Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/e

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #4 FULL | ĐỘC CÔ CẦU BẠI Duy Nhất giao đấu với 2 võ sĩ Tân Khánh Bà Trà

 BẢN SẮC MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH – BÀ TRÀ

Go down 
Tác giảThông điệp
Liên Long Kích
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
Huấn Luyện Viên Hoàng Đai Tam Đẳng
avatar

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 05/05/2011
Age : 28

Bài gửiTiêu đề: BẢN SẮC MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH – BÀ TRÀ   10/5/2011, 11:08 pm

Môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà có đủ kỷ thuật quyền cước và binh khí như các môn Võ Việt Nam khác.
Về binh khí , môn Võ Lâm có mười tám loại chính ( còn gọi là thấp bát an võ nghệ như sau:
1. Đao 2.Thương 3. Kiếm
4. Kích 5. Đảng 6. Côn
7. Quải 8. Liêm 9. Trảo
10. Câu 11. Xoa 12. Ba
13. Tiên 14. Giản 15. Chuỳ
16. Phủ 17. Cung , tiển 18. Đẳng bài.

Ngoài ra , còn có mười hai loại binh khí phụ khác ( gọi là thập nhị phân cơ), như : thiết lĩnh , khăn quấn dầu , sợi dây…
Binh khí đả hổ của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà trong những phe đả hổ và phá cướp : côn ,tiên và trường thương.
Quyền cước trong Tân Khánh Bà Trà thì gồm: bộ pháp , thân pháp , cước pháp , thủ pháp , quyền pháp và đấu pháp , được phân ra nhiều trình độ từ thấp lên cao. Võ Lâm Khánh Bà Trà cũng có nhiều công phu phu như : ngoại công , khí công , điểm huyệt , giải huyệt và y lý dành cho môn sinh cao cấp.
Các môn võ Trung Quốc trong mỗi bài quyền và binh khí đều có thiệu để ghi tên đòn thế, nhưng không là một bài thơ như trong các bài võ Việt Nam. Nói khác đi, một đặc điểm của các bài quyền và binh khí của các môn võ Việt Nam, trong đó có môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, là luôn luôn có bài thiệu ghi tên những đòn thế trong bài là một bài thơ làm theo các thể: tứ tự (mỗi câu bốn chữ), ngũ ngôn( mỗi câu năm chữ), thất ngôn(mỗi câu bảy chữ), lục bát(câu sáu chữ liền với câu tám chữ), song thất lục bát(hai câu bảy chữ liền với hai câu lục bát)… Ở những bài thiệu làm theo thể lục bát hay song thất lục bát, các từ trong câu hầu hết là từ Việt thỉnh thoảng xen một vài từ Hán Việt, còn ở các bài thiệu làm theo những thể thơ khác thì đều là từ Hán Việt:

-Thủ chấp thần đồng
Ngư ông trì thế
Hổ bộ si phongPhản hồi toạ địa…
(bài quyền Thần Đồng)

-Chấp thủ lập đồng nhi
Khuynh thân bạt thủ chi
Tiền tấn du luân thích
Đình bộ lập song phi…
(bài quyền Bát Tiên)

-Tấn nhứt trung bình đả số biên
Tàng sương giáng hạ thích đương tiên
Toạ tả toạ hữu giai trùng nhị
Tấn khởi tề mi phụng võ tiền…
(bài côn Tấn Nhứt)

-Chống roi đứng thủ thần đồng
Bắt qua bên trái đánh càn hai bên …
(bài roi Thần Đồng).

Trong kho tàng võ thuật của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà có nhiều bai quyền và binh khí trùng tên với các bài trong môn võ Tây Sơn, nhưng thiệu và những đòn thế kỹ thuật của những bài trong Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà có phần nhiều hơn: bài côn Tấn Nhứt trong võ Tây Sơn có tám(Cool câu thiệu thì bài côn Tấn Nhứt trong Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà lại có tới mười sáu câu thiệu (16), bài quyền Thần Đồng trong võ Tây Sơn có mười hai câu thiệu (12 thì bài quyền Thần Đồng trong Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà lại có đến mười tám câu thiệu (18)…
Ngoài ra, trong Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà cũng ẩn hiện, chan hoà kỷ thuật các môn võ: Trung Quốc (Thiếu Lâm). Chân Lạp, đặc biệt là trong các nghi thức chuyên môn.
Bản sắc của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà trà còn là ở kỷ thuật chiến đấu và phương pháp tập luyện.
Trong chiến đấu, Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà có đủ các kỷ thuật:công, thủ, phản, biến, với những cự ly chiến đấu gần xa nhau, bằng cả kỹ thuật đòn chân lẫn đòn tay, đòn đôi, thuận, nghịch, bay nhảy, song đấu, hỗn đấu (đấu với nhiều người). Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà chú trọng cách đách liên hoàn, nhanh lẹ, phối hợp nhịp nhàng tay chân, công kích bám sát đối phương để đạt hiệu quả cao, trong thế công đã ngầm thế thủ, và trong thế thủ đã chứa thế công.Cái đẹp trong Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà là công kích trung mục tiêu chớ không phải ở chỗ múa quyền, đánh lớp cho huê vạn. Đó phải chăng là tính thực tế phảng phất tinh thần những người đi khai phá?
Trên lãnh vực tập luyện, môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà giúp cho người tập rèn luyện được thể lực, ý chí, bình tĩnh và lòng quả cảm. Giáo trình và kỹ thuật huấn luyện của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà mang tính thực tế nhanh chóng giúp cho người tập đạt hiệu quả tốt về rèn luyện thể lực, tự vệ và chiến đấu, mang dấu ấn đặc tính thể tạng của từng người.
Tóm lại, Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà được sáng tạo tổng hợp từ những kinh nghiệm chiến đấu, va chạm thực tế của người Việt trên bước đường mở nước, một nghệ thuật nhỏ chống lớn, ít chống nhiều, khôn ngoan, quyền biến lanh lẹ áp chế địch thủ, thích hợp với tâm lý, thể tạng và hoàn cảnh sinh hoạt của người Việt Nam. Bên cạnh đó, Võ Lâm Tân Khánh Bà trà cũng bằng bạc nét huê vạn của các môn võThiếu Lâm (Trung Quốc) và môn Võ Dân Tộc Chân Lạp (Campuchia) trong từng kỹ thuật diễn quyền cũng như chiến đấu, phảng phất một thời khai phá vùng đất mới Đồng Nai mà ba dân tộc cùng chung sống.
Về Đầu Trang Go down
Xem lý lịch thành viên

“Mãnh sư” Thiếu Lâm một chiêu đánh gục võ sĩ ngoại quốc

Thiên Hà |
“Mãnh sư” Thiếu Lâm một chiêu đánh gục võ sĩ ngoại quốc

Bị võ sĩ nước ngoài tới tấp tấn công, cao thủ Việt bất ngờ hạ thấp tấn pháp rồi bật ngược lên tung đòn “xà vương phún khí” hiểm hóc, khiến đối phương gục ngã.

Vị cao thủ ấy chính là cố võ sư Trần Tiến - chưởng môn võ phái Thiếu Lâm Nội gia quyền Việt Nam, người được ca ngợi là “đệ nhất” làng võ Việt.
Võ lâm khuynh đảo
Theo nhiều huynh đệ làng võ thì trong số các võ sư hàng đầu Việt Nam ở thế kỷ 20, Trần Tiến xứng đáng được đứng ngôi đầu.
Võ sư Phan Dương Bình, một cao đồ Vovinam và Vịnh Xuân quyền cũng đã liệt Trần Tiến vào vị trí “đệ nhất” cao thủ làng võ Việt Nam.
Trần Tiến (1911-2011) vốn mang họ Hoàng, gốc Bắc Giang nhưng khi nghĩa quân Yên Thế tan rã, ông nội Hoàng Hảo và người cha Hoàng Tân đã phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về Đồ Sơn (Hải Phòng).
Trần Tiến được khai tâm võ học từ năm 10 tuổi. Một hôm, ba lính Pháp xông vào cướp kho đường do cha Trần Tiến cai quản.
Cha con Trần Tiến lao ra chống trả quyết liệt, nhưng sức vóc hai cha con không thể nào chống nổi toán lính to lớn.
Đang yếu thế, bất ngờ một bóng người bay vụt vào. Chỉ trong chớp mắt, người này tung ra mấy cú liên hoàn cước đá văng cả ba tên lính ra đường.
Người nghĩa hiệp đó xoa đầu khen Trần Tiến: “Cậu bé nhỏ tuổi mà có dũng khí. Nếu cậu có chí luyện võ, đến chùa gặp ta”.
Ngay tối đó, cậu bé Trần Tiến tìm đến ngôi chùa cổ, cậu mới biết ân nhân của cha con mình chính là võ sư Lý Giang Nam, một cao thủ Thiếu Lâm Nam phái, bị Nhật truy lùng nên bỏ quê hương Phúc Kiến - Trung Quốc sang Việt Nam lánh nạn.
Kể từ đó, Trần Tiến bái võ sư Lý Giang Nam làm sư phụ. Thấy đệ tử có thiên chất, sư phụ đã truyền thụ hết những tuyệt kỹ Thiếu Lâm nội gia cho Trần Tiến.
Sau khi sư phụ hồi hương, Trần Tiến tiếp tục thụ giáo nhiều môn võ khác nhau với nhiều võ như danh tiếng như học Nhu thuật với võ sư Tanabe (Nhật), Judo với võ sư Karachi (Nhật) và quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi).
Võ sư Trần Tiến truyền thụ võ công cho đồ đệ.
Võ sư Trần Tiến truyền thụ võ công cho đồ đệ.
Với căn cơ võ công và sự khổ luyện, ông sớm trở thành một cao thủ khi còn rất trẻ.
Năm 24 tuổi, Trần Tiến đoạt chức vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Chưa dừng lại, gót chân Trần Tiến còn lang bạt khắp giang hồ, ở đâu có võ đài lớn nhất là đều ghi dấu chân của ông.
Năm 1936, do bị giặc Pháp săn đuổi vì lý do “kích động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự” nên võ sư Trần Tiến phải khăn gói vào Nam.
Quãng thời gian này, bởi mưu sinh và sự hiếu thắng của tuổi trẻ nên võ sư Trần Tiến đã rất nhiều lần thượng đài ở khắp các võ đài từ Bắc  - Trung – Nam.
Ông còn chinh chiến ở khắp các nước Đông Nam Á với nhiều đối thủ khác nhau và đều giành phần thắng
Ông tham gia thượng đài và đánh hạ các đối thủ sừng sỏ ở nhiều võ đài tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore và cả Hồng Kông khiến quá nhiều cao thủ phải khiếp sợ và thán phục.
Bí quyết để trở thành nhà vô địch của Trần Tiến, ngoài trình độ võ công thượng thừa, quan trọng còn phải biết sở trường, sở đoản của từng đối thủ để có đòn thế khắc chế và có đấu pháp hợp lý.
Trận tử chiến cuối cùng với Tiểu Lâm Xung
Theo võ sư Trần Tiến từng kể lại thì trận thượng đài đáng nhớ nhất và cũng chính là trận chiến cuối cùng của ông diễn ra trên đất Singapore.
Sau khi đả bại loại hàng loạt các đấu thủ, trận cuối cùng ông gặp một đối thủ là võ sĩ người bản địa có biệt hiệu là Tiểu Lâm Xung.
Đây là võ sĩ cao lớn như hộ pháp nhưng lại có thân hình rất rắn chắc, được ví là một lực sĩ.
Cao thủ này là bậc thầy về ngạnh công, có thể đưa ngực, bụng chịu những cú đấm đá như trời giáng mà không hề hấn gì.
Tiểu Lâm Xung còn có bàn tay mệnh danh "thiết thủ" có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5 phân. Khi đã thấm mệt, chỉ một đòn là Tiểu Lâm Xung cũng có thể khiến cho đối thủ phải bỏ mạng.
Võ sư Trần Tiến trong một buổi lễ bái sư.
Võ sư Trần Tiến trong một buổi lễ bái sư.
Trước trận quyết đấu với Trần Tiến, Tiểu Lâm Xung đã thề sẽ đánh gục võ sĩ người Việt để “rửa hận” cho những người Singapore từng bại trận.
Trận tử chiến cuối cùng cũng đến. Trận đấu được qui định trong 8 hiệp, mỗi hiệp dài 3 phút. Các võ sĩ chỉ bị cấm đánh xòe tay, còn đòn hiểm như cùi chỏ, đầu gối đều được sử dụng và không mặc áo giáp bảo hộ.
Bước lên võ đài đài, với “bàn tay sắt” sở trường, Tiểu Lâm Xung đã thị uy, tung những cú đấm sấm sét của mình vào những tấm gỗ dày đến 5 cm khiến chúng vỡ tan.
Xong, anh ta quay sang hỏi Trần Tiến có thi chặt ván với mình không. Trần Tiến chỉ im lặng lắc đầu. Tiểu Lâm Xung hỏi tiếp: “Vậy thì tự xin thua đi”.
Trần Tiến vẫn chỉ lắc đầu. Tiếng chuông báo hiệp một vang lên, hai võ sĩ bước vào trận chiến.
Cậy sức, Tiểu Lâm Xung tới tấp tung đòn mãnh liệt, Trần Tiến buộc phải lui vào thế phòng ngự, thỉnh thoảng mới tìm cách phản công.
Tiểu Lâm Xung ra hổ quyền thì Trần Tiến dùng hầu quyền để tránh. Tiểu Lâm Xung tiếp tục tung xà quyền, Trần Tiến lại khống chế bằng hạc quyền.
Bốn hiệp đấu trôi qua, võ sĩ người Việt vẫn chưa có được một đường tấn công đáng kể. Còn Tiểu Lâm Xung càng đánh càng hưng phấn, ham công và để lộ những sơ hở.
Trong khoảnh khắc chủ quan khinh địch của đối thủ, Trần Tiến bất ngờ hạ thấp tấn pháp, trườn người nhập nội như con rắn và bật ngược lên tung đòn “xà vương phún khí” hiểm hóc đúng vào hạ bộ đối thủ.
Trong chớp mắt, Tiểu Lâm Xung rũ người đổ ập xuống lăn lộn, rồi bất tỉnh. Cả khán đài sững sờ không hiểu chuyện gì xảy ra.
Chính Trần Tiến cũng bàng hoàng không hiểu tại sao mình ra đòn hiểm này. Ông lặng lẽ cúi xuống xem Tiểu Lâm Xung bị thương thế nào. Miếng bảo hộ vùng hạ bộ của anh ta đã bị vỡ vì cú đánh quá mạnh.
Thấy Tiểu Lâm Xung nằm bất động không thể thi đấu, trọng tài nắm tay Trần Tiến giơ lên cao, tuyên bố phần thắng bất ngờ đã thuộc về võ sĩ người Việt.
Thế nhưng, trong khoảnh khắc vinh quang ấy, thấy Tiểu Lâm Xung nằm bất động trên sàn, Trần Tiến bỗng thấy ăn năn, day dứt. Ông rút tay lại, chắp bái xin lỗi rồi tự nhận phần thua cuộc.
Trần Tiến lặng lẽ cúi đầu rời võ đài trong tiếng huýt sáo phản đối của những kẻ thua cược và cả tiếng vỗ tay của những người cảm phục khí khái ông.
Thật ra, đòn ấy với võ đài tự do thì chẳng có gì là sai luật, thế nhưng với tinh thần võ đạo, cú đánh ấy lại là cấm kỵ bởi tính sát thủ tàn khốc.
Với Trần Tiến, sau đòn hiểm độc trong tình huống một mất một còn, suốt đêm hôm đó ông không tài nào chợp mắt nổi.
Nhưng rồi ông đã bình tâm trở lại. Ông nhận ra rằng, võ đài không cần phải quyết đấu nữa. Thắng bại chỉ như gió thoảng qua và sau trận đấu ấy, ông đã tránh xa “kiếp sống võ đài”.
Vị chưởng môn huyền thoại
Năm 1945, Trần Tiến từ Campuchia ra Hà Nội, được Việt Minh giác ngộ và tham gia cách mạng.
Vào quân ngũ, với khả năng quyền thuật siêu đẳng, ông đã được phân công huấn luyện võ thuật cho bộ đội tinh nhuệ, chính là lực lượng đặc công sau này.
Năm 1978, ông rời quân ngũ nhưng vẫn tự nguyện tham gia dạy võ thuật cho một số sĩ quan quân đội Campuchia suốt hơn chục năm trời.
Sẵn vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam cộng với tinh hoa các tông phái Trung Quốc và Nhật Bản, lão võ sư Trần Tiến đã sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền Việt Nam.
Lão võ sư Trần Tiến biểu diễn khí công ở độ tuổi 100.
Lão võ sư Trần Tiến biểu diễn khí công ở độ tuổi 100.
Đến giờ, võ phái của ông đã thu hút cả ngàn môn sinh. Trong số ấy, có rất nhiều môn sinh người Âu, Mỹ, Phi… bởi nghe danh mà lặn lội tìm về theo học.
Suốt cuộc đời, lão võ sư Trần Tiến cứ đau đáu một nỗi niềm là làm sao để võ học Việt Nam được bảo tồn và phát triển. Ông đào tạo ra hàng ngàn môn đệ, võ sư, HLV tài năng cho làng võ Việt Nam.
Với nhiều đóng góp to lớn, Trần Tiến được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tặng HCV danh dự; được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban TDTT tặng Huy chương vì sự nghiệp thể thao.
Điều đặc biệt là khi đã ở gần ngưỡng tuổi bách niên, lão võ sư Trần Tiến vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và vẫn có thể biểu diễn khí công trước sự trầm trồ thán phục của hàng ngàn người.
Tới ngày 21/2/2011 do tuổi cao, lão võ sư Trần Tiến đã vĩnh viễn ra đi tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), hưởng thọ 101 tuổi. Làng võ Việt mất đi một tên tuổi quá lớn!
Nhưng với cộng đồng làng võ Việt, cái tên Trần Tiến vẫn còn sống mãi bởi đơn giản, ông là một huyền thoại, một cây đại thụ sẽ còn mãi tỏa bóng cho hậu thế.

theo Trí Thức Trẻ

Ký sự: VÕ LÂM SÀI GÒN - CHỢ LỚN (Kỳ II)

 

Bài 1

  ĐƯỜNG ĐAO CỦA ĐẠI SƯ MAI VĂN PHÁT

      Giới võ lâm Sài Gòn – Chợ Lớn luôn dành vị trí trang trọng nhất trong những lần họp mặt cho một vị thiền sư tóc búi cao, râu bạc dài, đôi mắt sáng quắc tinh anh trong bộ cà sa vàng mượt, tác phong ông thư thái, tay lần chuỗi hạt. Đó là vị chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo Mai Văn Phát, pháp danh Thích Thiện Tánh, trụ trì tại Long Hoa tự (phường Tân Định, TPHCM)… 

     LÃNH HỘI TUYỆT KỸ CHỐN THÂM SƠN
      Đại sư Mai Văn Phát sinh năm 1917 tại xã Thới Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình nông dân. Thuở nhỏ ông là một đứa trẻ ốm yếu, thường hay bệnh tật, nên khoảng 10 tuổi được gia đình đưa lên Hải Sơn tự ở núi Thất Sơn (Châu Đốc – An Giang) theo hòa thượng Thích Thiện Hoa tu học. Vị hòa thượng trụ trì Hải Sơn tự nguyên là thủ hạ của Nguyễn Trung Trực – vị anh hùng cầm đầu nghĩa quân đốt cháy tàu Espéranto của thực dân Pháp trên dòng Nhật Tảo. Khởi nghĩa thất bại, người cận tướng của Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp truy lùng, phải lánh nạn tại Hải Sơn tự, mai danh ẩn tích dưới pháp danh Thích Thiện Hoa. Chốn thiền môn không chỉ là chỗ người nghĩa quân dung thân, ông còn dùng sân chùa đêm đêm bí mật rèn luyện võ nghệ cho thanh niên trai tráng trong làng dưới chân núi. Nơi cửa chùa, ngoài Phật pháp, cậu bé Phát còn được sư phụ truyền dạy võ công. Sau 14 năm, cậu bé Mai Văn Phát gầy gò bệnh tật năm nào giờ đã trở nên rắn rỏi, săn chắc, tinh thông quyền cước và thập bát ban binh khí. Năm 24 tuổi sư phụ viên tịch, Mai Văn Phát xuống núi đem sở học mà thầy đã chân truyền ra giúp đời.
        Năm 1941, võ sư Mai Văn Phát về quê nhà Cần Thơ, đêm đêm dạy võ cho trai tráng trong thôn. Một hôm ông may mắn được võ sư Lào Thêm – một bậc cao thủ người Hẹ ẩn tích tại núi Bà Đen (Tây Ninh) tình cờ hành hiệp ngang qua sân luyện võ, thấy Mai Văn Phát cốt cách tinh anh, tác phong quân tử nên đem lòng yêu mến và nhận làm nghĩa tử, sau đó chân truyền các tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hạc và Thiếu Lâm Chu Gia (võ Hẹ). 
      Năm 1955, võ sư Mai Văn Phát rời Ô Môn lên Sài Gòn sinh sống, vừa đi làm vừa dạy võ tại nhà, đồng thời nghiên cứu, hệ thống hóa tinh hoa võ thuật từ hai vị ân sư, sắp xếp thành chương trình huấn luyện từ thấp đến cao. Năm 1963, sau khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính quyền miền Nam xáo trộn, nhằm thu hút thanh thiếu niên sinh hoạt lành mạnh, võ sư Mai Văn Phát quyết định xuống tóc xuất gia, lấy pháp danh Thích Thiện Tánh với ước mong dùng việc dạy võ để giáo huấn thế hệ trẻ lòng yêu nước, đạo đức làm người và khả năng tự vệ hữu hiệu, ông sáng lập môn phái Trung Sơn võ đạo (Thiếu Lâm Nguyên thủy Mật truyền) từ chi đoàn Trúc Lâm (hướng đạo sinh Phật tử), võ đường đặt tại Long Hoa tự (P.Tân Định, TPHCM).
        Năm 1969, cùng với 13 võ sư, đại sư Mai Văn Phát vận động thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam, giữ chức phó chủ tịch (nhiệm kỳ 1969 – 1971, 1973 – 1975), chủ tịch (1971 – 1973). Sau 1975, đại sư Mai Văn Phát tham gia tổ chức Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, được cử giữ chức trưởng ban cố vấn. Tại Liên hoan Võ thuật Việt – Pháp tổ chức tại NTĐ Phan Đình Phùng (TPHCM) tối 11-11-1997, dù đã bước qua tuổi 80, đại lão võ sư Mai Văn Phát vẫn biểu diễn bài đại đao với những đường múa uyển chuyển, đầy uy lực trong tiếng vỗ tay tán thưởng của hàng ngàn cặp mắt ngạc nhiên lẫn thán phục của các võ sư, môn sinh và quan khách. Ngoài dạy võ, đại lão võ sư Mai Văn Phát còn nhận chữa trị các bệnh khớp xương và thần kinh tọa. Tạp chí chuyên về võ thuật của Pháp Karate Bushido (6-1995) đã đăng bài viết của võ sư Việt kiều Phan Châu Toàn về đại lão võ sư Mai Văn Phát, tác giả Phan Châu Toàn đã gọi đại lão võ sư Mai Văn Phát là “vị thầy tu giỏi võ, một huyền thoại sống”.
      Ngày 8-12-1997, đại lão võ sư Mai Văn Phát viên tịch sau một cơn bạo bệnh, để lại môn phái Trung Sơn võ đạo đã tồn tại đến nay tròn 45 năm, hiện TPHCM có 24 đơn vị đang hoạt động, số môn sinh khoác áo Trung Sơn võ đạo đã lên đến hàng vạn.

     Các võ sư Trung Sơn võ đạo bên bàn thờ tổ môn phái
      VANG DANH TRUNG SƠN VÕ ĐẠO
      Sau 45 năm thành lập, Trung Sơn võ đạo của đại lão võ sư Mai Văn Phát sản sinh ra nhiều đệ tử tài năng như Lê Ngọc Điệp, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Văn Hồng, Phạm Ngọc Hùng, Lê Tấn Phát, Lư Kim Toàn, Trần Hùng Khanh, Nguyễn Minh Trang, Trần Minh Tâm, Nguyễn Văn Thanh (Tâm Lương), Lê Thị Nhiều, Thanh Phượng… Là thiền sư, lấy chữ Bi làm đầu, đại sư Mai Văn Phát cấm môn đồ thượng đài, bởi ông tâm niệm “võ thuật nhằm rèn luyện nhân cách, học võ không phải để tranh tài cao thấp, phân định hơn thua”, dù vậy trong hai thập kỷ 60 – 70, võ đường Long Hoa tự vẫn thu hút hàng ngàn thanh thiếu niên đến xin tập luyện.
      Trung Sơn võ đạo là môn võ cương nhu tương tế, trong đó có các bài quyền đặc trưng: La Hầu quyền, Hắc Long đao, Song tô lão hổ… Môn đồ Trung Sơn võ đạo thiện nghệ binh khí đơn đao, song tô, kiếm, côn. Đơn đao sử dụng hai tay gọi là Song thủ đới, chú trọng vào sức mạnh và tốc độ ra đòn, chiêu thức đơn giản nhưng đòi hỏi môn sinh phải khổ luyện. Đao pháp Trung Sơn võ đạo, trong thì ý, khí, lực, ngoài thì thân, thủ, bộ pháp uy lực đúng với khẩu quyết “đao như mãnh hổ”. Trung Sơn võ đạo còn có 10 thế điểm huyệt mật truyền: Nữ hầu chưởng ngọc; Thiết sa chưởng; Hầu xiềng; Bạch hổ thủ điểm hầu trung cực; Phụng hoàng sang điểm thủy; Hắc hổ du tâm; Hầu xiềng điểm huyệt yết hầu; Song hầu thủ điểm giáng kinh; Đơn hầu thủ, điểm huyệt toàn cơ; Mãnh hổ du sơn.
Mời các bạn bấm vào chữ next phía dưới để đọc thêm


 Bài 2
    "Tam Nguyệt Danh Gia" Quách Văn Kế
      Hằng năm, vào dịp hạ tuần tháng 8 Âm lịch, võ đường Lam Sơn võ đạo đều tổ chức lễ giỗ vua Lê Thái Tổ – Thánh tổ của môn phái, tức người anh hùng áo vải đất Lam Sơn – Lê Lợi, vị chưởng môn sáng lập Lam Sơn võ đạo là võ sư Quách Văn Kế.
       VỊ VÕ SƯ - CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG
       Cố chưởng môn Quách Văn Kế (1897 – 1976) sinh tại Tô Lịch (Hà Nội). Từ nhỏ đã có niềm đam mê võ thuật đến kỳ lạ, hễ nghe ở đâu có thầy võ giỏi là ông tìm đến bái sư. Người thầy đầu tiên là Ba Cát – vị võ tướng cuối cùng của triều Nguyễn. Năm 1918, Quách Văn Kế thọ giáo thầy Lê Bái – chưởng môn phái Hàn Bái đường. Học được mười năm thì thầy Hàn Bái đột ngột từ trần. Năm 1930, Quách Văn Kế bỏ xứ vào Sài Gòn làm kế toán viên. Tại đây ông may mắn hội ngộ và thọ giáo võ thuật với thầy Bảy Mùa. Võ sư Quách Văn Kế đâu thể ngờ rằng ông đã “có phước lớn” khi được lãnh giáo võ học của Tam Nhật danh gia trong lịch sử  võ thuật Việt Nam là Ba Cát, Hàn Bái và Bảy Mùa.
      Sau 33 năm khổ luyện nội công, quyền cước và binh khí, Quách Văn Kế được xem là một trong những cao thủ của làng võ Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 40 – 70. Ngưỡng mộ tài nghệ võ sư Quách Văn Kế, ký giả Trần Văn Hạnh – chủ nhiệm Nhật báo Dân Báo kiêm chủ nhà in Tín Đức thư xã đã bỏ tiền lập võ đường để thầy Kế truyền lại sở học cho thế hệ trẻ.
                               
                           Võ sư Quách Phước trong một thế kiếm…
      Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng đồng minh, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhân dân cả nước nổi dậy kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hòa trong khí thế cách mạng, võ sư Quách Văn Kế trở thành bộ đội Cụ Hồ cầm súng đánh giặc, lập được nhiều chiến công. Năm 1949, với tư cách Hội phó “Hội Bắc Việt tương tế”, võ sư Quách Văn Kế sáng lập Hội TDTT Lam Sơn, sau đó ông còn tổ chức dạy Phương pháp cận chiến cấp tốc cho thanh niên tiền phong ở SVĐ Hoa Lư và Phan Đình Phùng (Sài Gòn), được một năm ông về Vườn Thơm (Đức Hòa – Đức Huệ, Long An) huấn luyện võ thuật cho lực lượng vũ trang rồi quay lại Sài Gòn làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hoạt động nội thành cho tới ngày ký kết Hiệp định Geneve (1954). Thời gian này, võ sư Quách Văn Kế dạy võ ở đền thờ Trần Hưng Đạo (36 đường Mayer, nay là Võ Thị Sáu, Q1) dưới danh nghĩa Hội TDTT Lam Sơn và sau đó chính thức thành lập môn phái Lam Sơn võ đạo, nhận vị anh hùng dân tộc Lê Lợi làm thánh tổ. Năm 1967, khi đã 70 tuổi, võ sư Quách Văn Kế truyền chức chưởng môn lại cho con trai út là võ sư Quách Phước (34 tuổi) nhằm tiếp tục truyền bá môn phái Lam Sơn võ đạo cho thế hệ sau. Những học trò tài danh của chưởng môn Lam Sơn võ đạo Quách Văn Kế là võ sư Nghiêm An Thạch (sau lập Nam Hải võ đạo ở Ý), võ sư Nguyễn Văn Du, Huỳnh Thị Ngọc Sương, Nguyễn Sô… Võ sư Quách Văn Kế được xem là một trong Tam Nguyệt danh gia (hai võ sư còn lại là cụ Võ Bá Oai – môn phái Hàn Bái Đường và cụ Trương Thanh Đăng – môn phái Sa Long Cương).
      Môn phái Lam Sơn võ đạo kết hợp tinh hoa hai dòng võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và Tây Sơn – Bình Định. vì thế tính chiến đấu cao. Sở trường đòn ngắn, nhập nội, thế đánh tốc độ, dũng mãnh. Lam Sơn võ đạo có các bài võ trấn môn như Phượng Hoàng quyền, Phượng Hoàng song đao, Lão Mai côn, Quách gia đại đao… danh bất hư truyền!
             
                         … và một bài đao
      TUYỆT KỸ QUÁCH GIA ĐẠI ĐAO
       Không chỉ thừa hưởng tinh hoa võ thuật từ cha – chưởng môn Lam Sơn võ đạo Quách Văn Kế, võ sư Quách Phước còn tìm học thêm với bác sĩ – võ sư Đỗ Như Ánh, võ sư Thanh Vân (Thiếu Lâm Bắc phái Thăng Long) và võ sư Tám Kiển (chưởng môn phái Nam Tông). 18 tuổi, võ sư Quách Phước đã được Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam cấp bằng HLV, tiếp tục cùng cha truyền bá môn phái Lam Sơn võ đạo tại đền thờ đức Trần Hưng Đạo. Năm 1969, võ sư Quách Phước được bầu chọn vào chức vụ Tổng Thư ký của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam, cũng năm đó ông cùng 13 võ sư là Tám Kiển, Mai Văn Phát, Trần Xil, Mười Mách, Kim Kê, Từ Thiện, Xuân Bình, Minh Sang… thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam mà ông là tổng thư ký.
      Vóc người nhỏ con (cao 1m58, nặng 50kg) nhưng võ sư Quách Phước đã vang danh thiên hạ hơn nửa thế kỷ qua với biệt danh Song thần thủ, sở trường cây Quách gia đại đao (dài 1m98, nặng trên 4kg), sử dụng thuần thục các tuyệt kỹ của môn phái như Cửu khúc Bạch long tiên (9 khúc sắt nối liền nhau, dài 1m33, nặng 32kg) và cây trượng Phượng Hoàng với nhiều đòn thế cương mãnh, Liên hoàn thiên địa trảm (đao), Phi thân trảm (kiếm), Phi thân tảo địa Thăng Long cước, Song long hổ cước… 
      50 năm truyền bá Lam Sơn võ đạo, võ sư Quách Phước đã đào tạo nhiều đệ tử tài năng như võ sư Trần Văn Ba Jacques, Đặng Đức, Hồ Ngọc Toàn, Lam Ngọc, Quách Phát (con trai võ sư Quách Phước)… Võ sư Trần Văn Ba Jacques quản lý 20 võ đường Lam Sơn võ đạo trải dài từ Montpellier đến Paris (Pháp), tại miền Nam Australia, Lam Sơn võ đạo đã phát triển ba chi nhánh ở Woodville Gardens, Mansfield Park, Salisbury do võ sư Hồ Ngọc Toàn và Lam Ngọc phụ trách, thu hút hàng ngàn môn sinh, Pháp, Úc, Tây Ban Nha, Ý, Mỹ… tham gia luyện tập. Các tạp chí chuyên về võ thuật như Budo International, Karate Bushido, Arts Combat, Ceinture Noire, Castries… đã có nhiều bài viết kèm ảnh giới thiệu môn phái Lam Sơn võ đạo, đặc biệt nhấn mạnh về thân thế và sự nghiệp vị chưởng môn đời thứ hai Quách Phước.
      Võ sư Quách Phước còn là họa sĩ (ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1953 loại xuất sắc), ông đã xuất bản hai cuốn sách võ thuật: Cẩm nang Lam Sơn võ đạo và 120 thế tự vệ cho phụ nữ. Cẩm nang Lam Sơn võ đạo đã có ấn bản bằng Anh ngữ, Pháp ngữ phát hành rộng rãi ở Pháp và Australia.
Mời các bạn bấm vào chữ next phía dưới để đọc thêm


  Bài 3 
   VÕ LÂM TÂN KHÁNH - BÀ TRÀ
      Võ lâm Tân Khánh – Bà Trà hình thành vào khoảng thế kỷ XVII tại làng Tân Khánh thuộc vùng đất Đồng Nai xưa (nay là xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên và xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương). Các bậc tiền bối góp phần sáng lập võ phái đặc thù Nam bộ này là những tay võ dũng trong đoàn người Việt khai phá vùng đất mới vừa được quốc vương Chân Lạp nhượng cho chúa Nguyễn ở đàng Trong. Chốn rừng thiêng nước độc, những người đi khẩn hoang đa số là dân đất võ Tây Sơn – Bình Định đã cùng một số người Hoa vốn là binh sĩ, nhà sư, cướp biển võ nghệ siêu quần hợp sức chống lại thú dữ: cá sấu, trâu rừng, heo rừng và nhất là cọp, từ đó dần hình thành môn võ miệt rừng: Võ lâm Tân Khánh.
                
       Võ sư Từ Thiện (thứ ba từ phải sang) cùng 13 võ sư thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam
      Đến thế kỷ XIX, môn Võ lâm Tân Khánh ghép thêm một tên người: Võ lâm Tân Khánh – Bà Trà. Bà Trà là cao thủ võ lâm, con gái một bộ tướng của Tây Sơn Nguyễn Huệ. Bà Trà lập căn cứ tại Truông Mây (Tân Uyên – tỉnh Sông Bé cũ) chiêu mộ nghĩa binh chống lại triều đình Tự Đức (năm 1850), bà nổi tiếng với cặp kiếm, xông trận như vào chỗ không người. Năm 1853, có kẻ tạo phản trong hàng ngũ nghĩa quân, nửa đêm căn cứ Truông Mây bị quân triều đình “đánh úp”, bà Trà “mở đường máu” thoát thân cùng sáu nữ binh thân tín chạy đến vùng Chòm Sao (gần chợ Bún ngày nay) lập một ngôi chùa, ẩn náu tại đây đến những ngày cuối đời…
      Võ lâm Tân Khánh – Bà Trà ngoài các bậc danh sư như Hai Ất, Ba Giá, Năm Vuông, lớp hậu duệ có Sáu Trực, sau đó đào tạo được đệ tử giỏi là Bảy Phiên (Võ Văn Phiên) – một thầy võ danh tiếng ở Tân Khánh (1939-1959), nhà cách mạng Nguyễn An Ninh từng là học trò ông Trực, Võ Văn Đước, Đỗ Văn Mạnh… lẫy lừng với những chiến công đả hổ.
      KỲ NHÂN HỒ VĂN LÀNH
       Võ sư Hồ Văn Lành sinh năm Giáp Dần (1914) tại làng Tân Khánh, xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, thuở nhỏ ông đi làm thuê ở lò gốm để nuôi thân và phụ giúp gia đình. Quá hâm mộ ngọn roi đả hổ của thầy Hai Ất, Ba Giá, năm 14 tuổi cậu bé  Lành theo thọ giáo nghề võ với người dượng thứ sáu tức võ sư Bảy Phiên (đệ tử đời thứ hai của lão sư Hai Ất).
811-ho-v-lanh2 vo su ho tuong
    Di ảnh cố Võ sư Từ Thiện và người con kế nhiệm, chưởng môn TKBT
        Sau bốn năm miệt mài khổ luyện, Hồ Văn Lành lẫy lừng với những pha nhập nội thần tốc khiến các đồng môn đàn anh phải bái phục! Năm 20 tuổi, Lành có tên trong đoàn võ sĩ xứ Tân Khánh (do Cai tổng Thêm làm trưởng đoàn) đi đánh võ đài, đánh đâu thắng đó, vang dội khắp miền Đông Nam bộ. Năm 1939, Hồ Văn Lành mở lò dạy Võ lâm Tân Khánh – Bà Trà, lấy biệt danh “Từ Thiện” với mong muốn dùng võ thuật để hướng môn đồ đến điều thiện. Thời gian này, võ sư Từ Thiện đã giúp vốn cho ông Huỳnh Bá Phước – một cao thủ môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc, người gốc Vân Nam – Trung Quốc, mở tiệm thuốc Đông y, nên được Huỳnh sư phụ truyền dạy Thiếu Lâm Bạch Hạc và Vịnh Xuân cũng như khoa trật đả. Năm 1955, võ sư Từ Thiện vào Sài Gòn truyền bá môn võ xứ đả hổ ở Khánh Hội (Q4) sau qua Cầu Muối (Q1). Năm 1959, ông gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam, đào tạo võ sĩ thượng đài, võ sư Từ Thiện còn học hỏi thêm quyền anh với Lư Hòa Phát, Denis Minh, Kid Dempsey…
      Võ lâm Tân Khánh – Bà Trà giai đoạn 1955-1970 đào tạo nhiều võ sĩ nổi tiếng như Từ Thanh Tòng, Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín, Từ Y Văn, Hồ Ngọc Thọ, Từ Y Tuấn, Hồ Thanh Phượng, Từ Hoàng Minh, Từ Hoàng Út… từng hạ nhiều võ sĩ Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Miến Điện… Những võ sĩ chưa một lần thất bại sau 10 trận đăng đài của “võ đường Từ Thiện” là Từ Hùng, Hồ Hoàng Thủy, Từ Dũng, Hồ Hoàng Hạnh, Từ Bạch Long, Hồ Tố Nguyệt… Cần nói thêm, võ sĩ “võ đường Từ Thiện”, nam được đặt họ “Từ”, nữ họ “Hồ” – hai họ của chưởng môn Hồ Văn Lành tức Từ Thiện.   
      TUYỆT KỸ VÕ LÂM TÂN KHÁNH – BÀ TRÀ
      Võ sư Hồ Tường (con trai võ sư Từ Thiện), chưởng môn đời thứ hai Võ Lâm Tân Khánh – Bà Trà: “Ngoài thập bát binh khí, môn phái còn có 12 loại binh khí phụ gọi là thập nhị phân cơ như  thiết lĩnh, khăn quấn đầu, sợi dây… Binh khí đả hổ của môn phái là côn, tiên và trường thương. Võ Lâm Tân Khánh – Bà Trà lừng lẫy với các loại binh khí như Độc kiếm, Song kiếm, Tứ Môn côn, Ngũ Môn côn, Roi Phụng Hoàng, Roi Thần Đồng, Roi Giáng Hỏa, Côn Tấn Nhứt và các bài danh quyền như Lão Mai, Ngọc Trản, Bạch Hạc, Tiểu Niệm đầu, Đồng Nhi, Thái Sơn… với cách đánh liên hoàn, xuất thủ chớp nhoáng, công thủ toàn diện, uyển chuyển của Thiếu Lâm Bạch Hạc pha trộn quyền thuật võ dân tộc Chân Lạp cùng cước pháp và binh khí đặc trưng võ trận Tây Sơn – Bình Định.
       Võ sư Từ Thiện vang danh khắp võ đài Sài Gòn – Chợ Lớn nhờ tuyệt kỹ “rờ-ve” (đòn tay móc ngược) thần tốc. Năm 1969, võ sư Từ Thiện cùng 13 võ sư Tám Kiển, Mai Văn Phát, Trần Xil, Mười Mách, Kim Kê, Quách Phước, Xuân Bình, Minh Sang… sáng lập Tổng hội Võ học Việt Nam nhằm trấn hưng, bảo tồn và phát huy tinh hoa võ học nước nhà. Năm 1991, võ sư Từ Thiện xuất bản sách Võ Lâm Tân Khánh – Bà Trà. Năm 2003, Ủy banTDTT quốc gia trao tặng ông huân chương “Vì sự nghiệp TDTT”. Võ sư Từ Thiện từng cho rằng: “Luyện võ giúp ta tăng cường sức khỏe, kỹ năng tự vệ đồng thời đó cũng là cách luyện tinh thần, tính kiên nhẫn và lòng tự tin”.
tns09
dsc03693
                                    Cố Võ sư Từ Thiện và VLTK ngày nay
      Năm 2005, đại lão võ sư Từ Thiện về cõi vĩnh hằng, thượng thọ 91 tuổi. Người con trai – võ sư Hồ Tường tiếp tục truyền bá môn phái Võ Lâm Tân Khánh – Bà Trà tại NVH Thanh Niên (4 Phạm Ngọc Thạch, Q1), nơi đây từng đào tạo nhiều võ sĩ tài danh đoạt HCV qua các giải thi đấu võ cổ truyền cấp thành phố và cả nước.

Bài võ Khăn - Môn phái Bình Định Gia
Biểu diễn: Nguyễn Văn Út
Võ cổ truyền Việt Nam

'Tiên ông' làng võ Bình Định và bí kíp 'binh khí' khăn

Như câu chuyện của những anh hùng hiệp khách thời xưa, 15 tuổi Lê Xuân Cảnh đã đi khắp nơi để 'tầm sư học đạo'. Hơn chục năm trời rong ruổi theo học võ, trở về quê nhà ông mở lõ võ truyền dạy những tinh hoa võ thuật mình học được cho học trò.
Tầm sư học đạo đậm nét... anh hùng hiệp khách
Đã ngoài tuổi thất tuần nhưng lão võ sư Lê Xuân Cảnh (75 tuổi, ngụ thôn Cẩm Văn, xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) vẫn không chịu nghỉ ngơi mà luôn tất bật với nghiệp võ. Hiện nay, ông là trưởng môn của lò võ mang tên Lê Xuân Cảnh, đào tạo được hàng ngàn võ sinh, cung cấp nhiều vận động viên cho đội tuyển võ cổ truyền tỉnh Bình Định. Ông còn gây dựng phong trào võ cổ truyền thị xã An Nhơn trên cương vị Phó chủ tịch chi Hội võ thuật An Nhơn suốt 10 năm liền. Không những thế, ông còn đa mang khi khởi xướng và đào tạo những võ sinh để thi đấu cờ võ rất độc đáo ở Nhơn Hưng...
Chúng tôi từng gặp nhiều võ sư có tiếng ở “đất Võ” nhưng hiếm có lão võ sư nào đảm trách nhiều công việc như vậy khi tuổi đã cao. Khi chúng tôi hỏi về lý do, ông Cảnh cười đôn hậu, rồi nói: “Mình đi học võ của các thầy, học được cái đạo cái nghĩa của võ rồi, mà nhìn thấy những ngón đòn mình đam mê suốt đời đang mất dần đi thì có lỗi với công lao truyền dạy của các thầy lắm”.
Lão võ sư Lê Xuân Cảnh
Cũng như cố võ sư Phan Thọ, lão sư Lê Xuân Cảnh từng học nhiều thầy. Con đường tầm sư học đạo của ông ly kỳ, mang đậm nét anh hùng hiệp khách thời xưa. Ba lần bái sư là ba lần ông được học những bài võ đắt địa mà sau này ông đã chắt lọc những nét độc đáo tạo thành những bài quyền, cước độc đáo để truyền dạy tại võ đường của mình.
Học võ từ năm 15 tuổi, cao thủ đầu tiên Lê Xuân Cảnh khi ấy tìm đến bái sư chính là võ sư Lý Tường (cha của võ sư Lý Xuân Hỷ), một trong những truyền nhân của môn phái dòng họ Lý lừng danh ở Đập Đá (An Nhơn, Bình Định). Sau ba năm thọ giáo võ công nhà họ Lý, khi đã phần nào lĩnh hội được những bài quyền nổi tiếng của môn phái, ông quyết định giã biệt thầy lên đường rong ruổi tiếp tục học võ.
Người thầy thứ hai của Lê Xuân Cảnh là ông Phạm Thế Giáo (xã Nhơn An, thị xã An Nhơn), một trong những đệ tử của cố võ sư Hồ Nhu. Ở đây, Lê Xuân Cảnh đã được tiếp cận với những bài roi vang danh thiên hạ của làng võ Thuận Truyền. Những tưởng bước chân giang hồ đã dừng lại ở đó, nhưng sau một năm Lê Xuân Cảnh lại tiếp tục lên đường học hỏi.
“Tôi đi khắp nơi, thì nghe nói ông thầy Bửu Thắng, tu hành trong một ngôi chùa ở Tuy Phước, có những đường roi rất hay, được truyền dạy từ võ sư Văn Bảo Hiến (Gò Bồi), vốn là cao thủ Thiếu Lâm Tự từ Trung Quốc lưu lạc sang. Tôi mạnh dạn đến xin làm học trò, nhưng thầy nói: “Cậu có đủ kiên trì để học võ của tôi không?”. Sau đó, tôi đã xin nguyện với thầy: “Nếu như cuộc đời con mà không học được bài roi của thầy thì con không nói chuyện võ nữa”. Và tôi kiên trì ở lại “võ luyện” suốt 11 năm trời”, ông Cảnh nhớ lại.
Không mạnh mẽ đầy uy lực nhưng... hiệu nghiệm
Lão võ sư Cảnh không chỉ uyên thâm về kiến thức võ học mà còn rất hồn hậu, chân chất, mang đậm bản chất của người dân xứ Nẫu. Theo lão võ sư Lý Xuân Hỷ (con của cố võ sư Lý Tường-thầy của Lê Xuân Cảnh), lão võ sư Cảnh nổi tiếng trong làng võ với những bài roi, bài đao nhưng ông không thượng đài, phân tài cao thấp. Lão võ sư Cảnh lại vốn tính ít nói, không thích ồn ào, sống thanh đạm, nên ông được mọi người ví như một “tiên ông” của làng võ Bình Định.
Vốn tính ít nói, không thích ồn ào, những tưởng Lê Xuân Cảnh sẽ giữ mãi những đòn võ thuật cho riêng mình. Nhưng 1975, ông quyết định mở lò võ mang tên mình để truyền dạy võ cho con cháu trong làng, khiến nhiều người bất ngờ. “Cái nghiệp võ đã thấm vào da thịt tôi, khiến tôi không thể yên tâm “ở ẩn” mãi. Tôi không muốn những tinh hoa võ thuật mà mình rong ruổi theo học suốt 15 năm trời đang dần bị mai một. Vì vậy tôi quyết định mở lò dạy võ, như một cách để giữ lại tinh hoa võ thuật dân tộc”, lão võ sư 75 tuổi bộc bạch.
Những thành tích lão võ sư Cảnh đạt được
Với mục đích đó nên lão sư Xuân Cảnh thu học phí rất ít, gọi là có chút tiền để chăm chút thêm cơ sở vật chất cho võ đường. Ban đầu chỉ với 10 môn sinh, ngày nay lò võ của lão sư Cảnh đã nức tiếng một vùng. Hàng ngàn võ sinh đã được rèn dạy các bài võ binh khí như Song đao, Song phủ... và các bài roi Thái Sơn, Trực chỉ, Bát quái.
Đặc biệt, điều tạo nên thương hiệu võ đường Lê Xuân Cảnh chính là bí kíp “binh khí” khăn. Lão võ sư Cảnh giải thích: “Trong Thập bát ban võ nghệ có 18 món binh khí, “binh khí” khăn được xếp vào loại “nhuyễn tiên”. “Nhuyễn” là mềm, “tiên” là roi, thuật ngữ “nhuyễn tiên” dùng chỉ chung cho các loại hình binh khí mềm, uyển chuyển như: khăn quấn đầu, khăn quàng cổ, dải lụa đào, dây thắt lưng, chuỗi tiền, dây xích sắt, phất trần, xà vĩ tiên, lưu tinh chùy…”.
Theo lão sư Cảnh, “binh khí” khăn có thể đánh, quật, móc, khóa, trói… Người giỏi dùng “binh khí” khăn có thể thắng đuợc các loại binh khí khác. “Binh khí” khăn có thể đánh vung ra một vùng rộng, phóng ra uốn lượn như rồng bay; có thể tấn công dài, ngắn, xa, gần đều thích hợp. Không mạnh mẽ đầy phô trương uy lực như đao, kiếm, chiếc khăn quàng trên người, quấn trên đầu là một vật dụng gần gũi với con người, chỉ đến khi gặp khó khăn mới thực sự bộc lộ tính năng là một binh khí hiệu nghiệm, linh hoạt, uyển chuyển. Đó cũng chính là tinh thần của võ Việt: Học võ để phòng thân và cứu giúp người hoạn nạn chứ không phải để phách lối, khoa trương.
Nhưng không phải ai cũng học được các kỹ pháp “binh khí” khăn. Lão sư Xuân Cảnh tiết lộ thêm: “Cũng như các binh khí “nhuyễn tiên” khác, “binh khí” khăn lấy chuyển động vòng tròn làm chính, sức công phá trên nguyên lý ly tâm, là một loại binh khí mềm nên dễ quấn bắt, cột trói… nhờ vào sự linh hoạt của cánh tay, cổ tay và cơ bắp phối hợp các phần trên thân thể, bộ pháp, thân pháp mà tấn công mục tiêu. Việc tập luyện “binh khí” khăn sẽ trở nên dễ dàng khi người tập đã trải qua một thời gian tập luyện quyền cước của một môn võ nào khác. Bởi lẽ, nghệ thuật đánh khăn đòi hỏi sự nhịp nhàng, uyển chuyển, quyền biến, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, thăng bằng… Muốn được vậy, người sử dụng nhuyễn tiên phải phối hợp thuần thục tấn pháp, bộ pháp, thân pháp… cùng các kỹ pháp “binh khí” khăn”.
Kể từ khi giải võ cổ truyền toàn tỉnh Bình Định ra đời, năm nào võ đường Lê Xuân Cảnh cũng tích cực tham gia và đều có võ sinh đạt được huy chương, nhất là ở nội dung biểu diễn. Không những thế, võ đường Lê Xuân Cảnh còn khởi xướng và đào tạo đội võ sinh để thi đấu cờ võ rất độc đáo ở Nhơn Hưng. Rồi đào tạo các đội múa lân quy mô để thường xuyên đi biểu diễn khắp trong và ngoài tỉnh Bình Định.
Trước khi chia tay chúng tôi, lão sư Cảnh tâm sự: “Tiếc là tôi mới khỏi bệnh nên không thể biểu diễn vài chiêu trong “binh khí” khăn, cho các cô xem được. Tuổi đã cao nên cũng bệnh tật đầy người, vợ con đối lúc cũng cằn nhằn, tôi cũng định nghỉ nhưng mấy đứa học trò cứ nài nỉ. Thôi ngày nào còn khỏe, ngày ấy tôi còn cống hiến cho võ thuật”.
Ông Thái Văn Thoại, Phó Chủ tịch xã Nhơn Hưng nhận xét: “Võ đường Lý Xuân Cảnh từ lâu là nơi đào tạo được hàng ngàn võ sinh, cung cấp nhiều vận động viên cho đội tuyển võ cổ truyền tỉnh Bình Định. Đáng trân trọng nhất ở võ đường của thầy Lê Xuân Cảnh là truyền thống giỗ tổ hàng năm vào ngày 17/5 âm lịch. Đó như một cách để giáo dục tinh thần tôn sư trọng đạo, nhắc nhở các thế hệ môn sinh ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản võ cổ truyền Việt Nam”
Dương Kha

Vua ám khí Việt & chiếc khăn giết người trong chớp mắt

Vô Danh |
Vua ám khí Việt & chiếc khăn giết người trong chớp mắt

Những tuyệt chiêu phóng ám khí tưởng như đã thất truyền trong thế giới hiện đại, nhưng hóa ra nó vẫn luôn hiện hữu, vượt ngoài sự hiểu biết của người thường.

Hai lần tung đạn cay làm “mù” mắt người thường
Trong giới “giang hồ” Việt Nam, chẳng ai không biết tới thầy Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo, danh chấn Hà Thành.
Ông gần như giỏi tất cả các “ngóc ngách” của võ thuật, từ kungfu tới khí công, trị bệnh hay thậm chí là... phong thủy. Ngoài ra, vị võ sư này còn có một “món” bí truyền: Ám khí.
Nhắc tới ám khí, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến thuật phi dao, phóng tiêu như trong phim kiếm hiệp.
Nhưng thực tế, thế giới ám khí rộng lớn hơn rất nhiều và có muôn nghìn cách để một cao thủ áp dụng vào cuộc sống.
“Thời trẻ, có lần vì đói quá, tôi phải sang bãi sông Hồng để bẻ trộm ngô. Khi đang bẻ ngô thì bị người chủ phát hiện. Mình chạy khắp ruộng hòng thoát thân mà không được.
Đến lúc ra sát mép nước, định nhảy xuống bơi vào bờ thì người chủ cũng đuổi kịp. Bí quá, tôi phải phóng ám khí vào mắt người này rồi thoát đi” – thầy Nguyễn Văn Thắng kể lại.
“Một lần khác, tôi đi Yên Tử ở Tây Thiên, khi về thì gặp sự cố. Một tài xế của chiếc xe khác xô xát, muốn đánh tài xế xe tôi. Tôi khéo léo vào giả vờ can ngăn.
Rồi tôi lén vung tay, ném ám khí vào mắt tài xế đối phương, sau đó đẩy nhẹ cho ngã, để bác tài bên mình nhanh nhẹn lên xe, đi luôn cho được việc” – Chưởng môn Thăng Long võ đạo tiếp.
Loại ám khí mà thầy Thắng đã 2 lần sử dụng đó là gì? Tất nhiên chúng không phải những mũi kim hay phi tiêu bằng kim loại, có thể làm hỏng mắt đối phương như trong các phim kiếm hiệp.
Đó là loại đạn than, có trộn với ớt bột chỉ để làm địch thủ cay mắt, “mù” đi trong khoảnh khắc mà thôi. Thông thường, loại ám khí này dùng trong chiến đấu để đối phương phân tâm rồi tung người đến tấn công.
Trong 2 trường hợp trên, võ sư Thắng chỉ sử dụng để thoát thân!

Võ sư Nguyễn Văn Thắng có kho vũ khí rất đa dạng, các ám khí đa phần là bí truyền.
Võ sư Nguyễn Văn Thắng có kho vũ khí rất đa dạng, các ám khí đa phần là "bí truyền".
Chiếc khăn mùi xoa “giết người”
Có một ám khí khác ngoài đạn cay mà võ sư Thắng rất thích sử dụng, đó là... chiếc khăn mùi xoa. Tất nhiên một chiếc khăn bình thường khó lòng “hạ sát” được địch thủ.
“Tôi dùng một đoạn dây thép nhỏ, buộc vào đầu chiếc khăn mùi xoa, đầu kia buộc vào viên bi thép. Khi không dùng thì mình gói lại, để viên bi thép vào bên trong.
Khi cần dùng, mình lấy khăn ra, tay cầm một đầu không có bi thép, rồi giả vờ động tác như đưa khăn lên, lúc ấy vung thật nhanh bắn viên bi về phía đối phương. Lúc thu về, mình tiếp tục động tác như đưa khăn lên lau mặt, không ai biết được.
Sau đó, mình lén đưa khăn xuống mồm, ngậm bi vào, cắn đứt dây sắt và lén nhả ra, vứt đi là không ai biết được “hung khí” – võ sư Thắng giải thích.
Tất nhiên với loại vũ khí sát thương cao này, võ sư Thắng chưa sử dụng để gây thương tích nặng cho ai, chứ đừng nói đến sát địch.
Nhưng nếu ở khoảng cách gần, lại xuất chiêu trúng điểm yếu đối phương, thì quả thực dễ lấy mạng như chơi!

Một vài ám khí của võ sư Thắng: Tiêu nhuyễn dây mềm, tiêu xích sắt... Ngay cả chiếc đồng hồ cũng có thể làm ám khí.
Một vài ám khí của võ sư Thắng: Tiêu nhuyễn dây mềm, tiêu xích sắt... Ngay cả chiếc đồng hồ cũng có thể làm ám khí.
Ám khí là chiếc phi tiêu, là chiếc ghế, là tất cả mọi thứ
Mọi người thường hiểu, ám khí là những vật rất nhỏ, lén lút đánh vào người đối phương. Nhưng thực tế, từ “ám” cần hiểu theo nghĩa “lén đánh vào đối phương” chứ không nhất thiết phải “nhỏ”.
Theo võ sư Thắng giải thích, việc sử dụng ám khí vì thế thực ra rất phổ biến trong thế giới hiện đại, chứ không phải đã “tuyệt tích” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Một người khi bất ngờ cầm ghế đánh ai khác, hoặc một phụ nữ khi bị tấn công, sử dụng bình xịt hơi cay vào mắt đối phương... tất cả đều là ám khí.
Tất nhiên đó là các “biến thể” của ám khí. Còn những món ám khí công phu thì được chế tạo kĩ lưỡng hơn và phân loại rõ ràng: Ám khí cận chiến (dao, kiếm ngắn...), ám khí dây và ám khí phóng...
Luyện ám khí thế nào?
Nhưng dù sử dụng loại ám khí nào, quan trọng nhất vẫn là bản thân người xuất chiêu. Kĩ năng của người xuất chiêu xuất sắc thì mới đem lại hiệu quả như ý.
Kĩ năng đầu tiên phải kể tới, là khả năng đưa ám khí đi trúng đích. Để rèn điều này, không có cách nào khác ngoài ngày đêm tập luyện sử dụng ám khí cho đến mức tinh thâm.
Kĩ năng thứ 2 cũng vô cùng quan trọng, là “lực” cho ám khí. Ở kĩ năng này, người luyện ở mức độ thông thường chỉ sử dụng lực ném ngoại công đơn giản.
Còn với các cao thủ, sẽ kèm theo nội lực truyền vào ám khí mỗi khi ném đi.
Chỉ riêng luyện lực ném ngoại công thông thường cho việc sử dụng ám khí, để rèn bài bản cũng không hề đơn giản.
Thứ nhất, trong quá trình luyện khả năng ném chính xác ám khí, cũng đã góp phần nâng cao lực ném của cánh tay. Thứ hai, võ sĩ có thể kết hợp luyện môn ngoại công cầm nã thủ, rất hữu ích cho việc tăng lực ném ám khí.

Phi tiêu dây có thể trở thành thứ vũ khí cận chiến vô cùng nguy hiểm.
Phi tiêu dây có thể trở thành thứ vũ khí cận chiến vô cùng nguy hiểm.
Clip võ sư Thắng sử dụng phi tiêu dây xích 1 đầu
Với riêng ám khí cận chiến, cách sử dụng có phần khác biệt, khá giống với cách đánh của những vũ khí thông thường và rất đa dạng.
Ví dụ, côn tam khúc thực chất là biến thể của ám khí. Loại vũ khí này vừa có thể dùng tấn công lại phòng ngự rất hữu hiệu. Côn tam khúc cũng có thể sử dụng để đánh gần, hoặc đánh xa, đánh chống lại số đông địch thủ.
Với ám khí là 2 phi tiêu dây xích (2 chiếc phi tiêu được nối bởi dây xích), cách dùng lại hoàn toàn khác biệt. Ám khí này có thể dùng để phóng ở cự li gần, tận dụng yếu tố bất ngờ.
Khi đã bị lộ, nó lại biến thành loại vũ khí cận chiến, vừa tấn công (mũi tiêu), vừa phòng ngự (phần dây xích dùng để đỡ đòn).
Vận dụng linh hoạt, nhanh nhẹn phi tiêu dây xích khi cận chiến, có thể tấn công vào liên tiếp các điểm yếu của đối phương, gây tử thương tức thì!
Clip võ sư Thắng sử dụng phi tiêu dây 2 đầu
* Theo võ sư Thắng, ám khí vốn được cho là cách đánh “thiếu trong sáng” khi thi đấu võ công.
Các võ sĩ chỉ sử dụng ám khí khi bị dồn đến đường cùng, hoặc muốn chiếm trước lợi thế, triệt tiêu bớt khả năng chiến đấu của đối phương.
Tuy nhiên trong chiến tranh, việc sử dụng ám khí lại là cách thức rất tuyệt vời, đặc biệt cho các công tác tình báo, hoạt động ngầm.
Những thông tin trên đây chỉ là một phần cách thức sử dụng ám khí trong võ thuật.
Bản thân võ sư Thắng khẳng định, chỉ ở riêng Việt Nam còn rất nhiều cao nhân giỏi sử dụng ám khí hơn ông nhưng có thể đang tu luyện ở các vùng hẻo lánh và ít người biết tới!
theo Trí Thức Trẻ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét