Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG 8

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chuyên án 814 (Phần 1)
  
Chuyên án 814 (phần 2) 

Cuộc đấu súng, tiêu diệt băng cướp khét tiếng ở ngã ba 'tử thần'

Thấy tài xế không chịu dừng xe theo lệnh, Thắng rút súng bắn vào xe làm hai người thiệt mạng, 5 hành khách bị thương.


24 năm đã trôi qua, chuyên án triệt phá nhóm cướp khét tiếng do Đỗ Cao Thắng cầm đầu vẫn lưu giữ trong trí nhớ của nhiều công an tỉnh Lạng Sơn.
Theo Công an tỉnh Lạng Sơn, năm 1991 và 1992 ở ngã ba Đình Lập, còn gọi là ngã ba “tử thần”, thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn - nơi có thể sang Tiên Yên (Quảng Ninh) hay về Lục Ngạn (Bắc Giang) hoặc lên cửa khẩu Bắc Chắ, sang Trung Quốc, xảy ra hàng chục vụ cướp dùng vũ khí chặn đường xe khách “xin” tiền, tài sản.
Một trong những băng cướp liều mạng và tàn bạo nhất bị tiêu diệt ngày đó là băng cướp do Đỗ Cao Thắng (50 tuổi) cầm đầu. Tên này đã nhiều lần bị bắt về các tội Trộm cắp, Cố ý gây thương tích nhưng đều trốn trại và ngày càng nguy hiểm hơn khi luôn có súng bên người.
Chưa học hết lớp 6, Thắng đã bỏ học, giao du với đám thanh niên hư hỏng trong vùng. Ngày 13/12/1986, sau khi uống rượu trở về, Thắng cùng Sái Việt Chinh nhìn thấy anh Âu Xuân Tuyên, bộ đội đang đi bộ ngược chiều, liền rút lê AK, dọa đâm để xin chiếc mũ vải mềm anh đang đội. Khi anh Tuyên đưa chiếc mũ, hai tên lại bắt anh này cởi thêm chiếc áo mút đang mặc. Anh Tuyên còn đang ngần ngừ thì bị Chinh nhảy vào đấm đá, khiến sợ hãi, bỏ chạy về đơn vị ở gần đó. Lực lượng Công an, Quân đội vây bắt, nổ súng mới khiến hai tên côn đồ buông vũ khí sau khi đã đâm hai chiến sĩ bị thương.
Băng cướp của Thắng tụ tập được nhiều tên cướp có bề dày án tích như Tô Văn Phương, Sái Văn Lợi, Tô Văn Thành, Nguyễn Văn Thường, đều là những kẻ có “máu mặt” ở Đình Lập. Để có đủ vũ khí sử dụng, tháng 7/1991, Thắng dẫn đàn em đột nhập vào kho vũ khí của Huyện đội Đình Lập, trộm 4 khẩu AK và mấy quả lựu đạn.
Ngày 27/7/1991, Thắng rủ Phương mang súng AK ra xã Hữu Sản, Sơn Động, Hà Bắc để chặn xe khách cướp. Thấy xe khách của anh Nông Quang Trung đi qua, Thắng xông ra giữa đường chặn xe để Phương lên xe, cướp tiền của khách. Hai tên vòng về khe Dăm, Đình Lập, Lạng Sơn, chặn xe máy của anh Quỳnh để cướp nhưng không được nên đã xả súng bắn nát chiếc xe và bắn bị thương anh Quỳnh.
Liên tiếp những ngày sau đó, Thắng dẫn đàn em sang Bình Liêu, Quảng Ninh gây ra nhiều vụ cướp ôtô, tài sản trong đó có 2 vụ chặn cướp đúng vào xe của Công an huyện Đình Lập. Cả hai lần này, Thắng đều chỉ đạo đàn em bắn trả, làm một số công an bị thương, xe hư hỏng nặng còn bọn chúng chạy thoát vào rừng.
Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 19/9/1991, ông Đỗ Hùng, khi đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Nội vụ đã chủ trì cuộc họp giữa Công an 3 tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc và Quảng Ninh. Tại cuộc họp, Ban chuyên án được thành lập nhằm triệt phá băng cướp này.
Sau hai tháng thực hiện, công an đã bắt được 4 tên trong nhóm, vận động được 2 người, trong đó có Phương ra đầu thú cùng tiền, tài sản và súng cướp được.
Điên cuồng vì hai đệ tử thân tín ra đầu thú, Thắng cùng đàn em tiếp tục gây ra nhiều vụ cướp khác, hễ thấy ai chống cự là bắn chết không tha. Điển hình như chiều 10/12/1991, Thắng, Hải chặn xe khách để cướp tài sản nhưng bị lực lượng Công an Đình Lập tấn công.
Thấy đồng bọn bị tiêu diệt, Thắng xả súng bắn tử vong một công an cùng lái xe khách. Kinh hoàng nhất là vụ trả thù gây ra tối 13/1/1992. Thắng dẫn theo một toán cướp đến xã Bắc Lãng, Đình Lập, chặn xe khách để cướp. Thấy tài xế không chịu dừng xe theo lệnh của hắn, Thắng rút súng bắn vào xe làm hai người thiệt mạng, 5 hành khách bị thương. Nhóm cướp nhảy lên xe định lấy tài sản thì bị công an truy đuổi, phải chạy tháo thân.
Ngay tối hôm đó, cho rằng ông Đàm Văn Ký, Trưởng thôn Nà Nát, Bắc Lãng báo tin cho cơ quan công an kế hoạch chặn cướp của mình, Thắng xách súng tới nhà ông Ký, bắt cả nhà ra sân, xếp thành hàng dọc. Cả nhà ông Ký quỳ sụp xuống lạy hắn xin được tha tội nhưng kẻ máu lạnh vẫn không lay động. Hắn giương súng bắn hai loạt đạn AK vào người ông Ký rồi mới đồng ý cho cả nhà đưa xác nạn nhân vào nhà. Mỗi khi gây án, trong khi đồng bọn đều bịt mặt riêng Thắng thì không. Khi bắn ai, hắn gí sát mặt mình vào như muốn khắc sâu trong tâm khảm nỗi sợ hãi của bị hại.
Ông Nông Văn Định, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn, khi đó là Trưởng phòng Cảnh sát hình sự nhớ lại: Đến ngày 14/3/1992, qua trinh sát, biết Thắng đang lẩn trốn trên một chòi canh nương, tổ công tác nhanh chóng triển khai lực lượng bao vây. Cuộc đấu trí căng thẳng diễn ra nhiều tiếng đồng hồ, lực lượng công an với phương châm dùng lý lẽ để thuyết phục tên cướp đầu hàng, tuy nhiên Thắng đáp trả bằng những loạt đạn để tìm cách thoát thân.
Biết không thể thu phục được tên cướp, tổ công tác quyết định khép chặt vòng vây và nổ súng tiêu diệt. Sau khi băng cướp do tên Thắng cầm đầu bị triệt phá, người dân không còn lo sợ khi đi qua địa bàn giáp ranh giữa ba tỉnh nữa và biệt danh về ngã ba “tử thần” dần trở thành dĩ vãng.
Theo Công an nhân dân

Cuộc vây bắt tên cướp khét tiếng từng là trinh sát đặc công

Gây ra một loạt vụ cướp tàn độc, bắn chết công an, tướng cướp Hoàng Văn Chung (Chung "Chón") được liệt vào danh sách "tiêu diệt tại chỗ" của cả lực lượng công an và quân đội tỉnh Lạng Sơn hồi những năm 1990.


Từng là trinh sát đặc công, giỏi sử dụng các loại vũ khí, hành tung "xuất quỷ nhập thần" của tướng cướp Chung "Chón" (54 tuổi) nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân và các thương lái vùng biên ải Lạng Sơn những năm 1990.
Đại tá Triệu Văn Điện (hiện là Trưởng phòng Cảnh sát truy nã - Công an tỉnh Lạng Sơn) khi đó là Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự cho hay vụ cướp nào Chung "Chón" cũng vác AK, lựu đạn và nhiều loại súng khác đi theo để sẵn sàng tiêu diệt nạn nhân. Biệt danh "Chón" theo tiếng Nùng nghĩa là "sóc", di chuyển nhanh như sóc. Tên tướng cướp này vốn là trinh sát đặc công tinh nhuệ, giỏi sử dụng các loại vũ khí.
Đầu tháng 1/1989, Chung "Chón" từng "xộ khám" vì tổ chức đồng bọn vác súng đi chặn xe và cướp tài sản của những người đi đường tại khu vực cầu Bản Liếp, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Đi tù chưa được bao lâu, tháng 5/1990, Chung "Chón" dùng lửa đốt phá cánh cửa buồng giam trốn thoát.
Như con sói thoát bẫy, đi tới đâu, hắn cũng thâu nạp thêm "tay chân", lấy cướp bóc làm kế sinh nhai, bắn nạn nhân làm trò giải trí và "thử súng". Điều lạ là mỗi lần đám đệ tử "xộ khám", hắn đều lọt lưới một cách ngoạn mục, lẩn trốn đi nơi khác và tiếp tục lập băng cướp mới.
Gây ra những vụ cướp táo tợn, tàn độc, băng cướp Chung "Chón" cũng không "chừa" những vụ cướp vặt. Từ cướp một con gà, nồi khoai lang đến hàng trăm triệu đồng, vụ nào chúng cũng vác súng ra bắn. Cuối tháng 2/1992, chúng từng xả hết 6 băng đạn chỉ để cướp một nồi khoai lang. Rất may nạn nhân kịp thời chạy thoát. Khoảng tháng 3/1992, hết tiền ăn tiêu, Chung lại cùng đồng bọn xách súng và lựu đạn đến khu vực xã Phú Xá để rình. Lần này, chúng cướp được 300.000 đồng và một con vịt góp giỗ sau khi đã bắn nạn nhân bị thương vào đùi.
Một tuần sau, đồng bọn của Chung sa lưới nhưng hắn trốn thoát. Ngày 27/12/1992, Chung cùng đồng bọn ra cầu Khánh Khê, huyện Văn Quan chặn xe cướp được 15 triệu đồng, bắn nạn nhân trọng thương.
Sự xuất hiện của băng cướp của Chung "Chón" khiến nhiều người dân ở mấy huyện biên giới như Cao Lộc, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn, cứ tối tối vội vàng cửa đóng then cài, không dám ra đường. Cánh lái xe tải đường dài từ miền xuôi lên hay các thương lái chuyên đánh hàng Trung Quốc đều phải đổi quy luật làm ăn, chỉ dám qua những vùng này vào ban ngày…
Trong khi các hoạt động điều tra đang được tiến hành thì một vụ án mạng nghiêm trọng nữa lại xảy ra. Ngày 24/4/1993, sau khi thành lập thêm một băng mới gồm Hoàng Văn Long, Đồng Văn Eng, Lăng Văn Nhàn, giao vũ khí cho từng tên, cả bọn ra đoạn đường rẽ vào xã Thụy Hùng, cách Dốc Quýt 500m ngồi rình. Tối hôm đó, anh Hoàng Văn Tiệp, cán bộ Thanh tra Công an tỉnh Lạng Sơn chở người nhà đi qua bị bọn cướp lao ra bắn nên đã dùng súng bắn trả khiến Eng trúng đạn.
Sau hồi đấu súng không cân sức, anh Tiệp bị Nhàn dùng súng AK bắn chết tại chỗ. Nhóm cướp tháo hạy, bỏ lại tên đồng bọn bị thương nặng.
Xác định đây là băng cướp nguy hiểm, chỉ có thể bắt hoặc tiêu diệt được Chung "Chón" mới làm tan rã được, kế hoạch vây bắt được vạch ra tỉ mỉ. Hàng ngày, các trinh sát tuần tra công khai dọc tuyến quốc lộ 1, các tuyến đường liên huyện, liên xã ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Cao Lộc - nơi Chung "chón" và đám tay chân thường hoạt động để chúng không dám lộ diện, dần dần co cụm lại. Mặt khác, cơ quan điều tra đồng thời phối hợp với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn sẵn sàng bắt giữ, hoặc tiêu diệt tại chỗ nếu hắn manh động chống trả.
Về phía Chung, sau khi bắn chết anh Tiệp đã tiếp tục thu nạp đệ tử, lập một băng cướp mới. Tuy nhiên, chúng hoạt động cầm chừng hơn bởi sự tuần tra gắt gao của công an. Biết nhóm cướp lẩn trốn trong rừng hồi thuộc huyện Cao Lộc nhưng các trinh sát không thể tìm ra chỗ ở, bởi rừng núi mênh mông, bạt ngàn, chúng lại thường xuyên thay đổi địa điểm.
Thời điểm này, nguồn tin trinh sát cho hay, Chung dù có vợ con đề huề nhưng cặp bồ với Vi Thị Vị, ở huyện Cao Lộc và có với nhau một con trai. Dù không về thăm nhà, nhưng hàng tháng Chung lại đến thăm bồ và con riêng. Vị có 3 em trai từng tham gia các băng cướp của Chung. Trong số này, một người lãnh án 7 năm, một bị tuyên phạt hơn 10 năm tù. Sau khi được vận động, thuyết phục, người em trai thứ ba tên là Hạt chọn con đường lập công chuộc tội, hợp tác với công an.
Thượng uý Triệu Văn Điện được Ban chuyên án giao nhiệm vụ phụ trách tổ truy bắt. Anh cùng trinh sát Đoàn Minh Hà và Đội trưởng Đặc nhiệm Phòng Cảnh sát hình sự Hoàng Văn Nam (hiện là Phó phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Lạng Sơn) theo dõi sát sao nhà Vị, đưa tiền cho Hạt thường xuyên mua đồ tổ chức ăn uống mời Chung đến.
Gần đến Tết nửa năm (ngày 6/6 âm lịch) của đồng bào dân tộc Nùng, Ban chuyên án quyết định lựa chọn làm thời điểm phá án. Đêm 1/8/1993, đúng kế hoạch sau khi ăn uống no say, Chung lên giường đi ngủ. Hạt lẩn ra ngoài báo tin cho trinh sát. Ngay lập tức, các lực lượng tác chiến của Cục Cảnh sát hình sự và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn đã đi bộ hơn 5km vào đến nhà của Vị để tổ chức vây bắt.
Mọi hành động đều đảm bảo bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, trong nhà có người già và trẻ nhỏ, lại đề phòng Chung "Chón" cảnh giác đổi chỗ ngủ, nên các trinh sát phải áp sát tận nơi để xác định vị trí. Kiên trì bao vây đến 4 rưỡi sáng thì mẹ Vị dậy trước để vệ sinh cá nhân. Ngay lập tức, anh Điện tiến lại rút thẻ ngành và dặn dò bà lão vào gọi hai cháu dậy, thả trâu ra khỏi chuồng để tránh đạn lạc.
Tiếng loa kêu gọi đầu hàng vang lên nhưng tên tướng cướp vẫn cố thủ trong nhà. Trinh sát ném quả lựu đạn hơi cay thứ 3, hắn mới chịu ra ngoài. Đề phòng hắn cất giấu lựu đạn, vũ khí trong người nên các trinh sát yêu cầu phải cởi hết quần áo, xoè tay, kiễng chân đi ra. Nhưng vừa ra khỏi đám khói, hắn đã vụt chạy ra cửa sau hòng tẩu thoát vào rừng. Thượng uý Điện và anh Nam nhanh như cắt đã dùng võ thuật quật ngã tên tướng cướp. Kiểm tra trong nhà, các trinh sát thu được một khẩu súng Colt, 60 viên đạn, một quả lựu đạn đã rút chốt mà Chung mưu mô để ngay trước cửa khi hắn phải ra khỏi nhà.
Ngay sau đó, tay chân của hắn là Long, An cũng sa lưới. Chung bị kết án tử hình, Long lãnh án 14 năm tù, An bị án 7 năm tù. Vị thì mới đây bị Công an tỉnh Hải Dương bắt về tội Lưu hành tiền giả, đang thụ án tù.
Kết thúc chuyên án, với những thành tích xuất sắc, thượng uý Điện được phong quân hàm vượt cấp, được mời đi báo cáo điển hình tiên tiến tại nhiều hội nghị của Bộ Công an.
Theo Công an nhân dân

Cuộc truy tìm nhóm xả đạn gây 5 vụ cướp chấn động Sài Gòn

Thấy con chó lao đến cứu chủ đang bị uy hiếp, nhóm cướp bỏ chạy, dùng hai súng ngắn bắn 20 phát đạn khiến một người chết, 7 bị thương.


Tối 19/5/2003, nhân viên bán hàng Mai Thị Mạnh Trinh cùng hai thợ bạc Võ Thành Đông và Nguyễn Minh Luân của tiệm Ngọc Hà (phường 18, quận Tân Bình, TP HCM) thu gom đồ đạc chuẩn bị đóng cửa thì một thanh niên đội mũ, đeo khẩu trang, bịt mặt bước tới quầy, quát chị Trinh đưa hết vàng bạc. Biết gặp nạn, anh Đông vội hô hoán song kẻ này lạnh lùng siết cò. Đạn không nổ, anh Đông lao vào ôm tên cướp còn anh Luân đóng cửa.
Lúc đó, tên cướp thứ hai xuất hiện, dí súng vào đầu anh Luân. Con chó fox thấy có kẻ lạ nên lao tới cắn xé tên này. Hốt hoảng, bọn chúng bỏ chạy ra đường. Tới hẻm 96KC Thoại Ngọc Hầu, hai hung thủ bị người dân vây bắt. Chúng nã đạn về phía sau và trốn thoát trong bóng tối. 
Công an xác định 7 người trong hẻm bị thương, một người thiệt mạng. Cảnh sát thu 8 viên đạn còn nguyên, 12 vỏ đạn, 3 đầu đạn, một hộp tiếp đạn, tất cả đều của súng K54. Bọn cướp đã chuẩn bị tới hai súng ngắn, trên đường tháo chạy bắn hơn 20 phát đạn. 
Các chiến sĩ thuộc Phân viện Khoa học hình sự, Bộ Công an phía nam giám định các viên đạn, vỏ đạn, đầu đạn thu được và xác định, chúng được bắn ra từ một khẩu súng ngắn K54, số súng 21046134. Cũng trong thời điểm này, Nguyễn Ngọc Tuấn và Nguyễn Văn Tiếp công tác tại Đồn biên phòng 893 bị nghi vấn lấy cắp số súng đạn trên, đã nhận quyết định xuất ngũ. 
“Giữa lúc Công an TP HCM đang sàng lọc hung thủ của tiệm vàng Ngọc Hà thì từ một vụ án ngẫu nhiên khác, tưởng như không liên quan gì lại cho ra lời giải”, đại tá Trần Thanh Châu (khi đó là thượng tá, Trưởng công an huyện Bình Chánh) nhớ lại. 
Theo hồ sơ, tối 25/5/2004, một vụ tấn công dân phòng bằng súng xảy ra tại khu phố 9, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Một kẻ dùng súng bắn hai phát vào trụ sở dân phòng, làm anh Trần Văn Sơn bị thương. Tại hiện trường, công an tạm giữ một đôi nam nữ. Cô gái khai là người tình của tên dùng súng bắn dân phòng. Tên này sau đó ra đầu thú khai tên là Trần Trung Hiếu.
Từ đây, Công an quận Bình Tân xác định thủ phạm gây vụ bắn dân phòng gồm Hiếu, Hồ Minh Luân, Nguyễn Ngọc Hà và Lưu Hồng Ký (cùng ngụ phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân). Đặc biệt, những mảnh đầu đạn, vỏ đạn thu được tại hiện trường vụ bắn dân phòng rất giống trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà.
Qua giám định, kết quả mang lại sự bất ngờ: Tất cả viên đạn trên được bắn ra từ một khẩu súng. Qua truy xét, Công an quận Bình Tân thu được khẩu súng tại quận 6. 
tiep-dan-7649-1398250396.jpg
Địa bàn xảy ra vụ tấn công dân phòng năm 2004 tại quận Bình Tân.
Khi bắt 4 kẻ có tên trên, công an thu một khẩu K54 và 5 viên đạn. Hiếu khai súng và 7 viên đạn là mượn của Nguyễn Ngọc Tuấn (quê Long Sơn, Cần Đước, Long An). Manh mối hung thủ trong vụ trọng án cướp tiệm vàng Ngọc Hà đã bắt đầu lộ diện.
Dựa trên kết quả giám định và căn cứ tài liệu thu thập được, Ban chuyên án nhận định các đối tượng gây ra các vụ án trên thuộc một băng nhóm tội phạm có tổ chức do Nguyễn Ngọc Tuấn (tự Bình) cầm đầu.
Đêm 6/6/2004, Nguyễn Ngọc Tuấn bị bắt, công an thu một khẩu K54 và 2 hộp tiếp đạn (gồm 14 viên đạn). Theo lời khai ban đầu, Tuấn thừa nhận đã lấy trộm súng tại Đồn biên phòng 893 Sông Trăng, Long An và đã cùng Hiếu, Phúc (Trì) cướp 5 điện thoại tại cửa hàng ở quận 6 vào tối 3/5/2004.
Sau đó, khoảng 23h ngày 19/5/2004, Tuấn, Hiếu, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Hùng (tự Cu) cùng một tên khác dùng khẩu K54 khống chế anh Lê Văn Lộc (Việt kiều Mỹ) cướp xe Dylan. Bọn chúng bán xe cướp được 1.200 USD chia đều mỗi tên 200 USD.
Riêng về vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà làm một người chết, 7 người bị thương, Tuấn khai cùng Nguyễn Văn Tiếp sử dụng hai khẩu súng K54 và những viên đạn ăn cắp tại Đồn biên phòng 893, Long An để gây án. 
tiep-2872-1398250396.jpg
Nguyễn Văn Tiếp.
Ngày 7/6/2004, Tiếp bị bắt, thu súng khẩu K54 cùng 60 viên đạn. “Tuấn, Tiếp và Hiếu đều nhỏ con. Dù lưu manh, máu lạnh, từng bắn chết người nhưng khi đối mặt với điều tra viên tại phòng xét hỏi thì chúng co ro, không nói nên lời”, đại tá Tấn nhớ lại. 
Như vậy, 5 vụ trọng án hình sự đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn TP HCM đã được phá gồm: Trộm cắp vũ khí quân dụng tại Đồn 893 Sông Trăng; vụ bắn dân phòng Trần Văn Sơn, khu phố 9; vụ cướp điện thoại tại cửa hàng ở quận 6; vụ cướp xe Dylan và vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà.
Ngày 25/1/2005, TAND TP HCM mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Hà và các vụ cướp bằng súng liên quan, do Nguyễn Ngọc Tuấn cùng đồng bọn thực hiện. 13 bị cáo có tuổi đời 16-28 ra tòa với các tội danh: giết người, cướp tài sản, chiếm đoạt, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và không tố giác tội phạm.
Cùng năm đó, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM đã tuyên y án sơ thẩm với mức án tử hình đối với Tuấn về các tội: giết người, cướp tài sản, tàng trữ, sử dụng trái phép và chiếm đoạt vũ khí quân dụng; Tiếp tử hình về các tội: giết người, cướp tài sản, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Ba bị cáo Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Tính và Trần Trung Hiếu lãnh từ 4 đến 18 năm tù về các tội: giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng, che giấu tội phạm.
Theo Công an TP HCM

Cuộc truy bắt tên cướp độc hành dâm đãng

Sau lần bị bắt rồi đào tẩu thành công, Sáu "Thẹo" ngày càng lộng hành. Hắn đốt nhà người đã chỉ điểm cho công an, tiếp tục đi cướp, cưỡng bức thêm hàng chục phụ nữ. Nhiều chị em không dám tố cáo vì sợ hắn trả thù.
> Tội ác của tên cướp độc hành dâm đãng


Tội ác của Sáu Thẹo khiến dư luận hoang mang lo lắng, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và ngành công an càng sốt ruột. Ban chuyên án sau đó đã nắm được một số tin tức về tên cướp độc hành Sáu "Thẹo".
Lúc bấy giờ ông Nguyễn Thanh Bình (Út Bình, Trưởng công an Hồ Nước) đã xây dựng được một quần chúng có khả năng nắm tình hình tốt, đó là anh Nguyễn Thành Tâm, Đội trưởng khai thác chất đốt của Công ty Chất đốt TP HCM.
Khoảng cuối năm 1980, một thanh niên khoảng 30 tuổi, người hơi lùn, ăn mặc tuềnh toàng, áo bộ đội, đội nón cối mang theo khẩu súng AK vào xin làm công nhân khai thác chất đốt và ở nhờ nhà anh Tâm. Kẻ này nói tên Bình, quê miền Bắc, hoàn cảnh khó khăn xin làm công nhân kiếm tiền dành dụm để về quê. Còn khẩu súng AK không có đạn, Bình bảo nhặt được cất để đi săn thú rừng.
Thấy hắn có vẻ “hiền lành chất phác”, bố anh Tâm nhận làm con nuôi. Một lần, Bình bảo anh Tâm đi xin đạn lắp vào súng để săn thú kiếm thịt cải thiện bữa ăn. Vì đội khai thác chất đốt của anh Tâm có kế toán, thủ quỹ, có tiền của công ty giao nên cũng có súng cabin để bảo vệ, giờ thêm khẩu AK nữa thì càng yên tâm nên anh đem súng cất trong buồng.
Chiều hôm sau, nghe vợ kể khi tắm thường thấy Bình để ý rình, anh Tâm linh cảm điều bất an và nghi đứa em nuôi chính là tên cướp Sáu "Thẹo".
Vào sáng ngày thứ tư kể từ khi hắn xuất hiện, anh Tâm bảo “em ở nhà, anh đi xin ít đạn AK để về anh em mình săn thú rừng cải thiện bữa ăn” rồi nhanh chân đến Công an Hồ Nước kể lại sự việc. Giao 20 viên đạn AK và căn dặn anh Tâm một số điều cần thiết, lãnh đạo phân công trung úy Nguyễn Trung Sơn (Đội trưởng Bảo vệ chính trị) và gọi anh Lê Công Kỳ (Trưởng ấp A3, xã Phước Minh) đi cùng anh Tâm để nếu đúng Sáu "Thẹo" thì bắt giữ.
Khi về nhà, anh Tâm vào bảo Bình đun nước pha trà tiếp khách. Anh nói với Bình, hai anh này (ý chỉ anh Sơn và anh Kỳ) là người đến cưa cây giúp. Nói rồi anh lẳng lặng vô buồng lấy khẩu AK của hắn nạp vào 10 viên đạn. Anh Tâm cầm súng bước ra và nháy mắt cho trung úy Sơn chuẩn bị hành động. Khi Bình đang lum khum chụm lửa, anh Tâm chĩa súng vào người hắn hô: “Nguyễn Văn Sáu, giơ tay lên, mày đã bị bắt”. Ngay lập tức, anh Trung Sơn phóng tới bẻ tay hắn ra sau lưng khóa lại và cùng anh Kỳ trói giải về Công an Hồ Nước. Trên đường về, Sáu có ý định nhảy xuống sông tẩu thoát nhưng bị Trung Sơn đe: “Mày mà nhảy xuống là tao cho lặn dưới đáy sông luôn đó”. Lời cảnh cáo của Trung Sơn khiến hắn chùn bước.
Ngày 5/12/1980, hàng trăm người dân đổ về sân vận động công trường Dầu Tiếng để nghe sự phán quyết của công lý đối với tên cướp khét tiếng. Khi tòa cho phép nói lời cuối cùng, hắn không xin tha tội chết mà nói: “Đời có Sáu Thẹo thì không có Trung Sơn. Có Trung Sơn thì không có Sáu Thẹo”. Sáu "Thẹo" bị tuyên tử hình.
Trong những ngày chờ thi hành án, Sáu "Thẹo" được nhốt chung buồng với tử tội Nguyễn Văn Đúng (sinh năm 1958, ngụ ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên). Trước khi đi bộ đội, Đúng hứa hôn với một cô gái nhưng khi xuất ngũ, người này lấy chồng khiến hắn đau khổ. Chiều tối 5/5/1980, Đúng rủ người yêu cũ ra bờ suối tâm sự lần cuối và ngỏ ý đưa cô đi biệt xứ. Bị cự tuyệt, hắn bóp cổ cô đến chết. Khi đang định hãm hiếp người phụ nữ vừa chết, thấy có người đi tới, hắn bỏ trốn. Hôm sau, Đúng bị bắt.
Ông Trung Sơn (trái) và đồng đội tham gia truy bắt, bắn chết hai tên cướp khét tiếng Sáu
Ông Trung Sơn (trái) và đồng đội tham gia truy bắt, bắn chết hai tên cướp khét tiếng Sáu "Thẹo" và Đúng.
Lúc bấy giờ, trại tạm giam của Công an Tây Ninh còn sơ sài tạm bợ, tường mỏng, nền đất nên với kẻ từng là trinh sát đặc công như Sáu "Thẹo" thì việc đào thoát không mấy khó khăn. Sau hơn một tuần, Sáu "Thẹo" và Đúng đã đào được hầm xuyên lòng đất ra ngoài. Vào một đêm mưa, gió, cả hai thoát khỏi buồng giam. Sáu "Thẹo" vào phòng cán bộ quản giáo lấy khẩu súng K54 và bộ đồ cảnh sát.
Tin hai tên tử tù vượt ngục làm cho lãnh đạo Ty Công an Tây Ninh đau đầu. Các chiến sĩ đến nhà anh Tâm đưa cả gia đình lên Công an Hồ Nước lánh nạn vì sợ Sáu "Thẹo" đến trả thù. Quả đúng như dự đoán, ngay chiều hôm ấy nhà anh Tâm cháy rụi.
Hai ngày sau khi trốn trại, Sáu "Thẹo" cùng Đúng đến đội khai thác gỗ lòng hồ dùng súng K54 khống chế các nhân viên lấy một khẩu súng AK, một khẩu M16. Từ đây, hai tên cướp thường xuyên dùng ba khẩu súng để đi cướp bóc, hãm hiếp. Khoảng 22h mùng 5 Tết năm 1981, chúng mang súng vào nhà ân nhân là gia đình ông bà Sáu Thuân (ấp 1, xã Bến Củi) lấy tiền, vàng và chiếc xe đạp.
Trước khi rời khỏi nhà, Sáu "Thẹo" nói: “Tôi đi rồi cứ báo công an là có Sáu Thẹo đến lấy đồ. Tôi là đặc công mà, công an sao tìm được. Có hôm tôi ở trên cây mấy ổng cứ dưới đất mà tìm”.
Cứ như thế, xã nào hắn cũng cướp bóc, hãm hiếp hàng chục lần. Nhiều phụ nữ, cô gái là nạn nhân song không dám tố cáo vì sợ hắn trả thù càng nguy hiểm hơn.
Trong cuộc họp án tại Công an Hồ Nước, đại tá Sáu Huệ nói: “Với tài bắn súng thiện xạ của một trinh sát đặc công, việc hy sinh của lực lượng truy bắt là khó tránh khỏi, dù vậy cũng phải bắt hoặc tiêu diệt bằng được chúng để trừ tai họa cho dân”. Đại tá Sáu Huệ chỉ đạo các phương án truy bắt vẫn giữ nguyên nhưng biện pháp xây dựng lực lượng quần chúng cần tăng cường hơn nữa.
Đêm cuối tháng 2/1981, Sáu "Thẹo" và Đúng vào hai gia đình ở Phước Minh cướp hai đôi bông tai rồi bắt hai bà vợ đưa đi hãm hiếp. Ngay sáng sớm hôm ấy, tổ trinh sát ở khu vực này nắm được tin tức liền cử người chạy về báo tin cho trinh sát.
Trung úy Trung Sơn chỉ huy một tổ truy tìm dọc theo mé sông vào khu rừng. Anh cầm khẩu AR16, các trinh sát mỗi người mang theo một khẩu súng. Đến gần sáng, gặp ông già đi rừng, Trung Sơn hỏi có thấy dấu vết gì về hai người trung niên trong rừng không thì ông già lẳng lặng bỏ đi và tỏ vẻ sợ sệt. Khi trời hửng sáng, tổ của Trung Sơn tiến vào khu vực bến Cây Bứa, nơi người dân hay chặt tre, nứa, có một số chỗ nghỉ chân thường ngày. Càng đi sâu vào trong, các anh càng nghe rõ tiếng rè rè của máy radio chứng tỏ có người đang ở đâu đây. Trung Sơn ra hiệu cho anh em nhẹ nhàng tiếp cận nơi phát ra tiếng máy rè đó. Thấy ở đây có bếp nấu nướng còn than nóng và khói, Trung Sơn nghĩ chắc chắn bọn Sáu Thẹo còn lẩn quẩn ở khu vực này.
Tiến thêm vài bước, thiếu úy Út phát hiện ba chân người lòi ra từ lùm cây. Út lui lại nói với Trung Sơn. Trung Sơn bảo coi chừng lầm dân, để xem thử. Trung Sơn bước tới quan sát và xác định đó là Sáu "Thẹo" liền hô “bắn”. Vừa hô hiệu lệnh, Trung Sơn nã đạn vào bụng Sáu "Thẹo". Tên Đúng bật người dậy nhào tới liền bị Trung Sơn đánh báng súng vào đầu ngã chúi. Ba người còn lại cầm súng nhả đạn xối xả vào hai tên cướp.
Những loạt đạn nổ rần trời đã kết liễu cuộc đời hai tên cướp khét tiếng. Người nhà tên Đúng đưa xác hắn về nơi cư ngụ mai táng. Còn Sáu "Thẹo" không người thân đã được chính quyền và nhân dân chôn cất ở nghĩa địa Phước Minh, vĩnh viễn xóa đi "bóng ma" tội ác hãi hùng.
Theo Công an TP HCM

Cuộc truy bắt băng cướp bao tải ngân phiếu chấn động Sài Gòn 

Sau cú đập vai, trung tá Toàn quay lại và chỉ trong nháy mắt bao tải đựng 5 tỷ đồng ngân phiếu (tương đương 1.000 cây vàng) anh đang giữ trên xe máy đã bị hai thanh niên cướp đi.

Chiều 28/9/1996, trung tá Trần Bảo Toàn (Phó giám đốc XN 347 thuộc Công ty Sông Hồng Quân khu 3, chi nhánh tại quận Tân Bình, TP HCM) đến công an trình báo về việc bị cướp 5 tỷ đồng ngân phiếu.
Theo trình báo, trung tá Toàn cùng một cán bộ xí nghiệp là anh Đặng Đức Long đến chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Bắc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Nhận xong số ngân phiếu, vì không có ôtô, bao tiền lại nhỏ gọn, họ quyết định đem về chi nhánh ở đường Cộng Hòa bằng xe máy. Anh Long điều khiển, trung tá Toàn ngồi sau, còn bao tiền đặt giữa hai người.
Họ dự định đi theo lộ trình: Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Pasteur - Trần Quốc Toản - Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi về đường Cộng Hòa. Khoảng 14h15, khi xe chạy đến khúc cua giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, quận 3, trung tá Toàn thấy có người vỗ vai mình bèn quay lại thì thấy chiếc Suzuki Crystal chở hai thanh niên kè sát. Tên ngồi sau giật phắt lấy bao tiền rồi vù ga bỏ chạy. Anh Long vội tăng ga đuổi theo, nhưng đến ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu thì mất dấu những tên cướp.

Do số tài sản bị giật quá lớn đã gây nhiều thắc mắc, nghi ngờ. Tại sao chuyên chở một số lượng tiền lớn như thế bằng xe máy? Khi bị cướp, các nạn nhân không tri hô mà đuổi một mình? Đặc biệt, sau mấy ngày xảy ra vụ cướp, trung tá Toàn vay của người thân và một số cơ sở doanh nghiệp được 3,9 tỷ đồng trả cho cơ quan, cũng làm phát sinh câu hỏi: tại sao anh Toàn đi vay tiền trả cho cơ quan khi chính anh là nạn nhân? Có thật đã xảy ra vụ cướp giật hay đây chỉ là màn kịch “hợp thức hóa” những việc làm mờ ám, sự thất thoát tài sản, một thủ đoạn chiếm tài sản Nhà nước?
giao-lo-5625-1386152008.jpg
Giao lộ Pasteur - Trần Quốc Toản, nơi đã xảy ra vụ cướp giật.
Ngoài việc dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra, kết quả xác minh cho thấy chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Bắc có hợp đồng mua 2.000 tấn gạo của xí nghiệp 347, trị giá 5,74 tỷ đồng, sẽ giao trả tiền làm ba đợt, trong đó đợt hai trả 5 tỷ vào ngày 28/9/1996. Thủ quỹ chi nhánh xác nhận chiều 28/9 có xuất 5 tỷ đồng ngân phiếu cho xí nghiệp 347, gồm 300 tờ mệnh giá năm triệu, 1.500 tờ mệnh giá một triệu. Xí nghiệp 347 công nhận lúc 14h ngày 28/9, trung tá Toàn có điện về cơ quan xin xe tới chi nhánh chở tiền, nhưng lúc ấy ôtô phải ra sân bay đón giám đốc. Tại hiện trường, một số người bán báo, thuốc lá, xích lô cũng xác nhận có vụ cướp giật tài sản của hai người đàn ông đi trên chiếc Dream II lúc hơn 14h.
Ban giám đốc Công an TP HCM triệu tập cuộc họp đặc biệt. Hai ngành công an và quân đội xem xét lại từng tình tiết, khẳng định tính xác thực và nghiêm trọng của vụ án.
Ban chuyên án nhận định, do số ngân phiếu có thời hạn nên thủ phạm phải tìm cách tiêu thụ sớm và cách tiêu thụ dễ nhất là mua vàng nên đi sâu tìm hiểu tại các tiệm vàng. Ban chuyên án cũng chỉ đạo lên danh sách các băng nhóm cướp giật chuyên nghiệp, nhất là bọn có sử dụng xe Suzuki Crystal, tập trung đi sâu vào các băng nhóm ở quận 1, quận 4. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tố giác tội phạm...
Mẻ lưới đầu tiên
12h ngày 15/10/1996, từ nguồn tin cơ sở, có một nhóm đối tượng hình sự khoe mới “vô mánh” mỗi tên 200 cây vàng, Trưởng Công an phường 13 lập tức báo cáo với Trưởng Công an quận 4 Trần Hữu Ánh. Sáng hôm sau, Ban chuyên án họp khẩn cấp, phác họa sơ đồ vụ án, xác định băng cướp giật có 4 tên chủ chốt gồm: Nguyễn Thành Vinh (Bé “Ba tàu”), Nguyễn Văn Sinh (Sơn “Mặt Quỷ”), Trần Văn Hải (Hải "Củ cải"), Sơn “Hít Le” (Sơn “Hít Le”).
Tài liệu trinh sát cho thấy bọn này đã sử dụng ngân phiếu với số lượng lớn để mua vàng tại 3 tiệm. Trưởng Công an quận 4 đề nghị Trưởng ban chuyên án cho tiếp cận với các tiệm vàng đã bán hàng cho bọn cướp. Với điểm đột phá là tiệm Kim trên đường Đoàn Văn Bơ, lực lượng điều tra phát hiện vợ của Bé “Ba Tàu” đã mang 500 triệu ngân phiếu mua vàng tại đây.
23h30 ngày 16/10, một mũi trinh sát bắt được Hải “Củ Cải” trước cửa khách sạn Sài Gòn Prince trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), đồng thời “rước” luôn bồ của Hải làm nghề vũ nữ và anh ruột Bé “Ba Tàu”. Đây là nhóm được bọn cướp cho hưởng thụ rất nhiều tài sản, thu giữ ba xe Dream II và một điện thoại di động.
Khai thác nhanh, 0h ngày 17/10, lực lượng phá án chia thành 4 mũi tiến hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nhà ở của 4 nghi can cướp giật, bắt Bé “Ba Tàu”, Sơn “Mặt Quỷ” và vợ Bé “Ba Tàu”. Ngay trong đêm, các tổ công tác đã thu giữ tài sản của bọn cướp trị giá khoảng 500 triệu đồng, bao gồm tiền, vàng, xe Dream, tivi, đầu máy video, điện thoại di động mới mua...
Đến 2h, Bé “Ba Tàu” bắt đầu khai báo nhỏ giọt, nhưng chỉ nhận là người đi đổi ngân phiếu cho tên Hải. 3h, vợ bé "Ba Tàu" khai dùng ngân phiếu do chồng đưa đi mua 30.000 USD còn chôn dưới nền nhà, đã đổ xi măng lên trên. Công an quận 4 đã đi thu hồi được số ngoại tệ này. Trước bằng chứng này, 8h ngày 17/10, Bé “Ba Tàu” chính thức khai nhận có tham gia vụ cướp giật.
Được giao nhiệm vụ xét hỏi, các điều tra viên Nguyễn Hoàng Khanh, Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Xuân Thành khéo léo đấu tranh, nên đến 12h ngày 17/10, Hải “Củ Cải” khai được chia một tỷ đồng, mua 90 lượng vàng SJC, tiêu xài hết 10 lượng (cho cô bồ gần 3.000 USD mua xe máy, điện thoại di động và nhẫn hạt xoàn...), gửi 80 lượng tại tiệm vàng Anh. Bé “Ba Tàu” cũng khai được chia gần một tỷ đồng, hiện còn 500 triệu đồng ngân phiếu chôn tại mộ bà ngoại ở nghĩa trang xã Thạnh Mỹ Lợi, huyện Thủ Đức.

12h30 ngày 17/10, Ban chỉ huy vạch kế hoạch thu hồi số tài sản trên. Hai tổ công tác được thành lập, có sự tham gia của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự. Lệnh khám xét khẩn cấp tiệm vàng Anh được ban hành, nhưng khi tổ công tác của thiếu tá Mai Đình Khánh và đại úy Trương Văn Hòa thuộc cơ quan điều tra yêu cầu giao nộp số tài sản của Hải “Củ Cải” còn gửi ở đây, chủ tiệm vàng đã giao  82 lượng vàng SJC.

Trong khi đó, tổ công tác do đại tá Thân Thành Huyện và trung tá Nguyễn Mạnh Trung (trưởng, phó ban chuyên án) trực tiếp chỉ huy đi Thủ Đức lại không được thuận lợi. Khi đào nơi Bé “Ba Tàu” khai giấu tiền ở Nghĩa trang Thạnh Mỹ Lợi (phần nổi trên mặt đất) nhưng không thấy gì. Trên đường về, Bé “Ba Tàu” thú nhận đã khai báo gian dối, định đổ cho có người đào trộm, nhưng sau đó lại khai đã hủy đi 500 triệu ngân phiếu vì sợ bị bại lộ...

17h cùng ngày, Sơn “Mặt Quỷ” (người cuối cùng) đã khai nhận tội. Hắn được chia số ngân phiếu trị giá một tỷ đồng, đưa cho mẹ 910 triệu đồng và bà này đưa cho con rể mua 164 lượng vàng SJC. Sau đó người con rể này cho anh em trong nhà mỗi người ba đến 5 lượng, tổng cộng 28 lượng vàng, mua hai Honda Dream, mua cho chị gái một điện thoại di động...
Theo Công an TP HCM

Cuộc gọi tử thần lúc buổi sáng

Sau hai cuộc gọi mạo danh đến cửa hàng, Phúc biết chị Hân ở nhà một mình nên tới đoạt mạng bằng hàng chục vết đâm dù nạn nhân chống cự quyết liệt.


Khoảng 11h ngày 1/11/2011, em Cao Trâm Anh (15 tuổi) tan học về nhà trên đường Nguyễn Ái Quốc (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) thấy cửa mở toang nhưng không ai trông coi. Dựng xe đạp bước vào, Trâm Anh điếng người vì trước mắt là cảnh tượng hãi hùng: mẹ em (Nguyễn Ngọc Hân, 41 tuổi) nằm bất động trên vũng máu. Nghe tiếng kêu cứu của đứa trẻ, hàng xóm chạy sang đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng đã quá muộn.
Có mặt tại hiện trường ngay sau đó, thượng tá Bùi Thanh Sơn (Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Đồng Nai) với kinh nghiệm dày dạn xác định đây là vụ án giết người, động cơ nhằm cướp tài sản.
Nơi xảy ra án mạng là căn nhà có hai gian liền kề. Một gian vợ chồng chị Hân sử dụng bán các mặt hàng sơn nước, sơn dầu, bột trét tường khá đồ sộ. Gian còn lại thông nhau bằng các cửa hông, được gia chủ làm trụ sở của Công ty TNHH Ngọc Hân Anh, chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất gia công các mặt hàng đồ gỗ.
Hiện trường có nhiều vết máu vương vãi, đặc biệt là dấu chân to giẫm trên nền gạch và được xác định là chân đàn ông. Các tủ kính, cân đồng hồ và một số thùng cácton đựng sơn đều dính máu và có sự xê dịch, cho thấy nạn nhân đã giằng co quyết liệt với hung thủ. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị đâm hơn 40 nhát dao.
cuoc-goi-tu-than-2744-1431395431.jpg
Công an tìm kiếm con dao gây án dưới suối Linh.
Trong lúc thượng tá Sơn đang tìm hiểu vì sao nạn nhân bị đâm nhiều như vậy, có phải bị thủ phạm trả thù thì một nhân chứng cho biết, trước đó khoảng một giờ thấy một thanh niên đội nón lưỡi trai che nửa mặt lảng vảng trước tiệm. Qua kiểm tra tài sản, gia đình phát hiện chiếc điện thoại di động của chị Hân cùng xe máy Wave cũng không còn. Thời điểm bị sát hại, chị Hân đã mở cửa buôn bán. Mặc dù lúc đó ngoài đường có nhiều người qua lại, nhưng do hiện trường nằm sâu bên trong nên không ai nhìn thấy.
Sau hơn 2 tuần được tung vào cuộc, trinh sát vẫn chưa tìm ra một manh mối. Hơn 3 tuần sau, Ban chuyên án nghi vấn kẻ thủ ác là Trần Đình Phúc, 36 tuổi, trú thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, tại thời điểm trên người này không có mặt ở khu nhà trọ. Một tổ trinh sát được bố trí mai phục tại nơi tá túc của Phúc suốt mấy ngày liền để thu thập thêm những biểu hiện khác thường về tâm lý và các bất minh về tài sản của nghi can.
16h ngày 24/11/2011, Phúc ra đầu ngõ đón vợ mới sinh con từ bệnh viện về thì bị trinh sát bắt. Biết công an đã rõ sự việc nên Phúc thành khẩn khai báo. Có thời gian làm thợ hồ ở khu vực cầu Săn Máu, mỗi lần đi ngang cửa hàng bán sơn thấy chị Hân kinh doanh đắt khách, nghĩ có nhiều tiền nên Phúc lên kế hoạch cướp tài sản.
Khoảng 8h hôm đó, hắn chuẩn bị một con dao rồi đón xe buýt đến uống cà phê ở quán đối diện tiệm sơn để quan sát. Một giờ sau, Phúc lấy điện thoại di động gọi vào máy bàn theo số ghi trên bảng hiệu tiệm sơn giả vờ hỏi mua hàng. Một lúc sau, Phúc gọi lại, lần này gã giả là bạn của chồng chị Hân để kiểm tra xem “ông xã” chị có ở nhà không.
Khi biết chồng chị Hân không có ở nhà, Phúc leo dải phân cách băng qua đường tiếp cận. Thấy chị Hân ngồi ở bàn, Phúc vào giả vờ xem sơn rồi áp sát dùng dao kề cổ nạn nhân khống chế, đâm liên tiếp nhiều nhát.
Sợ người đi đường phát hiện, kẻ sát nhân lấy thùng sơn che chắn thi thể nạn nhân rồi lục hộc bàn nhưng không tìm ra tài sản gì có giá trị. Quần áo bị dính máu, Phúc định mặc áo mưa vào tẩu thoát, song sợ bị lộ nên hắn cởi ra và kéo cửa sắt sập xuống rồi lên lầu vào nhà vệ sinh rửa tay chân, vào phòng ngủ lấy đồ mặc.
hien-truogn-vu-an1-4906-1431395432.jpg
Hiện trường vụ án.
Khi xuống tầng trệt, Phúc lấy một điện thoại di động và chiếc xe máy dựng bên hông nhà còn cắm chìa khóa. Bộ đồ dính máu và con dao gây án, Phúc cho vào bịch nylon mang theo.
Đang kéo cửa sắt lên để dắt xe ra thì mẹ của chị Hân phát hiện hỏi “chú là ai”, thấy bà lão đã lẩm cẩm không nghi ngờ gì, Phúc lên xe bỏ đi. Tên cướp đem bộ đồ dính máu và con dao ném xuống suối Linh (cạnh khu công nghiệp AMATA).
Hắn bẻ sim rồi đem điện thoại của chị Hân cầm cố lấy 500.000 đồng. Tiếp đến, Phúc chạy xe sang khu vực cầu Mương Sao mua biển số xe 5 gắn vào phương tiện cướp được.
Ngày 17/11/2011, sợ bị phát hiện vì chưa bán được xe, hắn đổi tang vật này cho một người quen ở Cần Thơ sử dụng cho đến ngày bị bắt. Trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 3/6/2013 tại TP HCM, xét thấy hành vi giết người cướp tài sản của Phúc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho gia đình nạn nhân, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án cao nhất là tử hình.
Theo Công an TP HCM

Cuộc trốn chạy của nhóm xả súng AK cướp tiệm vàng

Sau khi bắn chết chủ tiệm vàng, hai tên cướp tiếp tục xả súng điên loạn về những người truy đuổi nhưng giờ sau thì bị bắt cùng khẩu AK và 16 viên đạn.


Một đêm tối tháng 10/2006, miền sông nước xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) bỗng nhốn nháo khi hàng loạt tiếng súng nổ chát chúa ở tiệm vàng Kim Hồng. Chạy đến, mọi người thấy ông Trương Đệ (chủ tiệm vàng) gục chết bên vũng máu, người vợ với vết thương la hét "cướp, cướp". Cách đó chừng 50 m, nam thanh niên cũng bị thương do vết đạn của băng cướp bắn trả trên đường trốn chạy.
Băng cướp được xét xử lưu động tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ảnh: Đồng Nai
Băng cướp được xét xử lưu động tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ảnh: T.P
Nhận tin báo, đại tá Nguyễn Phi Hùng - Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai (nay là Thiếu tướng, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm) trực tiếp huy động lực lượng và cả đội chó nghiệp vụ chốt chặn, siết chặt vòng vây ở các ngả đường bọn cướp có thể trốn thoát.
Trong quá trình tuần tra, tổ Công an xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch phát hiện hai thanh niên đi xe máy mang theo bao vợt cầu lông có đặc điểm nghi vấn nên tiếp cận. Cả hai liền bỏ xe và vàng, ôm súng chạy bộ qua quốc lộ 51 thuộc xã Long An, huyện Long Thành. Thấy đám đông đuổi theo, chúng nã đạn về sau khiến người phụ nữ bị thương ở chân.
Nhận thấy hai nghi can có súng hết sức nguy hiểm, liều lĩnh, Công an tỉnh Đồng Nai đã triển khai bao vây. Sau hơn giờ lẩn trốn, hai tên cướp Đinh Văn Thắng (37 tuổi, quê Nghệ An) cùng Hà Văn Thành (36 tuổi, quê Quảng Bình) bị dồn vào một bụi tre, khoảng 50 họng súng tiểu liên cùng chĩa vào mục tiêu. Khẩu AK còn 16 viên đạn của bọn cướp không còn cơ hội "khè lửa".
"Nhơn Trạch địa bàn vùng sông nước nên rất khó chạy trốn sau khi gây án, cộng với hai nghi can lạ không thể rành địa bàn, giờ giấc sinh hoạt của tiệm vàng nên chắc chắn vụ cướp có đồng phạm là người địa phương", một điều tra viên lúc bấy giờ nhận định. Người được nhắm đến là các con của bà Tám Lũy, một gia đình khét tiếng về chuyện cướp, giết bằng súng ở vùng này.
Qua kiểm tra, điều tra viên phát hiện điện thoại của Thắng có tin nhắn: "Nghe máy đi, em chỉ đường cho chạy". Bằng các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, cơ quan điều tra xác định chủ nhân số điện thoại là Nguyễn Văn Thâu (Thâu Ròm, con bà Tám Lũy), kẻ mới ra tù một năm về tội Trộm cắp tài sản. 
Qua truy xét, gần tháng sau, Thâu và người anh trai Nguyễn Văn Hoàng (Hoàng Phổi) bị bắt giữ với vai trò cầm đầu băng cướp. "Với bản tính gian xảo, cả hai một mực kêu oan, vô can trong vụ cướp. Song với những chứng cứ từ các cuộc điện thoại, tung tích trước và sau khi vụ cướp xảy ra, cuối cùng chúng phải cúi đầu nhận tội", một điều tra viên kể.
Khẩu súng chúng dùng để cướp. Ảnh: T.P
Khẩu súng AK chúng dùng để cướp. Ảnh: T.P
Theo điều tra, trong thời gian thụ án tại trại giam, Hoàng quen Thành. Khi mãn hạn tù, Thành dẫn Thắng đến giới thiệu với Hoàng và cả bọn nhập băng đi cướp. Anh em Thâu - Hoàng đưa tiền cho Thắng mua súng để cướp tiệm vàng ở An Giang. Trên đường đi cả bọn trộm xe máy làm phương tiện. Tuy nhiên, do thấy khu vực tiệm vàng này có nhiều người qua lại và không thông thuộc địa bàn nên chúng tìm về Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Thành và Thắng được phân nhiệm vụ trực tiếp cướp tiệm vàng Kim Hồng, giao tài sản cho anh em Thâu tại một địa điểm đã định trước. Kế hoạch lần thứ nhất vào tối 11/10/2006 bị phá sản vì Thắng không dám hành động. Hôm sau, Thành và Thắng tiếp tục gặp "thủ lĩnh" nhận vũ khí. Được lệnh từ Thâu, cả hai xông vào tiệm Kim Hồng, Thắng nổ súng thị uy và bắn vào tủ vàng. Thành vừa cầm dao đe dọa vừa gom 2,75 kg vàng bỏ vào túi.
Thấy bọn cướp táo tợn, hai nhân viên trong tiệm vàng sợ hãi bỏ chạy, chỉ còn mỗi bà Hồng. Thắng nhắm thẳng vào đầu bà chủ tiệm bắn nhưng sượt qua tai, bị thương. Ông Đệ, chồng bà Hồng, từ phía sau chạy lên hô hoán liền bị kẻ này bắn một phát trúng ngực, chết tại chỗ.
Trong hai phiên tòa sau đó, Hoàng, Thâu, Thắng nhận mức án tử hình; Thành lĩnh chung thân. Trong thời gian chờ thi hành án, tháng 8/2009, Thâu kiếm được một mẩu sắt của cái bấm móng tay dùng cưa đứt cùm, rồi lấy thanh sắt cùm đục tường và trần nhà giam trốn nhưng bị bắt lại.
Hoàng Trường

Băng cướp khét tiếng và tàn bạo nhất đất Cảng

Băng cướp ở đất Thủy Nguyên đã bị tiêu diệt, nhưng khi nhắc lại những người lớn tuổi ở vùng này vẫn không khỏi rùng mình sợ hãi. 
Trong số những băng cướp từng làm mưa làm gió ở Hải Phòng, nổi bật nhất là “Ngũ hổ rặng ổi”, gồm 5 anh em dòng họ Phạm Văn. Chúng tàn bạo, ranh mãnh và nguy hiểm đến mức cảnh sát, dân quân phải dùng đến B40 để tiêu diệt. Nhóm tội phạm này được mệnh danh là phỉ sông nước. 
Ngôi nhà nơi sinh ra 5 anh em tướng cướp ở làng Kinh Triều, xã Thủy Triều, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã bán cho người khác từ lâu, con cháu nhóm cướp này cũng đã tản mát đi nơi khác. Kẻ tham gia toán cướp thì đã về âm phủ, những người thân chẳng còn mặt mũi, nên cũng rời quê, tìm kế sinh nhai nơi khác. Giờ ở làng chẳng còn con cháu nào của những tên cướp khét tiếng sinh sống nữa.
Làng Kinh Triều, nơi sinh ra nhóm cướp "ngũ hổ rặng ổi".
Làng Kinh Triều, nơi sinh ra nhóm cướp "ngũ hổ rặng ổi".
Ông Đỗ Văn Nhật (sinh năm 1941), nguyên là Chủ tịch UBND xã Thủy Triều đúng vào thời kỳ băng cướp “Ngũ hổ rặng ổi” nổi lên như cồn, chính ông tham gia công tác tiêu diệt chúng nên nắm rất rõ về toán cướp.
Kẻ cầm đầu toán cướp "rạch giời rơi xuống" ấy là Phạm Văn Động, con thứ 7 trong gia đình có tới 11 người con. Cha Phạm Văn Động quê ở Yên Hưng (Quảng Ninh), bên kia sông Bạch Đằng. Mẹ là người thôn Kinh Triều. Khi đó, Kinh Triều vườn ruộng mênh mông, bãi sông cá mú, cuộc sống mưu sinh dễ dàng hơn, nên cha Động ở rể. Cặp vợ chồng nông dân này tính tình thuần phác, chỉ biết làm lụng, nuôi con, nhưng có dựng mồ sống dậy, cũng chẳng thể tin rằng, mấy đứa con của mình lại ngỗ ngược đến vậy.
Sinh ra và lớn lên vào thời chiến, lớn lên, Phạm Văn Động cũng tiếp nối truyền thống cha ông, xóm làng vào Nam đánh giặc. Chàng trai mới lớn ấy vác súng vào Nam với ước vọng trả thù cho người anh cả, đã ngã xuống vì giặc.
Ông Đỗ Văn Nhật, nguyên chủ tịch xã Thủy Triều, kể chuyện về nhóm cướp Phạm Văn Động.
Ông Đỗ Văn Nhật, nguyên chủ tịch xã Thủy Triều, kể chuyện về nhóm cướp Phạm Văn Động.
Ông Đỗ Văn Nhật buồn rầu bảo: “Anh cả của Phạm Văn Động là một liệt sĩ chống Mỹ. Gia đình ấy cũng là gia đình có công với cách mạng, nhưng tội ác của mấy anh em Phạm Văn Động đã che mờ tất cả”. Theo ông Nhật, sinh ra ở vùng sông nước, mới chập chững biết đi đã bơi lội bì bõm trên sông Bạch Đằng, rất thành thạo lặn ngụp, nên Phạm Văn Động được tào tạo thành lính đặc công.
Lẽ ra, lính đặc công Phạm Văn Động sẽ có nhiều đóng góp cho Tổ quốc, nếu như bản tính du côn của y không trỗi dậy. Mặc dù được đào tạo bài bản, nhưng gã không đem tài năng của mình phục vụ việc đánh giặc, mà toàn sử dụng để gây lộn với đồng đội, rồi trộm cắp. Chính vì thế, dù đã kinh qua mấy chiến trường, nhưng đã bị quân đội thải hồi.
Giỏi võ, lại sẵn tính côn đồ nên về làng, Phạm Văn Động trở thành một thanh niên bất trị. Gã giao du với nhóm côn đồ trong vùng, kết bè, kết đảng, rồi tham gia cướp bóc.
Nhóm cướp của chúng gồm 4 anh em Phạm Văn Động, Phạm Văn Đông, Phạm Văn Hoạt, Phạm Văn Bi, cùng một tên nữa là Phạm Văn Tú, anh em họ trong nhà. Tổng cộng là 5 tên, đều thuộc hàng đầu trộm đuôi cướp.
Phạm Văn Hoạt là anh trai của Động, con thứ 6 trong gia đình. Mặc dù Phạm Văn Hoạt là nhân vật ít được nhắc đến trong băng cướp này, nhưng thực ra, Hoạt là một tên cướp có thành tích bất hảo hơn cả Động. Người dân ở làng Kinh Triều cũng ít biết đến hắn, ngoài việc thấy hắn là kẻ ăn trắng mặc trơn, lười lao động.
Ngày Phạm Văn Động vào quân ngũ, thì Hoạt làm mưa làm gió khắp vùng Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng. Hoạt có dáng người mảnh khảnh, thường mặc bộ đồ rộng thùng thình, trông phất phơ trước gió, khuôn mặt cũng thư sinh, thế nhưng, khi cầm kiếm, thì ra tay lạnh lùng, tàn khốc.
Lãnh đạo xã Kinh Triều hồi tham gia truy bắt băng cướp "ngũ hổ rặng ổi".
Lãnh đạo xã Kinh Triều hồi tham gia truy bắt băng cướp "ngũ hổ rặng ổi".
Theo một cán bộ công an trong Đội hình sự H88, thì thập niên 70 thế kỷ trước, nhắc đến Tiến Khứa, giới giang hồ Hải Phòng đều phải sợ hãi. Người dân Hải Phòng cũng không biết gì về lai lịch tên này, chỉ biết rằng hắn là kẻ thường giết trước cướp sau.
Mãi sau này, khi thanh toán xong băng cướp Phạm Văn Động, người dân vùng Thủy Nguyên mới biết Tiến Khứa chính là Phạm Văn Hoạt. Vì sao hắn lấy biệt danh lạ đó, thì chưa có lời giải.
Phạm Văn Bi là người anh thứ hai, kế sau người anh liệt sĩ. Tên này cũng là kẻ cướp bóc vang trời đất cảng.
5 tên đầu trộm đuôi cướp hàng đầu đất cảng tụ họp với nhau, tha hồ vẫy vùng, coi càn khôn chẳng ra gì. Số má thì vang danh đất cảng, nhưng hỗn danh thì chưa có.
Ở đầu làng Thủy Triều có rặng ổi hoang, là nơi gắn với tuổi thơ của chúng, nơi chúng leo trèo lúc còn nhỏ, nên chúng bàn bạc rồi quyết định đặt tên cho băng cướp của mình cái biệt danh khá lạ, nửa Hán, nửa Việt, đó là “Ngũ hổ rặng ổi”.
Theo các cán bộ xã thời bấy giờ, thì khi đó khắp vùng Thủy Nguyên nổi lên phong trào vượt biên trái phép sang Hong Kong và các nước châu Âu. Anh em Phạm Văn Động lúc đầu cũng mang khát vọng đó. Để vượt biên được thì phải có tiền. Chính vì thế, chúng lập băng nhóm để đi cướp.
Thế nhưng, việc cướp bóc ở trong nước kiếm tiền dễ dàng hơn, chúng lại như chúa tể cả một vùng, tự coi mình như hảo hán Lương Sơn Bạc, nên cũng quên luôn việc vượt biên.
Theo VTC News

Bắt băng cướp ‘quý tộc’

Đa số thành viên trong băng cướp hơn 40 tên đều sinh ra trong các gia đình khá giả. Được cha mẹ cho cả chục triệu mỗi tháng nhưng chúng vẫn tụ tập đi cướp để sống bầy đàn, chơi ma túy và đánh bạc.
Rạng sáng 25/11, Đội cảnh sát đặc nhiệm công an TP HCM đã bất ngờ ập vào 2 khách sạn trên đường Nguyễn Tiểu La (quận 10) và Điện Biên Phủ (quận 3), bắt giữ khoảng 30 nghi can gây ra hơn 40 vụ cướp giật.
vmjgh
Một số thành viên trong băng cướp. Ảnh: K.T
Theo cơ quan điều tra, từ cuối tháng 8, Công an TP HCM đã xác lập chuyên án để trấn áp nạn "bão đêm" và cướp giật hoành hành trên đường phố Sài Gòn. Trong đó không ít các nạn nhân là người nước ngoài.
Qua theo dõi, tối 24/11, cảnh sát đặc nhiệm đã bắt quả tang Lê Tâm Khải Huy (24 tuổi, ngụ quận 10) vừa giật dây chuyền của một phụ nữ trên đường Lý Thái Tổ (phường 10, quận 10). Sau một đoạn ngắn truy đuổi, tên cướp đã bị tóm gọn.
Khai thác nhanh, trinh sát tiếp tục chặn bắt thêm 2 tên khác là Ngô Văn Vinh (18 tuổi), Phan Phúc Thịnh (19 tuổi, cùng quận 10) khi chúng đang trên đường đi “tìm mồi”. Bọn chúng khai nhận là thành viên của nhóm cướp gồm hơn 40 tên đang đóng chốt tại 2 khách sạn. Không lâu sau, hàng chục cảnh sát đặc nhiệm được tung xuống sào huyệt của chúng.
Ngoài việc tóm gọn hơn 30 nghi can, công an cũng thu giữ gần 40 xe máy, nhiều dây chuyền, bóp, túi xách, điện thoại… chúng cướp được mà chưa kịp tiêu thụ cùng lượng lớn ma túy tổng hợp và đồ nghề để "phê".
cgfhfg
Tang vật cảnh sát thu giữ. Ảnh: K.T
Theo nhà chức trách, đa phần những tên cướp này đều là con của các gia đình khá giả. Mỗi tháng có người nhận được cả chục triệu đồng từ cha mẹ. Tuy nhiên hàng ngày chúng bỏ học, tụ tập sống với nhau kiểu bầy đàn tại 2 khách sạn.
Bước đầu băng nhóm này thừa nhận kẻ đứng đầu là Lê Đoàn Hậu (25 tuổi, quận 10). Bọn chúng đã "đóng đô" tại khách sạn hơn 6 tháng và là nơi tụ tập bàn bạc kế hoạch đi cướp hoặc chia chác "chiến lợi phẩm". Những tên này thường dùng xe phân khối lớn được độ kỹ càng để đi "ăn hàng" hay tham gia cá cược "bão đêm". Địa bàn chúng hoạt động là các tuyến đường tại quận 1, 5, 6, 10, 11... Tổng cộng chúng đã thực hiện trót lọt khoảng 40 vụ cướp giật. Tiền kiếm được chúng phung phí vào các tụ điểm ăn chơi, nhậu nhẹt, "phê" ma túy và chơi máy đánh bạc ngay tại khách sạn.
Công an TP HCM tiếp tục truy bắt khoảng 10 người nữa có liên quan đến băng cướp này.
Kiến Tường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét