Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 35

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cán bộ thành gián điệp sau khi học tập công tác tại Trung Quốc!


6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai?

Trang Li |
6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai?

Tiết lộ bí mật quốc gia của cả Anh và Mỹ cho Liên Xô, điệp viên gốc Đức được The Times (Anh) công nhận là điệp viên thành công nhất lịch sử hiện đại!

6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 1.
Cách đây 70 năm có lẻ, thế giới chính thức bước vào kỷ nguyên vũ khí nguyên tử sau khi Mỹ sản xuất và cho nổ thử nghiệm thành công quả bom hạt nhân mang mật danh "Trinity" vào ngày 16/7/1945.
Để có được "quân bài chiến lược" là vũ khí mạnh nhất trong lịch sử loài người trong tay, ngay trước khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ đã phải bí mật thực hiện rất nhiều dự án nhằm sản xuất bằng được siêu vũ khí có thể đưa Mỹ lên vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua mới mang tên Chiến tranh Lạnh sau này với Liên Xô.
Dự án Manhattan (Manhattan Project), "cái nôi" cho ra đời quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại "Trinity", chính là nỗ lực không ngừng nghỉ của người Mỹ trong những năm Thế chiến 2 đang diễn ra ác liệt.
Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, các nhà khoa học Đức đã có phát hiện quan trọng làm thay đổi mãi mãi sức mạnh vũ khí tương lai: Nguyên tử hóa học Uranium khi bị bắn phá mạnh có thể giải phóng một nguồn năng lượng hủy diệt rất lớn. Phát hiện này đặt nền tảng cho ý tưởng sản xuất một loại bom có sức công phá vô cùng lớn.
Năm 1939, sau khi hay tin tình báo các nhà khoa học Đức đang bí mật nghiên cứu nhằm chế tạo vũ khí áp dụng công nghệ hạt nhân, nguy hiểm hơn, Adolf Hitler đặt rất nhiều hy vọng vào loại vũ khí hủy diệt này cho những nước cờ của hắn, thì Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Franklin D. Roosevelt ra sắc lệnh khởi động "quân bài chiến lược" nhằm đáp trả lại những mối nguy hiểm tiềm tàng từ dự án của Adolf Hitler.
Đầu tiên, Tổng thống Roosevelt thành lập Ủy ban Tư vấn về Uranium. Ủy ban gồm các nhà khoa học và quan chức quân sự có trọng trách tìm hiểu vai trò của Uranium trong sản xuất vũ khí hủy diệt.
Dựa trên những phát hiện của ủy ban, chính phủ Mỹ bắt đầu tài trợ cho nghiên cứu của Enrico Fermi và Leo Szilard thuộc Đại học Columbia, nhằm tập trung vào các phương pháp tách đồng vị phóng xạ (còn gọi là làm giàu urani) và phản ứng dây chuyền hạt nhân.
Năm 1940, Ủy ban Tư vấn về Uranium đổi tên thành Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng, trước khi được đổi tên thành Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học (OSRD) vào năm 1941 và bổ sung Fermi vào danh sách các thành viên.
Cũng trong năm đó, sau cuộc tấn công của Nhật Bản tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Roosevelt tuyên bố, nước Mỹ sẽ bước vào Thế chiến 2 và sẽ cùng với Anh, Pháp và Liên Xô chống lại người Đức ở châu Âu và người Nhật Bản ở khu vực Thái Bình Dương.
Công binh Lục quân Mỹ gia nhập OSRD năm 1942 dưới sự chấp thuận của Tổng thống. Dự án chính thức trở thành sáng kiến quân sự, với vai trò chủ chốt của các nhà khoa học tài năng.
Khi Thế chiến 2 đang nổ ra mạnh mẽ, nhiều nhà khoa học châu Âu chạy tị nạn sang Mỹ, trong đó có nhà bác học nổi tiếng người Đức Albert Einstein, người về sau đã đề nghị Mỹ hỗ trợ công cuộc nghiên cứu phân tách hạt nhân của Uranium.
Cuối cùng, vào ngày 28//12/1942, Tổng thống Roosevelt thành lập Manhattan Project để kết hợp những nỗ lực nghiên cứu khác nhau trước đó với mục tiêu vũ khí hóa năng lượng hạt nhân.
Các cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí được xây dựng tại các địa điểm xa xôi ở bang New Mexico, Tennessee và Washington, cũng như các địa điểm của Canada.
Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ J. Robert Oppenheimer, một trong những "cha đẻ của vũ khí nguyên tử", là người lãnh đạo Manhattan Project.
Là nơi tập hợp của hàng trăm nhà bác học đại tài cùng số kinh phí khổng lồ, Dự án Manhattan nhanh chóng "hái quả ngọt". Ngày 16/7/1945, tại một địa điểm trên sa mạc xa xôi gần Alamogordo, bang New Mexico, quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại đã được phát nổ thành công - Trinity Test - tạo ra một đám mây nấm khổng lồ cao khoảng 12.000m. Trinity Test chính thức mở ra kỷ nguyên nguyên tử của thế giới.
6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 2.
"Trinity" tạo ra một đám mây nấm khổng lồ cao khoảng 12.000m. Nguồn: Rare Historical Photos
Các nhà khoa học làm việc dưới quyền của J. Robert Oppenheimer đã phát triển hai loại bom riêng biệt: Một quả bom lấy nhiên liệu là Uranium có tên là "The Little Boy - Cậu Bé", quả bom thứ hai lấy nhiên liệu là Plutonium có tên là "The Fat Man - Gã Béo".
Cả "The Little Boy" và "The Fat Man" đều là những vũ khí chiến lược mà Mỹ dùng để chấm dứt chiến tranh nhanh chóng. Giới lãnh đạo quân đội của Dự án Manhattan xác định, thành phố Hiroshima của Nhật Bản, là mục tiêu lý tưởng để thả bom.
Nói là làm, ngày 6/8/1945, "The Little Boy" nổ tung trên bầu trời Hiroshima (cách mặt đất khoảng 600m), tạo nên sự tàn phá chưa từng có trong lịch sử. Ba ngày sau, ngày 9/8/1945, Mỹ tiếp tục thả "The Fat Man" xuống thành phố Nagasaki của Nhật, phá hủy toàn bộ nhà cửa, con người trên một vùng rộng hơn 3 dặm vuông.
Hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã giết chết hơn 100.000 người và san bằng hai thành phố của Nhật. Kết quả, ngày 14/8/1945, Nhật đầu hàng. Ít lâu sau, Đức cũng xin hàng. Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Kết thúc luôn "giấc mộng" sử dụng vũ khí hạt nhân của trùm phát xít Đức Adolf Hitler.
Tạm gác những diễn biến của cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử nhân loại sang một bên. Trở lại với Dự án Manhattan. Trong số hàng trăm nhà khoa học góp công cho dự án khổng lồ, có một nhà bác học mang tên Klaus Fuchs - người sau này bị truy nã vì đã tiết lộ "bí mật quốc gia" về bom nguyên tử cho Liên Xô.
6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 3.
16 năm sau khi Mỹ cho nổ qua bom đầu tiên trong lịch sử nhân loại, người Liên Xô đáp trả bằng một quả "bom vua" - bom Sa Hoàng - có sức hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử vũ khí hạt nhân tính đến thời điểm hiện nay.
Mặc dù đi sau Mỹ nhưng thứ mà Liên Xô đạt được khiến cho chính Mỹ phải nể sợ! Nhờ đâu mà Liên Xô nhanh chóng phát triển được loại bom có sức công phá khủng khiếp đến vậy? Phải chăng, những bí mật trong Dự án Manhattan đã bị rò rỉ?
-------
Trong cuốn sách "The Spy Who Changed the World" (tạm dịch: Chuyện về điệp viên làm thay đổi thế giới, viết về điệp viên Klaus Fuchs) của tác giả nổi tiếng người Anh Mike Rossiter, có đoạn miêu tả công việc nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của các nhà khoa học cho Mỹ trong Dự án Manhattan là công việc "bí mật nhất thế kỷ 20".
Đối với riêng nước Mỹ, để chế tạo thành công siêu vũ khí khiến cả thế giới bàng hoàng, tất yếu cần sự bí mật. Đó là lý do họ đặt bí danh cho dự án (là Manhattan Project) và đặt tên cho quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại là "Trinity".
Bí mật xây dựng. Bí mật nghiên cứu và chế tạo. Rồi cũng bí mật thả hai quả bom xuống hai thành phố của Nhật Bản... cuối cùng, người Mỹ cũng phải trả một cái giá không hề nhỏ: Những "bí mật quốc gia" về chương trình vũ khí hạt nhân lọt đến tai người Liên Xô.
Và người tiết lộ không ai khác chính là Klaus Fuchs - nhà bác học gốc Đức làm việc cho chính Manhattan Project!
6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 4.
Chân dung Klaus Fuchs chụp năm 1940. Ảnh: Gizmodo
Ông là ai mà The Times (UK) phải công nhận rằng: "Klaus Fuchs là điệp viên thành công nhất lịch sử hiện đại!"?
Klaus Fuchs là một nhà khoa học người Anh gốc Đức. Năm 1933, ông cùng gia đình rời bỏ quê hương (Đức), chạy tị nạn đến Anh để tránh sự tàn bạo của Đức Quốc xã. Tại Anh, Klaus Fuchs có được tấm bằng Tiến sĩ Vật lý trong tay sau nhiều năm chuyên tâm học tập, nghiên cứu.
Nhờ tài năng, Klaus Fuchs được chính phủ Anh mời tham dự vào chương trình phát triển vũ khí nguyên tử mang mật danh "Tube Alloys".
Khi công cuộc nghiên cứu đang diễn ra suôn sẻ, Klaus Fuchs bắt đầu cảm thấy khó hiểu khi cả Mỹ, Anh và Canada thường xuyên trao đổi với nhau về các dự án phát triển vũ khí hạt nhân mà lờ đi một đồng minh khác là Liên Xô. Từng là thành viên của Đảng Cộng sản Đức, Klaus Fuchs cho rằng bản thân mình cần giúp đỡ đồng minh Liên Xô.
Ông đến đại sứ quán Liên Xô tại Anh và gặp được đúng người. Đúng lúc Klaus Fuchs được nhập quốc tịch Anh là lúc ông bắt đầu sự nghiệp tình báo của mình. Sau khi dự án "Tube Alloys" bắt đầu, Klaus Fuchs bí mật gửi các tài liệu nghiên cứu nguyên tử của Anh cho điệp viên Liên Xô.
Cuối năm 1943, Klaus Fuchs nằm trong danh sách những nhà bác học tài năng người Anh sang Mỹ phục vụ cho Dự án Manhattan. Dự án được chính phủ Mỹ đầu tư hàng tỷ đô này nhanh chóng thành công với sự ra đời lần lượt của "Trinity", đến "The Little Boy" và "The Fat Man".
Nhờ đó, những tài liệu bí mật mà Klaus Fuchs truyền cho phía Liên Xô có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Liên Xô tất yếu nắm được nguyên liệu cơ bản để chế tạo bom nguyên tử.
Sau sự kiện Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, nhận thấy thứ vũ khí này mang đến sự hủy diệt khủng khiếp, Klaus Fuchs tin mình đã hành động đúng khi tiết lộ bí mật cho Liên Xô.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, Klaus Fuchs trở về Anh, tiếp tục công việc của mình trong dự án phát triển bom nguyên tử của nước này.
Vào năm 1949, cả Cục tình báo Anh (MI5) và Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đều nghi ngờ Klaus Fuchs. Cuối cùng, FBI xác định, Klaus Fuchs là gián điệp cho Liên Xô.
Ngày 3/2/1950, Scotland Yard bắt giữ Klaus Fuchs và buộc tội tiết lộ bí mật quốc gia. Sau khi bị bắt giữ, Klaus Fuchs nhanh chóng nhận tội và kể lại toàn bộ quá trình làm gián điệp của mình cho Liên Xô. Phiên tòa xét xử Klaus Fuchs diễn ra trong 90 phút. Cuối cùng, ông nhận bản án 14 năm tù giam và bị tước quốc tịch Anh.
Vài tháng sau khi Klaus Fuchs bị bắt, Liên Xô lên tiếng phủ nhận toàn bộ sự việc và cho rằng câu chuyện mà Klaus Fuchs đưa ra là hoàn toàn bịa đặt!
Sau 9 năm thụ án, nhờ cải tạo tốt, Klaus Fuchs được thả tự do. Ông nhanh chóng đến Đông Đức, nhập quốc tịch, sống cùng cha mình đến hết đời. Klaus Fuchs mất năm 1988.
Nguồn: The Guardian, History, Gizmodo, The Times (UK)
theo Helino

Phanh phui phi vụ gián điệp trực tuyến đầu tiên trong lịch sử: CIA cay cú - KGB đắc lợi

Trang Ly |
Phanh phui phi vụ gián điệp trực tuyến đầu tiên trong lịch sử: CIA cay cú - KGB đắc lợi

Từng là quốc gia đi đầu trong kỷ nguyên khai phá vũ trụ, vậy mà cũng có lúc Liên Xô bị cáo buộc ăn cắp chương trình không gian của Mỹ.


Cách đây 11 năm, vào ngày 8/5/2007, trên website chính thức của mình, CIA tiết lộ bí mật về phi vụ táo bạo từng được các đặc vụ thực hiện: "Bắt cóc" tàu vũ trụ Lunik của Liên Xô ngay tại thời điểm cuộc đua thám hiểm không gian của hai quốc gia đối địch trong Chiến tranh Lạnh đang leo thang.
Liên Xô cũng không phải dạng vừa, nếu như CIA cả gan bắt cóc tàu vũ trụ của họ thì mật vụ KGB cũng đáp trả bằng cách ăn cắp bản sao thiết kế tàu con thoi của Mỹ trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
Việc KGB thực hiện điệp vụ táo bạo này đã đem lại "món hời" cho Liên Xô, cho phép nước này xây dựng bản sao hệ thống tàu thế hệ mới. Người Liên Xô gọi nó với cái tên Buran (Bão tuyết).
Phanh phui phi vụ gián điệp trực tuyến đầu tiên trong lịch sử: CIA cay cú - KGB đắc lợi - Ảnh 1.
Phi vụ KGB của Liên Xô đánh cắp bản sao thiết kể tàu con thoi Mỹ được xem là phi vụ gián điệp trực tuyến đầu tiên được ghi lại trong lịch sử nhân loại.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1974 trong một cuộc họp kín tại điện Kremlin. Vladimir Smirnov, người đứng đầu của Ủy ban tổ hợp công nghiệp quốc phòng Liên Xô (VPK), nắm giữ vai trò là người cố vấn cho Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev.
Không chỉ chỉ đạo các dự án quân sự, VPK còn giữ vai trò quan trọng trong việc đặt ra các chiến lược để nắm bắt công nghệ thế giới. Đó là lý do, VPK thường phóng đại quá mức những đe dọa tiềm tàng từ nước Mỹ xa xôi. Đó cũng chính là mấu chốt trong bản báo cáo cuộc họp mà Leonid Brezhnev đã nêu trong cuộc họp kín năm đó. Tất nhiên, nội dung báo cáo mãi về sau mới được tiết lộ.
Nội dung phần cuối bản báo cáo như sau: Người Mỹ đang ráo riết xây dựng một tàu vũ trụ có cánh. Phương tiện không gian hiện đại này giống như một tàu bay khổng lồ có khả năng thay đổi quỹ đạo bay theo cái cách mà nó có thể xuất hiện ngay trên đầu của Moskva bất cứ lúc nào nó muốn. Không những thế, tàu vũ trụ này hoàn toàn có thể chở "hàng" nguy hiểm (hàm ý máy bay ném bom không gian)."
Khi nghe được điều này, nhà lãnh đạo Leonid Brezhnev trầm ngâm rất lâu rồi quả quyết: "Đừng ngồi đây và nói chuyện phiếm nữa. Hãy kiếm thật nhiều tiền, nỗ lực thật nhiều và hành động đi!"
Trong cuộc đối đầu căng thẳng và leo thang giữa Mỹ và Liên Xô, sự cân bằng được xem là thước đo để hai cường quốc này "giữ lửa" cho cuộc chiến: Bất cứ bên nào phát triển chương trình hoặc công nghệ gì, lập tức, phía còn lại sẽ chạy đua để tìm thế cân bằng hoặc vượt trội hơn.
Bắt đầu nhen nhóm từ năm 1969, dự án tàu con thoi dài hơi do NASA thực hiện là một hệ thống tàu vũ trụ quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, chuyên thực hiện các nhiệm vụ thực hiện thí nghiệm khoa học vũ trụ; tham gia xây dựng và bảo dưỡng Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS (về sau)...
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của tàu con thoi được NASA thực hiện thành công năm 1981. Một năm sau, người Mỹ cho nó triển khai nhiệm vụ đầu tiên ngoài không gian.
Đứng trước dự án khổng lồ như thế của Mỹ, lãnh đạo Liên Xô dĩ nhiên không khỏi sốt ruột. Phát triển một hệ thống tương tự tàu con thoi của Mỹ là mật lệnh ngắn gọn mà giới lãnh đạo Liên Xô ban xuống cho những người đứng đầu ngành không gian.
Năm 1976, kế hoạch xây dựng tàu con thoi mang tên Buran của Liên Xô chính thức bắt đầu.
Phanh phui phi vụ gián điệp trực tuyến đầu tiên trong lịch sử: CIA cay cú - KGB đắc lợi - Ảnh 2.
CIA cáo buộc Liên Xô, ám chỉ mật vụ KGB, đánh cắp các thông tin quý giá về chương trình tàu con thoi tốn kém của Mỹ trong bản báo cáo năm 1985.
"Từ giữa những năm 1970 đến đầu những năm 1980, các tài liệu của NASA mà Liên Xô có được cho phép ngành công nghiệp quân sự và không gian của Liên Xô tiết kiệm được nhiều năm nghiên cứu và thời gian thử nghiệm cũng như tiết kiệm được hàng triệu rúp (tiền Liên Xô), trong khi đó, họ vẫn xây dựng được tàu con thoi tương tự của Mỹ.", theo thông tin CIA cung cấp cho phóng viên điều tra của NBC News.
Có thể nói, nỗ lực khổng lồ nhằm đánh cắp chương trình con thoi của Mỹ là một trong những trường hợp gián điệp đầu tiên trên Internet. Việc tất cả các tài liệu quan trọng về chương trình không gian dài hơi của Mỹ lưu trữ trên mạng đã trở thành "miếng mồi béo bở" cho các mật vụ KGB thu thập và sao chép một cách hoàn hảo.
Vào thời điểm Mỹ phóng tàu con thoi Columbia năm 1981, (Columbia là tàu đầu tiên trong phi đội tàu con thoi của NASA có khả năng bay lên vũ trụ), có khoảng 3.473 tài liệu trực tuyến liên quan đến tàu con thoi nói chung, 103 tài liệu về hệ thống tên lửa tăng cường cho tàu con thoi, 605 tài liệu về hệ thống máy tính vận hành trên tàu con thoi cùng 10 ứng dụng quân sự tàu con thoi được lưu trữ trên mạng.
CIA tiết lộ rằng, Liên Xô đã tiết kiệm "hàng tỷ" cho chương trình phát triển tàu con thoi bằng các phi vụ gián điệp trực tuyến.
12 năm sau khi chương trình tàu con thoi của Liên Xô Buran khởi động, cuối cùng người Liên Xô cũng có thể phóng chiếc tàu con thoi đầu tiên của mình ra ngoài không gian.
Đáng buồn thay, con tàu mang tên "Bão tuyết" ấy lại vô cùng đoản mệnh. Năm 1988 đánh dấu chuyến bay thử nghiệm đầu tiên và cũng là sứ mệnh bay cuối cùng của Buran.
Phanh phui phi vụ gián điệp trực tuyến đầu tiên trong lịch sử: CIA cay cú - KGB đắc lợi - Ảnh 3.
Buran trước giờ cất cánh. Ảnh:
3 giờ sáng ngày 15/11/1988,
Tại sân bay vũ trụ Baikonur Cosmodrome, tàu con thoi Buran được tên lửa Energia phóng vào quỹ đạo với sứ mệnh không tên. Buran không có người điều khiển. Nó thực hiện được hành trình bày kéo dài 3 giờ 36 phút, quay quanh Trái Đất 2 lần và hạ cánh xuống mặt đất an toàn sau đó.
Ngày 12/5/2002, tàu sân bay Baikonur Cosmodrome, nơi chứa Buran, bị bão lớn tấn công. Hậu quả là Buran bị hư hại nặng nề. Dự án đóng tàu Buran thứ hai đang triển khai thì bị hủy bỏ sau sự kiện Liên Xô sụp đổ.
Sau khi Liên Xô phóng tàu con thoi Buran, CIA củng cố những nghi ngờ của mình thông qua những so sánh có thể dễ dàng thấy được của Buran với tàu con thoi của Mỹ.
Dưới đây là những hình ảnh cho thấy điều đó:
Phanh phui phi vụ gián điệp trực tuyến đầu tiên trong lịch sử: CIA cay cú - KGB đắc lợi - Ảnh 4.
*CIA là Cục tình báo trung ương Mỹ
KGB là Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô
Bài viết sử dụng nguồn: CIA, NBC News
theo Helino

Ngày này năm xưa: Gián điệp nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ

Ngày 4/6/1986, Jonathan Pollard, cựu chuyên gia phân tích tình báo hải quân Mỹ, nhận tội gián điệp, bán các thông tin tình báo của quân đội Mỹ cho Israel.
Số lượng tài liệu tối mật Mỹ mà nhân vật này bán cho Israel đủ để chất đầy một căn phòng nhỏ, theo History.
Năm 1984, Pollard làm việc tại Trung tâm cảnh báo chống khủng bố của hải quân Mỹ. Tại đây, ông được truy cập mọi tài liệu của chính phủ nhằm giúp cho công việc. Sau khi tiếp cận được nhiều tài liệu mật, Pollard đã liên lạc với các quan chức tại đại sứ quán Israel và bắt đầu cung cấp cho các đặc vụ Israel các thùng và va li chất đầy thông tin lấy từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Cơ quan tình báo trung ương (CIA) và Cơ quan an ninh nội địa.
Ngày này năm xưa: Gián điệp nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ
Jonathan Pollard - Gián điệp nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ
Ngày 25/10/1985, Pollard bị bắt gặp mang một thùng tài liệu lớn từ văn phòng vào xe ô tô của vợ và bắt đầu bị giám sát chặt. Ngày 21/11, Pollard bị bắt bên ngoài toà đại sứ Israel ở Washington, nơi ông này và vợ xin tị nạn. Vợ Pollard bị bắt một ngày sau đó.
Vụ bắt giữ diễn ra sau khi giới chức Mỹ phát hiện chuyên gia này gặp gỡ các đặc vụ Israel hai tuần một lần vào năm trước đó.
Theo giới chức Mỹ, Pollard đã cung cung cấp các tài liệu tối mật cho Israel suốt 17 tháng. Ngoài ra, cựu chuyên gia này còn bán tài liệu quân sự mật của Mỹ cho ba quốc gia khác trước khi cộng tác với Israel. Pollard cũng đang chào bán tài liệu cho một quốc gia thứ 4 trong khi làm việc cho Israel.
Ông này được Israel trả khoảng 50.000 USD cho những tài liệu có độ nhạy cảm cao và có thêm 300.000 USD vào tài khoản bí mật trong một ngân hàng Thuỵ Sĩ. Các thông tin tối mật được Pollard chuyển cho Israel gồm cả ảnh vệ tinh và dữ liệu về vũ khí của Liên Xô.
Pollard đã bán các thông tin về việc tình báo hải quân Mỹ lần theo dấu tàu ngầm Liên Xô và những tài liệu tiết lộ năng lực của một trong những vệ tinh do thám chụp ảnh tối mật nhất của Mỹ, NY Times dẫn lời bốn cựu giám đốc tình báo Hải quân Mỹ cho hay.
Pollard bị kết án chung thân trong khi vợ là Anne nhận án 5 năm tù vì là tòng phạm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời đó là Caspar Weinberger đã viết thư cho thẩm phán nói Pollard đã vi phạm an ninh quốc gia nghiêm trọng.
Khi nhận bản án, Pollard tuyên bố, mình hành động như vậy xuất phát từ “chủ nghĩa bè phái”.
Việc Pollard bị phát hiện làm gián điệp đã khiến quan hệ Israel và Mỹ trở nên lạnh giá. Một số quan chức cấp cao của Israel bị bắt quả tang do thám đồng minh chủ chốt. Cùng lúc, Israel – với tư cách là đồng minh của Mỹ, cũng cho rằng các thông tin trên đáng ra phải được Washington chuyển cho họ. Sau cùng, Thủ tướng Israel Shimon Peres vẫn xin lỗi vì những hành động của Pollard và ra quyết định giải tán cơ quan tình báo khoa học mà Pollard cộng tác.
Kể từ đó, Israel luôn đề cập tới Pollard mỗi lần thương thuyết với Mỹ. Trong cuộc đàm phán hoà bình với Mỹ vào cuối những năm 1990, Israel đề nghị Washington trả tự do cho cựu chuyên gia phân tích này như một điểm mấu chốt.
Năm 2015, Pollard được trả tự do có điều kiện sau 30 năm bị giam giữ.
Cho đến nay, ông Pollard vẫn là nhân vật gây tranh cãi trong mối quan hệ đôi khi cũng có bất đồng giữa Mỹ và Israel. Những người ủng hộ Pollard nói rằng ông bị trừng phạt quá mức, trong khi một số công tố viên và các quan chức của chính phủ Mỹ vẫn gọi nhân vật này là kẻ phản bội không nên được phóng thích.
Hoài Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét