Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 32

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
TOP 10 Vụ nổ hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử
Sức mạnh hủy diệt của những quả bom nguyên tử/ hạt nhân . Mỹ và Liên Xô đã từng chạy đua vũ trang về vũ khí mới có sức hủy diệt khủng khiếp và làm con át chủ bài của mình dùng để răn đe và thể hiện sức mạnh quân sư của từng quốc gia . Từ năm 1945 Mỹ và Nga ( Liên Xô cũ ) đã thử nghiệm các vụ nổ hạt nhân . Sau đây là danh sách các vụ nổ hạt nhân mạnh nhất lịch sử nhân loại : 10. Novaya Zemlya TEST 158 , 168 ( Liên Xô ) . 9.Ivy Mike ( Mỹ ) 8. Castle Romeo ( Mỹ ) 7.Novaya zemlya TEST 123 ( Liên Xô ) 6. Castle Yankee ( Mỹ ) 5. Castle Bravo ( Mỹ ) 4.Novaya Zemlya 25 ( Liên Xô ) 3.Novaya Zemlya TEST 173,174,147 ( Liên Xô ) 2. Novaya Zemlya TEST 219 ( Liên Xô ) 1.Tsar Bom / Bom Sa Hoàng ( Liên Xô ) **TOP 10 Vụ nổ hạt nhân mạnh nhất lịch sử **

Bom nhiệt hạch tàn khốc như thế nào?
  
KHÁM PHÁ TOP 5 THÍ NGHIỆM KHOA HỌC CÓ THỂ ĐÃ XÓA XỔ THẾ GIỚI
Hãy chuẩn bị tinh thần vì có thể sau video này bạn sẽ xây xẩm mặt mày khi biết rằng có 5 thí nghiệm kinh hoàng từng diễn ra đã có thể biến hành tinh xanh trở về tro bụi. Hãy cùng Thế Giới Bí Ẩn khám phá những thí nghiệm khoa học có thể đã xóa sổ cả thế giới nhưng cũng đừng quá căng thẳng vì ít ra chúng đã là chuyện “xưa rồi Diễm”! Top 5 thí nghiệm khoa học đó bao gồm: 1. Khoan giếng đến tâm Trái Đất 2. Thí nghiệm bom hạt nhân Trinity 3. Tạo hố đen bằng máy gia tốc hạt Large Hadron Collider 4. Thử bom nhiệt hạch Starfish Prime 5. Săn tìm trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) 

10 vụ nổ kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

  • 1 2 3 4 5 417
  • 48.087
Bất kỳ bộ phim hành động nào bao giờ cũng có một vài vụ nổ thật hoành tráng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại thuốc nổ khác nhau và trong số đó có những loại “khủng” hơn những thứ chúng ta thường thấy trong phim rất nhiều. Dưới đây là một danh sách những loại thuốc nổ hạng nặng nhất từng được tạo ra.

10 vụ nổ kinh hoàng làm thay đổi lịch sử

10. FOAB

Cấp độ: Một trong những vụ nổ lớn nhất được tạo ra bởi vũ khí thông thường
FOAB
FOAB (Father of all Bombs) là một loại vũ khí chiến thuật của Nga được thiết kế để nổ ngay trên không và tạo ra một sóng xung kích đủ mạnh để biến mọi thứ thành bụi đối với mục tiêu ở dưới. Loại bom này được tạo thành từ 44 tấn TNT, khiến nó được biết đến như một loại vũ khí hạt nhân bé nhất nhưng mạnh mẽ khủng khiếp từng được tạo ra. Tuy nhiên, FOAB không tạo ra bụi phóng xạ như vũ khí hạt nhân, FOAB được sử dụng trong cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga. Năm 2003, Mỹ đã phát triển MOAB (Massive Ordinance Air Blast Bomb) được tạo thành bởi 11 tấn TNT. MOAB đã nhanh chóng được biết đến với cái tên “Mother of all Bombsđể phù hợp hơn với tên viết tắt của nó. Để đáp trả điều này, Nga đã phát triển loại bom “Mother of all Bombs” vào năm 2007 với sự kiêu hãnh rằng loại bom mới này nổ to hơn MOAB đến 4 lần mà vẫn nhẹ hơn khi so về mặt trọng lượng. Tuy nhiên, Bộ Quốc Phòng Mỹ vẫn nghi ngờ về những tin đồn từ phía Nga, Mỹ cho rằng rất có khả năng các thông tin từ phía Nga là làm giả mạo và chỉ một vài đặc điểm của loại bom này được phóng đại quá mức với mục đích tuyên truyền.

9. Bom vảy cá

10 vụ nổ kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại
Cấp độ: Loại bom tự làm lớn nhất theo tiêu chuẩn
Loại bom vảy cá là một cuộc thử nghiệm được tổ chức bởi Mỹ vào 27/6/1985. Trung tâm phòng chống tên lửa của Mỹ đã kích nổ 5.000 tấn muối amoni nitorat để có thể mô phỏng như một vụ nổ bom hạt nhân. Mục đích chính của việc này là tìm hiểu xem liệu các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến phần cứng quân sự hay không. Như trong bức ảnh, F-4 Phantom được trông thấy tại thời điểm bắt đầu vụ nổ. Một sự thật thú vị: Liệu loại bom này có thực sự là loại bom lớn nhất theo tiêu chuẩn không vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. 6.700 tấn thuốc nổ Heligoland chứa ở một kho vũ khí đã được Hạm Đội Hoàng Gia Anh kích nổ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo kỉ lục Guinness công nhận, thuốc nổ Heligoland mang lại hậu quả cao hơn lượng Bom vảy cá.

8. Sự kiện Tunguska

Cấp độ: Chấn động lớn nhất trong lịch sử
Sự kiện Tunguska
30/6/1908, một khối lượng lớn thuốc nổ trên sông Podkamennaya Tunguska ở Nga đã tạo ra một lượng thuốc nổ lên đến khoảng 10-15 triệu tấn TNT hay khoảng 1.000 lần khối lượng bom nguyên tử đã hủy diệt Hiroshima, Nhật Bản. Trong khi có rất nhiều giả thiết được đưa ra về việc phát nổ của lượng chất nổ này, nhưng đa số các nhà khoa học cho rằng vụ nổ xảy ra do các mảnh thiên thạch bốc nổ trong không trung. Mặc dù việc các mảnh thiên thạch nổ trong không trung cũng được coi như là một tác động đến đống thuốc nổ khổng lồ. Vụ nổ được cho rằng xảy ra ở không trung bởi vì không một mảnh vụn nào được tìm thấy. Tuy nhiên, một điều rõ ràng mọi người có thể dễ dàng trông thấy là một diện tích khoảng 2.150 km2 bao gồm cả cây cối đã bị thổi bay khỏi trung tâm vụ nổ.

7. Bom Sa hoàng

Cấp độ: Loại bom tự chế lớn nhất
Bom Sa hoàng
Bom Sa hoàng là một loại bom hidro được phát triển bởi Liên minh Xô Viết và thử nghiệm vào 30/10/1961. Với sức công phá khoảng 57 triệu tấn TNT, nó được biết đến như loại bom tự chế lớn nhất từ trước đến giờ. Theo dự định ban đầu quả bom sẽ có sức công phá khoảng 100 triệu tấn TNT nhưng bụi từ vụ nổ sẽ là một vấn đề vô cùng nan giải. Mặc dù bom Sa hoàng được kích nổ ở một nơi rất xa, thuộc quần đảo Novaya Zemlya ở phía bắc Nga nhưng thiệt hại nó gây ra vẫn ảnh hưởng một phần không nhỏ tới các thành phố chính của Nga. Một ngôi làng cách địa điểm thử 55km bị chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Những thiệt hại này còn lan rộng đến Nauy và Phần Lan. Vụ nổ tạo ra một đám mây hình khói cao 64km và dư chấn nó để lại vẫn còn được tìm thấy ở tầng khí quyển thứ 3 của Trái Đất.

6. Sự phun trào núi lửa Tambora

Loại: Vụ nổ gây chấn động lớn nhất từng được ghi lại
Sự phun trào núi lửa Tambora
Ngày 5/4/1815, núi Tambora phun trào tại Sambawa Indonesia, tạo nên một trong số những vụ nổ gây chấn động nhất lịch sử nhân loại. Vụ phun trào núi Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng. Vụ phun trào có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách xa địa điểm phun trào khoảng 2.600km. Trước khi phun trào, núi Tambora có độ cao khoảng 4,3km nhưng sau đó chiều cao nó chỉ còn khoảng 2,85km. Núi lửa tạo nên một cột bụi cao đến 43km và phân phối bụi ra bầu khí quyển bao quanh bán cầu. Đám bụi này đã che phủ mặt trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triển miên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Theo ước tính có khoảng 10.000 người chết trực tiếp do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại.

5. Sự tuyệt chủng ở Kỷ Phấn Trắng thứ ba

10 vụ nổ kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại
Cấp độ: Vụ nổ lớn nhất lịch sử Trái Đất
Khoảng 65 triệu năm trước một sự kiện được biết đến như Kỷ Phần Trắng thứ ba đã gây ra sự tuyệt chủng của rất nhiều giống loài, nhưng phổ biến nhất là sự tuyệt chủng của các loài khủng long. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng việc này xảy ra bởi vì một chấn động từ một hành tinh nhỏ tạo ra thiên thể Chicxulub đâm vào trái đất, được tìm thấy ở bờ biển Yucatan Peninsula. Theo ước tính sức công phá của vụ nổ có thể so sánh tương đương với 96 tỉ tấn TNT, hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng. Điều này đủ để làm vụ chấn động này là một trong những vụ nổ lớn nhất từng xảy ra trên Trái Đất mà có đầy đủ bằng chứng địa sinh học chứng minh.

4. GRB 080319B

Cấp độ: Vụ nổ lớn nhất từng được con người chứng kiến trực tiếp
GRB 080319B
Vụ nổ của các tia Gamma được biết đến như những vụ nổ kinh hoàng nhất trong vũ trụ. Nhưng nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ nổ những tia Gamma vẫn chưa được lý giải một cách hoàn toàn, mặc dù hầu hết các nhà thiên văn học cho rằng chúng có liên quan tới các sao băng có kích thước cực kì lớn. Vụ nổ tia Gamma kéo dài trong khoảng 20-40 giây và làm tỏa sang chùm tia Gamma theo một hưởng rất hẹp. Vụ nổ các tia Gamma là cực kì hiếm, mỗi vụ nổ chỉ xảy ra một lần sau hàng trăm triệu năm ở mỗi ngân hà. Ngày 19/3/2008, một vụ nổ tia Gamma được biết đến với cái tên GRB 080319B diễn ra và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong khoảng 30 giây. Vụ nổ xảy ra cách Trái Đất 7,5 triệu năm ánh sáng khiến nó trở thành vụ nổ xa nhất có thể chứng kiến bằng mắt thường. Vụ nổ có sức công phá tương đương 2Ã – 1034 tấn TNT hay khoảng 10.000 lần lượng thuốc nổ TNT có khối lượng bằng Mặt Trời được kích nổ cùng một lúc.

3. SN2006gy

Cấp độ: Sao băng lớn nhất từng được biết
SN2006gy
Ngày 16/9/2006, một sao băng lớn nhất từng được biết đến với cái tên SN2006gy đã được phát hiện. Một sao băng, siêu sao băng có kích thước vô cùng lớn là một trong những sự kiện tàn phá nhất trong vũ trụ và được tin rằng đây chính là cội nguồn của những vụ nổ tia gamma. SN2006gy xảy ra ở khoảng cách 230 triệu năm ánh sáng so với Trái Đất khi mà một ngôi sao có kích thước lớn hơn Mặt Trời 150 lần tự phá hủy. Khối lượng năng lượng sinh ra từ siêu sao băng này ước tính tương đương 2.5Ã-1035 tấn TNT, hoặc tương đương với lượng năng lượng sinh ra từ tất cả các chòm sao từ giải Xử Nữ trong một phút. Tuy nhiên, vì các siêu sao băng thường được tạo thành từ những ngôi sao rất to, thường thì các nhiên liệu sau khi các chòm sao phát nổ tiếp tục tự phân hủy tiếp. Đôi khi các nguyên liệu này tự phân hủy cho đến khi biến mất hẳn. Điều đồng này nghĩa với việc lỗ đen được tạo thành từ rất rất nhiều các siêu sao băng.

2. GRB 080916C

Cấp độ: Vụ nổ lớn thứ nhì vũ trụ
GRB 080916C
Vũ trụ là một nơi rất rộng lớn, các thiên thể lớn rất khó lý giải và vụ nổ lớn nhất, GRB 080916C cũng không phải là một ngoại lệ. GRB 080916C là một vụ nổ tia gamma đầu tiên được ghi nhận vào 16/9/2008. Vụ nổ xảy ra cách trái đất khoảng 12,2 tỉ năm ánh sáng và kéo dài khoảng 23 phút, có thể coi là một khoảng thời gian rất dài đối với một vụ nổ tia gamma. Trong 23 phút này, những vụ nổ tia gamma sinh ra một lượng năng lượng nhiều hơn lượng năng lượng sinh ra từ tất cả các dải sao trong ngân hà. Theo ước tính, vụ nổ sinh ra một khoảng năng lượng bằng khoảng 2 triệu tấn TNT, tương đương 3 tỉ quả bom Sa hoàng nổ liên tục mỗi giây trong 110 triệu năm hay khoảng 7.000 lần lượng năng lượng mặt trời sinh ra trong cả quá trình tồn tại của nó.

1. Big Bang

Cấp độ: Vụ nổ mạnh nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử vũ trụ
Big Bang
Big Bang thực sự xứng đáng đứng đầu trong bảng xếp hạng này. Tuy nhiên, về mặt cơ bản, Big Bang không phải là một vụ nổ. Một vụ nổ chỉ xảy ra khi các phần tử vật chất di chuyển nhanh qua không gian từ một điểm áp suất cao đến một điểm có áp suất thấp ở một tốc độ vô vô cùng nhanh. Trong thực tế, bởi vì vũ trụ vẫn đang nở ra liên tục, vẫn có giả thuyết cho rằng quá trình Big Bang vẫn đang xảy ra. Một quan niệm sai lầm khác về thuyết Big Bang cho rằng nó lý giải tại sao vũ trụ được hình thành hay phần tử vật chất và năng lượng đầu tiên ra đời như thế nào. Ngược lại, thuyết Big Bang chỉ lý giải tại sao vũ trụ lại phình ra.
Cập nhật: 07/11/2017 Theo Genk
 
Top 10 vụ nổ kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại
[News TV] - Bất kỳ bộ phim hành động nào bao giờ cũng có một vài vụ nổ thật hoành tráng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại thuốc nổ khác nhau và trong số đó có những loại “khủng” hơn những thứ chúng ta thường thấy trong phim rất nhiều. 1. FOAB. Cấp độ: Một trong những vụ nổ lớn nhất được tạo ra bởi vũ khí thông thường 2. Bom vảy cá. Cấp độ: Loại bom tự làm lớn nhất theo tiêu chuẩn 3. Sự kiện Tunguska. Cấp độ: Chấn động lớn nhất trong lịch sử 4. Bom Sa hoàng. Cấp độ: Loại bom tự chế lớn nhất 5. Sự phun trào núi lửa Tambora. Loại: Vụ nổ gây chấn động lớn nhất từng được ghi lại 6. Sự tuyệt chủng ở Kỷ Phấn Trắng thứ ba. Cấp độ: Vụ nổ lớn nhất lịch sử Trái Đất 7. GRB 080319B. Cấp độ: Vụ nổ lớn nhất từng được con người chứng kiến trực tiếp 8. SN2006gy. Cấp độ: Sao băng lớn nhất từng được biết 9. GRB 080916C. Cấp độ: Vụ nổ lớn thứ nhì vũ trụ 10. Big Bang. Cấp độ: Vụ nổ mạnh nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử vũ trụ  

Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử

Kể từ năm 1945 đến nay, con người đã tiến hành hơn 2.051 vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên thế giới với sức công phá khủng khiếp.

Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Ngày 25/8 và 19/9 năm 1962, Liên Xô tiến hành hai vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân số 158 và số 168 tại quần đảo Novaya Zemlya gần Bắc Băng Dương, phía bắc nước Nga, theo Science Alert.
Đến nay không có thước phim hay hình ảnh về hai vụ thử nghiệm này được công bố, nhưng cả hai đều sử dụng bom nguyên tử có sức công phá 10 megaton, tương đương với sức mạnh của 10 triệu tấn thuốc nổ TNT. Các vụ nổ làm phá hủy mọi thứ trong khu vực rộng 4,6 km2 tính từ điểm phát nổ và gây ra bỏng độ 3 trong khu vực có diện tích 2.800 km2. Ảnh: Alex Wellerstein.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Ngày 1/11/1952, Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên trên thế giới Ivy Mike tại khu vực quần đảo Marshall trên Thái Bình Dương. Ivy Mike có sức công phá 10,4 megaton. Vụ nổ bom Ivy Mike lớn đến mức phá hủy hoàn toàn đảo Elugelab, nơi nó phát nổ, và để lại một hố sâu 50 m. Đám mây hình nấm của vụ nổ cao 48 km. Ảnh: CTBTO.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Năm 1954, Castle Romeo là vụ thử nghiệm quả bom nguyên tử của Mỹ với sức công phá 11 megaton trên đảo san hô Bikini, Thái Bình Dương. Vụ nổ làm thiêu cháy mọi thứ trong khu vực rộng hơn 3 km2. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Ngày 23/10/1961, Liên Xô tiến hành vụ thử hạt nhân số 123 tại quần đảo Novaya Zemlya. Cuộc thử nghiệm này sử dụng một quả bom có sức công phá 12,5 megaton. Nó có thể hủy diệt mọi thứ trong khu vực rộng 5,5 km2 và gây bỏng độ 3 trong khu vực rộng gần 3.400 km2. Cho đến nay, không có đoạn băng tư liệu hay ảnh chụp về cuộc thử nghiệm được công bố. Ảnh: Alex Wellerstein.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Ngày 4/5/1954, Mỹ thử nghiệm quả bom nguyên tử Castle Yankee với sức công phá 13,5 megaton trên đảo Bikini. Bụi phóng xạ của vụ nổ lan đến tận Mexico City, cách nơi thử nghiệm hơn 11.400 km trong vòng 4 ngày sau đó. Ảnh: Broubies.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Vụ thử nghiệm bom Castle Bravo vào ngày 28/2/1954 là vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ban đầu, Bravo Castle ước tính chỉ có sức công phá 6 megaton, nhưng cuối cùng sức mạnh của nó lên đến 15 megaton. Đám mây hình nấm do bom tạo ra cao gần 35 km. Sai lầm trong việc tính toán vụ nổ đã khiến 665 người dân sống trên quần đảo Marshall bị nhiễm phóng xạ. Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Từ ngày 5/8 đến 27/9 năm 1962, Liên Xô đã tiến hành một loạt vụ thử hạt nhân trên quần đảo Novaya Zemlya. Cuộc thử nghiệm số 173, số 174 và số 147 lần lượt trở thành những vụ nổ hạt nhân mạnh thứ 5, thứ 4 và thứ 3 trong lịch sử. Cả ba quả bom có sức công phá khoảng 20 megaton. Ảnh: Alex Wellerstein.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân số 219 trên quần đảo Novaya Zemlya. Quả bom có sức công phá bằng 24,2 megaton. Vụ nổ làm phá hủy mọi thứ trong khu vực rộng hơn 9 km2 và gây bỏng cấp độ ba trong khu vực có diện tích 5.800 km2. Ảnh: Alex Wellerstein.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Ngày 30/10/1961, Liên Xô cho nổ quả bom Tsar Bomba có sức công phá khoảng 50 đến 58 megaton. Đây là vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được thử nghiệm, gây ra vụ nổ nhân tạo lớn nhất trong lịch sử. Vụ nổ này có sức công phá gấp 3.000 lần quả bom Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Luồng sáng của vụ nổ có thể nhìn thấy từ cách đó 1.000 km. Ảnh: Serasvictorias.
Những vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử
Gadget, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, được tạo ra từ dự án Manhattan của Mỹ, theo Business Insider. Một cột tháp bằng thép cao 30 m được xây dựng để cho nổ thử nghiệm quả bom Gadget tại sa mạc gần Alamogordo, New Mexico, Mỹ. Gadget phát nổ vào buổi sáng ngày 6/7/1945. Vụ nổ phá hủy hoàn toàn cột tháp, tạo thành đám mây hình nấm khổng lồ cao khoảng 12 km. Ảnh: NukeMap.
Lê Hùng

6 vụ nổ hạt nhân có sức hủy diệt kinh hoàng

Với sức công phá lên tới 10,4 megaton TNT, vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên do Mỹ tiến hành đã xóa sổ gần như hoàn toàn một đảo san hô tại Thái Bình Dương.
Tsar Bomba, dịch nghĩa “bom Sa hoàng”, là vũ khí hạt nhân lớn và uy lực nhất trong lịch sử từng được kích nổ. Đây là sản phẩm của Liên xô với đương lượng nổ theo thiết kế ban đầu khoảng 100 triệu tấn TNT. Tuy nhiên, con số này đã giảm một nửa để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán. Đúng 11h32 ngày 30/10/1961, tại bãi thử Mityushikha, thuộc đảo Novaya Zemlya (Bắc Băng Dương), Tsar được kích nổ sau khi chiếc Tu-95V thả nó ở độ cao 10,5 km. Dù phát nổ trên không, “bom Sa hoàng” vẫn tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy 900 km. Quả cầu lửa chạm tới mặt đất, gần tới cao độ của chiếc máy bay ném bom, và được nhìn thấy và cảm thấy từ 1000 km từ khu vực thử. Sau đó, đám mây hình nấm xuất hiện cao khoảng 64 km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40 km. Vụ nổ có thể được quan sát và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thuỵ Điển. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1000 km.
Tsar Bomba, dịch nghĩa “bom Sa hoàng”, là vũ khí hạt nhân lớn và uy lực nhất trong lịch sử từng được kích nổ, theo trang Weirdlyodd. Đây là sản phẩm của Liên xô với đương lượng nổ theo thiết kế ban đầu khoảng 100 megaton TNT. Tuy nhiên, người ta đã giảm sức công phá của nó còn 57 megaton để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán. Đúng 11h32 ngày 30/10/1961, tại bãi thử Mityushikha, thuộc đảo Novaya Zemlya (Bắc Băng Dương), Tsar được kích nổ sau khi chiếc Tu-95V thả nó ở độ cao 10,5 km. Dù phát nổ trên không, “bom Sa hoàng” vẫn tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy 900 km. Quả cầu lửa bùng lên gần sát độ cao của máy bay ném bom. Những người sống cách khu vực thử 1.000 km cũng có thể nhìn thấy và cảm nhận vụ nổ. Vài giây sau đó, đám mây hình nấm xuất hiện, cao khoảng 64 km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40 km. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000 km. Ảnh: Wikipedia 
Ảnh: Wikipedia
Castle Bravo là tên mã của vụ thử nghiệm bom hydrogen đầu tiên do Mỹ tiến hành tại đảo Bikini, thuộc quần đảo Marshall, Thái Bình Dương vào ngày 1/3/1945. Với đương lượng nổ 15 megaton TNT, nó vượt xa mức dự kiến ban đầu là từ 4 đến 6 megaton. Castle Bravo là vụ nổ hạt nhân mạnh nhất do Mỹ kích hoạt. Chỉ vài giây sau khi khai hỏa, thiết bị hình trụ nặng 10,7 tấn, chiều dài 4,56 m đã thổi bùng lên một quả cầu lửa có đường kính 7 km. Đám khói hình nấm hình thành từ vụ nổ cao 14 km với đường kính 11 km chỉ trong một phút đầu tiên và sau đó đạt đến độ cao 40 km với đường kính 10 km trong 10 phút tiếp theo. Lượng phóng xạ phát tán trên diện tích 160 km tính từ tâm vụ nổ, gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất tại Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Trinity là mật danh của vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện tại khu vực Alamogordo, bang New Mexico, ngày 16/7/1945. Đây là kết quả của Dự án Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II. Sau khi khai hỏa, quả bom The Gadget với sức công phá tương đương 20.000 tấn chất nổ TNT đã hình thành quả cầu lửa khổng lồ và tạo ra hình cây nấm đạt độ cao hơn 10.000 m. Khu vực bom hạt nhân phát nổ hình thành một hố có bán kính rộng khoảng 500 m, sâu hơn 2 m.
Trinity là mật danh của vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện tại khu vực Alamogordo, bang New Mexico, ngày 16/7/1945. Đây là kết quả của Dự án Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II. Sau khi khai hỏa, quả bom The Gadget với sức công phá tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT đã hình thành quả cầu lửa khổng lồ và tạo ra hình cây nấm đạt độ cao hơn 10.000 m. Khu vực bom hạt nhân phát nổ hình thành một hố có bán kính rộng khoảng 500 m, sâu hơn 2 m. Mục đích của thử nghiệm là nghiên cứu mức độ tác động và ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới các tàu của Hải quân Mỹ. Họ đã bố trí 71 tàu quanh khu vực thử nghiệm. Kết quả, vụ nổ đã phá hủy 8 tàu mục tiêu, gồm tàu LSM-60, Saratoga, Nagato, Arkansas, các tàu ngầm Pilotfish, Apogon, tàu ARDC-13 và một xà lan YO-160. Hơn 60 năm sau cuộc thử nghiệm, nồng độ phóng xạ ở khu vực Alamogordo vẫn cao hơn khoảng 10 lần so với bức xạ nền của trái đất, song vẫn trong giới hạn an toàn. Ảnh: Wikipedia 
Ivy MikeIvy Mike là tên gọi của một vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch đầu tiên do Mỹ tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak. Đây là một phần trong chiến dịch Ivy do Tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949. Thiết bị nhiệt hạch Mike có trọng lượng 82 tấn, về cơ bản là tòa nhà giống một nhà máy hơn là vũ khí. Trong đó, phần lõi là quả bom H có chiều dài 6,9 m, đường kính 2,03 m và nặng 54 tấn, lớp vỏ thép ngoài cùng dày 30 cm. Tổng cộng, 9.350 binh sĩ và 2.300 nhân viên dân sự đã tham gia vào cuộc thử nghiệm Mike. Kết quả, bom H có sức công phá 10,4 megaton TNT, tạo ra quả cầu lửa rộng 5,2 km, đám mây hình nấm cao tới 37 km, hố bom có độ sâu hơn 50 m với đường kính rộng 1.600 m. Sau vụ nổ, hòn đảo Elugelab gần như biến mất hoàn toàn.
Ivy MikeIvy Mike là tên gọi của một vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch đầu tiên do Washington tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak thuộc Thái Bình Dương. Đây là một phần trong chiến dịch Ivy do Tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949. Thiết bị nhiệt hạch Mike có trọng lượng 82 tấn, giống một nhà máy hơn là vũ khí. Trong đó, phần lõi là quả bom H với chiều dài 6,9 m, đường kính 2,03 m và nặng 54 tấn, lớp vỏ thép ngoài cùng dày 30 cm. Tổng cộng, 9.350 binh sĩ và 2.300 nhân viên dân sự đã tham gia vào cuộc thử nghiệm Mike. Kết quả, bom H có sức công phá 10,4 megaton TNT, tạo ra quả cầu lửa rộng 5,2 km, đám mây hình nấm cao tới 37 km, hố bom có độ sâu hơn 50 m với đường kính rộng 1.600 m. Sau vụ nổ, hòn đảo Elugelab gần như biến mất hoàn toàn. Ảnh: Wikipedia 
ngày 6/8/1945, máy bay B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử
Ngày 6/8/1945, máy bay B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống trung tâm thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong giai đoạn Thế chiến II diễn ra. Quả bom có chiều dài 3 m, đường kính 71 cm, khối lượng 4.000 kg, sức công phá tương đương 13.000 đến 16.000 tấn thuốc nổ TNT. Ngay sau khi phát nổ cách mặt đất khoảng 600 m, nó giết chết ít nhất 90.000 người. 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại. Đây là lần đầu tiên con người sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh. Ảnh: AP
Chỉ vài ngày sau khi quân đội Mỹ ném bom Hiroshima.
Chỉ 3 ngày sau vụ dội bom Hiroshima, sĩ quan Mỹ trên phi cơ B-29 “Bockscar” tiếp tục thả bom “Fat Man” xuống thung lũng công nghiệp của thành phố Nagasaki của Nhật. 43 giây sau, quả bom chứa 6,4 kg Plutonium 239 và đương lượng 21 kiloton đã phát nổ ở khoảng cách 469 m so với mặt đất. Bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính là xưởng thép ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam, những khu vực ít dân cư. Vì vậy, mặc dù quả bom thứ hai với đương lượng nổ lớn hơn "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít hơn so với ở Hiroshima. 75.000 người trong tổng số 286.000 cư dân của thành phố đã thiệt mạng ngay thời điểm đó. Hai vụ nổ ghi dấu trong lịch sử thảm họa nhân tạo lớn nhất và khủng khiếp nhất mà con người từng biết đến. Ảnh: AP

Những siêu pháo khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh

(Đại lộ) -Ngay từ khi ra đời và cho đến tận ngày nay, pháo binh vẫn giữ vững được vai trò hỏa lực chủ yếu của lục quân nhiều quốc gia trên thế giới.

1. Khẩu pháo có trọng lượng lớn nhất
Đại pháo Schwerer Gustav
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã chế tạo khẩu đại pháo Schwerer Gustav (tiếng Anh Heavy Gustaf hoặc Great Gustaf) nặng tới 1.350 tấn, đây là khẩu pháo lớn nhất thế giới được ghi chép lại.
Đại pháo Schwerer Gustav được thiết kế năm 1934, chính thức đi vào phục vụ năm 1941 và sản xuất với số lượng chỉ 2 khẩu. Đến năm 1954, người ta đã phát hiện nhiều mảnh vỡ của khẩu đại pháo này tại khu vực gần Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức.
Đạn pháo Schwerer Gustav bên cạnh một chiếc xe tăng T-34-85
Khẩu pháo nặng nhất thế giới này có đường kính nòng 800 mm; dài 47,3 m; rộng 7,1 m; cao 11,6 m; nòng dài 32,6 m L/40,6. Đạn pháo có trọng lượng 4,8 tấn, tầm bắn xa nhất đạt 55 km. Ngoài ra đại pháo Schwerer Gustav còn có thể bắn viên đạn nặng tới 7 tấn đi xa 35 km. Khẩu pháo khổng lồ này cần tới 1.500 người tham gia công tác đảm bảo và thao tác.
Ngoài ra, năm 1942 nước Đức còn chế tạo một khẩu pháo đường sắt khác nặng tới 1.329 tấn, là một trong những khẩu pháo nặng nhất thế giới.
2. Khẩu pháo có nòng dài nhất
Đại pháo Paris Gun
Pháo có nòng dài nhất thế giới là Đại pháo Paris, cũng do Đức quốc xã chế tạo, với chiều dài nòng lên đến 39,3 m, loại pháo này được thiết kế chuyên để tấn công Paris nên mới được đặt tên là Paris Gun. Pháo Paris Gun được Hải quân Đức và công ty Friedrich Krupp A.G liên kết chế tạo vào năm 1916 trên cơ sở tư tưởng thiết kế của Ludendorff.
Đạn của đại pháo Paris Gun
Đại pháo Paris sử dụng loại đạn đặc biệt cỡ nòng 211 mm (về sau Paris Gun được sửa đổi để bắn đạn 238 mm), mỗi quả đạn nặng 120 kg, tiêu tốn hết 200 kg thuốc súng cho mỗi phát bắn, do đó khi sử dụng đòi hỏi phải tính toán hết sức chính xác.
Năm 1917 sau khi ra đời, Đại pháo Paris được bí mật vận chuyển đến khu rừng gần Lyon nhằm chuẩn bị cho trận địa pháo đặc biệt. Tháng 3/1918, Paris Gun chính thức được đưa vào sử dụng. Sáng ngày 23/3/1918, quả đạn đầu tiên của khẩu pháo này được bắn đi, sau hành trình bay 113 km, nó đã rơi trúng thủ đô Paris.
Uy lực siêu pháo hạt nhân M65 của Mỹ Uy lực siêu pháo hạt nhân M65 của Mỹ
Lựu pháo bắn đạn hạt nhân M65 xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian cực ngắn chỉ có 10 năm, để lại nhiều điều bí ẩn cần được giải đáp.
3. Pháo hạm có cỡ nòng lớn nhất
Pháo hạm cỡ nòng 460 mm trên thiết giáp hạm Musashi
Pháo hạm có cỡ nòng lớn nhất thế giới là 457,2 mm, lắp đặt trên thiết giáp hạm Musashi thuộc lớp Yamato có lượng giãn nước 70.000 tấn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Theo Hiệp ước hạn chế trang bị hải quân London thì lượng giãn nước tiêu chuẩn của chiến hạm chủ lực không được vượt quá 35.000 tấn, pháo hạm không quá 406 mm, có thể thấy cả 2 tiêu chuẩn trên của chiến hạm Musashi đều vượt quá quy định.
Ngày 24/10/1944, thiết giáp hạm Musashi đã bị 6 lượt tấn công của gần 200 máy bay chiến đấu thuộc Hải quân Mỹ đánh chìm bằng 20 ngư lôi Mk 13 và 17 quả bom, trong trận đánh này pháo hạm đã không thể phát huy tác dụng.
4. Pháo phản lực phóng loạt đầu tiên
Pháo phản lực BM-13 Katyusha
Pháo phản lực phóng loạt đầu tiên trên thế giới là BM-13, thường gọi là Katyusha của Liên Xô. Hệ thống pháo phản lực này được lắp đặt thiết bị định hướng quỹ đạo, mỗi loạt có thể bắn 16 quả đạn rocket 132 mm đi xa 8,5 km. Đạn rocket M-13 kiểu cánh đuôi có tốc độ ban đầu đạt 70 m/s, tốc độ tối đa 355 m/s, thời gian tái nạp đạn mất 5 - 10 phút. Do pháo phản lực khi bắn tạo quầng lửa khá rộng, dễ bị lộ trận địa, nên nhà thiết kế đã lắp đặt pháo Katyusha lên xe ô tô tải có tính cơ động cao, khiến nó có thể đánh nhanh rút nhanh.
Ngày 30/6/1941, Nhà máy Quốc tế cộng sản thuộc bang Voronezh được giao nhiệm vụ sản xuất lô hàng pháo phản lực BM-13 đầu tiên. Để giữ bí mật, trên thân xe chở pháo được viết một chữ “K”, đó là chữ cái Nga đầu tiên trong tên của nhà máy này.
“Dàn đồng ca đỏ” BM-13 lên tiếng
Ngày 14/7/1941, quân đội Liên Xô lần đầu tiên sử dụng pháo phản lực Katyusha tại khu vực Orsha, giáng cho quân Đức một đòn trí mạng. Do pháo phản lực có hỏa lực mạnh mẽ với khả năng bắn nhiều quả đạn trong một thời gian ngắn và có hình dạng đặc biệt khiến nó trở nên nổi tiếng trong trận chiến này.
Khi đó binh lính Đức không biết loại pháo lạ này có tên gọi là gì, lại nhìn thấy chữ “K” trên thân xe tải nên đã liên tưởng tới cái tên Katyusha của cô gái Nga trong một ca khúc rất quen thuộc. Từ đó pháo phản lực phóng loạt BM-13 được gọi khắp Liên Xô và thế giới bằng tên gọi Katyusha.
Uy lực thách thức thời gian của huyền thoại pháo phản lực Grad Uy lực thách thức thời gian của huyền thoại pháo phản lực Grad
(Soha.vn) - Mặc dù được thiết kế từ thời chiến tranh Lạnh nhưng cho đến ngày hôm nay, pháo phản lực BM-21 Grad vẫn được đánh giá là một hệ thống vũ khí cực kỳ hiệu quả.
5. Pháo cao xạ có cỡ nòng lớn nhất
Pháo cao xạ KS-30 của Liên Xô
Pháo cao xạ KS-30 đời 1955 của Liên Xô là loại pháo phòng không có cỡ nòng lớn nhất thế giới, lên tới 130 mm. Khẩu pháo này có nòng dài 8,4 m; trọng lượng chiến đấu 250 tấn; tầm bắn hiệu quả 13,72 km (một số tài liệu cho rằng con số thực đạt tới 15 km), mỗi phút chỉ có thể bắn tối đa 10 - 20 phát đạn.
6. Pháo cối lớn nhất thế giới
Pháo cối Mallet
Pháo cối Mallet do Nhà máy công binh Woolwich của anh chế tạo năm 1951 và Little David của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai được ghi nhận là 2 loại pháo cối lớn nhất thế giới.
Pháo cối Little David
Hai loại pháo cối trên có cỡ nòng 920 mm, nhưng đều chưa từng được triển khai sử dụng trong thực chiến.
Phi Yến

10 thí nghiệm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người

Con người luôn sẵn sàng để tiến hành các cuộc thí nghiệm. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi con người vượt quá giới hạn cho phép để tiến hành các thí nghiệm mà đã được chứng minh là sẽ gây hại tới tính mạng của nhân loại và sự tồn vong của trái đất? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 thí nghiệm được cho là nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất trong lịch sử loài người.

1. Dự án Stormfury.


Hoa Kỳ là một trong những quốc gia trên thế giới luôn muốn thử nghiệm với một vài điều không tưởng, để dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Một trong những thí nghiệm đó đã được tiến hành và gây hậu quả nghiêm trọng vào cuối những năm 1940. Tiến sĩ tên Irwin Langmuir đã nghĩ ra ý tưởng sử dụng các tinh thể nước đá để làm suy yếu đi các lốc xoáy hình thành nên cơn bão, từ đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Họ thực hiện ý tưởng đó bằng cách dùng máy bay thả các tinh thể nước đá vào vòng xoáy của cơn bão, nhưng những phản ứng đã xảy ra trái ngược hoàn toàn so với dự tính ban đầu. Việc thả các tinh thể nước đá đã làm thay đổi hướng đi của cơn bão, khiến nó chuyển hướng tới bờ biển thành phố Savannah, bang Georgia và gây thiệt hại về khủng khiếp người và tài sản nơi đây.

2. Tiêm chất gây kích thích vào voi.


Truko là tên của chú voi đã bị tiêm chất LSD (Lysergic acid diethylamide) – một chất ma tuý, gây ảo giác cực mạnh với liều lượng không thể tin nổi: lớn gấp 3000 lần ngưỡng cho phép đối với một người bình thường. Mục đích của thí nghiệm này là để xác định xem việc chích LSD có khiến con voi trở nên điên rồ không, một trạng thái được gọi tên là “musth”- khi đó con voi trở nên điên loạn và không thể kiểm soát. Thí nghiệm thất bại khi con voi bị tiêm chất kích thích đã chết sau đó 45-50 phút. Đây được coi là một trong những thí nghiệm tàn bạo nhất trong lịch sử, một thí nghiệm hoàn toàn độc ác.

3. Đặt ống thông vào tim.


Bạn có thể tự hỏi rằng một số kẻ đột nhập có thể đâm trái tim của một ai đó? Werner Theodor Otto Forssmann là một bác sĩ phẫu thuật người Đức và những gì ông đã làm đó là tự mình gây tê cục bộ và đưa một ống thông vào một trong các tĩnh mạch cánh tay của mình. Ông đã mạo hiểm cả mạng sống của bản thân để từ từ đưa chiếc ống vào trái tim mình, mặc cho rất có thể một trong các tĩnh mạch bị xuyên thủng và ông sẽ chết ngay lập tức. Nhưng may mắn đã mỉm cười với ông khi thí nghiệm đã được tiến hành hoàn toàn thành công. Cũng nhờ vậy, ông đã có bước phát triển lớn trong việc đặt ống thông vào tim và được trao giải Nobel năm 1956.

4. Các thí nghiệm của Đức Quốc xã.


Bất kỳ một danh sách nào về các thí nghiệm đáng sợ nhất trong lịch sử cũng không thể bỏ sót những thí nghiệm do Đức Quốc xã thực hiện. Đức Quốc xã hiện ra với hình ảnh Hitler trong tâm trí mỗi người, cùng với đó là sự tàn bạo, những ám ảnh kinh hoàng diễn ra dưới thời Hitler. Con người đã trở thành vật thí nghiệm cho Đức Quốc xã. Rất nhiều người đã bị đưa vào để tiến hành các thí nghiệm đóng băng, cắt cụt và thử nghiệm với các chất độc, khí độc… Tất cả các thí nghiệm dã man này đều dẫn đến cái chết đau đớn của hàng nghìn người dân vô tội và cả những ám ảnh khủng hoảng về tinh thần theo họ suốt cuộc đời.

5. Khoan sâu đến tâm trái đất.


Bạn có nghĩ rằng việc tạo một lỗ khoan lại thực sự trở thành một thí nghiệm không? Thí nghiệm này được bắt đầu thực hiện từ ngày 24 tháng 5 năm 1970, kết hợp với lý do tìm kiếm kim cương ở tâm trái đất. Với sự hỗ trợ của rất nhiều các thiết bị tinh vi, người ta đã đào sâu vượt qua lớp vỏ trái đất. Cho tới tận bây giờ, đây vẫn được cho là cái hố sâu nhất của trái đất. Thí nghiệm này có thể đã dẫn đến sự thay đổi trong mảng kiến tạo, từ đó dẫn tới động đất và các thiên tai khác.

6. Máy gia tốc Hadron Collider.


Bạn đã từng nghe về “Large Hadron Collider”? Đó là máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới. Nó được đặt tại một cơ sở dưới lòng đất ở Thụy Sĩ. Được sử dụng để tạo ra va chạm giữa proton, electron và các hạt hạ nguyên tử khác ở tốc độ rất cao. Điều này đã được thực hiện để tìm hiểu thêm về vật lý hạt và vật lý năng lượng cao. Nó nằm trong một đường hầm với chu vi khoảng 27 km. Là một dự án cao cấp, được theo dõi bởi hơn 10.000 nhà khoa học từ các bộ phận khác nhau trên thế giới. Nhiều nhà khoa học tin rằng cỗ máy có thể tạo ra một lỗ đen có sức mạnh hủy diệt trái đất hoặc bất kỳ hiện tượng nguy hiểm khác có thể xảy ra vì nó.

7. Thí nghiệm Starfish Prime.


Hoa Kỳ như chúng ta đều biết là một quốc gia mà luôn muốn tiến hành các thí nghiệm. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1962, Hoa Kỳ đã cho nổ một quả bom hạt nhân bên ngoài từ trường của trái đất. Khoảng 1,4 triệu tấn TNT đã được sử dụng. Hậu quả của thí nghiệm này là các vụ nổ đã làm thay đổi từ trường của trái đất. Nó tạo ra một số lượng lớn các xung điện rất xa so với những gì Hoa Kỳ đã dự đoán. Vụ nổ đã làm vô hiệu hóa đèn đường phố trên các khu vực ở Hawaii. Nó cũng dẫn đến sự gián đoạn của một số các hệ thống thông tin liên lạc. Số lượng bất thường của các bức xạ có thể phá hủy các dòng điện từ mà có tác dụng làm cho trái đất ổn định. Thí nghiệm Starfish Prime đứng vị trí thứ tư trong hầu hết các danh sách về những thí nghiệm nguy hiểm trong lịch sử.

8. Hồi sinh người chết.


Liệu có ai trên thế giới có thể làm người chết sống lại? Câu trả lời là có một người nào đó đã cố gắng để làm điều này, đó là một bác sĩ tên Robert E. Cornish. Ông đã cố gắng để cho người chết sống lại bằng cách đặt người đó trên một chiếc ván bập bênh để máu sẽ tiếp tục lưu thông trong cơ thể họ và tiêm chất chống đông máu và epinephrine. Thí nghiệm của ông đã thất bại vì không ai trong số họ đã có thể trở lại với cuộc sống. Mặc dù ông đã đạt kết quả khi hồi sinh được hai con chó nhưng chúng cũng chết ngay sau đó. Đây là một trong những thí nghiệm kinh hoàng nhất được tiến hành.

9. Kiểm soát não bộ.


Ý tưởng về kiểm soát tâm trí là một ý tưởng kinh khủng. Đó đã không còn chỉ là nội dung trong phim khoa học viễn tưởng, mà ý tưởng ấy đã được thực hiện trên thực tế. Jose Delgado- một giáo sư người Tây Ban Nha đã phát triển một kỹ thuật để kiểm soát tâm trí. Những gì ông đã làm là phát minh ra một cỗ máy tên “stimoceiver”, đặt nó vào não của động vật. Cỗ máy được quản lý bởi một máy điều khiển từ xa, sử dụng để kích thích điện tại các vùng khác nhau của não bộ của con vật. Nhiều nguồn tin đáng tin cậy có nói rằng một loạt các kết quả đã được tạo ra như chuyển động của chân tay, sự chuyển động không tự nguyện của các bộ phận khác nhau trên cơ thể của động vật. Ông đã đạt được nhiều kết quả rõ ràng hơn trên nhiều loài động vật khác nhau.

10. Thử nghiệm bom hạt nhân.


Không ai có thể nghĩ rằng, một vụ thử bom hạt nhất có thể diễn ra, Nó giống như việc làm một thí nghiệm mà có thể huỷ hoại cả nhân loại. Nhưng Hoa Kỳ đã biến điều không tưởng đó thành sự thật. Các thử nghiệm hạt nhân Trinity được thực hiện bởi Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng bảy năm 1945, là một phần trong dự án của họ. Các thử nghiệm được tiến hành ở sa mạc Jornada del Muerto ở U.S.A. Khoảng 20 kiloton TNT đã được sử dụng và nó được coi là một trong những thí nghiệm nguy hiểm nhất nguy hiểm nhất trong lịch sử được thực hiện, hậu quả của nó đã được chứng minh là rất nghiêm trọng.
  
Kịch Bản Cho Ngày Tận Thế - Chiến Tranh Hạt Nhân

 
Earth song - Michael Jackson
Bạn đang xem bài Earth Song | Michael Jackson tại Baidich.com



Lời Ngoại

Earth Song | Michael Jackson

What about sunrise
What about rain
What about all the things
That you said we were to gain...
What about killing fields
Is there a time
What about all the things
That you said was yours and mine...
Did you ever stop to notice
All the blood we've shed before
Did you ever stop to notice
The crying Earth the weeping shores?

Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah
Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah

What have we done to the world
Look what we've done
What about all the peace
That you pledge your only son...
What about flowering fields
Is there a time
What about all the dreams
That you said was yours and mine...
Did you ever stop to notice
All the children dead from war
Did you ever stop to notice
The crying Earth the weeping shores

Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah
Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah

I used to dream
I used to glance beyond the stars
Now I don't know where we are
Although I know we've drifted far

Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah
Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah
Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah
Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah

Hey, what about yesterday
(What about us)
What about the seas
(What about us)
The heavens are falling down
(What about us)
I can't even breathe
(What about us)
What about the bleeding Earth
(What about us)
Can't we feel its wounds
(What about us)
What about nature's worth
(ooo, ooo)
It's our planet's womb
(What about us)
What about animals
(What about it)
We've turned kingdoms to dust
(What about us)
What about elephants
(What about us)
Have we lost their trust
(What about us)
What about crying whales
(What about us)
We're ravaging the seas
(What about us)
What about forest trails
(ooo, ooo)
Burnt despite our pleas
(What about us)
What about the holy land
(What about it)
Torn apart by creed
(What about us)
What about the common man
(What about us)
Can't we set him free
(What about us)
What about children dying
(What about us)
Can't you hear them cry
(What about us)
Where did we go wrong
(ooo, ooo)
Someone tell me why
(What about us)
What about babies
(What about it)
What about the days
(What about us)
What about all their joy
(What about us)
What about the man
(What about us)
What about the crying man
(What about us)
What about Abraham
(What was us)
What about death again
(ooo, ooo)
Do we give a damn

Aaaaaaaaah Aaaaaaaaah

Lời Việt

Earth Song | Michael Jackson

Thế còn ánh bình minh chói lọi thì sao?
Thế còn những giọt mưa trong lành thì sao?
Thế còn tất cả những điều
Mà bạn từng nói chúng ta phải đạt tới...
Thế còn những cánh đồng giết chóc thì sao?
Liệu còn có những khoảnh khắc đó chăng?
Thế còn tất cả những điều
Mà bạn từng nói của bạn và của tôi...
Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Tất cả những giọt máu chúng ta đã đổ ra
Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Mẹ Đất đang buồn đau, bờ bãi đang khóc ròng

Aaaaaaaaaah aaaaaaaaaah

Chúng ta đã làm gì với thế giới này
Nhìn chúng ta đã làm điều gì đây này
Thế còn tất cả sự hòa bình
Mà bạn đã hứa với đứa con trai duy nhất...
Thế còn những cánh đồng hoa bát ngát
Liệu còn có những khoảnh khắc đó chăng?
Thế còn tất cả những ước mơ
Mà bạn từng nói của bạn và của tôi...
Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Tất cả những đứa trẻ chết vì chiến tranh
Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Mẹ Đất đang buồn đau , bờ bãi đang khóc ròng

Aaaaaaaaaaah aaaaaaaaaaah

Tôi từng mơ
Tôi từng phóng tầm mắt xa hơn những vì sao
Giờ thì tôi không còn biết chúng ta đang ở đâu
Dù tôi biết rằng chúng ta đã trôi lạc thật xa

Aaaaaaaaaaah aaaaaaaaaaaah
Aaaaaaaaaaah aaaaaaaaaaaah

Này, thế còn ngày hôm qua
Thế còn những biển cả
Thiên đường đang gục ngã
Thậm chí tôi không thể thở được
Thế còn tất cả mọi thứ
Mà tôi đã trao cho bạn
Thế còn giá trị của thiên nhiên
Đó chính là nơi tạo nên hành tinh này
Thế còn những loài động vật
Chúng ta đã diệt bao nhiêu giới loài thành tro bụi
Thế còn những con voi
Phải chăng ta đã đánh mất niềm tin của chúng
Thế còn những con cá voi đang gào thét
Chúng ta đang tàn phá biển cả
Thế còn con đường mòn xuyên rừng thẳm
Bị thiêu rụi bất chấp lời khẩn nài
Thế còn mảnh đất thiêng liêng của chúng ta
Bị xâu xé bởi tín điều
Thế còn con người bình thường kia
Chúng ta không thể trả tự do cho anh ta sao?
Thế còn bao trẻ em đang chết
Bạn không nghe chúng khóc than sao?
Chúng ta đã sai ở đâu
Ai đó nói tôi biết tại sao
Thế còn đứa bé trai thì sao
Còn những ngày sắp tới?
Còn niềm vui của chúng?
Thế còn những người đàn ông?
Còn người đang khóc?
Còn tổ tông chúng ta>
Chết một lần nữa thì sao?
Liệu chúng ta có quan tâm hay không?
(Chúng ta, còn chúng ta thì sao?)

Aaaaaaaaaaaa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét