Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

GIAN NAN TÌNH ĐỜI 1

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
THẢM CẢNH của NGƯỜI GIÀ Việt Nam ở Mỹ

Thảm cảnh không nhà của người già Hy Lạp

Cập nhật lúc: 07:00 14/07/2015 (GMT+7)

VOV.VN - Thảm cảnh người già vô gia cư tràn ngập đường phố Athens khắc họa sâu hơn sự khốn cùng xã hội Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng nợ.

Ngân Giang/VOV.VN

Thảm cảnh của người già Nhật trên đất Thái

vietnamnet, Theo 16:08 27/05/2016

Tháng 2/2016, trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Chiang Mai (Thái Lan), nơi đầy rác thải và những chiếc xe hơi bỏ hoang, một người đàn ông Nhật 81 tuổi đã qua đời vì ung thư.

"Tôi muốn trở về Nhật Bản. Tôi nhớ nước Nhật", Japan Times dẫn lời ông lão nói trong lúc hấp hối.
Các anh chị em của ông lão từ chối nhận tro cốt của ông, nên người bạn gái Thái Lan đang sống cùng ông phải rải xuống một dòng sông gần đó.
Thảm cảnh của người già Nhật trên đất Thái - Ảnh 1.
 Ngôi nhà tuềnh toàng của ông lão Nhật Bản qua đời hồi tháng 2/2016. (Ảnh: Kyodo)
Với giá cả khá rẻ, Thái Lan là điểm đến phổ biến đối với những người Nhật Bản nghỉ hưu, những người muốn ra nước ngoài sinh sống. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người cao tuổi Nhật Bản lại chết trong cô đơn trên xứ người.
Theo người bạn gái của ông lão trên, ông sinh ra tại Nhật Bản và làm tài xế taxi. Ông đã chuyển tới Thái Lan cách đây hai thập kỷ. Tuy nhiên, ông không nói được tiếng Thái. Ông sống một mình, chỉ ở nhà xem TV, đọc sách.
"Vì không đi làm nên số tiền mà ông mang theo ngày càng cạn kiệt và không thể trả tiền viện phí", bà nhớ lại.
Tình cảnh của ông lão này không phải là trường hợp cá biệt. Một người đàn ông Nhật khác khoảng 80 tuổi sống gần đó cũng đã qua đời cùng thời điểm sau khi lâm bệnh. Người đàn ông này hiếm khi nói chuyện với hàng xóm.
Người vợ Thái Lan của ông đã tổ chức đám tang, nhưng các cô con gái của ông ở Nhật Bản lại từ chối tham gia nghi lễ.
Lãnh sự quán Nhật Bản tại Chiang Mai thường xuyên nhận được thông báo từ các nhà chức trách bản địa về các bệnh nhân mất trí không có người chăm sóc hoặc những thi thể không có người tới nhận.
Miền Bắc Thái Lan được biết tới như một "thiên đường cho người về hưu", với hơn 1.500 người Nhật đăng ký cư trú tại đây. Hầu hết các trường hợp, họ đều có kế hoạch trở lại Nhật sau khi kết thúc chuyến phiêu lưu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ ở lại quá thời hạn cho phép sau khi đã tiêu hết tiền tiết kiệm và không có tiền để trở về. Một vài trường hợp khác không thể trở về vì nợ nần hoặc những rắc rối trong công việc và các mối quan hệ khác.
Theo lãnh sự quán Nhật Bản tại Chiang Mai, trong 3 năm qua, mỗi năm có khoảng 20 người Nhật qua đời. Điều này đã phản ánh sự già hóa của dân số Nhật Bản tại đây. Khoảng 15 người đã qua đời vào cuối tháng 4/2016.
Một số người chết trong cô đơn mà không ai phát hiện cho tới vài ngày sau đó. Khi những người thân ở Nhật Bản được thông báo, nhiều người đã từ chối nhận thi thể.
Những trường hợp tương tự cũng được báo cáo tại Philippines.
"Nó giống như một mô hình thu nhỏ của xã hội đang già hóa tại Nhật Bản", một quan chức phụ trách về vấn đề này tại lãnh sự quán nói. "Đó là điều mà không ai lường trước cách đây một thập kỷ".

Đến Mỹ, tôi mới biết mình tưởng tượng sai...

Tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
LTS:Tuần Việt Nam tạm khép lại mạch đề tài Phụng dưỡng cha mẹ thế kỷ 21 với bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thu Đông – một góc nhìn sau những trải nghiệm tại nước Mỹ.
Tôi thuộc thế hệ 7x, sinh ra ngay sau chiến tranh, thế hệ bùng nổ dân số. Bản tính thích tự do, tôi thường tự nhủ khi về già không nên sống cùng con cháu. Tôi qua Mỹ theo học bổng của chính phủ Mỹ, với mục tiêu số một là học mô hình nhà dưỡng lão.
76,4 triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số ở Mỹ (1), đồng loạt đến tuổi nghỉ hưu từ khoảng năm 2010.
Khi còn ở trong nước, tôi vốn hình dung phần lớn người cao tuổi ở Mỹ đều sống ở trung tâm dưỡng lão khi về già. Họ rất hạnh phúc, được ăn ở sinh hoạt cùng nhau ở trong các trung tâm dưỡng lão.
Cảnh xế chiều của Viện dưỡng lão
Trong 3 tháng đầu tôi học ở Đại học California-Davis (UCDavis), thuộc tiểu bang California, và xin làm thực tập sinh ở Trung tâm Người cao tuổi Davis. Khi không tìm thấy khu nhà ở nội trú của người cao tuổi, tôi đem thắc mắc đi hỏi, và được biết ở đây không có trung tâm dưỡng lão.
Người cao tuổi đều sống ở nhà của họ cùng với cộng đồng. Tôi tham gia các hoạt động cùng với người cao tuổi ở Trung tâm, từ chơi bingo, tập thể dục với dải băng nilon, tập thái cực quyền, múa hula truyền thống của người Hawaii, đến đan len để cho người nghèo, hoặc bán lấy tiền làm từ thiện. Các cụ đến đó sinh hoạt, ăn trưa với giá phụ cấp, rồi chiều đi xe buýt ưu tiên về nhà. Những cụ không đến được trung tâm do sức khỏe yếu, chương trình dự án Bánh xe Thức ăn sẽ mang cơm đến tận nhà.
Đến Mỹ, tôi mới biết mình tưởng tượng sai...
Tác giả tập thể dục cùng với người cao tuổi ở Trung tâm Người cao tuổi Davis. Ảnh: Nguyễn Thị Thu Đông
Sau 3 tháng ở Davis, tôi chuyển về Đại học Minnesota ở Trung - Tây nước Mỹ, ở gần Canada. Bố mẹ đỡ đầu (host family) ra đón tôi ở sân bay. Hai ông bà đều đã ngoài 75, vẫn tự lái xe.
Ở buổi chào đón các học giả của chương trình, tôi thấy các bố mẹ đỡ đầu khác cũng đều đã già, cũng đều tự lái xe. Không ai sống ở trung tâm dưỡng lão.
Tôi đi thăm một vài cơ sở chăm sóc người cao tuổi và nhận ra rằng dịch vụ Viện dưỡng lão đang đi đến cảnh xế chiều. Nhiều trung tâm phải đóng cửa và loay hoay không biết nên tận dụng cơ sở vật chất cho việc gì. Điều này cho thấy mô hình viện dưỡng lão để chuẩn bị cho thế hệ bùng nổ dân số khi về già ở Mỹ, đã tiêu tốn rất nhiều tiền đầu tư, là một thất bại. Và một câu chuyện thành công
Sau quãng thời gian nghiên cứu các trung tâm dưỡng lão, các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà, tôi xin làm thực tập viên ở Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Đây là mô hình một cửa dành cho người cao tuổi (one-stop-shop), lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ cách đây 3 năm và cũng là mô hình hợp tác công - tư đầu tiên về chăm sóc người cao tuổi ở trên toàn liên bang Mỹ.
Tôi nhận ra, mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động của Trung tâm Người cao tuổi ở Công viên Di sản và  của chính quyền tiểu bang Minnesota nói chung, là giúp người cao tuổi để người cao tuổi giúp chính mình và giúp cộng đồng. Họ nỗ lực để giúp người cao tuổi được khỏe mạnh, sống ở nhà riêng của họ, giữa cộng đồng dân cư, chứ không phải sống nội trú trong 2 khu nhà nói trên.
Tính về chi phí ngân sách, cách tiếp cận này tiết kiệm rất nhiều cho chính phủ Mỹ. Hai gói bảo hiểm Medicare và Medicaid cùng các chính sách xã hội khác là công cụ để nhà nước thực hiện sứ mệnh này.
Đừng “nhấc” bố mẹ già khỏi nơi chốn thân thuộc
Có bạn sẽ phản biện, người cao tuổi ở Mỹ thích sống ở nhà hơn ở Viện dưỡng lão, người Việt mình lại thích sống ở viện dưỡng lão hơn thì sao? Xin thưa với các bạn rằng, văn hóa cuộc sống của người Việt Nam ngàn đời nay luôn gắn với bà con chòm xóm, láng giềng.
Nếu đủ tiền để trang trải cho các cụ ở Viện dưỡng lão, thì nghĩa là các bạn có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản đầu tiên là ăn uống ngủ nghỉ cho các cụ. Nhưng các bạn đâu thể mang không gian tinh thần vào trong Viện dưỡng lão và lên ngôi nhà đóng kín của các bạn ở phố được. Đừng nhấc các cụ ra khỏi nơi các cụ đã thân thuộc, gắn bó, nơi các cụ gọi là nhà, là quê, cho các cụ cảm giác an toàn.
Khi tôi chào tạm biệt bố mẹ đỡ đầu ở Mỹ về Việt Nam, ông bà nói năm sau ông bà không làm host family nữa, vì đang bận trợ giúp pháp lý cho một người bạn già hơn 90 tuổi ra khỏi Viện dưỡng lão. Con trai/ người bảo trợ của bạn bà tự ý đưa bà vào Viện dưỡng lão, trong khi bà chỉ muốn sống ở nhà. Muốn đưa bà bạn già ra khỏi Viện, phải có chữ ký đồng ý của người bảo trợ.
Thế mới thấy, ngay cả ở Mỹ, tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi vẫn là được sống ở nhà mình. Việc đưa ông bà vào trại dưỡng lão, có khi chỉ là ý kiến chủ quan của con cháu.
Xã hội phát triển, cấu trúc gia đình ở Việt Nam cũng thay đổi từ nhiều thế hệ chuyển sang gia đình hạt nhân với 2 thế hệ là bố mẹ và ít con cái hơn. Việc chăm sóc bố mẹ khi về già là bài toán khó. Viện dưỡng lão là một giải pháp, nhưng không phải tối ưu. Ở Mỹ, viện dưỡng lão không nằm trong chiến lược đầu tư của nhà nước, cũng như không phải là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.

Nguyễn Thị Thu Đông
* Nguyễn Thị Thu Đông là học giả của chương trình Fulbright-Humphrey do chính phủ Mỹ tài trợ. Cô tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý Phát triển ở Viện Quản lý Châu Á, Philippines và là sáng lập viên Quỹ nhân ái Người cao tuổi.

Sống ở mỹ dễ hay khó? – Phần cuối: Tuổi già nơi đất khách



Một chú chó dắt bà lão. Ảnh tác giả “lén chụp” từ tầng cao viện dưỡng lão nhìn xuống sân.
(Vietnamtimes)- Trong hành trình qua 14 bang miền Tây nước Mỹ, tôi đến thành phố San Jose, thủ phủ phía bắc California của người Việt tại Mỹ. Nhờ cô bạn thu xếp, tôi được ghé thăm một khu nhà do chính phủ xây cho các cụ lớn tuổi. Khu nhà rộng mênh mông, với những hàng cây lá thu đẹp mê hồn vây quanh bốn phía.
Căn hộ đẹp như… resort
Mỗi cụ được ở một căn hộ nhỏ, đẹp như… resort, với phòng ngủ, phòng khách, bếp nấu ăn, khu vực vệ sinh… gọn gàng, sạch sẽ. Trong khu có đầy đủ “thiết chế”: Sân dạo chơi ngoài trời, nhà sinh hoạt cộng đồng, thư viện, phòng coi ti vi, nghe nhạc… thậm chí có cả phòng khiêu vũ, vẽ tranh… không thiếu thứ gì. Ngay cạnh bên khu nhà là một bệnh viện bề thế, chỉ cần các cụ… trái gió trở trời là lập tức được chuyển từ nhà sang viện, chỉ cách một lối nhỏ.
Nói về mặt vật chất, tuổi già ở Mỹ… quá sướng. Chỉ cần 10 năm đi làm, khai thuế đầy đủ (khai thuế chứ không hẳn đã nộp thuế, vì những người có thu nhập thấp, sau khi khai thuế còn được nhà nước… cho thêm tiền), nam cũng như nữ, sau 65 tuổi sẽ có lương hưu. Các cụ không đi làm đủ 10 năm, nhưng có quốc tịch Mỹ, khi quá 65 tuổi cũng có “tiền già”- với điều kiện mỗi năm không được rời khỏi Mỹ quá 1 tháng. Vì vậy nhiều cô bác lớn tuổi, khi về VN chơi, cứ tới 29 ngày là lại hấp tấp sang Mỹ, vì… có thể bị cắt khoản “thu nhập” này. Những người già không đi làm đủ 10 năm, chưa có quốc tịch Mỹ, cũng được nhà nước lo các khoản khác, như bảo hiểm sức khỏe, trợ cấp thức ăn… tùy vào tình hình từng vùng, từng bang, từng hoàn cảnh…
Nhõng nhẽo cùng… chú chó
Thế nhưng… Các bạn cứ hình dung, một cụ lớn tuổi đang ở quê, một ngày “phải theo” con cái lên thành phố sống. Xung quanh nhà nào nhà đó kín cổng cao tường, hàng xóm chẳng mấy khi giao tiếp, suốt ngày loay hoay trong nhà nhìn bốn bức tường… Hình ảnh ấy ở Mỹ còn… hiu hắt hơn. Bởi hầu hết các khu nhà ở Mỹ trong giờ làm việc hầu như… không thấy bóng người. Nhà nọ cách nhà kia một khoảng rộng, chớ không liền vách như ở VN, mọi “hệ thống” quán xá, chợ búa… đều xa khu nhà vài dặm.
Ti vi thì toàn nói tiếng “người ta”. Họa chăng có đài tiếng Việt thì cũng phát riết mấy cái phim coi muốn nhão. Con cái đi làm mệt nhoài cả ngày, tối đến chỉ lo ngủ, cuối tuần thì lo xả hơi theo cách “của tụi nó”. Đám cháu xí xố toàn tiếng Anh và có một nếp sinh hoạt hoàn toàn… xa lạ, chơi với chúng thì chúng… không chơi; hờn dỗi với chúng thì chúng… mặc kệ; còn la mắng chúng thì chúng… cự lại – vì văn hóa Mỹ, không nhất thiết người lớn nói ra con nít phải nghe theo răm rắp – chúng có lý do của chúng, có quan điểm riêng của chúng, nêu ý kiến chúng có thể phản bác…
Hắt hiu hơn nữa, có những cụ đã mất chồng, hoặc vợ… Những ngày sau 1975 tha đám con nheo nhóc từ VN qua. Cày cuốc kiệt sức để nuôi từng đứa thành “ông này bà nọ”. Khi chúng lớn, lập gia đình riêng là… mỗi đứa một nơi. Ngồi một mình nơi căn nhà cũ, giữa vườn cây um tùm, mong con cháu về thăm mà chúng… biệt tích. Muốn trực tiếp “lê tấm thân già” đến nhà thăm con cháu thì chúng… bắt lên kế hoạch trước cả tháng và chỉ cho “hội ngộ” một vài giờ. Vì đứa nào cũng bận, con cũng bận, cháu cũng bận… Không chỉ cô đơn mà còn tủi thân, uất ức, thậm chí là… phẫn uất, khi nhớ về quá khứ mình đã… lê lết nuôi con như thế nào.
Sống giữa một tình cảnh như vậy, nhưng không hẳn cụ nào cũng còn nhà cửa, thân quyến ở VN để “lá rụng về cội”. Hoặc nữa, về VN thì làm sao còn… trợ cấp, ai chăm lo sức khỏe nếu trái gió trở trời. Vậy là con đường hợp lý nhất, tốt nhất vẫn là… vô viện dưỡng lão. Làm bạn cùng những người đồng niên. Con cái thu xếp ghé thăm, nhiều ít tùy hoàn cảnh.
Và trong một buổi chiều thu se lạnh, nơi khu nhà của người già đầy lá vàng mà tôi ghé thăm kia, đập vào mắt tôi là hình ảnh một bà cụ, ngồi trên chiếc xe lăn, được dắt đi bởi… một chú chó. Tôi cùng cô bạn tiến lại gần và nghe bà lão nói chuyện với chú chó y hệt nói chuyện với một… người mình yêu, từ thuở xa xăm nào đó. Bà lão giận, bà lão hờn, bà lão nhõng nhẽo cùng… chú chó. Rồi bà ẵm nó lên lòng, rồi bà… tát yêu nó, rồi bà hun nó. Bà vừa thả xuống, chú chó lại lăng xăng chạy. Như một… người yêu trai trẻ có nhiều chút vô tình với… trái tim hờn dỗi phía sau.
Tôi rời viện dưỡng lão ấy. Gió vẫn đầy trời. Lá vẫn vàng tê tái. Và bóng bà lão, với chú chó sẽ mãi mãi ám ảnh ký ức tôi.
“Một chỗ nơi ấy, của mình ngày mai”. Tôi thầm nghĩ.

Thảm cảnh những phận người nghèo nhất Hồng Kông: Nỗi đau từ giấc mộng đổi đời

14/07/2017 08:53 AM | Thời sự

Giống như bóng ma, những phận đời nghèo nhất Hồng Kông lầm lũi đẩy những chiếc xe chở thùng carton thu gom được để bán cho những cơ sở tái chế với số tiền chỉ đủ vài bữa ăn.

    Thảm cảnh những phận người nghèo nhất Hồng Kông: Nỗi đau từ giấc mộng đổi đời
    Đội quân những người lao động già nua, nghèo khổ xuất hiện khi màn đêm buông xuống trên những con phố tấp nập ở Hồng Kông. Dáng người khắc khổ, trang phục rách rưới, bước đi chậm chạp, lầm lũi đẩy những chiếc xe hàng là đặc điểm không thể nhầm lẫn của họ. Mưu sinh bằng việc nhặt những chiếc thùng carton và bán cho những cơ sở tái chế, số tiền họ kiếm được chỉ đủ nuôi thân.
    Ở Hồng Kông, họ được biết đến với biệt danh “những bà già thùng carton”. Theo đánh giá của các tổ chức phi chính phủ, có khoảng 5.000 người đang phải sống cảnh đời khốn cùng này ở Trung tâm Tài chính châu Á . Họ cũng là những minh chứng rõ ràng nhất cho sự chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng thu nhập ở đặc khu hành chính này.
    Fok Mei-sung, 67 tuổi, là nông dân từ Quảng Đông, Trung Quốc. Bà quyết tâm tới Hồng Kông với giấc mơ đổi đời từ hơn 2 thập kỷ trước. Tuy nhiên, thời điểm Fok tới Hồng Kông cũng là lúc nhà máy được chuyển về các vùng nông thôn Trung Quốc, dẫn tới sự biến mất của đất nông nghiệp, nhường chỗ cho những ngôi nhà phục vụ tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng.
    “Tôi buộc phải làm công việc này để kiếm sống”, bà Fok kể về thảm cảnh hiện tại của bản thân trong nước mắt. Những người như bà Fok là đại diện cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt ở Hồng Kông. Cuối tháng 6, một cuộc biểu tình nổ ra khi một người lượm đồ carton 75 tuổi bị bắt và phạt 5.000 HK$ (tương đương 640 USD) vì mua bán một tấm bìa carton không phép trị giá 1 HK$. Áp lực dư luận cùng hoàn cảnh không thể khốn cùng hơn của người phụ nữ khiến nhà chức trách phải xóa bỏ hình phạt.
    Terry Lum, Giáo sư Đại học Hồng Kông, cho rằng: “Những người lao động già từng phải làm việc suốt cuộc đời để xây dựng thành phố xinh đẹp này. Tuy nhiên, những gì bạn thấy hiện nay là một nhóm người bị lãng quên. Họ vẫn phải dùng chút sức tàn lực kiệt để thu gom thùng carton và bán với giá rẻ mạt để nuôi sống bản thân”.
    Phần nhiều trong nhóm người này, đặc biệt là những phụ nữ không có trình độ học vấn, di cư tới Hồng Kông vào cuối những năm 1990 với khát vọng đổi đời. Họ phải làm mọi việc họ có thể tìm được nhằm mưu sinh và nuôi sống gia đình. Phần lớn họ đều làm lao công và 78% trong số đó là phụ nữ.
    Bà Fox cũng từng là lao công trước khi nghỉ hưu. Mức lương ít ỏi không đủ cho những người như bà mua được một căn nhà, nhất là trong bối cảnh bất động sản tăng giá chóng mặt ở Hồng Kông. Trong khi đó, những người hàng xóm cũ của bà Fox nơi quê nhà lại có cuộc sống thoải mái với số tiền đền bù lớn khi người ta thu hồi đất nông nghiệp. Bà Fox không nằm trong diện đó vì đã chuyển khẩu khi tới Hồng Kông với giấc mộng đổi đời.
    “Bây giờ, họ giàu lắm rồi. Thậm chí, cuộc sống của họ chẳng thiếu thốn thứ gì. Trong những dịp lễ lớn, họ còn có tiền để đi du lịch hay giải trí. Bằng tuổi tôi, họ có cơ hội nghỉ ngơi, đi chơi đó đây và những thú vui tao nhã khác”, bà Fok nói về những người hàng xóm cũ trong sự tiếc nuối và buồn bã.
    Trong khi đó, nhà ở xã hội và trợ cấp sinh hoạt cho người nghèo cao tuổi ở Hồng Kông đang quá tải, không đủ đáp ứng nhu cầu của những người từng nhiều thập kỷ cống hiến. Không lương hưu, không tiền tiết kiệm trong khi sức khỏe suy giảm, bệnh tật khiến cuộc sống của họ lâm vào cảnh khốn cùng và bị coi là những người nghèo nhất trong xã hội.
    Khi còn làm việc, những người như bà Fok phải chi tới 2/3 tiền lương để thuê một căn hộ nhỏ với vách ngăn bằng gỗ. Khi tiền lương tăng lên gấp đôi, tiền thuê nhà cũng tăng theo tương ứng khiến số tiền tiết kiệm gần như không có. Sau khi nghỉ hưu, khoản tiền 50.000 USD mà bà đã tiết kiệm trong 2 thập kỷ miệt mài lao động đã hết nhẵn trong 2 năm. Tuy nhiên, bà may mắn hơn nhiều người bởi sau 5 năm chờ đợi, bà đã được cấp một ngôi nhà xã hội vào tháng 9 năm ngoái.
    Dù vậy, cảnh chạy ăn từng bữa vẫn chưa buông tha bà Fok. Giống như những người sống ở Sham Shui Po, khu phố của những người nghèo nhất Hồng Kông, bà Fok vẫn phải đi nhặt bìa carton để kiếm sống. Số tiền trợ cấp 2.490 HK$ chỉ đủ để họ mua rau ở thành phố đắt đỏ này.
    Mỗi ngày, tôi phải đau đớn bước đi để kiếm từng đồng mưu sinh. Tôi không có thời gian cho những niềm vui tuổi già hay được tận hưởng cuộc sống của một người cao tuổi bình thường. Tuy nhiên, tôi hy vọng những khổ đau mà tôi đang gánh có thể cho con cháu tôi một tương lai tốt hơn”, bà Fok nhấn mạnh.
    Theo Linh Anh
    Trí thức trẻ/Bloomberg

    Người già ở Mỹ

    Nỗi niềm của người già Việt Nam khi định cư ở nước ngoài đã là chuyện muôn thuở. Càng đến ngày gần đất xa trời người ta càng muốn trở về quê hương.
    Nếu không, dù con đàn cháu đống, rất có thể vẫn chỉ vợ chồng già ở với nhau. Buồn hơn nữa, người ra đi sau - là người khổ đau nhất - phải sống một mình hoặc vào nhà dưỡng lão. Tình cảnh ấy dường như đã là quy luật sinh tử của kiếp người không phân biệt màu da, nguồn cội ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Mỹ…

    Rất có thể một số nước khác ở Châu Á cũng đang đi đến quá trình này. Và tôi ngờ rằng, chỉ dăm mười năm nữa, ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TPHCM  có không ít người già cùng hoàn cảnh như người già trong bài viết này. Y Trang

    Minh họa của họa sĩ Nguyễn Khánh Toàn.

    …Bà Nam ít khi được free (rảnh rỗi. BT) cuối tuần vì đã từ lâu bà làm việc trong một nhà hàng Mỹ, schedule flexible (giờ giấc không cố định. BT), trong khi mọi người được nghỉ weekend (cuối tuần. BT) thì có khi bà phải làm tới nửa đêm. Ông Nam là machine operator (thợ máy. BT) nên giờ giấc ổn định, từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều, mỗi ngày 9 tiếng, chưa kể 5 tiếng thứ bảy, như hôm nay. Như vậy mỗi tuần ông phải “cưỡi” 50 tiếng. Mấy đứa con cứ cằn nhằn hoài: “Nghỉ đi ba, ba đủ credit rồi (tín chỉ. BT), đủ tuổi hưu rồi còn gì...? Bộ ba không thấy đủ mệt rồi sao?”.

    Điều đó ông bà Nam hiểu, hiểu rõ. Sở dĩ hai ông bà còn nấn ná làm thêm vài năm nữa là vì còn chút gánh nặng ở quê nhà: Cả hai còn mẹ già trên 90 tuổi phải phụng dưỡng. Rồi còn anh em con cháu bạn bè... thỉnh thoảng phải gởi tiền về giúp đỡ. Chuyện này mấy đứa con cũng phản đối um xùm.

    Bà Nam không cãi lý với đám con vì tụi nó nói đúng, nhất là câu “ba má già rồi...”. Bà nghĩ thầm: “Trời, mình già thật rồi sao? Mới đây mà, thời gian sao nhanh quá!”.

    Buổi sáng thứ bảy thật trong lành, yên tĩnh. Căn chung cư này phần lớn là người già ở, vài người trẻ độc thân, thỉnh thoảng cuối tuần bà mới thấy họ “bưng” girlfriend, boyfriend (bạn gái, bạn trai. BT) về, bè bạn tụ họp party (tiệc tùng. BT) đêm thứ sáu hoặc thứ bảy. Những lúc ấy bà mới cảm nhận được sự rộn ràng, đông vui. Ngoài ra, họ vô ra lặng lẽ. Vì thế, bà Nam nghe được tiếng chim hót gần như quen thuộc mỗi ngày, thậm chí vào mùa thu, bà còn nghe được tiếng lá rơi khẽ khàng bên ngoài cửa sổ. Hơn 20 năm rồi, ông bà Nam sống lặng lẽ với người Mỹ riết rồi cũng quen. Vì thế, năm ngoái khi xuống San Diego dự đám cưới của thằng cháu với cái reception (tiệc chiêu đãi. BT) 4-5  chục bàn tiệc, bà Nam kêu mệt quá, thở không nổi, phải chạy ra ngoài.

    Bà Nam vừa uống ly cà phê vừa ăn cheerios. Tự nhiên bà thèm tô bún riêu. Vùng King of Prussia, Pennsylvania này kiếm đỏ con mắt không thể có một tiệm ăn Việt Nam, vì Mỹ trắng chiếm 95% dân số, phía trước là xa lộ 202 và phía sau là 422, nhiều quán xá, restaurant, hotels, đặc biệt gần sát bên Shopping Mall nổi tiếng, cho nên lúc buồn, bà cứ thả bộ vô trong Mall lượn qua lượn lại chán chê rồi ngồi “cà phê một mình”.

    Bà Nam nghĩ ngợi lung lắm. Điều đó làm bà mất ngủ nhiều đêm. Bà không biết phải “binh” đường nào cho đúng! Trước đây bà nghĩ rằng, khi các con xong đại học ra trường, ông bà sẽ đi học trở lại, nhưng cái nợ áo cơm cứ đeo đẳng bên mình, bà gỡ mãi không ra, thêm sức khỏe cả hai mỗi ngày một yếu đi. Có nhiều người quen gặp bà thường nói: “Con cái của ông bà toàn là sư với sĩ, nhà cửa thênh thang, sao không về ở với chúng nó, sao cứ chui rúc trong cái apartment chật chội như vậy?”. Bà cười và trả lời: “Tại hai thằng tui thích vậy mà. Có độc lập tự do thì mới hạnh phúc được chứ!”.

    Các con của bà lớn lên ở vùng Bắc Mỹ này nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của “văn hóa bờ Đông” nên nếp nghĩ, nếp sống có phần nào khác với văn hóa Á Đông. Bà Nam hiểu rõ chuyện này. Con cái có gia đình riêng ít khi muốn cha mẹ ở chung và ngược lại, người Mỹ khi “tuổi đời xế bóng” không muốn làm phiền con cái, huống hồ chi giới trẻ ở Mỹ này khi đã hơn 21 tuổi không muốn ở chung với cha mẹ. Họ có thể ở chung với roomates (bạn ở chung phòng. BT), boyfriend hay girlfriend để khỏi bị “con mắt dòm ngó” của cha mẹ hỏi han đủ thứ: Con đi đâu? Với ai? Mấy giờ về? Sao về trễ quá vậy con, má ở nhà trông con hụt hơi, không ngủ được...v.v và...v.v..

    Khi mới qua Mỹ được vài năm, bà Nam đã phác họa một tương lai của ông bà khi về già: Sau khi xong bổn phận với các con, buông bỏ công việc, ông bà sẽ “hát câu hồi hương” về lại Sài Gòn để sống hết quãng đời còn lại, để hưởng thụ tuổi già với quê hương làng nước, để tay trong tay “khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên” (Kiều), nhưng bây giờ bà đã thay đổi ý định.

    Mấy hôm nay bà Nam cứ băn khoăn về việc con gái út đề nghị ông bà retired (nghỉ hưu. BT) đi, về ở với nó. Bà cảm động về sự ưu ái, quan tâm của con, nhưng bà nói: “Để thư thả đã con. Giờ đây ba má còn công việc, còn đi làm, còn lo cho mình được. Chừng nào yếu sức quá hẵng hay. Con hãy lo cho mình đi. Con rước hai con “khỉ già” về nhà con ngồi chong ngóc đó làm gì? Con còn phải lo lấy chồng nữa chứ?”.

    Bà Nam lo ngại là phải, vì bà nghe ngóng chung quanh việc cha mẹ ở chung với con cái đã xảy ra nhiều chuyện đau lòng, vì bà là người sensitive (nhạy cảm. BT) không đơn giản như người khác, bà dễ bị tổn thương. Ông Kim là người hàng xóm ở Việt Nam với ông bà, là chủ một tiệm may lớn nổi tiếng ở Sài Gòn là một ví dụ. Sau khi vợ mất, đứa con gái bảo lãnh ông qua Mỹ, sau khi bán căn nhà mặt tiền ở đường Phan Thanh Giản, chia chác đồng đều cho các con. Những tháng đầu tiên ở Mỹ thật huy hoàng đối với ông, vì ông có chút tiền đi chơi đây đó. Tuổi già ở nhà mãi cũng buồn, ông theo mấy ông bạn già hưu trí đi Casino chơi game cho giải khuây. Ban đầu kéo máy 5-10 đô-la, sau đó vài chục, vài trăm, thắng được đôi lần, thua lại cả chục lần. Tiền riêng vơi dần, từ từ mang nợ. Vợ chồng đứa con gái phải nuôi dưỡng ba năm mới xin được tiền già, nay lại thêm trả nợ cho ông nên thằng con rể khó chịu ra mặt. Ban đầu nó cằn nhằn con gái ông, sau đó nó nói thẳng: “Ông là đồ ăn hại!”. Ông Kim đau đớn bỏ về lại Việt Nam, sau đó vài tháng thì mất.

    Bà Nam cũng không quên được câu chuyện của người bà con xa ở Buffalo, thành phố New York: Bà Hoa sống với gia đình người con trai trưởng đã lâu. Mỗi năm, vì thời tiết quá lạnh, bà làm “con chim trốn tuyết” về San Jose với gia đình con gái từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khi miền Đông Bắc ấm áp vào xuân. Nhiều năm như vậy, bà Hoa rất vui tươi hạnh phúc với con với cháu. Năm ngoái gần Noel, bà Hoa bị bệnh phải vào bệnh viện. Sau vài tuần khám nghiệm, bác sĩ nói rằng bà bị cancer (ung thư. BT) gan thời cuối. Người con trai trưởng từ Buffalo bay xuống San Jose thăm mẹ và đề nghị với vợ chồng cô em gái dọn một phòng riêng cho mẹ dưỡng bệnh. Cô con gái lo buồn vì mẹ bệnh nặng gần đất xa trời, trong khi anh chồng thì lo chuyện khác. Anh ta thủ thỉ với vợ: “Em à, thương má thì ai cũng thương hết. Nhưng, đưa má về ở trong nhà mình, rủi má “đi” trong nhà này thì... nhà mình kể như mất giá, sau đó muốn bán hay trade-in (cho thuê. BT) gì cũng khó lắm...”.

    Dĩ nhiên bà Hoa không được về nhà, mà phải “chuyển trại" từ bệnh viện sang Nursing home (nhà dưỡng lão. BT) rồi sang “Rehab” (phục hồi chức năng. BT) để săn sóc đặc biệt. Bà Hoa mất sau đó chỉ hơn một tuần và được giao cho Funeral home (nhà tang lễ. BT) ở San Jose Cali chuyển bằng máy bay về lại Buffalo.

    Một cảm nhận khác mà bà Nam thấy được chung quanh cái building này là người Mỹ về già sống lặng lẽ và chết cũng âm thầm. Cách đây vài năm, cũng ở building này tầng 1, ông Mỹ già chết 1-2 ngày mà không ai hay. Khi người Janitor (quản lý. BT) phát hiện ông nằm co chết cứng trong apartment mới tá hỏa gọi Police. Hiện nay, còn bà Thelma ở căn số 14 cùng building với bà Nam. Bà này già, già lắm rồi, cũng một mình thui thủi. Nghe nói bà có người con gái ở Alaska và con trai ở Florida, vậy mà bà Nam chưa bao giờ thấy họ tới thăm mẹ mình.

    Có tiếng động nhỏ sau lưng, bà Nam quay lại nhìn. À, con chim cánh đỏ quen thuộc của bà đang đáp xuống liễn cơm khô và ngũ cốc mà bà vẫn để dưới góc balcony cho nó. Nó đáp lên đáp xuống nhiều lần, kêu chíp chíp. Tức thì 2-3 con khác nhỏ hơn sà xuống liễn cơm. Bà nghĩ bụng chắc là con của nó chăng? Mấy con chim nhỏ xíu lẩm chẫm đi hẳn vào trong liễn cơm mổ lia mổ lịa. Bà thấy vui vui trong lòng khi nhìn thấy đầm ấm tình mẹ con của đàn chim. Vài phút sau, chừng như đã no nê, chim mẹ bay đi trước, đàn chim con ríu rít bay theo.

    Bà cũng vậy. Tuần nào cũng vậy, ông bà lái xe qua thăm con, thăm cháu và chiều Chúa nhật hấp tấp chạy về cho cuộc “chạy đua nước rút” sáng thứ hai hôm sau. Bà nghĩ ai cũng có một cuộc đời riêng, một cách sống riêng, miễn là cách sống đó, mỗi người thấy là đúng cho mình. Bà vẫn nói với mọi người: “Tui vậy là được rồi”

    Trong một tương lai gần, chừng vài năm nữa, ông bà chắc sẽ nghỉ hưu. Chừng đó không biết phải sống ra sao, hoặc về ở với con, hoặc cứ sống một mình, ở luôn với miền Đông Bắc lạnh giá này, hay chọn cho mình nơi ấm áp hơn như ở Cali, Texas hay Florida? Bà nghĩ tới những người già chậm chạp với cái walker (khung hỗ trợ người già đi lại. BT) bà thường gặp ở nơi làm việc, hay ngồi xe lăn ở dọc đường, những đôi mắt xa vắng buồn bã thất thần hướng về nơi xa xăm nào của những người già trong viện dưỡng lão, những bước chân run rẩy, những bàn tay vụng về rơi vãi thức ăn phải cần người đút bón... Những giọng nói yếu ớt, nói không ra hơi, những thân xác lụi tàn. Bà Nam biết mình đang trên đường đi tới những cái view (hình ảnh, cảnh tượng. BT) đó.

    Bà Nam nghĩ thầm: “Ba bốn chục năm rồi còn gì, biết bao nhiêu là cơ cực? Và, bà nghĩ thêm, sao mình không được như những cánh chim kia nhỉ?”.

    Theo Vietbao 17.7.2013
    Song Lam

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét