Phút giây cảnh giác 9

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

   Phần quà nhớ đời ★ Bẫy trên mạng

Bắt cô giáo lừa đảo, chiếm đoạt tiền tỷ

Lợi dụng mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và bạn bè đồng nghiệp, cô giáo Mai đã vay được tiền tỷ từ rất nhiều người và không có khả năng trả nợ.
Tin tức trên báo Dân trí cho biết, ngày 14/11, Công an huyện Nghi Xuân vừa tiến hành bắt khẩn cấp đối với  Nguyễn Thị Mai (SN 1979) là giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
 bat co giao lua dao, chiem doat tien ty - 1
Đối tượng Mai khi bị công an bắt giữ.(Ảnh báo Hà Tĩnh).
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2013, lợi dụng sự tín nhiệm và mối quan hệ, Mai đã vay mượn tiền của phụ huynh, đồng nghiệp và người quen. Với chiêu thức vay tiền để em trai đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), làm nhà, anh trai làm công trình hoặc chồng mở Kinh doanh cầm đồ… lại có sẵn mác giáo viên nên không ít người đã sập bẫy cô giáo trẻ này.
Thông tin thêm về vụ việc, bản tin trên báo Hà Tĩnh cho biết, với thủ đoạn trên, Mai đã vay của chị Phạm Thị Anh Đ. 1,05 tỷ đồng, chị Phạm Thị M. (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) 460 triệu đồng, bà Nguyễn Thị T. (xã Cương Gián, Nghi Xuân) 165 triệu đồng, chị Hoàng Thị H. 220 triệu đồng.
 bat co giao lua dao, chiem doat tien ty - 2
Bằng cử nhân cũng được Mai dùng làm chiêu bài vay tiền. (Ảnh Dân trí).
Khi không có khả năng trả nợ, Mai tiếp tục vay của chị Đ. và chị M. số tiền 330 triệu đồng để trả lãi cho các chủ nợ và tiêu xài.
Ngoài ra, để lấy lòng tin của người cho vay, Mai đã viết giấy vay nợ và mang theo tấm bằng gốc tốt nghiệp đại học Cử nhân ngành Địa lý (Đại Học Sư  phạm Huế) đưa cho chủ nợ.
Hiện, cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố vụ án và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thị Mai hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Dùng người tình làm "mồi nhử" để lừa đảo

Sự kiện: An ninh hình sự
Thông qua người tình, Hùng đã tiếp cận được với bà L. và nhanh chóng khiến "con mồi" cắn câu. Chỉ đến khi kế hoạch lừa đảo của Hùng bị vạch trần, cô người tình tôi nghiệp của hắn mới ngã ngửa vì biết mình đang chung sống với một kẻ lừa đảo.
Cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình (TP Hà Nội) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Cao Bá Hùng (SN 1983, trú tai xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 139, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
 dung nguoi tinh lam "moi nhu" de lua dao - 1
Đối tượng Hùng tại cơ quan công an
Theo hồ sơ vụ án, Hùng đã có vợ và con nhưng do không có công việc ổn định nên nảy ra ý đồ giả làm công an để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để thực hiện kế hoạch này, Hùng lên mạng tìm đọc và nghiên cứu rất kĩ những quy định về tuyển sinh, tuyển dụng và trang phục trong ngành lực lượng vũ trang. Sau đó đối tượng tìm mua trang phục của cán bộ An ninh tại một cửa hiệu buôn bán quần áo trên đường Lê Duẩn rồi đi đặt làm biển tên, số hiệu và quân hàm Đại úy gắn vào.
Đến tháng 2/2014, trong một lần gặp lại người yêu cũ là chị Nguyễn Thị Minh N. (SN 1985, trú tại xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), Hùng “nổ” rằng đang công tác trong ngành công an, có nhiều mối quan hệ và có khả năng “chạy việc” vào một số vị trí trong ngành lực lượng vũ trang.
Để tạo niềm tin nơi chị N., trong những lần gặp mặt, Hùng luôn khoác trên người bộ sắc phục công an với hàm Đại úy mà đối tượng đã chuẩn bị từ trước đó. Không lâu sau đó, chị N. đồng ý về sống chung với Hùng như vợ chồng tại ngôi nhà thuê ở phố Chùa Láng (phường Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội).
 dung nguoi tinh lam "moi nhu" de lua dao - 2
Những tang vật được Hùng sử dụng vào mục đích lừa đảo
Trong thời gian chung sống cùng nhau, Hùng hứa xin việc cho chị N. vào Bộ Công an nhưng thực chất là thông qua chị N. để tiếp cận với một “con mồi” khác là chị Luyện Thị P. (SN 1983, trú tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội).
Qua chị P, Hùng tiếp cận được bà Nguyễn Thị L. (SN 1966, trú tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Tin lời Hùng, bà L. đã đưa cho đối tượng 70 triệu đồng để xin việc cho con trai bà là anh Ngô Minh S. (SN 1989) vào Công an TP Hà Nội. Hùng hẹn với bà L. đến ngày 8/10 sẽ có cán bộ của ngành công an về xã thẩm tra lý lịch của con trai bà. Tuy nhiên, đến hẹn mà chờ dài cổ vẫn không thấy “cán bộ công an” nào đến làm việc, bà L. mới vỡ lẽ là mình bị lừa và tố cáo sự việc tới cơ quan công an.
Kiểm tra nơi ở của Hùng, cơ quan công an thu giữ 2 bộ quần áo sắc phục công an, 3 số hiệu, 2 băng trực ban, mũ kê-pi, thắt lưng, tất và 2 cuốn lịch tự khai dùng cho đối tượng tuyển vào ngành Công an Nhân dân.
Vụ án đang được tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý.

Mùa thi ĐH, phụ huynh cần cảnh giác các trò lừa đảo

Sư giả hành khất, trẻ em mồ côi bán tăm tre, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, mua điện thoại và máy tính giá rẻ,… có cả hàng sê-ri chiêu trò lừa đảo được tung ra trong mùa thi đại học nhằm “móc túi” phụ huynh khi đưa con đi thi.
Tăm tre “nhân đạo” giá “cắt cổ”
Đến hẹn lại… tái xuất, trong những ngày gần đây, ở khu vực trước cổng trường ĐHSP Hà Nội (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) lại xuất hiện một nhóm thanh thiếu niên bao gồm cả nam lẫn nữ trạc tuổi khoảng 15 – 17 liên tục chèo kéo người đi đường mua tăm tre. Đối tượng mà nhóm này nhắm đến chính là các bậc phụ huynh đưa con đi thi đại học mới ở quê ra. Với lời giới thiệu “mua tăm để ủng hộ trẻ mồ côi làng trẻ S.O.S”, nhóm bán tăm này đã luôn bám theo các bậc phụ huynh đưa con đi thi để chèo kéo họ mua tăm.
Vẫn là những chiêu trò quen thuộc: bán tăm để ủng hộ trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, nhưng mỗi gói tăm có giá “cắt cổ”: từ 10 – 15.000 đồng. Nếu có ai đó “quyên góp” 5.000 đồng hay 10.000 đồng, những kẻ bán tăm sẽ giở sổ ra, chỉ tay vào và nói: “Đây, bác xem, họ đều ủng hộ từ 15.000 là ít nhất. Có người còn ủng hộ cả trăm nghìn”. Nhiều bậc phụ huynh vì nhẹ dạ cả tin, đã không ngần ngại “móc hầu bao” để “làm phúc” và trở thành nạn nhân của nhóm lừa đảo này.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 1
Nhóm "nữ quái" lừa đảo bán tăm tre "nhân đạo" bị CA P.Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) triệt phá vào năm 2013. Năm nay, lợi dụng mùa thi ĐH, trò lừa đảo này lại tái diễn.
Trước đó, đầu năm 2013, công an phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) cũng đã phải mở một đợt ra quân để triệt phá một nhóm “nữ quái” chuyên lừa đảo, đe dọa sinh viên và người đi đường cũng với chiêu trò “bán tăm nhân đạo” tại khu vực này.
Sau một thời gian yên tĩnh, gần đây, lợi dụng kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ, những kẻ lừa đảo với chiêu trò trên lại tiếp tục tái xuất.
PV đã trực tiếp liên hệ với phía Làng trẻ S.O.S (có địa chỉ tại đường Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy) để xác minh về nhóm bán tăm “nhân đạo” này. Ông Nguyễn Văn Sinh – Giám đốc Làng trẻ S.O.S khẳng định: “Làng trẻ S.O.S không hề cử bất kì ai đi bán tăm “nhân đạo” như trên. Đó là những kẻ mượn danh làng trẻ để đi lừa đảo”.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 2
Tuy nhiên, trong những ngày qua, lợi dụng việc các phụ huynh đưa con đi thi đại học, nhóm lừa đảo này vẫn ngang nhiên hoạt động và rất nhiều thí sinh lẫn người nhà đã trở thành nạn nhân  những kẻ “mượn danh tình thương” để lừa đảo này.
Bị lừa vì ham mua laptop giá rẻ
Trong lúc ngồi đợi con làm bài thi môn Toán tại cụm thi trường ĐH Bách khoa Hà Nội sáng nay (4/7), anh Nguyễn Văn Tùng (46 tuổi, quê Ý Yên, Nam Định) cho biết cách đây hai hôm, anh vừa bị lừa mất 3 triệu đồng vì ham mua điện thoại giá rẻ.
Anh Tùng cho biết, anh đưa con lên Hà Nội thi đại học, hai cha con thuê một phòng trọ trên đường Lê Thanh Nghị để cho tiện việc đưa con đi thi. Buổi tối, có hai thanh niên vào xóm trọ, tự xưng là nhân viên của công ty X. chuyên về mua bán, sửa chữa máy tính, linh kiện điện tử. Hai thanh niên này đem theo khoảng 5 – 6 chiếc máy tính cùng nhiều phiếu điều tra, khảo sát khách hàng và cho biết đây là sản phẩm máy tính mới nhập về, nên đem đi tiếp thị.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 3
Mùa thi ĐH cũng là lúc nhiều đơn vị kinh doanh tung nhân viên ra tiếp thị. Song điều đáng nói là cũng không ít kẻ lừa đảo cũng lợi dụng việc này để lừa các phụ huynh.
Một trong hai “nhân viên” này mời anh Tùng xem qua sản phẩm mới và mời chào anh mua sản phẩm. “Họ bảo nếu tôi mua và đưa tiền ngay thì giá một chiếc laptop là 3 triệu đồng. Nếu mua trả góp thì phải phô tô chứng minh thư và hộ khẩu, giá là 4 triệu đồng, trả trước một nửa (2 triệu đồng), còn lại chuyển khoản sau”, anh Tùng nói.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 4
Anh Tùng kể: “Thấy laptop giá rẻ, nhân viên mời chào và giới thiệu nhiệt tình, con tôi năm nay lại thi khoa công nghệ thông tin nên tôi đã quyết định mua một chiếc laptop và trả tiền ngay với giá 3 triệu đồng. Nhân viên nọ viết giấy bảo hành, ghi lại địa chỉ công ty cho tôi và cam kết nếu trong khi sử dụng có vấn đề gì thì cứ đem qua công ty”.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 5
“Tuy nhiên, khi tôi đem chuyện này nói với bà chủ nhà trọ thì bà mới bảo rằng tôi đã bị lừa, ở đây những kẻ lừa đảo dạng này nhiều lắm. Sáng hôm sau tôi thuê xe ôm chở đến địa chỉ coog ty ghi trong giấy thì mới biết đó là địa chỉ giả, số điện thoại cũng không liên lạc được. Khi đem máy laptop vào một quán mua bán laptop trên đường Lê Thanh Nghị, nhân viên của quán họ tháo máy ra tôi mới biết là máy rởm, chỉ có vỏ bên ngoài là mới, bên trong toàn là linh kiện cũ lắp ghép”, anh Tùng kể.
“Khi tôi hỏi giá chiếc laptop để định bán thì nhân viên chỉ cười bảo nếu bán thì giá không quá 500.000 đồng vì máy đã cũ, chip, RAM, ổ cứng đều là đồ Trung Quốc đã cũ, lắp ráp vội vào,… giá không đáng bao nhiêu”, anh Tùng cho biết thêm.
Vòng vây “sư giả”
Cũng trong sáng nay (4/7), tại một số địa điểm thi như trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân,… xuất hiện hàng chục vị sư đi… hành khất. Những vị sư này len lỏi vào các quán nước trên vỉa hè nơi có rất nhiều phụ huynh đang ngồi đợi thí sinh để xin bố thí.
Bà Lan, chủ quán trà đá trên đường Trần Đại Nghĩa (P. Bách Khoa, Q.Hai Bà Trưng) cảnh báo: “Sư giả đấy, không phải thật đâu. Tôi bán nước ở đây hàng chục năm, nhẵn mặt từng người. Mọi hôm bị công an phường họ dẹp, không dám xuất hiện. Hôm nay có lẽ lợi dụng phụ huynh đem con đi thi nên mới tụ tập nhau để… hành nghề”.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 6
"Sư giả" đang bủa vây phụ huynh đưa con đi thi ĐH trước cổng trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội vào sáng nay (4/7).
Với câu cửa miệng: “Đưa sĩ tử đi thi, các thí chủ làm ơn làm phước bố thí, cũng là cầu may cầu phước cho con đậu đại học…”, các vị sư “lạ” này đã khiến không ít phụ huynh mở hầu bao lấy tiền để bố thí.
Tuy nhiên, khi được hỏi thầy tu ở chùa nào thì tất cả các “nhà sư” trên đều im lặng. Đặc biệt, khi vừa thấy bóng dáng của xe trật tự công an phường đi đến, nhanh như cắt, các vị sư này bỏ mõ, bát vào tay nải và… chạy nhanh vào hẻm trước hàng trăm ánh mắt ngạc nhiên của nhiều bậc phụ huynh vừa trót bố thí.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 7
Về vấn đề khất thực, Đại đức Thích Thanh Phương – trụ trì chùa Sủi (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Việc khất thực chỉ có ở Phật giáo Nam Tông, chứ Bắc Tông thì không có. Nhưng ngay cả việc khất thực của các nhà tu hành phái Nam Tông cũng có những quy định riêng, rất nghiêm khắc: nhà sư chỉ đi khất thực vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa phải trở về chùa, không ai được đi quá giờ Ngọ”.
Đại đức Thích Thanh Phương cũng cho biết hiện nay, rất nhiều người đã giả dạng nhà sư, lợi dụng việc khất thực để lừa đảo, làm ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của người tu hành chính đạo.
 mua thi dh, phu huynh can canh giac cac tro lua dao - 8
“Thứ nhất, nhà sư đi khất thực chỉ có vào thời điểm buổi sáng, trước 12 giờ trưa phải trở về chùa, không ai được khất thực nữa. Vì vậy, những vị sư mà cứ lang thang ngoài đường cả ngày thì chắc chắn đó là kẻ giả tu hành. Thứ hai, nhà sư khất thực của phái Nam Tông rất giản dị, ai bố thí gì nhận nấy, tuyệt đối không đòi hỏi thêm và cũng không hề “tiếp thị” mua bán bất cứ vật gì. Thứ ba, phong thái nhà tu hành đường hoàng, điềm đạm và giản dị, không lén lén lút lút khi ở chỗ đông người”, Đại đức Thích Thanh Phương nói.
Qua tìm hiểu được biết, hầu hết những “sư giả” hành khất hiện nay đều chủ yếu là từ Bắc Ninh xuống Hà Nội, sáng đi chiều về và họ coi việc giả dạng sư sãi để hành khất là “nghề”. Nhưng vì không rõ “chân tướng” của những “vị sư” này, lại mới ở quê ra, do nhẹ dạ cả tin nên nhiều phụ huynh khi đưa con đi thi đại học đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này.

Lật mặt bộ ba lừa đảo đa cấp qua mạng

Mỗi khi gặp “con mồi” chúng đều khẳng định rằng họ sẽ nhận được hàng nghìn USD tiền thưởng nếu giới thiệu được khách.
Trưa 20.2.2014, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Khoảnh (SN 1967), Nguyễn Văn Thanh (SN 1980, cùng ngụ huyện Lấp Vò) và Hồ Thanh Tuyền (SN 1958, ngụ huyện Thanh Bình) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 lat mat bo ba lua dao da cap qua mang - 1
Bộ ba lừa đảo bị bắt tại cơ quan công an.
Qua tìm hiểu thông tin, Khoảnh, Thanh và Tuyền phát hiện công ty cổ phần thương mại Diamondholiday Travel, trụ sở tại Hoa Kỳ, có dịch vụ đặt phòng trực tuyến với giá trên toàn thế giới 375 USD đối với khách sạn 3 đến 5 sao.
Việc huy động được thực hiện theo mô hình đa cấp và được tiền thưởng từ 1.000 USD đến 10.000 USD nếu giới thiệu đủ số người qui định.
Vì hám lợi, cả ba bàn tính kế hoạch lừa đảo những người có nhu cầu. Nhóm này huy động người tham gia. Mỗi khi gặp “con mồi” chúng đều khẳng định rằng họ sẽ nhận được hàng nghìn USD tiền thưởng nếu giới thiệu được khách. Mặc dù vậy, khi những người đã giới thiệu được khách, nhận được tiền ảo trên mạng thì chúng không trả lại mà chiếm làm của riêng. Sau đó, chúng bán tiền ảo cho người tham gia sau để đăng ký gói du lịch của công ty.
Cho đến khi bị phát hiện, số tiền ba bị can chiếm đoạt trên 500 triệu đồng.
Theo Khôi Nguyên (Khampha.vn)

Đôi tình nhân dùng tiền vàng mã lừa đảo

Vinh khai nhận đã mua tiền đô la giả tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để bán lại cho người khác kiếm lời.
Công an huyện Hoài Nhơn (Bình Định) vừa tạm giữ Phạm Ngọc Vinh (ngụ xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) và Cao Thị Linh (ngụ xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn) để điều tra hành vi lừa đảo.
Trước đó, đêm 21/6, Công an huyện Hoài Nhơn bắt khẩn cấp Vinh, Linh khi đôi tình nhân này đang tẩu thoát bằng xe máy trên quốc lộ 1.
Theo thông tin ban đầu, Vinh rủ chị B.H kinh doanh sắt thép. Để tạo lòng tin, Vinh mua 1.800 tờ tiền vàng mã 100.000-500.000 đồng và 2.500 tờ 100 USD giả gói thành từng xấp rồi đưa cho chị H. giữ.
Chiều 21/6, chị H. phát hiện những xấp tiền Vinh gửi là tiền vàng mã nên báo cơ quan công an. Hay tin, Vinh và Linh bỏ trốn.
Công an huyện Hoài Nhơn đã bố trí lực lượng chốt chặn các ngả đường trên quốc lộ 1 truy bắt nóng Vinh, Linh. Vinh khai nhận đã mua USD giả tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để bán lại cho người khác kiếm lời. Ngoài ra, Vinh còn khoe quen biết với nhiều người có chức quyền có thể giúp xin vào làm việc ở các cơ quan nhà nước. Tin lời, ông Mai Xuân Phong (ngụ xã Hoài Hương) đưa cho Vinh 30 triệu đồng nhờ xin việc cho người thân để rồi ngậm trái đắng.
Theo T.Lộc (Pháp Luật Tp.HCM)

Lừa đảo và tăng giá: Rủ nhau tẩy chay sữa ngoại

Đang chờ kết quả kết luận chất lượng của các cơ quan chức năng về sữa dê Danlait, không ít bậc phụ huynh đã lên tiếng đòi tẩy chay sản phẩm gian dối này.
Sữa rởm thu lãi khủng

Có hai con nhỏ, chị Hoài Phương, nhân viên kế toán công ty BĐS ở Lê Văn Lương cho hay, chị vẫn thường xuyên cho con uống sữa. Nhưng sau khi có thông tin về loại sữa dê Danlait, chị không khỏi lo âu: “Ngay cả đơn vị trong nước nhập sữa về mà cũng không đảm bảo như vậy thì người tiêu dùng biết tin vào đâu. Người tiêu dùng cần lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tẩy chay những công ty gian dối như vậy”.

Chị Dương Thị Hoài ở Thành Công – Ba Đinh – Hà Nội cũng đang lo lắng: “Hiện giờ mình rất lo lắng, không biết con có vấn dề gì không?. Chỉ thấy con mọc răng chậm và ít tăng cân thì lại nghĩ rằng cháu kém hấp thu ai ngờ đó lại là sữa đểu. Cứ làm ăn kiểu này thì sẽ còn nhiều trẻ em bị uống sữa giả ”.

Bên cạnh sự giận dữ, người tiêu dùng còn cảm thấy hoang mang và lo lắng, đặc biệt với những bậc cha mẹ đã trót cho con uống sữa Danlait. “Con mình cũng uống sữa này, mình đang sôi sục lên vì căm hận”, một thành viên trên diễn đàn online giận dữ nói.

Chị Hương Lan, quận Thanh Xuân, cho biết, tỏ ra vô cùng hoang mang và lo ngại với thị trường sữa hiện nay. Chị cho con sử dụng sữa Danlait được mấy tháng nay. Tuy nhiên, khi đi kiểm tra sức khỏe cháu bé vẫn không tăng cân, bác sĩ còn cho rằng con chị bị thiếu chất. Trước khi cho con uống sữa ngoại, chị đã tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm và tin tưởng bởi có doanh nghiệp phân phối ở Việt Nam.

Chị cho hay: “Nếu đúng là sản phẩm bổ sung thì người tiêu dùng đã bị lừa trắng trợn. Sữa ngoại bổ béo không thấy đâu lại mang vạ vào thân”. Điều khiến chị bức xúc hơn vì đây lại là sản phẩm dành cho đối tượng trẻ em.


Nhiều bà mẹ đã cho con dùng sữa chia sẻ trên diễn đàn: “Độ mịn và màu sắc sữa không đồng nhất, lúc màu vàng hạt mịn, lúc màu ít vàng và hạt cũng ít mịn hơn, lúc lại màu vàng xanh xanh... không hiểu sao chất lượng sữa trông không ổn định về cảm quan.”

“Có đợt mình mua hai hộp liền thì cả hai đều có bột sữa màu vàng, hạt hơi to, lúc đong sữa bằng muôi thì sữa toàn rơi qua lỗ ở đáy muôi, cứ giống như các hạt cát đang chảy vậy. Sau đợt đó mình mua 5 hộp nữa, thì cả 5 hộp này màu sữa lại hơi ngả đen, hạt mịn hơn nhiều, không khô như hai hộp trước để hạt sữa có thể chảy qua lỗ được...,” một thành viên diễn đàn cho hay.

Ngay cả những bà mẹ không cho con dùng loại sữa này như chị Thanh Nga, quận Hoàng Mai cũng phải rùng mình: “Con mình không uống sữa này nhưng mình cũng tức giận bởi cách làm ăn gian dối. Mình mong rằng các cơ quan chức năng sớm có kết luận để bảo vệ người tiêu dùng, tranh những hậu quả đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ".
 lua dao va tang gia: ru nhau tay chay sua ngoai - 1
“Hiện nay các sản phẩm đóng mác ngoại nhập rất có xu hướng: mua nguyên liệu số lượng lớn về chia nhỏ đóng gói tại Việt Nam và vẫn đóng mác hàng nhập. Mà mọi người biết khâu chế biến đóng gói mà vớ vẩn thì sản phẩm kém chất lượng là tất nhiên.Vì thế đừng nên quá sính hàng ngoại nhập”, thành viên này phân tích.

Cố tình lừa đảo

Liên quan đến việc doanh nghiệp “phù phép” thực phẩm bổ sung thành “sữa dê Danlait” bằng các nhãn mác khác để bán trên thị trường, Luật sư Trương Thanh Đức, Hội Luật gia Việt Nam nhận định, khi doanh nghiệp quảng cáo sai, bỏ cum từ “thực phẩm bổ sung” đã đăng ký, ghi thành sữa và “sản phẩm sữa cho trẻ em” như trường hợp này thì đã là hành vi lừa dối khách hàng.

Thông thường người tiêu dùng sẽ hiểu “sữa cho trẻ em” là một thực phẩm chính, thậm chí thay thế cho sửa mẹ và cho mọi thực phẩm khác, khác với thực phẩm thông thường chỉ bổ sung chất dinh dưỡng.

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, một sản phẩm sữa trước khi bán ra thị trường phải được các cơ quan chức năng của nhà nước kiểm tra và cấp phép. Nếu doanh nghiệp quảng cáo sai, quảng cáo không đúng với bản chất thực sự của sản phẩm thì đó là hành vi lừa dối người tiêu dùng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

“Qua những gì kiểm tra sản phẩm cho thấy, rõ ràng đây là hành vi lừa đảo đối với người tiêu dùng có hệ thống của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận riêng của mình mà doanh nghiệp đã cố tình thay đổi nhãn mác, bất chấp an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Hành vi này cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật”, ông Tuấn khẳng định.

Trong khi vụ lừa đảo sữa dê đang nóng thì các lại sữa ngoại trên thị trường lại tăng giá tới 10%. Hàng loạt hãng sữa đã thông báo từ tháng 3 tới sẽ đồng loạt tăng giá. Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý, nguyên liệu sữa trong thời gian qua không tăng. Việc tăng giá sữa của các DN là một điều phi lý. Nhiều chuyên gia đã đặt nghi vấn do mức tiêu thụ giảm, doanh số giảm khiến DN phải tăng giá sữa để bù doanh số.

Trước thực tế tăng giá phi lý, nhiều loại sữa không đảm bảo chất lượng, đẩy giá quá cao so với thực tế… các bà mẹ ngày càng ngán và mất tin vào sữa ngoại.

Cư dân mạng xôn xao về sữa Danlait giả ở Việt Nam

Mấy ngày nay, các mẹ đang truyền tai nhau về thông tin sữa Danlait xuất hiện trên thị trường Việt Nam gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Mặc dù đây chỉ là "nghi án" về một vụ sữa giả, kém chất lượng do người tiêu dùng vì bức xúc mà đưa lên mạng, nhưng cũng rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên.

Hoang mang vì sữa kém chất lượng?


Theo chị Cao Ngân Hà, một bà mẹ đang nuôi con nhỏ trên diễn đàn lamchame.com, do phải cho con ăn sữa ngoài nên các sản phẩm sữa tốt nhất trên thị trường đều được chị săn lùng nhằm bồi bổ cho bé yêu của mình mau lớn.
Bé trai của chị từ lúc sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường nên chị không ngại "tốn kém" để săn lùng những sản phẩm sữa tốt nhất cho con mình.

Do vậy, trong một loạt các sản phẩm trên thị trường thì sữa dê Danlait được chị lựa chọn vì có trụ sở và nhà phân phối tại Việt Nam đồng thời những thông tin liên quan đến chất lượng sữa cũng được công bố đầy đủ trên website của công ty này, như sữa dê Danlait-Pháp "hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, phát triển trí não, chiều cao, khả năng hấp thụ và phù hợp cho trẻ bị dị ứng với sữa bò". Chính vì vậy nên chị khá yên tâm cho con mình dùng thử.

Thế nhưng, chị Hà lại thấy ngỡ ngàng khi sau một thời gian sử dụng sản phẩm sữa dê thì con mình lại có một số biểu hiện "không bình thường".
 cu dan mang xon xao ve sua danlait gia o viet nam - 1

(Ảnh minh họa) "Qua hơn 2 tháng sử dụng sữa dê Danlait, tuy không bị táo nhiều như trước nhưng cháu bé lại không lên cân, thậm chí còn sụt cân. Cụ thể, trước 7 tháng cháu bé cân nặng là 12kg, nhưng sau khi dùng sản phẩm sữa dê thì nay gần 9 tháng tuổi nhưng cân nặng của cháu chỉ là 11,5kg, thậm chí có dấu hiệu mọc răng chậm..." chị Hà cho biết.

Chính những dấu hiệu "không bình thường" trên khiến chị Hà cùng nhiều bà mẹ đã cho con sử dụng sản phẩm sữa dê Dainlait của công ty trên càng thêm hoang mang và diễn đàn của trang web này càng "nóng" hơn khi nhận được nhiều bình luận của các thành viên.

Một bà mẹ khác có nickname là mauhau trên diễn đàn này cũng chia sẻ, "Độ mịn và màu sắc sữa không đồng nhất, lúc màu vàng hạt mịn, lúc màu ít vàng và hạt cũng ít mịn hơn, lúc lại màu vàng xanh xanh... không hiểu sao chất lượng sữa trông không ổn định về cảm quan."

Thậm chí, trên diễn đàn webtretho, một số nick tự nhận mình cũng là những bà mẹ trẻ đang nuôi con nhỏ và hiện đang sử dụng sản phẩm sữa cùng loại cũng có những "nghi vấn" về chất lượng của sữa mang nhãn hiệu Danlait.

"Có đợt mình mua hai hộp liền thì cả hai đều có bột sữa màu vàng, hạt hơi to, lúc đong sữa bằng muôi thì sữa toàn rơi qua lỗ ở đáy muôi, cứ giống như các hạt cát đang chảy vậy. Sau đợt đó mình mua 5 hộp nữa, thì cả 5 hộp này màu sữa lại hơi ngả đen, hạt mịn hơn nhiều, không khô như hai hộp trước để hạt sữa có thể chảy qua lỗ được...," thành viên có nick hcun đã đưa ra băn khoăn của mình vào ngày 25/1/2013.

Một số nickname khác thì "sốt ruột" muốn cơ quan chức năng phải nhanh chóng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai.

Trao đổi với phóng viên chiều ngày 19/2, chị Hà cho biết, dù chưa khẳng định chắc chắn việc dùng sữa Dailait gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con mình nhưng thông tin về hoạt động của công ty cũng cần phải được rõ ràng.

"Nghi án" công ty... ma?

Sản phẩm sữa Dainlait được phân phối bởi công ty Trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm có địa chỉ website là http://manhcam.com.vn/. Ngay sau khi có những bức xúc trên diễn đàn, phóng viên Vietnam+ đã truy cập vào địa chỉ trang web của công ty này thì mọi thông tin liên quan đễn sản phẩm sữa dê Danlait vẫn được đăng tải khá chi tiết; trong đó khẳng định đây là sản phẩm nhập khẩu nguyên lon từ Cộng hòa Pháp.

Trên website cũng ghi rất rõ những thành phần dinh dưỡng của loại sản phẩm này và chi tiết bằng tiếng Pháp của Công ty Danlait tại Pháp ở địa chỉ http://www.danlait.fr/ cũng như giấy chứng nhận của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ký ngày 17/1/2012...

Tuy nhiên, chị Cao Ngân Hà lại cho rằng, sau khi nhờ bạn bè và người thân bên Pháp để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm sữa nêu trên thì mọi thông tin phản hồi đều rất "thất vọng".

"Bạn bè của mình bên Pháp, kể cả người Việt Nam và người Pháp đều nói rằng chưa bao giờ nghe thấy tên sản phẩm này cũng như tên tập đoàn F.I.T - là tập đoàn sản xuất sản phẩm này, được công ty Mạnh Cầm quảng cáo là là tập đoàn sản xuất sữa dê hàng đầu tại châu Âu nằm ở trung tâm Marais Poitevin vùng Charente-Poitou..."

Hơn nữa, chị Hà còn nhấn mạnh đã liên hệ với một nhân viên phân phối của Công ty Mạnh Cầm có tên là Thu để tìm hiểu thêm thông tin nhưng cũng chưa nhận được phản hồi thỏa đáng.

Qua tìm hiểu một số người có con nhỏ, phóng viên được biết sản phẩm sữa Danlait trước khi được Mạnh Cầm phân phối tại Việt Nam thì đã được xách tay từ nước ngoài về khá nhiều.

Cụ thể, từ năm 2010 đã có người mang về theo đường xách tay và tại thời điểm đó chỉ có loại lon 400 g với giá từ 350.000-400.000 VND/lon. Còn theo tờ khai và các giấy tờ nhập khẩu, thì Mạnh Cầm mới nhập sữa này về từ năm 2012, vì vậy chưa thể khẳng định công ty này sai hay đúng.

Bên cạnh đó, trên diễn đàn lamchame.com khẳng định địa chỉ web danlait.fr được làm từ Việt Nam, nhưng sau khi kiểm tra thì địa chỉ IP của trang này bắt đầu bằng 218.... Đây là địa chỉ IP từ Pháp nên căn cứ của một số bà mẹ trên danlait.fr về việc Mạnh Cầm tự dựng web ở Việt Nam cũng chưa thuyết phục.

Mặc dù chưa nhận được đơn chính thức của người tiêu dùng nhưng qua trao đổi, một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, sẽ đề xuất cấp trên cho tiến hành kiểm tra những phản ánh nêu trên để làm rõ đúng sai.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của vị này thì nếu là sữa giả thì cần phải xác định được đâu là sản phẩm thật và việc làm giả của công ty này ra sao, nhưng quan trọng nhất là xác định được chất lượng theo công bố có đúng với các thông số ghi trên bao bì hay không.

"Tiêu chuẩn ở nước nào thì phải áp đúng các chuẩn đó để làm căn cứ kiểm nghiệm, nhưng hiện cư dân mạng mới chỉ thông tin như vậy và việc kết luận đúng sai vẫn cần phải được các cơ quan chức năng vào cuộc xác định," vị này cho biết.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Ông Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm -  Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam cảnh báo người dân việc sử dụng sản phẩm sữa giả sẽ gây ra rất nhiều nguy hại. Các sản phẩm sữa giả sẽ không đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, thậm chí còn gây ra hậu quả suy dinh dưỡng, thiếu chất cho trẻ nhỏ. Từ đó nó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Ông Đáng phân tích, sữa giả rất có thể được người ta cho thêm các chất độc hại để tăng hàm lượng đạm. Vì vậy, khi trẻ nhỏ uống phải rất có thể bị suy thận, ảnh hưởng đến não, gây ra tác hại nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến giống nòi của cả một thế hệ trẻ thơ.

Hiện nay, có khá nhiều bậc phụ huynh lựa chọn nhiều sản phẩm sữa thuộc hàng xách tay từ nước ngoài  mang về. Về vấn đề này, ông Đáng cho hay, người dân không nên dùng những sản phẩm sữa xách tay từ nước ngoài mang về. Bởi vì lợi ích lợi nhuận, nhiều người kinh doanh sẽ tận dụng hàng nước ngoài rẻ, kém chất lượng giảm giá mang về. Do vậy, chất lượng sản phẩm không đảm bảo.

Năm mánh khóe lừa đảo khách du lịch

Trộm cắp, lừa bịp, gian lận và dối trá thường xuyên xảy ra với du khách phương xa tại các khu phố du lịch trên thế giới. Để tránh tình huống bị móc cạn túi, bạn cần cảnh giác trước năm thủ đoạn lừa đảo trong nháy mắt.

Phí taxi

 
Du khách có thể cạn túi khi đi nhằm những xe taxi chặt chém
Trong suốt hành trình du lịch, người bạn cần để mắt đến là... tài xế taxi. Có thể đa số bác tài là người trung thực, nhưng ở bất kỳ đâu cũng có không ít tài xế sẵn sàng chặt chém những du khách xa lạ đến với thành phố của họ qua việc tính gấp đôi, gấp ba số tiền họ phải trả.

Đầu tiên, những tài xế này lợi dụng việc khách không biết đường sá để đưa họ đi vòng vèo, đặc biệt ở những tuyến đường thường xuyên tắc nghẽn giao thông. Kế đó, tính gấp ba cước phí đối với khách không quan tâm tìm hiểu giá cước đi xe trước khi bước lên taxi.

Cuối cùng, một số tài xế tỏ ra thân thiện khi đề nghị đưa khách đến khách sạn hay nhà hàng của ông chú, bà bác nào đó. Và lúc này bạn phải móc hầu bao trả tiền phòng, tiền ăn cao gấp nhiều lần...

Cảnh sát giả nhưng ăn cắp thật

Tại nhiều thành phố, bọn trộm vặt thường chọn cách thức cải trang làm cảnh sát địa phương để chặn hỏi các du khách với lý do kiểm soát tiền giả.

Thông thường, kẻ xấu luôn tận dụng cơ hội khách phương xa rất tuân thủ luật pháp nước sở tại và tôn trọng nhân viên trong trang phục cảnh sát. Vì thế, khi họ vừa mới đổi tiền hay rút tiền từ ngân hàng, chúng yêu cầu khách mở ví để "tịch thu tiền giả" hay nhanh tay rút tiền từ ví của khách. Để tránh mọi bất trắc trong tình huống này, du khách nên yêu cầu những vị cảnh sát đáng ngờ cho xem giấy tờ chính thức hoặc đề nghị được đến sở cảnh sát địa phương trước khi cho kiểm tra ví.

Ăn cắp thẻ tín dụng
Hãy thận trọng khi thanh toán bằng thẻ
Ngày nay tin tặc không chỉ ngồi sau màn hình máy tính. Một số tin tặc ăn cắp dữ liệu thẻ ngân hàng ngay trước mắt du khách một cách ngoạn mục! Thực tế đã xảy ra trường hợp người bán hàng, phục vụ nhà hàng hay tiếp tân khách sạn có ý đồ đen tối sử dụng điện thoại chụp lại những con số trên thẻ tín dụng của khách, sau đó ung dung cướp toàn bộ tiền trong tài khoản của họ.

Du khách vì thế cần để mắt đến những thao tác trên các sản phẩm công nghệ của người phục vụ, tránh xa những người vừa cầm điện thoại di động vừa cầm thẻ tín dụng để thanh toán.

Những trao đổi đáng ngờ

Cần cảnh giác trước những người làm ra vẻ giúp đỡ người khác, nhất là khi họ đặc biệt chú ý đến hành lý của bạn. Tại các phòng chờ nhà ga hay sân bay, kẻ cắp có thể xuất hiện như một quý ông lịch lãm và ngỏ ý nhờ bạn trông hộ hành lý khi hắn ta đi vệ sinh. Sau đó, hắn lịch sự đề nghị trông lại đồ đạc để bạn thoải mái tới lui. Lúc này, hành lý của bạn sẽ biến mất theo ông khách lịch lãm kia!

Máy quét (không) an ninh

Máy quét hành lý tại các cửa vào một số nơi công cộng nhằm bảo đảm an ninh, thế nhưng cũng không thiếu những tình huống đáng ngờ. Vì vậy, tốt nhất hãy chờ người đi trước nhận lại hành lý mà không có vấn đề gì ở cửa từ trước khi đặt túi hành lý cá nhân của mình trên tấm thảm lăn của máy quét.

Một số kẻ cắp cố tình gây tắc nghẽn ở cửa từ để đồng bọn nhanh tay lấy các túi hành lý vừa ra khỏi máy quét.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH