Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ 4

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                         Chân chuyền bóng XUẤT SẮC nhất mọi thời đại

                                     8 thảm họa hàng không trong lịch sử Bóng đá Thế giới

                                   Johan Cruyff - Bộ óc thông minh bậc nhất lịch sử bóng đá

Hungary huyền ảo – Phần 1: Những ý tưởng vượt thời gian 4231.VN / Góc chuyên môn bởi Thành Đỗ · 3 năm trước Những năm 50 của thế kỷ trước, cả thế giới đã phải rung chuyển bởi sự xuất hiện của một đội bóng, đó là ĐTQG Hungary, được biết đến trên toàn thế giới với cái tên “Mighty Magyars” (Những người Magyar thần thánh). ĐT Hungary trong thời kỳ này được xây dựng bởi những cầu thủ hàng đầu thế giới và một chiến thuật tân tiến, đã làm cả thế giới run sợ với chức vô địch Olympic 1952, vô địch giải Trung Âu và chỉ dừng bước trước một ĐT Đức quật cường trong một trận đấu được đánh giá là một trong những trận Chung kết kịch tính nhất trong lịch sử các kỳ World Cup và là đội bóng đầu tiên đạt đến danh hiệu “Đội bóng vàng” trong lịch sử bóng đá thế giới. Trận đấu Hungary – Anh với tỉ số 7-1 vào năm 1953. Khi ấy, thế giới vừa trải qua cuộc chiến tranh thế giới đầy khốc liệt, bóng đá đang trong giai đoạn phục hồi và đồng thời với nó là sự nở rộ của kỹ và chiến thuật tại các nền bóng đá châu Âu, trong đó đội hình “WM” của HLV huyền thoại người Anh Herbert Chapman là đội hình tạo được sự ảnh hưởng lớn nhất. Thế nhưng đội tuyển Hungary, với khối óc của HLV Gusztav Sebes, tác phong quân đội kiểu Xã hội chủ nghĩa và tài năng được quy tụ trong một thế hệ bóng đá đã trình làng một thứ bóng đá khác biệt, dẫm nát những thế lực của bóng đá thế giới đương thời như Anh, Brazil hay Uruguay và làm rung chuyển cả thế giới với hàng loạt những trận đấu được liệt vào hàng kinh điển như “Trận đấu của Thế kỷ” (Anh vs Hungary 1953) , “Trận chiến thành Berne” (Tứ kết WC 1954 Brazil vs Hungary) hay “Phép màu thành Berne” (Chung kết WC 1954 Hungary vs Đức). Tôi có mặt ở Wembley, chứng kiến đội bóng Hungary lừng danh ấy chơi bóng và đột nhiên như có một thứ ánh sáng lóe lên trong mắt tôi. Tôi đang xem một đội bóng chơi một thứ bóng đá đúng là bóng đá, đó là cả một sự vượt trội, tạo ra một ấn tượng không thể phai mờ. Tôi nhận thấy rằng, nếu tôi là HLV của một đội bóng nào, thì đó sẽ là lối chơi mà tôi hằng theo đuổi. Vào cái thời mà chúng tôi vẫn sử dụng những đường bóng dài tới các tiền đạo cao to để làm tường và đưa bóng ngược trở lại, thì cái cách mà các cầu thủ Hungary di chuyển và phối hợp thật không thể tưởng tượng được. Họ dồn rất nhiều cầu thủ vào các tình huống trên sân, đưa bóng lên, trả bóng về, đẩy ra biên và bắt đầu di chuyển liên tục. Nói cách khác, khi một cầu thủ có bóng thì anh ta luôn có ít nhất ba lựa chọn, và lối chơi này đã đem lại thảm họa cho hàng thủ Đội tuyển Anh. Chúng tôi tan nát chỉ ngay khi hiệp 1 kết thúc. – Ron Greenwood – HLV Trưởng ĐT Anh 1977-1982 Sự nghiệp của HLV Gusztav Sebes Gusztav Sebes – Kiến trúc sư trưởng của một trong những đội bóng vĩ đại nhất mọi thời đại có xuất phát điểm không mấy nổi bật. Cha ông là một thợ đóng giày ở Budapest, khi trưởng thành thì nghề chính của Gusztav là công nhân cơ khí. Ông là một thành viên tích cực của tổ chức công đoàn ở Budapest và trước chiến tranh, ông là công nhân tại một nhà máy xe ô tô Renault ở Paris. Trong những năm 1920, Sebes trở về Hungary, tham gia bóng đá chuyên nghiệp trong màu áo MTK Hungaria và giúp CLB giành được 3 chức Vô địch Quốc gia và 1 Cup Quốc gia. Năm 1948, tận dụng những mối quan hệ tốt đẹp với các chính khách, ông được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Thể thao, khởi xướng phong trào phủ rộng bóng đá ra đại chúng, tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc để củng cố sự ủng hộ của nhân dân cả nước cho ĐTQG Hungary. Tận dụng vị thế của mình, không lâu sau Sebes được bổ nhiệm làm HLV trưởng cấp ĐTQG, với chính sách xây dựng đội tuyển dựa trên các nhân tố của hai đội bóng mạnh nhất nước, một mô hình cách đó hai thập kỷ đã được Vittorio Pozzo và Hugo Meisl áp dụng thành công để đưa Italia và Áo trở thành hai thế lực hàng đầu của thế giới, và cũng là cách mà nền bóng đá Tây Ban Nha đang theo đuổi cho đến tận ngày nay với Real Madrid và Barcelona. hungary595 Bằng ảnh hưởng chính trị, ông gom toàn bộ tài năng bóng đá của Hungary vào hai đội bóng Honved và MTK rồi áp dụng triết lý của mình tại cả hai đội bóng đó. Tiếp đó, ông ghi lại tất cả thông tin về thể lực, trình độ kỹ thuật, khả năng phát triển lẫn tính cách, tìm ra những mảnh ghép phù hợp nhất để biến họ từ những cá nhân xuất sắc trở thành một tập thể xuất sắc. Cùng với sự ảnh hưởng sâu rộng của âm nhạc, sách vở và phim ảnh chủ yếu ca ngợi và lý tưởng hóa chế độ Xã hội chủ nghĩa thời hậu chiến, ĐTQG Hungary trong những năm 1950 cũng được huấn luyện như những người lính chơi bóng vì niềm tự hào dân tộc và một phần nào đó là một con bài thành công của Chính quyền Hungary nhằm giấu đi sự thật nghèo nàn của quốc gia. Những đột phá vượt thời đại Tổng quan mà nói, chìa khóa cho thành công của Sebes chính là việc ông đã mạnh dạn từ bỏ việc bó buộc các cầu thủ phải chơi theo đúng vị trí trên sân mà cho phép họ di chuyển rộng để nhận bóng và phối hợp, xóa mờ đi quan niệm “phân làn” trong đội hình qua đó tạo ra nhiều không gian chơi bóng hơn cho từng cầu thủ. Dưới sự dẫn dắt của ông, ĐTQG Hungary là đội bóng đầu tiên áp dụng các miếng phối hợp tam giác, các cầu thủ không được phép chơi quá cá nhân mà liên tục phối hợp với nhau cùng tiến cùng lùi, điều này là một tiền đề quan trọng cho triết lý bóng đá nổi tiếng được người Hà Lan sau này áp dụng và cải tiến để trở thành “Bóng đá tổng lực” làm nên tên tuổi cho “Cơn lốc màu Da cam”. Một sự kết hợp không thể tưởng tượng được giữa khả năng kiểm soát bóng, tốc độ di chuyển và nhãn quan chiến thuật, những thứ đó hòa trộn với nhau một cách hoàn hảo tạo ra công thức cho một phong cách bóng đá tân tiến nhất. – Sir Stanley Matthews 1954Hungary Đội hình Gusztav Sebes thường sử dụng nhất là WW – một bước cải tiến từ các sơ đồ thịnh hành thời bấy giờ để tận dụng bốn siêu sao trên mặt trận tấn công là cặp song sát Ferenc Puskas – Sandor Kocsis, tiền đạo lùi Nandor Hidegkuti và tiền vệ sáng tạo từ xa Jozsef Bozsik. Ngoài bộ tứ nguyên tử đó ra, cặp tiền đạo cánh là Zoltan Czibor và Laszlo Budai giàu tốc độ mở ra các hướng tấn công theo hướng “cổ điển” hơn, sẵn sàng cho những pha chạy thẳng vào trong hoặc những đường tạt cánh chính xác tới vị trí của “Cái đầu vàng” Sandor Kocsis. Thêm vào đó, những miếng đánh biên của Hungary còn nguy hiểm hơn bởi sự hỗ trợ của cặp hậu vệ biên Jano Buzanszky và Mihaly Lantos – cặp hậu vệ biên có xu hướng tấn công đầu tiên của thế giới bóng đá. Ở tuyến giữa, Jozsef Zakarias – tiền vệ phòng ngự chơi bóng thông minh và có khả năng chuyền xa tốt – đóng vai trò của một “Half-back” hóa giải các tình huống tấn công từ xa đồng thời cùng với Bozsik luân chuyển bóng lên tuyến trên, còn Gyula Lorant là một trung vệ chơi đầu óc và giỏi đánh chặn sẽ làm nhiệm vụ “dọn dẹp” các tình huống tấn công của đối phương. Nói cách khác, cặp “trung vệ” của Hungary có rất nhiều nét tương đồng với những cặp trung vệ hiện đại ngày nay như Rio Ferdinand – Nemanja Vidic hay Lucio – Walter Samuel. Trước khung thành, “Báo đen” Gyula Grosics cũng là một thủ môn hàng đầu của thế giới và có lẽ là thủ môn châu Âu duy nhất thời đó chơi bóng theo phong cách “Sweeper-keeper”. Thay vì chỉ đứng trước khung gỗ như mọi thủ môn trước đó, ông thường xuyên lao lên để chặn các đường chọc khe hoặc chuyền dài của đối phương, giống như cái cách mà Manuel Neuer đã chơi tại World Cup 2014 – tức là 50 năm sau kỳ World Cup đỉnh cao của Grosics. Với một tập thể của những cầu thủ hàng đầu và tư duy chiến thuật tân tiến đi trước thế giới cả chục năm của Gusztav Sebes, không ngạc nhiên khi Hungary đã càn quét khắp cả thế giới với những trận thắng đậm đà và kinh điển. Trong phần tiếp theo – chúng ta sẽ đi sâu vào những cá nhân xuất sắc nhất trong đội hình đó, những người được gọi là xương sống của thế hệ vàng bóng đá Hungary. (còn tiếp)

Xem thêm tại: http://4231.vn/2014/08/02/hungary-huyen-thoai-phan-1-nhung-y-tuong-vuot-thoi-gian.html
Hungary huyền ảo – Phần 1: Những ý tưởng vượt thời gian 4231.VN / Góc chuyên môn bởi Thành Đỗ · 3 năm trước Những năm 50 của thế kỷ trước, cả thế giới đã phải rung chuyển bởi sự xuất hiện của một đội bóng, đó là ĐTQG Hungary, được biết đến trên toàn thế giới với cái tên “Mighty Magyars” (Những người Magyar thần thánh). ĐT Hungary trong thời kỳ này được xây dựng bởi những cầu thủ hàng đầu thế giới và một chiến thuật tân tiến, đã làm cả thế giới run sợ với chức vô địch Olympic 1952, vô địch giải Trung Âu và chỉ dừng bước trước một ĐT Đức quật cường trong một trận đấu được đánh giá là một trong những trận Chung kết kịch tính nhất trong lịch sử các kỳ World Cup và là đội bóng đầu tiên đạt đến danh hiệu “Đội bóng vàng” trong lịch sử bóng đá thế giới. Trận đấu Hungary – Anh với tỉ số 7-1 vào năm 1953. Khi ấy, thế giới vừa trải qua cuộc chiến tranh thế giới đầy khốc liệt, bóng đá đang trong giai đoạn phục hồi và đồng thời với nó là sự nở rộ của kỹ và chiến thuật tại các nền bóng đá châu Âu, trong đó đội hình “WM” của HLV huyền thoại người Anh Herbert Chapman là đội hình tạo được sự ảnh hưởng lớn nhất. Thế nhưng đội tuyển Hungary, với khối óc của HLV Gusztav Sebes, tác phong quân đội kiểu Xã hội chủ nghĩa và tài năng được quy tụ trong một thế hệ bóng đá đã trình làng một thứ bóng đá khác biệt, dẫm nát những thế lực của bóng đá thế giới đương thời như Anh, Brazil hay Uruguay và làm rung chuyển cả thế giới với hàng loạt những trận đấu được liệt vào hàng kinh điển như “Trận đấu của Thế kỷ” (Anh vs Hungary 1953) , “Trận chiến thành Berne” (Tứ kết WC 1954 Brazil vs Hungary) hay “Phép màu thành Berne” (Chung kết WC 1954 Hungary vs Đức). Tôi có mặt ở Wembley, chứng kiến đội bóng Hungary lừng danh ấy chơi bóng và đột nhiên như có một thứ ánh sáng lóe lên trong mắt tôi. Tôi đang xem một đội bóng chơi một thứ bóng đá đúng là bóng đá, đó là cả một sự vượt trội, tạo ra một ấn tượng không thể phai mờ. Tôi nhận thấy rằng, nếu tôi là HLV của một đội bóng nào, thì đó sẽ là lối chơi mà tôi hằng theo đuổi. Vào cái thời mà chúng tôi vẫn sử dụng những đường bóng dài tới các tiền đạo cao to để làm tường và đưa bóng ngược trở lại, thì cái cách mà các cầu thủ Hungary di chuyển và phối hợp thật không thể tưởng tượng được. Họ dồn rất nhiều cầu thủ vào các tình huống trên sân, đưa bóng lên, trả bóng về, đẩy ra biên và bắt đầu di chuyển liên tục. Nói cách khác, khi một cầu thủ có bóng thì anh ta luôn có ít nhất ba lựa chọn, và lối chơi này đã đem lại thảm họa cho hàng thủ Đội tuyển Anh. Chúng tôi tan nát chỉ ngay khi hiệp 1 kết thúc. – Ron Greenwood – HLV Trưởng ĐT Anh 1977-1982 Sự nghiệp của HLV Gusztav Sebes Gusztav Sebes – Kiến trúc sư trưởng của một trong những đội bóng vĩ đại nhất mọi thời đại có xuất phát điểm không mấy nổi bật. Cha ông là một thợ đóng giày ở Budapest, khi trưởng thành thì nghề chính của Gusztav là công nhân cơ khí. Ông là một thành viên tích cực của tổ chức công đoàn ở Budapest và trước chiến tranh, ông là công nhân tại một nhà máy xe ô tô Renault ở Paris. Trong những năm 1920, Sebes trở về Hungary, tham gia bóng đá chuyên nghiệp trong màu áo MTK Hungaria và giúp CLB giành được 3 chức Vô địch Quốc gia và 1 Cup Quốc gia. Năm 1948, tận dụng những mối quan hệ tốt đẹp với các chính khách, ông được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Thể thao, khởi xướng phong trào phủ rộng bóng đá ra đại chúng, tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc để củng cố sự ủng hộ của nhân dân cả nước cho ĐTQG Hungary. Tận dụng vị thế của mình, không lâu sau Sebes được bổ nhiệm làm HLV trưởng cấp ĐTQG, với chính sách xây dựng đội tuyển dựa trên các nhân tố của hai đội bóng mạnh nhất nước, một mô hình cách đó hai thập kỷ đã được Vittorio Pozzo và Hugo Meisl áp dụng thành công để đưa Italia và Áo trở thành hai thế lực hàng đầu của thế giới, và cũng là cách mà nền bóng đá Tây Ban Nha đang theo đuổi cho đến tận ngày nay với Real Madrid và Barcelona. hungary595 Bằng ảnh hưởng chính trị, ông gom toàn bộ tài năng bóng đá của Hungary vào hai đội bóng Honved và MTK rồi áp dụng triết lý của mình tại cả hai đội bóng đó. Tiếp đó, ông ghi lại tất cả thông tin về thể lực, trình độ kỹ thuật, khả năng phát triển lẫn tính cách, tìm ra những mảnh ghép phù hợp nhất để biến họ từ những cá nhân xuất sắc trở thành một tập thể xuất sắc. Cùng với sự ảnh hưởng sâu rộng của âm nhạc, sách vở và phim ảnh chủ yếu ca ngợi và lý tưởng hóa chế độ Xã hội chủ nghĩa thời hậu chiến, ĐTQG Hungary trong những năm 1950 cũng được huấn luyện như những người lính chơi bóng vì niềm tự hào dân tộc và một phần nào đó là một con bài thành công của Chính quyền Hungary nhằm giấu đi sự thật nghèo nàn của quốc gia. Những đột phá vượt thời đại Tổng quan mà nói, chìa khóa cho thành công của Sebes chính là việc ông đã mạnh dạn từ bỏ việc bó buộc các cầu thủ phải chơi theo đúng vị trí trên sân mà cho phép họ di chuyển rộng để nhận bóng và phối hợp, xóa mờ đi quan niệm “phân làn” trong đội hình qua đó tạo ra nhiều không gian chơi bóng hơn cho từng cầu thủ. Dưới sự dẫn dắt của ông, ĐTQG Hungary là đội bóng đầu tiên áp dụng các miếng phối hợp tam giác, các cầu thủ không được phép chơi quá cá nhân mà liên tục phối hợp với nhau cùng tiến cùng lùi, điều này là một tiền đề quan trọng cho triết lý bóng đá nổi tiếng được người Hà Lan sau này áp dụng và cải tiến để trở thành “Bóng đá tổng lực” làm nên tên tuổi cho “Cơn lốc màu Da cam”. Một sự kết hợp không thể tưởng tượng được giữa khả năng kiểm soát bóng, tốc độ di chuyển và nhãn quan chiến thuật, những thứ đó hòa trộn với nhau một cách hoàn hảo tạo ra công thức cho một phong cách bóng đá tân tiến nhất. – Sir Stanley Matthews 1954Hungary Đội hình Gusztav Sebes thường sử dụng nhất là WW – một bước cải tiến từ các sơ đồ thịnh hành thời bấy giờ để tận dụng bốn siêu sao trên mặt trận tấn công là cặp song sát Ferenc Puskas – Sandor Kocsis, tiền đạo lùi Nandor Hidegkuti và tiền vệ sáng tạo từ xa Jozsef Bozsik. Ngoài bộ tứ nguyên tử đó ra, cặp tiền đạo cánh là Zoltan Czibor và Laszlo Budai giàu tốc độ mở ra các hướng tấn công theo hướng “cổ điển” hơn, sẵn sàng cho những pha chạy thẳng vào trong hoặc những đường tạt cánh chính xác tới vị trí của “Cái đầu vàng” Sandor Kocsis. Thêm vào đó, những miếng đánh biên của Hungary còn nguy hiểm hơn bởi sự hỗ trợ của cặp hậu vệ biên Jano Buzanszky và Mihaly Lantos – cặp hậu vệ biên có xu hướng tấn công đầu tiên của thế giới bóng đá. Ở tuyến giữa, Jozsef Zakarias – tiền vệ phòng ngự chơi bóng thông minh và có khả năng chuyền xa tốt – đóng vai trò của một “Half-back” hóa giải các tình huống tấn công từ xa đồng thời cùng với Bozsik luân chuyển bóng lên tuyến trên, còn Gyula Lorant là một trung vệ chơi đầu óc và giỏi đánh chặn sẽ làm nhiệm vụ “dọn dẹp” các tình huống tấn công của đối phương. Nói cách khác, cặp “trung vệ” của Hungary có rất nhiều nét tương đồng với những cặp trung vệ hiện đại ngày nay như Rio Ferdinand – Nemanja Vidic hay Lucio – Walter Samuel. Trước khung thành, “Báo đen” Gyula Grosics cũng là một thủ môn hàng đầu của thế giới và có lẽ là thủ môn châu Âu duy nhất thời đó chơi bóng theo phong cách “Sweeper-keeper”. Thay vì chỉ đứng trước khung gỗ như mọi thủ môn trước đó, ông thường xuyên lao lên để chặn các đường chọc khe hoặc chuyền dài của đối phương, giống như cái cách mà Manuel Neuer đã chơi tại World Cup 2014 – tức là 50 năm sau kỳ World Cup đỉnh cao của Grosics. Với một tập thể của những cầu thủ hàng đầu và tư duy chiến thuật tân tiến đi trước thế giới cả chục năm của Gusztav Sebes, không ngạc nhiên khi Hungary đã càn quét khắp cả thế giới với những trận thắng đậm đà và kinh điển. Trong phần tiếp theo – chúng ta sẽ đi sâu vào những cá nhân xuất sắc nhất trong đội hình đó, những người được gọi là xương sống của thế hệ vàng bóng đá Hungary. (còn tiếp)

Xem thêm tại: http://4231.vn/2014/08/02/hungary-huyen-thoai-phan-1-nhung-y-tuong-vuot-thoi-gian.html

World Cup 1954: Số phận cay đắng của “Đội bóng Vàng” Hungary

Kinh Thi
  08:17 ngày 05-01-2014
Đành rằng thua Đức trong trận chung kết World Cup 1954 là bất ngờ quá lớn, khiến “Đội bóng Vàng” Hungary trắng tay. Nhưng số phận của những Puskas, Kocsis, Czibor, Hidegkuti... nghiệt ngã không chỉ ở trận thua ấy.
World Cup 1954: Số phận cay đắng của “Đội bóng Vàng” Hungary
Cả một thế hệ xuất sắc và đồng đều do HLV Gusztav Sebes gầy dựng rút cuộc chỉ được nhớ đến như một đoàn quân trắng tay, vì quá nhiều chi tiết trớ trêu khác của lịch sử - không chỉ gồm lịch sử bóng đá.

“ĐỘI BÓNG VÀNG” MẠNH NHƯ THẾ NÀO?
Từ năm 1950 đến năm 1956, đội tuyển Hungary thi đấu 50 trận, với thành tích xưa nay không có đội tuyển nào khác theo kịp: thắng 42, hòa 7, thua 1. Tỷ lệ thắng 91% trong một giai đoạn kéo dài 6 năm là một kỷ lục ở làng cầu quốc tế. Từ tháng 4/1949 đến tháng 6/1957, Hungary ghi bàn trong 73 trận liên tiếp. Đấy cũng là một kỷ lục khó phá.

Trong vòng 4 năm và 1 tháng (6/1950 đến 7/1954), Hungary bất bại, đấy cũng là kỷ lục, tính từ đầu thế kỷ 20 trở đi. Với 84 bàn thắng chỉ trong 85 lần khoác áo đội tuyển, Ferenc Puskas là cây làm bàn số 1 thế giới ở tầm ĐTQG trong thế kỷ 20. Puskas lại cùng Sandor Kocsis làm nên cặp bài trùng huyền thoại, với kỷ lục ghi 159 bàn cho ĐTQG...


Ở cuộc chạm trán lịch sử trên sân Wembley vào năm 1953 mà báo chí Anh gọi là “trận đấu của thế kỷ”, Hungary thắng đậm 6-3, và thắng theo hình ảnh hủy diệt (4-1 sau 27 phút). Ở trận chung kết Cúp Trung Âu 1953, Hungary đè bẹp Italia với tỷ số 3 bàn không gỡ. Rồi họ thắng Anh 7-1 trong trận đấu vốn được sắp xếp để “quê hương bóng đá” phục thù.

Sau khi trở thành đội đầu tiên ngoài Vương quốc Anh chiến thắng ngay tại Wembley, Hungary lại trở thành đội đầu tiên thắng Uruguay ở trận địa World Cup. Tại World Cup 1954, Hungary toàn thắng 2 trận vòng bảng, ghi đến... 17 bàn, một trong hai trận ấy là thắng Đức 8-3. Trước khi tái ngộ Đức ở trận chung kết của kỳ World Cup ấy, Hungary thắng cả Brazil lẫn Uruguay, ghi đến 4 bàn vào lưới mỗi đội, tổng cộng là 25 bàn trong 4 trận đấu...

ĐẤU PHÁP SIÊU VIỆT
Tóm lại, nếu chỉ dùng những con số để nói về sức mạnh của đội tuyển Hungary trong những năm trước và sau World Cup 1954, người ta sẽ có cảm giác nhàm chán, hoặc giả nghĩ rằng đấy là thời kỳ bóng đá đỉnh cao hãy còn mông muội, nên Puskas và đồng đội mới ghi bàn dễ như vậy.

Tất nhiên, không phải như vậy. Cả thế giới ngưỡng mộ Hungary, gọi đấy là “Đội bóng Vàng”, còn vì những nguyên nhân quan trọng khác. Chiến thuật tiên tiến là một trong những chi tiết quan trọng nhất. HLV Sebes không chỉ nghĩ ra sơ đồ chiến thuật mới trong thời kỳ mà cả thế giới còn đang ngưỡng mộ sơ đồ WM. Cái mới của ông còn mang tính đột phá, rất sáng tạo và có cả triết lý nữa.


Có 3 điều quan trọng mà HLV Sebes đi trước thời đại. Thứ nhất, ông khuyến khích các cầu thủ chơi theo nhiều vai trò khác nhau - 20 năm trước khi Hà Lan gây tiếng vang bằng thứ “bóng đá tổng lực” nổi tiếng, mà thực chất Sebes đã nghĩ ra một phần. Thứ hai, ông quản lý ĐTQG theo mô hình của một CLB, làm các thành viên hiểu nhau cả trong lẫn ngoài sân cỏ.

Cuối cùng dĩ nhiên là đấu pháp. Ông kéo lùi trung phong cắm về khu giữa sân, khiến hậu vệ đối phương không biết phải kèm người thế nào cho đúng cách. 60 năm đã trôi qua, cách dùng tiền đạo lùi vẫn còn phổ biến trong bóng đá đỉnh cao, đủ biết cách cầm quân của HLV Sebes ngày xưa có giá trị như thế nào.

TRẬN THUA DUY NHẤT LẠI LÀ TRẬN QUAN TRỌNG NHẤT
Tiếc thay, trận thua duy nhất trong suốt 6 năm của “đội bóng vàng” Hungary lại chính là trận đấu quan trọng nhất trên đời: trận chung kết World Cup 1954, như mọi người đã biết. Bây giờ, người ta nói rằng đội bóng của HLV Sepp Herberger vô địch World Cup 1954 nhờ những chiếc đinh giày mà nhà tài trợ ruột của họ là hãng Adidas nghĩ ra như một phát minh vĩ đại (các tuyển thủ Đức có thể gắn hoặc không gắn đinh vào giày, tùy theo điều kiện mặt sân, và đấy là một ưu thế quan trọng). Nghe cũng hay. Nhưng, thế sao Đức thua Hungary đến 3-8 ở vòng bảng?

Có chút bí ẩn, khi sau này người ta công bố những chiếc xi lanh tìm được trong phòng thay đồ của Đức. Vô nghĩa, bởi nghi vấn doping mãi mãi chỉ là nghi vấn. Hungary còn có thể thua vì một vài tình huống tranh cãi thường thấy, như bàn gỡ 2-2 của Helmut Rahn cho Đức có thể đã phạm luật, hoặc Ferenc Puskas có thể chưa việt vị khi ông bị phủ nhận bàn gỡ 3-3 cho Hungary. Chứng cớ qua phim, ảnh đều không rõ ràng.

Nhưng thật ra, đấy cũng đều là những chi tiết không có giá trị (dù sao đi nữa, trọng tài vẫn có quyền sai). Tóm lại, Hungary đã bất ngờ thua Đức 2-3 ở trận chung kết World Cup 1954, sau khi dẫn trước 2 bàn, và sau khi đã thắng Đức 8-3 ở vòng bảng. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong môn bóng đá, kể cả... phép lạ!

TRẮNG TAY VỀ MỌI MẶT
Trong nửa đầu thập niên 1950, chưa có EURO, nghĩa là “Đội bóng Vàng” Hungary... chẳng có gì khác ngoài cơ hội duy nhất tại World Cup 1954 - cơ hội mà họ đã bỏ lỡ một cách quá đáng tiếc. Khi ấy, cũng chưa có Cúp C1 châu Âu để các tuyển thủ Hungary trong màu áo Honved hoặc MTK gây một tiếng vang “chính thức”, và chưa có giải thưởng “Quả Bóng Vàng” để người ta tôn vinh Puskas, Hidegkuti hay Kocsis.

Tất cả đều sẽ lần lượt xuất hiện, chỉ vài năm sau đó. Nhưng biến cố chính trị xảy ra vào năm 1956 đã làm cho “Đội bóng Vàng” tan rã hoàn toàn, ngay khi các thành viên đang ở đỉnh cao phong độ. Họ trở thành đội bóng “lưu vong”, đi du đấu khắp nơi để kiếm tiền và để... chờ thời.

Họ bị treo giò, vì một hoàn cảnh mà họ hoàn toàn không có lỗi gì. Cuối cùng, tất cả tan đàn xẻ nghé. Puskas “làm lại từ đầu” ở Real Madrid, nơi ông có một sự nghiệp sáng chói (trong độ tuổi 31-39). Czibor và Kocsis cũng thành công như thế ở Barcelona. Hidegkuti và Bozsik về Hungary làm HLV...

Giả sử họ vẫn là một tập thể gắn bó, và giả sử không xảy ra biến cố 1956? Giả sử EURO ra đời sớm hơn chỉ khoảng chục năm? Lịch sử bóng đá chắc chắn sẽ khác.


ĐTQG Hungary 1953: Bộ tứ huyền ảo (Top 10 đội bóng hay nhất mọi thời đại - P9)

24H

(Bong da) - Những người yêu bóng đá trên thế giới hẳn không thể quên được thế hệ vàng của bóng đá Hungary. Những năm 50 của thế kỷ trước, ĐT của huyền thoại Puskas khiến các đối thủ khác trên thế giới phải kính nể…
Mời các bạn bấm ngay để xem tin tức hàng ngày về BÓNG ĐÁ ANH trên 24h. Hãy bấm đây để xem các bàn thắng kinh điển của giải NGOẠI HẠNG ANH Ở thời điểm hiện tại, ĐT Hungary không còn được đánh giá cao. Vị trí hiện tại của ĐT á quân thế giới năm 1954 là 51 trên BXH của FIFA. Qua đó cũng có thể khẳng định, từ lâu bóng đá Hungary không còn sản sinh ra những cầu thủ đủ tài năng để đem đến những thành công như thế hệ trước đó đã làm được. Bởi kể từ sau khi bộ tứ huyền ảo gồm Jozsef Bozsik, Nandor Hidegkuti, Sandor Kocsis và "nhà ảo thuật chính" - Ferenc Puskas giải nghệ, bóng đá Hungary không đào tạo được lứa cầu thủ tài năng như thế hệ vàng ở giai đoạn 50 của thế kỷ 20. Trong những cầu thủ làm rạng danh bóng đá Hungary ở thập niên 50 của thế kỷ trước, Ferenc Puskas nổi bật hẳn lên với tài năng săn bàn của mình. 11 năm chơi cho đội tuyển Hungary (từ năm 1945 đến 1956), Puskas ghi tới 84 bàn trong 85 trận ra sân. Rõ ràng hiệu suất ghi bàn của cựu tiền đạo Real thật đáng nể (gần 100%). Không chỉ tỏa sáng trong màu áo của ĐT Hungary, Puskas còn thi đấu thành công ở đội bóng Hoàng gia Real. Với 157 lần nổ súng trong 182 trận thi đấu cho Kền kền trắng, "nhà ảo thuật chính" (biệt danh của Puskas) khiến tất cả những ai yêu mến bóng đá tấn công đều nhớ đến. Puskas (áo trắng) là một trong những cầu thủ thuộc thế hệ vàng của bóng đá Hungary Tuy nhiên thành tích trên chưa ấn tượng bằng việc Puskas cùng 3 người đồng đội khác ở ĐT Hungary gồm Jozsef Bozsik, Nandor Hidegkuti, Sandor Kocsis giúp đội tuyển quốc gia đánh bại ĐT Anh trong trận đấu vào ngày 25/11/1953. Trong trận đối đầu đó, Tam sư để thua với tỉ số như kết quả của một set tennis. Bộ tứ huyền ảo của ĐT Hungary tại thời điểm đó gồm Jozsef Bozsik, Nandor Hidegkuti, Sandor Kocsis và Puskas giúp đội tuyển á quân thế giới năm 1938 giành chiến thắng với tỉ số 6-3 (trong đó Hidegkuti ghi 3 bàn, Puskas có 2 lần lập công, bàn thắng còn lại thuộc về Bozsik). Điều đặc biệt là ở trận đấu đó, Hungary lập kỷ lục khi là đội bóng đầu tiên bên ngoài Anh quốc đánh bại Tam sư ngay trên sân Wembley. Nhưng cũng chỉ sáu tháng sau, vào ngày 23/5/1954, Hungary khiến cả thế giới phải kinh ngạc khi vượt qua ĐT Anh với tỉ số 7-1 trên sân nhà ở Budapest. Cũng với bộ tứ trên, Hungary đã lọt vào tới trận chung kết World cup 1954 sau khi đánh bại đội tuyển đang giữ chức vô địch thế giới lúc đó là Uruguay với tỉ số 4-2 trong trận bán kết. Tuy nhiên, trong trận đối đầu với ĐT Đức, thật đáng tiếc cho Puskas khi ông và các đồng đội để thua Cỗ xe tăng với tỉ số 2-3. Mặc dù không thể giúp Hungary bước lên đỉnh cao nhất của bóng đá thế giới, nhưng những thành tích bộ tứ huyền ảo đã làm được khiến cả thế giới phải ngã mũ kính phục. 56 năm trôi qua, NHM bóng đá trên khắp thế giới không quên được những kỳ tích mà Puskas cùng các đồng đội đã làm được.   (24H.COM.VN)

“ĐỘI TUYỂN VÀNG” CỦA PUSKÁS CHỈ THUA TUYỂN BRAZIL 1970

Chủ nhật - 05/08/2007 17:58

(NCTG) Hai tờ báo Anh “The Telegraph” và “World Soccer Magazine” đã trưng cầu ý kiến độc giả của họ về đội bóng xuất sắc nhất của mọi thời đại (có thể là đội tuyển hoặc câu lạc bộ).

Tuyển Brazil tại World Cup 1970, Mexico
Kết quả thu được không thật bất ngờ: tuyển Brazil đoạt Cup vàng (vĩnh viễn) tại World Cup 1970 được xếp hạng đầu, nhưng Puskás và đồng đội cũng không phải hổ thẹn: “Đội tuyển vàng” của Hungary thời 1953 được đứng ở vị trí thứ nhì, chỉ sau Pele và các “hảo thủ” hạng nhất của xứ sở cà phê.
Thứ hạng của Top 10 như sau:
10. Pháp (1998-2000)
9. Ý (1934-38)
8. FC Barcelona (1991-94)
7. Brazil (1982)
6. Real Madrid (1956-60)
5. Brazil (1958)
4. AC Milan (1989-90)
3. Hà Lan (1974)
2. Hungary (1953)
1. Brazil (1970)
Đáng chú ý là tuyển Brazil năm 1958, và nhất là tuyển Brazil 1982 cũng có mặt trong Top 10, cho dù bộ tứ Falcao - Socrates - Zico - Junio và các đồng đội không đạt được vị trí cao nhất tại Wold Cup 1982.
Tuyển Pháp tại Wolrd Cup 1998
Trong Top 10, Pháp là đội tuyển duy nhất, sau Cúp vàng tại World Cup 1998, đã đoạt luôn chức vô địch Châu Âu 4 năm sau đó. Đây cũng là đội duy nhất của Top 10 mà nhiều cầu thủ - đặc biệt là “người hùng” Zinedine Zidane - còn hiện diện tại kỳ World Cup gần đây nhất ở Đức.
Hoàng Tuấn, theo [origo]

Cách đây chưa lâu, BBC sau một cuộc nghiên cứu chi tiết kết luận The Golden Team - biệt danh của Hungary trong những năm 1950 - là đội tuyển xuất sắc nhất lịch sử bóng đá thế giới.
Để có được sự thừa nhận ấy, The Golden Team đã đánh bại một loạt ứng viên nặng ký, trong đó đáng kể nhất có Tây Ban Nha của giai đoạn 2009-2011, Hà Lan giai đoạn 1973-75, Brazil 1969-1971, hay Pháp 1999-2001. Đó đều là những tập thể xứng đáng được gọi là thế hệ vàng của nền bóng đá từng nước nói riêng, và bóng đá thế giới nói chung.
Kết quả của BBC không đến từ những nhận xét cảm tính. Để có thể đi đến kết luận cuối cùng nói trên, các chuyên gia của họ, với sự hỗ trợ của siêu máy tính SAM, đã mổ xẻ một loạt yếu tố. Có thể kể ra đây số bàn thắng, số bàn thua, sức mạnh của đối thủ, và tính chất quan trọng của trận đấu (có phải ở các giải lớn hay không?), và nhiều yếu tố khác...

Đội hình mạnh nhất của Hungary trong những năm 1950
Đội bóng ấy từng bất bại 31 trận liên tiếp trong giai đoạn từ 1950 tới 1954. Tỉ lệ thắng tới 91% trong giai đoạn từ 1950 tới 1956 hiện vẫn là một kỷ lục thế giới. Thực tế thì Hungary chỉ thua đúng 1 trận trong giai đoạn nói trên. Trận đấu ấy, bi kịch thay, lại chính là trận chung kết World Cup 1954 mà cho tới giờ, người Đức vẫn gọi là "Điều kỳ diệu ở Berne".
Đó là điều đáng tiếc cho The Golden Team nói riêng và bóng đá Hungary nói chung. Họ xứng đáng có được ít nhất 1 chức VĐTG sau những gì đã thể hiện. Tuy nhiên, đôi khi chính sự dang dở lại khiến bạn được nhớ đến nhiều hơn. Thực tế là tới giờ không nhiều người nhớ tới đội Tây Đức đã vô địch World Cup 1954, trong khi kẻ thất bại năm đó, Hungary, thì trở nên bất tử.
Bóng đá Hungary đã có những bước tiến đáng kể trước khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra. Người Hungary, cùng với người Áo và người Czech đã tạo nên cái gọi là Trường phái Danube (theo tên con sông chảy qua cả 3 nước), với những tư tưởng bóng đá đầy tiến bộ thoát hẳn khỏi "tư duy 2-3-5" (Kim tự tháp) được người Anh phổ biến.
Một trong những thành tựu đáng kể nhất của bóng đá Hungary là đội tuyển của họ giành quyền dự vòng chung kết World Cup 1938 và vào tới trận chung kết (thua Italia). Ngoài ra, các CLB trong nước như Ferencvaros và MTK cũng đạt được những thành tích khá ấn tượng ở các giải đấu cấp châu lục được tổ chức ở quy mô nhỏ.

Gusztav Sebes
Đó chính là nền tảng để bóng đá Hungary có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm hậu thế chiến. Tuy nhiên, cũng phải tới khi Gusztav Sebes được bổ nhiệm làm HLV trưởng của đội tuyển Hungary vào năm 1949, thì ý niệm về cái gọi là The Golden Team, hay "Những người Magyars quyền lực", "Những người Magyars tuyệt vời", và nhiều tên gọi ấn tượng khác, mới thực sự thành hình.
Sebes là một nhân vật quyền lực ở Hungary. Ông là một đảng viên Cộng sản lâu năm, thậm chí còn lãnh đạo nhiều phong trào công đoàn ở Hungary và Pháp. 
Nhờ đó, song song với việc dẫn dắt đội tuyển Hungary, ông còn nắm luôn chức phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hungary. Chính vị thế ấy đã giúp Sebes dễ dàng triển khai những ý tưởng mang tính đi trước thời đại của mình. Trong số rất nhiều những ý tưởng của Sebes, có 3 ý tưởng thực sự vĩ đại. 
Thứ nhất, ông đề cao vấn đề thể lực của các cầu thủ. Nên nhớ là vào những năm 1950, khoa học thể thao vẫn chưa thành hình, và các cầu thủ hầu như không quan tâm tới việc làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân.
Việc đặt ra những câu hỏi nên ăn gì, ăn như thế nào, và sử dụng các loại thực phẩm/dược phẩm nào để tăng cường thể chất là hầu như không có.
Thứ hai, Sebes đề cao tính gắn kết giữa các thành viên trong đội tuyển. Quan sát 2 đội bóng mà ông ấn tượng nhất là Wunderteam của Áo (do HLV Hugo Meisl dẫn dắt), Italia của Vittorio Pozzo (2 lần vô địch World Cup), Sebes rút ra kết luật nòng cốt của đội tuyển tốt nhất chỉ gồm 1 hoặc 2 CLB. 
Và cuối cùng, Sebes đưa ra những ý tưởng đầu tiên cho cái gọi là Bóng đá tổng lực mà phải hơn 20 năm sau người ta mới nói tới nhiều khi những người Hà Lan cùng nó làm mưa làm gió ở các giải đấu lớn. Sebes yêu cầu mỗi cầu thủ của ông phải học chơi và chơi được ở nhiều vị trí khác nhau để khi cần có thể hoán chuyển đội hình liên tục, và đội bóng có thể tấn công và phòng ngự như một khối thống nhất.
Những thử nghiệm về nhân lực, chiến thuật và ý tưởng của Sebes sớm mang lại trái ngọt. Từ năm 1950, Hungary đã bắt đầu khiến cả thế giới phải chú ý khi trình diễn một thứ bóng đá tấn công tổng lực đẹp mắt, nhưng cũng cực kỳ hiệu quả, là sự kết hợp giữa sức mạnh, sức bền và sự nhiệt tình "nguyên bản"của bóng đá Anh với khả năng phối hợp và sự ngẫu hứng của các cầu thủ Nam Mỹ.
Tiếng vang đầu tiên mà Hungary tạo ra là ở Olympic 1952. Ở Phần Lan, đội bóng của Sebes không chỉ thẳng tiến tới chức vô địch, mà còn nghiền nát gần như mọi đối thủ trên đường đi: Đánh bại ĐKVĐ Italia 3-0 ở vòng 2, vùi dập Thổ Nhĩ Kỳ 7-1 ở tứ kết và Thụy Điển, đội được đánh giá là mạnh nhất, 6-0 ở bán kết, trước khi thắng nhẹ nhàng Nam Tư 2-0 ở chung kết. Chung cuộc, Hungary ghi tới 20 bàn chỉ trong có 5 trận!

Đội hình Hungary đoạt HCV Olympic 1952
Danh tiếng của Hungary khiến người Anh cảm thấy "nóng mặt". Thời điểm đó, Anh vẫn tự xem mình là trung tâm của vũ trụ bóng đá. Họ xem chơi bóng theo cách Anh mới là chuẩn mực, và thậm chí còn tin rằng một trận đấu bóng đá cho đúng nghĩa một trận đấu chỉ có thể được tổ chức trong những điều kiện "tuyệt vời" ở Anh.
Một lời thách đấu đã được đại diện FA đưa ra ngay trên khán đài diễn ra trận chung kết Olympic 1952.
Trận giao hữu giữa Anh và Hungary được ấn định vào ngày 25/11/1953, trên sân Wembley có sức chứa 105.000 chỗ ngồi. Đó là một trận đấu thu hút được sự chứng kiến của toàn thế giới. Báo chí Anh gọi đó là "Trận đấu thế kỷ" giữa 2 đội bóng "mạnh nhất thế giới". Thực ra, báo chí Anh chỉ cố nâng Hungary lên một tầm cao mới, để có lý do để "nổ thật to" khi tuyển Anh đánh bại họ, điều mà ai cũng tin tưởng.

Puskas dẫn các cầu thủ Hungary ra sân trước trận đấu với Anh
Nhưng sự thật đã sớm bị phơi bày. Chỉ sau có 45 giây, khi các phóng viên đang mải dồn về phía cầu môn của Hungary, thì ở phía đối diện, lưới của Anh đã rung lên sau một pha tấn công chớp nhoáng được kết thúc bởi ngôi sao Hidegkuti.
Tới phút 30, trận đấu coi như đã khép lại khi tỉ số được nâng lên thành 4-1 cho các vị khách. Tỉ số cuối cùng là 3-6, nhưng nó không phản ánh hết sự chênh lệch về sức mạnh giữa 2 đội.
Kém cả về thể lực lẫn kỹ thuật, các cầu thủ Anh hầu như chỉ đứng làm khán giả trong những pha ban bật như điện xẹt của Hungary. Kỹ thuật cá nhân của các ngôi sao Hungary cũng khiến không chỉ khán giả mà ngay cả các cầu thủ Anh cũng phải há hốc mồm.
Tỉ số dừng lại ở mức "khiêm tốn" 3-6 chỉ đơn giản là vì các cầu thủ Hungary đã bỏ lỡ nhiều cơ hội một cách không thể tin nổi, trong khi hàng thủ của họ lại chơi chệch choạc không ngờ.
Thế nên, khi Hungary đè bẹp Anh với tỉ số 7-1 trong trận đá lại mà người Anh cố tổ chức để chứng minh thất bại nói trên chỉ là "tai nạn", không còn ai cảm thấy quá bất ngờ.
Trước khi được Hungary "khai sáng", người Anh có một niềm tin không gì lay chuyển được vào những "giá trị Anh". Và họ có lý do để trở nên như thế. Nói gì thì nói, Anh là quê hương của bóng đá, và cũng chính người Anh là những người đã mang trái bóng ra khắp thế giới, phổ biến luật lệ, dạy chiến thuật, nói chung là đặt những viên gạch đầu tiên để xây nên nhiều nền bóng đá, trong đó có chính Hungary.
Ở thời điểm diễn ra trận giao hữu với Hungary, giá trị Anh phổ biến nhất chính là W-M, sơ đồ được HLV huyền thoại của Arsenal Herbert Chapman phát triển từ cuối những năm 1920.

Hidegkuti (áo tối màu) ghi bàn khép lại chiến thắng 6-3 cho Hungary
Dù nhiều nền bóng đá đã chứng minh còn có những con đường khác ưu việt hơn W-M, người Anh vẫn không chịu thay đổi. Dù gì, thì trong suốt 81 năm trước đó, họ chưa phải chịu bất kỳ thất bại nào trên sân nhà trước các đội thủ ngoài Quần đảo Anh.
Nhưng những gì mà thầy trò Sebes đã thể hiện ở Wembley là quá choáng ngợp. Sơ đồ chiến thuật của họ cũng là điều quá lạ lẫm với khán giả Anh. Thay vì 3-2-2-3 (W-M), Sebes sử dụng sơ đồ 3-2-3-2, với điều chỉnh đáng kể nhất là kéo tiền đạo Hidegkuti xuống chơi như một tiền vệ tấn công, hay một số 9 ảo.
Điều chỉnh này đã khiến trung vệ của Anh bối rối. Bình thường, anh ta sẽ theo kèm trung phong của đối phương. Nhưng khi trung phong đó "bỗng dưng" lùi sâu, anh ta không biết phải làm gì tiếp theo. 
Các tiền vệ của Anh cũng không biết làm thế nào trước một cầu thủ "lửng lơ" như thế.
Kết quả là Hidegkuti có thừa thời gian và không gian để liên tục đặt 4 cầu thủ tấn công phía trên ông trước những cơ hội ngon ăn. Hungary đã tung ra tổng cộng 35 cú sút trong trận đấu ấy (so với 5 của Anh). 6 bàn thắng dành cho họ vẫn là quá ít!
Chứng kiến màn vùi dập ấy, những bộ óc bóng đá của người Anh cuối cùng cũng phải thừa nhận sự lỗi thời của W-M. 13 năm sau, khi Anh vô địch World Cup 1966, họ đã chơi với sơ đồ không có tiền đạo cánh. Người đưa ra phát kiến ấy là Alf Ramsey, "tình cờ" thay lại chính là hậu vệ của đội tuyển Anh trong trận đấu với Hungary!
HỌ NÓI GÌ VỀ THE GOLDEN TEAM?
(Giữ và kéo ảnh sang trái/phải để xem tiếp)

Trận chung kết mờ ám và 'cái chết' tức tưởi của đội bóng vĩ đại


(VTC News) – Sự thiếu ổn định trong thể thức thi đấu của FIFA đến World Cup 1954 vẫn hiển hiện và kỳ dị chẳng kém những kỳ World Cup trước.
FIFA chưa hết kỳ dị

Năm 1954, FIFA kỷ niệm 50 năm tổ chức này ra đời và họ chọn Thụy Sỹ - nơi FIFA đặt trụ sở (thành phố Zurich) - là nước chủ nhà của kỳ World Cup lần thứ 5.

Giải diễn ra từ ngày 16/6 đến 4/7/1954 tại 6 thành phố khác nhau của xứ sở đồng hồ. Có 16 đội bóng tham dự được chia làm 4 bảng đấu. Trong đó Scotland, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) là những đội lần đầu tiên góp mặt.


Nếu World Cup 1950, FIFA kỳ dị với thể thức đá vòng tròn tính điểm ở vòng 4 đội làm cho cuộc chơi không có trận chung kết thì ở World Cup 4 năm sau, tổ chức vừa bước sang tuổi 50 này đã “đẻ” ra thể thức hạt giống, bốc thăm.

Nghĩa là tại World Cup 1954, 16 đội lọt vào vòng chung kết được chia làm 4 bảng. Tại mỗi bảng chọn ra 2 đội hạt giống và các đội hạt giống sẽ không phải thi đấu với nhau, họ chỉ đấu lần lượt với hai đội còn lại không phải là hạt giống. Tương tự, 2 đội không phải hạt giống cũng không phải đấu với nhau.

Sau hai lượt trận nếu hai đội dẫn đầu bảng (đã giành quyền đi tiếp) có cùng điểm số sẽ bốc thăm để phân ngôi nhất nhì. Trong trường hợp có 2 đội bằng điểm và cùng xếp thứ hai, thì 2 đội này sẽ phải đấu thêm một trận play-off để chọn ra đội đi tiếp.

Cách thức này đã khiến vòng bảng World Cup 1954 có thêm 2 trận play-off. Ở bảng B, Đức không phải là hạt giống nhưng lại đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ (hạt giống) 4-1 ở trận ra quân. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đánh bại Nam Triều Tiên 7-0 trong khi Đức để thua 3-8 Hungary. Kết quả này buộc Đức và Thổ Nhĩ Kỳ phải tái đấu ở trận play-off và một lần nữa Đức đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ số 7-2 để giành quyền đi tiếp.

Bảng D, Italia là hạt giống nhưng đã thất bại trước chủ nhà Thụy Sỹ ở trận đầu tiên với tỷ số 1-2 và thua tiếp trong trận play-off sau đó với tỷ số 1-4.

Hungary - “Đội bóng Vàng”

Không biết đến bao giờ Hungary mới lại sản sinh ra một thế hệ tài năng như World Cup 1954 – thế hệ được người đời nhớ mãi với tên gọi “Đội bóng Vàng”.

Đó là đội bóng được dẫn dắt bởi huyền thoại Gusztav Sebes – cha đẻ của chiến thuật 4-2-4 – cùng hàng loạt tài năng lớn trong đội hình như Ferenc Puskas, Sandor Kocsis, Zoltan Czibor,  Nandor Hidegkuti…
 Đội bóng Vàng Hungary ở World Cup 1954

“Đội bóng Vàng” này đã đi vào lịch sử khi là đội bóng đầu tiên ngoài vương quốc Anh đánh bại ĐT Anh trên thánh địa Wembley năm 1953 sau đó thắng lợi hủy duyệt 7-1 tại Hungary trong trận tái đấu mà đội bóng xứ sương mù muốn “phục thù”.

Trong vòng 6 năm từ 1950 đến 1956, đoàn quân của Gusztav Sebes thi đấu tổng cộng 50 trận, họ giành chiến thắng 42 trận, hòa 7 trận và để thua 1 trận. Trận thua đó chính là trận chung kết World Cup 1954 trước Đức.

“Đội bóng Vàng” đến Thụy Sỹ với tư cách là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch. Ngay ở trận ra quân, họ nghiền nát Nam Triều Tiên 9-0 và tiếp tục cho Đức thua thảm 3-8 ở trận thứ 2.

Tại vòng tứ kết, Hungary hạ bệ đương kim vô địch thế giới Uruguay 4-2 rồi vượt qua Brazil cũng với tỷ số tương tự ở bán kết để tái đấu Đức trong trận cuối cùng của giải.

Trước một đối thủ từng thua mình tới 3-8 ở vòng bảng nay lại đang thua tiếp 0-2 chỉ sau 8 phút bóng lăn, rất nhiều người tin rằng, Hungary sẽ lên ngôi dễ dàng. Nhưng điều ít ngờ tới đã xảy ra. Đức lội ngược dòng ngoạn mục để thắng chung cuộc 3-2.

Cho đến giờ, vẫn không ai lý giải chính xác vì sao một đội bóng vĩ đại như Hungary ở World Cup 1954 lại thua một đội bóng được xác nhận thời điểm ấy là nghiệp dư như Đức. Có người cho rằng Đức vượt trội về thể lực, nhưng có người lại cho rằng Đức được hỗ trợ bởi loại giày đinh đặc biệt mà hãng Adidas vừa phát minh ra. Hay vào năm 2010, theo nhiều nguồn điều tra còn gây tranh cãi được công bố, Đức sử dụng doping…

Tóm lại, Hungary đã thua như chân lý của điều bất ngờ luôn thường trực trong bóng đá, chỉ tiếc cho “Đội bóng Vàng” sau biến cố chính trị ở Hungary năm 1956, các thành viên của đội rơi vào cảnh lưu vong và không bao giờ còn tập hợp trở lại được nữa.

Đội hình xuất phát của Hungary và Đức ở trận chung kết 

theo Trí Thức Trẻ

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét