Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Phút giây cảnh giác 14

(ĐC sưu tầm trên NET)

                              Cướp trong tích tắc - Cuộc trạm trán bắt ngờ - Trộm vào cư xá

Vạch trần mánh khóe của gã 'trai Tây' lừa tình, tiền phụ nữ Việt


(VTC News) – Những gã "trai Tây" kết bạn làm quen với nhiều phụ nữ Việt để nhắn tin, tâm sự rồi dần dần đưa "con mồi" vào bẫy.

Những ngày qua, trên mạng xã hội facebook liên tục chia sẻ các câu chuyện liên quan đến việc “trai Tây” kết bạn tâm sự rồi ngỏ ý yêu đương, cầu hôn…để lừa tình – tiền nhiều phụ nữ Việt.

Câu chuyện được chị Nguyễn Lan Anh (Hà Nội) kể lại, thời gian gần đây có một tài khoản facebook tên Johnson Maxwel chủ động kết bạn rồi tâm sự với chị.

“Maxwel giới thiệu là người Anh, góa vợ đang sống cùng một con gái 10 tuổi, anh ta còn nói ‘Tháng sau tôi sẽ đến Việt Nam (VN) tìm hiểu thị trường để mở siêu thị quy mô lớn. Tôi rất mong bạn và gia đình sẽ chào đón tôi’. Theo phép lịch sự mình ‘ok’. Nhưng cũng cảnh giác nên vào facebook người này để xem thông tin thì thấy trống trơn.

Vì thế để kiểm tra lại, mình hỏi bây giờ ở nước Anh đang là mấy giờ? (để đảm bảo công bằng mình nói giờ VN trước và không quên chụp màn hình điện thoại để chứng minh). Nó có nói giờ ở bển nhưng nhất định không chụp màn hình điện thoại chỉ vì nó đang dùng laptop. Ok, câu trả lời thông minh, được chấp nhận. Nhưng lí do để tin thì chưa có” -  chị Lan Anh nói.

Nhiều phụ nữ kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo (Ảnh minh họa)
Nhiều phụ nữ kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo (Ảnh minh họa) 
Chị Lan Anh cũng cho biết thêm, qua nhiều cuộc trao đổi, gã “trai Tây” không cung cấp thêm thông tin gì về bản thân nhưng lại tỏ ra rất quan tâm đến chị và gia đình.

Thời gian gần đây, “trai Tây” lại chủ động nhắn tin nói rằng sắp đi công tác tại Tây Ban Nha.

“Trước khi đi, nó muốn mua một ít đồ dùng cần thiết cho con gái, tiện thể mua quà cho mình luôn. Mình nghĩ nó thật tốt nhưng không hiểu sao nhiều nghi vấn cứ treo trong đầu. Mình đành đợi xem nó sẽ làm gì tiếp theo” – chị kể.

Để chị Lan Anh tin tưởng hơn, “trai Tây” gửi hình ảnh đồng hồ, trang sức đắt tiền hiệu Cartier rồi bảo chị cho địa chỉ để gửi, cả số điện thoại để bên chuyển phát liên lạc.

Như để chứng minh việc tặng quà là thật, ngay hôm sau, Maxwel đóng gói cẩn thận và không quên chụp ảnh bưu kiện gửi chị L.Anh và không quên dặn: "Hãy đảm bảo với tôi rằng bạn sẽ làm theo tất cả chỉ dẫn của công ty chuyển phát để món quà có thể tới nơi một cách nhanh nhất."

Đúng tròn 2 ngày, “trai Tây” nhắn tin cho chị Lan Anh thông báo quà đã đến nơi. Tuy nhiên do có chút trục trặc nên cần phải trả phí 1.200 USD để nhận hàng. Vì “trai Tây” đang đi công tác nên không thanh toán được nên nhờ chị Lan Anh thanh toán để nhận quà, và chi phí hắn sẽ bồi hoàn sau khi công tác về.

Chị Lan Anh nhớ lại: “Ngay 30 phút sau, có một phụ nữ nói giọng miền Nam gọi điện cho mình thông báo việc có bưu phẩm và hỏi: “Chị sẽ thanh toán tiền hay bên gửi thanh toán ạ?"

Khi chị Lan Anh đề nghị thanh toán trực tiếp hoặc đặt cọc trực tiếp thì người phụ nữ này vòng vo lấy lý do này khác yêu cầu chuyển tiền. Sau một hồi trò chuyện không thuyết phục được chị Lan Anh thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng, người phụ nữ trên chủ động ngắt máy mà không một lời chào.

Chị Lan Anh chia sẻ rằng, ngay từ đầu đã đã cảnh giác vì báo chí cũng đã đưa nhiều về những kiểu lừa đảo như thế này. Câu chuyện này hy vọng sẽ là bài học cảnh giác cho nhiều người.

Câu chuyện được chị L.Anh chia sẻ lên trang cá nhân và nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn bè và cộng đồng mạng facebook. Nhiều người cũng lên tiếng xác nhận vừa được nickname Johnson Maxwel hoặc một tài khoản mang tên người nước ngoài nào đó kết bạn tâm sự, sau đó ngỏ ý yêu đương hoặc kế
t hôn.
Chị L.Anh chia sẻ hình ảnh kẻ mạo danh để lừa đảo. Ảnh chụp màn hình
Chị L.Anh chia sẻ hình ảnh kẻ mạo danh để lừa đảo. Ảnh chụp màn hình 
Trên thực tế, thời gian gần đây cơ quan công an đã bắt được nhiều vụ lừa đảo với hình thức tương tự trường hợp của chị Lan Anh. Chiêu trò nhắn tin làm quen, tâm sự thực ra chỉ là bình phong để các đối tượng tiếp cận "con mồi" là những phụ nữ nhẹ dạ cả tin.

Năm 2015, Cơ quan công an ghi nhận rất nhiều phụ nữ ở các tỉnh thành trên cả nước lừa đảo với hình thức tương tự và số tiền bị chiếm đoạt cũng rất lớn.

Cụ thể, chị P.T.D (SN 1969, Đắk Lắk) quen biết với một người tự xưng là David Jackson (Quốc tịch Anh) trên mạng xã hội facebook thời điểm giữa năm 2014.

Sau một thời gian trò chuyện qua facebook, viber, Jackson nói sẽ sang Việt Nam cưới chị D. và đưa chị D. sang nước Anh sinh sống.

Đúng vào thời gian Jackson thông báo đến sân bay Nội Bài, một người phụ nữ gọi đến số máy của chị D. tự xưng là Yến, nhân viên nhập cảnh sân bay Nội Bài thông báo rằng đang tạm giữ David Jackson tại sân bay với lý do mang một lượng lớn ngoại tệ vào Việt Nam mà không khai báo.

Yến đề nghị để "giải cứu" người tình, chị D. nhiều lần bị yêu cầu chuyển tiền. Tổng số tiền chị D. đã chuyển khoảng 325 triệu đồng. Khi thấy dấu hiệu bất thường, chị trình báo cơ quan công an thì mới hay mình bị lừa.

Huỳnh Hạ Bình (trái) và kẻ cầm đầu. Ảnh: Công an cung cấp.
Huỳnh Hạ Bình (trái) và kẻ cầm đầu. Ảnh: Công an cung cấp. 
Mới đây, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với một số đơn vị địa phương, Cục nghiệp vụ Bộ Công an, bắt giữ ổ nhóm chuyên lừa đảo qua mạng, do người nước ngoài cầm đầu.

Đối tượng bị bắt giữ gồm Micheal IkeChukwu Leonard (44 tuổi, quốc tịch Nigeria) - người cầm đầu đường dây.

Ba đồng phạm người Việt là Huỳnh Hạ Bình, Huỳnh Hạ Uyển, Nguyễn Trần Quỳnh Nhi, cùng trú tại TP.HCM cũng bị bắt để xử lý về hành vi trên.

Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, băng nhóm trên đã lừa đảo nhiều bị hại trên địa bàn, với số tiền hơn 4 tỷ đồng.


Video: Vạch trần mánh khóe lừa đảo bán vé máy bay giả  

Trước đó, đầu tháng 4, Công an TP Cần Thơ cũng thông báo việc triệt phá băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia, do Micheal IkeChukwu Leonard cầm đầu, lừa đảo chiếm đoạt cả trăm phụ nữ với số tiền khoảng 20 tỷ đồng.

Những người này bị bắt để điều tra hành vi Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Intenet thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sự việc còn chưa lắng xuống, thì nay thủ đoạn lừa đảo này lại tiếp tục được các đối tượng sử dụng để đi lừa những phụ nữ nhẹ dạ. 

Gái trẻ lừa tình qua Zalo, hàng chục người sập bẫy


Làm quen trên Zalo, rồi được mời đi ăn, đi hát karaoke, thậm chí đi nhà trọ rồi gái trẻ mượn xe máy, điện thoại chạy ra ngoài và mất hút
Làm quen trên Zalo, rồi được mời đi ăn, đi hát karaoke, thậm chí đi nhà trọ rồi gái trẻ mượn xe máy, điện thoại chạy ra ngoài và mất hút.

Ngày 28-3, Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố, bắt tạm giam Đỗ Thị Trúc Ly (25 tuổi, ngụ huyện Lai Vung) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cuối năm 2015, hàng loạt nạn nhân trên địa bàn Đồng Tháp bị sập bẫy lừa một cô gái trẻ với tổng số tiền bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Các nạn nhân quen cô gái qua mạng Zalo và được cô này mời đi ăn uống, hát karaoke. Sau đó, cô ta mượn xe máy, điện thoại rồi đi mất. Có trường hợp cô ta chủ động rủ nạn nhân vào nhà trọ rồi chiếm đoạt tiền, điện thoại của họ…

Sau khi lập chuyên án, công an xác định Ly là thủ phạm những vụ lừa đảo trên và bắt nghi phạm khi Ly đang ở trong một khách sạn.

Bước đầu, Ly khai nhận thực hiện 23 vụ lừa đảo ở Đồng Tháp, An Giang, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long và TP.HCM… Công an đang mở rộng điều tra vụ án.

Thanh niên lừa tình, lừa tiền nhiều cô gái trẻ, dọa tung clip nóng


(VTC News) - Thanh niên tự giới thiệu gia đình rất giàu có, lừa đảo lấy hết tài sản của các cô gái rồi dọa tung clip nóng lên mạng.
Ngày 3/10, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết vừa bắt giữ đối tượng Lưu Văn Duy (28 tuổi, trú xã Bắc Sơn, Sóc Sơn) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Nạn nhân trong vụ việc là các cô gái trẻ.
Cơ quan điều tra cho biết, đối tượng Duy làm quen với L. (21 tuổi, ở Bắc Ninh) qua mạng xã hội Facebook từ năm 2014. Qua những lần nói chuyện, Duy giới thiệu gia đình anh ta rất giàu có ở xã Phù Linh (Sóc Sơn).
Duy nói với L. đang cần một người con gái vờ làm người yêu về giới thiệu với gia đình với mục đích để gia đình mua ô tô cho anh ta. 
Nếu chị Linh đồng ý giúp, Duy sẽ cho tiền và tài sản có giá trị. Chị L. đã đồng ý trước những lời có cánh của đối tượng Duy.
 Đối tượng Duy
Đến ngày 13/9, Duy gặp L. để bàn bạc công việc tại cầu Phù Lỗ (Sóc Sơn). Tại đây, Duy đã giữ lại ví của chị L. bên trong có có giấy tờ chiếc xe máy Attila và 200 nghìn đồng để làm tin.
Chưa dừng lại ở đó, Duy còn nói với L. đưa cho hắn một số đồ trang sức để lấy làm mẫu mua tặng L. Cô gái nhẹ dạ cả tin đã đưa túi xách (bên trong có 1 lắc vàng 5 chỉ; 1 điện thoại iPhone 4; chứng minh thư nhân dân của chị L.) cho Duy tại một nhà nghỉ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Tại nhà nghỉ, Duy lấy hết tài sản của chị để trong túi xách. Sau đó, Duy và chị L. quan hệ tình dục trước khi ra về. Số tài sản lấy được của chị L. Duy đem bán được hơn 16 triệu đồng.
Sau đó, do hết tiền tiêu xài, Duy tiếp tục gọi điện cho chị L. dọa tung clip "nóng" của hai người và buộc chị này phải đưa cho hắn 30 triệu để mọi chuyện êm xuôi.
Trước lời đe dọa của Duy, ngày 26/9, chị L. và người thân tới Công an huyện Sóc Sơn trình báo.
Vào cuộc điều tra, Đội cảnh sát hình sự, Công an huyện Sóc Sơn đã làm rõ Lưu Văn Duy sử dụng tên giả là Tú để lừa chị L.
Kết quả điều tra cho thấy, ngoài chị L, có ít nhất 2 cô gái khác cũng bị Duy lừa với thủ đoạn tương tự.
M.Chiến

Giáo sư tố người tình lừa đảo 17 tỉ đồng


Ngày 7/9, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Thị Thanh Hoa (34 tuổi) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, năm 2002, Nguyễn Thị Thanh Hoa và Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Hữu Vượng (ngụ quận 10) quen biết nhau.

Năm 2003, Hoa cho biết mình có lô đất diện tích 160.073m² ở xã Xuân Thới Thượng (H.Hóc Môn, TP.HCM) đang làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sẽ sang tên cần chuyển nhượng, nếu ông Vượng đồng ý mua Hoa sẽ bán rẻ giá 20,8 tỷ đồng. Vì tin tưởng Hoa nên ông Vượng không yêu cầu xem giấy tờ, vị trí lô đất trước khi giao dịch.
Bị cáo Hoa sau phiên sơ thẩm - Ảnh: Ngọc Lê
Bị cáo Hoa sau phiên sơ thẩm - Ảnh: Ngọc Lê 
Từ năm 2003 - 2006, ông Vượng nhiều lần trả tiền sang nhượng đất cho Hoa, tổng cộng hơn 3,5 tỷ đồng. Tháng 4/2011, hai bên làm giấy giao tiền 2 đợt tổng cộng gần 11 tỉ đồng.
Cuối năm 2011, Hoa đề nghị chuyển nhượng thêm một mảnh đất khác 79,9m2 ở H.Hóc Môn với giá 450 triệu đồng. Dù không biết gì đến lô đất nhưng ông Vượng cũng đồng ý mua thêm mảnh đất này.
Ngày 26/1/2012, ông Vượng giao tiếp cho Hoa 6,6 tỉ đồng và hai bên có lập hợp đồng mua bán đất với 2 lô đất trên, ông Vượng đã thanh toán 16,8 tỉ đồng còn hơn 4 tỷ đồng chưa thanh toán. Sau một thời gian thấy Hoa không giao đất như đã hứa, ông Vượng làm đơn tố cáo.
CQĐT xác định bà Hoa chiếm đoạt của ông Vượng 16,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong phiên tòa này, bị cáo Hoa phủ nhận toàn bộ cáo buộc, Hoa khẳng định không có việc mua bán với ông Vượng. Tuy nhiên, tại kết luận giám định chữ ký, chữ viết cho thấy các hợp đồng mua bán đất do Hoa thực hiện.
Hoa khai, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bản photocoppy, hợp đồng sang nhượng đất viết tay ngày 6/1/2006 do ông Vượng đưa mẫu và viết theo thông tin ông Vượng đọc, ký tên người nhận chuyển nhượng là ông Vượng, người chuyển nhượng là Đỗ Thị Gắng.

Hoa không ký kết hợp đồng mua bán đất ngày 26/1/2012. Vì năm 2002, Hoa có ký tên và viết họ tên mình vào góc bên phải tờ giấy A4 chưa có nội dung để nhờ ông Vượng viết đơn xin việc giúp Hoa. Theo Hoa, có thể ông Vượng dùng tờ giấy này lập hợp đồng mua bán đất ngày 26/1/2012.
Khi được HĐXX hỏi đến mối quan hệ của Hoa và vị giáo sư này, Hoa nói mình có quan hệ tình cảm với ông Vượng hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian quen nhau, Hoa và ông Vượng hay vào khách sạn với nhau.
Video: Vạch trần mánh khóe lừa đảo bán vé máy bay giả

"Trong thời gian quen ông Vượng, bị cáo được người tình giáo sư chu cấp tiền bạc có lần cho từ 20 đến 100 triệu đồng. Năm 2004, bị cáo lấy chồng rồi sinh con nhưng không cho ông Vượng biết. Bị cáo còn nói dối ông Vượng rằng con trai mình là con của ông Vượng để được chu cấp tiền hàng tháng. Năm 2011, sợ chồng biết nên bị cáo chủ động chia tay. Ngay sau đó, ông Vượng tố cáo bị cáo", bị cáo Hoa khai trước tòa.
Trình bày tại tòa, ông Vương khai, vì sắp nghỉ hưu nên muốn mua mảnh đất để làm trang trại. Khi Hoa giới thiệu lô đất nên ông đồng ý mua ngay mà không xem đất, giấy tờ. Đối với số tiền lớn ông Vượng đưa cho Hoa để mua đất, ông Vương cho biết đó là của vợ chồng tích góp và vay mượn của anh em.
HĐXX nhận định, lời khai của bị cáo, bị hại và các nhân chứng còn nhiều mâu thuẫn, nên tòa tuyên hoãn xử, trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ một số tình tiết mới trong vụ án.
Nguồn: Thanh niên

Em gái lên mạng tóm gọn kẻ lừa tình, cướp tiền của chị


Sau khi bị người yêu lừa lấy xe máy và tiền bạc, T. nhờ em gái lên Zalo làm quen lại với đối tượng này. Sau đó, cả 2 chị em đã lập kế hoạch bắt kẻ lừa đảo.

Tin tức từ đại diện Cơ quan CSĐT Công an Q. 12, TP. HCM cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Tấn Linh (SN 1978, quê Quảng Ngãi) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nguyễn Tấn Linh tại cơ quan điều tra.
Trước đó vào khoảng tháng 3/2014, Linh quen biết với chị T.T.Th (SN 1984, ngụ Đồng Nai) thông qua mạng xã hội Zalo. Dù là một người sống lang thang nhưng Linh nói dối với chị này rằng mình quê ở Đà Lạt và chưa có gia đình. Sau một thời gian tán tỉnh, Linh đã chiếm được cảm tình của chị Th. nên hai bên thường xuyên nói chuyện qua lại với nhau trên Zalo.

Ngày 9/4/2015, Linh hẹn gặp chị Th. trước cổng KCN Tân Bình. Tại đây, Linh thấy chị Th. đi chiếc xe tay ga hiệu Kimco – People 16Fi nên nảy sinh lòng tham. Khi biết chị Th. sắp đi xuất khẩu lao động tại Nhật thì ý đồ muốn chiếm đoạt tài sản của Linh càng mạnh mẽ hơn.

Để chuẩn bị cho kế hoạch chiếm đoạt tài sản của mình, Linh lấy một số giấy báo cắt đúng kích thước của tờ giấy bạc 200 ngàn đồng xếp thành một xấp dày. Bên trên xấp giấy báo, Linh lấy một tờ tiền thật mệnh giá 200 ngàn đồng đặt lên. Sau đó, Linh dùng giấy và băng keo dán chặt phía dưới để người khác nhìn vào đó tưởng là một cọc tiền lớn mệnh giá 200 ngàn đồng.

Khoảng 14h30 phút ngày 9/5/2015, Linh đi xe buýt đến điểm hẹn gặp chị Th ở trước cổng Suối Tiên. Tại đây, Linh cho biết sẽ đưa chị Th. về Đà Lạt để ra mắt gia đình và xin phép chuẩn bị đám cưới. Sau đó, Linh rút trong người ra cọc tiền giả đã chuẩn bị trước bỏ vào cốp xe trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ của Th.

Tối hôm đó, cả hai thuê khách sạn nghỉ qua đêm. Đến sáng ngày 10/5, Linh chở chị Th. đi chơi trong thành phố để tìm cơ hội ra tay chiếm đoạt tài sản. Thấy chị Th. mang trên người nhiều vòng vàng, Linh giả vờ khuyên nên cất vào cốp xe để tránh bị cướp giật.

Tin lời “người tình trên mạng”, chị Th. tháo hết vòng vàng và bóp tiền cho vào cốp xe cất. Chiều cùng ngày, Linh chở chị Th. đi về đến cây xăng số 14, đường Phan Văn Hớn, Q.12 ghé vào đổ xăng. Do có ý định chiếm đoạt tài sản của chị Th. từ trước nên Linh giả vờ nói chị này chạy sang bên đường mua canh bún về ăn. Khi chị Th. vừa xuống xe để mua canh bún thì Linh phóng xe chạy mất dạng.

Sau khi chiếm được tài sản, Linh chạy đến một nơi cách địa điểm gây án 3km kiểm tra thấy trong cốp xe có 1 dây chuyền vàng, 1 lắc vàng, 1 điện thoại Samsung Galaxy S5 cùng nhiều giấy tờ tùy thân. Sau đó, Linh bán dây chuyền và lắc vàng lấy tiền tiêu xài. Đồng thời mua một biển số giả gắn vào chiếc xe vừa chiếm được để sử dụng. Riêng những giấy tờ tùy thân của chị Th., Linh để lại tại một quán cà phê ở Q. Tân Phú rồi gọi chị này đến nhận.

Hai chị em vạch kế hoạch bắt sống kẻ lừa tình lừa tiền

Sau khi biết bộ mặt thật của gã “người yêu” trên mạng, chị Th. quyết tâm lật bộ mặt thật của gã đàn ông đểu cáng “lừa tình, chiếm đoạt tiền”. Th. đã nhờ em gái mình lên mạng Zalo để kết bạn với các đối tượng tình nghi để truy tìm.

Về phần Linh, sau một thời gian ăn chơi hết tiền nên tính thực hiện phi vụ mới. Bằng thủ đoạn cũ, Linh nhắm con mồi mới lại chính là em gái của chị Th. Thấy đối tượng khả nghi, em gái chị Th. vờ hẹn gặp tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đồng thời, chị Th. lên kế hoạch bắt gọn đối tượng.

Chiều ngày 30/5, Linh chạy chiếc xe tay ga chiếm được của chị Th. trước đó đến điểm hẹn. Đúng như dự đoán, Linh xuất hiện và giờ các chiêu trò cũ định lừa gạt thêm người khác thì bị chị Th. cùng người thân bắt giao công an. Tại cơ quan điều tra, Linh cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Trao đổi với PV báo xung quanh vụ việc này, luật sư Võ Xuân Đạt- Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS (sửa đổi năm 2009) thì:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Về mặt hành vi, dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Bị lừa trên mạng, hậu quả của sự dễ dãi

Có thể nói, mạng Internet là một công cụ để mở rộng các mối quan hệ cũng như tìm kiếm người yêu. Không ít các mối tình đẹp bắt nguồn từ thế giới ảo này. Cũng như không hiếm đám cưới có “ông tơ, bà nguyệt” là nhờ những câu chuyện làm quen trên Facebook hoặc Yahoo. Nhưng, thế giới ảo cũng như thế giới thật, cũng có người tốt kẻ xấu… Không ai cấm các em giao lưu, làm bạn trên internet, nhưng rõ ràng khi tiếp xúc ở đời thực, nhất là những người bạn mới quen luôn cần sự đề phòng nhất định.

Có những người chúng ta sống với họ 5 năm, 10 năm mà nhiều khi chẳng hiểu hết họ như thế nào, nên những người chúng ta mới quen vài bữa, nhất là trên thế giới ảo, nơi người ta thích tô vẽ mình thế nào cũng được, thật sự không nên tin tưởng tuyệt đối. Bị lừa trên mạng, hậu quả của sự dễ dãi.

Không nên tiếp xúc bạn chát vừa mới quen ngoài đời thực. Còn nếu nhất định gặp thì ít nhất cũng phải qua thời gian "thử thách", ít nhất cũng khoảng 6 tháng trở lên, sau rất nhiều lần nói chuyện, kiểm chứng,...

Chưa hết, lúc đi gặp người lạ, tốt nhất là nên rủ thêm bạn đi cùng và chỉ cần đối tượng có biểu hiện gì lạ, các bạn phải ngay lập tức tìm cách chạy trốn hoặc báo tin cho người lớn hoặc các cơ quan chức năng.

Đối với phụ huynh, hãy để ý các mối quan hệ trên mạng của con cái. Đừng cấm cản khiến các em giấu nhẹm, mà nên thường xuyên tâm sự nhẹ nhàng để các em có thể thổ lộ mọi điều, chúng ta mới có cơ sở để bảo vệ các con của mình. Đồng thời nên đưa những mẩu tin như thế này cho các em đọc để các em biết cách phòng tránh.

Nguồn: Hải Anh/Người đưa tin

Phát hiện hàng loạt vụ mạo danh công an


Chặn xe xin tiền, vờ "chạy án" hay lừa tình thiếu nữ... là thủ đoạn những kẻ mạo danh công an hay sử dụng.
Ngày 4/8, Công an Hà Nội vừa kết thúc điều tra việc Hoàng Văn Đồng (33 tuổi) mạo danh cảnh sát hình sự, chặn đường kiểm tra phụ nữ đi xe máy và xin đểu tiền.
Theo cơ quan công an, Đồng thường gây án vào ban đêm trên đường Nguyễn Văn Linh (Long Biên, Hà Nội). Tên này đang "xin" 50.000 đồng của một nạn nhân thì bị tổ công tác cảnh sát cơ động Công an Hà Nội bắt quả tang. Các cơ quan tố tụng xác định đây là án điểm nên đã lên kế hoạch sớm đưa Đồng ra xét xử để răn đe, phòng ngừa trong cộng đồng.
Trước đó, ngày 3/8, Công an, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 2 tháng với Nguyên Văn Thân (23 tuổi) ở Kim Bảng, Hà Nam để điều tra hành vi mạo danh thượng úy công an bẫy tình nhiều thiếu nữ. Thân mặc quân phục rởm và liên tục đăng ảnh trên mạng khiến xã hội khiến nhiều người tưởng thật, tin tưởng.
Nguyên Văn Thân trong trang phục công an dỏm. Ảnh: ANTĐ
Nguyên Văn Thân trong trang phục công an dỏm. Ảnh: ANTĐ 
Tại Thanh Hóa, ngày 5/8, Công an huyện Thọ Xuân đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Ngọc Duy (24 tuổi, xã Xuân Thiên) với cáo buộc giả danh công an đồn Mục Sơn hứa dàn xếp vụ tai nạn giao thông theo hướng có lợi cho một phụ nữ để lừa đảo chiếm đoạt 50 triệu đồng.
Theo cáo buộc, để tạo niềm tin với bị hại, Duy vờ đến xem xét hiện trường, lấy lời khai những người liên quan rồi làm giả giấy tờ giám định, yêu cầu đương sự đưa 50 triệu đồng. Sau nhiều ngày không thấy vụ việc được giải quyết, nạn nhân đến đồn công an để xác minh mới biết bị lừa.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho rằng "tình trạng mạo danh cán bộ công an diễn ra dưới nhiều hình thức và xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước, rất đáng báo động".
Theo cơ quan công an, mục đích mạo danh nhiều nhất là để lừa "chạy dự án", "chạy trường" hay giúp vay nợ. Một số nghi can còn táo tợn vờ là cán bộ cấp cao can thiệp vào hoạt động cơ quan tố tụng để xin giảm nhẹ tội cho người thân...
Tướng Tiến đề nghị người dân cần cảnh giác với những trường hợp khoe mẽ bản thân với lời hứa giúp "chạy việc nọ việc kia".
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang mới đây cũng đã có công điện yêu cầu xử lý tình trạng này. Ông giao Tổng cục Chính trị Công an nhân dân tăng cường thông tin để người dân nêu cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác về thủ đoạn mạo danh.
Nguồn: Bá Đô (VnExpress)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét