Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/b

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                        
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #1 FULL - Hạ sơn | Diễn viên Tùng Yuki song đấu 'Độc cô cầu bại' DUY NHẤT

9 điều làm cho môn võ thuật Muay Thái hoàn hảo

Muay Thái là môn võ thuật và thể thao đối kháng không giống bất cứ môn võ thuật nào khác. Nó là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ của việc sử dụng đầu gối, khuỷu tay, cẳng chân và tay. Dưới đây là 9 điều làm cho môn võ thuật  Muay Thái hoàn hảo
1. Muay Thái được công nhận rộng rãi là nghệ thuật tấn công hiệu quả bậc nhất thế giới
Khả năng tấn công của Muay Thái đã được kiểm nghiệm trong các cuộc đọ sức và những tình huống thực chiến qua hàng ngàn năm nay, nó được tôi luyện bởi sự nhanh nhẹn, hiệu quả và sức mạnh.
2Muay hiệu quả trong tất cả phạm vi khi chiến đấu tay đôi
Muay Thái là môn võ thuật và thể thao đối kháng không giống bất cứ môn võ thuật nào khác. Nó là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ của việc sử dụng đầu gối, khuỷu tay, cẳng chân và tay.
Điều này cho phép những người thực hành sử dụng tất cả vũ khí có sẵn trên cơ thể trong phạm vi đá , đấm và ôm sát người, khiến nó trở nên hiệu quả trong tất cả các phạm vi chiến đấu tay đôi.
3. Nó đơn giản và dễ học
Mặc dù có đến hàng ngàn kỹ thuật khác nhau trong Muay Thái nhưng nó cũng được biết đến bởi sự đơn giản và thô sơ.
1354088344-the-thao-muay-thai-0
Đó là lý do Muay Thái là dành cho mọi người: đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Ở Thái Lan, thực sự có rất nhiều người học nó khi còn rất trẻ, thậm chí là 5 đến 6 tuổi.
4. Hiệu quả cao trong tự vệ
Muay Thái là một trong số ít những môn võ thuật trên thế giới luôn được sử dụng trong các trận đấu thực tế.
Mặc dù được chú ý rộng rãi như một bộ môn tấn công dựa trên võ thuật nhưng Muay cũng bao gồm kỹ thuật ném, khóa, sử dụng chính lực quay của đối thủ.
Điều kiện của tâm trí, cơ thể và tinh thần xoay quanh Muay Thái cũng làm cho người học nó có được tự tin cần thiết trong các trường hợp tự vệ bản thân.
5. Kết hợp aerobic và bài tập yếm khí
Muay Thái được thiết kế đặc biệt cho việc tăng cường sự sung sức và dẻo dai cần thiết trong các cuộc cạnh tranh võ đài, thậm chí cho người thực hành chỉ mang tính giải trí.
Với việc chạy, nhảy dây và shadowboxing, nó cung cấp bài aerobic để chuẩn bị cho các bài tập có cường độ lớn hơn.
Muay Thái còn xây dựng khả năng chịu đựng tuyệt vời như đấm hay đá vào các tấm đệm hay bao và siết chặt để đẩy cơ thể đến giới hạn của nó.
Điều này làm cho Muay Thái không chỉ là một môn võ thuật hoàn hảo mà còn là các bài tập luyện rất hiệu quả. Với sự rèn luyện bền bỉ, Muay Thái sẽ nâng cao sức mạnh, sự khéo léo và hiệu suất tim mạch.
6. Muay Thái đốt cháy trên 1000 calo một giờ.
Muay-Thai-Boxing-Thailand-5315-1417717892
Không thần chú tuyệt vời nào hơn võ thuật với khả năng giúp bạn đốt cháy hơn 1000 calo trong một giờ. Muay Thái là tiêu chuẩn của việc tập luyện toàn thân hoàn hảo.
Nó là phương pháp hiệu quả để đốt cháy chất béo và giảm cân cũng như xây dựng cốt lõi, tính linh hoạt và toàn thể sức mạnh của bạn.
7. Muay Thái rèn luyện tâm trí, cơ thể và tinh thần của bạn.
Như bậc thầy vĩ đại Muay Thái Kru Yodtong Senanan từng nói: “Muay Thái tốt cho sự tự tin và sức mạnh bên trong bạn”.
Nâng cao các điều kiện cơ thể tới đỉnh cao, Muay Thái xây dựng sự tự tin và tăng tính kỉ luật của tâm trí khỏi sự kiểm soát của các cảm xúc nhất thời.
8. Muay Thái là cơ sở của thể thao võ thuật tổng hợp (MMA).
Như hầu hết các môn võ thuật tấn công hiệu quả trên thế giới, không có gì khó hiểu khi Muay Thái trở thành cơ sở của thể thao võ thuật tổng hợp (MMA).
Một vài đấu sĩ vĩ đại của bộ môn MMA và các nhà vô địch sử dụng nghệ thuật của Muay Thái như nền tảng chiến đấu chính của họ.
9. Muay Thái giải phóng tiềm năng con người trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Một trong các hiểu lầm lớn nhất về Muay Thái là nó chỉ là một môn thể thao bạo lực. Nhưng giống như nhiều môn võ thuật khác, Muay Thái cũng chứa đựng các giá trị quan trọng như là gốc rể của truyền thống.
Nó đem lại sức mạnh cho sự khiêm tốn, kỉ luật cũng như cảm hứng, những điều được cho rằng là khía cạnh quan trọng của bất cứ môn võ thuật nào.
Muay Thái truyền cảm hứng cho những người tập nhiều đức tính tuyệt vời như sự can đảm, tính khiêm tốn và tinh thần của một chiến binh. Những đức tính sẽ giúp bạn giải phóng tiềm năng to lớn của mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Bài trên nói về 9 điều làm cho môn võ thuật  Muay Thái hoàn hảo , hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!
Theo sanchoi

Sự đa dạng của Muay Thái: Bạn thích phong cách nào?

Theo - 22/03/2018 - 17:35

Càng dành thời gian cho Muay Thái, bạn sẽ càng thấy thấm thía vì sao người ta lại nói Muay là môn võ thuật của 8 chi chứ không chỉ đơn thuần là Quyền Anh thêm đá, thêm chỏ.
Từ trường phái của các kỹ thuật gia Muay Femur, giỏi về gối như Muay Khao, chăm ép sân như Muay Bouk, đấm mạnh như Muay Mat, đánh chỏ như Muay Sok, ôm khóa như Muay Pam, cho đến những cú đá của Muay Tae,... nếu như so sánh với Quyền Anh chỉ có 4 phong cách chính, các phong cách thi đấu của Muay Thái tỏ ra đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.
Bản thân các võ sĩ Muay Thái cũng có thể thay đổi phong cách đặc trưng của mình theo thời gian. Vậy phong cách nào thuộc về bạn? Dưới đây là những phong cách Muay Thái mà các khán giả thường bắt gặp trên sàn đấu.
buakaw
Những cú đấm là vũ khí đáng sợ nhất của các võ sĩ Muay Mat
Muay Mat (Muay Maad)
Mat, hay Maad, trong tiếng Thái mang nghĩa cú đấm. Từ này rất chính xác nói lên đặc điểm lớn nhất của những võ sĩ Muay Mat: những cú đấm knockout.
Các võ sĩ Muay Mat sẽ không tung ra những đòn đánh liên tục nhằm mục đích ghi điểm. Thay vì thế, họ sẽ nhắm đến những cú đấm vào cằm để hạ Knockout lập tức, không thì cũng là những cú đấm rất nặng vào vùng thân trên để khiến đối thủ phải trầy vi tróc vẩy.
Kèm theo đó, các võ sĩ Muay Mat cũng thường có những cú đá ống quyển rất dữ. Họ cần những pha lowkick như thế để triệt hạ tốc độ và khả năng di chuyển, tránh né của đối thủ.
Video highlights đặc trưng Muay Mat của Anuwat Kaewsamrit:
Chiến lược đổi đòn để chờ cơ hội KO đòi hỏi võ sĩ phải rất bền bỉ, và phải có một cái cằm thật cứng. Một ví dụ cho Muay Mat là nhà vô địch Muay Thai World Champion Anuwat Kaewsamrit: anh thường xuyên ép sân, hầu như không thèm phòng thủ mà chỉ lao đến tung bodyshot và những cú lowkick cực nặng trước khi chấm dứt trận đấu bằng knockout.
Ngoài Anuwat Kaewsamrit, Muay Mat còn có những đại diện như Coban Lookchaomaesithong, Samransak Muangsurin, Wangheen Meenayothin,...
muay khao
Đòn gối là đặc trưng của các võ sĩ Muay Khao
Muay Khao (Muay Kaw)
Khao, Kaw là từ để chỉ những đòn gối. Các võ sĩ Muay Khao là những bậc thầy về việc khóa đối thủ lại trong khoảng cách gần và dùng đòn gối như một vũ khí cực kỳ đa dạng.
Việc ôm khóa không đơn giản chỉ là vít cổ đối thủ xuống ôm, mà còn phải ép góc, kiểm soát chuyển động tay, không cho đối thủ cơ hội phản đòn với chỏ. Nhưng một khi đã vào khóa, những đòn gối rất bén của các võ sĩ Muay Khao có thể nhắm đến vô số mục tiêu: ruột, gan, chấn thủy, sườn, hai bên đùi hoặc thậm chí là cả cằm.
Video highlights Petchboonchu FA Group (Muay Khao):
Những pha ôm khóa lên gối của các võ sĩ Muay Khao không chỉ có tác dụng ghi điểm, mà còn có tác dụng tiêu hao thể lực, gián tiếp hạn chế bớt sức mạnh của những đòn tấn công sau khi đối thủ thoát khỏi thế khóa. Điều này dẫn đến việc các võ sĩ Muay Khao thường rèn cơ cổ, cơ cánh tay rất mạnh, cũng như có khả năng chịu đòn ở phần thân để chiếm ưu thế trong những pha áp sát.
Đại diện hàng đầu của Muay Khao, nhà vô địch Muay Thái Petchboonchu FA Group nổi tiếng với những đòn gối vô cùng bén. Nhà vô địch thế giới Sagetdao Petpayathai cũng là một võ sĩ Muay Khao rất khôn khéo trong những cơ hội áp sát.
muay tae
Vũ khí nguy hiểm nhất của các võ sĩ Muay Tae là những cú đá (Tae - Tei)
Muay Tae (Muay Tei)
Vũ khí nguy hiểm nhất của các võ sĩ Muay Tae là những cú đá (Tae - Tei). Vùng đầu, vùng thân, cánh tay, đùi, ống quyển, những cú đá vòng cầu của họ có thể tìm đến bất cứ đâu.
Những đòn đá thường mạnh hơn nhiều so với những đòn đấm, và cũng dễ hạ knockout ngay lập tức với chỉ một đòn toàn lực. Các võ sĩ Muay Tae thường xoắn cả cơ thể theo trục cú đá để tạo mômen xoay lớn nhất, nhờ đó cú đá sẽ được tung ra với lực mạnh nhất.
Video highlights Sam-A Kaiyanghadao (Muay Tae):
Những cú đá của Sam-A Kaiyanghadao là một ví dụ hoàn hảo cho Muay Tae.
Sam-A thường sử dụng cú đá trái với tốc độ cực nhanh để làm vũ khí tấn công chính, nhưng ngoài mục tiêu hạ KO, những cú đá của Sam-A cũng được sử dụng để tiêu hao thể lực và khiến đối thủ mất thăng bằng.
saenchai
Saenchai (trái) là bậc thầy với phong cách Muay Femur
Muay Femur (Muay Fimeuu)
Trong số các phong cách Muay Thái, Muay Femur là phong cách đẹp nhất, nhưng cũng phức tạp nhất, khó khăn nhất. Thay vì tập trung vào một sở trường nhất định, các võ sĩ Muay Femur có thể sử dụng mọi kỹ thuật trong Muay Thái và thích nghi với nhiều dạng đối thủ khác nhau.
Chiến thuật của các võ sĩ Muay Femur rất linh hoạt phụ thuộc vào đối thủ của họ. Đôi khi, họ thậm chí có thể dùng chính chiến thuật của đối thủ để lấy gậy ông đập lưng ông.
Video highlights Saenchai PKSaenchaiMuaythaigym (Muay Femur):
Đa phần các võ sĩ Muay Femur thường di chuyển ở vòng ngoài, kiểm soát khoảng cách cẩn thận bằng những cú đá, đạp, đấm thẳng.
Những đại diện hàng đầu của Muay Femur bao gồm Saenchai, Nong-O Kayanghadao, Somrak Sor Khamsing, Superlek Kiatmuu9…

Tấn Gia Quyền - Võ sư Nguyễn Trần Diệu (Tấn Phi Diệu)

Tấn Gia Quyền tên gần gũi là Lò Tấn - Dòng Võ Tấn uy danh một thời, chứng minh Võ thuật cổ truyền Việt Nam là môn võ chiến đấu thực tế.
Cố võ sư Tấn Hoành

Tấn Gia Quyền khởi đi từ võ sư Tấn Hoành (Nguyễn Trần Tiếp 1921 - 2002), một kỳ nhân võ thuật Quảng Ngãi với quá trình tìm thầy học võ nhiều nơi, đến giai đoạn mở lò năm 1955 truyền dạy những thế hệ học trò nổi tiếng trên các võ đài trước năm 1975 và cho đến ngày nay. Sư phụ của võ sư Tấn Hoành có người chỉ một ngày, có người đôi ba tháng, có người một vài năm; sự đam mê và sức sáng tạo trong đường quyền, thế cước đã giúp võ sư Tấn Hoành danh bất hư truyền mà thế hệ con cháu chưa "giải mã" được sự kỳ diệu ấy. Võ đường của ông là điểm dừng chân của những võ sĩ, danh sư nổi tiếng như võ sư Minh Cảnh, Dương Minh Quảng, Bảo Truy Phong...

Gia đình lão hổ Bảo Truy Phong thời trung niên

Cong trai võ sư Tấn Hoành - Võ sư Tấn Tương Lai (Nguyễn Trần Lai), sinh năm 1943 tại Quảng Ngãi, ông là Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật tỉnh Quảng Ngãi, con chim đầu đàn của lực lượng trọng tài quốc gia Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam những năm về trước. Võ sư Tấn Tương Lai đào tạo nhiều võ sĩ nổi tiếng, góp công xây dựng phong trào Võ cổ truyền Quảng Ngãi. Nhớ lại những năm trước, trong các giải Võ thuật cổ truyền toàn quốc khi xếp lịch thi đấu, các đơn vị gặp Quảng Ngãi đều phải kiêng nể. Ông sống tình nghĩa, hiền hoà, khiêm tốn, đơn giản nhưng suy nghĩ sâu sắc. Con trai của ông là Tấn Đại Lực (Nguyễn Trần Tấn Lực), thành danh trên con đường sự nghiệp Thể dục Thể thao, chuyên ngành võ thuật, hiện là Trưởng bộ môn võ thuật Trung tâm huấn luyện Thể dục, Thể thao Quốc gia III.

Võ sư Tấn Phi Diêu (Nguyễn Trần Diêu), sinh 1936, người gốc Quảng Ngãi, ông là con chú nhưng được võ sư Tấn Hoành coi như con ruột trong gia đình đồng thời là học trò lớn. Bản thân ông thi đấu rất thành công trên võ đài võ cổ truyền tự do và quyền anh trong rất nhiều năm, thời mà chỉ có đôi găng, không mũ bảo hiểm, không giáp che thân, dùng chỏ - gối trên võ đài - đổ máu là chuyện thường tình trong giao đấu. Đặc điểm của Lò Tấn là thiện chiến về võ đài Võ cổ truyền tự do và Quyền Anh. Ông hiện sống tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Lão võ sư Tấn Phi Diêu
Hiện được duy trì và phát triển bởi võ sư Tấn Phi Diệu (Nguyễn Trần Diệu -sinh năm 1959 tại Quảng Ngãi) - con trai võ sư Tấn Phi Diêu.
Tấn Nhất Duy (em trai Tấn Phi Diệu) vô địch nhiều năm liền, gần như chưa ném mùi thất bại, nhất là những trận đấu Quyền anh.
Võ sĩ Tấn Nhất Duy
Nguyễn Trần Duy Nhất và Nguyễn Trần Tự Do (con trai Tấn Phi Diệu) là những võ sĩ xuất sắc của Liên đoàn võ thuật cổ truyền tỉnh Lâm Đồng, về học Đại học ở Saigon, tham gia thi đấu Muay Thai, Kick Boxing với thành tích rất tốt. Chỉ trong một thời gian ngắn tập luyện Muay Thai, võ sĩ Nguyễn Trần Duy Nhất đã 3 lần vô địch thế giới năm 2010, 2011, 2012, vô địch tiền Indoor Games, huy chương vàng Châu Á, huy chương bạc Seagames...Phải chăng Võ cổ truyền đã làm nền tảng vững chắc cho các võ sĩ Việt Nam khoác áo các môn võ nước ngoài thi đấu trên đấu trường thế giới thành công, mang vinh quang về cho đất nước.
Duy Nhất sở hữu bảng thành tích ấn tượng trong giới võ thuật
Tấn Gia Song Kiếm:
Bái tổ Tấn gia song kiếm
Tấn gia song kiếm mãi truyền lưu
Diêu thủ, thành, lai, hiệp nhất khai
Song long hổ phục nhật nguyệt kiếm
Diệu cưới xoay vần vận lực công
Phi thân uốn khúc hồi đơn tọa
Tứ môn chuyển thế trung bình tấn
Uy nghiêm bái tổ lập như tiền

Tấn Gia Quyền:
Bái tổ Tấn gia quyền
Lập Tấn gia quyền nhất triển khai
Độc chiêu liên bộ quyền thập tự
Song hành phượng dực thôi sơn tiến
Hoành bộ khuynh thân trung bình hạ
Tả hữu xuyên tiêu hồi địa hổ
Thối tọa liên hoàn tam cước phá
Cương phạt song phi bạt phong ẩn
Trở về lưỡng bộ chảo mã tấn
Hoành thân bái tổ lập như tiền

Tấn gia roi nhị môn:
Bái tổ roi nhị môn
Nhị môn roi truyền tấn lưỡng khai
Bạch hổ xung thiên tiền đã khứ
Quyện phong tụ vũ âm dương khí
Phi vân uốn khúc hồi nghịch lân
Thanh long tọa thủ trấn thành môn
Thành hậu trung bình tích địa liên
Long thăng hổ giáng vờn sơn hải
Hoành thân chuyển đốc thu hồi phục
Môn sinh bái tổ lập như tiền
Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam
Di sản truyền thống thượng võ, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có sẳn ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày.
Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giử các vật thực do thành quả lao động, hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống. Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới.
Qua quá trình gian khổ dựng nước và giử nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giử yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ. Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỷ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức, sách lược trong vận dụng và huy động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể “chiến tranh”.
Kỷ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa,đích thực của một nền võ học cổ truyền phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất.
Ðặc thù của võ học cổ truyền Việt Nam
Nước Việt là một vùng đất hẹp, người thưa,ở sát cạnh một quốc gia phong kiến phương Bắc to lớn, luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một châu huyện của họ.
Ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và truyền thống dân tộc bất khuất, tinh thần thượng võ cao độ đã hình thành một cách sâu sắc trong huyết thống của người dân đất Việt anh hùng, thể hiện qua những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm :
” Muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực, nhục nhã thì
phải chiến thắng kẻ thù xâm lược ”
Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt, độc đáo,phù hợp với đặc điễm của đất nước và con người với trình độ phát triển kỷ thuật, sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ sức đương đầu, ngăn chận bước chân xâm lược tàn ác, bạo ngược của ngoại bang.
Vó ngựa hung hãn của đoàn kỵ binh Mông cổ ngạo nghễ giày xéo một cách man rợ bao lãnh thổ từ Âu sang Á, lập nên một đế quốc rộng lớn, menh mông từ bờ biển Hắc hải đến bờ biển Thái bình Dương, nhưng rồi đã phải quỵ ngã ở dãy đất nhỏ bé nầy.
Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó đã là sự thật!!
Và sự thực đó đã được kiên quyết khẳng định khi đoàn quân bách chiến bách thắng Mông Cổ quay lại tiến công phục thù lần thứ hai và lần thứ ba, mỗi lần quay lại là một lần lớn hơn, mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã phải nuốt hận và bỏ chạy lấy thân một cách nhục nhã, thãm thương.
Người dân đất Việt anh hùng đã dõng dạt nói lên lời quyết chiến, quyết thắng, chấp nhận mọi hy sinh, mất mác. Những chiến cônghiển hách, lẫy lừng đó đã là của toàn dân.
Với ý chí sắt thép ” Sát Thát ” và với những cách đánh dũng mãnh, mưu trí, đoàn chân đất đã ngoan cường chiến đấu và giành lấy những chiến thắng oanh liệt, viết lên những trang sử vẽ vang trong lịch sử hơn 4 ngàn năm lập quốc kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.
Từ một thực tế chiến đấu vô cùng nghiệt ngã đó, những cách đánh sáng tạo, tài tình, độc đáo của dân Việt đã được khẳng định là đúng đắn, thích hợp và có hiệu quả.
Tinh-Hoa của Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam
1. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là VÕ TRẬN
Võ thuật cổ truyền Việt Nam được gọi là “Võ Trận” với ý nghĩa là võ thuật để dùng trong chiến trận để chống giặc giử nước. “Võ Trận” Việt Nam thể hiện đầy sinh động trong tính cách quyết chiến, quyết thắng : đó là một lối đánh tiêu diệt, dứt khoát một mất một còn, không khoan nhượng của cả một dân tộc để giử yên bờ cõi, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
2. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá,
xã thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt.
Cuộc kháng chiến hào hùng của dân quân nước Việt từ ngàn xưa trước một đối phương phương Bắc rộng lớn tựa như một hình tượng đầy sinh động sau đây:
” Nực cười châu chấu đá xe . . . ”
Thế nhưng, những con người ở vùng đất châu thổ sông Hồng nhỏ bé đã chứng minh một sự thực oanh liệt, bao lần đậm nét trong những trang sử hào hùng của dân tộc :
” Tưởng rằng chấu ngã, ai ngờ xe nghiêng . . . .”
Hiện thực đó chỉ có thể có được với một tinh thần thượng võ cao độ, đầy sức thuyết phục:
Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
Ðem chí nhân để thay cường bạo.
(Bình Ngô Ðại Cáo – Nguyễn Trãi.)
Và một truyền thống bất khuất, sắt đá:
Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình
ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn,
cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người
(Lời Bà Triệu Trinh Nương.)
Chấp nhận thử thách, đương đầu với gian khổ, mất mác đau thương. Người dân Việt đã chấp nhận hy sinh tất cả để giành lấy quyền sống tự do, độc lập cho đất nước:
Ta thà làm quỷ nước Nam,
Còn hơn làm Vương đất Bắc.
(lời của Tướng Trần Bình Trọng trong buổi tiệc đầu người, nơi trại giặc.)
Tất cả là thể hiện một đặc thù nổi bật nhất về ý chí quên mình, xã thân cho đại nghĩa dân tộc của Võ thuật Cổ truyền Việt Nam hình thànn trong quá trình dựng nước và giử nước.
3. Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện thực sự cho tính
Nhu chế Cương, Ðoản chế Trường.
Trong thực tế chiến đấu, làm sao có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh?
Người dân Việt, lấy cá nhân mà xét, lấy tập thể mà tính, là yếu kém hơn nhiều so với các thế lực phương Bắc. Nếu chỉ thuần dựa trên ý chí và tinh thần mà không có được một sách lược đối phó thích hợp, một phương cách đối trị hữu hiệu, làm sao có thể ngăn cản được các âm mưu xâm lược thâm độc của giặc ngoại xâm ?
Dân tộc Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu qua thực tiển chiến đấu giành lấy quyền sống còn, cởi bỏ xiềng xích nô lệ ngoại bang với những thể hiện sáng tạo trong võ thuật cổ truyền, một trang bị không thể không có cho đoàn dân quân nước Việt, áp dụng linh động và triệt để 2 nguyên lý căn bản:
A. Nhu chế Cương
Vì yếu hơn nên không thể dùng lực đối lực. Dân quân nước Việt luônluôn phải đối phó với một lực lượng quân sự phương Bắc đông đảo gấp bội, về chiến thuật cũng như chiến lược, vì ít hơn nên ta phải làm sao nhanh chóng giải quyết chiến trường, tiết kiệm sức lực, bằng cách luồn lách, tránh né, mềm dão, hư thực. Trong công có thủ, trong thủ đã tiềm ẩn thế tấn công vào nơi địch sơ hở, bỏ trống.
B. Đoản chế Trường
Áp dụng cho cá nhân người chiến sỉ và cho cả tập thể lực lượng kháng chiến, chống giặc giử nước, người dân nước Việt luôn xử dụng những chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, không mất thì giờ và công sức để triệt phá sức tấn công của đối phương mà chỉ cần nhanh chóng tránh né, tiếp cận, khám phá những sơ hở nhất định của chúng để dứt khoát, dũng mãnh tấn công tiêu diệt ngay chính tiềm năng của sức tấn công ấy: đó là ý nghĩa của tinh thần dùng Đoản chế Trường .
Võ thuật cổ truyền Việt Nam là những tinh hoa kế thừa bao kinh nghiệm xương máu và tim óc của tổ tiên bao đời : đó là một sự thực hiển nhiên không thể phủ nhận được và đừng bao giờ khinh suất coi thường.
Cùng với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài. Người dân Việt cũng luôn tìm hiểu và học hỏi những tinh hoa cốt lõi nhất của họ để có được những cách đánh năng động, sáng tạo và có hiệu quả nhất đối với giặc xâm lược:
Học lấy cái hay của địch để có thể tìm ra được cách đánh thích hợp nhất chế ngự được địch, đó là cách “Dỉ độc trị độc” hoặc còn có thể gọi là : “Gậy ông đập lưng ông”.
Dung hợp những điều hay của địch thành những kinh nghiệm quý báu của mình, giúp cho kho tàng truyền thống đất Việt thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẩn luôn hài hòa thuần phác, đó là tinh thần của “Tri kỷ tri bỉ” (biết người biết ta trăm trận trăm thắng).
Võ thuật cổ truyền Việt Nam luôn thắm đượm tinh thần cao đẹp đó và đã thể hiện trọn vẹn bản sắc độc đáo, anh hùng của dân tộc. Bề dầy lịch sử anh hùng hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước cho phép chúng ta hiểu được như vậy và khẳng định tầm vóc vô cùng to lớn đó.
Xin đừng bao giờ nhầm lẩn, chớ khi nào quên cội nguồn sâu xa đó
Hãy ra sức giử gìn và kế thừa sao cho xứng đáng.

Nơi hội tụ văn hóa VÕ HỌC DÂN TỘC VIỆT NAM

Được chân truyền võ học từ khi còn nhỏ, qua quá trình khai ngộ những tuyệt kỹ võ công của môn gia, mong muốn truyền bá võ học dân tộc đặc dị để không bị thất truyền, Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt đã khai sáng môn võ phái Nam Huỳnh Đạo như một điểm sáng văn hóa võ học trong tâm thức của thế hệ trẻ.

CHÂN TRUYỀN TUYỆT KỸ VÕ CÔNG
Tổ sư khai sinh môn phái Nam Huỳnh Đạo là Võ tướng Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819), tên úy là Huỳnh Tường Đức - một trong ngũ hổ tướng của triều Vua Gia Long. Ông là người tài đức, văn võ kiêm toàn, có công mở mang và phát triển miền Nam Gia Định và là Tiên sư của dòng võ Huỳnh Gia.
Theo nghiệp môn gia, Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt - Chưởng môn sáng lập Nam Huỳnh Đạo là hậu duệ đời thứ 7 đã dày công nghiên cứu và khổ luyện thành công nhiều tuyệt kỹ võ công và hiện đang truyền bá rộng rãi môn võ học nội công đặc dị này và được nhiều tầng lớp môn sinh đón nhận.
Với phương châm và đề cao pháp môn “Đức - Đạo - Thiền - Y - Võ”, môn võ luôn đặt trọng tâm gắn giáo dục phát triển toàn diện thể chất với xây dựng đạo đức con người, góp phần phát triển văn hóa dân tộc và tiến bộ xã hội.
Tính chất xã hội hóa võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo đang từng bước phát triển với định hướng phát huy và tỏa sáng văn hóa dân tộc thông qua võ đạo Việt Nam. Thời gian qua, môn võ dân tộc này đã sát cánh cùng các ban ngành đoàn thể tại nhiều địa phương thực hiện các chương trình “vì sức khỏe cộng đồng” như tổ chức các võ đường văn hiến, võ đường dân gian đã thu hút đông đảo môn sinh thường xuyên tập luyện ở hầu hết các công viên, các trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục thể thao… nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân ở nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Hiện nay, môn phái Nam Huỳnh Đạo đã đào tạo thành công đội ngũ võ sư, huấn luyện viên với sự nhiệt huyết và trình độ chuyên môn cao, thu hút hàng ngàn môn sinh tích cực tham gia tập luyện tại các võ đường. Đồng thời, tại võ đường chính, môn phái đang từng bước xây dựng hệ thống võ đường mang tính hiện đại và chuyên nghiệp hóa.
PHÁT TRIỂN VÕ THUẬT TRONG GIÁO DỤC
Nhận thấy thế hệ trẻ là rường cột của đất nước, môn phái Nam Huỳnh Đạo đã kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc thí điểm thành công đưa môn võ dân tộc này vào giảng dạy thí điểm trong nội dung tự chọn (chính khóa) tại các trường THCS - THPT tỉnh Vĩnh Phúc trên phạm vi toàn tỉnh. Được sự ủng hộ khuyến khích nhân rộng của Bộ GD-ĐT và các ban ngành nên việc đưa môn võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo vào trong các chương trình chính khóa đã có chuyển biến tích cực trong giới học sinh từ năm 2009 đến nay.
Phát huy những giá trị nhân văn, võ phái Nam Huỳnh Đạo đã và đang triển khai mô hình này mở rộng tới học sinh tại nhiều tỉnh thành như Đồng Tháp, Kiên Giang... Kết quả đào tạo đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc góp phần rèn luyện đạo đức, tác phong, nâng cao sức khỏe thể trạng và tinh thần và giúp các học sinh tự tin, phấn khởi hơn trong công tác học tập, tác động tốt đến việc duy trì kỷ cương, nề nếp trong các nhà trường.
Và để việc giảng dạy mang tính chính thống cũng như nâng cao hiệu quả giảng dạy tại các nhà trường, Nam Huỳnh Đạo đã kết hợp với Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm TP.HCM xây dựng bộ giáo trình (có đĩa đính kèm) đạt tính khoa học cao dành cho học sinh các cấp, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Việc môn võ dân tộc được xây dựng trên nền tảng nhân văn, uy tín, có chuyên môn cao đã thu hút không chỉ giới truyền thông trong nước mà còn cả giới truyền thông nước ngoài của Nga, Mỹ, Hàn Quốc… Võ công và võ học Nam Huỳnh Đạo được cộng đồng võ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao, nhiều đoàn võ thuật quốc tế đến môn phái học tập, giao lưu và tập huấn…
VÕ HỌC GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Không chỉ truyền thụ võ học cho các môn sinh trong môn phái, Nam Huỳnh Đạo còn thực hiện thành công chương trình phối hợp với các doanh nghiệp giảng dạy võ thuật, khí công đến cán bộ, công nhân viên, lực lượng an ninh. Bên cạnh đó, hỗ trợ huấn luyện cho các lực lượng gìn giữ an ninh trật tự xã hội, dân phòng, dân quân tự vệ… góp phần nâng cao sức khỏe thể trạng và tinh thần, nâng cao hiệu quả trong công việc nhằm bảo vệ trật tự trị an xã hội.
Ngoài những tuyệt kỹ chiến đấu, phương pháp luyện tập của môn võ này còn giúp người tập loại trừ được một số bệnh về xương khớp, tim mạch mãn tính và các chứng nghiện như thuốc lá, rượu bia...
Nhiều võ sinh, trước khi vào học võ là người nghiện thuốc nặng, sau một thời gian tập luyện trong môi trường võ đạo, họ đã tự bỏ thuốc lá khi nào không hay. Cũng có nhiều người đã một thời lầm lạc, qua quá trình học tập tại võ đường, tu luyện đạo đức, bây giờ trở thành những người có ích cho xã hội.
THIỆN VIỄN
Thành lập từ những năm 1991, môn phái Nam Huỳnh Đạo khởi đầu tại đình Nam Chơn, quận 1, TP.HCM là môn võ được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng góp phần tiếp tục phát huy truyền thống nhân văn - thượng võ.
Môn phái Nam Huỳnh Ðạo là một trong những thành viên tích cực của Hội Di sản Văn hóa TP.HCM và hiện nay đã có 2 lãnh đạo của Nam Huỳnh Ðạo vinh dự được bầu vào Ban Chấp hành của Hội (nhiệm kỳ 2016 – 2020).

         
  III-Tinh thần thượng võ vẫn tồn tại trong dân tộc Việt
 Trong lĩnh vực  quân sự, võ thuật đột nhiên không còn  đóng vai trò quyết định  nữa, nhưng  việc luyện võ vẫn tiếp tục 
 Những võ sư từ các vùng  khác nhau liên kết với nhau lập ra nhiều lò võ  ở Thăng long Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Bình Định, Sàigon và các tỉnh đồng bằng  song Cửu Long
Từ cuối thế kỷ 19, võ thuật bản địa. đã tiếp nhận thuật đấu bốc từ  Anh Quốc, Judo, Aikido và Karate từ Nhật Bản,Wushu, Thiếu LâmVõ Đang từ Trung Quốc, Taekwondo từ Triều Tiên và Pen cat-silat từ Malaysia. chuyển hóa để rồi kết hợp với  c ác thế võ này hầu làm phong phú thêm   võ thuật Việt .
Võ Việt  cũng đã đồng hóa  nhiều yếu tố của y học  cổ truyền Châu Á, và các triết học  cũng như các hệ thống  đạo đức châu Á. 
Võ nghệ  Việt  thể hiện quan điểm về sự tổng hòa đến mức hoàn thiện triết lý âm dươngkhái niệm về ngũ hành tạo nên vũ trụ. Nó còn phản ảnh những quan hệ  biện chứng giữa  thân, thần, tâm khí và lực; giữa động và tĩnh, kiên và hoạt. Võ thuật truyền thống không chỉ là  một môn  thể thao, mà còn là  một  phần của văn hóa dân tộc, chứa đựng một di sản được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Tinh thần thượng võ và việc rèn luyện võ nghệ tiếp tục phát triển  qua c ác môn pháiCác môn phái võ Việt có thể xếp loại thành bốn nhóm chính: Bắc hà ( bắc), Bình Định ( trung) Nam Bộ ( nam) và các môn phái có nguồn gốc  Trung Hoa. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều người ở các nước khác  luyện tập võ Việt, nên phần này cũng  đề cập đến  võ Việt ở nước ngoài.
 
   
A- Nhóm Bắc hà (Bắc)
Các trường phái võ Bắc hà  ban đầu được phát triển ở miền bắc  Việt, mặc dù  ảnh hưởng của nó về sau lan rộng tới các khu vực khác  trong cả nước. Các phái này gồm  vật truyền thống, Việt Võ đạo, Nhất nam(võ hét) Nam Hồng Sơn và một số biến thể mới của các môn phái truyền thống này (Hoàng quyền,Thăng Long Võ Đạo,Thanh Phong Võ Đạo)
a/ Vật truyền thống là hình thức võ rất phổ biến ở miền Bắc. Nhiều làng tổ chức  thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Vật có truyền thống lâu đời từ thời Hai bà Trưng chống bọn thống trị Trung Quốc  vào năm  40 sau Công Nguyên.  Nổi danh  về  Vật truyền thống  là làng Liễu đôi
Liễu Đôi là một làng  ở xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Định. Hàng năm làng tổ chức cuộc thi vật truyền thống vào ngày mồng 5 tháng giêng âm lịch.
Theo truyền thuyết , cuộc thi đấu vật  có  nguồn gốc từ câu chuyện về một chàng trai trẻ họ  Đoàn có sức khỏe phi thường. Một ngày nọ, một cơn lũ tràn qua  vùng  Nương Củi thuộc  làng liễu Đôi, khiến dân làng vô cùng hoảng sợ. Khi chàng trai tới nơi để cứu  giúp thì chàng nhìn thấy trước mắt mình một thanh gươm sáng quắc nằm trên một  vuông nhiễu diều. Nhận ra đó là một thanh gươm thần, chàng quỳ xuống tạ ơn Thần Phật . Chàng cầm gươm và lấy vuông nhiễu điều quấn quanh bụng rồi chàng vung gươm thi triển võ nghệ để cứu dân làng. Sau đó giặc ngoại xâm tràn tới, chàng trai trẻ tình nguyện tòng quân giết giặc. Trongh đơn vị của chàng  có một nữ binh họ Bùi. Hai người họ Đoàn và Bùi yêu nhau và nguyện sẽ nên duyên cầm sắt sau ngày chiến thắng. Thật không may chàng trai trẻ họ  Đoàn hy sinh tại chiến trường, xác chàng được đưa về an táng  tại quê hương. Sau khi quân thù đại bại, Bùi đi thăm mộ chàng ở quê. Nhưng đến gần mộ chàng, nàng cảm thấy quá đau lòng mà chết.
Dân làng  rất cảm động và họ đã lập một ngôi miếu  thờ chàng trai họ Đoàn mà họ gọi là  Thánh ông và một ngôi miếu khác thờ cô gái họ Bùi mà họ gọi là Tiên Bà. Hàng năm họ còn tổ chức  một cuộc  thi đấu vật để tưởng nhớ ngày mất của 2 người. Ban đầu, cuộc thi đấu được  gọi là Lễ hội Thánh Tiên nhưng về sau được  đổi thành Hội vật Liễu Đôi. Hội có nghi lễ rước Thánh Ông tới Bãi vật, tiếp sau  là một cuộc thi vật.
Lễ hội mở đầu với phần dân làng rước kiệu Thánh ông từ miếu ông tới Bãi vật. Một bô lão cầm gươm dẫn đầu đoàn rước và đi giật lùi từ đền đến Bãi vật. Khi kiệu Thánh ông tới, dân làng tổ chức một nghi lễ trong đó có lễ dâng chuối, oản và trà lên Thánh ông. Tiếp sau lễ rước, người ta đốt  lửa trên Bãi vật. Đống lửa tượng trưng cho ánh sang rực rỡ của thanh gươm tìm thấy tại Nương Củi. Người ta tin rằng một đống  lửa sáng rực với ngọn lửa bốc cao sẽ đem lại may mắn trong năm tới.
Tiếp theo là nghi lễ diễn lại khoảnh khắc thiêng liêng khi chàng trai họ Đoàn phát hiện  ra thanh gươm sáng rực và vuông nhiễu điều. Một bô lão đạo cao đức trọng trong làng đánh một chiếc trống lớn đặt trước kiệu rồi trao gươm và vuông liễu điều cho một đô vật của làng. Đô vật này cầm thanh gươm trên tay trong lúc vẫn quấn vuông nhiễu điều quanh bụng.
Sau lễ trao gươm là múa cờ : hai hoặc 4 người mỗi người cầm một lá cờ đỏ hình vuông, tiến lai phía kiệu và rước kiệu tới sới vật  trong tiếng trống giục. Họ biểu diễn  nghi lễ múa cờ.
Cuối tiết mục múa cờ, một người đánh chiếc trống lễ chính. Sau đó chiêng  trống trong cả đền v à chùa của làng đều nổi hiệu, còn đám đông thì hò reo hưởng ứng. Nghi lễ này tượng trưng cho không khí lúc đoàn quân lên đường ra trận
Sau những nghi lễ truyền thống này, cuộc thi đấu vật theo đúng những quy định và hình thức riêng  của làng Liễu Đôi bắt đầu với 5 keo đấu vật.
Theo quy định truyền thống, hai bé trai sinh ra  trong ngày cuối cùng của năm âm  lịch  trước đó phải trình diễn 5 keo đấu vật  để tôn vinh Thánh ông. Vì  những đô vật nhí này vẫn còn nằm trong nôi và dĩ nhiên là không thể  đấu vật được  nên bố của chúng phải đấu thay. Vòng đấu vật này chỉ là  hình thức  và  không ai được đánh ngã đối thủ. Bất cứ hình thức vi phạm nào đối với quy dịnh này cũng bị phạt vì người ta cho rằng hai đứa nhỏ sẽ là các  đô vật trong tương lai và do đó  chúng sẽ không gặp may nếu bị thua ngay từ trận đấu đầu tiên. Nếu các ông bố   không thể tham dự được  thì ông nội sẽ vào  đấu vật và nếu họ cũng không  thể đấu được  thì những người họ h àng cao tuổi là nam giới khác phải thay thế.. Sau 5 vòng đấu đầu tiên, cuộc thi đấu vật thực sự bắt đầu. Đô vật làng Liễu Đôi, với tư cách chủ nhà phải khai mào cuộc đấu để khích lệ những người tham gia đến  từ các làng khác.
Theo quy định, các đô vật chỉ đóng một  chiếc khố nhỏ. Các miếng hiểm hóc để đánh ngã đối phương bị cấm ngặt.
Có 3 hạng giải thưởng. Giải đặc biệt được trao cho đô vật đứng đầu, sau đó là 3 Giải nhất nhì ba. Tiếp đó là giải của lễ hội trao cho tất cả những người tham gia, bất kể thắng cuộc  hay thua cuộc . Giải cuối cùng có lẽ là giải quan trọng nhất  vì mục đích của lễ hội là khuyến khích mọi người tham gi ĐẤU VẬT.
b/ Việt Võ đạo (võ cổ  truyền)
Hànội và các vùng phụ cận được xem là  cái nôi của  võ cổ  truyền. Trước đây, nhiều võ sinh từ khu vực này đã vượt qua các kỳ thi võ đầy khó khăn. Thậm chí sau năm 1880 khi mà thi võ bị bãi bỏ, nhiều võ gia vẫn tiếp tục  bí mật truyền thụ các kỹ năng lại cho con cháu
Võ sư Nguyễn Lộc quê tại Sơn Tây khai sáng Năm 1938 một phái võ Việt  mới, pha trộn  những tinh tuý của truyền thống võ học gia đình, võ Việt nam và các truờng phái võ của các nước khác. Nguyễn Lộc muốn xây dựng  một phái võ để quảng bá cho đông đảo quần chúng. Phái võ này đi dễ  đến khó, từ đơn giản tới phức tạp, phù hợp với thể trạng người Việt, và dựa trên kỹ thuật phản công ngang. Nhờ đó võ sinh có thể lật người ngã xuống một cách an toàn. Phái võ Việt đó  mang tên   Vovinam
  Video   Vovinam quốc võ        Video Vovinam Bắc  1        Video    Vovinam 2
 
 
c/-  Phái Nhất Nam  có lịch sử lâu đời nhất trong số các phái võ  cổ truyền Việt khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An.
Có người cho rằng cái gốc ban đầu của Nhất Nam là võ Hét, , của vùng châu Hoan, châu Ái xa xưa mà sau này là xứ Thanh, xứ Nghệ (hay Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay). Võ sư Ngô Xuân Bính xuất thân trong gia đình có truyền thống về võ, đã đặt tên cho môn võ là phái võ Nhất Nam  mà ông là chưởng môn phái.
Theo sách Nhất Nam căn bản tập 1 và 2, Phái Nhất Nam  dựa trên những nguyên lý đơn giản mà hợp lý, dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý và cơ chế vận động của cơ bắp con người để tạo dựng lên những phương pháp luyện tập, những hệ thống bài tập chứa những thủ thuật tinh tế và khoa học, những đòn thế đơn giản mà khéo léo, có khả năng lợi dụng được sức mạnh của đối phương... Xuất phát từ thể chất không cứng mạnh, võ sinh ta không thể tập theo lối cương cường, mà tập trung vào luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu, cụ thể là tập nhiều về tránh né sao cho thật thuần thục để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương mà dứt điểm. Nói như các võ sư võ Héc là: "học đạt cái tinh để chế cái nhiều, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng..."
Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống các huyệt trên cơ thể người
Bên cạnh những bài quyền chiến đấu, Nhất Nam còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm tu dưỡng nhân cánh con người. Trong quyền, Nhất Nam tập đá nhiều, nhưng những đòn yểm trợ bằng tay vẫn được chủ yếu sử dụng và đạt hiệu quả cao, trong đó nổi bật lên 2 thế: tay xà tay trảo.
Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăn vốn rất phổ biến ở vùng Thanh-Nghệ, nó có độ nẩy, độ xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt.
Tay trảo là thế đánh của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại chĩa thẳng thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương, thể hiện lối võ lấy yếu thắng mạnh, lấy nhẹ đánh nặng. Đặc biệt các bài Ma quyền, Ảo quyền, Hoa quyền đã kết tinh những kỳ bí của võ Nhất Nam.
Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống các huyệt trên cơ thể người
Bên cạnh những bài quyền chiến đấu, Nhất Nam còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm tu dưỡng nhân cánh con người. Trong quyền, Nhất Nam tập đá nhiều, nhưng những đòn yểm trợ bằng tay vẫn được chủ yếu sử dụng và đạt hiệu quả cao, trong đó nổi bật lên 2 thế: tay xà tay trảo.
Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăn vốn rất phổ biến ở vùng Thanh-Nghệ, nó có độ nẩy, độ xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt.
Tay trảo là thế đánh của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại chĩa thẳng thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương, thể hiện lối võ lấy yếu thắng mạnh, lấy nhẹ đánh nặng. Đặc biệt các bài Ma quyền, Ảo quyền, Hoa quyền đã kết tinh những kỳ bí của võ Nhất Nam.
Hiện nay, về vũ khí có 9 bài côn, 9 bài kiếm, 7 bài rìu, 3 bài chạc ba, 5 bài thương, 1 bài song nguyệt, 2 bài đoản thiên mộc, 3 bài câu liêm cán ngắn (đánh kèm với lá mộc), 1 bài đánh bằng dây lưng, đặc biệt có cả bài đánh bằng dải lụa được gọi là Nhung thuật.
Binh khí của Nhất Nam cũng rất đặc sắc. Côn có tới 4 cỡ với độ dài bằng cánh tay, cao ngang mày, cao 1 đầu 1 gang tay và cao một đầu một với tay. Mộc bằng gỗ ken mây, bọc nhiều lớp da sống. Hai bên thân mộc còn lắp thêm 2 cái để khi đánh có thể xòe ra thành một lớn hoặc có thể gấp lại để che hai phía của thân mộc. Cây chạc ba như cây chạc ba đâm cá, có thể vừa đâm vừa ngoặc. Câu câu liêm là biến tướng của cây rựa đi rừng. Kiếm có sống và lưỡi, cong từ đoạn 2/3 ra mũi. Song nguyệt như cái liềm lưỡi sắt, hai đầu nhọn hoắt, một cặp nguyệt như bốn con dao vừa đâm vừa chém. Bài nhung thuật đánh bằng dải lụa dài 1-3 mét, đầu buộc vật nặng, cứng dùng để điểm, trói đối phương và quấn, giật vũ khí đối phương, có thể dấu kín nên dễ đánh bất ngờ.
Trang phục của võ sinh Nhất Nam theo lối võ cổ truyền: đầu chít khăn, mình trần, đóng khố.
 
 

d/ Phái Nam Hồng Sơn do võ sư Nguyễn văn Tộ sáng lập
-Võ sư Nguyễn văn Tộ sanh năm 1895 tại huyện Thường Tín, tỉnh Hà tây. Khi còn trẻ ông được rèn luyện võ cổ truyền của triều Nguyễn. Về sau ông nghiên cứu thêm và vay mượn kỹ thuật của võ Trung Hoa để hoàn thiện trường phái của mình. Phái võ  Nam Hồng sơn là sự kết hợp nhuần nhuyễn và uyển chuyển các truyền thống võ học Việt nam và trung Quốc
 


 


 
     
   
   
 
   
   
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét