Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 32

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Admiral, 2008
  
1864
  
Yamato

Trận đánh hạ gục thiết giáp hạm lớn nhất mọi thời đại

Hàng trăm máy bay Mỹ và đồng minh đồng loạt tấn công chiến hạm Yamato, khiến thiết giáp hạm khổng lồ của Nhật Bản chìm xuống đáy biển.

tran-danh-ha-guc-thiet-giap-ham-lon-nhat-moi-thoi-dai
Tàu Yamato trong quá trình thử nghiệm năm 1941. Ảnh: Wikipedia.
Đầu năm 1945, Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) đưa ra quyết định khó khăn khi hy sinh Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất từng được đóng, để bảo vệ đảo Okinawa, cửa ngõ dẫn đến đất liền của họ. Tuy nhiên, việc này không thể giúp họ ngăn bước tiến của Mỹ và đồng minh, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng Yamato nằm trong số các thiết giáp hạm uy lực nhất mọi thời đại. Năm 1937, tàu được đóng bí mật ở quân cảng Kure, gần Hiroshima để tránh bị Mỹ phát hiện. Trước đó, Nhật Bản đã rút khỏi hiệp ước giới hạn kích cỡ thiết giáp hạm.
Với chiều dài 263 m và giãn nước toàn tải 71.000 tấn, tàu Yamato là thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử. Chỉ các tàu sân bay Mỹ phát triển sau Thế chiến II mới có trọng tải vượt qua nó. Lớp Yamato gồm hai tàu là Yamato và Musashi, chiếc thứ 3 mang tên Shinano được hoán cải thành tàu sân bay.
Mỗi tàu được trang bị 9 pháo hạm cỡ nòng 457 mm trên ba tháp pháo lớn, 6 pháo thứ cấp cỡ 155 mm, 24 pháo 127 mm, 162 pháo phòng không 25 mm và 4 súng máy hạng nặng cỡ 13,2 mm.
Với hỏa lực mạnh như vậy, Yamato có khả năng đánh chìm nhiều thiết giáp hạm địch trong một lần đồng loạt khai hỏa. Trong đợt nâng cấp năm 1944 và 1945, Yamato được bổ sung số lượng lớn pháo phòng không. Mục đích chính của chúng là giúp tàu trụ vững trước hỏa lực của Không quân Mỹ, cho đến khi Yamato tiếp cận đủ gần để khai hỏa vào chiến hạm đối phương.
Tuy nhiên, vào thời điểm hạ thủy năm 1941, Yamato đã trở nên lạc hậu. Tàu sân bay cơ động nhanh mang theo máy bay ném bom và ngư lôi của Mỹ đã có khả năng tấn công đối phương trong phạm vi 320 km, đủ xa để tránh được các khẩu pháo cỡ lớn trên thiết giáp hạm.
Đầu năm 1945, diễn biến chiến lược trở nên bất lợi với Nhật Bản. Họ liên tiếp bị đẩy lùi trên mặt trận Thái Bình Dương sau khi quân Đồng minh đổ bộ xuống đảo Guadalcanal tháng 8/1942. Nhật Bản để mất Philippines, quần đảo Solomon, Gilbert và Caroline, sau đó phải đối mặt với quân Mỹ áp sát nhóm đảo chính. Okinawa là pháo đài cuối cùng án ngữ trước đất liền Nhật Bản, chỉ cách thành phố Kagoshima hơn 257 km.
Quân Đồng minh bắt đầu tấn công Okinawa ngày 1/4/1945, buộc IJN tiến hành chiến dịch Ten-Go để đối phó. Theo kế hoạch, thiết giáp hạm Yamato được hộ tống bởi tuần dương hạm Yahagi và 8 tàu khu trục sẽ di chuyển đến Okinawa. Mang tên Lực lượng Tác chiến Mặt nước đặc biệt, nhóm tàu này có nhiệm vụ chia cắt lực lượng tấn công của quân Đồng minh.
Sau đó, Yamato sẽ lao lên bờ biển, trở thành một pháo đài cố định án ngữ đảo Okinawa. Đây được coi là kết cục đáng buồn đối với thiết giáp hạm khổng lồ có tốc độ tối đa tới 50 km/h, nhưng quân Nhật buộc phải đưa ra quyết định này khi nhiên liệu và các nguồn lực khác trở nên khan hiếm.
Ngày 6/4, thiết giáp hạm Yamato và Lực lượng Tác chiến Mặt nước Đặc biệt khởi hành từ Tokuyama, tiến theo hướng nam để quá cảnh ở eo biển Bungo mà không biết hai tàu ngầm Mỹ đang phục kích phía trước.
Nhờ giải mã được các thông điệp của Nhật Bản, quân đội Mỹ đã biết trước kế hoạch Ten-Go và triển khai hai tàu ngầm để đánh chặn pháo đài nổi này. Yamato và biên đội tàu hộ tống hoàn toàn không biết đang bị theo dõi, nhưng các tàu ngầm Mỹ cũng không thể tấn công do đội tàu Nhật Bản di chuyển quá nhanh và lắt léo. Họ quyết định báo cáo về bộ chỉ huy.
Hải quân Đồng minh xung quanh đảo Okinawa nhận được thông tin về hạm đội khổng lồ của Nhật Bản đang hướng đến. Họ bắt đầu triển khai lực lượng sẵn sàng đối phó, trong đó chú trọng sử dụng không quân.
Sáng 7/4, máy bay trinh sát từ tàu sân bay Đô đốc Mistcher phát hiện tàu Yamato khi nó đi được nửa đường đến Okinawa. Ngay sau đó, 280 tiêm kích, oanh tạc cơ và máy bay trang bị ngư lôi xuất kích, bắt đầu cuộc tấn công.
tran-danh-ha-guc-thiet-giap-ham-lon-nhat-moi-thoi-dai-1
Thiết giáp hạm Yamato cơ động né các đợt tấn công của máy bay Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Trong vòng hai giờ, nhóm tàu Nhật Bản bị tấn công không ngừng nghỉ bởi số máy bay nhiều đến mức các chỉ huy Mỹ đã lo ngại về nguy cơ va chạm trên không. Phi công Mỹ nào cũng muốn trở thành người đầu tiên đánh trúng Yamato, khiến kế hoạch tấn công được chuẩn bị kỹ lưỡng ban đầu bị phá sản, các phi công được tự do đánh phá.
Yamato bị trúng hai quả bom và một quả ngư lôi trong đợt tấn công đầu tiên. Sau đó các máy bay nhằm vào hai tàu khu trục hộ tống.
Đợt tấn công thứ hai diễn ra với sự góp mặt của 100 phi cơ. Nhận thấy tàu Yamato bắt đầu nghiêng về một bên, máy bay Mỹ thay đổi chiến thuật, sử dụng ngư loại lôi xuyên kích nổ ở độ sâu lớn hơn. Điều đó cho phép ngư lôi đánh vào phần vỏ mỏng phía đáy tàu, thay vì lớp giáp dày bên sườn.
Tàu Yamato nghiêng sang trái hơn 20 độ, buộc thuyền trưởng phải ra lệnh xả nước vào khoang động cơ mạn phải để cân bằng, làm 300 thủy thủ trong khoang thiệt mạng.
Tàu Yamato lúc này đã trúng 10 quả ngư lôi, 7 quả bom và bị hỏng nặng. Bất chấp nỗ lực chống nước biển tràn vào, tàu tiếp tục nghiêng đến góc 35 độ. Thuyền trưởng ra lệnh cho thủy thủ đoàn bỏ tàu, sau đó cùng nhiều sĩ quan trên đài chỉ huy tự trói mình vào ghế và chìm cùng con tàu. Những người còn lại cố gắng thoát hiểm khỏi Yamato.
Lúc 14h23, hầm đạn ở mũi tàu phát nổ, tạo thành cột lửa khổng lồ cao 2.000 m và đám mây hình nấm cao 6.000 m, tương tự một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy từ thành phố Kagoshima trên đất liền. Vụ nổ cũng phá hủy một số máy bay Mỹ đang quan sát chiếc tàu chìm.
tran-danh-ha-guc-thiet-giap-ham-lon-nhat-moi-thoi-dai-2
Cột khói bốc ra từ vụ nổ của Yamato. Ảnh: Wikipedia.
Lực lượng Tác chiến Mặt nước Đặc biệt của Nhật gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Thiết giáp hạm Yamato, tuần dương hạm Yahagi và 3 khu trục hạm bị đánh chìm. Một số tàu hộ tống khác bị hư hỏng nghiêm trọng. 2.498 người trong tổng số 2.700 thủy thủ trên Yamato thiệt mạng.
"Vụ đánh chìm thiết giáp hạm Yamato là bằng chứng rõ ràng cho thấy kỷ nguyên tàu sân bay thay thế thiết giáp hạm. Sự cố chấp, bám víu lấy công nghệ quân sự lạc hậu đã hủy hoại sức chiến đấu của Nhật Bản, khiến hàng nghìn thủy thủ của họ bỏ mạng vô ích", Mizokami nhận định.
Duy Sơn

Sự Ngu Xuẩn Của Tống Tương Công

Tống Tương Công thấy nước Tề có nội loạn, nên thông tri cho các nước chư hầu, yêu cầu họ cùng hộ tống Công tử Chiêu về Tề lên ngôi vua. Nhưng lời hiệu triệu của Tống Tương Công không có sức mạnh. Nhiều nước không thèm chú ý tới lời hiệu triệu đó, chỉ có ba nước nhỏ đem một ít quân tới.
Tông Tương Công dẫn quân bốn nước đến Tề. Một số đại thần nước Tề thấy quân đội bốn nước tới liền đầu hàng Tống, đưa công tử Chiêu lên ngôi, tức là Tề Hiếu Công.
Tể vốn là nước bá chủ chư hầu. Nay Tề Hiêu Công phải nhờ vào Tống mới giành được ngôi vua, nên địa vị của Tống tự nhiên được nâng cao.
Tống Tương Công lòng đầy tham vọng, muốn kế thừa sự nghiệp bá chủ của Tề. Lần này mời các nước chư hầu, chỉ có ba nước đem quân tới còn các nước lớn ở Trung Nguyên không hưởng ứng. Tống Tương Công muốn mượn lực lượng của nước lớn để đè nén nước nhỏ, liền liên lạc với nước Sở. Ông ta cho rằng, nếu có nước Sở hợp tác, thì các nước khác phải phục tùng Tống.
Ông ta nói chủ trương đó cho các đại thần biết. Đại thần là Công tử Mục Di không tán thành, cho rằng Tống là một nước nhỏ, làm minh chủ chẳng có lợi gì. Tống Tương Công không nghe, cứ mời Sở Thành Vương và Tề Hiếu Công đến nước Tống họp, bàn việc tụ họp chư hầu lại ký kết minh ước. Sở Thành Vương và Tề Hiếu Công đều đồng ý, quyết định trong tháng bảy năm đó (tức 639 trước Công nguyên) sẽ họp các nước chư hầu ở đất Vu.
Đến tháng 7, Tống Tương Công lên xe đi họp. Công tử Mục Di nói: “Lỡ Sở Vương có ý xấu, thì làm thế nào? Chúa công cứ nên mang theo nhiều quân đi”.
Tống Tương Công nói: “Như thế không được. Chúng ta vì không muốn có chiến tranh mới họp nhau lại. Sao tự mình lại có thể mang quân đi!”
Công tử Mục Di không sao thuyết phục được, đành phải tay không đi theo.
Quả nhiên, khi họp, Sở Thành Vương và Tổng Tương Công đều muốn làm minh chủ, xảy ra tranh chấp. Nước Sở có thế lực lớn, được nhiều nước phụ họa . Tống Tương Công nổi giận, toan  tiếp tục tranh cãi, thì thấy các quan lại tùy tòng của Sở Thành Vương cởi bỏ áo ngoài, lộ ra khôi giáp và vũ khí, ùa tới bắt lấy Tống Tương Công.
Sau nhờ nước Lỗ và nước Tề hòa giải đồng ý để Sở Thành Vương làm minh chủ, Tống Tương Công mới được thả về.
Khi về nước, Tống Tương Công vẫn không chịu phục, lại nhân việc vua nước Trịnh láng giềng cùng hùa, theo Sở để chống lại mình, liền nổi giận, quyết đem quân đánh Trịnh trước.
Untitled
Lịch sử Trung Quốc năm 638 trước Công nguyên, Tông Tương Công dẫn quân đánh Trịnh, Trịnh cầu cứu với Sở. Sở Thành Vương là người khôn ngoan, không đem quân cứu nước Trịnh, mà đưa quân đánh thẳng vào nước Tống. Tông Tương Công không đề phòng tình huống đó, vội đem quân trở về, Quân Tống đến bờ nam Sông Hoằng Thuỷ (nay ở Tây bắc Thạch Thành tỉnh Hà Nam) liền đóng quân lại,
Quân hai nước đối diện cách sông. Quân Sở bắt đầu vượt sông để đánh quân Tống. Công tử Mục Di thấy quân Sở đang tíu tít qua sông, liền giục Tống Tương Công; “Quân Sở cậy có nhiều quân, dám vượt sông ban ngày, không coi chúng ta ra gì. Nhân lúc chúng chưa qua hết, ta nên tranh thủ đón đánh, thì nhất định thắng”.
Tống Tương Công nói: “Không được, Chúng ta là nước chủ trương nhân nghĩa. Trong lúc kẻ địch chưa vượt sông xong mà đánh thì còn gì là nhân nghĩa”.
Quân Sở đã vượt sông xong, hàng ngũ còn rối loạn, đang mải sắp xếp lại, công tử Mục Di lại vội giục Tông Tương Công: “Bây giờ không nên đợi nữa, nhân lúc chúng đang lộn xộn mà không đánh thì không còn kịp nữa đâu”.
Tống Tương Công nói: “Ngươi thật không nói gì đến nhân nghĩa cả. Người ta chưa bày xong trận, làm sao lại đánh được”.
Chẳng mấy chốc, quân Sở đã dàn trận xong, thúc một hồi trống, quân lính tràn sang như nước lũ, ào ạt tiến công. Quân Tống không chống nổi, tan vỡ thua chạy.
Tông Tương Công còn cố sức chỉ huy quân lính chống đỡ, thì bị một phát tên vào đùi. May mà nhờ các tướng sĩ xông tới cứu, mới giữ gìn được tính mạng.
Tống Tương Công trở về đô thành Thương Khâu, mọi người bàn luận sôi nổi, ai cũng oán trách ông ta đã gây sự binh đao với quân Sở và lại chỉ huy chiến đấu dở như thế.
Công tử Mục Di đem ý kiến của mọi người nói với Tống Tương Công. Tổng Tương Công ôm vết thương nói; “Theo ta, quân đội nhân nghĩa thì phải đánh như vậy. Thí dụ, thấy người đã bị thương thì không làm hại, thấy người già tóc bạc thì không bắt làm tù binh”.
Công tử Mục Di không nén được giận, nói; “Đánh trận là để nhằm thắng quân địch. Nếu Sở làm hại nó, thì thà rằng không đánh. Nếu không bắt kẻ già yếu, thì thà để nó bắt mình”.
Tống Tương công vì bị trọng thương, một năm sau thì chết. Trước khi chết, liền dặn dò thái tử; “Nước Sở là kẻ thù của ta. Con phải báo thù này. Ta xem nước Tấn (đô thành nay ở đông nam Ký Thành, tỉnh Sơn Tây) có công tử Trùng Nhĩ là người có chí khí, tương lai nhất định sẽ làm bá chủ. Khi con gặp khó khăn, nên tìm tới nước Tấn, nhất định sẽ được giúp đỡ.”

Chiến tranh biên giới 1979: Sự xuẩn ngốc của ĐCSTQ và sinh mạng của hàng vạn binh sĩ

Dưới đây là câu chuyện do 1 sĩ quan quân đội Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến Biên Giới Việt – Trung năm 1979 kể lại. Ông chia sẻ: “Đây là một cuộc chiến tranh tay mơ nhất, tức tưởi nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Sự ngu xuẩn của ĐCSTQ trong chiến tranh biên giới, chiến tranh biên giới 1979,
Tác giả bài viết chia sẻ: “Sự thảm khốc của cuộc chiến này khiến người ta phải dựng tóc gáy, đứng ở góc độ dân tộc Hoa Hạ mà nói, điều phẫn uất nhất là đã có hàng vạn binh sĩ Trung Quốc phải đổ máu vì một trò đùa vớ vẩn do ĐCSTQ phát động“.
ĐCSTQ và Đặng Tiểu Bình muốn “dạy dỗ” Việt Nam
Từ sau năm 1949, ĐCSTQ đã có 4 lần phát động các cuộc chiến tranh ra bên ngoài (chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh biên giới Trung – Ấn, chiến tranh biên giới Trung – Xô, và chiến tranh Trung – Việt), đều là những cuộc chiến không cần thiết. Nhìn từ góc độ quân sự không hề có tính chính nghĩa nào; nhìn từ góc độ chiến lược thì chỉ là thất bại. Trong số đó thì cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (mà phía ĐCSTQ gọi là “cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam”) là một cuộc chiến đầy tức tưởi, tay mơ nhất của ĐCSTQ từ khi bắt đầu nắm quyền.
Bài viết có nhắc đến chiến tranh biên giới Việt – Trung là một cuộc chiến do ĐCSTQ phát động nhắm vào Việt Nam, do Đặng Tiểu Bình đã tìm cách ép buộc người lãnh đạo đương thời của Trung Quốc là Hoa Quốc Phong phải đồng ý.
Mục đích quân sự là nhằm hỗ trợ chính quyền Khmer đỏ, ép Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Mục đích chính trị là “dạy dỗ” chính phủ thân Liên Xô hiện tại của Việt Nam một “bài học”, ngoài ra thì Phó Chủ tịch Đặng Tiểu Bình của Quân ủy Trung ương muốn lợi dung cơ hội huy động quân đội để chiếm quyền và thay thế ông Hoa Quốc Phong.
Ngày 17/2/1979, quân đội ĐCSTQ tiến hành một cuộc đột kích nhắm vào Việt Nam trên 500 km chiến tuyến. Tuy phía Việt Nam có chuẩn bị nhưng nó vốn không “đầy đủ”, họ cho rằng quy mô của ĐCSTQ cùng lắm cũng giống như trận đánh nhau với Ấn Độ. Tuy nhiên Việt Nam không ngờ rằng lực lượng và quy mô do phía Trung Quốc phát động lần này lớn hơn gấp nhiều lần. Phía Việt Nam có 4 sư đoàn chủ lực (sư đoàn số 3, sư đoàn 346, sư đoàn 316A, sư đoàn 345) và một số dân quân địa phương dùng đối kháng với quân Trung Quốc.
Sau khi khai chiến, quân Trung Quốc liên tiếp giành được một số tỉnh thành của Việt Nam, Hà Nội ngay sau đó đã lâm vào hỗn loạn. Ngày 5/3, ĐCSTQ lên tiếng rút quân. Chính phủ Việt Nam phát động lệnh tổng động viên trên toàn quốc. Ngày 16/3, ĐCSTQ rút toàn bộ quân về nước, trận chiến này kết thúc giai đoạn một.
Thương vong của trận chiến này là bao nhiêu, cả hai phía đều không đưa ra con số cụ thể. Chiến tranh kết thúc, trong nội bộ Đảng những người như Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm có tiết lộ phía ĐCSTQ chết 48.000 người, Việt Nam cũng là 48.000 người. Nhưng phía Trung Quốc đều là những thanh niên vai dài sức rộng (bao gồm cả những dân binh phụ trách vận chuyển), Việt Nam thì bao gồm những dân quân (có cả phụ nữ, người già,…), điều này cho thấy sự yếu kém và thiệt hại nặng nề từ phía ĐCSTQ.
Sự xuẩn ngốc của ĐCSTQ
Sự ngu xuẩn của ĐCSTQ trong chiến tranh biên giới, chiến tranh biên giới 1979,
Binh lính Trung Quốc thiệt mạng sau một trận chiến.
Theo bài viết, đây là một trận chiến vô cùng thảm khốc, quân đội Việt Nam chống cự một cách ngoan cường vượt qua cả mọi dự tính. Sự thảm khốc này bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
1. ĐCSTQ đã sử dụng chiến thuật cũ “biển người” trong cuộc chiến tranh liên Triều để xung kích trận địa của đối phương, quân số vượt xa những người Việt Nam vốn quen với mưa tên bão đạn. Trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa, quân đội ĐCSTQ chỉ quen với học tập chính trị, rất ít khi huấn luyện thao trường, quân lính không biết đánh trận, sĩ quan không biết chỉ huy, vả lại còn không được huấn luyện chiến đấu ở các địa hình đồi núi, rừng sâu, thời gian ban đêm…, tăng thiết giáp và bộ binh không thể hiệp đồng tác chiến, vì vậy phải trả một cái giá nặng nề.
Ngoài ra, có một trưởng thôn ở vùng biên cảnh Vân Nam vào năm 1982 đã kể cho tác giả bài viết một câu chuyện. Lúc chiến tranh bắt đầu, phía Trung Quốc dưới sự yểm trợ của pháo binh tiến công thẳng về phía trận địa Việt Nam, tiếng súng hiệu xung phong vừa nổ, binh sĩ xông lên phía trước, một loạt khoảng hơn 100 người lúc trở về chỉ còn lại 20 – 30 người. Một loạt khác xông lên lại hy sinh đến gần hết. Cuối cùng khi đánh lên núi, phát hiện trên ấy chỉ có hơn 20 người lính Việt Nam.  Người thôn trưởng ấy nói rằng, lúc đó ông ta tổ chức dân binh đi khuân vác, khắp núi đều là thi thể của binh lính Trung Quốc, thảm lắm!
2. Quân đội Trung Quốc sử dụng binh chủng cơ giới để tiến hành xâm nhập bao vây nhưng lại xem nhẹ những cơn mưa rừng nhiệt đới Bắc Bộ Việt Nam, dạng khí hậu này hoàn toàn không thuận lợi cho các binh chủng cơ giới tác chiến. Phía quân đội Việt Nam có nhiều vũ khí chống tăng nhờ viện trợ từ Liên Xô và chiếm dụng từ quân Mỹ nên rất dễ bắn thủng các xe tăng của quân đội Trung Quốc, có một số xe tăng khi bị đột kích thì bộ binh lại theo không kịp, xe tăng bị phá hủy rất nhiều, con số này lên đến hơn 200 chiếc.
Cách làm ngu xuẩn nhất là lúc bộ binh phối hợp với binh chủng thiết giáp để tiến hành bao vây, nhằm tránh bị rơi từ trên xe tăng xuống, binh lính đã cột chặt balo của mình vào xe tăng. Kết quả là khi gặp phải phục kích không thể nhảy xuống để tác chiến kịp thời mà lại trở thành miếng thịt nướng trên vỉ, có nhiều binh lính chưa kịp gỡ dây ra đã bị bắn chết. Có chiếc xe tăng bị phá hủy bên trên còn buộc chặt 4-5 người lính bộ binh.
Ngoài ra, quân Việt Nam còn bố trí mìn ở khắp nơi, thiết bị dò mìn của quân đội Trung Quốc không đủ, lúc khẩn cấp trên chiến trường phải dùng chính cơ thể con người để dò mìn, con số hi sinh rất lớn. Đồng thời, lúc xuất hiện tình trạng pháo binh bắn nhầm khiến cho binh lính bị thương, cũng không đủ nhân viên y tế để tiến hành cứu chữa, số người chết và bị thương cũng rất nhiều.
3.  So với người Việt Nam, quân Trung Quốc thiếu ý chí chiến đấu hơn, dẫn đến thiệt hại rất lớn. Điều này đã được báo cáo trong bản “Báo cáo tình hình chiến trường”, có lúc quân Trung Quốc bắt được tù binh Việt Nam, không ngờ rằng người tù binh này lại nhân lúc sơ hở liền giật quả lựu đạn giắt trên lưng lính Trung Quốc rồi cả hai “đồng quy dĩ tận”. Có trường hợp người lính Việt Nam bị thương đứt cả cánh tay, quân ĐCSTQ cõng anh ta, anh ta lại dùng răng cắn đứt tai người lính ấy. Dân quân địa phương của Việt Nam cũng có rất nhiều phụ nữ bị bắt làm tù binh, chính vì vậy nên lính áp giải rất coi thường, không hề cảnh giác, kết quả là bị nữ binh này giật súng tiểu liên bắn chết đến bảy tám mạng lính. Sau đó, bên trên hạ lệnh: không bắt tù binh nữa, tất cả đều bắn chết.
Việt Nam là xứ sở “toàn dân giai binh” (ý nói toàn dân đều là binh lính). “Báo cáo tình hình chiến trường” có nêu một trường hợp, bộ đội Trung Quốc lúc đang hành quân, đột nhiên có quả đạn cối rơi vào giữa hàng ngũ. Họ liền phái quân trinh sát đi điều tra, chỉ tìm được một vài người phụ nữ đang lao động, không hề thấy bất cứ binh lính nào. Bộ đội tiếp tục tiến lên, lại có đạn cối rơi đến, thương vong rất lớn. Sau đó mới phát hiện ra, những người phụ nữ ấy chính là dân quân, họ đào hố giấu khẩu súng cối dưới đất, rồi lấy nón lá che lên, nhân lúc quân địch không chú ý thì khai hỏa, lúc quân địch đến trinh sát thì giấu vũ khí đi, tiếp tục làm lụng như không có việc gì. Sau đó bên trên lại hạ lệnh, bất kể là già trẻ gái trai, nhất loạt đều giết hết.
Một người bạn thời tiểu học của tác giả từng là một đại đội trưởng trong trận chiến này, ông ta sau khi trở về đã từng kể lại với tác giả, bởi vì quân đội Trung Quốc thương vong quá lớn, bị giết đến phờ người, bên trên hạ lệnh thực hiện tiêu chí “ba sạch” (giết sạch, cướp sạch, đốt sạch), sự tàn khốc ấy khiến người ta rất khó hình dung.
“Báo cáo tình hình chiến trường” cũng báo cáo tình huống tương tự, ví như mỏ than của Việt Nam chủ yếu tập trung ở Lạng Sơn, sau khi quân đội Trung Quốc rút đi thì đã cho nổ toàn bộ. Nhà cửa của dân chúng đều đốt sạch, toàn bộ gia súc gia cầm gà, vịt, bò, heo… đều giết thịt hết. Đánh chiếm được một thành phố rồi không chỉ cho nổ hết tất cả nhà cửa, đến cả cột ăng ten cũng bị phá hủy, tất cả những thứ có thể lấy đi – kể cả thanh ray đường sắt, cũng bị gỡ ra.
4. Vùng núi phía Bắc Việt Nam có rất nhiều hang động thiên nhiên, lại thêm nhiều công sự được xây dựng qua mấy chục năm, dường như là hang thông với hang, giống như lối đi địa đạo. Quân Việt Nam lúc chống không nổi, lại ẩn mình hết vào những hang núi này, đợi lúc quân đội Trung Quốc đi qua lại chui ra đánh du kích, giết chết nhân viên hậu cần của quân Trung Quốc, gây khó khăn cho công tác hậu cần của phe địch. Đồng thời bộ chỉ huy của quân Việt Nam cũng rất khó bị phát hiện. Sau đó, quân Trung Quốc chỉ còn cách cho nổ tất cả những hang động có khả năng trở thành chỗ ẩn nấp cho Việt Nam.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc mật độ rất lớn, đến mấy trăm nghìn quân, phân bố tại một chiến khu chật hẹp, những con đường trọng yếu đều chen chúc đầy quân lính, nội bộ rất dễ phát sinh xung đột. Người bạn học của tác giả nói rằng, buổi tối dựng trại, xung quanh đều là quân mình, lúc này là thời điểm mà đặc công Việt Nam (biết nói tiếng Hoa) xuất hiện; họ trà trộn vào quân doanh rồi tiến hành đột kích dẫn đến thương vong và hỗn loạn rất lớn. Khi nhân viên chỉ huy của một đơn vị đã hi sinh lại phải điều một người khác đến, người chỉ huy mới này không quen với đội quân cũ nên rất khó chỉ huy, do đó sự hỗn loạn này cũng là một trong những nguyên nhân thất bại của quân đội Trung Quốc.
Sĩ khí sụt giảm
Có một vài đơn vị đã bị tụt sĩ khí. Tiểu đoàn 448 thuộc trung đoàn 50 lúc đụng phải quân Việt Nam, bị chặn mất đường rút lui, bộ chỉ huy vô trách nhiệm đã ra quyết định cho các đơn vị tiến hành phá vòng vây một cách phân tán. Kết quả là bị quân Việt Nam chia cắt để bao vây, tổng thiệt hại lên đến 542 người, đánh mất 407 khẩu súng các loại, trong đó có hơn 200 người bị bắt, bao gồm cả tham mưu trưởng, sĩ quan huấn luyện và hơn 10 đại đội trưởng.
Có trường hợp sĩ quan dẫn nguyên một đại đội ra đầu hàng tập thể. Còn có một đại đội vừa đụng phải khoảng chừng hơn 20 bộ đội Việt Nam thì viên chỉ huy đã lập tức rời bỏ hàng ngũ chạy trốn về, đã vậy lại còn tự khiến mình bị thương để được đưa vào bệnh viện, binh lính dưới quyền anh ta thì bị diệt sạch.
Lấy chiến tranh để “luyện binh” và diễn trò hề
Sự ngu xuẩn của ĐCSTQ trong chiến tranh biên giới, chiến tranh biên giới 1979,
Xe tăng Trung Quốc bị phá hủy ở Cao Bằng, Việt Nam.
Tác giả bày tỏ rằng chỉ nên sử dụng quân đội để bảo vệ quốc gia, đồng thời phản đối việc dùng sinh mệnh và máu huyết để đạt được bất cứ mục đích nào.
Nhưng trên thực tế, quân đội ĐCSTQ đến ngay cả cái mục đích ban đầu đặt ra cho cuộc chiến cũng không đạt được.  “Tiểu đệ” của ĐCSTQ – chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ Pol Pot vẫn bị quân đội Việt Nam đánh bại. Vấn đề ở đây là, những người lính của Trung Quốc có đáng phải đổ máu vì một chính quyền như thế hay không?
Sau trận chiến này, làn sóng bài Hoa ở Việt Nam lại ùn ùn dâng cao, quan chức gốc Hoa bị cách chức, thương nhân người Hoa bị ép phải ngừng kinh doanh, trường học của người Hoa bị đóng cửa, một lượng lớn người Hoa bị xua đuổi, bị ép phải lên những con thuyền cũ rách lênh đênh ra giữa biển khơi, số người chết đếm không xuể.
Trận chiến này của ĐCSTQ không hề gây dựng được một chút “uy danh” nào, ngược lại còn bộc lộ ra rất nhiều vấn đề. Bộ Trưởng Quốc phòng Đài Loan đã từng nói: “Nhìn vào biểu hiện của quân đội ĐCSTQ tại chiến trường Việt Nam, việc bảo vệ Đài Loan của chúng ta là không thành vấn đề!”.
Sau trận chiến, Chỉ duy nhất Đặng Tiểu Bình là giành chiến thắng, ông đã thành công trong việc giành lại quyền hành từ hệ thống đảng – chính – quân, Hoa Quốc Phong bị ép phải xuống đài. Nhưng từ đây, cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm lại sẽ mở màn, biên giới Việt – Trung lại trở thành thao trường luyện binh, các đơn vị dã chiến lần lượt ra trận. Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia lại dùng chiến tranh làm thao trường? Đó không phải mang sinh mệnh người dân ra làm trò đùa hay sao?.
Lưu ý: Bài viết mang ý kiến và nhìn nhận cá nhân của tác giả người Trung Quốc, không phải là cách nhìn của Tinhhoa.net
Theo NTDTV

Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine

Dân trí Chỉ từ chiều 29/1 đến hết ngày 30/1, những vụ đụng độ mới tại Đông Ukraine khiến ít nhất 19 dân thường và 5 binh sỹ chính phủ thiệt mạng. Những thi thể nằm bên vũng máu rải rác khắp đường phố Donetsk và khu vực xung quanh khiến ai thấy cũng phải rợn người.

Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine
Một người đàn ông thiệt mạng sau một ngày hỗn loạn tại Donetsk. Theo thông tin từ chính quyền địa phương và quân đội Ukraine, ít nhất 19 dân thường đã tử vong trong 24 giờ qua. (Ảnh: AFP)
Cảnh tượng chết chóc rợn người tại vùng chiến sự Đông Ukraine
Những người địa phương cố gắng tiếp tục cuộc sống thường nhật, trong khi các thi thể vẫn nằm trên đường phố Donetsk. Thành phố này đã hứng những trận nã pháo ác liệt. (Ảnh: EPA)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Một bàn tay dính máu lộ ra bên dưới một chiếc chăn, sau một ngày giao tranh tại miền Đông Ukraine. (Ảnh: AP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
Người dân địa phương luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ khi đạn pháo có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào. (Ảnh: AFP)
Không ít người thiệt mạng trong lúc đứng chờ xe buýt, xe điện. (Ảnh: AFP)
3 người thiệt mạng được phủ bằng chăn ở phía sau trong khi một người đàn ông an ủi một phụ nữ có người thân thiệt mạng tại Donetsk. (Ảnh: AP)
Các nhân viên cứu hộ bận rộn thu gom các thi thể sau những cuộc giao tranh ác liệt. (Ảnh:
Các nhân viên cứu hộ bận rộn thu gom các thi thể sau những cuộc giao tranh ác liệt. (Ảnh: EPA)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh: AFP)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Một binh sỹ Ukraine bị thương được chăm sóc tại bệnh viện trong thị trấn Artemivsk hôm 29/1 với điều kiện sơ sài. Giao tranh quanh khu vực này đã leo thang sau khi phe ly khai tìm cách bao vây thị trấn Debaltseve. (Ảnh: AP)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Tại thành phố Mariupol, vốn từng khá yên bình trong những đợt giao tranh ác liệt ở Donetsk, nay cũng chứng kiến cảnh pháo kích, chết chóc. (Ảnh: AP)
Sự mệt mỏi, sợ hãi hằn rõ trên khuôn mặt người dân địa phương. (Ảnh:
Một linh mục Chính thống giáo đứng trước thi thể của các binh sỹ Ukraine thiệt mạng tại một điểm kiểm soát bị phe ly khai chiếm đóng, tại thị trấn Krasniy Partizan, Đông Ukraine. Ước tính của Liên Hợp Quốc khẳng định hơn 5100 người đã thiệt mạng kể từ khi chiến sự bùng phát (Ảnh: AP)
Xem clip:

Thanh Tùng
Tổng hợp

Thế Chiến II: 76 năm sau Cuộc hành quân chết chóc Bataan

Cuộc hành quân kinh hoàng Bataan
Các tù binh Mỹ với những vết thương và bệnh tật khi bắt đầu "Cuộc hành quân chết chóc Bataan" vào tháng 4/1942. (Ảnh: AP Photo / U.S. Army)
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công vào Hạm đội Hoa Kỳ trong trận Trân Châu Cảng, gây ra rất nhiều thương vong cho Hoa Kỳ. Ngày 9/4/1942, Nhật Bản chinh phục Corregidor, dẫn tới sự kiện “Cuộc hành quân chết chóc Bataan” khiến hàng chục ngàn lính Mỹ chết và bị thương.
Trận Trân Châu Cảng
Chủ nhật ngày 7/12/1941, Quân đội Nhật Bản bất ngờ tấn công vào một căn cứ của Hải quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Hawaii. Trận đánh này ngăn chặn Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến xâm lược Đông Nam Á của Nhật Bản, và để chống lại Anh Quốc, Hà Lan, và Hoa Kỳ.
Trận đánh bao gồm 2 đợt không kích với 353 máy bay, đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ và 2 chiếc trong số này sau đó đã được trục vớt và đưa vào hoạt động trở lại, và cũng gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật đánh chìm và hủy hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, 2.402 người tử trận và 1.282 người bị thương. Nhật Bản thiệt hại ít nhất, gồm 29 máy bay, 4 tàu ngầm bỏ túi, 65 người thương vong.
Cuộc hành quân chết chóc Bataan
Đầu tháng Giêng (1942), lực lượng Nhật Bản đổ bộ vào địa phận Hoa Kỳ tại Philippines – đảo Corregidor – nơi có hàng chục ngàn lính Mỹ và lính Philippines đang đóng quân. Các lực lượng của quân Đồng Minh đã chiến đấu trong 99 ngày, nhưng dưới áp lực quân sự của Nhật Bản, 76.000 lính Đồng Minh đã đầu hàng, trong số đó có hơn 20.000 lính Mỹ – vào ngày 9/4/1942. Thế là Nhật Bản đã chinh phục Corregidor.
Điều tiếp theo là một trong những sự kiện tàn bạo nhất của Thế chiến II: Cuộc hành quân chết chóc Bataan (The Bataan Death March – theo tiếng Nhật: Batān Shi no Kōshin), với hàng ngàn người Philippines và Mỹ đã chết trong một cuộc di chuyển cưỡng ép đến một điểm tập trung.
Nhiều người trong số họ đã phải đi bộ hơn 60 dặm đến một trại tù, chịu đựng trong nắng nóng nhiệt đới. Các vết thương và bệnh tật của họ trở nên trầm trọng. Những người không đi theo hàng lối, hoặc những người phá vỡ hàng ngũ, cũng như những người bị tụt lại phía sau có thể bị bắn hoặc trừng phạt tàn nhẫn, gây ra bởi quân Nhật. Kết quả là có rất nhiều tù nhân và cả thường dân đã chết, mà sau này Hội đồng Quân sự Đồng Minh đã coi đó là tội ác chiến tranh của Nhật Bản trong Thế chiến II.
Sau chiến tranh, Trung tướng Nhật Bản Homma Masaharu, người đã bị buộc tội lạm dụng vũ lực trong sự kiện Bataan, đã bị xử bắn vào ngày 3/4/1946.
Một số hình ảnh về tù binh Mỹ và Philippines trong “Cuộc hành quân chết chóc Bataan”:
Cuộc hành quân kinh hoàng
Một chiếc xe tăng tiến vào Bataan, 1942. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Cuộc hành quân kinh hoàng Bataan
Những người lính Mỹ tại Bataan, Philippines, nghe đài “Tiếng nói Tự do” (Voice of Freedom) được phát sóng trong Thế chiến II năm 1942. (Ảnh: AP Photo / U.S. Army Signal Corps)
Bắt đầu từ ngày 10/4, từ Mariveles – cuối phía nam bán đảo Bataan, 70.000 tù binh hành quân đến trại Camp O’Donnell, một nhà tù cách đó 65 dặm (khoảng 104km).
Cuộc chiến kinh hoàng
Những người lính Mỹ đứng lên khi họ đầu hàng quân Nhật, tại căn cứ hải quân của Nhật – Mariveles trên bán đảo Bataan, Philippines vào tháng 4/1942 trong Thế chiến II. (Ảnh: AP Photo / U.S. Marine Corps)
Cuộc hành quân chết chóc
Lính Nhật canh chừng các tù nhân Mỹ trước “Cuộc hành quân chết chóc Bataan”. (Ảnh: AP Photo / U.S. Marine Corps)
Cuộc hành quân kinh hoàng
Trong khi một lính Nhật đang canh gác tại chính giữa với lưỡi lê, binh lính Mỹ bị bắt giữ tại Bataan và Corregidor được nghỉ ngơi. (Ảnh: AP Photo)
Cuộc hành quân kinh hoàng Bataan
Những người Philippines bị thương được đưa lên cáng đến Bệnh viện Quân đội Bataan, ngày 11/4/1942. (Ảnh: AP Photo)
Cuộc hành quân kinh hoàng
Tù binh Mỹ và Philippines. (Ảnh: AP Photo)
An Hòa
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét