XÃ HỘI SUY ĐỒI 29
-Như thế nào là sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật?
-Thực thi pháp luật mà như luật rừng! Do không thuộc luật hay giả vờ?
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tôi đọc bài của Nguyễn đức Nhanh, tôi thấy có rất nhiều tránh né với sự thật. Sống ở Úc 36 năm, CS Úc cũng có bạo hành với người dân chứ không phải là không có, nhưng những trường hợp này rất đơn lẽ (isolated cases) chứ không phổ quát như CA VN.
Từ chổ này, tôi nghiệm ra lý do có sự tàn nhẫn với người dân VN như thế. Em của tôi (tôi thứ 13 trong gia đình, em tôi thứ 15) là Cảnh sát của tiểu Bang Victoria hơn 20 năm nên tôi biết nhiều về cách “giáo dục” cảnh sát của Úc. Nếu như tôi có trách nhiệm, tôi sẽ đưa hệ thống giáo dục của CS Úc vào Vn để huấn luyện CS VN hậu Cộng sản.
Như chúng ta đã biết 99.99% người Mỹ rất hiền lành, tôn trọng nhân quyền, điều này đúng với tất cả lính Mỹ từng tham chiến tại VN (đó là lý do tại sao dân miền Nam (cho dù có bao nhiêu nhồi sọ của ĐCS vẫn yêu thương người lính Mỹ, mỗi lần vào thăm hữu nghị VN, lính HQ Mỹ đều có những kỹ niệm rất đẹp).
Tuy nhiên, cả nửa triệu người thì có thể có 1 hay vài người tâm thần trong đó, khi có trong tay vũ khí tiêu diệt và bị tâm thần, đó là 2 thành phần của một thảm họa, William Calley là một (tàn sát Mỹ Lai) trường hợp đến với suy nghĩ của tôi. Ngoài trường hợp này ra, hơn nửa triệu lính Mỹ ở VN đều là 99.99% là những người tốt, thật sự rất tốt (nhiều, rất nhiều người miền Nam sẽ đồng ý với tôi điều này).
Công An VN, có lẽ có từ hồi HCM, Việt Minh, quen thói dùng bạo lực để thủ tiêu, đàn áp người dân và dùng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của họ. Đánh đập có vẻ là chuyện nhỏ đối với họ (CS Úc, không bao giờ đụng tay tới người dân (never lay a finger on the people) chứ đừng nói đánh đập). Đôi khi, cảnh sát Úc cũng vi phạm (Police Brutality cases) và tất cả, không trừ một trường hợp nào, đều phải điều tra và nếu vi phạm là phải truy tố, Khi bị kết án thì phải đi tù, nhưng họ được ở tù riêng vì sợ trả thù trong tù.
Trong vòng vài năm nay, với hệ thống internet, truyền hình cáp, phim tập Hàn Quốc, phim Mỹ, Úc, Anh đầy dẫy, người dân Vn cũng biết rằng hệ thống Cảnh sát thế giới là khác với VN, người dân có rất nhiều quyền đối với CS. Và người dân bắt đầu hành xử (act), chất vấn (question) và thách thức (challenge) quyền lực của CA.
Điều này làm CA điên tiết lên. Những nhà Tâm lý Học thế giới đều nói rằng khi quyền lực bị dần dần mất đi, họ phải thị uy nhiều hơn để chứng tỏ (exert) quyền lực hay bạo lực của mình.
Nhưng bất hạnh thay cho những người dám nói chuyện phải quấy với CA, họ càng lại bị đánh đập đến khi bị bể bọng đái như anh Nhụt ở Bình Duong, anh Trịnh Xuân Tùng gảy cổ ở Hà Nội v.v… Thêm một điều bất hạnh nữa là khi vi phạm, ĐCS không mạnh tay với người vi phạm (có lẽ ĐCS dựa vào CA để bảo vệ Đảng nên không muốn truy tố CA, điều này làm CA mang tiếng với người dân rất nhiều).
Ở Úc, Police brutality (bạo hành CS) là cách chức tạm thời ngay (suspended with full pay). Sau khi điều tra, nếu không có tội thì sẽ phục hồi, nếu có tội thì sẽ truy tố vì đảng cầm quyền không nhờ vã lực lượng CS bảo vệ họ.
Sau đây là những luật lệ mà CS Úc phải tôn trọng:
1. Vào nhà dân, phải ít nhất 2 người và tuyệt đối đứng ngoài của đến khi người dân mời vào nhà (có tiếng mời và phải 2 CS nghe rỏ “Please come in”) thì mới được vào.
2. Có quyền chận xe kiểm tra bằng lái (điều này giới hạn tối đa ở khâu thổi rượu). Người dân không xử dụng xe cần bằng lái (xe đạp không cần bằng lái) thì không bao giờ CS được kiểm tra giấy tờ. Khi CS thấy quả tang tội phạm, CS chỉ có quyền hỏi tên và địa chỉ. CS có quyền kiểm chứng ngay bằng cách gọi điện cho đồn. Nếu bắt người thì phải nói rõ”You are under arrest” (anh đang bị bắt đây).
Khi bắt thì CS phải đọc quyền của người bị bắt như sau: “You are under arrest, you do not have to say anything except give your name and address. However, anything you say, will be used against you in the Court of Law”. Tức là: “Anh bị bắt, anh chỉ phải trả lời tên và địa chỉ của anh mà thôi, anh không phải trả lời thêm câu nào nữa và nếu trả lời, câu trả lời sẽ được dùng tại Tòa khi truy tố anh” (Nếu CS không đọc câu này “Statement of Rights” thì khi ra Tòa, Thẩm phán sẽ bãi bỏ phiên Tòa) Sau khi đọc, CS vẫn hỏi..”Tại sao anh đâm nó chết??” Bị can sẽ trả lời: “No comment” (không trả lời). Khi về đồn, người bị bắt được quyền gọi 1 phone call cho LS và trước khi phỏng vấn, LS phải có mặt.
3. Còn những vụ linh tinh như xe hơi hay xe gắn máy phạm luật lưu thông thì lãnh giấy phạt, có bằng lái chi tiết, 28 ngày nộp phạt chứ không như chuyện mẹ Nấm ngồi sau xe, nghi ngờ giấy xe giả, bắt mẹ Nấm về đồn làm việc (vì ngày hôm sau là ngày biểu tình)
4. Còn như anh Bùi Chát vừa xuống phi trường bị CA bắt. Bắt người không quả tang phải có trát của thẩm phán và trước khi TP cho trát này, họ phải xem xét tang chứng rồi mới ký, dĩ nhiên tam quyền phân lập, TP thấy không đủ bằng chứng thì không ký và không có Tổng bí Thư của đảng nào mà đt bắt ổng phải ký, nếu không lần sau sẽ ly khai Đảng.
5. Cũng vậy, xét nhà dân phải có trát Tòa của TP ký, tương tự như 4
6. Bắt giữ người như giữ anh Người buôn Gió ở SG ngày biểu tình là vi phạm quyền công dân của anh NBG. Ở đây là False Imprisonment tức là bắt người trái phép, tên CS đó sẽ đi tù
7. Bắt người chỉ có cảnh sát mới được bắt, không có dân phòng hay Thanh niên xung phong, đó là False Imprisonment, như điều 6. ở trên.
8. Ở đây không có hộ khẩu, không có tạm trú, tạm vắng gì sất. Tôi đang đánh phím viết bài tới 2 giờ sáng, đột nhiên muốn “tâm tình” với người bạn gái tôi (không bao giờ tôi đột xuất như vậy nhé, thí dụ cho bài này thôi) thì xuống xe, mở máy mà đi chứ không cấn phải đến CA khu vực gỏ cửa và xin phép. Không bao giờ có kiểm tra hộ khẩu nhưng khi bạn giết người thì ở góc nào họ cũng tìm ra bạn vì hệ thống vi tính rất tinh vi.
9. Đọc bài báo dưới đây để thấy hình ảnh công an như thế này thì Taxi không hất lên Capo mới lạ, cô gái không tát anh CA đó mới lạ, người dân không hành hung CS mới là lạ.
10. CS gặp mặt dân, không 1 ai cầm tiền mặt trên tay. Móc túi lấy bằng lái, có tiền trong đó thì CS trả lại và cảnh cáo bạn là bạn có thể bị phạt tội “Attempted Bribery” tức là “muốn đưa hối lộ”, tôi này có thể vào tù.
Xin xem video ở trang này trong mục cập nhật tin tức hằng ngày.
Vụ án Phạm Sỹ Hoài Như
- nguyên thượng úy CSGT Công an Q.Tân Bình, TP.HCM gọi giang hồ đánh
người vi phạm giao thông vì cự cãi công an vừa bị TAND TP.HCM yêu cầu
điều tra bổ sung, xác định lại tội danh cho phù hợp.
Nhiều người đặt câu hỏi các bị cáo bị xác định đánh người tới tử vong thì đó là tội cố ý gây thương tích hay giết người?
Tuy nhiên, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa ngày 23-12, giám định viên pháp y khẳng định nguyên nhân gây ra cái chết cho ông Nguyễn Văn Chín là do ông bị đánh vào vùng bụng, gây vỡ ruột non, loại trừ khả năng ông chết vì bệnh lý hay yếu tố khác.
Phân tích về dấu hiệu tội phạm của hành vi đánh chết ông Chín, một luật sư có kinh nghiệm của Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng: Xét về mặt khoa học pháp lý, trước hết cần xem xét ý thức chủ quan của các bị can là có ý thức tấn công nhằm tước đoạt mạng sống của nạn nhân hay không?
Thứ hai là cách thức thực hiện hành vi như thế nào. Bị can có đánh vào các vùng xung yếu, quan trọng của cơ thể như vùng đầu, vùng ngực, vùng bụng… những vị trí mà một người bình thường, có khả năng nhận thức đều phải biết rằng đánh vào đó có thể dẫn tới chết người hay không?
Thứ ba, yếu tố quan trọng trong việc xác định tội danh là hậu quả thực tế.
Trong trường hợp này, ý thức chủ quan của nhóm bị can được CSGT Hoài Như nhờ là đánh để "dằn mặt" chứ không nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của ông Chín. Vậy thì phải xét hai yếu tố còn lại.
Các bị can đã liên tục đấm, đá, đạp vào vùng xung yếu của nạn nhân là vùng bụng dẫn tới vỡ ruột non và tử vong. Và hậu quả thực tế là ông Chín đã tử vong do đòn đánh hội đồng của các bị can.
Loại trừ yếu tố chủ quan của các bị can do họ không có ý thức, bàn bạc với nhau là đánh để tước đoạt mạng sống của nạn nhân, mà chỉ bàn, tổ chức đánh dằn mặt.
Nhưng xét hai yếu tố còn lại, mà quan trọng nhất là hậu quả xảy ra là chết người, theo vị luật sư này thì hành vi của các bị can có thể bị xem xét là giết người với lỗi cố ý gián tiếp.
Theo luật sư, khi tòa nhận thấy hành vi của các bị cáo có dấu hiệu tội giết người (tội nặng hơn so với tội cố ý gây thương tích) nên theo quy định về giới hạn xét xử thì việc tòa hoàn trả hồ sơ cho VKS để xác định lại tội danh truy tố là phù hợp.
Luật sư Hà Hải - Đoàn luật sư TP.HCM - cũng cho rằng hậu quả chết người đã xảy ra, hành vi đánh vào vùng nguy hiểm trên cơ thể người được cơ quan giám định pháp y xác định là nguyên nhân dẫn tới cái chết cho nạn nhân. Điều đó đã thể hiện bản chất của vụ án là gì.
Do đã xác định rõ bản chất vụ án và quy định pháp luật về hành vi này mà hội đồng xét xử hoàn hồ sơ đề nghị xác định lại tội danh.
Theo nhóm Chung khai, sau khi gọi điện cho
Chung tới thì chính Như trực tiếp chỉ mặt ông Chín để nhóm Chung đánh.
Lý do đánh ông Chín, theo Như nói là vì ông vi phạm giao thông khi có
uống rượu, bị lập biên bản mà không chịu ký, còn cự cãi CSGT.
Tuy nhiên, thượng úy Hoài Như phủ nhận điều này, cho rằng các bị cáo khác đã cố ý đổ lỗi cho mình. Như khai đêm đó Như chỉ điện thoại nhờ Chung tới thuyết phục, đưa ông Chín về vì ông Chín đã xỉn, không hợp tác với lực lượng chức năng.
Bị can Phạm Thanh Kim Hạnh còn khai khi hứa cho nhóm của Chung, Hạnh tiền để ra đầu thú, Như có hẹn Hạnh ra quán cà phê Bằng Lăng Tím để giao tiền. Hạnh khai đã thấy cọc tiền Như đem theo. Hạnh nhìn thấy có nhiều tiền, nhưng không rõ bao nhiêu do Như đưa nhưng Hạnh không nhận.
Hoài Như cũng phủ nhận những nội dung Hạnh khai.
Theo luật sư Hà Hải, diễn biến phiên tòa trên cho thấy có quá nhiều điều bất thường trong vụ án này cần phải được làm rõ.
Bênh cạnh đó, trong vụ án này, dù các bị can khác đầu thú, thành khẩn khai báo và hợp tác tích cực với cơ quan điều tra nhưng lại bị tạm giam.
Riêng Phạm Sỹ Hoài Như - người được cho là chủ mưu, cầm đầu vụ việc đánh chết người vi phạm giao thông cự cãi công an này, chưa kể có thông tin bỏ hàng trăm triệu “mua” các bị can khác nhận tội thay mình thì lại được tại ngoại.
"Các cơ quan tiến hành tố tụng cần điều tra làm rõ, đưa vụ án về đúng với bản chất của nó để xét xử một cách công bằng, đúng người, đúng tội" - luật sư Hải kiến nghị.
GIA MINH - HOÀNG ĐIỆP
Đề tài đấu tranh trấn áp tội phạm luôn luôn hấp dẫn trên màn ảnh, nhưng không có được nhiều bộ phim thành công. “Đồng tiền quỷ ám” bất ngờ tạo nên một cơn sốt đối với khán giả truyền hình, bởi bộ phim phản ánh trực tiếp những tệ nạn nhức nhối trong xã hội hôm nay từ cán bộ tham nhũng, cờ bạc, lừa đảo đến tội phạm có tổ chức, mại dâm, đá gà. Đặc biệt, “Đồng tiền quỷ ám” là bức tranh sinh động về những số phận ở vùng biên giới nhiều cơ hội lắm thách thức!
Nhà văn Nguyễn Như Phong làm việc trong ngành an ninh nhiều năm, nên khi chuyển sang viết kịch bản phim truyện về đề tài hình sự thì ông có lợi thế vượt trội về tư liệu thực tế tội phạm và thao tác nghiệp vụ điều tra. Sau kịch bản “Chạy án” gây tiếng vang, thì “Đồng tiền quỷ ám” một lần nữa chứng minh vị trí của nhà văn Nguyễn Như Phong trong lĩnh địa quen thuộc này.
Bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” dài 46 tập, được phát sóng trên kênh VTV1 vào lúc 20h40 các ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư hàng tuần. Khởi chiếu từ 23-5-2016, bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” đã khẳng định sức lan tỏa qua phân nửa chặng đường chinh phục khán giả. Không chỉ đạt tỉ lệ xem trực tiếp qua màn ảnh nhỏ, mà “Đồng tiền quỷ ám” còn được nhiều kênh phim online tranh thủ copy mang về website để thu hút lượng truy cập.
Vì sao bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” được công chúng đón nhận và bàn tán xôn xao như vậy? Trước hết, bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” không ngần ngại mổ xẻ điểm nóng nhất hiện nay đối với dân sinh và dư luận, đó là sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cảnh sát giao thông.
Nhân vật chính của bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Huỳnh Sơn Đồng (do diễn viên Đức Sơn đóng). Xuất thân trong một gia cảnh tử tế, có ông bố từng làm Giám đốc Công an tỉnh rồi lên chức Phó Chủ tịch tỉnh trước khi về hưu, cái lý lịch của Huỳnh Sơn Đồng quá mỹ mãn để tận tụy với sứ mệnh phụng sự cho xã hội.
Thế nhưng, từ khi ngồi vào cái ghế Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, thì thượng tá Huỳnh Sơn Đồng không vượt qua được cám dỗ của tiền bạc. Máu đỏ đen trỗi dậy, Huỳnh Sơn Đồng chạy theo thú vui đá gà, và bắt đầu trượt dài vào những phi vụ bảo kê cho những doanh nghiệp vận tải chuyên chở quá tải hoặc chở gỗ lậu.
Sau khi ly dị vợ là cán bộ công an mẫu mực Bảy Liêm (do diễn viên Thân Thúy Hà đóng), thì cuộc đời Huỳnh Sơn Đồng thực sự rẽ sang lối khác.
Huỳnh Sơn Đồng bất chấp tất cả để kiếm tiền. Huỳnh Sơn Đồng cặp bồ với người mẫu Kim Oanh (do diễn viên Cao Thái Hà đóng) và Huỳnh Sơn Đồng không thể uốn nắn đứa con trai Bảo Lâm (do diễn viên Hà Việt Dũng đóng). Hạt mưa trước rơi đâu thì hạt mưa sau rơi đó, Bảo Lâm cũng lao vào sòng bạc, lập dự án ma để vay tiền ngân hàng. Hình ảnh thượng tá – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Huỳnh Sơn Đồng càng ngày càng tệ hại trong mắt của chính những thuộc cấp.
Một cảnh trong phim
Tuy nhiên, nhân vật Huỳnh Sơn Đồng chỉ là chất dẫn cho toàn bộ câu chuyện. Bởi lẽ, cốt lõi của bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” phản ánh nhức nhối của tệ nạn cờ bạc dọc biên giới Việt Nam – Campuchia. Báo chí đã nhiều lần phơi bày hậu quả ê chề của những người Việt Nam sang bên Campuchia đánh bạc, nhưng những đau thương và mất mát của kẻ nọ chưa bao giờ có tác dụng kháng sinh đối với máu đỏ đen của kẻ kia.
Những ai đã từng mục sở thị tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia chắc chắn sẽ âu lo khi biết rằng, chỉ một đường biên giới mong manh thì phía bên kia của Hà Tiên, Châu Đốc, Tịnh Biên, Tân Hồng, Bến Cầu, Trảng Bàng… đều dày đặc những casino mời gọi khách Việt Nam. Hơn 30 sòng bạc dọc biên giới, mỗi ngày móc túi bao nhiêu tỷ đồng của người Việt? Chưa thể có con số thống kế chính xác, nhưng hệ lụy rất đau lòng.
Bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” khai thác bối cảnh ấy một cách sinh động. Cái địa phương trong bộ phim mang đầy đủ nét riêng của một tỉnh biên giới, và mọi thứ đảo điên vì cánh cửa thông thương được lạm dụng làm cánh cửa cờ bạc. Đối tượng cờ bạc rất đa dạng, từ bà nội trợ như Lành ( diễn viên Mỹ Duyên đóng) đến quý tử nhà công chức như Nam (diễn viên Hoàng Anh đóng).
Và quanh chiếc bạc thì không có điều gì không thể xảy ra. Những tờ giấy vay tiền cầm mạng cứ ám ảnh từng cuộc đời. Những chi tiết báo chí từng nêu như chủ casino chặt ngón tay con nợ để gây áp lực buộc gia đình nạn nhân phải trả tiền, cũng xuất hiện trong bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” như những ví dụ cụ thể và thuyết phục.
Đã gắn với casino thì dĩ nhiên phải nói đến tội phạm có tổ chức. Không có thiện nam tín nữ nào lại làm chủ sòng bạc. Những tay anh chị vào tù ra tội luôn bám lấy casino làm đất sống. Sòng bạch của Chum Nốp (do diễn viên Thạch Kim Long đóng) hay sòng bạc của Thạch Sang ( do diễn viên Công Dũng đóng) đều là sào huyệt của các loại tội phạm.
Và dĩ nhiên, những cô gái có chút nhan sắc vì sự đẩy đưa nào đó cũng chọn sòng bạc để buôn phấn bán hương. Dù nhiều cảnh dựng lại, nhưng dăm hình ảnh quay lại thực tế hoạt động các casino đã khiến bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” lôi cuốn cho những ai tò mò về chốn sát phạt rủi may.
Thế nhưng, nếu chỉ xoay quanh chuyện đánh bạc, thì “Đồng tiền quỷ ám” không thể nào so với những bộ phim lừng lẫy của Hồng Kong như “Thần bài” hay “Bến Thượng Hải”.
Mấu chốt của bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” chính là góp một tiếng chuông cảnh báo sự xuống cấp của đạo đức cộng đồng trước sự sấp ngửa của đồng tiền. Đúng như lời nhân vật Giám đốc Công an tỉnh - Trịnh Lương (do diễn viên Công Hậu đóng) nói trong phim: “Nếu thứ gì cũng giải quyết bằng đồng tiền, thì công an cũng khó làm người lương thiện!”. Thượng tá Huỳnh Sơn Đồng theo đuổi lợi ích, kiếm tiền để đánh bạc và kiếm tiền để bao gái.
Trớ trêu thay, người mẫu Kim Loan cũng vì tiền, sẵn sàng vừa chăn chiếu mặn nồng với ông bố Huỳnh Sơn Đồng và vừa thề non hẹn biển với ông con Bảo Lâm. Người mẫu Kim Loan mở công ty người mẫu chủ yếu để môi giới mại dâm. Người mẫu Kim Loan hùn tiền vào sòng bạc và đứng sau giật dây cho Bảo Lâm giở mánh khóe lừa gạt thiên hạ. Bộ ba Huỳnh Sơn Đồng – Kim Loan – Bảo Lâm cứ xoay quanh nhau mà hé lộ bao nhiêu trớ trêu của đồng tiền nghiệt ngã.
Vì tiền và vì gái, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Huỳnh Sơn Đồng dễ dàng chà đạp lên sự thật và pháp luật. Khi người mẫu Kim Loan lái xe gây tai nạn đụng người đi đường, thượng tá Huỳnh Sơn Đồng đã dùng quyền lực của mình để đổi trắng thay đen, tạo hiện trường giả, tạo chứng cứ giả hòng chạy tội cho cô vợ hờ. Đó là một tình huống khiến những ai tha thiết với liêm chính phải cảm thấy ê chề. Chỉ một Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đã thao túng như vậy, thì những nhân vật khác còn có khả năng gây ra những thảm trạng ngang ngược ra sao!
Đạo diễn Trần Chí Thành trước đây từ có bộ phim hình sự “Chiến hạm nổ tung” chuyển thể từ tiểu thuyết “Câu lạc bộ chính khách” của nhà văn Lê Tri Kỷ. Lần này, với kịch bản “Đồng tiền quỷ ám” của nhà văn Nguyễn Như Phong, thì đạo diễn Trần Chí Thành lại có được những thước phim ấn tượng. Tuy nhiên, ngoài thông điệp mạnh mẽ chống lại cái xấu và cái ác, bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” vẫn còn nhiều bất cập thường thấy ở phim truyền hình Việt Nam, đó là căn bệnh ưa lý sự, nghèo chi tiết, ít hành động.
Dù nhịp điệu bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” tương đối nhanh, nhưng vẫn có quá nhiều cảnh giống như… kịch truyền hình, cứ một góc quay và hai nhân vật tha hồ nói qua nói lại. Chẳng hạn, dung lượng 2/3 của tập 10 bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” chủ yếu cho nhân vật ngồi đối diện với nhau ở chiếc bàn nhỏ, rồi đối thoại liên miên về nhân tình thế thái. Nếu thoát được tư duy làm phim truyền hình nhàm chán của Việt Nam, chắc chắn “Đồng tiền quỷ ám” còn đáng đồng tiền bát gạo hơn nữa.
Ngày
4/12, thông tin từ Đội Tuyên truyền, Phòng CSGT Đường bộ - đường sắt
(PC67) Công an TP HCM cho biết, trong năm 2014, có 50 lượt tập thể,
3.628 lượt CBCS và có 1.471 lượt CBCS nêu gương liêm khiết không nhận
hối lộ của người vi phạm với tổng số tiền 202.675.000 đồng được PC67
biểu dương.
Nổi lên trong số đó là những gương tiêu biểu như: Thượng úy Vương Văn Vương, Đội CSGT Rạch Chiếc với 25 lượt nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ, số tiền là 5.000.000 đồng; Thượng úy Phạm Tấn Nghĩa, Đội CSGT Bình Triệu, 25 lượt nêu guơng liêm khiết không nhận hối lộ, số tiền 3.590.000 đồng; Thượng úy Nguyễn Hồng Tiến, Đội CSGT Bình Triệu, 19 lượt nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ, số tiền 3.550.000 đồng…
Cùng đó, trong năm 2014 đã có 141 lượt CBCS nêu gương dũng cảm, tham gia phát hiện 47 vụ phạm tội, truy bắt được 58 đối tượng, 21 phương tiện gây án đồng thời thu được các tang vật như 19 điện thoại di động, 01 sợi dây chuyền, 01 khẩu súng, mã tấu, dao bấm, dao găm, dùi cui điện, máy chụp ảnh, hơn 1.000.000 cây thuốc lá cùng nhiều tang vật khác.
PC67 đang đề xuất Ban Giám đốc Công an Thành phố xét tặng giấy khen đối với những CBCS không nhận hối lộ từ 500.000 đồng trở lên hoặc có nhiều lần liên tiếp trong tháng nêu gương liêm khiết hoặc các trường hợp CBCS dũng cảm trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngoài việc biểu dương, khen thưởng, PC67 cũng sẽ không bao che và xử lý kỷ luật nghiêm đối với các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, nhận tiền hối lộ của người vi phạm. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có thể áp dụng hình thức kỷ luật “Tước danh hiệu CAND”.
PC67 Công an TP HCM cũng khuyến cáo người tham gia giao thông: Những hành vi vi phạm đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính sẽ được PC67 tổng hợp thành danh sách gửi Ban ATGT quận, huyện và phối hợp thông báo trên các cơ quan thông tin đại chúng để dư luận phê phán. Đồng thời, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và biện pháp giáo dục tại địa phương nơi cư trú, PC67 cũng gửi danh sách vi phạm về Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người vi phạm hoặc đến cơ quan, trường học nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên để kiểm điểm, nhằm răn đe, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người vi phạm.
-Thực thi pháp luật mà như luật rừng! Do không thuộc luật hay giả vờ?
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
CSGT bị anh tài xế cho 1 rổ đm vào mặt
Tại sao cảnh sát giao thông lại sợ quay phim đến thế?
Độc giả Nguyễn Xuân Sơn |
(Soha.vn) - "Thưa các ông! Việc ban hành văn bản cấm nhà báo và công dân ghi hình CSGT khi đang làm nhiệm vụ chỉ chứng tỏ một điều là các ông đang rất sợ lộ sáng...", độc giả Nguyễn Xuân Sơn bày tỏ.
Ngay sau khi, Cục CSGT Đường bộ đường sắt - Bộ Công an có ban hành
văn bản về việc cấm người dân, nhà báo quay phim, chụp ảnh khi CSGT đang
làm việc, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của dư luận
xã hội.
Một trong số ý kiến đó là của độc giả Nguyễn Xuân Sơn. Mời độc giả cùng theo dõi:
Mấy ngày qua, cá nhân tôi đã tìm đọc và xem kỹ các thông tin liên quan
đến văn bản 1042 do Cục CSGT Đường bộ đường sắt - Bộ Công an ban hành về
việc phát hiện, xử lý những người giả danh nhà báo ghi hình CSGT với
mục đích hướng dẫn hoạt động của nội bộ ngành CSGT.
Trong đó, ở phần 2 của văn bản này có đoạn "Luôn luôn nâng cao tinh
thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời
nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công
vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý
vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả
danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo
quy định của pháp luật”.
Thực tế, sau khi đọc xong, cá nhân tôi thấy khá bất ngờ trước sự mập mờ, thiếu rõ ràng của văn bản này.
Ảnh minh hoạ.
Văn bản tuy không đả động gì đến từ "cấm" nhà báo, công dân ghi hình
cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ nhưng việc việc quay phim chụp
hình của người dân và nhà báo phải xin phép thì vô hình chung sẽ khiến
cho tôi cũng như nhiều người khác hiểu rằng tất cả mọi người không được
chụp ảnh, quay phim CSGT nếu chưa được sự đồng ý của họ.
Điều này, dễ nhận thấy, tuy không có từ "cấm" nào nhưng đó có khác gì là sự cấm đoán đâu (!?).
Thực tế, nếu chúng ta đọc các văn bản pháp luật mà cao nhất là Hiến
pháp của nước CHXHCN Việt Nam sẽ thấy rõ, mọi công dân đều có quyền được
tham gia quản lý nhà nước, xã hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước và
quyền khiếu nại tố cáo hành vi tiêu cực, trái pháp luật của cơ quan nhà
nước.
Nhà báo trong trường hợp này cũng là công dân. Các công dân ghi hình
lại CSGT khi đang làm nhiệm vụ cũng chính là thực hiện quyền, nâng cao
dân chủ trong việc tham gia quản lý, giám sát, phòng tránh các tiêu cực
cho xã hội. Đó là một điều hết sức chính đáng, cần phải được phát huy,
nâng cao, chứ đâu phải tránh né đến như vậy.
Cá nhân tôi cũng thấy rõ một điều bất cập trong đây, đó là, thực tế, từ
xưa đến nay, có ai tiêu cực mà lại mời người khác đến ghi hình lại
không? Nếu có thì có khác nào "lạy ông, tôi ở bụi này"...
Những tiêu cực tồn tại lâu nay trong ngành công an cũng đã được chính
ngành này nhận thức rõ. Tình trạng tiêu cực nặng nề tới mức một số tỉnh,
thành phải quy định cụ thể số tiền mà CSGT mang đi mỗi khi làm nhiệm vụ
để lực lượng chức năng dễ kiểm tra, kiểm soát CSGT.
Cũng cần nói thêm, trong thời gian qua, chính từ những thông tin của
nhà báo và công dân cung cấp đã giúp cho các cơ quan chức năng xử lý,
đưa ra khỏi ngành rất nhiều trường hợp công an nói chung, cảnh sát giao
thông nói riêng thoái hoá, biến chất...
Nay, với văn bản này, không những làm mất đi quyền của công dân mà phần
nào đó, tôi thấy rằng, cũng đang khuyến khích thêm cho những tiêu cực
có thể nảy sinh trong đội ngũ cảnh sát giao thông (!?).
Một văn bản pháp luật do một cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý, liên
quan đến nhiều người thì chắc chắn phải cẩn thận từng câu, chữ, từng
ngôn từ, dấu chấm, dấu phẩy. Và hơn thế, tôi cũng hiểu, Cục CSGT
Đường bộ, Đường sắt khi ban hành văn bản này là nhằm phát hiện, xử
lý những người giả danh nhà báo để quay phim, chụp hình những hành vi
tiêu cực của CSGT nhằm mục đích xấu.
Tuy nhiên, với văn bản này của Cục cảnh sát giao thông đường bộ - Bộ
Công an với nội dung cấm nhà báo và công quay phim, chụp hình như thế
này, sẽ khiến cho nhiều người không khỏi hiểu lầm.
Với cá nhân tôi, thưa các ông!, tôi thấy rằng, việc ban hành văn bản
cấm nhà báo và công dân ghi hình cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm
vụ chỉ chứng tỏ một điều là các ông đang có điều gì mờ ám, khuất tất,
chưa nói đến tiêu cực và từ đó khiến cho các ông đang rất lộ sáng...
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
theo Trí Thức Trẻ
Tiêu cực của CSGT - vấn nạn trên mỗi nẻo đường
-
Ai cũng biết tình trạng tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”. Và công luận đã có nhiều kiến nghị, văn bản quan trọng được đưa ra nhằm tìm hướng giải quyết nhưng tình trạng này vẫn không có những dấu hiệu suy giảm trong một thời gian dài.
-
Tiêu cực thì xã hội nào cũng có. Tuy nhiên tại Việt Nam, tiêu cực xảy ra hàng ngày trong mọi tầng lớp của xã hội. Và hơn nữa điều đáng buồn là nó đã trở thành một phong tục mất rồi. Nhà nước nói là đẩy mạnh chống tiêu cực, tham ô nhưng trên thực tế đó chỉ là phong trào, bởi cuối cùng vẫn chạy quanh 2 chữ “kinh tế”.
-
Với cơ chế, mức lương thấp như hiện nay mà CSGT không tiêu cực mới là lạ. Bạn Pham Khac Quang hy vọng có thêm nhiều bài viết lên án CSGT, nhưng tôi lại mong có nhiều ý kiến xây dựng để CSGT ngày càng tốt hơn.
-
CSGT đang làm trong môi trường khá đặc biệt, tham nhũng rất dễ dàng, do sự thông đồng của đồng nghiệp lẫn người vi phạm. Để giải quyết tiêu cực của CSGT, cách khả dĩ nhất là tăng lương thật cao để mỗi cảnh sát thấy rủi ro quá lớn khi nhận hối lộ. Khi đó thu nhập và quyền lợi hiện có của họ sẽ nặng hơn rất nhiều cám dỗ hối lộ.
-
Một bộ phận CSGT đã bị xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức. Họ làm người dân mất lòng tin vào nhà nước và pháp luật. Tổng cục CSND cũng nên thành lập một bộ phận chuyên trách để dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm. Mặt khác phải có đãi ngộ hợp lý với những người luôn phải đối mặt với cám dỗ ngoài xã hội.
-
Đói không có nghĩa là được quyền làm liều, làm ẩu. Thử xem nếu tất cả công chức, viên chức các ngành khác đều vin vào cớ đồng lương eo hẹp để đòi tăng lương, để tham nhũng... thì xã hội ta sẽ như thế nào? Chuyện CSGT ăn hối lộ, trách nhiệm trước hết thuộc về những vị lãnh đạo của ngành đó. Đừng đổ cho nghèo đói, đó không phải là cái cớ.
-
Thử hỏi lương tháng của CSGT chưa được 500.000 đồng, trong khi đó mức sống của xã hội lại quá cao so với đồng lương. Điều tự nhiên là họ phải tìm cách khác mà sống. 'Không có thực sao vực được đạo', luật cung cầu của kinh tế mà. Tôi được biết nhà nước sẽ cải chế lương bổng, đây là điều mừng vì là bước đầu tiên quan trọng để chống tiêu cực.
-
Họ ăn tiền của lái xe là chuyện xảy ra hằng ngày như cơm bữa, và hầu như ai cũng biết. Hành vi tham nhũng của CSGT có thể là tiền mãi lộ của lái xe bỏ túi riêng, bảo kê cho một số xe đặc quyền, đến bán biển số đẹp và "chạy" bằng lái xe... Tệ nạn này cần phải được hạn chế và chấm dứt.
-
Nếu lương của họ không đủ nuôi sống gia đình, thì kiếm thêm việc sau giờ làm việc đi! Sức dài vai rộng, họ có thể đi bốc vác, làm xe ôm, đạp xe ba gác, bảo vệ buổi đêm... Thử nhìn xem họ nhũng nhiễu, vòi tiền của ai? Chắc không phải là những người nhiều tiền của, giàu sang mà toàn "bắt nạt" những người lao động nghèo khổ, phải nhọc nhằn để kiếm miếng ăn.
-
Tôi rất hoan nghênh 2 bài viết về tiêu cực của CSGT Đồng nai và thành phố Hồ Chí Minh. Đúng là báo chí đã phát huy vai trò của mình trong việc lên án những cái xấu trong xã hội.
-
Lập luận tăng lương để giảm thiểu tiêu cực là một biện pháp mà chúng ta có thể làm ở thời điểm hiện nay, để tránh cả hệ thống CSGT tham nhũng có bài bản. Chúng ta tăng lương cho CSGT là để họ không còn có lý do để nói rằng vì lương không đủ sống nên phải làm bậy.
-
Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính của tệ nhũng nhiễu, tiêu cực trong hàng ngũ công chức là lương của họ còn thấp, và khuyến nghị tăng lương cho họ, coi đó là giải pháp cơ bản. Song đâu phải chỉ công chức lương mới thấp. Hãy nhìn những người nông dân chân lấm tay bùn, những người công nhân bốc xếp.
-
Tôi không định bình luận thêm về những sai sót của CSGT vì nghĩ ai ai đều thấy cả. Nhưng vừa đọc bài viết mới đây đề cập đến phương án tăng lương cho CSGT nhằm giảm bớt tiêu cực thì tôi không thể không viết vài dòng để giải tỏa bức xúc.
-
Tôi không hoàn toàn đồng ý với đề xuất tăng lương CSGT để giảm tiêu cực. Họ "ăn" tiền như vậy là quá dư giả mà vẫn còn tiếp tục. Cái villa phải lớn bao nhiêu mới đủ, thay đổi bao nhiêu đời xe? Tôi chưa bao giờ nghe tới chuyện kẻ cướp tự dưng ngừng cướp bóc vì thấy “cũng đủ rồi”, nếu họ chưa bị bắt và trừng phạt.
-
Lòng tham của con người là thùng không đáy, có 1 muốn 2. Cả những người đương chức đã và đang có cuộc sống đế vương mà vẫn tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ đó thôi. Vấn đề ở đây là phải siết chặt kỷ cương phép nước, nghiêm trị những kẻ nhũng nhiễu.
-
Theo ý kiến của cá nhân tôi, báo chí phải đóng vai trò chủ đạo trong việc này. Nếu báo chí không đăng những tin tức vừa qua thì chúng ta làm sao có cơ hội để biết cụ thể những chiêu làm ăn của CSGT trạm Dầu Giây nói chung và hàng đống những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ nhà nước.
-
Bạn hãy thử nhìn vào mức lương của CGST thì sẽ rõ, lương của họ bao nhiêu một tháng? Nó chưa thể vượt quá con số 500.000 đồng. Giả sử bạn nhận khoản thu nhập như vậy để nuôi gia đình thì liệu có thể liêm khiết được chăng? Tôi sẽ không ngại phải đóng thêm thuế để chính phủ tăng thu nhập cho họ.
-
Cho tới nay dư luận đã lên tiếng rất nhiều vì nạn xe cướp mà sao sự việc như thế càng tiếp diễn nhiều hơn. Câu hỏi nay đã có lời giải đáp: thay vì ngăn chặn thì người ta đã tiếp tay cho sự việc này xảy ra.
-
Trên tuyến xe đò đi Đà Lạt, lần nào ôtô cũng bị chặn ở khu vực rừng cao su Dầu Giây, bất kể ngày hay đêm. Rất nhanh, tài xế nhảy xuống giúi vào tay CSGT mấy chục nghìn đồng rồi xe phóng đi. Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát ngó vào ôtô xem thử có quá tải, hay kiểm tra giấy tờ một cách nghiêm chỉnh.
-
Tôi thiết nghĩ muốn dẹp tệ nạn CSCT chặn xe đòi tiền mãi lộ thì chính quyền phải giải quyết từ trứng nước của cái gốc tiêu cực, đó là đồng lương của CSGT. Ở các nước Tây Âu, nhân viên cảnh sát có một đồng lương phù hợp với đời sống. Do đó vấn đề nhận hối lộ không thấy xuất hiện.
-
Ban nội vụ sẽ không chịu sự quản lý của trưởng phòng CSGT của một tỉnh, mà hoạt động độc lập và báo cáo thẳng lên Bộ Công an. Tổ chức như vậy mới tránh khỏi nội bộ che giấu lẫn nhau.
-
Tôi cũng đi từ Nam đến Bắc, nghe người dân than phiền về CSGT. Các tài xế đón thêm khách khiến chật cứng người trên những chuyến xe là vì phải chi rất nhiều tiền cho CSGT. Nếu ai muốn thấy rõ điều ấy thì không cần đi đâu xa, leo lên xe khách đi Vũng Tàu thì thấy rõ. Ôtô phải stop nhiều lần để phụ xe xuống "bồi dưỡng" CSGT.
-
Tôi nay đã 60 cái xuân già. Trước đây tôi cũng là một chiến sĩ quân đội nhân dân, vì hoàn cảnh mà sang Califonia, Mỹ sinh sống. Đọc bài viết về tiêu cực của lực lượng CSGT tỉnh Đồng Nai, tôi muốn tường trình những gì mình thấy trên những nẻo đường tổ quốc sau 7 lần về thăm quê hương. Tôi rất xấu hổ.
-
Đọc bài về tiêu cực của cảnh sát giao thông Dầu Giây, tôi rất vui vì Việt Nam đã từng bước quan tâm đến vấn đề đã có từ lâu này. Cách đây mấy năm, tôi có đi công tác trên tuyến xe từ Khánh Hoà ra Huế, tình trạng tiêu cực như thế đã diễn ra ở hầu hết các trạm cảnh sát giao thông, không biết bây giờ thế nào.
-
Từ trước tới nay, cảnh sát giao thông "làm tiền" người dân nhiều, nhưng có người cho rằng đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Tuy nhiên, qua vụ việc mà báo chí vừa nêu liên quan đến lực lượng CSGT tỉnh Đồng Nai có thể thấy rằng đây hoàn toàn không phải là “con sâu làm rầu nồi canh” nữa, mà là một nồi canh đầy sâu.
-
Nếu cảnh sát nào, trong phiên trực của mình, không xử phạt ai cả thì cũng có thể hiểu là anh ta đã điều hành giao thông tốt, không để xảy ra vi phạm. Vậy thì đó là điều đáng mừng chứ sao lại bắt anh ta phải bỏ tiền túi ra để nộp vào ngân quỹ giao thông?
CSGT bị tài xế bắt lỗi ngược khóc tu tu van xin xóa clip
Tại sao Công an Việt nam thoái hóa đạo đức như thế?
Posted by vuonraulochung on 31/07/2011
Tôi đọc bài của Nguyễn đức Nhanh, tôi thấy có rất nhiều tránh né với sự thật. Sống ở Úc 36 năm, CS Úc cũng có bạo hành với người dân chứ không phải là không có, nhưng những trường hợp này rất đơn lẽ (isolated cases) chứ không phổ quát như CA VN.
Từ chổ này, tôi nghiệm ra lý do có sự tàn nhẫn với người dân VN như thế. Em của tôi (tôi thứ 13 trong gia đình, em tôi thứ 15) là Cảnh sát của tiểu Bang Victoria hơn 20 năm nên tôi biết nhiều về cách “giáo dục” cảnh sát của Úc. Nếu như tôi có trách nhiệm, tôi sẽ đưa hệ thống giáo dục của CS Úc vào Vn để huấn luyện CS VN hậu Cộng sản.
Như chúng ta đã biết 99.99% người Mỹ rất hiền lành, tôn trọng nhân quyền, điều này đúng với tất cả lính Mỹ từng tham chiến tại VN (đó là lý do tại sao dân miền Nam (cho dù có bao nhiêu nhồi sọ của ĐCS vẫn yêu thương người lính Mỹ, mỗi lần vào thăm hữu nghị VN, lính HQ Mỹ đều có những kỹ niệm rất đẹp).
Tuy nhiên, cả nửa triệu người thì có thể có 1 hay vài người tâm thần trong đó, khi có trong tay vũ khí tiêu diệt và bị tâm thần, đó là 2 thành phần của một thảm họa, William Calley là một (tàn sát Mỹ Lai) trường hợp đến với suy nghĩ của tôi. Ngoài trường hợp này ra, hơn nửa triệu lính Mỹ ở VN đều là 99.99% là những người tốt, thật sự rất tốt (nhiều, rất nhiều người miền Nam sẽ đồng ý với tôi điều này).
Công An VN, có lẽ có từ hồi HCM, Việt Minh, quen thói dùng bạo lực để thủ tiêu, đàn áp người dân và dùng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của họ. Đánh đập có vẻ là chuyện nhỏ đối với họ (CS Úc, không bao giờ đụng tay tới người dân (never lay a finger on the people) chứ đừng nói đánh đập). Đôi khi, cảnh sát Úc cũng vi phạm (Police Brutality cases) và tất cả, không trừ một trường hợp nào, đều phải điều tra và nếu vi phạm là phải truy tố, Khi bị kết án thì phải đi tù, nhưng họ được ở tù riêng vì sợ trả thù trong tù.
Trong vòng vài năm nay, với hệ thống internet, truyền hình cáp, phim tập Hàn Quốc, phim Mỹ, Úc, Anh đầy dẫy, người dân Vn cũng biết rằng hệ thống Cảnh sát thế giới là khác với VN, người dân có rất nhiều quyền đối với CS. Và người dân bắt đầu hành xử (act), chất vấn (question) và thách thức (challenge) quyền lực của CA.
Điều này làm CA điên tiết lên. Những nhà Tâm lý Học thế giới đều nói rằng khi quyền lực bị dần dần mất đi, họ phải thị uy nhiều hơn để chứng tỏ (exert) quyền lực hay bạo lực của mình.
Nhưng bất hạnh thay cho những người dám nói chuyện phải quấy với CA, họ càng lại bị đánh đập đến khi bị bể bọng đái như anh Nhụt ở Bình Duong, anh Trịnh Xuân Tùng gảy cổ ở Hà Nội v.v… Thêm một điều bất hạnh nữa là khi vi phạm, ĐCS không mạnh tay với người vi phạm (có lẽ ĐCS dựa vào CA để bảo vệ Đảng nên không muốn truy tố CA, điều này làm CA mang tiếng với người dân rất nhiều).
Ở Úc, Police brutality (bạo hành CS) là cách chức tạm thời ngay (suspended with full pay). Sau khi điều tra, nếu không có tội thì sẽ phục hồi, nếu có tội thì sẽ truy tố vì đảng cầm quyền không nhờ vã lực lượng CS bảo vệ họ.
Sau đây là những luật lệ mà CS Úc phải tôn trọng:
1. Vào nhà dân, phải ít nhất 2 người và tuyệt đối đứng ngoài của đến khi người dân mời vào nhà (có tiếng mời và phải 2 CS nghe rỏ “Please come in”) thì mới được vào.
2. Có quyền chận xe kiểm tra bằng lái (điều này giới hạn tối đa ở khâu thổi rượu). Người dân không xử dụng xe cần bằng lái (xe đạp không cần bằng lái) thì không bao giờ CS được kiểm tra giấy tờ. Khi CS thấy quả tang tội phạm, CS chỉ có quyền hỏi tên và địa chỉ. CS có quyền kiểm chứng ngay bằng cách gọi điện cho đồn. Nếu bắt người thì phải nói rõ”You are under arrest” (anh đang bị bắt đây).
Khi bắt thì CS phải đọc quyền của người bị bắt như sau: “You are under arrest, you do not have to say anything except give your name and address. However, anything you say, will be used against you in the Court of Law”. Tức là: “Anh bị bắt, anh chỉ phải trả lời tên và địa chỉ của anh mà thôi, anh không phải trả lời thêm câu nào nữa và nếu trả lời, câu trả lời sẽ được dùng tại Tòa khi truy tố anh” (Nếu CS không đọc câu này “Statement of Rights” thì khi ra Tòa, Thẩm phán sẽ bãi bỏ phiên Tòa) Sau khi đọc, CS vẫn hỏi..”Tại sao anh đâm nó chết??” Bị can sẽ trả lời: “No comment” (không trả lời). Khi về đồn, người bị bắt được quyền gọi 1 phone call cho LS và trước khi phỏng vấn, LS phải có mặt.
3. Còn những vụ linh tinh như xe hơi hay xe gắn máy phạm luật lưu thông thì lãnh giấy phạt, có bằng lái chi tiết, 28 ngày nộp phạt chứ không như chuyện mẹ Nấm ngồi sau xe, nghi ngờ giấy xe giả, bắt mẹ Nấm về đồn làm việc (vì ngày hôm sau là ngày biểu tình)
4. Còn như anh Bùi Chát vừa xuống phi trường bị CA bắt. Bắt người không quả tang phải có trát của thẩm phán và trước khi TP cho trát này, họ phải xem xét tang chứng rồi mới ký, dĩ nhiên tam quyền phân lập, TP thấy không đủ bằng chứng thì không ký và không có Tổng bí Thư của đảng nào mà đt bắt ổng phải ký, nếu không lần sau sẽ ly khai Đảng.
5. Cũng vậy, xét nhà dân phải có trát Tòa của TP ký, tương tự như 4
6. Bắt giữ người như giữ anh Người buôn Gió ở SG ngày biểu tình là vi phạm quyền công dân của anh NBG. Ở đây là False Imprisonment tức là bắt người trái phép, tên CS đó sẽ đi tù
7. Bắt người chỉ có cảnh sát mới được bắt, không có dân phòng hay Thanh niên xung phong, đó là False Imprisonment, như điều 6. ở trên.
8. Ở đây không có hộ khẩu, không có tạm trú, tạm vắng gì sất. Tôi đang đánh phím viết bài tới 2 giờ sáng, đột nhiên muốn “tâm tình” với người bạn gái tôi (không bao giờ tôi đột xuất như vậy nhé, thí dụ cho bài này thôi) thì xuống xe, mở máy mà đi chứ không cấn phải đến CA khu vực gỏ cửa và xin phép. Không bao giờ có kiểm tra hộ khẩu nhưng khi bạn giết người thì ở góc nào họ cũng tìm ra bạn vì hệ thống vi tính rất tinh vi.
9. Đọc bài báo dưới đây để thấy hình ảnh công an như thế này thì Taxi không hất lên Capo mới lạ, cô gái không tát anh CA đó mới lạ, người dân không hành hung CS mới là lạ.
10. CS gặp mặt dân, không 1 ai cầm tiền mặt trên tay. Móc túi lấy bằng lái, có tiền trong đó thì CS trả lại và cảnh cáo bạn là bạn có thể bị phạt tội “Attempted Bribery” tức là “muốn đưa hối lộ”, tôi này có thể vào tù.
Xin xem video ở trang này trong mục cập nhật tin tức hằng ngày.
Melbourne, 31.07.2011
Châu Xuân Nguyễn
———————
http://nld.com.vn/2011071902429832p0c1125/tai-dien-kieu-chan-xe-la-cua-csgt.htm
Tái diễn kiểu chặn xe “lạ” của CSGT
Thứ Ba, 19/07/2011 14:42
Thứ Ba, 19/07/2011 14:42
(NLĐO) – Suốt gần 1 giờ chặn dừng nhiều phương tiện để kiểm tra nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ biên bản nào được lập. Hẳn nhiên, điều lệnh chào người vi phạm cũng không được các CSGT và cảnh sát trật tự này thực hiện.
Khoảng 11 giờ ngày 18-7, phóng viên Báo Người Lao Động phát hiện 2
cảnh sát của đội CSGT – Trật tự – Phản ứng nhanh – Công an quận 9
(TPHCM) dừng xe công vụ BKS 51A1-0539 trước quán cà phê Phương Anh trên
đường 400 (đoạn cạnh nghĩa trang liệt sĩ TPHCM, phường Tân Phú, quận 9).
Trong gần 1 giờ quan sát và ghi hình, chúng tôi nhận thấy mặc dù
viên CSGT mang hàm đại úy luôn tuýt còi, huơ gậy chặn, dừng phương tiện
(đa số là xe tải) theo cả 2 hướng để cho viên cảnh sát trật tự mang hàm
trung tá đứng bên trong “kiểm tra”, xử lý, nhưng không thấy bất cứ biên
bản nào được lập, ngay cả điều lệnh chào người vi phạm cũng không được 2
cảnh sát này thực hiện.
Có chăng chỉ mỗi thao tác các tài xế hoặc phụ xe chạy đến trình
bằng lái rồi viên cảnh sát trật tự này nhanh chóng “rút ruột”, sau đó
trả “sổ” lại cho nhà xe. Thậm chí nhiều xe bị thổi cùng một lúc khiến
các tài xế, phụ xe phải xếp hàng chờ đến lượt.
Cảnh sát trật tự kiểm tra trong tích tắc xe vi phạm nhưng không lập biên bản
Nhét vội vào túi quần sau
Liên tục thổi dừng nhiều phương tiện cùng lúc nhưng không biên bản nào được lập, ngay cả điều lệnh chào người vi phạm…
… chỉ có mỗi thao tác “móc ruột” rồi cho đi được thực hiện liên tục
Tài xế xe tải trình sổ để cảnh sát trật tự “liếc”
sơ qua. Anh ta thấy “thiếu”, liền trả lại. Tài xế phải vào trong “bổ
sung”, sau đó viên cảnh sát “móc ruột” rồi trả lại cho tài xế tiếp tục
hành trình
Không ít trường hợp tài xế xe vi phạm thiếu “thủ tục” phải vào con hẻm này để “bổ sung”
Một tình huống khá “hài hước” được chúng tôi ghi nhận: Chiếc xe tải
chở đầy hàng hóa BKS 54Z-04… từ hướng Quốc lộ 1A chạy vào bị thổi lại.
Tài xế xuống trình giấy tờ, sau khi “liếc” sơ qua giấy tờ, thấy có vẻ
như “thiếu thủ tục”, anh cảnh sát trật tự khó chịu ra mặt, trả lại giấy
tờ cho tài xế.
Tài xế “cười buồn” quay vào con hẻm cạnh đó “bổ sung”. Khi đã “đầy
đủ”, viên cảnh sát này đón nhận rồi nhanh chóng “rút ruột” sau đó trả
“sổ” lại cho tài xế tiếp tục hành trình.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều cùng ngày, trung tá Mai Văn Sang,
Phó Đội trưởng Đội CSGT – Trật tự – Phản ứng nhanh – Công an quận 9 xác
nhận 2 cán bộ công an trên là đại úy CSGT Phan Thanh Việt và trung tá
CSTT Phạm Ngọc Nhung.
Ông Sang cũng thừa nhận sai phạm trong quy trình công tác của 2 cán bộ này và sẽ báo cáo lãnh đạo để có hướng xử lý.
Tin-ảnh: Đăng Lê
CSGT “đánh võng” là biện pháp nghiệp vụ?
Dân trí Một đoạn clip có tựa đề “CSGT chạy “bồ câu trắng” lạng lách, đánh võng trên đường” xuất hiện trên các trang mạng xã hội vào ngày 2/5 đang gây xôn xao dư luận.
Đoạn
clip có thời lượng 43 giây được đăng tải trên internet ghi lại hình ảnh 2
chiến sĩ CSGT đi trên xe đặc chủng nhưng lại liên tục lạng lách, đánh
võng trên đường khiến nhiều người đi xe gắn máy phía sau hò hét, la ó;
một số người còn tăng ga chạy theo như cổ vũ. Ngay khi đoạn clip được
đăng tải trên mạng, đã có rất nhiều ý kiến chê trách cách điều khiển xe
đặc chủng của 2 CSGT nói trên.
Những hình ảnh được cho rằng CSGT đánh võng trên đường (ảnh cắt từ clip đang phát tán trên mạng)
Trao đổi về nội dung clip này, Thượng tá Trần Thanh
Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TPHCM cho
biết: “Tổ CSGT trong clip thuộc Đội Tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng PC67,
thời điểm đó là tổ Cảnh sát giao thông đang tham gia bảo vệ đoàn đua xe
đạp Cúp Truyền hình TPHCM trong buổi sáng 30/4 trên xa lộ Hà Nội, hướng
từ Đồng Nai về trung tâm TPHCM.
Một chiếc xe gắn máy vượt lên phía trước bị CSGT ép vào lề
“Thời điểm trên có rất nhiều thanh niên chạy sau
đoàn đua có dấu hiệu muốn vượt lên trước. Nhằm đảm bảo an toàn cho các
cua-rơ cũng như an toàn giao thông cho người dân, tổ CSGT buộc phải dùng
biện pháp nghiệp vụ như trong clip quay được chứ không có chuyện CSGT
lạng lách, đánh võng như nhiều người nghĩ”, Thượng tá Trà cho biết.
Trước lý giải của ông Trà, một số người dân được
hỏi cho rằng "biện pháp nghiệp vụ" của CSGT như trong clip là không cần
thiết, dễ gây bức xúc cho người chứng kiến cũng như nguy hiểm cho người
tham gia giao thông.
Đình Thảo
CSGT Bị Chủ Phương Tiện Bắt Lỗi Ngược
Cần làm rõ bất thường vụ CSGT nhờ giang hồ đánh chết người
TTO - Hành vi tổ chức đánh
hội đồng người cự cãi CSGT có dấu hiệu tội giết người, lời
khai của nhóm đồng phạm rằng thượng úy CSGT đưa tiền nhờ nhận
tội thay cũng chưa được làm rõ.
Bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như - Ảnh: Gia Minh |
Nhiều người đặt câu hỏi các bị cáo bị xác định đánh người tới tử vong thì đó là tội cố ý gây thương tích hay giết người?
Người cự cãi công an chết vì bị đánh vỡ ruột non
Theo cáo trạng của Viện KSND TP.HCM, Hoài Như và 4 đồng phạm đã phạm
tội cố ý gây thương tích theo khoản 3, điều 104 Bộ luật hình sự với
tình tiết định khung cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả
chết người.Tuy nhiên, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa ngày 23-12, giám định viên pháp y khẳng định nguyên nhân gây ra cái chết cho ông Nguyễn Văn Chín là do ông bị đánh vào vùng bụng, gây vỡ ruột non, loại trừ khả năng ông chết vì bệnh lý hay yếu tố khác.
Phân tích về dấu hiệu tội phạm của hành vi đánh chết ông Chín, một luật sư có kinh nghiệm của Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng: Xét về mặt khoa học pháp lý, trước hết cần xem xét ý thức chủ quan của các bị can là có ý thức tấn công nhằm tước đoạt mạng sống của nạn nhân hay không?
Thứ hai là cách thức thực hiện hành vi như thế nào. Bị can có đánh vào các vùng xung yếu, quan trọng của cơ thể như vùng đầu, vùng ngực, vùng bụng… những vị trí mà một người bình thường, có khả năng nhận thức đều phải biết rằng đánh vào đó có thể dẫn tới chết người hay không?
Thứ ba, yếu tố quan trọng trong việc xác định tội danh là hậu quả thực tế.
Trong trường hợp này, ý thức chủ quan của nhóm bị can được CSGT Hoài Như nhờ là đánh để "dằn mặt" chứ không nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của ông Chín. Vậy thì phải xét hai yếu tố còn lại.
Các bị can đã liên tục đấm, đá, đạp vào vùng xung yếu của nạn nhân là vùng bụng dẫn tới vỡ ruột non và tử vong. Và hậu quả thực tế là ông Chín đã tử vong do đòn đánh hội đồng của các bị can.
Loại trừ yếu tố chủ quan của các bị can do họ không có ý thức, bàn bạc với nhau là đánh để tước đoạt mạng sống của nạn nhân, mà chỉ bàn, tổ chức đánh dằn mặt.
Nhưng xét hai yếu tố còn lại, mà quan trọng nhất là hậu quả xảy ra là chết người, theo vị luật sư này thì hành vi của các bị can có thể bị xem xét là giết người với lỗi cố ý gián tiếp.
Theo luật sư, khi tòa nhận thấy hành vi của các bị cáo có dấu hiệu tội giết người (tội nặng hơn so với tội cố ý gây thương tích) nên theo quy định về giới hạn xét xử thì việc tòa hoàn trả hồ sơ cho VKS để xác định lại tội danh truy tố là phù hợp.
Luật sư Hà Hải - Đoàn luật sư TP.HCM - cũng cho rằng hậu quả chết người đã xảy ra, hành vi đánh vào vùng nguy hiểm trên cơ thể người được cơ quan giám định pháp y xác định là nguyên nhân dẫn tới cái chết cho nạn nhân. Điều đó đã thể hiện bản chất của vụ án là gì.
Do đã xác định rõ bản chất vụ án và quy định pháp luật về hành vi này mà hội đồng xét xử hoàn hồ sơ đề nghị xác định lại tội danh.
Lời khai bất ngờ về kế hoạch dàn xếp nhận tội thay
Một nội dung khác được hội đồng xét xử yêu cầu điều tra làm rõ là tại
tòa, cả Nguyễn Minh Chung (người trực tiếp nhận điện hoại của
thượng úy Như nhờ đánh dằn mặt ông Chín) và các đồng phạm cùng tham
gia đánh ông Chín là Trần Đức Vững, Ngô Thành Vương, Phạm Thanh Kim Hạnh
đều khai Hoài Như hứa trả cho họ từ 100 triệu đồng/người cộng với một
xe máy sau khi ra tù để nhận tội thay Như.Phạm Sỹ Hoài Như (phải) và các đồng phạm tại tòa - Ảnh: Gia Minh |
Tuy nhiên, thượng úy Hoài Như phủ nhận điều này, cho rằng các bị cáo khác đã cố ý đổ lỗi cho mình. Như khai đêm đó Như chỉ điện thoại nhờ Chung tới thuyết phục, đưa ông Chín về vì ông Chín đã xỉn, không hợp tác với lực lượng chức năng.
Bị can Phạm Thanh Kim Hạnh còn khai khi hứa cho nhóm của Chung, Hạnh tiền để ra đầu thú, Như có hẹn Hạnh ra quán cà phê Bằng Lăng Tím để giao tiền. Hạnh khai đã thấy cọc tiền Như đem theo. Hạnh nhìn thấy có nhiều tiền, nhưng không rõ bao nhiêu do Như đưa nhưng Hạnh không nhận.
Hoài Như cũng phủ nhận những nội dung Hạnh khai.
Theo luật sư Hà Hải, diễn biến phiên tòa trên cho thấy có quá nhiều điều bất thường trong vụ án này cần phải được làm rõ.
Bênh cạnh đó, trong vụ án này, dù các bị can khác đầu thú, thành khẩn khai báo và hợp tác tích cực với cơ quan điều tra nhưng lại bị tạm giam.
Riêng Phạm Sỹ Hoài Như - người được cho là chủ mưu, cầm đầu vụ việc đánh chết người vi phạm giao thông cự cãi công an này, chưa kể có thông tin bỏ hàng trăm triệu “mua” các bị can khác nhận tội thay mình thì lại được tại ngoại.
"Các cơ quan tiến hành tố tụng cần điều tra làm rõ, đưa vụ án về đúng với bản chất của nó để xét xử một cách công bằng, đúng người, đúng tội" - luật sư Hải kiến nghị.
Gia đình nạn nhânđau đớn trước cái chết của ông Chín và thượng úy CSGT (trái) tại phiên tòa - Ảnh: Gia Minh |
'Đồng tiền quỷ ám' bất ngờ tạo nên cơn sốt với khán giả truyền hình
Cập nhật: 09:01, Thứ 7, 20/08/2016
Bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” dài 46 tập, được phát sóng trên kênh VTV1
vào lúc 20h40 các ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư hàng tuần. Khởi chiếu
từ 23-5-2016, bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” đã khẳng định sức lan tỏa qua
phân nửa chặng đường chinh phục khán giả...
Đề tài đấu tranh trấn áp tội phạm luôn luôn hấp dẫn trên màn ảnh, nhưng không có được nhiều bộ phim thành công. “Đồng tiền quỷ ám” bất ngờ tạo nên một cơn sốt đối với khán giả truyền hình, bởi bộ phim phản ánh trực tiếp những tệ nạn nhức nhối trong xã hội hôm nay từ cán bộ tham nhũng, cờ bạc, lừa đảo đến tội phạm có tổ chức, mại dâm, đá gà. Đặc biệt, “Đồng tiền quỷ ám” là bức tranh sinh động về những số phận ở vùng biên giới nhiều cơ hội lắm thách thức!
Nhà văn Nguyễn Như Phong làm việc trong ngành an ninh nhiều năm, nên khi chuyển sang viết kịch bản phim truyện về đề tài hình sự thì ông có lợi thế vượt trội về tư liệu thực tế tội phạm và thao tác nghiệp vụ điều tra. Sau kịch bản “Chạy án” gây tiếng vang, thì “Đồng tiền quỷ ám” một lần nữa chứng minh vị trí của nhà văn Nguyễn Như Phong trong lĩnh địa quen thuộc này.
Bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” dài 46 tập, được phát sóng trên kênh VTV1 vào lúc 20h40 các ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư hàng tuần. Khởi chiếu từ 23-5-2016, bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” đã khẳng định sức lan tỏa qua phân nửa chặng đường chinh phục khán giả. Không chỉ đạt tỉ lệ xem trực tiếp qua màn ảnh nhỏ, mà “Đồng tiền quỷ ám” còn được nhiều kênh phim online tranh thủ copy mang về website để thu hút lượng truy cập.
Vì sao bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” được công chúng đón nhận và bàn tán xôn xao như vậy? Trước hết, bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” không ngần ngại mổ xẻ điểm nóng nhất hiện nay đối với dân sinh và dư luận, đó là sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cảnh sát giao thông.
Nhân vật chính của bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Huỳnh Sơn Đồng (do diễn viên Đức Sơn đóng). Xuất thân trong một gia cảnh tử tế, có ông bố từng làm Giám đốc Công an tỉnh rồi lên chức Phó Chủ tịch tỉnh trước khi về hưu, cái lý lịch của Huỳnh Sơn Đồng quá mỹ mãn để tận tụy với sứ mệnh phụng sự cho xã hội.
Thế nhưng, từ khi ngồi vào cái ghế Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, thì thượng tá Huỳnh Sơn Đồng không vượt qua được cám dỗ của tiền bạc. Máu đỏ đen trỗi dậy, Huỳnh Sơn Đồng chạy theo thú vui đá gà, và bắt đầu trượt dài vào những phi vụ bảo kê cho những doanh nghiệp vận tải chuyên chở quá tải hoặc chở gỗ lậu.
Sau khi ly dị vợ là cán bộ công an mẫu mực Bảy Liêm (do diễn viên Thân Thúy Hà đóng), thì cuộc đời Huỳnh Sơn Đồng thực sự rẽ sang lối khác.
Huỳnh Sơn Đồng bất chấp tất cả để kiếm tiền. Huỳnh Sơn Đồng cặp bồ với người mẫu Kim Oanh (do diễn viên Cao Thái Hà đóng) và Huỳnh Sơn Đồng không thể uốn nắn đứa con trai Bảo Lâm (do diễn viên Hà Việt Dũng đóng). Hạt mưa trước rơi đâu thì hạt mưa sau rơi đó, Bảo Lâm cũng lao vào sòng bạc, lập dự án ma để vay tiền ngân hàng. Hình ảnh thượng tá – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Huỳnh Sơn Đồng càng ngày càng tệ hại trong mắt của chính những thuộc cấp.
Một cảnh trong phim
Tuy nhiên, nhân vật Huỳnh Sơn Đồng chỉ là chất dẫn cho toàn bộ câu chuyện. Bởi lẽ, cốt lõi của bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” phản ánh nhức nhối của tệ nạn cờ bạc dọc biên giới Việt Nam – Campuchia. Báo chí đã nhiều lần phơi bày hậu quả ê chề của những người Việt Nam sang bên Campuchia đánh bạc, nhưng những đau thương và mất mát của kẻ nọ chưa bao giờ có tác dụng kháng sinh đối với máu đỏ đen của kẻ kia.
Những ai đã từng mục sở thị tuyến biên giới Việt Nam- Campuchia chắc chắn sẽ âu lo khi biết rằng, chỉ một đường biên giới mong manh thì phía bên kia của Hà Tiên, Châu Đốc, Tịnh Biên, Tân Hồng, Bến Cầu, Trảng Bàng… đều dày đặc những casino mời gọi khách Việt Nam. Hơn 30 sòng bạc dọc biên giới, mỗi ngày móc túi bao nhiêu tỷ đồng của người Việt? Chưa thể có con số thống kế chính xác, nhưng hệ lụy rất đau lòng.
Bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” khai thác bối cảnh ấy một cách sinh động. Cái địa phương trong bộ phim mang đầy đủ nét riêng của một tỉnh biên giới, và mọi thứ đảo điên vì cánh cửa thông thương được lạm dụng làm cánh cửa cờ bạc. Đối tượng cờ bạc rất đa dạng, từ bà nội trợ như Lành ( diễn viên Mỹ Duyên đóng) đến quý tử nhà công chức như Nam (diễn viên Hoàng Anh đóng).
Và quanh chiếc bạc thì không có điều gì không thể xảy ra. Những tờ giấy vay tiền cầm mạng cứ ám ảnh từng cuộc đời. Những chi tiết báo chí từng nêu như chủ casino chặt ngón tay con nợ để gây áp lực buộc gia đình nạn nhân phải trả tiền, cũng xuất hiện trong bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” như những ví dụ cụ thể và thuyết phục.
Đã gắn với casino thì dĩ nhiên phải nói đến tội phạm có tổ chức. Không có thiện nam tín nữ nào lại làm chủ sòng bạc. Những tay anh chị vào tù ra tội luôn bám lấy casino làm đất sống. Sòng bạch của Chum Nốp (do diễn viên Thạch Kim Long đóng) hay sòng bạc của Thạch Sang ( do diễn viên Công Dũng đóng) đều là sào huyệt của các loại tội phạm.
Và dĩ nhiên, những cô gái có chút nhan sắc vì sự đẩy đưa nào đó cũng chọn sòng bạc để buôn phấn bán hương. Dù nhiều cảnh dựng lại, nhưng dăm hình ảnh quay lại thực tế hoạt động các casino đã khiến bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” lôi cuốn cho những ai tò mò về chốn sát phạt rủi may.
Thế nhưng, nếu chỉ xoay quanh chuyện đánh bạc, thì “Đồng tiền quỷ ám” không thể nào so với những bộ phim lừng lẫy của Hồng Kong như “Thần bài” hay “Bến Thượng Hải”.
Mấu chốt của bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” chính là góp một tiếng chuông cảnh báo sự xuống cấp của đạo đức cộng đồng trước sự sấp ngửa của đồng tiền. Đúng như lời nhân vật Giám đốc Công an tỉnh - Trịnh Lương (do diễn viên Công Hậu đóng) nói trong phim: “Nếu thứ gì cũng giải quyết bằng đồng tiền, thì công an cũng khó làm người lương thiện!”. Thượng tá Huỳnh Sơn Đồng theo đuổi lợi ích, kiếm tiền để đánh bạc và kiếm tiền để bao gái.
Trớ trêu thay, người mẫu Kim Loan cũng vì tiền, sẵn sàng vừa chăn chiếu mặn nồng với ông bố Huỳnh Sơn Đồng và vừa thề non hẹn biển với ông con Bảo Lâm. Người mẫu Kim Loan mở công ty người mẫu chủ yếu để môi giới mại dâm. Người mẫu Kim Loan hùn tiền vào sòng bạc và đứng sau giật dây cho Bảo Lâm giở mánh khóe lừa gạt thiên hạ. Bộ ba Huỳnh Sơn Đồng – Kim Loan – Bảo Lâm cứ xoay quanh nhau mà hé lộ bao nhiêu trớ trêu của đồng tiền nghiệt ngã.
Vì tiền và vì gái, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Huỳnh Sơn Đồng dễ dàng chà đạp lên sự thật và pháp luật. Khi người mẫu Kim Loan lái xe gây tai nạn đụng người đi đường, thượng tá Huỳnh Sơn Đồng đã dùng quyền lực của mình để đổi trắng thay đen, tạo hiện trường giả, tạo chứng cứ giả hòng chạy tội cho cô vợ hờ. Đó là một tình huống khiến những ai tha thiết với liêm chính phải cảm thấy ê chề. Chỉ một Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đã thao túng như vậy, thì những nhân vật khác còn có khả năng gây ra những thảm trạng ngang ngược ra sao!
Đạo diễn Trần Chí Thành trước đây từ có bộ phim hình sự “Chiến hạm nổ tung” chuyển thể từ tiểu thuyết “Câu lạc bộ chính khách” của nhà văn Lê Tri Kỷ. Lần này, với kịch bản “Đồng tiền quỷ ám” của nhà văn Nguyễn Như Phong, thì đạo diễn Trần Chí Thành lại có được những thước phim ấn tượng. Tuy nhiên, ngoài thông điệp mạnh mẽ chống lại cái xấu và cái ác, bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” vẫn còn nhiều bất cập thường thấy ở phim truyền hình Việt Nam, đó là căn bệnh ưa lý sự, nghèo chi tiết, ít hành động.
Dù nhịp điệu bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” tương đối nhanh, nhưng vẫn có quá nhiều cảnh giống như… kịch truyền hình, cứ một góc quay và hai nhân vật tha hồ nói qua nói lại. Chẳng hạn, dung lượng 2/3 của tập 10 bộ phim “Đồng tiền quỷ ám” chủ yếu cho nhân vật ngồi đối diện với nhau ở chiếc bàn nhỏ, rồi đối thoại liên miên về nhân tình thế thái. Nếu thoát được tư duy làm phim truyền hình nhàm chán của Việt Nam, chắc chắn “Đồng tiền quỷ ám” còn đáng đồng tiền bát gạo hơn nữa.
TÂM HUYỀN
(Kiến thức gia đình số 32)
CSGT tắt điện luôn
Xử lý nghiêm cảnh sát giao thông nhũng nhiễu dân
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an xử lý nghiêm những
người thực thi công vụ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người
dân trong hoạt động giao thông.
Tại công điện số 18 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia do Phó thủ
tướng Trương Hòa Bình – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ký
ngày 14/5 cho biết, từ ngày 28/4 đến 12/5, cả nước đã xảy ra 33 vụ tai
nạn giao thông liên quan đến xe khách, xe tải và xe container, làm chết
27 người và bị thương 83 người, trong đó có 5 vụ tai nạn giao thông đặc
biệt nghiêm trọng.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhận định, nguyên nhân gốc của tình trạng trên là sự yếu kém trong quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải, tình trạng “khoán trắng” cho lái xe tự lo khai thác hàng hóa, tìm kiếm hành khách.
Dư luận cũng phản ảnh về một bộ phận trong lực lượng thực thi công vụ
còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa làm tròn trách nhiệm, thậm chí
còn có hiện tượng dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm của lái xe,
chủ xe.
Nhằm giảm số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do ôtô kinh doanh vận tải gây ra, Chủ tịch Ủy ban ATGT thông Quốc gia yêu cầu:
Bộ GTVT tiếp tục rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện.
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải toàn quốc phối hợp lực lượng của ngành công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô...
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp lực lượng cảnh sát khác và ngành giao thông vận tải tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm của lái xe và chủ xe, đặc biệt là hành vi vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy, vi phạm tốc độ, chở quá số người quy định, chở hoặc xếp hàng lên ô tô vượt quá tải trọng cho phép; cưỡng chế, trấn áp các hành vi chống người thi hành công vụ.
Đồng thời, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của lực lượng thực thi công vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát xác minh và xử lý nghiêm những người thực thi công vụ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, bao che, dung túng cho các lái xe, chủ xe kinh doanh vận tải có hành vi vi phạm.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhận định, nguyên nhân gốc của tình trạng trên là sự yếu kém trong quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải, tình trạng “khoán trắng” cho lái xe tự lo khai thác hàng hóa, tìm kiếm hành khách.
Một vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Việt Tường. |
Nhằm giảm số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do ôtô kinh doanh vận tải gây ra, Chủ tịch Ủy ban ATGT thông Quốc gia yêu cầu:
Bộ GTVT tiếp tục rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện.
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải toàn quốc phối hợp lực lượng của ngành công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô...
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp lực lượng cảnh sát khác và ngành giao thông vận tải tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm của lái xe và chủ xe, đặc biệt là hành vi vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy, vi phạm tốc độ, chở quá số người quy định, chở hoặc xếp hàng lên ô tô vượt quá tải trọng cho phép; cưỡng chế, trấn áp các hành vi chống người thi hành công vụ.
Đồng thời, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của lực lượng thực thi công vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát xác minh và xử lý nghiêm những người thực thi công vụ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, bao che, dung túng cho các lái xe, chủ xe kinh doanh vận tải có hành vi vi phạm.
Sẽ tước danh hiệu CAND những CSGT nhũng nhiễu, tiêu cực
04/12/2014 - 18:50 (GMT+7)
Các trường hợp CSGT nhũng nhiễu, tiêu cực, nhận tiền hối lộ của người vi phạm… PC67 TP HCM đề xuất Ban Giám đốc CATP áp dụng hình thức kỷ luật, kể cả việc tước danh hiệu CAND.
CSGT Thành phố Hồ Chí Minh trong một lần bắt cướp |
Nổi lên trong số đó là những gương tiêu biểu như: Thượng úy Vương Văn Vương, Đội CSGT Rạch Chiếc với 25 lượt nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ, số tiền là 5.000.000 đồng; Thượng úy Phạm Tấn Nghĩa, Đội CSGT Bình Triệu, 25 lượt nêu guơng liêm khiết không nhận hối lộ, số tiền 3.590.000 đồng; Thượng úy Nguyễn Hồng Tiến, Đội CSGT Bình Triệu, 19 lượt nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ, số tiền 3.550.000 đồng…
Cùng đó, trong năm 2014 đã có 141 lượt CBCS nêu gương dũng cảm, tham gia phát hiện 47 vụ phạm tội, truy bắt được 58 đối tượng, 21 phương tiện gây án đồng thời thu được các tang vật như 19 điện thoại di động, 01 sợi dây chuyền, 01 khẩu súng, mã tấu, dao bấm, dao găm, dùi cui điện, máy chụp ảnh, hơn 1.000.000 cây thuốc lá cùng nhiều tang vật khác.
PC67 đang đề xuất Ban Giám đốc Công an Thành phố xét tặng giấy khen đối với những CBCS không nhận hối lộ từ 500.000 đồng trở lên hoặc có nhiều lần liên tiếp trong tháng nêu gương liêm khiết hoặc các trường hợp CBCS dũng cảm trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngoài việc biểu dương, khen thưởng, PC67 cũng sẽ không bao che và xử lý kỷ luật nghiêm đối với các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, nhận tiền hối lộ của người vi phạm. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có thể áp dụng hình thức kỷ luật “Tước danh hiệu CAND”.
PC67 Công an TP HCM cũng khuyến cáo người tham gia giao thông: Những hành vi vi phạm đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính sẽ được PC67 tổng hợp thành danh sách gửi Ban ATGT quận, huyện và phối hợp thông báo trên các cơ quan thông tin đại chúng để dư luận phê phán. Đồng thời, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và biện pháp giáo dục tại địa phương nơi cư trú, PC67 cũng gửi danh sách vi phạm về Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người vi phạm hoặc đến cơ quan, trường học nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên để kiểm điểm, nhằm răn đe, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người vi phạm.
Mai Huyên
Cập nhật: 25-09-2011 08:07
|
|
Sau hơn một tháng chuẩn bị, sáng ngày
1/12, Hội thi “An toàn giao thông và xây dựng phong cách người Cảnh sát
giao thông” đã được khai mạc trước sự chứng kiến của lãnh đạo các phòng
trực thuộc và hơn 200 đoàn viên thanh niên toàn Công an tỉnh đã về dự.
|
|
Sau
hơn một tháng chuẩn bị, sáng ngày 1/12, Hội thi “An toàn giao thông và
xây dựng phong cách người Cảnh sát giao thông” đã được khai mạc trước
sự chứng kiến của lãnh đạo các phòng trực thuộc và hơn 200 đoàn viên
thanh niên toàn Công an tỉnh đã về dự.
Sau lễ khai mạc, các thí
sinh đại diện cho 28 đội tuyển đến từ các cơ sở đoàn trong lực lượng
Công an Đồng Nai bước vào tranh tài nội dung thi kỹ năng lái xe an toàn
với hai bài thi: vòng tránh cọc tiêu đi hình số 8 và đi trên ván hẹp.
Phần thi tương đối khó, đòi hỏi thí sinh phải có kỹ thuật điều khiển xe
khéo léo, tâm lý vững vàng mới có thể hoàn thành. Do vậy, phần lớn thí
sinh chỉ vượt qua được bài thi vòng tránh cọc tiêu đi hình số 8 nhưng
đành chấp nhận dừng lại ở bài thi điều khiển xe môtô trên ván hẹp.
Phần thi tìm hiểu kiến
thức luật giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt, các Đội trả lời 2
trong số 86 câu hỏi trên máy vi tính. Trong thời gian 150 giây, mỗi đội
phải trả lời nhanh câu hỏi, điều này khiến các đội thi phải chịu nhiều
áp lực. Mặc dù vậy, nhưng không ít đội đã giành được điểm số tuyệt đối ở
nội dung thi này nhờ sự tìm hiểu kỹ kiến thức về luật giao thông.
Nội dung thi thuyết trình
xây dựng phong cách Cảnh sát giao thông (CSGT) được nhiều người quan tâm
nhất, bởi đây là nội dung chủ yếu để xây dựng phong cách người chiến sỹ
Công an Đồng Nai vì nhân dân phục vụ theo tinh thần Nghị quyết số 11
của Đảng uỷ Công an tỉnh. Thí sinh thuyết trình phải đánh giá được thực
trạng của CSGT hiện nay, đồng thời đề ra được các giải pháp phòng chống
tiêu cực trong lực lượng CSGT; xây dựng hình ảnh CSGT đẹp, có văn hoá,
thân thiện gần gũi khi tiếp xúc và giải quyết các công việc liên quan
đến nhân dân.
Nhìn chung, các thi sinh
đều đánh giá thực trạng CSGT trên địa bàn cả nước nói chung và Đồng Nai
nói riêng một cách công tâm, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng; phân
tích những mặt làm được trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
trên tuyến giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kéo giảm số
người chết và bị thương, nhiều cán bộ chiến sỹ nêu gương liêm khiết
không nhận hối lộ, không ít đồng chí đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Bên cạnh đó là những tồn tại hiện nay của một bộ phận không nhỏ CSGT như
sai phạm quy trình tuần tra, xử lý vi phạm thiếu tu dưỡng bản thân dẫn
đến tiêu cực, nhũng nhiễu, gây bức xúc trong nhân dân.
Các đội dự thi cũng đưa ra
nhiều giải pháp góp phần làm trong sạch lực lượng CSGT như: phạt tiền
đối với CSGT sai phạm, thưởng tiền cho người phát hiện tiêu cực của
CSGT; xử lý trách nhiệm liên đới của chỉ huy; xây dựng cung đường thông
minh, giám sát bằng camera quan sát;, bố trí CSGT đúng chuyên ngành đào
tạo và phải trải qua khoá huấn luyện xử lý tình huống trước khi giao
nhiệm vụ; tổ chức diễn đàn lắng nghe ý kiến của nhân dân về CSGT. các
đội Công an Thành phố Biên Hoà, Phòng CSGT đường thuỷ, Phòng Quản lý
xuất nhập cảnh, Phòng An ninh điều tra, liên Chi đoàn Phòng Cảnh sát
điều tra tội phạm về Ma tuý và Kinh tế đã đưa ra nhiều ý tưởng…
Đội dự thi Công an huyện
Trảng Bom cho rằng: Phải xử lý thật nghiêm khắc, không thể đổ lỗi cho
hoàn cảnh để tiêu cực, nhũng nhiễu nhân dân; khen thưởng xứng đáng nếu
có công là sáng kiến. Cũng theo giải pháp của Công an huyện Trảng Bom
phải nâng cao tiêu chuẩn đối với lực lượng tuần tra kiểm soát từ ngoại
hình đến trình độ giao tiếp, ngoại ngữ. Bên cạnh đó cũng phải xử lý
nghiêm minh người đưa hối lộ cho CSGT.
Sức cuốn hút ở nội dung
thi thuyết trình là các Đội đã đưa ra nhiều giải pháp có sức thuyết phục
cao, cách thuyết trình khá tự tin, kết hợp với hình thức sân khấu hoá
đầy chất sáng tạo, sinh động, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đoàn
thanh niên công an toàn tỉnh đối với lực lượng CSGT.
Qua 2 ngày tham gia tranh
tài, Ban tổ chức đã chọn ra 21 đội có thành tích cao để trao giải. Trong
đó giải nhất thuộc về liên quân Chi đoàn Phòng Công tác chính trị và
Phòng Tổ chức cán bộ; Đoàn Cơ sở Công an Thành phố Biên Hoà và Phòng
Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đồng giải nhì. Ngoài ra, Ban tổ
chức còn trao 3 giải 3; 10 giải khuyến khích và 5 giải phong cách cho
các đội có điểm số cao và phong cách tốt.
Đây là dịp để Đoàn thanh
niên Công an tỉnh nắm vững thêm kiến thức về luật giao thông, đồng thời
bày tỏ những suy nghĩ và thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây
dựng phong cách người CSGT Công an cả nước nói chung và Đồng Nai nói
riêng, cải thiện hình ảnh CSGT trong ánh mắt người dân.
|
|
In nội dung |
Nhận xét
Đăng nhận xét