MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 624
(ĐC sưu tầm rên NET)
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 26/3/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 27/3-2017
Tin Tức Cực Mới Về Biển Đông Sáng Nay Ngày 27-3-2017
sức mạnh quốc phòng việt nam
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 14h30 ngày 26-3,
tại Km 16, Quốc lộ 20, đoạn qua xã Đinh Trang Hoà, huyện Di Linh (Lâm
Đồng) khiến 1 người chết, nhiều người bị thương.
Cụ thể, tại thời điểm trên xe khách Thành Bưởi đi theo hướng từ Đà Lạt về TP.HCM đã đụng xe Phương Trang đi chiều ngược lại.
Sau đó, xe Thành Bưởi lấn hoàn toàn về bên trái đường và lao vào một nhà dân.
Theo thông tin ban đầu, có ít nhất một người chết và nhiều người bị thương. Tất cả nạn nhân đều là hành khách trên xe Thành Bưởi.
Riêng hành khách trên xe Phương Trang an toàn, dù toàn bộ phần kính xe bên tài bị vỡ vụn.
Hiện, số người bị thương đã được chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Bảo Lộc.
Công an đang có mặt ở hiện trường để phân luồng giao thông và điều tra vụ việc.
* Đến 20h tối 26-3, đã xác định có 2 người
chết và ít nhất 10 người bị thương trong vụ tai nạn này. Hai nạn nhân
được xác định là chị Đặng Thị Hồng Nhung (sinh năm 1988, ngụ tại Hồng
Ngự, Đồng Tháp, hành khách trên xe Thành Bưởi) và cháu K’Juroe (sinh năm
2003, ngụ tại thôn 3, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh).
Trong số 10 người bị thương, hiện có 2 người đang tiếp tục nằm viện điều trị, 2 nạn nhân chuyển về TP.HCM và những người còn lại bị thương nhẹ đã xuất viện.
Thông tin ban đầu xác nhận, xe Thành Bưởi (chưa rõ tên tài xế) chạy theo hướng từ TP Đà Lạt về TP.HCM đã va chạm với xe Phương Trang do tài xế Nguyễn Đức Hiển cầm lái theo chiều ngược lại.
Sau va chạm, xe Thành Bưởi tiếp tục lấn về bên trái đường và lao vào nhà ông K’Brốs (nằm thấp hơn quốc lộ 20).
Tại hiện trường, đầu xe Thành Bưởi nằm sâu trong nhà ông K’Brốs và bị hư hỏng nặng. Hầu hết các nạn nhân đều là hành khách trên xe Thành Bưởi, riêng cháu K’Juroe là người dân địa phương đang chơi cùng các bạn trước nhà ông K’Brốs khi tai nạn xảy ra.
Hành khách trên xe Phương Trang an toàn dù toàn bộ phần kính xe bên phía tài xế bị vỡ vụn.
Sau tai nạn, có 2 hành khách vẫn mắc kẹt trên xe Thành Bưởi. Phải mất gần 3 tiếng đồng hồ, nạn nhân Trần Minh Trí (sinh năm 1988) mới được đưa ra ngoài trong tình trạng sức khỏe ổn định. Riêng chị Đặng Thị Hồng Nhung đã tử nạn.
Đến khoảng 21h, công tác cứu hộ mới cơ bản hoàn tất. Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đang tiếp tục điều tra để xác định nguyên nhân vụ tai nạn.
Ngay sau tai nạn, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có mặt tại Bệnh viện II Lâm Đồng để thăm hỏi và hỗ trợ cho các nạn nhân bị thương.
GIA BẢO
Kéo dài hơn 15 giờ với ít nhất 2 đợt bùng phát, đây có thể xem là vụ
hỏa hoạn hiếm hoi hao tốn nhiều thời gian, công sức nhất trong nhiều năm
qua ở nước ta. Theo thông tin từ hiện trường, khoảng 9 giờ 5 phút ngày
23-3, khói lửa bốc lên từ khu nhà xưởng (tầng 5) của Công ty Kwong Lung -
Meko chuyên về may mặc khi cả ngàn công nhân đang làm việc.
Lửa lan nhanh và dữ dội đến mức lực lượng PCCC Cần Thơ phải kêu gọi sự hỗ trợ của đồng nghiệp từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và TP HCM. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày thì các lực lượng phối hợp đã cơ bản khống chế được đám cháy. Tuy nhiên, do lửa vẫn cháy âm ỉ và sau đó bùng phát trở lại nên đến rạng sáng 24-3, hiện trường mới được kiểm soát.
Câu hỏi xuất hiện ngay trong đầu là vì sao đám cháy lại hoành hành quá lâu và lực lượng PCCC chuyên nghiệp - được cho là có mặt kịp thời - đã phải xử lý sự cố khó khăn đến như vậy? Câu trả lời sớm đã được đại tá Trần Đức Đình, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ, đưa ra là thiếu nước và áp lực nước yếu ở KCN Trà Nóc. Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan chức năng nhưng cũng có một câu hỏi khác căn cốt hơn, rằng những đợt diễn tập chữa cháy đã được “tiêu hóa” như thế nào khi mà lực lượng PCCC TP Cần Thơ cho thấy họ đã lúng túng, bị động lúc hữu sự. Đó là chưa nói đến công tác dự phòng của một đơn vị PCCC cấp thành phố.
Mà đây không chỉ là vấn đề của Cần Thơ. Dường như đang tồn tại một khoảng cách nào đó giữa các đợt diễn tập PCCC - thường là đạt yêu cầu cao - và thực tế chữa cháy. Lý do là những đám lửa trong tình huống giả định không đủ khốc liệt, tàn bạo và gây chết chóc như những biển lửa thật sự. Các địa hình giả định cũng không thể tái hiện đầy đủ địa hình thực tế ở các khu vực dân cư, nhà máy, xí nghiệp… vốn đa dạng và trắc trở. Tình hình cháy nổ những năm gần đây trên cả nước cho thấy trong một số vụ hỏa hoạn, dù không thiếu sự quả cảm và tài trí nhưng các chiến sĩ PCCC vẫn không thể khuất phục “giặc” lửa! Đó là sự thật không vui.
Bài học luôn luôn mới trong PCCC, theo các chuyên gia, vẫn là chủ động phòng cháy, không chủ quan, khinh suất; khi có đám cháy thì sử dụng các phương tiện phòng chống tại chỗ để dập ngay. Đối với các khu nhà cao tầng, việc trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động để xử lý ban đầu khi có cháy nổ là đòi hỏi cấp thiết. Và hãy nhớ “đừng để đến ngày mai những gì có thể làm hôm nay!”.
Một đốm lửa có thể trở thành biển lửa chỉ trong vòng 30 phút. Yếu tố thời gian trong chữa cháy xem ra còn gấp gáp hơn nhiều so với đòi hỏi “thời gian vàng” cho cấp cứu đột quỵ hay nhồi máu cơ tim!
Lang thang thăm khuôn viên xanh sạch nhưng buồn tênh, tôi thả
bộ ra bờ sông ngắm những vạt lục bình lờ lững trên sông đang dần trôi ra
biển, những cánh hoa tím rung rinh, một thoáng nhớ về thời tuổi thơ
trong veo. Hồi ấy, chúng tôi hay ra bờ sông, hái hoa và cắt những cọng
lục bình tròn vo để bày bán “bánh mì” trong trò chơi nhà chòi cất bằng
thân, bẹ, lá chuối cùng bao cây cỏ khác… Bây giờ ký ức ấy đã trôi xa hơn
40 năm có lẻ.
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 26/3/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 27/3-2017
Tin Tức Cực Mới Về Biển Đông Sáng Nay Ngày 27-3-2017
sức mạnh quốc phòng việt nam
Xe Thành Bưởi và Phương Trang đụng nhau, 2 người chết
TTO - Xe khách Thành Bưởi chạy
hướng từ Đà Lạt - TP.HCM đã đụng xe Phương Trang chiều ngược lại. Ít
nhất hai người chết, nhiều người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: GIA BẢO |
Cụ thể, tại thời điểm trên xe khách Thành Bưởi đi theo hướng từ Đà Lạt về TP.HCM đã đụng xe Phương Trang đi chiều ngược lại.
Sau đó, xe Thành Bưởi lấn hoàn toàn về bên trái đường và lao vào một nhà dân.
Theo thông tin ban đầu, có ít nhất một người chết và nhiều người bị thương. Tất cả nạn nhân đều là hành khách trên xe Thành Bưởi.
Người dân hiếu kỳ theo dõi vụ cứu hộ - Ảnh: GIA BẢO |
Hiện, số người bị thương đã được chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Bảo Lộc.
Công an đang có mặt ở hiện trường để phân luồng giao thông và điều tra vụ việc.
Xe Thành Bưởi sau va chạm với xe Phương Trang đã lao thẳng vào nhà dân - Ảnh: GIA BẢO |
Trong số 10 người bị thương, hiện có 2 người đang tiếp tục nằm viện điều trị, 2 nạn nhân chuyển về TP.HCM và những người còn lại bị thương nhẹ đã xuất viện.
Thông tin ban đầu xác nhận, xe Thành Bưởi (chưa rõ tên tài xế) chạy theo hướng từ TP Đà Lạt về TP.HCM đã va chạm với xe Phương Trang do tài xế Nguyễn Đức Hiển cầm lái theo chiều ngược lại.
Sau va chạm, xe Thành Bưởi tiếp tục lấn về bên trái đường và lao vào nhà ông K’Brốs (nằm thấp hơn quốc lộ 20).
Tại hiện trường, đầu xe Thành Bưởi nằm sâu trong nhà ông K’Brốs và bị hư hỏng nặng. Hầu hết các nạn nhân đều là hành khách trên xe Thành Bưởi, riêng cháu K’Juroe là người dân địa phương đang chơi cùng các bạn trước nhà ông K’Brốs khi tai nạn xảy ra.
Hành khách trên xe Phương Trang an toàn dù toàn bộ phần kính xe bên phía tài xế bị vỡ vụn.
Sau tai nạn, có 2 hành khách vẫn mắc kẹt trên xe Thành Bưởi. Phải mất gần 3 tiếng đồng hồ, nạn nhân Trần Minh Trí (sinh năm 1988) mới được đưa ra ngoài trong tình trạng sức khỏe ổn định. Riêng chị Đặng Thị Hồng Nhung đã tử nạn.
Đến khoảng 21h, công tác cứu hộ mới cơ bản hoàn tất. Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đang tiếp tục điều tra để xác định nguyên nhân vụ tai nạn.
Ngay sau tai nạn, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có mặt tại Bệnh viện II Lâm Đồng để thăm hỏi và hỗ trợ cho các nạn nhân bị thương.
Thứ 2, 27/3/2017
5:38 AM
Nhìn từ vụ cháy ở Cần Thơ: Từ đốm lửa đến biển lửa
26/03/2017 23:03
Vụ cháy lớn ở KCN Trà Nóc (TP Cần Thơ) không ảnh hưởng về người nhưng diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại to lớn về tài sản và điều này đặt ra không ít vấn đề về công tác PCCC nói chung.
Lửa lan nhanh và dữ dội đến mức lực lượng PCCC Cần Thơ phải kêu gọi sự hỗ trợ của đồng nghiệp từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và TP HCM. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày thì các lực lượng phối hợp đã cơ bản khống chế được đám cháy. Tuy nhiên, do lửa vẫn cháy âm ỉ và sau đó bùng phát trở lại nên đến rạng sáng 24-3, hiện trường mới được kiểm soát.
Câu hỏi xuất hiện ngay trong đầu là vì sao đám cháy lại hoành hành quá lâu và lực lượng PCCC chuyên nghiệp - được cho là có mặt kịp thời - đã phải xử lý sự cố khó khăn đến như vậy? Câu trả lời sớm đã được đại tá Trần Đức Đình, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ, đưa ra là thiếu nước và áp lực nước yếu ở KCN Trà Nóc. Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan chức năng nhưng cũng có một câu hỏi khác căn cốt hơn, rằng những đợt diễn tập chữa cháy đã được “tiêu hóa” như thế nào khi mà lực lượng PCCC TP Cần Thơ cho thấy họ đã lúng túng, bị động lúc hữu sự. Đó là chưa nói đến công tác dự phòng của một đơn vị PCCC cấp thành phố.
Mà đây không chỉ là vấn đề của Cần Thơ. Dường như đang tồn tại một khoảng cách nào đó giữa các đợt diễn tập PCCC - thường là đạt yêu cầu cao - và thực tế chữa cháy. Lý do là những đám lửa trong tình huống giả định không đủ khốc liệt, tàn bạo và gây chết chóc như những biển lửa thật sự. Các địa hình giả định cũng không thể tái hiện đầy đủ địa hình thực tế ở các khu vực dân cư, nhà máy, xí nghiệp… vốn đa dạng và trắc trở. Tình hình cháy nổ những năm gần đây trên cả nước cho thấy trong một số vụ hỏa hoạn, dù không thiếu sự quả cảm và tài trí nhưng các chiến sĩ PCCC vẫn không thể khuất phục “giặc” lửa! Đó là sự thật không vui.
Bài học luôn luôn mới trong PCCC, theo các chuyên gia, vẫn là chủ động phòng cháy, không chủ quan, khinh suất; khi có đám cháy thì sử dụng các phương tiện phòng chống tại chỗ để dập ngay. Đối với các khu nhà cao tầng, việc trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động để xử lý ban đầu khi có cháy nổ là đòi hỏi cấp thiết. Và hãy nhớ “đừng để đến ngày mai những gì có thể làm hôm nay!”.
Một đốm lửa có thể trở thành biển lửa chỉ trong vòng 30 phút. Yếu tố thời gian trong chữa cháy xem ra còn gấp gáp hơn nhiều so với đòi hỏi “thời gian vàng” cho cấp cứu đột quỵ hay nhồi máu cơ tim!
Cao Tuấn
Cách Sài Gòn 2 tiếng, có một Rạch Gầm yên tĩnh
Bỏ công chạy xe từ Sài Gòn đến
địa danh Rạch Gầm - Xoài Mút mất khoảng 2 tiếng, tôi đã đến được vùng
đất từng ghi tên vào lịch sử với chiến thắng oai hùng của nghĩa binh Tây
Sơn cách đây hơn 230 năm.
Chạy vào khu gửi xe, ghé mua ly nước sâm với giá 5.000 đồng để ủng
hộ cô bán quán (bởi di tích này không bán vé), tranh thủ ngó quanh, tôi
nhận ra một điều rằng, so với các di tích khác của Tiền Giang, Khu di
tích Rạch Gầm - Xoài Mút rất vắng lặng dù nơi đây nằm sát con sông Mỹ
Tho, rất thuận tiện cho việc ngao du thăm thú bằng đường thủy.
tin liên quan
Rừng thiêng xứ mây ngàn
Khi chinh phục đỉnh Arung quanh năm mây phủ ở vùng cao Tây Giang
(Quảng Nam), người Cơ Tu phát hiện ra những cánh rừng pơ mu, rừng lim
xanh, rừng đỗ quyên... từ hàng trăm đến ngàn năm tuổi.
Đọc sử xưa ghi chép, tôi biết Rạch Gầm vốn là vùng đất nguyên sơ,
sông rạch chằng chịt nên cá sấu tụ họp nhiều vô kể. Thuở ấy, mỗi khi ghe
chèo qua đây, người ta nghe trong rạch sâu luôn có tiếng gầm, vang
vọng cả một mặt sông vắng. Vài cư dân gan dạ men theo bờ rừng để theo
dõi, họ bắt gặp cả đàn sấu cùng những chiếc đuôi to khỏe, đàn thuồng
luồng (tức cá sấu) theo giai thoại và những vệ binh oai hùng của hà bá
ra sức tấn công những kẻ nào lạc đến vùng đất của Thủy long thần giới
cai trị…
Bây giờ, tìm ghé thăm rạch Xoài Mút, tôi có ý đi tìm cây sà mốp
nhưng hầu như chẳng còn ai rành rẽ về cây này nữa. Chỉ khi đến Trà Ôn,
tôi mới có duyên gặp một cụ thủ từ trong đền thờ Lăng Ông Điều bát, được
nghe cụ kể cách bắt, khống chế cá sấu từ cây sà mốp của người dân
Kh’mer xưa hay dùng. Cụ kể thêm rằng loại cây này ruột thường hay bị
bọng, tiết ra một chất dẻo, nếu ta dùng làm đuốc thắp sáng thì rất tiện.
Hóa ra, nếu Rạch Gầm là nơi cá sấu ẩn náu quật ngã tàu bè, thì Xoài
Mút là nơi sống của cây sà mốp - một vật dụng để khống chế cá sấu thật
hữu hiệu.
Thiên nhiên ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ biết bao.
Đứng nhìn mặt sông phẳng lặng, trí tôi như lãng đãng trở ngược về
ký ức của những trận chiến oai hùng xưa của quân Tây Sơn. Bên chiếc cầu
yên tĩnh hôm nay, một thoáng xôn xao trong tim khi tôi lẩm nhẩm lời cầu
ước: Mong sao quê Việt mãi bình an như dòng sông quê hương, để cư dân sẽ
luôn an lành tươi vui trong cuộc sống yêu thương và chia sẻ…
Phước Thiên
Cận cảnh "quái vật" sắp xuyên lòng đất đào hầm metro ở SG
Chủ Nhật, ngày 26/03/2017 19:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:
Tin TP Hồ Chí Minh
Có tổng chiều dài 70m, nặng 300 tấn, robot TBM đang được lắp ráp dưới
lòng đất để đào ngầm từ ga Ba Son đến ga Nhà hát thành phố.
Clip: Cận cảnh "quái vật" đào hầm ở Sài Gòn
Dưới độ
sâu 17m tại ga Ba Son (quận 1, TP.HCM), dàn thiết bị khoan robot TBM
hiện đang được các chuyên gia lắp đặt để thi công ngầm từ ga Ba Son đến
ga Nhà hát thành phố. Thiết bị đào ngầm robot TBM có tổng chiều dài 70
m, nặng 300. Trong đó, đầu máy khoan chính dài 12,5m, phần còn lại là
buồng máy, buồng điều khiển, buồng cung cấp vữa xi măng…
Robot TBM
sẽ đào đường hầm dài 781m để kết nối với đoạn đang thi công đào hở ở hai
đầu nhà ga. Hầm gồm 2 ống hầm đơn dài khoảng 318m và 2 ống hầm song
song dài 463m. Đường kính ngoài vỏ hầm 6,65m, đường kính trong 6,05m
Tại
công trường xây dựng nhà ga Ba Son có hơn 200 kỹ sư và công nhân xây
các nhà ga hai tầng hầm ngầm. Trong ảnh các chuyên gia, công nhân đang
lắp đặt các thanh ray của robot
Các công nhân đang lắp phần đầu máy khoan
Robot
khoan ngầm TBM sử dụng cho dự án là một tổ hợp máy đào có thể thực hiện
được các hạng mục thi công hầm bằng phương pháp cân bằng áp lực đất
Các chi tiết trên robot khoan ngầm TBM
Cận cảnh mũi khoan của robot TBM
Robot TBM
sẽ khoan 12m đường hầm/ngày. Sau khi khoan được 1,2m sẽ lắp đặt 6 tấm bê
tông làm vách hầm xong mới khoan tiếp. Robot với công nghệ TBM còn có
khả năng phá vỡ các chướng ngại cứng như bêtông và có khả năng dò tìm
bom mìn dưới lòng đất. Trong quá trình đào, đất được chuyển băng tải
guồng và nghiền xay đất thành bùn lỏng. Tiếp theo là qua các hệ thống
lọc sẽ tách lấy nước để dùng lại cho mục đích thi công và đất cát sẽ
chuyển ra khỏi công trường...
Sau khi
lắp ráp hoàn chỉnh, robot TBM sẽ khoan thử để điều chỉnh máy và sẽ chính
thức khoan đường hầm metro trong lòng đất vào giữa tháng 5-2017.
Nhiều
thiết bị được vận chuyển xuống lòng đất ở Sài Gòn. Robot TBM được sản
xuất từ Nhật và được chuyển về Việt Nam vào tháng 1.2017
Dự kiến
khi khoan xong một đường hầm từ Ba Son về đến ga Nhà hát thành phố,
robot sẽ được tháo rời và đưa trở lại nhà máy Ba Son lắp láp để khoan
đường hầm thứ hai. Công trình thi công xây dựng đoạn ngầm từ Nhà hát
TP.HCM đến ga Ba Son thuộc gói thầu số 1b do liên danh nhà thầu
Shimizu-Meada (Nhật) thi công.
Gói thầu
gồm 2 nhà ga ngầm và đoạn hầm metro dài 1.315m (hầm khoan dài 781m và
hầm đào hở dài 534 m). Theo thiết kế, nhà ga Nhà hát thành phố có độ sâu
40 m, dài 190 m, gồm 4 tầng trong lòng đất. Theo kế hoạch, toàn bộ 5
gói thầu ở dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có tổng mức đầu tư
khoảng 54.000 tỉ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2020.
>>XEM THÊM Siêu xe "quái vật" 174 bánh lại xuất hiện tại Hải Phòng |
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Người phụ nữ bị cướp giật túi xách chứa gần 500 triệu đồng ở Sài Gòn
Người phụ nữ mang theo túi xách chứa gần 500 triệu đồng lưu thông trên đường thì bị 2 đối tượng đi xe máy áp sát cướp giật toàn bộ tài sản.
Ngày 26/3, Công an quận 3, TP.HCM cho biết, đang tiến
hành điều tra truy xét vụ cướp giật tài sản giá trị lớn trên địa bàn.
Nạn nhân là chị Lê Thị Mỹ H (31 tuổi, trú quận 3).
Theo trình báo của chị H, khoảng 20h20 ngày 21/3, chị mang theo túi xách lưu thông ở khu vực quận 3, TP.HCM. Khi chị đứng trước địa chỉ 222 đường Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3 thì có 2 thanh niên điều khiển xe máy chạy lại gần.
Bất ngờ, 2 đối tượng cướp giật chiếc túi xách chứa nhiều tài sản và giấy tờ quan trọng trị giá gần 500 triệu đồng. Chị hô hoán cho mọi người nhưng 2 tên cướp đã tăng ga bỏ trốn.
Ngay sau đó, người phụ nữ đến Công an trình báo sự việc. Hiện Công an đang tiến hành điều tra trích xuất hình ảnh camera an ninh gần đó để lấy hình ảnh của 2 tên cướp truy xét vụ việc.
Theo trình báo của chị H, khoảng 20h20 ngày 21/3, chị mang theo túi xách lưu thông ở khu vực quận 3, TP.HCM. Khi chị đứng trước địa chỉ 222 đường Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3 thì có 2 thanh niên điều khiển xe máy chạy lại gần.
Bất ngờ, 2 đối tượng cướp giật chiếc túi xách chứa nhiều tài sản và giấy tờ quan trọng trị giá gần 500 triệu đồng. Chị hô hoán cho mọi người nhưng 2 tên cướp đã tăng ga bỏ trốn.
Ngay sau đó, người phụ nữ đến Công an trình báo sự việc. Hiện Công an đang tiến hành điều tra trích xuất hình ảnh camera an ninh gần đó để lấy hình ảnh của 2 tên cướp truy xét vụ việc.
Nhận xét
Đăng nhận xét