Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/q

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #15 FULL | Tuyệt kỹ môn phái Kim Ô thu hút ĐỘC CÔ CẦU BẠI Duy Nhất

Lịch sử Vĩnh Xuân quyền: Huyền thoại và sự thật

VOV.VN - Sau thành công của bộ phim Diệp Vấn 3 mới đây, dường như có thêm nhiều người quan tâm đến lịch sử môn võ Vịnh Xuân
LTS: Trên thế giới hiệu nay Vịnh Xuân quyền có hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái. Cho đến nay, những cứ liệu lịch sử chính xác về quá trình hình thành, phát triển của môn phái vẫn còn chìm trong mây mù của thời gian. Hầu hết thông tin lịch sử môn phái đều được truyền miệng giữa các đời truyền nhân nên có nhiều khác biệt giữa thực tế và giai thoại mang tính truyền thuyết. Bài viết dưới đây đưa ra những dẫn chứng và lập luận của tác giả Châu Hồng Lĩnh, một người có khá nhiều năm tập luyện và nghiên cứu môn võ này. Châu Hồng Lĩnh là người Việt, chuyên gia công nghệ thông tin, hiện định cư tại Mỹ.
Hầu hết các võ sư và người luyện tập môn Vĩnh Xuân (永春), còn gọi là Vịnh Xuân (詠春) đều được nghe kể về nguồn gốc của môn phái như sau: Vào thời Càn Long, quân đội Mãn Thanh hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm, là nơi các cao tăng đào tạo võ thuật cho các sư sãi, nhân sĩ, trí thức và chiến sĩ của phong trào "Phản Thanh phục Minh". Có năm cao thủ đã đột vây đào tẩu trong cuộc chiến hỏa thiêu Thiếu Lâm tự là Chí Thiện Thiền sư, Ngũ Mai Lão ni, Phùng Đạo Đức, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiển. 
lich su vinh xuan quyen huyen thoai va su that hinh 1
Phim Diệp Vấn- một bộ phim về Vịnh Xuân quyền.
Do võ thuật Thiếu Lâm tự đã bị bọn phản đồ tiết lộ cho quân đội Mãn Thanh, nên trên đường trốn chạy, Ngũ Mai Lão ni phải luôn luôn tìm kiếm một phương pháp chiến đấu mới để khắc chế võ thuật của kẻ địch. Tương truyền rằng khi chứng kiến một cuộc chiến đấu giữa hạc và cáo (có thuyết là giữa hạc và rắn), Ngũ Mai Lão ni đã ngộ ra một môn quyền thuật mới hiệu quả hơn quyền thuật Thiếu Lâm truyền thống.
Trên đường đến vùng Vân Nam, bà đã gặp một cô gái là Nghiêm Vịnh Xuân làm nghề bán đậu phụ, sống với cha, và đang bị một tên lục lâm thảo khấu ép buộc phải cưới hắn. Bà đã dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân môn quyền thuật do bà mới sáng tạo ra. Nhờ vào môn quyền thuật này, Nghiêm Vịnh Xuân đã chiến thắng tên cướp trong một trận quyết đấu. Sau đó, Vịnh Xuân kết hôn với Lương Bác Trù, truyền dạy môn võ thuật này cho chồng, và lưu truyền dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Theo thời gian, dòng Vịnh Xuân quyền của Lương Bác Trù có sự giao thoa, trao đổi với dòng Võ thuật của Hồng thuyền Hội quán của Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ, Đại Hoa Diện Cẩm ..., là những người đã được chân truyền của Chí Thiện thiền sư. Sự giao thoa, kết hợp này đã tạo nên đa số các dòng Vĩnh Xuân hiện đại ngày nay.
Môn Vĩnh Xuân được bắt đầu phổ biến vào khoảng 1800 - 1850, vào đời Gia Khánh nhà Thanh.
Nhưng .. 
theo những tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ và theo lịch sử lưu truyền trong một số dòng Vĩnh Xuân ở Phúc Kiến và Phật Sơn Trung quốc (một vài ví dụ trong số đó là Bành Nam Vĩnh Xuân, Chí Thiện Vĩnh Xuân và Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân), và theo những thông tin từ các tổ chức bí mật như Hồng Hoa hội, Thiên Địa hội, Tam Hoàng ..., đồng thời theo những nghiên cứu mới nhất của Bảo tàng Vĩnh Xuân Hongkong (Dòng Diệp Vấn - Yip Man) thì huyền thoại về Ngũ Mai Lão ni và Nghiêm Vịnh Xuân nói trên chỉ là... huyền thoại. 
Muốn tìm về nguồn gốc của môn Vĩnh Xuân, người ta phải tìm về lịch sử Trung quốc thời kỳ quân đội Mãn Thanh vượt qua biên ải, giết Sấm vương Lý Tự Thành là kẻ đã thoán ngôi của Hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh, lập nên triều đại nhà Thanh thống trị Trung quốc hơn 300 năm. Sự thống trị của triều đình ngoại bang đã làm dấy lên trong phong trào "Phản Thanh phục Minh" nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh và khôi phục nhà Minh trong mọi tầng lớp nhân dân Trung quốc. Các tướng lĩnh quân sự và quan lại nhà Minh chạy trốn quân đội Mãn Thanh đã cải trang, lẩn trốn trong nhân dân. Rất nhiều trong số đó đã chọn các đền chùa làm nơi ẩn náu, và đã lợi dụng khả năng về võ thuật và tinh thần yêu nước của giới tăng nhân, đạo sĩ để biến đền chùa, miếu mạo thành những trung tâm tuyên truyền, liên lạc và đào tạo lực lượng phản Thanh phục Minh. Các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc cũng không ra khỏi ngoại lệ này. 
Tiếp đó, chúng ta cần phải xem xét về lịch sử các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung quốc. Ở Trung quốc, không chỉ có một ngôi chùa Thiếu Lâm như nhiều người vẫn tưởng. Ngôi chùa Thiếu Lâm được giới võ lâm coi là ngôi chùa Thiếu Lâm chính thức tọa lạc tại ngọn Thiếu Thất, dãy Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, được xây vào năm thứ 20 đời Thái Hòa nhà Bắc Ngụy. Đây chính là nơi Bồ Đề Đạt Ma đã tới tu hành, diện bích chín năm và lập ra Phật giáo Thiền tông Trung Hoa. Còn có chùa Bắc Thiếu Lâm ở Bàn Sơn, là nơi chỉ chuyên nghiên cứu về y lý và Phật học, không nghiên cứu võ thuật. 
Ngoài ra có ba ngôi chùa Nam Thiếu Lâm, một tại Bồ Điền (hay còn gọi là Phủ Điền), một tại Toàn Châu và một tại Phúc Thanh, đều thuộc tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung quốc. Trong đó, ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền, xây vào thời Nam Bắc Triều (khoảng 557 sau Công nguyên), bị vua Khang Hy đốt vào khoảng cuối thế kỷ 17 (vào khoảng 1673 - 1691, theo nhiều tài liệu lịch sử khác nhau), là nơi đã phát xuất môn Vĩnh Xuân quyền. Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu bị vua Càn Long đốt vào khoảng năm 1763. Có thuyết cho rằng chùa này bị đốt hai lần, một lần do vua Ung Chính, một lần do vua Càn Long, nhưng không có căn cứ lịch sử. Một ngôi chùa Nam Thiếu Lâm khác được Bộ Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc công nhận là chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Thanh. 
Ngôi chùa Nam Thiếu Lâm tại Bồ Điền được Bộ Văn hóa và Khảo cổ Trung quốc nghiên cứu và công nhận vào khoảng năm 1992, và được phục chế vào khoảng 2001 - 2005. Tại ngôi chùa này, khi khai quật, người ta đã tìm thấy những di tích liên quan tới các tổ chức phản Thanh phục Minh như Thiên Địa hội, Hồng Hoa đình, Vĩnh Xuân đường. 
Vào thời kỳ này, có một số phản đồ Thiếu Lâm đã tiết lộ võ thuật Thiếu Lâm cho quân đội Mãn Thanh. Do đó, lực lượng phản Thanh phục Minh cần phải có một phương pháp chiến đấu khác hữu hiệu hơn võ thuật Thiếu Lâm truyền thống. Đồng thời, quân đội Minh triều đã tan rã, nên giới tướng lĩnh quân sự Minh triều và giới lãnh tụ khởi nghĩa cần phải có một phương pháp huấn luyện mới thật hiệu quả, nhanh chóng để trong một thời gian ngắn có thể đào tạo ra một lực lượng chiến đấu đủ sức chống lại quân đội Mãn Thanh thiện chiến. Chính tại Vĩnh Xuân Đường của ngôi chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền, Nhất Trần đại sư (Yat Chum dai si), là người đã dẫn một số tăng lữ cao thủ từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam đến, cùng với những tướng lĩnh quân sự nhà Minh chạy trốn sự truy sát của quân đội Mãn Thanh, trong đó nổi bật nhất là Trương Ngũ (còn gọi là Tản Thủ Ngũ - Cheng Ng, Tan Sau Ng - theo tên gọi của kỹ thuật Tản Thủ trong Vĩnh Xuân) đã nghiên cứu và sáng tạo ra một môn khoa học chiến đấu mới sau này mang tên gọi là Vĩnh Xuân- Mùa Xuân vĩnh hằng. 
Môn Vĩnh Xuân quyền được phát triển dựa trên việc rút tỉa các kỹ thuật chiến đấu hiệu quả nhất của Nam Thiếu Lâm, kết hợp với tinh hoa chiến đấu của giới tướng lĩnh quân sự nhà Minh, để vượt lên khỏi giới hạn là một môn võ thuật, trở thành một môn Khoa học Chiến đấu. Kỹ thuật Vĩnh Xuân nhấn mạnh vào tính đơn giản, hiệu quả, trực tiếp, tận dụng tối đa cấu trúc của cơ thể, các nguyên tắc về thư giãn và thăng bằng. Chiến thuật Vĩnh Xuân dựa trên sự nghiên cứu và vận dụng chặt chẽ các nguyên lý về y học, khí công, nội lực, tính hiệu quả về khoảng cách, nguyên lý vận động. Chiến lược Vĩnh Xuân nghiên cứu và vận dụng một cách khoa học về không gian, thời gian, ý, khí, lực, kình, kiểm soát và vận dụng không thời gian và công lực để mang lại hiệu quả tối đa trong chiến đấu với cố gắng tối thiểu. Đồng thời, những bậc cao thủ sáng tạo ra môn Vĩnh Xuân cũng tạo ra hai phương pháp huấn luyện độc lập. Phương pháp thứ nhất là Huấn luyện về khoa học, nguyên tắc, khái niệm cho các lãnh tụ, tướng lĩnh, là những người có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo lực lượng. Phương pháp thứ hai là Huấn luyện kỹ thuật, thông qua việc học tập và rèn luyện kỹ thuật, tập đi tập lại liên tục, để đào tạo ra lực lượng chiến đấu thực dụng, hiệu quả, có thể tham gia chiến trận được ngay. Hai phương pháp huấn luyện này được sử dụng một cách nhất quán trong suốt quá trình huấn luyện lực lượng chiến đấu phản Thanh phục Minh qua nhiều thế hệ khác nhau của Hồng Hoa hội, trong môn phái Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền. Trong các dòng Vĩnh Xuân hiện đại, tùy theo nguồn gốc xuất thân và sự cảm thụ riêng của từng người mà phương pháp huấn luyện trở thành khác nhau. 
Một thể hiện về việc vận dụng hai phương pháp huấn luyện khác nhau có thể được ghi nhận vào thời kỳ sau này là phương pháp truyền dạy Vĩnh Xuân của Vĩnh Xuân quyền vương Lương Tán. Ông là đệ tử của hai cao thủ trong Hồng Thuyền hội quán là Hoàng Hoa Bảo và Lương Nhị Đệ. Sau này, khi ông dạy Vĩnh Xuân ở Phật Sơn cho những bậc thân hào, nhân sĩ, ông đã dùng phương pháp huấn luyện cơ bản Tiểu Niệm Đầu (Siu Nim Tau - Những ý tưởng nhỏ lúc ban đầu), là phương pháp dạy toàn bộ cả y lý, cấu trúc cơ thể, khoa học về không thời gian, động lực học, nguyên tắc âm dương, ngũ hành. Về sau, khi về hưu tại quê nhà ở làng Cổ Lao, ông lại dạy căn bản cho những học trò tại làng Cổ Lao theo phương pháp Tiểu Luyện Đầu (Siu Lil Tau - Những luyện tập nhỏ lúc ban đầu), chủ yếu nhấn mạnh vào việc lặp đi lặp lại cho đến mức thành thục một hệ thống chọn lọc các vận động về luyện nội lực, quyền cước cho đến khi có khả năng chiến đấu, và cách vận dụng kỹ thuật trực tiếp vào chiến đấu. 
Sau khi truyền ra khỏi Vĩnh Xuân đường của Nam Thiếu Lâm, hai hệ thống Tiểu Niệm Đầu và Tiểu Luyện Đầu trở nên tam sao thất bản, nên mỗi dòng Vĩnh Xuân đào tạo một khác và có ý kiến khác nhau về phần nền móng căn bản của môn Vĩnh Xuân. 
Khi quân đội Mãn Thanh dưới triều vua Khang Hy hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền, đốt ra tro Hồng Hoa đình, san bằng Vĩnh Xuân đường, những cao thủ Vĩnh Xuân thoát khỏi sự truy sát của triều đình đã đổi tên môn phái từ Vĩnh Xuân - Mùa xuân vĩnh hằng (Everlasting Spring) sang Vịnh Xuân - Ca ngợi mùa xuân (Praise Spring) và rút vào hoạt động bí mật, với ý định sau khi tiêu diệt nhà Thanh, dựng lại nhà Minh thì sẽ xây dựng lại chùa Nam Thiếu Lâm, khôi phục Vĩnh Xuân đường và lấy lại tên chính thống của môn phái. Dự định này đã không bao giờ thành hiện thực, vì nhà Minh không bao giờ được khôi phục. Từ đó, môn phái mang cả hai tên Vĩnh Xuân và Vịnh Xuân, tùy theo dòng họ, hệ phái. 
Sau vụ Hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm, môn phái Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền được lưu truyền bí mật trong phạm vi Hồng Hoa hội, và được dạy ra bên ngoài cho một số lực lượng chiến đấu và quần chúng dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Trương Ngũ, người sau này chạy thoát về vùng Phật Sơn, thành lập Hồng Hoa hội quán ở đây được coi là ông tổ đời thứ nhất của Hồng Hoa Nghĩa Vĩnh Xuân quyền, đồng thời là ông tổ của nghệ thuật kinh kịch miền Nam Trung quốc. Thông tin về Trương Ngũ có thể được tìm thấy trong tài liệu lịch sử về Lịch sử kinh kịch Trung quốc và Nghệ thuật kinh kịch miền Nam Trung hoa. Về sau, Trương Ngũ do trốn chạy sự truy sát của triều đình Mãn Thanh, phải về thoái ẩn trong một gia đình thế phiệt họ Trần, và truyền dạy toàn bộ hệ thống Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân quyền cho gia đình này, cho đến một truyền nhân khá nổi tiếng trong giới lãnh tụ khởi nghĩa là Hồng Cân Bửu. 
Một số cao thủ dưới sự đào tạo của Chí Thiện thiền sư trốn chạy khỏi vụ hỏa thiêu Nam Thiếu Lâm gia nhập vào các con thuyền kinh kịch ngược xuôi miền Nam Trung hoa. Tại đây, họ cũng truyền dạy hệ thống chiến đấu có tên gọi là Chí Thiện Vịnh Xuân quyền. Tuân theo lời thề giữ bí mật của Vĩnh Xuân đường, họ đã không truyền lại toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân.
Về sau, do hoạt động khởi nghĩa, Hồng Cân Bửu có sự tiếp xúc với Hồng Thuyền Hội quán, và tạo nên sự giao thoa một lần nữa giữa một hệ thống Vĩnh Xuân hoàn chỉnh của Vĩnh Xuân nguyên gốc và Chí Thiện Vịnh Xuân. Nhưng theo như những tài liệu gia truyền trong dòng Chí Thiện Vĩnh Xuân và Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân, bên ngoài sự bí mật của Hồng Hoa hội, không một dòng Vịnh Xuân nào được truyền toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân như một Khoa học Chiến đấu nguyên gốc từ Vĩnh Xuân đường. 
Mãi sang tới thế kỷ hai mươi, truyền nhân đời thứ tám của Hồng Hoa nghĩa Vĩnh Xuân quyền là Chu Kính Hùng mới nghiên cứu, trao đổi và thảo luận với các cao thủ Vĩnh Xuân tại Phật Sơn, Trung quốc và nhiều miền khác, để công bố rộng rãi toàn bộ hệ thống Vĩnh Xuân. Tuy nhiên nhiều người dạy và luyện tập Vĩnh Xuân ít chú ý trao đổi thông tin, giao lưu, du lịch, tham khảo các môn phái và phả hệ ... thì vẫn không để ý tới những thông tin này. 
Sau khi chùa Nam Thiếu Lâm Bồ Điền bị hỏa thiêu, các cao thủ Vĩnh Xuân rút vào bí mật và môn phái được đổi tên thành Vịnh Xuân. Huyền thoại về Ngũ Mai lão ni và Nghiêm Vịnh Xuân được đặt ra để che giấu sự bí mật của nguồn gốc môn phái, và để có thể truyền dạy môn phái rộng rãi ra đại chúng. Chữ Nghiêm được đặt thêm vào trước tên Vịnh Xuân, chính là để nhắc nhở về lời thề giữ bí mật của Vĩnh Xuân đường. 
lich su vinh xuan quyen huyen thoai va su that hinh 2
Lý Tiểu Long, truyền nhân nổi tiếng của Vịnh Xuân quyền, với cú đấm lừng danh. ảnh tư liệu
Về sau, từ Hồng thuyền Hội quán và các cao thủ Vịnh Xuân khác, môn Vịnh Xuân bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong dân gian, và cho ra đời rất nhiều hệ phái Vịnh Xuân khác nhau. Sau thời kỳ Hồng thuyền Hội quán, tài liệu về phả hệ các dòng Vịnh Xuân phổ biến trong quần chúng có khá đầy đủ, và được ghi chép trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau.
Tuy nhiên, nguồn gốc ban đầu của môn Vĩnh Xuân - theo như nhiều người luyện Vịnh Xuân quyền - vẫn còn nằm trong màn sương khói. Tất nhiên là chỉ trừ đối với một số người chịu khó đọc tài liệu lịch sử tiếng Anh, tiếng Hán, giao lưu với nhiều dòng Vĩnh Xuân khác nhau trên thế giới và nói được tiếng Quảng Đông./.
CTV Châu Hồng Lĩnh/VOV.VN

ịnh Xuân quyền Việt Nam: Sau màn sương khói

Cách đây không lâu, tờ Inside Kungfu, một tạp chí võ thuật uy tín ở phương Tây đã đưa ra nhận xét: “Vịnh Xuân quyền Việt Nam là một mắt xích quý giá đã bị thất lạc và tại đây nó đã bắt đầu một hành trình mới”.
Đây không phải là một nhận xét ngẫu nhiên. Từ gần nửa thế kỷ trước, Nguyên Tế Công – một đại đệ tử chân truyền đời thứ tư của đại phái lẫy lừng này cũng đã từng phải thốt lên: “Vịnh Xuân đã chuyển sang Việt Nam thật rồi!”.
Ngược dòng thời gian, vào năm 527, đời Lương Vũ Đế nhà Đường, vượt xa xôi vạn dặm, Bồ Đề Đạt Ma đã từ Ấn Độ sang Trung Quốc hoằng dương Phật pháp và võ thuật. Ngài đã chọn Thiếu Lâm tự, một ngôi chùa nhỏ cách kinh thành Lạc Dương chỉ vài dặm làm chốn dừng chân. Kể từ đó, Thiếu Lâm tự bắt đầu danh nổi như phao với tư cách là nơi phát khởi của nền võ thuật Trung Hoa. Đến đời Càn Long (1736-1796), Thiếu Lâm tự trở thành nơi tu luyện và học võ của rất đông những người “phản Thanh phục Minh”. Vì thế, nhà Thanh đã hỏa thiêu Thiếu Lâm tự, tàn sát các võ tăng.
Chỉ có 5 người, sử sách ghi nhận là “ngũ đại cao thủ”, thoát được kiếp nạn đẫm máu này. Đó là các Đại sư Chí Thiện, Phùng Đạo Đức, Miêu Hiền, Bạch Mi và Ngũ Mai. Cả năm vị đại sư này sau đó đều có công khai sáng và trở thành tổ sư của “ngũ đại danh phái” võ thuật Trung Quốc.
Thoát khỏi Thiếu Lâm tự đã thành đống tro tàn, Ngũ Mai Lão ni, tên thật là Hoàng Hoa Tiểu Mai đã lánh nạn về phương Nam. Trong điều kiện liên tục phải trốn tránh và chiến đấu chống lại sự truy bắt của quan binh Thanh triều, Ngũ Mai Lão ni đã chủ trương thay đổi nguyên lý “trường kiều phát lực” của võ thuật Thiếu Lâm vốn mã thượng và đẹp mắt bằng nguyên lý “đoản kiều phát lực” nhanh, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh và hiệu quả chiến đấu cao hơn hẳn.
Võ phái mới của Ngũ Mai Lão ni vẫn dựa trên nền tảng “Phật Gia”, lấy “chính tâm”, “chính đạo” làm kim chỉ nam hun đúc và hội tụ anh tài, nhưng về phương pháp tập luyện và ứng dụng đã tạo ra cả một cuộc cách mạng thật sự. Bà đã lấy việc phát huy “xung” (các hiệu ứng liên hoàn nhờ tác nhân tương hỗ, lấy tốc độ làm yếu tố quyết định) và “khí” (huy động và điều khiển các trung tâm năng lượng trong cơ thể) thay cho nguyên lý dựa vào “kình” (lực công phá) và “trớn” (đà phát lực) của Thiếu Lâm.
Do cơ duyên, Ngũ Mai Lão ni đã gặp và thu nhận Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của Nghiêm Chí, một người bán đậu phụ làm đồ đệ, truyền hết vốn liếng võ công tuyệt học cùng sở học uyên bác giúp nhân vật này trở thành một đại cao thủ siêu quần bạt chúng.
Là người nối nghiệp, Nghiêm Vịnh Xuân đã dần chỉnh lý, hoàn thiện con đường khổ luyện theo chuỗi mắt xích Ngũ hình – Tam tĩnh – Bát môn. Ngũ hình quyền là những động tác quyền thuật cốt yếu, mô phỏng động tác tinh hoa của năm loài vật là long, xà, hổ, báo, hạc.
Tam tĩnh là luyện cho thị giác tĩnh, xúc giác tĩnh, cảnh giác tĩnh để đạt đến cảnh giới tối thượng là sở đắc linh giác, ra đòn phát lực nhanh mạnh, phản xạ tự nhiên, phù hợp và chính xác không cần suy nghĩ, phát huy tối đa kỹ năng, kỹ xảo của cơ thể nhằm đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất.
Bát môn là các phương thức đặc biệt ứng dụng quyền thuật để thể hiện đấu pháp đặc thù của môn phái, bao gồm 4 chiến thuật công – thủ – phản – biến và 4 chiến lược tiên công, hậu công, tiên thủ, hậu thủ. Sự hoàn thiện này đã nâng võ thuật có nguồn gốc Thiếu Lâm lên một tầm cao mới, đạt đến cảnh giới thượng thừa “hoàn hư đạt Đạo”, kết hợp nhuần nhuyễn, ảo diệu cả ba mặt võ thuật, võ học và võ đạo. Với công lao này, Nghiêm Vịnh Xuân đã được hậu thế suy tôn làm sư tổ, lấy tên bà làm tên của võ phái.
Như vậy, tên gọi đúng của võ phái này phải là Vịnh Xuân – ca ngợi mùa xuân. Còn Vĩnh Xuân – tức “mùa xuân vĩnh cửu” – lại là tên của một đại phái khác – Vĩnh Xuân Bạch Hạc – do Phương Vĩnh Xuân, con gái của Phương gia, một gia đình làm nghề bảo tiêu rất có thế lực sáng lập vào khoảng giữa thế kỷ XIX, sau Vịnh Xuân hơn một thế kỷ. Hồng Hy Quan, chồng của Phương Vĩnh Xuân cũng là một thiên tài kiệt xuất của võ lâm Trung Hoa. Ông chính là sư tổ của võ phái Hồng gia quyền nổi tiếng.
Bị hấp dẫn bởi sự hoàn hảo và hiệu quả chiến đấu phi thường của Vịnh Xuân quyền, một đại đồ đệ của Chí Thiện Thiền sư là Lương Bá Cầu (một số tài liệu ghi là Lương Bác Trù) đã xin thụ giáo, trở thành truyền nhân đời đầu tiên của môn phái. Ông đồng thời cũng trở thành phu quân của Nghiêm Vịnh Xuân. Ông có hai truyền nhân: Lương Nhị Tỷ và Hoàng Hoa Bảo, một người cháu họ của Ngũ Mai Lão ni.
Hầu hết những đệ tử chân truyền của môn phái Vịnh Xuân quyền đều theo đuổi mục tiêu “phản Thanh phục Minh” cho nên tung tích của họ đều bị che mờ trong một màn sương bí ẩn. Một quãng thời gian dài giữa thế kỷ XIX, không ai dám chắc Hoàng Hoa Bảo đã tâm truyền tinh hoa Vịnh Xuân cho bao nhiêu truyền nhân. Tuy nhiên, trong số truyền nhân ít ỏi ấy vẫn có hai đại cao thủ khét danh có vị trí xã hội gần như đối lập nhau.
Người thứ nhất là Lương Tán, một chiến sĩ Hồng Hoa Hội phản Thanh khoác áo diễn viên của gánh hát Hồng Thuyền thường xuyên dọc ngang trên sông Dương Tử. Người thứ hai là Phó Bá Quyền, một quan Công sai khét tiếng của Thanh triều. Lúc đã xế chiều, Phó Bá Quyền từ quan về quy ẩn ở Phật Sơn, trở thành một vị chân tu mang pháp danh Giác Hải đại sư, trụ trì Kim Cương tự. Ông đã truyền thụ võ công cho 4 đại môn đồ gồm Nguyên Trung, Nguyên Minh, Nguyên Tế Công và Nguyên Kỳ Sơn.
Ngoại trừ Nguyên Trung đại sư chọn con đường tu hành làm lẽ sống, nối nghiệp Giác Hải đại sư trụ trì Kim Cương tự, ba người còn lại đều chọn con đường dấn thân và hoằng dương võ thuật Vịnh Xuân ra cuộc đời thế tục. Hai trong số đó Nguyên Tế Công đại sư và Nguyên Minh đại sư đã cùng với Hạng Văn Giai, truyền nhân của một Thiền sư vô danh khác lần lượt tìm đến và chọn Việt Nam làm mảnh đất phát dương quang đại tinh hoa võ thuật Vịnh Xuân.
Nguyên Tế Công sinh năm 1877, tên thật là Lương Tế Vân, xuất thân trong một gia đình quyền quý. Thuở nhỏ, ông và người em ruột Kỳ Sơn đã được thọ giáo Vịnh Xuân quyền từ Phùng Tiểu Thanh, một vị võ quan về hưu vốn là đại truyền nhân của Đại sư Lương Tán. Khi tuổi cao sức yếu, Phùng Tiểu Thanh đã dắt hai anh em Tế Vân, Kỳ Sơn lên Kim Cương tự gửi gắm cho Giác Hải đại sư.
Thụ giáo Giác Hải đại sư thêm 7 năm, đạt trình độ võ học siêu đẳng, Lương Tế Vân được Giác Hải đại sư ban kiếm truyền nhân và cho hạ sơn. Máu hiệp sĩ đã đưa ông tung hoành trên chốn giang hồ đầy gió tanh mưa máu làm một tay bảo tiêu khét tiếng. Nguyên vào thế kỷ IX có một nhà sư mang hiệu là Tế Công thường giả điên bôn tẩu khắp nơi giúp những người dân nghèo bị áp bức giành lại công bằng. Cảm nghĩa, nhân dân nhiều nơi ở miền Nam Trung Hoa đã gọi ông là “hoạt Phật” (Phật sống). Đi theo lý tưởng hành đạo của ngài, Tế Vân đã chọn cho mình cái tên Nguyên Tế Công, hàm nghĩa tự nhận mình là “Tế Công tái thế”.
Năm 1939, khi tuổi đã cao, Nguyên Tế Công được các bang hội Hoa kiều mời sang Hà Nội dạy Vịnh Xuân quyền cho một số con em người Hoa trong các gia đình thế gia vọng tộc. Trong khoảng 15 năm (1939-1954), ông đã đào tạo được hàng loạt cao đồ Vịnh Xuân quyền cả người Hoa lẫn người Việt, trong đó nổi danh hơn cả là Quyền sư Hồ Hải Long (tên thật là Nguyễn Duy Hải, 1917-1988), Cam Thúc Cường, Ngô Sĩ Quý, Quách Tuyển…
Năm 1954, Nguyên Tế Công đưa cả gia đình vào miền Nam, vừa truyền thụ võ công vừa kết hợp với bác sĩ Lê Bá Khả (có thời từng là Tổng trưởng Bộ Y tế của chính quyền Sài Gòn) hành nghề Đông y tại Chợ Lớn. Quyền sư Hồ Hải Long đi cùng ông. Trước khi tạ thế vào năm 1961, ông cũng đã kịp đào tạo thành tài cho một loạt cao đồ khác ở miền Nam, sau này đều trở thành những võ sư nổi tiếng như Đỗ Bá Vinh, Lê Bá Khả, Lục Vĩnh Khải…
Nguyên Minh Đại Sư nhỏ hơn Nguyên Tế Công 7 tuổi. Ông sinh năm 1884 tại Phúc Kiến, chính tên là Hoàng Tường Phong, vốn là cháu đích tôn của Danh sư Hoàng Hoa Bảo. Thuở bé, Hoàng Tường Phong rất yếu ớt, đau ốm thường xuyên và hễ ăn dù một chút cá, thịt cũng nôn ra bằng hết. Lấy lý do đứa trẻ có căn duyên với nhà Phật, thực chất là cầu mong tìm cho cậu một con đường sống, gia đình đã gửi Hoàng Tường Phong vào nương nhờ cửa Phật tại Kim Cương tự từ khi cậu chỉ mới 6 tuổi. Đại sư Viên Hạnh trụ trì Kim Cương tự đã ban cho ông pháp danh Nguyên Minh (nghĩa là vốn có Tuệ căn).
Năm ông 11 tuổi, Đại sư Viên Hạnh viên tịch, ông được phương trượng kế vị là Giác Hải đại sư nhận đệ tử chân truyền. Sau 18 năm thọ trường trai (ăn chay trường) và theo đòi võ nghiệp, ông đã đạt trình độ siêu đẳng. Đoán trước sự diệt vong của Thanh triều, đất nước Trung Hoa sắp vào hồi tao loạn, mùa thu năm 1908, Giác Hải đại sư khuyên ông nên rời chùa để nhập thế cứu đời, kèm theo một lời gửi gắm đầy tính tiên tri: “Nhân dân vùng Hoàng Hà đang trông cậy nơi con. Hãy đem sở học cứu dân lầm than, đó mới là con đường Tâm đạo”.
Vâng lời thầy, ông hạ sơn. Sau Cách mạng Tân Hợi 1911, nhà Thanh tiêu vong, ông tình nguyện tham gia quân đội. Những năm 1937-1945, ông là một vị tướng Quốc dân đảng chủ trương chống Nhật quyết liệt, có nhiều võ công đã trở thành huyền thoại. Lũ lụt hoành hành lưu vực sông Hoàng Hà, ông trở thành người chỉ huy cứu hộ cứu tế, giành giật lại sự sống cho hàng chục vạn sinh linh trong cảnh lầm than. Lời tiên tri của Giác Hải đại sư đã trở nên ứng nghiệm.
Nguyên Minh đại sư đến Việt Nam lần đầu vào năm 1945, trong vai trò một viên tướng chỉ huy trong đệ bát lộ quân của Lư Hán vào giải giới quân Nhật. Năm 1949, Quốc dân đảng đại bại trong cuộc đua tranh với Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông không theo Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan mà rời quân ngũ, đưa cả gia đình sang Việt Nam sinh sống. Tại Sài Gòn, gia đình ông mở một garage sửa xe hơi ở góc ngã tư Hiền Vương – Vườn Lài (nay là đường Hùng Vương giao với đường Lê Hồng Phong) mang tên Wing Fong (Tường Phong).
Chủ trương “võ nghiệp tùy duyên”, Nguyên Minh không mở võ đường, không thu nhận đồ đệ. Hàng chục năm ròng ông sống ẩn dật như một người bình thường trong lớp áo một ông chủ garage hiền lành, chẳng liên quan gì đến những trận thư hùng đẫm máu hay những cuộc ganh đua ầm ĩ của giới võ lâm cao thủ. Nhưng cuối cùng, chữ “căn duyên” cũng đã đưa đến cho bậc đại cao thủ này một đại đệ tử chân truyền.
Nguyễn Bảo Thạch, tên của người học trò này vốn dĩ cũng là một cao thủ lừng danh, tinh thông tuyệt kỹ của nhiều võ phái. Học Thiếu Lâm từ thuở ấu thơ với ông ngoại, năm 1957, Nguyễn Bảo Thạch lại được truyền thụ Võ Đang chân truyền bởi Đại sư Quán Thế Minh. Nhận thấy ông có năng lực võ học xuất chúng, năm 1967, Đại sư Trương Tòng Phú, cháu đích tôn của Thái cực Võ Đang Trương Tam Phong huyền thoại đã lấy tư cách Đại sư chưởng môn cho ông theo lên núi tu luyện và tâm truyền cho ông toàn bộ tuyệt kỹ của phái Võ Đang.
Cuối năm 1969, ngay sau khi hạ sơn, ông lại được Quyền sư Hồ Hải Long nhận làm đệ tử chân truyền của Vịnh Xuân. Sau năm 1975, là cao thủ cùng lúc của nhiều võ phái, ông được giao nhiệm vụ dạy võ trong trại Chí Hòa. Do số phận run rủi, ông đã có cơ may gặp gỡ và được Đại lão võ sư Hạng Văn Giai (cũng là một viên tướng Quốc dân đảng nổi tiếng, sang Việt Nam sau tháng 10-1949), lúc đó đã 96 tuổi cảm mến thụ cho những sở học thâm sâu về tướng pháp, phong thủy và tử vi đẩu số. Riêng về võ phái thuật, dù là một đại cao thủ, gần trăm tuổi vẫn khui vỏ thiếc hộp sữa chỉ bằng cách… bấm ngón tay, Đại sư Hạng Văn Giai vẫn từ chối không truyền. Thay vào đó, ông được vị đại sư gửi gắm cho người sư đệ của mình là Nguyên Minh đại sư.
Sau nhiều thử thách, cuối cùng Nguyên Minh đại sư đã chấp nhận ông làm đệ tử thân tín, dốc lòng truyền thụ cho ông suốt 6 năm (1977-1983) để hoàn thiện hết trình độ cao đẳng và siêu đẳng, công nhận ông đạt Chu sa đai cửu đẳng, thuộc hàng Đại sư sư (có quyền nghiên cứu sáng tạo nguyên lý mới hoặc lập võ phái mới) mang tên hiệu là Nam Anh. Trước khi rời Việt Nam, lấy tư cách đại diện Kim Cương tự, Nguyên Minh đại sư đã chính thức chỉ định Nam Anh đại sư làm truyền nhân đời thứ 6, Chưởng môn Vịnh Xuân chính thống phái tại Việt Nam. Khi định cư tại Québec (Canada), Nam Anh đại sư đã sáng lập và giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Thiếu Lâm Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu, tiếp tục phát dương tinh hoa võ thuật Vịnh Xuân ra nhiều vùng trên toàn thế giới.
Trong khi đó, năm 1985, khi đã 101 tuổi, sư phụ của ông lại tiếp tục rời chỗ trú thân thêm lần nữa. Nguyên Minh đại sư sang Đài Bắc, Đài Loan ẩn tu tại một ngôi cổ tự ở vùng Nhật Nguyệt Hồ. Từ đó đến cuối đời, ông không rong ruổi nữa. Năm 1998, ông tạ thế, thọ 114 tuổi!

Dẫn nguồn : http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Vinh-Xuan-quyen-Viet-Nam-Sau-man-suong-khoi-324181/

Vịnh Xuân quyền: Võ học Phục quốc Trung Hoa truyền tới Việt Nam

Có bao giờ bạn tự hỏi: một người Canada như Pierre Francois Flores đã học Vịnh Xuân quyền như thế nào? Môn võ này tới Việt Nam và Canada ra sao hay lịch sử của nó hào hùng thế nào?
Video Flores thắng trận thứ 2 liên tiếp trước võ sư Việt Nam Trận giao đấu giữa Flores phái Vịnh Xuân Nam Anh và võ sư Trần Lê Hoài Linh kết thúc trong khoảng thời gian 2 phút 12 giây, với phần thắng nghiêng về võ sư Canada.

Vịnh Xuân: Võ học phục quốc của người Trung Hoa

Vịnh Xuân quyền ra đời tại chùa Nam Thiếu Lâm (Trung Quốc) vào khoảng thế kỷ 17. Trong phong trào Phản Thanh phục Minh, một số võ tướng nhà Minh đã cùng các nhà sư Thiếu Lâm sáng tạo ra một phương pháp chiến đấu mới. Phương pháp này có nền tảng là võ học Thiếu Lâm được đơn giản hóa và ứng dụng vào thực chiến nhiều hơn. Họ muốn lấy đây làm vũ khí mới trong cuộc chiến chống lại người Mãn Châu, khôi phục nhà Minh. Đó là nền tảng đầu tiên cho sự ra đời của Vịnh Xuân quyền.

Kế hoạch trên không bao giờ thành công. Vương triều Mãn Thanh của người ngoại tộc được xác lập ở Trung Hoa. Căn cứ địa Phản Thanh phục Minh ở Thiếu Lâm bị tiêu diệt vào đầu thế kỷ 18. 5 vị đại sư của chùa Thiếu Lâm sống sót sau cuộc tấn công của người Mãn. Một trong số đó là Ngũ Mai lão ni sư thái.

Sau khi sống sót rời Thiếu Lâm, Ngũ Mai lão ni truyền võ nghệ cho đồ đệ là Nghiêm Vịnh Xuân. Vịnh Xuân truyền lại cho chồng là Lương Bác Trù. Võ sư Trù đã phát triển và hoàn thiện môn võ này. Để nhớ ơn dìu dắt của vợ, ông lấy tên bà đặt cho môn phái: Vịnh Xuân quyền. Một số nguồn sử liệu khác tin rằng Vĩnh Xuân quyền là tên thật của võ phái này. Nhưng trong cuộc chiến Phản Thanh, để bảo vệ võ phái, những võ sư đã đổi tên nó thành Vịnh Xuân.
Vinh Xuan quyen: Vo hoc Phuc quoc Trung Hoa truyen toi Viet Nam hinh anh 1
Võ công Vịnh Xuân quyền của Flores có xuất xứ từ chùa Nam Thiếu Lâm (Trung Quốc). Ảnh: FBNV.
Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì Vịnh Xuân quyền cũng có liên hệ chặt chẽ với những người ủng hộ phong trào Phản Thanh phục Minh. Vì chữ Xuân vốn bao gồm ba chữ Nhật (日), Đại (大) và Thiên (天). Chữ này có thể được hiểu là “ánh sáng bao la khắp trời đất” trong khi chữ Vĩnh (永) mang hàm ý “mãi mãi”. Còn chữ Vịnh (詠) thể hiện sự ngợi ca, trân trọng.

Từ thuở ban đầu, Vịnh Xuân quyền đã là thứ võ thuật mang đậm tinh thần yêu nước, hướng tới đại chúng và đề cao thực chiến. Võ công Vịnh Xuân được xây dựng ở miền Nam Trung Quốc vốn có nhiều ao hồ, kênh rạch. Thứ võ công này mềm mại, có các động tác tay linh hoạt, khép léo nhưng thế tấn vững chãi, vững vàng tựa núi. Đặc điểm này có thể thấy rất rõ trong trận đấu của võ sư Flores với võ sư Đoàn Bảo Châu. Suốt trận đấu đó, võ sư Flores đã giữ tấn cực tốt. Rất nhiều cú đá của ông Châu không thể làm lung lay thế thủ của võ sư Vịnh Xuân Canada.

Sau này, võ công Vịnh Xuân tiếp tục phát triển trong dân gian và dần có được địa vị quan trọng trong dòng chảy võ học Trung Hoa. Đến giữa thế kỷ XX, Vịnh Xuân quyền bước vào giai đoạn phát triển bước ngoặt kế tiếp.
Con gái đại sư Nam Anh trổ tài luyện võ Các động tác Katleen Phan Võ, con gái Đại sư Nam Anh, thể hiện tại một võ đường ở TP.HCM tối 21/7 rất nhuần nhuyễn và có lực.

Vịnh Xuân Quyền tới Việt Nam

Tình hình chính trị phức tạp ở Trung Quốc trong giai đoạn này cũng khiến Vịnh Xuân phái bị ảnh hưởng. Nhiều võ sư phải ẩn cư hoặc trốn ra nước ngoài sinh sống. Võ sư Diệp Vấn - thầy của Lý Tiểu Long, phải tới Hong Kong trong khi sư huynh của ông là Nguyễn Tế Công chuyển tới Việt Nam. Chính Tế Công là người đem Vịnh Xuân quyền đến với mảnh đất hình chữ S. Ông được người đời xưng tụng là Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam.

Tế Công tên thật là Nguyễn Tế Vân. Ông Sinh năm 1873 tại Phật Sơn, Quảng Đông, là đệ tử chân truyền đời thứ 7 của Vịnh Xuân quyền.

Nhiều nguồn tin nói rằng Tế Công tới Việt Nam để trốn chạy khỏi sự truy đuổi của phát xít Nhật tại quê nhà. Nguồn khác bảo Tế Công tới đây vì các nhà giàu Việt Nam mời sang dạy võ. Không ai biết được sự thật nhưng rõ ràng, Tế Công đã ở Việt Nam từ đầu thập niên 30 của thế kỷ trước
Vinh Xuan quyen: Vo hoc Phuc quoc Trung Hoa truyen toi Viet Nam hinh anh 2
Sư tổ Nguyễn Tế Công (ngồi) và các đồ đệ. Nguồn: vinhxuanquyen2013.
Ban đầu, ông ở Hàng Buồm, dạy võ và bí mật tham gia phong trào kháng Nhật. Đến năm 1954, Tế Công chuyển vào Sài Gòn và qua đời tại đây sau 6 năm.

Lúc sinh thời, Tế Công đã nhận rất nhiều học trò ở cả Bắc kỳ và Nam kỳ. Các học trò của ông sau này tỏa đi khắp thế giới. Từ Việt Nam tới Canada, Pháp, Anh, Ukraine, Singapore... đâu đâu cũng có dấu chân của môn đồ Vịnh Xuân Tế Công. Nhờ có họ, vị thế của Vịnh Xuân quyền ở Việt Nam và thế giới phát triển mạnh mẽ.

Bằng chứng, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang cũng là một cao thủ Vịnh Xuân. Ông Giang học Vịnh Xuân ở một nhánh của môn phái tại Liên Xô từ năm 1978 và được làng võ đặt cho biệt hiệu “Lý Tiểu Long Việt Nam”.
Video Flores bị Tuấn 'hạc' hạ gục cách đây 8 năm Sau khi đánh bại võ sư Đoàn Bảo Châu, Pierre Francois Flores muốn tái đấu với Tuấn ''hạc'' - người từng đánh bại võ sư Canada cách đây 8 năm.
Hiện nay, Vịnh Xuân quyền đã có mặt ở khoảng 140 quốc gia. Môn phái có 8 chi nhánh chính ở Trung Quốc và nhiều chi nhánh nhỏ tại các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Có khoảng 2 triệu người trên thế giới đang học Vịnh Xuân quyền. Rất nhiều võ sư Vịnh Xuân ngày nay đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới như Lý Tiểu Long, Diệp Vấn, Chân Tử Đan...

Sau gần một thế kỷ du nhập vào Việt Nam, Vịnh Xuân quyền đã có nhiều sự thay đổi khác xa so với Vịnh Xuân quyền Trung Quốc. Tại Việt Nam, các võ sư đã giữ nguyên hệ thống bài quyền, bộ pháp, những cách di chuyển cũ cùng mọi tuyệt kỹ của môn phái.

Cùng thời điểm ấy, Vịnh Xuân quyền tiếp tục được phổ biến ra toàn Trung Quốc. Năm 1967, võ sư Diệp Vấn lập Vịnh Xuân thể dục hội, tiếp tục đơn giản hóa Vịnh Xuân quyền, lược giản nhiều thành tố để môn võ này đi vào đại chúng hơn. Quá trình đó đã khiến Vịnh Xuân quyền mất dần những tinh hoa cổ. Nhiều võ sư Vịnh Xuân danh tiếng của Việt Nam tin rằng Vịnh Xuân quyền Việt Nam hiện tại còn giữ được nhiều tinh túy hơn cả võ thuật Trung Nguyên.

Vịnh Xuân quyền tới Canada và người học trò Flores

Trở lại với câu chuyện về võ sư Tế Công. Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam đã nhận rất nhiều đệ tử. Hai cao đồ trong số đó là Ngô Sỹ Quý ở miền Bắc và Hồ Hải Long ở miền Nam. Cao thủ Tuấn “hạc” từng đánh bại Pierre Francois Flores theo học dòng Vịnh Xuân của Ngô Sỹ Quý trong khi Đại sư Nam Anh - sư phụ của Flores, là học trò của võ sư Hồ Hải Long. Xét về thứ bậc trong môn phái, võ sư Ngô Sỹ Quý cao hơn Hồ Hải Long.

Võ sư Hải Long từng dạy Đại sư Nam Anh trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Vốn có tư chất hơn người và quyết tâm khổ luyện, Đại sư Nam Anh đã đạt Chu Sa đai cửu đẳng và được phong làm chưởng môn Nam Anh Vịnh Xuân tại Montreal (Canada), tức Vịnh xuân Chính Thống Phái vào năm 1983.

Tới năm 1986, Đại sư Nam Anh sang định cư tại Montreal (Canada). Tại đây, ông tiếp tục mở võ đường, thu hút hàng trăm võ sinh theo học. Các võ sinh có đủ mọi quốc tịch Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Canada, Pakistan. Tại Canada, Đại sư Nam Anh cũng hoàn tất chương trình học tiến sĩ luật thương mại quốc tế và giảng dạy ở Đại học Montreal.
Vinh Xuan quyen: Vo hoc Phuc quoc Trung Hoa truyen toi Viet Nam hinh anh 3
Flores và Đại sư Nam Anh (trái) tại lò võ Vịnh Xuân ở Canada. Ảnh: FBNV.
Nhờ Đại sư Nam Anh, Vịnh Xuân quyền được biết tới nhiều hơn ở Canada. Nhưng trước khi Flores tới Việt Nam, tên ông chỉ xuất hiện thoáng qua trong những bài viết về Hoa hậu điện ảnh Việt Nam 1992 Nguyễn Thị Thanh Xuân - người hiện là vợ ông.

Phải tới khi chuẩn võ sư Flores tới Việt Nam, chiến thắng 2 trận và gây náo động làng võ Việt. Nhiều người mới biết rằng có một chi nhánh lớn mạnh của Vịnh Xuân quyền Việt Nam ở Canada.
Đại sư Nam Anh biểu diễn màn giao tay Dù 80 tuổi, nhưng Đại sư Nam Anh vẫn giữ được tốc độ ra đòn rất nhanh nhẹn.

Thanh Hà

Sư tổ võ Vịnh Xuân Việt Nam là "đại ca" Diệp Vấn

Thứ Năm, ngày 04/02/2016 00:02 AM (GMT+7)

Ít tai biết vị sư tổ sáng lập ra phái Vịnh Xuân Quyền ở Việt Nam từng học chung một thầy với Diệp Vấn và là sư huynh của vị nhất đại tông sư nổi tiếng Hồng Kông.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Theo nhiều ghi chép lịch sử, Vịnh Xuân Quyền ra đời cách đây khoảng 400 năm do Ngũ Mai sư thái  được coi là sư tổ sáng tạo ra những chiêu thức tiền khởi của Vịnh Xuân Quyền. Bà truyền cho đồ đệ là nàng Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của một danh thủ quyền thuật dòng Nam Thiếu Lâm tên là Nghiêm Nhị.
Kể từ đó trở đi, võ Vịnh Xuân Quyền được truyền lại cho các thế hệ sau, tuy nhiên mỗi đời sư phụ chỉ được truyền võ công lại cho 1 học trò. Tuy nhiên kể từ đời thứ 7, hai học trò của Lương Bích, Trần Hoa Thuận là Nguyễn Tế Công và Diệp Vấn đã giúp Vịnh Xuân Quyền được truyền bá rộng rãi.
Sư tổ võ Vịnh Xuân Việt Nam là "đại ca" Diệp Vấn - 1
Sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam - Nguyễn Tế Công (giữa) từng có thời dạy võ cho Diệp Vấn
Nguyễn Tế Công sinh năm 1873 tại một gia đình giàu có ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Đầu tiên ông theo học Hoắc Bảo Toàn nổi tiếng về Vịnh Xuân Quyền ở Phật Sơn, lại giỏi đạo pháp. Sau khi học Hoắc Bảo Toàn, hai anh em Tế Công và Kỳ Sơn lại tiếp tục theo học Phùng Thiểu Thanh và tiếp đó là học Trần Hoa Thuận.
Theo những ghi chép lịch sử, Nguyễn Tế Công sang Việt Nam lánh nạn vào cuối năm 1939. Lúc đầu ở Hải Phòng sau cụ chuyển về phố Hàng Buồm. Tế Công thu nhận một số đồ đệ người Hoa và người Việt như Trần Văn Phùng, Trần Thúc Tiển, Ngô Sĩ Quý... Nguyễn Tế Công rời Hà Nội năm 1954 để vào Sài Gòn, sau đó các học trò lần lượt mở lớp dạy Vịnh Xuân Quyền và từ đó hình thành nhiều nhánh Vịnh Xuân.
Tại Sài Gòn, cụ Tế Công cũng dạy võ thuật cho một số người như Lục Viễn Khai, giáo sư kiến trúc Đỗ Bá Vinh, bác sĩ Nguyễn Bá Khả (nguyên Bộ trưởng Y tế Miền Nam Việt Nam), Nguyễn Duy Hải...
Năm 1960 cụ qua đời ở tuổi 84, để lại ở Việt Nam một kho tàng kiến thức đồ sộ về Vịnh Xuân. Các môn sinh của ông đã gìn giữ và phát huy kho tàng kiến thức này và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đại sư Nguyễn Tế Công đã được các môn sinh suy tôn là Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam.
Nguyễn Tế Công xứng đáng với danh hiệu Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam dù với bản chất bí truyền, không loại trừ còn có những đệ tử Vịnh Xuân được các cao nhân Vịnh Xuân khác truyền lại.
Sư tổ võ Vịnh Xuân Việt Nam là "đại ca" Diệp Vấn - 2
Võ sư nổi tiếng Diệp Vấn, sư phụ của Lý Tiểu Long từng là sư đệ của Sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam
Lịch sử cũng có ghi lại, gia đình ông Tế Công ở ngay gần gia đình Diệp Vấn. Khi gia đình Diệp Vấn gặp khó khăn, gia đình Tế Công thường xuyên giúp đỡ. Hai bên có mối quan hệ với nhau rất thân thiết.
Nguyễn Tế Công hơn Diệp Vấn 16 tuổi, cả hai đều là học trò đời thứ 7 của Vịnh Xuân, nhưng Tế Công là người được học võ trước nên tinh thông võ nghệ. Lý thuyết thì vị Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam chỉ là sư huynh của Diệp Vấn, nhưng cũng có thể coi Tế Công là sư bá của Diệp Vấn, bởi Tế Công đã từng dạy võ cho vị "nhất đại tông sư Hồng Kông"  hồi còn ở Quảng Đông.
Gần nhà, cùng học võ Vịnh Xuân Quyền rồi cùng phải phiêu bạt xa quê hương, cuộc đời của Nguyễn Tế Công và Diệp Vấn có rất nhiều điều tương đồng. Họ đều là những người giỏi võ thuật, và có công trong việc quảng bá võ Vịnh Xuân đến toàn thế giới.
Một điểm chung lớn nhất, họ đã tạo dựng được cơ đồ ở nơi "đất khách quê người" khi đều trở thành những vị Sư tổ võ thuật ở Việt Nam và Hồng Kông.
Theo Q.H (tổng hợp) (Khám phá)

Môn võ đang làm "điên đảo" các rạp chiếu phim Việt có phải là vô địch thiên hạ?

NAC, Theo Trí Thức Trẻ 00:03 11/01/2016

Chứng kiến Diệp Vấn tung hoành trên màn bạc, không ít người hồ nghi: Phải chăng Vịnh Xuân Quyền là "thiên hạ vô địch"?

Cơn sốt Ip Man 3 - Diệp Vấn 3 vẫn đang làm mưa làm gió tại các cụm rạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng pha võ thuật đỉnh cao của Chân Tử Đan, không ít khán giả lại đặt câu hỏi: Vịnh Xuân Quyền - thứ võ công Diệp Vấn sử dụng phải chăng là "thiên hạ vô địch"?
Để xác định được điều này, chúng ta sẽ cùng thử phân tích qua bài viết sau đây.
Đôi nét về Vịnh Xuân Quyền
Vịnh Xuân Quyền (hay còn gọi là Vĩnh Xuân Quyền) là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Có rất nhiều ý kiến xung quanh thời gian ra đời của Vịnh Xuân Quyền, nhưng đa số cho rằng môn võ này ra đời từ cách đây khoảng 200 năm trước.
Nhưng phải đến thập niên 70 của thế kỷ XX, Vịnh Xuân Quyền mới trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Môn võ đang làm điên đảo các rạp chiếu phim Việt có phải là vô địch thiên hạ? - Ảnh 1.
Vịnh Xuân Quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập nhất.
Dựa trên những con số thống kê hiện nay thì Vịnh Xuân Quyền đang có hàng triệu đệ tử và được chia làm hàng chục hệ phái trên toàn thế giới.
Vịnh Xuân Quyền - "dĩ nhu chế cương" - kẻ thù của làng võ
Quan sát bên ngoài, Vịnh Xuân Quyền không có những chiêu thức cầu kỳ và đẹp mắt. Tuy nhiên đây lại là môn võ có tính sát thương trong thực chiến cực kỳ cao. Đã có rất nhiều chuyên gia tin rằng, Vịnh Xuân Quyền là đỉnh cao của võ công thực chiến.
Môn võ đang làm điên đảo các rạp chiếu phim Việt có phải là vô địch thiên hạ? - Ảnh 2.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật, Vịnh Xuân Quyền không phải môn võ được phát triển theo hướng thể thao, biểu diễn hay thị uy mà để tự vệ hoặc tu thân.
Môn võ này rất ít khi động thủ, nhưng hầu như hễ động thủ là gần như sẽ nắm chắc phần thắng.
gif .
Đối thủ hung hăng áp sát càng bị phản đòn nặng
Hiệu quả của môn võ này đến từ việc khả năng hóa giải triệt tiêu và phản đòn bằng chính đòn mà đối phương đã tung ra. Nếu đối phương tung một đấm sẽ nhận lại một đấm, tung một cước sẽ nhận lại một cước.
Yếu quyết của môn võ này là “dĩ nhu chế cương”, nhưng không giống như Judo hay Aikido (các môn phái nhu đạo), Vịnh Xuân Quyền có “cương nhu phối triển”, tức là kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cương” với “nhu” sao cho đạt hiệu quả triệt để nhất.
Môn võ đang làm điên đảo các rạp chiếu phim Việt có phải là vô địch thiên hạ? - Ảnh 4.
Cụ thể, người sử dụng Vịnh Xuân Quyền sẽ sử dụng "nhu" để triệt tiêu lực đánh của đối phương, sau đó hóa "cương" để tăng lực phản công ngay tức khắc . Do đó, Vịnh Xuân Quyền hướng tới việc hạn chế tối đa những đòn đánh dư thừa nhằm tiết kiệm thể lực - thứ hạn chế của những võ phái sử dụng nhu đạo.
Trong Vịnh Xuân Quyền, quan trọng nhất là kỹ thuật quấn dính và xoay vòng. Những kỹ thuật này cho phép người sử dụng có thể triệt tiêu lực của đối phương, khiến đối phương bị cuốn theo sự điều khiển của mình rồi sau đó tung đòn phản công quyết định theo nguyên tắc phản lực. Vì thế gần như có thể nói đây là môn võ "kẻ thù" của các võ phái tấn công khác trên thế giới.
gif .
Kỹ thuật quấn dính - xoay vòng - và trả đòn
Vậy phải chăng Vịnh Xuân Quyền là "thiên hạ vô địch"?
Không thể phủ nhận Vịnh Xuân Quyền là môn võ cực kỳ lợi hại. Tuy nhiên cũng giống như vạn vật trên đời, môn võ này cũng có một số yếu điểm nhất định.
Đầu tiên, Vịnh Xuân Quyền chủ yếu chú trọng cận chiến, vì vậy sẽ có một phạm vi hoạt động và tầm di chuyển hẹp. Hơn nữa, dựa trên yếu lĩnh “dĩ nhu chế cương”, người sử dụng Vịnh Xuân Quyền sẽ phải di chuyển một cách tương đối bị động khi phải phụ thuộc vào cách di chuyển của đối phương mà không chủ động tấn công ra đòn. Điều này sẽ chỉ có lợi khi đối đầu với những đối thủ hung hăng.
Phạm vi chiến đấu ngắn, nhỏ của Vịnh Xuân Quyền cũng sẽ gây ra một số hạn chế trong hoàn cảnh một mình chống chọi lại với một nhóm 3-4 người trở lên.
gif .
Nhưng gặp khó khăn không có nghĩa là sẽ thua. Cao thủ Vịnh Xuân Quyền giống như Diệp Vấn có thể 1 chọi 10 mà vẫn giành phần thắng
Bên cạnh đó, thế thủ của Vịnh Xuân Quyền cũng có một số hạn chế. Cổ tay được đặt ở vị trí bên dưới xương ức, như vậy là hơi thấp để có một tư thế phòng ngự an toàn nhất.
Môn võ đang làm điên đảo các rạp chiếu phim Việt có phải là vô địch thiên hạ? - Ảnh 7.
Ngoài ra, chính yếu lĩnh “dĩ nhu chế cương” của Vịnh Xuân Quyền lại có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng. Theo logic, đối thủ công càng mạnh, đòn phản càng đau.
Nhưng khi đối đầu với một đối thủ quá mạnh về dùng sức, có thể chặt 5-6 viên gạch bằng tay không thì kỹ thuật quấn dính, xoay vòng sẽ khó lòng mà hiệu quả. Lực ra đòn của đối phương quá mạnh sẽ khiến cơ thể không thể chịu đựng kịp, khi đưa chân tay ra đỡ đòn có thể làm gãy xương.
gif .
Vịnh Xuân Quyền sẽ gặp khó khăn nếu gặp phải đối thủ từ võ phải có lực đánh quá mạnh như quyền Anh.
Một nhược điểm khác của Vịnh Xuân Quyền đó chính là môn võ này sử dụng quá nhiều những cú đấm.
Việc này sẽ chia nhỏ lực tấn công, giảm sát thương so với việc dồn nhiều lực vào một cú đấm như quyền anh.
Ngoài ra, người sử dụng cũng sẽ phải tốn thời gian để nghĩ ra nhiều vị trí cho nhiều cú đấm, có thể ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu.
gif .
Nếu không lên đến cỡ cao thủ như Diệp Vấn, việc phải đấm quá nhiều lần sẽ trở thành một gánh nặng cho người sử dụng Vịnh Xuân Quyền
Kết
Ngày nay có rất nhiều phái võ được lập ra trên thế giới. Mỗi môn phái có một điểm mạnh điểm yếu riêng và Vịnh Xuân Quyền cũng không phải là một ngoại lệ, vì vậy khó có thể kết luận đây là võ phái vô địch thiên hạ.
Nhưng dù không "vô đối" như nhiều người nghĩ thì sự mềm mại trong kỹ thuật cùng với tốc độ đánh chóng mặt, Vịnh Xuân Quyền là một trong những môn phái lợi hại hàng đầu hiện nay.
Nguồn: Sifu Paul Wang, MartialTalk

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét