Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/u

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #19 FULL | Duy Nhất gặp lại ‘cố nhân’ tại vùng biển Phan Thiết | 070718 🙂

Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn - Kỳ 1: Võ sư phục thiện sau quãng đời giang hồ khét tiếng
Thập niên 30 - 40 thế kỷ trước, làng võ Sài Gòn xuất hiện võ đường Long Hổ Hội (ấp Cộng Hòa 5, xóm Võ Ngói, xã Hạnh Thông, Gò Vấp) với võ sư Lâm Hữu Hội - môn phái Thiếu Lâm Nững Xị. Năm 1932, Lâm Hữu Hội từng hạ đo ván Surivong - nhà vô địch Muay (kick boxing Thái) ngay tại Bangkok.
Võ sư Long Hổ Bill bên di ảnh thân phụ Long Hổ Hội tại tổ đường (Q. Gò Vấp)

Những năm 1950 - 1970, đoàn võ sĩ chuyên đánh đài lưu động của võ phái Long Hổ Hội tạo sóng gió khắp sàn đấu ba nước Đông Dương. Ít ai biết ông đến với nghiệp làm thầy võ từ một tình huống rất oái oăm: Dạy võ để trả nợ.
Cao nhân tất hữu cao nhân
Võ sư Lâm Hữu Hội (1907-1988), sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Người biết chuyện kể lại, ngay từ nhỏ ông đã có tính hào phóng, thương người, chuộng nghĩa khí và đặc biệt say mê quyền cước. Ông học võ với một cao thủ người Tiều (Trung Quốc), rồi "Lão Hổ vương" chuyên Hổ quyền, sau đó thọ giáo võ công suốt bảy năm ròng với Huỳnh Long đại sư (tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông, dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền).
Vốn có máu "giang hồ lãng tử" nên sau đó ít năm, Lâm Hữu Hội rời quê đi phiêu bạt khắp nơi, thường sống ở các bến xe khắp Nam kỳ Lục tỉnh bằng nghề xếp bến và bảo tiêu (áp tải hàng cho các con buôn). Thời gian đó, ông đã đụng độ và khuất phục không biết bao nhiêu tay "anh chị" sừng sỏ và ông được giới giang hồ nể trọng như một "đại ca lớn". Tuy vậy, ông thường giúp đỡ, bảo vệ những người nghèo khổ, yếu đuối.
Một hôm, ông tình cờ gặp lại người bạn đồng môn cũ (cùng học với ông thầy Tiều). Khi người bạn hỏi: "Lâu nay anh có học thêm võ nghệ ở đâu không?", ông tự tin: "Mình giỏi quá rồi còn học thêm gì nữa! ". Người bạn chỉ cười mỉm rồi mời ông về nhà chơi. Trong bữa cơm chiều, người bạn nhận định: "Võ nghệ của anh chưa thấm vào đâu". Lâm Hữu Hội nổi nóng bỏ đũa đứng dậy đề nghị tỉ thí. Kết quả, ông dễ dàng bị người bạn đánh bại. Từ đó, ông mới hiểu thế nào là cái mênh mông của biển võ và năn nỉ người bạn dạy lại cho, nhưng người bạn từ chối và giới thiệu ông đi tìm thầy.
Ông tìm lên núi Tà Lơn (Thất Sơn, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang) gặp ba người Tiều có vóc dáng rất kỳ dị: Một người cao to vạm vỡ, người thứ hai mập ú tròn lẳn, người còn lại gầy gò, nhỏ thó. Người cao to hỏi ông có muốn học thuật Phi hành không, ông trả lời: "Thưa thầy, con học võ là để đánh chứ không phải để chạy!". Cả ba người cùng cất tiếng cười vang, tỏ ra thích thú trước câu trả lời ngang ngang đúng "chất" con nhà võ của người xin theo học. Kế đến, người mập tròn ngỏ ý dạy cho ông môn Thiết thủ công nhưng Lâm Hữu Hội cũng từ chối khi biết thời gian luyện thành môn công phu này quá lâu. Sau cùng, ông xin theo học với người thầy nhỏ thó (cao thủ phái Thiếu Lâm Nững Xị,  một trong hai phái võ lớn của người Triều Châu). Thiếu Lâm Nững Xị thuộc Bắc phái, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, võ phái này có đặc điểm là chỉ có tấn công, sở trường đòn chân trên nền tảng là bộ "Lưỡng tấn".
Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, ba người thầy gọi ông lại, cho biết họ là những người trước đây bị dính vào oan án nên phải trốn sang Việt Nam ẩn náu, nay đã được giải oan nên trở về nước. Trước lúc chia tay, sư phụ bảo: "Con sau này có số làm thầy!", Lâm Hữu Hội chỉ cười buồn, nghĩ rằng thầy mình nói cho vui, hơn nữa ông cũng không có mộng làm thầy.
Từ con nợ thành võ sư
Sau khi ba người thầy về nước, Lâm Hữu Hội xuống núi, phiêu bạt về Sài Gòn tìm kế sinh nhai rồi trở thành "tay anh chị" bảo vệ cho sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn (Quận 5). Môi trường này đã nhanh chóng cuốn ông vào những cuộc đam mê đỏ đen. Chẳng mấy chốc bao nhiêu tiền của nướng sạch, nợ nần chồng chất, đến nỗi phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ. Nhưng chính nhờ vậy mà cuộc đời ông lại rẽ sang hướng khác. Đầu tiên, để trả ơn, Lâm Hữu Hội nhận dạy võ cho con chủ nhà, sau nhiều người biết đến xin thọ giáo ngày càng đông, dần dần ông nổi tiếng. Lâm Hữu Hội kết hợp chữ "Long - Hổ quyền" ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội, đến lúc này ông mới sực nhớ và nghiệm ra: "Lời thầy dặn năm xưa quả không sai". Võ đường Long Hổ Hội lừng lẫy giới võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn với thành tích từng đào tạo nhiều thế hệ võ sĩ tài năng, những "sát thủ" trên võ đài như Triệu Sen, Mã Sơn Ba, Long Mousemy (Quang "cao"), Long Vân, Long Phi Hải (tự Lễ), Long Phi Báu, Long Mouse (tức Đới Văn Quý), Ruby lớn, Ruby nhỏ... và đặc biệt là "tứ đại thiên vương" gồm hai anh em võ sĩ gốc ấn Độ là A Mách và Mostaza, Tôn Ngọc Lực và Hải Huỳnh từng vô địch 6 tỉnh miền Trung suốt nhiều năm liền.
Nhiều thập kỷ đã trôi qua nhưng đến nay nhiều người vẫn nhớ hình ảnh võ sư Lâm Hữu Hội với dáng người cao to khoảng 1m80, thường đội mũ phớt, mặc đồ jean nhạt màu, đeo kính đen to bản che gần hết khuôn mặt, miệng luôn phì phèo điếu Camel, tay đeo đồng hồ Longgines.
Nghĩa khí võ lâm
Giới võ lâm ngày ấy cũng thường truyền tụng nhiều câu chuyện về nghĩa khí, tình cảm của thầy trò võ đường Long Hổ Hội. Hồi những năm 1960, võ sĩ Long Mousemy (tức Đới Văn Quý) một lần xin thầy ra Nha Trang đánh giúp cho võ đường bạn một độ đài quan trọng nhưng thầy không đồng ý. Anh này vẫn lén đi và khi biết chuyện, thầy nổi giận cho rằng anh phản sư, khai trừ khỏi võ đường dù anh đã hết lời năn nỉ. Chia tay, anh quỳ lạy thầy: "Nếu thầy không thương mà tha lỗi cho con, thì  từ nay trở đi con thề sẽ không dùng đến nghề võ nữa!", rồi gạt nước mắt đi về. Khoảng hai tháng sau, tại một quán cà phê, do sơ ý làm ngã xe của một đám "ma cô", Long Mousemy bị chúng vây đánh. Dù trình độ võ công của anh có thể hạ gục hàng chục tên "giang hồ vặt" loại này nhưng nhớ đến lời thề với thầy, anh xuôi tay chịu đòn, bị đánh "thừa sống thiếu chết". Tình cờ biết chuyện, võ sư Long Hổ Hội nhận ra đó là một đệ tử trung thành nên đã xúc động tìm đến thăm và bỏ qua tất cả lỗi lầm của anh.
Tháng 2-1974, một võ sĩ lò Long Hổ Hội vì "túng quá hóa liều" nên lận "hàng nóng" trong người vào cướp tiền trong một sòng bạc trên đường Bạch Đằng (hẻm Long Vân Tự, gần võ đường Lê Quang Đại), bị cảnh sát bắt tại trận, đưa về bót Hàng Keo. Hay tin, võ sư Lâm Hữu Hội như "ngồi trên đống lửa", bởi nếu gã đệ tử khai "môn đồ võ phái Long Hổ Hội đi cướp sòng bạc" thì còn mặt mũi nào ông đứng trong giới võ lâm. Sự việc được "hóa giải" khi võ sư Trần Hữu Hoàng (võ phái Hắc Hổ) can thiệp. Chỉ vài tiếng sau đó, võ sĩ đi cướp bạc này đã được phóng thích. Mang ơn võ phái Hắc Hổ, từ ấy võ sư Lâm Hữu Hội ra một "điều luật" phổ biến rõ ràng đến tất cả các môn sinh: "Từ nay, nghiêm cấm môn sinh Long Hổ Hội động thủ với võ sinh Hắc Hổ dù bất cứ lý do gì!".
Võ sư Lâm Hữu Hội khuất núi tại Sài Gòn ngày 12-9-1988, thọ 81 tuổi. Bốn người con trai cố tổ sư môn phái Long Hổ Hội đều là võ sư, hiện người con út là võ sư Lâm Hữu Bình (tự Long Hổ Bill) tiếp tục duy trì võ đường Long Hổ Hội tại số 107/783 Nguyễn Văn Công, Q. Gò Vấp, TP.HCM. Tại đây, ngoài việc dạy võ các tối trong tuần, võ sư Lâm Hữu Bình còn có nghề chữa bong gân, trật khớp, gãy xương... theo phương pháp y học cổ truyền.                                                

Thiện Ngọc (Pháp Luật & Đời Sống)

Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn (Kỳ 2) Vang danh tuyệt kỹ “dị” môn

Một số võ đường ở Sài Gòn trước kia có những tuyệt chiêu được học từ các môn phái võ ở Trung Quốc như: Hầu quyền (mô phỏng loài khỉ), Xà quyền (loài rắn)... Thế nhưng khi vào Việt Nam, những tuyệt chiêu này đã được nghiên cứu, cải tiến mang đậm chất Việt Nam. Tuyệt chiêu mô phỏng hành động của loài hạc (Võ đường Nam Tông) và tuyệt chiêu mô phỏng bọ ngựa (Võ đường Thái Cực Đường Lang) là những ví dụ tiêu biểu.
Tuyệt kỹ Hạc quyền Việt Nam Những năm 1960 - 1970, giới võ lâm ở Sài Gòn đã có nhiều lời đồn đại về tuyệt kỹ song thiết của môn phái Nam Tông. Tuyệt kỹ mô phỏng theo cách chiến đấu của loài chim hạc này không chỉ đáng sợ vì tính sát thương chết người của nó, mà còn bí ẩn hơn khi chỉ có vài đại đồ đệ của môn phái trong hàng vạn môn sinh mới nắm được. Vì đặc điểm lợi hại cứ sử dụng là cầm chắc gây thương tích cho đối thủ, tuyệt kỹ này gần như rồi không được truyền dạy cho các thế hệ võ sinh sau này, và đến nay gần như đã thất truyền. Đây là một trong những tuyệt kỹ nổi bật của môn phái Nam Tông do võ sư Lê Văn Kiển (Tám Kiển) truyền dạy từ cuối những năm 1940. Vị võ sư này sinh năm 1917 tại Sóc Trăng, từ bé đã theo học môn Bạch Hạc, một võ phái xuất phát từ Trung Quốc. Tương truyền, tổ sư của môn phái này là nữ giới, sống trên một ngọn núi hùng vĩ, quanh năm tuyết phủ, một hôm tình cờ chứng kiến trận chiến giữa cáo và chim hạc. Tưởng chim hạc sẽ bị cáo vồ chết, ai ngờ chim hạc uyển chuyển tránh những cú lao người, mổ những cú trời giáng khiến kết cục cáo kiệt sức mà chết vì mất máu. Học theo chim hạc, bà sáng tạo nên những quyền cước theo nguyên tắc mềm dẻo, uyển chuyển, lấy âm nhu thắng dương cương, vận sức địch đánh địch... Các thế hệ đệ tử sau này tiếp tục vận dụng, sáng tạo thêm nhiều tuyệt chiêu, binh khí để sử dụng khi giao chiến, ví dụ như tuyệt kỹ song thiết. Binh khí "bách chiến bách thắng" Song thiết gồm hai sợi dây xích, mỗi dây dài độ 0,9m (chưa kể tay nắm) được cấu tạo bởi 5 lưỡi dao inox (hình ôvan, dày 3 - 5 ly) nối liền nhau bằng 3 khoen inox tròn. Tay nắm của song thiết dài khoảng 0,2m, có trục xoay. Song thiết gọn nhẹ và tiện dụng, dễ dàng xếp bỏ vào túi quần, khi sử dụng có thể thủ hoặc tấn công (cận chiến lẫn tầm xa, tương tự khúc côn). Về kỹ thuật, song thiết bao gồm các thế: Loang, đâm, chụp dây, tung dây, chặn dây, hất dây, vừa đánh vừa xoay người từ trước ra sau và ngược lại, vừa đánh vừa xoay người tiến dần lên phía trước, vừa lăn tròn thân người vừa đánh... Khi lâm trận, võ sĩ đan chéo hai tay, vai uyển chuyển, loang dây bao bọc thân người để thủ. Lúc tấn công, song thiết với nhiều thế như tung dây quấn lấy binh khí, hai tay song song đâm thẳng về phía trước theo bộ đinh tấn, tung dây chém chẻ từ phần đầu trở xuống, dùng bộ xà tung dây chém ống chân đối phương hoặc kết hợp với đá bay để thu dây về... Các cao thủ của làng võ cho biết, kỹ thuật khó nhất của song thiết là loang dây và chụp dây (thu dây). Khi loang dây, hai cánh tay phải luôn cặp sát hông, cổ tay thật dẻo, đường loang phải tròn, đều, che kín thân người. Chụp dây cần chính xác, khéo léo và nhanh gọn. Song thiết có độ sát thương cao, thường "bách chiến bách thắng" mỗi khi được sử dụng. Khi Nam Bộ nổi dậy kháng chiến, được sự khuyến khích của chính quyền cách mạng, võ sư Tám Kiển đã xung phong huấn luyện võ thuật cho lực lượng Thanh niên Cứu quốc. Kỹ thuật sử dụng song thiết, mã tấu, côn, cách đánh cận chiến... mà ông truyền dạy cho một số du kích, tự vệ ở chiến khu Trà Lồng, Trà Cú, Mỹ Phước... đã một thời là nỗi kinh hoàng với lính lê - dương Pháp, lính ngụy. Năm 1948, võ sư Tám Kiển lập ra võ đường âm Dương tại Sài Gòn - Chợ Lớn vào năm 1950, đến năm 1957 đổi tên võ đường là Nam Tông. Theo võ sư Tám Kiển: "Nam Tông là môn phái võ thuật thực hành theo nguyên lý âm - dương nên chữ Nam Tông ở đây vừa mang vết tích của nhà Phật (võ phục màu nâu), vừa là biểu tượng của Thiếu Lâm Nam phái và Bạch Hạc phái". Nam Tông là võ phái đầu tiên ở miền Nam dạy binh khí cho môn sinh, thu hút hàng chục ngàn thanh thiếu niên luyện tập. Thế nhưng riêng với tuyệt kỹ song thiết, do có độ sát thương cao, có thể dễ dàng dẫn đến cái chết của đối thủ nên song thiết chỉ được tổ sư Tám Kiển truyền dạy cho số ít cao đồ, trong số đó nổi bật 3 đại đệ tử sử dụng song thiết đạt đến mức thượng thừa là võ sư Lê Văn Minh (hiện dạy Nam Tông ở Bình Dương), võ sư Quan Vân Triều (hiện dạy Nam Tông tại Nhà Thiếu nhi Q.10) và võ sư Trần Thị Cúc (hiện ngụ ở "ngã ba Thái Lan", thị trấn Long Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Sau này, có khá nhiều người hoài nghi: "Tuyệt kỹ này ghê gớm đến mức nào mà phải hạn chế truyền dạy như vậy? ". Các đệ tử của môn phái cho biết, điều này hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ, mục đích của võ phái: Không thu học phí môn sinh, dạy và học võ với mục đích Dân khỏe - Nước cường. Một điều đặc biệt khác: Võ sư Tám Kiển nghiêm cấm môn đồ thượng đài, bởi theo ông thì "thắng bại hơn thua trên sàn đấu chỉ chuốc lấy oán thù..." Năm 1969, võ sư Lê Văn Kiển vận động thành lập Tổng hội Võ học và được các đồng nghiệp tín nhiệm bầu làm Chủ tịch từ 1968 - 1973. Sau năm 1975, võ sư Tám Kiển mở lớp dạy tại nhà riêng và đứng lớp tại Trường Cao đẳng Thể dục TW II. Sau một tai nạn giao thông, ông qua đời vào năm 2003. Vang danh Thái Cực Đường lang Chợ lớn Một trong những lò võ khác ở Sài Gòn cũng có những tuyệt chiêu mô phỏng theo hành động của loài vật là võ đường Thái Cực Đường Lang, có những cú ra đòn "chết người" dũng mãnh như bọ ngựa. Người sáng lập võ đường này là võ sư Trần Minh (người Hoa, sinh năm 1927). Sư phụ của ông là Triệu Trúc Khê, người đã dành cả cuộc đời theo môn phái Đường Lang, môn võ dựa theo lối đánh của con bọ ngựa. Tổ sư của môn phái này khi vào rừng tìm thuốc, tình cờ chứng kiến trận đấu giữa chim và bọ ngựa với kết cục chim bị đôi càng đối thủ cắt đứt cổ. Biết bọ ngựa có lối chiến đấu rất đặc biệt, ông đã dành nhiều năm nghiên cứu tỉ mỉ các động tác đó rồi tự tập luyện rồi chế tác ra một môn võ riêng gọi là Đường Lang quyền. Võ sư Quan Vân Triều biểu diễn truyệt kỹ Song Thiết - môn binh khí đặc trưng của võ phái Nam Tông. Võ sư Trần Minh nghiên cứu, tổng hợp, chắt lọc tinh hoa Thiếu Lâm Bắc phái, Tinh Võ môn, Đường Lang cùng các môn võ Nam phái tổng hợp thành môn võ riêng, tuy vậy vẫn giữ tên võ đường là Thái Cực Đường Lang. Võ đường này không chỉ có những tuyệt chiêu mô phỏng hành động bọ ngựa chém đứt cổ chim như đã miêu tả ở trên, mà còn học theo những tuyệt kỹ khác của môn phái Bắc Đường Lang của Trung Quốc. Những tuyệt kỹ này ra đời khi tổ sư của môn phái học theo những ngón đòn mà bọ ngựa thường đánh phanh bụng loài dế đến chết, học theo bộ pháp ảo diệu nhanh nhẹn của loài khỉ ... Ở võ đường Thái Cực Đường Lang, võ sư Trần Minh thường nói với học trò: "Có những thế võ đỡ rồi mới đánh, như vậy là chậm. Đối phương sau khi tấn công sẽ có thời gian lui về thủ, ta đánh khó trúng. Nếu hiểu cái lý đó, ta nghiên cứu điều chỉnh lại: Vừa đỡ vừa đánh (liên tiêu đới đả) đối phương sẽ khó tránh đòn". Đặc điểm của Thái Cực Đường Lang là dùng tay để thủ, dùng chân tấn công đối phương, khẩu quyết là "Thủ thị lưỡng phiến môn / Toàn bằng cước đả nhân" (Tạm dịch: Tay là hai cánh cửa / Toàn nhờ chân đánh đối phương"). Ngoài việc dạy võ thuật, dạy biểu diễn lân sư rồng, trước năm 1975 võ sư Trần Minh còn dạy tiếng Anh, Pháp, Hoa cho những học viên nước ngoài công tác tại các lãnh sự quán ở Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn thông thạo cả 3 thứ tiếng Triều Châu, Quảng Đông và Phúc Kiến. THIỆN NGỌC >> Kỳ 1: Võ sư phục thiện sau quãng đời giang hồ khét tiếng.

Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn (Kỳ 3) Những võ sư làm “thất điên bát đảo” quân xâm lược

Học võ nghệ trước là để rèn luyện bản lĩnh, sức khỏe, sau là để góp công bảo vệ điều ngay lẽ phải, bảo vệ quê hương... Chân lý này càng được khẳng định rõ khi nhìn lại lịch sử làng võ Sài Gòn, người ta có thể kể tên ra nhiều võ sư đã theo cách mạng, trở thành những chiến sĩ tham gia những trận đánh làm "thất điên bát đảo" quân xâm lược.
Nỗi khiếp đảm của lính Pháp Vị chưởng môn sáng lập Lam Sơn võ đạo, võ sư Quách Văn Kế là một trong những trường hợp nêu trên. Quê Hà Nội và lưu lạc vào Sài Gòn, sau 33 năm khổ luyện ông được tôn vinh là một trong những cao thủ của làng võ Sài Gòn - Chợ Lớn. Tài nghệ của ông được ngưỡng mộ đến mức năm 1943 có một "đại gia" bỏ tiền lập võ đường để mời thầy Kế truyền dạy võ công cho thanh niên. Tháng 8/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, nhân dân cả nước nổi dậy kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Võ sư Quách Văn Kế tình nguyện gia nhập cách mạng, trở thành chiến sĩ trong một đơn vị biệt động. Với thân thủ phi phàm, võ công cái thế, hàng đêm ông thường một mình bí mật đột nhập vào các trại lính, đồn bót địch "tỉa" bớt số lượng quân giặc. Mất đến hàng trăm quân chỉ vì một chiến sĩ biệt động, quân Pháp khiếp sợ ông đến mất ăn mất ngủ, bái phục ông là có tài xuất quỷ nhập thần và đặt cho ông biệt danh "Sát thủ trong đêm". Võ sư Quách Văn Kế cũng là người có công đào tạo võ công cho nhiều chiến sĩ, du kích. Ông từng tổ chức dạy nhiều lớp Phương pháp cận chiến cấp tốc cho tự vệ, du kích ở sân vận động Hoa Lư và Phan Đình Phùng (Sài Gòn); huấn luyện võ thuật cho lực lượng vũ trang tại Đức Hòa (Long An)... Năm 1948, theo sự phân công của cách mạng, ông quay lại Chợ Lớn mở cửa hàng bán xe đạp nhưng thực chất làm cơ sở hoạt động cách mạng nội thành cho tới ngày Hiệp định Gèneve về lập lại hòa bình được ký kết vào năm 1954. Trên 30 năm dạy võ, chiến sĩ - võ sư Quách Văn Kế đã tiêu diệt nhiều lính Pháp, đào tạo được hơn 20.000 môn sinh. Lam Sơn võ đạo kết hợp võ Thiếu Lâm và Tây Sơn - Bình Định có sở trường đòn ngắn, nhập nội, thế đánh dũng mãnh qua các bài trấn môn Phượng Hoàng quyền, Phượng Hoàng song đao, Lão Mai côn, Quách gia đại đao... danh bất hư truyền. “Trường võ bị” giữa vùng địch chiếm Đại sư Mai Văn Phát (chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo) trong một buổi “thiền tọa” cho môn sinh (Ảnh chụp năm 1960) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), một trong những vũ khí lợi hại của quân dân miền Nam là mã tấu. Võ sư Chín Hóa (môn phái Tây Sơn Nhạn) là người đã có công lớn hoàn thiện kỹ thuật sử dụng vũ khí này để phổ biến cho quân dân. Vị võ sư này có tên đầy đủ là Bùi Văn Hóa sinh năm 1894, gốc Bình Định. Năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến, võ sư Chín Hóa bèn mở lớp huấn luyện cấp tốc phương pháp sử dụng mã tấu (đao), tầm vông, những bài quyền cơ bản cho hàng trăm kháng chiến quân... Những người này sau khóa huấn luyện đã tỏa về các chiến khu dạy lại kỹ thuật chiến đấu cho quân dân Nam Bộ. Riêng võ sư Chín Hóa vẫn ở lại Sài Gòn mở lớp dạy võ tại trường Chợ Quán (nay là Kim Đồng, Q.5) thu nạp hàng ngàn thanh thiếu niên. Ngoài 10 thế đánh bằng cùi chỏ cực kỳ ảo diệu, những đệ tử của võ sư Chín Hóa cũng là người sáng tạo ra nhiều thế võ thường được chiến sĩ tự vệ Sài Gòn - Chợ Lớn sử dụng khi chiến đấu khiến giặc "táng đởm kinh hồn". Đó là Nhất Hổ (Lý Phi Sơn Hổ) với lối đánh bạo liệt như hổ vồ mồi; Tám Miêu (Nguyễn Văn Miêu) có độc chiêu rình rập rồi bất thần hạ đối thủ trong nháy mắt; đòn "gối bay" mạnh như giông bão khiến đối thủ phải kinh hoàng của Tư Tính (Nguyễn Văn Tính)... Võ đường của đại sư Chín Hóa ngày càng lớn mạnh. Thời "hoàng kim", chỉ riêng tại trung tâm Sài Gòn, Tây Sơn Nhạn có hệ thống 6 võ đường, hàng ngàn môn sinh. Trong hai thập niên 1960 - 1970, Tây Sơn Nhạn là "võ hiệu" nổi tiếng, chuyên đào tạo đấu sĩ thượng đài, người yêu thích võ thuật vẫn chưa quên một Hồng nhạn - trưởng nam thầy Mười Mách - được coi là "kỷ lục gia" chuyên knock - out (hạ gục) đối thủ hiệp đầu tiên, một Hùng nhạn là "nhà sưu tập" danh hiệu vô địch ở cả hai đấu trường quyền anh và quyền tự do, cặp "ngọc nữ" Hồng Yến nhạn - ái nữ thầy Mười Mách và Hồng Vân nhạn chia nhau "thống trị" các hạng cân nhẹ nhiều năm liền. Luyện võ cho nghĩa quân trên sân chùa Giới võ lâm Sài Gòn thập niên 1960 - 1970 luôn dành vị trí trang trọng trong những lần họp mặt cho một vị thiền sư tóc búi cao, râu bạc dài, đôi mắt sáng quắc tinh anh trong bộ cà sa vàng mượt, tác phong ông thư thái, tay lần chuỗi hạt. Đó là vị chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo Mai Văn Phát, pháp danh Thích Thiện Tánh, trụ trì tại Long Hoa tự (Tân Định). Ông sinh năm 1917 tại xã Thới Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình nông dân. Năm 10 tuổi, ông được gia đình đưa lên núi Thất Sơn (Châu Đốc, An Giang) theo sư phụ chữa bệnh và tu học. Sư phụ của ông nguyên là thủ hạ của Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng cầm đầu nghĩa quân đốt cháy tàu Espéranto của thực dân Pháp trên dòng Nhật Tảo. Khởi nghĩa thất bại, người nghĩa quân này bị thực dân Pháp truy lùng, phải lánh nạn lên chùa mai danh ẩn tích. Chốn thiền môn không chỉ là chỗ người nghĩa quân dung thân, ông còn dùng sân chùa đêm đêm bí mật rèn luyện võ nghệ cho thanh niên dưới chân núi. Võ sư Phát được sư phụ truyền cho lòng yêu nước nồng nàn từ thưở ấy. Năm 1934, Mai Văn Phát xuống núi trở về quê. Hai năm sau, ông tiếp tục theo học khí công, khinh công, y thuật và môn điểm huyệt. Năm 1942, ông về Châu Đốc mở lớp dạy võ với mục đích giúp thanh thiếu niên nâng cao thể lực và bản lĩnh để cứu quốc và kiến quốc, khoảng năm 1945, Mai Văn Phát rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Tại đây, ông ngụ ở ấp Đông Ba (Phú Nhuận), vừa làm công nhân, vừa dạy võ tại gia, đồng thời nghiên cứu, hệ thống hóa tinh hoa võ thuật từ hai vị ân sư, sắp xếp thành chương trình huấn luyện từ thấp đến cao. Năm 1963, sau khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ, xã hội miền Nam xáo trộn, làn sóng xung đột diễn ra khắp nơi. Nhằm thu hút thanh thiếu niên sinh hoạt lành mạnh, võ sư Mai Văn Phát quyết định xuống tóc xuất gia, lấy pháp danh Thích Thiện Tánh với ước mong dùng việc dạy võ để giáo huấn thế hệ trẻ lòng yêu nước, đạo đức làm người và khả năng tự vệ. Ông sáng lập môn phái Trung Sơn võ đạo (Thiếu Lâm Nguyên thủy Mật truyền) từ chi đoàn Trúc Lâm (hướng đạo sinh Phật tử), võ đường đặt tại Long Hoa tự. Ngoài dạy võ, đại sư Mai Văn Phát còn chữa trị các bệnh khớp xương và thần kinh tọa. Báo nước ngoài từng có những bài viết ca tụng ông là "vị thầy tu giỏi võ, một huyền thoại sống". Là thiền sư, lấy chữ Bi làm đầu, đại sư Mai Văn Phát hạn chế đưa đệ tử đấu đài bởi ông tâm niệm "võ thuật nhằm rèn luyện nhân cách, học võ không phải để tranh tài cao thấp, phân định hơn thua". Môn phái do ông sáng lập có nhiều tuyệt chiêu như: Đao pháp "đao như mãnh hổ, thương tựa giao long"; 10 thế điểm huyệt mật truyền; tuyệt kỹ Hầu xiềng (vừa đánh ngã vừa điểm luôn huyệt đối phương), Bạch hổ thủ điểm hầu trung cực (thế của con cọp trắng vừa chụp siết yết hầu vừa chụp siết hạ bộ đối phương. Đối phương sẽ chết ngay nếu ta không kịp buông tay ra), Phương dực đăng sơn đại bàng (dùng chỏ đánh từ tam tinh xuống yết hầu đối phương), Phi ngưu trá hình (đối phương nhập nội, ta phóng đến dùng gối chỏ tấp ngay vào chấn thủy đối phương)... THIỆN NGỌC

Quyền 3 chân hổ: Tuyệt kỹ võ Việt gây chấn động võ lâm

Tuyệt kỹ quyền 3 chân hổ là một loại võ công có tính sát thương vô cùng lớn và đòi hỏi một sự khổ công rèn luyện. Không ai còn nhớ rõ người sáng chế ra nó nữa nhưng nguồn gốc của nó thì không một võ sinh nào của môn phái tôi không biết cả’. Võ sư già Hà Trọng Ngự đệ tử chân truyền của quyền 3 chân hổ cho biết. 
200 năm trước, quyền 3 chân hổ – một tuyệt kỹ võ công của dân tộc đã được cho là thất truyền. Thế nhưng, trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 20, tin đồn tuyệt học này vẫn còn truyền nhân tại Bình Định khiến cho giới võ học bất ngờ.
quyền 3 chân hổ
Theo lời võ sư Hà Trọng Ngự,  quyền 3 chân hổ được khai sinh tại khu vực núi Bà thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tại đây, trên 200 năm trước xuất hiện một con cọp 3 chân to lớn và hung dữ. Người dân nơi đây thường xuyên bị hổ vồ, ăn thịt. Trong một thời gian dài, hổ 3 chân là nỗi khiếp đảm của cả vùng. Vào 1 ngày nọ, có 1 người tiều phu vào rừng hái củi và trở về làng khi trời đã xẩm tối.
Người tiều phu chưa kịp rời rừng đã nghe mùi tanh tưởi bốc ra, khi quan sát thì kinh hoàng phát hiện một con cọp to lớn đứng trên 3 chân to tướng, nhe nanh chực vồ. Chưa kịp định thần, con cọp đã lao đến.
Vốn là một cao thủ ẩn dật, người tiều phu nhanh chóng nhảy người né tránh và xoay người dùng đòn gánh gủi quật ngang vào mạn sườn con thú. Trúng đòn, mãnh hổ quay người, thủ thế hòng nuốt tươi con người bé nhỏ. Trước sự hung hãn của mãnh hổ, người tiều phu nhanh như cắt rút đòn sóc đã được vuốt nhọn để làm đòn gánh củi thủ thế.
Quyền 3 chân hổ
Dưới ánh trăng đêm, tiền nhân chăm chăm ghi nhận những cú lao tới vồ mồi, lúc phóng lên không, khi trụt xuống, tát những cú trời giáng vào mình. Cuối cùng, khi sức cùng lực kiệt, cả thân người và vật đều thấm đẫm mồ hôi và máu tươi, người tiều phu đành ngồi xếp bằng ôm đòn gánh nhọn chống lên với hy vọng mong manh từ một cú phóng tới chộp mồi của cọp giữ.
Không ngờ, điều kỳ diệu đã xảy ra, con cọp dữ phóng mình lên không, giơ vuốt nhọn chụp xuống, bóng nó phủ kín người tiền phu. Một tiếng gầm xé trời, con cọp dữ trúng đòn hiểm nhưng nó vẫn vùng vẫy chạy thoát vào rừng. Và cũng từ đó, không hiểu sao, người dân không còn thấy con hổ hung tợn ngày nào về làng quấy phá nữa.
Trở về làng, người tiều phu nhớ lại cảnh chiến đấu cùng cọp dữ và nhận thấy những cú vồ của mãnh hổ như những đòn thế võ học tuyệt kỹ. Người ấy đã nhớ và ghi lại thành những thế võ rồi dụng công tập luyện để nó trở thành tuyệt kỹ quyền 3 chân hổ danh chấn lúc bấy giờ.
Sau khi luyện thành quyền 3 chân hổ, người tiều phu đã phổ biến với dân làng để nó trở thành một thứ vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính và hy vọng nó được lưu giữ mãi về sau.
V.Đ – Võ cổ truyền Việt Nam

Biệt danh “hùm xám miền Trung” là của ai?

Trong làng võ Bình Định, võ sư Hà Trọng Sơn là một cây đại thụ danh bất hư truyền, là “kỳ nhân” mà không “dị sĩ”. Tên ông được khắc vào danh bảng cao thủ bằng những lần thượng đài bách chiến bách thắng.
Nín thở với màn biểu diễn của Chưởng môn Võ Ta – Tây Sơn Bình ĐịnhChuyện về vị võ sư “hùm xám miền Nam”
Võ sư huyền thoại Hà Trọng Sơn, sinh ngày 1.6.1920, tại làng võ Phước An, Tuy Phước, Bình Định, trong một gia đình “võ nòi”. Lần đầu sau 15 năm khổ luyện (1943), tại Đại hội quyền thuật Đông Dương (tổ chức ở Nha Trang), ông đã khẳng định đẳng cấp của mình bằng chiến thắng vang dội trước võ sĩ nổi tiếng của Pháp là F.Nicolai và tay đấm lừng danh của Đông Dương lúc bấy giờ là Tiết Mãnh, gây chấn động võ giới.
ha
Cố võ sư Hà Trọng Sơn.
Sau đó 1 năm (1944), tại giải vô địch bán phần Đông Dương (tổ chức tại Đà Nẵng), để “lấy lại danh dự” các ông bầu người Pháp đã tung tay đấm bất bại Esperpaire “tiếp” ông. Nhưng với phong độ và các đòn thế hóc hiểm của võ Việt, nhất là các cú móc tay trái “xuyên tâm” cực độc, đã nhanh chóng đưa ông lên ngôi quán quân. Năm 1948, ông lại tiếp tục thủ đài tại Bình Định, lần lượt đánh bại các danh thủ hàng đầu như: Trịnh Thiếu Anh, Trung Anh, Bảo Trung Phong…
Sau nhiều năm liên tiếp “thủ đài”, không chỉ các võ sĩ kỳ tài trong nước, mà cả nhiều tay đấm thượng thặng của Pháp cũng phải bái phục, không dám so găng với ông. Mãi đến năm 1952, tại Hội chợ Đà Nẵng, ban tổ chức mới cân nhắc và quyết định đưa tay đấm số 1 miền Nam Huỳnh Tiền, người được giới hâm mộ mệnh danh “Cáo già miền Nam” thượng đài để xô ngã thành trì bất khả chiến bại. Song với bản lĩnh và biệt tài “xuất kỳ thuận ý”, ông đã nhanh chóng hạ đo ván võ sĩ Huỳnh Tiền (một tay đấm chưa một lần nếm mùi thất bại), bảo vệ xuất sắc ngôi vô địch trước sự thán phục của hàng vạn người hâm mộ. Và cũng từ đây, ông được báo giới hết lời ca ngợi và mệnh danh là “Hùm xám” miền Trung.
ha3
Hà Trọng Ngự – Người lưu truyền và phát triển bài quyền “ba chân hổ” huyền thoại một thời của võ sư Hà Trọng Sơn.
Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông đã cùng các võ sư tâm huyết của các tỉnh thuộc Liên khu 5 cũ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) nghiên cứu, rút tỉa những thế kiếm bí truyền từ các bài kiếm pháp độc đáo của dân tộc, xây dựng thành bài kiếm mang tên “Mười hai” nổi tiếng, huấn luyện cho lực lượng vũ trang, dân quân du kích. Bài này chỉ có 12 thế kiếm liên hoàn, cực kỳ hóc hiểm, mang tính sát thương cao, đã nhiều phen làm cho quân Pháp phải hoang mang, khiếp sợ…
Trải qua bao thập niên “bá chủ” các võ đài danh tiếng và truyền dạy gần một vạn môn sinh, trong đó có các võ sư, võ sĩ vang bóng một thời như: Huỳnh Bông, Trần Cang, Hà Trọng Ngự, và các con: Hà Thị Phi, Hà Thanh Mao, Hà Đăng Quyền, Hà Nhất Linh… Ông đã thanh thản ra đi trong những ngày cuối tháng 3.2010 tại quê nhà ở tuổi 90 trong niềm thương tiếc của người dân đất võ và người hâm mộ võ thuật cả nước.

“Đệ nhất” làng võ Việt và trận tỉ thí nhớ đời trên đất Singapore

Trận chiến cuối cùng của võ sư Trần Tiến trên đất Singapore đến giờ vẫn là 1 chiến tích vang dội của làng võ Việt. Cố võ sư Trần Tiến – chưởng môn võ phái Thiếu Lâm Nội gia quyền Việt Nam được xem là ‘đệ nhất’ làng võ Việt.
HỌC VÕ TỪ CAO THỦ THIẾU LÂM
Theo nhiều huynh đệ làng võ thì trong số các võ sư hàng đầu Việt Nam ở thế kỷ 20, Trần Tiến xứng đáng được đứng được gọi là “Đệ nhất” làng võ Việt
Ông quê gốc ở Bắc Giang nhưng khi nghĩa quân Yên Thế tan rã, ông nội Hoàng Hảo và người cha Hoàng Tân đã phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về Đồ Sơn (Hải Phòng). Trần Tiến được khai tâm võ học từ năm 10 tuổi. Một hôm, 3 lính Pháp xông vào cướp kho đường do cha Trần Tiến cai quản. Cha con Trần Tiến lao ra chống trả quyết liệt nhưng sức vóc 2 cha con không thể nào chống nổi toán lính to lớn. Đang yếu thế, bất ngờ một bóng người bay vụt vào. Chỉ trong chớp mắt, người này tung ra mấy cú liên hoàn cước đá văng cả 3 tên lính ra đường. Người nghĩa hiệp đó xoa đầu khen Trần Tiến: “Cậu bé nhỏ tuổi mà có dũng khí. Nếu cậu có chí luyện võ, đến chùa gặp ta”.
"Đệ nhất" làng võ Việt
“Đệ nhất” làng võ Việt, võ sư Trần Tiến.
Cao thủ đó chính là võ sư Lý Giang Nam, một cao thủ Thiếu Lâm Nam phái, bị Nhật truy lùng nên bỏ quê hương Phúc Kiến – Trung Quốc sang Việt Nam lánh nạn. Kể từ đó, Trần Tiến bái võ sư Lý Giang Nam làm sư phụ. Thấy đệ tử có thiên chất, sư phụ đã truyền thụ hết những tuyệt kỹ Thiếu Lâm nội gia cho Trần Tiến. Với căn cơ võ công và sự khổ luyện, ông sớm trở thành một cao thủ khi còn rất trẻ. Biệt danh “Đệ nhất” làng võ Việt cũng từ đó bắt đầu hình thành.
TRẬN TỬ CHIẾN NHỚ ĐỜI TRÊN ĐẤT SINGAPORE
Theo “Đệ nhất” làng võ Việt Trần Tiến từng kể lại thì trận thượng đài đáng nhớ nhất và cũng chính là trận chiến cuối cùng của ông diễn ra trên đất Singapore. Sau khi đả bại loại hàng loạt các đấu thủ, trận cuối cùng ông gặp một đối thủ là võ sĩ người bản địa có biệt hiệu là Tiểu Lâm Xung. Đây là võ sĩ cao lớn như hộ pháp nhưng lại có thân hình rất rắn chắc, được ví là một lực sĩ.
"Đệ nhất" làng võ Việt, võ sư Trần Tiến trong 1 buổi biểu diễn khí công.
“Đệ nhất” làng võ Việt, võ sư Trần Tiến trong 1 buổi biểu diễn khí công.
Cao thủ này là bậc thầy về ngạnh công, có thể đưa ngực, bụng chịu những cú đấm đá như trời giáng mà không hề hấn gì. Tiểu Lâm Xung còn có bàn tay mệnh danh ‘thiết thủ’ có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5cm. Khi đã thấm mệt, chỉ một đòn là Tiểu Lâm Xung cũng có thể khiến cho đối thủ phải bỏ mạng. Trước trận quyết đấu với Trần Tiến, Tiểu Lâm Xung đã thề sẽ đánh gục võ sĩ người Việt để ‘rửa hận’ cho những người Singapore từng bại trận.
Trận đấu được qui định trong 8 hiệp, mỗi hiệp dài 3 phút. Các võ sĩ chỉ bị cấm đánh xòe tay, còn đòn hiểm như cùi chỏ, đầu gối đều được sử dụng và không mặc áo giáp bảo hộ.
Bước lên võ đài đài, với ‘bàn tay sắt’ sở trường, Tiểu Lâm Xung đã thị uy, tung những cú đấm sấm sét của mình vào những tấm gỗ dày đến 5cm khiến chúng vỡ tan. Xong, anh ta quay sang hỏi Trần Tiến có thi chặt ván với mình không. Trần Tiến chỉ im lặng lắc đầu. Tiểu Lâm Xung nói tiếp: “Vậy thì tự xin thua đi”. Trần Tiến vẫn chỉ lắc đầu.
Với lợi thế sân nhà và cậy sức mạnh, Tiểu Lâm Xung tấn công tới tấp, tung đòn mãnh liệt buộc võ sư Việt Nam phải lui vào thế phòng ngự. Tiểu Lâm Xung ra hổ quyền thì Trần Tiến dùng hầu quyền để tránh. Tiểu Lâm Xung tiếp tục tung xà quyền, Trần Tiến lại khống chế bằng hạc quyền.
Trong suốt 4 hiệp đấu, võ sĩ người Việt không có được 1 đường tấn công đáng kể. Còn Tiểu Lâm Xung càng đánh càng hưng phấn, ham công và để lộ những sơ hở.
Tuy nhiên, trong khoảnh khắc chủ quan khinh địch của đối thủ, Trần Tiến bất ngờ hạ thấp tấn pháp, trườn người nhập nội như con rắn và bật ngược lên tung đòn ‘xà vương phún khí’ hiểm hóc đúng vào hạ bộ đối thủ. Trong chớp mắt, Tiểu Lâm Xung rũ người đổ ập xuống lăn lộn, rồi bất tỉnh. Cả khán đài sững sờ không hiểu chuyện gì xảy ra.
Chính Trần Tiến cũng bàng hoàng không hiểu tại sao mình ra đòn hiểm này. Ông lặng lẽ cúi xuống xem Tiểu Lâm Xung bị thương thế nào. Miếng bảo hộ vùng hạ bộ của anh ta đã bị vỡ vì cú đánh quá mạnh.
Thấy Tiểu Lâm Xung nằm bất động không thể thi đấu, trọng tài nắm tay Trần Tiến giơ lên cao, tuyên bố phần thắng bất ngờ đã thuộc về võ sĩ người Việt. Trong khoảnh khắc vinh quang của người chiến thắng, Trần Tiến cảm thấy ăn năn, day dứt, ông rút tay, vái lạy xin lỗi và xin nhận thua cuộc.
Với Trần Tiến, sau đòn hiểm độc trong tình huống một mất một còn, suốt đêm hôm đó ông không tài nào chợp mắt nổi. Ông nhận ra rằng, võ đài không cần phải quyết đấu, thắng bại chỉ như gió thoảng qua và sau trận đấu ấy, ông đã tránh xa “kiếp sống võ đài”.
Võ sư Trần Tiến mất ngày 21/2/2011 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), hưởng thọ 101 tuổi. Trong cộng đồng làng võ Việt, cái tên Trần Tiến vẫn còn sống mãi bởi đơn giản, ông là một huyền thoại, một cây đại thụ sẽ còn mãi tỏa bóng cho hậu thế.
V.Đ – Tư liệu Võ cổ truyền Việt Nam

Diện kiến cao thủ võ lâm Việt Nam uy chấn giang hồ, Lý Tiểu Long cũng phải gọi là… ‘sư huynh’

Ông là võ sư cao cấp, một trong số ít các võ sư được giới võ thuật bầu chọn là danh nhân làng võ Việt Nam. Võ lâm giang hồ đồn rằng, ông luyện được tuyệt kỹ “Súc cốt công” nên trong chốc lát có tự co rút xương, khiến cơ thể mềm oặt, có thể thu mình nằm gọn gàng trong… rổ bún. Bởi thế, suốt mấy chục năm trời, võ lâm đồng đạo gọi võ sư Phan Dương Bình, cao thủ môn phái Vịnh Xuân, bậc trưởng lão của Vovinam phía Bắc bằng cái tên thân mật Bình “bún”.
Cao nhân đến từ phương Bắc
Võ sư Phan Dương Bình sinh năm 1929, là người Việt gốc Hoa, (bởi thế mọi người còn gọi ông bằng cái tên Trung Quốc là Xếnh Xáng.
anh1
Võ sư Phan Dương Bình
Ông trông không giống người học võ bởi vóc thái thư sinh. Nếu không có sự giới thiệu của các võ sư thì khi gặp, tôi cứ ngỡ ông là một ông giáo nghỉ hưu, đang thảnh thơi an hưởng tuổi già. Mê truyện kiếm hiệp từ nhỏ nên suốt thời niên thiếu, ông ước ao được hoá thân thành những nhân vật trượng nghĩa như trong truyện. May mắn lớn trong đời, ông đã được nhận làm đệ tử của một cao thủ đệ nhất: Thầy Tế Công của môn Vịnh Xuân quyền.
Có lẽ, trong số các võ sư người Trung Quốc lánh nạn dạt đến Việt Nam thì võ sư Tế Công là người nổi tiếng và có nhiều công lao nhất. Nhờ có ông mà các võ sinh người Việt biết đến một võ phái lừng danh, và cũng nhờ có ông mà Vịnh Xuân Việt Nam đã có những viên gạch vững chắc đầu tiên.
Cụ Tế Công tên đầy đủ là Nguyễn Tế Công, là sư huynh của danh sư Diệp Vấn, Chưởng môn phái Vịnh Xuân ở Hồng Kông (tôn sư của võ sĩ, hiện tượng điện ảnh Lý Tiểu Long. Như vậy Tế Công là sư bá của Lý Tiểu Long). Với vị sư tổ của môn phái Vịnh Xuân Việt Nam này, thì võ sư Phan Dương Bình có rất nhiều kỷ niệm dù người đã đi xa cả nửa thế kỷ rồi.
Năm 1907, võ sư Tế Công đến Việt Nam. Ban đầu, bởi muốn che giấu thân phận, vị võ sư tiếng nổi như cồn ở Trung Quốc ấy đã không truyền dạy võ nghệ cho ai. Thế nhưng, ngặt nỗi gia sản của bậc cao nhân ấy ngày một sa sút. Ngày ấy, ở Hàng Buồm, cửa hàng thuốc của gia đình cụ Trần Thúc Tiển đang thời bán buôn gặp nhiều phát đạt nên của ăn của để dôi dư.
Thấy cảnh ngộ cụ Tế Công bần hàn, cụ Tiển đem lòng thương xót. Cụ Tiển thường qua lại thăm hỏi và giúp đỡ luôn.
Cụ Tiển mắc chứng lao mãn tính, thuốc thang đã nhiều mà bệnh tình chẳng hề thuyên giảm. Chứng nan y ấy làm thân thể cụ héo mòn, đỉnh điểm trọng lượng cơ thể chỉ xấp xỉ 35 kg. Thấy người thật lòng hậu đãi mình vướng vào bạo bệnh, sau nhiều đêm đắn đo, cụ Tế Công đã quyết định dạy võ cho cụ Tiển, bởi từ khi ra đời, nội công của Vịnh Xuân đã chiến thắng nhiều căn bệnh nan y.
Và, thật diệu kỳ, chỉ sau một thời gian luyện tập, bạo bệnh vốn hành hạ cụ Tiển bao nhiêu năm đã bị đẩy lùi. Và, cũng từ khi dạy võ cho cụ Tiển thì cụ Tế Công mới bắt đầu nhận đệ tử để truyền thụ những tinh hoa võ học mà mình có được.
Buổi tiếp khách có một không hai
Vịnh Xuân thiên về nhu, lấy nhu chế cương và phân biệt rạch ròi giữa nội công và nội lực. Nội công là khả năng chịu đòn, nội lực là lực đánh ra. Cả hai thứ trên, trong làng võ hiếm môn phái nào sánh kịp. Theo cụ Tế Công, học võ chỉ vỏn vẹn 2 năm nhưng những khả năng siêu phàm ấy của sư phụ mình, đến giờ, lão võ sư Phan Dương Bình vẫn còn ấn tượng.
Ông kể, đã có lần, với nội lực kinh hoàng, chỉ một chưởng, cụ Tế Công đã đánh bật một bao tải gạo nặng đến gần 2 tạ văng tuột cả bốn năm thước từ đầu bàn này sang đầu bàn kia. Lần nữa, ở ngay nhà cụ Tế Công, ông đã được tận thấy sức mạnh kinh hoàng của sư phụ mình. Hôm ấy, nhác thấy hai người Tàu đang ngáo ngơ trên phố, cụ Tế đã vẫy ông và bảo: “Pha cho thầy ấm trà ngon, sắp có khách quý!”.
Quả như lời thầy, khi chén trà nóng hôi hổi vừa được rót ra thì hai vị khách người Tàu đã đứng ngay trước mặt. Cầm chén nước trên tay, cụ Tế cung kính mời khách theo đúng nghi thức của người Trung Hoa. Thế nhưng, đó chẳng phải là kiểu mời nước bình thường. Chủ tay nắm chặt chén nước, khách thì phùng mồm trợn mặt bóp chặt tay chủ phía ngoài.
Chủ vẫn vẻ mặt điềm nhiên, nói nói cười cười tiến ra cửa và đẩy khách ra theo. Bị đẩy, người khách thứ hai vội vã nhảy vào tiếp sức nhưng cũng chẳng thấm tháp gì. Cả hai bị chủ dồn ra tận ngoài cửa, trong khi chén nước trên tay chủ vẫn không hề sóng sánh. Đến khi ấy thì hai vị khách phải nhượng bộ, nhảy dạt sang hai bên và chắp tay, nói những lời khâm phục.
Lão võ sư Phan Dương Bình kể, khi mời khách trở lại nhà, trò chuyện, ông được biết, hai vị khách ấy 10 năm trước, trong cuộc tỉ thí đã bị sư phụ Tế Công đánh bại. Mười năm, họ đã dồn hết tâm trí, sức lực để luyện võ và lặn lội khắp nơi để tìm cụ Tế, những mong trả được mối hận năm nào. Thế nhưng, chỉ bằng động tác thử trên, họ đã biết, võ công của mình còn kém cụ Tế rất nhiều.
Nối gót sáng tổ Nguyễn Lộc phát dương Việt Võ đạo
d4f89c7e0f24a302cc181b3b4fc88836_f6e3d9b5d6d952809c95fa3bc4886fb9_46598b879aad59215feb9a657c960e33_lao_vo_su_phan_duong_binh_hoc_vovinamjpgjpgjpg
Cụ Tế Công có người bạn thân là Chung Cảnh Vân, cũng một cao thủ của đất võ Trung Hoa, thuộc phái Thiếu lâm Hồng gia.
Cụ Chung thích phiêu bạt giang hồ, bởi vậy, khi thấy bạn mình tới Việt Nam, ngay lập tức cụ Tế đã giới thiệu ông tới học để mở mang thêm kiến thức. Chung sư phụ là người có cá tính, nóng nảy. Lão võ sư Phan Dương Bình kể, tuy là chỗ thâm giao (rất nhiều lần Chung sư phụ đến tận nhà ông để uốn nắn võ nghệ) nhưng là người nghiêm khắc nên sư phụ ông vẫn giáo cậu học trò cưng của mình vô cùng khắt khe. Chỉ nguyên chuyện đứng tấn thôi mà đến giờ nghĩ lại ông vẫn còn… thấy hãi.
Bắt cậu học trò đứng như tượng gỗ ở một góc, Chung sư phụ cứ thế mải mê cuộc cờ, chén rượu. Ấy vậy mà nếu cậu học trò chân tay rã rời mà nhúc nhích là y rằng… ăn chưởng. Truyền thụ vừa hết những công phu của mình cho cậu học trò ham học thì bởi lý do riêng, cụ Chung phải về Trung Quốc. Thầy trò chia tay nhau, nước mắt vắn dài.
Như cánh chim không biết mỏi trên bầu trời võ thuật, muốn hấp thụ thêm những tinh tuý võ công của các môn phái khác, ông quyết định bôn ba tiếp trên con đường tầm sư học đạo. Lúc này, ở Hà Nội, danh tiếng của võ sư Nguyễn Lộc, sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo đang nổi như cồn.
Võ sư Nguyễn Lộc, sinh năm 1912 tại làng Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Tây. Dựa trên môn võ vật cùng các môn võ cổ truyền của Việt Nam, chắt lọc những tinh hoa của võ thuật trên thế giới, cụ đã phát triển một môn phái võ rất riêng lấy tên là Vovinam, ra đời năm 1938.
Lão võ sư Phan Dương Bình kể, tìm hiểu, thấy tinh thần vẻ vang của Vovinam và của võ sư Nguyễn Lộc rất phù hợp với mình, ngay lập tức ông khăn gói tìm đến võ đường đang là nơi sinh hoạt của rất nhiều thanh niên Hà thành ấy. Ngay buổi đầu tiếp xúc, võ sư sáng tổ của môn phái giờ đã nổi tiếng khắp năm châu đó đã vô cùng quý mến ông.
Thấy ông đã có căn bản, quyền cước thì vô cùng uyển chuyển, võ sư Nguyễn Lộc đã mời ông lưu lại ngay tại nhà mình để rèn dạy và phụ trách việc trợ giảng. Võ sư Nguyễn Lộc hơn ông 18 tuổi, tuy danh nghĩa là thầy trò nhưng chỉ ít bữa biết nhau, hai người đã tình thâm như ruột thịt.
Những ngày ở bên võ sư Nguyễn Lộc, ông không những được trau dồi rất nhiều kiến thức võ học uyên thâm mà còn học được ở người thầy, người anh ấy rất nhiều đức tính quý báu mà cả đời ông sẽ chẳng thể nào quên. Có lần, tâm sự, võ sư Nguyễn Lộc đã nói với ông rằng: “Là võ sinh thì phải tôn thờ danh dự võ sĩ Việt Nam. Hiểu biết nhiệm vụ và nguyện hi sinh cho lý tưởng của người võ sĩ, xứng đáng với tên gọi vì nghệ thuật và nhân loại.”.
Cuộc thượng đài chấn động bất thành
ly-tieu-long123
Trước năm 1954, người Pháp đứng ra thực hiện rất nhiều hoạt động thể thao. Bởi thế, tại Hà Nội, các võ đài mọc lên ở khắp nơi và cũng thu hút rất nhiều cao thủ từ khắp mọi miền về tranh tài, thi thố. Những võ đài ấy không những có sức hút với các võ sĩ trong nước mà còn hấp dẫn cả những cao thủ nước ngoài. Với các võ sĩ ngoại quốc, khi được nhà cầm quyền bật đèn xanh, họ đến Việt Nam không chỉ là tìm đối thủ để tranh tài, phân biệt cao thấp mà còn biến đó thành cơ hội để kiếm bộn tiền.
Mỗi trận thượng đài của họ đều tổ chức bán vé và thu hút rất nhiều khán giả tới xem. Với chủ đích trên, khoảng đầu năm 1953, hai anh em võ sư nổi tiếng ở Hồng Kông là Vương Bang Phu, Vương Bang Dân cũng tìm về Hà Nội. Trong hai anh em thì Vương Bang Phu sức khoẻ phi thường. Đại lực sĩ này có thể vật ngã cả con bò mộng, tay không bẻ cong nhíp ô tô, kê ván trên người để mấy chục khán giả trèo lên nhún nhảy mà mặt vẫn không hề biến sắc.
Người em Vương Bang Dân thì thân thủ nhanh nhẹn, quyền thuật biến ảo khôn lường. Tại Hông Kông, suốt gần chục năm, hai anh em thượng đài mà vẫn chưa tìm ra đối thủ. Bởi thế, đến Hà Nội, thách đấu đã vài ngày mà chưa tìm thấy ai nhận lời thách đấu, Phu, Dân đành dùng kế khích tướng và cũng là để lôi kéo khán giả đến xem những trận thượng đài của mình. Hai anh em Vương đã loan tin rằng, họ vừa đánh gục thần tượng của thanh niên thủ đô, võ sư Nguyễn Lộc. Tin ấy truyền đi khắp mọi nơi khiến nhiều người, dù biết là tin vịt vẫn vô cùng phẫn nộ.
Tại võ đường của Vovinam, là người điềm đạm nên võ sư Nguyễn Lộc chẳng chút bận tâm tới sự hỗn hào của hai võ sĩ ngoại quốc. Tuy thế, các học trò của ông, đặc biệt là võ sư Phan Dương Bình thì hết sức bức xúc, nằng nặc đòi rửa nhục cho thầy, cho môn phái. Và, bí mật, ông đã tìm hai anh em họ Vương để nhận lời thách đấu.
Thông tin ấy ngay lập tức thành đề tài nóng hổi của báo giới trong nước và nước ngoài. Dân tình sôi sục, chờ mong đến ngày hổ đấu, long tranh. Sự căng thẳng của trận đấu trên đã khiến nhà chức trách lo lắng và ngay lập tức phải nhảy vào can thiệp.
Ngay trước ngày thượng đài, võ sư Phan Dương Bình bị nhà cầm quyền bắt nhốt. Vậy là, trận đấu được rất nhiều người mong đợi trên đành phải huỷ bỏ. Võ sư Phan Dương Bình kể, biết đã đụng chạm đến tinh thần thượng võ của người Việt nên ngay ngày ông bị bắt nhốt thì hai anh em Phu, Dân gửi lời xin lỗi chính thức đến ông, đến võ sư Nguyễn Lộc và toàn thể những người học võ ở Hà Nội. Lời xin lỗi đó được đăng tải trên khắp các mặt báo khiến dư luận được một phen hả hê, phấn khích.
Một ngày chịu hàng ngàn cú đấm
laovosuphanduongbinhvietcasachvevinhxuanquyen
Sau sự nổi tiếng của hiện tượng Lý Tiểu Long vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Vịnh Xuân quyền đã được rất nhiều môn sinh theo học. Và, trên khắp thế giới, rất nhiều những võ đường của Vịnh Xuân đã được khai trương. Thế nhưng, ngoài cái nôi là Trung Hoa, chỉ có hai nơi Vịnh Xuân thu gặt hái được nhiều thành công, hội tụ nhiều cao nhân nhất, đó là Hồng Kông và Việt Nam. Điều ấy đã được danh sư Tế Công thừa nhận khi ông rời Hà Nội vào Nam sinh sống.
Lúc chia tay, nhìn sự trưởng thành của đám học trò mình, buột miệng ông bảo: “Vịnh Xuân đã sang Việt Nam mất rồi!”. Ở Hồng Kông, sư đệ của cụ Tế Công là danh sư Diệp Vấn cũng đưa Vịnh Xuân phát dương quang đại với Vịnh Xuân Hồng Kông. Tại chi phái này, ngoài Lý Tiểu Long, tông sư Diệp Vấn còn có một đệ tử chân truyền, tiếng tăm lừng lẫy là Ngũ Sáng. Ngũ Sáng có trưởng tràng là Trần Nghị Khiêm, một thần đồng võ thuật.
Lão võ sư Phan Dương Bình kể, 15 năm trước, Trần Nghị Khiêm có đến Việt Nam. Và, người đầu tiên mà Trần sư phụ muốn gặp là lão võ sư Phan Dương Bình. Ông Bình kể, Trần Nghị Khiêm là người cao lớn, quyền thuật nặng tính cương. Hai người đã vài lần thử sức, nhưng bất phân thắng bại. Sau những trận thử tài ấy, khâm phục về nội công của người đồng môn, Trần Sư phụ đã nhờ ông chỉ giáo.
Lão võ sư Phan Dương Bình giờ có nhiều học trò, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Họ là những người ngưỡng mộ Vịnh Xuân nên tìm về Hà Nội. Lão võ sư bảo, người Tây học võ thực dụng hơn người Á Đông, bởi thế, trước khi bái ai đó làm sư thì họ thường… thử luôn tài sức của người đó. Từ năm 1982, khi phong trào võ thuật của Hà Nội được khôi phục đến giờ không biết bao nhiêu lần ông được (bị) các võ sinh phương Tây thách đấu. Sau tất cả các cuộc thử tài ấy, ông đều nhận được thêm những đệ tử một lòng hướng về võ thuật chân chính.
Năm 1995, một câu lạc bộ võ thuật nổi tiếng ở Đức, sau khi cho thành viên của mình sang Việt Nam thăm dò, đã mời đích thân ông sang đó dạy võ. Cuộc “ly hương” này đến giờ nhiều người vẫn còn ấn tượng và được nhiều tờ báo lớn ở Đức đăng tải. Tại đó, với nội công siêu phàm của mình, ông lão võ sư tuổi đã ở ngưỡng xưa nay hiếm ấy đã lên một lịch tập kinh hoàng. Từ 14 giờ đến 18 giờ mỗi ngày, các môn sinh lực lưỡng có thể thoải mái tung hàng ngàn cú đấm vào thân
Kỹ năng “thần đả”
img_1393
Bây giờ, tuổi đã gần 80 nhưng lão võ sư Phan Dương Bình vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Gặp ông tại căn gác yên tĩnh tại phố Hàng Bạc, ông bảo, chính nghiệp võ đã cho ông một sức khoẻ dồi dào. Sáng nào cũng vậy, cứ như đồng hồ, 3 giờ sáng đã thấy ông ngồi dậy với bài khí công quen thuộc. Khí lực siêu phàm, như nhiều cao thủ Vịnh Xuân khác, tuổi ấy, ông vẫn có thể để mọi người thẳng tay nện hết sức vào người mà sắc mặt vẫn không hề suy chuyển.
Về quyền cước, hiện tại, ông cho biết, kỹ năng của ông đã đạt tới mức “thần đả”, đỉnh giới cao siêu của võ thuật. Đỉnh giới ấy là “tâm ứng thủ”, nghĩa là nghĩ ra đòn ở bộ phận nào thì lực đã có sẵn ở bộ phận đó, không cần vận đà nhiều. Luyện tới đỉnh giới đó thì người võ sư chỉ cần nghĩ ra động tác, chiêu thức thì ngay lập tức chân tay thực hiện chính xác, thành công chứ không cần qua tập luyện.
Tuổi cao, nhưng ông còn rất nhiều dự định với nghiệp võ của mình. Tâm sự, ông bảo, ông rất thần tượng Hoắc Nguyên Giáp, một võ sư nổi tiếng của Trung Quốc. Vị võ sư ấy bằng tài năng đã dựng lên Tinh võ quán oai danh một thuở và hội tụ nhiều võ sư tài nghệ cao thâm.
Theo giaoduc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét