Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 67/t

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CON ĐƯỜNG VÕ HỌC | CDVH #18 FULL | Câu chuyện cảm động về vị võ sư nổi tiếng tại Nha Trang 💪

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 12: Độc chiến giang hồ cầu Muối

0 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 12: Độc chiến giang hồ cầu Muối
Ở Sài Gòn trước 1975 xuất hiện một môn võ lạ lùng: tất cả chiêu thức, bộ, thân và tấn pháp đều dịch chuyển ngang… như cua, địch thủ rất khó tiếp cận, nhưng ít môn sinh theo học do chiêu thức quá… kỳ cục. Nếu khổ luyện được sẽ trở thành cao thủ có khả năng “tung một đòn là gục”.
>> Kỳ nhân làng võ - Kỳ 11: Tuyệt kỹ Tứ mã liên hoàn
>> Kỳ nhân làng võ - Kỳ 10: Cao thủ Thiếu Lâm Nghè Bế
>> Kỳ nhân làng võ - Kỳ 9: Thầy võ vùng đất dữ

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 12: Độc chiến giang hồ cầu Muối
Quyền sư Trịnh Thế Tuấn (đội nón) cùng các đồ đệ - Ảnh: Gia đình cung cấp
Môn võ đó là Sơn Đông Lục Hợp môn thuộc Thiếu Lâm Bắc phái, xuất xứ từ tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) do sáu đại môn phái hợp lập thành. Môn công phu này đòn đánh dài (trường quyền), bộ pháp nhảy nhót như khỉ và xoay trở lẹ như cheo. Cao thủ truyền bá Sơn Đông lục hợp môn vào Chợ Lớn là Lâm Kim Hầu - con rể tổng tiêu cục tỉnh Sơn Đông. Sau đó, Quan Nhữ Châu (người Quảng Đông) vốn là thủy thủ (biệt danh “Ba Tàu lũ”) đã kế vị, mở võ đường ở khu Dân Sinh (cạnh Trường học Kim Tinh, Q.1), đào tạo nhiều cao đồ gồm Thích Nam (Nàm Chẩy), Chao Chảy, A.Hỉ, A.Cỏn, Trịnh Bỉnh Nam, nổi bật nhất là Trịnh Thế Tuấn (Xây Chân) đã lĩnh hội trọn vẹn các tuyệt kỹ của môn phái.
Quyền sư Trịnh Thế Tuấn sinh năm 1922 (người Phước Kiến), dáng cao, vạm vỡ, ánh mắt sắc lẹm, sau khi thụ đắc sở học từ Quan sư phụ đã mở lớp dạy võ tại nhà (258/11 Nguyễn Công Trứ, Q.1) thu hút hàng trăm môn đồ. Ngoài truyền bá công phu Sơn Đông, Trịnh Thế Tuấn thường ra tay “trừ gian diệt bạo”, trừng trị đám giang hồ chuyên đi trấn lột bà con tiểu thương “thấp cổ bé họng” ở chợ Cầu Muối. Trong một lần ra tay nghĩa hiệp, Trịnh cao thủ đã bạt tai Hòa “hư vô” - gã đàn em thân tín của Đại “Cathay”. Nhận được hung tin, “ông vua du đãng Sài Gòn” giận nổ trời, lập tức “xuống chỉ” cho đảng “Bàn Tay Máu” (hùng cứ “liên khu Xóm Tỉnh - Vựa mía”) thay hắn trả mối hận này.
Hay tin dữ, bà con ở hẻm 258 “hồn vía lên mây” trốn biệt trong nhà, khóa cửa tắt đèn khiến không khí lặng như tờ. Chẳng bao lâu sau, hơn 40 tên “đầu trâu mặt ngựa” tay lăm lăm dao chặt đá, xích sắt, búa chẻ củi hùng hổ kéo đến chật kín con hẻm đòi “hành quyết” quyền sư họ Trịnh. Cầm đầu đám giang hồ là đại ca Nết, Sửu, Ngọc anh, Ngọc em, Lộc “Cầu Muối”, Quý “tử hình” (anh ruột Lai anh, Lai em trong vụ án Năm Cam), Cung “Cô Bắc”, Ẩn “Mayer”… Lúc bấy giờ, thái độ vị cao thủ Sơn Đông vô cùng bình thản, đứng thế “lập tấn” tay chống ngọn côn đợi đám giang hồ trước hiên nhà.
Chẳng nói chẳng rằng, cùng lúc hàng chục tên giang hồ đồng loạt lao vào tấn công quyền sư họ Trịnh. Nhanh như cắt, cao thủ Sơn Đông loang tít cây côn bao bọc khắp thân mình, bộ pháp di chuyển theo “Bát Quái hình” thoắt ẩn thoắt hiện khiến trong đám giang hồ không ít tên võ nghệ đầy mình nhưng chẳng tài nào áp sát được Trịnh cao thủ bởi thân pháp phái Sơn Đông Lục Hợp môn di chuyển ngang như… cua, ảo diệu khôn lường, hư hư thực thực. Ngọn côn trong tay Trịnh cao thủ xoay vùn vụt đầy uy lực, giương đông kích tây, khi tả lúc hữu, nhá trên đập dưới, côn múa đến đâu đám du đãng ngã rạp đến đấy. Chỉ chưa đầy 10 phút, hàng chục tên anh chị trúng tuyệt kỹ “Quần Vương côn”, kẻ bể đầu thằng gãy cẳng nằm la liệt khắp hẻm, một số khác nhanh chân quăng vũ khí tháo chạy tán loạn, huyên náo cả một vùng.
Sau vụ này, Đại “Cathay” vô cùng bẽ bàng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, phá lệ bấm bụng “cấp môn bài” cho võ đường Trịnh Thế Tuấn được tự do dạy võ tại lãnh địa của hắn. Trịnh sư phụ có công đào tạo nhiều đệ tử tài năng gồm Trịnh Quế Lâm (cháu ruột), Lý Cự, Đặng Trí Minh, Nguyễn Hoàng (bán chim ở chợ Cũ), Dì Nhỏ, Tô Nguyên Phước, Lào Cảo, A.Cón, A.Sồi, Hải “đen”… Sau 1975, lò võ ngừng hoạt động, để có tiền độ nhật, cao thủ Sơn Đông lái xe buýt. Trong những chuyến hành trình ngược xuôi Sài Gòn - Chợ Lớn, bác tài họ Trịnh đã ra tay khuất phục hàng trăm tên móc túi, trấn lột, trộm cắp bắt giao công an. Sau đó, ông chuyển qua làm tài xế đưa rước công nhân dệt ở Q.Thủ Đức. Cao thủ Sơn Đông Lục Hợp môn đã mất ngày 13.11.1996 (âm lịch), hưởng thọ 74 tuổi.
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 13: Tay đấm hạ knock-out võ sĩ Thái Lan

0 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 13: Tay đấm hạ knock-out võ sĩ Thái Lan
Với hàng loạt trận thắng như chẻ tre trên võ đài, võ sư Minh Thanh không chỉ xứng đáng là hậu duệ của “Quyền vương” Minh Cảnh mà còn tạo chiến tích oai hùng khi hạ knock out tay đấm của Thái Lan.

Võ sư Minh Thanh - Ảnh: nhân vật cung cấp
Võ sư Minh Thanh - Ảnh: nhân vật cung cấp
Võ sĩ Minh Thanh sinh năm 1936, tên là Nguyễn Văn Thành, quê H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai), con út trong gia đình 6 anh chị em. Năm 13 tuổi, Thành phiêu bạt giang hồ, học được bài danh quyền “Tứ Long Quá Hải”. Năm 1952, Thành lên Sài Gòn, xin được chân chạy bàn tại khách sạn Continental. Một bữa nọ, không chịu nổi thái độ trịch thượng của một thực khách Pháp, Thành đã tặng ông này quả thôi sơn xịt máu mũi. Bị chủ đuổi, Thành ở nhờ nhà Chín (bạn làm chung tại khách sạn) trên đường Cống Quỳnh (Q.1) rồi được bạn giới thiệu đến nhà võ sư Minh Cảnh. Năm ấy Thành vừa tròn 16 tuổi. Miệt mài khổ luyện tròn hai năm, Thành được “Võ vương” Minh Cảnh cho thi đấu quyền anh (hạng tài tử) với võ danh Minh Thanh, đến năm 1957 thì chính thức chuyển sang thi đấu hạng nhà nghề (hạng ruồi 49-51 kg).
Đầu năm 1958, “gà tre” Minh Thanh lần đầu xuất trận tại hội chợ Buôn Ma Thuột, đấu 3 trận toàn thắng trước Misseler (Ấn Độ), Đức Huỳnh và Hải Huỳnh (võ đường Huỳnh Tiền). Từ đó trở đi là hàng loạt trận hạ bệ những tên tuổi lớn làng quyền anh như Ngọc Phúc, Văn Hoán, Ngọc Quỳnh, Tạ Ngọc Phòng, Văn Hai, Văn Đại, Hassene… với tổng cộng 118 trận, thắng 88 trận, hòa 20 trận, thua 10 trận. Năm 1963, Tổng cuộc Quyền thuật VN tổ chức đấu đài chọn võ sĩ tranh tài quốc tế tại sân Tinh Võ, hơn 100 võ sĩ lần lượt rơi rụng chỉ còn lại 3 tay đấm Minh Thanh, Hiệp Huỳnh (võ đường Huỳnh Tiền), Hồng Phong (võ đường Bách khoa Bình dân) được trao đai vô địch nạm vàng 24K.
Kỷ niệm lớn nhất của nhà cựu vô địch quyền anh Minh Thanh là trận thắng knock-out tay đấm Thái Lan Chao Chai Keo tại hội chợ Thị Nghè (năm 1960). Trận đấu do trọng tài người Pháp Nourdeux điều khiển, là trận đấu quốc tế nên phần thưởng rất cao: 22.000 đồng (tiền thời đó). Trận đấu diễn ra rất gay cấn, võ sĩ Thái hết sức hung hăng lao tới như muốn “ăn tươi nuốt sống” Minh Thanh. Không hề nao núng, võ sư VN đã hóa giải đòn thế đối phương một cách gọn gàng rồi tung ra những cú đấm “sát thủ” liên hoàn khiến đối thủ tối tăm mặt mũi. Mất đi sự tỉnh táo do bị đấm tơi bời, võ sĩ Thái ngã quỵ xuống sàn đài, không gượng dậy nổi. Tại căn hộ của ông hiện vẫn còn treo bức ảnh đen trắng (khổ 15 cm x 21 cm) khoảnh khắc chiến thắng võ sĩ Chao Chai Keo do ký giả Lô Vinh chụp, từng đăng trên trang nhất nhật báo Dân Nguyện.
Một lần khác, ông đã khiến hàng chục tên giang hồ khu Lê Lai tay lăm lăm xích sắt, dao chặt nước đá do “nhị ca” Huỳnh Tỳ dẫn đầu phải sợ hãi rút lui, khi kéo qua hẻm 165 Cống Quỳnh thanh toán một đối tượng. Võ sư kể lại: “Khi đó nhờ thắng những đối thủ trong nước và võ sĩ của Thái Lan nên tôi được mọi người biết đến và yêu mến. Vì vậy bọn giang hồ khi biết người bị truy sát ngụ kế bên nhà tôi nên không dám manh động. Bọn chúng rất ngại những người biết võ nghệ chân chính, nên khi thấy tôi biết chuyện và bước ra ngoài sân thi triển võ công như muốn nói sẵn sàng bảo vệ người yếu, chúng đã im lặng tìm cách chuồn nhanh”.
Năm 1969, Minh Thanh giã từ sàn đấu, đời sống khó khăn, để có tiền nuôi 11 người con, ông phụ vợ bán cà phê ven đường Phạm Ngũ Lão (gần chợ Thái Bình, Q.1). Quán tọa lạc dưới cây trứng cá nên bà con tiểu thương ở đây gọi là “quán võ sĩ Minh Thanh”. Nhà cựu vô địch quyền anh bùi ngùi: “Để có tiền đong gạo, phải ráng lên đài đấu trên 40 trận/năm, bây giờ về già di chứng để lại là bị chai ù tai trái, hai hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay, hễ trở trời là toàn thân ê ẩm đau nhức!”. Tay đấm lừng lẫy ngày nào giờ đã là cụ ông 78 tuổi nhưng vẫn minh mẫn, hoạt bát và dẻo dai nhờ nhiều năm luyện võ.
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 14: Thầy 'võ gà' ở chợ Rạch Ông

1 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 14: Thầy 'võ gà' ở chợ Rạch Ông
Năm 1963, có một thiếu niên 14 tuổi lẻn vào hội chợ Tao Đàn “coi cọp” trận tranh tài của tay đấm “độc cô cầu bại” Lê Thanh Tùng (võ đường Lê Đại Hoan), lòng thầm mong ước sau này được một lần đặt chân lên sàn đấu.
>> Kỳ nhân làng võ - Kỳ 13: Tay đấm hạ knock-out võ sĩ Thái Lan
>> Kỳ nhân làng võ - Kỳ 12: Độc chiến giang hồ cầu Muối
>> Kỳ nhân làng võ - Kỳ 11: Tuyệt kỹ Tứ mã liên hoàn
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 14: Thầy “võ gà” ở chợ Rạch Ông
Võ sư Kê Hoàng Hổ thời trẻ - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cậu trai đó đâu ngờ rằng chỉ 3 năm sau mình đã “lột xác” thành cao thủ với tuyệt kỹ Sát thủ giản danh bất hư truyền.
Kê Hoàng Hổ, tên thật là Huỳnh Thượng Hải, sinh năm 1941 tại Cà Mau, trong một gia đình có truyền thống võ học. Từ nhỏ Hải theo cha rày đây mai đó làm thợ hồ kiếm tiền đong gạo, dẫu vất vả mưu sinh nhưng trong huyết quản cậu bé tỉnh lẻ luôn cuồn cuộn niềm đam mê võ thuật một cách kỳ lạ.
Dành dụm được chút tiền, Huỳnh Thượng Hải ghi danh học Vovinam tại võ đường 550 Trần Hưng Đạo, Q.1, học sau sư huynh Nguyễn Văn Chiếu 6 tháng, môn võ này không đấu đài nhưng chàng trai nghèo đã “lỡ” mê thần tượng Lê Thanh Tùng. Thế nên năm 1965, Hải theo chân người anh Huỳnh Hữu Hào “nhảy” qua bái quyền sư Đặng Văn Anh thọ giáo môn phái Kim Kê tại 25E Khổng Tử, Q.5.
Quyền sư Đặng Văn Anh (võ sư Kim Kê) là đệ tử của danh sư Bùi Văn Hóa (Chín Hóa) - sáng tổ võ phái Thiếu Lâm nội quyền Tây Sơn Nhạn tại trường học Chợ Quán, Q.5. Sau khi thụ đắc võ công, Đặng Văn Anh sáng lập võ phái Kim Kê. “Lò” Kim Kê, nam võ sĩ lấy võ danh là “Kê”, nữ là “Kim”. Hai anh em Huỳnh Thượng Hải thì người anh được thầy đặt là Kê Hoàng Long, em là Kê Hoàng Hổ. Quyền sư Đặng Văn Anh hy vọng cặp “rồng - cọp” ấy sẽ là trụ cột của võ đường và quả thật ông thầy đã không lầm.
Nhờ được học thêm kỹ thuật thi đấu quyền anh với “vua boxing” Kid Dempsey nên chỉ một năm sau (1966), khi “cựa” đã nhọn và cứng, “gà tre” Kê Hoàng Long, Kê Hoàng Hổ được thầy cho so tài trên võ đài Tinh Võ. Với lối thi đấu khôn ngoan, táo bạo, kỹ thuật tốt dựa trên nền tảng thể lực sung mãn, cặp song sát Kê Hoàng Long - Kê Hoàng Hổ nhanh chóng trở thành hiện tượng “cao thủ võ gà” của làng đấm miền Nam với hàng loạt trận thắng như chẻ tre từ võ đài Sài Gòn - Chợ Lớn đến Nha Trang, Quy Nhơn, Pleiku, Phan Thiết, Kon Tum...
“Gà vàng” Kê Hoàng Hổ thi đấu hạng ruồi (48 - 51 kg) với tuyệt kỹ Sát thủ giản đã “mổ” nhiều tay đấm nát nhừ như Lâm Kiên (võ đường La Khôn), Lý Huệ Đường (võ đường Lý Huỳnh), Xuân Nghệ (võ đường Xuân Bình), Trần Beo (võ đường Trần Xil), Lê Thanh Hồng (Quy Nhơn), Nguyễn Thanh (Nha Trang), Trần Mạnh Hùng (võ đường Trần Xil), thủ hòa với Minh Cường (võ đường Minh Sang) và chỉ chịu thua... thần tượng năm xưa Lê Thanh Tùng tại sân Tinh Võ trong một trận “máu loang sàn đấu”! Trên tuần san Võ thuật, ký giả Lạc Hà đặt cho võ sĩ Kê Hoàng Long biệt danh “máy đấm”, còn Kê Hoàng Hổ là “trụ đồng” của võ đường Kim Kê.
Võ sư Huỳnh Thượng Hải chia sẻ: “Tuyệt kỹ Sát thủ giản là chiêu thức kết hợp tay và chân, giả vờ nhát đòn tháo lui, đưa lưng về hướng địch thủ, chờ đối phương tới gần, chân bước chéo 45 độ theo thế Bình sa lạc nhạn tung cú đá ngang (Bàng long cước) cùng lúc đánh tạt đòn revert trái tay vào màng tang hoặc cằm địch thủ. Trúng cú này dù tài giỏi đến mấy cũng phải rớt! Hồi đó, trong 10 đối thủ mà tôi thắng thì tôi sử dụng ngón đòn này hạ hết 9 người. Giới võ lâm Sài Gòn đặt tên là Sát thủ giản dựa theo lối đánh giản (cây roi dài bằng tre, cành gỗ hoặc kim loại) của nhân vật Tần Thúc Bảo đời nhà Đường bên Trung Hoa”.
Sau 1975, “cao thủ võ gà” về quê nuôi tôm, nuôi trăn nhưng thua lỗ, sạch cả vốn liếng phải trở lại Sài Gòn đạp xe ba gác mua bán phế liệu kiếm tiền nuôi vợ con. Năm 1993, võ thuật TP.HCM hồi sinh, Huỳnh Thượng Hải thi lấy bằng võ sư và trọng tài cấp quốc gia. Đến năm 2003, cựu võ sĩ lừng lẫy một thời trở về nơi từng vinh danh mình - CLB Tinh Võ truyền bá võ phái Kim Kê cho lớp hậu bối. Ngoài ra lão quyền sư 65 tuổi còn huấn luyện võ thuật tại tư gia (258/68/6 Dương Bá Trạc, P.2, Q.8, sau chợ Rạch Ông) tuần 6 buổi, đặc biệt có lớp huấn luyện kỹ năng chiến đấu: tay không chống binh khí, tay không đấu tay không, binh khí chống binh khí, một chọi số đông...
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 15: Cao thủ Tây Sơn Nhạn

0 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 15: Cao thủ Tây Sơn Nhạn
Vào thập niên 1960 - 1970 của thế kỷ trước, võ đường Nguyễn Văn Mách nức tiếng làng võ Sài Gòn - Chợ Lớn bởi đào tạo nhiều võ sĩ giỏi. Không ít tay đấm khi bắt thăm biết sẽ phải “đụng” cao đồ Tây Sơn Nhạn đành “cáo bệnh” xin rút lui.

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 15: Cao thủ Tây Sơn Nhạn - ảnh 1
Võ sư Nguyễn Văn Mách - Ảnh: tư liệu
Quyền sư Mười Mách tên thật là Nguyễn Văn Mách sinh năm 1921 tại Bình Đăng (Q.8 ngày nay), tính vốn cương trực và “nóng như Trương Phi”. Ham thích võ thuật từ bé, gia đình lại khá giả nên Mười Mách học với nhiều thầy võ từ võ Hẹ, võ Tiều, võ Kinh đến Võ Lâm (môn võ miệt vườn không phải võ Thiếu Lâm) trước khi bái cao thủ Tây Sơn Nhạn Bùi Văn Hóa (Chín Hóa) làm sư phụ tại ga Xóm Thuốc (Q.Gò Vấp).
Nhằm trau dồi kỹ năng đấu đài, Mười Mách học thêm quyền anh với võ sư Din Chi Fong (gần Bệnh viện Chợ Rẫy) và trận thượng đài đầu tiên, ông đã oanh liệt hạ K.O tay đấm kỳ cựu Hồng Sơn tại rạp hát Cách Chung (Xóm Củi, Q.8). Lối thi đấu trầm tĩnh, khôn ngoan, đòn thế là sự pha trộn giữa “boxing” và cước pháp Tây Sơn Nhạn, võ sĩ trẻ Nguyễn Văn Mách đã lần lượt hạ bệ nhiều tượng đài lúc bấy giờ như Dương Văn Quảng, Cao Thành Sang, Trịnh Tấn Mùi, Lê Quang Đại, Huỳnh Long bằng tuyệt kỹ Bình Sa Lạc Nhạn danh bất hư truyền, hòa “trên cơ” các tay đấm đàn anh Hổ Bạch Ân, Nguyễn Son, La Khôn, Trịnh Thiếu Anh và chỉ chịu thua điểm sít sao danh sư Lư Hòa Phát trong một trận quyền tự do “máu loang sàn đấu” tại võ đài Lệ Chí năm 1949.
Tháng 4.1954, ông Mười Mách lúc này là nhân viên Sở Cứu hỏa Đô thành rước sư phụ Chín Hóa về phụng dưỡng tại 258/5 Trần Hưng Đạo, Q.1. Tại đây, danh sư Tây Sơn Nhạn tiếp tục đào tạo nhiều môn đệ giỏi. Bốn năm sau (1958), cao thủ Bùi Văn Hóa qua đời, trưởng tràng Ba Liễn đảm nhiệm chưởng môn được hai năm (1960 - 1962) thì phát nguyện đi tu, quyền sư Mười Mách được hội đồng Tây Sơn Nhạn bầu làm chưởng môn đời thứ hai.
Năm 1964, quyền sư Mười Mách gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật VN và sáng lập võ đường Nguyễn Văn Mách (143 Mạc Vân - gần cầu Nhị Thiên Đường và 279 bến Nguyễn Văn Thành) đào tạo võ sĩ đấu đài. Ông đã cho ra “lò” nhiều tay đấm lừng lẫy và đều kèm chữ “Nhạn” như Cao Sơn Nhạn, Phi Sơn Nhạn (Lê Văn Lắm), Lâm Nhạn, Hồng Yến Nhạn, Hồng Vân Nhạn, Hùng Nhạn (HCV quyền anh 1970), Cường Nhạn, Hắc Nhạn, Hồng Huệ Nhạn, Hồng Ẩn Nhạn, Hồng Liệt Nhạn, Cẩm Nhạn, Hà Quang Nhạn, Phong Nhạn, Hồng Có Nhạn, Bảo Sơn Nhạn (vô địch quyền tự do 1973), Văn Ba (vô địch quyền anh 1970), Văn Dũng… Thời gian đầu, chưa có võ sĩ giỏi, sư đệ Mười Mách là Đặng Văn Anh qua đánh tăng cường với biệt danh Phi Vân Nhạn.
Thế hệ võ sĩ đầu tiên của võ đường Nguyễn Văn Mách là Bửu Long Tam Nhạn gồm Hồng Nhạn (Nguyễn Văn Điều, con trai thứ tư của quyền sư Mười Mách), Tam Nhạn (Ba Nhạn, hiện định cư ở Đồng Nai) và Bạch Nhạn (tài xế kiêm cận vệ Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu), lớp tiếp sau gồm Đông Nhạn (Nguyễn Văn Quang), Tây Nhạn (Nguyễn Văn Hảo), Nam Nhạn (Nguyễn Văn Nam), Nguyễn Văn Hoài (người Việt lai Ấn).
Võ sư Tô Đình Thanh (tức cựu võ sĩ Xuyên Sơn Nhạn) cho biết: “Võ đài sân Tinh Võ giai đoạn 1960 - 1970 lừng lẫy danh tiếng “Nhất Hổ, nhì Miêu, tam Trừ, tứ Tính” - bốn “sát thủ” của “lò” Nguyễn Văn Mách. Nếu Nhất Hổ (Lý Sơn Phi Hổ) có lối tấn công bạo liệt như hổ vồ mồi thì Tám Miêu (Nguyễn Văn Miêu) áp dụng kiểu đánh mưu mẹo, rình rập như “mèo vờn chuột”, Sáu Trừ (Ngô Văn Trừ) thường khai triển ngọn cước uy lực dũng mãnh “nhanh như điện” thì Tư Tính (Nguyễn Văn Tính) có độc chiêu “bay người cắm gối” khiến nhiều tay đấm sừng sỏ dính cú này đều bị đo đài!”.
Nếu như danh sư Bùi Văn Hóa có công khai hóa Thiếu Lâm nội quyền Tây Sơn Nhạn thì võ sư Nguyễn Văn Mách là người có công lớn phát dương võ phái lớn mạnh. Trước 1975, chỉ riêng tại Sài Gòn có đến 6 hệ thống võ đường Tây Sơn Nhạn, thu hút hàng ngàn môn sinh tham gia tập luyện. Sau ngày đất nước thống nhất, quyền sư Nguyễn Văn Mách lập nghiệp tại huyện Long Thành (Đồng Nai) cho đến khi tạ thế vào năm 1990, hưởng thọ 69 tuổi. Võ sư Tô Đình Thanh kế thừa chức chưởng môn đời thứ 3, tiếp tục phát dương võ phái Thiếu Lâm nội quyền Tây Sơn Nhạn
Ngọc Thiện

Kỳ nhân làng võ - Kỳ 16: Quyền sư Tây Sơn Bắc phái

1 Ngọc Thiện
Kỳ nhân làng võ - Kỳ 16: Quyền sư Tây Sơn Bắc phái
Từ thời trai trẻ đến nay, quyền sư Nguyễn Xuân Bình không hút thuốc lá, cũng chẳng đụng đến rượu bia, mà suốt ngày chỉ làm bạn với bao cát, tạ sắt, côn, kiếm và hít đất. Có lẽ nhờ vậy mà đến nay dù đã 97 tuổi, lão võ sư vẫn minh mẫn, hoạt bát, ít khi ốm đau bệnh tật.
Quyền sư Xuân Bình năm nay 97 tuổi - Ảnh: Ngọc Thiện
Quyền sư Xuân Bình năm nay 97 tuổi - Ảnh: Ngọc Thiện 
Lão võ sư Nguyễn Xuân Bình sinh năm 1917 tại thôn Phú Hậu, H.Phù Cát, tỉnh Bình Định, sớm được ông ngoại là cụ Phó Kính truyền thụ võ Thiếu lâm. Khi lớn lên thì được làm đệ tử nhị vị sư phụ Sĩ Ba và Đoàn Phong, hai quyền sư nổi tiếng đất võ Bình Định. Đến năm 22 tuổi, Xuân Bình tình cờ hội ngộ và được cao thủ Phước Kiến là Tiêu Bảo Chấn dốc lòng chân truyền tinh hoa Thiếu lâm bắc phái.
Năm 1944, ông bắt đầu dạy võ thuật cho trai tráng trong thôn. Tuy nhiên, chỉ được hơn một năm, chàng nông dân bỏ ruộng đồng nhà cửa phiêu bạt giang hồ. Trên đường hành hiệp đã đem vốn sở học truyền bá cho lớp hậu bối kháng Tây đánh Nhật, sau đó mở 6 võ đường ở Nha Trang (1949), Phan Rang-Tháp Chàm (1950), Đơn Dương (1955), Buôn Ma Thuột (1957), Biên Hòa (1959) và Sài Gòn (1960). Năm 1964, được đồng đạo Nguyễn Son tiến cử, Xuân Bình gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật VN đào tạo võ sĩ.
Lão quyền sư Xuân Bình trầm ngâm: “Sự nghiệp thi đấu của tôi khoảng 13 trận, trong đó có những trận nhớ đời như hòa “Con cáo già” Huỳnh Tiền tại Phan Rang (1946), thắng Châu Long ở Hoài Nhơn, Bình Định (1947), thắng K.O Cao Thành Sang tại Ninh Hòa (1948), thắng “Gấu đen miền Trung” Trọng Đãi ở Phú Khánh (1949), thắng “Hùm xám Khánh Hòa” Trịnh Thiếu Anh (1950) tại Nha Trang, hòa Lư Hòa Phát tại Hội chợ Thị Nghè (1951). Sau trận hòa “vua boxing” Kid Dempsey tại sân Tinh Võ (1951) tôi giã từ sàn đấu! Trong cuộc đời tôi có hai kỷ niệm khó quên. Đó là trận hòa “tượng đài” Huỳnh Tiền tại rạp hát Thanh Bình (Phan Rang), anh Tiền đánh rất mưu mẹo, khôn khéo, đôi chân di chuyển linh hoạt, uyển chuyển, ra đòn cực nhanh và chuẩn xác, còi dứt trận vang lên, tôi vẫn nghĩ rằng mình thua điểm, không ngờ trọng tài Nguyễn Trung tuyên bố hòa. Và một kỷ niệm đau lòng là vào tháng 2.1975, tôi đứng ra tổ chức thi đấu võ đài tại Biên Hòa, ngay đêm đầu học trò tôi là Trần Quyền bị dính cú đấm dập hộp sọ, hôn mê rồi qua đời khiến tôi vô cùng đau khổ day dứt suốt mấy năm trời”.
Năm 1964, quyền sư Xuân Bình sáng lập “Bắc phái Tây Sơn Xuân Bình võ thuật đạo” (73 Hàm Nghi, Biên Hòa) cho ra “lò” nhiều tay đấm gạo cội như Xuân Nghĩa (52 kg, lực sĩ quốc gia 1971), Xuân Phước (vô địch quyền tự do 1973), Xuân Thịnh (hạ K.O võ sĩ Hồng Kông Ngũ Chí Cường sau 15 giây nhập cuộc tại sân Tinh Võ), Xuân Liễu (nữ võ sĩ “độc cô cầu bại” hạng cân 48 kg), Xuân Cúc (con gái của quyền sư Xuân Bình)… được Tổng cuộc Quyền thuật VN cấp bằng khen do thành tích đào tạo nhiều tay đấm giỏi cho làng võ miền Nam.
Bắc phái Tây Sơn Xuân Bình võ thuật đạo được kết tinh từ võ Bình Định và Thiếu lâm bắc phái kết hợp thủ pháp môn quyền anh. Do đó, đòn thế vô cùng ảo diệu, 3 bài trấn môn của võ phái là Ngũ Hổ Bình Tây, Miêu Tẩy Diện, Tứ Trụ Long Môn cùng nhiều bài binh khí nổi tiếng của Bình Định như Tấn Nhứt, Thái Sơn và Bạch Long Kiếm. Quyền sư Xuân Bình chọn ngày Quang Trung đại thắng quân Thanh (mồng 5 tháng 5) làm ngày kỷ niệm võ phái. Năm 1971, ông giữ chức Phó đoàn quyền thuật VN tranh tài quốc tế tại Nhà hát Olympic (Phnom Penh, Campuchia), các đệ tử của ông là Xuân Thơm, Xuân Thịnh đều toàn thắng.
Sau ngày đất nước thống nhất, vị chưởng môn Bắc phái Tây Sơn Xuân Bình võ thuật đạo cùng gia đình lập nghiệp tại Thiện An, xã Buôn Hồ, H.Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. Ông cùng các con Xuân Sơn và Xuân Hà tiếp tục đào tạo những tài năng võ thuật cho tỉnh nhà. Ông được Ủy ban TDTT trao tặng huy chương “Vì sự nghiệp TDTT” và vẫn tiếp tục dành hết thời gian tâm sức ghi chép lại những tinh hoa của võ phái nhằm truyền lại cho lớp hậu bối vùng sơn cước.
Ngọc Thiện

Giai thoại về người có cú đá chết voi

Trong làng võ Việt đến giờ vẫn còn nhắc nhiều giai thoại liên quan đến hai anh em Tư Vá và Tư Côi, những tên tuổi nổi danh của môn phái Thăng Long Võ Đạo. Chuyện rằng hai ông luyện được Kungfu tuyệt kỷ nên có sức mạnh phi thường có thể đấm chết ngựa, đá chết voi.
Khổ luyện thành tài
Theo Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo Văn Thắng, anh em Tư Vá và Tư Côi không chỉ luyện được Kungfu siêu hạng, họ còn là tấm gương về khổ luyện thành tài của bản môn. Tư Côi sở hữu cú đá có kình lực rất mạnh có thể giết chết voi, trong khi cụ Tư Vá có cú đấm uy lực trong chốc lát khiến một con ngựa khỏe mạnh lăn ra chết. Câu nói “ba cú đấm của Tư Vá ngang bằng một cú đá của Tư Côi” là sự ghi nhớ về sức mạnh từ cú đấm và cú đá của hai huyền thoại võ lâm này.
vo-thuat-
Chưởng môn Văn Thắng vận công trước khi biểu diễn nhất dương chỉ
Chưởng môn Văn Thắng tự hào cho biếtå: Sở dĩ Tư Vá và Tư Côi được truyền tụng là những người có được sức mạnh phi thường bởi hai ông đã luyện thành công hai bí kíp độc đáo do chính cụ Cử Tốn truyền dạy. Võ sư Văn Thắng khẳng định, Thôi sơn quyền và Thiết cước chính là hai bí kíp giúp cho Tư Vá và Tư Côi có sức mạnh phi thường.
Theo võ sư Thắng, Thôi sơn quyền là bí kíp dùng để luyện đòn tay. Nếu ai luyện được thành công bí kíp này chắc chắn sẽ có một đôi tay cứng như thép, sức mạnh có thể đấm xuyên tường. Thậm chí đạt đến ngưỡng giới cao nhất có thể dùng một ngón tay đục thủng tường mà trong giới võ lâm gọi là nhất dương chỉ. Trong khi Thôi sơn quyền có thiên hướng về đòn tay thì Thiết cước lại thiên hướng luyện đòn chân. Đạt đến ngưỡng giới cao nhất của bí kíp này người luyện có một đôi chân cứng như thép cùng những cú ra đòn trời giáng, có thể đá gãy cột nhà.. Luyện Thiết cước cũng như Thôi sơn quyền rất khó khăn và rất kén người.
Cũng theo vị Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo, một người trước khi bước vào luyện hai bí kíp tuyệt kỷ bắt buộc phải có một nền kiến thức võ học vững chắc và nội công tương đối uyên thâm. Cùng với đó phải là người có đạo đức tốt và một sự trung thành tuyệt đối với môn phái. Để luyện thành công Thôi sơn quyền, Thiết cước, phải hết sức vất vả, kiên trì trong nhiều năm trời. Thành công phụ thuộc vào tố chất của từng người nhưng đạt thành công ở độ tuổi đôi mươi như cụ Tư Vá và cụ Tư Côi là trường hợp hiếm có. Bởi lẽ, luyện thành công hai bí kíp này đồng nghĩa người đó sở hữu một nội công uyên thâm và thân pháp xuất quỷ nhập thần. Câu chuyện về hai người anh hùng luyện tập Kungfu khiến chúng tôi phải giật mình thán phục.
Xem Thăng Long Võ Đạo biểu diễn nội công thâm hậu:
Chưởng môn Văn Thắng cho biết, cụ Tư Vá luyện tập bằng cách dùng tay không đấm thẳng vào tường hoặc vào thân cây. Có khi cụ đấm thẳng vào các bảng hiệu bằng sắt ven đường của Pháp. Nhiều người dân Hà Nội thời bấy giờ sáng ra nhìn thấy bảng hiệu bị méo mó, cong, gãy, không hiểu được lý do tại sao, nhưng những người đồng đạo với cụ Tư Vá thì biết chắc chắn đêm qua Tư Vá đã luyện Thôi sơn quyền tại đây.
Cụ Tư Côi luyện Thiết cước bằng cách đá liên hoàn cước trực diện vào thân cây. Nơi ông luyện Thiết Cước dễ dàng nhận ra bởi đám cây đó sẽ mất đi lớp vỏ bên ngoài. Khi đạt đến trình độ cao, cụ Tư Côi cũng học theo cách của cụ Tư Vá là dùng những cột sắt, cột đèn của Pháp làm dụng cụ luyện tập. Nhiều cột sắt cùng các biển hiệu ven đường đột nhiên bị cong, cụp, đổ hẳn xuống, không rõ lý do. Bọn Pháp lúc đó không thể ngờ được rằng nó đã bị những đòn đá của cụ Tư Côi hạ gục.03
Khi đạt đến trình độ thượng thừa, một điều chắc chắn có thể khẳng định việc đấm chết ngựa, đá chết voi nằm trong tầm tay của hai tên tuổi lừng danh này. Giai thoại về Tư Vá đấm chết ngựa và Tư Côi đá chết voi của giới võ lâm không có gì là không tưởng. Khi so sánh tài năng của võ sĩ Mùi Đen với Tư Vá, Tư Côi, Chưởng môn Văn Thắng cho biết, “võ sĩ Mùi Đen đánh hổ nổi danh trong làng võ Việt do sở hữu được toàn diện lối đánh tổng hợp giữa đòn tay và đòn chân. Nhưng để nhắc đến sức công phá của riêng đòn tay hoặc riêng đòn chân trong môn phái Thăng Long Võ Đạo phải nhắc đến tên tuổi của hai vị Tư Vá, Tư Côi”.
Giữ lôi đài cho võ Việt
Trong câu chuyện liên quan đến tài năng võ thuật siêu hạng của hai ông, Chưởng môn Văn Thắng đã kể cho chúng tôi nghe về những lần đả lôi đài của hai võ sĩ tên tuổi này.
Chưởng môn Thắng khẳng định, hai ông chính là người giữ lôi đài cho Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Trong hồi ức về một thời sôi động của võ đài Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, tên tuổi của hai võ sĩ lừng danh này được truyền tụng như là những người đem lại vinh quang cho võ Việt. Ông Thắng cho biết, chính sách cấm dạy võ và học võ của người Pháp thời kỳ đầu khi bắt tay vào cai trị nước ta coi như đã thất bại. Bởi bản thân chính quyền thực dân không thể kiểm soát được các lò võ bí mật của những võ tướng Việt Nam lập ra trước đây. Để thay đổi chính sách này, chúng tiến hành cho lập những võ đài tự do để các võ sư và võ sĩ tên tuổi của chúng ta lao vào con đường thể thao mang tính chất ăn thua mà quên nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Giới võ học Việt Nam lúc đó cũng có những phản ứng tích cực. Những võ sĩ được đào tạo cơ bản sẵn sàng đăng đàn để khuếch trương thanh thế, tạo vỏ bọc, bên trong họ âm thầm chống đối bằng cách phá hoại những lợi ích của Pháp.
Những cuộc chiến lôi đài của thời kỳ trước cách mạng diễn ra rất gay cấn. Nhận biết được tài năng của những võ sĩ Việt Nam bọn thực dân đã mời đến nước ta những tên tuổi lừng danh đến từ Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Indonexia, Pháp mà đặc biệt là những tên tuổi đến từ Ấn Độ. Vì vậy, để chiến đấu với những võ sĩ này chỉ có những võ sĩ bậc thầy của Việt Nam như cụ Tư Vá, Tư Côi mới có thể sánh ngang đẳng cấp.
Theo võ sư Văn Thắng, cụ Tư Côi, và cụ Tư Vá là hai võ sĩ bậc nhất thời bấy giờ, những người giữ lôi đài cho võ Việt trong một thời gian rất dài. Trong giới võ lâm Việt Nam còn nhắc tới trận đấu của cụ Tư Côi với một võ sĩ người Ấn. Đây là một võ sĩ được đích thân chính quyền thực dân Pháp mời sang. Mục đích để làm nhụt chí, hạ thấp hình ảnh của võ Việt. Suốt hai tháng trời, tại nhà đấu xảo Hà Nội, (nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô) nhiều võ sĩ của ta thượng đài đều bị võ sĩ đến từ Ấn Độ đánh hạ. Điểm mạnh của võ sĩ này là có sức chịu đòn kinh người, đấm vào người không khác gì đấm vào đá. Bọn thực dân Pháp hả hê, vì đã mời được một cao thủ có thể trị được một lớp võ sĩ người Việt cứng đầu.20080518ThangLong084-1
Bản thân bọn thực dân không ngờ rằng, trong mọi cuộc đấu có sự tham gia của võ sĩ Ấn Độ đều được những cao thủ võ Việt thời bấy giờ như Cử Tốn, Ba Các, Hàn Bái cử người theo dõi sát sao. Sau khi bàn bạc kỹ lối đánh của võ sĩ này, mọi người phát hiện ra điểm yếu duy nhất có thể đánh hạ đối phương là tấn công từ trên cao xuống. Không ai khác, Tư Côi là người được nhận nhiệm vụ thăng đài tỉ thí. Cuộc chiến giữa hai người giằng co, cả hai cao thủ luôn tìm cách nhập nội để khóa chặt đòn thế của đối thủ. Quần hùng ở dưới cổ vũ sôi động, tạo thanh thế cho Tư Côi. Trong một thoáng sơ sẩy, Tư Côi giả vờ quay lưng lại phía sau đối thủ sau đó nhanh chóng xoay người đá chẻ từ trên xuống. Bất ngờ vì lối đánh lạ, võ sĩ Ấn Độ dính ngay một đòn “đá chết voi” chính diện vào đầu. Quá bất ngờ, võ sĩ Ấn Độ ngã ngay xuống sàn, không thể đứng lên được nữa. Bọn Pháp ngồi ở dưới thẹn tím cả mặt, tức tối bỏ về. Cũng từ đó không còn một võ sĩ Ấn Độ nào dám bén mảng đến Bắc Kỳ thách đấu nữa…
Xem thêm trận thách đấu “lệch kèo” giữa hai võ sĩ Muay Thái Việt Nam:
Cướp xe lương của Pháp để chia cho người nghèo
Theo võ sư Văn Thắng, đấu đài cũng chỉ đơn thuần là hoạt động thể thao nhằm khẳng định hình ảnh của võ Việt và tư chất của người Việt trước bọn thực dân và các nước khác. Nhưng bên trong các cụ luôn âm thầm tổ chức những hoạt động nhằm phá hoại chính quyền thực dân. Mỗi khi nắm bắt được kế hoạch vận tải lương thảo của Pháp, cụ Tư Côi, cụ Tư Vá cùng nhiều anh em đồng môn lên kế hoạch thực hiện các phi vụ cướp xe lương để phân phát cho người nghèo. Hành tung bí ẩn của những cao thủ võ lâm khiến bọn Pháp tức tối nhưng đành phải bó tay. Chính những hành động nghĩa hiệp của hai anh em Tư Vá và Tư Côi đã khiến giới võ lâm xưng tụng và đi vào huyền thoại.
Theo: nguoiduatin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét