Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

BÍ ẨN LỊCH SỬ 86

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vệ Tinh "Hiệp Sĩ Đen" 13.000 Năm Tuổi Của Người Ngoài Hành Tinh Vẫn Quay Quanh Trái Đất
Kể từ khi Vệ tinh Hiệp sĩ Đen được phát hiện lần đầu tiên cách đây 80 năm, các báo cáo từ Mỹ, Nga, và châu Âu đều cho rằng vệ tinh này "có nguồn gốc không rõ ràng" và người ta tin rằng nó có thể là một vệ tinh của người ngoài hành tinh từ thời tiền sử

Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận?

15/07/2018 09:14 GMT+7

TTO - Đại Việt sử ký toàn thư hẳn là cuốn sách sử yêu thích của rất nhiều người Việt Nam. Ở trong đó có chứa đựng biết bao điều thú vị mà có thể bạn chưa từng nghĩ đến.

Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 1.
Những hiện tượng lạ trên bầu trời được phỏng đoán là UFO
Kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua cho thấy lịch sử dường như không phải là môn học yêu thích của lớp trẻ. Thiết nghĩ thực trạng ấy là nỗi buồn của cả xã hội chúng ta.
Bài viết này thay cho lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ: "Hãy học lịch sử bằng nhiều cách khác nhau, miễn điều đó mang đến cho bạn hứng thú".

Vật thể bay không xác định trong sử liệu

Vì sao đưa anh tới là bộ phim truyền hình Hàn Quốc gây bão tại Châu Á đầu năm 2014. Bộ phim kể về tình yêu của GS. Do Min Joon - một người ngoài hành tinh đến ở lại trái đất từ năm 1609.
UFO là chữ viết tắt của Unidentified Flying Object trong tiếng Anh (tức là "vật thể bay không xác định") chỉ đến vật thể hoặc hiện tượng thị giác bay trên trời mà không thể xác định được đó là gì, thường thì UFO sẽ khiến người ta liên tưởng ngay đến người ngoài hành tinh.
Ngay ở đoạn mở đầu của bộ phim Vì sao đưa anh tới đã có phần giới thiệu: "Ghi chép ngày 25 tháng 9 tại Triều đại Joseon thực lục, năm Quang Hải thứ nhất, cuốn 20" kèm theo đó là hình ảnh trang sử liệu được trích dẫn.
Triều đại Joseon thực lục (hay còn dịch là Triều Tiên vương triều thực lục) là tuyển tập những ghi chép hàng năm của triều đại Joseon từ năm 1413 đến năm 1865.
Căn cứ theo thực lục, đoạn ghi chép ấy được dịch nghĩa như sau: "ghi chép vào ngày 25 âm lịch năm 1609, quan Tư Giám Li Sin Yu của Đài Khâm Giám Gangwon trong bản tấu nói rằng, có vật thể hình dáng giống như chiếc đĩa bay đến Gangwon".
Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi, có hay không những ghi chép về "đĩa bay" tương tự như vậy ở trong những cuốn sách lịch sử cổ xưa ở Việt Nam?
Thú vị ở chỗ, nếu tìm tòi trong những ghi chép lịch sử bạn sẽ thấy ngay từ các triều đại cổ xưa người ta đã chú ý quan sát thiên văn, khí tượng. Và tất nhiên không thể thiếu được những ghi chép về các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mưa đá, sự di chuyển của các vì sao.
Ngay cả hình ảnh kỳ lạ về những vật thể bay cũng được sử quan ghi lại, chỉ có điều khi đó UFO thường được người xưa gọi bằng các cụm từ như: "mặt trời nhỏ", "sao lạ", "sao chổi", "sao tai" hay "đám mây lạ"…
Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 3.
Bức tranh của họa sĩ Ngô Hữu Như - thời nhà Thanh vẽ vào năm 1892 được cho là bức tranh mô tả về sự xuất hiện của đĩa bay ở thành Kim Lăng (tức Nam Kinh)

Những hiện tượng "kỳ lạ" trong lịch sử Việt Nam

Như các bạn đã biết, Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là kho sử liệu phong phú giúp ích cho nhiều nghiên cứu khoa học. Đôi khi chỉ cần một vài chi tiết ghi chép trong lịch sử cũng có thể dẫn chúng ta đến sự tưởng tượng phong phú, mang đầy tính hiếu kỳ.
Hãy thử tìm hiểu về một vài "hiện tượng lạ" được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư để xem khả năng tưởng tưởng có giúp bạn viết nên kịch bản Vì sao đưa anh tới phiên bản Việt hay không?
"Năm 1577, tháng 11 (âm lịch), sao chổi hiện trỏ thẳng về phía Đông Nam, tua sáng dài đến 40 trượng, sắc hồng và tía ánh nhau, mọi người kinh ngạc. Tháng 12, ngày mồng 1, sao chổi hết" - đó là một ghi chép nhỏ trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Văn hóa Thông tin, năm 2004).
Ở thời quá khứ xa xưa, người ta cho rằng hiện tượng thiên văn và đời sống xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, sau khi có sao chổi xuất hiện liên tục trong vài chục ngày vào cuối năm 1577, vua Lê Thế Tông (1567 – 1599) đã cho cho đổi niên hiệu thành Quang Hưng năm thứ 1 vào năm 1578.
Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 4.
Sao chổi là một hiện tượng được ghi chép chi tiết trong các tư liệu lịch sử ở VN
Tuy nhiên, ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật chúng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng thông tin và lý giải về "hiện tượng lạ" ấy.
Thực tế, sao chổi được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép vào năm 1577 cũng xuất hiện trong các tài liệu lịch sử, thiên văn học của nhiều nước khác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Đức…
Mặc dù thời gian xuất hiện của sao chổi này ở mỗi nước là không đồng nhất nhưng tất cả các ghi chép đều nói lên sự "đặc biệt" của ngôi sao ấy.
Nó được miêu tả là "sáng hơn cả mặt trăng", "có đuôi dài với góc rộng 60 độ" và người ta gọi nó bằng cái tên khoa học C/1577 V1 là một "sao chổi lớn" không định kỳ di chuyển qua gần trái đất. Khi đó, nhà thiên văn học nổi tiếng người Đan Mạch là Tycho Brahe (1546-1601) thực hiện ghi chép và tính toán số liệu về ngôi sao chổi cực đại này.
Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 5.
Hiện tượng "Ảo nhật" vào lúc hoàng hôn
Một hiện tượng bất thường khác xảy ra vào năm 1595, ở trong Đại Việt sử ký toàn thư có câu: "tháng 6, ngày 22, giờ Thân, hai mặt trời cùng mọc". Trước đó, vào năm 1356 (tức Bính Thân, năm Nguyên Chí Chính thứ 16) đã từng có một ghi chép tương tự khác: "Tháng 3, mùa xuân. Hai mặt trời rập rờn nhau".
Chúng ta biết câu chuyện Hậu Nghệ bắn 9 mặt trời chỉ là truyền thuyết, thực tế không thể có "hai mặt trời" cùng tồn tại trong hệ mặt trời. Nếu có đó chỉ là một hiện tượng quang học xảy ra mà thôi. Hiện tượng hai đến ba mặt trời xuất hiện cùng lúc đã từng có tại Nga hay vùng băng tuyết ở Trung Quốc.
Lý giải về điều này, các nhà khoa học cho đó là hiện tương quang học hiếm gặp được gọi là "Ảo nhật" (tên tiếng Anh là "Anthelion"). Hiện tượng này xảy ra khi luồng ánh sáng mặt trời đi qua các tinh thể băng, bị lệch đi một góc khoảng 22 độ. Điều kiện thích hợp để xảy ra cảnh tượng này là nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, kèm theo sự xuất hiện của tinh thể băng trong không khí.
Lý giải khoa học là vậy, nhưng về địa lý Việt Nam lại là nước nằm trong miền nhiệt đới, có khí hậu nhiệt đới ẩm, lẽ nào vài trăm năm trước chúng ta đã từng có mùa đông khắc nghiệt dưới - 30 độ C?
Vậy thì, hiện tượng "hai mặt trời xuất hiện cùng lúc" thậm chí chúng còn "rập rờn" như vờn nhau nên nghĩ sao cho đúng? Tất nhiên không loại trừ khả năng trong quá trình biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư sử quan của nước ta đã tham khảo từ kho sử liệu của Trung Quốc. Câu trả lời tạm thời bỏ ngỏ… để nhường không gian cho sự liên tưởng của bạn.
Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 6.
"Ảo nhật" ở Nội Mông
Vào năm 1582, cũng ở trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép một hiện tượng hy hữu như sau: "Bấy giờ ở xã Đông Hồi, huyện Quỳnh Lưu xứ Nghệ An có hòn đá trắng to, không biết từ đâu đến, từ trong cửa biển nhảy lên đất phẳng, cách đất 15 trượng rồi dừng lại. Người thổ trước cho là linh dị, làm đền thờ".
Đối chiếu thêm với một ghi chép trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: "Nhâm Ngọ, năm thứ 5 (tức 1582). (Mạc, năm Diên Thành thứ 5 - Minh, năm Vạn Lịch thứ 10). Cửa biển Đông Hồi có hòn đá trắng lớn từ trong nước vọt lên mặt đất cách chỗ nước 15 trượng mới sa xuống. Người bản thổ cho là thiêng liêng kỳ dị, bèn lập đền thờ để thờ hòn đá ấy. (Đông Hồi: Tên thôn thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)".
Hai ghi chép này đều không xác định rõ mốc thời gian và điều khiến nhiều người có thể thắc mắc là hình ảnh một "hòn đá màu trắng" có thể tự bay/nhảy từ dưới biển lên, rồi "cách chỗ nước 15 trượng mới sa xuống" ấy rốt cuộc là gì?
Liệu có một lực đẩy nào kiểu như sóng thần hỗ trợ cho "hòn đá" trở thành biết bay hay không? Thông tin chứng thực không đầy đủ, chúng ta chỉ có thể hoài nghi "hòn đá" ấy có khả năng cũng là một "vật thể bay" mà thôi.
Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 7.
Hình ảnh đĩa bay trong phim ảnh
Mười năm sau, năm 1592 tại Việt Nam lại có một hiện tượng lạ khác xuất hiện, được ghi chép miêu tả như sau: "tháng 8, ngày Mậu Tý mồng 1, giờ Nhâm Tuất, có nhiều sao băng, sắc đỏ, dài 5 trượng, sáng như luồng điện, chiếu vào nhà người, rồi sa xuống đất, có tiếng kêu như sấm lớn".
Tiếp theo đó, vào năm 1618 lại có rất nhiều các hiện tượng kỳ lạ trên bầu trời Việt Nam. Ba ghi chép trích dẫn từ Đại Việt sử ký toàn thư dưới đây ghi lại:
• Năm 1618, (Minh Vạn lịch thứ 46), tháng 4, ngày 24, giờ Dần có sao chổi mọc ở phương Tây Nam, hình như tấm lụa đỏ.
• Năm 1618, tháng 4, ngày 28, giờ Dần, có sao chạy thẳng về phương Tây hình như tấm lụa.
• Năm 1618, tháng 9, bấy giờ có khí trắng hình như cái bùa đứng thẳng, mỗi đêm canh năm thường hiện ra ở phương Đông - Nam, từ hạ tuần tháng ấy đến thượng tuần tháng 10 mới mất.
Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 8.
UFO thường xuất hiện ở Nội Mông, hình ảnh trên được chụp tại thành phố Hồi Hột thủ phủ của Nội Mông
Từ dữ liệu sử học cho thấy, vào tháng 4-1618 có ít nhất hai lần sao chổi xuất hiện ở nước ta, hình dạng như tấm lụa (đỏ), đây có thể chỉ là một hiện tượng sao chổi bình thường, nhưng kết nối với khoảng thời gian tháng 9-1618, với ghi chép được miêu tả là có "khí trắng hình như cái bùa đứng thẳng" thực sự đã khiến người viết bài này hoài nghi rằng phải chăng vào năm 1618 UFO đã xuất hiện ở Việt Nam.
Căn cứ và đối chiếu thêm với một số bản tấu của các triều thần trong năm 1618, chẳng hạn trích trong bản tấu của Hữu thị lang Lại bộ Nhân Lĩnh hầu Lưu Đình Chất dâng lên Bình An Vương (tức Chúa Trịnh Tùng (1550 – 1623)) có đoạn:
"Nhà nước ta từ khi khôi phục đến giờ, trời đất chưa ứng, điềm lành chưa đến, mà tai dị thường có luôn. Như năm nay mùa thu trời mưa xuống than đen, đó là tai dị… trời mưa xuống cát vàng, đó là quái lạ…
Hạ tuần tháng 9 qua đến thượng tuần tháng này, sao lạ hiện ra ở phương Đông Nam, ai trông thấy cũng phải sợ hãi". Các triều thần khác dâng tờ tâu: "Năm nay từ hạ tuần tháng 9 đến thượng tuần tháng này, mỗi đêm đến trống canh năm, sao tai hiện ra ở phương Đông Nam, hình như mây trắng, hình như lụa trắng, hình như cái thoi nhọn, như cái đầu mũi giáo, đầu đuôi nhỏ và nhọn, trông thấy dễ sợ".
Bản tấu của Tả thị lang Lại bộ Phú Xuân Hầu Ngô Trí Hòa, Tả thị lang Hộ bộ là Diễn Gia hầu Lê Bật Tứ cùng Phạm Trân có đoạn: "năm nay về hạ tuần tháng 9 có sao lạ, đến giờ dần mọc ra ở phương đông dài hơn một trượng".
Nghi vấn UFO từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận? - Ảnh 9.
Hình ảnh về "mây xoắn ốc" được cho là có liên quan đến UFO
Qua những bản tấu nói trên, chúng ta thấy rằng miêu tả của người xưa về hình dạng của "vật thể bay" đó rất đa dạng, bao gồm: mây trắng, lụa trắng, cái thoi nhọn, đầu mũi giáo, đầu đuôi nhỏ và nhọn… Chứng tỏ mỗi người nhìn thấy "vật thể bay" ở một thời điểm khác nhau. Nhưng cảm giác chung của họ đều là "sợ hãi".
Ở bài viết này, người viết chỉ dừng lại ở việc trích dẫn những ghi chép mang tính lịch sử về những hiện tượng lạ đã từng xuất hiện trong quá khứ ở nước ta, đối chiếu với kiến thức khoa học hiện đại để đặt ra một giả thuyết, một nghi vấn lý giải về những hiện tượng lạ ấy.
UFO từng xuất hiện ở Việt Nam, hoặc có thể không! Tôi có thể hoài nghi. Bạn cũng có thể hoài nghi.
Việc chứng minh giả thuyết nói trên không quan trọng bằng việc chúng ta cùng nhau xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong xã hội đương đại hay tìm hiểu về lịch sử bằng một tư duy độc lập, sáng tạo, giàu suy luận và phán đoán, chắt lọc thông tin đa chiều trước khi đưa ra nhận định cuối cùng.
Hãy để lịch sử Việt Nam trở thành cuốn sách mà bạn muốn đọc suốt đời!
Đại việt sử ký toàn thư bán chạy nhất hội sách Hà Nội 2018 Đại việt sử ký toàn thư bán chạy nhất hội sách Hà Nội 2018
TTO - Theo thống kê của Cục Xuất bản, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư là sách bán chạy nhất tại hội sách chào mừng ngày sách Việt Nam vừa diễn ra tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
HIỀN THƯƠNG

Ngôi đền cổ giàu nhất Ấn Độ với cánh cửa khóa bí ẩn bất khả xâm phạm

Padmanabhaswamy là một trong những ngôi đền nổi tiếng và thiêng liêng nhất của Ấn Độ. Tọa lạc tại thủ phủ Thiruvananthapuram của bang Kerala, Ấn Độ, đây là một trong những ngôi đền được viếng thăm nhiều nhất trong cả nước.
Tuy nhiên, bên trong các cổng được bảo vệ nghiêm ngặt của nó là một căn phòng bị khóa với những lời đồn về kho báu và một truyền thuyết chết chóc.
Để hiểu được bí ẩn đằng sau ngôi đền Padmanabhaswamy, người ta phải nghiên cứu về lịch sử của nó.

Lịch sử của ngôi đền Padmanabhaswamy

Đền Padmanabhaswamy là một trong 108 ngôi đền của tôn giáo Vaishnavism – thờ cúng Thần Vishnu của đạo Hindu. Ngôi đền đã được nhắc đến ngay từ thế kỷ thứ 6 trong văn học cổ Tamil, với những sự cách tân diễn ra trong thế kỷ 16.
Toàn cảnh ngôi đền Sree Padmanabhaswamy. (Ảnh: Wiki)© Được VTC cung cấp Toàn cảnh ngôi đền Sree Padmanabhaswamy. (Ảnh: Wiki) Sri Padmanabha, biểu tượng trung tâm của Thần Vishnu, dựa trên hình tượng con rắn Anantha hoặc Adi Sesha. Tư thế này không giống như bức chân dung đang đứng của Thần Vishnu trong các ngôi đền khác. Thần rắn Adi Sesha trong Đền Padmanabhaswamy có năm đầu hướng mặt vào bên trong, tượng trưng cho sự suy tư.
Tên của ngôi đền được lấy từ chữ “Padmanabha”, có nghĩa là “một sự kết hợp từ hoa sen.” Điều này được minh họa rõ ràng trên biểu tượng Sri Padmanabha, trong đó có vị thần Brahma ngồi trên hoa sen, mọc ra từ rốn của thần Vishnu.
Toàn bộ biểu tượng được khắc trên một tảng đá lớn có chiều cao khoảng 6 mét và có độ dày khoảng 0,76 mét.
Người xem không thể nhìn thấy biểu tượng từ chỉ một trong những cánh cửa mở của ngôi đền. Trên thực tế, người ta phải nhìn qua 3 cánh cửa từ bên ngoài để có thể thấy được hết vẻ lộng lẫy của biểu tượng.
Ảnh minh họa.© Được VTC cung cấp Ảnh minh họa. Ngôi đền hiện đang được hoạt động theo sự ủy thác, giao cho hoàng tộc Travancore quản lý. Việc ủy thác được diễn ra từ năm 1729. Ngôi đền và tài sản của nó thuộc về Vua Padmanabhaswamy và Hoàng tộc Travancore.
Tuy nhiên, các sự kiện gần đây lấy đi sự ủy thác ra khỏi hoàng tộc. Quyết định từ Tòa án Tối cao Ấn Độ không chỉ để lộ ra kho báu bên trong ngôi đền mà còn phát hiện ra một trong những bí ẩn linh thiêng nhất của nó.

Kho báu bí ẩn

Vào năm 2011, Sunder Rajan nộp đơn kiện lên Tòa án Tối cao rằng Hoàng tộc Travancore không quản lý tài tốt các tài sản có trong ngôi đền Padmanabhaswamy.
Theo kết quả của vụ kiện, Tòa án Tối cao bổ nhiệm một ủy ban gồm bảy thành viên để thám hiểm và cung cấp những thông tin có liên quan đến ngôi đền.
Ngôi đền Shree Padmanabhaswamy. (Ảnh: Ebi Sam)© Được VTC cung cấp Ngôi đền Shree Padmanabhaswamy. (Ảnh: Ebi Sam) Những gì họ phát hiện ra là 6 hầm bí mật khổng lồ, dường như để chứa đựng nhiều kho báu của ngôi đền. Các cánh cửa được làm bằng sắt và thiếu ổ khóa, cửa hầm, hoặc bất kỳ hình thức nào để mở. Đây là điều làm cho các căn phòng rất bí ẩn, ngay cả dưới con mắt của công chúng.
Khi mở cửa, ngôi đền dường như có tượng thần, voi, dây chuyền và tiền xu bằng vàng đáng giá ít nhất 22 tỷ USD. Họ cũng phát hiện ra một loại các đồ trang sức, trang phục nghi lễ, và vỏ dừa bằng vàng ròng được trang trí rải khắp với châu báu.
Điều ấn tượng nhất là những viên kim cương lớn, một số trong đó thậm chí có trọng lượng 110 cara.
Một số nhà khảo cổ học và nhà giám định kim cương, đá quý ước tính rằng một tượng thần Vishnu nhỏ bằng vàng từ ngôi đền có thể có giá 30 triệu USD. Các chuyên gia nhận định Padmanabhaswamy là ngôi đền giàu nhất Ấn Độ với giá trị số tài sản tìm thấy tại Đền ước tính lên tới 100 tỷ USD.
Du khách thời nay sẽ thấy máy dò kim loại, camera an ninh và hơn 200 lính canh bảo vệ ngôi đền và kho báu trong đó. Tuy nhiên, có vẻ như họ có nhiệm vụ bảo vệ cái gì đó khác – điều mà ngay cả chính phủ cũng không muốn được tiết lộ.

Căn phòng B: Cánh cửa thứ 6

Ngôi đền Padmanabhaswamy có sáu hầm bí mật khổng lồ chứa rất nhiều kho báu. Chúng được đặt tên từ căn phòng A - F. Ủy ban gồm bảy thành viên có thể mở năm trong số những hầm này, tuy nhiên cũng phải rất vất vả.
Qua nỗ lực nhiều năm, họ có thể mở nhiều lần các căn phòng từ C - F. Người ta nói rằng ủy ban có thể đến các căn phòng này ít nhất tám lần. Căn phòng A mất một chút thời gian để mở. Cánh cửa của nó thể hiện rất rõ kiến trúc tinh tế của ngôi đền. Phải mất hơn một ngày để mở căn phòng A với công nghệ hiện tại của con người.
Dù vậy, vẫn có một nơi chưa được tiếp cận – đó là căn phòng B bí ẩn.
Trên thực tế, căn phòng B không phải là một phần được ghi nhận trong kho báu của ngôi đền. Không ai biết thêm gì vượt quá cánh cổng của nó.
Người ta nói rằng, căn phòng là điều thần thánh của tạo hóa, nó chứa một tượng thần Sri Padmanabha và nhiều vật quý giá có nguồn gốc thần bí. Có người nói rằng căn phòng có thể có những bức tường bằng vàng ròng. Nó thậm chí có thể chứa đựng kho báu chưa được khám phá lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Thật không may, điều duy nhất mọi người có thể thấy là cánh cổng của nó, được bảo vệ bởi hai con rắn hổ mang khổng lồ chạm nổi. Trên thực tế, ngoài việc này, cửa thép của căn phòng B không có then cửa, chốt hoặc các phương tiện nào khác để vào.
Các thành viên ủy ban rất hứng thú với nơi đây, bởi căn phòng B trên thực tế có ba cánh cửa. Cửa đầu tiên có lưới kim loại trên đó. Nó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và có thể tiếp cận như các phòng khác.
Tuy nhiên, họ phát hiện ra cánh cửa gỗ thứ hai phía sau nó. Khi mở cánh cửa này lại đến một cánh cửa khác, một cánh cửa đầy đe dọa làm bằng sắt bị đóng kín. Dường như không có cách nào để vượt qua nó.
Cánh cửa Căn phòng B: (Ảnh qua Forbes)© Được VTC cung cấp Cánh cửa Căn phòng B: (Ảnh qua Forbes) Người ta nói rằng, bất kỳ nỗ lực mở cửa nào của con người được thực hiện với công nghệ sẽ dẫn đến một tai họa ghê gớm không thể tả được trong thành phố, khắp Ấn Độ, thậm chí là cả thế giới.

Truyền thuyết hiện đại

Truyền thuyết hiện đại xoay quanh ngôi đền Padmanabhaswamy bắt đầu với ủy ban gồm bảy thành viên. Người ta nói rằng một số thành viên ngã bệnh trong khi cố gắng mở căn phòng B. Một thành viên khác mất mẹ trong khi điều tra kho báu bí ẩn của ngôi đền.
Sunder Rajan, người đệ đơn kiện để đánh giá lại kho báu của ngôi đền lúc đầu, cũng chết vài năm sau đó.
Có rất ít bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa những sự kiện này với căn phòng B. Tuy nhiên, điều này kỳ lạ tương tự như các sự kiện khác liên quan đến hiện vật cổ đại.
Viên kim cương Hope tai tiếng được cho là gây ra tai họa lớn cho người hiện sở hữu mảnh trang sức tuyệt đẹp đó. Thật không may, có vẻ như có một bí ẩn còn lớn hơn xoay quanh căn phòng B.
Truyền thuyết kể rằng vua Marthanda Varma của Hoàng tộc Travancore sắp xếp để tạo ra sáu căn phòng. Trong số sáu hầm mộ, căn phòng B được gắn liền với một phép thuật đặc biệt của hàng trăm pháp sư và phù thủy – những người tu hành thuộc giáo hội từ các vùng khác nhau.
Truyền thuyết nói thêm rằng chỉ có vị thánh sống Sadhus hoặc thầy tu quen thuộc với tụng thần chú Garuda Mantra mới có thể mở phòng. Nếu điều này là đúng thì có tồn tại loại sức mạnh siêu nhiên nào đó đang bảo vệ những thứ bên trong căn phòng B.
Những người khác cũng nói rằng căn phòng B có thể có một số thủ thuật bí mật. Có thể có một đường hầm ẩn bên dưới căn phòng. Điều này sẽ cho phép các kiến ​​trúc sư khóa căn phòng từ bên trong. Đồng thời, phương pháp này sẽ không cho phép bất cứ ai tiếp cận căn phòng từ bên ngoài.
Nếu điều này là đúng, thì những người biết về đường hầm bí mật có thể đã chiếm đoạt căn phòng mà không ai để ý.
Chưa kể, Tòa án Tối Cao Ấn Độ ban hành một cảnh báo chống lại việc mở cửa phòng. Điều này có thể là do hậu quả của việc cố gắng đi ngược lại ý muốn của Naga Bandham trong việc bảo vệ căn phòng B.
Tuy nhiên, Naga Bandham là gì và nó liên quan thế nào đến kho báu được cho là có trong ngôi đền?

Naga Bandham

Naga Bandham được cho là thế lực đang bảo vệ căn phòng B, nó liên quan đến một khía cạnh phức tạp hơn của Ấn Độ giáo.
Naga Bandham cũng được gọi là ma thuật liên kết những con rắn lại với nhau. Một phép thuật thành công sẽ kêu gọi các vị thần rắn khác nhau bảo vệ kho báu của một nơi cụ thể. Đây cũng là lý do tại sao có nhiều tượng thần rắn khác nhau được thờ cúng trong các ngôi đền trên khắp đất nước.
Ngôi đền Shree Padmanabhaswamy. (Ảnh: CC)© Được VTC cung cấp Ngôi đền Shree Padmanabhaswamy. (Ảnh: CC) Trên thực tế, thần Vishnu cũng thường được mô tả cưỡi một con rắn. Ngoài ra còn có những phần đặc biệt của ngôi đền dành riêng cho những vị thần rắn này.
Tuy nhiên, sự phổ biến của các vị thần rắn và vật tượng trưng không phải riêng có của văn hóa Ấn Độ. Các nền văn hóa cổ đại như Hy Lạp và Ai Cập cũng có mô tả các các loài sinh vật hình rắn và bò sát. Trong văn hóa Hy Lạp, “con rồng” là một dạng của con rắn siêu việt. Ngay cả Ai Cập cũng có những vị thần như nữ thần bảo vệ Wadjet, người có đầu rắn và thần hỗn loạn Apep hiện thân như một con rắn.
Người ta cho rằng Naga Bandham trong căn phòng B được mở khóa bằng sóng âm thanh đặc biệt. Một số người nói rằng khóa bên trong cửa có thể được tiếp cận thông qua âm thanh. Với tần số phù hợp, sóng âm thanh sẽ được khuếch đại và “kết nối” với các liên kết bên trong cửa. Tiếp xúc liên tục với âm thanh sẽ làm cho các liên kết tương tác và cuối cùng mở căn phòng B.
Nếu một người khác cố mở cánh cửa bằng một câu thần chú khác, hoặc cùng một câu thần chú với ngữ điệu sai, thì những sóng âm thanh sẽ được hướng đến một nơi khác. Có lẽ điều này có thể tạo ra một cái bẫy được mở ra hoặc, trong trường hợp của căn phòng B, sẽ xảy ra tai họa được nói ở trên.
Không ai biết những gì nằm bên trong ngôi đền Padmanabhaswamy và căn phòng B bí mật của nó. Không ai có thể tụng thần chú Garuda Mantra một cách chuẩn xác cho đến ngày nay, và lệnh của Tòa án Tối Cao chống lại việc mở căn phòng B vẫn có giá trị.

Kho báu sẽ thuộc về ai?

Ý kiến được nhiều người đồng tình nhất là đem tài sản khổng lồ chia cho dân nghèo. Một nhà khảo cổ cho biết, hầu hết số kho báu trong đền đều do dân chúng đem tới quyên góp trong vài thế kỷ qua, vì thế “của nhân dân nên trả về cho nhân dân”.
Cửa vào Shree Padmanabhaswamy. (Ảnh: Ilya Mauter)© Được VTC cung cấp Cửa vào Shree Padmanabhaswamy. (Ảnh: Ilya Mauter) Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia bảo vệ di tích văn hóa, nên xây dựng một bảo tàng để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng những tài sản quý giá này.
Một số giới chức Kerala lại cho rằng, mặc dù kho báu mới phát hiện mang giá trị tôn giáo và nghệ thuật nhưng nếu như có thể quyên góp để phát triển giáo dục thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Trong khi đó, thống đốc Kerala khẳng định chính quyền bang sẽ không động tới số tài sản này bởi nó thuộc về ngôi đền cổ.

Đây có thể là gương mặt của phi tần và con trai của Tần Thủy Hoàng chết thảm trong vụ thảm sát hoàng gia

(VTC News) - Công nghệ phục dựng khuôn mặt phác họa chân dung 2 người, có thể là con trai và phi tần của Tần Thủy Hoàng, những người thiệt mạng trong vụ thảm sát hoàng gia cách đây hàng nghìn năm.
Giới khảo cổ Trung Quốc mới đây tìm thấy phần hài cốt bị phân xác của một cô gái 20 tuổi, nằm trong khu phức hợp 100 ngôi mộ được phát hiện ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại Tây An, Trung Quốc. 
Các thi hài trong 100 ngôi mộ này đều là phụ nữ trẻ. Xét từ các đồ vật được tìm thấy, các nhà khảo cổ tin rằng, đây có thể là các phi tần của hoàng đề và người hầu của họ. Với việc các thi hài có sự khác biệt lớn về tuổi tác cũng như tước vị, người ta cho rằng các phi tần này là những nạn nhân bị tuẫn táng theo vua. 
Nhóm nhà nghiên cứu sau đó phục dựng lại gương mặt của một trong những người phụ nữ có địa vị cao trong ngôi mộ, được cho là phi tần của Tần Thủy Hoàng. Theo hình ảnh sau khi phục dựng, người phụ nữ có đôi mắt to tròn cùng chiếc mũi nhỏ. 
Day co the la guong mat cua phi tan va con trai cua Tan Thuy Hoang chet tham trong vu tham sat hoang gia hinh anh 1
Ảnh phục dựng được cho là phi tần của Tần Thủy Hoàng.  
Điều thú vị là, những đặc điểm trên khuôn mặt này không giống với gương mặt điển hình của người Hán. Thay vào đó, các nhà khảo cổ cho rằng người này có tổ tiên là người Trung Á hoặc châu Âu. 
Trong khi đó, bộ hài cốt của người đàn ông được tìm ra trong một khu mộ riêng biệt tại làng Shangjiao, phía Đông của tỉnh Tây An cho thấy, người này bị bắn chết trước khi chôn. Một phần mũi tên bằng đồng được tìm thấy bên dưới xương thái dương gần đáy sọ của cái xác. Đầu và chân tay của người đàn ông bị tách ra khỏi cơ thể và đặt trên một rương châu báu trong chiếc quan tài nhiều lớp. 
Những hình ảnh sau khi phục dựng cho biết, người đàn ông có thể là hoàng tử nhà Tần, khoảng 30 tuổi, có gương mặt thuôn dài và cánh mũi to. 
Day co the la guong mat cua phi tan va con trai cua Tan Thuy Hoang chet tham trong vu tham sat hoang gia hinh anh 2
  Gương mặt người đàn ông được cho là hoàng tử nhà Tần. 
Ông Li Kang, Giáo sư tới từ Trường Khoa học và Công nghệ Thông tin, thuộc Đại học Đông Bắc Tây An, nơi phát triển phần mềm phục dựng khuôn mặt nói rằng: Ông rất tin tưởng vào kết quả mà nhóm nghiên cứu của ông thu được, bởi công nghệ này được Bộ Công an sử dụng rộng rãi trong quá trình điều tra, truy bắt tội phạm. 
Trong khi đó, ông Zhang Weixing, một trong những đầu não của chương trình phục dựng gương mặt, là trưởng bộ phận nghiên cứu của Bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho rằng còn quá sớm để đưa ra một kết luận, cần có những bằng chứng vững chãi hơn.
Video: Khám phá ngôi mộ cổ khổng lồ chứa đầy châu báu
Cũng theo ông Zhang, bảo tàng của ông lên kế hoạch phân tích mẫu DNA trên 2 hài cốt và hy vọng sẽ tìm ra manh mối về các thành viên trong hoàng tộc nhà Tần. Ông cũng nói thêm, không loại trừ khả năng 2 người được tìm thấy có thể là quan lại hoặc người từ triều đại trước. 
Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc không lập hậu mà sắc phong tước vị phi tần cho nhiều mỹ nữ được thu nạp trong cả nước. Các phi tần hạ sinh cho vua khoảng 40 hoàng tử và công chúa. 
Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà vào năm 210 (sau Công nguyên), con thứ của ông Hồ Hợi chiếm ngôi vua bằng cách che giấu cái chết của cha, giả mạo thánh chỉ, ép huynh trưởng là Doanh Chính tự sát. Sau đó, Hồ Hợi hạ lệnh bất cứ phi tần nào không có con với cha mình đều phải chết trong cung. 
Theo Sina, một lượng lớn các phi tần bị tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng và được chôn trong lăng mộ của ông. Một số ghi chép nói rằng họ bị chôn sống nhưng không có bằng chứng chứng minh thông tin này. 
Không dừng lại ở đó, Hồ Hợi còn tiếp tục bức hại anh chị em của mình vì sợ những người này lăm le soán ngôi: 18 hoàng tử bị hành quyết công khai, 4 hoàng tử khác bị ép tự sát, 10 công chúa cũng phải chịu cái chết thương tâm. 

 (Nguồn: SCMP)
Song Hy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét