KÝ ỨC CHÓI LỌI 60
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lữ dù 173 Mỹ lần đầu phải tháo chạy
Ngày 30/10/1967, Sư đoàn 1 của Mặt trận B3 chiếm lĩnh trận địa bắt đầu vào chiến dịch Đắc Tô 1. Cùng lúc quân Mỹ cũng triển khai một cuộc hành quân để phá cuộc tiến công mùa khô của ta. Mỹ đưa nhiều quân và thiết bịquân sự lên Plei Cu đồng thời cho quân ra các khu vực thuộc Gia Lai, Đắc Lắc.
Theo kế hoạch của ta, Sư đoàn 1 cho Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn bộ binh 24) được tăng cường một Đại đội sơn pháo và một Trung đội ĐKZ lên chiếm các điểm cao khống chế sân bay Tân Cảnh nhằm gây sức ép buộc quân Mỹ phải ra giải tỏa những “cái gai” nhức nhối ấy. Chỉ cần quân Mỹ nhảy ra đánh nhau với Tiểu đoàn 6 thì Sư đoàn 1 sẽ dẫn dụ chúng vào ổ phục kích bày sẵn.
Ngày 3/11, toàn Sư đoàn 1 đã bố trí xong thế trận. Trung đoàn 66 chiếm Ngọc Cam Liệt, Đắc Vây Côn. Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 174 chiếm sườn Tây của điểm cao 875. Điểm cao 875 là nơi quân ta chọn làm điểm quyết chiến chiến dịch. Ta sẽ dụ ít nhất 1 tiểu đoàn địch vào đây để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch.
Trong lúc ta đang triển khai lực lượng thì Mỹ cũng đổ quân xuống một số nơi và qua hành động của chúng, phía ta nhận định Mỹ đã đoán được khu vực mở chiến dịch của ta. Bộ chỉ huy chiến dịch thở phào vì không phải khổ công dụ chúng ra, chúng đã tự ra.
Ngày 3/11, Mỹ đổ 1 tiểu đoàn xuống dãy Ngọc Bơ Biêng và tiến lên trận địa chốt của Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 320) nhưng bị quân ta đánh lui.
Lữ đoàn 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống Cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải Sư đoàn 1, để tiến lên chiếm cao điểm 875.
Nhưng ngày 11/11, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn 173 lọt vào ổ phục kích của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 nên bị thiệt hại nặng.
Trận này được hồi ký của tướng An kể lại: “Ngày 11/11 địch dùng tiểu đoàn 4 (thiếu 1 đại đội) thuộc lữ 173 từ điểm cao 823 nống ra phía Tây. Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66) đã bố trí sẵn ở hướng đó. Nhận được tin địch ra, Trung đoàn 66 cho Tiểu đoàn 8 xuất kích phối hợp với Tiểu đoàn 7. Sau một giờ bốn mươi lăm phút ta đã tiêu diệt gọn cánh quân này.
Phán đoán địch sẽ đổ quân xuống bãi trống ở cách nơi vừa xảy ra trận đánh khoảng hơn 1.000m để chi viện cho Tiểu đoàn 4 Mỹ và giải quyết hậu quả, Trung đoàn 66 đã nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 8 về ngay nơi đó phục kích. Quả nhiên tình huống diễn ra đúng như vậy. Khoảng ba bốn chục chiếc trực thăng chở hai đại đội của Tiểu đoàn 1 (thuộc Lữ 173) tới, tiếng máy bay nổ inh tai nhức óc, vài chiếc đã tiếp đất, vài chiếc đang treo lơ lửng trên không cách mặt đất vài trăm mét, còn hàng chục chiếc khác đang vòng lượn xuống thấp dần. Tiểu đoàn 8 đã dùng toàn bộ hỏa lực liên thanh đồng loạt bắn vào máy bay địch. Ngay từ phút đầu đã có nhiều máy bay bốc cháy. Kết quả 7 chiếc rơi và bốc cháy tại chỗ, hàng chục tên Mỹ chết thui trong máy bay. Số quân đã ra khỏi máy bay hoảng hốt tháo chạy.
Anh em Tiểu đoàn 8 truy kích tiêu diệt gần hết, hàng trăm xác địch bỏ lại ngổn ngang trên trận địa. Buổi tối, qua đài thu thanh bán dẫn, tôi nghe đài BBC bình luận, đại ý: Lữ dù 173 Hoa Kỳ là một đơn vị có truyền thống gan góc, một đơn vị sừng sỏ chưa hề biết thua trận là gì, lần đầu tiên đã chịu tháo chạy trước quân Việt cộng”.
Sau trận thiệt hại nói trên, Mỹ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 845 nhưng không bị chặn đánh vì ta muốn dụ chúng vào điểm cao 875. Tướng An viết: “Chúng tôi chủ trương cho bọn địch ở 845 sống yên ổn để làm mồi nhử địch vào sâu hơn. Bởi 845 không có giá trị gì về chiến thuật. Nếu muốn giữ 845 địch nhất định sẽ chiếm các điểm cao 882 và 875, vì mỗi điểm cao chỉ cách nhau khoảng hơn một trăm mét có thể khống chế lẫn nhau. Một lần nữa bọn Mỹ lại bị ta dắt mũi”.
Trong khi đó, cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đã hoàn tất mọi chuẩn bị để chờ quân Mỹ chui đầu vào rọ ở điểm cao 875.
Quả như dự đoán, trong ngày 13 và 14, địch kéo sang đánh điểm cao 882 nhưng bị Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 174 đẩy lùi nhiều đợt.
Đến lúc này, chiến trường đã thu hẹp vào quanh điểm cao 875. Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 di chuyển về gần sát sở chỉ huy Trung đoàn 174. Trong khi đó vào ngày 17/11, Mỹ đã lần lượt tung hết Lữ 173 và phần lớn Sư đoàn 4 cùng một số đơn vị khác vào khu vực này.
Ngày 18, một tiểu đoàn của Lữ 173 mò lên điểm cao 875 đã đụng độ với bộ phận chốt của ta và bị thương vong 90 người phải lui về chỗ cũ.
Vào lúc này, cả Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã ở cao điểm 875. Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định thời cơ thực hiện quyết tâm đã tới.
Ngày 19 và 20 địch tập trung bom, pháo bắn phá dữ dội vào cao điểm 875. Sau mỗi đợt hỏa lực chuẩn bị, bộ binh Mỹ xông lên nhưng đều bị quân ta đánh dạt xuống. Trong 2 ngày, ta đã đẩy lùi 7 đợt xung phong của địch.
Như con bạc khát nước, Mỹ đổ thêm quân xuống nhưng ta đã bố trí hỏa lực khống chế các bãi đổ bộ, trong suốt buổi chiều 20/11, Mỹ mất 8 trực thăng rơi tại chỗ mà không đổ được tên lính nào xuống.
Trong cả ngày 21/11, Mỹ cho các loại bom pháo thi nhau bắn vào cao điểm 875 định hủy diệt chốt của ta. Chiều tối ngày 21, Mỹ xua quân đánh lên chốt và chiếm được một đoạn chiến hào. Hai bên đánh giáp lá cà quyết liệt suốt mấy giờ. Sau cùng quá mệt mỏi, binh lĩnh của cả hai bên nằm ngủ cách nhau vài chục mét. Sáng sớm ngày 22, quân ta phản kích, dùng lựu đạn và tiểu liên đẩy địch xuống giành lại đoạn chiến hào. Đến 9h sáng địch lại xung phong chọc thủng được trận địa chốt của ta.
Đến lúc này, chỉ huy chiến dịch nhận định ta đã đạt được mục tiêu đề ra với kết quả diệt gọn 2 tiểu đoàn của Lữ 173 và đánh thiệt hại nặng các tiểu đoàn khác của Mỹ. Tinh thần binh sỹ ta vẫn hăng hái nhưng cơ sở vật chất đã cạn. Do vậy chỉ huy quyết định kết thúc chiến dịch. Đêm 22/11 tướng Nguyễn Hữu An hạ lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 1 rút khỏi khu vực tác chiến, chỉ để lại một bộ phận hỏa lực khống chế không cho địch lấy xác ở cao điểm 875 và một bộ phận các đơn vị của Trung đoàn 66, 320 ngăn cản không cho địch đánh lên cao điểm 875. Các đơn vị này sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Phía Mỹ cũng công bố họ diệt 1200 binh sỹ của Việt Nam nhưng con số này bị đánh giá là phóng đại vì Mỹ thực tế lính Mỹ chỉ thu được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân của quân đội Việt Nam.
Trần Vũ
Đến Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp vào những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi được Thiếu tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng giới thiệu những hiện vật quý gắn liền với lịch sử Binh chủng Tăng-Thiết giáp anh hùng. Đặc biệt, Bảo tàng hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật nguyên gốc của “kíp xe bất tử” 377. Thiếu tá Mai Thị Ngọc cho biết: “377 là kíp xe đã lập công xuất sắc và anh dũng hy sinh trong trận Đắc Tô 2, Mặt trận Tây Nguyên vào ngày 24-4-1972. Kíp chiến đấu trên xe hôm đó gồm 4 thành viên: Thiếu uý Nguyễn Nhân Triển, Trung đội trưởng Trung đội Tăng 3, trưởng xe; đồng chí Cao Trần Vịnh, lái xe; đồng chí Nguyễn Đắc Lượng, Pháo thủ số 1; đồng chí Phạm Văn Ái, Pháo thủ số 2”.
Lịch sử Binh chủng ghi lại: Đúng 4 giờ 30 phút sáng ngày 24-4-1972, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công căn cứ Tân Cảnh. Từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc, xe tăng ta nhanh chóng tiêu diệt các lô cốt, hoả điểm sát cửa mở và yểm trợ lẫn nhau vượt qua các lớp hàng rào thép gai, dùng hoả lực chi viện dẫn dắt bộ binh xung phong vào cứ điểm. Ta lần lượt đánh chiếm các vị trí quan trọng như khu cố vấn Mỹ, khu binh sĩ Ngụy, Sở chỉ huy Trung đoàn 42 ngụy.
Sự xuất hiện của một lực lượng lớn bộ binh tinh nhuệ và xe tăng ta đã khiến địch thực sự hoảng loạn. Bất chấp lệnh của quan thầy Mỹ, địch ở căn cứ Tân Cảnh đã vứt bỏ tất cả xe pháo rút chạy. Đến 8 giờ ngày 24-4-1972, quân địch ở căn cứ Tân Cảnh cơ bản bị tiêu diệt và bị bắt sống.
Trong lúc địch đang hoang mang vì mất Tân Cảnh, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định điều một trung đội xe tăng và một xe cao xạ 57 ly tự hành hiệp đồng với Trung đoàn Bộ binh 1 đánh thẳng vào căn cứ Đắc Tô 2. Suốt nửa buổi sáng chiến đấu liên tục, không có thời gian chuẩn bị, cơm chưa kịp ăn, Trung đội tăng 3 gồm các xe 377, 354, 369 vừa củng cố đội hình cơ động, vừa nắm địch, bắt liên lạc hiệp đồng với bộ binh. Xe 377 dẫn đầu đội hình vọt lên với tốc độ cao, khéo léo di chuyển vượt qua các đợt ngăn chặn, đánh phá ác liệt của máy bay địch, tiếp cận mục tiêu sớm nhất. Quân địch trong căn cứ thấy quân ta chỉ có một xe tăng, không có bộ binh đi kèm liền cho 10 xe M41 chia làm 2 mũi bao vây xe 377.
Lúc này, xe 377 rơi vào tình thế vô cùng hiểm nghèo, một mình giữa vòng vây xe tăng địch. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã hội ý chớp nhoáng với kíp xe và các anh đã đi đến quyết định đánh cảm tử. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy xe 377 tả xung hữu đột, lao thẳng vào đội hình xe tăng địch bắn cháy liên tiếp 7 xe M41, làm địch rối loạn đội hình. Trong lúc hỗn chiến, xe 377 bị trúng đạn bốc cháy. Đúng lúc ấy, xe 354 và 369 có bộ binh đi cùng kịp thời chi viện làm chủ căn cứ Đắc Tô 2. Cụm căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh là tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch ở Bắc Tây Nguyên đã hoàn toàn bị tiêu diệt.
Trận đánh kết thúc, đồng đội tìm thấy xe 377 đang bốc cháy giữa ngổn ngang xác xe tăng địch, cả kíp xe 4 người đã anh dũng hy sinh. Bên cạnh thi thể không còn nguyên vẹn của các anh, chỉ còn đó những nắm cơm đã cháy thành than mà các anh chưa kịp ăn giữa hai trận đánh. Thương tiếc khôn nguôi, đồng đội đã để các anh nằm lại với đất mẹ Tây Nguyên, với Đắc Tô- Tân Cảnh, nơi các anh đã chiến đấu và anh dũng hy sinh.
Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 9-1-2009, kíp xe tăng 377 đã được Chủ tịch nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hiện nay, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Lực lượng Tăng Thiết giáp đã sưu tầm và tổ chức trưng bày, giới thiệu rất nhiều hiện vật nguyên gốc về kíp xe 377. Đó là bằng công nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ tịch nước; bi đông và sổ học tập chính trị của Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển; di ảnh của 4 liệt sĩ trên kíp xe; hình ảnh xe 377 khi chiến đấu ở Tây Nguyên; kế hoạch sử dụng tăng-thiết giáp trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên tháng 3-1972; lá thư cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Đắc Lượng gửi người anh trai; nắm cơm cháy trong xe tăng…
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc hình ảnh những hiện vật của “kíp xe bất tử” 377.
Nguồn: QĐND Online
qdnd.vn
(Còn tiếp)
qdnd.vn
Chiến thuật VN khiến lữ đoàn lì lợm nhất của Mỹ bị đánh quỵ
Chiến dịch Dak To 1967
-Chiến dịch Đắk Tô - Tân Cảnh (1967)
-Chiến dịch Đắk Tô (1972)
Chiến Dịch Đắc Tô-1
Đây là chiến dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ, bức địch phải điều lực lượng cơ động lên Tây Nguyên để sơ hở các chiến trường khác; tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng Quân đoàn II ngụy; đẩy mạnh chiến tranh du kích...
Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cử Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Đại tá Trần Thế Môn làm Chính uỷ mặt trận Tây Nguyên thay cho Thiếu tướng Chu Huy Mân về làm Tư lệnh Quân khu V.
Lúc này Sư đoàn 4 Mỹ đang mở cuộc hành quân “Mắc Áctơ (Mc Arthur) càn quét khu vực phía tây nam tỉnh Gia Lai và bắc tỉnh Đắc Lắc; đồng thời lập căn cứ tiền phương ở thị trấn Tân Cảnh và căn cứ Đắc Tô 2 để thăm dò lực lượng ta. Bộ Tư lệnh mặt trận (đồng thời là Bộ Tư lệnh chiến dịch Đắc Tô 1) ra lệnh cho các đơn vị chủ lực tại chỗ và bộ đội địa phương hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc bám đánh địch, thu hút sự chú ý của chúng về hướng nam Tây Nguyên, giữ bí mật ý định chiến dịch, tạo điều kiện cho Sư đoàn bộ binh 1 (trung đoàn 320, 66, 174), Trung đoàn pháo binh 40, Tiểu đoàn 6 độc lập mang mật danh Tiểu đoàn Tây Ninh tiến vào khu vực tây nam thung lũng Đắc Tô, xây dựng trận địa. Nơi đây, núi rừng trùng điệp, kín đáo với các dãy Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Tang, Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua cao trên 1.000 m. Chiếm các điểm cao này thì toàn bộ thung lũng Đắc Tô, thị trấn Tân Cảnh sẽ bị ta khống chế. Điểm cao 875 nằm ở phía tây các dãy Ngọc Bờ Biêng và ở phía nam dãy Ngọc Cơ Ring là trung tâm không gian chiến dịch được chọn làm điểm quyết chiến then chốt của chiến dịch.
Ngày 3-11-1967, chiến dịch Đắc Tô mở màn bằng trận đánh quyết liệt của các chiến sĩ Tiểu đội 7, Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 6 Tây Ninh với hai đại đội Mỹ tại điểm chốt chiến dịch trên mỏm đồi yên ngựa dãy Ngọc Bờ Biêng. Đợt tiến công thứ nhất của địch bị đẩy lùi. Các chiến sĩ Tiểu đội 7 nhảy lên chiến hào thu 2 súng AR15, 1 súng M79. Đây là những khẩu súng chiến lợi phẩm đầu tiên của chiến dịch.
Sư đoàn 4 Mỹ đang mở cuộc hành quân Mắc Áctơ ở nam Tây Nguyên và Lữ đoàn dù 173 đang càn quét ở tỉnh Phú Yên phải bỏ dở các cuộc hành quân, được không vận cấp tốc lên Đắc Tô đối phó với ta.
Sáng ngày 4-11, địch dội bom xăng, bom đào và hoá chất độc xuống trận địa chốt của Tiểu đội 7. Cây cối um tùm bỗng sạch quang, lửa napan cháy nham nhở, nhiều đoạn hào giao thông, hầm chiến đấu cá nhân bị san phẳng. 8 giờ, quân Mỹ tiến công lên chốt, nhưng bị đánh bật khỏi trận địa. Trong ngày, địch tổ chức tám lần tiến công chiếm chốt của ta, nhưng các chiến sĩ Tiểu đội 7 kiên cường, bình tĩnh đánh lui, diệt 120 tên Mỹ, thu nhiều súng đạn.
Ngày 5-11, một đại đội Mỹ bất ngờ đánh chiếm trận địa chốt thứ hai của Đại đội 11 ở Ngọc Tang. Bộ đội ta đã đánh “giáp lá cà” với quân Mỹ, diệt 70 tên, giành lại điểm chốt. Trong trận này, chiến sĩ Nguyễn Tấn - một tân binh mới vào chiến trường, lần đầu ra trận đã kiên cường chiến đấu, khi còn một viên đạn cuối cùng, anh đợi tên Mỹ xông lên gần, mới ấn cò bắn gục tên địch và anh đã anh dũng hy sinh.
Các trận địa chốt chiến dịch của Đại đội 11, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh đã nhử địch vào sâu khu trung tâm chiến dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 320, Trung đoàn 66 (Sư đoàn 1), trong hai ngày 6 và 7-11 đánh tiêu diệt, tiêu hao 3 đại đội Mỹ, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên tại khu vực điểm cao 724, 823 và Ngọc Rinh Rua. Cùng với các trận ác chiến ở khu vực Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua, Đại đội 1 pháo binh do đại đội trưởng Bùi Xuân Phái và chính trị viên Thân Trọng Oanh chỉ huy dùng hai khẩu sơn pháo bố trí ở Ngọc Bờ Biêng bắn phá căn cứ dã chiến tiền phương của Sư đoàn 4 Mỹ ở Đắc Tô 2. Pháo ta đã bắn cháy kho đạn 1.100 tấn của địch, làm cho toàn bộ dự trữ hậu cần của cuộc hành quân bị thiêu huỷ hoàn toàn, 3 đại đội lính ngụy bị tiêu diệt, 150 tên Mỹ chết, 3 máy bay C130 chở quân ứng cứu vừa hạ xuống đường băng sân bay Đắc Tô bị trúng đạn nổ tung. Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn phải kêu: đây là cơn bão lửa đáng kinh khủng nhất, gây thiệt hại nặng cho đồng minh (Mỹ - ngụy).
Lữ đoàn dù 173 Mỹ được máy bay lên thẳng cấp tốc chở đến Đắc Tô, lần lượt đổ xuống chiếm các điểm cao 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Kom Liệt phối hợp với Sư đoàn bộ binh 4 tiến công vào sườn bên phải Sư đoàn 1 của ta, để tiến lên chiếm điểm cao 875. Nhưng, ngày 11-11, Trung đoàn 320 và Trung đoàn 66 hiệp đồng chiến đấu đánh trận vận động tiến công xuất sắc, diệt 4 đại đội Mỹ thuộc Lữ đoàn dù 173 và Lữ đoàn 1 (Sư đoàn 4) Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 400 tên. Tiểu đoàn 1 dù đến cứu nguy, nhưng Tiểu đoàn 8 và đại đội trợ chiến súng máy 12,7mm thuộc Trung đoàn 66 kịp thời đánh ngăn chặn, tiêu hao một số, làm cho Tiểu đoàn 1 Mỹ không cứu nguy được cho lực lượng địch bị ta tiến công ở khu vực điểm cao 823. Địch không thực hiện được ý đồ chia cắt đội hình chiến dịch của ta. Bị ta đánh thiệt hại nặng, Lữ đoàn dù 173 và Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ đang bị mắc kẹt ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt, buộc Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn phải tung lực lượng dự bị gồm hai tiểu đoàn của Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và Chiến đoàn dù 3 ngụy vào vòng chiến. Không quân Mỹ phải dùng mỗi ngày 700 lần chiếc máy bay B52 và máy bay phản lực ném bom huỷ diệt khu vực Đắc Tô. Những ngày cuối chiến dịch, số phi vụ ném bom của không quân Mỹ và Sài Gòn tăng lên 737 lần chiếc mỗi ngày. Núi rừng Đắc Tô trùng trùng điệp điệp, cây cối um tùm trước đó, giờ bỗng sạch quang, chỉ còn trơ ra những quả đồi trọc, hố bom chi chít. Hào giao thông, hầm cá nhân, hố bắn trên trận địa chốt của các đơn vị nhiều đoạn bị san lấp. Nhưng từ trong những trận địa bị bom đạn Mỹ cày xới tới mức tưởng chừng như không còn sự sống đó, bộ đội ta vẫn bình tĩnh chủ động tổ chức những trận đánh kết hợp giữ chốt kiên cường với xuất kích ngắn tiến công dũng mãnh. Khẩu hiệu “Quyết giữ trận địa đến cùng”, “Phấn đấu đạt dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú” ở khắp chiến hào đã có sức cổ vũ bộ đội vượt qua mọi ác liệt, quyết chiến lập công.
Từ ngày 8 đến ngày 27-11-1967, các đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh... dồn dập tiến công quân Mỹ trên toàn tuyến chiến dịch. Trên dãy Ngọc Bờ Biêng, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh đảm nhiệm khu chốt chiến dịch đã lập công xuất sắc, diệt 300 tên Mỹ, đánh thiệt hại Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 1, Sư đoàn 4) Mỹ. Tại khu vực quyết chiến chiến dịch ở Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua, Ngọc Cơ Ring, Trung đoàn 66 và Trung đoàn 320 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Sư đoàn trưởng Nguyễn Hữu An và Chính uỷ Hoàng Thế Thiện đã vận dụng linh hoạt chiến thuật chốt kết hợp với vận động tiến công, đánh tiêu hao nặng lực lượng của Lữ đoàn dù 173 và Sư đoàn 4, đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn, diệt 4 đại đội Mỹ khác. Những trận đánh của trung đoàn 66 và 320 đã nhử được Lữ đoàn dù 173 Mỹ vào khu quyết chiến then chốt của chiến dịch - điểm cao 875. Bởi vì sau những cố gắng tiến công chia cắt đội hình chiến dịch của ta ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt không thành, lại bị thương vong lớn, Bộ chỉ huy Mỹ cho rằng nếu không chiếm được điểm cao 875 làm bàn đạp tiến công và khống chế ta để từ đó thực hiện đòn đánh vu hồi vào sau lưng đội hình chiến dịch do Sư đoàn 1 đảm nhiệm, thì không thay đổi được thế trận. Vì vậy, dù xa các căn cứ pháo binh yểm trợ, Lữ đoàn dù 173 Mỹ vẫn quyết tiến công lên điểm cao 875. Quân Mỹ tin rằng với hoả lực yểm trợ ồ ạt của máy bay chiến lược B52 và máy bay chiến đấu chiến thuật, Quân giải phóng không thể đương đầu nổi với chúng.
Ngày 17-11-1967, tiểu đoàn 1 và 2 thuộc Lữ đoàn dù 173 Mỹ tiến công lên điểm cao 875. Cánh quân của Tiểu đoàn 1 chưa đến chân điểm cao đã bị Trung đoàn 66 đánh diệt từng bộ phận, buộc chúng phải dừng lại chống đỡ. Tiểu đoàn 2 Mỹ tiếp tục tiến chiếm cao điểm 875. Tại đây, Đại đội 7 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174) đã bí mật xây dựng điểm cao 875 thành trận địa chốt kiên cố, đánh chặn, sát thương quân địch trước chiến hào. Ngày 18-11, địch cho từng tốp máy bay B52 luân phiên dội bom xuống điểm cao 875. Nhưng từ trận địa bị bom Mỹ cày xới nát vụn tưởng không còn sự sống, các chiến sĩ Đại đội 7 bắn mãnh liệt vào đội hình tiến công của bộ binh Mỹ, diệt từng tốp địch. Tuy vậy, lính Mỹ vẫn cố sống cố chết lao lên theo lệnh chỉ huy. Đại đội 7 kiên cường chiến đấu, động viên nhau “giữ vững quyết tâm, thà hy sinh không để mất chốt” để tạo điều kiện cho trung đoàn lập công. Tổ ba người Phùng Quang Chí, Bùi Xuân Lộc, Đỗ Văn Chuyên đã nêu gương dũng cảm, mưu trí đánh diệt 102 tên Mỹ, góp phần cùng đại đội đánh tan các đợt tiến công của địch.
Ngày 19-11, trong lúc quân Mỹ đang bị Đại đội 7 ghìm chặt dưới chân điểm cao 875, từ các hướng, Trung đoàn 174 (Sư đoàn 1), do Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy chỉ huy thực hành chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, đánh tiêu diệt Tiểu đoàn 2 (Lữ đoàn dù 173) Mỹ. Ngày 20-11, bộ đội ta tiêu diệt thêm một số, bắn rơi 12 máy bay. Xác lính Mỹ và số bị thương nằm ở thung lũng chân điểm cao 875 sau trận đánh 50 giờ vẫn chưa được chúng đưa ra khỏi trận địa. Cuối cùng, Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn phải cho máy bay ném bom xăng trong phạm vi rộng để thiêu xác chết và xoá dấu vết bại trận. Các trận kịch chiến còn tiếp diễn ác liệt đến ngày 29-11, quân Mỹ và lực lượng ta mới rút khỏi khu chiến dịch.
Chiến dịch Đắc Tô 1 kéo dài 27 ngày đêm liên tục, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt sáng tạo nhiều cách đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn dù 173, đánh thiệt hại Lữ đoàn 1 (Sư đoàn 4) Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 4.000 tên địch. Tướng Oétmolen, Tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam phải thú nhận: cuộc đương đầu với quân Bắc Việt Nam trong năm 1967 ở Tây Nguyên đã gây những tổn thất hết sức nặng nề cho cả Sư đoàn bộ binh 4 và Lữ đoàn dù 173 Mỹ. Chiến dịch Đắc Tô 1 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất và hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được thưởng Huân chương Chiến công các hạng. Bộ đội chủ lực Tây Nguyên đã sáng tạo và hoàn thiện chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, mở ra khả năng mới về đánh tiêu diệt từng đơn vị địch trên chiến trường, là một cống hiến xuất sắc đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự của quân đội ta.
Chiến thắng Đắc Tô mùa đông 1967 cùng với chiến thắng Bình Long - Phước Long và các chiến trường khác đã buộc quân Mỹ và quân chủ lực Sài Gòn phải co dần vào thế phòng ngự chiến lược, giữ các thành phố, căn cứ lớn quan trọng.
Chiến dịch Đắk Tô tiêu hao sinh lực lính Mỹ nhiều hơn bất kì trận đánh nào trong cuộc chiến trước đó, nhưng chính quyền Mỹ vẫn đánh dấu đó như một chiến thắng khác, nhằm tăng giá trị cho thông điệp mà Tướng Westmoreland gửi tới Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington vào cuối tháng 11 khi tuyên bố năm 1968 "sẽ là năm kết thúc chiến tranh". Tuy nhiên, phóng viên chiến trường Peter Arnett, người đã chứng kiến trận đánh và có những cuộc đàm thoại với John Paul Vann và một số sĩ quan quân đội thẳng thắn, thì kết luận "năm 1967 là màn dựng lên cho ván bài quân đội kết thúc ở Việt Nam vào năm 1968". Quân Mỹ thương vong hàng ngàn người chỉ để chiếm được những ngọn đồi hoang vu không giá trị, trong khi đó QĐNDVN thì không cố giành giật trận địa mà mục đích chính là tiêu hao quân Mỹ càng nhiều càng tốt. Peter Arnett kết luận: "Chỉ huy Mỹ vẫn còn phân tích Việt Nam theo kiểu Chiến tranh thế giới thứ hai, còn những người cộng sản phân tích tình hình dựa vào cuộc chiến hất cẳng Pháp những năm 1950". Về lâu dài, chiến lược này sẽ khiến quân viễn chinh Mỹ kiệt sức, sa lầy giống như người Pháp trước đó.
Cùng với những chiến thắng của quân, dân ta ở miền Nam, trên miền Bắc - hậu phương lớn, mặc dù không quân Mỹ tập trung đánh phá, ngăn chặn rất ác liệt, nhưng sáu tháng cuối năm 1967, quân, dân miền Bắc đã bắn rơi 631 máy bay Mỹ, nâng tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi trong năm lên 1.067 chiếc, bắt nhiều giặc lái. Nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam tăng gấp sáu lần năm 1965. Việc tuyển quân đạt số lượng cao, chưa bao giờ thanh niên nam, nữ lại hăng hái, nô nức gia nhập quân đội, thanh niên xung phong để vào Nam đánh Mỹ như thời kỳ này. Mỗi tháng quân số bổ sung cho miền Nam từ 5.000 đến 7.000 người. Tháng giêng năm 1968, số quân bổ sung cho chiến trường tăng lên 22.000 người.
Vào những tháng cuối cùng của năm 1967, các đơn vị quân Mỹ ở vùng Quân khu III, Quân đoàn III bắt đầu chuyển quân, chuẩn bị cho cuộc hành binh ngăn ngừa ở tỉnh Phước Long được tướng Oétmolen dự định trong tháng 12. Nhưng trước sức tiến công của ta và tình báo địch phát hiện, lực lượng “cộng sản” từ các căn cứ ở vùng biên giới Campuchia đang di chuyển về các vùng trung tâm dân cư, kể cả Sài Gòn; hai sư đoàn 325C và 304 “cộng sản” từ miền Bắc vào và từ Lào sang đã tập kết xung quanh Khe Sanh, Oétmolen hốt hoảng ra lệnh huỷ bỏ kế hoạch phản công lần thứ ba, triệt thoái các đơn vị đã triển khai đánh vào chiến khu D, C để về giữ Sài Gòn - Gia Định. Oétmolen cũng huỷ bỏ lệnh điều động Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 đang hoạt động ở Bình Định, Phú Yên về miền Đông Nam Bộ, để cùng với Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196, Sư đoàn Amêricơn tăng cường cho mặt trận Quảng Trị.
Như vậy, tất cả lực lượng quân Mỹ và quân chủ lực Sài Gòn từ chuẩn bị phản công để giành lại quyền chủ động chiến trường, phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ trên hai hướng chính: xung quanh Sài Gòn - Gia Định và Trị - Thiên. Mỹ lại bị động về chiến lược và chiến dịch, phải đảo lộn kế hoạch quân sự và thế bố trí lực lượng trên toàn chiến trường. Điều này càng tạo ra những sơ hở trong thế phòng ngự bị động của quân Mỹ, mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung trong chiến lược phòng giữ và tiến công của địch phát triển. Quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn bộc lộ thế suy yếu mới.
Trận đánh lớn vẫn còn trước mắt. 19h tối nay, trong phần giải đáp lịch sử, tôi sẽ giải thích cho các bạn tại sao Việt Nam thắng cả quân sự lẫn chính trị trong chiến dịch Mậu Thân 1968
G.H.K
Đây là chiến dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ, bức địch phải điều lực lượng cơ động lên Tây Nguyên để sơ hở các chiến trường khác; tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng Quân đoàn II ngụy; đẩy mạnh chiến tranh du kích...
Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cử Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Đại tá Trần Thế Môn làm Chính uỷ mặt trận Tây Nguyên thay cho Thiếu tướng Chu Huy Mân về làm Tư lệnh Quân khu V.
Lúc này Sư đoàn 4 Mỹ đang mở cuộc hành quân “Mắc Áctơ (Mc Arthur) càn quét khu vực phía tây nam tỉnh Gia Lai và bắc tỉnh Đắc Lắc; đồng thời lập căn cứ tiền phương ở thị trấn Tân Cảnh và căn cứ Đắc Tô 2 để thăm dò lực lượng ta. Bộ Tư lệnh mặt trận (đồng thời là Bộ Tư lệnh chiến dịch Đắc Tô 1) ra lệnh cho các đơn vị chủ lực tại chỗ và bộ đội địa phương hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc bám đánh địch, thu hút sự chú ý của chúng về hướng nam Tây Nguyên, giữ bí mật ý định chiến dịch, tạo điều kiện cho Sư đoàn bộ binh 1 (trung đoàn 320, 66, 174), Trung đoàn pháo binh 40, Tiểu đoàn 6 độc lập mang mật danh Tiểu đoàn Tây Ninh tiến vào khu vực tây nam thung lũng Đắc Tô, xây dựng trận địa. Nơi đây, núi rừng trùng điệp, kín đáo với các dãy Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Tang, Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua cao trên 1.000 m. Chiếm các điểm cao này thì toàn bộ thung lũng Đắc Tô, thị trấn Tân Cảnh sẽ bị ta khống chế. Điểm cao 875 nằm ở phía tây các dãy Ngọc Bờ Biêng và ở phía nam dãy Ngọc Cơ Ring là trung tâm không gian chiến dịch được chọn làm điểm quyết chiến then chốt của chiến dịch.
Ngày 3-11-1967, chiến dịch Đắc Tô mở màn bằng trận đánh quyết liệt của các chiến sĩ Tiểu đội 7, Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 6 Tây Ninh với hai đại đội Mỹ tại điểm chốt chiến dịch trên mỏm đồi yên ngựa dãy Ngọc Bờ Biêng. Đợt tiến công thứ nhất của địch bị đẩy lùi. Các chiến sĩ Tiểu đội 7 nhảy lên chiến hào thu 2 súng AR15, 1 súng M79. Đây là những khẩu súng chiến lợi phẩm đầu tiên của chiến dịch.
Sư đoàn 4 Mỹ đang mở cuộc hành quân Mắc Áctơ ở nam Tây Nguyên và Lữ đoàn dù 173 đang càn quét ở tỉnh Phú Yên phải bỏ dở các cuộc hành quân, được không vận cấp tốc lên Đắc Tô đối phó với ta.
Sáng ngày 4-11, địch dội bom xăng, bom đào và hoá chất độc xuống trận địa chốt của Tiểu đội 7. Cây cối um tùm bỗng sạch quang, lửa napan cháy nham nhở, nhiều đoạn hào giao thông, hầm chiến đấu cá nhân bị san phẳng. 8 giờ, quân Mỹ tiến công lên chốt, nhưng bị đánh bật khỏi trận địa. Trong ngày, địch tổ chức tám lần tiến công chiếm chốt của ta, nhưng các chiến sĩ Tiểu đội 7 kiên cường, bình tĩnh đánh lui, diệt 120 tên Mỹ, thu nhiều súng đạn.
Ngày 5-11, một đại đội Mỹ bất ngờ đánh chiếm trận địa chốt thứ hai của Đại đội 11 ở Ngọc Tang. Bộ đội ta đã đánh “giáp lá cà” với quân Mỹ, diệt 70 tên, giành lại điểm chốt. Trong trận này, chiến sĩ Nguyễn Tấn - một tân binh mới vào chiến trường, lần đầu ra trận đã kiên cường chiến đấu, khi còn một viên đạn cuối cùng, anh đợi tên Mỹ xông lên gần, mới ấn cò bắn gục tên địch và anh đã anh dũng hy sinh.
Các trận địa chốt chiến dịch của Đại đội 11, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh đã nhử địch vào sâu khu trung tâm chiến dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 320, Trung đoàn 66 (Sư đoàn 1), trong hai ngày 6 và 7-11 đánh tiêu diệt, tiêu hao 3 đại đội Mỹ, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên tại khu vực điểm cao 724, 823 và Ngọc Rinh Rua. Cùng với các trận ác chiến ở khu vực Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua, Đại đội 1 pháo binh do đại đội trưởng Bùi Xuân Phái và chính trị viên Thân Trọng Oanh chỉ huy dùng hai khẩu sơn pháo bố trí ở Ngọc Bờ Biêng bắn phá căn cứ dã chiến tiền phương của Sư đoàn 4 Mỹ ở Đắc Tô 2. Pháo ta đã bắn cháy kho đạn 1.100 tấn của địch, làm cho toàn bộ dự trữ hậu cần của cuộc hành quân bị thiêu huỷ hoàn toàn, 3 đại đội lính ngụy bị tiêu diệt, 150 tên Mỹ chết, 3 máy bay C130 chở quân ứng cứu vừa hạ xuống đường băng sân bay Đắc Tô bị trúng đạn nổ tung. Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn phải kêu: đây là cơn bão lửa đáng kinh khủng nhất, gây thiệt hại nặng cho đồng minh (Mỹ - ngụy).
Lữ đoàn dù 173 Mỹ được máy bay lên thẳng cấp tốc chở đến Đắc Tô, lần lượt đổ xuống chiếm các điểm cao 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Kom Liệt phối hợp với Sư đoàn bộ binh 4 tiến công vào sườn bên phải Sư đoàn 1 của ta, để tiến lên chiếm điểm cao 875. Nhưng, ngày 11-11, Trung đoàn 320 và Trung đoàn 66 hiệp đồng chiến đấu đánh trận vận động tiến công xuất sắc, diệt 4 đại đội Mỹ thuộc Lữ đoàn dù 173 và Lữ đoàn 1 (Sư đoàn 4) Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 400 tên. Tiểu đoàn 1 dù đến cứu nguy, nhưng Tiểu đoàn 8 và đại đội trợ chiến súng máy 12,7mm thuộc Trung đoàn 66 kịp thời đánh ngăn chặn, tiêu hao một số, làm cho Tiểu đoàn 1 Mỹ không cứu nguy được cho lực lượng địch bị ta tiến công ở khu vực điểm cao 823. Địch không thực hiện được ý đồ chia cắt đội hình chiến dịch của ta. Bị ta đánh thiệt hại nặng, Lữ đoàn dù 173 và Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ đang bị mắc kẹt ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt, buộc Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn phải tung lực lượng dự bị gồm hai tiểu đoàn của Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và Chiến đoàn dù 3 ngụy vào vòng chiến. Không quân Mỹ phải dùng mỗi ngày 700 lần chiếc máy bay B52 và máy bay phản lực ném bom huỷ diệt khu vực Đắc Tô. Những ngày cuối chiến dịch, số phi vụ ném bom của không quân Mỹ và Sài Gòn tăng lên 737 lần chiếc mỗi ngày. Núi rừng Đắc Tô trùng trùng điệp điệp, cây cối um tùm trước đó, giờ bỗng sạch quang, chỉ còn trơ ra những quả đồi trọc, hố bom chi chít. Hào giao thông, hầm cá nhân, hố bắn trên trận địa chốt của các đơn vị nhiều đoạn bị san lấp. Nhưng từ trong những trận địa bị bom đạn Mỹ cày xới tới mức tưởng chừng như không còn sự sống đó, bộ đội ta vẫn bình tĩnh chủ động tổ chức những trận đánh kết hợp giữ chốt kiên cường với xuất kích ngắn tiến công dũng mãnh. Khẩu hiệu “Quyết giữ trận địa đến cùng”, “Phấn đấu đạt dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú” ở khắp chiến hào đã có sức cổ vũ bộ đội vượt qua mọi ác liệt, quyết chiến lập công.
Từ ngày 8 đến ngày 27-11-1967, các đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh... dồn dập tiến công quân Mỹ trên toàn tuyến chiến dịch. Trên dãy Ngọc Bờ Biêng, Tiểu đoàn 6 Tây Ninh đảm nhiệm khu chốt chiến dịch đã lập công xuất sắc, diệt 300 tên Mỹ, đánh thiệt hại Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 1, Sư đoàn 4) Mỹ. Tại khu vực quyết chiến chiến dịch ở Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua, Ngọc Cơ Ring, Trung đoàn 66 và Trung đoàn 320 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Sư đoàn trưởng Nguyễn Hữu An và Chính uỷ Hoàng Thế Thiện đã vận dụng linh hoạt chiến thuật chốt kết hợp với vận động tiến công, đánh tiêu hao nặng lực lượng của Lữ đoàn dù 173 và Sư đoàn 4, đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn, diệt 4 đại đội Mỹ khác. Những trận đánh của trung đoàn 66 và 320 đã nhử được Lữ đoàn dù 173 Mỹ vào khu quyết chiến then chốt của chiến dịch - điểm cao 875. Bởi vì sau những cố gắng tiến công chia cắt đội hình chiến dịch của ta ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt không thành, lại bị thương vong lớn, Bộ chỉ huy Mỹ cho rằng nếu không chiếm được điểm cao 875 làm bàn đạp tiến công và khống chế ta để từ đó thực hiện đòn đánh vu hồi vào sau lưng đội hình chiến dịch do Sư đoàn 1 đảm nhiệm, thì không thay đổi được thế trận. Vì vậy, dù xa các căn cứ pháo binh yểm trợ, Lữ đoàn dù 173 Mỹ vẫn quyết tiến công lên điểm cao 875. Quân Mỹ tin rằng với hoả lực yểm trợ ồ ạt của máy bay chiến lược B52 và máy bay chiến đấu chiến thuật, Quân giải phóng không thể đương đầu nổi với chúng.
Ngày 17-11-1967, tiểu đoàn 1 và 2 thuộc Lữ đoàn dù 173 Mỹ tiến công lên điểm cao 875. Cánh quân của Tiểu đoàn 1 chưa đến chân điểm cao đã bị Trung đoàn 66 đánh diệt từng bộ phận, buộc chúng phải dừng lại chống đỡ. Tiểu đoàn 2 Mỹ tiếp tục tiến chiếm cao điểm 875. Tại đây, Đại đội 7 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174) đã bí mật xây dựng điểm cao 875 thành trận địa chốt kiên cố, đánh chặn, sát thương quân địch trước chiến hào. Ngày 18-11, địch cho từng tốp máy bay B52 luân phiên dội bom xuống điểm cao 875. Nhưng từ trận địa bị bom Mỹ cày xới nát vụn tưởng không còn sự sống, các chiến sĩ Đại đội 7 bắn mãnh liệt vào đội hình tiến công của bộ binh Mỹ, diệt từng tốp địch. Tuy vậy, lính Mỹ vẫn cố sống cố chết lao lên theo lệnh chỉ huy. Đại đội 7 kiên cường chiến đấu, động viên nhau “giữ vững quyết tâm, thà hy sinh không để mất chốt” để tạo điều kiện cho trung đoàn lập công. Tổ ba người Phùng Quang Chí, Bùi Xuân Lộc, Đỗ Văn Chuyên đã nêu gương dũng cảm, mưu trí đánh diệt 102 tên Mỹ, góp phần cùng đại đội đánh tan các đợt tiến công của địch.
Ngày 19-11, trong lúc quân Mỹ đang bị Đại đội 7 ghìm chặt dưới chân điểm cao 875, từ các hướng, Trung đoàn 174 (Sư đoàn 1), do Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy chỉ huy thực hành chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, đánh tiêu diệt Tiểu đoàn 2 (Lữ đoàn dù 173) Mỹ. Ngày 20-11, bộ đội ta tiêu diệt thêm một số, bắn rơi 12 máy bay. Xác lính Mỹ và số bị thương nằm ở thung lũng chân điểm cao 875 sau trận đánh 50 giờ vẫn chưa được chúng đưa ra khỏi trận địa. Cuối cùng, Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn phải cho máy bay ném bom xăng trong phạm vi rộng để thiêu xác chết và xoá dấu vết bại trận. Các trận kịch chiến còn tiếp diễn ác liệt đến ngày 29-11, quân Mỹ và lực lượng ta mới rút khỏi khu chiến dịch.
Chiến dịch Đắc Tô 1 kéo dài 27 ngày đêm liên tục, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt sáng tạo nhiều cách đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn dù 173, đánh thiệt hại Lữ đoàn 1 (Sư đoàn 4) Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 4.000 tên địch. Tướng Oétmolen, Tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam phải thú nhận: cuộc đương đầu với quân Bắc Việt Nam trong năm 1967 ở Tây Nguyên đã gây những tổn thất hết sức nặng nề cho cả Sư đoàn bộ binh 4 và Lữ đoàn dù 173 Mỹ. Chiến dịch Đắc Tô 1 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất và hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được thưởng Huân chương Chiến công các hạng. Bộ đội chủ lực Tây Nguyên đã sáng tạo và hoàn thiện chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, mở ra khả năng mới về đánh tiêu diệt từng đơn vị địch trên chiến trường, là một cống hiến xuất sắc đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự của quân đội ta.
Chiến thắng Đắc Tô mùa đông 1967 cùng với chiến thắng Bình Long - Phước Long và các chiến trường khác đã buộc quân Mỹ và quân chủ lực Sài Gòn phải co dần vào thế phòng ngự chiến lược, giữ các thành phố, căn cứ lớn quan trọng.
Chiến dịch Đắk Tô tiêu hao sinh lực lính Mỹ nhiều hơn bất kì trận đánh nào trong cuộc chiến trước đó, nhưng chính quyền Mỹ vẫn đánh dấu đó như một chiến thắng khác, nhằm tăng giá trị cho thông điệp mà Tướng Westmoreland gửi tới Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington vào cuối tháng 11 khi tuyên bố năm 1968 "sẽ là năm kết thúc chiến tranh". Tuy nhiên, phóng viên chiến trường Peter Arnett, người đã chứng kiến trận đánh và có những cuộc đàm thoại với John Paul Vann và một số sĩ quan quân đội thẳng thắn, thì kết luận "năm 1967 là màn dựng lên cho ván bài quân đội kết thúc ở Việt Nam vào năm 1968". Quân Mỹ thương vong hàng ngàn người chỉ để chiếm được những ngọn đồi hoang vu không giá trị, trong khi đó QĐNDVN thì không cố giành giật trận địa mà mục đích chính là tiêu hao quân Mỹ càng nhiều càng tốt. Peter Arnett kết luận: "Chỉ huy Mỹ vẫn còn phân tích Việt Nam theo kiểu Chiến tranh thế giới thứ hai, còn những người cộng sản phân tích tình hình dựa vào cuộc chiến hất cẳng Pháp những năm 1950". Về lâu dài, chiến lược này sẽ khiến quân viễn chinh Mỹ kiệt sức, sa lầy giống như người Pháp trước đó.
Cùng với những chiến thắng của quân, dân ta ở miền Nam, trên miền Bắc - hậu phương lớn, mặc dù không quân Mỹ tập trung đánh phá, ngăn chặn rất ác liệt, nhưng sáu tháng cuối năm 1967, quân, dân miền Bắc đã bắn rơi 631 máy bay Mỹ, nâng tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi trong năm lên 1.067 chiếc, bắt nhiều giặc lái. Nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam tăng gấp sáu lần năm 1965. Việc tuyển quân đạt số lượng cao, chưa bao giờ thanh niên nam, nữ lại hăng hái, nô nức gia nhập quân đội, thanh niên xung phong để vào Nam đánh Mỹ như thời kỳ này. Mỗi tháng quân số bổ sung cho miền Nam từ 5.000 đến 7.000 người. Tháng giêng năm 1968, số quân bổ sung cho chiến trường tăng lên 22.000 người.
Vào những tháng cuối cùng của năm 1967, các đơn vị quân Mỹ ở vùng Quân khu III, Quân đoàn III bắt đầu chuyển quân, chuẩn bị cho cuộc hành binh ngăn ngừa ở tỉnh Phước Long được tướng Oétmolen dự định trong tháng 12. Nhưng trước sức tiến công của ta và tình báo địch phát hiện, lực lượng “cộng sản” từ các căn cứ ở vùng biên giới Campuchia đang di chuyển về các vùng trung tâm dân cư, kể cả Sài Gòn; hai sư đoàn 325C và 304 “cộng sản” từ miền Bắc vào và từ Lào sang đã tập kết xung quanh Khe Sanh, Oétmolen hốt hoảng ra lệnh huỷ bỏ kế hoạch phản công lần thứ ba, triệt thoái các đơn vị đã triển khai đánh vào chiến khu D, C để về giữ Sài Gòn - Gia Định. Oétmolen cũng huỷ bỏ lệnh điều động Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 đang hoạt động ở Bình Định, Phú Yên về miền Đông Nam Bộ, để cùng với Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196, Sư đoàn Amêricơn tăng cường cho mặt trận Quảng Trị.
Như vậy, tất cả lực lượng quân Mỹ và quân chủ lực Sài Gòn từ chuẩn bị phản công để giành lại quyền chủ động chiến trường, phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ trên hai hướng chính: xung quanh Sài Gòn - Gia Định và Trị - Thiên. Mỹ lại bị động về chiến lược và chiến dịch, phải đảo lộn kế hoạch quân sự và thế bố trí lực lượng trên toàn chiến trường. Điều này càng tạo ra những sơ hở trong thế phòng ngự bị động của quân Mỹ, mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung trong chiến lược phòng giữ và tiến công của địch phát triển. Quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn bộc lộ thế suy yếu mới.
Trận đánh lớn vẫn còn trước mắt. 19h tối nay, trong phần giải đáp lịch sử, tôi sẽ giải thích cho các bạn tại sao Việt Nam thắng cả quân sự lẫn chính trị trong chiến dịch Mậu Thân 1968
G.H.K
Lữ đoàn 173 sừng sỏ của Mỹ bị Việt Nam đánh quỵ như thế nào?
Ngày 12/11/1967, đài BBC bình luận: Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ là đơn vị sừng sỏ chưa từng biết thua trận, lần đầu tiên đã tháo chạy trước Việt Cộng.
Ngày 30/10/1967, Sư đoàn 1 của Mặt trận B3 chiếm lĩnh trận địa bắt đầu vào chiến dịch Đắc Tô 1. Cùng lúc quân Mỹ cũng triển khai một cuộc hành quân để phá cuộc tiến công mùa khô của ta. Mỹ đưa nhiều quân và thiết bịquân sự lên Plei Cu đồng thời cho quân ra các khu vực thuộc Gia Lai, Đắc Lắc.
Theo kế hoạch của ta, Sư đoàn 1 cho Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn bộ binh 24) được tăng cường một Đại đội sơn pháo và một Trung đội ĐKZ lên chiếm các điểm cao khống chế sân bay Tân Cảnh nhằm gây sức ép buộc quân Mỹ phải ra giải tỏa những “cái gai” nhức nhối ấy. Chỉ cần quân Mỹ nhảy ra đánh nhau với Tiểu đoàn 6 thì Sư đoàn 1 sẽ dẫn dụ chúng vào ổ phục kích bày sẵn.
Ngày 3/11, toàn Sư đoàn 1 đã bố trí xong thế trận. Trung đoàn 66 chiếm Ngọc Cam Liệt, Đắc Vây Côn. Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 174 chiếm sườn Tây của điểm cao 875. Điểm cao 875 là nơi quân ta chọn làm điểm quyết chiến chiến dịch. Ta sẽ dụ ít nhất 1 tiểu đoàn địch vào đây để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch.
Các binh lính của Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ tại Đắc Tô năm 1967.
Theo hồi ký Chiến trường mới của tướng Nguyễn Hữu An, Sư đoàn 1 đã dự kiến sẵn tình huống: Do các trận đánh của những đơn vị phía trước dẫn dụ địch, chúng có thể đổ bộ xuống mấy cái nương ở sườn điểm cao 875. Khi đã đổ bộ xuống, tất yếu địch sẽ mò lên đỉnh chiếm điểm cao. Khi đó quân ta chốt trên điểm cao sẽ chặn chúng đồng thời lực lượng lớn của Trung đoàn 174 sẽ tấn công vào sườn phía sau của địch. Đó là nét chính của chiến thuật “vận động kết hợp chốt” mà Sư đoàn 1 dự định thực hiện.Trong lúc ta đang triển khai lực lượng thì Mỹ cũng đổ quân xuống một số nơi và qua hành động của chúng, phía ta nhận định Mỹ đã đoán được khu vực mở chiến dịch của ta. Bộ chỉ huy chiến dịch thở phào vì không phải khổ công dụ chúng ra, chúng đã tự ra.
Ngày 3/11, Mỹ đổ 1 tiểu đoàn xuống dãy Ngọc Bơ Biêng và tiến lên trận địa chốt của Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 320) nhưng bị quân ta đánh lui.
Pháo của quân Mỹ bắn lên đồi trong chiến dịch Đắc Tô.
Ngày 4/11, Lữ đoàn 173 và Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 1 quân Mỹ đến Tân Cảnh. Đến ngày 6/11 thì một bộ phận Lữ đoàn 173 giao chiến với Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66) quân ta. Trong những ngày sau đó, quân Mỹ đột kích mạnh và chiếm được một số vị trí trong khu vực có Sư đoàn 1 của ta.Lữ đoàn 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống Cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải Sư đoàn 1, để tiến lên chiếm cao điểm 875.
Nhưng ngày 11/11, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn 173 lọt vào ổ phục kích của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 nên bị thiệt hại nặng.
Trận này được hồi ký của tướng An kể lại: “Ngày 11/11 địch dùng tiểu đoàn 4 (thiếu 1 đại đội) thuộc lữ 173 từ điểm cao 823 nống ra phía Tây. Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66) đã bố trí sẵn ở hướng đó. Nhận được tin địch ra, Trung đoàn 66 cho Tiểu đoàn 8 xuất kích phối hợp với Tiểu đoàn 7. Sau một giờ bốn mươi lăm phút ta đã tiêu diệt gọn cánh quân này.
Phán đoán địch sẽ đổ quân xuống bãi trống ở cách nơi vừa xảy ra trận đánh khoảng hơn 1.000m để chi viện cho Tiểu đoàn 4 Mỹ và giải quyết hậu quả, Trung đoàn 66 đã nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 8 về ngay nơi đó phục kích. Quả nhiên tình huống diễn ra đúng như vậy. Khoảng ba bốn chục chiếc trực thăng chở hai đại đội của Tiểu đoàn 1 (thuộc Lữ 173) tới, tiếng máy bay nổ inh tai nhức óc, vài chiếc đã tiếp đất, vài chiếc đang treo lơ lửng trên không cách mặt đất vài trăm mét, còn hàng chục chiếc khác đang vòng lượn xuống thấp dần. Tiểu đoàn 8 đã dùng toàn bộ hỏa lực liên thanh đồng loạt bắn vào máy bay địch. Ngay từ phút đầu đã có nhiều máy bay bốc cháy. Kết quả 7 chiếc rơi và bốc cháy tại chỗ, hàng chục tên Mỹ chết thui trong máy bay. Số quân đã ra khỏi máy bay hoảng hốt tháo chạy.
Anh em Tiểu đoàn 8 truy kích tiêu diệt gần hết, hàng trăm xác địch bỏ lại ngổn ngang trên trận địa. Buổi tối, qua đài thu thanh bán dẫn, tôi nghe đài BBC bình luận, đại ý: Lữ dù 173 Hoa Kỳ là một đơn vị có truyền thống gan góc, một đơn vị sừng sỏ chưa hề biết thua trận là gì, lần đầu tiên đã chịu tháo chạy trước quân Việt cộng”.
Ngày 27/11/1967, khi quân ta đã rút đi, lính Mỹ đang đứng tôn vinh các đồng đội thiệt mạng ở điểm cao 875.
Nhưng đó chưa phải điều tệ nhấtSau trận thiệt hại nói trên, Mỹ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 845 nhưng không bị chặn đánh vì ta muốn dụ chúng vào điểm cao 875. Tướng An viết: “Chúng tôi chủ trương cho bọn địch ở 845 sống yên ổn để làm mồi nhử địch vào sâu hơn. Bởi 845 không có giá trị gì về chiến thuật. Nếu muốn giữ 845 địch nhất định sẽ chiếm các điểm cao 882 và 875, vì mỗi điểm cao chỉ cách nhau khoảng hơn một trăm mét có thể khống chế lẫn nhau. Một lần nữa bọn Mỹ lại bị ta dắt mũi”.
Trong khi đó, cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đã hoàn tất mọi chuẩn bị để chờ quân Mỹ chui đầu vào rọ ở điểm cao 875.
Quả như dự đoán, trong ngày 13 và 14, địch kéo sang đánh điểm cao 882 nhưng bị Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 174 đẩy lùi nhiều đợt.
Đến lúc này, chiến trường đã thu hẹp vào quanh điểm cao 875. Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 di chuyển về gần sát sở chỉ huy Trung đoàn 174. Trong khi đó vào ngày 17/11, Mỹ đã lần lượt tung hết Lữ 173 và phần lớn Sư đoàn 4 cùng một số đơn vị khác vào khu vực này.
Ngày 18, một tiểu đoàn của Lữ 173 mò lên điểm cao 875 đã đụng độ với bộ phận chốt của ta và bị thương vong 90 người phải lui về chỗ cũ.
Vào lúc này, cả Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã ở cao điểm 875. Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định thời cơ thực hiện quyết tâm đã tới.
Ngày 19 và 20 địch tập trung bom, pháo bắn phá dữ dội vào cao điểm 875. Sau mỗi đợt hỏa lực chuẩn bị, bộ binh Mỹ xông lên nhưng đều bị quân ta đánh dạt xuống. Trong 2 ngày, ta đã đẩy lùi 7 đợt xung phong của địch.
Điểm cao 875 bị quân Mỹ bắn phá dữ dội biến thành ngọn đồi trọc.
Đơn vị giữ chốt của ta được lệnh khống chế không cho quân Mỹ lên lấy xác để buộc chúng phải mở một cuộc tấn công để giải quyết số thương vong cũ. Đúng như dự kiến của ta, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã mở một cuộc tấn công lên. Nhưng lần này nó bị 2 tiểu đoàn của quân ta đánh vòng từ phía sườn và sau 3 tiếng đồng hồ quyết liệt, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 bị tiêu diệt.Như con bạc khát nước, Mỹ đổ thêm quân xuống nhưng ta đã bố trí hỏa lực khống chế các bãi đổ bộ, trong suốt buổi chiều 20/11, Mỹ mất 8 trực thăng rơi tại chỗ mà không đổ được tên lính nào xuống.
Trong cả ngày 21/11, Mỹ cho các loại bom pháo thi nhau bắn vào cao điểm 875 định hủy diệt chốt của ta. Chiều tối ngày 21, Mỹ xua quân đánh lên chốt và chiếm được một đoạn chiến hào. Hai bên đánh giáp lá cà quyết liệt suốt mấy giờ. Sau cùng quá mệt mỏi, binh lĩnh của cả hai bên nằm ngủ cách nhau vài chục mét. Sáng sớm ngày 22, quân ta phản kích, dùng lựu đạn và tiểu liên đẩy địch xuống giành lại đoạn chiến hào. Đến 9h sáng địch lại xung phong chọc thủng được trận địa chốt của ta.
Đến lúc này, chỉ huy chiến dịch nhận định ta đã đạt được mục tiêu đề ra với kết quả diệt gọn 2 tiểu đoàn của Lữ 173 và đánh thiệt hại nặng các tiểu đoàn khác của Mỹ. Tinh thần binh sỹ ta vẫn hăng hái nhưng cơ sở vật chất đã cạn. Do vậy chỉ huy quyết định kết thúc chiến dịch. Đêm 22/11 tướng Nguyễn Hữu An hạ lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 1 rút khỏi khu vực tác chiến, chỉ để lại một bộ phận hỏa lực khống chế không cho địch lấy xác ở cao điểm 875 và một bộ phận các đơn vị của Trung đoàn 66, 320 ngăn cản không cho địch đánh lên cao điểm 875. Các đơn vị này sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Lính Mỹ ở điểm cao 875 ngày 27/11/1967 sau khi quân ta đã rút đi.
Quân ta đã rút lui bí mật, an toàn. 36 giờ sau khi ta rút, lính Mỹ mới lên được chốt 875. Kết quả, theo Wikipedia, chỉ riêng trận đánh ngày 20/11 ở điểm cao 875, Mỹ có 123 lính chết và 252 lính khác bị thương trong tổng số 570 lính tham chiến. Đây có lẽ là trận đánh hao quân nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.Phía Mỹ cũng công bố họ diệt 1200 binh sỹ của Việt Nam nhưng con số này bị đánh giá là phóng đại vì Mỹ thực tế lính Mỹ chỉ thu được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân của quân đội Việt Nam.
Trần Vũ
Nắm cơm cháy thành than của kíp xe tăng bất tử 377 trận Đắc Tô
Thiếu tá Mai Thị Ngọc cho biết: “377 là kíp
xe đã lập công xuất sắc và anh dũng hy sinh trong trận Đắc Tô 2, Mặt
trận Tây Nguyên vào ngày 24-4-1972.
Đến Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp vào những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi được Thiếu tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng giới thiệu những hiện vật quý gắn liền với lịch sử Binh chủng Tăng-Thiết giáp anh hùng. Đặc biệt, Bảo tàng hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật nguyên gốc của “kíp xe bất tử” 377. Thiếu tá Mai Thị Ngọc cho biết: “377 là kíp xe đã lập công xuất sắc và anh dũng hy sinh trong trận Đắc Tô 2, Mặt trận Tây Nguyên vào ngày 24-4-1972. Kíp chiến đấu trên xe hôm đó gồm 4 thành viên: Thiếu uý Nguyễn Nhân Triển, Trung đội trưởng Trung đội Tăng 3, trưởng xe; đồng chí Cao Trần Vịnh, lái xe; đồng chí Nguyễn Đắc Lượng, Pháo thủ số 1; đồng chí Phạm Văn Ái, Pháo thủ số 2”.
Lịch sử Binh chủng ghi lại: Đúng 4 giờ 30 phút sáng ngày 24-4-1972, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công căn cứ Tân Cảnh. Từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc, xe tăng ta nhanh chóng tiêu diệt các lô cốt, hoả điểm sát cửa mở và yểm trợ lẫn nhau vượt qua các lớp hàng rào thép gai, dùng hoả lực chi viện dẫn dắt bộ binh xung phong vào cứ điểm. Ta lần lượt đánh chiếm các vị trí quan trọng như khu cố vấn Mỹ, khu binh sĩ Ngụy, Sở chỉ huy Trung đoàn 42 ngụy.
Sự xuất hiện của một lực lượng lớn bộ binh tinh nhuệ và xe tăng ta đã khiến địch thực sự hoảng loạn. Bất chấp lệnh của quan thầy Mỹ, địch ở căn cứ Tân Cảnh đã vứt bỏ tất cả xe pháo rút chạy. Đến 8 giờ ngày 24-4-1972, quân địch ở căn cứ Tân Cảnh cơ bản bị tiêu diệt và bị bắt sống.
Trong lúc địch đang hoang mang vì mất Tân Cảnh, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định điều một trung đội xe tăng và một xe cao xạ 57 ly tự hành hiệp đồng với Trung đoàn Bộ binh 1 đánh thẳng vào căn cứ Đắc Tô 2. Suốt nửa buổi sáng chiến đấu liên tục, không có thời gian chuẩn bị, cơm chưa kịp ăn, Trung đội tăng 3 gồm các xe 377, 354, 369 vừa củng cố đội hình cơ động, vừa nắm địch, bắt liên lạc hiệp đồng với bộ binh. Xe 377 dẫn đầu đội hình vọt lên với tốc độ cao, khéo léo di chuyển vượt qua các đợt ngăn chặn, đánh phá ác liệt của máy bay địch, tiếp cận mục tiêu sớm nhất. Quân địch trong căn cứ thấy quân ta chỉ có một xe tăng, không có bộ binh đi kèm liền cho 10 xe M41 chia làm 2 mũi bao vây xe 377.
Lúc này, xe 377 rơi vào tình thế vô cùng hiểm nghèo, một mình giữa vòng vây xe tăng địch. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã hội ý chớp nhoáng với kíp xe và các anh đã đi đến quyết định đánh cảm tử. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy xe 377 tả xung hữu đột, lao thẳng vào đội hình xe tăng địch bắn cháy liên tiếp 7 xe M41, làm địch rối loạn đội hình. Trong lúc hỗn chiến, xe 377 bị trúng đạn bốc cháy. Đúng lúc ấy, xe 354 và 369 có bộ binh đi cùng kịp thời chi viện làm chủ căn cứ Đắc Tô 2. Cụm căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh là tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch ở Bắc Tây Nguyên đã hoàn toàn bị tiêu diệt.
Trận đánh kết thúc, đồng đội tìm thấy xe 377 đang bốc cháy giữa ngổn ngang xác xe tăng địch, cả kíp xe 4 người đã anh dũng hy sinh. Bên cạnh thi thể không còn nguyên vẹn của các anh, chỉ còn đó những nắm cơm đã cháy thành than mà các anh chưa kịp ăn giữa hai trận đánh. Thương tiếc khôn nguôi, đồng đội đã để các anh nằm lại với đất mẹ Tây Nguyên, với Đắc Tô- Tân Cảnh, nơi các anh đã chiến đấu và anh dũng hy sinh.
Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 9-1-2009, kíp xe tăng 377 đã được Chủ tịch nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hiện nay, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Lực lượng Tăng Thiết giáp đã sưu tầm và tổ chức trưng bày, giới thiệu rất nhiều hiện vật nguyên gốc về kíp xe 377. Đó là bằng công nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ tịch nước; bi đông và sổ học tập chính trị của Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển; di ảnh của 4 liệt sĩ trên kíp xe; hình ảnh xe 377 khi chiến đấu ở Tây Nguyên; kế hoạch sử dụng tăng-thiết giáp trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên tháng 3-1972; lá thư cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Đắc Lượng gửi người anh trai; nắm cơm cháy trong xe tăng…
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc hình ảnh những hiện vật của “kíp xe bất tử” 377.
Bi đông và sổ học tập chính trị của Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển |
Ảnh 4 liệt sĩ trên kíp xe |
Xe 377 khi chiến đấu ở Tây Nguyên |
Lá thư cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Đắc Lượng gửi người anh trai |
Nắm cơm cháy các liệt sĩ chưa kịp ăn trong xe tăng 377 |
CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT
-Chiến dịch Tây Nguyên
Nhớ lại trận then chốt chiến dịch. (Phần 1)
Tháng Năm 3, 2013
Thượng tướng, giáo sư Hoàng Minh Thảo tên
thật là Tạ Thái An, sinh năm 1921 tại làng Cao, xã Bảo Khê, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình thợ may, cha là Tạ Quang Khai, mẹ
là bà Nguyễn Thị Tành.
Cũng như bao nhiêu thanh niên Việt Nam
giác ngộ thời đó, ông rời quê hương đi tham gia cách mạng từ năm 1937,
hoạt đông ở Lạng Sơn. Từ năm 1941 đến năm 1944 ông được Bác Hồ cử đi học
quân sự tại trường Tây Cán Bang ở Liễu Châu, Trung Quốc. Trở về nước
tham gia Cách mạng Tháng Tám rồi trở thành Tư lệnh Chiến khu 3
(1945-1946), Tư lệnh Chiến khu 4 (1948-1950). Năm 1950, ông làm Đại đoàn
trưởng Đại đoàn 304, năm 1954 ông được bổ nhiêm làm Hiệu trưởng Trường
Quân chính.
Ông là người đam mê đánh giặc bằng mưu
kế, thế trận điển hình là chiến dịch Đắc Tô 1 (1967) chiến dịch Đắc
Xiêng (1970), chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh (1972), chiến dịch Tây Nguyên
mà ông đều làm tư lệnh là đỉnh cao về nghệ thuật đánh giặc bằng mưu kế
của ông. Và, ông luôn tạo ra được niềm tin cho những sĩ quan và chiến sĩ
của mình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Tổng
hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” viết: “Trong một buổi làm việc,
anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã
nêu khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên trước hết nên đánh Buôn
Ma Thuột, vì đây là một thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi
địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng. Khó khăn phải
vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân, thiếu
nước”.
… Nội dung dưới đây trích giai đoạn đầu của trận then chốt chiến dịch
Tây Nguyên, trận Buôn Ma Thuột, theo cuốn “Chiến đấu ở Tây Nguyên” của cố giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên năm 1975 |
Ông là người đam mê đánh giặc bằng mưu
kế, thế trận điển hình là chiến dịch Đắc Tô 1 (1967) chiến dịch Đắc
Xiêng (1970), chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh (1972), chiến dịch Tây Nguyên
mà ông đều làm tư lệnh là đỉnh cao về nghệ thuật đánh giặc bằng mưu kế
của ông. Và, ông luôn tạo ra được niềm tin cho những sĩ quan và chiến sĩ
của mình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Tổng
hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” viết: “Trong một buổi làm việc,
anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã
nêu khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên trước hết nên đánh Buôn
Ma Thuột, vì đây là một thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi
địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng. Khó khăn phải
vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân, thiếu
nước”.
… Nội dung dưới đây trích giai đoạn đầu của trận then chốt chiến dịch
Tây Nguyên, trận Buôn Ma Thuột, theo cuốn “Chiến đấu ở Tây Nguyên” của cố giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên năm 1975
Phần 1-
Chiều 9 tháng 3, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã
hạ quyết tâm: “Tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột”. Và các đồng chí
lãnh đạo của địa phương cũng nhận được thông báo về quyết tâm này
Khoảng 16 giờ ngày 9 tháng 3, bộ đội tiến
công Buôn Ma Thuột bắt đầu rời khu vực tập kết để chuyển lên tiến công,
khoảng cách vận động của các đơn vị không đồng đều, đơn vị xa khoảng
25km, còn đơn vị gần nhất cũng phải 10km. Khó khăn nhất là các đơn vị
vượt qua sông Sêpêrốc, nhất là bộ đội pháo binh, phòng không cơ giới và
bộ đội xe tăng.
Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tổ chức chỉ huy
và điều hành chặt chẽ suốt quá trình cơ động và triển khai của bộ đội.
Cả mười hai Trung đoàn bộ binh và binh chủng cùng lúc vận động và triển
khai trên 5 hướng tiến công trong một giai đoạn rất phức tạp của quá
trình chuyển sang tiến công. Để đảm bảo bí mật, từ 2 giờ sáng ta đã cho
các đội đặc công và pháo phản lực mang vác đánh trước để thu hút sự chú ý
của địch vào đó, đánh lừa chúng và che giấu hành động của ta và bảo đảm
cho quân của ta triển khai tiến công.
Đêm nay mồng 9 tháng 3, trên bầu trời
Buôn Ma Thuột đầy sao. Ngoài vài loạt súng nổ vu vơ, thị xã vẫn dường
như yên tĩnh như mọi đêm. Nhưng với chúng tôi, nó là một đêm dài đáng
nhớ, vì hàng vạn anh em cán bộ, chiến sĩ chúng tôi hầu như không ngủ để
chuẩn bị vào trận đánh quyết định. Trong sở chỉ huy chiến dịch, mọi
người nóng lòng chờ đường dây thông tin bắc qua sông Sê-rê-pốc nối với
sở chỉ huy phía trước ở bắc thị xã, để nắm lại tình hình cánh quân phía
bắc. Hai mũi đặc công luồn vào thị xã và đặc biệt là Trung đoàn 198 phải
vòng sang phía đông để đánh sân bay Hoà Bình vẫn chưa liên lạc được.
Trận địa pháo DKB ở phía bắc thị xã đã sẵn sàng chưa. Trong khi đó dốc
nam ngầm Kơ Mua vẫn còn chờ súng nổ mới mở được. Các bến phà trên sông
Sê-rê-pôc đang chờ tiếng súng mới khai thông.
Không khí làm việc trong sở chỉ huy diễn
ra hết sức căng thẳng và sôi động. Các máy điện thoại réo liên hồi, mỗi
người mỗi máy liên tục nhận tin, rồi truyền lệnh tới các đầu mối. Các
mũi tên trên bản đồ tác chiến nhích dần về hướng thị xã Buôn Ma Thuột
theo sự chuyển động của các mũi tiến quân. Chiếc kim đồng hồ đã nhích
qua con số 12 và tiến dần sang con số 1.
Việc giữ bí mật để tiến công Buôn Ma
Thuột một cách nhịp nhàng theo đúng kế hoạch, đúng thời gian, địa điểm,
đúng hướng, đúng mũi, đúng mục tiêu của một lực lượng lớn các binh đoàn
binh chủng hợp thành gồm bộ binh, đặc công, công binh, thông tin, pháo
binh, xe tăng, vận tải và các đơn vị hậu cần, v..v…là một việc rất phức
tạp. Muốn vậy, yêu cầu về tổ chức và chỉ huy phải rất chặt chẽ, yêu cầu
về tinh thần trách nhiệm và kỷ luật của từng đơn vị và cá nhân phải rất
cao. Nếu không bộ đội không thể hiệp đồng ăn khớp, nhịp nhàng được, kẻ
địch sẽ phát hiện sớm và xử trí, đối phó, làm cho ta giảm mất chủ động,
bất ngờ. .
Quân ta tập kết cách thị xã Buôn Ma Thuột
khoảng từ 15-20 km. Xe tăng ở cách xa 25-35 km, có bộ phận ở xa tới 40
km. Ở cự ly này, bắt đầu từ buổi chiều và trong đêm. Riêng các mũi tiến
quân của bộ binh, xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ và hậu cần phải vượt
qua sông Sê-rê-pốc ở phía tây và tây- nam gặp nhiều khó khăn, phức tạp
hơn do phải vượt sông và đi xa hơn. Nhưng cuối cùng, do tổ chức hiệp
đồng và bảo đảm tốt nên nhìn chung, các binh đội phân đội được vận động
và triển khai đúng theo kế hoạch đã đề ra.
Ngày 10 tháng 3 đã bắt đầu.
Đúng 2 giờ (có chênh lệch từ 5-10 phút)
khi đặc công và pháo binh của ta bắt đầu nổ súng vào giữa lòng thị xã,
thì xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ, của ta bắt đầu vượt sông Sê-rê-pốc,
cùng các đơn vị, các binh chủng trên các hướng, các mũi theo thứ tự
tiến vào vị trí triển khai chiến đấu.
Đúng 2 giờ 03 phút ngày 10 tháng 3 các
đội 1, 9, 18 Trung đoàn 198 Đặc công đã nổ súng tiến công sân bay thị
xã. 3 giờ 30 đơn vị đã làm chủ phần lớn sân bay. Nhưng ở góc đông bắc
sân bay, 1 đại đội biệt kích của địch vẫn còn bám công sự chống trả.
2 giờ 10, Trung đoàn 198 đặc công tiến
công và làm chủ sân bay Hoà Bình và đánh vào căn cứ Trung đoàn 53. Quân
địch trong căn cứ đã tổ chức phản kích quyết liệt, đánh bật ta ra ngoài.
2 giờ 16, đội 2 Trung đoàn 198 Đặc công đánh chiếm và làm chủ khu kho Mai Hắc Đế.
Tiến công sân bay
Phối hợp với bộ đội đặc công, 2 giờ 10
các trận địa tên lửa H12 và DKB bắt đầu bắn phá hoại căn cứ Sư đoàn bộ
23 và kéo dài từng đợt đến 6 giờ 30 sáng.
Tiếng bộc phá của đặc công và tiếng nổ
của đầu đạn tên lửa làm rung chuyển Buôn Ma Thuột. Đèn trong thị xã vụt
tắt. Nhiều đám cháy trong thị xã bùng lên.
Sau một lúc bàng hoàng, Vũ Thế Quang đã
nhận định tình hình: “Cộng sản chỉ dùng pháo và đặc công đánh thị xã,
đến sáng họ sẽ rút”. Và Quang đã ra lệnh cho các đơn vị phải chống cự
đến cùng.
Lúc này ở Plâyku, Phạm Văn Phú cũng đã được đánh thức dậy với cái tin sét đánh: “Buôn Ma Thuột đã bị tiến công”.
Về phía ta, lợi dụng tiếng nổ trong thị
xã, các đơn vị xe tăng, pháo cơ giới, pháo cao xạ, đã nhanh chóng tiến
lên chiếm lĩnh tuyến tiến công.
Theo lệnh của Bộ, tiếng súng tiến công
vào Buôn Ma Thuột là hiệu lệnh hiệp đồng về giờ “G” và ngày N của toàn
miền Nam. Do vậy, đêm nay cùng với Buôn Ma Thuột, các Mặt trận khác cũng
đã tiến công vào nhiều mục tiêu khác của địch khiến cho quân địch cùng
bị động lúng túng.
Khi đặc công và pháo binh ta nổ súng đè
đầu quân địch xuống và bắt chúng phải đối phó một cách bối rối, thì xe
tăng và các binh chủng cơ giới của quân ta bật đèn sáng trong đêm, mở
hết tốc lực chạy trên đường quân sự làm gấp và dũng mãnh tiến thẳng,
tiến mạnh về các mục tiêu chiến đấu đã được xác định ở vị trí xuất phát
tiến công.
Trời dần hửng sáng. Những làn sương mù
vẫn còn bao trùm lên thị xã. Các trận địa pháo và xe cơ giới đã sẵn
sàng, nhưng các đài quan sát chưa nhận rõ mục tiêu nên phải tạm hoãn giờ
pháo bắn chuẩn bị lại.
Đúng 5g30. Cùng lúc với bộ binh và xe
tăng chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công. Một bất ngờ không phải
không đáng kể là lúc đầu trời mù, chúng ta đã không nhìn thấy các mục
tiêu để xác định ngay kết quả xạ kích một cách chính xác. Nhưng rồi tầng
mù cũng xua nhanh và trời sáng rõ dần.
Trận pháo bắn chuẩn bị thực sự bắt đầu từ
7g00. Tiếng nổ đầu nòng lẫn với tiếng nổ của đạn phá, rồi tất cả đập
vào vách núi từ bốn hướng đã tạo nên cả một biển triều không dứt những
âm hưởng đặc trưng của chiến tranh. Từ sở chỉ huy chiến dịch cách Buôn
Ma Thuột 9km đường chim bay có thể nghe rõ cả tiếng nổ hỗn độn của các
kho đạn địch bị cháy và tiếng phản pháo yếu ớt của chúng.
Tôi thấy gì lúc đó? Phải, chưa bao giờ
trong hơn ba mươi năm cầm súng – cho đến lúc ấy – tôi đã tham gia một
trận đánh mà trong đó lực lượng pháo binh của chúng ta lại hùng hậu và
áp đảo như vậy, áp đảo? Đúng thế, tỷ lệ so sánh là gần 5 trên 1 trong
trận mở đầu. Nhưng số lượng không nhất thiết là yếu tố quyết định. Ở
Điện Biên Phủ, chúng ta chỉ có 24 khẩu pháo mà vẫn giành được ưu thế hoả
lực khiến tư lệnh pháo binh Pi-rốt lúc đó phải tìm đường tự vẫn để biểu
thị sự bất lực một cách “khảng khái” nhất. Vậy thì vấn đề quyết định
bao giờ cũng là ở cách sử dụng.
Trận pháo bắn chuẩn bị kéo dài hơn 2
tiếng đồng hồ đã làm tê liệt quan trọng sức đề kháng của địch. Chưa bao
giờ chúng ta có dồi dào đạn pháo đến như vậy, chúng ta có dồi dào đạn
pháo không chỉ do sự chi viện của trên mà còn do chúng tôi đã sử dụng
tiết kiệm trong những năm 1973, 1974. Hầu hết đạn pháo sử dụng trong
thời kỳ đó là cỡ 105mm và 155mm lấy được trong các kho của địch hồi năm
1972 và cả những năm tiếp theo, mà các chiến sĩ pháo binh Tây Nguyên
thường gọi đùa là đạn “lương khô”.
Khi các cỡ pháo chuyển sang bắn chi viện,
từ các hướng, bộ binh và xe tăng ta dũng mãnh tiến lên xung phong đánh
chiếm các mục tiêu đã được hiệp đồng.
Lúc này mà Vũ Thế Quang còn đang ngủ ở
nhà riêng. Y thức dậy gọi hỏi khắp nơi rồi tự lái xe đến trung tâm chỉ
huy. Tin đầu tiên Võ Ân báo là đơn vị của hắn đang bị đánh mạnh, bộ binh
của đối phương đã tràn vào một phần căn cứ B50. Tiếp đó đài quan sát
cũng báo về bộ binh, xe tăng đối phương áp sát khu Mai Hắc Đế, sân bay
thị xã và nhiều nơi rìa thị xã. Được tin ấy, Quang hốt hoảng, bối rối ra
lệnh cho Nguyễn Trọng Luật đưa quân địa phương ra chặn giữ các ngả
đường vào thị xã, điều 1 đại đội và 4 xe M113 ra chốt ở Ngã Sáu.
Quang còn nhắc sĩ quan điều không tập
trung hướng dẫn cho máy bay oanh tạc ngăn chặn đối phương và yểm trợ cho
các mũi phản kích. Quang điện xin Lê Trung Tường chi viện thì Tường cho
biết, bộ chỉ huy còn đang tập trung đối phó ở Kon Tum và Plâyku, ý của
tư lệnh nhắc Quang ráng giữ thị xã trong vài ngày là tình hình sẽ ổn,
Việt Cộng không đủ sức kéo dài cuộc chiến.
Đến 7giờ 15 phút, sương mù tan dần, các
mục tiêu đã hiện lên rõ ràng. Hai cụm pháo binh của hai Trung đoàn chiến
dịch là Trung đoàn pháo binh 40 và 675 trút bão lửa liên tiếp trong 60
phút xuống ba mục tiêu chính là sở chỉ huy Sư đoàn 23, tiểu khu Đắc Lắk
và khu pháo binh, thiết giáp.
Trên không trung, máy bay địch xuất hiện
và đánh vào các trận địa pháo của ta. Chúng đã bị hai Trung đoàn cao xạ
234 và 232 nổ súng đánh trả quyết liệt.
Trong khi đó các cụm pháo chiến dịch, các cụm pháo của Sư đoàn tiến
hành hoả lực bắn vào căn cứ sở chỉ huy Sư
đoàn 23, tiểu khu, khu pháo binh, thiết giáp. Ngay loạt đạn đầu, ta đã
bắn trúng sở chỉ huy tiểu khu. Đại tá Nguyễn Trọng Luật phải tháo chạy
về sở chỉ huy của Vũ Thế Quang. Lợi dụng kết quả hoả lực sát thương
địch, bộ binh lên chiếm lĩnh tuyến chuyển sang xung phong.
Trên hướng đông bắc thị xã
7giờ 00 ngày 10 tháng 3, lợi dụng đòn
đánh của đặc công chiếm sân bay thị xã, Trung đoàn bộ binh 95B được bộ
đội đặc công bảo đảm và một đồng chí trong đội công tác dẫn đường thực
hành mở cửa đã đưa Tiểu đoàn 5 tiến vào đánh chiếm Ngã Sáu. Ở hướng đông
bắc này do Trung đoàn 95B đảm nhiệm, tình hình có khác một chút. Cũng
xin nói thêm rằng, đây là đơn vị được tăng cường cuối cùng theo yêu cầu
của chúng tôi, một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong trận đánh thị xã
Quảng Trị năm 1972, phía địch rất để ý đến Trung đoàn này, đến chiến
trường mới được 20 ngày nhưng lại phải phát triển trên hướng chủ yếu của
trận mở đầu then chốt. Trung đoàn không gặp nhiều khó khăn khi đột phá,
đánh chiếm mục tiêu đầu khá nhanh nhưng phải trụ lại trong nhiều giờ để
đánh bại các đợt phản kích địch.
Địch đã chống trả quyết liệt. Máy bay
địch ném bom ngăn chặn bộ đội tiến công. Bộ binh địch được xe tăng chi
viện đã phản kích đẩy lùi Tiểu đoàn 5 ra khỏi Ngã Sáu. Trung đoàn 95B
đưa tiếp Tiểu đoàn 4 có tăng cường 4 xe tăng bước vào chiến đấu. Cuộc
tranh chấp ở Ngã Sáu diễn ra gay go, ta bắn cháy xe tăng của địch, bộ
binh địch rút chạy. Tiểu đoàn 4 đã chiếm và làm chủ Ngã Sáu.
Tiếp đó, Trung đoàn 95B tiến theo đường
14 liên tục phát triển tiến công đánh chiếm từng góc phố, căn nhà. Đến
15 giờ 30 Trung đoàn 95B ngoan cường tiến đến mục tiêu quan trọng đã
được xác định là cơ quan tiểu khu quân sự Đắc Lắc. Và dinh tỉnh trưởng
Đắc Lắc. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, một xe tăng của ta đã bị
địch bắn cháy ngay trước cổng tiểu khu, nhưng ngay sau đó quân ta ào ạt
xung phong và đánh chiếm được khu vực này.
Đến 17 giờ 00 theo yêu cầu của đơn vị đặc
công. Trung đoàn 95B đã sử dụng 3 xe tăng quay lại tiêu diệt đại đội
biệt kích còn lại ở sân bay thị xã.
(Về sau này, vào giai đoạn cuối của cuộc
chiến tranh, Trung đoàn 95B là một mũi thọc sâu đánh địch ở ngã ba Dầu
Giây, đánh cao điểm 396 góp phần làm tan rã quân địch ở Xuân Lộc).
Trên hướng tây bắc thị xã, Trung đoàn 148
tiến công từ hướng tây bắc đã phải đột phá qua cả một trung tâm bố
phòng của căn cứ Trung đoàn thiết giáp và trận địa pháo binh địch. Bọn
chúng tuy bị bất ngờ nhưng đã nhanh chóng củng cố lại trận địa phòng ngự
có sẵn. Bộ đội ta gặp nhiều tổn thất nhưng vẫn anh dũng tiến lên.
7 giờ 00, Trung đoàn 148 đã chiếm xong
cao điểm Chư Esua, tiêu diệt bộ phận bảo an ở đó. Theo kế hoạch thì cao
điểm này được đánh chiếm vào lúc 2 giờ 00, nhưng vì bộ đội đi lạc, nên
gần sáng mới đánh chiếm được.
Trung đoàn 148 có nhiệm vụ đánh chiếm khu
vực pháo binh, thiết giáp. Nhưng do đưa pháo bắn thẳng vào chậm, nên
đến 10 giờ mới bắt đầu đột phá trận địa địch. Quân đích đã kịp tổ chức
đối phó, ngăn chặn bộ phận mở cửa. Đội mở cửa bị thương vong, cửa mở
không sạch, đội hình bộ đội xung phong bị ùn lại trước của mở. Trước
tình hình đó, đồng chí đội trưởng bộc phá đã anh dũng ôm bộc phá vượt
qua làn đạn địch xông lên mở thông cửa mở, tạo điều kiện cho bộ binh và
xe tăng xung phong đánh chiếm trận địa địch.
Đến 13 giờ 30, Trung đoàn 148 đã chiếm và
làm chủ khu pháo binh, khu thiết giáp và hậu cứ Trung đoàn 45 nguỵ.
Tiếp đó, Trung đoàn đã phát triển tiến công thao trường Phan Bội Châu,
tiêu diệt một bộ phận địch ở chùa Bồ Đề và tiến đến Ngã Sáu bắt liên lạc
với Trung đoàn 95B.
Trên hướng tây nam thị xã
Các chiến sĩ tiến giữa một liên hợp kho
tàng dài gần 2km được mệnh danh là Mai Hắc Đế mà địch vốn đã triển khai
các hình thức bảo vệ chặt chẽ. Bốt canh dày chi chít là những điểm tựa
khống chế cả một dải hành lang phát triển của bộ đội ta.
Hồi 7 giờ, địch dùng 2 xe M113 và 2 xe
GMC chở đầy lính ra để phản kích hòng chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế. Đội 2
đặc công phối hợp với một bộ phận của Trung đoàn 179 đã đánh bại phản
kích của địch, giữ vững khu kho.
Cùng lúc, Trung đoàn 174 được phối thuộc
đại đội xe tăng tiến công vào thị xã. Tiểu đoàn 2 đã đánh chiếm cao điểm
Chư Dluê. Tiểu đoàn 1 đánh vào khu kho xăng của Sư đoàn 23, nhưng địch
đã đưa quân ra phản kích. Tiểu đoàn 1 dừng lại. Trung đoàn trưởng đưa
tiếp Tiểu đoàn 3 và xe tăng bước vào chiến đấu, chiếm toàn bộ kho xăng
và khu vực các đại đội trực thuộc của Sư đoàn 23 ở Nam đường 429.
Trên hướng tây thị xã
Mũi thọc sâu binh chủng hợp thành của
Tiểu đoàn 4 theo đường 429 tiến vào sở chỉ huy Sư đoàn 23. Chiếc xe tăng
dẫn đầu bị sụp lầy, đội hình bị ùn lại, máy bay địch oanh tạc vào đội
hình. Đồng chí tiểu đoàn trưởng đã hy sinh, đồng chí tiểu đoàn phó Bùi
Văn Bịn lên thay tiếp tục chỉ huy đơn vị đánh vào khu quân y và khu
truyền tin.
Địch tung quân ra phản kích liên tục. Bộ
phận thọc sâu đánh trả địch, giữ vững khu đã chiếm. Đồng thời báo cáo
nhầm về trên là đơn vị đã chiếm xong sở chỉ huy Sư đoàn 23. Bởi vì qua
làn sóng điện, sở chỉ huy chiến dịch biết rõ rằng Vũ Thế Quang, đại tá
tư lệnh mặt trận Buôn Ma Thuột còn ở sở chỉ huy và vẫn còn liên lạc
thông tin với Phạm Văn Phú.
Để kiểm tra lại, Bộ tham mưu chiến dịch
đã phái một số cán bộ đi đến tận nơi để xác minh thì thấy rằng mũi thọc
sâu còn ở vòng ngoài, chưa đến trung tâm sở chỉ huy. Sau đó đoàn đã hiệp
đồng lại cho trận đánh vào sáng hôm sau.
Mặc dù một phần lực lượng xe tăng tiến
trên hướng này phải nằm lại dọc đường, máu đổ nhiều, tiểu đoàn trưởng hy
sinh, chính trị viên tiểu đoàn hy sinh, bộ đội thọc sâu vẫn tạo thành
một mũi khoan nhanh và hiểm vào gần trung tâm địch.
Trên hướng nam thị xã
Khi đặc công bắt đầu nổ súng trong thị
xã, Trung đoàn 149 vẫn cách thị xã khá xa, nên bộ đội phải chạy thật
nhanh vào để kịp giờ. Con suối Ea Tam nước lớn và chảy xiết, Trung đoàn
phải tổ chức vượt qua. Địa hình phía nam toàn là nương rẫy trống trải,
máy bay địch phát hiện đã oanh tạc vào đội hình của Trung đoàn. Một bộ
phận đã bám sát đường số 14, địch chống trả quyết liệt, Trung đoàn phải
tạm dừng ở đó chưa chiếm được các mục tiêu đã qui định.
Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 174 được đội công
tác dẫn đường, hồi 7giờ 30 đã tiến đến quận lỵ Hoà Bình và triển khai
tiến công địch. Đến 11 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 9 đã chiếm được quận lỵ.
Lợi dụng tiếng súng tiến công của bộ đội, anh em tù nhân đã phá cửa ngục
chạy thoát ra ngoài 350 người.
Hoả lực pháo binh địch đã bị hạn chế do
hình thái xen kẽ địch, ta trong thành phố, song để bù lại, chúng sử dụng
tối đa lực lượng không quân có thể huy động được. Máy bay địch dội bom,
vãi đạn cố bịt các đầu cầu, nhất là trên các hướng tây bắc, đông-bắc,
đông nam nhưng cũng đã vấp phải hoả lực mãnh liệt của bộ đội phòng không
theo sát bộ binh.
Trong ngày, địch đã sử dụng 73 lần chiếc
máy bay đánh vào đội hình tiến công của ta và ném bom tràn vào đường
phố, khu dân cư, gây thương vong cho một số dân.
Mặc dù rất hốt hoảng nhưng địch vẫn ngoan
cố cho rằng, tốc độ tiến công của ta cũng như mùa xuân năm 1968. Nên
nếu chúng trụ lại được 3-4 ngày thì chúng có thể đẩy lùi ta ra khỏi thị
xã và phôi phục lại phòng ngự.
Còn Phạm Văn Phú đến lúc này đã hiểu rõ
chỉ có những binh đoàn chủ lực mới có xe tăng, có xe tăng là đánh lớn
rồi. Sau khi nhận được nguồn tin xe tăng của ta xuất hiện ở Ngã Sáu thị
xã Buôn Ma Thuột, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Phạm Văn Phú: “Phải tử
thủ Buôn Ma Thuột bằng mọi giá và đưa ngay Sư đoàn 23 về cứu nguy”.
Phú đã yêu cầu Vũ Thế Quang cố giữ thị xã
2-3 ngày để chúng đưa Sư đoàn 23 về cứu Buôn Ma Thuột. Vũ Thế Quang ra
lệnh điều Liên đoàn biệt động quân 21 từ Đạt Lý về tăng cường phòng thủ
cho sở chỉ huy. Nhưng Liên đoàn biệt động quân 21 chỉ về đến đông suối
Ea’tam, lẩn quẩn ở đó, rồi sau đó lại chuồn thẳng về phía đông thị xã.
Bộ Tư lệnh chiến dịch trên cả hai sở chỉ
huy cơ bản và phía trước đã theo dõi chặt chẽ các tình huống diễn biến.
Nhưng chính lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt trong thị xã thì nhãn
quan chiến dịch đã buộc chúng tôi một mặt vẫn phải hết sức chú ý đến nó,
mặt khác bỏ qua nó để nhìn đến toàn cục. Trinh sát cho biết chưa thấy
có động tĩnh quan trọng của địch trong phạm vi toàn Quân khu 2. Tôi yêu
cầu các đồng chí thông qua bộ phận tham mưu của cơ quan đại diện chiến
lược để tìm hiểu thêm tình hình địch ở cả Miền Nam và sự phối hợp tác
chiến của các chiến trường bạn.
Riêng trong phạm vi Tây Nguyện, vào hồi
15g00, chúng tôi đã được tin địch quyết định điều liên đoàn biệt động
quân số 21 ở ngoại vi đông bắc vào phản kích hòng chiếm lại một số mục
tiêu quan trọng đã mất trong thị xã. Nhưng lực lượng ô hợp này, rõ ràng
sợ bị chung đòn trước cuộc tiến công như vũ bão của ta, vẫn chần chừ
chưa dám tiến.
Ở Plâyku, Trung đoàn bộ binh số 45 được
lệnh cấm trại để sẵn sàng đổ bộ trực thăng xuống vùng Buôn Ma Thuột.
Nhưng tin tức đó không có gì đặc biệt, địch tất nhiên phải phản ứng như
thế, nhưng nó cũng đã khiến chúng tôi quan tâm.
Còn ở trong thị xã Buôn Ma Thuột lúc này,
trải qua một ngày đầu chiến đấu quyết liệt (10/3), quân ta đã đánh
chiếm được khu doanh trại liên hợp bộ binh, pháo binh, xe tăng, bộ chỉ
huy tiểu khu, một phần quan trọng của Sư đoàn bộ 23, và đã tiến sát vào
sở chỉ huy hành quân của Sư đoàn 23.
Vào khoảng 16 giờ chiều, chúng tôi liên
tiếp nhận được báo cáo là cán bộ thọc sâu tiến công từ hướng tây và sau
đó là một mũi của Trung đoàn 174 do thiếu tá Trung đoàn phó Nguyễn Văn
Minh dẫn đầu tiến công từ hướng tây nam đã phát triển đến mục tiêu cuối
cùng, sở chỉ huy Sư đoàn 23 địch. Đồng chí Đoàn Sinh Hưởng đại đội
trưởng xe tăng của tiểu đoàn chọc sâu cũng báo cáo nhầm như thế.
Trong khi đó, các thông tin về tình hình
địch do phòng 2 quân báo cung cấp thì lại cho thấy chúng ta chưa đến
được mục tiêu chủ yếu này. Lịch sử có lặp lại không đây? Tôi nhớ ngay
tình huống tương tự xảy ra năm 1972, khi chúng ta đánh vào thị xã Kon
Tum: Bộ đội báo cáo ta đã ở trong sở chỉ huy Sư đoàn 22 địch nhưng quân
báo – lại vẫn là quân báo – thì lại khẳng định rằng đó không phải là sào
huyệt của chúng, và quân báo đúng. Điều này không có gì lạ: chúng ta
chưa quen đánh trong thành phố, việc nhận dạng các vị trí của địch
thường có tính ước lệ và nếu có dựa vào bản đồ chiến thuật, ảnh chụp và
các vật chuẩn thì những thứ ấy, do không được cập nhật, đã mất tính thời
gian. Có sự nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi, nhưng điều quan trọng là
không để tình trạng mơ hồ kéo dài, tuyệt đối phải xác minh lập tức.
Chỉ huy sở phía trước, do các Đại tá
Nguyễn Năng và Phí Triệu Hàm chỉ huy, đã cử ngay Thượng tá Phó tham mưu
trưởng Lê Minh và một tổ các sĩ quan tham mưu gồm nhiều thành phần dùng
xe “gíp” tiến theo hướng của bộ đội thọc sâu .
. .
Đúng như dự đoán, các chiến sĩ của chúng
ta nhầm lẫn. Do hình thái cấu trúc tương tự bên ngoài, bộ đội đã tưởng
vị trí của khu thông tin và tiểu đoàn quân y địch mà họ vừa tiến đến là
sở chỉ huy Sư đoàn 23. Nhưng như vậy là cũng đã tiến sát mục tiêu cuối
cùng.
Và trên tất cả các hướng, chúng ta đã làm
chủ đại bộ phận thị xã. Các dấu hiệu chứng tỏ kẻ địch tuyệt vọng, mặc
dù chúng không ngừng phản kích.
Chúng tôi lệnh cho Thượng tá Lê Minh bắt
liên lạc trực tiếp với năm mũi tiến quân, cho bộ đội dừng lại ban đêm để
củng cố, thống nhất các động tác hiệp đồng, chuẩn bị cho đòn tổng công
kích ngày hôm sau.
Ngày tiếp theo của trận đánh
Ngày 11 tháng 3
Từ 6 giờ đến 8 giờ, pháo binh ta bắn dồn
dập vào sở chỉ huy Sư đoàn 23. Tiếp đó, bộ binh và xe tăng ta hình thành
bốn mũi tiến công vào sở chỉ huy sư đoàn 23.
Hướng đông bắc, từ tiểu khu bảo an, 1 đại
đội của Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95B và 2 xe tăng theo đường 429 tiến
thẳng vào cổng chính, bắn cháy đánh đuổi thiết giáp địch và tiến thẳng
vào trung tâm sở chỉ huy.
Các chiến sĩ xe tăng Đoàn Sinh Hưởng, Bùi
Mạnh Hồng, Phạm Hồng Vách và đồng chí Bưởi anh dũng cho xe tăng lao
thẳng vào thiết giáp địch, mở đường cho bộ binh.
Hướng tây, từ khu thông tin 1 đại đội của
mũi thọc sâu và 2 xe tăng vượt qua khu “quân cụ biệt lập” phá rào tiến
thẳng vào sở chỉ huy sư đoàn 23.
Hướng nam, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 149 từ
khu hành chính, vượt qua nhà thờ, qua khu đại đội tổng hành dinh cũng
chọc thẳng vào sở chỉ huy địch.
Cùng lúc đó, từ hướng bắc Trung đoàn 148
cũng phái một đại đội và 2 xe tăng tiến vào sở chỉ huy Sư đoàn 23, nhưng
khi đơn vị đến nơi thì bộ đội bạn đã chiếm xong
.
Trước sức áp đảo của bộ đội tiến công,
máy bay địch hốt hoảng ném bom tràn xuống khu vực sở chỉ huy. Bom rơi
xuống gần khu hầm của Vũ Thế Quang. Trong khói đạn hỗn loạn, Vũ Thế
Quang và Nguyễn Trọng Luật cùng bọn sĩ quan tham mưu bỏ sở chỉ huy, tháo
chạy. Lúc đó là 8 giờ 15 phút. Quang và Luật chạy trốn ra rừng cà phê
ngoài thị xã. Nhưng Luật đã bị các chiến sĩ Tiểu đội 3, đại đội 3, tiểu
đoàn 4, Trung đoàn 24 bắt sống, còn tên Quang chạy xuống đến phía nam
thị xã cũng bị các chiến sĩ Trung đoàn 174 tóm cổ tại buôn A Lê.
Sau trận pháo như thác giội, bộ binh ào
lên từ các hướng. Bộ đội ta tràn vào sở chỉ huy, tiêu diệt bọn tàn quân.
Đến 9g05, chiếc xe tăng đầu tiên phá vỡ hầm chỉ huy địch.. Hầu như cùng
một lúc các mũi tiến quân đã hội quân ở mục tiêu cuối cùng.
Đến 1 giờ trưa ngày 11 tháng 3, lá cờ Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã được kéo lên trên cột cờ
của sư bộ Sư đoàn 23. Và trận công kích cuối cùng vào căn cứ Sư đoàn 23
sáng ngày 11 tháng 3 đã diễn ra đúng như dự kiến, tuyệt đẹp nữa là khác,
sở chỉ huy của chúng tôi lúc ấy đã giống như một ngày hội.
Ngày 11 tháng 3, Quân uỷ Trung ương điện
chỉ thị: “ở Buôn Ma Thuột cần nhanh chóng tiêu diệt địch còn lại, vừa
phát triển ra xung quanh, vừa sẵn sàng đánh viện của địch, nhanh chóng
phát triển về hướng Cheo Reo, hình thành thế bao vây Plâyku để tiến tới
tiêu diệt Plâyku, cô lập Kon Tum, mở rộng phạm vi kiểm soát (đường – Sao
Vang) số 19, thực hiện chia cắt chiến lược tiến tới tiêu diệt An Khê”.
Theo tinh thần Chỉ thị đó, Bộ Tư lệnh đã
nhận định tình hình “Ta đã chiếm hết các mục tiêu quan trọng nhất, làm
chủ được thị xã Buôn Ma Thuột, khống chế được sân bay Hoà Bình, nhưng
một số căn cứ quan trọng ven thị xã địch vẫn còn chiếm giữ, chúng có thể
đổ quân xuống các căn cứ đó để phản kích đánh chiếm lại thị xã.
Từ tình hình trên, Bộ Tư lệnh chiến dịch
có quyết tâm: “Nhanh chóng phát triển thắng lợi tiêu diệt địch ở ngoại
vi, phụ cận, trọng điểm là căn cứ các Trung đoàn 45 và 53 quét sạch tàn
binh địch, củng cố vững chắc khu đã chiếm, sẵn sàng đánh lại phản kích
địch”
.
Bộ Tư lệnh đã ra lệnh cho Sư đoàn 10
(thiếu) nhanh chóng cơ động về đông bắc thị xã, sẵn sàng làm dự bị và
chuẩn bị đánh địch phản kích lớn.
Thực hiện quyết tâm trên, ngày 12 và 13
tháng 3 ta tiếp tục tiến công và truy quét tàn quân trong thị xã và các
vị trí ở ven thị.
Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 95B đánh chiếm khu nhà lao, bắt hơn 100 địch,
giải phóng số tù nhân còn lại.
Từ 6 giờ 25 đến 8 giờ 25 phút ngày 12 tháng 3, Trung đoàn 24 và 1
đại đội xe tăng đánh chiếm hậu cứ Trung đoàn 45 và khu trung tâm
huấn luyện Sư đoàn 23, diệt và bắt 350 tên địch, thu 400 súng.
Chiều 12 tháng 3, Trung đoàn 174 tiến công cụm quân địch ở cầu Sê-rê-pốc bắt 300 tên địch.
Ở phía bắc, Trung đoàn 9 Sư đoàn 320 đã
đánh chiếm quận lỵ Buôn Hồ, điểm cao Chư Bao, ấp Đạt Lý. Cùng với tiến
công quân sự, các đội công tác và cơ sở tại chỗ tiến hành phát động quần
chúng nổi dậy giải tán bộ máy kìm kẹp của địch.
Nhiều buôn làng đồng bào kéo nhau về lại làng cũ. Các cuộc mít tinh quần chúng mừng chiến thắng và ra mắt chính quyền cách mạng ở cơ sở, bước đầu ổn định đời sống cho dân, giữ gìn trật tự an ninh, kêu gọi bọn địch tan rã ra đầu thú.
Nhiều buôn làng đồng bào kéo nhau về lại làng cũ. Các cuộc mít tinh quần chúng mừng chiến thắng và ra mắt chính quyền cách mạng ở cơ sở, bước đầu ổn định đời sống cho dân, giữ gìn trật tự an ninh, kêu gọi bọn địch tan rã ra đầu thú.
Ngày 12 tháng 3 Quân uỷ điện cho anh Văn
Tiến Dũng, đồng gửi cho tôi và Thường vụ Đảng uỷ Chiến dịch Tây Nguyên
có đoạn: ” Địch đang có ý định dựa vào các lực lượng chưa bị tiêu diệt
của chúng và các điểm phụ cận, tăng thêm lực lượng phối hợp với không
quân tiến hành phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột…Vì vậy, việc cấp
thiết nhất là nhanh chóng tập trung lực lượng hơn nữa, nhanh chóng tiêu
diệt các đơn vị và các căn cứ của địch ở chung quanh Buôn Ma Thuột, tiêu
diệt viện binh của chúng. Tiêu diệt được bộ phận quan trọng sinh lực
của đích chung quanh Buôn Ma Thuột sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của chiến dịch, Đồng thời chỉ đạo mọi công tác hoạt động trên
các hướng phát triển đã dự định: Cheo Reo, Plâyku và đường 19, chú ý
khai thác tù binh phục vụ cho tác chiến và binh vận. Chúc thắng to. Ký
tên: Chiến”.
Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cũng
gửi điện nhiệt liệt khen ngợi quân và dân Tây Nguyên đã giành được thắng
lợi to lớn ngay trong những ngày đầu của chiến dịch. Bộ Chính trị chỉ
thị: “Cần nhanh chóng nắm lấy thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn
hơn nữa”.
TDB-thực hiệnqdnd.vn
(Còn tiếp)
Nhớ lại trận then chốt chiến dịch. (Phần 2)
Tháng Năm 2, 2013
Phần 2
Sau khi giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột,
biết thế nào địch cũng phản kích để định chiếm lại Buôn Ma Thuột, ta đã
chủ động điều ngay Sư đoàn 10 (thiếu) về ngay đông bắc Buôn Ma Thuột để
đánh địch phản kích, và gạn lọc tình huống đánh địch đi phản kích bằng
máy bay lên thẳng. Vì đi phản kích là chữa cháy; phải đi rất nhanh. Mưu
kế của địch sau khi mất Buôn Ma Thuột là một mặt đưa Sư đoàn 23 ra phản
kích và mặt khác là đưa lữ đoàn 3 dù ra chiếm lĩnh đèo Phượng Hoàng để
ngăn chặn ta tiến xuống Nha Trang.
Đánh hậu cứ Trung đoàn 53
Bị mất Buôn Ma Thuột bọn tàn quân địch
chạy về căn cứ 45, trường huấn luyện, căn cứ 53, một số tên chạy về ấp
Châu Sơn, nhằm co cụm cố giữ những căn cứ còn lại làm bàn đạp chờ quân ở
Bản Đôn, Chư Nga kéo về, quân tăng viện tới, hòng cùng nhau phối hợp
thực hành phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột.
Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổ chức
ngay lực lượng, nhanh chóng phát triển tiến công đánh chiếm các mục tiêu
còn lại ở ngoài thị xã và truy lùng tàn quân địch lẩn trốn, để ổn định
tình hình trong thị xã để sẵn sàng đánh địch phản kích. Trong đó mục
tiêu chủ yếu là căn cứ Trung đoàn 53.
Thượng tướng, giáo sư Hoàng Minh Thảo tên
thật là Tạ Thái An, sinh năm 1921 tại làng Cao, xã Bảo Khê, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình thợ may, cha là Tạ Quang Khai, mẹ
là bà Nguyễn Thị Tành.
Cũng như bao nhiêu thanh niên Việt Nam
giác ngộ thời đó, ông rời quê hương đi tham gia cách mạng từ năm 1937,
hoạt đông ở Lạng Sơn. Từ năm 1941 đến năm 1944 ông được Bác Hồ cử đi học
quân sự tại trường Tây Cán Bang ở Liễu Châu, Trung Quốc. Trở về nước
tham gia Cách mạng Tháng Tám rồi trở thành Tư lệnh Chiến khu 3
(1945-1946), Tư lệnh Chiến khu 4 (1948-1950). Năm 1950, ông làm Đại đoàn
trưởng Đại đoàn 304, năm 1954 ông được bổ nhiêm làm Hiệu trưởng Trường
Quân chính.
Ông là người đam mê đánh giặc bằng mưu
kế, thế trận điển hình là chiến dịch Đắc Tô 1 (1967) chiến dịch Đắc
Xiêng (1970), chiến dịch Đắc Tô – Tân Cảnh (1972), chiến dịch Tây Nguyên
mà ông đều làm tư lệnh là đỉnh cao về nghệ thuật đánh giặc bằng mưu kế
của ông. Và, ông luôn tạo ra được niềm tin cho những sĩ quan và chiến sĩ
của mình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn “Tổng
hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” viết: “Trong một buổi làm việc,
anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã
nêu khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên trước hết nên đánh Buôn
Ma Thuột, vì đây là một thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi
địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng. Khó khăn phải
vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân, thiếu
nước”.
… Nội dung dưới đây trích giai đoạn đầu của trận then chốt chiến dịch
Tây Nguyên, trận Buôn Ma Thuột, theo cuốn “Chiến đấu ở Tây Nguyên” của cố giáo sư Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên năm 1975.
|
Căn cứ Trung đoàn 53 nguỵ nằm về đông nam
sân bay Hoà Bình, cách trung tâm thị xã khoảng 10km. Căn cứ được thiết
bị phòng ngự rất vững chắc. So với các căn cứ khác, căn cứ 53 được bố
trí phòng ngự vững chắc hơn cả. Quanh căn cứ có 5 đến 7 lớp rào kẽm gai,
xen kẽ giữa các lớp rào là bãi mìn. Lớp tường đất bao quanh căn cứ đắp
cao và dày, các lô cốt và các ụ súng cũng được bố trí ngay trong tường
đất hướng mũi súng ra ngoài. Hai hầm chỉ huy của Trung đoàn trưởng bằng
bê tông xây chìm xuống đất. Trong căn cứ lúc này có Trung đoàn 53
(thiếu), 1 chi đội M113, do viên trung tá đoàn trưởng Võ Ân chỉ huy. Gọi
là căn cứ Trung đoàn 53, nhưng đó là hậu cứ của 2 Trung đoàn 44 và 53.
Dựa vào hầm ngầm chúng chống trả quyết liệt và làm thất bại các cuộc
tiến công của ta.
Khi vạch kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh
chiến dịch rất quan tâm đến mục tiêu sân bay Hoà Bình và căn cứ Trung
đoàn 53. Bởi kinh nghiệm từ năm 1972, khi quân ta đã bao vây thị xã Kon
Tum, quân nguỵ chỉ còn một cửa ngõ duy nhất là sân bay Kon Tum. Vậy mà,
từ sân bay còn giữ được này, quân nguỵ dùng làm bàn đạp đưa Sư đoàn 23
đến phản kích để giành giật lại được thị xã.
Do vậy, việc đánh chiếm căn cứ Trung đoàn
53 và sân bay Hoà Bình lúc này là rất quan trọng, nhằm đập tan khu vực
đầu cầu để phản kích của Sư đoàn 23 hòng chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột.
Trước mắt việc đánh chiếm sân bay Hoà
Bình (Phụng Dực) do Trung đoàn đặc công 198 đảm nhiệm. Trung đoàn đặc
công 198 được trang bị súng phòng không12,7 mm và tên lửa phòng không
vác vai A72 để có thể đủ khả năng trụ bám lại sau khi đánh chiếm được
sân bay. Do bảo đảm tính bí mật, bất ngờ, nên Trung đoàn phải hành quân
theo đường giao liên xuống Phú Yên rồi mới vòng trở lại. Đường đi mất 12
ngày, đến ngày thứ 9 lương thực đã cạn nên có đơn vị phải đào củ mài để
ăn. Do hành quân liên tục, nên nhiều ngày Trung đoàn không giữ được
liên lạc với sở chỉ huy chiến dịch.
Tuy vậy, đúng theo hiệp đồng, 2 giờ 10
phút ngày 10 tháng 3 Trung đoàn 198 đã nổ súng và nhanh chóng đánh chiếm
được sân bay Hoà Bình. Riêng đội đặc công đánh vào căn cứ 53 gặp nhiều
trở ngại. Sau khi đột nhập vào căn cứ, các mũi đã nổ súng đánh được một
số mục tiêu, nhưng sau đó lại bị địch đánh bật ra. Quân địch phát hiện
được cửa mở xông ra bịt lại. Một số rút được ra ngoài, nhưng một số khác
đã bị địch bắt và chúng đã đưa vào căn cứ tra tấn đánh đập, có đồng chí
bị chúng thiêu chết rất dã man.
Ngày 12 tháng 3, Phạm Văn Phú bay trực
thăng đến vùng trời căn cứ 53. Phú đã cho trung tá Võ Ân, Trung đoàn
trưởng Trung đoàn 53 biết quân tăng viện đang được đổ xuống Phước An để
giải vây tái chiếm lại thị xã và toàn bộ Sư đoàn 23 đang rời Mặt trận
Nam Plâyku, trở về Buôn Ma Thuột trong một cuộc hành quân trực thăng vận
đại qui mô và động viên tên này cố chống cự đến cùng, chờ Sư đoàn 23 về
phản kích đánh chiếm lại Buôn Ma Thuột.
Trực thăng vũ trang sư đoàn 6 không quân, liên tục chở quân và sử dụng hỏa lực chi viện phản kích mà không tái chiếm được
Thực hiện ý định đó, Ân đã chỉ huy Trung
đoàn 53 chống cự rất ngoan cố. Y đã ra lệnh cho binh lính: “Kẻ nào ra
khỏi công sự sẽ bị bắn tại chỗ”. Được cấp trên khích lệ, Võ Ân càng tỏ
ra độc ác, hắn ra lệnh cho binh lính trong căn cứ tăng cường củng cố
công sự. Mỗi gia đình binh lính bị lùa vào giữ một lô cốt, hoặc một
côngtơnơ được đắp bao cát xung quanh; trong mỗi lô cốt có một khẩu đại
liên và một bao lựu đạn to. Khi căn cứ bị tiến công, tên nào rời công sự
lập tức bị bắn chết tại chỗ. Theo lệnh của Ân, các tên chỉ huy cấp dưới
của hắn đã tàn sát dã man những người rời vị trí, có khi chỉ vì đi xin
nước uống, xác chết chỉ được vùi lấp qua loa.
Do các nơi đều bị mất, nên tàn quân địch
đợi đến đêm lén chạy trốn vào căn cứ, mặc dù đã bị quân ta vây bên ngoài
bắn đuổi theo chúng vẫn cố lao vào căn cứ.
Liên đoàn biệt động quân số 21 (thiếu)
sau khi thấy Buôn Ma Thuột bị mất, cũng đã lần mò về phía đông căn cứ
53. Binh lính các nơi khác bị thua cũng đều dồn về căn cứ 53. Lúc này
căn cứ 53 như cái túi chứa đủ mọi loại tàn quân của địch.
Căn cứ 53 còn thì sân bay Hoà Bình có
nguy cơ sẽ bị địch chiếm lại và đó sẽ là cửa ngõ để địch đưa quân phản
kích giành lại thị xã. Do vậy, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định đưa
Trung đoàn 149, Sư đoàn 316 vào tiến công căn cứ 53.
Ngày 14 tháng 3 khi tiến công Trung đoàn
149 đã đánh nhầm vào khu điều vận máy bay, vì không nhận rõ được mục
tiêu; đến khi tiến sang căn cứ 53 thì đã bị địch biết và chặn lại.
Ngày 15 tháng 3, Trung đoàn 149 tiến công
lần thứ hai. Máy bay địch đến đánh vào đội hình gây thương vong nặng
cho Trung đoàn, cuộc tiến công vào căn cứ 53 lần này vẫn bị thất bại.
Tuy quân địch vẫn còn giữ được căn cứ 53,
nhưng chúng đã hết lương thực, địch phải dùng máy bay thả dù xuống tiếp
tế. Vì sợ pháo cao xạ của ta nên máy bay phải bay rất cao để thả dù và
dù đã lọt vào tay quân ta. Tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước,
người chết tăng lên mà không có chỗ chôn cộng với mùi khói đạn làm cho
bầu không khí trong căn cứ hết sức căng thẳng và ghê rợn.
Lúc này, Trung đoàn 45, Sư đoàn 23 đã đổ
bộ bằng máy bay lên thẳng xuống đông bắc căn cứ 53, một đại đội trinh
sát của Trung đoàn 45 đã tiến đến gần sát rào căn cứ này. Do vậy Trung
đoàn 53 càng chống cự lại ta một cách điên cuồng.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch
quyết định sử dụng Trung đoàn bộ binh 66 của Sư đoàn 10 vừa từ Đức Lập
về, được tăng cường 1 đại đội xe tăng phối thuộc cho Sư đoàn 316 để tiêu
diệt căn cứ 53.
Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 3 dưới sự chi
viện đắc lực của cụm pháo binh chiến dịch, Trung đoàn 66 đã từ hướng tây
bắc và Trung đoàn 149 từ hướng tây nam đã đột phá vào căn cứ 53. Quân
địch bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại tháo chạy về phía đông
.
Căn cứ 53 bị tiêu diệt, bàn đạp triển
khai phản kích của Sư đoàn 23 đã bị mất. Niềm hy vọng tái chiếm lại thị
xã Buôn Ma Thuột của địch đã bị lung lay.
Trong lúc này trên các hướng khác, bộ độ đã tiến công địch dồn dập.
Ngày 19 tháng 3 Trung đoàn 271 đã chiếm ấp Nhân Cơ Nhơn Hải, áp sát vào sân bay Nhân Cơ.
Trước đó trên các hướng phối hợp.
Ngày 11 tháng 3, Trung đoàn 25 diệt một
đoàn xe địch trên đường số 2 1 ở khu vực Chư Cúc và diệt một bộ phận
địch từ Khánh Dương lên giải toả đường 21.
Ngày 12 tháng 3, Trung đoàn 19 Sư đoàn
968 đã chiếm thêm 2 vị trí của địch ở nam Plâyku, áp sát vào quận lỵ
Thanh Bình 2, uy hiếp Thanh An, tiếp tục bắn pháo vào Plâyku, Kon Tum.
Ngày 13 tháng 3, Trung đoàn 95A tiêu diệt
một cụm địch ở ngã ba Plâyku. Tiếp đó, đã tiêu diệt 2 chi đoàn thiết
giáp, đánh bại phản kích của địch và phát triển xuống hướng đèo Mang
Giang. Ở phía đông, sau khi tiêu diệt 9 chốt của địch, Sư đoàn 3 (thiếu)
Quân khu 5 đã phát triển tiến công về hướng Vườn Xoài, đường số 19 vẫn
tiếp tục bị cắt đứt hoàn toàn.
Trên các chiến trường bạn, ngày 10 tháng 3
bộ đội Quảng Nam đã đánh chiếm quận lỵ Tiên Phước, Phước Lâm, uy hiếp
địch ở Tam Kỳ. Tiếp đó, đã đánh bại các đợt phản kích của Sư đoàn 2
nguỵ.
Ở Thừa Thiên, ngày 10 tháng 3 Sư đoàn
324, Quân đoàn 2 đã tiến công căn cứ 303 và nhiều căn cứ khác trên trục
đường số 14 ở khu vực phía tây Truồi.
Ở Nam Bộ, đã đánh mạnh ở Bình Long và Tây Ninh.
Thời gian là lực lượng !
Có điều gì khắc nghiệt mà dễ hiểu hơn
chân lý đó của chiến tranh? Tranh thủ được một tiếng đồng hồ, lực lượng
có thể tăng gấp đôi, tranh thủ được 24 tiếng đồng hồ, lực lượng có thể
tăng gấp mười !
Khi nhận thấy không còn cần thiết, Bộ Tư
lệnh đã điều ngay tiểu đoàn làm dự bị Sư đoàn 10 về trong đội hình Trung
đoàn 24 và cho lệnh điều tiếp Trung đoàn 66 khi Đức Lập đã chắc thắng,
khẩn trương cơ động về vị trí sẵn sàng đánh địch phản kích.
Để tranh lấy yếu tố thời gian, Bộ Tư lệnh
chiến dịch đã huy động tất cả các phương tiện cơ giới có thể có được
lúc đó để cơ động bộ đội. Vừa ra khỏi chiến đấu, đẫm mình hơi thuốc súng
và bụi đất, nguyên cả âm vang của thắng lợi vừa qua và lòng hăm hở
hướng tới, các chiến sĩ Sư đoàn 10 lại lao nhanh trên đường để bước tiếp
vào trận chiến đấu mới. Dù kẻ địch có điều đến thêm lực lượng thì Sư
đoàn dự bị chiến dịch đã sẵn sàng đối phó. Vấn đề quan trọng nhất lúc
này là chúng ta phải tranh thủ được thời gian.
Vừa cơ động đến nơi, từng đơn vị của Sư
đoàn 10 đã lao ngay vào trận chiến đấu đánh địch trong hành tiến, và
trận chiến đấu quyết định số phận Sư đoàn bộ binh 23, liên đoàn biệt
động 21 và thậm chí cho cả chiến dịch nam Tây Nguyên đã đến.
Sau khi ta giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, bọn chỉ huy địch đề ra một số tình huống xử trí như sau:
– Ngăn chặn bước tiến của quân ta từ Buôn Ma Thuột theo đường số 21 về Ninh Hoà và Nha Trang.
– Đối phó với cuộc tiến công của quân ta vào Plâyku
– Có điều kiện thì phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột.
Thế nhưng, trong thế trận lúc bấy giờ, đối với tình huống nào chúng cũng khó xử trí.
Bản thân lực lượng quân đoàn 2 của địch ở
Tây Nguyên chỉ có Sư đoàn 23 là đáng kể, còn các liên đoàn biệt động
quân thì sức chiến đấu kém. Lực lượng tổng dự bị chiến lược thì bị phân
tán ở nhiều nơi và cũng đang bị tiến công. Bọn chỉ huy quân đoàn 2 ngụy
giờ đây sống chết phải tự mình lo liệu, không nhờ cậy được gì ở sự chi
viện của bọn cầm đầu Mỹ – nguỵ.
Vô cùng bối rối và cay đắng, bọn chúng
chỉ có cách tung đứa con cưng là Sư đoàn 23 (thiếu) gồm Trung đoàn 44 và
Trung đoàn 45 xuống phía đông Buôn Ma Thuột, trên đường số 21. Mọi
đường bộ đều bị quân ta chiếm giữ và cắt đứt. Chúng không có cách nào
hơn là đổ quân xuống bằng máy bay lên thẳng. Như vậy, số quân phản kích
không thể mang theo xe tăng mà chỉ có một số khẩu pháo, rất ít đạn dược,
xăng dầu và các thứ cơ sở vật chất khác.
Rõ ràng, hai Trung đoàn bộ binh đổ bộ
bằng máy bay lên thẳng dù có liều lĩnh cũng không thể đối địch được với
một đối phương hùng mạnh, có đủ các binh chủng đang tràn đầy khí thế
chiến thắng và đang ở trong cao trào của cuộc tiến công mãnh liệt. Mặc
dầu có một số máy bay chi viện, song không có xe tăng và pháo binh thì
bọn quân phản kích của địch khó có sức chiến đấu mạnh,
Đây là vấn đề gạn lọc tình huống. Địch đi
phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột có hai tình huống. Tình huống đi
đường bộ và tình huống đi bằng máy bay lên thẳng. Ta cho Sư đoàn 320 ra
cắt đường. Địch không có khả năng đi đường bộ. Vì đi phản kích như đi
chữa cháy, phải đi bằng máy bay. Ta gạn lọc tình huống đi bằng đường bộ,
buộc địch phải đi bằng máy bay ta đánh dễ hơn.
Từ chiều ngày 12 tháng 3 đến hết ngày 13
tháng 3 năm 1975, với tổng số 145 lần chiếc máy bay lên thẳng và 81 lần
chiếc các loại máy bay chiến đấu cường kích hoạt động yểm hộ, địch đã đổ
Trung đoàn 45 và pháo đội 232 xuống đông Buôn Ma Thuột, từ điểm cao 581
và dọc theo đường số 21 đến Phước An.
Trong ngày 12 tháng 3, ta được tin tên Sư
đoàn trưởng Sư đoàn 23 nguỵ báo cho căn cứ 53 ở sân bay Phụng Dực (Hoà
Bình) đang bị quân ta bao vây là: chúng sẽ có lực lượng xuống tăng viện,
ứng cứu và sẽ thực hiện phản kích lấy lại thị xã Buôn Ma Thuột. Theo kế
hoạch phản kích, chúng lấy khu vực từ căn cứ 45 đến căn cứ 53 và điểm
cao 581 làm tuyến bàn đạp, các lực lượng tàn quân phải tập trung về đó,
phối hợp với quân đến tăng viện để thực hành phản kích vào đông và đông –
nam Buôn Ma Thuột.
Kế hoạch tiêu diệt Sư đoàn 23 nguỵ đã
được lập ra kế tiếp ngay sau với kế hoạch đánh thị xã Buôn Ma Thuột. Bởi
vì gần như điều tất yếu Buôn Ma Thuột bị tiến công thì đơn vị đầu tiên
về ứng cứu sẽ là Sư đoàn 23. Mặt khác, hậu cứ của Sư đoàn này ở Buôn Ma
Thuột, nên binh lính càng nóng lòng muốn về chốn cũ. Dự kiến đánh địch
phản kích của ta rất chủ động. Ta đã bố trí lực lượng đánh phản kích
trước khi địch đổ quân hướng đông bắc Buôn Ma Thuột.
Trong kế hoạch đánh Sư đoàn 23 điều cốt
lõi là dự kiến cho đúng thời gian, địa điểm và cách thức trở về của sư
đoàn này để điều hành chuyến trở về của nó theo quyết định của ta. Từ
việc gạn lọc tình huống ta đã dự kiến, Sư đoàn 23 có thể về sau khi Buôn
Ma Thuột bị tiến công 2-3 ngày.
Về địa điểm, ta dự kiến chúng có thể xuống đường số 14, hoặc đường số 21.
Về cách thức đi về thì đường bộ đã bị ta
cắt đứt, sân bay ta đã bị khống chế, nên chúng chỉ có thể trở về bằng
máy bay lên thẳng, mà loại máy bay này trong biên chế của quân nguỵ chỉ
đủ khả năng chở lần lượt từng Trung đoàn và không mang theo được xe tăng
và những dàn pháo lớn đi cùng.
Để loại trừ khả năng địch xuống đường 14,
ta phải quét sạch địch trên con đường này và chiếm lĩnh ngay các địa
hình mà chúng có thể lợi dụng để triển khai phản đột kích vào thị xã.
Giải quyết được việc đó thì địch chỉ còn một địa điểm đổ quân là đường
số 21 và ở đó còn có sự kháng cự của Trung đoàn 53.
Từ dự kiến trên, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã
giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 10 (từ Đức Lập mới về) chuẩn bị tiêu diệt Sư
đoàn 23 trên đường số 21.
(Xin lưu ý cùng bạn đọc. Vì các trận
được kể ra ở đây có lúc diễn ra gối đầu nhau, nên về mặt thời gian đôi
khi phải lặp lại. Mong bạn đọc chú ý theo dõi. Cảm ơn ).
Quân nguỵ thực hành phản kích hòng tái chiếm Buôn Ma Thuột. Diễn biến này được kể lại như sau:
“Cuộc đổ quân tăng viện cho Mặt trận Buôn
Ma Thuột trong 2 ngày 12 và 13 tháng 3 năm 1975 được coi là cuộc đổ
quân tăng viện bằng trực thăng vĩ đại nhất kể từ khi Hiệp định Pa ri
1973 được ký kết, và cũng là cuối cùng trên chiến trường Cao nguyên.
Những phi đoàn trực thăng của các Sư đoàn
1 và 4 không quân từ Đà Nẵng, Cần Thơ cùng với một số trực thăng cơ hữu
của Sư đoàn không quân (Plâyku), với hơn 100 trực thăng đủ loại kể cả
những Chinook khổng lồ, đều được tập trung để sử dụng cho cuộc đổ quân
tăng viện này.
Từ 8 giờ sáng ngày 12 tháng 3, tại căn cứ
Hàm Rồng, bản doanh Bộ Tư lệnh hành quân của Tư lệnh Mặt trận Nam
Plâyku, và bộ chỉ huy các Trung đoàn 45 và 44 thuộc Sư đoàn 23, trực
thăng bay rợp trời. Những sĩ quan điều khiển và chỉ huy cuộc hành quân
này là các Trung đoàn trưởng, trưởng phòng 3 hành quân của quân đoàn 2
và Sư đoàn 23, phi đoàn trưởng phi đoàn trực thăng Sư đoàn 6 không quân.
Đợt bay đầu tiên, đại đội trinh sát của Sư đoàn 23 và 2 tiểu đoàn tác chiến của Trung đoàn 45 được bốc đi trước nhất.
Tiếp đó, những Chinook khổng lồ móc theo những khẩu đại bác 105 ly thả xuống trận địa, Quận lỵ Phước An phía đông Buôn Ma Thuột là địa điểm mà đoàn quân tăng viện nhảy xuống”.
Tiếp đó, những Chinook khổng lồ móc theo những khẩu đại bác 105 ly thả xuống trận địa, Quận lỵ Phước An phía đông Buôn Ma Thuột là địa điểm mà đoàn quân tăng viện nhảy xuống”.
Cũng theo lời kể:
“13 giờ trưa ngày 12 tháng 3, tướng Phạm
Văn Phú rời Plâyku bay chỉ huy mặt trận Buôn Ma Thuột trên chiếc phi cơ
nhỏ U- 17. Tới Buôn Ma Thuột khoảng 14 giờ 30, tướng Phú đã bay trên
trận địa chỉ huy các cánh quân gần 1 giờ liền. Lần lượt tướng Phú đã
liên lạc ra lệnh cho tất cả đơn vị trưởng các đơn vị đang chiến đấu phía
dưới, như Trung đoàn bộ binh 53, liên đoàn 21 biệt động quân, các tiểu
đoàn địa phương quân Đăk Lắc.
Vẫn không có tin tức gì về đại tá Vũ Thế
Quang, tư lệnh phó Sư đoàn 23 và đại tá tỉnh trưởng Buôn Ma Thuột, ngoài
nguồn tin của các đài phát thanh Việt Cộng loan báo họ đã bắt sống.
Buổi trưa ngày 12 tháng 3, trời trong
sáng. Từ trên cao, qua khung cửa sổ nhỏ của chiếc U-17 cả một vùng trời
và thị xã Buôn Ma Thuột hiện ra rất rõ. Những phản lực cơ A -37 và khu
trục cơ vẫn tiếp tục bay tới đánh bom yểm trợ cho những cánh quân bạn
dưới đất. Từng cột khói, và những đám cháy bốc cao. Dân chúng kéo nhau
lũ lượt băng rừng chạy về phía Phước An, Khánh Dương.
Tướng Phú trở về Plâyku được tin Tổng
thống Thiệu gọi lên lúc 14 giờ, khi ông đang bay thanh sát mặt trận Buôn
Ma Thuột, ông đã liên lạc với Sài Gòn và trình Tổng thống Thiệu tình
hình sau cùng của trận chiến Buôn Ma Thuột. Cả Tổng thống Thiệu và tướng
Phú đều lo ngại về sự cung khai của hai tù binh Bắc Việt do Trung đoàn
bộ binh 53 bắt được về nguồn gốc đại đơn vị của chúng: Sư đoàn 316 tổng
trù bị Cộng sản Bắc Việt, mà theo tin tức tình báo còn ở ngoài Thanh Hoá
tháng trước. Tổng thống Thiệu cũng đã ra lệnh cho tướng Phú phải thâu
thập mọi tin tức địch tình chính xác tại Mặt trận Buôn Ma Thuột, và đặc
biệt về Sư đoàn 316, đệ trình lại ông trong một buổi họp quan trọng sắp
tới mà tướng Phú sẽ được thông báo sau .
Chiều ngày 12 tháng 3, Việt Cộng từ những
đỉnh cao phía tây bắc Plâyku quân ta nã hoả tiễn vào phi trường quân sự
Cù Hanh, và bộ tư lệnh quân đoàn. Một quân nhân tài xế bị trúng đạn tử
thương ngay gần cột cờ trước bộ tư lệnh làm cho tướng Phú nổi cơn thịnh
nộ. Người sĩ quan chỉ huy lực lượng thám kích quân đoàn 2, thiếu tá Ngọ
được lệnh bằng mọi cách không để cho một hoả tiễn, hay một viên đạn súng
cối nào của địch bay tới Bộ Tư lệnh quân đoàn nữa (!) đứng đó chịu
trận, và thấy trước mặt những cơn thịnh nộ khác của vị tư lệnh quân đoàn
còn tiếp tục đến với ông ta. Bởi vì với núi đồi trùng điệp với đêm tối
chỉ cần một vài đặc công cảm tử của Việt Cộng sau khi thoát được những ổ
phục kích của lực lượng thám kích quân đoàn 2, đeo ống phóng bò tới gần
cho những hoả tiễn bay khỏi nòng rồi bỏ chạy, thì chẳng có cách nào có
thể tìm ra tung tích của chúng. Nhưng, trong quân đội, “lệnh là lệnh !”.
Tướng Phú đi trực thăng vào vùng trời
Buôn Ma Thuột lần này là để chọn đường về cho Sư đoàn 23. Ý tưởng đó
được hình thành ngay sau khi biết tin xe tăng của Việt Cộng đã cán xích
trên đường phố Buôn Ma Thuột. Nhưng về bằng con đường nào? và triển khai
ở đâu? Tình hình biến chuyển quá nhanh.
Sau khi thị xã Buôn Ma Thuột bị mất, đại
tá Quang và đại tá Luật bị bắt. Phần lớn các căn cứ chung quanh Buôn Ma
Thuột đã bị đánh chiếm. Hiện chỉ còn căn cứ 53 và quận ly Phước An là
những nơi có thể dựa được. Phú quyết định chọn khu vực này để đưa Sư
đoàn 23 về đứng chân. Muốn vậy phải giữ được căn cứ 53 bằng mọi giá. Phú
bay trên vùng trời căn cứ 53 động viên Võ Ân cố gắng giữ vừng căn cứ và
hứa sẽ đưa Sư đoàn 23 về ngay.
Do con đường số 14, con đường bộ duy nhất
nối Plâyku với Buôn Ma Thuột đã bị Sư đoàn 320 cắt đứt, nên cách duy
nhất để đưa được cả Sư đoàn 23 về là sử dụng máy bay trực thăng chở
quân. Tuy vậy, dù có cố gắng đến mấy thì mỗi ngày cũng chỉ đổ quân được
một Trung đoàn. Và như vậy phải mất hai, ba ngày mới xong.
Về phía ta, thấy trước âm mưu và khả năng
phản kích của địch vào thị xã, ngay sau khi trận Đức Lập vừa kết thúc,
Bộ Tư lệnh chiến dịch đã điều Sư đoàn 10 tới phía đông Buôn Ma Thuột sẵn
sàng đánh quân địch phản kích. Như đã dự kiến từ trước về tình huống
này, nhằm đánh bại âm mưu dùng các căn cứ còn lại làm bàn đạp đổ quân
phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột. Ngay trong đêm 11 tháng 3, Bộ Tư
lệnh chiến dịch ra lệnh cho Sư đoàn 10 tổ chức tiêu diệt căn cứ 45 và
cứ điểm Chư Nga, Trung đoàn 149, Sư đoàn 316 và Trung đoàn đặc công 198
tiêu diệt căn cứ B50.
5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 cùng thời gian
với các đơn vị đánh căn cứ B50, được sự chi viện của pháo binh Tiểu
đoàn 6, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 cùng xe tăng chia thành hai mũi đột
kích, thọc thẳng vào trung tâm căn cứ 45.
Thật rủi ro cho quân địch tăng viện. Hồi 9
giờ 30 phút ngày 12 tháng 3, quân ta đã chiếm mất căn cứ 45 rồi. Thế là
Trung đoàn 45 và pháo đội 232 của địch không còn chỗ đứng chân ở căn cứ
45 nữa, và chúng cũng chẳng liên lạc được với căn cứ 53. Cuối cùng
chúng buộc phải đổ xuống các toạ độ không được xác định trước ở khu vực
Nông Trại – Phước An. Bọn tàn quân của liên đoàn biệt động quân số 21
đang tháo chạy tan tác vội xô nhau tới nhờ bọn mới đổ bộ tăng viện che
chở.
Nhưng, như ta biết: trong phương án tác
chiến chiến dịch, quân ta đã chuẩn bị sẵn sàng đánh quân địch tăng viện
bằng đường không. Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, ta đã di chuyển các
trận địa pháo binh và pháo cao xạ ra phía đông thị xã này. Sau khi tiêu
diệt địch và hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Đức Lập, Sư đoàn bộ binh 10
dự bị của chiến dịch, 1 sư đoàn tinh nhuệ do đại tá Hồ Đệ chỉ huy; người
có nhiều kinh nghiệm tác chiến binh chủng hợp thành đã tổ chức lực
lượng, khẩn trương chuyển đến khu vực tác chiến dự kiến.
Từ ngày 10 tháng 3, các lực lượng của Sư
đoàn đã lần lượt hành quân bằng cơ giới qua hơn 100 ki-lô-mét đường quân
sự làm gấp tới đông Buôn Ma Thuột. Trung đoàn 24 là đơn vị đầu tiên
triển khai lực lượng sẵn ngay tại chỗ. Trung đoàn 45 địch vừa đổ quân
xuống, liền bị Trung đoàn 24 của ta đánh luôn một trận phủ đầu và lập
tức bị ngăn chặn không liên hệ được với Trung đoàn 53 nguỵ đang bị quân
ta bao vây tiến công uy hiếp ở sân bay Phụng Dực. Quân ta liên tục bám
đánh và bao vây cô lập quân viện, tạo thế cho các lực lượng của Sư đoàn
tiếp sau triển khai đội hình tiến công.
Mưu kế của địch là Trung đoàn 53 cố giữ vững trận địa, đợi Trung đoàn 45 tới cùng hiệp lực để đánh chiếm lại Buôn Ma Thuột.
Chiều ngày 12 đến sáng 13 tháng 3, phát
hiện địch cho Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 đổ quân xuống vùng cao điểm
581, Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho Sư đoàn 10 tiến công Trung đoàn
45 nguỵ.
Quân địch từ chỗ tăng viện để phản kích
của quân ta, giờ đã trở thành kẻ bị bao vây. Chúng hiểu được nguy cơ đó
nên chúng rất tích cực đào công sự, rất tích cực “gào” máy bay, pháo
binh bắn phá oanh tạc ngăn chặn quân ta.
Suốt đêm 13 tháng 3, địch cho máy bay
C.130 liên tục thay nhau thả pháo sáng, bắn đạn 201y quanh cao điểm 581
và dọc đường 21 để trấn an tinh thần bọn lính vừa được đổ xuống. Song
địch ngăn sao nổi dòng thác tiến công của quân ta ập tới.
Ngay trong đêm 13 tháng 3, Trung đoàn 24
và các đơn vị tăng cường của quân ta đã vượt mọi địa hình sình lầy, gai
góc, đường khúc khuỷu, quanh co dưới làn pháo đạn địch để tiến vào vị
trí xuất phát tiến công. Vì gặp khó khăn nên các hướng quân ta không
thực hiện được kế hoạch hiệp đồng theo giờ “G” nổ súng vào lúc trời mờ
sáng.
Tới 7 giờ ngày 14 tháng 3, pháo binh ta mới bắt đầu bắn được, Trung
đoàn 24 cùng xe tăng của Trung đoàn 273
chia thành 2 mũi đột thẳng lên cao điểm 581. Khi thấy bộ binh ta và xe
tăng tiến đến gần, nhiều
tên địch khiếp sợ xin hàng hoặc bỏ chạy.
Bị truy ép từ phía sau, lại rơi đúng vào trận địa đón lõng của ta ở phía
trước, các lực lượng của tiểu đoàn 2 nguỵ nhanh chóng bị tiêu diệt và
tan rã. Thừa thắng các chiến sĩ Trung đoàn 24 cùng xe tăng đánh thẳng ra
đường 21.
Mặc dù lực lượng ít, các chiến sĩ ta vẫn
táo bạo lao vào giữa đội hình dày đặc của tiểu đoàn 1 nguỵ, dùng hoả lực
diệt chúng và tiếp tục phát triển về phía đông. Trên đường tiến công,
một chiếc cầu bị đại đội bảo an cho nổ bộc phá rồi bỏ chạy. Các chiến sĩ
công binh nhanh chóng làm ngầm cho xe tăng tiếp tục truy kích và phải
mất gần hai giờ chiến đấu với địch, bộ binh và xe tăng ta mới làm chủ
hoàn toàn được trận địa tới phân chi khu Phước Bình.
Đến 12 giờ ngày 14 tháng 3 Trung đoàn 24
đã tiêu diệt, làm tan rã tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 45 và
tiểu đoàn bảo an địch đóng tại khu vực, chiếm điểm cao 581, giải phóng
đoạn đường số 21 dài 12 ki-lô-mét. Quân địch còn lại tháo chạy, chiều 14
tháng 3 chúng co cụm vào được khu Nông Trại. Quân ta lập tức tung ngay
trinh sát bám sát chúng, đồng thời tổ chức các lực lượng phát triển tiếp
theo.
Mưu kế của địch vẫn không thay đổi, chúng
chuẩn bị cho Trung đoàn 44 xuống tiếp để cứu Trung đoàn 45 và chi viện
cho Trung đoàn 53.
Mưu kế đối phó của ta khi một tiểu đoàn
của Sư đoàn 316 và một đội đặc công không đánh được Trung đoàn 53 địch ở
căn cứ 53, ta điều Trung đoàn 66, Sư 10 vào tác chiến để phá tan bàn
đạp căn cứ 53. Trung đoàn 66 vào tác chiến là ta tiêu diệt được Trung
đoàn 53.
Tình thế chiến trường ở khu vực đường số
21 lúc này chuyển biến rất nhanh, một hình thái mới đã xuất hiện: Quân
địch tuy vẫn còn khả năng đưa thêm quân đến tăng viện, nhưng bàn đạp để
chúng triển khai thực hành phản kích vào Buôn Ma Thuột đã bị đẩy ra xa. .
. Xét các yếu tố tinh thần, vật chất của địch, trước mắt chúng không đủ
sức phản kích và thời cơ phản kích trực tiếp vào Buôn Ma Thuột cũng
không còn nữa.
TDB-thực hiệnqdnd.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét