Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/l



(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #10 FULL | Duy Nhất ra đồng luyện Long Hổ Đăng Môn (Đoàn Tâm Ảnh)

Cao nhân Thiếu Lâm đất Việt chuyên ám sát trong đêm

Thiên Hà |
Cao nhân Thiếu Lâm đất Việt chuyên ám sát trong đêm

Nói tới những cao thủ Thiếu Lâm nổi danh nhất tại làng võ nước nhà, có lẽ người đầu tiên cần nhắc là cố đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh – Chưởng môn Võ lâm chánh tông Việt Nam.

“Sát thủ” chuyên hành hiệp trượng nghĩa
Ở khắp vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long từng lưu truyền rất nhiều giai thoại xung quanh Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh.
Sau khi “cày nát” nhiều võ đài khắp miền Nam và cả nước ngoài (như Thái Lan, Hồng Kông...), Đoàn Tâm Ảnh được giới võ lâm ca ngợi là “thiên hạ đệ nhất cao thủ”.
Nhưng đặc biệt nhất về các giai thoại xung quanh Đoàn Tâm Ảnh không phải là những trận đấu đá trên võ đài, mà lại ở những lần hành hiệp trượng nghĩa với vai trò một “hiệp khách sát thủ”.
Người có võ công cao cường ấy đã từng ám sát rất nhiều tên quan lại bán nước cầu vinh, hay những tên ác ôn, chuyên hà hiếp dân lành.
Một môn đệ là cao đồ của phái Võ Lâm chánh tông từng kể lại rằng: Cứ đêm xuống, giữa lúc mọi người đang yên giấc thì sáng hôm sau tỉnh dậy thể nào cũng nghe nơi này hoặc nơi kia xảy ra chuyện.
Đó là một tên gian ác hay tên quan tham bị giết trong đêm. Sau khi tiêu diệt những tên ác ôn vô lại, vị hiệp khách bao giờ cũng để lại dấu vết là chữ ký của mình với hình một ngôi sao năm cánh.

Cố đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh.
Cố đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh.
Sau nhiều phi vụ, Đoàn Tâm Ảnh khiến thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước cứ nơm nớp lo sợ. Chúng bắt bớ nhiều dân lành để tra hỏi hung thủ nhưng không ai biết người hành hiệp trượng nghĩa đó là ai.
Có nhiều tên đã cảnh giác khi thuê lính tráng canh gác cẩn mật, cho xây nhà cửa kín cổng, cao tường. Tuy nhiên, khi đã chọn mục tiêu thì cứ như từ dưới đất chui lên, dù kiểu gì hiệp khách vẫn lấy mạng chúng như chơi, không để lộ tung tích.
Sau nhiều năm, nhiều tên tham quan, bán nước bị thủ tiêu khiến bọn thực dân ngày càng hoang mang, còn nhân dân thì hoan hỉ và trong mắt họ, vị hiệp khách thực sự trở thành một người hùng.
Không chỉ vậy, làng võ còn lưu truyền rằng Đoàn Tâm Ảnh đã thành lập nhóm Sao Trắng cùng những nghĩa sĩ gan dạ. Nhóm này cũng đã làm cho bọn thực dân và bè lũ tay sai nhiều lần kinh hồn, bạt vía.
“Bí kíp” võ công trị giá... hơn 200 cây vàng
Trong số 12 đại đồ đệ của lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh, nổi bật có võ sư Băng Sơn (hiện là Chưởng môn phái Thiếu Lâm phật gia).
Theo lời kể của người đại đồ đệ này, lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh luôn quý mến nhưng cũng cực kỳ nghiêm khắc đối với các học trò.
Vị đại sư phụ đã từng đưa ra cho đệ tử Băng Sơn một điều kiện rằng, các bài mà thầy dạy ngày hôm trước, hôm sau phải tinh thông cho kỳ được. Nếu không làm được như thế thì đại sư sẽ không dạy nữa.
Chỉ ít lâu theo đại sư Đoàn Tâm Ảnh, võ sư Băng Sơn đã lãnh hội được toàn bộ Thập bát chưởng công, võ công cơ bản của Côn Luân Bắc phái.
Sau quãng thời gian tầm sư học đạo, người đệ tử đã chia tay thầy Đoàn Tâm Ảnh ra ngoài Bắc lập nghiệp. Mãi tới năm 1991, nhân Đại hội Võ thuật toàn quốc lần thứ nhất, vị đại sư phụ cũng có dịp ra Hà Nội.
Cố đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh thi triển bài côn.
Cố đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh thi triển bài côn.
Tái ngộ nhau, hai thầy trò cùng mừng khôn siết. Trong lần gặp gỡ ngắn ngủi ấy, đại sư Đoàn Tâm Ảnh đã trao cho đệ tử một cuốn cẩm nang bí kíp võ công.
Đây là cuốn sách ghi lại đầy đủ những bí kíp võ công đỉnh cao của môn phái Côn Luân, do đại sư tự tay mình chép lại.
Cuốn sách này được võ lâm giang hồ thời đó xem như một vật quý. Thậm chí, đã có rất nhiều nhà xuất bản đến gặp đại sư Đoàn Tâm Ảnh thuyết phục để mua lại bản thảo với số tiền khổng lồ.
Riêng nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn đã trả cho đại sư 200 cây vàng nhưng lão võ sư vẫn không chịu bán, với lý do: “Sách quý, không bán được. Nhưng gặp ai, thấy thích, tôi sẽ tặng ngay!”
Có lẽ do yêu mến và cũng vì cái “duyên” nên đại sư phụ Đoàn Tâm Ảnh đã tặng lại cuốn bí kíp đặc biệt này cho đại đồ đệ Băng Sơn.
Người “nâng tầm” võ Thiếu Lâm
Thiền sư – đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh (tên thật là Tô Văn), biệt danh Sáu nhỏ sinh năm 1900 tại Chợ Lớn - Sài Gòn.
Thuở nhỏ do thể chất yếu ớt và thường hay bị bệnh tật nên cha mẹ đã gửi ông cho Mộc Đức Thiền Sư (một cao đồ Thiếu Lâm người Hoa lưu lạc tại Việt Nam) thâu nhận làm đệ tử với mong muốn rèn luyện võ nghệ, tăng cường sức khỏe.
Thấy Tô Văn nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát lại có năng khiếu về võ học, Mộc Đức Thiền Sư hết lòng quý mến truyền dạy võ nghệ cho cậu.
Năm 1913, hai thầy trò khăn gói sang Trung Quốc để trau dồi võ nghệ. Từ đây, cậu bé Tô Văn được các hòa thượng trong chùa Phi Lai Tự thâu nhận.
Tại đây, Tô Văn được các sư phụ dạy cách thiền định và võ học của Thiếu Lâm Bắc phái như: Côn Luân, Cửu ngũ tam vương, Xà quyền.
Chân dung huyền thoại võ thuật Đoàn Tâm Ảnh.
Chân dung huyền thoại võ thuật Đoàn Tâm Ảnh.
Ngoài ra ông được truyền dạy cả những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Nam phái.
Sau 11 năm, Tô Văn hồi hương, đổi tên hiệu thành Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh.
Từ bộ căn bản “Thất thập nhị huyền công” (72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm Tự), “Thập bát La Hán thế” bao gồm 18 chiêu thức chiến đấu; “La Hán thần công” (18 chiêu thức tuyệt kỹ) đều được Tô Văn đón nhận, say mê luyện tập.
Khi đã lĩnh hội được hầu hết những tinh hoa của Thiếu Lâm, Tô Văn vận dụng “Thất thập nhị huyền công”, 18 thế quyền La Hán kết hợp với quyền của bên Bắc phái sáng chế ra 18 bài quyền, (Bài thấp nhất có 21 thức chính, bài dài nhất có 73 thức chính).
Trong 18 bài quyền này ông lấy “Thất thập nhị huyền công” làm căn bản, lấy “Thập bát chưởng công”, “Lục bộ thần công” để ghép đan xen vào thành 18 bài quyền theo thức tự từ thấp lên cao.
Riêng bộ La Hán thần công ông để vào chương trình thượng đẳng và đặt tên cho môn võ này là môn “Võ Lâm chánh tông thập bát La Hán quyền”.
Sau khi chính thức mở võ đường Võ lâm chánh tông (năm 1954), Đoàn Tâm Ảnh tiếp tục thành lập Tổng hội Võ lâm Việt Nam tại Cần Thơ.
Bằng uy danh của mình, lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh ngày càng thu hút rất đông các đệ tử từ khắp các nơi. Ông đã đào tạo ra nhiều thế hệ võ sư, huấn luyện viên tài năng.
Đoàn Tâm Ảnh cũng là người có công lớn soạn thảo bộ Thất thập nhị huyền công và Thập bát La Hán quyền. Hai bộ này được cho là có thể giúp người luyện võ đạt tới đỉnh cao công phu.
Ngoài hai bộ “bí kíp” quý giá trên thì cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh còn để lại nhiều chiêu thức độc đáo khác như: Chu long song kiếm, Tru tiên song chùy, Thập nhị xà quyền, Tam tinh quyền...
Nhưng đặc biệt và nổi danh nhất có lẽ là những bộ thần công còn được truyền đến ngày nay như: Thập bát chưởng công (18 phép đánh chưởng); Thất thập nhị huyệt công (72 cách tấn công vào huyệt đạo)...
Ngày 03/11/2008, lão Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh tạ thế, đại thượng thọ 109 tuổi. Ông mất đi để lại cho các thế hệ sau một kho tàng tài liệu về võ thuật.
Nói về cách thức tập võ, Đoàn Tâm Ảnh từng nhấn mạnh: “Phải luôn luôn hình dung mình đang chiến đấu với một người khổng lồ và mỗi đòn thế được tung ra là nhắm một mục tiêu rõ rệt để tấn công hoặc chống đỡ với đối thủ”.
Cố đại võ sư Trần Công (chưởng môn Không Động), lão võ sư Trần Hưng Quang (tức Quang “ốc”, Chưởng môn Bình Định Gia)… đều đặc biệt ngưỡng mộ võ nghệ cũng như nhân cách của đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh.
Tất cả đều đồng quan điểm rằng Đoàn Tâm Ảnh không chỉ là một huyền thoại của võ thuật Việt Nam mà nhiều môn sinh của các môn phái khác trên thế giới đều nể phục khi nhắc tới tên.

theo Trí Thức Trẻ

Vị truyền nhân cuối cùng của phái võ Long Hổ Hội

Thứ Hai, ngày 20/01/2014 07:10 AM (GMT+7)

Trong giới võ lâm thời ấy, phái Long Hổ Hội với những đòn thế “xuất quỷ nhập thần” đã tạo nên những giai thoại huyền bí trên võ đài sinh tử.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Bằng tuyệt chiêu hiểm hóc mà nhiều người cho rằng dùng “bùa ngải”, những võ sĩ của môn phái đã hạ gục đối thủ chỉ ngay những cú đánh đầu tiên. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, khi giới võ thuật đang đồn đại rằng Long Hổ Hội đang dần bị mai một thì võ sư Long Phi Thanh, một trong ba đệ tử chân truyền còn lại của vị cố nhân sáng lập đang âm thầm nuôi dưỡng sức mạnh tinh túy của môn phái lừng danh một thuở.
Niềm đam mê võ thuật của vị võ sư “dị thường”
Gặp võ sư Long Phi Thanh tại võ đường tại quận Thủ Đức (TP.HCM), ấn tượng đầu tiên của tôi là vóc dáng bé nhỏ nhưng chứa đầy khí chất của vị truyền nhân đặc biệt này. Sau hồi bỡ ngỡ đầu tiên, vị võ sư tóc hoa râm trải lòng tâm sự với chúng tôi về cuộc đời võ nghiệp của mình. Được đến với Long Hổ Hội là một duyên phận với ông và để giữ được sự nghiệp của cố nhân để lại quả thật không dễ dàng.
Vị truyền nhân cuối cùng của phái võ Long Hổ Hội - 1
Dù tuổi đã cao nhưng Võ sư Long Phi Thanh vẫn tích cực truyền dạy bí kíp võ phái Long Hổ Hội cho môn sinh. Ảnh TG
Nhấp một ngụm trà nóng trong tiết trời se lạnh những ngày cuối năm, vị võ sư kể lại duyên phận đến với Long Hổ Hội của mình. Võ sư Long Phi Thanh tên thật là Phạm Văn Thanh (SN 1950), sinh ra tại đất Sài Gòn đầy rẫy thị phi những năm trước giải phóng. Chứng kiến cảnh dân tộc mình phải chịu lầm than dưới ách đô hộ của giặc Mỹ, cậu bé Thanh ngày ấy đã sớm có tinh thần chiến đấu không khuất phục quân xâm lược. Khi ấy, Thanh đã lên 11 tuổi nhưng vóc dáng lại thấp bé hơn rất nhiều bạn đồng trang lứa. Điều này khiến cậu bé có nhiều mặc cảm khi đến với võ thuật song vẫn không hề nguôi ngọn lửa nhiệt huyết bởi quân thù đang lộng hành trên quê hương mình.
Gạt bỏ hết sự tự ti về ngoại hình, cậu được chú họ dạy cho Thất Sơn thần quyền. Ba năm sau, khi đã lĩnh hội đủ các chiêu thức của người chú truyền dạy, cậu bé bắt đầu theo học môn võ dân tộc Bình Định của một võ sư sống ẩn dật mà cậu quen gọi là thầy Sáu. Cũng vì vóc dáng nhỏ bé ấy mà cậu luyện võ rất khó khăn. Có khi vì gắng sức luyện tập đến “thừa sống thiếu chết” mà sư phụ không dám cho cậu học tiếp nữa. Thế nhưng, với niềm đam mê võ thuật và khát vọng độc lập cho dân tộc mình, cậu đã tích cực khổ luyện môn võ cổ truyền hơn 10 năm trời để đạt đến trình độ võ sư.
Với mong muốn người Việt Nam bé nhỏ có võ tự vệ để không bị bọn đế quốc bắt nạt, cậu đã mạnh dạn đứng ra mở lò dạy võ tại quận Bình Thạnh (TP.HCM).Tuy nhiên, chàng thanh niên trẻ lúc ấy chỉ cao đến 1m6 nhưng là chủ một võ đường đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Vì vậy, không có nhiều học trò đến thỉnh giáo một chàng trai trẻ tuổi như cậu. Và nghiệp võ của cậu cứ nhạt nhòa trôi đi nếu không có duyên đến với phái võ Long Hổ Hội. Đến bây giờ, võ sư Long Phi Thanh xem đó như là định mệnh của cuộc đời ông vậy.
Vị võ sư còn nhớ như in cuộc gặp gỡ giữa ông và sư phụ Lâm Hữu Hội. Lúc ấy, khi được sư phụ chỉ cho những đòn thế đặc biệt biến hóa của Thiếu Lâm Nững Xị, dường như ông đã thoát ra được vỏ bọc nhỏ bé của mình để thăng hoa cùng võ thuật. Ngạc nhiên về sự thay đổi trong chính con người mình, ông được sư phụ giải thích rằng: phái võ này khiến con người ta quên đi những nhược điểm của cơ thể, không còn ranh giới của sắc vóc, giới tính, mạnh yếu mà hình thành nên phản xạ tự nhiên vô cùng hiểm hóc để chiến đấu. Sau khi nghe lời truyền dạy thấm thía ấy, ông đã bỏ qua những phái võ từng học để đi theo sư phụ phái Long Hổ Hội bắt đầu chặng đường võ học mới.
Thời đó, những võ sĩ của phái Long Hổ Hội mỗi khi thượng đài đều không có đối thủ. Những vị sư huynh Mousetaza, Long Mouse, Mã Sơn Ba, Long Vân,… trên võ đài khiến cho võ sĩ khác phải khiếp sợ bằng cú knock - out ngoạn mục. Lúc đó, những tên giang hồ khét tiếng trong đó có Đại ca thay đang làm mưa làm gió ở Sài Gòn nhờ được thọ giáo sư phụ Lâm Hữu Hội đã khiến nhiều người phải nể sợ phái Long Hổ Hội. Cũng vì thế mà vị cố nhân vô cùng hối hận vì truyền thụ nhầm cho đệ tử có máu giang hồ như vậy. Ông muốn tìm một người có nhân cách học võ để môn phái mình sáng lập không để lại tiếng xấu cho đời và chàng trai trẻ Long Phi Thanh đã được chọn nhờ cơ duyên ấy. Sau hơn hai năm được thọ giáo bí kíp môn phái và trở thành võ sư điêu luyện của Long Hổ Hội cũng là lúc sư phụ Lâm Hữu Hội qua đời, võ sư Long Phi Thanh mang trọng trách thực hiện di nguyện của cố nhân duy trì và phát triển phái võ lừng lẫy một thời thoát khỏi bóng đen của Đại ca thay từng khiến mọi người khiếp sợ.
Lưu truyền bí kíp “bùa ngải” một thời
Đến nay, trong số ba đệ tử còn lại của Long Hổ Hội thì chỉ có võ sư Long Phi Thanh đang ngày đêm thực hiện công việc truyền dạy võ thuật cho học trò để Thiếu Lâm Nững Xị không bị mai một như lời giang hồ đồn thổi. Để tránh sai lầm của sư phụ Lâm Hữu Hội khi nhận Đại ca thay làm đệ tử, học trò của ông được tuyển lựa rất kỹ để “chọn mặt gửi vàng”. Tất cả đều là sinh viên đang theo học tại các trường Đại học ở TP.HCM đang được truyền thụ bí kíp võ công môn phái từ thầy Thanh. Tò mò về lời đồn “bùa ngải” mà dân gian lưu truyền, chúng tôi đã được võ sư Long Phi Thanh giải thích một cách khoa học, cặn kẽ về môn phái Thiếu Lâm Nững Xị.
Vị truyền nhân cuối cùng của phái võ Long Hổ Hội - 2
Võ sư Long Phi Thanh (đai trắng) và các môn sinh. Ảnh TG
Nhắc đến điểm cốt lõi cũng là “tuyệt chiêu” của môn võ mà mọi người nhầm tưởng “bùa ngải”, ông vừa nói vừa ra các đòn biểu diễn cho khách xem: “Đòn thế căn bản ở đây xuất phát từ những thao tác lao động bình thường của con người. Từ đó mà hình thành nên phản xạ tự nhiên khi giao đấu. Đó là những đòn nhanh, mạnh, dứt khoát. Tất cả gồm có 36 đường quyền được hình thành bởi 36 động tác đòn thế, tạo nên tuyệt chiêu “đánh trong lúc bị đánh” là vậy. Các đòn thế hỗ trợ nhau khiến đối thủ bị hạ gục rất nhanh. Có lẽ vì vậy mà người ta thường bảo rằng phái võ này dùng “bùa ngải!”
Nói về tính khoa học của võ thuật, ông “bật mí” với chúng tôi rằng: Võ Long Hổ Hội dựa trên sự sắp xếp có quy luật của hệ thống cơ thể và tâm lý con người mà tạo nên những đòn thế tấn công phù hợp. Sự tự tin, thoải mái tâm lý sẽ tạo nên một cơ thể khỏe mạnh và sáng suốt trong chiến đấu. Bên cạnh đó, những đường quyền còn là sự logic về toán học hình khối và lực vật lý trong khi tiếp chiêu đối phương, giúp tạo nên tính phản xạ để chiến thắng trong mọi tình huống bất ngờ nhất. “Bùa ngải” thực chất là vậy! Người luyện võ Long Hổ Hội thực ra là đang luyện 5 tố chất của con người. Đó là khả năng quan sát, khả năng tập trung, khả năng tư duy, khả năng trí tuệ và phát triển nhân cách. Khi kết hợp đầy đủ những yếu tố đó, người học võ sẽ đạt tới ngưỡng đỉnh cao của võ thuật.
Rồi ông chỉ tay về các binh khí sử dụng như “độc binh” trong Thiếu Lâm Nững Xị. Bởi các đòn thế cộng với các loại binh khí này sẽ tạo nên những tuyệt chiêu rất “độc”, làm đối thủ phải khiếp sợ. Đó là những roi, kiếm, song tôn, song côn, song đao,… mà những võ sĩ đấu đài đã hạ knoc out không biết bao nhiêu giang hồ hảo hán một thời. Và chính ông dù không thượng đài như các sư huynh của mình vẫn thường xuyên có người tới thách đấu. Vì chú tâm vào dạy võ và không muốn mình dính vào ân oán giang hồ như Đại ca thay làm sư phụ buồn, ông nhiều lần chối từ những lời mời giao đấu.
Nhưng không thể tránh khỏi một lần, ông lần giở lại ký ức của mình: “Đó là vào năm 1986, khi sư phụ vừa mới qua đời không lâu, có 5 cao thủ võ lâm không hiểu gốc gác ở đâu tới, đầu cạo trọc chuyên đi thách đấu các võ đường ở Sài Gòn. Chúng ngạo nghễ bước vào võ đường Long Hổ Hội thách đấu, nói rằng nếu thắng thì võ đường này phải thuộc về chúng, nếu thua thì chấp nhận bái tôi làm sư phụ. Biết không thể tránh được, tôi nhận lời thách thức”. Trận đấu bắt đầu, 1 tên sừng sỏ nhất trong 5 người ra giao đấu, một chọi một với ông. Tên cao thủ đó liền tung ngay cú đá sấm sét nhằm hạ knock out đối thủ. Nhanh như chớp, Long Phi Thanh cúi lẹ lách sau người của đối thủ và tung đòn độc vào huyệt vị. Tên võ sĩ nằm lăn ra sàn nhà đau đớn. Thấy thế, 4 tên còn lại bèn xin thua và lẳng lặng rút về, không thực hiện lời giao hẹn của chúng khi giao đấu thất bại.
Giờ đây, ngoài công việc truyền thụ phái võ Long Hổ Hội cũng là di nguyện của cố sư phụ để lại, ông còn niềm vui thú về điện ảnh nhưng không ngoài phạm vi… võ thuật. Bộ phim đầu tiên của ông trước giải phóng là phim nhựa “Tình trong bóng tối”, trong đó ông diễn cảnh đấu đài võ cùng với võ sư Lý Huỳnh. Bây giờ, thi thoảng ông vẫn tham gia đóng phim nếu có thời gian. Nhưng công việc dạy võ cho môn sinh tại võ đường và cho cả lực lượng kiểm lâm khi có yêu cầu khiến vị võ sư đã đến tuổi “thập cổ lai hy” không còn thời gian ngơi nghỉ. Dường như trong con người nhỏ bé ấy vẫn tràn đầy sinh lực và nhiệt huyết làm việc, cống hiến hết sức mình để duy trì và phát triển phái võ lừng danh một thuở.
Theo Diêu Linh (Gia đình & Xã hội)

Người có công năng “đặc dị” trong làng võ Việt

23:47 27/12/2012

Đi trên than hồng đang cháy đỏ rực, để đá xanh lên đỉnh đầu dùng búa tạ đập vỡ, cho xe tải cán ngang qua bụng... đó là những tuyệt kỹ của ông.

Từ cơ duyên võ học
14 tuổi ông đã được theo học một danh sư xuất thân từ Thiếu Lâm Bắc phái tại Việt Nam. Nói về người thầy đầu tiên của mình, võ sư Nguyễn Hồng Vạn cho biết: "Xưa kia, những bậc cao nhân võ thuật không mấy khi xuất đầu lộ diện, có khi giáp mặt mà ta chẳng biết là ai. Tôi cũng vậy, từ nhỏ tôi đã nghe và biết võ sư Võ Duyên Sơn, chưởng môn phái Hắc Long. Môn phái này vốn xuất thân từ hệ phái thuộc Thiếu Lâm Bắc phái tại Việt Nam.
Được biết, cậu bé Hồng Vạn theo danh sư Duyên Sơn rèn giũa võ nghệ hơn 6 năm. Khi 20 tuổi, nhận thấy võ học vô biên, Hồng Vạn từ giã sư phụ Duyên Sơn và theo học võ sư Võ Minh Thế, chưởng môn phái Võ Trận Bình Định.
"Tôi muốn tìm một cái gì đó là tinh túy của dân tộc, đậm chất dân tộc. Môn phái này trước đây có tên là Triệt quyền phái, sau đổi là Võ Trận Bình Định, dựa trên nền tảng là những chiêu thức đánh cận chiến trong trận pháp do vua Quang Trung sáng tạo, do vậy nó rất hữu hiệu trong chiến đấu, vì đòn thế hiểm độc, ra chiêu là hạ đối thủ ngay, nhanh gọn, không hoa mĩ", ông nói.
Lạ & Cười - Người có công năng “đặc dị” trong làng võ Việt
Màn công phá gạch của thầy trò võ sư Nguyễn Hồng Vạn
Sau 3 năm khổ luyện, Hồng Vạn lại có dịp gặp một cao nhân với nội công thâm hậu. Người đó chính là võ sư Hàn Hải, đệ tử chân truyền của Huyền sư lý gia võ học quốc tế đại lực sĩ Hàn Thanh.
Nói về sư phụ Hàn Hải, không thể không nhắc tới võ sư Hàn Thanh. Theo lời ông, Hàn Thanh vốn là một võ sư nức tiếng Sài Gòn trước năm 1975. Ông từng vào võ đường của võ sư đoàn Tâm ảnh, chưởng môn phái Côn Luân, để cùng trao đổi võ thuật và được các bậc tiền bối có tên tuổi nhận định là người giỏi toàn diện về võ thuật, từ công phu nội công đến quyền thuật.
Tuy nhiên, mặc dù vốn là cao đồ của danh sư Hàn Thanh nhưng sư phụ Hàn Hải lại không muốn xuất đầu lộ diện dù mang nặng trên vai di nguyện của sư phụ là phải truyền thụ lại những tuyệt kỹ võ thuật của bổn phái và không để thất truyền.
Sau lần gặp mặt người thanh niên Nguyễn Hồng Vạn, Hàn Hải nhanh chóng nhận ra tố chất và ngọn lửa đam mê võ thuật ngùn ngụt cháy trong người anh. Và Hàn Hải quyết định đem hết tâm huyết, những tuyệt kỹ võ học do sự phụ Hàn Thanh một đời khổ luyện mà thành truyền lại cho Hồng Vạn.
Vào tháng 9/2006, từ chương trình Chuyện lạ Việt Nam, giới võ học bắt đầu biết nhiều hơn về một Nguyễn Hồng Vạn với những dị công đầy bất ngờ, khó tin. Theo đó, trong lần lên sóng trên, trước ống kính và hàng ngàn khán giả, người xem chứng kiến ông ngồi xếp bằng nhờ các đệ tử xếp những chồng gạch lên đầu rồi dùng búa tạ nện xuống khiến những viên gạch nát vụn.
Hơn thế, như những chương trình biểu diễn khắp Nam Bắc trước đó của mình, ông lại nằm ngửa cho xe chiếc xe du lịch 16 chỗ ngồi cán ngang qua bụng mà không cần đệm gạch tạo độ bám cho bánh xe. Ngỡ ngàng và khó tin hơn, nếu như thế giới võ học đã từng biểu diễn tuyệt kỹ thi triển khinh không đi trên mặt nước, Nguyễn Hồng Vạn khiến người xem sững sờ và thót tim bằng màn đi chân không trên than hồng đang cháy đỏ rực.
Lạ & Cười - Người có công năng “đặc dị” trong làng võ Việt (Hình 2).
Võ sư Nguyễn Hồng Vạn
Truyền nhân của Thất thập nhị huyền công huyền thoại
Võ sư Nguyễn Hồng Vạn cho biết: "Sau khi được sư phụ Hàn Hải thu nhận và chấp thuận truyền dạy nội công, tôi không lúc nào ngừng nghỉ tập luyện. Cuối cùng sau hơn 10 năm luyện tập đằng đẵng, tôi đã lĩnh ngộ được Thất thập nhị huyền công vốn là tinh túy của sư phụ".
Giải thích về loại võ công trên, võ sư Hồng Vạn cho biết: "Thất thập nhị huyền công, chính là 72 chiêu thức võ công nội công của bổn phái. Nguyên lý nền tảng võ công của nó gồm 7 chương là: Vận hành khí lực, Hỗn nguyên khí lực, Ngũ hành chưởng lực, Thiên cơ phúc, Bích hổ du tường, Cách không đảo nguyệt, Không không minh. Mỗi chương có 7-8 hoặc nhiều chiêu thức khác nhau. Vận hành khí lực luyện trong 2 tháng.
Nó gồm nhiều chiêu thức giúp cơ thể biết luồng gió, hơi thở của mình đạt được tới đâu. Chương này có những chiêu như: Mãnh long độc chưởng, Âm dương chưởng pháp, Ngũ long bộ Hỗn nguyên khí lực là hít hơi, chuyển hơi thở đưa hơi khí vào nơi mình muốn. Chương này học mất khoảng 6 tháng. Khi hoàn thành hết hai giai đoạn trên thì chuyển qua luyện Ngũ hành chưởng lực, tức dùng tay công phá những vật cứng như đá, gạch... Thiên cơ phúc là cho xe cán qua người…
"Cứ như vậy, chăm chỉ luyện tập, sau 10 năm, tôi đã thành thục và nằm lòng những tuyệt kỹ trên. Tuy nhiên, thời gian dài chưa phải là thách thức lớn nhất của một người luyện võ chân chính, ông khẳng định. Theo đó, để có thể đạt đến đỉnh cao võ học hay còn gọi là cảnh giới võ học, người luyện còn phải đối mặt với hàng ngàn thách thức".
Chia sẻ về những khó khăn trên ông cho biết: "Để đối phó với thời gian người luyện phải quên ngày thành tài bằng sự kiên trì, bền chí hơn rất nhiều người thường. Phải tuyệt đối tuân thủ một cách nghiêm ngặt những hướng dẫn của người dạy, phải biết vượt qua những đau đớn về thể xác. Về tác động bên ngoài, phải luyện lúc trời mát, không khí trong lành, tinh khiết. Lúc không khí ô nhiễm không thể luyện khí được. Nếu luyện sẽ gây tác hại. Do vậy, phải luyện vào sáng sớm hoặc buổi tối. Hàng ngày, bản thân tôi thường luyện từ 23h đến 4h sáng hôm sau".
Chia sẻ với chúng tôi về những tuyệt kỹ mà ông đã thi triển trong các chương trình biểu diễn cũng như đã được xác lập kỷ lục Việt Nam, võ sư Hồng Vạn khẳng định: "Tôi thực hiện được những tuyệt kỹ đó, đặc biệt là tuyệt kỹ đi chân không trên than hồng là do tôi đã đạt đến trình độ Không không minh".
Giải thích về thuật ngữ trên, ông cho biết: "Không không minh, nghĩa là không biết, không thấy, là đạt cảnh giới thượng thừa của bổn phái và võ học, người tập có thể có nhiều khả năng võ công kỳ dị, trong đó có khả năng đi trên than hồng mà chân không hề bị làm sao".
Cũng theo lời võ sư Hồng Vạn, để có thể biểu diễn như tiết mục trên, người học nội công cần phải đạt đến độ Không không minh. Khi ấy, con người dường như thoát xác, mọi tác động bên ngoài gần như không ảnh hưởng đến cơ thể hay đúng hơn, cơ thể được bảo vệ bằng một lớp khí lực dồi dào mà người luyện môn này phải dày công rèn luyện với nhũng khoảng thời gian dài nhất định.
Đến nay, sau khi đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường võ học, võ sư Nguyễn Hồng Vạn vẫn trăn trở phát dương quang đại nền võ học nước nhà. Được biết, hiện ông đang cố tích góp để mở võ đường để truyền dạy Thất thập nhị huyền công và thuốc nam cổ truyền như một phương cách níu giữ, phát huy những tinh túy của võ học Việt Nam.
Hà Nguyễn

Chuyện về một cao thủ Võ lâm Phật gia Việt Nam

Trước ngôi nhà số 311 (ngõ 281 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, Hà Nội) là một hồ nước rộng và tĩnh lặng. Khi cánh cửa sắt mở ra, bước vào ngôi nhà này, tôi chìm đắm vào không gian của võ thuật, võ học, võ lý, võ đạo. Bởi trong suốt buổi trò chuyện là nội dung về tinh thần võ học, những pho sách võ thuật của võ sư Lý Băng Sơn. Câu đầu tiên mà võ sư nhắc là 'Võ đức dục lương sư/Khổ hằng xuất cao thủ'.
Võ sư Lý Băng Sơn với những pho sách về võ thuật mới xuất bản. Ảnh: Văn Chương
Kho tàng võ
Tôi dừng lại trước ngôi nhà số 311 và kiên nhẫn chờ đợi theo lời hẹn. Sương sớm vẫn tản mát trên mặt hồ Thanh Nhàn phía trước ngôi nhà. Buổi sáng có thể là lúc võ sư Lý Băng Sơn đang ngồi thiền hoặc quay mặt vào tường để xuất chiêu, luyện võ. Đối với người đã luyện võ 40 năm như võ sư thì chỉ có luyện võ trong tâm mới có thể thi triển hết những đòn thế từng được học.
Tôi nhớ câu “khổ hằng xuất cao thủ” mà võ sư viết trong cuốn “Bí mật võ lâm chân truyền”. Ý nghĩa của câu nói là nếu chịu khó, chịu khổ thì sẽ trở thành cao thủ. Đứng trước ngôi nhà và nhìn ra mặt nước hồ phẳng lặng, tôi mượn câu này để nhắc mình phải chịu khó đợi. Xong cuộc hẹn thì sẽ ra ga để xuôi về miền Trung vì ngày Tết đã cận kề.
Cánh cửa võ quán được mở. Đồ đạc trong ngôi nhà không có gì ngoài những dụng cụ tập võ. Phía bên trái cửa là một hàng mộc nhân (dụng cụ luyện võ) đã nhẵn thín vì cùi chỏ và cánh tay mài dũa hằng ngày. Phía bên phải là một hàng bao xốc bằng da dày treo lên trần nhà bằng những sợi dây xích. Bên trong cùng là một chiếc giá đặt thanh long yến nguyệt, phương thiên họa kích...
Nhìn lướt qua ngôi nhà và quay về phía võ sư, tôi thoáng thất vọng khi ánh mắt của Lý Băng Sơn khá nguội lạnh, nét mặt không “căng” như những võ sĩ trên sàn đấu MMA. Sau này tôi hiểu rằng, Lý Băng Sơn luôn quan niệm “Ninh khả ái nhân đã/ Tuyệt bất đả tiện nhân”. Câu này nói về võ đức của người luyện võ, vì người mà mình chịu thiệt chứ không giành giật phần thắng về mình rồi lại đả thương họ.
Võ sư Lý Băng Sơn trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 60 của mình (ông sinh năm 1958). Thỉnh thoảng cắt ngang câu chuyện, võ sư rút một thẻ bài trong túi ra để trả lời điện thoại, hoặc trao đổi với các võ sư ở Quảng Ngãi, Bình Định. Nghề tay trái của Lý Băng Sơn là phong thủy, lương y. Nghề võ là nghiệp, hoàn toàn không đủ trang trải cho cuộc sống hiện tại. Lật giở những cuốn sổ võ sư viết bằng tay cách đây 10 đến 20 năm, trong đó có nhấn mạnh đặc điểm quyền thuật của võ lâm “nhất chiêu, nhất thức, thế thế liên...”, tôi hiểu, niềm đam mê của võ sư là tột cùng.
Triết lý võ
Nếu tầng 1 của võ quán là không gian để luyện võ, thì tầng 2 là nơi để viết ra những pho triết lý về võ thuật. Sư phụ đầu tiên của võ sư Lý Băng Sơn là đại sư Lý Chấn Hòa, người Việt gốc Hoa; đại sư thứ 2 là Đoàn Tâm Ảnh ở Sài Gòn và người thứ 3 là Huyền Công Đạo, “vua ám khí” đất Bắc. Suốt 40 năm sưu tầm học võ, Lý Băng Sơn đã nghiền ngẫm để lưu truyền kiến thức của sư phụ và lập ra môn phái Võ lâm Phật gia Việt Nam, một môn võ có hệ thống triết lý mang bản sắc Việt.
Nhìn mặt nước hồ Thanh Nhàn đang bình lặng qua ô cửa sổ nhỏ, Lý Băng Sơn chậm rãi triết lý: “Vạn vật có âm, có dương thì quyền thuật có nội có ngoại, tức vô hình và hữu hình. Hiện ra bên ngoài có thể nhìn thấy thuộc ngoại, có Nhân, Thủ, Thân, Yêu, Bộ. Tàng ẩn bên trong mà không thấy được thì có Thức, Tâm, Kinh, Khí, Thần. Đó là những điều căn bản mà các quyền thuật gia ai cũng biết. Võ thuật cổ truyền gọi đó là “Thập đại yếu pháp”, tức là 10 pháp chính mà người luyện võ cần phải biết”.
Nếu kết hợp được giữa Nhãn, Thủ, Thân, Yêu, Bộ thì toàn thân biến thành một khối vững chắc tựa núi Thái Sơn, quyền cước phóng ra liên miên, bất tận, thân pháp thoắt ẩn thoắt hiện. Giải nghĩa về phần âm, võ sư cho biết, phần ngũ nội pháp như: Tâm tịnh thì khí sẽ thông suốt, tạo ra nội ngoại kết hợp và đỉnh cao đạt đến thần là giác quan thứ 6, những đòn thế cực nhanh sẽ vượt ra khỏi sự kiểm soát của ý thức. Nếu luyện được “Thập đại yếu pháp” thì võ công sẽ liệt vào hàng cao thủ, muốn bại cũng khó, không cầu vẫn thắng.
Tôi từng nghe võ sư Bùi Tá Ngọc từ Quảng Ngãi ghé ra thăm Lý Băng Sơn và ca ngợi về hệ thống lý luận Võ lâm Phật gia Việt Nam. Và quả thực, đây là những cuốn sách công phu. Võ sư Lê Ngọc Quang, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội võ thuật Hà Nội từng viết về Lý Băng Sơn và ca ngợi sự đóng góp của ông cho võ thuật. Hòa thượng Thích Thanh Duệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam đánh giá về pho sách của Lý Băng Sơn là “cuốn sách bao quát về hệ thống kiến thức võ học, phương pháp phù hợp để rèn luyện tân - thân - trí. Tất cả thấm đẫm tinh thần thượng võ dân tộc”.
Ở Việt Nam, võ sư Lý Băng Sơn là một trong những người viết sách nhiều nhất về võ thuật. Võ sư đã xuất bản 9 cuốn sách về Võ lâm Việt Nam tùng thư và đã viết thêm 3 cuốn sách về Tam bộ La hán quyền phân thế chiến đấu, Ưng trảo quyền - Ngũ hình bát pháp quyền, Võ lâm chân truyền Nhị bách thế Huyền Công.
Viết sách từ làn khói hương
Từng là người lính có thâm niên ở Đoàn Thanh Xuyên, vì vậy, võ sư thành lập môn phái đã rất chú trọng đến việc rèn luyện các võ sĩ có tính kỷ luật cao, ý thức võ thuật gắn với phụng sự xã hội. Trong phần châm ngôn sống của Võ lâm Phật gia Việt Nam, võ sư đã đặt ra 5 điều huấn thị của võ lâm; 20 điều cần nhớ của võ lâm; ngũ đức võ lâm; giới ước võ lâm.
Cầm trên tay cuốn sổ nhỏ được ghi chép bằng nét bút mực cách đây mấy chục năm của cố Đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh từ Sài Gòn gửi ra cho học trò Lý Băng Sơn, tôi lần giở trang cuối và đọc được dòng chữ: “Ở đâu cũng phải nghĩ về quê hương truyền thống dựng nước 4.000 năm văn hiến”. Những lời dạy ngắn gọn của đại sư trước khi qua đời đã giúp Lý Băng Sơn triển khai thành một hệ thống võ đức để đưa vào phần lý luận của môn phái.
Mải mê với những pho sách lý luận về võ học, tôi cùng võ sư đã đi qua 13 bậc thang gỗ của tầng 2 và 11 bậc thang gỗ lên tầng 3. Binh khí và cờ xí ở tầng này đều phủ một làn khói mỏng. Vì trên bàn thờ tổ đặt cùng một lúc 3 tấm di ảnh của các sư phụ cùng 3 bát hương. Hằng ngày, võ sư Lý Băng Sơn nhìn làn khói, tưởng nhớ ân sư, thầm nguyện lòng “con xin làm đuốc rọi đường mờ, tiếp nối...!”. Tâm nguyện đó giúp võ sư tiếp tục nghiền ngẫm, viết sách, truyền dạy Võ lâm Phật gia Việt Nam, dù nghề võ chỉ làm cuộc sống của võ sư mỗi ngày thêm nghèo.
Lê Văn Chương
                                    
                          Lễ kỷ niệm 27 năm tuyên hiệu võ phái Võ Lâm Phật Gia Việt Nam

Truyền kỳ về chưởng môn phái Thiếu Lâm Phật Gia (Part 1)
Trong làng võ thuật Việt Nam, để phân định ai là đệ nhất cao thủ thật khó, tuy nhiên, tìm được người dành cả cuộc đời của mình cho đam mê “đánh đấm” ấy như võ sư Băng Sơn, chưởng môn phái Võ lâm phật gia còn khó hơn nhiều.
Truyền kỳ về chưởng môn phái... 'nhường ba đòn' ở Hà Nội
Chân dung võ sư Băng Sơn, chưởng môn phái Võ lâm phật gia
Võ sư Băng Sơn, tên thật là Bùi Quốc Sơn, sinh năm 1958, quê Hải Dương, chưởng môn phái Võ lâm Phật gia, đệ tử chân truyền của chưởng môn đời thứ 44, môn phái Thiếu Lâm Phật Gia, đại sư người Trung Quốc, Lý Chấn Hòa. Võ lâm giang hồ còn biết đến ông với tư cách là đệ tử cuối cùng trong nhóm Thập nhị đại đồ đệ (pháp danh Bắc Phong Chân Nhân) của đại sư, Chưởng môn phái Võ lâm Côn Luân, Thanh Hư Chân Nhân Đoàn Tâm Ảnh.
Võ sư Băng Sơn và các môn sinh của mình còn nổi tiếng ở cách hành xử lạ thường khi tỉ thí võ nghệ: Luôn nhường trước đối phương trước 3 đòn rồi mới xuất chiêu đánh trả.
Không những thế, võ sư Băng Sơn còn nổi danh là người khảng khái, nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay làm việc nghĩa khi gặp chuyện bất bình. Chính nhờ đức tính ấy, mà trong chốn “võ lâm” đất Việt, ông luôn được nể trọng dăm phần.
Truyền kỳ về chưởng môn phái... 'nhường ba đòn' ở Hà Nội
Võ sư Băng Sơn thời trẻ.
Đam mê từ thủa ấu thơ
Quê ông ở Mao Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương, ông là con thứ 5 trong một gia đình thuộc dòng dõi võ học nổi danh thời bấy giờ. Ông nội ông là một võ sư chuyên đánh gậy, khét tiếng Tổng Mao Điền. Ngôi làng nằm sát khu đường 5 vốn nổi tiếng nhiều nhóm cướp táo tợn, nhưng chỉ cần nghe thấy tiếng ông nội ông, nếu không bỏ chạy bạt mạng thì chí ít cũng phải dè chừng, dăm phần nể sợ.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện mà mãi sau này ông mới biết. Bởi, ngay từ khi lớn lên trên mảnh đất Hà Nội, bố ông mẹ khi ấy luôn hướng cho con trai mình theo nghiệp văn. Trở thành bác sĩ hoặc giáo viên, là ước vọng mà cha mẹ ông đặt lên vai người con trai cả.
Thế nhưng, cậu bé Sơn, từ khi cái thủa “mặc quần thủng đít” đã ước mong trở thành hiệp sỹ, trừ gian diệt bạo mà chẳng màng đến chuyện học hành. Ông kể, sách tập đọc có quất roi vào mông, ông cũng chẳng muốn đọc đến nửa trang, nhưng những cuốn truyện kiếm hiệp thì ông có thể nghiền ngẫm cả tuần không biết chán.
Những câu chuyện võ thuật, những màn đánh đấm quyền cước trên võ đài làm luôn ông mê mẩn. Ước mơ học võ cũng ngấm vào ông chẳng biết tự lúc nào. Nhưng thời bấy giờ, những người học võ được xem là những kẻ hư hỏng, biết có xin học bố mẹ cũng chẳng bao giờ đồng ý nên ông luôn tìm cách… học lén.
Bố ông vốn là công an Quảng Bá, phụ trách đội tự vệ của nhà máy. Thỉnh thoảng có lớp dạy tự vệ, tổ chức ở công viên Thống Nhất, ông vẫn thường lén lút đứng xem và học theo.
Lên học cấp 2, ông có hai cô bạn gái ngồi gần, là “dân phe” ở chợ Đồng Xuân, cho mượn cuốn hai cuốn võ thuật, 1 cuốn võ tàu và 1 cuốn Nhu đạo. Những đường võ từ hai cuốn sách cộng với những bài “học lén”, nhưng cậu bé Sơn khi ấy đã giắt lưng cho mình một vài thế võ, dù không bài bản, nhưng “đủ để tự tin đánh lộn”.
Duyên gặp cao nhân
Máu võ vẽ, ông nhanh chóng nhập bọn với một đám trẻ ở khu phố, tuy nhỏ tuổi nhất, nhưng trong hội ông được xem là đứa lì đòn nhất. Sau những trận đánh lộn giữa những đám choai choai, tuần nào về nhà ông cũng mang theo dăm bảy vết bầm tím.
Một lần cùng nhóm bạn lang thang ra ga Hàng Cỏ, nhóm ông gặp một trận “phục kích bất ngờ”. “Đối thủ” vừa lớn tuổi hơn, vừa to con, đồng bọn của ông chạy hết còn một mình ông bị quây lại. Vốn ghét thằng bé nhỏ con mà lì đòn, nhóm kia cứ thẳng tay gậy gộc, gạch đá mà nện thẳng vào người ông.
Biết mình yếu thế, ông vừa đánh trả quyết liệt vừa tìm đường thoát thân. Nhưng thân cô thế cô, những trận đòn của “kẻ thù” càng lúc càng tới tấp. Ga Hàng Cỏ khi ấy vắng tanh, chỉ có vài căn lều lúp xúp với mấy hàng bán bánh mì và chè xanh dạo, chuyện gọi người cứu giúp khi ấy là không tưởng. Cậu bé Sơn trong đầu chỉ có suy nghĩ, phen này không bỏ mạng cũng nát nhừ đòn.
Trong lúc đang choáng váng, bỗng ông nghe có tiếng con gái hét lên thất thanh: “Sao lại đánh người ta như thế”. Đám đông dãn ra, hướng ánh mắt đang hừng hực lửa giận vào phía “kẻ phá đám”.
Hiện ra trong đôi mắt bầm tím của ông khi ấy, là hình ảnh cô bé trạc tuổi ông, khoảng 12, 13 tuổi. Cô bé mặt hơi lấm lem nhưng rất xinh. Mắt sáng, da ngăm ngăm, khuôn mặt trái xoan, tóc dài cặp ba lá, mặc áo hoa, quần lụa. Ấn tượng mà ông nhớ nhất là trùm khăn và đi đôi dép xăng đan như kiểu Trung Quốc ngày xưa.
Nhanh như cắt, cô nhảy vào giữa vòng vây, thân thủ nhanh nhẹn, chỉ bằng một hai cú đá cô đã đánh gục 2 trong số 10 tên to lớn, hơn hai người dăm ba tuổi. Tuy nhiên, “đối thủ” quá đông, lại đang hăng máu, hai đứa trẻ bị dồn vào chân tường.
Truyền kỳ về chưởng môn phái... 'nhường ba đòn' ở Hà Nội
Võ sư Băng Sơn trong một màn biểu diễn võ thuật.
Khi ấy, ông lại tròn mắt vì sự xuất hiện của một người đàn ông trung niên, vai đeo bị, mặc bộ quần áo của người dân lao động, đầu đội mũ nan rộng vành, giống như người kéo xe tay của Trung Quốc. Sau ông mới được biết rằng, đó là chưởng môn đời thứ 44 của môn phái nổi tiếng ở đất võ Trung Hoa: Thiếu lâm Phật gia. Ông tên là Lý Chấn Hoà, pháp danh là Băng Tâm (sinh năm 1889, quê ở tỉnh Hà Bắc), con trai của võ sư nổi tiếng và là Chưởng môn đời thứ 43 của môn phái, Lý Chấn Sinh. Bởi cuộc cách mạng dân quốc năm 1937 mà ông phải ly tán sang đất Việt.
Ông còn nhớ như in, “ân nhân” của mình khi ấy, chỉ bằng vài quyền cước chỉ nhẹ như cái gạt tay, cả đám người kia đã ngã chỏng vó, không đứng dậy nổi. Biết gặp phải cao nhân, đám choai choai kia kẻ ôm bụng, người nhảy lò cò, thất kinh bỏ chạy.
Đó là câu chuyện mà võ sư Băng Sơn luôn ghi nhớ trong suốt cuộc đời võ học của mình. Ông bảo, trong mấy chục năm “bôn tẩu giang hồ” sau này, kể cả anh em đồng môn cũng chưa từng có ai xả thân cứu ông như thế.
Tạm biệt hai ân nhân, ông hẹn ngày tái ngộ và khi nào có cơ hội sẽ tìm đến chơi.
Nửa tháng sau, khi vết thương cũng đã lành lặn, nhớ đến người cao nhân và cô bé xinh xắn nọ, ông quyết định tìm gặp ân nhân để cảm ơn như đã hứa.
Đó là một buổi chạng vạng tối mùa hè, ông tìm đến Trại nhãn, khu lao động của dân tứ xứ. Theo chỉ vẽ, ông tìm đến một ngôi nhà lá tuềnh toàng, lụp xụp. Ông rụt rè nhè nhẹ gõ cửa. Cánh cửa bật mở, ông cụ ân nhân hôm trước vừa nhìn thấy ông đã nhận ra và khoát tay ra dấu vào nhà.
Vừa bước qua cánh cửa, cậu bé Sơn đã nghe thấy tiếng người huỳnh huỵch. Tiếng hô, tiếng nện chân của quyền cước chắc nình nịch. Vốn đam mê võ thuật, nhìn thấy đám người tập võ, cậu bé Sơn lấy làm hứng thú lắm. Trong bụng khi ấy đã mừng thầm, biết là mình đã tìm được đúng chỗ để thực hiện niềm mong mỏi bấy lâu.
Ông cụ chỉ tay: “Ra mà chơi với Hương đi con”. Tuy nhiên, ngồi bên cạnh cô bé Hương xinh đẹp, nhưng lúc này ánh mắt của Sơn chỉ chăm chăm nhìn ngắm mê mẩn những người đang luyện võ.
Vào ngồi nói chuyện với cô bé, nhưng cũng quên béng mất cô bé xinh đẹp ngồi bên cạnh chỉ chăm chăm liếc nhìn những quyền cước của nhóm người kia.
Thấy vậy, Hương quay sang hỏi: “Bạn thích học võ lắm à”. "Mình rất thích nhưng mình không có điều kiện". "Mình sẽ nói với bá, nếu bá đồng ý nhận". Nghe đến đây, Sơn như mở cờ trong bụng, lòng sung sướng vô cùng, phải cố gắng lắm mới không hét lên sung sướng.
Khoảng 1 tháng sau đó, trong một đêm trăng sáng vằng vặc, khi cùng ông cụ người Hoa tản bộ trên bờ đê La Thành ngắm trăng, bất ngờ, ông quay sang hỏi: “Có phải con thích học võ không. Hôm ấy ta nhìn con và Hương đánh nhau, ta nhìn con cũng có căn cốt. Con có theo học thày võ nào không?”. Sơn trả lời: “Con tự học thôi”. “Nếu con muốn ta sẽ dậy và nhận là con nuôi của ta”. Chỉ chờ có thế, Sơn không do dự gật đầu đồng ý ngay.
Bắt đầu từ buổi tối ngày hôm đấy, Sơn không ngờ rằng, cuộc đời mình đã rẽ hẳn sang một lối rẽ khác. Từ một cậu bé con ham chơi, hiếu động, vượt qua bao rào cản của gia đình, cậu đã đeo đuổi ước mơ võ học và sau này trở thành một võ sư lừng lẫy.
Tuy nhiên, chặng đường ấy còn phải trả bằng cả mồ hôi, nước mắt và cả máu....
Truyền kỳ về chưởng môn phái Thiếu Lâm Phật Gia (Part 2)
Khi vừa nhảy vào tung chưởng ứng cứu, bỗng vị sư phụ tôn kính "co chân" bỏ chạy. Bị vây hãm bởi 4-5 người tay lăm lăm gậy gộc, Sơn chỉ biết vừa ra tay chống đỡ, vừa nuốt nước mắt uất hận cố tìm đường thoát thân...
Trong giới võ Việt phía Bắc, Võ lâm phật gia là một trong những môn phái có lực lượng môn sinh hùng hậu nhất. Đặc điểm kỹ thuật của Võ lâm phật gia được xây dựng trên nền tảng nguyên lý âm dương-ngũ hành, triết lý của võ học cổ truyền Đông phương dựa trên nền tảng ngũ hình quyền: "Hổ-Báo-Long-Xà-Hạc”.
Trong đó Hổ quyền luyện tập xương cốt tạo sức mạnh cơ bản, chủ luyện “Cốt”. Báo quyền luyện sức mạnh và cơ bắp, sức bật và tốc độ, chủ luyện “Lực”. Long quyền luyện gân sức, sự dẻo dai nhu hoà, chủ luyện “Thần”. Xà quyền luyện thân pháp, eo, lưng, tay chân mềm dẻo, linh hoạt chủ luyện “Khí”. Hạc quyền luyện sự thăng bằng trầm tĩnh, chủ luyện “Tinh”. Trong đó Hổ quyền luyện “Ngạnh công”, Báo quyền , Long quyền chủ luyện “Nhu công”, Xà quyền, Hạc quyền chủ luyện “Miên công”.
Tuy nhiên, để có được những bài học bài bản và vẹn toàn như hiện nay, chưởng môn phái Võ lâm phật gia là võ sư Băng Sơn đã phải trải qua những tháng ngày vô cùng gian nan tầm sư học đạo. Con đường võ học của ông đã trải dài gần 40 năm nhưng để đạt được tiếng tăm như ngày nay là cả sự hy sinh gian khổ, mồ hôi, công sức và không ít lần đổ máu mà thành…
Chưởng môn phái 'nhường ba đòn' và màn nhập môn nhớ đời
Chụp lại từ ảnh tư liệu.
Suýt bị bố mẹ “từ mặt” vì học võ
Ngay sau đêm trăng được ông cụ người Hoa mở lời thu nhận truyền lại võ học, lúc bấy giờ cậu bé Băng Sơn chỉ đến thỉnh thầy một tuần được 1 đến 2 buổi, không bao giờ học quá 3 buổi.
Thời bấy giờ, từ nhà Sơn đến khu Trại Nhãn là cả một quãng đường gian nan. Không có phương tiện, Sơn phải bắt tàu điện rồi đi bộ cả một quãng đường dài, đến được nhà sư phụ ít nhất cũng mất cả giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, mỗi buổi đi học ấy, để “che mắt” cha mẹ, Sơn toàn phải trốn đi học khi trời đã nhá nhem tối. Nhưng “cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”, sau hơn 1 tháng thì việc học võ bị bại lộ.
Vốn là cha mẹ Sơn thấy cậu con bỗng thay đổi tính khí, bạ đâu là sẵn sàng “tung chưởng”. Hết cái cây trước nhà, lại đến cái dây phơi khăn mặt, thi thoảng cu cậu lại nhảy phốc lên “đấm đá”. Cộng với việc thường xuyên về muộn, lại vốn cũng là người theo nghiệp võ, cha Sơn nhìn là biết ngay. Sau khi vặn vẹo tra khảo, không khó để cậu bé Sơn “nhỡ miệng” mà “khai”.
Sau lần thú nhận ấy, Sơn bị bố mẹ bắt nằm xuống và đánh cho một trận nhừ tử. Việc học võ cũng vì thế mà gián đoạn gần 2 tháng. Mặc cho Sơn năn nỉ, khóc lóc, bố cậu vẫn nhất quyết khước từ nguyện vọng của con.
“Đúng lúc đang say sưa luyện tập thì bị cấm hãm, vì thế hai tháng bị “giam lỏng” ấy tưởng như là cả một quãng thời gian dài dằng dặc. Cứ mỗi lần lăm le xin bố, ông lại lăm lăm cái roi trên tay mà lớn tiếng quát mắng: Xã hội không chấp nhận những chuyện võ vẽ như thế. Chỉ những đứa hư thân mất nết mới học võ. Chỉ cho mày con đường học hành tử tế thì mày không nghe, mày còn ngoan cố thì tao đánh chết, tao từ mặt…”, võ sư Sơn nhớ lại.
Tuy nhiên, những trận đòn roi của bố chẳng nhằm nhò gì với khao khát học võ, vì thế, một vài ngày sau, Sơn lại lén trốn đi. Mỗi lần về bị bố tóm được là thêm một trận đòn no. Vài lần như thế, Sơn quyết định tá túc nhà anh chị họ để… trốn.
Biết không có cách nào tách cậu con trai quý tử với võ vẽ, bố mẹ Sơn quyết định “nhún nhường”, ra điều kiện, nếu cho gặp thầy dạy võ thì mới đồng ý. Tuy nhiên, khi Sơn đề nghị với ông cụ người Hoa, cụ khoát tay từ chối ngay mà rằng: “Ta dạy con thì chỉ biết đến con”.
Võ sư Sơn lý giải, có thể đó là do nếp nghĩ riêng của người Hoa mà kể cả sau này ông cũng không thể giải thích nổi. Chỉ biết rằng sau đó, trước bản tính ngang bướng, “bất trị” của cậu con trai, bố mẹ Sơn đành miễn cưỡng gật đầu đồng ý, nhưng vẫn dặn dò không được xao nhãng chuyện học hành.
Nỗi hận của cậu học trò và màn thử tài nhập môn nhớ đời
Theo học khoảng vài năm, năm ấy Sơn khoảng 17 tuổi, 18 tuổi, được thầy rủ đi ra ngoại thành Hà Nội, nói là đi chơi cùng thầy. Giờ nhớ lại, võ sư Băng Sơn cũng chỉ mang máng hình dung được khoảng mạn Cầu Giấy, hoặc Nhổn bây giờ, là một vùng đất rất heo hút.
Dựng xe trước hiên một ngôi nhà lạ, ông cụ người Hoa bảo Sơn ngồi uống nước đợi thầy. Thấy chuyện của người lớn nên Sơn cũng không mảy may quan tâm. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau thì cậu giật mình bởi tiếng người cãi lộn ầm ĩ, rồi những tiếng huỳnh huỵnh xô xát.
Không hiểu chuyện gì, Sơn chỉ thấy “nhóm chủ nhà” gồm 4, 5 người vừa tay bắt mặt mừng với thầy mình bỗng dưng đằng đằng sát khí, tay lăm lăm gậy gộc, quây thầy vào góc tường. Không chần chừ, Sơn liền nhảy phốc vào nhà, tung chưởng ứng cứu thầy.
Tuy nhiên, chỉ sau vài đòn, ông cụ người Hoa bỗng bỏ lại bị gậy mà… co cẳng chạy trốn. Trong vài phút, cậu bé Sơn vốn luôn tôn kính thầy mình bỗng dưng sụp đổ. Cậu chưa từng thấy thầy mình như thế bao giờ. Cậu chỉ biết vừa cố gắng chống đỡ những miếng đòn dồn dập của gậy gộc, của nắm đấm, vừa cố gắng trốn chạy khỏi đám người lạ, vừa nuốt nước mắt uất nghẹn nơi lồng ngực.
Sau một hồi chống đỡ, xây xẩm mặt mày, cuối cùng Sơn cũng tìm được đường thoát thân. Cậu cứ thế cắm đầu chạy một mạch, trong đầu khi ấy tràn ngập những suy nghĩ… hận thầy. Cậu quyết định tìm về nhà thầy để hỏi cho ra nhẽ. Tuy nhiên, về đến nhà thầy thì vắng tanh, không một bóng người. Cậu cắn môi nén giận, vừa trở về nhà, vừa quyết tâm sẽ không theo học võ nữa.
Chưởng môn phái 'nhường ba đòn' và màn nhập môn nhớ đời
Võ sư Băng Sơn trong một lần biểu diễn võ thuật.
Thế nhưng khi trở về nhà, dù có nằm mơ, cậu cũng bật dậy thổn thức. Cậu vẫn không hiểu tại sao người thầy đáng kính dìu dắt mấy năm trời, người ân nhân cứu mạng hôm nào lại… đối xử với cậu như thế. Nửa tháng sau, cậu quyết định tìm đến nhà sư phụ để quyết hỏi “ra ngô, ra khoai” rồi xin nghỉ.
Nhưng khi vừa tìm đến nhà sư phụ, từ đằng xa cậu đã loáng thoáng nghe thấy những tiếng nói cười ồn ã. Bước vào nhà, khi ấy đã có gần hai chục người đang tổ chức ăn uống đình đám, hương ngói nghi ngút. Cậu đẩy cửa bước vào, mặt hầm hầm tức giận không nói lên lời, đã thế vừa nhìn thấy cậu, sư phụ đã bật lên cười ha hả: “A San (Sơn gọi theo tiếng Trung Quốc) nó đến rồi!” càng khiến nỗi uất giận của cậu học trò dâng lên gấp bội.
Ông cụ thân mật, lại gần: “Con có giận ta không?”. Lúc này, cơn giận chưa nguôi, cậu học trò mặt vẫn đằng đằng sát khí, cúi mặt hầm hầm không đáp lời.
Đám đông đang cười nói bỗng nhiên im bặt, tiếng ông cụ dõng dạc: “Đây là sư thúc và huynh đệ đồng môn. Chuyện hôm trước là để bá thử con thôi. Hôm nay, trước mặt toàn thể sư môn, ta chính thức cho con làm lễ nhập môn”. Bây giờ, Sơn ngẩng lên mới thấy mấy người quen quen, đích thị là những người đã dùng gậy gộc nện cho cậu một trận “ra trò” bữa trước. Lúc này cậu mới hiểu rằng, chuyến đi chơi lần trước thực chất đều là do sư phụ sắp đặt để thử lòng can đảm, xem cái đức trọng sư cũng như thử quyền cước mà bấy lâu cậu khổ công tập luyện như thế nào.
“Trong võ học cổ truyền, sau khi thu nhận đệ tử đến một giai đoạn nào đó học trò mới được phép rót trà, dâng rượu cho thầy và thắp hương trên bàn thờ sư tổ. Tôi được thầy đặt pháp danh là Lý Băng Sơn, và chính thức tuyên bố tôi là con nuôi”, võ sư Băng Sơn kể lại.
Bí kíp luyện công
Sau bữa ấy, Sơn được chế độ đặc biệt hơn, tức là thầy trực tiếp chỉ dạy. Một năm sau, khi tròn 18 tuổi, như nhiều thanh niên trai tráng của Hà Nội thời bấy giờ, cậu nhập ngũ và trở thành lính trinh sát.
Trong lúc đi lính, ngoài những thời gian tham gia những trận chiến giáp lá cà cậu vẫn không quên võ học. Cũng chính trong thời gian hành quân đi qua nhiều vùng miền của tổ quốc, cậu được thỉnh giáo nhiều môn võ học khác khắp đất Việt.
Cậu vẫn nhớ trận tỷ thí, giao hữu với người Nùng trên Bát Xát và Mường Khương. Những trai tráng miền sơn cước ấy, bắp tay bắp chân chắc nình nịch. Cậu bị dính một cú đấm vào vai, mà đến nửa tháng trời còn bầm tím.
Cũng từ những trận giao hữu ấy, cậu phát hiện một điều mà trước đây cậu xem nhẹ: Học võ chỉ thiên về chiêu thức không giải quyết được vấn đề, bắt buộc phải có công phu. Dù cho kỹ năng thuần phục đến mấy mà không đủ lực cũng không làm gì được.
Chưởng môn phái 'nhường ba đòn' và màn nhập môn nhớ đời
Chưởng môn phái 'nhường ba đòn' và màn nhập môn nhớ đời
Võ sư Băng Sơn biểu diễn Túy quyền.
Những thời gian rảnh, cậu quyết tâm luyện công phu cho vững chãi. Bộ quần áo bộ đội cậu buộc ống quần đổ cát trong đầu gối tập chạy tập đá, chạy đấm. Một thời gian sau, quả thấy thay đổi hơn nhiều. Trước kia, nếu dùng tay đấm vào cây chuối cũng thấy đau, nay cậu chỉ cần vung tay là đạp đổ.
Cậu cũng nhận ra một cách tập quyền rất hiệu quả, ấy là tập quyền dưới suối. “Tôi thường chọn nơi nước ngang ngực, nước càng chảy siết càng tốt. Điều đặc biệt khi luyện thủy quyền là bắt ta phải thắng lực cản của nước cộng với chỗ đứng trơn trượt đòi hỏi người tập phải luyện được khả năng giữ thăng bằng cao. Và hơn hết là không bị ngoại thương.
Địa khí và thủy khí tác động cực lớn đến tâm trạng con người. Gần dòng nước, dòng điện trường cũng cực mạnh, thúc đẩy luyện tập nhanh hơn (tập ở suối hoặc mỏm đá, nước chảy ngầm ở dưới, điện trường mạnh hơn). Thời gian tập luyện thường là buổi tối, sau khi cả đơn vị đi ngủ, tĩnh lặng.
Quả nhiên, sau 1 năm luyện tập thấy công lực của mình tăng lên bội phần, đòn cũng tăng sức nặng lên nhiều”, võ sư Sơn bộc bạch.
Tuy nhiên, những ngày tập luyện vất vả này chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi ngày tầm sư của võ sư Băng Sơn. Con đường đi đến việc thành lập và hoàn thiện hệ thống 152 thế võ cơ bản còn là cả một chặng đường dài...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét