Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 2/e (Châu Á)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                  Cá vây tay : Tổ tiên của loài người 

                    Tam hoàng thủy tổ loài người - Tổ tiên người Việt từ Hồng Bàng họ Thần Nông 

-Châu Á

Tổ tiên của loài người xuất hiện ở châu Á?



To tien cua loai nguoi xuat hien o chau A?
Mẩu xương hoá thạch được tìm thấy ở Myanmar.
Một mẩu xương mắt cá chân được phát hiện tại miền Trung Myanmar có thể là bằng chứng về tổ tiên chung của nhiều loài động vật thuộc bộ linh trưởng ngày nay, bao gồm cả con người. Hoá thạch có niên đại 45 triệu năm này mang những đặc điểm giống với tất cả các loài vượn người. Nghiên cứu gần đây của các chuyên gia thuộc ĐH Montpellier II, Pháp, cho thấy mẩu xương hoá thạch có lẽ thuộc về một loài vượn người đã tuyệt chủng tên là Amphipithecus - loài động vật lớn di chuyển bằng cách nhảy và trèo cây tại nơi chúng sinh sống.
Trước khi nghiên cứu, các nhà khoa học không chắc xương hoá thạch thuộc về một loài linh trưởng giống người hay adapiform. Mặc dù cũng thuộc họ khỉ không đuôi song adapiform, hiện đã tuyệt chủng, có họ gần hơn với vượn cáo và culi ngày nay so với tinh tinh và con người. Nghiên cứu cho thấy kích cỡ và các đặc trưng khác của xương mắt cá giống với xương của vượn người nhiều hơn.
Do mẩu xương này và các hoá thạch khác của linh trưởng nguyên thuỷ dường như có nguồn gốc từ những sinh vật cấp cao nên vượn người có lẽ bắt nguồn ở châu Á cách đây ít nhất 55 triệu năm - khoảng 50 triệu năm trước khi con người bắt đầu xuất hiện. Những vượn người đó tại Myanmar hẳn là đã di cư tơi châu Phi trước khi tiến hoá thành nhiều giống người nơi các nhà khoa học tìm thấy xương của người cổ nhất
. Các giống người sau đó phân tán toàn cầu trong vài trăm nghìn năm qua. Laurent Marivaux, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ""Khám phá của chúng tôi ở Myanmar củng cố giả thuyết: linh trưởng dạng người tiến hoá ở Nam Á vào kỷ Eocene, cách đây 54,8-33,7 triệu năm. Do đó, giả thuyết cho rằng linh trưởng dạng người có nguồn gốc ở châu Phi bắt đầu lung lay"". Phát hiện mới có ý nghĩa quan trọng bởi con người là một nhánh của cây gia hệ vượn người.
K. Christopher Beard, người phụ trách bộ phận cổ sinh học xương sống tại Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Carnegie, Pittsburgh, đã phân tích hoá thạch linh trưởng có tên là Eosimias ở Trung Quốc. Theo ông, hoá thạch đó hoàn toàn phù hợp với bằng chứng mà Tiến sĩ Marivaux tìm thấy ở Myanmar và Thái Lan. Tháng tới, cả Beard và Marivaux sẽ tới vùng ngoại vi của ngôi làng Mogaung ở Myanmar với hy vọng phát hiện thêm hoá thạch sơ khai của động vật linh trưởng nơi họ đã tìm thấy mẩu xương mắt cá.
(Minh Sơn - Theo Discovery, BBC)
Việt Báo (Theo_VietNamNet )

Loài người định cư ở Úc sớm hơn cả ở châu Âu và châu Á


In bài viết
  Các nhà cổ sinh học khẳng định rằng loài người đến định cư ở Úc còn sớm hơn cả ở châu Âu và châu Á. Những trạm dừng chân cổ xưa mới phát hiện ở châu Úc đã chứng tỏ điều đó.
Một nhóm các nhà nghiên cứu do Hamma Dzhilsa ở Đại học La Trobe tại Melbourne phụ trách, đã công bố công trình của mình trên tạp chí khoa học Nature. Theo đó, họ nói rằng cho đến tận thời gian gần đây, phần lớn các nhà khoa học đều thống nhất quan điểm khẳng định sau châu Phi, con người đã đến định cư ở vùng Cận Đông.
Theo giả thiết này, sau Cận Đông, con người mới chia nhau ra đến châu Âu và châu Á, còn những vùng đất khác thì con người tới muộn hơn nữa. Nhưng những phát hiện mới đây của các nhà cổ sinh học lại chứng tỏ rẳng người Cro-Magnons đã sống ở Úc 50.000 năm trước - sớm hơn nhiều so với lần đầu tiên con người đặt chân đến châu Âu.
Nhóm nghiên cứu trên đã phát hiện thấy trong một hang động của dãy núi Flinders tại Nam Úc những dấu vết của vị trí nơi con người dừng chân ước khoảng 49.000 năm trước. Tại nơi đó, các chuyên gia đã tìm thấy xương động vật cũng như đá đã chế tác thành công cụ lao động và một số dấu vết khác chứng tỏ về hoạt động của con người.
Những phát hiện này cho phép giả định rằng những người đầu tiên đến Úc, ít nhất cũng sớm hơn 10.000 năm so với ước tính từ trước đến nay. Trước đây, các nhà khoa học ước tính những dấu vết cổ xưa nhất chứng tỏ về sự hiện diện của người Cro-Magnons tại châu Úc là 38.000 năm. Ngoài ra, trạm dừng chân cổ xưa đã cho phép các nhà khoa học tin rằng những cư dân đầu tiên ở Úc đã bắt gặp những động vật khổng lồ ở địa phương từng tồn tại trên lãnh thổ Úc 1,6 triệu năm trước và tuyệt chủng chừng 40.000 năm trước.
Điều đó có nghĩa rằng người Cro-Magnons cũng đã sống bên cạnh những con gấu túi khổng lồ từng tồn tại trên Trái đất. Các nhà khoa học đã tìm thấy xương gấu túi trong hang, nơi có lẽ gấu túi khổng lồ không vào được. Điều này có nghĩa là con người đã săn bắt chúng và đưa vào hang làm thịt. Còn những loại xương đã được chế tác không phải là xương loài thú có túi khổng lồ mà là xương loài chuột túi đuôi cong hay chuột túi wallaby sống ở vùng núi đá hiểm trở.
Vũ Trung Hương

Tìm thấy xương “người lùn” Hobbit 700.000 năm ở châu Á

Thứ Năm, ngày 09/06/2016 11:42 AM (GMT+7)
Một nhóm nghiên cứu của Úc đã tìm thấy nhiều hóa thạch của người Hobbit ở đảo Flores, Indonesia, cho biết thêm về sự tiến hóa của loài người.
Tìm thấy xương “người lùn” Hobbit 700.000 năm ở châu Á - 1
Các xương hàm và răng của những người Hobbit vừa được tìm thấy ở Indonesia
Người Hobbit được biết đến là những nhân vật chính trong bộ phim Chúa nhẫn và The Hobbit nổi tiếng, được chuyển thể từ tiểu thuyết giả tưởn của tác giả J. R. R. Tolkien xuất bản năm 1937. Sự thật về người Hobbit vẫn đang gây tranh cãi, tuy nhiên, phát hiện mới nhất của các nhà khảo cổ học ở Indonesia cho thấy “người Hobbit có thật”.
Người Hobbit (tên khoa học Homo floresiensis) là một chủng tộc người cổ đại có hình dáng giống người lùn. Họ chỉ cao trung bình khoảng 1m.
Hóa thạch răng và xương của một người lớn và hai trẻ nhỏ Hobit được tìm thấy đã ủng hộ giả thuyết người Hobbit đã sinh sống trên đảo Flores từ khoảng một triệu năm trước.
Tìm thấy xương “người lùn” Hobbit 700.000 năm ở châu Á - 2
Một trong 6 chiếc răng hóa thạch được tìm thấy
"Người Hobbit có thật", Adam Brumm, một nhà khảo cổ học tại Trung tâm nghiên cứu về tiến hóa của loài người tại Đại học Griffith nước Úc cho biết.
“Họ là một chủng người cổ đại sống tách biệt với chúng ta và đến giờ không còn tồn tại nữa”, ông nói thêm.
Các nhà khoa học cho biết bộ hóa thạch này là bằng chứng cho thấy cơ thể con người, bao gồm cả não, đã thu nhỏ lại sau thời gian dài sinh sống trong một hệ sinh thái yên bình và ít kẻ thù. Điều này khiến họ không cần đến một bộ não lớn. Đây là quá trình được gọi là “lùn hóa” rất phổ biến ở động vật. Nhiều loài vật bị thu hẹp cơ thể 6 lần để thích nghi với một môi trường ít tài nguyên và đơn giản.
Tìm thấy xương “người lùn” Hobbit 700.000 năm ở châu Á - 3
Hóa thạch sọ của người Hobbit được tìm thấy năm 2014 ở Indonesia
Các nhà nghiên cứu cho rằng hóa thạch họ tìm thấy là hậu duệ của chủng người Homo erectus. Homo erectus là chủng người cao tới 1m8, nặng 70kg, được cho là loài người đầu tiên rời khỏi châu Phi. Trong khi đó, chủng người Hobbit chỉ cao từ 0,6-1,2 m, với bộ sọ nhỏ hơn hẳn.
"Nhưng rõ ràng là họ không ngu ngốc, họ có thể làm nhiều công cụ từ đá”, các nhà khoa học nói thêm.
Tiến sĩ van den Bergh cho biết hóa thạch lần này lớn hơn 600.000 năm tuổi so với hóa thạch người Hobbit được tìm thấy ở Flores trước đó. "Nó giúp chúng tôi biết rằng con người đã có mặt trên đảo này từ 1 triệu năm trước."
Tìm thấy xương “người lùn” Hobbit 700.000 năm ở châu Á - 4
Địa điểm các nhà khảo cổ học tìm thấy hóa thạch
Người Hobbit là một chủng tộc người cổ tại Trung Địa. Mặc dù nguồn gốc chính xác của người Hobbit vẫn còn là một bí ẩn nhưng đa phần những người đầu tiên trong số họ được nhìn thấy tại vùng phía Bắc của Trung Địa và dưới khu Thung lũng Anduin.
Ngoại hình người Hobbit nói chung là rất giống với con người. Họ chỉ có một vài điểm khác biệt như vành tai bé và nhọn hơn, bàn chân to, dày và có nhiều lông. Chiều cao trung bình của họ cũng thấp hơn rất nhiều so với người bình thường , tức là chỉ vào khoảng 0,6 cho đến 1,2 m.
Theo Trà My - ABC News (Dân Việt
Tin tức / Mẫu răng khảo cổ tại Trung Quốc cho thấy loài người di cư khỏi châu Phi từ rất sớm
Phát hiện gây chấn động này cho thấy người hiện đại Homo sapiens đã tới châu Á khoảng 100.000 năm trước đây.
 Untitled.jpg
Chú thích: 47 răng người, có niên đại từ 80.000  - 120.000 năm được tìm thấy tại một hang động đá vôi tại Daoxian, Trung Quốc.
Răng người được phát hiện từ một hang động ở  miền Nam Trung Quốc cho thấy rằng người Homo sapien đã đến Trung Quốc từ khoảng 100.000 năm trước – thời gian mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng loài người vẫn chưa di cư xa khỏi châu Phi.
"Thật đáng kinh ngạc, đây là một phát hiện lớn" - Michael Petraglia, một nhà khảo cổ học tại đại học Oxford, Vương quốc Anh (không tham gia vào nghiên cứu này) phát biểu. "Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất tại châu Á trong thập kỉ qua."
Tại động đá vôi tại Daoxian, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, những cuộc khai quật gần đây tại hệ thống hang động trải rộng trên 3 km vuông đã phát hiện ra 47 răng người cùng với xương linh cẩu, gấu trúc khổng lồ (đã tuyệt chủng) và hàng chục loài động vật khác. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy công cụ đồ đá nào; có nhiều khả năng những người này chưa từng sống trong hang động mà các loài động vật săn mồi đã tha xác của họ được tha vào hang.
"Những mẫu răng này chắc chắn là của người Homo sapiens" - Maria Martinon-Toress, một  nhà cổ nhân chủng học tại Đại học College London nói. Bà cũng là đồng tác giả của nghiên cứu cùng với các cộng sự như Wu Liu và Xie-jie Wu tại Viện nghiên cứu Cổ sinh động vật có xương sống và Cổ nhân chủng học tại Bắc Kinh.  Những chiếc răng có kích thước nhỏ, chân răng mỏng và  mặt răng phẳng là những  đặc điểm của người hiện đại – H.sapiens-  Hình thái chung của răng cũng không khác biệt so với người cổ đại và người hiện đại. Nhóm các nhà khoa học đã công bố kết quả trên báo Nature today.
Việc xác định niên đại của răng là một việc không đơn giản. Chúng không có chứa cacbon phóng xạ (hợp chất biến mất sau khoảng 50.000 năm). Do đó, nhóm khoa học đã xác định tuổi của các canxit trong hang động cũng như dựa vào xương các động vật trong hang để suy đoán rằng răng của người tìm được trong hang có niên đại từ 80.000 đến 120.000 năm.
Những người di cư từ rất sớm
"Niên đại của những mẫu vật này phản bác lại lý thuyết lâu nay cho rằng người Homo sapiens di cư khỏi châu Phi từ khoảng 50.000 đến 60.000 năm trước" - nhà nhân chủng học Martinon-Torres phát biểu. Những dấu vết cũ hơn về người hiện đại đã được tìm thấy bên ngoài châu Phi với niên đại khoảng 100.000 năm từ hang Skhul và Qaeh tại Israel. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng đó chỉ là bằng chứng cho những nỗ lực di cư không thành công.
"Bằng chứng này cho thấy nó không phải là một cuộc di cư thất bại" – Petraglia nói, người đã có tranh luận từ lâu về sự di cư từ sớm của người hiện đại tại châu Á từ phía nam, nói. "Đây là một bằng chứng cực kỳ thuyết phục cho sự tồn tại của người Homo sapiens tại Đông Á từ rất sớm", Chris Stringer nói. Chris Stringer là nhà nhân chủng học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London, người đã lập luận rằng những dấu vết tại Skhul và Qafzeh cho thấy sự di cư bất thành. Ông bị ảnh hưởng bởi những bằng chứng mới từ răng khảo cổ tại Daoxian mới được tìm thấy.
Việc xác định mối quan hệ giữa người tại Daoxian và những người khác, bao gồm người châu Á ngày nay là bất khả thi vì không có dẫn liệu DNA từ răng. Tuy nhiên, Jean-Jacques Hublin - nhà Cổ nhân chủng học tại viện Max Plank về Tiến hoá Nhân chủng học tại Leipzig, Đức - nghĩ rằng những đợt di cư sau này đã thay thế những người Daoxian. Các dấu vết từ gien khác cho thấy rằng người châu Á ngày nay có tổ tiên từ người đã giao phối với người Neanderthals tại tây Á khoảng 55.000 đến 60.000 năm trước, Hublin nói.
Hiện chúng ta cũng chưa biết rõ tại sao người hiện đại lại tới Đông Á trước châu Âu rất lâu như vậy (những dấu vết sớm nhất tại châu Âu có niên đại 45.000 năm). Martinon-Torres giả thiết rằng người hiện đại không thể đến được châu Âu cho đến khi người Neanderthals sắp tuyệt chủng. Cái lạnh buốt xương của kỷ băng hà tại châu Âu cũng có thể là một rào cản cho người hiện đại thích nghi hơn với châu Phi - Petraglia nói.
Mặc dù Hublin cho rằng có khả năng những răng người Daoxian có niên đại cổ hơn 80.000 năm, ông nói một số răng có dấu hiệu bị sâu dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Điều này thường không phổ biến với răng người cổ hơn 50.000 năm. "Có thẻ những người hiện đại có khẩu phần ăn khác lạ tại vùng nhiệt đới châu Á" - ông nói. "Tuy nhiên tôi chắc rằng dấu hiệu này sẽ gây ra những nghi vấn". Martinon-Torres nói rằng nhóm của bà có kế hoạch phân tích sâu hơn về những chỗ sâu và khẩu phần ăn của người Daoxian bằng cách nghiên cứu những mẫu răng này.
Miền Nam Trung Quốc còn có rất nhiều những hang động tương tự có thể giúp chúng ta có bức tranh toàn cảnh hơn về sự khai thác của con người thời xưa, chẳng hạn như từ những công cụ họ sử dụng. "Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm" - Petraglia nói "Vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm"./.

Phương Thảo (theo Nature/News)

Trung Đông có thể là cái nôi của loài người

Việc các nhà khảo cổ phát hiện di cốt người có niên đại 400 nghìn năm tại Israel có thể buộc giới khoa học viết lại toàn bộ câu chuyện tiến hóa của nhân loại.

Một chiếc răng mà các nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv
Một chiếc răng có niên đại 400 nghìn năm mà các nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv tìm thấy trong hang Qesem ở miền trung Israel. Ảnh: AP.
Từ trước tới nay giới khoa học luôn tin người hiện đại (Homo sapien) tiến hóa tại châu Phi cách đây chừng 200 nghìn năm. Sau đó tổ tiên của chúng ta di cư về hướng bắc, qua vùng Trung Đông để tới châu Âu và châu Á. Do vậy châu Phi được ví như chiếc nôi của loài người.
Gần đây các nhà khảo cổ tìm được nhiều di cốt người cổ đại tại Trung Quốc và Tây Ban Nha - hai đất nước không thuộc châu Phi. Tuy nhiên, những bằng chứng đó chưa khiến giới khoa học thay đổi quan điểm đối với giả thuyết về cái nôi của nhân loại.
Mới đây, trong lúc khai quật một hang có tên Qesem gần thành phố Rosh Ha’Ayin ở miền trung Israel, các nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv tìm thấy 8 răng người có niên đại tới 400 nghìn năm, AP cho biết. Đây là những di cốt người có niên đại cao nhất mà giới khoa học từng biết.
8 răng mà các nhà khảo cổ Israel phát hiện có kích thước và hình dạng giống hệt răng của người hiện đại.
Ngoài răng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một xã hội loài người phức tạp. Các thành viên của xã hội đó sử dụng nhiều công cụ của thời tiền sử, chẳng hạn như những mảnh đá sắc để cắt thịt hay chặt củi. Họ săn bắt thú rừng, hái lượm rau quả, khai thác đá để chế tác công cụ.
Hai nhà khảo cổ tìm kiếm di cốt người cổ đại trong hang Qesem. Ảnh: AP.
Hai nhà khảo cổ tìm kiếm di cốt người cổ đại trong hang Qesem. Ảnh: AP.
Phát hiện này, được công bố trên tạp chí Physical Anthropology của Mỹ, cho thấy có thể châu Phi không phải là cái nôi của loài người như chúng ta vẫn tưởng. Thay vào đó người hiện đại tiến hóa ở Trung Đông rồi tỏa ra các nơi khác trên trái đất.
Giáo sư Avi Gopher, một nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv, nói rằng ông và các cộng sự sẽ tiếp tục nghiên cứu để xem liệu Trung Đông có phải là cái nôi của loài người hay không.
“Nếu điều đó được chứng minh là đúng, chúng ta sẽ phải viết lại toàn bộ lịch sử tiến hóa của nhân loại", Gopher nhận xét.
Paul Mellars, một chuyên gia về người tiền sử của Đại học Cambridge tại Anh, cho rằng phát hiện của nhóm Gopher rất quan trọng, song vẫn còn quá sớm để kết luận những chiếc răng thuộc về người hiện đại. Theo ông, chúng có thể thuộc về người Neanderthal, một chủng người có quan hệ họ hàng với tổ tiên của chúng ta.
Minh Long

Loài linh trưởng có thể bắt nguồn từ Châu Á

Cập nhật lúc 6 February 2012, 15:23 AEDT
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy những chiếc răng hóa thạch của loài khỉ thuộc giống vượn người ở Libya. Một giả thuyết được đưa ra rằng có lẽ tổ tiên của loài người đã di cư từ Châu Á tới Châu Phi.
Đã có nhiều cuộc tranh cãi gay gắt xảy ra giữa các nhà cổ sinh vật học về nguồn gốc của loài vượn người, trong đó có khỉ và khỉ không đuôi.
Từ lâu, các nhà khoa học đã cho rằng vượn người có nguồn gốc từ Châu Phi. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có nguồn gốc Châu Á và cách đây khoảng 55 triệu năm.
Những di tích hóa thạch mới được phát hiện tại Dur At-Talah, miền trung Libya và có niên đại khoảng 38 – 39 triệu năm đã khiến cho cuộc tranh luận này ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature, các hóa thạch cho thấy sự tồn tại của ba loài linh trưởng ở Châu Phi, trong đó có một loài có nguồn gốc từ Châu Á. Đây là những hóa thạch cổ nhất được phát hiện trên lục địa tính cho đến nay vì theo Giáo sư Jean-Jacques Jaeger, một trong những tác giả của nghiên cứu thuộc Đại học Poitier, Pháp thì các hóa thạch của vượn người trước đây được tìm thấy ở Ai Cập và Algieria cũng chỉ có niên đại 37 triệu năm.
“Các phát hiện mới cho thấy sự di cư của động vật linh trưởng từ Châu Á sang Châu Phi”, ông nhận định.

Giống khỉ đuôi sóc

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy những chiếc răng hóa thạch có lẽ là của loài động vật linh trưởng loại nhỏ, trọng lượng từ 120 - 470 gram khi trưởng thành.
Theo Giáo sư Jaeger, những chiếc răng này có vẻ là của giống khỉ đuôi sóc. Ông cho biết: “Chúng có tay để có thể cầm nắm với ngón cái ở vị trí đối diện và cũng có móng tay giống như con người chứ không phải là móng vuốt ở thú. Chúng còn có đuôi để cân bằng cơ thể khi leo trèo hoặc nhảy từ cành cây này sang cành cây khác.”
Ông nhận xét rằng kích cỡ nhỏ của loài khỉ này cho thấy loài người trong buổi sơ khai thường nhỏ hơn.
Một câu hỏi được đặt ra là: Liệu có phải tất cả ba loại linh trưởng trên đều có nguồn gốc từ Châu Á hay chúng là sản phẩm của quá trình đa dạng hóa ban đầu diễn ra tại Châu Phi?
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Jaeger ủng hộ giả thuyết loài linh trưởng có nguồn gốc từ Châu Á.


Người hiện đại (HOMO SAPIENS) đã xuất hiện ở Châu Á như thế nào?

 

Nhờ những cố gắng của các nhà khoa học Nhật Bản nhằm vượt qua những khó khăn do hậu quả nặng nề của động đất và sóng thần vừa gây ra cho đất nước này, một Hội thảo khoa học quốc tế đúp (International Dual Symposium) chuyên đề về Thời đại đá cũ Châu Á đã kết thúc thành công sau một tuần lễ làm việc (từ 26-11 đến 1-12-2011) tại Ueno (Tokyo, Nhật Bản).
62_16_1323428294_87_DuSangFishw
Vật đeo bằng móng của một loài chim lớn
được cư dân thời đại đá cũ thuộc văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam tạo thành
hình con cá được các nhà khoa học Việt Nam trình bày tại Hội nghị
Hội nghị lần này bao gồm cả hai nội dung vốn dự định cho hai hội nghị khoa học độc lập: Hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu Thời đại Đá cũ Châu Á (APA – Asian Palaeolithic Association) và Hội thảo chuyên đề về “Sự xuất hiện và Các dạng hình văn hóa của người Hiện đại”. Gần 200 nhà khoa học của hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã tập trung 5 ngày hội thảo trong Hội trường của Viện Bảo tàng Quốc Gia Khoa học và Thiên nhiên Nhật Bản.
Theo sáng kiến của các nhà nghiên cứu đá cũ ở khu vực Đông, Bắc và Nam Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… một tổ chức khoa học chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thời đại đá cũ Châu Á đã được ra đời. Lần họp mặt lần này là lần Đại hội thứ tư. Cũng gần tương tự với nền nếp Hội nghị Khảo cổ học hàng năm của ngành Khảo cổ học Việt Nam, nội dung chính của các cuộc Đại hội hàng năm của APA nhằm thông báo những phát hiện và kết quả nghiên cứu mới về thời đại Đá cũ nói chung và ở Châu Á nói riêng. Đại hội được luân phiên tổ chức ở các nước thành viên, cũng là nước đăng cai sẽ nhận và được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội lần này đã mở rộng thành phần mời đến các nhà nghiên cứu thời đại Đá cũ ở các nước Đông Nam Á, Úc, Mỹ và châu Đại Dương với thiên hướng mở rộng nội dung nghiên cứu Thời đại Đá cũ trên phạm vi rộng lớn hơn gồm Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, như quan niệm vùng tiền sử của những người sáng lập IPPA (Indo-Pacific Prehistory Association), mà Đại hội IPPA gần nhất tổ chức ở Hà Nội (2009) và Việt Nam hiện đang đang là nước Chủ tịch luân phiên của Hội nghiên cứu Tiền sử Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương này.
Cũng nhân dịp đăng cai cuộc gặp mặt của các nhà nghiên cứu Thời đại Đá cũ Châu Á, các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng kiến tổ chức một Hội nghị khoa học quốc tế chuyên đề nhắm vào nội dung tìm hiểu sự ra đời và các dạng hình văn hóa của người Hiện đại (Modern Human). Người Hiện đại là một khái niệm mang đậm tính chất tiến trình văn hóa loài người hơn là tiến trình Nhân chủng học thuần túy. Trên thực tế, khái niệm nhân chủng học thuần túy quan niệm sự hình thành giống người hiện đại như chúng ta ngày nay, dựa vào sự phát triển định hình của bộ não cả về kích cỡ lẫn khả năng nhận thức, chính là những người Homo Sapiens. Sự xuất hiện Homo sapiens chính là sự mở đầu chuỗi lịch sử loài người có liên quan mật thiết nhất đến thế giới Nhân loại hiện tại. Chuỗi lịch sử này diễn ra không đồng thời, với sự lan tỏa của làn sóng di chuyển AND (gens) người Hiện đại từ châu Phi lên Châu Âu và sang Châu Á để rồi từ đây theo hai tuyến sang Tân Lục địa (châu Mỹ) và Châu Úc. Chính vì vậy, tại Hội nghị chuyên đề lần này, ngoài những thảo luận để làm rõ khái niệm và đặc trưng hành sử văn hóa của người hiện đại, Hội nghị quan tâm đi sâu vào tính đa dạng của sự xuất hiện cả về chứng tích xương cốt lẫn chứng cứ văn hóa của người hiện đại trên toàn khu vực Châu Á và những vùng địa lý liên đới (Úc và Mỹ châu) trong thời gian tồn tại của các nền văn hóa Đá cũ hậu kỳ (Upper Palaeolithic – Late Old Stone Age).
Quan niệm truyền thống cho rằng người Homo Sapiens hình thành cách nay chừng 50 ngàn năm. Những tài liệu mới nhất được trình bày tại Hội nghị lần này cho thấy khả năng sự xuất hiện của người hiện đại ở Châu Á sớm hơn trước đó vài ba chục ngàn năm với hai chuỗi hành sử văn hóa thể hiện qua bộ công cụ và hệ kỹ thuật chế tác đá khác biệt rõ nét : Công cụ đá mảnh (blade flakes) và công cụ lõi cuội (pebble cores). Các biểu hiện hành sử sớm của người hiện đại hậu kỳ đá cũ ở châu Á, như kiểu thức cư trú (trong hang động và ngoài trời), hình thái khai thác thức ăn, sáng tạo nghệ thuật… cũng như khả năng đi lại trên sông, biển để vượt qua hàng ngàn cây số đến những vùng đất mới ở châu Úc và châu Mỹ đã được các tham luận đề cập đến. Báo cáo của Tiến sĩ Nguyễn Việt và cử nhân Hồ Thị Lan, đại diện cho Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Việt Nam đề cập đến những phát hiện mới nhất về nghệ thuật trong văn hóa Hòa Bình – một trong số những tiêu chí hành sử của người hiện đại sớm ở khu vực Đông Nam Á lục địa, đã nhận được nhiều sự tán thưởng cổ vũ của Hội nghị .
62_16_1323428295_26_IMG_4104 62_16_1323428295_89_IMG_4520
Viện Bảo tàng Quốc gia Khoa học và Thiên nhiên, Ueno-Tokyo (Nhật Bản), nơi diễn ra Hội nghị đúp về Thời đại Đá cũ ở Châu Á
62_16_1323428296_49_IMG_4241 (1)
Tiến sĩ Nguyễn Việt – đại biểu Việt Nam duy nhất ở Hội nghị, trong gian trưng bày của Bảo tàng Khoa học và Thiên nhiên về những loại động vật tiền sử đã tuyệt diệt.62_16_1323428297_01_IMG_5480
Báo cáo đề dẫn của Giáo sư Mellars, Đại học Cambridge (Anh) về “Ý nghĩa và Định danh về Hành sử của Người Hiện đại”62_16_1323428297_5_IMG_5078
Các đại biểu đang chăm chú theo rõi trình bày tại hiện trường bằng chứng của các hố bẫy thú có từ thời đại đá cũ hậu kỳ ở Nhật Bản.
Bài và ảnh : Lan Việt
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét