Hàng thế kỷ nay, sự thật về những
con tàu ma vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người đi biển. Số phận và
nguyên nhân biến mất đầy bí hiểm của những thủy thủ đoàn như thế nào?...
có lẽ vẫn sẽ là một ẩn số không có lời giải.
Những con tàu ma bí ẩn nhất của ngành hàng hải thế giới
“Tôi là người duy nhất còn sống sót….”
Vào khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, sự biến mất đầy bí hiểm của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu Urang Medana của Hà Lan được cho là một bí ẩn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng hải thế giới.
Ở thời điểm đó, một vài trạm rada của Anh đặt tại Singapore và Sumatra (Indonesia) thông báo có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana của Hà Lan với nội dung: “SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót…”,
tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau
tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là “Tôi đang chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng đến ghê rợn.
Con tàu ma Urang Medana
Các cuộc tìm kiếm cứu hộ nhanh chóng được thiết lập và đã cho kết quả. Con tàu được tìm thấy tại vịnh Malacca,
cách nơi phát tín hiệu trước đó khoảng 80 km. Khi bước chân lên Urang
Medana, ngay lập tức các nhân viên cứu hộ phải sởn gai ốc trước cảnh
tượng kinh hoàng trước những cái chết một cách bất thường của toàn bộ thủy thủ đoàn.
Vị thuyền trưởng nằm ngay tại tại vị trí điều khiển,
còn các sĩ quan và thuỷ thủ thì nằm rải rác khắp nơi trên tàu. Một nhân
viên điện đài có lẽ là người đã phát ra tín hiệu cấp cứu, đã chết trong
trạng thái làm việc. Ngay đến con chó trên tàu phải nhận một cái chết
hết sức bất thường khi mõm của nó vẫn còn đang nhe nanh như đe dọa ai.
Điểm chung duy nhất là trên khuôn mặt của tất cả mọi người đều hiện rõ một nỗi sợ hãi khủng khiếp.
Càng kỳ lạ hơn, không hề có bất kỳ một dấu hiệu tổn thương nào trên tất
cả các tử thi. Giả thuyết về một vụ tấn công của cướp biển ngay lập tức
bị loại bỏ bởi toàn bộ những thứ có giá trị trên tầu đều còn nguyên
vẹn.
Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của thế kỷ 20, đây vẫn chưa phải là thảm hoạ duy nhất.
Vào năm 1955, trên biển Thái Bình Dương người ta còn tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Mỹ mang tên MB Elip
cũng có những hiện tượng tương tự. Trên tàu, nước ngọt và đồ ăn dự trữ
vẫn còn nguyên vẹn, các phương tiện cứu hộ vẫn chưa hề được sử dụng, vậy
mà không có lấy một bóng người.
Khoảng 5 năm sau, trên biển Đại Tây Dương cũng xuất
hiện hai chiếc thuyền buồm của Anh trôi dạt. Năm 1970, tất cả thuỷ thủ
đoàn cùng với con tàu trở hàng của Anh mang tên Minton
đột ngột mất tích một cách lạ lùng mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Rồi đến năm 1973, một tai nạn đã xảy ra và làm đắm chiếc tàu đánh cá Anna
của Na Uy. Những thủy thủ trên những con tàu khác gần đó vô tình chứng
kiến vụ tai nạn lấy làm lạ khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ
ai trên boong tàu.
Giọng nói từ biển khơi
Một trong những bức tranh đầu tiên mô tả về việc những thủy thủ Anh trên tàu Jea Grasia phát hiện con tàu ma Maria Chelesta
Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích kỳ lạ của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu nổi tiếng Maria Chelesta
luôn được nhắc đến như một bí ẩn vĩ đại nhất của đại dương. Vào tháng
12/1872, thuỷ thủ trên tàu Jea Grasia của Anh bất ngờ gặp một chiếc
thuyền buồm di chuyển một cách không bình thường. Đến khi tiến lại gần,
họ rất đỗi ngạc nhiên khi trên boong thuyền Chelesta không có bóng dáng
của con người mà vô lăng lái lại không được cố định.
Một hoa tiêu và hai thuỷ thủ người Anh quyết định
thâm nhập vào con thuyền này để tìm hiểu tình hình. Không hề có bất kỳ
dấu hiệu nào của con người. Vật giá trị nhất mà họ tìm được chính là cuốn nhật ký đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đề ngày 24/11/1872 (con thuyền được tìm thấy vào ngày 02/12).
Con thuyền này được đưa về eo biển Gibraltar của Anh để các chuyên gia giàu kinh nghiệm điều tra bí ẩn đã xảy ra với nó, tuy nhiên mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.
Năm 1937, nhà vật lý của Liên Xô là Vladimir Suleykin
đã đưa ra một giả thuyết được cho là tương đối thuyết phục. Trong một
hành trình trên biển Kaspi trên tàu thuỷ văn Taimưr, một nhà khoa học đi
cùng Vladimir Suleykin đã thực hiện thí nghiệm với một quả cầu thám không chứa đầy khí hydro:
khi quả cầu này được đưa đến gần ai thì người đó bỗng xuất hiện một cảm
giác đau buốt trong màng nhĩ, còn khi đưa ra xa cảm giác đau đớn đó dần
tan biến.
Vladimir Suleykin liền để ý tới hiện tượng lạ lùng
này để rồi không lâu sau đó đưa ra nhận định của mình trên báo chí rằng,
gió thổi qua các cơn sóng trong những ngày biển động đã tạo ra trong
không khí các dao động sóng hạ âm mà tai con người
không nghe thấy. Sóng hạ âm này rất có hại đối với con người. Trong dải
tần thấp hơn 15 héc, sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng, mà
còn gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng
đến thị giác. Ở dải tần dưới 7 héc, sóng hạ âm đôi khi gây tử vong đối
với con người. Như vậy, nơi nào xuất hiện bão thì ở đó xuất hiện sóng hạ
âm. Hiệu ứng này được V. Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.
Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)
Liệu con người đã tìm ra được bí
mật của những con tàu ma xấu số? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những
cái chết vô cùng bí hiểm của các thủy thủ trên tàu?
Những con tàu ma bí ẩn nhất của giới hàng hải thế giới
Sóng âm gây chết người ?
Trong các nghiên cứu về tác động vật lý của sóng hạ âm có cường độ lớn đối với cơ thể sống, người ta đã phát hiện một hiện tượng đáng kinh ngạc.
Thí nghiệm trên các loài
động vật cho thấy, chúng đều có một cảm giác lo lắng, sợ hãi không rõ
nguyên nhân. Thí nghiệm trên cơ thể một số người tình nguyện cũng cho
kết quả tương tự: họ đều cảm thấy đau đầu, lo lắng với một nỗi sợ hãi
khủng khiếp không rõ nguyên nhân.
Theo giáo sư Gavro người Pháp, âm thanh ở tần số 7 héc
có thể gây tử vong. Trong thời gian xuất hiện bão trên biển, sóng hạ âm
dao động từ 15 héc xuống đến gần 6 héc. Như vậy, cường độ dao động càng
thấp thì nguy cơ tử vong đối với con người là khó có thể tránh khỏi,
khi đó, họ sẽ phải hứng chịu một cái chết với nỗi khiếp sợ và kinh hoàng
không rõ nguyên nhân. Hơn nữa, nếu thân và cột buồm của tàu cộng hưởng
trở thành nguồn sóng hạ âm thứ sẽ càng tác động mạnh mẽ
lên con người, làm họ mất lý trí để rồi nhảy ra khỏi tàu để trốn chạy
hoảng loạn. Không phải vô cớ mà trên nhiều chiếc thuyền, những chiếc cột
buồm bị gãy và hỏng trong khi thời tiết được dự báo là không có gió to.
Truyền thuyết về tàu ma xuất hiện từ đâu?
Chúng ta ít nhiều đều đã từng nghe danh một con tàu đã đi vào truyền thuyết với tên gọi “Người Hà Lan bay”. Một con tàu ma không có bóng người. Bất kỳ ai chẳng may gặp nó đều sẽ phải hứng chịu những bất hạnh kinh khủng.
Tàu "người Hà Lan bay" với những hiện tượng bí ẩn đã được xuất hiện trong phim ảnh. (Ảnh minh họa)
Theo truyền thuyết, trong một cơn bão lớn, viên thuyền trưởng Van Staaten đã vô cùng khó khăn để điều khiển tàu vòng qua được mũi Hảo Vọng.
Trong cơn hỗn loạn, toàn bộ thủy thủ trên tàu đều yêu cầu thuyền trưởng
quay trở lại. Không thèm để ý đến đề nghị của đa số mọi người, Van
Staaten trong cơn tức giận đã bắt đầu phỉ báng chúa trời
và tuyên bố rằng sẽ đổ bộ vào mũi Hảo Vọng, thậm chí có phải bơi cho
đến ngày chúa tái lâm. Ngay lập tức, một giọng nói khủng khiếp từ trên
trời vang lên để đáp trả lời phỉ báng đó: “Được, vậy thì các người hãy bơi đi”.
Kể từ đó, mỗi khi xuất hiện
bão ở quanh mũi đất này, nếu nhìn vào mắt bão, người ta cho rằng có thể
nhìn thấy hình ảnh của con tàu ma quái và vị thuyền trưởng của nó đang
buộc phải hứng chịu lời nguyền lang thang mãi mãi trên đại dương mênh mông.
Một biên niên sử buồn…
Sự biến mất bí ẩn của con
người và các con tàu vẫn tiếp tục trong thế kỷ 21. Liệu có phải, những
trường hợp đó đều có liên quan đến “giọng nói từ biển khơi” hay không may chạm trán với “người Hà Lan bay”?
Năm 2003, máy bay thuộc Cục bảo vệ bờ biển Autraulia
đã tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Indonesia gần bờ biển nước này.
Tàu vẫn trong tình trạng hoạt động tốt, khoang chứa đầy cá, thế nhưng
trên tàu lại không có một bóng người. (trước đó, tàu ra khơi với 14 thuỷ
thủ).
Năm 2006, Cục bảo vệ bờ biển Sardinhia (Italia) nhận
thấy một chiếc thuyền buồm hai cột mang tên “Bel Amika” bị trôi dạt tự
do mà không có người trên đó. Trên thuyền vẫn còn thức ăn thừa và những
tấm bản đồ địa lý của Pháp. Cảnh sát đã nghi ngờ chiếc thuyền đã được
những kẻ buôn lậu sử dụng để vận chuyển ma tuý. Tuy nhiên giả thuyết này
ngay sau đó bị bác bỏ khi họ sử dụng chó nghiệp vụ để điều tra. Cùng
năm đó, cũng cách Australia không xa, người ta lại tìm thấy chiếc tàu
chở dầu Yan Seng cũng không có bóng người.
Ảnh minh họa.
Năm 2007 một chiếc tàu dài 12 m trống không có tên “Kaz II” được tìm thấy khi đang trôi dạt ở vùng biển Đông Bắc Australia. Điều lạ là động cơ của tàu vẫn đang hoạt động, một máy tính xách tay và hệ thống định vị toàn cầu GPS, một bàn ăn đã dọn sẵn. Tất cả các phương tiện cứu hộ vẫn còn nguyên trên tàu. Cánh buồm vẫn được căng lên nhưng đã bị rách nát.
Năm 2008, Cục an ninh biển Nhật Bản thông báo phát hiện một chiếc xà lan đang trôi dạt không có tên có số hiệu và người trên boong.
Tàu chở hàng MV Joyita. (Ảnh minh họa).
Năm 1955,
tàu chở hàng MV Joyita cùng với 25 hành khách và thủy thủ đoàn đã biến mất một cách khó hiểu tạ
i
khu vực Nam Thái Bình Dương. 5 tuần sau đó, nó được tìm thấy trong tình
trạng rất xấu nhưng không bị chìm hẳn. "Số phận của toàn bộ thủy thủ
đoàn và hành khách ra sao?" là câu hỏi cho đến nay vẫn chưa tìm ra lời giải đáp hợp lý.
5 tuần sau, vào ngày 10/11, Gerald Douglas, thuyền trưởng của tàu
buôn Tuvalu phát hiện con tàu tại nơi cách điểm đến dự kiến khoảng 1.000
km. Con tàu đã bị chìm một phần và không có một ai trên tàu, 4 tấn hàng
hóa cũng không còn tăm tích.
Toàn
bộ thủy thủ đoàn trên Carroll A. Deering mất tích để lại dấu hỏi lớn về
những hiện tượng bí ẩn con tàu đã trải qua. (Ảnh minh họa).
Carroll A. Deering - tàu có 5 cột buồm này được tìm thấy trong tình trạng bị mắc cạn tại vùng biển ngoài khơi
Cape Hatteras,
Bắc Carolina năm 1921 khi nó rời cảng Rio de Janeiro của Brazil để trở
về cảng Norfolk, bang Virginia (Mỹ). Toàn bộ thủy thủ đoàn, đồ đạc cá
nhân, xuồng cứu sinh đều mất tích.
Có giả thuyết cho rằng, có thể con tàu đã bị cướp biển hoặc bọn buôn
lậu tấn công, tàu gặp bão hoặc các thủy thủ đã nổi loạn rồi rời tàu. Cho
đến nay, người ta vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng về sự mất tích của
Carroll A. Deering và đây được cho là một trong những bí mật hàng hải
lớn nhất trong lịch sử.
Tàu Baychimo trong một lần xuất hiện. (Ảnh minh họa).
Được sử dụng làm phương tiện chuyên chở và buôn bán da động vật dọc theo bờ biển Canada,
tàu Baychimo
không lạ gì với thời tiết khắc nghiệt. Ngày 8-10-1931, tàu Baychimo đã
bị mắc kẹt trong băng. Sau đó, nó thoát ra được nhưng đến ngày 24-11 thì
mất tích và được cho là đã bị chìm. Tuy nhiên, 3 ngày sau, nó xuất hiện
trở lại tại vùng biển cách đó chừng 45 dặm. Khi đó, thủy thủ đoàn đã
rời bỏ tàu.
Những thập kỷ sau đó, tàu Baychimo lại xuất hiện, và một số người
thậm chí còn trèo lên tàu. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy tàu Baychimo
là vào năm 1969 khi nó mắc kẹt trong băng ngoài khơi bờ biển
Alaska. Từ đó, không ai biết tin tức gì về nó nữa.
Cập nhật: 17/09/2015
Theo Anh Nguyễn - Dân trí
Con tàu bí ẩn trôi dạt vào bờ biển nước Mỹ
Một con tàu bí ẩn
bám đầy rong rêu và sinh vật biển, tựa như cả ngàn con rắn đang bò lổm
ngổm trên khoang đã được tìm thấy ở bờ biển bang Washington.
Các quan chức bảo vệ bờ biển Mỹ đã phát
hiện một con tàu nhỏ này hôm 28/4 và nghi ngờ con tàu có xuất xứ từ Nhật
Bản, có thể đã bị cơn sóng thần năm 2011 cuốn ra biển rồi đánh dạt sang
tận bên kia Thái Bình Dương.
Con tàu bí ẩn trôi vào bờ biển bang Washington. (Nguồn: nydailynews.com)
Báo chí Mỹ thậm chí đã ví "con tàu ma" này với con tàu Noah trong Kinh Thánh vốn đã cứu sống vạn vật sau trận Đại hồng thủy.
Phó Giám đốc phụ trách các tình huống
khẩn cấp cảng Grays (bang Washington) Charles Wallace cho biết, cơ quan
sinh thái bang Washington đã lấy các mẫu thực vật trên tàu để xét nghiệm
nhằm xác định khu vực vùng biển của chiếc tàu này.
Con tàu bí ẩn này dạt vào bờ trong tình trạng rong rêu và các sinh vật biển bám dày đặc. (Nguồn: nydailynews.com)
Các nhà điều tra Mỹ cũng đã tới Lãnh sự
quán Nhật Bản tại Seattle để thu thập thông tin cũng như đề nghị sự hợp
tác, giúp đỡ từ phía Nhật Bản nhằm điều tra xem liệu con tàu này có đến
từ Nhật Bản hay không.
Các nhà điều tra hiện vẫn đang tiếp tục tiến hành các công tác để xác định chính xác con tàu này đến từ đâu.
Được biết, trước đó, nhiều con tàu của Nhật Bản trong trận thảm họa sóng thần 2011 cũng đã được tìm thấy tại khu vực này.
Cập nhật: 02/05/2014
Theo Lao Động
Tàu ma tự bốc cháy “trêu” người
Trong 200 năm qua, “tàu ma” Northumberland Strait nhiều lần xuất hiện, tự bốc cháy rồi biến mất như trêu ngươi, thách thức hiểu biết của con người.
Với những lời kể liên tục xuất hiện kể từ năm 1786 đến nay, nguồn gốc của con “tàu ma” Northumberland Strait đã trở thành một trong những bí ẩn chưa có lời giải trong lịch sử hàng hải.
Trong hơn 200 năm qua, rất nhiều người
sống gần khu vực eo biển Northumberland chạy giữa Nova Scotia và đảo
Prince Edward (Canada) từng chứng kiến một hiện tượng rất kỳ lạ. Các
nhân chứng, dù đang ở trên bờ hay dưới biển, đều kể lại rằng họ đã nhìn
thấy một con tàu có 3 cột buồm di chuyển rất nhanh qua eo biển. Và đột
nhiên nó bốc cháy rồi sau đó biến mất không dấu vết.
Tàu ma Northumberland Strait. (minh họa trên uhaul.com)
Thời điểm con tàu xuất hiện rải rác vào
các tháng trong năm nhưng phổ biến nhất là những tháng mùa thu, ngay
trước khi gió từ phía đông bắc thổi tới. Nhiều người tin rằng “tàu ma”
Northumberland Strait là điềm báo về những cơn bão sắp xảy ra. Điều
đáng kinh ngạc là tất cả nhân chứng đều mô tả lại những chi tiết tương
tự nhau mặc dù thời đại họ sống cách nhau tới hàng trăm năm. “Một
buổi tối tháng 10, khi tôi đang đi bộ dọc theo con đường trở về từ nhà
người hàng xóm, nhìn ra eo biển Northumberland, tôi thấy một con tàu
đang bốc cháy. Thời tiết hôm đó rất tốt nên hình ảnh con tàu khá rõ
ràng. Nó cứ thế trong khoảng 2 phút và sau đó biến mất”, trích từ những báo cáo về “con tàu ma” Northumberland Strait.
Năm 1912, một nhân chứng khác sống gần
Murray Harbour trên đảo Prince Edward khẳng định cô và cậu con trai tám
tuổi đã theo dõi con tàu trong 30 phút. Cô cho biết đó là con thuyền có 3
cột buồm, khi di chuyển đến gần họ thì dừng lại. Nó có cánh buồm màu
trắng, phần thân màu đen bóng. Bỗng nhiên lửa bùng lên, các thuyền viên
bị nhấm chìm trong ngọn lửa, cô còn chưa hết kinh ngạc thì tất cả biến
mất như chưa từng xảy ra.
Bên cạnh thông tin của các cá nhân riêng
lẻ, đôi khi hiện tượng này xảy ra trước mắt rất nhiều người. Vào thời
điểm khi cây cầu Confederation Bridge nối liền Nova Scotia và đảo Prince
Edward chưa được xây dựng, người dân muốn vượt qua eo biển thì không
còn cách nào khác là phải đi phà. Và trong những lần này, không ít người
đã có cơ hội tận mắt chứng kiến “con tàu ma” ấy.
Trong cuốn sách “Folklore of Prince Edward Island”, tác giả Sterling Ramsay có viết: “Vào
một buổi chiều tối năm 1900, khi hoàng hôn đang xuống, người dân đi
trên chuyến phà hôm đó nhìn thấy một con tàu 3 cột buồm đang trong tình
trạng khẩn cấp, bốc cháy dữ dội ở phần đuôi. Vài người đàn ông lập tức
leo lên chiếc thuyền nhỏ hướng về phía đó với hy vọng có thể giải cứu
được các hành khách, thủy thủ trên tàu. Tuy nhiên, trong khi họ đang
gắng sức đến gần thì nó biến mất vào sương mù, ngay trước mắt họ. Liền
sau đó, một cuộc tìm kiếm kỹ lưỡng được tiến hành, thậm chí các thợ lặn
cũng vào cuộc nhưng chẳng ai tìm thấy bất kỳ manh mối nào của con tàu bí
ẩn”.
Bản đồ eo biển Northumberland. (Ảnh: Wikipedia)
Trong nhiều năm qua, người ta vẫn tìm
cách tiếp cận con tàu đang cháy nhưng còn chưa kịp làm gì thì nó lại
biến mất vào không trung. Một số nhân viên cứu hộ thậm chí còn “một đi không trở lại” trong nỗ lực cứu giúp tàu bị nạn. Năm 1885, từng có một phi hành đoàn đã tham gia giải cứu và bặt tin từ đó.
Không ai biết chính xác danh tính, nguồn gốc của “con tàu ma”
nhưng đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó những người đi
biển cho rằng nó chính là con tàu Isabella, không ai còn nhìn thấy kể từ
tháng 12/1868 trong một cơn bão ở Nova Scotia.
Ý kiến khác thì khẳng định đây là tàu
của những người nhập cư Highland Scots, mất tích trên biển trong quá
trình đi tìm kiếm vùng đất mới; hoặc cũng có khả năng nó là tàu cướp
biển từng bị tàu chiến của Anh đánh chìm gần Merigomish trong cuộc chiến
tranh thời Napoleon.
Với nỗ lực tìm ra câu trả lời, tác giả Sterling Ramsay trong cuốn “Folklore of Prince Edward Island” có
viết: Tàu Northumberland Strait bốc cháy nhiều khả năng chỉ là một ảo
ảnh quang học không rõ cơ chế. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở vùng
biển này, kết hợp với các điều kiện khí quyển sẽ làm cho mọi thứ gần như
vô hình.
Năm 1905, William Francis Ganong - một
nhà khoa học tại bang New Brunswick ven biển miền đông Canada - cũng đưa
ra lời giải thích liên quan đến ảo ảnh và nói rằng nguồn gốc của nó có
lẽ là do điện trường.
Mặc dù nguồn gốc của con tàu ma này vẫn
còn là điều bí ẩn nhưng với số lượng nhân chứng khá nhiều, cộng với việc
cùng một câu chuyện nhưng liên tục được thông báo lại trong khoảng thời
gian tương đối dài (hàng thế kỷ) khiến cho các chuyên gia khó có thể bỏ
qua hiện tượng kỳ lạ đó. Vấn đề là cho đến nay, chưa có lời giải thích
nào được công nhận là đủ sức thuyết phục.
Cập nhật: 10/01/2013
Theo Khampha
Tàu ma Mary Celeste và bí ẩn hơn 100 năm
Tàu ma là một trong
những bí ẩn vẫn chưa được giải đáp trên thế giới. Trong đó, sự biến mất
kỳ lạ của các thủy thủ trên con tàu Mary Celeste trở thành một trong
những bí ẩn lớn nhất của nghành hàng hải thế giới.
Bức họa tàu Mary Celeste năm 1861. (Ảnh: Toptenz)
Mary Celeste là một loại tàu thương gia được đăng ký ở Anh vào năm 1861 dưới cái tên Amazon.
Bảy năm sau, nó được chuyển nhượng quyền sở hữu cho Mỹ, và được đổi tên
thành Mary Celeste. Con tàu tiếp tục ra khơi một cách yên bình cho đến
thời điểm chuyến hải trình từ New York đến Genoa vào năm 1872.
Thuyền trưởng con tàu khi đó là Benjamin
Briggs, một người đàn ông kiêng rượu và là một tín đồ Công giáo mộ đạo.
Thuyền trưởng Briggs cũng được mô tả là một chỉ huy gan dạ, một người
sẽ không rời bỏ con thuyền của mình ngoại trừ trong tình huống liên quan
đến sinh tử.
Người thuyền phó tên
Albert Richardson cũng được
nhìn nhận là một người dễ hợp tác, và ông đã được chính thuyền trưởng
Briggs lựa chọn. Hơn nữa, vợ thuyền trưởng Brigg, đứa con gái của ông,
và sáu thành viên thủy thủ đoàn khác đều đi trên con tàu Mary Celeste.
Ngày 4/11/1872, hai vị thuyền trưởng
David Reed Morehouse (thuyền trưởng tàu chở hàng Dei gratia của Anh) và
Benjamin Briggs (thuyền trưởng tàu Mary Celeste của Mỹ) ngồi ăn tối cùng
nhau ở New York.
Họ là những người bạn cũ và cùng dừng
chân ở New York trước khi Morehouse ra khơi vào ngày 15, còn Briggs đi
vào hôm sau với vợ và con gái, cả hai cùng hướng tới châu Âu.
Thủy thủ đoàn biến mất không dấu vết
Không lâu sau, ngày 5/12, thuyền trưởng
Morehouse vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy con tàu Mary Celeste của
Briggs lênh đênh ở khu vực giữa Bồ Đào Nha với quần đảo Azores,
dường như đang nằm ngoài tầm kiểm soát và di chuyển một cách vô định
theo hướng gió. Tiếp cận con tàu, họ nhận thấy Mary Celeste tuy có bị
nước tràn vào một chút nhưng nhìn chung trong tình trạng rất tốt. Hàng
hóa gồm 1701 thùng cồn, lương thực thực phẩm và nước ngọt đủ cho 6 tháng
vẫn còn, không bị xáo trộn, chỉ duy nhất một thùng cồn bị hư hỏng, vật
dụng cá nhân của cả đoàn đều ở nguyên vị trí, một chiếc bơm đang hoạt
động với 2 cánh buồm được giương lên.
Hầu hết giấy tờ và thiết bị định vị trên tàu đã biến mất, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người.
Tuy nhiên, cuốn nhật ký hàng hải thì vẫn còn, trong đó ngày cuối cùng
được đặt bút có đề 25/11/1872, khi con tàu gần tới đảo St Mary, cách nơi
người ta tìm thấy nó khoảng 700 dặm.
Điều kỳ lạ là tất cả đột nhiên mất tích
không dấu vết mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thuỷ thủ đoàn là những
người đi biển rất có kinh nghiệm.
Mary Celeste là "tàu ma" bí ẩn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.
Các giả thuyết giàu… trí tưởng tượng
Người đầu tiên đưa ra giả thuyết về số phận của thủy thủ đoàn trên con tàu là Frederick Solly Flood, luật sư tại tòa án Hải quân Anh.
Flood suy đoán toàn bộ thủy thủ đã đột
nhập vào khoang hàng hóa, uống những thùng cồn và sau đó giết chết
thuyền trưởng Briggs, vợ và con gái ông, cùng vị phó thuyền trưởng
Richardson. Sau đó, chính Flood lên tiếng loại bỏ giả thuyết này và
chuyển sang “sống chết” với quan điểm rằng cồn đã bị biến chất và nhiều khả năng là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho ai chẳng may uống phải.
Chưa dừng lại, ông tiếp tục đưa ra giả
thuyết Briggs và Morehouse, trong cuộc gặp ở New York, đã âm mưu lừa gạt
thủy thủ trên tàu Mary Celeste. Theo kế hoạch, Briggs là người ra tay
giết chết nhóm thủy thủ đoàn của mình, Morehouse sau đó sẽ yêu cầu bồi
thường cho việc cứu hộ tàu Celeste và chia tiền với Briggs. Tuy nhiên,
cả Briggs và Morehouse được biết đến là những con người đáng kính, có lý
lịch tốt, không thể là hung thủ giết người.
Mặc dù vậy, Flood vẫn không từ bỏ suy
nghĩ của mình. Nếu Briggs không làm điều đó thì nhất định là Morehouse.
Flood tố cáo các thủy thủ của Dei Gratia đã tấn công tàu Mary Celeste vì
lợi ích có thể nhận được với tư cách là người cứu hộ. Sau nhiều tháng
đưa ra lời vu khống chống lại Morehouse, tòa án Admiralty cuối cùng đã
minh oan và thanh toán mọi chi phí cho đoàn của Morehouse.
Thời điểm đó, thế giới rất quan tâm đến
những cáo buộc của Flood, thậm chí trong một bài viết trên tờ New York
Times, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ William Richard cũng đưa ra nhận định
của riêng mình với vụ án này và đồng ý với giả thuyết của Flood khi cho
rằng đây là một cuộc nổi loạn.
Bờ
Rochelois ở Vịnh Gonâve, Haiti, nơi con tàu Mary Celeste kết thúc
chuyến hành trình định mệnh của mình. Bờ Rochelois chỉ xuất hiện lờ mờ ở
kênh biển phía nam giữa hòn đảo và đất liền. (Wikimedia Commons)
Sau đó, vào tháng 1/1884, tạp chí Cornhill Magazine đăng tải một truyện ngắn với tiêu đề “J. Habakuk Jephson's Statement”, tác giả là bác sĩ trẻ Arthur Conan Doyle
(người sau này viết bộ tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes nổi
tiếng). Truyện xây dựng từ sự cố tàu Mary Celeste, trong đó, tác giả nói
đã tìm thấy những giấy tờ của Abel Fosdyk, một người được cho là hành
khách trên tàu. Theo Fosdyk, vị thuyền trưởng đã cùng tranh luận với 2
thủy thủ của mình về tốc độ bơi. Và để chứng tỏ mình đúng, cả 3 cùng
nhảy xuống nước bơi mà không biết sắp làm mồi cho cá mập. Những người
còn lại chạy đến xem chuyện gì đang xảy ra. Bất ngờ phần mũi tàu họ đứng
gãy tan, tất cả cùng chịu chung số phận với vị thuyền trưởng. Fosdyk là
người duy nhất sống sót vì đã bám được một mảnh ván và trôi dạt vào bờ
biển ở châu Phi. Theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là một giả thuyết mơ hồ,
không có cơ sở khi mà nhân chứng Fosdyk đã chết và chẳng ai có thể kiểm
chứng được.
Câu chuyện tiếp theo xuất hiện vào cuối những năm 20, khi Lee Kaye của tạp chí Chamber's Journal viết về một “Người duy nhất còn sống sót” khác là John Pemberton, về những chi tiết đã xảy ra trên tàu. Câu chuyện Pemberton sau đó đã được Laurence Keating xuất bản thành cuốn sách có tên “Mary Celeste Hoax”
vào năm 1929 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất toàn khu vực Đại Tây
Dương cho đến khi Kaye bị tố cáo là dàn dựng trò lừa bịp này.
Suy đoán của chuyên gia
Tất cả các giả thuyết đều bị bác bỏ, vậy thực sự điều gì đã xảy ra với toàn bộ thủy thủ trên con tàu?
Ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, một số ý
kiến tin rằng Mary Celeste đã bị tấn công bởi một con mực khổng lồ hoặc
một con quái vật biển. Nhưng cứ cho đó là Kraken (con
quái vật xúc tu chuyên đánh chìm tàu bè trên biển) thì tại sao nó lại
lấy đi các loại giấy tờ trên tàu, và tại sao con tàu bị tấn công nhưng
không có ai rút thanh gươm trên tàu ra chiến đấu, nó vẫn nằm nguyên
trong vỏ? Khi tìm thấy nhiều vết đỏ trên tàu, người ta kết luận đó là
máu nhưng thực chất chúng đơn giản chỉ là gỉ.
Về chiếc xuồng cứu sinh, có một sự đồng thuận giữa những người nghiên cứu vấn đề này, bao gồm cả tòa án, rằng con tàu đã bị bỏ lại.
Các dấu hiệu lộn xộn trên chiếc giường của thuyền trưởng, quần áo của
thủy thủ đoàn thì vương vãi xung quanh cho thấy một cuộc tháo chạy trong
vội vã. Ngoài ra, vài sợi dây thừng cũng biến mất dẫn đến kết luận thủy
thủ đoàn đã rời hết xuống con xuồng, dùng dây thừng buộc nó vào sau tàu
Celeste.
Bia
tưởng niệm các thủy thủ đoàn tàu Mary Celeste, những người đã biến mất
không để lại một vết tích (Ảnh: lost-at-sea-memorials.com)
Về lý do di chuyển, có ba giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất
Thứ nhất, có thể thực phẩm trên tàu đã bị nhiễm độc,
gây ảo giác và khiến các thủy thủ bỏ tàu. Người ta tìm thấy một chất
trong bánh mì lúa mạch đen trên tàu có thể tạo ảo giác. Tuy nhiên, thủy
thủ đoàn từ tàu Dei Gratia cũng đã sử dụng chính đồ ăn trên tàu Celeste
trong hơn một tuần mà không thấy hiện tượng gì bất thường. Vì vậy, giả
thuyết thứ nhất có thể loại bỏ.
Thứ hai, vấn đề có thể
nằm ở số hàng hóa trên tàu. Khi thùng cồn cuối cùng được mở ra, 9 thùng
hoàn toàn trống rỗng, rõ ràng đã bị rò rỉ trong chuyến đi. Thuyền trưởng
cho rằng lượng hơi bốc ra lại bị giới hạn trong một không gian nhỏ rất
dễ phát nổ. Vì vậy, khoang tàu đã được mở toang để hơi thoát đi và trong
khi đó, thủy thủ đoàn sơ tán lên chiếc xuồng cứu sinh, giữ một khoảng
cách an toàn.
Thứ ba, giả thuyết của Tiến sĩ James H. Kimble: tàu Celeste đã gặp phải cơn lốc xoáy trên biển,
thường xuất hiện và tiêu tan một cách nhanh chóng. Nó không gây thiệt
hại gì đáng kể và là lời giải thích hợp lý cho lượng nước trong tàu lúc
được tìm thấy. Nhưng Briggs thì không nghĩ thế. Ông cho rằng con tàu sắp
chìm.
Trong cả hai trường hợp 2 và 3, các
thuyền viên và gia đình Briggs nhanh chóng nhận lệnh rời tàu. Tuy nhiên,
khu vực Bắc Đại Tây Dương vào mùa đông được coi là nơi khá nguy hiểm
cho nên hành động này có thể là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Hàng thế kỷ qua, đã có rất nhiều giả
thuyết được đưa ra phân tích, mổ xẻ nhưng không có lời giải thích nào
thoả đáng. Kết quả là cứ nhắc đến những “con tàu ma” thì cái
tên Mary Celeste bao giờ cũng đứng ở vị trí đầu tiên và trở thành bí ẩn
lớn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.
Cập nhật: 27/05/2016
Tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét