LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ 1
(ĐC sưu tầm trên NET)
-TỔNG QUAN
Tóm tắt lịch sử môn bóng đá
Thời trước công nguyên và công nguyên
Nhằm mục đích phát triển các khả năng vận động để duy trì sự sống và xuất phát từ nhu cầu giải trí văn hoá, con người đã biết tổ chức các trò chơi có hình thức gần với môn bóng đá sau này, sử dụng các vật thể có hình dáng thô sơ (tròn hoặc dẹt), bằng nhiều loại nguyên liệu (quả bưởi, cuộn rơm, búi cỏ được bọc bằng da hay bong bóng bò).
Thời kỳ công nguyên đến thế kỷ 19
Lịch sử cũng ghi nhận nhiều trò chơi có những điểm tương đồng với môn bóng đá. Hoàng đế La Mã Jules César có cho phép và đã cổ vũ hai làng chơi tranh nhau một quả bóng mang vào một đích. Bên nào thực hiện được nhiều hơn bên đó thắng, bên thua bị đòn. ở Italia thế kỷ thứ 17 môn chơi này phát triển ở thành phố Florence và ở Pháp môn này cũng phổ biến. Người Pháp gọi nó là soule còn ở Italia là calcio. Ngày nay ở Italia người ta vẫn còn gọi bóng đá là Calcio.
Thời kỳ mới
Thế kỷ 19 với tất cả những chuyển biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã nảy sinh và phát triển nhiều hoạt động văn hoá.
Đã có một nhà nghiên cứu lịch sử bóng đá châu Âu khẳng định về lịch sử bóng đá rằng: Bóng đá là con đẻ của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất là kế tục bóng dáng của những cuộc chơi thời tiến sử, tiếp tục triển khai sáng tại các môn Soule, Calcio... bóng đá đã tái sinh, tự lập và sáng tạo ở ngoại ô Luân Đôn, tại xóm công nhân công nghiệp và những trường trung học ở Luân Đôn.
Sau nước Anh một thời gian, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lần lượt xuất hiện bóng đá.
Các mốc lịch sử phát triển bóng đá hiện đại:
Ngày 26/10/1963, trong một cuộc chơi tại trường trung học Rugby, hai đội đang chơi thì có một cầu thủ mang bóng bằng tay chạy vào cầu môn và làm nổ ra một cuộc tranh cãi. Người ta đi đến quyết định rằng phải chơi bóng bằng chân, được phép dùng đầu, thân người, trừ tay (kể cả thủ môn). Cũng trong buổi chiều đó, hội bóng đá được thành lập và nó đã tồn tại ở nước Anh từ đó cho đến nay.
1886: Cầu thủ không bị phạt việt vị nếu có ba cầu thủ đối phương xuất hiện gần sát khung thành của họ hơn so với anh ta.
1871: Thời gian trận đấu thu lại trong 1,5 tiếng đồng hồ. Thủ môn được phép bắt bóng bằng tay, nhưng chỉ trong khu vực của khung thành.
1872: Xuất hiện phạt góc
1877: Không có việt vị nếu bóng từ chân cầu thủ đối phương bay đến.
1878: Trọng tài ra sân bóng có còi. Trước kia trọng tài cùng với các trọng tài phụ chỉ được phép đứng ngoài sân bóng để giải quyết những tranh cãi của các cầu thủ khi họ yêu cầu
1882: Thời gian trận đấu được chia làm hai hiệp, có nghỉ giải lao. Sau nghỉ, hai đội đổi sân.
1891: Phía sau khung thành có lưới
1892: Xuật hiện luật phạt penalty 11 m.
Người phát minh ra quả phạt penalty là một người Ailen tên là Rid. Lúc đầu quả phạt này được sút từ bất cứ góc nào miễn là với khoảng cách đến khung thành là 11m. Sau đó quy định: Thủ môn không được đứng gần bóng ở khoảng cách dưới 5,5m.
1903: khi khu vực 16m50 được quy định thì xuất hiện chấm phạt 11 m, không được xê xích.
1923: xuất hiện đường vạch tròn phía sau khu vực 16m50 bắt buộc các cầu thủ phải đứng ở đó khi thực hiện quả phạt.
1929: quy định thủ thành trong quả đá phạt penalty phải đứng trên đường vạch cầu môn. Sau đó ít lâu lại quy định: quả penalty có thể được thực hiện trên bất cứ điểm nào thuộc khu vực 16m50.
1894: Thủ môn được phép dùng tay trong khu vực 16m50.
1900: Trọng tài được phép ra sân để điều khiển trận đấu.
1903: Luạt quy định quả phạt trực tiếp được thực hiện bằng quả sút thẳng vào khung thành của đối phương.
1907: xuất hiện phạt việt vị chỉ xảy ra ở phía sân của đối phương.
1909: Thủ thành buộc phải mặc trang phục khác màu với các cầu thủ đồng đội.
1913: Các cầu thủ của đội bóng đang trong tình thế phòng ngự phải đứng cách bóng 9m khi đá phạt trực tiếp hoặc đá phạt tự do.
1923: Quả sút phạt góc trực tiếp rót thẳng vào cầu môn được tính.
1935: Không bị phạt việt vị nếu trước cầu thủ tiền đạo không phải là ba, mà là hai cầu thủ phòng ngự (kể cả thủ thành).
1939: Trên những chiếc áo cầu thủ có đeo số.
Top 5 cầu thủ vĩ đại trong lịch sử bóng đá thế giới
Đội hình trong mơ theo lựa chọn của huyền thoại Johan Cruyff
-TỔNG QUAN
Tóm tắt lịch sử môn bóng đá
Thời trước công nguyên và công nguyên
Nhằm mục đích phát triển các khả năng vận động để duy trì sự sống và xuất phát từ nhu cầu giải trí văn hoá, con người đã biết tổ chức các trò chơi có hình thức gần với môn bóng đá sau này, sử dụng các vật thể có hình dáng thô sơ (tròn hoặc dẹt), bằng nhiều loại nguyên liệu (quả bưởi, cuộn rơm, búi cỏ được bọc bằng da hay bong bóng bò).
Thời kỳ công nguyên đến thế kỷ 19
Lịch sử cũng ghi nhận nhiều trò chơi có những điểm tương đồng với môn bóng đá. Hoàng đế La Mã Jules César có cho phép và đã cổ vũ hai làng chơi tranh nhau một quả bóng mang vào một đích. Bên nào thực hiện được nhiều hơn bên đó thắng, bên thua bị đòn. ở Italia thế kỷ thứ 17 môn chơi này phát triển ở thành phố Florence và ở Pháp môn này cũng phổ biến. Người Pháp gọi nó là soule còn ở Italia là calcio. Ngày nay ở Italia người ta vẫn còn gọi bóng đá là Calcio.
Thời kỳ mới
Thế kỷ 19 với tất cả những chuyển biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã nảy sinh và phát triển nhiều hoạt động văn hoá.
Đã có một nhà nghiên cứu lịch sử bóng đá châu Âu khẳng định về lịch sử bóng đá rằng: Bóng đá là con đẻ của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất là kế tục bóng dáng của những cuộc chơi thời tiến sử, tiếp tục triển khai sáng tại các môn Soule, Calcio... bóng đá đã tái sinh, tự lập và sáng tạo ở ngoại ô Luân Đôn, tại xóm công nhân công nghiệp và những trường trung học ở Luân Đôn.
Sau nước Anh một thời gian, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lần lượt xuất hiện bóng đá.
Các mốc lịch sử phát triển bóng đá hiện đại:
Ngày 26/10/1963, trong một cuộc chơi tại trường trung học Rugby, hai đội đang chơi thì có một cầu thủ mang bóng bằng tay chạy vào cầu môn và làm nổ ra một cuộc tranh cãi. Người ta đi đến quyết định rằng phải chơi bóng bằng chân, được phép dùng đầu, thân người, trừ tay (kể cả thủ môn). Cũng trong buổi chiều đó, hội bóng đá được thành lập và nó đã tồn tại ở nước Anh từ đó cho đến nay.
1886: Cầu thủ không bị phạt việt vị nếu có ba cầu thủ đối phương xuất hiện gần sát khung thành của họ hơn so với anh ta.
1871: Thời gian trận đấu thu lại trong 1,5 tiếng đồng hồ. Thủ môn được phép bắt bóng bằng tay, nhưng chỉ trong khu vực của khung thành.
1872: Xuất hiện phạt góc
1877: Không có việt vị nếu bóng từ chân cầu thủ đối phương bay đến.
1878: Trọng tài ra sân bóng có còi. Trước kia trọng tài cùng với các trọng tài phụ chỉ được phép đứng ngoài sân bóng để giải quyết những tranh cãi của các cầu thủ khi họ yêu cầu
1882: Thời gian trận đấu được chia làm hai hiệp, có nghỉ giải lao. Sau nghỉ, hai đội đổi sân.
1891: Phía sau khung thành có lưới
1892: Xuật hiện luật phạt penalty 11 m.
Người phát minh ra quả phạt penalty là một người Ailen tên là Rid. Lúc đầu quả phạt này được sút từ bất cứ góc nào miễn là với khoảng cách đến khung thành là 11m. Sau đó quy định: Thủ môn không được đứng gần bóng ở khoảng cách dưới 5,5m.
1903: khi khu vực 16m50 được quy định thì xuất hiện chấm phạt 11 m, không được xê xích.
1923: xuất hiện đường vạch tròn phía sau khu vực 16m50 bắt buộc các cầu thủ phải đứng ở đó khi thực hiện quả phạt.
1929: quy định thủ thành trong quả đá phạt penalty phải đứng trên đường vạch cầu môn. Sau đó ít lâu lại quy định: quả penalty có thể được thực hiện trên bất cứ điểm nào thuộc khu vực 16m50.
1894: Thủ môn được phép dùng tay trong khu vực 16m50.
1900: Trọng tài được phép ra sân để điều khiển trận đấu.
1903: Luạt quy định quả phạt trực tiếp được thực hiện bằng quả sút thẳng vào khung thành của đối phương.
1907: xuất hiện phạt việt vị chỉ xảy ra ở phía sân của đối phương.
1909: Thủ thành buộc phải mặc trang phục khác màu với các cầu thủ đồng đội.
1913: Các cầu thủ của đội bóng đang trong tình thế phòng ngự phải đứng cách bóng 9m khi đá phạt trực tiếp hoặc đá phạt tự do.
1923: Quả sút phạt góc trực tiếp rót thẳng vào cầu môn được tính.
1935: Không bị phạt việt vị nếu trước cầu thủ tiền đạo không phải là ba, mà là hai cầu thủ phòng ngự (kể cả thủ thành).
1939: Trên những chiếc áo cầu thủ có đeo số.
Top 10 thẻ đỏ nhanh nhất lịch sử bóng đá - Sốc!! Vào sân 3 giây đã bị thẻ đỏ
7 kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá
DUY KHÁNH
18:57 ngày 13-02-2017
Kỷ
lục sinh ra để xô đổ, nhưng có những kỷ lục là vô tiền khoáng hậu, sau
khi được thiết lập thì gần như chắc chắn không thể bị phá vỡ.
Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong 1 kỳ World Cup
Just
Fontaine lập nên một kỷ lục mà ngay cả những cầu thủ ưu tú nhất bóng đá
thế giới đã, đang và sẽ sản sinh cũng khó lòng với tới. Đó là kỷ lục
ghi 13 bàn sau 6 trận tại vòng chung kết World Cup 1958.
Cầu thủ đá chính nhiều trận liên tiếp nhất tại Ngoại hạng Anh
Qua
8 năm, thủ thành Brad Friedel đã lập nên một kỷ lục đáng kinh ngạc là
bắt chính 310 trận liên tiếp tại Ngoại hạng Anh cho các đội Blackburn
Rovers, Aston Villa và Tottenham.
Trận đấu có nhiều CĐV đến xem nhất
Trận
chung kết World Cup 1950 chứng kiến tình yêu trái bóng tròn của người
hâm mộ bóng đá Brazil đạt tới tột đỉnh thăng hoa. Theo thống kê chính
thức thì có 173.850 người đã có mặt trên thánh địa Maracana để theo dõi
cuộc thư hùng giữa chủ nhà Brazil và Uruguay.
Còn
theo thống kê không chính thức thì con số khán giả vào sân lên tới
khoảng 210.000 người. Tuy nhận được sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả nhà
như vậy nhưng Brazil lại để thua với tỷ số 1-2. Hiện nay, FIFA đã khống
chế sức chứa các sân bóng chỉ vào khoảng trên dưới 100.000 người, thế
nên xô đổ kỷ lục trên là điều không thể.
Vô địch cúp C1/Champions League liên tiếp
Real
Madrid từng tạo ra sự thống trị tuyệt đối tại châu Âu với 5 chiếc cúp
C1 liên tiếp từ 1955 đến 1960. Cho đến nay, đó vẫn là kỷ lục của giải
đấu danh giá nhất châu Âu. Và càng ngày càng khó để phá kỷ lục này, bởi
từ khi chuyển sang thể thức Champions League, thậm chí chưa đội nào từng
bảo vệ thành công chức vô địch.
Cú sút có vận tốc cao nhất lịch sử
Bóng
đá thế giới chứng kiến rất nhiều cầu thủ sở hữu những cú sút mạnh như
búa bổ, tiêu biểu như Ronald Koeman, Roberto Carlos hay Zlatan
Ibrahimovic. Tuy nhiên, cầu thủ sở hữu cú sút có vận tốc cao nhất trong
lịch sử lại khá vô danh.
Đó là Ronny Heberson
của Sporting Bon (Brazil). Năm 2006, cầu thủ này thực hiện cú sút phạt
đạt vận tốc lên đến 211 km/h. Thường thì những cú sút được liệt vào hàng
nã đại bác cũng chỉ có vận tốc vào khoảng 150 km/h.
Thủ môn ghi nhiều bàn thắng nhất
Danh
hiệu này khó có thể thoát khỏi tay thủ thành Rogerio Ceni. Suốt sự
nghiệp, người gác đền có biệt tài sút phạt này ghi tới 131 bàn thắng.
Năm 2005 là khoảng thời gian Ceni mắn bàn thắng nhất, với... 21 pha lập
công.
Chuỗi trận bất bại dài nhất
Từ
tháng 11/1915 đến tháng 4/1917, Celtic đúng nghĩa đội bóng độc cô cầu
bại với 62 trận đấu bất bại liên tiếp. Cần biết, kỷ lục bất bại Real
Madrid vừa thiết lập hồi đầu năm tại Tây Ban Nha cũng mới chỉ cán mốc 40
trận.
CLB cam chịu nhất lịch sử bóng đá thế giới
Blackburn Rovers xứng đáng với danh hiệu đội bóng "nhu nhược" nhất lịch
sử khi trải qua một hiệp đấu không thể tin nổi trước những vị khách
Newcastle.
Trận đấu trong khuôn khổ vòng 24 Championship (giải hạng nhất Anh)
giữa Blackburn Rovers và Newcastle diễn ra theo kịch bản không ai ngờ
đến. Bằng cách nào đó, chủ nhà Blackburn đã đứng vững trước những đợt
tấn công liên tiếp của những vị khách Newcastle.
Trong suốt 45 phút hiệp một, đoàn quân của Rafa Benitez đã tung ra 14 cú dứt điểm, trong đó có 3 lần bóng đi trúng đích, hưởng 3 quả phạt góc, phạm lỗi 2 lần và kiểm soát bóng 72%.
Trong khi đó, chủ nhà Blackburn đã không tung một cú sút, không được hưởng phạt góc và cũng chẳng cần phạm lỗi để ngăn cản đối thủ. Tất cả những gì thầy trò Owen Coyle làm được chỉ là tỷ lệ kiểm soát bóng 28%.
Thi đấu tệ hại là thế nhưng chủ nhà Blackburn vẫn giành chiến thắng
trước những vị khách Newcastle nhờ cú sút phạt đi sát cột dọc của
Charles Mulgrew ở phút 74. Đó cũng là cú dứt điểm duy nhất đi trúng đích
của "Hải tặc" trong suốt 90 phút trên sân Ewood.
Về phía Newcastle, họ chỉ còn biết tự trách mình khi đã tung đến 20 cú dứt điểm. Nhưng trong một ngày đen đủi, chỉ có 5 trong số đó đi trúng đích và đều bị thủ môn đội chủ nhà cản phá.
Trong suốt 45 phút hiệp một, đoàn quân của Rafa Benitez đã tung ra 14 cú dứt điểm, trong đó có 3 lần bóng đi trúng đích, hưởng 3 quả phạt góc, phạm lỗi 2 lần và kiểm soát bóng 72%.
Trong khi đó, chủ nhà Blackburn đã không tung một cú sút, không được hưởng phạt góc và cũng chẳng cần phạm lỗi để ngăn cản đối thủ. Tất cả những gì thầy trò Owen Coyle làm được chỉ là tỷ lệ kiểm soát bóng 28%.
Người hâm mộ tự hỏi, Blackburn đã làm thế nào để giữ sạch mảnh lưới trong hiệp đấu đầu tiên. |
Về phía Newcastle, họ chỉ còn biết tự trách mình khi đã tung đến 20 cú dứt điểm. Nhưng trong một ngày đen đủi, chỉ có 5 trong số đó đi trúng đích và đều bị thủ môn đội chủ nhà cản phá.
Chiến công này của Blackburn làm người hâm mộ liên tưởng đến trận
thắng 2-1 của Celtic trước Barcelona ở vòng bảng Champions League mùa
giải 2011/12. Ở trận đấu đó, chủ nhà Celtic kiểm soát bóng chỉ 11% và
tung ra 5 cú dứt điểm, trong khi con số của đối thủ là 23.
Thất bại đau đớn trước Blackburn khiến thầy trò Rafa Benitez để mất
vị trí đầu bảng vào tay Brighton & Hove Albion, những người vừa xuất
sắc đánh bại Fulham 1-2 ở trận đấu diễn ra cùng giờ.
Chiến thắng thần kỳ của Celtic trước Barcelona cách đây 4 năm. |
Bảng xếp hạng Championship. 2 đội bóng đứng đầu sẽ giành tấm vé lên thẳng Premier League. |
8 thảm họa hàng không trong lịch sử bóng đá
Trước vụ tai nạn rơi máy bay của đội bóng Brazil Chapecoense, bóng đá thế giới cũng từng chứng kiến không ít thảm kịch tương tự.
Manchester Utd - Thảm họa Munich 1958: Ngày 6/2/1958 trở thành cột mốc buồn thảm nhất trong lịch sử gần 140 năm tồn tại của Manchester Utd. Ngay sau trận hòa 3-3 trước Red Star Belgrade để giành vé vào bán kết cúp C1 với chiến thắng chung cuộc 5-4, đội bóng thành Manchester hồ hởi lên đường trở về Anh. Nhưng chuyến bay mang số hiệu 609 của British European Airlines đã mãi mãi không thể tới đích. Sự cố cất cánh sau khi tiếp nhiên liệu ở sân bay Munich (Đức) khiến chiếc máy bay lao qua hàng rào và đâm vào nhà dân gần đó bốc cháy. Tám cầu thủ gồm: Roger Byrne, Tommy Taylor, Eddie Colman, Mark Jones, Geoff Bent, David Pegg, Liam "Billy" Whelan và Duncan Edwards tử nạn. Những người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thân có HLV huyền thoại Matt Busby và danh thủ Bobby Charlton. |
Torino A.C - 1949: Bên cạnh Manchester Utd, một đội bóng lừng danh khác cũng từng gần như bị xóa sổ bởi thảm kịch hàng không. Ngày 1/5/1949, chiếc Fiat G212CP chở 31 hành khách, trong đó có 18 cầu thủ, ban lãnh đạo Torino, phóng viên và phi hành đoàn đã mất lái và đâm thẳng vào ngọn đồi Superga, gần Turin (Italy). Tấn bi kịch khiến làng thể thao Italy và thế giới chấn động bởi khi ấy, Torino đang thống trị Serie A và là thế lực lớn tại đấu trường châu Âu. |
ĐTQG Zambia - 1993: Ngày 27/4/1993, tổng cộng 30 hành khách và phi hành đoàn, trong đó có 18 cầu thủ và HLV trưởng đội tuyển quốc gia Zambia đã tử nạn khi đang trên đường tới Senegal tham dự CAN 1994 (giải Vô địch các quốc gia châu Phi). Chiếc chuyên cơ thuộc quân đội đã liên tiếp trục trặc động cơ trước khi mất lái và lao xuống biển. Dù mất mát lớn, tuyển Zambia với những gương mặt thay thế vẫn thi đấu ấn tượng và chỉ chịu thất bại trước Nigeria trong trận chung kết. |
The Strongest (Bolivia) - 1969: Trở về sau trận đấu giao hữu tại Santa Cruz, phi cơ chở các thành viên CLB The Strongest bất ngờ mất liên lạc khi tới địa phận thị trấn Viloco, miền tây Bolivia. Ngày hôm sau, xác chiếc máy bay mất tích được tìm thấy và toàn bộ 78 hành khách, phi hành đoàn đều đã bỏ mạng. |
Pakhtakor Tashkent - 1979: Ngày 11/8/1979, CLB Pakhtakor vĩnh viễn mất đi một thế hệ cầu thủ tài năng và kiệt xuất nhất trong lịch sử. Phi cơ dân dụng Tu-134 chở theo các thành viên của đội bóng hàng đầu Uzbekistan bất ngờ va chạm với một chiếc máy bay khác trên bầu trời Dneprodzerzhinsk (Ukraine). Toàn bộ 178 hành khách trên hai chiếc máy may đều tử nạn. |
Alianza Peru - 1987: Ngày 8/12/1987, chiếc phi cơ mang số hiệu F27-400M của Hải quân Peru chở đội bóng Alianza Peru đã bất ngờ rơi xuống Thái Bình Dương khi chỉ còn cách phi trường đến chưa đầy 10 km. Ngoài một phi công thoát chết, toàn bộ 43 hành khách, bao gồm các cầu thủ, ban huấn luyện và dàn hoạt náo viên của CLB Alianza Peru đều thiệt mạng. Mãi tới 2006, nguyên nhân dẫn tới thảm họa mới được làm sáng tỏ. Theo đó, viên phi công thiếu kinh nghiệm đã thực hiện sai các thao tác trong tình trạng khẩn cấp. |
Colourful 11 - 1989: Ngày 7/6/1989, phi cơ mang số hiệu DC-8-62 chở hành khách và Colourful 11 - đội bóng bao gồm nhóm cầu thủ gốc Suriname chơi bóng tại Hà Lan thành lập với mục đích thi đấu quyên góp từ thiện - đã gặp tai nạn khi cố gắng hạ cánh xuống sân bay Paramaribo-Zanderij (Suriname). Trong số 187 hành khách có mặt trên chuyến bay định mệnh, 176 nạn nhân không thể trở về với người thân. |
Green Cross - 1961: Ngày 3/4/1961, chiếc máy bay mang số hiệu C-47A-35 của hãng hàng không LAN Chile mất lái và đâm vào dãy núi Andes. Toàn bộ 24 hành khách, trong đó có 8 cầu thủ và 2 thành viên ban huấn luyện CLB Green Cross (Chile) thiệt mạng. Cho đến nay, đó vẫn là thảm họa hàng không kinh hoàng nhất trong lịch sử quốc gia Nam Mỹ. |
Ảnh: Twitter
3 lời nguyền đáng sợ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới
Nhật Trường Thứ Năm, ngày 02/02/2017 15:05 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Trong lịch sử bóng đá có rất nhiều lời nguyền đáng sợ mà không phải ai cũng biết. Những đội bóng dính phải những lời nguyền này cho đến thời điểm hiện tại họ vẫn chưa phá giải được nó.
1. Lời nguyền Champions League
“Nếu vô địch Champions League, sẽ không có đội bóng nào bảo vệ thành công được chức vô địch”. Lời nguyền này vẫn không rõ ai đặt ra nhưng kể từ khi European Cup được đổi tên thành Champions League. Lời nguyền này đã ứng nghiệm vào tất cả những đội bóng giành được chức vô địch cao quý này.
Minh chứng là 2 đội bóng thành Milano là AC Milan và Inter Milan đã
từng lọt vào 3 trận chung kết Champions League liên tiếp vào các năm từ
1993 tới 1998 nhưng họ chỉ vô địch một lần và không có cơ hội lần thứ 2
liên tiếp bước lên đỉnh vinh quang của châu Âu.
Còn Barcelona, Real Madrid, Bayern Munich trong gian đoạn từ 2009 đến 2016, họ có rất nhiều cơ hội để bước đến chức vô địch thứ 2 liên tiếp ở Champions League nhưng đều thất bại bởi lời nguyền này.
2. Lời nguyền Bela Guttmann
Khi còn làm HLV trưởng của CLB Benfica, HLV Bela Guttmann đã giúp CLB của Bồ Đào Nha giành được 2 chức vô địch giải quốc nội và vinh dự hơn là 2 lần vô địch European Cup (tiền thân của Champions League ngày nay).
Năm 1962, sau khi giúp Benfica lần thứ 2 bước lên ngôi vô địch lần
thứ 2 liên tiếp ở châu Âu, HLV Bela Guttmann đã yêu cầu BLĐ Benfica tăng
lương cho ông bằng một bản hợp đồng mới. Tuy nhiên BLĐ Benfica đã từ
chối, thậm chí họ còn quyết định sa thải Bela Guttmann. Ngay say đó vì
quá bực tức, Bela Guttmann đã đưa ra lời nguyền rằng: “Benfica sẽ không
bao giờ vô địch châu Âu trong vòng 100 năm nữa”
Lời nguyền của Bela Guttmann đến giờ CLB Benfica vẫn chưa hóa giải được. Họ đã lọt vào chung kết cúp châu Âu 8 lần và đều thất bại.
3. Lời nguyền Cruz Azul
Năm 1997, Cruz Azul và Club Leon chạm trán nhau trong một trận đấu mang tính chất quyết định chức vô địch của mùa giải. Hai đội cầm hòa nhau cho tới những phút cuối cùng, trước khi thủ môn Angel Comizzo của Club Leon đá trúng mặt tiền đạo Carlos Hermosillo. Máu đã đổ trên khuôn mặt của Hermosillo, tuy vậy anh vẫn thực hiện thành công quả phạt đền, mang về chiến thắng cho Cruz Azul.
Người Mexico cho rằng máu chảy là điềm xấu, và do đó các CĐV của hai
đội bóng tin rằng việc Carlos Hermosillo không lau máu trên khuôn mặt
của mình trước khi thực hiện quả phạt đền đã khiến cả hai đội đều phải
chịu chung một lời nguyền. Club Leon sau đó đã xuống hạng vào năm 2002,
còn Cruz Azul tới nay vẫn chưa thể vô địch giải quốc nội Liga MX của
Mexico.
“Nếu vô địch Champions League, sẽ không có đội bóng nào bảo vệ thành công được chức vô địch”. Lời nguyền này vẫn không rõ ai đặt ra nhưng kể từ khi European Cup được đổi tên thành Champions League. Lời nguyền này đã ứng nghiệm vào tất cả những đội bóng giành được chức vô địch cao quý này.
Còn Barcelona, Real Madrid, Bayern Munich trong gian đoạn từ 2009 đến 2016, họ có rất nhiều cơ hội để bước đến chức vô địch thứ 2 liên tiếp ở Champions League nhưng đều thất bại bởi lời nguyền này.
2. Lời nguyền Bela Guttmann
Khi còn làm HLV trưởng của CLB Benfica, HLV Bela Guttmann đã giúp CLB của Bồ Đào Nha giành được 2 chức vô địch giải quốc nội và vinh dự hơn là 2 lần vô địch European Cup (tiền thân của Champions League ngày nay).
Lời nguyền của Bela Guttmann đến giờ CLB Benfica vẫn chưa hóa giải được. Họ đã lọt vào chung kết cúp châu Âu 8 lần và đều thất bại.
3. Lời nguyền Cruz Azul
Năm 1997, Cruz Azul và Club Leon chạm trán nhau trong một trận đấu mang tính chất quyết định chức vô địch của mùa giải. Hai đội cầm hòa nhau cho tới những phút cuối cùng, trước khi thủ môn Angel Comizzo của Club Leon đá trúng mặt tiền đạo Carlos Hermosillo. Máu đã đổ trên khuôn mặt của Hermosillo, tuy vậy anh vẫn thực hiện thành công quả phạt đền, mang về chiến thắng cho Cruz Azul.
Nhận xét
Đăng nhận xét