ĐIÊN RỒ GIỮA VÒNG DANH LỢI 36
-Nhân tính và thú tính, tính nào ác hơn!?
-Đúng là giết người không dao!
-Đành rằng con vật phải chết để nuôi sống con người, nhưng chết như thế thật tội nghiệp quá!
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dân trí Thu gom nguồn thịt giá rẻ trôi nổi trên thịt
trường rồi tẩm ướp hóa chất, nhiều chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm đã “hô
biến” thịt bẩn thành thịt bò tươi để bán ra thị trường, đầu độc người
tiêu dùng một cách “không thương tiếc”.
Mới đây, ngày 15/4, Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với Phòng cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.HCM kiểm tra cửa
hàng chuyên doanh thịt bò trên đường Bùi Hữu Nghĩa (nằm trong khu vực
chợ Hòa Bình, quận 5) do ông Nguyễn Văn Suốt làm chủ. Tại thời điểm kiểm
tra, tổ kiểm tra liên ngành phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong
việc tẩm ướp thực phẩm với hóa chất độc hại, vi phạm về nguồn gốc hàng
hóa.
Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện điểm kinh doanh thịt trâu của ông Nguyễn Văn Suốt có 1.045 kg thịt trâu Ấn Độ, phụ phẩm bò để trong tủ đông và một phần đang ngâm rã đông trong các chậu nước. Ông Suốt thừa nhận số thịt trâu nhập khẩu trên mua của một đầu mối ở quận 8 với giá 120.000 đồng/kg, sau đó dùng hóa chất “hô biến” thành thịt bò tươi để bán ra thị trường.
Quá trình kiểm tra tổ liên ngành còn phát hiện 4,5 kg bột hàn the không bao bì, nhãn hiệu tại điểm kinh doanh của ông Suốt. Ông này khai, bột hàn the mua từ chợ Kim Biên nhằm mục đích sử dụng để thoa lên xương hoặc ngâm xương cho xương không bị đổ nhớt. Cơ quan chức năng đã lập biên bản để tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý.
Trước đó, vào đầu tháng 1/2016, PC49 Công an TP.HCM phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường và Chi cục Thú y (huyện Hóc Môn) tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở số 5/4 ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn do bà Nguyễn Thị Thạnh làm chủ và đã phát hiện hàng chục thùng cát tông chứa gần 3 tấn thịt trâu có xuất xứ từ Ấn Độ được nhập từ Công ty TNHH MTV Phú Thạch Nguyễn và Công ty TNHH SX-TM-DV Thiên Bút (cả 2 công ty đều có trụ sở ở quận Tân Phú).
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã lập biên bản và thu giữ gần 3
tấn thịt nguyên liệu và thành phẩm gồm: 74 thùng thịt trâu nguyên liệu
với trọng lượng 1.332 kg đang rã đông, 1 tấn thịt đã rã đông và tẩm ướp
thành thịt bò, cùng gần 500 kg thịt đã rã đông chuẩn bị tẩm ướp hóa
chất.
Ngoài ra, lực lượng chức năng còn tạm giữ tang vật là 2 bịch hóa chất màu trắng dùng để “hô biến” thịt trâu thành thịt bò. Theo khai nhận của chủ cơ sở, sau khi “chế” thịt trâu thành thịt bò sẽ được các đầu nậu đến lấy bỏ mối cho các quán nhậu, quán ăn trên địa bàn thành phố.
Không chỉ dừng lại ở việc “hô biến” thịt trâu thành thịt bò mà nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm khác còn lấy thịt heo nái tẩm ướp hóa chất để biến thành thịt bò.
Điển hình là vụ, Chi cục Thú y TP.HCM kiểm tra Công ty TNHH Bính Hạnh
(209/14 đường Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3) do ông Nguyễn Xuân Bính (49 tuổi,
làm tổng giám đốc) phát hiện nhiều bịch đựng thịt heo để dưới đất và một
số thau đựng thịt heo đã xắt nhỏ. Nghiêm trọng hơn, nhân viên thú y còn
tìm thấy hàng chục kg thịt heo được ngâm trong dung dịch đỏ au, bốc mùi
khó chịu.
Có khoảng 2 tấn thịt heo nái đựng trong tủ đông và bên ngoài chuẩn bị sơ chế, hơn 1 tấn kg thịt heo chưa ngâm, 110 kg thịt đang ngâm trong các thau hóa chất hòa lẫn với huyết bò và hơn 755 kg thịt heo đã được “hô biến” thành thịt bò thành phẩm. Ngoài ra, chi cục còn phát hiện 1,7 kg bột màu trắng không rõ nguồn gốc. Nhân viên công ty cho biết, số bột này được mua ở chợ Kim Biên (TP.HCM) với giá 25.000 đồng/kg.
Làm việc với cơ quan chức năng, chủ Công ty TNHH Bính Hạnh khai nhận bắt đầu “hô biến” thịt heo nái thành thịt bò từ tháng 11/2015. Cụ thể, nguồn heo nái được ông Bính nhập về từ Đồng Nai, mỗi sáng, khoảng 600 kg thịt heo nái sẽ được chuyển đến bằng xe gắn máy. Sau đó, công nhân của công ty sẽ chia thịt thành từng mảng (khoảng 0,5kg/mảng) hoặc cắt lát mỏng rồi bỏ vào hóa chất ngâm khoảng 15 phút.
Loại hóa chất để “hô biến” thịt heo nái thành thịt bò được ông Bính cho người mua từ chợ Kim Biên, sau đó pha chế với công thức: 100g hóa chất - huyết bò - nước lọc. Thịt heo nái được ngâm trong dung dịch hóa chất này sẽ có màu đỏ tươi, có mùi như thịt bò và khử được mùi thịt heo nái, để được lâu.
Ông Bính cũng thừa nhận, thịt heo nái nạc được công ty của ông nhập vào với giá 125.000 đồng/kg, qua sơ chế ngâm tẩm hóa chất, ông bán cho các đầu mối giao cho nhiều quán phở trên địa bàn TP.HCM với giá từ 135.000 đến 140.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, giá thịt heo nái chỉ dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo Chi cục Thú y TP.HCM, từ đầu năm 2016 đến nay, đơn vị này đã
phát hiện 4 vụ thịt trâu đông lạnh bị “hô biến” thành thịt bò để đánh
lừa người tiêu dùng, hình thức làm ăn bất chính này đang khá phổ biến và
ở mức báo động.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc kinh doanh thịt bẩn hay tẩm hóa chất vào thịt thối để bảo quản, tẩy mùi, mặc dù việc này hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí có thể gây ra hậu quả lâu dài về sau nhưng trên thực tiễn thì hiện nay chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính, khó có thể xử lý hình sự.
Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự hiện hành thì chỉ khi nào người tiêu dùng do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,… mà bị chết hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, thì những người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mới bị xử lý hình sự.
“Đây chính là vấn đề tại sao những kẻ sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn vẫn ngang nhiên hoạt động, thậm chí có hành vi tẩu tán tang vật vi phạm trong thời gian qua nhưng không bị xử lý hình sự”, luật sư Chánh nhấn mạnh.
Theo chân một số người tiêu dùng đến chợ tại Cổ
Nhuế, chợ đầu mối Minh Khai, chợ Gạch (Phúc Thọ), phóng viên VTV24 đã
ghi nhận hiện tượng thịt lợn làm giả thành thịt bò
được bày bán ở nhiều gian hàng tại đây. Những miếng thịt đỏ tươi, được
để cùng với da bò, gân bò khiến người tiêu dùng không có sự nghi ngờ nào
về sản phẩm mình mua.
Tuy nhiên, khi rửa sạch để chế biến, người sử dụng sẽ dễ dàng nhận ra nước rửa miếng thịt đổi màu bất thường. Miếng thịt được chủ hàng khẳng định là thịt bò đã nhanh chóng chuyển màu trắng nhạt, mùi hôi đặc trưng của thịt bò cũng biến mất.
Theo kết quả kiểm tra của Chi cục thú y Hà Nội, đại diện đơn vị này đã khẳng định những miếng thịt được kiểm nghiệm là thịt lợn.
"Đây là những miếng thịt lợn vì mỡ của thịt lợn có màu trắng sáng, thớ thịt to, ngắn, trong khi thịt bò có mùi tanh", anh Công Xuân Chiến – Chuyên viên phòng kiểm định, Chi cục Thú y Hà Nội cho biết.
Cách đây không lâu, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã lấy nhiều mẫu thịt bò tươi tại các quán phở trên địa bàn Hà Nội để kiểm nghiệm. Kết quả, trong 12 mẫu nạm bò, chỉ có 2 mẫu là thịt bò thật. Với 10 mẫu thịt bò tái, có 2 cửa hàng bán thịt lợn.
Chỉ với 5 phút, thịt bò không rõ nguồn
gốc được lưu giữ hàng năm trời trong tủ đông đã trở thành 1 loại thực
phẩm mới tươi sống và được bày bán công khai trên thị trường.
Theo điều tra của nhóm PV Vtc16, trên thị trường hiện nay, việc bày bán thịt bò không rõ nguồn gốc được lưu giữ hàng năm trời đang được bày bán công khai bằng cách tẩm ướp các loại hóa chất khử mùi. Nhờ công nghệ này, thịt bò bẩn được các tiểu thương “hô biến” thành thịt bò tươi sống.
Tham khảo mức giá thịt bò tại một cửa hàng bán thịt ven tỉnh lộ 8, đoạn qua xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, PV Vtc 16 cho biết, những loại thịt bò này được bày bán với giá từ 90-150 000đ/kg. (Giá bằng ½ giá thịt bò ở những địa chỉ uy tín TP.HCM) và trung bình mỗi ngày, cửa hàng này có thể bán từ 70-80 kg thịt các loại.
Như vậy, mỗi lần nhập hàng, chủ sạp hàng sẽ nhập từng tấn thịt và lưu trữ trong tủ đông với thời hạn hàng tháng (có thể để cả năm) và sau đó, với công nghệ tẩm ướp như trên, những miếng thịt bẩn sẽ trở thành thực phẩm chính trong bữa cơm và đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của người dân.
Đầu tháng 12, một cơ sở làm giấm gạo nằm trong một ngõ nhỏ tại đường Phú Yên, quận Long Biên (Hà Nội) cũng đã bị phát hiện làm giả. Để sản xuất một thùng 200 lít giấm gạo, thực chất, cơ sở này chỉ sử dụng 60 lít giấm gốc pha với 130 lít nước lã, 4 lít axit axetic công nghiệp và 10% hóa chất tạo màu, mùi. Chủ cơ sở còn cho thêm cả loại axit đậm đặc, bốc khói ngay khi mở nắp can trong quá trình sản xuất giấm. Sau đó, giấm đều được đóng thẳng vào chai, dán nhãn mác đầy đủ.
Bên cạnh mối nguy pha chế từ axit axetic công nghiệp, chai/lọ đựng giấm làm từ những chai nước khoáng không mấy sạch sẽ trước khi rót giấm vào cũng là nguồn lây nhiễm bệnh tật không nhỏ. Nếu chai lọ đựng giấm không sạch sẽ sẽ tạo nên một loại giấm tạp chủng với nhiều loại vi sinh vật, không đảm bảo độ chua, thơm dịu cũng như an toàn cho sức khỏe.
Hóa chất tẩm ướp để làm thịt bò giả
Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những người bán hàng đã sử dụng hóa chất tẩm ướp không rõ nguồn gốc món thịt lợn để hô biến thành thịt bò "xịn". Và có lẽ, chưa năm nào những vụ thịt bò giả được phát hiện nhiều như năm nay.
Hóa chất tẩm ướp biến thịt lợn chết tím tái, bốc mùi thành thịt lợn mán
Thực phẩm bẩn như thịt lợn bẩn hiện nay không phải là vấn đề quá ư mới mẻ, tuy nhiên, bẩn đến mức độ nào lại là điều mà người dân đặc biệt quan tâm.
Vào tháng 7 tại Hà Nội, sau khi lấy 214 mẫu xét nghiệm, các cơ quan sở ngành thành phố Hà Nội cũng đã phát hiện ra 3 mẫu măng có tồn dư chất vàng ô, 2 mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, thịt gà, ngan, vịt… được bày bán trên thị trường hiện nay cũng bị phát hiện có sử dụng chất cấm vàng ô.
Tổ chức Ung thư thế giới IARC xếp chất vàng ô vào hàng nguy cơ gây ung thư cao. Ngoài tác hại gây ung thư, thí nghiệm trên chuột còn báo cáo, chất vàng ô gây hại các tế bào gan, thận và tủy xương.
Với trẻ nhỏ, nếu hấp thụ nhiều chất này, có thể bị các chứng kích thích, hiếu động thái quá, lơ đãng, thiếu tập trung. Với người lớn có thể có những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Chất này cũng có khả năng gây viêm và phù nề tại chỗ, đặc biệt là tại niêm mạc, màng nhầy. Da tiếp xúc chất nhuộm màu sẽ bị mẩn đỏ, ngứa, sưng đau, viêm nhiễm, hoại tử. Khi hít phải chất vàng ô sẽ bị ho, khó thở, thở nhanh, khò khè, viêm đường hô hấp, co thắt phế quản..
Xem xong những hình ảnh này chắc chắn bạn sẽ phải dừng một giây để cân nhắc xem liệu có nên mua những mớ rau xanh mướt, những quả cà tím mọng căng bán đầy ngoài chợ kia không.
Đoạn video gây sốc do kênh 101 India độc quyền sản xuất đã vạch trần những mánh khóe chết người để giữ cho rau củ luôn tươi và lớn nhanh của những người bán rau ở Ấn Độ. Sau khi được tung ra, đoạn phim đã thu hút được hơn 11 triệu lượt xem.
Theo
tiết lộ của một người nông dân chuyên trồng và bán rau ở ngoại ô New
Delhi, không chỉ mỗi mình anh ta mà tất cả những tiểu thương tại đây đều
sử dụng hóa chất bảo quản, bơm chất kích thích để giữ cho rau luôn tươi
ngon.
Với lý do kinh tế khó khăn, anh ta không còn lựa chọn nào khác là phải làm như vậy để kiếm cơm nuôi sống cả gia đình bởi ngay những loại rau tươi, sạch cũng không đủ để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.
Người nông dân này cho biết, dân "trong nghề" thường dùng lọ xịt silicon để khiến cho các loại củ trông mỡ màng và tươi ngon hơn bất kể những loại rau đó đã thu hoạch được vài ngày rồi.
Đối
với các loại rau mất nhiều thời gian để thu hoạch như mướp, người ta sẽ
tiêm trực tiếp hóc môn oxytocin vào cuống vào buổi tối và nhận kết quả
"thần kỳ" vào sáng hôm sau.
Những quả mướp tăng trưởng với tốc độ chóng mặt chỉ sau một đêm đó sẽ lập tức theo chân những người bán hàng ra ngoài chợ và gián tiếp gây ra vô vàn loại bệnh như ung thư và các loại bệnh chết người khác cho những người tiêu dùng vô phước mua phải chúng.
-Đúng là giết người không dao!
-Đành rằng con vật phải chết để nuôi sống con người, nhưng chết như thế thật tội nghiệp quá!
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hành trình đến những “mâm cơm bẩn”
Vạch trần thủ đoạn “hô biến” thịt bẩn thành thịt bò tươi
Dân trí Thu gom nguồn thịt giá rẻ trôi nổi trên thịt
trường rồi tẩm ướp hóa chất, nhiều chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm đã “hô
biến” thịt bẩn thành thịt bò tươi để bán ra thị trường, đầu độc người
tiêu dùng một cách “không thương tiếc”.
>> Nầm heo thối, thịt bẩn “ồ ạt” tuồn về TP.HCM
>> Rau, thịt "bẩn" hoành hành đáng báo động
Thịt trâu đông lạnh được nhiều chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm "hô biến" thành thịt bò bằng cách tẩm ướp hóa chất
Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện điểm kinh doanh thịt trâu của ông Nguyễn Văn Suốt có 1.045 kg thịt trâu Ấn Độ, phụ phẩm bò để trong tủ đông và một phần đang ngâm rã đông trong các chậu nước. Ông Suốt thừa nhận số thịt trâu nhập khẩu trên mua của một đầu mối ở quận 8 với giá 120.000 đồng/kg, sau đó dùng hóa chất “hô biến” thành thịt bò tươi để bán ra thị trường.
Quá trình kiểm tra tổ liên ngành còn phát hiện 4,5 kg bột hàn the không bao bì, nhãn hiệu tại điểm kinh doanh của ông Suốt. Ông này khai, bột hàn the mua từ chợ Kim Biên nhằm mục đích sử dụng để thoa lên xương hoặc ngâm xương cho xương không bị đổ nhớt. Cơ quan chức năng đã lập biên bản để tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý.
Trước đó, vào đầu tháng 1/2016, PC49 Công an TP.HCM phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường và Chi cục Thú y (huyện Hóc Môn) tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở số 5/4 ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn do bà Nguyễn Thị Thạnh làm chủ và đã phát hiện hàng chục thùng cát tông chứa gần 3 tấn thịt trâu có xuất xứ từ Ấn Độ được nhập từ Công ty TNHH MTV Phú Thạch Nguyễn và Công ty TNHH SX-TM-DV Thiên Bút (cả 2 công ty đều có trụ sở ở quận Tân Phú).
Khoảng 3 tấn thịt trâu chuẩn bị được "bố biến" thành thịt bò bị cơ quan chức năng phát hiện thu giữ
Ngoài ra, lực lượng chức năng còn tạm giữ tang vật là 2 bịch hóa chất màu trắng dùng để “hô biến” thịt trâu thành thịt bò. Theo khai nhận của chủ cơ sở, sau khi “chế” thịt trâu thành thịt bò sẽ được các đầu nậu đến lấy bỏ mối cho các quán nhậu, quán ăn trên địa bàn thành phố.
Không chỉ dừng lại ở việc “hô biến” thịt trâu thành thịt bò mà nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm khác còn lấy thịt heo nái tẩm ướp hóa chất để biến thành thịt bò.
Thịt heo nái được tẩm trong hóa chất để biến thành thịt bò tươi
Có khoảng 2 tấn thịt heo nái đựng trong tủ đông và bên ngoài chuẩn bị sơ chế, hơn 1 tấn kg thịt heo chưa ngâm, 110 kg thịt đang ngâm trong các thau hóa chất hòa lẫn với huyết bò và hơn 755 kg thịt heo đã được “hô biến” thành thịt bò thành phẩm. Ngoài ra, chi cục còn phát hiện 1,7 kg bột màu trắng không rõ nguồn gốc. Nhân viên công ty cho biết, số bột này được mua ở chợ Kim Biên (TP.HCM) với giá 25.000 đồng/kg.
Làm việc với cơ quan chức năng, chủ Công ty TNHH Bính Hạnh khai nhận bắt đầu “hô biến” thịt heo nái thành thịt bò từ tháng 11/2015. Cụ thể, nguồn heo nái được ông Bính nhập về từ Đồng Nai, mỗi sáng, khoảng 600 kg thịt heo nái sẽ được chuyển đến bằng xe gắn máy. Sau đó, công nhân của công ty sẽ chia thịt thành từng mảng (khoảng 0,5kg/mảng) hoặc cắt lát mỏng rồi bỏ vào hóa chất ngâm khoảng 15 phút.
Loại hóa chất để “hô biến” thịt heo nái thành thịt bò được ông Bính cho người mua từ chợ Kim Biên, sau đó pha chế với công thức: 100g hóa chất - huyết bò - nước lọc. Thịt heo nái được ngâm trong dung dịch hóa chất này sẽ có màu đỏ tươi, có mùi như thịt bò và khử được mùi thịt heo nái, để được lâu.
Ông Bính cũng thừa nhận, thịt heo nái nạc được công ty của ông nhập vào với giá 125.000 đồng/kg, qua sơ chế ngâm tẩm hóa chất, ông bán cho các đầu mối giao cho nhiều quán phở trên địa bàn TP.HCM với giá từ 135.000 đến 140.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế, giá thịt heo nái chỉ dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Chế tài quá nhẹ khiến thực phẩm bẩn ngày càng lộng hành?
Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc kinh doanh thịt bẩn hay tẩm hóa chất vào thịt thối để bảo quản, tẩy mùi, mặc dù việc này hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí có thể gây ra hậu quả lâu dài về sau nhưng trên thực tiễn thì hiện nay chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính, khó có thể xử lý hình sự.
Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự hiện hành thì chỉ khi nào người tiêu dùng do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,… mà bị chết hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, thì những người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mới bị xử lý hình sự.
“Đây chính là vấn đề tại sao những kẻ sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn vẫn ngang nhiên hoạt động, thậm chí có hành vi tẩu tán tang vật vi phạm trong thời gian qua nhưng không bị xử lý hình sự”, luật sư Chánh nhấn mạnh.
Trung Kiên
Rợn người với 2 tấn thịt heo bốc mùi thối chuẩn bị lên bàn nhậu
Lâm Phương |
Ập vào căn phòng trọ, lực lượng chức năng phát hiện hai tấn thịt heo đã rỉ nước, bốc mùi hôi thối được đựng trong thùng xốp có dán chữ Trung Quốc.
Khoảng 7h sáng nay (22/12), đoàn liên ngành gồm đội 4
phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường công an TP.HCM phối hợp
với Chi cục Thú y, quản lý thị trường đã ập vào phòng trọ nằm gần Quốc
lộ 1, phường Đông Hưng Thuận, quận 12.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục bao tải bị rỉ nước, bốc mùi hôi thối nằm ngổn ngang trên nền nhà.
Khi mở những bao tải này ra bên trong là thùng xốp chưa thịt heo gồm,
thịt ba rọi, vú heo sữa đã bốc mùi nồng nặc. Bên ngoài thùng xốp này có
in chữ Trung Quốc.
Chủ của lô hàng này được xác định là Cao Chí Đông (SN 1978, quê Bến Tre).
Theo tường trình của ông Đông thì lô hàng vừa được nhập vào rạng sáng cùng ngày. Sau khi được nhập về, tiến hành phân loại thì hơn 2 tấn thịt bẩn này sẽ được đem bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn.
Qua kiểm tra, ông Quốc không xuất tình được giấy phép kinh doanh mặt
hàng này cũng như giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, đoàn
liên ngành đã tiến hành lập biên bản, tịch thu số lượng thịt để đem đi
tiêu hủy.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục bao tải bị rỉ nước, bốc mùi hôi thối nằm ngổn ngang trên nền nhà.
Hơn 2 tấn thịt heo rỉ nước bốc mùi hôi thối bị lực lượng liên ngành phát hiện
Chủ của lô hàng này được xác định là Cao Chí Đông (SN 1978, quê Bến Tre).
Theo tường trình của ông Đông thì lô hàng vừa được nhập vào rạng sáng cùng ngày. Sau khi được nhập về, tiến hành phân loại thì hơn 2 tấn thịt bẩn này sẽ được đem bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn.
Số thịt heo được đựng trong thùng xốp, bên ngoài có dòng chữ Trung Quốc
theo Trí Thức Trẻ
Người dân từng ngày bị lừa ăn thịt bò được nhuộm đỏ từ... thịt lợn
VTV.vn - Thịt bò được làm giả từ thịt lợn. Những sản phẩm này đang được bày bán tại nhiều chợ ở khu vực Hà Nội, gây lo ngại cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khi rửa sạch để chế biến, người sử dụng sẽ dễ dàng nhận ra nước rửa miếng thịt đổi màu bất thường. Miếng thịt được chủ hàng khẳng định là thịt bò đã nhanh chóng chuyển màu trắng nhạt, mùi hôi đặc trưng của thịt bò cũng biến mất.
Theo kết quả kiểm tra của Chi cục thú y Hà Nội, đại diện đơn vị này đã khẳng định những miếng thịt được kiểm nghiệm là thịt lợn.
"Đây là những miếng thịt lợn vì mỡ của thịt lợn có màu trắng sáng, thớ thịt to, ngắn, trong khi thịt bò có mùi tanh", anh Công Xuân Chiến – Chuyên viên phòng kiểm định, Chi cục Thú y Hà Nội cho biết.
Cách đây không lâu, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã lấy nhiều mẫu thịt bò tươi tại các quán phở trên địa bàn Hà Nội để kiểm nghiệm. Kết quả, trong 12 mẫu nạm bò, chỉ có 2 mẫu là thịt bò thật. Với 10 mẫu thịt bò tái, có 2 cửa hàng bán thịt lợn.
Thịt bò bẩn tràn ngập thị trường
Theo điều tra của nhóm PV Vtc16, trên thị trường hiện nay, việc bày bán thịt bò không rõ nguồn gốc được lưu giữ hàng năm trời đang được bày bán công khai bằng cách tẩm ướp các loại hóa chất khử mùi. Nhờ công nghệ này, thịt bò bẩn được các tiểu thương “hô biến” thành thịt bò tươi sống.
Tham khảo mức giá thịt bò tại một cửa hàng bán thịt ven tỉnh lộ 8, đoạn qua xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, PV Vtc 16 cho biết, những loại thịt bò này được bày bán với giá từ 90-150 000đ/kg. (Giá bằng ½ giá thịt bò ở những địa chỉ uy tín TP.HCM) và trung bình mỗi ngày, cửa hàng này có thể bán từ 70-80 kg thịt các loại.
Thịt bò bẩn sau khi được xử lý. Ảnh cắt từ clip
Đằng sau những miếng thịt có màu sắc bắt mắt này là cả 1 quá trình
tẩm ướp độc hại: Thịt được rã đông sau nhiều ngày nằm trong tủ đá. Sau
đó chúng được bóp với 1 loại hóa chất màu trắng có tác dụng khử mùi, khử
chất nhầy và làm săn chắc miếng thịt. Lúc này thịt có màu tái không
tươi và các chủ cửa hàng bắt đầu đổ tiết trâu, tiết bò vào miếng thịt để
“hô biến” chúng trở nên đẹp màu và bắt đầu đưa ra bày bán.Như vậy, mỗi lần nhập hàng, chủ sạp hàng sẽ nhập từng tấn thịt và lưu trữ trong tủ đông với thời hạn hàng tháng (có thể để cả năm) và sau đó, với công nghệ tẩm ướp như trên, những miếng thịt bẩn sẽ trở thành thực phẩm chính trong bữa cơm và đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của người dân.
Nổi cộm năm 2016: Rùng mình 'công nghệ' dùng hoá chất để 'biến hoá' thực phẩm
Phù
phép thịt lợn, thịt trâu thành thịt bò, thịt lợn chết thành lợn mán
thơm ngon, sản xuất giấm gạo từ axit đậm đặc... là những vụ thực phẩm
bẩn nổi bật năm qua.
Axit đậm đặc dùng để làm giấmĐầu tháng 12, một cơ sở làm giấm gạo nằm trong một ngõ nhỏ tại đường Phú Yên, quận Long Biên (Hà Nội) cũng đã bị phát hiện làm giả. Để sản xuất một thùng 200 lít giấm gạo, thực chất, cơ sở này chỉ sử dụng 60 lít giấm gốc pha với 130 lít nước lã, 4 lít axit axetic công nghiệp và 10% hóa chất tạo màu, mùi. Chủ cơ sở còn cho thêm cả loại axit đậm đặc, bốc khói ngay khi mở nắp can trong quá trình sản xuất giấm. Sau đó, giấm đều được đóng thẳng vào chai, dán nhãn mác đầy đủ.
"Nếu
sử dụng axit axetic công nghiệp thì sẽ gây nguy hại sức khỏe. Thực tế,
axit axetic sản xuất công nghiệp không được sử dụng trong thực phẩm",
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN) khẳng
định.
Ăn loại giấm làm từ axit axetic công nghiệp hay những loại axit đậm đặc, không rõ tên, nguồn gốc, xuất xứ có thể gây tổn hại lớn cho sức khỏe. Nơi tiếp nhận đầu tiên và bị ảnh hưởng lớn nhất chính là dạ dày, hệ thống tiêu hóa. Một khi hệ thống tiêu hóa, đường ruột gặp vấn đề thì sẽ có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà bạn không thể lường trước được.
"Chưa
kể, người pha chế có thể sơ suất hoặc không hiểu biết về hóa học, pha
chế lượng axit axetic vượt ngưỡng cho phép sẽ gây viêm loét dạ dày, có
nguy cơ bi ngộ độc thần kinh, ung thư, thậm chí là tử vong", chuyên gia cảnh báoĂn loại giấm làm từ axit axetic công nghiệp hay những loại axit đậm đặc, không rõ tên, nguồn gốc, xuất xứ có thể gây tổn hại lớn cho sức khỏe. Nơi tiếp nhận đầu tiên và bị ảnh hưởng lớn nhất chính là dạ dày, hệ thống tiêu hóa. Một khi hệ thống tiêu hóa, đường ruột gặp vấn đề thì sẽ có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà bạn không thể lường trước được.
Bên cạnh mối nguy pha chế từ axit axetic công nghiệp, chai/lọ đựng giấm làm từ những chai nước khoáng không mấy sạch sẽ trước khi rót giấm vào cũng là nguồn lây nhiễm bệnh tật không nhỏ. Nếu chai lọ đựng giấm không sạch sẽ sẽ tạo nên một loại giấm tạp chủng với nhiều loại vi sinh vật, không đảm bảo độ chua, thơm dịu cũng như an toàn cho sức khỏe.
Hóa chất tẩm ướp để làm thịt bò giả
Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những người bán hàng đã sử dụng hóa chất tẩm ướp không rõ nguồn gốc món thịt lợn để hô biến thành thịt bò "xịn". Và có lẽ, chưa năm nào những vụ thịt bò giả được phát hiện nhiều như năm nay.
Những
nguyên liệu làm thịt bò giả như thịt lợn sề, thịt trâu chết bằng cách
tẩm ướp hóa chất, tạo màu… gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người
tiêu dùng
Khảo
sát tại các chợ đầu mối tại Hà Nội cho thấy, trong 12 mẫu nạm bò được
khảo sát thì chỉ có 2 mẫu là thịt bò thật. Khi đem miếng thịt bò được
mua ngoài chợ về và thả vào nước, sẽ thấy có hiện tượng bất thường như
mỡ nổi lềnh phềnh, bèo nhèo trên mặt nước. Màu thịt cũng biến đổi, không
còn đỏ au mà trở nên nhợt nhạt thấy rõ. Thậm chí là màu nước cũng có sự
thay đổi.
"Những nguyên liệu làm thịt bò giả như thịt lợn sề, thịt trâu chết bằng cách tẩm ướp hóa chất, tạo màu… gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng đó còn là những thiệt hại nặng nề về tiền bạc" là lời khẳng định của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội).
Nếu hóa chất tẩm ướp có nguồn gốc tự nhiên thì an toàn cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng hóa chất có nguồn gốc công nghiệp, dạng bột thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, bạn sẽ không tránh khỏi bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, lâu dần chất độc tích tụ không được đào thải thì nguy cơ mắc bệnh mãn tính như ung thư là điều khó tránh.
Ngoài
chuyện tẩm ướp những loại hóa chất không rõ nguồn gốc, nhiều tiểu
thương còn chế biến thịt lợn sề, thịt trâu bằng "công nghệ" luyện thịt
hết sức tinh vi, nhìn bằng mắt thường, chúng ta rất khó nhận ra đó là
miếng thịt bò giả."Những nguyên liệu làm thịt bò giả như thịt lợn sề, thịt trâu chết bằng cách tẩm ướp hóa chất, tạo màu… gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng đó còn là những thiệt hại nặng nề về tiền bạc" là lời khẳng định của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội).
Nếu hóa chất tẩm ướp có nguồn gốc tự nhiên thì an toàn cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng hóa chất có nguồn gốc công nghiệp, dạng bột thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, bạn sẽ không tránh khỏi bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, lâu dần chất độc tích tụ không được đào thải thì nguy cơ mắc bệnh mãn tính như ung thư là điều khó tránh.
Hóa chất tẩm ướp biến thịt lợn chết tím tái, bốc mùi thành thịt lợn mán
Thực phẩm bẩn như thịt lợn bẩn hiện nay không phải là vấn đề quá ư mới mẻ, tuy nhiên, bẩn đến mức độ nào lại là điều mà người dân đặc biệt quan tâm.
Tại
khu di tích Tây Thiên (tỉnh Vĩnh Phúc), con suối Giải Oan đoạn qua xã
Đại Đình, con suối còn bị tắc nghẽn bởi các bao tải buộc chặt với xác
lợn chết bên trong. Từ những con lợn chết nằm chất đống, các gian thương
"hô biến" bằng cách thui vàng, những con lợn chết bỗng chốc đã biến
thành lợn Mán siêu lợi nhuận.
PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, thịt gia súc, gia cầm chết nói chung, thịt lợn chết nói riêng là biểu hiện bị vi sinh vật phân hủy, sẽ gây hại sức khỏe theo hai con đường. Một là bản thân loại thịt có mang theo vi khuẩn gây hại. Hai là các vi trùng, vi khuẩn từ thịt lợn chết sẽ ăn các protit và thải ra các chất độc. Người ăn phải thịt lợn chết có thể bị ngộ độc, tiêu chảy. Về lâu dài có thể bị các bệnh mãn tính, nguy hiểm tính mạng như ung thư do chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Chất cấm vàng ô để nhuộm thực phẩmPGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, thịt gia súc, gia cầm chết nói chung, thịt lợn chết nói riêng là biểu hiện bị vi sinh vật phân hủy, sẽ gây hại sức khỏe theo hai con đường. Một là bản thân loại thịt có mang theo vi khuẩn gây hại. Hai là các vi trùng, vi khuẩn từ thịt lợn chết sẽ ăn các protit và thải ra các chất độc. Người ăn phải thịt lợn chết có thể bị ngộ độc, tiêu chảy. Về lâu dài có thể bị các bệnh mãn tính, nguy hiểm tính mạng như ung thư do chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Vào tháng 7 tại Hà Nội, sau khi lấy 214 mẫu xét nghiệm, các cơ quan sở ngành thành phố Hà Nội cũng đã phát hiện ra 3 mẫu măng có tồn dư chất vàng ô, 2 mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra, thịt gà, ngan, vịt… được bày bán trên thị trường hiện nay cũng bị phát hiện có sử dụng chất cấm vàng ô.
Chất
vàng ô có tên là Auramine O, tên hóa học là Diarylmethane. Chất này ở
dạng huỳnh quang, hạt mạ vàng, dễ tan trong nước và cồn. Điều này cũng
nhấn mạnh loại chất này được sử dụng nhiều trong nhuộm vải, giấy, quét
tường, không được sử dụng trong thực phẩm.
Theo
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, vàng ô là hóa chất được dùng để nhuộm màu vải
và làm vôi ve quét tường trong xây dựng. Đây là chất cực độc với cơ thể,
chất cấm trong ngành thực phẩm và cấm cả trong chăn nuôi. Khi ăn phải
thực phẩm chứa chất cấm vàng ô có thể bị nhiễm độc cấp tính, gây đau
bụng, nôn ói, tiêu chảy. Về lâu dài, loại chất này cũng sẽ khiến bạn bị
ung thư.Tổ chức Ung thư thế giới IARC xếp chất vàng ô vào hàng nguy cơ gây ung thư cao. Ngoài tác hại gây ung thư, thí nghiệm trên chuột còn báo cáo, chất vàng ô gây hại các tế bào gan, thận và tủy xương.
Với trẻ nhỏ, nếu hấp thụ nhiều chất này, có thể bị các chứng kích thích, hiếu động thái quá, lơ đãng, thiếu tập trung. Với người lớn có thể có những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Chất này cũng có khả năng gây viêm và phù nề tại chỗ, đặc biệt là tại niêm mạc, màng nhầy. Da tiếp xúc chất nhuộm màu sẽ bị mẩn đỏ, ngứa, sưng đau, viêm nhiễm, hoại tử. Khi hít phải chất vàng ô sẽ bị ho, khó thở, thở nhanh, khò khè, viêm đường hô hấp, co thắt phế quản..
Mục sở thị quy trình làm thịt bò giả vô cùng tinh vi bằng thịt lợn sề và tiết trâu
Nguyên
liệu làm thịt bò là thịt lợn sề cộng mỡ trâu, bò thái mỏng sau đó trộn
tiết trâu, bò sẽ ra thành phẩm thịt bò giả vô cùng bắt mắt mà người ăn
khó lòng có thể phát hiện ra.
Xem xong những hình ảnh này chắc chắn bạn sẽ phải dừng một giây để cân nhắc xem liệu có nên mua những mớ rau xanh mướt, những quả cà tím mọng căng bán đầy ngoài chợ kia không.
Đoạn video gây sốc do kênh 101 India độc quyền sản xuất đã vạch trần những mánh khóe chết người để giữ cho rau củ luôn tươi và lớn nhanh của những người bán rau ở Ấn Độ. Sau khi được tung ra, đoạn phim đã thu hút được hơn 11 triệu lượt xem.
Với lý do kinh tế khó khăn, anh ta không còn lựa chọn nào khác là phải làm như vậy để kiếm cơm nuôi sống cả gia đình bởi ngay những loại rau tươi, sạch cũng không đủ để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.
Người nông dân này cho biết, dân "trong nghề" thường dùng lọ xịt silicon để khiến cho các loại củ trông mỡ màng và tươi ngon hơn bất kể những loại rau đó đã thu hoạch được vài ngày rồi.
Bình xịt silicon khiến cho các loại củ luôn mỡ màng và không bị thối.
Bên
cạnh đó, màu nhuộm công nghiệp malachite green cũng là loại hóa chất
thường được sử dụng để pha với nước rồi ngâm rau củ để chúng trông luôn
xanh mướt, bắt mắt, không bị ủng, thối.Những quả mướp tăng trưởng với tốc độ chóng mặt chỉ sau một đêm đó sẽ lập tức theo chân những người bán hàng ra ngoài chợ và gián tiếp gây ra vô vàn loại bệnh như ung thư và các loại bệnh chết người khác cho những người tiêu dùng vô phước mua phải chúng.
Những quả mướp được tiêm hóc môn tăng trưởng trực tiếp vào tối hôm trước rồi mang ra chợ bán vào sáng sớm hôm sau.
Rau củ được ngâm hóa chất tạo màu công nghiệp để trông luôn xanh mướt.
Xem thêm video: Kinh hoàng với thực phẩm bẩn những món ăn sợ nhất
Nhận xét
Đăng nhận xét