Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

BÍ ẨN KHOA HỌC 76

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí ẩn dưới hồ nước sâu nhất hành tinh: Sau 41 năm, giới khoa học chưa nguôi ám ảnh

Trang Ly |
Bí ẩn dưới hồ nước sâu nhất hành tinh: Sau 41 năm, giới khoa học chưa nguôi ám ảnh

Ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy hồ Baikal, những bí ẩn tồn tại nơi đây vẫn luôn khiến giới khoa học bị ám ảnh.


Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã là hồ Baikal rộng lớn. Vẻ đẹp tĩnh lặng hiếm thấy của Baikal được người ta ví như "Hòn Ngọc của nước Nga".
Với điểm sâu nhất của hồ đạt 1.642m, Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Không những thế, do hình thành từ cách đây 25 triệu năm, Baikal cũng là hồ nước cổ nhất trên hành tinh.
Vẻ đẹp nguyên sơ hiếm thấy cùng những kỷ lục mà Baikal có được chỉ là "phần nổi" của câu chuyện về "Hòn ngọc của nước Nga". Tương tự như độ sâu hơn 1.600m của nó, Baikal cũng chứa đựng những câu chuyện kỳ lạ và khó hiểu trong suốt chiều dài lịch sử.
Bí ẩn dưới hồ nước sâu nhất hành tinh: Sau 41 năm, giới khoa học chưa nguôi ám ảnh - Ảnh 1.
Có rất nhiều bí ẩn được người đời truyền tai nhau ở hồ Baikal, một trong số đó là sự tồn tại bí ẩn của con quái vật khổng lồ trong hồ.
Người bản địa Buryats sinh sống ven hồ kể lại rằng, họ đã từng chứng kiến một con quái vật khổng lồ và gọi nó là Lusud-Khan hay Usan-Lobson Khan, nghĩa là Rồng nước bọc thép. Những người thám hiểm Trung Quốc cũng đã đến đây và kể lại rằng họ cũng nhìn thấy một sinh vật khổng lồ ẩn mình trong làn nước xanh ngắt của Baikal và gọi nó với các tên là Thần hồ và Cá rồng.
Bằng chứng cổ xưa về quái vật hồ Baikal được tìm thấy trên các hình ảnh chạm khắc trên tấm đá lớn hồ Baikal. Theo đó, tấm đá nằm gần làng Askiz có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 9 Trước Công nguyên. Trên tấm đá khắc họa hình ảnh quái vật nước bí ẩn, có hình dáng giống như con thằn lằn có lưỡi chẻ đôi, bộ móng vuốt sắc nhọn cùng tấm áo giáp dọc theo lưng của nó.
Cũng giống như câu chuyện về quái vật hồ Lochness của xứ Scotland, quái vật hồ Baikal của nước Nga rộng lớn vẫn còn nhiều bí ẩn. Ở một vùng hồ rộng lớn có tổng diện tích bề mặt lên đến 31.722 km2 và sâu hơn 1.600m thì việc chúng ta chưa có bằng chứng xác thực nhất cũng khó mà phủ định những gì mà làn nước kia che giấu.
Đến thời hiện đại, Baikal lại có những tin đồn liên quan đến sự xuất hiện của UFO (phương tiện bay được cho là của người ngoài hành tinh).
Bí ẩn dưới hồ nước sâu nhất hành tinh: Sau 41 năm, giới khoa học chưa nguôi ám ảnh - Ảnh 2.
Nếu như câu chuyện về quái vật hồ Baikal xuất hiện từ cách đây rất nhiều năm thì những bí ẩn liên quan đến UFO lại xuất hiện trong thời hiện đại với những câu chuyện kỳ lạ về vật thể bay khổng lồ được cho là phương tiện di chuyển của người ngoài hành tinh.
UFO truy sát máy bay Liên Xô?
Có rất nhiều báo cáo liên quan đến những ánh sáng lạ, UFO và người ngoài hành tinh tại hồ Baikal. Điều thú vị là, những câu chuyện liên quan đến UFO tại đây lại đến từ những tập tài liệu bí mật của Hải quân Liên Xô. Đáng chú ý trong tập tài liệu đó là vụ tai nạn máy bay thương mại khó hiểu xảy ra năm 1958.
Khi đó, một máy bay chở khách của Liên Xô là Tupolev Tu-154 gặp nạn và lao thẳng xuống mặt nước hồ đóng băng. Báo cáo cho hay, vụ tai nạn không hề liên quan đến các vấn đề kỹ thuật hay do lỗi của phi công trưởng. Nguyên nhân Tupolev Tu-154 gặp nạn là vì bị một UFO khổng lồ truy đuổi.
Lính Hải quân Liên Xô đụng độ sinh vật dáng người khổng lồ
Hơn 20 năm sau, Baikal lại xuất hiện một câu chuyện kỳ lạ liên quan đến sinh vật kỳ lạ giống người ngoài hành tinh. Lần này, chính lính hải quân Liên Xô thuật lại. Theo đó, vào năm 1982, khi đang lặn dưới hồ Baikal, hải quân Liên Xô bất ngờ đụng độ một sinh vật hình người khổng lồ mặc một bộ đồ ánh bạc dài đến 50m.
Bí ẩn dưới hồ nước sâu nhất hành tinh: Sau 41 năm, giới khoa học chưa nguôi ám ảnh - Ảnh 3.
Thợ lặn Hải quân Liên Xô từng đụng độ với sinh vật dáng người khổng lồ dưới Baikal? Nguồn: Mysteriousuniverse
Báo cáo cho hay, 3 thợ lặn hải quân đã chết, 4 người khác bị thương khi cố gắng tiếp cận và đuổi theo sinh vật kỳ lạ.
Trước công chúng, chính phủ Liên Xô thời đó phủ định tất cả những câu chuyện liên quan đến UFO và người ngoài hành tinh và liên tục khẳng định rằng, thứ mà người dân thấy có thể là một hiện tượng siêu nhiên mà con người chưa thể giải thích rõ ràng. Họ tuyệt nhiên không đề cập đến UFO và sinh vật kỳ lạ kia.
Luồng sáng bí ẩn dưới hồ Baikal
Trước khi sự kiện lính Hải quân Liên Xô đụng độ sinh vật dáng người khổng lồ dưới hồ Baikal xảy ra năm 1982, một sự kiện khác liên quan đến khoa học cũng khiến nhiều người nghi ngờ sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
Đó là vào năm 1977, khi tàu lặn Paysis (thuộc dự án nghiên cứu khoa học tại hồ Baikal của các nhà khoa học Liên Xô) chạm đến độ sâu 1.200m thì bất ngờ gặp trục trặc kỹ thuật, hệ thống đèn của Paysis đột ngột tắt, không gian xung quanh chìm trong bóng tối lạnh lẽo.
Bí ẩn dưới hồ nước sâu nhất hành tinh: Sau 41 năm, giới khoa học chưa nguôi ám ảnh - Ảnh 5.
Đột nhiên, một luồng ánh sáng cực mạnh chiếu thẳng vào con tàu lặn Paysis. Hệ thống camera ghi hình của Paysis ghi nhận luồng sáng trắng chói mắt. Sau vài giây, luồng sáng chợt mất, trả lại vùng nước đen đặc quánh.
Cho đến nay, nguồn gốc bí ẩn luồng sáng dưới hồ Baikal chưa bao giờ được giải thích một cách thỏa đáng vì thế, luồng sáng mạnh này vẫn còn là bí mật ám ảnh giới khoa học đến tận ngày nay. 
Đó có phải là ánh sáng phát ra từ phi thuyền của người ngoài hành tinh? Tại sao hệ thống đèn của tàu lặn phụt tắt? Những bí ẩn sâu 1.200m dưới hồ Baikal năm 1977 vẫn còn bỏ ngỏ nhiều năm nay.
Nguồn: Mysteriousuniverse, NewYorkminutemag
theo Helino

Đến vùng đất này bạn có thể đi "xuyên không" từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được

L.T |
Đến vùng đất này bạn có thể đi "xuyên không" từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được

Dù thuộc 2 châu lục khác nhau nhưng thực tế, hai quốc gia này chỉ cách nhau vỏn vẹn chưa đầy 4km. Tại địa điểm kỳ lạ này, con người có thể nhìn thấy cả quá khứ và tương lai.

Bạn đã từng nghe đến tên quần đảo Diomede nằm ở trung tâm eo biển Bering giữa đất liền Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga), gồm 2 đảo Big Diomede (đảo Lớn) và Litte Diomede (đảo Bé)?
Đảo Big Diomede (đảo Lớn - bên trái) và Litte Diomede (đảo Bé - bên phải). Đường màu vàng ở giữa là đường đổi ngày quốc tế phân chia đảo Diomede Lớn và đảo Diomede Bé.
Nơi nhìn thấy cả quá khứ và tương lai
Dù chỉ cách nhau 3,8 km và rõ ràng nằm chung trong một quần đảo, 2 hòn đảo này lại được phân cách bởi đường đổi ngày quốc tế, cũng là biên giới giữa Nga và Mỹ.
Đảo Diomede Lớn thuộc lãnh thổ của Nga và đảo Diomede Bé thuộc sở hữu của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc xứ sở bạch dương và xứ cờ hoa chỉ cách nhau vỏn vẹn chưa đầy 4 km.
Đến vùng đất này bạn có thể đi xuyên không từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được - Ảnh 1.
Đảo Diomede Lớn (trái) và đảo Diomede Bé (phải).
Điều đặc biệt hơn cả, vì đường đổi ngày quốc tế phân tách 2 hòn đảo này nên chúng có 2 múi giờ khác nhau, đảo Diomede Lớn đi trước đảo Diomede Bé 23 tiếng.
Khi ở Nga đã sang ngày mới, ở Mỹ vẫn là ngày hôm trước. Bởi vậy, đảo Lớn và đảo Bé còn được gọi lần lượt với cái tên đảo Ngày mai (Tomorrow Island) và đảo Hôm qua (Yesterday Island). Đây cũng là lý do quần đảo Diomede được mệnh danh là nơi có thể nhìn thấy cả quá khứ và tương lai.
Nơi người ta dễ dàng đi bộ từ Mỹ sang Nga vào mùa đông
Đảo Lớn và đảo Bé đều có địa hình dốc đứng, phần đỉnh bằng phẳng, vị trí tách biệt, bao quanh là vùng biển động. Những ngày thời tiết ấm áp, 2 hòn đảo chìm trong lớp sương mù dai dẳng.
Đến vùng đất này bạn có thể đi xuyên không từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được - Ảnh 2.
Làng Diomede (Inalik) tọa lạc tại bờ biển phía tây đảo Diomede Bé, Alaska.
Đến vùng đất này bạn có thể đi xuyên không từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được - Ảnh 3.
"Cây cầu băng" nối liền 2 đảo vào mùa đông.
Đến vùng đất này bạn có thể đi xuyên không từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được - Ảnh 4.
Bên trái là đảo lớn, bên phải là đảo bé.
Tuy nhiên, vào mùa đông lạnh giá, mặt biển sẽ xuất hiện những tảng băng trôi khổng lồ, vô tình tạo thành một cây cầu tự nhiên nối liền 2 đảo, cho phép người ta đi bộ từ Mỹ sang Nga và ngược lại. Tất nhiên, đây chỉ là lý thuyết bởi việc băng qua eo biển Bering là bất hợp pháp.
Cuộc sống khác biệt trên 2 đảo
Dân tộc Yupik Eskimos là những người đầu tiên cư ngụ trên 2 hòn đảo vào khoảng 3.000 năm trước.
Người châu Âu đầu tiên đặt chân đến đây là nhà thám hiểm người Nga Semyon Dezhnyov vào năm 1648. 80 năm sau, hoa tiêu người Đan Mạch Vitus Bering tiếp tục là người phát hiện sự tồn tại của quần đảo này vào ngày 16/8/1728.
Năm 1867, Mỹ mua Alaska từ Nga và sở hữu luôn đảo Diomede Bé. Ranh giới mới giữa 2 đảo chính thức được xác lập và đảo Diomede Lớn được để lại cho Nga.
Đến vùng đất này bạn có thể đi xuyên không từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được - Ảnh 6.
Cộng đồng người bản xứ sinh sống trên đảo Diomede Bé.
Đến vùng đất này bạn có thể đi xuyên không từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được - Ảnh 7.
Đảo Bé là nơi sinh sống của cộng đồng nhỏ gồm khoảng 75 cư dân với một nhà thờ và trường học. Trong khi đó, đảo Lớn được Nga lấy làm căn cứ quân sự. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga di dời toàn bộ cư dân trên đảo Lớn vào đất liền vì lý do an ninh.
Ngày nay, đảo Lớn không có người dân sinh sống, trên đảo chỉ đặt một trạm thời tiết và căn cứ của lực lượng Biên phòng Nga.
Trong khi đó, người Eskimos sống trên đảo Bé vẫn duy trì lối sinh hoạt truyền thống, thu hoạch cua và cá, săn cá voi trắng, hải mã, hải cẩu và gấu Bắc cực. Hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều được sà lan chở từ đất liền vào đảo đều đặn hàng năm.
Đến vùng đất này bạn có thể đi xuyên không từ quá khứ tới tương lai trong giây lát, bí mật nằm ở điều đặc biệt không nơi nào trên thế giới có được - Ảnh 8.
Trực thăng hạ cánh trên đảo Diomede Bé.
Ngoài ra, chính quyền liên bang Mỹ cũng chi tiền thuê một chiếc trực thăng chuyên vận chuyển thực phẩm, nhu yếu phẩm và thư từ cho cư dân trên đảo.
Trực thăng và thuyền là 2 loại phương tiện phổ biến chở du khách đến thăm thú đảo Diomede Bé. Vào mùa đông, du khách cũng có thể lựa chọn chuyến bay của hãng Bering Air (trụ sở ở Nome, Alaska), máy bay sẽ hạ cánh trên băng.
theo Helino

Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới

  • 1 2 3 4 5 38
  • 35.833
Cùng khám phá những truyền thuyết chôn vùi “sâu thẳm” dưới đáy hồ nước ngọt “thẳm sâu” nhất thế giới…
Xét về địa lý tự nhiên, Liên Bang Nga là quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới, từ những khu rừng già rậm rạp với lượng gỗ khổng lồ, mỏ dầu trù phú cho tới nguồn nước ngọt cực lớn tới từ hồ Baikal.
Hơn cả một nguồn tài nguyên, hồ Baikal còn là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất thế giới với biết bao câu chuyện truyền thuyết xung quanh…

Đặc điểm có 1-0-2 và những cái “nhất”…

Hồ Baikal, còn được biết tới với cái tên Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberia, thuộc Nga. Đây là hồ nước ngọt cao tuổi nhất thế giới, ra đời cách đây 25 - 30 triệu năm về trước từ một vết đứt gãy của vỏ Trái đất. Baikal có diện tích khoảng 31.722km2 với độ sâu 1.642m, chiếm đồng thời hai kỷ lục về hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất trên hành tinh.
Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Điểm độc đáo mà chỉ có hồ Baikal đang sở hữu chính là khả năng phát triển, mở rộng "thần kỳ" của nó. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi năm, hồ Baikal “lớn thêm” khoảng 2cm, hiện nó đã mở ra 336 nhánh tất cả.
Trữ lượng nước ngọt ở đây tương đương 20% lượng nước ngọt chưa đóng băng trên thế giới và 90% nếu chỉ tính ở riêng Nga. Trong trường hợp tất cả nguồn nước ngọt khác trên Trái đất cạn kiệt, nước ở hồ Baikal cũng đủ cho cả nhân loại dùng trong vòng 40 năm.

Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Vẻ đẹp hồ Baikal khi mùa đông tới
Giống như phần lớn các nơi khác trên đất nước Nga, nhiệt độ ở hồ Baikal khá thấp, có địa điểm xuống tới -19 độ C vào mùa đông. Đáng kinh ngạc hơn, nước hồ Baikal cực trong, từ trên bờ có thể nhìn thấy rõ những hòn đá cuội ở độ sâu 40m.
Thành phần nước ở đây cũng rất tinh khiết, chứa rất ít khoáng chất. Các chuyên gia kết luận rằng, không ngoa nếu gọi nước hồ Baikal gần như là nước cất.
Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Mặt nước hồ Baikal tuyệt đẹp
Ngoài ra, hồ Baikal còn là “ngôi nhà” của hơn 2.500 loài động thực vật khác nhau. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng chẳng hạn như loài cá Golomyanka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con hay loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal.
Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Hình ảnh một chú hải cẩu Nerpa Baikal
Được cho đã di chuyển đến đây từ Bắc Bắc Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.

… là khởi nguồn cho những truyền thuyết bí ẩn…

Có nhiều câu chuyện dân gian kể về sự ra đời của hồ Baikal. Có chuyện kể rằng, thiên thạch đâm vào Trái đất và tạo ra một vết nứt lớn, nơi sau này chính là hồ Baikal.
Người ta đồn rằng, hồ có năng lực ma thuật siêu nhiên nào đó có thể kéo dài tuổi thọ con người. Đó cũng là lý do vì sao có những người sẵn sàng mạo hiểm ngâm mình trong nước hồ ở nhiệt độ -5 độ C để được bất tử.
Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Một khoảnh khắc huyền ảo và có phần ma mị của hồ Baikal
Một câu chuyện khác về hồ xoay quanh người đàn ông đầy quyền lực tên Baikal. Thuở xưa, Baikal có một cô con gái xinh đẹp tên Angara. Angara đẹp đến nỗi để bảo vệ nàng, cha Baikal đã nhốt cô trong một tòa tháp cao. Nhưng người con gái xinh đẹp lại đem lòng yêu chàng Yenisey và trốn cha đi theo người yêu. Baikal biết chuyện, nổi giận và nguyền rủa Angara, ném một mảnh núi vỡ chắn đường không cho nàng gặp Yenisey.
Angara khát khô cả họng. Cô van nài cha mình tha lỗi và cầu xin ông ban cho mình nước uống. Thế nhưng, Baikal trả lời rằng, ông chỉ có thể cho cô nước mắt của mình mà thôi…
Đó là lý do vì sao nhánh sông Angara thuộc hồ Baikal và sông Yenisey tạo thành hình một giọt nước mắt như ngày nay. Còn về phần Baikal, đau buồn vì chuyện của con gái, ông trở nên lạnh lùng, ủ rũ y như vẻ ảm đạm, lạnh lẽo thường thấy của hồ sau này.
Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Vẻ lạnh lùng, ảm đạm của hồ Baikal như lời kể trong truyền thuyết
Ngoài ra, còn một truyền thuyết khác kể về sự ra đời của hồ nước rộng lớn nơi đây. Theo đó, khi con người đặt chân tới vùng này, không có dấu tích gì của nước cả. Mọi người tìm kiếm rất lâu nhưng vô ích. Họ chán chường, thất vọng và tức giận vô cùng.
May sao, có một người hành hương xuất hiện. Người đó cảm thương số phận của các cư dân sắp chết khát, bèn xé trái tim từ lồng ngực ra, ném xuống đất. Quả tim phá vỡ tầng đất dày phía dưới chân và nước từ đó tuôn ra xối xả, tinh khiết, tạo thành hồ Baikal như ngày nay.
Chưa dừng lại ở đó, đảo Olkhon thuộc hồ được cho là nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời. Người ta cũng đồn rằng, chúa Jessus đã từng tới nơi đây và ban phước lành, trong khi vùng Cape Ryty thuộc phía Tây hồ Baikal bị nguyền rủa, có thể khiến ai đi qua đây chết “bất đắc kỳ tử”.

…thậm chí cả những câu chuyện về người ngoài hành tinh…

Theo thời gian, những câu chuyện, đồn đoán về hồ Baikal càng nhiều hơn. Một tài liệu cũ của hải quân Nga năm 1982 có ghi lại về cuộc gặp gỡ người ngoài hành tinh dưới đáy hồ của một số thợ lặn.
Cụ thể, một số thợ lặn hải quân đã vô tình chạm trán các “sinh vật hình người mặc đồ màu bạc” ở độ sâu 50m. Kết cục là 3 người trong số họ đã chết vì đuổi theo, 4 người khác bị thương nặng.
Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Hình ảnh vòng tròn kỳ lạ ở hồ Baikal từ vệ tinh ngoài Trái đất
Tới năm 2009, người ta lại phát hiện ra ở hồ Baikal những vòng tròn kỳ lạ đường kính lên tới 4,4km có thể nhìn thấy từ vệ tinh ngoài Trái đất. Hai năm sau, một chiếc tàu có tên Yamaha đã mất tích ở hồ vì hút vào các xoáy nước lớn.
Nhiều người cho rằng, đó là bằng chứng cho sự hiện diện của người ngoài hành tinh và các xoáy nước trên chính là cánh cửa đi tới thế giới địa ngục.
Truyền thuyết bí ẩn ở hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Phải chăng hồ Baikal là căn cứ của người ngoài hành tinh trên Trái đất?
Bản thân người dân sống quanh hồ Baikal cũng kể lại nhiều điều bí ẩn. Rất nhiều người thường xuyên nhìn thấy các khung cảnh lạ trên mặt hồ: từ hình lâu đài cho tới xe lửa, tàu thuyền… Đôi khi, vào ban đêm, từ phía dưới hồ còn phát ra ánh sáng rất đáng sợ. Các nhà khoa học cho rằng, nhiều khả năng các hình ảnh mà người dân địa phương mô tả chính là các ảo ảnh được tạo ra bởi ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, bề mặt nước và dưới nước tại đây.
Dẫu vậy, hồ Baikal vẫn làm người ta phải hoài nghi về thứ được gọi là “người ngoài hành tinh”. Cho tới nay, câu trả lời thực sự vẫn còn nằm trong bóng tối.
Cập nhật: 22/11/2013 Theo Trí Thức Trẻ

Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô

Trang Li |
Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô
Ảnh mang tính minh họa.

Ngày 24/10/1960 mãi trở thành ký ức đẫm máu đầy ám ảnh trong lịch sử hàng không Liên Xô.

Trước khi người Liên Xô mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ vào năm 1961 với sự kiện phi hành gia Yuri Gagarin cùng con tàu vũ trụ Phương Đông 1 thực hiện chuyến bay lần đầu tiên ra ngoài không gian kéo dài 108 phút ngày 12/4 cách đây 57 năm thì vào năm 1960 lịch sử hàng không Liên Xô phải chứng kiến một thảm kịch chết chóc nhất trong ngành tên lửa hàng không tính cho đến năm 2018.
Lịch sử Liên Xô ghi nhận, mỗi một quyết định phóng tên lửa hay tàu vũ trụ đều ít nhiều bị chi phối bởi các quyết định mang yếu tố chính trị cũng như công nghệ bấy giờ.
Một trong những quyết định sai lầm khiến Liên Xô mất đi một tài năng vũ trụ đáng buồn nhất trong lịch sử là trường hợp của kỹ sư hàng không kiêm phi công bay thử nghiệm Vladimir Komarov (bạn thân của "huyền thoại vũ trụ" Yuri Gagarin") người phải thực hiện "sứ mệnh tự sát" - lái thử trên con tàu vũ trụ Soyuz 1 bất chấp những phản đối của các kỹ sư (đọc chi tiết, tại đây).
Thế nhưng...
Lịch sử hàng không Liên Xô cũng phải cay đắng ghi nhận, chưa có một thảm kịch nào xảy ra do quyết định sai lầm của giới lãnh đạo mà cái giá phải trả lại quá thảm khốc, đau đớn đến vậy!
Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 1.
Một năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939 - 1945) kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh mới. Không đổ máu trên chiến trường, không có súng đạn khiến bao gia đình ly tán, cuộc Chiến tranh Lạnh của hai cường quốc diễn ra giữa những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ suốt hơn 4 thập kỷ về vũ khí (hạt nhân), công nghệ hiện đại và các sứ mệnh không gian khiến thế giới đi từ bất ngờ này đến ngỡ ngàng khác.
Không chỉ thế, Chiến tranh Lạnh cũng là cuộc "cân não" của những bí mật mà đôi bên đều muốn giấu nhẹm đi trước địch thủ cũng như trước dư luận của người dân và thế giới. Bởi vậy mới có chuyện, khi tất cả mọi chuyện đã ngã ngũ, khi cuộc chiến đó tạm thời đỡ nhức nhối thì người ta mới đưa những bí mật đó ra ánh sáng.
Nedelin Catastrophe (hay Nedelin Disaster - Thảm kịch Nedelin) là một câu chuyện như thế!
"Nọc độc của Quỷ"
Trước khi mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ cho loài người, Liên Xô đã khởi xướng chương trình phát triển tên lửa xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới từ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra.
Khoảng hai thập kỷ sau, dưới sự chỉ đạo tài ba của nhà khoa học, kỹ sư kiêm nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô là Sergey Korolev, R-7 Semyorka, thế hệ tên lửa xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới của Liên Xô ra đời. R-7 Semyorka phóng thử thành công vào tháng 8/1957.
Vốn say mê với lý tưởng du hành vũ trụ bằng tên lửa, tổng công trình sư Sergey Korolev đã đệ trình ý tưởng của mình lên Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô với mong muốn sử dụng tên lửa R-7 đưa vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất.
Ý tưởng được tán thành nhanh chóng. Kết quả, ngày 4/10/1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới do Liên Xô chế tạo là Sputnik 1 được tên lửa R-7 phóng thẳng lên quỹ đạo. Thế giới bất ngờ! Người Mỹ lo sợ! Kể từ đó, thay vì mải miết sản xuất vũ khí hạt nhân, người Mỹ bắt đầu mở cuộc chạy đua vào không gian với người Liên Xô.
Đôi ba năm sau, những cải tiến trong chế tạo tên lửa được các tài năng Liên Xô không ngừng thực hiện. Lần này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng công trình sư Mikhail Yangel, tên lửa xuyên lục địa R-16 ra đời với cải tiến trong sử dụng nhiên liệu động lạnh.
Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 2.
Tên lửa xuyên lục địa R-16 của Liên Xô: Dài 30,4m, đường kính 3m, nặng 141 tấn.
Dự định thay thế tên lửa R-7, R-16 được giới kỹ sư Liên Xô đánh giá là "thực tế hơn" vì một tên lửa có thể được chuẩn bị nhanh hơn nhiều nhờ các cơ chế tiếp nhiên liệu đơn giản.
Loại nhiên liệu được lựa chọn là hợp chất hóa học UDMH [Công thức hóa học: H2NN(CH3)2] bị oxy hóa với tỉ lệ 73% axit nitric / 27% hỗn hợp nitơ tetroxit. Axit UDMH-nitric là một hợp chất độc hại, gây ung thư, ăn mòn cực cao ở dạng lỏng, khi bị đốt cháy chúng ta ra khí độc chết người, đó là lý do, giới khoa học tên lửa Liên Xô gọi nó với biệt danh "Nọc độc của Quỷ" (Devil's Venom).
Tuy vậy, vì sử dụng với mục đích khoa học nên "Nọc độc của Quỷ" được giới chuyên môn ủng hộ.
NEDELIN: Cái tên khởi nguồn và kết thúc của thảm kịch
Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 3.
Nguyên soái Mitrofan Nedelin, Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô.
Nguyên soái Mitrofan Nedelin, Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô, được giao trọng trách phát triển R-16.
Vì nôn nóng muốn "lấy lòng" giới lãnh đạo bằng cách ra đời R-16 đúng dịp kỷ niệm ngày lễ Cách mạng tháng Mười Nga (Bolshevik Revolution), Nguyên soái Mitrofan Nedelin đã gây áp lực về thời gian với đội kỹ thuật của tổng công trình sư Mikhail Yangel.
Vì phải chế tạo tên lửa cho kịp tiến độ, đội kỹ sư đã bỏ qua tất cả các biện pháp an toàn cần thiết vào thời điểm đó. Vì áp lực từ Moskva, đội kỹ sư có lúc đã phải làm việc liên tục trong 72 giờ đồng hồ.
Một điều trớ trêu nữa, do những đấu đá nội bộ trong cộng đồng những nhà khoa học tên lửa Liên Xô, nên tổng công trình sư Mikhail Yangel không được làm việc với những kỹ sư tài năng nhất cho dự án phát triển R-16, trong đó có kỹ sư Nikolay Pilyugin, người đã thiết kế phần lớn các hỏa tiễn hướng dẫn thời đó.
Thay vì thế, Mikhail Yangel phải làm việc với Boris Konoplev, một nhà phát minh xuất sắc và chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật vô tuyến, nhưng ông này không phải là người có quy củ. Hệ quả, mọi công tác kiểm tra đều được làm qua loa trước khi cài đặt vào hệ thống R-16.
Mặc cho thực tế là R-16 còn quá nhiều thiếu sót về kỹ thuật, cuối tháng 9/1960, quả tên lửa xuyên lục địa R-16 nặng hơm 140 tấn - "quân bài chiến lược" mà lãnh đạo nhà nước Xô Viết Nikita Khrushchev nóng lòng chờ đợi - được chuyển đến bãi thử Tyuratam Launch Complex, tiền thân của sân bay vũ trụ Baikonur, để chờ ngày phóng.
Đến ngày 21/10/1960, tên lửa R-16 được đưa lên bệ phóng. Một ngày trước khi thảm kịch xảy ra, người ta tiến hành bơm nhiên liệu "Nọc độc của Quỷ" cho R-16.
Quá trình bơm nhiên liệu không diễn ra suôn sẻ như Nguyên soái Mitrofan Nedelin mong ngóng, bởi, sau khi bơm xong, đội kỹ thuật phát hiện dấu hiệu thùng chứa nhiên liệu bị rò rỉ, ước tính với tốc độ khoảng 145 giọt/phút.
Sự cố này càng khiến Mitrofan Nedelin đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Thay vì ra lệnh cho đội kỹ thuật rút cạn nhiên liệu để bịt kín chỗ rò rỉ thì Nedelin ra lệnh cho họ sữa chữa tên lửa trong khi nhiện liệu chết người vẫn còn đầy trong thùng chứa khổng lồ, nhằm tiết kiệm thời gian.
Sai lầm tiếp theo của vị Nguyên soái này là thay vì giám sát đội kỹ sư từ xa, ông lại bất chấp quy định an toàn, tự cho phép mình và khoảng hơn 100 nhân vật có tiếng nữa đến bãi phóng nơi đặt quả tên lửa để trực tiếp giám sát mọi việc.
24/10/1960 - Ngày đen tối trong lịch sử hàng không Liên Xô
Sau khi chỗ rò rỉ được hàn. Áp lực từ giới lãnh đạo Liên Xô khiến cho Nguyên soái Mitrofan Nedelin thêm bồn chồn. Để rồi ngày 24/10/1960 mãi trở thành ngày đen tối với tất cả những nhân vật có mặt tại bãi thử Tyuratam.
Ngày hôm đó, khoảng hơn 200 người có mặt tại Tyuratam để chứng kiến sự kiện phóng thử tên lửa R-16. Trước khi tiến hành phóng, động cơ tầng 2 đột nhiên phát hỏa do lỗi kỹ thuật. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm xuống khoang chứa nhiên liệu khổng lồ ở tầng 1.
Tất yếu, "Nọc độc của Quỷ" phát huy "tác dụng": Một quả cầu lửa khổng lồ đường kính 120m bao trùm cả quả R-16 dài 30,4m. Quả cầu lửa lớn đến mức người ta vẫn có thể quan sát được nó ở vị trí cách bãi thử 50km.
Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 4.
Vụ nổ tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ đường kính 120m. Ảnh minh họa.
Những người quan sát việc phóng ở gần biển lửa bị chết ngay lập tức do sức nóng hàng nghìn độ C. Những người khác chết do bị bỏng nặng. Số khác chết cho ngạt khí độc do Axit UDMH-nitric tạo ra. Trong số đó, có Nguyên soái Mitrofan Nedelin - thi thể của ông bị ngọn lửa làm biến dạng đến mức không thể nhận diện!
Tổng công trình sư Mikhail Yangel may mắn thoát nạn vì khi đó ông đang ở bãi thử xa hàng trăm mét để hút thuốc!
Hãng thông tấn của Liên Xô giật tít: Nguyên soái Mitrofan Nedelin tử nạn trong một vụ tai nạn máy bay!
...Vì một lẽ: Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev hạ lệnh giấu nhẹm sự việc và coi đó là bí mật quốc gia hàng đầu.
Khi "quân bài" R-16, nếu thành công sẽ đóng vai trò rất lớn làm thay đổi cán cân trong cuộc chạy đua không gian với Mỹ, bị thất bại, tất yếu, lãnh đạo Liên Xô buộc phải che đậy lại. Mãi đến năm 1989, khi Chiến tranh Lạnh đi vào hồi kết, sự thật về cái chết của Nguyên soái Mitrofan Nedelin cùng hàng trăm người khác mới được đưa ra ánh sáng.
Người Liên Xô gọi Nedelin Catastrophe, thảm họa mang tên Nguyên soái Mitrofan Nedelin, là bi kịch đẫm máu nhất trong lịch sử tên lửa của nước này.
Một lần nữa, họ vinh danh Mitrofan Nedelin là anh hùng Sô Viết, trang trọng đặt thi thể của ông tại Nghĩa trang tường Điện Kremlin ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Moskva.
Cho đến nay, Nedelin biến ngày 24/10/1960 mãi trở thành ký ức đẫm máu đầy ám ảnh trong lịch sử hàng không Liên Xô nói riêng và lịch sử hàng không thế giới nói chung.
Bài viết sử dụng nguồn: Space Safety Magazine
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét