LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 3/b (nghi vấn)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những điều Darwin không bao giờ biết
-Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa
9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai
Thuyết tiến
hóa, nói cho cùng, vẫn còn là một giả thuyết đang tranh cãi, tuy nhiên, ở
nhiều nơi, nó vẫn đang được rao giảng như một chân lý, và học sinh
không được phép đặt câu hỏi hay phản biện về nó. Tuy nhiên, nếu thực sự
có thể phản biện, người ta sẽ thấy thuyết này có quá nhiều sơ hở.
Trang New Scientist đã đăng bài “Darwin đã sai” với 9 luận điểm chính – những sơ hở to lớn của học thuyết này, dưới đây là bản dịch của trang Huyền Học, được PVHg’s home biên tập.
Đây là bài viết thứ 4 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa
1. Quy luật Tạo Sinh (the Law of Biogenesis) của Louis Pasteur
Louis Pasteur (27 tháng
12, 1822 – 28 tháng 9, 1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là
người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học, tuyên bố: Sự sống phải
bắt nguồn tự sự sống. Nói 1 cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh
ra. Một sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất cũng
không thể được tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử hóa
học vô thức. Đây là một định luật đã được Pasteur chứng minh bằng thực
nghiệm, được gọi là Định luật Tạo sinh (Biogenesis).
Đến nay câu hỏi nguồn gốc sự sống bắt
nguồn như thế nào vẫn tiếp tục là một câu hỏi chưa có lời giải đáp đối
với khoa học chính thống. Muốn cho Darwin đúng thì Định luật Tạo sinh –
một trong những định luật nền tảng và vững chắc nhất của sinh học – phải
sai. Sau thí nghiệm không thể tranh cãi, Pasteur tuyên bố dứt khoát:
“Học thuyết sự sống tự phát
(spontaneous generation) sẽ không bao giờ có thể hồi phục lại được từ cú
đấm như trời giáng của thí nghiệm đơn giản này. Không, không có một
trường hợp nào được biết để có thể khẳng định rằng vi sinh vật có thể có
mặt mà không có vi trùng, không có cha mẹ giống chúng.”
2. Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến
Tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào
nhân chuẩn qua đột biến, mà qua dị hợp cộng sinh (symbiosis). Sự kiện
các vi khuẩn đơn bào tiến hóa thành những tế bào lớn hơn và phức tạp
chúng gấp trăm lần là một câu chuyện bị bỏ trống hoàn toàn trong thuyết
tiến hóa.
Tế bào nhân sơ thật ra có cấu trúc phức tạp hơn Darwin tưởng tượng rất nhiều.
“Đúng là tế bào nhân chuẩn là những
tế bào phức tạp nhất mà chúng ta biết. Nhưng các dạng sống đơn giản nhất
mà chúng ta biết, các tế bào nhân sơ, bản thân chúng cũng cực kì phức
tạp. Nếu nhân chuẩn là một chiếp laptop thì nhân sơ cũng là một chiếc
điện thoại di động. Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có những
dạng sống đơn giản hơn mà từ nó nhân sơ tiến hóa thành.” – Jonatthan Wells (nhà sinh học) và William Dembski (nhà toán học)
Ví dụ: ty lạp thể trong tế bào phức tạp
tới mức nào? Ngoài mạng lưới các cỗ máy ATP, bên trong ty lạp thể còn có
nhiều hệ thống máy móc khác:
3. Sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri
Đó là sự xuất hiện một cách đột ngột của
hầu hết các nhánh ngành động vật chính cách đây khoảng 530 triệu năm
như các lưu trữ hóa thạch đã chứng minh. Trước đó, hầu hết các sinh vật
chỉ là những cá thể đơn giản. Chỉ trong vòng 70-80 triệu năm tốc độ tiến
hóa đã gia tăng với một tốc độc ngạc nhiên đến bí ẩn. Chính Darwin đã
ghi chú trong cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài của ông rằng, sự xuất hiện
đột ngột các động vật chân đốt trong các lưu trữ hóa thạch trong kỷ
Cambri nêu lên một khúc mắc cho học thuyết tiến hóa. (Thuyết Darwin nói
sự tiến hóa diễn ra từ từ từng tí một và trải qua thời gian vô cùng dài,
nhưng sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri trái ngược hoàn toàn với tưởng
tượng của Darwin. PVHg)
4. Không có các mắt xích nối kết trung gian
“Số lượng các hình thái trung gian, đã phải từng tồn tại trên trái đất, phải là rất lớn. Vậy mà tại sao các nối kết trung gian này lại không thể được tìm thấy trong các lớp địa tầng? Đây có lẽ là sự phản đối rõ ràng và mạnh mẽ nhất có thể được nêu lên để chống lại giả thuyết của tôi.” – Charles Darwin, Nguồn Gốc Các Loài
“Mọi nhà cổ sinh vật học đều biết
rằng các lưu trữ hóa thạch chứa đựng rất ít các dạng sinh vật trung
gian; quá trình chuyển đổi giữa các nhóm chính có thể nói là xảy ra một
cách đột ngột.” – Stephen J. Gould, giáo sư đại học Harvard.
5. Tính cố định, không thay đổi, của sinh vật.
“Tính cố định (stasis) của hầu hết
các giống loài hóa thạch xuyên suốt quá trình tồn tại lâu dài của nó như
được thấy trong địa chất đã được tất cả các nhà cổ sinh vật học công
nhận một cách hiển nhiên, nhưng hầu như chưa bao giờ được nghiên cứu chi
tiết vì cái giả thuyết [tiến hóa] thịnh hành xem nó như là một
phản-bằng-chứng không thú vị. Sự đại trà áp đảo của tính cố định trong
các tàn tích hóa thạch trở thành một đặc điểm đáng xấu hổ, nhưng đã bị
bỏ lơ đi như là không có gì cả.” – Stephen J. Gould
6. Thông tin trong DNA
“Thông tin là thông tin, thông tin
không phải là vật chất hay năng lượng. Chủ nghĩa vật chất nào thất bại
trong việc nhận thức điều này sẽ không sống sót nổi một ngày.” – Norbert Weiner (giáo sư toán học tại đại học MIT, được xem là cha đẻ của ngành điều khiển học, cybernetics)
Thông tin không phải là vật chất, nhưng
nó có thể được chuyển tải thông qua vật chất. Chưa có một bằng chứng nào
cho thấy thông tin có thể tiến hóa hay cải tiến thông qua đột biến.
Lỗi sao chép, còn gọi là đột biến điểm,
xảy ra 1 lần trong 10 tỉ ký tự. Và mỗi chuỗi DNA con người chứa khoảng 3
tỉ kí tự di truyền.
“DNA cũng giống như một chương trình điện toán, nhưng cao cấp hơn nhiều, rất nhiều bất cứ một phần mềm nào đã từng được tạo ra.” – Bill Gates
“Số lượng thông tin có thể chứa trong
DNA trên một đầu kim tương đương với một chồng sách bìa mỏng 500 lần độ
dài từ trái đất đến mặt trời, với nội dung riêng biệt không lặp lại.” – Jonathan Sarfati, nhà vật lý học và hóa học.
Nói cách khác nếu chúng ta có một ổ cứng 40 GB, một đầu kim DNA có thể chứa một lượng thông tin lớn gấp 100 triệu lần ổ cứng đó.
Do đó không thể nào tin rằng có thể xẩy ra sự tiến hóa ngẫu nhiên và mù quáng.
“Kiến thức về DNA đã cho thấy, bởi độ
phức tạp hầu như là không thể tin được về sự sắp xếp cần thiết để có
thể sản sinh ra sự sống, rằng một ý thức thông minh phải có dính líu để
có thể làm cho các nguyên tố cực kì đa dạng này vận hành được.” – Antony Flew, nhà vô thần nổi tiếng người Anh.
Các cỗ máy phân tử phức tạp làm nhiệm vụ sao chép DNA trong tế bào:
7. Đấu tranh sinh tồn không phải là động lực chính cho tiến hóa.
Các nhà khoa học tại Đại học Bristol cho rằng “không gian sinh sống” mới chính là động lực chính.
“Các nghiên cứu mới nêu ra rằng những
thay đổi lớn trong tiến hóa xảy ra khi động vật di chuyển đến một không
gian sinh sống mới, chưa bị chiếm cứ bởi những động vật khác.” – BBC News
8. Cây Sự Sống của Darwin không diễn tả đúng thực tế
“Một mô hình diễn tả sự liên kết giữa
các giống loài đúng hơn nên là một bụi rậm không phải một cái cây.
“Chúng ta không có bằng chứng nào chứng minh cái cây sự sống là một hiện
thực.” – Eric Bapteste, nhà sinh vật học tại Đại Học Pierre and Marie Curie của Pháp.
Những thí nghiệm di truyền trên vi
khuẩn, cây cối và động vật càng ngày càng tiết lộ rằng các loài khác
nhau lai hợp nhiều hơn là chúng ta từng nghĩ. Có nghĩa là thay vì các
giống loài chỉ đơn giản truyền thừa xuống giống nòi riêng rẽ của nó, nó
còn trao đổi, lai tạp với những nhánh tiến hóa khác. Dẫn đến kết quả là
một bụi rậm sự sống phức tạp hơn nhiều cái gọi là cây sự sống.
“Cây sự sống đang được chôn vùi một
cách tế nhị. Điều ít được chấp nhận hơn là cái nhìn nền tảng về sinh học
cần phải được thay đổi” – Michael Rose, nhà sinh học tại đại học UCI
9. Người không tiến hóa từ vượn
Quan niệm cho rằng DNA của vượn giống
DNA của người đến 99% không còn đúng nữa. Các nghiên cứu mới nhất cho
thấy con số này chỉ còn 93%. Khác biệt lớn xảy ra ở cấu trúc cơ thể, não
bộ, trí khôn, và hành vi….(“How Much DNA Do We Share With Chimps?”
Softpedia, Nov. 20, 2006, p. 1)
LX tổng hợp và chuyển dịch
Sự thật về thuyết tiến hóa: Lý thuyết di truyền của Mendel bác bỏ học thuyết Darwin
(Ảnh: Internet)Khi
còn là một học sinh trung học, như bất kỳ một học trò nào khác, tôi tin
vào học thuyết Darwin. Chúng tôi còn quá ngây thơ để biết sự thật. Thế
hệ tôi không may không được học di truyền học. Chúng tôi không biết gì
về Mendel. Thầy dạy sinh vật của tôi nói di truyền học là một lý thuyết
phản động (!). Nhiều năm sau, tôi biết đó là nói dối. Khi tôi hiểu di
truyền học là gì, tôi nhận ra học thuyết Darwin cũng chỉ là một lời nói
láo. Nay là lúc nói sự thật: Mendel bác bỏ thuyết tiến hóa của Darwin
như thế nào.
Sự thật về thuyết tiến hóa (trình bày các luận cứ chất vấn học thuyết Darwin)Hệ lụy của thuyết tiến hóa (trình bày các ảnh hưởng có hại đối với xã hội của học thuyết Darwin)Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.
Một cái nhìn tổng thể lướt qua Mendel và Darwin
Thật “may mắn” cho Darwin vì rốt cuộc ông đã không phải trực diện đối mặt với một nhà khoa học lỗi lạc cùng thời, đó là Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), một tu sĩ công giáo người Áo, cha đẻ của Di truyền học. Nếu phải trực tiếp đối diện với Mendel, không biết Darwin sẽ làm thế nào để chống đỡ trước sự tấn công của lý thuyết di truyền do Mendel nêu lên, vì lý thuyết này đã chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng cái gọi là ‘transformism’ – sự biến đổi loài này thành loài khác – của thuyết tiến hóa chỉ là một câu chuyện hoang đường không bao giờ xẩy ra.
Thật vậy, theo lý thuyết di truyền của Mendel, khỉ chỉ có thể đẻ ra khỉ, cá chỉ có thể đẻ ra cá,… không bao giờ khỉ biến thành người được. Không có cái gọi là biến đổi từ từ trong một thời gian dài để một loài này biến thành loài khác. Đó là sự tưởng tượng vô căn cứ của học thuyết Darwin. Từ khi cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin ra đời (1859) đến nay đã là 156 năm, thuyết tiến hóa vẫn không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh cho sự biến đổi từ từ đó.
Chẳng hạn, không có bất cứ một hóa thạch nào để chứng minh cho sự tồn tại của một loài nằm giữa loài người và loài khỉ, mà thuyết tiến hóa bảo đó là tổ tiên của loài người. Sự vắng bóng tuyệt đối của các hóa thạch xác nhận tính đúng đắn của lý thuyết di truyền của Mendel, rằng đặc điểm của loài được bảo tồn trong quá trình di truyền, và do đó một loài không thể biến thành loài khác. Có nghĩa là về bản chất, lý thuyết di truyền của Mendel chống đối thuyết tiến hóa của Darwin.
Nhưng chẳng lẽ Darwin sống cùng thời với Mendel mà không hay biết gì về Mendel?
Câu trả lời là KHÔNG! Điều này đã được xác nhận trong một bài báo nhan đề “Gregor Mendel” của David Coppedge, một nhà khoa học của NASA từng làm quản lý hệ thống trong chương trình Cassini Mission to Saturn (Sứ mạng Cassini tới Sao Thổ). Trong bài báo đó, Coppedge viết: “… các nhà lịch sử biết chắc chắn Darwin không biết gì về Mendel, mặc dù Mendel biết về Darwin” [1]
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì thực ra không riêng Darwin, mà nhân loại thế kỷ 19 nói chung không hay biết gì về Mendel, mặc dù công trình của Mendel chính thức được công bố từ năm 1866, tức 7 năm sau khi Darwin công bố cuốn Về Nguồn gốc các Loài. Thực tế là công trình của Mendel đã bị chìm trong quên lãng, không được người đời biết đến trong một khoảng thời gian dài, ít nhất từ khi nó được công bố đến khi nó được tái khám phá vào năm 1900, tức là 34 năm nằm trong bóng tối! Darwin mất năm 1882, tức là 18 năm trước khi công trình của Mendel được dư luận rộng rãi biết đến.
Ngược lại, Mendel biết rõ thuyết tiến hóa của Darwin, và ông coi những định luật di truyền do ông khám phá sẽ đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với lý thuyết ‘transformism’ của Darwin – lý thuyết về sự biến đổi loài này thành loài khác (tư tưởng cốt lõi của thuyết tiến hóa).
Tuy nhiên, thế kỷ 19 chưa phải thời của Mendel. Thậm chí cho tới nửa đầu thế kỷ 20, thuyết tiến hóa của Darwin vẫn được coi là thuyết chính thống trong sinh học, được tiếp nhận hồ hởi như một thứ “khoa học nền móng” của trào lưu vô thần, mà đỉnh cao là vụ án Scopes [2] ở Mỹ và chủ nghĩa quốc xã ở Đức cùng với những thứ “dị bản” khác nhau của chủ nghĩa đấu tranh sinh tồn trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, kể từ khi lý thuyết di truyền của Mendel được biết đến và được phổ biến ngày càng rộng rãi hơn trong thế kỷ 20 thì mối đe dọa đối với thuyết tiến hóa cũng ngày càng lớn hơn. Người cảm nhận nguy cơ này rõ ràng hơn ai hết chính là những môn đệ của chủ nghĩa Darwin. Họ nhanh chóng nhận ra sự cần thiết phải lắp ghép học thuyết di truyền của Mendel vào thuyết tiến hóa. Đó là lý do để chủ nghĩa Tân-Darwin (neo-Darwinism) ra đời mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần dưới trong bài này. Nhưng ngay bây giờ cần phải biết mọt sự thật là các nhà tiến hóa học đã phải tìm cách chống đỡ lý thuyết di truyền của Mendel. Hãy nghe David Coppedge (đã dẫn) nói về điều này:
“Như chúng ta sẽ thấy, ngót 72 năm đã trôi qua trước khi người ta không thể không biết đến những khám phá của Mendel nữa. Trong những năm 1930, sau chiến thắng trong vụ án Scopes, học thuyết Darwin bùng nổ ở mức không thể ngăn chặn được nữa. Từ đó hình thành một xu thế trộn lẫn thuyết di truyền của Mendel vào trong thuyết tiến hóa. Trong đó những đồ đệ của chủ nghĩa Tân-Darwin có xu hướng nhận vơ Mendel như người thuộc trường phái của mình, nhưng những bằng chứng cho thấy vị tu sĩ công giáo này chẳng có chút quan hệ dây mơ rễ má nào với học thuyết tiến hóa cả”.
Đúng như vậy, Gregor Mendel là một tu sĩ công giáo tin vào thuyết sáng tạo, làm sao có thể chấp nhận thuyết tiến hóa? Nhưng Mendel không chống lại học thuyết Darwin bằng tôn giáo và triết lý, mà bằng chính công trình nghiên cứu khoa học của ông – những định luật về di truyền.
Muốn hiểu lý thuyết di truyền của Mendel chống lại thuyết tiến hóa ra sao, phải tìm hiểu khái niệm di truyền.
Từ xa xưa, thông qua những quan sát thông thường như con cái giống cha mẹ, cháu chắt giống ông bà, mọi người đều tin có di truyền. Nhưng mãi cho tới giữa thế kỷ 19 vẫn không ai biết cơ chế di truyền tác động ra sao và diễn ra như thế nào. Đa số mọi người cho rằng yếu tố di truyền nằm trong máu, và sự pha trộn các dòng máu sẽ chuyển giao các yếu tố di truyền của cha và mẹ cho con cái. Quan niệm ấy còn quá thô sơ và cách xa sự thật. Phải đợi tới khám phá của Mendel, cơ chế di truyền mới được sáng tỏ. Nhưng như chúng ta đã thấy, Darwin không hay biết gì về công trình của Mendel, do đó ông đã phạm sai lầm lớn khi áp dụng một quan niệm sai lầm về di truyền của Jean Baptiste Lamarck vào thuyết tiến hóa.
Tư tưởng về di truyền của Darwin trong thuyết tiến hóa
Theo trang mạng Darwinsim Refuted (Học thuyết Darwin bị bác bỏ) [3] , vấn đề di truyền đặt ra một tình thế bối rối cho thuyết tiến hóa của Darwin. Khi Darwin đang xây dựng lý thuyết của mình, vấn đề làm thế nào mà sinh vật truyền được các đặc tính của chúng cho các thế hệ tiếp theo, tức là làm thế nào mà sự di truyền xẩy ra, vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Niềm tin ngây thơ cho rằng sự di truyền được truyền qua máu vẫn được chấp nhận một cách phổ biến. Niềm tin mập mờ ấy dẫn Darwin tới chỗ đặt lý thuyết của mình trên một nền tảng sai lầm.Để thấy rõ sai lầm đó, trước hết phải biết rằng thuyết tiến hóa của Darwin dựa trên cơ chế “chọn lọc tự nhiên” (natural selection). Chọn lọc tự nhiên là sự chọn lọc những “đặc tính có lợi” (useful traits) để di truyền lại cho các thế hệ sau. Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được trả lời: Làm thế nào để “những đặc tính có lợi” được chọn lọc và chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo?
Tại đây, Darwin đã ôm lấy lý thuyết của Lamarck, đó là lý thuyết về “sự di truyền những đặc tính mới giành được” (the inheritance of acquired traits).
Những đặc tính mới giành được không phải là những đặc tính bẩm sinh, mà là những đặc tính giành được sau khi ra đời, trong quá trình sống và thích nghi với môi trường, và có thể di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Darwin rất thích thú với khái niệm này, và ông đưa ra quan điểm cho rằng “đặc tính có lợi” là một loại đặc tính mới giành được. Có nghĩa là Darwin đã sử dụng quan niệm về di truyền của Lamarck để giải thích quy luật chọn lọc tự nhiên, và từ chọn lọc tự nhiên giải thích sự tiến hóa!
Trong cuốn “Bí mật lớn về tiến hóa” (The Great Evolution Mystery), tác giả Gordon Taylor cho chúng ta thấy rõ Darwin đã chịu ảnh hưởng bởi Lamarck như thế nào:
“Học thuyết Lamarck được xem như học thuyết về sự di truyền các đặc tính mới giành được… Darwin có khuynh hướng tin rằng sự di truyền như thế đã xẩy ra và có trường hợp ông được nghe báo cáo rằng một người bị mất các ngón tay sinh ra những đứa con không có ngón tay… Năm 1868, khi ông công bố cuốn Varieties of Animals and Plants under Domestication (Tính đa dạng của động vật và cây trồng dưới sự thuần hóa), ông đã cho một loạt thí dụ về sự di truyền theo lý thuyết của Lamarck: một người mất một phần ngón tay út và tất cả con trai của người đó sinh ra với những ngón tay biến dạng; những bé trai sinh ra với bao quy đầu có độ dài giảm thiểu là kết quả của nhiều thế hệ được cắt bao quy đầu…”
Nhưng dưới ánh sáng của Di truyền học Mendel, giả thuyết của Lamarck đã bị phủ nhận. Các định luật di truyền của Mendel chứng tỏ rằng các đặc tính mới giành được không chuyển giao cho các thế hệ nối tiếp, vì chúng không hề làm thay đổi các gene. Sự di truyền, theo lý thuyết của Mendel, xẩy ra theo những định luật bất biến xác định. Bất kể những con bò mà Darwin nhìn thấy ở khắp nơi sinh sản thế nào, bản thân loài bò không bao giờ thay đổi: bò luôn luôn vẫn là bò. Các định luật di truyền của Mendel đã hủy hoại thuyết tiến hóa!
Năm 1866 Gregor Mendel công bố các định luật di truyền do ông khám phá. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 công trình này mới bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới khoa học. Đầu thế kỷ 20, chân lý của các định luật này mới được chấp nhận bởi toàn thể cộng đồng khoa học. Đây là một đòn chết người đánh vào lý thuyết của Darwin – một lý thuyết sử dụng khái niệm “di truyền những đặc tính có lợi” dựa trên lý thuyết sai lầm của Lamarck.
Nhiều sách báo nhắc tới một sự thật là lý thuyết của Mendel chống lại mô hình của Lamarck, nhưng tảng lờ sự thật là lý thuyết Mendel chống lại cả Darwin, vì Darwin tiếp thu mô hình của Lamark để giải thích sự di truyền những đặc tính có lợi trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Vậy hãy trả lại sự thật cho khoa học: Lý thuyết Di truyền của Mendel chống lại cả Lamark lẫn Darwin, như bài báo “Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin” (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên Tạp chí Di truyền (Journal of Heredity) đã nói rất rõ: “Ông ấy (Mendel) đã quen thuộc với cuốn Về Nguồn gốc các loài của Darwin … và ông chống lại lý thuyết của Darwin…”
Tóm lại, các định luật do Mendel khám phá đã đặt học thuyết Darwin vào trong một tình thế vô cùng khó khăn. Vì thế, trong phần tư đầu tiên của thế kỷ 20, các nhà khoa học ủng hộ học thuyết Darwin đã tìm cách cứu học thuyết này bằng việc xây dựng một mô hình tiến hóa mới: “chủ nghĩa Tân-Darwin” ra đời. Nhưng trước khi tìm hiểu về Tân-Darwin, hãy tìm hiểu các định luật di truyền của Mendel.
Ba Định luật Di truyền do Mendel khám pháTận tụy làm việc trong một khu vườn của Tu viện Thánh Thomas ở Brunn, nước Áo, Gregor Mendel đã thực hiện những thí nghiệm kéo dài trong nhiều năm, với những kỹ thuật khéo léo dựa trên một phương pháp khoa học chính xác và thuyết phục.
Nếu đánh giá tính khoa học của một công trình nghiên cứu theo tiêu chuẩn của Pasteur, rằng “Đừng đưa ra bất kỳ điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm”, thì sẽ thấy Darwin và Mendel là hai phương pháp đối lập – trong khi học thuyết của Darwin chứa toàn những mô tả chủ quan mang tính phỏng đoán, tuyệt đối không có một thí nghiệm nào để kiểm chứng, thì lý thuyết của Mendel dựa trên những thí nghiệm đạt tới độ chính xác như vật lý và toán học, có thể kiểm chứng bất kỳ lúc nào, và cho phép tiên đoán chính xác những sự kiện sẽ xẩy ra trong tương lai dựa trên những nguyên lý đã tổng kết.
Thật vậy, công trình của Mendel thường được ví như một kiểu mẫu giáo khoa về phương pháp thực nghiệm, đòi hỏi sự kiên trì, sự chú tâm tới các chi tiết, sự ghi chép cẩn thận, và một cái nhìn sâu thẳm vào bản chất của vấn đề. Trong một dự án kéo dài 10 năm, Mendel đã lai tạo 28.000 cây đậu Pisum, quan sát tính di truyền của 7 đặc điểm được lựa chọn:
– bề mặt của hạt (nhăn hoặc mịn)– mầu của nội nhũ (vàng, da cam hoặc xanh lá cây)– mầu vỏ hạt (xanh lá cây hoặc vàng)– hình dạng vỏ đậu (phồng hoặc dẹt)– mầu vỏ đậu (vàng hoặc xanh lá cây)– vị thế của hoa (trên trục hoặc ở cuối)– độ dài cuống (từ 6 feet trở lên hoặc từ 1 foot trở xuống)
Ông chọn cây đậu để nghiên cứu vì cây đậu là loài cây có mùa ngắn (có thể tiến hành thí nghiệm nhiều lần), dễ thụ phấn, có những đặc điểm rõ ràng dễ nhận thấy và có thể che chắn để khỏi bị thụ phấn lai tạp một cách tùy tiện. Ông dành 2 năm đầu tiên để tạo ra những cây đậu thuần chủng đúng loại, rồi dành 8 năm tiếp theo để thụ phấn lai tạo theo dự án và xác định chính xác số lượng các đặc điểm xuất hiện ở các đời con cháu. Khó có thể tưởng tượng được một người âm thầm làm việc một mình trong vòng 10 năm như thế để theo đuổi mục tiêu khám phá sự thật về di truyền. Cuối cùng, vị tu sĩ công giáo trước đó không ai biết đến đã tìm ra những nguyên lý vĩ đại của sự sống, cho phép tiến hành những dự đoán có thể kiểm chứng được, và đặc biệt, có thể trình bầy chúng dưới dạng toán học. Đây là lần đầu tiên toán học bước chân vào sinh vật học, và trở thành công cụ giúp sinh vật học đi tới những nguyên lý chính xác, tương tự như vật lý.
Với trực giác thiên tài, vào thời điểm giữa thế kỷ 19 khi con người chưa biết gì về nhiễm sắc thể và những chi tiết trong việc phân chia tế nào, Mendel đã khám phá ra 3 định luật cơ bản của di truyền học:
Định luật về cặp yếu tố (gene) (Law of Paired Factors (Genes)): Mỗi đặc điểm của sinh vật được quyết định bởi một cặp gene tương ứng. Mỗi cha/mẹ đóng góp chỉ một gene trong cặp gene đó. Mỗi đặc điểm, chẳng hạn mầu vỏ hạt, được đóng góp bởi cả cha lẫn mẹ, nghĩa là, không chỉ một giới xác định mầu của vỏ hạt; trứng và tinh trùng cùng đóng góp một nửa của một đặc điểm cho trước.
Định luật về tính trội (Law of Dominance): Trong một cặp gene, một gene sẽ trội hơn gene kia và sẽ kiểm soát sư biểu lộ ra bên ngoài. Đó là tính trội của gene và gene đóng vai trò trội được gọi là gene trội. Mendel phát minh ra các thuật ngữ trội và lặn để giải thích định luật về tính trội. Thí dụ: tính mịn trội hơn tính nhăn; nếu một thế hệ con cháu có cặp gene trong đó một gene xác định tính mịn, một gene xác định tính nhăn, thì con của nó sẽ biểu lộ tính mịn.
Định luật về tính độc lập (Law of Segregation): Các đặc điểm được di truyền một cách độc lập. Một hạt có thể nhăn và vàng, hoặc nhăn và xanh, hoặc mịn và vàng, hoặc mịn và xanh. Các đặc điểm được chọn một cách độc lập và ngẫu nhiên cho các thế hệ con cháu, nhưng có đủ các phép thử để chúng tuân thủ các quy luật toán học.
Để
toán học hóa các định luật này, Mendel dùng chữ cái lớn để biểu thị nét
trội, chữ cái nhỏ để biểu thị nét lặn. Chẳng hạn với 7 đặc điểm như
Mendel nghiên cứu, có thể dùng các chữ cái sau đây để biểu thị A, B, C,
D, E, F, G, a, b, c, d, e, f, g. Mỗi cá thể có thể nhận được các đặc
điểm như Aa, Bc, dF, ef, … Mỗi đặc điểm di truyền là một tổ hợp chập hai
của các chữ nói trên thậm chí còn hơn thế nữa, vì còn có các cặp dạng
AA, bb,… Nghĩa là có thể tính được khả năng một đặc điểm cụ thể nào đó
sẽ được di truyền như thế nào ở thế hệ thứ mấy. Tóm lại, Mendel đã mở
cửa cho khoa học chính xác bước chân vào một lĩnh vực từ xưa đến nay chỉ
là khoa học định tính, mở đường cho di truyền học phát triển chưa từng
thấy trong thế kỷ 20.Thông qua 3 định luật nói trên, một sự thật tự nó tỏ lộ ra rằng các
đặc điểm của sinh vật KHÔNG THAY ĐỔI trong quá trình di truyền – các
loài được bảo toàn, không có sự thay đổi di truyền để loài này biến
thành loài khác. Điều đó đặt dấu chấm hết cho những suy đoán của Darwin
và những đệ tử của ông về khả năng pha trộn biến đổi di truyền làm biến
đổi loài.
Công trình của Mendel mang một cái tên rất giản dị khiêm tốn “Những thí nghiệm lai giống cây trồng” (Experiments in Plant Hybridization), hoàn thành năm 1865 và công bố năm 1866 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nhận thức về sự sống.
Nhưng một công trình vĩ đại như thế đã bị lãng quên trong 34 năm. Tại sao?
Tại sao công trình của Mendel bị lãng quên?Một số tài liệu nói rằng vì nó được công bố trên một tài liệu ít tiếng tăm của Áo, nhưng đó chỉ là một cách né tránh sự thật. Sự thật là nhiều người có thể đã đọc công trình của ông nhưng không hiểu và không đánh giá được ý nghĩa quan trọng của nó. Nhưng mặt khác, và điều này đáng nói hơn, vì công trình của Mendel có nội dung trái với quan điểm di truyền của thuyết tiến hóa, một lý thuyết đang đóng vai trò chính thống, nên không được các nhà sinh học tin vào thuyết tiến hóa ủng hộ. Điều này đã được xác nhận trong bài báo Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên tạp chí The Journal of Heredity, trong đó viết: “Công trình của Mendel đầu tiên bị từ chối, vì hiển nhiên là ông đã tạo ra một lý thuyết chống lại lý thuyết di truyền của Darwin (pangenesis), lý thuyết này lúc ấy đã trở nên phổ biến và được chấp nhận như một lý thuyết chịu trách nhiệm về di truyền”. [4]
Thực
ra Mendel không chỉ công bố công trình của mình trên tạp chí chuyên
môn, mà còn gửi bản sao đến các nhà khoa học có uy tín trong thời của
ông. Chẳng hạn, năm 1867, ông đã gửi công trình đến ngài Carl Nageli,
người được tạp chí Great Experiments in Biology (Những thí nghiệm vĩ đại
trong Sinh học) ca ngợi là “một nhà thực vật học nổi tiếng và một người
có thẩm quyền về tiến hóa luận”, trong đó Mendel viết: “Tôi không bao giờ quan sát thấy những sự chuyển tiếp quá độ từ từ tứng tí một các đặc điểm của cha mẹ cho con cái”.
Có nghĩa là ông bác bỏ thuyết tiến hóa – thuyết cho rằng loài này có
thể biến thành loài khác thông qua những biến đổi từng tí một trong một
thời gian đủ dài. Trong phần kết công trình của mình, Mendel còn nhắc
đến một công trình của một người đi trước ông là Gartner. Ông viết:“Kết
quả của những thí nghiệm nghiên cứu khả năng một loài có thể biến thành
loài khác đã dẫn Gartner đi tới chỗ chống đối lại ý kiến của các nhà tự
nhiên học vốn không tin vào sự ổn định của các loài cây trồng mà tin
vào sự tiến hóa liên tục của thực vật. Ông đã đưa ra một chứng minh
không thể nghi ngờ rằng các loài là cố định…”.
Nói một cách dễ hiểu: ban đầu Gartner cũng muốn tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng quan điểm của thuyết tiến hóa cho rằng một loài có thể biến thành loài khác. Nhưng những thí nghiệm đó lại dẫn Gartner tới kết quà hoàn toàn ngược lại, rằng các loài giữ nguyên các đặc điểm giống loài của nó, và không thể biến thành loài khác.
Mendel kết luận: “những cây lai tạo giữa những loài này không mất đi một chút nào về sự ổn định của chúng sau 4 – 5 thế hệ”.Xin
nhắc lại rằng công trình của Mendel ra đời sau cuốn Về Nguồn gốc các
Loài của Darwin 7 năm. Vậy kết luận nói trên của Mendel là một lời nhắn
nhủ rõ ràng gửi tới các nhà tiến hóa luận rằng hãy xem xét lại quan điểm
về sự biến đổi các đặc điểm di truyền để một loài này có thể biến thành
loài khác. David Coppedge viết về điều này như sau:“Khi học thuyết
Darwin chiếm lĩnh thế giới trí thức ở Anh và lan tràn sang lục địa Âu
Châu, kết luận nói trên của Mendel dường như một tiếng kèn kêu gọi hãy
thức tỉnh để quan sát những suy đoán của thuyết tiến hóa về sự biến đổi
loài này thành loài khác. Ông dường như đang hét lên, theo cách lịch sự
của ông, rằng “các loài không biến đổi thành loài khác! Chúng thể hiện
sự ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác, và các thí nghiệm của tôi đã
chứng tỏ sự thật đó. Có ai nghe không?””. Rồi Coppedge trả lời: “Không
ai nghe cả. Họ đang say sưa với thứ rượu ngọt của cơ chế tự nhiên đối
với cái gọi là ‘transformism’ – sự biến đổi loài này thành loài khác –
làm sao họ thấy được ích lợi gì từ những sự thật khó chịu mà vị tu sĩ ở
Áo công bố?”.
Cơn say ấy làm cho các nhà khoa học đi theo Darwin quên phắt tiêu chuẩn cơ bản của khoa học là bằng chứng thực tế hoặc thực nghiệm. Không có thực tế và thực nghiệm để chứng minh, thuyết tiến hóa thực chất chỉ là những thảo luận ngụy khoa học. Vì thế Coppedge không coi các nhà khoa học tiến hóa là nhà khoa học, mà chỉ là những người kể chuyện (storytellers). Ông viết: “Mendel thuộc trường phải kinh điển của các nhà khoa học tin vào phương pháp thực nghiệm. Nhưng bây giờ, những người kể chuyện của thuyết tiến hóa tự do suy đoán bừa bãi về quá khứ và tương lai không thể quan sát được rồi gọi đó là khoa học”.
Quả thật, thuyết tiến hóa là một chuyện thần tiên kể chuyện con vật này biến thành con vật khác, và tệ hại nhất là chuyện con khỉ biến thành con người. Chuyện bịa đặt đó được tin là chuyện thật, dẫn tới những đối xử tàn bạo, ngược đãi, thảm sát người thổ dân ở Úc và ở nhiều nơi khác trên thế giới chỉ vì họ bị coi là những sinh vật nửa người nửa khỉ [5].
Khi người khổng lồ thức dậyNhưng sự thật không thể bị che khuất mãi. “Năm 1900, người khổng lồ đang ngủ thức dậy”. Đó một tiêu đề trên trang mạng Famous Scientists (Các nhà khoa học nổi tiếng), mô tả sự kiện tái khám phá ra Di truyền học của Mendel. Quả thật là lý thuyết khổng lồ của Mendel đã bị chìm trong giấc ngủ của nhân loại 34 năm, nay mới thức dậy. Gần như đồng thời, 3 nhà khoa học làHugo De Vries, Carl Correns và Erich von Tschermak cùng khám phá ra rằng 34 năm trước, Gregor Mendel đã tìm ra những nguyên lý di truyền vô cùng quan trọng. Hugo De Vries có ấn tượng rất mạnh với những khám phá đó, và lập tức trao đổi sự thật mình vừa phát hiện với các nhà sinh học quan trọng khác. Ông cũng nhanh chóng nhận ra rằng lý thuyết di truyền này đặt ra một thách thức đối với lý thuyết của Darwin về chọn lọc tự nhiên.
Thật vậy, chọn lọc tự nhiên nói rằng sinh vật, trong quá trình thích nghi với môi trường, sẽ có những biến đổi về thể chất, và những biến đổi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Quá trình này tích lũy dần dần, đến một lúc nào đó biến đổi này trở thành đủ lớn để làm cho sinh vật đó biến thành một loài khác.
Nhưng lý thuyết di truyền của Mendel không cung cấp bất cứ một sự biến đổi nào như thế để làm chỗ dựa cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Nói cách khác, những biến đổi của sinh vật để thích nghi với môi trường không hề làm thay đổi các đặc điểm di truyền, và do đó không tạo ra loài mới. Hugo de Vries đã tổng kết nhận định này bằng một tuyên bố bất hủ:
“Sự chọn lọc tự nhiên có thể giải thích sự sống sót của con vật thích nghi tốt nhất, chứ không phải sự xuất hiện một loài mới từ con vật thích nghi tốt nhất” (Natural selection can explain the survival of the fittest, but not the arrival of the fittest). Tuyên bố này có thể coi như tấm màn khép lại tấn tuồng “chọn lọc tự nhiên là cơ sở của tiến hóa.”Tóm lại, việc tái khám phá ra lý thuyết di truyền của Mendel đẩy thuyết tiến hóa trong những năm đầu của thế kỷ 20 vào tình trạng khó ăn khó nói, sống dở chết dở. Các nhà khoa học tiến hóa lúng túng không biết đối xử với lý thuyết Mendel thế nào. Không thể bác bỏ nó được, vì chứng minh của nó quá minh bạch, rõ ràng, thuyết phục. Hugo de Vries và nhiều nhà khoa học khác đã làm những thí nghiệm tương tự để kiểm chứng các định luật của Mendel và đi tới kết luận rằng các định luật đó hoàn toàn chính xác, không thể phủ nhận được. Vì thế chỉ còn một lựa chọn duy nhất cho các nhà tiến hóa luận: trộn lẫn lý thuyết của Mendel và Darwin với nhau. Đó là lý do ra đời cái gọi là “thuyết tiến hóa tổng hợp” (synthetic theory of evolution), hoặc “chủ nghĩa Tân-Darwin” (neo-Darwinism).
Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán họcLý thuyết Tân-Darwin dựa trên sự di truyền những biến dị ngẫu nhiên (random mutations), có thể tóm tắt như sau:Trong quá trình sống, hệ di truyền của sinh vật có thể xuất hiện những biến dị ngẫu nhiên có lợi cho việc thích nghi với môi trường, và những biến dị có lợi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ nối tiếp. Qua hàng triệu, hàng tỷ năm, những biến dị này có thể tích phân lại thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài.
Tư tưởng đó thổi một sức sống mới vào thuyết tiến hóa, làm thỏa mãn các nhà sinh học tiến hóa đến nỗi trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin, nhà tiến hóa luận Julian Huxley đã tuyên bố dõng dạc đầy tự tin rằng thuyết tiến hóa của Darwin đã đạt tới một sự thật không thể tranh cãi được, và rằng toàn bộ vũ trụ được mô tả trong một quá trình duy nhất và liên tục của tiến hóa luận.
Nhưng trạng thái phớn phở lạc quan đó không kéo dài được bao lâu. Những thách thức toán học do Sir Peter Medawar và nhiều nhà toán học khác nêu lên đã phủ một bóng đen ngờ vực lên khả năng biến dị có thể tích lũy thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài – xác suất để sự kiện đó xẩy ra gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra!
Bài báo Mathematicians and Evolution (Các nhà toán học và thuyết tiến hóa) của Casey Luskin [6] trên trang mạng Evolution News ngày 11/07/2006 cho biết:
Một trong những cuộc xâm nhập của toán học vào khoa học tiến hóa được biết đến nhiều nhất là Hội nghị chuyên đề Wistar 1966 ở Philadelphia, nơi các nhà toán học và các nhà khoa học khác trong những lĩnh vực liên quan đã họp lại để đánh giá xem liệu thuyết Tân-Darwin có thể thực hiện được hay không. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ toạ của Sir Peter Medawar, một nhà khoa học từng đoạt Giải Nobel. Sự nhất trí chung của nhiều người tham dự hội nghị là thuyết Tân-Darwin không thể bảo vệ được bằng toán học (The general consensus of many meeting participants was that Neo-Darwinism was simply not mathematically tenable). Biên bản của hội nghị mang tên Mathematical Challenges to the Neo-Darwinian Interpretation of Evolution (Những thách thức toán học đối với sự diễn giải của thuyết Tân-Darwin về tiến hóa) cho biết các nhà toán học đáng kính và các học giả tương tự trong hội nghị đã nêu lên nhiều thách thức khác nhau.
Chẳng hạn, chủ tịch hội nghị, Sir Peter Medawar, tuyên bố lúc khai mạc: “Lý do trực tiếp của hội nghị này là một cảm giác bất mãn rất phổ biến đối với cái đã được xem như một lý thuyết tiến hóa được chấp nhận trong thế giới nói tiếng Anh, đó là cái được gọi là Lý thuyết Tân-Darwin… Có những phản đối được nêu lên bởi những nhà khoa học cảm thấy trong lý thuyết tiến hóa hiện nay có một số thứ đã mất tích… Những phản đối như thế đối với lý thuyết Tân-Darwin là rất phổ biến trong số các nhà sinh học nói chung; và chúng ta, tôi nghĩ, không vì ai cả phải làm cho sáng tỏ vấn đề. Chính sự kiện hôm nay chúng ta có mặt ở hội nghị này là bằng chứng cho thấy chúng ta chưa làm sáng tỏ vấn đề”
Trong tham luận mang tên “Làm thế nào để trình bầy các bài toán đánh giá sự tiến hóa bằng toán học”, nhà khoa học Stanislaw Ulam làm tan vỡ niềm hy vọng của thuyết Tân-Darwin bằng nhận định sau đây: “Dường như phải có hàng ngàn, hàng triệu biến dị có lợi để tạo ra một sinh vật phức tạp ở mức thấp nhất mà chúng ta thấy trong cuộc sống hiện nay. Bất kể là xác suất để một biến dị đơn lẻ lớn đến đâu, thậm chí bằng một phần hai, nhưng xác suất để xẩy ra một dãy các biến dị có lợi như thế nối tiếp nhau sẽ phải nâng lên lũy thừa một triệu, như thế bạn sẽ có một xác suất rất gần với zero, và một sự kiện như thế dường như không thể tồn tại trên thực tế”.Tóm lại, thuyết Tân-Darwin không có cơ sở khoa học. Nó không có bằng chứng thực tế, và không được toán học ủng hộ. Thậm chí toán học đã đưa ra những con số mang tính phủ định nó. Rốt cuộc, thuyết Tân-Darwin cũng chỉ là một giả thuyết phi hiện thực. Nó tiếp tục làm khoa học dựa trên các giả thuyết thuần túy không thể chứng minh được. Đó là truyền thống của chủ nghĩa Darwin!
Trong thập kỷ 1980, bằng chứng về sự gián đoạn trong hồ sơ hóa thạch và trong các genes đã chia rẽ các môn đệ của Darwin thành 2 phái: phái “biến đổi từ từ từng tí một” (gradualist) và phái “biến đổi nhẩy cóc” (punctuationist). Đặc biệt Stephen Jay Gould và Niles Eldredge đã phải nổi đóa lên với phái đối lập để thuyết phục rằng đồ thị tiến hóa không phải là một hàm liên tục, mà là một hàm nhảy cóc đột xuất từng đợt một. Cuộc tranh cãi giữa 2 phái này kéo dài cho đến nay chưa chấm dứt. Có nghĩa là phái “gradualist” trung thành với thuyết tiến hóa nhưng bế tắc, còn phải “nhảy cóc” là phái tiến hóa phản bội lại tiên đề của thuyết tiến hóa!
Cuối thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến một cuộc bùng nổ tri thức về di truyền học. Người ta đã có thể chỉ rõ ra các gene cụ thể, trong mã di truyền của nó, và quan sát sự sắp xếp của các cặp gene tương ứng vào trong giao tử (tế bào sinh sản trưởng thành, như một tinh trùng hoặc một trứng, có thể kết hợp với một tế bào khác để tạo nên một cơ thể mới). Một hiểu biết mới đã trở nên rõ ràng: tế bào rất khó tính trong việc đảm bảo sao cho các gene được sao chép một cách chính xác và đóng góp không sai sót.
Điều đó có nghĩa làhầu như không có cơ hội cho sự biến dị ngẫu nhiên có lợi.
Trong một số trường hợp có thể có những chữ cái của DNA cá biệt biến đổi mà không gây ra sự hủy hoại – có một sự co dãn nhất định trong mã di truyền sao cho một biến đổi riêng lẻ không tạo nên sự thay đổi bất kỳ một chức năng hoạt động nào cả. Những biến dị đó gọi là biến dị trung tính (vô hại). Người ta cũng khám phá ra cơ chế đọc và sửa chữa rất kỹ lưỡng của DNA, chứng tỏ rằng tế bào có nhiều cách sửa chữa các biến dị. Vả lại, phần lớn biến dị có trong thực tế đều gây ra bệnh tật hoặc tử vong, trong khi cho đến hôm nay các nhà sinh học tiến hóa không thể chỉ ra một trường hợp nào rõ ràng chứng tỏ biến dị dẫn tới loài mới, hoặc thậm chí một biến dị có lợi nào để biện hộ cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên.
Rất nhiều ý đồ tạo ra biến dị đã được thực hiện, đặc biệt đối với ruồi dấm Drosophila, nhưng nói chung đề gây nên thiệt hại hoặc chết chóc cho loài này. Không hề có biến dị có lợi.
Trải qua bao nhiêu nỗ lực, cho đến nay, những phỏng đoán của Darwin đang tiến tới bờ vực của sự sụp đổ, trong khi các định luật của Mendel tiếp tục đứng vững.
Kết luậnLâu đài tiến hóa của Darwin xây trên nền móng là chọn lọc tự nhiên; nền móng ấy được nhào trộn bởi một thứ bê-tông mang nhãn hiệu “biến dị có lợi”. Phải có hàng triệu, hàng triệu biến dị có lợi nối tiếp nhau qua hàng triệu, hàng tỷ năm mới có hy vọng tạo ra những biến đổi lớn để xuất hiện một loài mới. Toán học chứng minh xác suất để xẩy ra một sự kiện như thế gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra. Vì thế lâu đài tiến hóa thực chất giống như một lâu đài trong truyện thần tiên, hoặc trong phim hoạt hình, chẳng hạn phim Alice in Wonderland.
Các nhà khoa học tiến hóa là những người kể chuyện giỏi, những họa sĩ tài ba, làm cho người xem cứ tưởng như thật. Cuốn phim vẫn đang tiếp tục được chiếu ở rạp, vẫn có nhiều người vào xem. Trẻ em thì bắt phải xem, và bắt phải tin lâu đài ấy là có thật. Nhưng vì nó là một cuốn phim, một truyện kể, nên rồi cũng sẽ đến hồi kết. Thực tế phim cũng đang đến những đoạn cuối nhạt nhẽo, nhàm chán. Nhiều khán giả đã thấy rõ đây là chuyện thần tiên bịa đặt. Nhiều người đã bỏ ra về.Nghĩ lại thời học sinh, tôi thấy mình thật ngây ngô. Thầy nói gì cũng tin. Thầy ca tụng thuyết tiến hóa. Thầy kết tội thuyết di truyền. Sau này, khi ngộ ra sự thật, tôi nghĩ đến thầy, và đặt câu hỏi: Tại sao thầy lại tin vào một lý thuyết sai trái và kết tội một lý thuyết đúng đắn? Trong một thời gian dài tôi không tìm được câu trả lời. Mãi đến khi có internet, thông tin bùng nổ, tôi mới tìm được câu trả lời: “Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts” (Ít người nhìn bằng đôi mắt của chính mình và cảm nhận bằng trái tim của chính mình). Đó là lời của Albert Einstein. Einstein quả thật là một nhà hiền triết thâm thúy.
Vâng, đa số tin vào thuyết tiến hóa vì thầy của mình dạy như thế, giống như tôi vậy. Đa số coi nó là một “khoa học” vì quả thật nó là một “khoa học” đã được nhồi sọ cho mọi người từ thủa thiếu thời. Đa số tin vào nó vì nó vẫn đang có những danh hiệu kêu leng keng trong những viện nghiên cứu hoành tráng, vẫn có những giáo sư tiến sĩ giảng dạy nó, vẫn có những đại học danh tiếng tôn vinh nó.Vẫn có những đại bác học như Francis Collins, một trong hai đồng tác giả của công trình khám phá bản đồ gene người, biện hộ cho nó, cố níu kéo nó, cố gán ghép nó vào lý thuyết di truyền hiện đại… cố chứng minh bộ gene của người rất gần với bộ gene của khỉ, mà lờ đi một sự thật rằng bộ gene của người phần lớn cũng giống bộ gene của chuột, của giun đất,… Điều rất lạ là ông Collins rất tin Chúa, tin rằng Chúa là tác giả của thông tin cài đặt trong DNA, nhưng lại không đủ đức tin để tin rằng Chúa có thể sáng tạo ra mọi loài vật theo ý Chúa mà chẳng cần phải bịa ra bất cứ một thuyết tiến hóa nào cả. Tôi nghĩ ông Collins là một nhà khoa học thực sự có tài, công tâm, một tâm hồn trong sáng, nhưng ông chưa sử dụng hết cái trực giác vốn có ở ông để vượt thoát ra khỏi cái mớ bòng bong của thuyết tiến hóa đã cột chặt ông vào ghế học trò vài chục năm trước.
Những người không nhìn bằng đôi mắt của mình, không cảm nhận bằng trái tim của mình sẽ không bao giờ có khả năng tiên đoán, như tiên đoán đã nói ở cuối mục trước, rằng học thuyết Darwin đã tới bờ vực sụp đổ, và nó sẽ sụp đổ!
CHÚ THÍCH:[1] http://www.creationsafaris.com/wgcs_4.htm David F.Coppedge[2] Vụ án Scopes là vụ án xẩy ra tại tiểu bang Tennessee, Mỹ, năm 1925: giáo viên trung học John Scopes đã vi phạm đạo luật Butler của tiểu bang. Luật này cấm dạy môn học về tiến hóa của con người theo thuyết Darwin tại các trường công. Scopes đã bất chấp luật, đem môn học đó dạy cho học sinh. Scopes bị kết tội, nhưng luật sư bào chữa cho Scopes thắng kiện. Đó là thắng lợi của học thuyết Darwin tại nhà trường, nhưng là thắng lợi chính trị, thay vì khoa học.[3] http://www.darwinismrefuted.com/short_history_03.html[4] Bishop, B. E. 1996. Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin. The Journal of Heredity. 87 (3): 205-213. Pangenesis là một lý thuyết di truyền do Darwin xây dựng nên, dựa theo giả thuyết sai lầm của Jean Baptiste Lamark. Thuyết này đã bị chứng minh là sai lầm và đã bị loại bỏ. Đáng tiếc là người ta chỉ phê phán Lamark mà không phê phán Darwin.[5] Xem bài “Missing Links – Những mắt xíc bị mất tích” của Phạm Việt Hưng trên PVHg’s Home ngày 05/08/2015[6] http://www.evolutionnews.org/2006/07/mathematicians_and_evolution002387.html
Tác giả: Gs Phạm Việt Hưng.Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý độc giả lưu ý:
Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:Sự thật về thuyết tiến hóa (trình bày các luận cứ chất vấn học thuyết Darwin)Hệ lụy của thuyết tiến hóa (trình bày các ảnh hưởng có hại đối với xã hội của học thuyết Darwin)Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.
Một cái nhìn tổng thể lướt qua Mendel và Darwin
Thật “may mắn” cho Darwin vì rốt cuộc ông đã không phải trực diện đối mặt với một nhà khoa học lỗi lạc cùng thời, đó là Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), một tu sĩ công giáo người Áo, cha đẻ của Di truyền học. Nếu phải trực tiếp đối diện với Mendel, không biết Darwin sẽ làm thế nào để chống đỡ trước sự tấn công của lý thuyết di truyền do Mendel nêu lên, vì lý thuyết này đã chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng cái gọi là ‘transformism’ – sự biến đổi loài này thành loài khác – của thuyết tiến hóa chỉ là một câu chuyện hoang đường không bao giờ xẩy ra.
Thật vậy, theo lý thuyết di truyền của Mendel, khỉ chỉ có thể đẻ ra khỉ, cá chỉ có thể đẻ ra cá,… không bao giờ khỉ biến thành người được. Không có cái gọi là biến đổi từ từ trong một thời gian dài để một loài này biến thành loài khác. Đó là sự tưởng tượng vô căn cứ của học thuyết Darwin. Từ khi cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin ra đời (1859) đến nay đã là 156 năm, thuyết tiến hóa vẫn không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh cho sự biến đổi từ từ đó.
Chẳng hạn, không có bất cứ một hóa thạch nào để chứng minh cho sự tồn tại của một loài nằm giữa loài người và loài khỉ, mà thuyết tiến hóa bảo đó là tổ tiên của loài người. Sự vắng bóng tuyệt đối của các hóa thạch xác nhận tính đúng đắn của lý thuyết di truyền của Mendel, rằng đặc điểm của loài được bảo tồn trong quá trình di truyền, và do đó một loài không thể biến thành loài khác. Có nghĩa là về bản chất, lý thuyết di truyền của Mendel chống đối thuyết tiến hóa của Darwin.
Nhưng chẳng lẽ Darwin sống cùng thời với Mendel mà không hay biết gì về Mendel?
Câu trả lời là KHÔNG! Điều này đã được xác nhận trong một bài báo nhan đề “Gregor Mendel” của David Coppedge, một nhà khoa học của NASA từng làm quản lý hệ thống trong chương trình Cassini Mission to Saturn (Sứ mạng Cassini tới Sao Thổ). Trong bài báo đó, Coppedge viết: “… các nhà lịch sử biết chắc chắn Darwin không biết gì về Mendel, mặc dù Mendel biết về Darwin” [1]
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì thực ra không riêng Darwin, mà nhân loại thế kỷ 19 nói chung không hay biết gì về Mendel, mặc dù công trình của Mendel chính thức được công bố từ năm 1866, tức 7 năm sau khi Darwin công bố cuốn Về Nguồn gốc các Loài. Thực tế là công trình của Mendel đã bị chìm trong quên lãng, không được người đời biết đến trong một khoảng thời gian dài, ít nhất từ khi nó được công bố đến khi nó được tái khám phá vào năm 1900, tức là 34 năm nằm trong bóng tối! Darwin mất năm 1882, tức là 18 năm trước khi công trình của Mendel được dư luận rộng rãi biết đến.
Ngược lại, Mendel biết rõ thuyết tiến hóa của Darwin, và ông coi những định luật di truyền do ông khám phá sẽ đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với lý thuyết ‘transformism’ của Darwin – lý thuyết về sự biến đổi loài này thành loài khác (tư tưởng cốt lõi của thuyết tiến hóa).
Tuy nhiên, thế kỷ 19 chưa phải thời của Mendel. Thậm chí cho tới nửa đầu thế kỷ 20, thuyết tiến hóa của Darwin vẫn được coi là thuyết chính thống trong sinh học, được tiếp nhận hồ hởi như một thứ “khoa học nền móng” của trào lưu vô thần, mà đỉnh cao là vụ án Scopes [2] ở Mỹ và chủ nghĩa quốc xã ở Đức cùng với những thứ “dị bản” khác nhau của chủ nghĩa đấu tranh sinh tồn trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, kể từ khi lý thuyết di truyền của Mendel được biết đến và được phổ biến ngày càng rộng rãi hơn trong thế kỷ 20 thì mối đe dọa đối với thuyết tiến hóa cũng ngày càng lớn hơn. Người cảm nhận nguy cơ này rõ ràng hơn ai hết chính là những môn đệ của chủ nghĩa Darwin. Họ nhanh chóng nhận ra sự cần thiết phải lắp ghép học thuyết di truyền của Mendel vào thuyết tiến hóa. Đó là lý do để chủ nghĩa Tân-Darwin (neo-Darwinism) ra đời mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần dưới trong bài này. Nhưng ngay bây giờ cần phải biết mọt sự thật là các nhà tiến hóa học đã phải tìm cách chống đỡ lý thuyết di truyền của Mendel. Hãy nghe David Coppedge (đã dẫn) nói về điều này:
“Như chúng ta sẽ thấy, ngót 72 năm đã trôi qua trước khi người ta không thể không biết đến những khám phá của Mendel nữa. Trong những năm 1930, sau chiến thắng trong vụ án Scopes, học thuyết Darwin bùng nổ ở mức không thể ngăn chặn được nữa. Từ đó hình thành một xu thế trộn lẫn thuyết di truyền của Mendel vào trong thuyết tiến hóa. Trong đó những đồ đệ của chủ nghĩa Tân-Darwin có xu hướng nhận vơ Mendel như người thuộc trường phái của mình, nhưng những bằng chứng cho thấy vị tu sĩ công giáo này chẳng có chút quan hệ dây mơ rễ má nào với học thuyết tiến hóa cả”.
Đúng như vậy, Gregor Mendel là một tu sĩ công giáo tin vào thuyết sáng tạo, làm sao có thể chấp nhận thuyết tiến hóa? Nhưng Mendel không chống lại học thuyết Darwin bằng tôn giáo và triết lý, mà bằng chính công trình nghiên cứu khoa học của ông – những định luật về di truyền.
Muốn hiểu lý thuyết di truyền của Mendel chống lại thuyết tiến hóa ra sao, phải tìm hiểu khái niệm di truyền.
Từ xa xưa, thông qua những quan sát thông thường như con cái giống cha mẹ, cháu chắt giống ông bà, mọi người đều tin có di truyền. Nhưng mãi cho tới giữa thế kỷ 19 vẫn không ai biết cơ chế di truyền tác động ra sao và diễn ra như thế nào. Đa số mọi người cho rằng yếu tố di truyền nằm trong máu, và sự pha trộn các dòng máu sẽ chuyển giao các yếu tố di truyền của cha và mẹ cho con cái. Quan niệm ấy còn quá thô sơ và cách xa sự thật. Phải đợi tới khám phá của Mendel, cơ chế di truyền mới được sáng tỏ. Nhưng như chúng ta đã thấy, Darwin không hay biết gì về công trình của Mendel, do đó ông đã phạm sai lầm lớn khi áp dụng một quan niệm sai lầm về di truyền của Jean Baptiste Lamarck vào thuyết tiến hóa.
Tư tưởng về di truyền của Darwin trong thuyết tiến hóa
Theo trang mạng Darwinsim Refuted (Học thuyết Darwin bị bác bỏ) [3] , vấn đề di truyền đặt ra một tình thế bối rối cho thuyết tiến hóa của Darwin. Khi Darwin đang xây dựng lý thuyết của mình, vấn đề làm thế nào mà sinh vật truyền được các đặc tính của chúng cho các thế hệ tiếp theo, tức là làm thế nào mà sự di truyền xẩy ra, vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Niềm tin ngây thơ cho rằng sự di truyền được truyền qua máu vẫn được chấp nhận một cách phổ biến. Niềm tin mập mờ ấy dẫn Darwin tới chỗ đặt lý thuyết của mình trên một nền tảng sai lầm.Để thấy rõ sai lầm đó, trước hết phải biết rằng thuyết tiến hóa của Darwin dựa trên cơ chế “chọn lọc tự nhiên” (natural selection). Chọn lọc tự nhiên là sự chọn lọc những “đặc tính có lợi” (useful traits) để di truyền lại cho các thế hệ sau. Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được trả lời: Làm thế nào để “những đặc tính có lợi” được chọn lọc và chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo?
Tại đây, Darwin đã ôm lấy lý thuyết của Lamarck, đó là lý thuyết về “sự di truyền những đặc tính mới giành được” (the inheritance of acquired traits).
Những đặc tính mới giành được không phải là những đặc tính bẩm sinh, mà là những đặc tính giành được sau khi ra đời, trong quá trình sống và thích nghi với môi trường, và có thể di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Darwin rất thích thú với khái niệm này, và ông đưa ra quan điểm cho rằng “đặc tính có lợi” là một loại đặc tính mới giành được. Có nghĩa là Darwin đã sử dụng quan niệm về di truyền của Lamarck để giải thích quy luật chọn lọc tự nhiên, và từ chọn lọc tự nhiên giải thích sự tiến hóa!
Trong cuốn “Bí mật lớn về tiến hóa” (The Great Evolution Mystery), tác giả Gordon Taylor cho chúng ta thấy rõ Darwin đã chịu ảnh hưởng bởi Lamarck như thế nào:
“Học thuyết Lamarck được xem như học thuyết về sự di truyền các đặc tính mới giành được… Darwin có khuynh hướng tin rằng sự di truyền như thế đã xẩy ra và có trường hợp ông được nghe báo cáo rằng một người bị mất các ngón tay sinh ra những đứa con không có ngón tay… Năm 1868, khi ông công bố cuốn Varieties of Animals and Plants under Domestication (Tính đa dạng của động vật và cây trồng dưới sự thuần hóa), ông đã cho một loạt thí dụ về sự di truyền theo lý thuyết của Lamarck: một người mất một phần ngón tay út và tất cả con trai của người đó sinh ra với những ngón tay biến dạng; những bé trai sinh ra với bao quy đầu có độ dài giảm thiểu là kết quả của nhiều thế hệ được cắt bao quy đầu…”
Nhưng dưới ánh sáng của Di truyền học Mendel, giả thuyết của Lamarck đã bị phủ nhận. Các định luật di truyền của Mendel chứng tỏ rằng các đặc tính mới giành được không chuyển giao cho các thế hệ nối tiếp, vì chúng không hề làm thay đổi các gene. Sự di truyền, theo lý thuyết của Mendel, xẩy ra theo những định luật bất biến xác định. Bất kể những con bò mà Darwin nhìn thấy ở khắp nơi sinh sản thế nào, bản thân loài bò không bao giờ thay đổi: bò luôn luôn vẫn là bò. Các định luật di truyền của Mendel đã hủy hoại thuyết tiến hóa!
Năm 1866 Gregor Mendel công bố các định luật di truyền do ông khám phá. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 công trình này mới bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới khoa học. Đầu thế kỷ 20, chân lý của các định luật này mới được chấp nhận bởi toàn thể cộng đồng khoa học. Đây là một đòn chết người đánh vào lý thuyết của Darwin – một lý thuyết sử dụng khái niệm “di truyền những đặc tính có lợi” dựa trên lý thuyết sai lầm của Lamarck.
Nhiều sách báo nhắc tới một sự thật là lý thuyết của Mendel chống lại mô hình của Lamarck, nhưng tảng lờ sự thật là lý thuyết Mendel chống lại cả Darwin, vì Darwin tiếp thu mô hình của Lamark để giải thích sự di truyền những đặc tính có lợi trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Vậy hãy trả lại sự thật cho khoa học: Lý thuyết Di truyền của Mendel chống lại cả Lamark lẫn Darwin, như bài báo “Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin” (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên Tạp chí Di truyền (Journal of Heredity) đã nói rất rõ: “Ông ấy (Mendel) đã quen thuộc với cuốn Về Nguồn gốc các loài của Darwin … và ông chống lại lý thuyết của Darwin…”
Tóm lại, các định luật do Mendel khám phá đã đặt học thuyết Darwin vào trong một tình thế vô cùng khó khăn. Vì thế, trong phần tư đầu tiên của thế kỷ 20, các nhà khoa học ủng hộ học thuyết Darwin đã tìm cách cứu học thuyết này bằng việc xây dựng một mô hình tiến hóa mới: “chủ nghĩa Tân-Darwin” ra đời. Nhưng trước khi tìm hiểu về Tân-Darwin, hãy tìm hiểu các định luật di truyền của Mendel.
Ba Định luật Di truyền do Mendel khám pháTận tụy làm việc trong một khu vườn của Tu viện Thánh Thomas ở Brunn, nước Áo, Gregor Mendel đã thực hiện những thí nghiệm kéo dài trong nhiều năm, với những kỹ thuật khéo léo dựa trên một phương pháp khoa học chính xác và thuyết phục.
Nếu đánh giá tính khoa học của một công trình nghiên cứu theo tiêu chuẩn của Pasteur, rằng “Đừng đưa ra bất kỳ điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm”, thì sẽ thấy Darwin và Mendel là hai phương pháp đối lập – trong khi học thuyết của Darwin chứa toàn những mô tả chủ quan mang tính phỏng đoán, tuyệt đối không có một thí nghiệm nào để kiểm chứng, thì lý thuyết của Mendel dựa trên những thí nghiệm đạt tới độ chính xác như vật lý và toán học, có thể kiểm chứng bất kỳ lúc nào, và cho phép tiên đoán chính xác những sự kiện sẽ xẩy ra trong tương lai dựa trên những nguyên lý đã tổng kết.
Thật vậy, công trình của Mendel thường được ví như một kiểu mẫu giáo khoa về phương pháp thực nghiệm, đòi hỏi sự kiên trì, sự chú tâm tới các chi tiết, sự ghi chép cẩn thận, và một cái nhìn sâu thẳm vào bản chất của vấn đề. Trong một dự án kéo dài 10 năm, Mendel đã lai tạo 28.000 cây đậu Pisum, quan sát tính di truyền của 7 đặc điểm được lựa chọn:
– bề mặt của hạt (nhăn hoặc mịn)– mầu của nội nhũ (vàng, da cam hoặc xanh lá cây)– mầu vỏ hạt (xanh lá cây hoặc vàng)– hình dạng vỏ đậu (phồng hoặc dẹt)– mầu vỏ đậu (vàng hoặc xanh lá cây)– vị thế của hoa (trên trục hoặc ở cuối)– độ dài cuống (từ 6 feet trở lên hoặc từ 1 foot trở xuống)
Ông chọn cây đậu để nghiên cứu vì cây đậu là loài cây có mùa ngắn (có thể tiến hành thí nghiệm nhiều lần), dễ thụ phấn, có những đặc điểm rõ ràng dễ nhận thấy và có thể che chắn để khỏi bị thụ phấn lai tạp một cách tùy tiện. Ông dành 2 năm đầu tiên để tạo ra những cây đậu thuần chủng đúng loại, rồi dành 8 năm tiếp theo để thụ phấn lai tạo theo dự án và xác định chính xác số lượng các đặc điểm xuất hiện ở các đời con cháu. Khó có thể tưởng tượng được một người âm thầm làm việc một mình trong vòng 10 năm như thế để theo đuổi mục tiêu khám phá sự thật về di truyền. Cuối cùng, vị tu sĩ công giáo trước đó không ai biết đến đã tìm ra những nguyên lý vĩ đại của sự sống, cho phép tiến hành những dự đoán có thể kiểm chứng được, và đặc biệt, có thể trình bầy chúng dưới dạng toán học. Đây là lần đầu tiên toán học bước chân vào sinh vật học, và trở thành công cụ giúp sinh vật học đi tới những nguyên lý chính xác, tương tự như vật lý.
Với trực giác thiên tài, vào thời điểm giữa thế kỷ 19 khi con người chưa biết gì về nhiễm sắc thể và những chi tiết trong việc phân chia tế nào, Mendel đã khám phá ra 3 định luật cơ bản của di truyền học:
Định luật về cặp yếu tố (gene) (Law of Paired Factors (Genes)): Mỗi đặc điểm của sinh vật được quyết định bởi một cặp gene tương ứng. Mỗi cha/mẹ đóng góp chỉ một gene trong cặp gene đó. Mỗi đặc điểm, chẳng hạn mầu vỏ hạt, được đóng góp bởi cả cha lẫn mẹ, nghĩa là, không chỉ một giới xác định mầu của vỏ hạt; trứng và tinh trùng cùng đóng góp một nửa của một đặc điểm cho trước.
Định luật về tính trội (Law of Dominance): Trong một cặp gene, một gene sẽ trội hơn gene kia và sẽ kiểm soát sư biểu lộ ra bên ngoài. Đó là tính trội của gene và gene đóng vai trò trội được gọi là gene trội. Mendel phát minh ra các thuật ngữ trội và lặn để giải thích định luật về tính trội. Thí dụ: tính mịn trội hơn tính nhăn; nếu một thế hệ con cháu có cặp gene trong đó một gene xác định tính mịn, một gene xác định tính nhăn, thì con của nó sẽ biểu lộ tính mịn.
Định luật về tính độc lập (Law of Segregation): Các đặc điểm được di truyền một cách độc lập. Một hạt có thể nhăn và vàng, hoặc nhăn và xanh, hoặc mịn và vàng, hoặc mịn và xanh. Các đặc điểm được chọn một cách độc lập và ngẫu nhiên cho các thế hệ con cháu, nhưng có đủ các phép thử để chúng tuân thủ các quy luật toán học.
Công trình của Mendel mang một cái tên rất giản dị khiêm tốn “Những thí nghiệm lai giống cây trồng” (Experiments in Plant Hybridization), hoàn thành năm 1865 và công bố năm 1866 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nhận thức về sự sống.
Nhưng một công trình vĩ đại như thế đã bị lãng quên trong 34 năm. Tại sao?
Tại sao công trình của Mendel bị lãng quên?Một số tài liệu nói rằng vì nó được công bố trên một tài liệu ít tiếng tăm của Áo, nhưng đó chỉ là một cách né tránh sự thật. Sự thật là nhiều người có thể đã đọc công trình của ông nhưng không hiểu và không đánh giá được ý nghĩa quan trọng của nó. Nhưng mặt khác, và điều này đáng nói hơn, vì công trình của Mendel có nội dung trái với quan điểm di truyền của thuyết tiến hóa, một lý thuyết đang đóng vai trò chính thống, nên không được các nhà sinh học tin vào thuyết tiến hóa ủng hộ. Điều này đã được xác nhận trong bài báo Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên tạp chí The Journal of Heredity, trong đó viết: “Công trình của Mendel đầu tiên bị từ chối, vì hiển nhiên là ông đã tạo ra một lý thuyết chống lại lý thuyết di truyền của Darwin (pangenesis), lý thuyết này lúc ấy đã trở nên phổ biến và được chấp nhận như một lý thuyết chịu trách nhiệm về di truyền”. [4]
Nói một cách dễ hiểu: ban đầu Gartner cũng muốn tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng quan điểm của thuyết tiến hóa cho rằng một loài có thể biến thành loài khác. Nhưng những thí nghiệm đó lại dẫn Gartner tới kết quà hoàn toàn ngược lại, rằng các loài giữ nguyên các đặc điểm giống loài của nó, và không thể biến thành loài khác.
Cơn say ấy làm cho các nhà khoa học đi theo Darwin quên phắt tiêu chuẩn cơ bản của khoa học là bằng chứng thực tế hoặc thực nghiệm. Không có thực tế và thực nghiệm để chứng minh, thuyết tiến hóa thực chất chỉ là những thảo luận ngụy khoa học. Vì thế Coppedge không coi các nhà khoa học tiến hóa là nhà khoa học, mà chỉ là những người kể chuyện (storytellers). Ông viết: “Mendel thuộc trường phải kinh điển của các nhà khoa học tin vào phương pháp thực nghiệm. Nhưng bây giờ, những người kể chuyện của thuyết tiến hóa tự do suy đoán bừa bãi về quá khứ và tương lai không thể quan sát được rồi gọi đó là khoa học”.
Quả thật, thuyết tiến hóa là một chuyện thần tiên kể chuyện con vật này biến thành con vật khác, và tệ hại nhất là chuyện con khỉ biến thành con người. Chuyện bịa đặt đó được tin là chuyện thật, dẫn tới những đối xử tàn bạo, ngược đãi, thảm sát người thổ dân ở Úc và ở nhiều nơi khác trên thế giới chỉ vì họ bị coi là những sinh vật nửa người nửa khỉ [5].
Khi người khổng lồ thức dậyNhưng sự thật không thể bị che khuất mãi. “Năm 1900, người khổng lồ đang ngủ thức dậy”. Đó một tiêu đề trên trang mạng Famous Scientists (Các nhà khoa học nổi tiếng), mô tả sự kiện tái khám phá ra Di truyền học của Mendel. Quả thật là lý thuyết khổng lồ của Mendel đã bị chìm trong giấc ngủ của nhân loại 34 năm, nay mới thức dậy. Gần như đồng thời, 3 nhà khoa học làHugo De Vries, Carl Correns và Erich von Tschermak cùng khám phá ra rằng 34 năm trước, Gregor Mendel đã tìm ra những nguyên lý di truyền vô cùng quan trọng. Hugo De Vries có ấn tượng rất mạnh với những khám phá đó, và lập tức trao đổi sự thật mình vừa phát hiện với các nhà sinh học quan trọng khác. Ông cũng nhanh chóng nhận ra rằng lý thuyết di truyền này đặt ra một thách thức đối với lý thuyết của Darwin về chọn lọc tự nhiên.
Thật vậy, chọn lọc tự nhiên nói rằng sinh vật, trong quá trình thích nghi với môi trường, sẽ có những biến đổi về thể chất, và những biến đổi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Quá trình này tích lũy dần dần, đến một lúc nào đó biến đổi này trở thành đủ lớn để làm cho sinh vật đó biến thành một loài khác.
Nhưng lý thuyết di truyền của Mendel không cung cấp bất cứ một sự biến đổi nào như thế để làm chỗ dựa cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Nói cách khác, những biến đổi của sinh vật để thích nghi với môi trường không hề làm thay đổi các đặc điểm di truyền, và do đó không tạo ra loài mới. Hugo de Vries đã tổng kết nhận định này bằng một tuyên bố bất hủ:
“Sự chọn lọc tự nhiên có thể giải thích sự sống sót của con vật thích nghi tốt nhất, chứ không phải sự xuất hiện một loài mới từ con vật thích nghi tốt nhất” (Natural selection can explain the survival of the fittest, but not the arrival of the fittest). Tuyên bố này có thể coi như tấm màn khép lại tấn tuồng “chọn lọc tự nhiên là cơ sở của tiến hóa.”Tóm lại, việc tái khám phá ra lý thuyết di truyền của Mendel đẩy thuyết tiến hóa trong những năm đầu của thế kỷ 20 vào tình trạng khó ăn khó nói, sống dở chết dở. Các nhà khoa học tiến hóa lúng túng không biết đối xử với lý thuyết Mendel thế nào. Không thể bác bỏ nó được, vì chứng minh của nó quá minh bạch, rõ ràng, thuyết phục. Hugo de Vries và nhiều nhà khoa học khác đã làm những thí nghiệm tương tự để kiểm chứng các định luật của Mendel và đi tới kết luận rằng các định luật đó hoàn toàn chính xác, không thể phủ nhận được. Vì thế chỉ còn một lựa chọn duy nhất cho các nhà tiến hóa luận: trộn lẫn lý thuyết của Mendel và Darwin với nhau. Đó là lý do ra đời cái gọi là “thuyết tiến hóa tổng hợp” (synthetic theory of evolution), hoặc “chủ nghĩa Tân-Darwin” (neo-Darwinism).
Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán họcLý thuyết Tân-Darwin dựa trên sự di truyền những biến dị ngẫu nhiên (random mutations), có thể tóm tắt như sau:Trong quá trình sống, hệ di truyền của sinh vật có thể xuất hiện những biến dị ngẫu nhiên có lợi cho việc thích nghi với môi trường, và những biến dị có lợi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ nối tiếp. Qua hàng triệu, hàng tỷ năm, những biến dị này có thể tích phân lại thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài.
Tư tưởng đó thổi một sức sống mới vào thuyết tiến hóa, làm thỏa mãn các nhà sinh học tiến hóa đến nỗi trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin, nhà tiến hóa luận Julian Huxley đã tuyên bố dõng dạc đầy tự tin rằng thuyết tiến hóa của Darwin đã đạt tới một sự thật không thể tranh cãi được, và rằng toàn bộ vũ trụ được mô tả trong một quá trình duy nhất và liên tục của tiến hóa luận.
Nhưng trạng thái phớn phở lạc quan đó không kéo dài được bao lâu. Những thách thức toán học do Sir Peter Medawar và nhiều nhà toán học khác nêu lên đã phủ một bóng đen ngờ vực lên khả năng biến dị có thể tích lũy thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài – xác suất để sự kiện đó xẩy ra gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra!
Bài báo Mathematicians and Evolution (Các nhà toán học và thuyết tiến hóa) của Casey Luskin [6] trên trang mạng Evolution News ngày 11/07/2006 cho biết:
Một trong những cuộc xâm nhập của toán học vào khoa học tiến hóa được biết đến nhiều nhất là Hội nghị chuyên đề Wistar 1966 ở Philadelphia, nơi các nhà toán học và các nhà khoa học khác trong những lĩnh vực liên quan đã họp lại để đánh giá xem liệu thuyết Tân-Darwin có thể thực hiện được hay không. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ toạ của Sir Peter Medawar, một nhà khoa học từng đoạt Giải Nobel. Sự nhất trí chung của nhiều người tham dự hội nghị là thuyết Tân-Darwin không thể bảo vệ được bằng toán học (The general consensus of many meeting participants was that Neo-Darwinism was simply not mathematically tenable). Biên bản của hội nghị mang tên Mathematical Challenges to the Neo-Darwinian Interpretation of Evolution (Những thách thức toán học đối với sự diễn giải của thuyết Tân-Darwin về tiến hóa) cho biết các nhà toán học đáng kính và các học giả tương tự trong hội nghị đã nêu lên nhiều thách thức khác nhau.
Chẳng hạn, chủ tịch hội nghị, Sir Peter Medawar, tuyên bố lúc khai mạc: “Lý do trực tiếp của hội nghị này là một cảm giác bất mãn rất phổ biến đối với cái đã được xem như một lý thuyết tiến hóa được chấp nhận trong thế giới nói tiếng Anh, đó là cái được gọi là Lý thuyết Tân-Darwin… Có những phản đối được nêu lên bởi những nhà khoa học cảm thấy trong lý thuyết tiến hóa hiện nay có một số thứ đã mất tích… Những phản đối như thế đối với lý thuyết Tân-Darwin là rất phổ biến trong số các nhà sinh học nói chung; và chúng ta, tôi nghĩ, không vì ai cả phải làm cho sáng tỏ vấn đề. Chính sự kiện hôm nay chúng ta có mặt ở hội nghị này là bằng chứng cho thấy chúng ta chưa làm sáng tỏ vấn đề”
Trong tham luận mang tên “Làm thế nào để trình bầy các bài toán đánh giá sự tiến hóa bằng toán học”, nhà khoa học Stanislaw Ulam làm tan vỡ niềm hy vọng của thuyết Tân-Darwin bằng nhận định sau đây: “Dường như phải có hàng ngàn, hàng triệu biến dị có lợi để tạo ra một sinh vật phức tạp ở mức thấp nhất mà chúng ta thấy trong cuộc sống hiện nay. Bất kể là xác suất để một biến dị đơn lẻ lớn đến đâu, thậm chí bằng một phần hai, nhưng xác suất để xẩy ra một dãy các biến dị có lợi như thế nối tiếp nhau sẽ phải nâng lên lũy thừa một triệu, như thế bạn sẽ có một xác suất rất gần với zero, và một sự kiện như thế dường như không thể tồn tại trên thực tế”.Tóm lại, thuyết Tân-Darwin không có cơ sở khoa học. Nó không có bằng chứng thực tế, và không được toán học ủng hộ. Thậm chí toán học đã đưa ra những con số mang tính phủ định nó. Rốt cuộc, thuyết Tân-Darwin cũng chỉ là một giả thuyết phi hiện thực. Nó tiếp tục làm khoa học dựa trên các giả thuyết thuần túy không thể chứng minh được. Đó là truyền thống của chủ nghĩa Darwin!
Trong thập kỷ 1980, bằng chứng về sự gián đoạn trong hồ sơ hóa thạch và trong các genes đã chia rẽ các môn đệ của Darwin thành 2 phái: phái “biến đổi từ từ từng tí một” (gradualist) và phái “biến đổi nhẩy cóc” (punctuationist). Đặc biệt Stephen Jay Gould và Niles Eldredge đã phải nổi đóa lên với phái đối lập để thuyết phục rằng đồ thị tiến hóa không phải là một hàm liên tục, mà là một hàm nhảy cóc đột xuất từng đợt một. Cuộc tranh cãi giữa 2 phái này kéo dài cho đến nay chưa chấm dứt. Có nghĩa là phái “gradualist” trung thành với thuyết tiến hóa nhưng bế tắc, còn phải “nhảy cóc” là phái tiến hóa phản bội lại tiên đề của thuyết tiến hóa!
Cuối thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến một cuộc bùng nổ tri thức về di truyền học. Người ta đã có thể chỉ rõ ra các gene cụ thể, trong mã di truyền của nó, và quan sát sự sắp xếp của các cặp gene tương ứng vào trong giao tử (tế bào sinh sản trưởng thành, như một tinh trùng hoặc một trứng, có thể kết hợp với một tế bào khác để tạo nên một cơ thể mới). Một hiểu biết mới đã trở nên rõ ràng: tế bào rất khó tính trong việc đảm bảo sao cho các gene được sao chép một cách chính xác và đóng góp không sai sót.
Điều đó có nghĩa làhầu như không có cơ hội cho sự biến dị ngẫu nhiên có lợi.
Trong một số trường hợp có thể có những chữ cái của DNA cá biệt biến đổi mà không gây ra sự hủy hoại – có một sự co dãn nhất định trong mã di truyền sao cho một biến đổi riêng lẻ không tạo nên sự thay đổi bất kỳ một chức năng hoạt động nào cả. Những biến dị đó gọi là biến dị trung tính (vô hại). Người ta cũng khám phá ra cơ chế đọc và sửa chữa rất kỹ lưỡng của DNA, chứng tỏ rằng tế bào có nhiều cách sửa chữa các biến dị. Vả lại, phần lớn biến dị có trong thực tế đều gây ra bệnh tật hoặc tử vong, trong khi cho đến hôm nay các nhà sinh học tiến hóa không thể chỉ ra một trường hợp nào rõ ràng chứng tỏ biến dị dẫn tới loài mới, hoặc thậm chí một biến dị có lợi nào để biện hộ cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên.
Rất nhiều ý đồ tạo ra biến dị đã được thực hiện, đặc biệt đối với ruồi dấm Drosophila, nhưng nói chung đề gây nên thiệt hại hoặc chết chóc cho loài này. Không hề có biến dị có lợi.
Trải qua bao nhiêu nỗ lực, cho đến nay, những phỏng đoán của Darwin đang tiến tới bờ vực của sự sụp đổ, trong khi các định luật của Mendel tiếp tục đứng vững.
Kết luậnLâu đài tiến hóa của Darwin xây trên nền móng là chọn lọc tự nhiên; nền móng ấy được nhào trộn bởi một thứ bê-tông mang nhãn hiệu “biến dị có lợi”. Phải có hàng triệu, hàng triệu biến dị có lợi nối tiếp nhau qua hàng triệu, hàng tỷ năm mới có hy vọng tạo ra những biến đổi lớn để xuất hiện một loài mới. Toán học chứng minh xác suất để xẩy ra một sự kiện như thế gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra. Vì thế lâu đài tiến hóa thực chất giống như một lâu đài trong truyện thần tiên, hoặc trong phim hoạt hình, chẳng hạn phim Alice in Wonderland.
Các nhà khoa học tiến hóa là những người kể chuyện giỏi, những họa sĩ tài ba, làm cho người xem cứ tưởng như thật. Cuốn phim vẫn đang tiếp tục được chiếu ở rạp, vẫn có nhiều người vào xem. Trẻ em thì bắt phải xem, và bắt phải tin lâu đài ấy là có thật. Nhưng vì nó là một cuốn phim, một truyện kể, nên rồi cũng sẽ đến hồi kết. Thực tế phim cũng đang đến những đoạn cuối nhạt nhẽo, nhàm chán. Nhiều khán giả đã thấy rõ đây là chuyện thần tiên bịa đặt. Nhiều người đã bỏ ra về.Nghĩ lại thời học sinh, tôi thấy mình thật ngây ngô. Thầy nói gì cũng tin. Thầy ca tụng thuyết tiến hóa. Thầy kết tội thuyết di truyền. Sau này, khi ngộ ra sự thật, tôi nghĩ đến thầy, và đặt câu hỏi: Tại sao thầy lại tin vào một lý thuyết sai trái và kết tội một lý thuyết đúng đắn? Trong một thời gian dài tôi không tìm được câu trả lời. Mãi đến khi có internet, thông tin bùng nổ, tôi mới tìm được câu trả lời: “Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts” (Ít người nhìn bằng đôi mắt của chính mình và cảm nhận bằng trái tim của chính mình). Đó là lời của Albert Einstein. Einstein quả thật là một nhà hiền triết thâm thúy.
Vâng, đa số tin vào thuyết tiến hóa vì thầy của mình dạy như thế, giống như tôi vậy. Đa số coi nó là một “khoa học” vì quả thật nó là một “khoa học” đã được nhồi sọ cho mọi người từ thủa thiếu thời. Đa số tin vào nó vì nó vẫn đang có những danh hiệu kêu leng keng trong những viện nghiên cứu hoành tráng, vẫn có những giáo sư tiến sĩ giảng dạy nó, vẫn có những đại học danh tiếng tôn vinh nó.Vẫn có những đại bác học như Francis Collins, một trong hai đồng tác giả của công trình khám phá bản đồ gene người, biện hộ cho nó, cố níu kéo nó, cố gán ghép nó vào lý thuyết di truyền hiện đại… cố chứng minh bộ gene của người rất gần với bộ gene của khỉ, mà lờ đi một sự thật rằng bộ gene của người phần lớn cũng giống bộ gene của chuột, của giun đất,… Điều rất lạ là ông Collins rất tin Chúa, tin rằng Chúa là tác giả của thông tin cài đặt trong DNA, nhưng lại không đủ đức tin để tin rằng Chúa có thể sáng tạo ra mọi loài vật theo ý Chúa mà chẳng cần phải bịa ra bất cứ một thuyết tiến hóa nào cả. Tôi nghĩ ông Collins là một nhà khoa học thực sự có tài, công tâm, một tâm hồn trong sáng, nhưng ông chưa sử dụng hết cái trực giác vốn có ở ông để vượt thoát ra khỏi cái mớ bòng bong của thuyết tiến hóa đã cột chặt ông vào ghế học trò vài chục năm trước.
Những người không nhìn bằng đôi mắt của mình, không cảm nhận bằng trái tim của mình sẽ không bao giờ có khả năng tiên đoán, như tiên đoán đã nói ở cuối mục trước, rằng học thuyết Darwin đã tới bờ vực sụp đổ, và nó sẽ sụp đổ!
CHÚ THÍCH:[1] http://www.creationsafaris.com/wgcs_4.htm David F.Coppedge[2] Vụ án Scopes là vụ án xẩy ra tại tiểu bang Tennessee, Mỹ, năm 1925: giáo viên trung học John Scopes đã vi phạm đạo luật Butler của tiểu bang. Luật này cấm dạy môn học về tiến hóa của con người theo thuyết Darwin tại các trường công. Scopes đã bất chấp luật, đem môn học đó dạy cho học sinh. Scopes bị kết tội, nhưng luật sư bào chữa cho Scopes thắng kiện. Đó là thắng lợi của học thuyết Darwin tại nhà trường, nhưng là thắng lợi chính trị, thay vì khoa học.[3] http://www.darwinismrefuted.com/short_history_03.html[4] Bishop, B. E. 1996. Mendel’s Opposition to Evolution and to Darwin. The Journal of Heredity. 87 (3): 205-213. Pangenesis là một lý thuyết di truyền do Darwin xây dựng nên, dựa theo giả thuyết sai lầm của Jean Baptiste Lamark. Thuyết này đã bị chứng minh là sai lầm và đã bị loại bỏ. Đáng tiếc là người ta chỉ phê phán Lamark mà không phê phán Darwin.[5] Xem bài “Missing Links – Những mắt xíc bị mất tích” của Phạm Việt Hưng trên PVHg’s Home ngày 05/08/2015[6] http://www.evolutionnews.org/2006/07/mathematicians_and_evolution002387.html
Tác giả: Gs Phạm Việt Hưng.Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Học giả phương Đông phản bác Thuyết Tiến hóa của Darwin
Trong những
năm đầu của thế kỷ 20, trong khi Thuyết Tiến hóa của Darwin được tin
tưởng và ủng hộ bởi các nhà sinh học và những kẻ phân biệt chủng tộc ở
Tây Phương, đã có một học giả Đông Phương mạnh mẽ phê phán Darwin. Theo
học giả này, Darwin đã sai lầm khi coi đấu tranh sinh tồn như một định
luật bắt buộc duy nhất của tiến hóa. Trong bài này tôi xin giới thiệu
người đó là ai và luận cứ của ông như thế nào.
Trong những năm đầu của thế kỷ 20, trong khi Thuyết Tiến hóa của Darwin
được tin tưởng và ủng hộ bởi các nhà sinh học và những kẻ phân biệt
chủng tộc ở Tây Phương, đã có một học giả Đông Phương mạnh mẽ phê phán
Darwin
Học giả đó là Lý Tôn Ngô, sinh năm 1879 ở Thành Đô, Trung Hoa, mất năm
1944 (5 năm trước khi CHND Trung Hoa ra đời). Quan điểm của Lý Tôn Ngô
phê phán Thuyết Tiến hóa của Darwin được trình bầy trong cuốn Hậu Hắc
Học của ông, xuất bản lần đầu tiên năm 1934, được bổ sung thêm trong
những lần tái bản về sau, được dư luận đánh giá là một “kỳ thư”. Bản
dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin
xuất bản năm 2000.
Điều tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh ở đây là Lý Tôn Ngô đã đi trước các
học giả Tây Phương trong việc phê phán Darwin – trong khi thiên hạ tôn
sùng Darwin như thần thánh thì ông ung dung chỉ ra những sai lầm của
Darwin rõ như ban ngày. Ông không sa vào học thuật chuyên sâu của sinh
học, mà bằng con mắt tinh đời của một người trung thực, ông chỉ ra
những lệch lạc của Darwin bằng những lý lẽ rất đơn giản mà bất cứ ai
cũng hiểu. Tính cách độc lập tư duy của ông rất đáng để cho các nhà
khoa học và giáo dục suy ngẫm. Tôi kính trọng ông bởi tính cách không
xu thời – không để cho bất cứ ai dắt mũi mình trong việc nhận thức chân
lý.
Sau đây là những trích đoạn trong cuốn sách nói trên. Tôi có sửa chữa
một hai từ ngữ cho dễ hiểu hơn, lược bỏ vài ba đoạn tôi cho là không
cần thiết. Những chỗ tô đậm là do tôi. Xin trân trọng giới thiệu với
độc giả:
Lý Tôn Ngô phê phán Darwin
Darwin nghiên cứu sinh vật học mấy chục năm, nghiên cứu hết con trùng,
thảo mộc, chim muông, cầm thú, rút ra được mấy kết luận, giới khoa học
coi đây là những phát kiến quý báu. Nhưng trong phòng thực nghiệm của
Darwin có một động vật cao cấp không được nghiên cứu cho nên học thuyết
của ông còn nhiều sơ hở. Động vật cao cấp đó là bản thân Darwin.
Darwin bỏ qua xã hội loài người, sao không lấy Darwin làm tiêu bản để
nghiên cứu bổ sung thêm. Do đó Tôn Ngô dùng những từ ngữ rất thú vị,
thiết tưởng rằng Darwin sinh ra cho đến lúc ông ta già chết đi, sự phát
triển tâm lý và hành vi ấy là lấy học thuyết Darwin chống lại Darwin,
từ đó rút ra 5 điều kết luận trong xã hội loài người:
1/ Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.
2/ Cạnh tranh lấy sinh tồn làm giới hạn, quá giới hạn sẽ bị tổn hại.
3/ Cùng là người trong một nước, người đạo đức thấp kém đối với đồng
loại càng gần càng cạnh tranh, người đạo đức cao thượng với đồng loại
càng gần càng khiêm nhường.
4/ Con đường cạnh tranh có hai: “Một con đường dùng vũ lực ra bên
ngoài tấn công người khác, một con đường dùng lực vào bên trong tìm ở
sức mình. Người dùng lực ra bên ngoài xung đột với lực tuyến của người
khác, lực của hai người không cân bằng thì một được một thua, hai lực
bằng nhau thì cả hai cùng bại và đều bị thương tổn. Người dùng lực vào
bên trong không xung đột với lực tuyến người khác, lực của ta và người
cân bằng thì cùng bay bổng, ai dùng lực sâu hơn thì người đó chiếm ưu
thế“.
5/ Làm việc gì cũng phải theo nguyên tắc người và ta cùng có lợi, cả
hai không được thay thế nhau, thì lợi người mà không hại mình hoặc lợi
mình mà không hại người.
Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.
Căn cứ vào 5 điều luật nói trên thì thấy cần sửa lại 8 chữ “cạnh tranh sinh tồn mạnh được yếu thua”
của Darwin. Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu
thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội
loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn
nhau, nên không thể không bác bỏ được.
Darwin nói nhân loại tiến hóa là do cạnh tranh với nhau, nhưng quan
sát từ nhiều mặt thì thấy nhân loại tiến hóa là do nhường nhau.
Ví dụ: “Tôi đi đường đang chạy thật nhanh thì thấy phía trước có
người đâm bổ tới, tôi phải né mình tránh ra mới không bỏ lỡ cuộc hành
trình. Nếu theo cách nói của Darwin thấy ai đâm bổ tới, tôi phải quật
ngã hắn nằm ra đất, đi đường phải đánh mở đường máu mà đi. Thử hỏi trên
thế gian này có ai dùng cách đó để mà đi không? Nếu như muốn nói:
“Thích nghi để tồn tại” thì phải hiểu lẽ nhường nhau mới thích nghi,
mới tồn tại được“.
Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội
loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm
nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không
thể không bác bỏ được.
Cách nhìn của Darwin, trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng tranh
nhau, cách nhìn của tôi trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng nhường
nhau. Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều
phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là
vật vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của
giới sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh
vật khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ
bên nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh
nhau ít hơn.
Do đó có thể rút ra một điều: “Giới sinh vật nhường nhau là chuyện thường, tranh nhau là chuyện hiếm”.
Darwin biến thường thành hiếm, có lẽ không đúng chăng? Cánh lá của
cây, nếu như xung đột chống nhau, sẽ níu kéo nhau thành một khối, sẽ
không phát triển được. Đại chiến ở Châu Âu là nhân loại níu kéo nhau
thành một khối. Học thuyết Darwin nói hiện tượng này là tiến hóa, nghe
ra khó thông.
Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có
lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt. Thời đại hồng hoang, hổ báo ở khắp nơi, sức
chúng còn mạnh hơn người. Nếu loài người không chiến thắng chúng thì
sao càng ngày chúng càng ít dần đi? Chiến tranh Châu Âu, sức đế chế Đức
rất mạnh, muốn bá chủ thế giới, tại sao thất bại? Dân Quốc năm thứ
nhất, thế lực Viên Thế Khải rất mạnh, có thể thống nhất Trung Quốc, tại
sao thất bại?
Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt.
Sự thực là như vậy, cho nên cần xét lại cách nói của Darwin. Ta
đi sâu nghiên cứu thì biết, hổ báo bị tiêu diệt là vì nhân loại muốn
đánh đuổi chúng. Đế chế Đức thất bại là vì thế giới muốn đánh chúng.
Viên Thế Khải thất bại là do toàn Trung Quốc muốn đánh hắn. Tư tưởng
giống nhau trở thành tuyến hợp lực ở hai hướng giống nhau. Hổ báo, đế
chế Đức, Viên Thế Khải đều do hợp lực mà đánh bại được.
Do đó có thể nói “Sinh tồn do hợp lực”. Biết hợp lực thì sinh tồn,
chống lại hợp lực thì bị tiêu diệt. Quan sát như vậy thì thấy ai dùng
quyền áp bức người khác, tự nhiên sẽ bị đào thải.
Quan điểm sai lầm của Darwin có thể lấy một ví dụ khác đề nói rõ: “Nếu
chúng ta nói với người nào đó, rằng sinh vật tiến hóa như chiều cao
của thân người, ngày một lớn lên. Có người hỏi: Làm thế nào để lớn lên?
Trả lời: Nếu nó không chết, nói sinh tồn sẽ lớn lên. Hỏi: Làm thế nào
để sinh tồn? Trả lời: Phải ăn cơm mới sinh tồn. Hỏi: Làm thế nào để có
cơm ăn? Chúng ta đứng bên chưa kịp trả lời, Darwin đứng bên đã trả lời:
Anh thấy người khác có cơm phải cướp lấy mà ăn, có cơm ăn càng nhiều,
thân thể càng mau lớn“.
Cách trả lời của Darwin sai hoặc không sai? Chúng ta nghiên cứu thấy
Darwin nói sinh vật tiến hóa không sai, nói tiến hóa nhờ sinh tồn không
sai, nói sinh tồn nhờ thức ăn cũng không sai, chỉ câu cuối cùng nói
muốn có thức ăn do cạnh tranh (cướp đoạt) là sai, sửa câu cuối cùng của
ông ta là đúng vậy.
Hỏi: sửa như thế nào? Rất thông thường: có cơm mọi người cùng ăn.
Bình tâm mà nói: “Darwin một mực dạy người cạnh tranh nên bị thiên
lệch, chúng ta một mực dạy người nhường nhau cũng bị thiên lệch? Ở đây
phải đề ra một định lý: “Nhường người, nhường đến mức không tổn hại đến
sinh tồn của ta thì thôi, cạnh tranh với người, cạnh tranh đến mức ta
sinh tồn được thì thôi”… Darwin chỉ lấy cạnh tranh để tiến hóa làm
nguyên nhân duy nhất nên bị lệch lạc vô cùng“.
Tóm lại, Darwin phát minh sinh vật tiến hóa cũng như Newton phát minh ra “sức hút tâm quả đất” là công thần lớn của giới học thuật, nhưng điều ông nói “Muốn sinh tồn phải cạnh tranh mạnh được yếu thua” không khỏi lệch lạc, cần uốn nắn lại.
Bình luận quan điểm của Lý Tôn Ngô
1/ Lý Tôn Ngô hoàn toàn trái ngược với Darwin trước hết ở cái nhìn nhân bản đối với thế giới.
Nếu Thuyết Tiến hóa của Darwin nhìn sự “tiến hóa” hoàn toàn theo con
mắt phi nhân bản – động lực của tiến hóa là tranh giành, kẻ mạnh là kẻ
sống sót, kẻ mạnh là kẻ có quyền tồn tại – thì học giả họ Lý đưa ra
quan điểm hoàn toàn đối lập:
Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã
hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người,
làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên
không thể không bác bỏ được.
2/ Ý kiến của Tôn Ngô không những thể hiện tính nhân bản, mà còn chỉ
rõ Darwin đã sai lầm như thế nào từ cách nhận thức. Ông chỉ ra một sự
thật mà Darwin không thấy, đó là hành vi của con người. Nếu Darwin coi
con người về bản chất cũng chỉ là một động vật, thì Tôn Ngô giảng cho
Darwin thấy rằng con người có khả năng nhận thức về hành vi của mình,
do đó có thể điều chỉnh hành vi đó để không ứng xử như con vật. Thật
vậy, ông giảng cho Darwin hiểu điều mà Thuyết Tiến hóa không biết:
Cùng một người, tri thức càng tiến bộ, tầm mắt nhìn càng xa, cạnh tranh càng ít.
Có nghĩa là con người không nhất thiết phải tranh giành và tiêu diệt
kẻ yếu hơn mình mới tồn tại được. Thiết tưởng một người có giáo dục
bình thường cũng thấy điều này, vậy tại sao một nhà khoa học hàn lâm
như Darwin không thấy?
Có hai giả thiết:
1/ Bản chất Darwin mang trong mình một cái nhìn đen tối về con người,
chỉ thấy cái ác trong con người mà không thấy cái thiện. Từ đó ông xây
dựng một Thuyết Tiến hóa không có lương tri của con người tham dự vào.
2/ Darwin quá mơ mộng trên mây trên gió, quá say mê với việc nghiên
cứu chim muông, sâu bọ, thú vật,… và chỉ nhìn thấy ở đó cơ chế vật chất
thuần túy, quên mất chính bản thân mình cũng là một đối tượng phải
nghiên cứu kỹ, như chính học giả Tôn Ngô đã nói, rằng phòng thí nghiệm
của Darwin thiếu một tiêu bản là chính ông. Vì thiếu tiêu bản đó nên
quan điểm của ông mới trở nên lệch lạc, nhất là khi áp dụng quy luật
của thế giới động vật vào con người.
3/ Tôi không dám quả quyết giả thiết nào là đúng. Có thể giả thiết một
đúng, hoặc hai đúng, hoặc cả hai. Nhưng điều tôi thấy đáng tiếc không
phải là hình ảnh cá nhân Darwin, mà là tại sao sai lầm của Darwin rõ
như thế, mà lại chiếm được lòng tin của rất rất nhiều người, trong đó
có những học giả rất uyên bác. Bao giờ nhân loại sẽ tỉnh ra để loại bỏ
Thuyết Tiến hóa ra khỏi khoa học và giáo dục? Thật đáng sợ khi một học
thuyết sai lầm như thế mà lại được coi là một khoa học chính thống để
truyền bá cho mọi thế hệ ở nhà trường.
4/ Hiện nay đã và đang dấy lên một làn sóng chống Darwin trên khắp thế
giới. Chỉ những người bàng quan mới không biết điều này. Tôi sẽ tiếp
tục công bố những sự thật đó, nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh rằng
không cần đợi đến bây giờ Darwin mới bị phê phán, trong quá khứ đã có
những học giả nhìn xa thấy rộng phê phán Darwin rồi. Có điều chúng ta
chưa biết đó thôi. Nhưng muộn còn hơn không bao giờ. Tôi tin chắc làn
sóng chống Darwin sẽ ngày càng mạnh, đơn giản vì Thuyết Tiến hóa của
Darwin là sai lầm.
5/ Đọc Hậu Hắc Học, tôi giật mình khi thấy Lý Tôn Ngô như một nhà tiên
tri khi ông dự báo tai họa do Thuyết Tiến hóa của Darwin sẽ mang lại
cho loài người: “…luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau,…”. Đó là lời tổng kết cuộc Thế Chiến I và dự báo Thế Chiến II.
6/ Lý Tôn Ngô còn tỏ ra sắc sảo gấp bội so với Darwin khi ông chỉ ra
rằng sinh giới không chỉ cạnh tranh, mà còn hợp tác chung sống hòa bình
để tồn tại:
Thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều
phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít. Cây cỏ là vật
vô tri còn biết nhường nhau thì thấy nhường nhau là bản tính của giới
sinh vật, không nhường nhau thì không phát triển được. Các sinh vật
khác cũng vậy, chim muông cũng hót với nhau, các thú vật quần tụ bên
nhau, thời gian chung sống hòa bình nhiều hơn, thời gian cạnh tranh
nhau ít hơn.
Vậy không phải chỉ có loài người mới có sự chung sống hòa bình, mà
ngay cả sinh vật nói chung cũng vậy. Thậm chí theo Lý Tôn Ngô, chung
sống hòa bình nhiều hơn cạnh tranh.
7/ Với quan điểm của Lý Tôn Ngô, học thuyết của Darwin hoàn toàn phá
sản! Bởi nền tảng của học thuyết này là chọn lọc tự nhiên và đấu tranh
sinh tồn. Cả 2 khái niệm này đều sai. Lý Tôn Ngô đã chỉ ra sai lầm ở vế
sau, tức là coi đấu tranh sinh tồn là động lục tất yếu duy nhất của
tiến hóa. Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra sai lầm ở vế thứ nhất, tức là coi chọn
lọc tự nhiên là chìa khóa để tiến hóa. Nhưng xin dành việc thảo luận
đó cho bài kỳ sau.
Có thể đọc Hậu Hắc Học tại đây
Tác giả bài viết: GS Phạm Việt Hưng, từng giảng dạy các môn Toán
Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học.
GS Phạm Việt Hưng
Trong những năm đầu của thế kỷ 20, trong khi Thuyết Tiến hóa của Darwin được tin tưởng và ủng hộ bởi các nhà sinh học và những kẻ phân biệt chủng tộc ở Tây Phương, đã có một học giả Đông Phương mạnh mẽ phê phán Darwin
Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.
Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một thế giới loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được.
Cách nói của Darwin, ai mạnh thì kẻ đó tồn tại. Nhưng trên thực tế, có lúc kẻ mạnh bị tiêu diệt.
SAO LẠI CÔNG KÍCH THUYẾT TIẾN HÓA DARWIN?
NBM: Do Công an TPHCM là một tờ
báo mang tính đại chúng, nên bài viết học thuật này có lẽ không hợp. Tôi
sẽ viết một bài khác gửi Tia Sáng sau, hôm nay mời các bạn đọc tạm bài
này!
Darwin, người cha của thuyết Tiến hóa, cho rằng người và vượn có chung một nguồn gốc
Tạp chí Tia Sáng thuộc Bộ Khoa
học và Công nghệ ngày 31-1-2016 đăng trên trang mạng bài viết “Tiến hóa
hay Tạo hóa?” của giáo sư Chu Hảo nhằm phê phán thuyết Tiến hóa của
Darwin và bênh vực cho thuyết Sáng tạo. Nhận thấy tác hại không nhỏ của
bài viết, tôi xin có một số ý kiến trao đổi nhằm rộng đường dư luận.
Bài viết nói gì?
Trong bài viết nói trên, Chu Hảo cho
rằng, câu hỏi loài người xuất hiện từ đâu, từ một loài khỉ lớn (theo
thuyết tiến hóa Darwin) hay do Chúa tạo ra (theo thuyết Sáng tạo), vẫn
chưa có câu trả lời cuối cùng. Và ông cho rằng Darwin sẽ không mắc sai
lầm nếu biết đến các công trình di truyền học của Mendel. Chu Hảo chắc
chắn rằng trong giới hữu sinh, loài này không thể tiến hóa thành loài
kia, vì chúng có chất liệu di truyền hoàn toàn khác nhau. Tinh tinh có
48 nhiễm sắc thể, trong khi người chỉ có 46 nhiễm sắc thể mà thôi, nên
tinh tinh không thể tiến hóa thành người được!
Đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng, Chu
Hảo đã vô tình hay cố ý lập lờ đánh lận con đen, khi dùng thuật ngữ Tạo
hóa thay cho Sáng tạo luận. Theo ngôn ngữ thông thường thì cái gì trong
vũ trụ này mà chẳng phải là do tạo hóa! Thuật ngữ Creationism trong
tiếng Anh cần được dịch là thuyết Sáng tạo, một học thuyết thần học cho
rằng Chúa Trời sinh ra loài người chỉ khoảng 10 ngàn năm trước.
Tôi không muốn nói về sai lầm về học
thuật của thuyết Sáng tạo, vì điều đó quá hiển nhiên. Tôi chỉ muốn nhấn
mạnh rằng, do nhiều lý do xã hội, tôn giáo và chính trị, tại một số bang
tại Mỹ, thuyết Sáng tạo được giảng dạy thay cho thuyết Tiến hóa, đến
mức năm 2002, tạp chí Người Mỹ khoa học phải đăng tải bài viết “15 câu trả lời cho sự ngớ ngẩn của những người theo thuyết Sáng tạo” (15 Answers to Creationist Nonsense).
Bạn đọc dễ dàng tìm thấy bản gốc của bài viết trên Internet. Nếu được
đọc bài viết này, có lẽ Chu Hảo đã không viết bài báo sai lầm nói trên.
Thuyết Tiến hóa cho rằng khỉ biến thành người?
Lập luận khỉ hay vượn không thể biến
thành người vì có chất liệu di truyền khác nhau đã được Người Mỹ khoa
học trả lời trong câu hỏi thứ 6: Nếu người tiến hóa từ khỉ, tại sao vẫn
còn khỉ? Cũng có người hỏi, tại sao khỉ không tiếp tục tiến hóa thành
người? Điều đó cho thấy một số người nhất định không chịu hiểu thuyết
Tiến hóa! Câu trả lời đơn giản là thuyết Tiến hóa không nói người tiến
hóa từ khỉ, mà cho rằng khỉ và người có nguồn gốc chung. Chính xác hơn,
người tiến hóa từ một loài vượn đi bằng hai chân xuất hiện khoảng 7
triệu năm trước. Và từ loài vượn đó, trải qua nhiều bước tiến hóa thăng
trầm, đã dẫn tới sự xuất hiện của loài vượn phương Nam khoảng 3-4 triệu
năm trước, người khéo khoảng 2,5 triệu năm trước và người đứng thẳng
khoảng 1,8 triệu năm trước. Và 200.000 năm trước mới xuất hiện một loài
mới là người khôn, chính là chúng ta. Tất cả các loài vượn, vượn người
và người đó đều để lại những bằng chứng hóa thạch đã được khoa học khẳng
định. Nhận định của Chu Hảo cho rằng “không có một hóa thạch trung gian nào (giữa vượn và người) được phát hiện” hoàn toàn sai sự thật. Bạn đọc quan tâm có thể tìm bài viết “Vượn biến thành người như thế nào?” của tôi trên Internet để tham khảo thêm.
Bài viết của Chu Hảo còn một số thao tác
khoa học cần lưu ý khác. Chẳng hạn để bênh vực cho thuyết Sáng tạo,
thay cho việc đưa ra các bằng chứng khách quan, thì ông lại cho rằng “càng
ngày càng nhiều nhà khoa học lỗi lạc tin rằng có một lực lượng siêu
nhiên nào đấy đã lập trình sự sống và cài đặt nó vào các phân tử ADN
dưới dạng các mã thông tin, như một bản thiết kế cực kỳ linh diệu”.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, khoa học dựa trên bằng chứng khách quan, chứ
không dựa trên niềm tin, cho dù là niềm tin của những nhà khoa học lỗi
lạc. Đã có lúc cả loài người đều tin Mặt Trời quay quanh Trái Đất đó
thôi, nhưng đó đâu phải là sự thật! Tiêu đề bài viết là “Tiến hóa hay Tạo hóa?”,
nhưng nội dung chỉ có phần bác bỏ thuyết Tiến hóa mà không hề có phần
khẳng định hay bác bỏ thuyết Sáng tạo, thì đó có phải là một thao tác
khoa học đáng tin hay không, thưa bạn đọc?
Tại sao tôi viết bài phản biện này?
Nếu “Tiến hóa hay Tạo hóa?”
không do một giáo sư từng là lãnh đạo chủ chốt của Bộ Khoa học và Công
nghệ (thứ trưởng thường trực) viết và được đăng tải trên Tia Sáng, một
tạp chí từng tự nhìn nhận là “một góc nhìn của trí thức” thì
tôi đã không mất tâm sức viết bài báo này. Với vị thế của tờ tạp chí và
của tác giả, những sai lầm khá ngây thơ trong bài viết có thể gây nhiều
ngộ nhận, nhất là với bạn đọc trẻ. Đó là lý do xuất hiện của bài viết
không mong muốn này.
Nhận xét
Đăng nhận xét