Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 13

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thực Hư Chuyện Tướng Tá VNCH Được Đối Xử Tốt Trong Trại Cải Tạo Sau Giải Phóng
Sau ngày Giải phóng miền Nam 30 tháng 4, CQ mới mang danh nghĩa CPLTCH Miền Nam Việt Nam tạm thời ổn định tình hình an ninh trật tự trên toàn miền Nam dưới chế độ "Quân quản". Sau giải phóng hơn một tháng CQ đã ra lệnh cho tất cả các cựu quân nhân, công chức thuộc VNCH từ binh sĩ đến sĩ quan các cấp, từ công chức ngoại ngạch đến các cấp công chức chính ngạch, phải ra trình diện Uỷ ban Quân quản của các đơn vị hành chính từ cấp địa phương đến cấp quận, huyện, tỉnh và thành phố với mục tiêu học tập chính sách của CQ mới và chỉ phải học trong một thời gian ngắn.

Người coi tù tướng tá Việt Nam Cộng hòa

Người coi tù tướng tá Việt Nam Cộng hòa
(PLO)- Ông là Thiếu tướng Đỗ Năm, nguyên Cục trưởng Cục quản lý trại giam V.26 Bộ Công An, người có thâm niên hơn 40 năm làm nghề coi tù.
 
 Thiếu tướng Đỗ Năm, nguyên Cục trưởng Cục quản lý trại giam V.26
(Bộ Công An) 

Sau 1975, ông được phân về trại giam số 5 (Thanh Hóa). Nơi có gần 500 sĩ quan chế độ cũ đang học tập cải tạo, cấp bậc thấp nhất là đại úy.
Lúc ấy trong trại vừa xảy ra chuyện một số người quá khích lôi kéo trại viên la hét, đưa yêu sách, không chịu lao động. Trong trại, có ý kiến áp dụng kỷ luật với những trại viên này. Ông bảo: cứ từ từ. Đỗ Năm triệu tập một cuộc gặp mặt. Khi ông bước vào, có người đứng dậy chào, có người ngồi, ồn như cái chợ. Ông bảo tất cả ngồi xuống: “Các anh đều là sĩ quan quân đội. Dù thể chế chính trị khác nhau, nhưng quân đội nào cũng có lễ tiết tác phong. Anh nào chức vụ cao nhất nhóm đứng ra ổn định trật tự, xem các anh nắm điều lệnh thế nào”.
Một người bước ra: “Báo cáo, tôi Văn Văn Của, nguyên đại tá Đô trưởng Sài Gòn trình diện đại úy!”. Rồi ông ta quay sang các trại viên: “Các chiến hữu chú ý. Nghiêm!”.
Đỗ Năm nhắc: Nắm điều lệnh thế được rồi, nhưng anh phải làm lại, không xưng cấp bậc, chỉ xưng là đại diện trại viên. Và anh cũng gọi họ là trại viên chứ không được gọi là chiến hữu.
Suốt buổi, ông đối thoại về những yêu sách. Đa số trại viên là trí thức, lý lẽ ghê lắm. Họ nói đã là tù thì không phải lao động, chỉ lao động tự phục vụ thôi. Ông giải thích: “Đất nước còn khó khăn, chế độ nhà nước cấp còn thiếu thốn. Việc các anh trồng trọt chăn nuôi không phải để sản xuất hàng hóa lưu thông trên thị trường, mà để phục vụ lại cho đời sống của trại. Như vậy là lao động tự phục vụ. Sĩ quan như chúng tôi còn phải lao động tăng gia, tại sao các anh không làm?”.
Họ nghe và không cãi được, nhưng thắc mắc sao lần trước cũng đưa yêu sách như thế mà không được giải thích như lần này? Ông bẻ lại: “Từng là sĩ quan cao cấp, các anh phải có kỷ luật. Mỗi đội đều có thư ký nhưng các anh không đưa yêu cầu để họ trình lên giám thị mà lại hò hét để gây sức ép thì không thể chấp nhận”.
Được khơi dậy tính tự tôn và cũng thấy đuối lý, từ đó việc la hét phản đối để gây yêu sách chấm dứt.
Tiêu chuẩn ăn của cán bộ quản giáo và trại viên như nhau. Có hôm gần tết, trại tổ chức làm thịt lợn, ông xuống kiểm tra bếp ăn của trại viên và thấy họ chỉ dám chọn những con gầy. Ông giận lắm, bảo quản giáo: “Chọn lợn béo cho các phân trại, còn cán bộ ăn sao cũng được”.
Ông nghĩ: Cái quý nhất của con người là tự do, người tù bao giờ cũng có những ức chế, xử sự không khéo sẽ khiến tâm trạng thêm nặng nề. Nếu không gieo vào họ niềm tin thì dù có giam giữ bao lâu cũng không thể cải tạo. Khi quản lý tù hình sự, ông thường nhắc quản giáo: Không nên xem nặng mỗi năm trại sản xuất bao nhiêu tấn rau, bao nhiêu tấn thịt cá, mà quan trọng nhất là chúng ta trả về cho xã hội những con người như thế nào.
Trại nằm nơi rừng xanh núi đỏ, cán bộ còn buồn, huống là trại viên. Ông cho trích tiền trại viên tăng gia được để trang bị trống, đàn. Họ thích lắm nhưng lo: bài hát cách mạng thì chúng tôi không thuộc, còn những bài nhạc lính cộng hòa thường hát thì không được phép. Ông bảo: vậy thì hát tình ca của nước ngoài. Cấp dưới gặp ông: Thưa thủ trưởng, trại viên toàn hát bài tư sản. Ông cười: Đấy là những bài ca ngợi tình yêu trong sáng. Tình yêu thì không có giai cấp.
Tiêu chuẩn thăm gặp rất khắt khe, chỉ được một vài tiếng trước sự giám sát của cán bộ. Ông nói điều đó cần thay đổi. Những người có vợ đến thăm được nghỉ lao động để ở cùng vợ từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau tại nhà khách của vợ. Sau một lần được vợ đến thăm như thế, Đại tá Văn Văn Của đến gặp ông để cám ơn. Ông hỏi: Anh Của này, anh là một Tiến sĩ Y khoa trước khi là đại tá Đô trưởng? - Dạ! Anh có rành về Đông y không? -Dạ tôi có biết!. Ông nói: Có thể giữa chúng ta còn nhiều khoảng cách, nhưng trong nghề y thì y đức trên hết. Không chỉ trại viên mà cán bộ trại đau ốm cũng cần có anh. Ngài đại tá Đô trưởng được chuyển từ đội sản xuất về trạm xá ngay hôm đó. Văn Văn Của rất xúc động, ông chế nhiều bài thuốc từ cỏ cây trên núi và chữa lành bệnh cho rất nhiều trại viên, cán bộ, và sự mặc cảm cũng vơi dần…
40 năm làm quản giáo, ông nói rằng người tù bị mất tự do, bị cách biệt với xã hội. Họ nhìn thế giới bên ngoài qua hình ảnh người quản giáo. Sự hà khắc thô bạo sẽ làm họ mặc cảm bị cả xã hội quay lưng. Phải tạo cho họ niềm tin. Niềm tin của người quản giáo là đại diện cho niềm tin của xã hội về họ.
Mỗi khi cười, ông Đỗ Năm lại phô cả cái răng cửa bị gãy một nửa, dấu vết của lần nghịch xe Jeep khi tài xế đưa ông đi kiểm tra trại viên lao động. Sau lần đó ông kỷ luật lái xe vì vi phạm nguyên tắc, cho người không biết lái xe ôm vô lăng, và ông… tự nhận mức kỷ luật cao hơn. Ông nói: Tớ rất nghịch, ngày bé mà có trường giáo dưỡng trẻ em hư thì người ta đưa tớ vào.
NGUYỄN ĐỨC HIỂN
  
Sự thật bên trong Trại cải tạo đối với Cán, chính, quân VNCH

Trao Đổi Trong Trại Tù
Nguyên Chi-Từ Hy Hữu
04 tháng 3, 2011

LTS:

Tâm lý tù nhân chính trị VNCH trong các trại cải tạo từ nam chí bắc, khoảng 1976 – 78 (hằng ngàn người), luôn luôn trông ngóng bên ngoài xem có lực lượng nào của phe ta nổi dậy phục quốc hay không! Do đó, hễ có tù nhân nào cùng phòng giam hay ở phòng khác được thân nhân đến thăm, đều hớn hở vui mừng. Vui mừng, không phải được người thăm biếu cho viên kẹo, điếu thuốc lá, mảnh khoai lang khô… mà là được người thăm nuôi vô, mang nhiều tin ảo tưởng, như những tin có lực lượng Rồng Xanh ở núi Bà Đen, lực lượng Rồng Vàng ở núi Thất Sơn, Lôi Hổ ở Rừng Lá Phan Thiết hay có máy bay mang nhãn hiệu USA bay biên giới Kontum – Lào để yểm trợ lực lượng FulRo đang chiến đấu với quân Cộng Sản VN, v.v… Nhiều tin khác nữa, ngày nào cũng có ở mỗi phòng giam, xúm nhau bàn luận.
Thật sự do tù ta tưởng tượng nói ra, rồi truyền cho nhau nghe ai cũng tin có thật. Trong khi người tù không đi xa khu vực lao động ba trăm mét. Còn tại nhà thăm nuôi, tù và thân nhân ngồi dối diện, nói chuyện gia đình bán cà, bán khoai, em lấy chồng, cu tý vào mẫu giáo,v.v... được cán bộ ngồi gần đó chứng tri lời nói. Vậy mà khi vào phòng giam, mấy tù ta phịa ra những chuyện ảo tưởng đó.
Với anh Bửu, tâm tư anh đang hận thù người cha, làm sao phịa được chuyện mơ ước vọng tưởng ấy, do vậy khi anh vừa xuất hiện tại sân nhà giam, được anh tù trực buồng hỏi thăm nuôi có tin vui gì không, thì anh Bửu trả lời:
- Việt Cộng thăm, làm sao có tin, chỉ có tức thôi!
Người tù trực buồng khựng người, trố mắt, bước theo anh Bửu vào phòng giam, rồi đứng chờ anh Bửu ngồi xuống sàng nằm. Anh trực buồng ngồi xuống đối diện bên này sàng, nhìn anh Bửu vài giây, đoạn mở lời nho nhỏ:
- Chớ Việt Cộng nào thăm anh vậy, anh nói đùa, phải không?
- Nói thật đấy, tôi không nói đùa đâu!
Nghe anh Bửu khẳng định không nói đùa, anh tù trực buồng im lặng trong lúc anh Bửu cởi áo sơ mi, quần tây, xếp bỏ vào balô, mặc bộ đồ tù xong, anh tù trực buồng nói:
- Anh là tình báo trung cấp VNCH cơ mà! Quả thật đúng như lời anh nói, thì ngày xưa, anh là tình báo nhị trùng, đã một thời giao liên với Việt Cộng. Nên chi, vì tình nghĩa ấy, nay họ vào thăm anh, là đúng với tính nhân bản con người có biết đền ơn, đáp nghĩa, thương nhớ những kỷ niệm trao đổi tin tức cho nhau. Không quên những kỷ niệm sống chết ấy, nay họ vào thăm anh. Ai bảo Việt Cộng không có tình đồng bào, cùng huyết thống Hùng Vương với chúng ta, do vậy không quên nhau khi chúng ta bị bại trận, đi tìm thăm nhau, thật đúng là một quân tử!
Hèn chi giờ thăm của anh hơn cả tiếng. Chứ nghề tình báo VNCH của anh, sức mấy mà TRẠI cho anh ngồi lâu với thân nhân, chỉ mươi phút là cùng!
Hình như anh Bửu được thấm thía qua lời đạo lý của anh tù trực buồng. Nên chi anh Bửu đứng lên, đi ra cửa, rồi quay lui nói lớn:
- Thằng Việt Cộng vào thăm tôi, nó là cha tôi!
- Cha anh, sao anh không biết?
Anh Bửu đứng im đưa mắt nhìn gói quà trên sàng nằm qua mấy giây, đoạn anh cầm gói ni lông lên, lấy trong đó ra một gói, được gói bằng giấy báo, tờ Quân Đội Nhân Dân và được cột chéo bằng dây ni lông đỏ. Rồi anh ném mạnh xuống đất, làm cho gói quà bị méo xẹo, rách ở hai góc, lòi ra những miếng khoai lang khô, đường cát chảy ra...
Cùng lúc ấy, những người tù từ hiện trường lao động đang về ngoài sân với tiếng nói, tiếng cười, lon gô ca ống va chạm leng keng, soàn soạt bước chân do cái bụng đói lả... Phút chốc đoàn quân bại trận xuất hiện trước cửa nhà tù, kẻ trước người sau. Người đi đầu dừng vội đôi chân, làm cho những người phía sau ùn tới bởi gói quà đang nằm vạ trên sàn nhà biểu tình cản chân.
Trước hiện tượng gói quà nằm tả tơi ấy, khiến cho những người tù ta nói ra lời khác nhau trước khi lách qua nó, sau khi lách qua nó vào cất đồ ở chỗ nằm của mình.
Anh này nói: “trời đất ơi, quà sao nằm ở đây?” Anh kia nói: “Quà để trên sàng nằm, sao để dưới đất?” Anh nọ nói: “Quà ai ngon quá, sao không ăn để đây, chắc là cúng ông Địa trước, ăn sau!” Anh khác nói: “Quà của ai, sao bị rách vậy? Nhặt lên sàng đi, để đó tội chết”. Anh khác nữa nói: “Quà anh Bửu, chứ ai vô đây. Sao ảnh lại để dưới đất?”.
Qua những lời của mỗi người nói về gói quà, khiến anh Bửu bực tức, liền ra khỏi sàng nằm, tới gói quà, đưa tay chỉ vào, miệng nói: “Những thứ này, hồi xưa VNCH của ta, chả có ai ăn, cho chó chó chê. Nay đem cho ta!”
Nói xong lời phụ bạc, vong ơn cha mẹ và cả trời đất, anh Bửu lên sàng nằm, để mặc cho gói quà nằm đó ra sao thì ra.
Thấy vậy, anh tù trực buồng đến anh Bửu gợi ý:
- Anh Bửu, anh không dùng quà, do vì ghét cha anh là Cộng Sản, nên đem phân phát cho mấy anh em, mỗi người một chút ăn cho vui.
Nghe vậy, anh Bửu đồng ý, nói:
- Ừ! anh đem quà phát cho anh em dùm tôi, nhưng gói đường cát trắng để lại cho tôi.
Anh tù trực buồng hừ một tiếng:
- Hừ! Khi hồi anh Bửu khẳng định những thứ này hồi xưa VNCH của ta, chả có ai ăn, cho chó chó chê. Bây giờ anh bảo để gói đường lại cho anh”. Cho hết đi, đừng để lại đường. Anh em người ta cười anh đấy!
Anh tù trực buồng để gói đường cho anh Bửu, còn đem các thứ khác phân phát cho mỗi anh hai viên kẹo, vài miếng khoai lang luộc phơi khô, sáu miếng mè xững Huế cắt bốn cho bốn anh.
Anh tù trực buồng vừa phát kẹo, khoai lang, mè xững vừa nói: “Đây quà của Chúa ban cho”. Một anh liền nói lại: “Đây là quà Cộng Sản cho ta, Chúa đâu ăn quà này mà bảo là Chúa cho! Chúa ăn bơ, sữa, đường. Cho nên anh Bửu bảo để gói đường lại cho anh. Do vì ăn bơ, sữa nên bại trận. Ăn khoai lang khô nên thắng trận. Do vì theo Chúa quá sức, cái gì cũng Chúa, tất cả cho Chúa, cho nên mới thua Cộng Sản!
Một anh khác nói:
- Hồi xưa người ta ăn sắn, khoai, uống nước suối, người ta thắng mình. Mình ăn gạo trắng, bơ, sữa, cá, thịt, uống bia, rượu ngon, nên chi mình bị thua trận với họ. Bây giờ mình lại ăn sắn, khoai lang, bo bo rõ ràng, ngày nào mình cũng ăn đây nè!
Một anh khác nữa chen lời:
- Người ta ăn sắn, ăn khoai nên người ta thắng mình. Như vậy mình đang ăn khoai, sắn bo bo, thì tương lai, mình sẽ thắng lại họ, do vì sắn, khoai!
Nghe vậy, một anh đứng lên nói lớn:
- Thắng cái con khỉ, ngày xưa cả triệu quân VNCH và Mỹ, Đại Hàn với hỏa lực mạnh như vậy, mà không thắng được, bị tan hàng cả lũ, mà đòi thắng ở tương lai.
Ngày xưa người Cộng Sản VN ăn khoai ăn sắn, nhưng trong đó có linh hồn Tổ quốc Hùng Vương. Bây giờ người ta ăn bơ, sữa... nhưng trong đó vẫn có linh hồn Tổ quốc Hùng Vương, là năng lực để thắng. Còn ta VNCH hồi xưa ăn bơ sữa, nay thì ăn khoai, ăn sắn, bo bo. Cả hai thức ăn trong hai thời, thời nào cũng không có linh hồn Tổ quốc Hùng Vương trong đó, toàn là Chúa Chúa, làm sao mà thắng được họ!
Phải công nhận rằng, người Cộng Sản VN họ có tinh thần vì tổ quốc, dân tộc, cho nên họ quyết chí độc lập, thống nhất đất nước, vì thế họ thắng VNCH là đúng. Còn những người lãnh đạo VNCH của ta không có tinh thần dân tộc, Tổ quốc, toàn tinh thần vì Chúa, do vậy không chịu lo quốc phòng, làm cho Hoa Kỳ thấy được nhược điểm ấy, họ bỏ chúng ta là phải, chứ đâu do ai? Thôi thì CON dại CÁI mang!
Phát xong vài món quà mọn của anh Bửu cho anh em tù chung phòng, anh tù trực buồng đến ngồi bên anh Bửu hỏi lại:
- Anh Bửu, anh không biết cha anh, thật hả?
- Thật chứ. Lúc nhỏ năm, sáu tuổi có biết, nhưng đột nhiên sau đó, chúng tôi không thấy ba chúng tôi có mặt trong gia đình nữa. Không nghe mẹ tôi nói ba tôi đi mô, ở mô, làm chi. Có lần tôi hỏi ba đâu rồi mẹ, mẹ tôi nói ba tôi bị mấy ông Tây bắt đi rồi. Đến lúc anh em tôi ở tuổi 15, 14, mẹ tôi gởi anh em tôi vào Tiểu Chủng Viện Công giáo.
Ở trong đó, chúng tôi được nghe các Linh mục nói đến nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm từ Vatican về làm thủ tướng để cứu nước cứu dân, còn vua nước Việt là ông Bảo Đại. Chứ không nghe các Linh mục nói đến Việt Minh, Pháp đô hộ VN, chiến tranh Việt Pháp, cũng không có học lịch sử Việt Nam qua các triều đại. Chỉ học Kinh Thánh, đọc Kinh ngày hai lần, vui chơi các môn thể thao, thể dục và học Anh Văn, Pháp Văn, Latinh, Việt ngữ. Khi ra trường đa số các chủng sinh không chịu chức Linh mục. Tất cả chủng sinh, đứa nào cũng được vị Linh mục trông coi đời sống tinh thần trao cho một lúc ba văn bằng Thành Chung, Tú Một, Tú Hai.
Thế là chúng tôi được các trưởng của các ngành quân đội, hành chánh đến tuyển mộ vào các binh chủng cấp sĩ quan, hành chánh ở cấp cán bộ. Anh tôi chọn ngành đốc sự ở đại học quốc gia hành chánh, tôi chọn ngành tình báo.
Cuộc đời anh em chúng tôi không sống với gia đình ở tuổi thiếu niên, thanh niên, không tiếp xúc xã hội, chỉ sống trong Chủng Viện Công giáo, làm sao biết được Việt Minh là gì! Làm sao biết đến thanh niên thời ba tôi làm lính Việt Minh đánh Pháp. Làm sao biết được những gì xảy ra trên quê hương!
Anh tù trực buồng góp lời:
- Anh Bửu. Tôi có một vài tư tưởng, định nói ra đây để anh nghe, không biết anh có giận tôi hay không, sau khi nghe đến?
Anh Bửu trả lời với giọng nói yếu ớt:
- Anh cứ nói thử tôi nghe.
Anh tù trực buồng nói:
- Qua lời anh kể hằng năm thiếu niên Công giáo VN, trong đó có anh em của anh, được sống trong tiểu Chủng Viện, đầy vật chất sung sướng, giữa lúc toàn dân Việt bị khổ sở trăm bề bởi chiến tranh Việt Pháp, làm cho tôi thèm, ước gì lúc đó tôi được như anh em của anh. Gia đình tôi rất khổ, nhưng ngẫm lại tôi cảm thấy thú vị, vì được là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử.
Tôi từng chứng kiến giặc Pháp vào làng dân lục soát khắp nơi, bắt đi các cụ ông, hãm hiếp phụ nữ, đốt nhà dân, bắn súng vào các làng trong núi. Tôi cũng từng nghe các thanh niên trong làng hát lời ca “Mùa thu rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời, lời hoan hô dân quân nam nhịp chân tiến lên trận tuyến ...” Tôi được học lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam qua nhiều triều đại, toán học, lý học, sinh ngữ Anh Pháp, không học Latinh, cũng như học các chủ nghĩa tư bản, cộng sản, văn chương thi phú. Tôi có thấy máy bay một động cơ (Avion de chase) bay lượn trong núi, nương dâu bắn và thả bom. Thấy được các anh lính Việt Minh về thăm gia đình vào ban đêm, có anh vai bị ghẻ, được bà mẹ xức thuốc, băng bó,v.v....Tôi cũng thấy một thanh niên Việt Minh bị Pháp đem ra bắn chết tại chợ vào buổi chiều lúc 3 giờ.

Đến thời đại Tổng Thống Diệm, tôi biết một số thanh niên trong xã, tham gia Phật giáo tranh đấu năm 1963, sau đó các anh ấy vào bưng theo Mặt Trận Giải Phóng vì sợ chính quyền ám hại bằng cách bỏ vào bao bố thả xuống sông,v.v...
Đến thời Tổng Thống Thiệu, tôi biết nhiều học sinh trung học các lớp Tứ, Tam, Nhị, Nhất ở trường Trịnh Hoài Đức Bình Dương vào Mặt Trận Giải Phóng, trong đó có bạn tôi, chúng rủ tôi đi, tôi không đi, vì tôi thấy vào đó khổ lắm! Cho nên đến tuổi lính tôi thi vào Cảnh Sát ở ngành biên tập viên, sau đó qua Cảnh Sát Đặc Biệt.
Biết nhiều việc trên đời, giống như mình ăn nhiều món từ bình dân đến cao lương mĩ vị, nhưng sau đó mình chọn vài món cơ bản thay đổi bữa ăn. Ăn nhiều món, là một thú vị về ăn. Biết nhiều việc trên đời là một thú vị ở tâm hồn. Ăn một món từ ngày này qua ngày khác, làm cho cơ thể mình bị bón, kiết, gầy gò, không được tươi mát, tâm ý bị cô đơn, buồn tẻ, khó tính, cực đoan, ích kỷ, độc đoán, ác ý, không tha thứ, v.v...
Ông Bửu cay đắng:
- Ngày đó qua rồi ông ơi. Giờ này còn đâu nhiều món mà nói chuyện ăn với uống.
- Ý tôi là thế này. Các ông Linh mục, bề ngoài trông có vẻ tươi mát mập mạp, đỏ hồng, do các ông ăn cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu ngon, nước tốt, nhưng tâm ý các ổng không bác ái, ích kỷ, không tha thứ... Tất cả giai do lúc sống trong Tiểu Chủng Viện, chỉ học Kinh Thánh, chỉ biết đến Chúa, không biết đến xã hội, cho nên bằng cấp của các ổng là văn bằng Thần Học.
Nói anh Bửu đừng buồn! Sở dĩ anh có thái độ bất nhã, bất hiếu đối với đấng sinh thành của anh như vậy, là do tâm hồn anh chỉ có Đức Chúa Jesus, không có tổ tiên ông bà, huyết thống tổ quốc.
Theo tôi nhận xét thì khi xã hội Việt Nam bị Pháp đô hộ, con người thiếu vắng tính chất văn hóa tổng thể, không hiểu đạo lý các tôn giáo khác, chỉ có biết chủ nghĩa tư bản, không hiểu chủ nghĩa cộng sản, không thấy nguyên nhân tại sao có lực lượng cách mạng VN đánh Pháp, mà chỉ có biết Đạo Chúa. Tất cả những thứ mà anh không có trong tâm hồn, là tính chất làm cho anh bị u buồn, cô đơn, thầm lặng, ít nói, có lúc giận dữ. Nhưng khi nói là nói thật hùng hồn về chuyện chống Cộng và hát những bài ca kích động. Vì chỗ đó, mà anh đã bị cán bộ giáo dục trại cho anh vào nhà kỷ luật hai ba lần.
Anh và cha CẢNH bên phòng cạnh giống nhau, cha Cảnh tối ngày ngồi im khe, đi đâu, ngồi đâu cũng đọc Kinh. Được anh nói chuyện, thì Ngài nói ra toàn là lời chống Cộng. Mình đã là con cá nằm trên thớt họ rồi, tại sao không biết cách để sống. Ngày xưa chế độ VNCH của mình đã có vô số cách chống Cộng rồi, nhưng sao mình lại thua họ?
Anh là cán bộ trung cấp tình báo, sao anh không biết Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nha, Huỳnh Văn Trọng, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh,v.v... đều là điệp viên của Cộng Sản.
Đầu năm 1978, thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh có vào thăm các cán bộ công an trại. Ổng đứng cách mấy đại tá của ta đang làm cỏ, cách cơ quan cỡ ba trăm mét, ổng đưa tay chào các đại tá của ta. Có hai ba ông đại tá ta văng lời chửi bới, ổng mỉm cười. Có mấy ông đại tá ta đưa tay chào lại, được ổng chào lại theo quân cách chào tay.
Anh Bửu có biết mấy ông điệp viên Cộng Sản VN đó không?
- Mấy ông đó là Công giáo mà! Lời anh Bửu.
- Trời ơi, Chúa tôi! Mấy ông đó là Cộng Sản VN giả làm tín đồ Đạo Chúa.
Mấy ông Vũ Ngọc Nha, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Hữu Hạnh... thì tôi không biết rõ ai đưa vào, gốc tích ra sao. Chứ còn Đại tá Phạm Ngọc Thảo là do Đức Cha Ngô Đình Thục giới thiệu với Tổng Thống Ngô Đình Diệm là tín đồ ngoan đạo. Qua đó, tôi xin mạo muội kết luận: Toàn thể tín đồ Công giáo VN đã giết chết Đệ I và Đệ II VNCH chứ không do ai khác.
Ạnh có biết không. Năm 1970, CIA Mỹ bảo Tổng Thống Thiệu nên bắt hai ông Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng nhốt ở Côn Đảo, nhưng ông Thiệu cứ do dự sợ các Linh mục, giám mục Việt Nam khiển trách tại sao bắt hai tín đồ ngoan đạo của giáo hội Công giáo VN. Cuối cùng, chỉ có một toán cảnh sát đặc biệt liều mạng xông vào bắt hai ông ấy, nhưng chỉ giam ở Sài Gòn, sau đó cỡ một tháng, ông Thiệu biết được, ra lệnh thả hai ông đó ra.
Người lãnh đạo chính quyền miền bắc, họ đã cài cán bộ điệp viên của họ trong thời điểm di cư đồng bào miền bắc vào nam. Cho nên số lượng cả triệu người miền bắc xuống tàu hả mồm của Pháp ở Hải Phòng, trong đó có cả ngàn cán bộ của họ đi theo vào nam, sau đó họ tản mát khắp nơi hợp pháp đầy đủ căn cước VNCH. Họ làm ăn ngoài xã hội vào cả quân đội và các cơ quan hành chánh VNCH. Họ đều đi nhà thờ, làm cho các cha, hai ông Tổng Thống VNCH đều tin tưởng là tín đồ ngoan đạo.
Người cán bộ CS, được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tín cẩn giao cho công việc di cư đồng bào Công giáo miền bắc vào nam, đó là ông bác sĩ Phạm Văn Huyến với chức vụ Đặc Ủy Di Cư năm 1954. Sau khi ông Diệm lên ngôi vị Tổng Thống Đệ I VNCH, bác sĩ Phạm Văn Huyến được Tổng Thống Diệm mời làm cố vấn tư pháp.
Ông bác sĩ Phạm Văn Huyến là cha ruột của bà Ngô Bá THÀNH. Đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, bà Ngô Bá Thành là người đứng hẳn về phía luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt Trận Dân Tộc GPMN. Bà Thành ở Sài Gòn, bà chuyên trách công việc ủy lạo lương thực cho đồng bào nghèo ở Gia Định, Gò Vấp, Quang Trung, Thủ Thiêm... Thật sự, đó là cách vừa giao liên, vừa tiếp tế lương thực, thuốc men cho các cán bộ CS đặc công nội thành. Chứ đồng bào bình dân ở tại các nơi ấy, lúc đó đâu có đói!
Đến năm 1965, bác sĩ Phạm Văn Huyến thành lâp Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết Miền Nam Việt Nam, ngay tại Sài Gòn, văn phòng ở đường Võ Tánh. Bác sĩ Phạm Văn Huyến làm chủ tịch phong trào, trong đó có các ông giữ chức ủy viên, là Cao Minh Chiêm, Tôn Thất Dương Kỵ...
Tất cả các ông bs Huyến, Dương Kỵ, Minh Chiêm... bị thủ tướng Phan Huy Quát trục xuất ra bắc.
Anh Bửu, anh làm tình báo, sao anh không biết đến chuyện Cộng Sản cài người vào giữa lòng Công Giáo miền nam và VNCH, nếu không nói họ quá tài tình. Ta không bằng họ, như vậy VNCH đào tạo tập thể Tình báo, Cảnh Sát Đặc Biệt, An Ninh Quân Đội, Quân Báo 101, để phục vụ cho Giáo Hội Công Giáo VN?
Anh Bửu à, xin lỗi anh lần nữa. Làm người trên đời này ai cũng phải có tôn giáo trên đầu trên cổ, ngoài đạo lý tôn thờ tổ quốc, tổ tiên ra. Nhưng mình phải biết hết tất cả, sau đó mình chọn một vài thứ cho mình, nói theo tư tưởng ích kỷ là một quy luật chỉ vì mình, cho gia đình mình, xa hơn nữa là cho tổ quốc mình theo nhận thức của từng người, dù là người bắc người nam.
Anh còn nhớ giữa mùa thu năm 1977, tất cả tù nhân chính trị của ta ở đây, lên Hội trường nghe ông Thiếu tá Nguyễn Huy Thùy, giám thị trưởng liên trại nói chuyện học tập cải tạo và chuyện khai báo thật thà. Sau đó ông THÙY có nói: “Các anh là những người không có yêu nước”. Nói xong ông nghỉ vài phút, ông mở lời hỏi các anh có ý kiến gì không? Thì một anh của ta đứng lên xin nói. Ông Thùy bằng lòng cho nói. Anh tù ta nói rằng; tất cả người Việt Nam trong Nam, ngoài Bắc đều yêu nước, xây dựng nước. Chúng tôi trong Nam lấy chế độ tư bản yêu nước, xây dựng nước. Quý vị ngoài Bắc lấy chủ nghĩa Cộng Sản yêu nước xây dựng đất nước. Sở dĩ chúng tôi trong Nam bị các ông đánh bại, nay có mặt ở đây cải tạo, là do các cấp lãnh đạo đất nước chúng tôi không yêu nước, chỉ có yêu Chúa, cho nên VNCH chúng tôi bị thua VNDCCH của quý vị. Anh tù phát biểu tư tưởng ấy là người Huế.
Anh Bửu à! Tôi biết đa số sĩ quan VNCH của ta ở các cấp ngày xưa, trong đó có tôi, ai cũng biết chế độ VNCH mình là lính đánh thuê cho Mỹ, còn chế độ Cộng Sản miền Bắc đánh mình để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Biết như vậy, nhưng với người, chỉ muốn có đời sống sung sướng, vật chất không muốn khổ bản thân, cho nên chọn VNCH hơn là MTDTGPMN, vì vào bưng quá khổ. Do vậy, mới có chính thể VNCH do Bảo Đại thành lập sau khi giã từ HỒ CHÍ MINH, được Pháp đưa về lại miền Nam làm vua, dù là bù nhìn, nhưng vẫn sướng, có người hầu hạ, sống trên nhung lụa.
Chính tôi đã biết giữa hai chế độ sướng và khổ, tôi chọn VNCH, trong khi hằng chục đứa bạn cùng học ở trung học công lập Trịnh Hoài Đức Bình Dương ở các lớp Tam, Nhị, thì một số vào bưng MTGP, một số vào học viện cảnh sát Thủ Đức. Chúng tôi biết nhau, tôi được tụi nó rủ vào bưng, nhưng tôi từ chối, vì sợ khổ, nói rõ hơn, người thanh niên miền Nam ai có lý tưởng Cộng Sản Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc thì đi làm lính MTGP của ông luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
Trong quyến thuộc tôi, có hai ông Cậu và một ông Bác. Ông Cậu đi lính Vệ Quốc Đoàn của chính phủ Việt Minh vào năm 1946. Ông Bác thì đi làm lính Lê Dương cho Pháp vào năm 1947 khi Pháp trở lại. Bác tôi đi lính cho Pháp được cậu tôi biết, nhưng với tinh thần dân tộc, cậu tôi nói “ai muốn sướng đi lính Tây, ai thích giải phóng dân tộc thì đi lính Bác Hồ”.
Anh biết không, những thanh niên Bình Dương, Búng, Lái Thiêu, một nửa vào chiến khu theo Mặt Trận GPMN, một nửa đi lính VNCH. Nhưng không hề ghét nhau, thù hận nhau, hay chỗ đó. Nhưng bên nào yêu nước bên đó thắng, bên nào chỉ yêu Chúa thì bên đó thua. Anh còn nhớ Tướng Nguyễn Cao Kỳ đòi bắc tiến hay không? Chính ông Kỳ đã dẫn đoàn không quân ra thả bom ở Quảng Bình, không quân Phạm Phú Quốc bị lính CS Quảng Bình bắn rơi.
Chúng ta nên biết rằng, hằng trăm ngàn sĩ quan các cấp VNCH và hằng triệu quân trong các sư đoàn VNCH, ai cũng muốn thắng CS Bắc Việt, nhưng khổ thay các cấp lãnh đạo chính quyền của ta chỉ lo ôm lấy chức quyền, lo cho Đạo Chúa của các ổng được phát triển hơn các đạo khác, chính là kẽ hở để cho đối phương đặc công vào các cơ quan, cơ sở VNCH.
Xin lỗi anh Bửu, anh là con chiên ngoan đạo của Công giáo, anh phải thấy hai chế độ Đệ I và Đệ II VNCH của ta bị Công giáo VN phá tan không còn manh giáp! Vậy mà không biết, lại đỗ thừa cho Phật giáo VN!
Hiện nay, anh em tù ta, ngồi luận bàn với nhau về chuyện VNCH bị tan hàng. Có một số anh nói: Công giáo cả tỷ người trên thế giới. Tòa Thánh Vatican là vua quốc tế, họ mạnh lắm. Giáo hội Công giáo VN cũng mạnh lắm, được Công giáo Mỹ yểm trợ, ủng hộ hết mình. Còn Phật giáo không mạnh, không có quân như Công giáo đang có. Công giáo VN mạnh như vậy sao không thắng được CSVN hè? Phật giáo đâu có mạnh, mà có số người tù ta nói rằng VNCH bị thua Cộng Sản Bắc Việt là do Phật giáo. Theo tôi thấy, VNCH bị tan hàng, cả ngàn năm sau, cũng không thể khôi phục lại được, bởi vì VNCH là do ngoại nhân tạo dựng nên, chứ không phải do dân tộc Việt Nam tạo nên.

CÂU CHUYỆN LẠY CHA
(Do một đại tá HO viết lại)

Cùng tháng 11/1978 ấy, anh Bửu được người cha Cách Mạng đến thăm cỡ hai tuần, sau là Đại tá Lê Đình Luân cũng được người cha Cách Mạng đến thăm.
Một sáng nọ, không biết là ngày thứ mấy, ngày nào của tháng mùa đông, chỉ biết là ngày lao động. Tại bãi tập kết các đội K5 - Vĩnh Phú, để chờ trực trại gọi tên đội xuất trại lao động. Đại tá Lê Đình Luân được cán bộ trực trại gọi tên thăm nuôi.
Lời cán bộ trực trại vừa dứt, những người tù chính trị của ta ở các đội bên cạnh và những đại tá trong đội ông Luân, tất cả có trạng thái vui mừng ở hành động là đưa tay vẫy chào, ở ngôn ngữ với âm điệu mau lẹ. Người này hỏi ai đến thăm, người kia gởi lời nhắn về gia đình, người nọ bảo nhớ lấy tin vui nghe.
Ông Luân đứng ra khỏi đội. Sau cái gật đầu nhận chịu lời hỏi, nhắn của mọi người, Đại tá Luân ngỏ lời với ông đội phó trong đội là một đại tá, về việc trông coi đội lao động trong lúc ông ra thăm nuôi.
Sau đó ông Luân đưa tay chào mọi người, đi về phòng cất cái túi vải màu nâu, có thêu Hoa Sen trắng theo kiểu Hoa Sen GĐPT và cái nón lá buông, kiểu nón bộ đội rộng vành. Trên đường ra thăm nuôi, ông vẫn phục sức bộ đồ Bà Ba màu nâu Sồng, bởi vì trên đường đi trình diện cải tạo, ông không mang theo áo sơ mi, quần tây, toàn là bốn bộ Bà Ba màu nâu và xâu chuỗi Bồ Đề 18 hạt, lúc nào cũng đeo ở khuỷu tay trái.
Ông Luân có lãnh quần áo màu xanh da trời của trại, ông không mặc, đem cho ai đó, không biết.
Theo nội quy trại, tất cả tù cải tạo chính trị và hình sự đều phải mặc quần áo xanh, nhưng mọi người trong đội đại tá của ông Luân, mặc đủ kiểu quần áo màu hoa rừng ngày xưa, da trời của trại, nâu Sồng nhà chùa. Bởi vì đội đại tá mà ông Luân làm đội trưởng, không lao động ở ruộng đồng, nương dâu, sườn núi, chỉ lao động làm cỏ chung quanh cơ quan một cách thong thả, muốn làm cũng được, muốn ngồi nghỉ cũng được. Do vậy, có lần được ông tướng Nguyễn Hữu Hạnh (đặc công CSVN), trong QLVNCH đến thăm toàn thể cán bộ công an K5 - Vĩnh Phú. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đưa tay chào các đại tá ta của ta đang làm cỏ cơ quan. Đa số đại tá ta chào lại theo quân cách chào tay. Chỉ một hai ông đem lời chửi bới, nhưng ông tướng Hạnh chỉ mỉm cười.
Đại tá Luân vào nhà thăm nuôi, đưa mắt nhìn cha mình đang đứng trước mặt trong im lặng với thái độ nghiêm trang, để nghe người cán bộ nói lời thưa với cha ông Luân và dặn dò ông Luân, về thời gian thăm,v.v... y hệt như đã nói với cha anh Bửu trước đó.
Cha của Đại tá Lê Đình Luân nguyên là người lính Vệ Quốc Đoàn thuộc đơn vị Thừa Thiên Huế. Được đi tập kết ra bắc 1954. Sau 30/4/1975 ông được về nam, với chức vụ giám đốc bệnh viện Huế.
Sau lời người cán bộ thưa với cha ông Luân và cho phép ông Luân được thăm cha vừa dứt, hai cha con ông Luân tự động ôm lấy nhau thật thắm thiết trong im lặng đến rơi nước mắt, rồi buông ra, ngồi vào ghế đối diện nhau, nhưng trên đôi mi của hai người vẫn tiếp tục rướm lệ qua từng giây phút không nói nên lời, cho đến khi những cơn sóng tình cảm dâng trào trong lòng hạ xuống, lui vào đại dương huyết thống ở nội thức, hai cha con ông Luân mới có lời hàn thuyên tâm sự về những chuyện cũ ngày xưa, cha đi lính Vệ Quốc Quân ở trong rừng, kháng chiến đánh giặc Pháp, thật vô vàn gian khổ, ăn khoai, sắn, uống nước suối, ngủ gốc cây, hang núi... Mẹ con ở ngoài thành, khi con khôn lớn, học hành đỗ đạt do một tay mẹ lo toan nuôi dưỡng, thì cha đang ở bắc, còn con trong nam lên đường nhập ngũ tòng quân, sĩ quan từ cấp thấp đến Đại tá. Nhưng lòng con lúc nào cũng nhớ tưởng đến cha suốt hai mươi mốt năm qua, không biết cha mình ra sao ngoài nớ, sướng hay khổ, bao giờ mới được gặp cha để đền công ơn sinh thành của cha, mà con mới được có bản thân hôm nay, được đầy đủ năm bộ phận thân người, sự nghiệp sống trên đời có đủ vật chất, chức tước chỉ huy cấp dưới trong quân đội VNCH, là việc chẳng đặng đừng của người dân miền nam sống dưới chế độ VNCH khi lớn lên ở tuổi đi lính. Tất cả những gì mà con được có, nào là được bình an, sức khỏe, vật chất tạm đủ, chức tước như vậy, là do ông bà, cha mẹ mình có tu tâm, tích đức để lại cho con cái phước đó, mà con được hưởng cho nên con noi gương đức độ tu hành của ông bà, mẹ và cha.
Qua nhận thức đó, con cảm thấy hành trình cải tạo trong trại tù của con là môi trường đưa con vào đường tu niệm nhiều thì giờ hơn ngày xưa ở đời lính. Còn gì nữa đâu, thôi thì xả bỏ hết quá khứ, nhìn vào thực tại, mình là kiếp tù như cá nằm trên thớt, như chim vào lồng, do vậy con mới mặc quần áo nâu sồng, đeo chuỗi Bồ Đề 18 hạt ở tay, lòng luôn nghĩ đến Phật, miệng niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh cực lạc.
Có lẽ bấy nhiêu lời ấy nói với cha, đã tạm đủ rồi, ông Luân mời cha mình ngồi ở đầu bàn quay mặt ra cửa, ông Luân đứng trước người cha, quỳ xuống, chấp tay, cúi đầu xá một cái, nói lời thưa:
Kính thưa cha. Tuổi đời của cha năm nay trên lục tuần. Tuổi con cũng gần năm mươi. Thời gian cải tạo của con còn xa vời, chưa thấy ló dạng ở cuối đường hầm, không biết ngày nào về. Đến khi con được về, thì cha đã về cõi Phật, làm sao con được lạy cha để đền đáp công ơn sinh thành của cha, trước khi tiễn cha đi! Vậy, hôm nay con xin LẠY CHA một lạy khi cha còn sống để đền đáp công ơn sinh thành của cha sinh ra con.
Nói xong lời thưa, Đại tá Lê Đình Luân đứng lên Lạy Cha một lạy, là cách lạy lúc song thân còn sống. Chứ khi chết rồi thì lạy ba lạy lúc Chư Tăng hành lễ Cầu Siêu.
Ông Luân vừa lạy xong, đứng lên, cha ông đứng lên bước tới, ôm con mình, òa lên tiếng khóc nấc, ông Luân cũng nấc theo cha.
Sau đó, ông Luân chấp tay xá cha ông một xá, ôm gói quà ra cửa. Cha ông cũng bước theo, đứng trước thềm nhà, trông theo ông Luân trên đường vào trại với người cán bộ.
Hai câu chuyện anh Bửu Chửi Cha, Đại Tá Luân Lạy Cha, đã được hằng trăm tù nhân chính trị K5 biết đến, và toàn thể cán bộ Công an trại từ trên xuống dưới ai cũng biết đến, cho nên có một vài đội, trong lúc sinh hoạt về chỉ tiêu lao động do cán bộ quản giáo chủ trì nói hết việc này, việc nọ và không quên đem chuyện anh Bửu Chửi Cha, ông Luân Lạy Cha ra nói lời chê, lời khen. Có ông mở lời hỏi, trong đội có anh nào theo Đạo Thiên Chúa hay không? Cả đội ngồi im không ai dám nhận mình là Đạo Chúa. Họ lại hỏi có anh nào theo Đạo Phật? Cả đội cũng ngồi im, không ai dám nhận mình theo Đạo Phật.
Nói đến đây, tôi còn nhớ thuở ban đầu mới vào trại cải tạo ở Suối Máu – Long Thành. Tất cả sĩ quan các cấp của ta được những sĩ quan bộ đội làm việc khai báo, thẩm vấn vào hồ sơ, thời đó chưa có công an, tất cả trại cải tạo đều do quân đội miền bắc, miền nam quản lý trại.
Trong bản khai có mấy mục sinh quán, trú quán, tôn giáo,v.v... Những sĩ quan của ta, anh nào sinh quán ở bắc (Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa,v.v...) và tôn giáo là Công giáo. Liền bị họ kết cho ba cái tội, tội Bắc Kỳ Di Cư, tội theo Đạo Thiên Chúa và tội ngụy quân, (ngụy quyền). Lúc đầu, họ không hiểu danh từ Công giáo, họ hỏi lại, được anh em ta nói là Đạo Thiên Chúa, họ liền gật đầu đắc chí, như đã bắt được thủ phạm...

LÊN HỘI TRƯỜNG

Một sáng nọ, nhằm ngày thứ bảy cuối tháng 11 – 78. Cán bộ trực trại xuất hiện trước hàng quân các đội sớm hơn mọi khi và tuyên bố hôm nay cho tất cả đội khu A nghỉ lao động. Tức thì nhiều tiếng reo hò, la ó số một, huýt gió giữa âm thanh rào rào cười, nói...
Cán bộ trực trại liền đưa tay lên phất qua phất lại ra hiệu hãy im lặng để nghe tiếp. Tất cả hằng trăm tù ta và hình sự ở bãi tập kết liền im phăng phắc, hướng mặt về hướng cán bộ.
Người cán bộ nói lớn: chỉ có các đội khu A được nghỉ lao động thôi, còn các đội khu B (hình sự) đi lao động. Liền phát ra những tiếng: xì, suỵt, mừng hụt, chán thế,v.v... từ phía tù hình sự. Khiến cho ông cán bộ trực trại quát lớn: “Chúng mày hãy im lặng xem nào!” Rồi quay qua các đội tù ta, nói: Các anh đội trưởng hãy cho đội về phòng, cất đồ đạc và lên Hội Trường.
Người cán bộ trực trại nói lên hội trường, không cho biết lên đó để làm gì.
Cất xong đồ đạc lao động (lon gô ca cống...) hằng trăm tù chính trị của ta từng bước nhởn nhơ đến Hội Trường, người trước, người sau, vừa đi vừa bàn luận chủ đề hôm nay tại Hội trường, rồi đoán non, đoán già, tố nhau, cá nhau. Anh này thì đoán: “Tổng kết thành tích thi đua lao động của sáu tháng từ 1 đến 6 năm 78”. Anh kia thì đoán: “Nghe ban giám thị xác định về lương thực của tù”. Anh nọ đoán: “Học chính trị về hai chế độ VNCH và Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”. Anh khác đoán: “Bữa nay sẽ được nghe ông Thiếu tá Nguyễn Huy Thùy, Giám thị trưởng nói lời chê trách sự việc anh Bửu Chửi Cha, khen ngợi Đại tá Luân Lạy Cha.
Nghe vậy, một vài anh em ta tiếp lời: “Đúng rồi đó các cha! Thế nào họ cũng đưa hai chuyện Chửi Cha, Lạy Cha, rồi nhiều lời chê trách chua chát, đắng cay với anh Bửu, vì anh Bửu là Công giáo, họ ghét Công giáo lắm. Dĩ nhiên họ có lời khen Đại tá Luân là cái chắc, vì ông Luân là Phật tử. Các anh không thấy đại tá Luân luôn luôn mặc quần, áo nâu, đeo chuỗi Bồ Đề đó sao?
Người Cộng sản VN, họ không có cảm tình với người Việt Nam theo Kitô Giáo, nhất hạng là sĩ quan quân đội và các viên chức hành chánh VNCH theo Đạo Chúa (Kitô Giáo). Bởi vì họ luôn luôn thấy những người Việt theo Đạo Thiên Chúa là không còn thờ cúng ông bà, tổ tiên, đánh mất các đạo lý trung hiếu, ơn nghĩa đối với tổ quốc, tổ tiên VN, họ gọi là vong bản. Do vậy bữa nay, thế nào ông Nguyễn Huy Thùy giám thị trưởng cũng cho anh em tù ta, ai là Đạo Kitô Công Giáo một bài học chua chát, đắng cay cho mà coi!
Một anh tù ta đi bên cạnh cất lời:
- Không! Tôi thấy ông Thùy, mặc dù ông Công an, chức vụ liên trại trưởng, nhưng rất tế nhị ở lời nói và thái độ cư xử với tất cả tù chính trị và hình sự, nếu không nói là có văn hóa, có hiểu biết nhiều mặt văn hóa, sử học, chính trị, xã hội, chủ nghĩa, tôn giáo,v.v... Nhất hạng là những đối tượng mang tính hận thù, như Pháp đánh chiếm VN đặt nền đô hộ, lập ra chánh phủ Bảo Đại, Chính phủ Đệ I, Đệ II VNCH, Hoa Kỳ đổ quân vào miền nam Việt Nam... khi ông nói có tính cách nhận định với ngôn ngữ nhẹ nhàng như người viết sử nói lại cho các cử tọa, chứ không phải ngôn ngữ của các giới chính trị, quân sự bên này nói bên kia với âm thanh hằn học, chửi bới. Kể cả những bộ phận chính trị ở bên phía CSVN của ông, như chính phủ VNDCCH, Mặt Trận GPMN, lực lượng quân sự miền bắc, đánh Điện Biên Phủ, Hiệp Định Genève là Hiệp Định Pháp thua VN, rút quân và Hiệp Định Paris Mỹ rút quân, lực lượng quân sự miền bắc, MTGP thắng miền nam thống nhất đất nước,v.v... khi nói đến với tất cả anh em tù ta ở hội trường vừa qua, ông cũng chỉ dùng lời lẽ nhẹ nhàng phân tích có tính cách so sánh, để cho anh em tù ta tự nhận thức bên nào chính nghĩa, bên nào không.
Ông nói không có hùng hồn, nhẹ nhàng chậm rãi, có thêm nụ cười trên môi và đôi khi có thêm ca dao, tục ngữ VN, như câu “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chơn lý không bao giờ thay đổi” khi ông đang nói đến Cách Mạng dân tộc kháng chiến chống Pháp được phát xuất từ lòng dân, không do bất cứ bạo lực bên ngoài nào thúc giục, đó là chơn lý muôn đời từ ngàn xưa của tổ tiên ta qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê.
Có lẽ ông có tình quê hương sâu đậm trong lòng, cho nên trong lúc ông ngồi trên máy bay đi Liên Xô, ông nhìn xuống lúc cất cánh lên cao, ông thấy đất nước mình rất xinh đẹp, như đã được nhiều nhà văn, thơ đã diễn tả, mà ông đã học, đã đọc được ăn sâu vào tâm hồn ông. Nhân cơ hội được nhìn quê hương từ trên cao xuống, làm cho ông thấy được một cách hiện thực hơn là ở sách vở văn thơ, cho nên ông thốt nên lời “Quê hương ta đẹp lắm” trước hằng trăm tù nhân chính trị của ta ở hội trường. Nói xong, ông im lặng vài giây, nhìn xuống tù ta, như thể lắng lòng hướng về tổ quốc, anh linh tiền nhân. Đoạn, ông nói đất nước ta, dù nam, hay bắc đang chiến tranh nhiều bom đạn cày lên những vết hằng, nhưng vẫn ươm đậm một màu xanh, chứa chan tình quê, thật mát mắt, mát lòng.
Một lần trước đây, cũng tại hội trường, vào gần cuối hè 1977, tôi không nhớ ông Thùy nói đề tài gì, hình như hôm ấy, ông Thùy nói về Nội Quy ở thuở ban đầu, tù ta mới đến K5 này.
Ông nói Nội Quy, là một văn bản, được chứa đựng trong đó một số điều khoản chế tài mọi người sống có trật tự, làm đúng các việc, giờ nào việc đó để gìn giữ an bình cho xóm làng, các tập thể trong xã hội trên một đất nước. Nội Quy có trong tập thể công an, bộ đội (quân kỷ) các đoàn thể thanh niên, giáo viên, học sinh,v.v...
Ông Thùy nói những người phụ nữ VN trên ba miền từ xưa nay, từ lúc tuổi thanh xuân, cho đến khi làm mẹ, các chị, các bà, ai cũng tự có Nội Quy trong lòng cho mình, cho nên các chị, các bà thường có trạng thái khép nép, e ấp ở bước đi lời nói ngọt dịu, nhất hạng các cô, các chị tại nhà khi có khách đến thăm, các cô, các chị thường lấp ló trong rèm nhìn ra. Nói đến đó, ông Thùy từ trên bục đi xuống, tới đứng sau cây cột ở hội trường, rồi diễn tả cử chỉ e ấp của các cô, các chị bằng cách ông ló một nửa mặt, đưa mắt nhìn, rồi thụt vô, ló ra... cả hội trường, tù ta ai cũng cười rộ lên.

TẠI HỘI TRƯỜNG
Đúng 8 giờ, phái đoàn Ban Giám Thị Trại từ cổng trại tiến vô hội trường. Gồm có ông Thùy, mấy cán bộ Giáo dục, trực trại và một số quản giáo. Tất cả ngồi trên sân khấu cùng một dãy bàn, còn các ông quản giáo đứng dọc hai bên vách hội trường, như để quan sát các tù ta ai có cử chỉ bạo động, tức khắc ra tay ngăn chặn.
Tất cả tù ta có lời đoán đều sai hết. Đề tài hôm đó, là học tập trước cách thức khai báo lý lịch, quá trình hoạt động trong quân đội và hành chánh ở các ngành VNCH.
Sau lời ông Thùy tuyên bố đề tài ấy, thì các cán bộ giáo dục hướng dẫn cách khai báo và cho biết tất cả các đội khu A được nghỉ lao động một tuần, ở nhà khai báo. Ban giáo dục sẽ phát giấy, bút cho toàn thể tù ta làm công việc khai báo.
Bốn ông cán bộ Giáo dục ngồi hai bên ông Thùy trên sân khấu, thay nhau thuyết trình suốt cả giờ đồng hồ về cách khai, nơi chốn tại phòng và hội trường, đội nào ngồi theo đội đó.
Ông cán bộ trưởng ban Giáo dục đang nói về nơi chốn, khi ngưng lại, ông quay qua ông Thùy nói nhỏ tiếng gì đó. Ông Thùy tuyên bố thời gian khai báo, tất cả tù ta sẽ được có thêm các thức ăn tươi (cá thịt, rau quả).
Ông Thùy tuyên bố xong về thức ăn tươi, ông im lặng, nhìn xuống hội trường qua mấy giây, đoạn ông hỏi:
- Vừa rồi, trong các anh, có anh nào được thân nhân Cách Mạng đến thăm hay không?
Cả hội trường im lặng. Chẳng mấy chốc, Đại tá Luân đứng lên trong im lặng. Im lặng đứng lên, là trả lời có.
Ông Thùy hỏi tiếp:
- Còn anh nào nữa?
Hội trường im lặng đáng sợ! Qua mấy giây, ông cán bộ trưởng ban Giáo dục lên tiếng:
- Anh Bửu đâu, sao không đứng lên?
Anh Bửu liền đứng lên.
Ông Cán bộ trưởng ban Giáo dục bảo anh Bửu ngồi xuống, sau đó ông Thùy nói:
- Theo văn học sử Việt Nam ta vốn có bốn ngàn năm văn hiến, do được ảnh hưởng bởi Nho, Lão, Phật. Cho nên dân tộc ta trải qua nhiều triều đại, triều đại nào, con dân ở các thế hệ trước, sau đều có một nền văn hóa cổ truyền thật lý tưởng, tươi đẹp, ấn tượng hiện thực.
Nền văn hóa cổ truyền có mặt khắp nơi ở văn, thơ, tranh ảnh, hình tượng, chùa, tháp, lăng miếu, bản thân người ở lời nói, thái độ cư xử, sắc phục, nghi lễ, hát xướng, ca ngâm... Tất cả đều trầm lặng, thẩm sâu vào không gian quả đất và không gian tâm linh con người. Điều đó được thấy ở tiếng chuông chùa ngân vang đi vào vạn hữu và lòng người.
Toàn thể dân Việt Nam ta trên ba miền, ai cũng được thể nhập ít, nhiều văn hóa cổ truyền dân tộc, không thể không có. Người dân Việt Nam không có văn hóa cổ truyền là người vong bản, gọi là mất gốc.
Người dân Việt dù theo tôn giáo nào, không thể bị đánh mất văn hóa dân tộc mình. Vì sanh ra và lớn lên giữa lòng dân tộc, chứ không phải ở bên Tây, bên Mỹ. Dù ở vùng châu thổ Cửu Long, Sông Hương, Hồng Hà,v.v... dân ta cũng nói và viết một thứ tiếng, cùng ăn những món ăn tộc Việt, cung cách cư xử Việt tộc, vân vân.
Được như vậy, là do được giáo dục từ gia đình, học đường, sách vở, cơ sở truyền thông ở chương trình văn học sử. Ông Thùy im vài giây hỏi:
- Người dân Việt theo các tôn giáo, có được các nhà lãnh đạo tôn giáo dạy bảo nuôi dưỡng nền văn hóa cổ truyền dân tộc hay không?
Cả hội trường ngồi im. Thấy vậy, ông Thùy liền nói:
- Chỉ có những nhà lãnh đạo Phật Giáo, Nho, Lão mới khuyên bảo, dạy người dân Việt ba miền luôn nhớ nuôi dưỡng nền văn hóa cổ truyền Việt tộc.
Chẳng những có lời khuyên, mà còn hòa nhập nền văn hóa tôn giáo mình vào dòng sinh mệnh của dân tộc. Cho nên anh Lê Đình Luân, theo Đạo Phật, ảnh được có trong lòng đạo lý hiếu thảo, ảnh lạy cha ảnh để đền ơn. Dù người cha anh Luân là người của Cách Mạng Dân Tộc, anh Luân là người của chế độ miền nam, nhưng đã sinh ra anh Luân, đâu phải anh Luân từ đất nẻ chui lên. Theo phép lịch sự, ai cho mình món gì mình đều nói lời cảm ơn, sao lại quên ơn! Tôi nghe anh Luân lạy cha, tôi cảm động lắm!
Ông Thùy vừa chấm dứt, người cán bộ trưởng ban giáo dục tuyên bố hết giờ và dặn dò tù ta giữ trật tự trên đường về phòng.
Trên đường về lại phòng giam, tù ta ai cũng thắc mắc, tại sao ông giám thị trưởng Nguyễn Huy Thùy không nói gì đến thái độ anh Bửu Chửi Cha? Qua đó, người này thì nói: “Không nói tức là đã nói trong tư tưởng rằng; người Việt theo Kitô Giáo, ai cũng vong ơn, bội nghĩa tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Họ bị các Linh mục trao truyền, do Chúa sinh, là con Chúa, cho nên người Việt theo Kitô giáo không thờ phượng tổ tiên, ông bà, không có đền ơn, đáp nghĩa song thân sinh thành”. Người kia thì nói: “Ông Thùy không đá động gì đến vụ việc anh Bửu Chửi Cha, là một thái độ chống đối ngầm. Không khác gì đồ thúi tha, đừng đem vào nhà. Thằng đó mất dạy lắm, đừng đếm xỉa đến nó”. Người nọ thì nói: “không phải ông cán bộ công an, bộ đội cao cấp nào cũng có ngôn ngữ văn hóa như ông Thùy đâu!”
Tôi còn nhớ trong những ngày ở Trại Suối Máu - Long Giao. Một hôm nọ, hằng trăm tù nhân chính trị của ta được lệnh lên Hội trường để học tập Chính trị. Những cán bộ nói một số đề tài chính trị lúc bấy giờ, là những ông Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá bộ đội, chưa có công an.
Hôm đó, tụi này được nghe ông Trung tá bộ đội, gốc người Quảng Ngãi nói đề tài Ba Dòng Thác Cách Mạng.
Trong lúc đang nói, ông xen kẽ vào nhiều lời chua chát, cay đắng, xỉ vả, nhục mạ toàn thể quân nhân, cán chính các cấp VNCH của ta là Việt gian Thiên Chúa giáo theo Tây, theo Mỹ, hết đánh thuê cho Tây lại đánh thuê cho Mỹ. Chủ hết thuê, tớ thất nghiệp.
Ông ta còn nói thêm rằng; đáng lẽ ra Việt Nam đã được độc lập thống nhất đất nước sau khi thực dân Pháp thua trận Điện Biên Phủ, rút tàn quân về nước cuối năm 1954.
Do những người Đạo Thiên Chúa của các anh, là Giám mục, Linh mục, ông Diệm, ông Thiệu, tướng tá Cần Lao, viên chức Cần Lao và con chiên trong Đạo Thiên Chúa. Tất cả hùa nhau cướp miền nam Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Thiên Chúa La Mã lập ra chính quyền tay sai, có quân đội đánh lại các lực lượng dân tộc yêu nước bắc, nam suốt hai mươi mốt năm qua, làm cho hằng triệu thanh niên bắc nam chết chóc, thương tật, nhà tan cửa nát, thân nhân nam, bắc phân ly lâu dài, già nua chết không thấy nhau.
Các anh cứ suy nghĩ lại xem, do ai cản trở dân tộc độc lập, thống nhất? Đa số các anh đây, tuổi cũng bằng chúng tôi, có anh hơn, có anh thua, tất cả chúng ta đều dư biết đất nước ta đang thanh bình, thịnh vượng, dân được an cư lạc nghiệp, bỗng nhiên bị thực dân Pháp, và Đạo Thiên Chúa La Mã vào đô hộ, đặt gông cùm vào cổ, xiềng xích vào chân, chúng xúm nhau bóc lột, đàn áp dân ta. Cho nên toàn dân phải đứng lên kháng chiến chống Pháp. Thì những người Việt Nam Thiên Chúa Giáo lại đứng về phía thực dân Pháp, cầm súng đánh lại lực lượng kháng chiến của toàn dân.
Trong số hằng trăm anh ngồi đây nói riêng, hằng ngàn anh trong các trại khác nói chung, chắc chắn có một số anh cũng đã có lần làm lính vệ Quốc Đoàn kháng chiến chống Pháp, nếm mùi rừng thiêng, muỗi đốt,v.v... Vì không chịu được, trở về thành sống với gia đình. Có số người đi làm việc trong các công sở Pháp, các xí nghiệp tư nhân,v.v... Khi ông Diệm từ La Mã về nước, lập nên chính quyền tay sai. Trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng, nên đa số đã ủng hộ ông Diệm. Nhưng sau đó, ông Diệm ra lệnh cho công an Thiên Chúa bố ráp, bắt giam hết và đem thủ tiêu. Vì thế, nhiều người miền nam trong giới tri thức bị ông Diệm truy lùng, phải thoát ly ra rừng thành lập Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc. Trong số người bị ông Diệm bắt giam, giết chết, không phải có quá trình đi kháng chiến, họ chỉ là người theo Đạo Phật (Hòa Hảo) CAO ĐÀI, Nho, Lão, v.v…
Những người trong Chính Phủ Cách Mạng chúng tôi, rất cảm thông đối với những anh em trong kháng chiến, nửa chừng về lại gia đình, vì không chịu được khổ nhọc.
Trong quyến thuộc tôi, có một chú em con ông chú, một thời đi kháng chiến cỡ vài tháng về lại gia đình, sau đó đi lính ông Diệm, được quân hàm đại úy trong ngành Địa phương quân. Chú em tôi nó đi rửa tội theo Đạo Chúa, sau đó nó được thăng quân hàm thiếu tá. Nó nghe tôi về, nó tuyên bố bỏ Đạo Chúa, trở lại Đạo thờ ông bà.
Các anh thấy không, đúng ra chính quyền ông Diệm thắng lực lượng Cách Mạng chúng tôi, vì chính quyền Diệm có nhiều vật chất, súng đạn tối tân. Nhưng bị thua chúng tôi, là vì ông Diệm, ông Thiệu chuyên lo xây dựng đạo Thiên Chúa, đánh phá Phật giáo, bị Mỹ bỏ rơi, không viện trợ nữa. Giống như ông chủ đuổi người làm, không thuê nữa.

VIÊN TRẠI TRƯỞNG VÀ NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

ĐỖ XUÂN TÊ
Mình hoạ
Mình hoạ
Chuyện tù cải tạo tưởng như mới đây, nay nhìn lại đã hơn ba mươi năm. Mùa hè năm ấy (76), chúng tôi là số sĩ quan cấp tá được ‘tuyển chọn’ đem ra Bắc chuyến đầu tiên. Lênh đênh trên chuyến tàu Sông Hương ăn ngủ tiêu tiểu tại chỗ dưới hầm tàu, đám tù chúng tôi đoán già đoán non tưởng Đảng ta cho ra Phú Quốc hoặc Côn Đảo. Rốt cuộc tầu cập bến Vinh, một thành phố cảng gần quê Bác.
Chưa kịp hoàn hồn sau chuyến hải trình kinh hoàng, xe lửa đưa chúng tôi tiếp con đường từ Vinh ra Yên Bái. Tổn thất đầu tiên trên đất Bắc: hai ông trung tá (mới xuất viện thì có tên đi bắc) đã bị chết ngộp vì không đủ không khí để thở do toa tàu dùng để chở súc vật bị bít bùng, chỉ chừa một lỗ thông hơi phía trên. Nhiều ông cao tuổi đang ngất ngư suýt ghé Diêm vương nhưng may là tàu đã vào ga cuối.
Trại của chúng tôi là những dãy lán xây dựng bằng tre nứa và lợp bằng cỏ tranh, nằm rải rác trong một lòng chảo hẹp bên sườn phía đông của rặng Hoàng Liên Sơn, cách ga Yên Bái chừng 20 cây số. Cán bộ quản lý thuộc đoàn 776 đã từng chiến đấu tại miền Nam. Những tháng đầu họ thả chúng tôi đi từng đội, rồi tẻ ra từng cá nhân, mỗi người một con rựa cán dài, chui vào các khu rừng vầu, bương, mây, nứa tự chặt rồi quẩy về trại theo tiêu chuẩn đã giao để làm vật liệu xây dựng các trại mới cho các đợt tù kế tiếp từ miền Nam ra.
Cũng vì được đi tự giác như vậy, nên có một lần tạm nghỉ bên suối, tình cờ chúng tôi gặp một toán ăn mặc rằn ri đang tải thực phẩm qua suối. Hỏi ra mới biết là anh em ta thuộc đơn vị Dù của đại tá Thọ bị bắt từ chiến dịch Hạ Lào (1971). Vì có cán bộ áp tải nên chuyện liên hệ là điều cấm kỵ, anh em chia tay. Nhưng một chú nhỏ tuổi nhất đám có lẽ là hạ sĩ quan, nói với lại một câu, “các ông Thầy cứ nhớ kỹ lời Tông Tông”. Tôi vốn tinh ý nên hiểu ngay câu nói của ông Thiệu, là đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. Sau này ngẫm lại mới thấy đây là lời khuyên thấm thía đánh tan mối hoài nghi canh cánh bên lòng vì đa phần chúng tôi vẫn cứ to đầu mà dại tin vào cái chính sách khoan hồng của bên thắng cuộc.
Trở lại cuộc sống lưu đầy, bản thân tôi sau mấy tháng lao động trên rừng, được điều về đội nhà bếp chuyên lo khâu củi. Tình cờ nằm cạnh anh trung tá T., một đàn anh vui tính rất được trọng nể vì cách cư xử với đồng đội bạn bè. Anh làm ở kho dụng cụ, kèm thêm khâu làm đậu hũ bồi dưỡng cho cán bộ Trại một tuần hai lần. Vừa lao động cần mẫn, vừa có lối kể chuyện có duyên, anh có mối quan hệ khá thoải mái với cánh bộ đội. Thậm chí, viên trại trưởng vốn xuất thân nông dân, đã từng chiến đấu đối mặt với anh tại chiến trường Pleiku, có vẻ cũng mến anh. Ông ta hay ngồi hút thuốc lào cùng trò chuyện với anh ngay tại kho dụng cụ trong lúc tù cải tạo chúng tôi đi lao động trên non.
Do nằm cạnh, thỉnh thoảng tôi cũng được anh lén cho loong nước đậu nành mà anh nói tụi nó bồi dưỡng cho tao. Rồi cũng có đêm, tôi dở ra định tu một hơi cho khỏe, bỗng khựng lại vì mãi gần đáy loong có chất gì đặc quánh, hóa ra là mật mía.
Vài tháng sau, đội nhà bếp được lệnh cử một toán bốn người để cáng một tù cải tạo đi nằm viện. Chúng tôi tưởng có anh em mình bị tai nạn lao động hoặc đau ruột thừa, nhưng sang tới nơi mới biết người được cáng lại là anh T. Theo kể lại, anh mới tự tử trong kho, nhưng được cứu kịp và bệnh tình không đến nỗi trầm trọng. Cả trại khá xôn xao về vụ này, chính bản thân tôi cũng không hiểu vì sao anh tính chuyện từ giã cõi đời sớm vậy.
Hai tuần sau, anh xuất viện và lại được điều về đội cũ, nhưng tạm thời chưa lao động vì mất sức. Anh yếu nhiều, đôi mắt buồn, đăm chiêu và ít nói, tôi có cảm tưởng anh không phải là anh. Tôn trọng thái độ u ẩn của anh, tôi không dám hỏi cớ sự mà chỉ khuyên anh cố ăn ít cháo và nghỉ ngơi.
Cho đến một hôm, lựa lúc vắng người, anh gọi tôi lại và tâm sự với tôi rất chân tình như một người bạn vong niên tri kỷ. Anh nói, ‘chuyện này tao cũng chẳng giấu mày làm gì, nhưng nghe rồi để bụng nghe em.’
***
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng sau giờ phát dụng cụ lao động. Cả trại im vắng. Anh đóng cửa kho và sửa dụng cụ như thường lệ. Đột nhiên một ý nghĩ thoáng qua, xuất phát từ mùi mật mới nhập kho hai bữa. Kho mật và thực phẩm của cán bộ chỉ cách kho dụng cụ của anh có một hàng liếp chắn cao hơn đầu người. Nhìn trước ngó sau, anh bắc một tấm ván nhỏ rồi lấy đà nhảy qua bên kia tấm liếp. Tay thủ một loong ‘gô’, anh tới thẳng chiếc lu đựng mật, múc đầy một gô. Xong việc, leo trở lại, anh tiếp tục sửa chữa dụng cụ coi như không có chuyện gì xảy ra. (Tới đây tôi chợt hiểu việc anh chia xẻ loại mật này cho người đàn em, một món quí hiếm đối với tù cải tạo khi mới ra Bắc)
Chuyện lậy trộm mật được tái diễn đôi ba lần, anh cảm thấy an tâm vì không bị ai bắt gặp. Có một điều anh vốn cận thị, tầm nhìn rất hạn chế, lại có phần thiếu cảnh giác.
Bẵng đi ít lâu, vào khoảng giờ ăn trưa, viên trại trưởng lại ghé chỗ anh. Sau khi rít xong điếu thuốc lào bằng cái điếu cầy do anh tự chế, viên trại trưởng với nét mặt không bình thường đã thẳng thắn cho anh biết là ông ta tình cờ đã nhìn thấy việc anh lén qua kho mật rồi khuyên anh nên tự kiểm điểm để tránh tái diễn.
Anh chưng hửng, mặt đỏ bừng, không chối mà cũng không nhận, nhưng một cảm giác xấu hổ thoáng qua anh, vì không ngờ nhân chứng bắt gặp lại là viên trại trưởng, người mà anh thường trò chuyện trong tư thế Anh và Tôi với niềm kiêu hãnh về nhân cách của riêng anh. Như đọc được suy nghĩ và thái độ sượng sùng của anh T.,viên trại trưởng rời khỏi kho không quên nhắc anh đưa bản kiểm điểm cho cán bộ quản giáo.
Đêm hôm ấy anh băn khoăn suy nghĩ. Quá nửa đêm anh quyết định không viết kiểm điểm và có sẵn kế hoạch cho ngày mai. Hôm sau, một ngày như mọi ngày. Phát dụng cụ xong anh đóng cửa kho, nhưng lại làm một việc không giống như mọi ngày. Lấy một sợi dây thừng anh cột lên xà ngang như một cái thòng lọng, phía dưới đặt một chiếc ghế đẩu bằng tre. Rồi bằng một động tác hết sức nhanh, anh tự treo cổ, chỉ kịp đá chiếc ghế qua một bên rồi…không còn nhớ gì hết.
Oái oăm thay đoạn kết của bi kịch lại được tiếp nối bằng lần viên trại trưởng xuống thăm anh ngày xuất viện. Ông kể lại là sáng hôm ấy ông linh cảm như có chuyện gì không hay xảy ra. Chợt nhớ thái độ của anh T. ngày hôm trước , ông vội đảo qua kho dụng cụ, nhìn qua kẽ liếp tận mắt chứng kiến cảnh tượng và vội tri hô lên. Ông không ngờ chuyện này xẩy đến, ông tỏ vẻ ân hận nhưng cũng không quên trách anh T, ‘cần gì phải làm như vậy’.
Kể đến đậy, anh ngồi thừ ra có phần mệt mỏi. Phần tôi nghe xong cũng ngồi yên, chẳng dám có ý kiến hay đóan xét gì về lối hành xử của anh, laị còn vụng về chẳng biết làm gì an ủi anh cho không khí bớt nặng nề, nhưng thâm tâm có phần đồng tình với lời trách khéo của viên trại trưởng .
***
Đúng một năm sau, mùa hè 77, rục rịch với tin đồn có động binh ở biên giơi sát Trung quốc, đám tù chúng tôi lại được thanh lọc để chuyển đi trại khác. Tôi được xếp loại ‘ác ôn’ (thuộc cụm tâm lý chiến, an ninh, tình báo, tuyên úy…) được giao ngay cho Công an Vĩnh Phú đợt đầu. Anh tuy hơn cấp nhưng thuộc diện tác chiến ở lại đi đợt sau. Anh em xa nhau từ đấy.
Trên đường chuyển trại tôi bị còng chung một cặp với anh bạn cùng diện. Biết tôi thân với anh T., anh bạn tâm sự là có chịu hàm ơn khi được anh lén cho mật mía để bồi dưỡng sau khi bị kiết lỵ thập tử nhất sinh. Tôi không biết anh có còn chia sẻ hay lén chia cho ai nữa không, nhưng thầm nghĩ nếu chỉ lo bồi dưỡng cho riêng anh, thì chưa chắc có chuyện viên trại trưởng bắt gặp để dẫn đến thái độ tự xử quá vội vàng cao trọng của anh.
Câu chuyện được giữ kín, ba mươi năm sau viết lại. Nếu anh còn sống ở phương trời nào thì cũng mong tha lỗi cho thằng em vì thất hứa.
(*)Viên trại trưởng sau đó phục viên diện thương binh vì ông ta bị thương ở chiến trường B được anh em chúng tôi có lòng tương kính vì lối đối xử nặng tình người với những người lính một thời bên kia chiến tuyến.
Ba mươi năm Tháng tư nhìn lại
(Tác giả gửi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét