TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 9
-6 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY CÔNG AN NHÂN DÂN:
-------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
(Pháp lý) –Nhóm PV Pháp lý thường trú khu vực Tây Nguyên
trong hai ngày (29-30/7) đã ghi nhận, chứng kiến được những hình ảnh lạ
lùng của một lực lượng CSGT khi họ che chắn kỹ lưỡng nơi kiểm tra các
phương tiện giao thông bằng xe và… dù.
“Bức tường xe” kín đáo...
Đúng 8h ngày 29/7, tại chốt được lập ở Hoa Viên (TP. Buôn Ma Thuột), các chiến sỹ CSGT bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Tại vị trí lập chốt này có sự xuất hiện của 3 chiếc xe được “sắp xếp” khá “công phu”. Cụ thể, 2 chiếc xe mô tô màu trắng của CSGT được dựng đấu vào nhau tạo thành hình chữ V và phía sau là 1 chiếc xe ô tô hiệu KIA mang biển kiểm soát 47A 15172 (chưa xác định được của người dân hay của cán bộ CSGT) che chắn kín đáo nơi làm việc. Mỗi khi CSGT ra hiệu lệnh để dừng xe kiểm tra xong thì chủ phương tiện được đưa vào “vòng vây” xe ở khuất sâu phía bên trong để làm việc.
Kì lạ hơn là, hầu hết các chủ phương tiện này được các chiến sỹ CSGT “xử lý” một cách nhanh chóng, sau đó được tiếp tục đi mà không bị lập biên bản. Mỗi chủ phương tiện chỉ được “làm việc” một cách chóng vánh chỉ vài giây rồi lại đi ra ngoài. Rồi cứ thế, cứ thế hết người này đến người khác vào làm “thủ tục” vài giây xong lại ra cho người khác vào.
Cụ thể, theo quan sát của Phóng viên, chiếc xe mô tô mang biển kiểm soát 47K 0788 bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Ngay sau đó, người đàn ông điều khiển phương tiện chở người phụ nữ trên xe đã dừng lại. Người đàn ông lấy ví từ trong túi ra, viên CSGT rút giấy tờ xe của người đàn ông đi vào trong. Tiếp đó, người phụ nữ mặc áo khoác đỏ đi trên xe cùng với người đàn ông đã trao đổi với người đàn ông gì đó, rồi móc chiếc ví màu hồng lấy vật giống tờ tiền 200.000 đồng đưa cho người đàn ông. Sau khi cầm vật giống tiền, người đàn ông này vội vào bên trong – nơi các cán bộ CSGT đang ngồi làm việc và rất nhanh chóng trở ra, tiếp tục đi mà không có biên bản nào được lập.
Theo ghi nhận của nhóm PV Pháp lý ở một thời điểm khác, vào khoảng 8h50’ ngày 30/7, tại đoạn đường Nguyễn Tất Thành, một tổ CSGT tiến hành lập chốt để tuần tra, kiểm soát. Tại đây, tổ CSGT trên dùng 1 chiếc xe ô tô tải màu trắng mang biển số 47C 2757 và 1 chiếc xe ô tô khác hiệu Hon Da mang biển số 47A 13442 (xe cá nhân), hai chiếc xe ô tô này được sắp xếp đấu đầu vào nhau tạo thành hình chữ V. Phía ngoài có dựng 1 xe mô tô màu trắng mang biển số 47A1 0011 của CSGT đậu chắn ngang phía trước 2 xe ô tô, chỉ chừa lại lối nhỏ xíu để người vi phạm đi luồn vào bên trong. Trong suốt thời gian dài làm nhiệm vụ, các cán bộ CSGT cho dừng rất nhiều xe vi phạm nhưng rất ít trường hợp được lập biên bản. Lực lượng CSGT chỉ kiểm tra chớp nhoáng, qua loa, chủ phương tiện chỉ cần đi vào vị trí làm việc của CSGT để làm gì đấy vài giây rồi có thể thoải mái lấy phương tiện tiếp tục tham gia giao thông. Cứ như thế, CSGT tiếp “kiểm tra giấy tờ” người đi đường mà không thấy tạm giữ phương tiện vi phạm nào trên chiếc xe ô tô tải của CSGT cả.
“Cây dù bí ẩn” sập xuống để làm gì?
Đến 11h12’ cùng ngày, cũng trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành, một tổ CSGT khác có 3 cán bộ CSGT (2 Thượng úy và 1 vị Đại úy) đi xe ôtô tải biển số 47C 2667 và 2 xe mô tô biển số 47H-00045 tiến hành lập chốt tuần tra, kiểm soát. Điều lạ lùng là lần này, tổ CSGT trên lại che chắn thêm một “cây dù bí ẩn” trông rất bệ rạc, mất thẩm mỹ và phản cảm. Chỉ một lúc sau, cây dù này đột nhiên được nghiêng xuống 15 độ, che chắn kín nơi làm việc. Người bị dừng xe kiểm tra hành chính đã phải cúi người xuống và lom khom chui đầu vào trong một cách khó khăn để “làm việc” với cán bộ CSGT. Trong “nơi làm việc bí ẩn” đó, chủ phương tiện được xử lý như thế nào thì chỉ có cán bộ CSGT, người vi phạm và…cây dù biết.
Tổ CSGT nói trên cũng thực hiện việc dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý một cách hết sức nhanh chóng, chớp nhoáng đến ngạc nhiên.
Việc CSGT tuần tra, kiểm soát để giữ gìn an toàn, trật tự giao thông trên mỗi tuyến đường là cần thiết và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, người cán bộ CSGT khi làm nhiệm vụ cần phải thể hiện sự nghiêm túc, công khai. Việc xử lý phương tiện tham gia giao thông vi phạm cũng như nơi làm việc phải thể hiện rõ tính minh bạch. Không hiểu nơi làm việc của các tổ CSGT trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột được che chắn kỹ lưỡng để làm gì? Việc dùng xe ô tô cá nhân, dùng cây dù để che chắn nơi làm việc đã gây cho dư luận nghi ngờ về sự mờ ám, không minh bạch. Trong 2 ngày làm việc, nhóm PV đã ghi lại khá nhiều hình ảnh sai phạm về quy trình làm việc và những “bức tường” kỳ quặc, mờ ám của các tổ CSGT trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Ai chịu trách nhiệm trả lời?
Để phản ánh sự việc đa chiều, ngày 24/8, nhóm PV Pháp lý đã đến Cơ quan Công an thành phố Buôn Ma Thuột để làm rõ các nội dung trong mấy chục video clip mà nhóm PV Pháp lý đã ghi nhận được. Đồng thời làm rõ vị trí lập chốt, điều kiện lập chốt xử lý vi phạm của các tổ CSGT có đúng quy định hay không, cũng như quy trình xử lý vi phạm giao thông thế nào ?
Tuy nhiên, ông Võ Tin, Đội trưởng Đội CSGT TP. Buôn Ma Thuột cho biết ông có việc bận nên đề nghị Phóng viên làm việc với ông Nguyễn Đức Duy (Phó đội trưởng phụ trách tuần tra kiểm soát). Nhưng khi làm việc với nhóm phóng viên Pháp lý, ông Nguyễn Đức Duy nói ông không được phép trả lời các câu hỏi của PV, nếu PV muốn ông trả lời thì phải gặp Trưởng Công an TP.Buôn Ma Thuột cho phép thì ông mới dám trả lời.
Người đàn ông lấy hai tờ (giống tờ tiền 100.000 đồng) cho viên CSGT rồi ra ngoài lấy xe đi mà không có biên bản nào được lập. Nhóm PV đến phòng trực ban để đăng ký làm việc với lãnh đạo Công an TP.Buôn Ma Thuột, thì được ông Võ Xuân Tú hướng dẫn lên phòng PV11 (Công an tỉnh Đăk Lăk) để đăng ký. Ông Tú cho biết, toàn bộ nhà báo muốn làm việc với Công an TP. Buôn Ma Thuột thì phải thông qua phòng PV11.
Khi đến phòng PV11 Công an tỉnh Đăk Lăk, nhóm PV lại được hướng dẫn quay trở lại Công an TP.Buôn Ma Thuột.
Đến ngày 22/9, nhóm PV Pháp lý đến phòng CSGT Công an tỉnh Đăk Lăk để xác minh các số xe ô tô và mô tô nói trên có phải thuộc xe của phòng CSGT tỉnh Đăk Lăk hay không thì được ông Ngô Văn Cường – Phó phòng CSGT tỉnh Đăk Lăk kiểm tra và khẳng định tất cả các số xe nói trên không phải của Phòng CSGT tỉnh Đăk Lăk.
Về những hình ảnh bệ rạc và thiếu thẩm mỹ nói trên tồn tại ngay giữa trung tâm thành phố, PV Pháp lý có đến gặp ông Nguyễn Tấn Bích – Chánh Văn phòng HĐND & UBND thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng ông Bích trả lời ông không hề biết những hình ảnh đó và ông Bích đề nghị PV đến làm việc với Công an thành phố Buôn Ma Thuột.
Qua đây, đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh Đăk Lăk kiểm tra làm rõ các tổ CSGT nói trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của người lãnh đạo giám sát và quản lý các tổ CSGT trên như thế nào mà để giữa thanh thiên bạch nhật lại xảy ra những sự việc gây bức xúc dư luận đến vậy.
Nguyễn Tâm – Linh Thy – Diệp Hoàng
Người mang sắc phục công an nắm tóc, kéo lê người phụ nữ bán hàng rong ở khu vực Hồ Con Rùa (quận 3, TP.HCM). Ảnh cắt từ clip.
Chị Th. hiện đang là trụ cột gia đình, phải nuôi bố mẹ già tai biến và con nhỏ tuổi. Ảnh: NVCC
-Dù người dân đúng hay sai chưa cần biết, nhưng công an VN sử lý như vậy là côn đồ, ngu ngốc, không phải là công an của dân, do dân và vì dân nữa rồi!
- Đối với tự mình phải : Cần, Kiệm, Liêm, Chính
- Đối với đồng sự phải : Thân Ái Giúp Đỡ
- Đối với Chính phủ phải : Tuyệt Đối Trung Thành
- Đối với nhân dân phải : Kính Trọng Lễ Phép
- Đối với công việc phải : Tận Tụy
- Đối với địch phải : Cương Quyết, Khôn Khéo".
-------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Video quay lén An ninh rình rập, cưỡng bức cô gái hậu duệ Việt nam cộng hòa
An ninh lộng hành cướp xe bắt Linh Mục giữa phố
Không thể để những kẻ biến chất làm xấu hình ảnh ngành Công an.
Suốt
mấy ngày qua, vụ án dùng nhục hình được TAND TP Tuy Hòa xét xử sơ thẩm
đối với 5 bị cáo nguyên là CBCS Công an đã thu hút sự quan tâm đặc biệt
của dư luận ở Phú Yên. Đặc biệt, cái nhiều người nhắc đến là niềm tin
của nhân dân.
Cuộc sống này nếu con người không có niềm tin thì không thể nào sống một cách vui vẻ đúng nghĩa được. Bất cứ niềm tin nào mất đi cũng là điều tồi tệ, thời gian gần đây khi niềm tin của nhân dân vào ngành công an bị ảnh hưởng vì một số chiến sĩ công an có những hành vi biến chất, trái với quy định của ngành, đi ngược lại nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích, bảo vệ tính mạng người dân!
Nếu như trong kinh doanh, người ta đặt chữ tín lên hàng đầu thì đối với ngành công an, niềm tin đặt lên hàng đầu. Vì ngành công an được “sinh” ra là để phục vụ cho nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân nên người dân đặt rất nhiều niềm tin vào các anh. Khi có trộm cướp, khi bị đe dọa, khi có hỏa hoạn, khi án mạng xảy ra thì người dân đều tìm đến công an trình báo và đặt trọn niềm tin vào các anh trong việc tìm ra khuất tất, đem đến công bằng cho cuộc sống.
Cũng chính vì cái nhiệm vụ cao cả nên Nhà nước trao quyền và niềm tin cho ngành công an rất lớn. Nhưng cũng từ đây, bên cạnh những tấn gương quên mình vì dân vì nước, có không ít cá nhân biến chất , vô đạo đức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn này mà hà hiếp người dân, thậm chí còn xem mình như “cái rốn” của vũ trụ, ra sức hạch hẹ dân. Từ đó, làm cho hình ảnh người công an nhân dân, gần gũi dân đã đen dần, đen dần trong lòng dân chúng!
Không thể nào trách người dân được khi mà họ không có thiện cảm với một số cán bộ, chiến sĩ công an, thậm chí là có người còn “gom đũa cả nắm”, một hành động xấu của người công an dẫn đến họ quy chụp cho cả ngành xấu. Họ cứ nhìn thấy bóng dáng cảnh sát là họ xa lánh.
Càng hiểu cảm giác của người dân khi bị một số chiến sĩ công an yếu tay nghề, biến chất hành hung thì càng đồng cảm với nỗi khổ của những người đầu ngành. Người dân mất mạng oan, đó là nỗi đau không thể nào bù đắp, nhưng vết nhơ mà một số người công an làm sai, dù ngành đã loại ra và chịu sự trừng phạt của pháp luật, cái dư âm, tàn dư của sự việc không thể nào xóa bỏ ngay trong tâm thức người dân. Đó chính là điều nguy hiểm nhất, một khi niềm tin đã mất thì rất khó mà vực dậy!
Những người đầu ngành công an đặt ra rất nhiều câu hỏi: làm sao củng cố niềm tin trong nhân dân; làm sao để chỉnh đốn ngành; làm sao loại ra khỏi ngành những “con sâu” làm rầu nồi canh; làm sao để vinh danh, trả lại sự công bằng cho những cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm miệt mài vì dân cống hiến, những trinh sát ma túy hy sinh khi chưa biết nụ hôn đầu đời?
Đau lắm chứ, tủi nhục lắm chứ khi những người công an chân chính nhận được tin đồng đội của mình đánh chết dân; đau lắm chứ khi nghe đâu đó, một số cán bộ chiến sĩ công an đã không làm đúng nhiệm vụ, chức năng, quên đi màu áo thiêng liêng đang khoác trên người! Một vài cá nhân, một vài tập thể làm sai – cả ngành phải lãnh đủ hậu quả, chịu tiếng đời dèm pha, hỏi sao mà không đắng cay, không chua xót!
Sự việc 5 công an ở Phú Yên đánh chết nghi can trong một chuyên án trinh sát cho thấy sự yếu kém trong hoạt động nghiệp vụ, thiếu kiềm chế, nóng vội, muốn kết thúc sớm một chuyên án của công an địa phương. Đặc biệt khi đã tuyển chọn, đặt niềm tin, kết nạp và trao quyền không đúng chỗ cho những con người kém trình độ, không có “trái tim”. Những con người ưa bạo lực, biến chất như thế này xuất hiện trong ngành công an chỉ tổ làm khổ cho người dân và lãnh đạo ngành mà người đời thường ví von theo câu nói “giao trứng cho ác”.
Pháp luật không cho phép những người thực thi công vụ bức cung, nhục hình trong hoạt động tư pháp. Các biện pháp nghiệp vụ điều tra, xét hỏi cũng không cho phép họ hành xử trái pháp luật. Các nghi can trong chuyên án đều là đối tượng từng có tiền án, tiền sự. Nhưng không thể bào chữa, biện minh cho hành vi phạm pháp của 5 bị cáo trong vụ án dùng nhục hình, vì hành vi phạm tội của họ đã rõ. Họ sẽ phải chịu nhiều áp lực tâm lý từ phía gia đình bị hại, người thân của chính mình và từ “búa, rìu” dư luận xã hội.
Nếu bi kịch một người bình thường “giết dân, đánh đập dân, làm dân chết oan” để lại bao bất hạnh cho người ở lại làm cho ai nghe đến đều đau lòng, xót thương, nhưng nếu một vài chiến sĩ công an mà làm chuyện đó thì còn tồi tệ hơn là làm mất niềm tin!. Cũng qua đây, một khía cạnh hiện thực của xã hội đã được phản ánh rõ nét, đó là: chạy chức, chạy quyền đâu đâu cũng có chứ không chừa ngành công an. Nếu được kiểm soát một cách bài bản, chặt chẽ thì liệu công an địa phương này có nhận 5 con người này vào ngành không? có “nhắm mắt” để 5 con người thiếu lương tâm này vào hàng ngũ công an nhân dân không? Chắc chắn là không!
Cái tai hại ở đây, đó là 5 con người vô tâm trên lại có một địa vị thật trong xã hội – tai hại là những thành phần như thế này hiện nay tồn tại không ít. Đó là một sự thật làm đau lòng người nói chung; đau lòng các nhà lãnh đạo ngành công an, nhà quản lý, nhà giáo dục chân chính, có lương tâm và trách nhiệm về tương lai của đất nước, dân tộc nói riêng. Khi mà sự biến chất của những con người này làm cho ngành công an xấu đi.
Ngành công an ra đời để phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ chiến sĩ đều phải thấm nhuần điều này, đó là một ngành cao cả, chỉ có những con người không cao cả, thiếu nhận thức đang đứng trong ngành mới làm cho ngành xấu đi. Ngành công an muốn củng cố lòng tin trong dân phải loại trừ những thành phần như thế ra khỏi hệ thống ngành, giáo dục tư tưởng cao đẹp, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ, nếu không hậu quả rất nghiêm trọng.
Đen chỗ nào, lãnh đạo ngành phải giải quyết ngay và làm trong sạch luôn từ đó. Không thể nào vì một bọc rác vứt xuống sông làm ảnh hưởng, gây ô nhiễm đến cả một dòng sông! Càng không thể lơ là, cho rằng một bọc rác vứt xuống sông sẽ không ảnh hưởng lớn đến dòng nước mà bỏ lơ, cho qua – vì nếu bọc rác ấy nếu không vớt lên, nhiều người sẽ tiếp tục bỏ rác xuống dòng sông. Hậu quả chắc chắn là cả dòng sông từ nước trong biến thành đục; từ xinh đẹp biến thành xấu xa – điều gì sẽ xảy ra?
Con người ta đều giống nhau ở ba điểm: được sinh ra, lớn lên và trở về cát bụi – chỉ khác nhau là làm được gì cho cuộc đời. Khi Đảng, Nhà nước đã trao cho các anh chức vụ và được gọi với cái tên rất trìu mến là công an nhân dân thì các anh hãy biết trân trọng trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả đó. Khi người dân đã đặt trọn niềm tin vào các anh, xin các anh đừng phá hoại, làm niềm tin ấy mất đi. Không phục vụ cho lợi ích dân tộc, không đem lại sự bình an cho người dân là bất trung với nước, bất hiếu với dân. Một người công an mà đe dọa mạng sống người dân không những làm đen ố bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an – cái tội ấy nặng lắm!
Cuộc sống ngày càng hiện đại thì tệ nạn xã hội ngày càng tăng, người dân cần nhiều lắm đến những người công an chân chính – người dân cần lắm những người chiến sỹ áo xanh chân chính, đúng nghĩa bảo vệ nhân dân. Thế nên, các anh đừng làm người dân phải thất vọng; đừng để người dân phải sợ người công an; đừng để người dân phải hồi hộp đề phòng, run lẩy bẩy khi đến sở công an thay vì là cảm giác an tâm khi được đến bên cạnh những con người đại diện cho chính nghĩa…!
Ngược lại, người dân cũng cần công tâm và cảm thông với các chiến sĩ công an, những người luôn phải đối mặt với tội phạm xảo quyệt, chỉ cần nóng nảy, mất kiềm chế, các anh sẽ dễ dẫn đến những sai làm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến ngành công an, phải trả giá và làm nhụt chí các chiến sĩ đang ngày đêm đối đầu với tội phạm. Tôi yêu Công an nhân dân Việt Nam.
(via: Page Trần Đại Quang)
#ad_[NCT]
Cuộc sống này nếu con người không có niềm tin thì không thể nào sống một cách vui vẻ đúng nghĩa được. Bất cứ niềm tin nào mất đi cũng là điều tồi tệ, thời gian gần đây khi niềm tin của nhân dân vào ngành công an bị ảnh hưởng vì một số chiến sĩ công an có những hành vi biến chất, trái với quy định của ngành, đi ngược lại nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích, bảo vệ tính mạng người dân!
Nếu như trong kinh doanh, người ta đặt chữ tín lên hàng đầu thì đối với ngành công an, niềm tin đặt lên hàng đầu. Vì ngành công an được “sinh” ra là để phục vụ cho nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân nên người dân đặt rất nhiều niềm tin vào các anh. Khi có trộm cướp, khi bị đe dọa, khi có hỏa hoạn, khi án mạng xảy ra thì người dân đều tìm đến công an trình báo và đặt trọn niềm tin vào các anh trong việc tìm ra khuất tất, đem đến công bằng cho cuộc sống.
Cũng chính vì cái nhiệm vụ cao cả nên Nhà nước trao quyền và niềm tin cho ngành công an rất lớn. Nhưng cũng từ đây, bên cạnh những tấn gương quên mình vì dân vì nước, có không ít cá nhân biến chất , vô đạo đức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn này mà hà hiếp người dân, thậm chí còn xem mình như “cái rốn” của vũ trụ, ra sức hạch hẹ dân. Từ đó, làm cho hình ảnh người công an nhân dân, gần gũi dân đã đen dần, đen dần trong lòng dân chúng!
Không thể nào trách người dân được khi mà họ không có thiện cảm với một số cán bộ, chiến sĩ công an, thậm chí là có người còn “gom đũa cả nắm”, một hành động xấu của người công an dẫn đến họ quy chụp cho cả ngành xấu. Họ cứ nhìn thấy bóng dáng cảnh sát là họ xa lánh.
Càng hiểu cảm giác của người dân khi bị một số chiến sĩ công an yếu tay nghề, biến chất hành hung thì càng đồng cảm với nỗi khổ của những người đầu ngành. Người dân mất mạng oan, đó là nỗi đau không thể nào bù đắp, nhưng vết nhơ mà một số người công an làm sai, dù ngành đã loại ra và chịu sự trừng phạt của pháp luật, cái dư âm, tàn dư của sự việc không thể nào xóa bỏ ngay trong tâm thức người dân. Đó chính là điều nguy hiểm nhất, một khi niềm tin đã mất thì rất khó mà vực dậy!
Những người đầu ngành công an đặt ra rất nhiều câu hỏi: làm sao củng cố niềm tin trong nhân dân; làm sao để chỉnh đốn ngành; làm sao loại ra khỏi ngành những “con sâu” làm rầu nồi canh; làm sao để vinh danh, trả lại sự công bằng cho những cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm miệt mài vì dân cống hiến, những trinh sát ma túy hy sinh khi chưa biết nụ hôn đầu đời?
Đau lắm chứ, tủi nhục lắm chứ khi những người công an chân chính nhận được tin đồng đội của mình đánh chết dân; đau lắm chứ khi nghe đâu đó, một số cán bộ chiến sĩ công an đã không làm đúng nhiệm vụ, chức năng, quên đi màu áo thiêng liêng đang khoác trên người! Một vài cá nhân, một vài tập thể làm sai – cả ngành phải lãnh đủ hậu quả, chịu tiếng đời dèm pha, hỏi sao mà không đắng cay, không chua xót!
Sự việc 5 công an ở Phú Yên đánh chết nghi can trong một chuyên án trinh sát cho thấy sự yếu kém trong hoạt động nghiệp vụ, thiếu kiềm chế, nóng vội, muốn kết thúc sớm một chuyên án của công an địa phương. Đặc biệt khi đã tuyển chọn, đặt niềm tin, kết nạp và trao quyền không đúng chỗ cho những con người kém trình độ, không có “trái tim”. Những con người ưa bạo lực, biến chất như thế này xuất hiện trong ngành công an chỉ tổ làm khổ cho người dân và lãnh đạo ngành mà người đời thường ví von theo câu nói “giao trứng cho ác”.
Pháp luật không cho phép những người thực thi công vụ bức cung, nhục hình trong hoạt động tư pháp. Các biện pháp nghiệp vụ điều tra, xét hỏi cũng không cho phép họ hành xử trái pháp luật. Các nghi can trong chuyên án đều là đối tượng từng có tiền án, tiền sự. Nhưng không thể bào chữa, biện minh cho hành vi phạm pháp của 5 bị cáo trong vụ án dùng nhục hình, vì hành vi phạm tội của họ đã rõ. Họ sẽ phải chịu nhiều áp lực tâm lý từ phía gia đình bị hại, người thân của chính mình và từ “búa, rìu” dư luận xã hội.
Nếu bi kịch một người bình thường “giết dân, đánh đập dân, làm dân chết oan” để lại bao bất hạnh cho người ở lại làm cho ai nghe đến đều đau lòng, xót thương, nhưng nếu một vài chiến sĩ công an mà làm chuyện đó thì còn tồi tệ hơn là làm mất niềm tin!. Cũng qua đây, một khía cạnh hiện thực của xã hội đã được phản ánh rõ nét, đó là: chạy chức, chạy quyền đâu đâu cũng có chứ không chừa ngành công an. Nếu được kiểm soát một cách bài bản, chặt chẽ thì liệu công an địa phương này có nhận 5 con người này vào ngành không? có “nhắm mắt” để 5 con người thiếu lương tâm này vào hàng ngũ công an nhân dân không? Chắc chắn là không!
Cái tai hại ở đây, đó là 5 con người vô tâm trên lại có một địa vị thật trong xã hội – tai hại là những thành phần như thế này hiện nay tồn tại không ít. Đó là một sự thật làm đau lòng người nói chung; đau lòng các nhà lãnh đạo ngành công an, nhà quản lý, nhà giáo dục chân chính, có lương tâm và trách nhiệm về tương lai của đất nước, dân tộc nói riêng. Khi mà sự biến chất của những con người này làm cho ngành công an xấu đi.
Ngành công an ra đời để phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ chiến sĩ đều phải thấm nhuần điều này, đó là một ngành cao cả, chỉ có những con người không cao cả, thiếu nhận thức đang đứng trong ngành mới làm cho ngành xấu đi. Ngành công an muốn củng cố lòng tin trong dân phải loại trừ những thành phần như thế ra khỏi hệ thống ngành, giáo dục tư tưởng cao đẹp, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ, nếu không hậu quả rất nghiêm trọng.
Đen chỗ nào, lãnh đạo ngành phải giải quyết ngay và làm trong sạch luôn từ đó. Không thể nào vì một bọc rác vứt xuống sông làm ảnh hưởng, gây ô nhiễm đến cả một dòng sông! Càng không thể lơ là, cho rằng một bọc rác vứt xuống sông sẽ không ảnh hưởng lớn đến dòng nước mà bỏ lơ, cho qua – vì nếu bọc rác ấy nếu không vớt lên, nhiều người sẽ tiếp tục bỏ rác xuống dòng sông. Hậu quả chắc chắn là cả dòng sông từ nước trong biến thành đục; từ xinh đẹp biến thành xấu xa – điều gì sẽ xảy ra?
Con người ta đều giống nhau ở ba điểm: được sinh ra, lớn lên và trở về cát bụi – chỉ khác nhau là làm được gì cho cuộc đời. Khi Đảng, Nhà nước đã trao cho các anh chức vụ và được gọi với cái tên rất trìu mến là công an nhân dân thì các anh hãy biết trân trọng trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả đó. Khi người dân đã đặt trọn niềm tin vào các anh, xin các anh đừng phá hoại, làm niềm tin ấy mất đi. Không phục vụ cho lợi ích dân tộc, không đem lại sự bình an cho người dân là bất trung với nước, bất hiếu với dân. Một người công an mà đe dọa mạng sống người dân không những làm đen ố bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an – cái tội ấy nặng lắm!
Cuộc sống ngày càng hiện đại thì tệ nạn xã hội ngày càng tăng, người dân cần nhiều lắm đến những người công an chân chính – người dân cần lắm những người chiến sỹ áo xanh chân chính, đúng nghĩa bảo vệ nhân dân. Thế nên, các anh đừng làm người dân phải thất vọng; đừng để người dân phải sợ người công an; đừng để người dân phải hồi hộp đề phòng, run lẩy bẩy khi đến sở công an thay vì là cảm giác an tâm khi được đến bên cạnh những con người đại diện cho chính nghĩa…!
Ngược lại, người dân cũng cần công tâm và cảm thông với các chiến sĩ công an, những người luôn phải đối mặt với tội phạm xảo quyệt, chỉ cần nóng nảy, mất kiềm chế, các anh sẽ dễ dẫn đến những sai làm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến ngành công an, phải trả giá và làm nhụt chí các chiến sĩ đang ngày đêm đối đầu với tội phạm. Tôi yêu Công an nhân dân Việt Nam.
(via: Page Trần Đại Quang)
#ad_[NCT]
Đăk Lăk: Cần làm rõ những hành động tác nghiệp “lạ lùng” của CSGT
“Bức tường xe” kín đáo...
Đúng 8h ngày 29/7, tại chốt được lập ở Hoa Viên (TP. Buôn Ma Thuột), các chiến sỹ CSGT bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Tại vị trí lập chốt này có sự xuất hiện của 3 chiếc xe được “sắp xếp” khá “công phu”. Cụ thể, 2 chiếc xe mô tô màu trắng của CSGT được dựng đấu vào nhau tạo thành hình chữ V và phía sau là 1 chiếc xe ô tô hiệu KIA mang biển kiểm soát 47A 15172 (chưa xác định được của người dân hay của cán bộ CSGT) che chắn kín đáo nơi làm việc. Mỗi khi CSGT ra hiệu lệnh để dừng xe kiểm tra xong thì chủ phương tiện được đưa vào “vòng vây” xe ở khuất sâu phía bên trong để làm việc.
Kì lạ hơn là, hầu hết các chủ phương tiện này được các chiến sỹ CSGT “xử lý” một cách nhanh chóng, sau đó được tiếp tục đi mà không bị lập biên bản. Mỗi chủ phương tiện chỉ được “làm việc” một cách chóng vánh chỉ vài giây rồi lại đi ra ngoài. Rồi cứ thế, cứ thế hết người này đến người khác vào làm “thủ tục” vài giây xong lại ra cho người khác vào.
Cụ thể, theo quan sát của Phóng viên, chiếc xe mô tô mang biển kiểm soát 47K 0788 bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Ngay sau đó, người đàn ông điều khiển phương tiện chở người phụ nữ trên xe đã dừng lại. Người đàn ông lấy ví từ trong túi ra, viên CSGT rút giấy tờ xe của người đàn ông đi vào trong. Tiếp đó, người phụ nữ mặc áo khoác đỏ đi trên xe cùng với người đàn ông đã trao đổi với người đàn ông gì đó, rồi móc chiếc ví màu hồng lấy vật giống tờ tiền 200.000 đồng đưa cho người đàn ông. Sau khi cầm vật giống tiền, người đàn ông này vội vào bên trong – nơi các cán bộ CSGT đang ngồi làm việc và rất nhanh chóng trở ra, tiếp tục đi mà không có biên bản nào được lập.
Theo ghi nhận của nhóm PV Pháp lý ở một thời điểm khác, vào khoảng 8h50’ ngày 30/7, tại đoạn đường Nguyễn Tất Thành, một tổ CSGT tiến hành lập chốt để tuần tra, kiểm soát. Tại đây, tổ CSGT trên dùng 1 chiếc xe ô tô tải màu trắng mang biển số 47C 2757 và 1 chiếc xe ô tô khác hiệu Hon Da mang biển số 47A 13442 (xe cá nhân), hai chiếc xe ô tô này được sắp xếp đấu đầu vào nhau tạo thành hình chữ V. Phía ngoài có dựng 1 xe mô tô màu trắng mang biển số 47A1 0011 của CSGT đậu chắn ngang phía trước 2 xe ô tô, chỉ chừa lại lối nhỏ xíu để người vi phạm đi luồn vào bên trong. Trong suốt thời gian dài làm nhiệm vụ, các cán bộ CSGT cho dừng rất nhiều xe vi phạm nhưng rất ít trường hợp được lập biên bản. Lực lượng CSGT chỉ kiểm tra chớp nhoáng, qua loa, chủ phương tiện chỉ cần đi vào vị trí làm việc của CSGT để làm gì đấy vài giây rồi có thể thoải mái lấy phương tiện tiếp tục tham gia giao thông. Cứ như thế, CSGT tiếp “kiểm tra giấy tờ” người đi đường mà không thấy tạm giữ phương tiện vi phạm nào trên chiếc xe ô tô tải của CSGT cả.
“Cây dù bí ẩn” sập xuống để làm gì?
Đến 11h12’ cùng ngày, cũng trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành, một tổ CSGT khác có 3 cán bộ CSGT (2 Thượng úy và 1 vị Đại úy) đi xe ôtô tải biển số 47C 2667 và 2 xe mô tô biển số 47H-00045 tiến hành lập chốt tuần tra, kiểm soát. Điều lạ lùng là lần này, tổ CSGT trên lại che chắn thêm một “cây dù bí ẩn” trông rất bệ rạc, mất thẩm mỹ và phản cảm. Chỉ một lúc sau, cây dù này đột nhiên được nghiêng xuống 15 độ, che chắn kín nơi làm việc. Người bị dừng xe kiểm tra hành chính đã phải cúi người xuống và lom khom chui đầu vào trong một cách khó khăn để “làm việc” với cán bộ CSGT. Trong “nơi làm việc bí ẩn” đó, chủ phương tiện được xử lý như thế nào thì chỉ có cán bộ CSGT, người vi phạm và…cây dù biết.
Tổ CSGT nói trên cũng thực hiện việc dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý một cách hết sức nhanh chóng, chớp nhoáng đến ngạc nhiên.
Việc CSGT tuần tra, kiểm soát để giữ gìn an toàn, trật tự giao thông trên mỗi tuyến đường là cần thiết và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, người cán bộ CSGT khi làm nhiệm vụ cần phải thể hiện sự nghiêm túc, công khai. Việc xử lý phương tiện tham gia giao thông vi phạm cũng như nơi làm việc phải thể hiện rõ tính minh bạch. Không hiểu nơi làm việc của các tổ CSGT trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột được che chắn kỹ lưỡng để làm gì? Việc dùng xe ô tô cá nhân, dùng cây dù để che chắn nơi làm việc đã gây cho dư luận nghi ngờ về sự mờ ám, không minh bạch. Trong 2 ngày làm việc, nhóm PV đã ghi lại khá nhiều hình ảnh sai phạm về quy trình làm việc và những “bức tường” kỳ quặc, mờ ám của các tổ CSGT trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Ai chịu trách nhiệm trả lời?
Để phản ánh sự việc đa chiều, ngày 24/8, nhóm PV Pháp lý đã đến Cơ quan Công an thành phố Buôn Ma Thuột để làm rõ các nội dung trong mấy chục video clip mà nhóm PV Pháp lý đã ghi nhận được. Đồng thời làm rõ vị trí lập chốt, điều kiện lập chốt xử lý vi phạm của các tổ CSGT có đúng quy định hay không, cũng như quy trình xử lý vi phạm giao thông thế nào ?
Tuy nhiên, ông Võ Tin, Đội trưởng Đội CSGT TP. Buôn Ma Thuột cho biết ông có việc bận nên đề nghị Phóng viên làm việc với ông Nguyễn Đức Duy (Phó đội trưởng phụ trách tuần tra kiểm soát). Nhưng khi làm việc với nhóm phóng viên Pháp lý, ông Nguyễn Đức Duy nói ông không được phép trả lời các câu hỏi của PV, nếu PV muốn ông trả lời thì phải gặp Trưởng Công an TP.Buôn Ma Thuột cho phép thì ông mới dám trả lời.
Người đàn ông lấy hai tờ (giống tờ tiền 100.000 đồng) cho viên CSGT rồi ra ngoài lấy xe đi mà không có biên bản nào được lập. Nhóm PV đến phòng trực ban để đăng ký làm việc với lãnh đạo Công an TP.Buôn Ma Thuột, thì được ông Võ Xuân Tú hướng dẫn lên phòng PV11 (Công an tỉnh Đăk Lăk) để đăng ký. Ông Tú cho biết, toàn bộ nhà báo muốn làm việc với Công an TP. Buôn Ma Thuột thì phải thông qua phòng PV11.
Khi đến phòng PV11 Công an tỉnh Đăk Lăk, nhóm PV lại được hướng dẫn quay trở lại Công an TP.Buôn Ma Thuột.
Đến ngày 22/9, nhóm PV Pháp lý đến phòng CSGT Công an tỉnh Đăk Lăk để xác minh các số xe ô tô và mô tô nói trên có phải thuộc xe của phòng CSGT tỉnh Đăk Lăk hay không thì được ông Ngô Văn Cường – Phó phòng CSGT tỉnh Đăk Lăk kiểm tra và khẳng định tất cả các số xe nói trên không phải của Phòng CSGT tỉnh Đăk Lăk.
Về những hình ảnh bệ rạc và thiếu thẩm mỹ nói trên tồn tại ngay giữa trung tâm thành phố, PV Pháp lý có đến gặp ông Nguyễn Tấn Bích – Chánh Văn phòng HĐND & UBND thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng ông Bích trả lời ông không hề biết những hình ảnh đó và ông Bích đề nghị PV đến làm việc với Công an thành phố Buôn Ma Thuột.
Qua đây, đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh Đăk Lăk kiểm tra làm rõ các tổ CSGT nói trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của người lãnh đạo giám sát và quản lý các tổ CSGT trên như thế nào mà để giữa thanh thiên bạch nhật lại xảy ra những sự việc gây bức xúc dư luận đến vậy.
Nguyễn Tâm – Linh Thy – Diệp Hoàng
Công an nắm tóc kéo lê người phụ nữ bán hàng rong
(PLO)- Theo chị Th., chị bị đánh vào đầu, chảy máu. Sau đó được bạn bè đưa vào bệnh viện cấp cứu, khâu nhiều mũi.
Đêm 29-9, một clip được đăng tải
trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh một người mang sắc phục công an nằm
đầu tóc kéo lê một người phụ nữ bán hàng rong trên vỉa hè đoạn gần Hồ
Con Rùa (quận 3, TP.HCM).
Ngay sau khi clip được đăng tải đã thu hút nhiều người xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người tỏ thái độ bất bình.
Người mang sắc phục công an nắm tóc, kéo lê người phụ nữ bán hàng rong ở khu vực Hồ Con Rùa (quận 3, TP.HCM). Ảnh cắt từ clip.
Có mặt
tại nơi xảy ra sự việc ở khu vực Hồ Con Rùa góc đường Công Trường Quốc
Tế - Phạm Ngọc Thạch (phường 6, quận 3), nhiều người dân tại đây cho
biết vào khoảng 19 giờ 30 ngày 29-9, trong lúc nhiều người bán hàng rong
đang buôn bán xung quanh khu vực hồ con rùa thì một chiếc xe biển xanh
trờ tới.
Phát hiện thấy xe biển xanh, nhiều
người bán hàng rong tháo chạy. Lúc này chị Nguyễn Thị Thu Th. (SN 1977,
tạm trú phường 12, quận Bình Thạnh) cũng bỏ chạy. Sau đó, một người mang
sắc phục công an, cấp hàm thiếu úy xuống xe.
“Th. thấy
công an nên ôm theo một hũ đồ nhỏ bỏ chạy, phía sau một xe ô tô do anh
dân phòng lái chở theo một công an. Người công an xuống xe đuổi theo chị
Th. rồi nhào đến đánh. Chị Th. la to, rồi quơ tay nói sao đánh tui dữ
vậy. Anh công an sau đó nắm tóc chị Th. lôi đi. Chị Th. người nhỏ xíu
nên không chống cự gì được...” - một người dân nói.
Chị Th. hiện đang là trụ cột gia đình, phải nuôi bố mẹ già tai biến và con nhỏ tuổi. Ảnh: NVCC
Theo hình
ảnh từ video clip, người công an lôi chị Th. đi thì nhiều người dân tới
can ngăn, có người yêu cầu gọi 113. Trong khi đó, người phụ nữ bán hàng
rong ôm đầu chảy máu; người đàn ông mang sắc phục công an nói: “Nó chửi
tui, tui không đánh ai hết!” rồi mở cửa xe bước lên.
Thấy
vậy, nhiều người dân yêu cầu giữ người này lại, số khác đem chị Th. lên
nằm trước capo xe. Tuy nhiên, thấy người phụ nữ mất nhiều máu nên một số
người dân đã đưa chị đi bệnh viện cấp cứu.
Theo chị Th., chị bị đánh vào đầu,
chảy máu. Sau đó được bạn bè đưa vào bệnh viện cấp cứu, khâu nhiều mũi.
“Tôi hiện còn nuôi bố mẹ già bị tai biến, hai con còn nhỏ tuổi, cuộc
sống khó khăn mới đi bán hàng rong” - chị Th. nói.
Sáng 30-9, một cán bộ Công an quận 3 cho biết công an quận đã yêu cầu Công an phường 6 báo cáo về toàn bộ vụ việc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
NGUYỄN TÂN
(PL)-
Trưởng công an xã đến giải quyết vụ gây rối nhưng lại mặc thường phục,
có lời lẽ thiếu chuẩn mực. Một thanh niên xô ngã vị này, thế là bị kết
án chín tháng tù về tội chống người thi hành công vụ.
Mới
đây, ngày 13-3, TAND huyện Châu Thành (Long An) xử sơ thẩm đã tuyên
phạt Nguyễn Hoàng Tú chín tháng tù về tội chống người thi hành công vụ.
Vụ án phải trải qua ba phiên xử tòa mới kết án, còn bị cáo thì trước sau
vẫn một mực kêu oan.
Cú té ngã của trưởng công an
Theo
cáo trạng, chiều 27-2-2014, sau khi uống rượu, Tú và Nguyễn Thanh Bình
đến khu trung tâm văn hóa thể dục thể thao cộng đồng xã Thuận Mỹ. Tại
đây, Bình có hành vi la ó, chửi bới, đánh vào mặt một nhân viên hội chợ
và đập phá vách tôn sân khấu hội chợ. Sau đó phó trưởng công an xã và
lực lượng dân phòng đến nơi giải quyết vụ việc trên. Công an mời Bình về
xã làm việc nhưng Bình không chấp hành.
khi
anh Huỳnh Ngọc Thơ, Trưởng công an xã, tới nơi mời Bình về trụ sở công
an làm việc Bình cũng không chấp hành. Cáo trạng cho rằng mặc dù biết
đây là những người thi hành nhiệm vụ nhưng Tú đã đánh vào vai và mặt anh
Thơ làm anh té ngã nhằm bênh vực cho Bình. Sau đó Tú bỏ chạy thì bị
công an, dân phòng bắt giữ đưa về xã.
Cú
té ngã không làm cho trưởng công an xã bị thương tật, vết tích gì nhưng
Tú thì bị VKSND huyện Châu Thành truy tố tội chống người thi hành công
vụ.
Tháng
12-2014, TAND huyện này mở phiên tòa sơ thẩm nhưng sau đó hoãn xử do
công tố viên và luật sư yêu cầu triệu tập thêm các nhân chứng và làm rõ
sự tham gia của những người liên quan.
“Hành vi bột phát để can ngăn”
Một tháng sau phiên tòa được xử lại.
Trong
phần tranh luận, luật sư bào chữa cho bị cáo nêu: “khi anh Thơ, Trưởng
công an xã, đến làm việc không giới thiệu tên, chức vụ và mặc thường
phục là sai quy định. Khi đến làm việc có lời lẽ thiếu thiện cảm và có
hành động đánh Bình nên Tú mới bức xúc và có hành vi bột phát đẩy anh
Thơ ra để can ngăn, không có mục đích đánh anh Thơ. Bằng chứng là trước
đó, phó trưởng công an và những người khác đến giải quyết Tú vẫn không
có hành động gì”.
Đáp
lại, công tố viên nói: “Việc anh Thơ có lời lẽ thiếu thiện cảm tôi sẽ
có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Còn Tú đánh anh Thơ
mục đích là không cho dẫn giải bạn về công an xã, để giải thoát cho
bạn, không thể nói là hành động bột phát”.
Còn
anh Thơ thì nói: “Tôi là trưởng công an xã, mặc dù đã phân công cho các
đồng chí khác đến nhưng do không giải quyết được nên tôi phải trực tiếp
đến giải quyết. Điều này là đúng quy định, không phải tôi phân nhiệm vụ
xong là tôi hết nhiệm vụ”.
Cạnh
đó, các nhân chứng và người liên quan khai có sự bất nhất so với hồ sơ.
Từ đó, tòa quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ hành
vi của anh Thơ với kẻ gây rối, Tú đánh anh Thơ nhằm mục đích gì.
Sau
khi điều tra bổ sung thấy không có tình tiết gì mới, VKS gửi công văn
cho tòa nói giữ nguyên quan điểm của cáo trạng. Cũng theo công văn này,
VKS nói Tú đánh anh Thơ là nhằm bênh vực, ngăn cản không cho anh này bắt
bạn mình. Đồng thời viện khẳng định không có việc anh Thơ đánh Bình mà
chỉ dùng tay chỉ vào mặt và có lời lẽ thô tục. Một tay anh Thơ giữ lấy
tay của Bình, một tay nắm lấy cổ áo nhằm khống chế đưa về xã chứ không
có đánh. Bình khai bị đánh có ba người xung quanh thấy nhưng hai người
không nhận, một người có căn cứ cho thấy không có ở hiện trường.
Có phải đang thi hành công vụ?
Tại tòa, luật sư cho rằng việc điều tra trên thật ra chưa làm sáng tỏ sự thật khách quan.
Luật
sư phân tích: Theo lời khai của anh Thơ và những người làm chứng, lúc
xảy ra vụ việc thì anh Thơ đã kết thúc nhiệm vụ của mình và cũng không
nằm trong danh sách của ca trực vào ngày xảy ra vụ việc. Theo lời khai
của anh Thơ, khi anh đến trực tiếp mời Bình về xã làm việc cũng không
giới thiệu mình là người đang thi hành công vụ, không mặc đồ cảnh phục
của ngành, không mang phù hiệu, thẻ công an. Điều này không đúng quy
định về điều lệnh nội vụ Công an nhân dân trong khi thi hành công vụ.
(Trong khi những người nhận nhiệm vụ được giao đều mặc trang phục phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình và Tú không hề chống đối.)
Ngoài
ra, luật sư cho rằng khi làm việc với Bình, anh Thơ đã có những hành vi
vi phạm khác. Anh đã dùng những lời lẽ ứng xử thiếu văn hóa, dùng từ
ngữ “mày, tao” với Bình, vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm được quy định
tại Nghị định 208/2013... Anh Thơ đã lạm dụng quyền hạn để đánh, trấn
áp Bình, trong khi Bình không có hành vi chống trả mà chỉ đang ngồi,
trên tay không có vũ khí hay hung khí.
Từ
những phân tích trên, luật sư cho rằng người đang thi hành công vụ phải
là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành
phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ thực hiện hành
vi trái pháp luật và bị xâm hại thì người có hành vi xâm hại không phải
là hành vi chống người thi hành công vụ. Từ đó, luật sư cho rằng bị cáo
không phạm tội.
Tuy nhiên, tòa vẫn đồng tình với viện, bác quan điểm của luật sư và tuyên phạt mức án như trên.
Sau phiên xử, bị cáo Tú (đang bị tạm giam) cho biết sẽ kháng cáo kêu oan.
Theo plo.vn
Theo plo.vn
Thi hành công vụ phải đúng luật
Dù
với mục đích nào thì những người đại diện cho các cơ quan công quyền
cũng đều phải làm đúng pháp luật. Khi thi hành công vụ, họ buộc phải mặc
sắc phục để người dân dễ dàng phân biệt với những người bình thường
khác. Sắc phục là điều kiện để họ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được
giao và người dân có nghĩa vụ tuân thủ, chấp hành.
Ngược
lại, nếu mặc thường phục thì họ không được phép thực hiện các hành vi
quyền lực của mình. Như trong trường hợp này, trưởng công an mặc thường
phục không được quyền xử lý hành vi của đối tượng gây rối. Ngay
cả những công an khi thi hành công vụ được phép mặc thường vụ thì khi
bắt giữ hay khống chế đối tượng cũng phải xưng danh, giới thiệu chức
danh để làm nhiệm vụ của mình.
Người
đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi
thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi
hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì người có
hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Luật sư NGUYỄN SA LINH, Đoàn Luật sư TP.HCM
Không cấu thành tội chống người thi hành công vụ
Điều
kiện bắt buộc quy định khi thi hành công vụ theo Điều 11 Nghị định
208/2013 là: “Khi tiến hành hoạt động tuần tra, kiểm soát, lực lượng thi
hành công vụ phải sử dụng đúng trang phục, phương tiện được trang bị,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tuân thủ trình tự, thủ tục,
kế hoạch, quy trình công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Trong
vụ này, trưởng công an xã không mặc đúng trang phục quy định, đã hết
thời gian trực tại địa điểm được phân công, lúc đó không còn thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Vì vậy, ông Thơ không
phải là người đang thực hiện công vụ đúng luật. Do đó hành vi xô xát của
bị cáo Tú không cấu thành tội chống người thi hành công vụ.
Luật sư TRẦN HẢI ĐỨC, Đoàn Luật sư TP.HCM
Nhận xét
Đăng nhận xét