đó là vì chất phóng xạ từ các mỏ quặng Uranium đã khai thác gây nên. Nhưng các bác sĩ không công nhận điều ấy, còn các vị quan chức, họ chẳng nói với chúng tôi điều gì cả.", một góa phụ 63 tuổi sống ở thị trấn trả lời phỏng vấn của The Guardian năm 2015.
Theo nghiên cứu của Viện Các vấn đề Y khoa, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Kyrgyzstan thì "Mức độ nhiễm phóng xạ tại Mailuu Suu đã phản ánh một loạt các tỉ lệ bệnh tật cao hơn so với bất cứ khu vực nào trên quốc gia này, trong đó tỉ lệ dị tật bẩm sinh cao hơn 5,12%, tỉ lệ sẩy thai cao hơn 12,1% và tỉ lệ tử vong cao hơn 1,25%."
Nếu như cách đây khoảng 50, 60 năm, hàng chục nghìn người dân Mailuu-Suu nhờ có công ăn việc làm và tiền lương được trả hậu hĩnh tại các mỏ khai thác quặng Uranium thì giờ đây thanh niên ở thị trấn đều tha phương cầu thực, phần vì muốn tránh bệnh tật, phần vì muốn được đổi đời ở vùng đất không bị "tử thần" treo lơ lửng trên đầu.
Hơn 7 thập kỷ trôi đi, nhưng những nỗi đau của bệnh tật và nỗi sợ hãi từ cái chết vẫn cứ hàng giờ đeo bám những người dân vùng Mailuu-Suu xa xôi, hẻo lánh. Có lẽ, họ luôn tự hỏi: "Đến khi nào, ác mộng này mới thôi giày vò họ và con cháu?"
Tạm kết
Những nỗ lực thu hồi chất thải quặng đã được Ngân hàng Thế giới (WB) triển khai khi tổ chức này phê duyệt khoản viện trợ trị giá 5 triệu USD năm 2004, thêm 1 triệu USD vào năm 2011. Chưa hết, WB còn đầu tư 11,76 triệu USD cho dự án "Giảm nhẹ thiên tai" tại Mailuu Suu, giai đoạn 2004 - 2012, với mục tiêu "giảm thiểu phơi nhiễm ở người, vật nuôi, hệ thực vật, động vật tại khu vực Mailuu-Suu..."
Các nỗ lực giải quyết hậu quả không ngừng đưa ra khi vào ngày 30/3/2017, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Ủy ban châu Âu và chính phủ Kyrgyzstan đã họp bàn để đưa ra thỏa thuận nhằm giải quyết mối đe doạ từ "di sản" mà Liên Xô để lại. Dự kiến, cuối năm 2018, bản thỏa thuận sẽ được các bên thống nhất.
Cùng hy vọng, mảnh đất Mailuu-Suu ấy sẽ có được tương lai tốt đẹp phía trước!
Cái giá phải trả khi Liên Xô sở hữu bom nguyên tử mạnh nhất TG: Hơn 22.000 người sống mòn - Ảnh 5.
Sabira Kotchibekova, 44 tuổi, người dân thị trấn Mailuu-Suu, sống cách bãi quặng thải vài trăm mét. Ảnh: Tien Tran
Cái giá phải trả khi Liên Xô sở hữu bom nguyên tử mạnh nhất TG: Hơn 22.000 người sống mòn - Ảnh 6.
Đám trẻ Mailuu-Suu đang chơi đùa. Ảnh: Tien Tran
Bài viết sử dụng các nguồn: Equaltimes, Thediplomat, Worldatlas, Theguardian
theo Helino

Bí mật tại "đầm lầy nuốt cây" khiến Cục Khảo sát Địa chất Mỹ đau đầu

Trang Ly |
Ảnh cắt từ video trong bài.

Mặc dù nhận thấy những biến đổi địa chất kỳ lạ tại đầm lầy này nhưng Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cũng không thể lý giải nổi nguyên nhân thực sự.

Dù xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan, những địa điểm trong series "Những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh" này đều ẩn chứa những mối nguy tiềm tàng, có thể khiến con người phải bỏ mạng bất cứ lúc nào.
Nếu như ở kỳ trước, chúng ta tìm đến thị trấn Centralia (Mỹ) nơi được mệnh danh là "thị trấn đáng sợ nhất nước Mỹ" bởi trong lòng đất của nó có chứa "chảo lửa khổng lồ" miệt mài phun khí độc trong hàng trăm năm (đọc tại đây) thì ở kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu về một thảm họa đáng sợ mang tên:
#2: "Đầm nuốt cây" Bayou Corne - Mỹ
1. "Thảm họa âm thầm" của nước Mỹ
Tháng 8/2012, hàng trăm người dân sinh sống tại phía bắc Assumption Parish, tiểu bang Louisiana (Mỹ) chứng kiến "cơn ác mộng kinh hoàng từ tự nhiên" khi trước mắt họ, vùng đầm lầy rộng lớn Bayou Corne vẫn hàng ngày yên bình bỗng chốc biến thành con quái vật khổng lồ, chầm chậm nuốt hàng cây bách cao hơn 12m xuống hố nước sâu hoắm, đầy giận giữ. Mùi dầu thô khó chịu lan rộng khắp thị trấn.
Hai tháng trước khi xảy ra thảm họa khó hiểu này, người dân vùng Assumption Parish đã cảm nhận điều bất thường khi trên mặt nước của đầm lầy Bayou Corne xuất hiện những bóng khí lớn, mặt đất thì đôi lúc bị rung lắc. Họ tưởng rằng sắp có động đất xảy ra. Tuy nhiên, không có một trận động đất nào được giới chức đưa ra cảnh báo.
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cũng nhận thấy những biến đổi địa chất kỳ lạ nơi đây, tuy nhiên, họ không thể lý giải chính xác nguyên nhân là gì.
Giới chuyên gia được chính quyền địa phương mời về khảo sát thì nghi ngờ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên bị rò rỉ là nguyên nhân gây nên các hiện tượng khó hiểu kia. Tuy nhiên... không một nhận định nào đúng hết.
Kết quả, tròn 2 tháng sau đó, hơn 350 con người vùng Assumption Parish đã buộc phải sơ tán vĩnh viễn khỏi khu vực sống gần đầm lầy Bayou Corne để bảo toàn tính mạng khi giữa đầm lầy rộng lớn đó xuất hiện hố sụt khổng lồ, có thể hút và nhận chìm cây cối, bụi cây xuống lòng nước giận dữ.Xem 
Hố tử thần Bayou Corne ở Mỹ. Video: NYTimes
Nguy hiểm hơn cả, số lượng cây cối, vật chất bị nuốt xuống tỉ lệ thuận với độ rộng của miệng hố sụt. Từ khi xuất hiện, miệng hố chỉ rộng 10.000m2, vậy mà, cho đến nay, nhà khoa học ước tính, hố sụt tại đầm lầy Bayou Corne rộng khoảng 100.000m2 và sâu gần 230m.
"Hố tử thần" Bayou Corne là thảm họa từ tự nhiên hay có bàn tay của con người? Nguyên nhân có thể khiến người ta tranh cãi, song, thực tế nguy hiểm mà nó đang mang lại lại rất thật, rất chắc chắn.
Giới khoa học nhận định, "sát thủ vô hình" thực sự của hố sụt này đến từ việc hàng chục triệu cm khối khí dễ nổ và độc (như khí gas, mê-tan...) thoát ra từ tầng nước ngầm nổi lên mặt nước và trôi dạt đến những vùng có cư dân sinh sống.
Lỗi tại ai? - Tại tự nhiên hay tại con người?
Bí mật tại đầm lầy nuốt cây khiến Cục Khảo sát Địa chất Mỹ đau đầu - Ảnh 2.
Hố sụt tại đầm lây Bayou Corne ngày càng mở rộng, nhìn từ trên cao. Ảnh: New York Times
2. Truy tìm thủ phạm
"Đây là thảm họa công nghiệp lớn nhất Mỹ mà nhiều người không hề hay biết!", cựu chính trị gia người Mỹ Tim Murphy phải thốt lên như vậy khi cuối cùng giới chức trách cũng tìm ra "thủ phạm" thực sự gây nên "cơn ác mộng không ngừng lớn" tại đầm lầy Bayou Corne.
Đó là Công ty Brine Texas, LLC - nhà sản xuất nước muối độc lập lớn nhất tại Mỹ, cung cấp hơn 30% nhu cầu nước muối của ngành công nghiệp clo-kiềm.
Cách đầm lầy Bayou Corne khoảng 1,6km là một vòm muối lớn đã từng được Brine Texas, LLC khai thác triệt để.
Vì lợi nhuận, công ty này đã khai thác muối kiệt cùng, đến mức khiến cho vòm muối không ổn định về mặt cấu trúc, do đó gây ra sự sụp đổ của mỏ muối, gây tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước của vùng duyên hải bang Louisiana. Tất nhiên, thảm họa Bayou Corne nằm trong kịch bản sụp đổ này.
Trước khi mỏ muối sụp đổ, việc bất chấp sử dụng quy trình khai thác muối của công ty Texas Brine đã vô hình chung tạo nên một "tầng ngậm nước" khổng lồ bên dưới mặt đất. Họ không biết rằng, đầm lầy Bayou Corne cách đó chỉ vài nghìn mét đã bị ảnh hưởng.
Khi lớp đất vững chắc bị phá vỡ, nước tại đầm lầy như bị rút xuống hòng lấp đầy khoảng không của "tầng ngậm nước" phía bên kia vòm muối. Kết quả, thảm họa mang tên Bayou Corne đã diễn ra.
Về sau, các cư dân của Assumption Parish đã phải trải qua "cuộc chiến đòi công lý" với công ty Brine Texas, LLC nhiều tháng liền. Cuối cùng, công ty này đã phải bồi thường hàng chục triệu đô la Mỹ cho người dân nơi đây.
3. Những hệ lụy không ngừng
Con người đã khai thác tài nguyên thiên nhiên của Trái đất từ ​​bình minh của nhân loại, tuy nhiên, chưa bao giờ công tác khai thác của ngành công nghiệp hóa dầu ngày nay lại mạnh và liên tiếp đến vậy. Hệ quả là, giới khoa học nhận định, việc sử dụng những kỹ thuật khoan khai thác mỏ hiện đại đã gây ảnh hưởng rất mạnh đến sự ổn định của địa chất.
Nó không đơn giản là sự xuất hiện của các hố sụt khổng lồ, gây giải phóng các khí độc mà còn làm tăng nguy cơ động đất về sau. Việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang dần khiến chúng ta phải trả giá!
Bí mật tại đầm lầy nuốt cây khiến Cục Khảo sát Địa chất Mỹ đau đầu - Ảnh 4.
Ảnh minh họa. Hiệu ứng: Bill Mayer/Motherjones.
Bài viết sử dụng các nguồn: Atlasobscura, Ecology, Motherjones
theo Helino

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao?

Trang Ly |
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao?

Phải mất 33 năm chìm trong bóng tối, thảm họa hạt nhân Kyshtym mới được Liên Xô đưa ra ánh sáng.

Đã gần 3 thập kỷ trôi qua kể từ khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng những dư âm, câu chuyện và bí mật xoay quanh cuộc chiến không đổ máu dài đằng đẵng suốt 45 năm này vẫn còn nhức nhối đến tận ngày nay. 
2 tháng trước khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, sau bao nhiêu ngày tháng tiêu tốn tiền bạc và công sức, người Mỹ cho nổ thử quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại, quả bom mang mật danh "Trinity" vào ngày 16/7/1945, để rồi trở thành quốc gia mở đường cho buổi bình minh của kỷ nguyên nguyên tử trên thế giới.
Tiếp nối những xung đột chính trị, căng thẳng quân sự và cạnh tranh kinh tế - những dư âm của thời hậu chiến - Mỹ và Liên Xô trở thành đối thủ của nhau trong cuộc chiến tranh mới - Chiến tranh Lạnh. 
Để kìm hãm sự trỗi dậy từ "đế chế vũ khí nguyên tử" của Mỹ, Liên Xô tất yếu bí mật xây dựng các cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân. Cán cân nghiêng hẳn về phía người Liên Xô khi thế giới chao đảo chứng kiến thời khắc không bao giờ quên 11h32 ngày 30/10/1961: Liên Xô thử thành công quả bom mạnh nhất trong lịch sử nhân loại: Bom Sa Hoàng - được mệnh danh là "Vua của các loại bom."
Không súng đạn, không đổ máu trực tiếp nơi chiến trường nhưng cuộc chiến của "hai gã khổng lồ" này lại khiến không ít dân thường thiệt mạng. Đằng sau những danh xưng mỹ miều mà Mỹ và Liên Xô lần lượt gây dựng trong suốt những năm đối đầu căng thẳng của thế kỷ 20 là những câu chuyện, số phận bị chìm sâu trong bóng tối của bí mật.
Một trong số đó là thảm họa hạt nhân Kyshtym. 
Theo Thang độ đánh giá sự cố hạt nhân quốc tế (INES) của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thảm họa hạt nhân Kyshtym được xếp ở mức độ nguy hiểm cấp 6. Lịch sử công nhận Kyshtym là thảm họa hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới và thứ hai tại Liên Xô. Hai thảm họa cùng được xếp cấp độ 7 (cấp cao nhất) là Chernobyl (Liên Xô) và Fukushima (Nhật Bản).
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 1.
Liệu Kyshtym có phải là cái tên xa lạ trong các hồ sơ bí mật liên quan đến Liên Xô? Câu trả lời là, nó chỉ xa lạ với dư luận và thế giới mà thôi. Bởi, lãnh đạo Liên Xô thời bấy giờ không rò rỉ bất cứ thông tin nào liên quan đến thảm họa khủng khiếp này, kể cả những người dân bị nhiễm phóng xạ, họ cũng không biết đầu đuôi câu chuyện ra sao. 
Thậm chí, đến cái tên khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân cũng khiến dư luận bị đánh lừa vì nó thực chất không xảy ra ở Kyshtym, mà tại một thị trấn có tên Chelyabinsk. Và đối với giới lãnh đạo Liên Xô, thị trấn này không-hề-tồn-tại và có trên bản đồ! (Về sau, vào những năm 1990, Chelyabinsk được đổi thành Ozyorsk).
Tất nhiên, trải qua hơn 3 thập kỷ bị giấu nhẹm trong bóng tối, bí mật của thảm họa hạt nhân lớn thứ 2 Liên Xô mới bị phơi bày. Cụ thể ra sao, mời độc giả theo dõi.
----
Chiều muộn ngày 29/9/1957, cư dân thị trấn Chelyabinsk ở miền nam dãy núi Ural chứng kiến dải màu đỏ tím khổng lồ xuất hiện bất thường trên bầu trời. Báo chí nhanh chóng giải đáp hiện tượng lạ này với loạt tiêu đề na ná nhau: Hiện tượng bắc cực quang xuất hiện tại miền nam núi Ural!
Vài ngày sau, một loạt lệnh từ chính phủ được ban hành xung quanh khu vực cơ sở hạt nhân Mayak tại Chelyabinsk: Người nông dân vô cớ bị yêu cầu giết sạch gia súc, đào hố chôn mùa màng và đất nông nghiệp; 11.000 người bị sơ tán vĩnh viễn dần dần trong 2 năm; 22 ngôi làng ngay sau đó bị phá hủy hoàn toàn.
Không có bất cứ tuyên bố chính thức nào từ phía chính phủ, hàng chục nghìn con người quanh năm quen với đồng ruộng, gia súc chỉ biết "đoán già đoán non" rằng đã có một tai nạn nào đó rất lớn xảy ra tại Mayak. Họ không hay biết điều khủng khiếp gì đang diễn ra và có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mình như thế nào về sau.
Mayak (tên đầy đủ là Mayak Production Association) là một trong những cơ sở hạt nhân nguyên tử lớn nhất của Liên Xô, thuộc khu vực Chelyabinsk, nằm không xa thị trấn Kyshtym. Trước những năm 1990, không ai biết đến Chelyabinsk này bởi nó không hề có trên bản đồ.
Cơ sở hạt nhân này được xây dựng vội vã ngay sau khi Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc nhằm đáp ứng tiềm năng hạt nhân của Liên Xô trong cuộc chạy đua ráo riết với Mỹ. Mayak có 6 lò phản ứng hạt nhân, với chức năng làm giàu plutonium để chế tạo vũ khí hủy diệt.
Vào thời đó, người ta biết rất ít về những hệ lụy khôn lường của vật liệu phóng xạ tác động lên sức khỏe của công nhân nhà máy, hoặc nếu có thì cũng bị giới lãnh đạo Liên Xô nhắm mắt làm ngơ vì họ đang mải miết chạy đua với người Mỹ. Đó là lý do, nhà máy hạt nhân Mayak được hoàn thành sau 3 năm chóng vánh.
Khi "giục tốc" ắt sẽ "bất đạt", hệ lụy tất yếu đã xảy ra, hệ thống làm mát và hệ thống xử lý rác thải hạt nhân không được chú trọng. Lẽ dĩ nhiên, khi Mayak đi vào vận hành, chất thải phóng xạ bắt đầu rò rỉ xuống dòng sông địa phương Techa. Đây là lúc chuỗi thảm họa đến từ việc "nhắm mắt làm ngơ" của giới lãnh đạo bắt đầu xảy ra!
Cùng với sự kiện Mayak "xuất xưởng" quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô vào năm 1949, chất thải phóng xạ nồng độ cao bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trong vùng. 
Tiếp tục tảng lờ đi những số phận chưa biết đi về đâu của người dân, Liên Xô tham vọng muốn Mayak sản xuất nhiều quả bom hủy diệt hơn nữa, thậm chí, giới lãnh đạo còn ra thời hạn ngắn hơn mà lại mong muốn có những quả bom mạnh hơn. Mayak đáp ứng được! Nhưng cái giá phải trả bắt đầu tăng!
Hơn 17.000 công nhân (phần lớn là tù nhân bị cưỡng bức làm việc với đồ bảo hộ nghèo nàn) bị nhiễm phóng xạ nồng độ cao suốt từ năm 1948 đến 1958. Chất thải phóng xạ đổ ra con sông Techa từ năm 1949 đến 1952 đã gây nên nhiều đợt bùng phát bệnh do nhiễm phóng xạ cho những người dân vùng hạ lưu.
Những hậu quả nặng nề này chưa là gì so với sự kiện xảy ra ngày 29/9/1957 dưới đây.
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 2.
Giới lãnh đạo Liên Xô sẽ còn tiếp tục làm ngơ đến những hậu quả đến từ sự tắc trách trong xây dựng nhà máy nếu như không có sự kiện các công nhân nhà máy bị nhiễm chất độc và phát tác ra bên ngoài: Năm 1953, do bị bỏng phóng xạ, chân của các công nhân đều bị cắt cụt!
Lúc này, chính phủ Liên Xô mới bắt đầu hạ lệnh tiến hành các biện pháp "chữa cháy vội vàng" nhằm kiểm soát lượng chất thải vốn đã chất lên hàng tấn của Mayak: Người ta xây dựng các bể chứa chất thải khổng lồ nằm sâu 8m dưới lòng đất. Để ngăn chất thải phóng xạ rò rỉ và nhiễm vào nguồn đất, nguồn nước ra khu vực xung quanh, người ta lắp máy làm mát cho bể chứa, tránh trường hợp nhiệt độ bể chứa tăng lên.
Giá như! Có lẽ là hai từ mà (có lẽ) giới lãnh đạo Liên Xô từng phải thốt lên dành cho những năm đầu xây dựng nhà máy hạt nhân Mayak, để 12 năm sau, chính họ không phải chứng kiến thảm họa được lịch sử gắn mác là nguy hiểm thứ hai trong lịch sử nước này!
Vì hệ thống làm mát và hệ thống xử lý rác thải hạt nhân của Mayak không được chú trọng nên cái giá mà những con người vô tội phải trả thay cho họ là quá lớn!
Vào năm 1956, những dấu hiệu đầu tiên của thảm họa bắt đầu xảy ra khi nhiệt độ tại một bể chứa chất thải hạt nhân nóng lên. 
Người ta thậm chí không hề biết đến sự việc này bởi một phần do sự tắc trách của các kỹ sư, một phần do hệ thống đo nhiệt độ hoạt động kém, cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ việc cung cấp thông số, do đó, khi bể chứa này đang nóng dần lên thì bể chứa khác bắt đầu nóng theo.
Sau hơn 1 năm âm ỉ nóng dần lên, đến ngày 29/9/1957, nhiệt độ tăng lên 350 độ C, bể chứa phát nổ khủng khiếp với sức phá hủy tương đương một vụ nổ của gần 100 tấn TNT.
Vụ nổ, tựa như "cơn cuồng nộ" bị kìm hãm lâu ngày, đã phá hủy hoàn toàn nhà máy, tàn phá công trình và các khu vực xung quanh nó với tổng khối lượng là 160 tấn bê-tông. 
Nguy hiểm hơn hết, nó giải phóng 20 triệu Curie bụi phóng xạ ra không khí, bao gồm một lượng lớn strontium-90 và cesium-137.
11 giờ
... sau khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng này, đám mây phóng xạ màu đỏ tím tựa như "vệt máu tử thần" bắt đầu xuất hiện từ tâm vụ nổ và loang rộng ra một khu vực rộng 20.000 km2, nơi sinh sống của 270.000 dân thường.
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 4.
"Vệt máu tử thần" - Dải mây phóng xạ chết chóc từ vụ nổ nhà máy Mayak. Nguồn: Jan Rieke
Vào thời điểm đám mây phóng xạ phân tán, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 22 ngôi làng, gây ra một cuộc khủng hoảng về sức khỏe và dân số lớn. Các nhà chức trách thậm chí không bận tâm thông báo cho người dân địa phương lý do cho việc sơ tán.
Khi vụ nổ khiến hàng nghìn dân làng Korabolka gần đó bàng hoàng, họ tưởng rằng chiến tranh hạt nhân đã nổ ra. Vài ngày ngày sau, 300 dân thường vô tội trong tổng số 5000 dân cư làng Korabolka đã chết do nhiễm độc phóng xạ!
Tồi tệ hơn, trong khu vực bị ảnh hưởng có 270.000 người nhưng số người được sơ tán chỉ có 11.000 người. Một thông tin không chính thống cho rằng, số người không được sơ tán nằm trong kế hoạch đo mức độ nhiễm phóng xạ lên sức khỏe người, nhằm phục vụ cho nghiên cứu ngầm của giới lãnh đạo về sau.
Báo chí phương Tây nghe ngóng được rất ít thông tin về thảm họa đau thương này. Bởi thông tin về vụ nổ và sự cố tại nhà máy Mayak bị giấu nhẹm trong bóng tối. Thậm chí, con số người thương vong chính thức cũng không bao giờ được công bố. Theo nguồn tin độc lập, khoảng 10.000 người chết sau thảm họa này, trong đó, có những người chết vì nhiễm độc phóng xạ, có người chết vì bệnh tật đeo bám (như ung thư, rối loạn gen...).
Do Chelyabinsk không nằm trên bản đồ nên thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ hai trong lịch sử Liên Xô được đặt theo tên thị trấn Kyshtym gần đó.
Khi cuộc Chiến tranh Lạnh bước vào những năm cuối cùng, Liên Xô mới bắt đầu giải mật các hồ sơ liên quan đến thảm họa hạt nhân kinh hoàng này.
Có một sự thật ra, CIA cũng đã nắm rõ thảm họa hạt nhân Kyshtym trong lòng bàn tay, tuy nhiên, họ khôn khéo chọn cách im lặng thay vì tiết lộ cho công chúng, bởi, trong cuộc chạy đua không ngừng nghỉ với Liên Xô về vũ khí hạt nhân, CIA không dại mà "dập tắt" sự ủng hộ của dân Mỹ trước các dự án hạt nhân của mình.
Nhưng thứ mà chúng ta biết nào có sánh được với những nỗi đau mà những người dân thường của vùng bị ảnh hưởng vẫn từng ngày trải qua! Thật sự, quá chua chát!
Chiến tranh Lạnh đã khép lại, lịch sử cũng khép lại những hồ sơ tối mật luôn bị Liên Xô hay Mỹ giấu nhẹm trong bóng tối. Chúng ta chỉ biết khi những hồ sơ này bị đưa ra ánh sáng, vài chục năm sau...
Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 Liên Xô: CIA rõ như ban ngày nhưng không hé môi - vì sao? - Ảnh 6.
Bia tưởng niệm thảm họa hạt nhân Kyshtym.
Bài viết sử dụng nguồn: Mentalfloss, Thevintagenews
theo Helino

Hơn 2.700 người "biến mất" khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra?

Trang Ly |
Hơn 2.700 người "biến mất" khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra?
Ảnh minh họa.

Ở Centralia tồn tại bí ẩn đáng sợ gì mà nhiều người gọi nó là "địa ngục trần gian"?

Hành tinh mà chúng ta đang sống ẩn chứa rất nhiều bí ẩn và cũng không thiếu những điều đáng sợ. Trong series "Những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh", chúng ta sẽ lần lượt điểm danh những địa điểm trên Trái Đất có thể khiến con người bỏ mạng.
#1: Thị trấn Centralia, Mỹ
Khu vực nguy hiểm được các nhà khoa học xếp hạng 31 chính là thị trấn bị bỏ hoang đáng sợ nhất nước Mỹ: Thị trấn Centralia, thuộc quận Columbia, tiểu bang Pennsylvania, phía Đông nước Mỹ.
"Đây là một "thế giới" con người không thể sinh sống, bởi nó nóng hơn sao Thủy, bầu khí quyển độc như sao Thổ. Nhiệt độ nóng nhất đạt 540 độ C. Khí độc CO, sunfurơ... tựa như những đám mây chết chóc bao trùm lên tất cả.." (Trích trong cuốn sách "Hiểm họa vô hình: Tấn bi kịch của con người, chính phủ và Centralia" của David DeKok, 1986).
Bí ẩn thị trấn chỉ có 10 người sinh sống tại Mỹ
Trong lịch sử hơn 140 năm (từ 1870 - 2016) của Centralia, chưa bao giờ người ta lại chứng kiến số người tại thị trấn nhỏ miền Đông nước Mỹ "biến mất" một cách bất thường như thế. 
Từ thời điểm dân số đạt mức cao nhất vào năm 1890 với 2.761 người đến bắt đầu những năm 1990, dân số Centralia đã tụt xuống mức "không thể tin được" - chỉ còn 63 người! Con số tiếp tục giảm, và đến năm 2016, người ta chỉ còn đếm trên đầu ngón tay dân cư sinh sống tại đây. Như vậy, tính từ năm 1890 đến năm 2016, 2.751 người đã "biến mất" khỏi nơi đây!
Bao trùm lên toàn bộ thị trấn rộng vỏn vẹn 0,62 km2 là khung cảnh hoang vu, điêu tàn đến ớn lạnh: Những căn nhà cứ thế mặc cho rêu phong và thời gian phủ bụi, những con đường vắng bóng con người và động vật... Cuộc sống từng náo nhiệt mội thời tại Centralia giờ nhường chỗ cho màu úa tàn của thời gian cùng sự đông đặc của "tử khí".
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 1.
Từ gần 3.000 người năm 1890, dân số của Centralia chỉ còn 10 người vào năm 2016. Nguồn: Population.us
Ở Centralia ẩn giấu bí mật gì mà khiến cho hàng nghìn người "chạy trốn" khỏi đây? Tại sao nó khiến cho những ai từng vô tình đặt chân đến đây cũng phải tránh xa? Lý do gì người Mỹ gọi nó là thị trấn đáng sợ và nguy hiểm nhất? Chúng ta hãy cùng lật mở vấn đề.
Giải mã bí ẩn của Centralia 
Từ "vựa than đá" giàu có...
Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), tiểu bang Pennsylvania là một "vựa khoáng sản" hiếm thấy của nước Mỹ. Mảnh đất đầy nhựa sống này có những mỏ dầu, than đá, đá, cát, sỏi... nằm ẩn mình dưới những lớp đất đá được thời gian bồi đắp. Chỉ tính riêng năm 2003, công nghiệp khai khoáng tại Pennsylvania đã thu được 1,26 tỷ USD!
Và thị trấn Centralia là một trong những "vựa than đá" dồi dào của bang. Lẽ tất yếu, khu vực này bắt đầu được khai thác từ rất sớm. Ngay từ năm 1856, công cuộc khai thác than đá tại Centralia bắt đầu với việc hai mỏ than Locust Run và Coal Ridge chính thức được mở. 
Khoảng 30 năm sau, Centralia từ một vùng đất thưa thớt người đã trở thành thị trấn phồn vinh với hai thành tựu đạt đỉnh: Dân số đạt đỉnh ở mức 2.761 người năm 1890; Nhờ Centralia, sản xuất than hoạt tính anthracite ở Pennsylvania cũng đạt đỉnh.
Tuy nhiên, hơn 100 năm sau, Centralia chứng kiến hàng loạt sự thoái trào không thể tránh khỏi từ công nghiệp khai khoáng đến cuộc sống người dân nơi đây: Tính đến năm 1960, mọi hoạt động khai thác than dừng hẳn, khai thác lậu còn được tiếp tục đến năm 1982 - Song song với đó, tính đến năm 1990, dân số của Centralai tụt mạnh, chỉ còn 63 người, đến năm 2016 thì chỉ còn 10 người! 
Tại sao vậy?
Biến thành "địa ngục trần gian"
Sở dĩ, người dân Centralia bỏ thị trấn mà đi là vì họ muốn bảo toàn tính mạng của mình. Nếu tiếp tục ở lại vùng đất có "chảo lửa" khổng lồ ấy, họ có thể chết vì ngạt hoặc bị mặt đất "nuốt chửng"!
Câu chuyện bắt đầu từ nỗ lực làm sạch bãi rác chôn lấp khổng lồ của thị trấn cách đây hơn 5 thập kỷ. Cụ thể, vào tháng 5/1962, Hội đồng nhân dân Centralia đã thuê 5 thành viên của một công ty cứu hỏa để dọn sạch bãi rác của thị trấn. Như thường lệ, để tiêu hủy bãi rác khổng lồ, các nhân viên cứu hỏa tiến hành thiêu đốt bãi rác, cho nó cháy âm ỉ theo thời gian.
Ngọn lửa bùng lên cũng là lúc nó châm ngòi cho hàng loạt điều khủng khiếp về sau, mà cái giá con người phải trả là quá lớn.
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 2.
Centralia - Vùng đất không có mùa đông.
Các nhân viên cứu hỏa cứ thế đốt bãi rác mà không hề hay biết rằng bên dưới bãi rác khoảng 90m là một mỏ than chưa được khai thác, dài 13km và trải rộng khoảng 15km2
Lửa nóng âm ỉ bắt với vựa than khổng lồ bên dưới, hệ quả là, đến tận ngày nay nó vẫn âm thầm cháy khiến cho mặt đất nóng rãy, khí độc từ sự cháy gây tử vong ở người và vật nuôi. Ước tính, nhiệt độ tại trung tâm mỏ than lên đến 540 độ C.
Bất chấp mọi nỗ lực dập lửa của người dân, lửa ngầm vẫn âm thầm lan rộng đến trung tâm thị trấn rồi tàn phá cây cối, nhà cửa, con người, vật nuôi. Đáng sợ hơn, người ta nói rằng, bên dưới lòng đất có đủ lượng than đá để cháy âm ỉ trong 250 năm nữa!
Mặt đất nóng bỏng, khí độc CO, sunfurơ... từ những kẽ đất đá nứt toác (do nhiệt độ cao) phun lên quanh năm như nhấn chìm tất cả sự sống ở bên trên xuống địa ngục của nó. Người ta đã nói ví rằng, Centralia là vùng đất không có mùa đông, vì tuyết rơi xuống lập tức bị nền đất nóng làm cho tan chảy.
Để đảm bảo tính mạng cho người dân, năm 1980, Quốc hội Mỹ triển khai kế hoạch di dời tiêu tốn 42 triệu USD, nhằm khuyến khích người dân thị trấn dời đến nơi ở mới an toàn hơn. Hàng nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy nhằm tránh kịch bản lửa bén gây hỏa hoạn diện rộng trên mặt đất.
Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo của chính quyền bang Pennsylvani cùng những nguy hiểm hoàn-toàn-có-thể-nhận-thấy tại "địa ngục trần gian" này, vẫn có một vài người cố "bám đất", không chịu rời đi. Tính đến năm 2016, vẫn còn 10 người sinh sống tại đây.
Một số hình ảnh về thị trấn nguy hiểm nhất nước Mỹ - Centralia:
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 4.
Những vết nứt khổng lồ từ mặt đường do bị hun nóng.
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 5.
Mặt đất nứt toác rộng đến mức có thể "nuốt chửng" người trưởng thành.
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 6.
Nhiệt độ mặt đường tại Centralia đo được ở mức 86 °C.
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 7.
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 8.
Khí độc giết người vẫn âm thần len lỏi từ các vết đất nứt bay lên trên.
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 9.
Con đường bị phá hủy hoàn toàn vì sức nóng bên dưới.
Hơn 2.700 người biến mất khỏi thị trấn đáng sợ nhất Mỹ: Điều khủng khiếp gì đã xảy ra? - Ảnh 10.
Khí độc miệt mài phun lên mặt đất.
Bài viết sử dụng nguồn: Huffingtonpost, Tài liệu của bang Pennsylvania
theo Helino

Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc!

Trang Ly |
Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc!
Người anh hùng Liên Xô khóc đến tận phút cuối khi con tàu vũ trụ lao xuống Trái Đất, vỡ tan tành. Ảnh gốc: Motherboard

Cái chết của người anh hùng Vladimir Komarov khiến Thủ tướng Liên Xô thời ấy cũng phải bật khóc!

Cách đây gần 6 thập kỷ, thành công của chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trụ do phi hành gia Yuri Gagarin (1934 – 1968) thực hiện ngày 12/4/1961 trên con tàu Phương Đông 1 (Vostok 1), đã chính thức đưa Liên Xô lên vị trí dẫn đầu thế giới trong cuộc đua chinh phục không gian.
Liên Xô mở ra kỷ nguyên vũ trụ mới trong lịch sử loài người đúng vào lúc cuộc đối đầu không đổ máu giữa quốc gia này và Mỹ trong cuộc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn căng thẳng nhất.
Không chỉ công nghệ, vũ khí, người Mỹ và người Liên Xô còn không ngừng cạnh tranh nhau về không gian. Và tất nhiên, mặt trái cay đắng của cuộc đua khốc liệt thời ấy chỉ có những người trong cuộc và lịch sử mới được chứng kiến.
Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc! - Ảnh 1.
Sau "cú đấm kép" của người Liên Xô, bao gồm: Chế tạo và phóng thành công Sputnik 1 - vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong lịch sử vào ngày 4/10/1957 (1); và việc đưa con người lần đầu tiên bay vào vũ trụ (2), quốc gia này bắt đầu tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua không gian với Mỹ.
Nước Mỹ lúc bấy giờ thúc đẩy chương trình khai phá vũ trụ của mình mạnh hơn bao giờ hết. Điều tất yếu xảy ra, lãnh đạo Liên Xô cần những thành tựu mới để kìm lực người Mỹ. Không ai chịu lép vế hay thụt lùi trước ai.
Và tất nhiên, cũng không người Liên Xô nào biết rằng, vì nóng lòng vượt mặt Mỹ, lịch sử Liên Xô phải một lần ghi lại những ký ức đau thương từ thảm họa không gian từng lấy đi biết bao nước mắt của người trong cuộc.
Vladimir Komarov, phi hành gia được phong tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô ngay trong giấy phút đối mặt với cái chết ấy, đã mãi mãi ra đi ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Người ta khóc vì anh, nhớ đến anh bởi sự hi sinh vô cùng anh dũng, bởi những cống hiến tốt đẹp cho đất nước, và cũng bởi những giây phút cuối cùng đầy ám ảnh trước khi con tàu của anh lao xuống mặt đất rồi vỡ tan tành....
1. Sứ mệnh tự sát
Sau khi triển khai Chương trình Mercury (dự án đưa người vào vũ trụ đầu tiên của Mỹ, diễn ra từ năm 1959 - 1963), Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là John F. Kennedy hạ lệnh cho thực hiện Chương trình Apollo dài hơi trong suốt thập niên 1960, nhằm khám phá và đưa con người lên Mặt Trăng. Về sau, chương trình tiêu tốn hàng tỷ USD này của Mỹ đã mang lại kết quả khi vào ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 đã đưa những phi hành gia đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt Trăng, là Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô tức tốc xây dựng con tàu vũ trụ có người lái mới mang tên Soyuz, nhằm thay thế Phương Đông 1, và cũng để khởi động chương trình đưa người lên Mặt Trăng, giống Mỹ!
Năm 1960, Vladimir Komarov, một kỹ sư hàng không kiêm phi công bay thử nghiệm người Liên Xô, được chọn làm thành viên trong nhóm phi hành gia tham gia huấn luyện cho chuyến bay nhiều người đầu tiên ra ngoài không gian. Cùng nhóm huấn luyện với Vladimir Komarov là phi hành gia Yuri Gagarin.
Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc! - Ảnh 2.
Vladimir Komarov (1927 - 1967) - Người anh hùng dân tộc của Liên Xô.
Sau khi hay tin tình báo về chương trình chinh phục Mặt Trăng của Mỹ, Liên Xô đánh bạo thực hiện một nước cờ mạo hiểm: Họ muốn thực hiện dự án phức hợp tàu vũ trụ kết nối trên quỹ đạo Trái Đất – Soyuz của hai con tàu vũ trụ trong không gian.
Một trong hai con tàu vũ trụ đó là Soyuz 1. Soyuz 1 có nhiệm vụ chở một phi hành gia tiến đến quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Tàu vũ trụ còn lại là Soyuz 2 chuyên trách chở các phi hành gia khác.
Theo kế hoạch, khi hai con tàu phóng ra ngoài không gian thành công, hai con tàu sẽ tiến hành kết nối với nhau, các phi hành gia tàu này sẽ sang con tàu vũ trụ kia. Sau đó, một con tàu sẽ quay trở lại Trái Đất.
Kế hoạch nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nó đã sớm bị các kỹ sư xây dựng tàu Soyuz bác bỏ ngay từ khi còn trong trứng nước! Bởi có quá nhiều trở ngại cho thấy, kế hoạch này chẳng khác gì một nhiệm vụ tự sát.
Bất chấp những lời cảnh báo của giới khoa học, bất chấp cả những phản đối của các kỹ sư trong đội phát triển tàu vũ trụ có người lái Soyuz (vì họ biết Soyuz chưa sẵn sàng cho một chuyến bay có người lái), giới lãnh đạo chương trình không gian vẫn một mực tiến hành theo kế hoạch. Họ ném bản thảo 10 trang, trong đó nói về những nguy hiểm cũng như sự bất khả thi của dự án phức hợp tàu vũ trụ trong không gian, vào sọt rác.
Thật không may, một trong những người phải tham dự nhiệm vụ tự sát này chính là Vladimir Komarov.
Về sau, theo một nguồn tin mật của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), bản thân Vladimir Komarov biết rằng nhiệm vụ này sẽ thất bại nhưng lãnh đạo Liên Xô, vì nóng lòng chạy đua với Mỹ, đã phớt lờ tất cả.
Bị cấp trên ra nhiệm vụ, Vladimir Komarov ý thức được tình hình. Nhưng thay vì trốn tránh hay lên tiếng biện minh, người phi công bay thử nghiệm ấy đã chấp nhận nhiệm vụ. Anh chọn bay trên con tàu Soyuz 1.
Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc! - Ảnh 3.
Đôi bạn thân Yuri Gagarin (trái) và Vladimir Komarov. Ảnh: Motherboard
Nhiều người không hiểu vì sao anh lại chọn bay "đơn thương độc mã" trên Soyuz 1. Sau rồi người ta mới biết rằng, nếu anh từ chối nhiệm vụ, người ta sẽ thay thế anh bằng một phi hành gia khác. Người đó không ai khác chính là bạn thân của anh - phi hành gia Yuri Gagarin!
Ba phi hành gia tham gia bay sau Vladimir Komarov trên Soyuz 2 là Valery Bykovsky, Aleksei Yeliseev, và Yevgeny Khrunov.
2. Ngày anh bay - 23/4/1967 - cũng là ngày mất của anh
Đôi bạn thân ấy đều có mặt trong cái ngày định mệnh ấy: Ngày 23/4/1967.
Người ta nhớ lại rằng, trước khi bay, Vladimir Komarov có những yêu cầu khác lạ về bộ đồ bay của mình. Anh mong muốn được mặc đồ bảo hộ Pressure suit (có khả năng chống chịu được ở nơi có áp suất không khí cực thấp). Người ta tin rằng, khi ấy Vladimir Komarov hiểu con đường mình sắp đi sẽ khốc liệt và nguy hiểm tới tính mạng như thế nào.
3 tháng
... sau thảm kịch tàu Apollo 1 (một vụ hỏa hoạn xảy ra trong ngày phóng tàu 27/1/1967 giết chết 3 phi hành gia Mỹ), giờ đây Đại tá Vladimir Komarov lên đường thực hiện nhiệm vụ bay đầu tiên trên con tàu Soyuz lịch sử.
9 phút
... sau khi cất cánh, tàu vũ trụ Soyuz tiến vào vùng quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Ngay lập tức, những sai sót trên biên bản 10 trang trình lên giới lãnh đạo đã thành hiện thực. Thậm chí, ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Những sai sót kỹ thuật liên tiếp xảy ra: Ăng-ten của con tàu không hoạt động. Hệ thống năng lượng và điều hướng cũng không hiệu quả. Bảng điều khiển con tàu (bán tự động, chạy bằng năng lượng Mặt trời, cung cấp nhiên liệu cho con tàu) không hoạt động. Con tàu không thể chạy với nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt.
Ở dưới mặt đất, trạm chỉ huy ra quyết định phóng tàu Soyuz 2 với một đội gồm ba phi hành gia để thực hiện nhiệm vụ giải cứu Vladimir Komarov.
Không may thay, một tia sét đánh vào bệ phóng khiến cho kế hoạch phóng Soyuz 2 phải hủy bỏ. Soyuz 1 và người phi hành gia của nó phải tự xoay sở để bảo vệ lấy mình!
Khi nhiên liệu cạn kiệt, Soyuz 1 trở thành khối sắt "vô dụng", nó lao tự do trở về mặt đất với vận tốc khủng khiếp.
Trong cơn tuyệt vọng cực cùng, Vladimir Komarov quyết định khởi động lại bảng điều khiển. Trong lúc này, Vladimir Komarov kích hoạt chiếc dù chính nhằm bảo vệ tính mạng trong trường hợp bảng điều khiển vẫn bị vô hiệu hóa.
Chiếc phao cứu sinh cuối cùng của anh cũng không thể vận hành theo mong muốn. Vladimir Komarov cuống cuồng mở chiếc dù dự bị. Nhưng không hiểu vì lý do gì, nó cũng không hoạt động!
Sáng ngày 24/4/1967
... một vài dân làng sinh sống ở phía nam dãy núi Ural chứng kiến một vật thể khổng lồ lao xuống đất. Họ không biết rằng, vật thể khổng lồ đó chính là Soyuz 1 chở phi hành gia, đại tá Vladimir Komarov và đâm xuống mặt đất với vận tốc 140km/giờ.
Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc! - Ảnh 5.
Đống vụn vỡ từ con tàu Soyuz 1.
Khoảnh khắc, chiếc dù dự bị không thể mở được, Vladimir Komarov ý thức hoàn toàn được điều gì sẽ xảy tiếp theo.
Những giây phút cuối cùng trong cuộc đời người phi hành gia 40 tuổi ấy là cuộc đàm thoại với sở chỉ huy mặt đất. Nhưng đoạn hội thoại ấy bị giấu nhẹm và trở thành một trong những sự kiện bí ẩn và gây nhiều tranh cãi nhất của thế kỷ 20.
Những gì người trong cuộc và người đời biết chỉ là những tiếng thét đầy đau đớn của một con người đối mặt rất gần với Thần Chết. Qua bộ đàm, những người dưới mặt đất vẫn còn nhớ như in "tiếng khóc, tiếng thét trong cơn tuyệt vọng cùng cực".
3. Tiếng nấc của người vợ và lời tiễn biệt cuối cùng
Liên Xô luôn có những bí mật quốc gia được bảo toàn tuyệt mật trước dư luận và thế giới. Không ai biết rõ sự thật trong cuộc hội thoại cuối cùng của Vladimir Komarov. Chỉ biết rằng, trong trạng thái cuồng loạn đó, Vladimir Komarov đã nói chuyện với Alexsei Kosygin, Thủ tướng của Liên Xô, người đã khóc cùng Vladimir Komarov. Câu cuối cùng Alexsei Kosygin nói chính là "Vladimir Komarov, anh là người hùng của dân tộc!"
Sau giây phút ngắn ngủi trò chuyện với vợ về những đứa trẻ đáng yêu của hai người, Soyuz 1 và anh đâm sầm xuống mặt đất với một lực của một thiên thạch nặng 2,8 tấn.
"Chúng tôi tìm thấy phần thi thể còn sót lại của Vladimir Komarov một giờ sau khi tiến hành thu thập các mảnh vụn của con tàu Soyuz 1. Ban đầu, chúng tôi chẳng thể phân biệt đâu là đầu, tay hay chân của anh ấy. Anh ấy đã... bị thiêu cháy ngay cả khi con tàu chưa kịp lao xuống mắt đất. Ngọn lửa đã biến cơ thể người anh hùng ấy chỉ còn là một phần cháy đen, có kích thước 30 x 80cm.", đồng đội của anh xót xa kể lại.
Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc! - Ảnh 7.
Phần thi thể cháy đen còn lại của người anh hùng Liên Xô Vladimir Komarov.
Bí mật sứ mệnh tự sát của phi hành gia Liên Xô: Cái chết của anh làm nhiều người bật khóc! - Ảnh 8.
Người anh hùng Liên Xô Vladimir Komarov mãi mãi ra đi, để lại sự nuối tiếc của nhiều người.
Đã 51 năm trôi qua kể từ thảm họa tàu vũ trụ đau lòng ấy, người ta vẫn không hiểu tại sao, cả hai chiếc dù đều không mở.
Cái chết thương tâm của Vladimir Komarov trở thành sự mất mát về người khi bay trong vũ trụ đầu tiên trong lịch sử.
Bài viết sử dụng nguồn: Futurism, Space, Listverse
theo Helino
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét