Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 59

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    Nữ Trung đội 12 ly 7, hai tuần “nướng” 2 tiêm kích Mỹ thành than 

                         Chỉ có thể là Việt Nam: Dùng súng trường bắn rơi máy bay hiện đại của Mỹ

                                                    Ký ức Việt Nam - Có cụ già bắn rơi máy bay

Dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ

Thứ bảy, 19/07/2014, 21:12 (GMT+7)
(Văn hóa) - Tham gia chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta của không quân Mỹ, dân quân xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) đã được tổ chức huấn luyện theo phương án tác chiến phòng không.
Lực lượng dân quân xã được chia thành 3 tổ, đóng ở 3 ngọn núi gồm: Núi Trọc, núi Cối, núi Hang Đình, trang bị chỉ có súng trường K44. Trận địa phòng không được xây dựng theo thế chân vạc, đón lõng máy bay địch.
Dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ
8 giờ ngày 6-11-1965, hàng chục chiếc máy bay Mỹ xuất hiện trên vùng trời các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa. Sau đó, 2 chiếc máy bay AD6 từ phía tây lách qua làng Quèn Sem tới làng Cổ Yếm bay theo hướng làng Nương Ngái, qua hồ Tuy Lai. Khi bay qua Nương Ngái, chúng hạ thấp độ cao tránh hỏa lực tầm trung và tầm cao của ta, thời cơ nổ súng chưa đến, các trận địa vẫn bí mật quan sát và sẵn sàng chờ lệnh.
Chờ cho máy bay địch vòng lại lần thứ hai, đúng như phương án ta dự kiến, tín hiệu được phát ra, cả 3 trận địa đồng loạt nổ súng, chiếc máy bay ở đầu đội hình trúng đạn bốc cháy, lao qua hồ Tuy Lai rơi xuống làng Quýt. Chiếc thứ hai hoảng hốt nâng độ cao quay đầu tháo chạy về phía đông.
Trận đánh bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường K44 của dân quân xã Tuy Lai đã cổ vũ quân và dân ta, củng cố niềm tin vào khả năng thực tế có thể bắn rơi máy bay phản lực của Mỹ bằng súng bộ binh trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
(Theo Quân Đội Nhân Dân)

Kỳ tích bắn máy bay Mỹ bằng... 6 viên đạn

Bắn cháy chiếc máy bay phản lực RF101 của không quân Mỹ chỉ bằng... 6 viên đạn súng trường. Đó là niềm tự hào của Trung đội dân quân du kích xã Trung Thành (Đà Bắc).
Ông Lường Văn Mừng kể lại chuyện bắn máy bay cho cháu nghe.
Đã gần 50 năm, kể từ trận đánh bắn cháy máy bay Mỹ ngày 29/4/1966 trên đỉnh núi Phu Canh, trong số 5 người trong tiểu đội dân quân xã Trung Thành tham gia trận đánh, đến giờ chỉ còn lại 2 “lão” dân quân còn sống nhưng cũng đã vào cái tuổi xưa nay hiếm. Người ít tuổi hơn là ông Lường Văn Mừng, đã ngoài 70, còn ông Hà Văn Đăng cũng đã ngoài 80 tuổi. Trong 2 “lão” dân quân còn sống, giờ chỉ còn ông Lường Văn Mừng là người còn minh mẫn.
Trong câu chuyện, ký ức “thời hoa lửa” của những chàng trai áo nâu, chân đất băng rừng, vượt núi đánh giặc cách đây gần 50 năm như tan chảy. Vào khoảng tháng 2/1965, máy bay Mỹ nhiều lần xâm nhập, ném bom đánh phá ở các địa bàn trong tỉnh. Trong đó, riêng Đà Bắc chúng đến đánh phá 20 lần ở 15 địa điểm như ngày 8/4/1966 địch thả truyền đơn, đến ngày 18/4/1966 địch đã thả hàng chục quả bom xuống đánh phá cầu phao suối Rút. Trước tình hình đó, tháng 3/1965, Tỉnh ủy Hòa Bình ra Chỉ thị số 03/CT-TU về việc tăng cường lãnh đạo củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng bán vũ trang và vũ trang, đẩy mạnh khí thế SSCĐ. Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy Đà Bắc đã đề ra các biện pháp cụ thể: phối hợp chặt chẽ các lực lượng đẩy mạnh củng cố lực lượng SSCĐ. Phát động thi đua hạ chiếc máy bay thứ 1.000 trên bầu trời miền Bắc để kỷ niệm các ngày lễ lớn như 1/5, 7/5 và chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 6. Nhớ lại thời kỳ đó, ông Lường Văn Mừng kể: Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nhân dân, dân quân du kích xã Trung Thành đã nô nức hưởng ứng, quyết tâm lập công, lập thành tích, từng ngày, từng giờ với ý chí rất cao.
Đến năm 1966, hoạt động của địch thường xuyên hơn với mục tiêu đánh phá đường giao thông. Trước tình hình đó, quân và nhân dân xã Trung Thành đã nhiều lần dùng súng trường tổ chức đánh trả. Tuy nhiên, do máy bay Mỹ bay cao và nhanh nên chưa thể tiêu diệt được. Quyết tâm bằng mọi giá bắn rơi máy bay Mỹ, lực lượng dân quân xã đã họp, rút kinh nghiệm và quyết định chuyển trận địa lên đỉnh núi Pù Chung và Pù Thằm Nóc. Đây là 2 ngọn núi cao nhất trong dãy Phu Canh và cũng là điểm lõng đón máy bay Mỹ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Kín - Bí thư Tỉnh ủy lúc đó là: “Miền núi muốn hạ máy bay kẻ cướp Mỹ phải đón “khuộng” (phục đường)”. Cụ Lường Văn Mừng nhớ lại: Với 8 khẩu súng trường, lực lượng dân quân xã đã vượt qua mọi khó khăn tập trung huấn luyện chiến thuật phù hợp với địa hình. Trung đội tổ chức cho anh em tự đan phên, phết giấy hình máy bay cắm lên đầu cây nứa cho một người vác đi vác lại trên đỉnh núi làm điểm để anh em nằm dưới khe tập ngắm bắn. Cơ hội lập công của dân quân xã Trung Thành đến hồi 13h24’ ngày 29/4/1966. Nhận thấy 3 chiếc máy bay trinh sát RF-101C từ hướng Mộc Châu  bay vào vùng trời Đà Bắc, sau khi lượn 3 vòng trên bầu trời khu vực xã Trung Thành và các xã lân cận để thám thính, chúng nối đuôi nhau chọc thẳng vào trận địa phòng không trên núi Pù Chung. Khi chiếc máy bay thứ nhất vút qua trận địa, lực lượng dân quân chỉ kịp bắn 2 phát đạn. Nhận định chiếc thứ 2 sẽ nối tiếp chiếc thứ nhất bay qua trận địa, khi còn cách trận địa khoảng 3 km và nhận thấy sự chủ quan của tên phi công bay thấp, tốc độ chậm, bay lách theo khe suối. Phán đoán chiếc máy bay này sẽ ngóc lên để vượt qua đỉnh núi, các tay súng tổ dân quân đều hướng theo vật chuẩn đã chọn sẵn sàng nhả đạn. Khi mục tiêu đã vào tầm bắn. Khẩu lệnh “Hướng Tu Lý, vật chuẩn cây cọ, cách 4 thân, chuẩn bị... bắn” của đồng chí xã đội trưởng Hà Văn Pều vừa dứt, cả 4 khẩu súng đồng loạt nhả đạn, chiếc máy bay lướt qua trận địa rồi bốc cháy rơi cách trận địa khoảng 12 km. Máy bay bốc cháy, tên thiếu tá phi công đã kịp nhảy dù nhưng bị lực lượng dân quân và nhân dân bắt sống. Đáng nói, trong trận chiến đấu này, trung đội dân quân xã Trung Thành chỉ mất... 6 viên đạn súng trường để bắn hạ chiếc máy bay. Đó là một kỳ tích.
Đã gần 50 năm trôi qua nhưng chiến công ấy vẫn luôn là một ký ức hào hùng trong tâm trí người dân xã Trung Thành. Nó đã tiếp lửa truyền thống cho các thế hệ người dân trong xã. Đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp bước cha anh trong công cuộc xây dựng và BVTQ.
                                                                      Mạnh Hùng/Báo Hòa Bình

Lính xe tăng bắn rơi máy bay tiêm kích Mỹ, suýt bị kỷ luật – Chuyện chỉ có ở Việt Nam!

Với 1 người, 1 súng và 11 viên đạn mà bắn rơi 1 tiêm kích F-100 thì không phải là nhiều. Oái oăm ở chỗ, cũng vì bắn rơi máy bay mà anh lính xe tăng suýt bị kỷ luật.
 mo-xe-ho-hang-it-thay-xe-tang-pt-76b-cua-viet-nam-1481560253285-28-0-500-760-crop-1481560262200
Đó là chuyện xảy ra đối với pháo thủ Đỗ Văn Hường, chiến sĩ Trung đội 3, Đại đội 1, Tiểu đoàn 177, Trung đoàn xe tăng 202.
Trong cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc của Mỹ và chư hầu, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi hơn 4.000 máy bay bằng nhiều thứ vũ khí khác nhau.
Song với 1 người, 1 súng và 11 viên đạn mà bắn rơi 1 chiếc tiêm kích F-100 – “Thanh bảo kiếm” như Đỗ Văn Hường thì không phải là nhiều. Oái oăm ở chỗ, cũng vì bắn rơi máy bay mà anh phải làm kiểm điểm, suýt bị kỷ luật.
ĐẠI TÁ NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-04-1975.Tác phẩm: Bão thép (4 tập), Bút ký lính tăng: Hành trình đến Dinh Độc Lập,…
 177 là đơn vị nào?
Năm 1966 – cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở vào giai đoạn hết sức gay go quyết liệt. Lúc này, Mỹ đã đưa quân số binh lính Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam lên đến con số 30 vạn, đồng thời tăng cường không quân đánh phá miền Bắc.
Hòa cùng với các động thái của quan thày, chính quyền Sài Gòn cũng hung hăng kêu gào “Bắc tiến”, “tràn ngập lãnh thổ” v.v…
Trước tình hình đó, ngày 17 tháng 7 năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi gửi tới đồng bào chiến sĩ cả nước, trong đó có đoạn:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.
Đáp lời kêu gọi của Bác, nhiều thanh niên viết đơn bằng máu xin gia nhập quân đội, khí thế thi đua giết giặc lập công hừng hực khắp hai miền.
Để đề phòng quân địch liều lĩnh thực hiện âm mưu “Bắc tiến”, Bộ Tổng tham mưu quyết định điều động một đơn vị xe tăng vào ém quân tại phía bắc khu phi quân sự để sẵn sàng đánh địch liều lĩnh vượt sông Bến Hải ra miền Bắc, còn khi có thời cơ sẽ nhanh chóng đột nhập chiến trường miền Nam chiến đấu.
Đồng thời cũng thí điểm tổ chức hành quân đường dài và trú quân bí mật… để rút kinh nghiệm cho nhiệm vụ đưa xe tăng vào chiến trường sau này.
Do điều kiện đường sá cơ động rất khó khăn, các cầu lớn qua sông hầu hết đã bị đánh sập… nên binh chủng Tăng Thiết giáp xin được thành lập mới 1 tiểu đoàn trang bị xe tăng bơi PT-76 với phiên hiệu 177- kỷ niệm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi- để đi làm nhiệm vụ này.
Đề nghị đó đã được Bộ đồng ý và Tiểu đoàn xe tăng 177 được thành lập do đồng chí Lê Ngọ làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Bùi Văn Tùng làm chính trị viên.
Ngày 22.8.1968, tiểu đoàn xuất phát bắt đầu cuộc hành quân vào tuyến lửa. Sau 10 ngày đêm hành quân liên tục, đơn vị đã vượt qua chặng đường hơn 700 ki lô mét dưới sự truy cản quyết liệt của không quân Mỹ để có mặt tại vị trí quy định ở bắc Vĩnh Linh, đảm bảo an toàn 100% người và các loại trang bị kỹ thuật.
Lính xe tăng bắn rơi máy bay tiêm kích Mỹ, suýt bị kỷ luật - Chuyện chỉ có ở Việt Nam! - Ảnh 2.
Bộ binh và xe tăng hợp luyện.
“Em trót bắn mất rồi”
Với nhiệm vụ đặc biệt như trên, vấn đề đầu tiên được đặt ra với Ban chỉ huy Tiểu đoàn XT177 là phải tuyệt đối giữ bí mật vị trí trú quân và tất cả mọi hoạt động của đơn vị để bảo toàn lực lượng. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc vì nếu để lộ ra chắc chắn không quân địch sẽ tập trung lực lượng oanh tạc ngày đêm ngay.
Vì vậy, để giữ bí mật và cũng để đảm bảo an toàn cho người và xe, đơn vị đã cho đào hầm xe rồi lợp tranh lên trông như nhà dân, dưới bụng xe đào thêm một hầm sinh hoạt cho kíp xe, bộ đội thì ăn mặc giống như bà con nhân dân bản địa và hết sức chú trọng đến công tác ngụy trang, phòng gian bảo mật…
Ngoài ra đơn vị cũng xây dựng một số nhà hầm phục vụ sinh hoạt, học tập và một bãi tập thực hành cách đó vài ki lô mét. Nhờ vậy, suốt trong thời gian đóng quân ở ngay vùng chiến tranh phá hoại cường độ cao song chưa có lần nào địch phát hiện ra và đánh vào đơn vị.
Ngày 5.10.1968, đúng ngày kỷ niệm 9 năm thành lập binh chủng Tiểu đoàn tổ chức sinh hoạt chính trị ôn lại truyền thống quân đội và Binh chủng Tăng Thiết giáp. Bỗng nhiên, một chiếc máy bay phản lực bay rất thấp vụt qua vị trí đóng quân của đơn vị, tiếng gầm rú và sóng xung kích do nó tạo ra làm tốc lên một đám bụi mờ.
Vốn quen với hoạt động của đủ loại máy bay Mỹ rồi nên đơn vị vẫn sinh hoạt bình thường. Vài phút sau, chiếc máy bay vòng lại theo đúng đường bay cũ. Đột nhiên 2 loạt đạn ngắn từ ngọn đồi phía tây vị trí đóng quân của Tiểu đoàn vang lên rồi xung quanh dậy lên tiếng reo: “Máy bay cháy rồi! Máy bay rơi rồi!”.
Cả đơn vị đổ ra ngoài quan sát. Phía đông, một chiếc F-100 kéo theo một cái đuôi khói dài đen đặc đang lặc lè cố lết ra biển nhưng không kịp nữa rồi. Nó loạng choạng rồi lao thẳng xuống. Mọi người cùng vỗ tay reo mừng phấn khởi.
Không khí hân hoan trong tiểu đoàn bỗng ắng hẳn đi như bị dội một gáo nước lạnh khi tiểu đoàn trưởng hô lớn:
Tất cả về vị trí chiến đấu, sẵn sàng đánh trả máy bay địch!- Nói rồi, anh gọi trợ lý tham mưu tiểu đoàn- Đồng chí đi xác minh ngay ai, đơn vị nào vừa bắn rồi về báo cáo tôi.
Đến lúc đó, hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn mới thấy hết tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Nhiệm vụ của họ là bí mật “ém quân” ở đây. Nếu bây giờ do sự việc chiếc máy bay này bị rơi mà vị trí đóng quân của Tiểu đoàn bị lộ và không quân Mỹ tập trung đánh phá thì sao?
Một chiếc máy bay dẫu có lớn nhưng không thể đánh đổi bằng cả tiểu đoàn xe tăng được. Hiểu được như vậy nên tất cả chuẩn bị súng ống, đạn dược một cách nghiêm chỉnh. Nếu máy bay Mỹ đến oanh tạc, họ chỉ còn cách chiến đấu quyết tử mà thôi. Không khí trong đơn vị căng như dây đàn.
Và rồi cũng không khó khăn gì lắm đồng chí trợ lý tham mưu đã xác định được người đã bắn hai loạt đạn trên không phải ai xa lạ mà chính là pháo thủ Đỗ Văn Hường, chiến sĩ của Trung đội 3, Đại đội 1 khi cậu ta đang lễ mễ bê khẩu 12 ly 7 cùng một hòm đạn từ trên đồi về xe.
Pháo thủ Hường được đưa ngay lên nhà chỉ huy tiểu đoàn. Khi nhìn thấy gương mặt nghiêm nghị của các thủ trưởng và không khí căng thẳng trong toàn đơn vị, Hường hiểu được tính chất nghiêm trọng của việc mình làm nên run run lúng búng: “Em trót bắn mất rồi, các thủ trưởng ạ!”.
Đang rất căng thẳng song nhìn thái độ của Hường, các đồng chí trong Ban chỉ huy tiêu đoàn cũng phải cố nén cười. Tuy nhiên, không thể không xử lý nghiêm khắc vấn đề này. Hường được lệnh ngồi tại đó viết bản tường trình và kiểm điểm về hành động của mình.
Cái kết có hậu
Ngay sau khi ra lệnh cho Hường làm tường trình, các cán bộ của tiểu đoàn rời khỏi nhà chỉ huy đi nắm tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, chỉ để lại một trợ lý tham mưu trực điện thoại tại đó. Lúc này, tất cả 12 ly 7 của các xe đã được lắp lên giá, các hộp đạn cũng đã sắp xếp gọn gàng, sẵn sàng cho trận đánh “một mất, một còn” nếu địch phát hiện ra vị trí của tiểu đoàn.
Ngồi một mình trước trang giấy trắng trong nhà chỉ huy, Hường cắn bút chẳng viết được câu gì. Đồng chí trợ lý tham mưu thấy thương thương nên gợi ý: “Hôm nay tiểu đoàn học chính trị cơ mà! Làm sao cậu lại lẻn ra mà bắn máy bay được?”.
Như được gãi trúng chỗ ngứa, Hường kể một mạch: “Hôm nay em được phân công ở nhà nấu cơm. Cơm gần cạn thì nó (chiếc máy bay tiêm kích F-100) vọt qua. Nó bay thấp lắm tạt cả bui vào nồi cơm.
Em tức quá ra đứng nhìn, thấy nó bay ra biển rồi vòng lại. Đoán thế nào nó cũng sẽ bay thấp qua đây như lúc nãy, em xách luôn khẩu súng với hòm đạn lên chỗ trận địa phòng không bỏ hoang trên đồi. Ở đó vẫn còn một bộ giá ba chân nên em lắp luôn súng vào đấy. Đúng lúc đó nó quay lại thấp y như lần trước.
Em nghĩ nó sẽ ném bom đơn vị mình nên ngắm luôn vào đầu nó. Đến khi nó choán hết vòng kính ngắm thì em kéo cò điểm xạ một loạt rồi bồi thêm một loạt ngắn nữa. Thế là nó phụt khói đen ra cuồn cuộn rồi cố lao ra biển nhưng không kịp. Sự việc chỉ có thê thôi ạ!
Đồng chí trợ lý tham mưu hỏi thêm: “Đồng chí có biết mình đã bắn bao nhiêu viên đạn không?”. Hường lúc lắc đầu rồi lại gật:
“Lúc ấy em cũng chẳng biết đã bắn bao nhiêu viên nhưng xong rồi đếm lại đạn trong hòm còn 39 viên. Vị chi là em bắn 2 loạt hết 11 viên”. Có lẽ thấy thế cũng đủ rồi, anh cho Hường về đơn vị cùng anh em trực sẵn sàng chiến đấu.
Sự căng thẳng còn bao trùm lên đơn vị đến tận gần tối. Suốt chiều hôm đó, ngoài chiếc L19 vẫn lượn lờ do thám tít trên cao và những toán máy bay bay qua thì không có dấu hiệu gì chứng tỏ khu vực trú quân của Tiểu đoàn XT177 đã bị lộ.
Lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu được hạ cấp lúc 6 giờ chiều. Đúng lúc đó, điện từ Bộ Tư lệnh quân khu 4 và Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 cùng dội về công nhận Tiểu đoàn XT 177 đã bắn rơi một máy bay tiêm kích F-100 – “Thanh bảo kiếm” của Mỹ bằng súng 12 ly 7. Với chiến công này, tiểu đoàn được tặng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba.
Như trút được gánh nặng, hôm sau pháo thủ Đỗ Văn Hường rụt dè hỏi chính trị viên Bùi Văn Tùng: “Thủ trưởng ơi! Thế em có bị kỷ luật không?”. Chính trị viên tiểu đoàn cười cởi mở: “Không!Không đâu. Mà trái lại, tớ đã ký giấy khen tặng cậu rồi đấy! Hôm tới đây chào cờ sẽ trao”.

Huyền thoại bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bá đỏ

LĐ - 63 LÊ TUYẾT
Cô Cao Thi Hương (phải ảnh) trong buổi giao lưu Nữ Du kích Củ Chi - Huyền thoại trong lòng đất. Ảnh: L.T
“Tôi bắn mấy phát liên tiếp, chiếc máy bay bốc khói, hai chiếc còn lại áp sát chiếc máy bay trúng đạn, quay đầu, ít phút sau, chiếc trúng đạn rớt xuống, hai chiếc kia bay đi, không ném bom nữa. Trận đó, tôi được bằng khen biểu dương toàn huyện ghi rõ: “Nữ du kích bắn 7 phát bá đỏ rơi máy bay”. Hôm sau, tôi nhận quyết định về đội nữ du kích tập trung Củ Chi”. Ký ức của bà Cao Thị Hương - nữ du kích đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên đất Củ Chi bằng súng bá đỏ (loại súng trường lên đạn từng viên). Một thành tích ngay cả những nam du kích cũng phải nể phục...
Bảy phát bá đỏ, rơi 1 máy bay Mỹ
Đã hơn 50 năm, những nữ du kích Củ Chi dũng cảm ngày nào giờ đã trở thành mẹ, thành bà chân run, mắt mờ. Gặp lại nhau trong chương trình giao lưu “Nữ du kích Củ Chi - huyền thoại trong lòng đất” do Cung Văn hóa Lao Động TPHCM tổ chức mới đây, những câu chuyện về một thời “ăn cơm kèm mùi khói đạn, thở nghe mùi thuốc pháo” giữ vững “vùng đất thép thành đồng” Củ Chi của họ vẫn còn nguyên vẹn, “kể hoài không hết chuyện”...
Trong số các nữ du kích lên giao lưu, tôi ấn tượng với những câu chuyện của cô Cao Thị Hương - nữ du kích đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên đất Củ Chi bằng súng bá đỏ. 15 tuổi, cô bé Hương đã xin đi tòng quân với đặc điểm nhận dạng là “nhỏ nhất đội”. Là con gái, thêm cái năng khiếu ca múa được “bộc lộ” khi còn ở xã, ấp, Hương được các anh giao phụ trách Đoàn văn công tỉnh Lâm Đồng. Nhiệm vụ của Hương là cùng 2 đồng chí đi vận động các thiếu nữ người dân tộc tham gia đoàn văn công. Ngày đó, tiếng dân tộc không biết, kinh nghiệm không có, nhiều lúc bế tắc nhưng xác định đây là nhiệm vụ cách mạng nên Hương đã không ngại khó học tiếng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con để vận động. Sau một năm, đội văn công tỉnh Lâm Đồng được thành lập, với 25 thành viên, cô nào cũng hát hay, múa đẹp…
Đội văn công phục vụ được một năm thì Hương bị địch bắt. “Hai tên chỉ điểm là người chiêu hồi, đi tòng quân cùng đợt với tôi nên biết rõ. Vị trí bị bắt cách căn cứ các đồng đội, cấp trên của mình ở không xa. Tôi nghĩ “giờ mà chỉ điểm là rất nhiều người chết, còn mình không chỉ thì nhiều lắm chỉ mỗi mình chết thôi. Tôi vùng bỏ chạy để bọn địch bắn, nghe tiếng súng thì đồng đội được báo động kịp thời. Nhưng khi tôi nhảy qua con suối bị trượt chân rớt xuống. Bọn lính không bắn mà bắt tôi, đánh sưng hết hai đầu gối. Sau khi một số tên bị tôi lừa rơi vào hầm chông, bọn chúng nản, đẩy tôi lên trực thăng, đưa thẳng về Bảo Lộc ở tù 2 tháng, sau đưa lên Đà Lạt, ngồi thêm 8 tháng nữa. Ngày 1.11.1964, tôi được phóng thích”, cô Hương kể.
Năm đó, ấp Mũi Lớn 1, xã Tân An Hội, Củ Chi của cô Hương là ấp chiến lược, vì đã khai với địch là không cha, không mẹ, và để địch không hoạnh họe gia đình nên khi về quê, Hương phải gọi mẹ là dì. Sau đó, để tiếp tục hoạt động, Hương nhờ dì liên hệ với các chú bên ấp Cây Sộp. Được các chú hỏi chọn ngành nào, cô bé Hương kiên quyết “ngành nào có súng thì đi”. Sỡ dĩ Hương nói vậy, vì lúc đó, toàn đội du kích chỉ có nam, nam mới được ưu tiên dùng súng. “Tôi muốn nam nữ bình đẳng, mà muốn bình đẳng thì việc gì nam làm được thì tôi cũng làm được và phải làm tốt hơn”. Hương được toại nguyện khi được cấp trên giao cho một cây súng và chỉ cho cách lên đạn, bóp cò.
Để làm quen với súng đạn, tối nào Hương cũng theo đội đi bắn yếu lĩnh. “Gần một năm rảo quanh các ấp Bắc Hà, Bầu Tre… tập bắn riết mà ngụy không dám hó hé ra khỏi bốt luôn”, cô Hương cười, nhớ lại. Ngày 15.12.1965, cô du kích Hương lập chiến công đầu tiên là bắn rơi máy bay khu trục Mỹ. “Lúc nghe tiếng máy bay, 3 nam du kích được phân công ra công sự để ngắm bắn. Tôi xin đi nhưng đội trưởng không cho, tôi giật lấy cây súng bá đỏ của đội phó, vì súng bá đỏ mới bắn được máy bay, khi đó, tôi chỉ được trang bị súng carbine, tầm bắn thấp. Tôi vội chạy ra công sự nhưng 3 du kích nam quyết không cho tôi theo nên bỏ tôi chạy trước. Trong nháy mắt, họ bỏ xa tôi 15 mét. Máy bay Mỹ bắt đầu ném bom. Quả đầu tiên, 3 đồng chí nam nằm xuống đất để tránh. Tôi vẫn tiếp tục chạy, khoảng cách với các anh bắt đầu rút ngắn. Máy bay ném xong 3 quả bom thì tôi đã nhảy xuống công sự trước 3 anh du kích. Tới nơi, có anh bảo “thôi tao lạy mày đó Hương”, nhưng mà tôi kệ luôn. Máy bay lượn mấy vòng mà chưa bắn được, mọi người chia nhau, mỗi người ngắm bắn một chiếc. Tôi xin được bắn trước nhưng bị gạt ra với lý do “đàn bà phải bắn sau cùng”. Tôi được giao ngắm chiếc thứ 3. Hai chiếc đầu đã trượt. Tôi bắn mấy phát liên tiếp, chiếc máy bay bốc khói, hai chiếc còn lại áp sát chiếc máy bay trúng đạn, quay đầu, ít phút sau, chiếc trúng đạn rớt xuống, hai chiếc kia bay đi, không ném bom nữa. Trận đó, tôi được bằng khen biểu dương toàn huyện ghi rõ là “Nữ du kích bắn 7 phát bá đỏ rơi máy bay”. Hôm sau, tôi nhận quyết định về đội nữ du kích tập trung Củ Chi”.
“Un-sà-lanh-bôn-tê”
Về đội nữ du kích Củ Chi, Hương cùng đồng đội lập thêm nhiều thành tích nhưng bị thương cũng nhiều. Có trận “thoát chết trong gang tấc” như trong lần chống Mỹ càn năm 1966, nếu không có cô Bảy Mô (nữ du kích Võ Thị Mô - một trong ba nữ chiến sĩ đầu tiên của đội du kích Củ Chi) liều mình bế cô xuống hầm tránh 3 trái bom phốt pho trong tích tắc thì “tôi đã cháy như heo quay rồi”. Bị thương nhiều quá, năm 1970, Hương được điều về K71A làm công tác chính trị. Tại đây Hương gặp anh quân y Võ Văn Nguyện, người trực tiếp nuôi, điều trị cho cô.
“Thực ra, khi biết ông ấy người Trảng Bàng, Tây Ninh tôi đã quý. Do năm 1968, khi còn chiến đấu, bị thương ở địa phận tỉnh Tây Ninh, tôi được bà con chăm sóc, tìm cách đưa tôi về đơn vị, tôi yêu Tây Ninh nên quý luôn ổng. Nhưng chưa yêu ổng đâu”, cô Hương nói. “Ông Nguyện là người Kinh nhưng tỏ tình bằng tiếng Miên (Khmer). Một buổi sáng, ông nói “Un-sà-lanh-bôn-tê”. Tôi nghe không hiểu, hỏi ông bạn bên cạnh là ông Nguyện nói gì, ông bạn bảo hắn nói “uống nước trà chết bỏ”. Tôi bảo “uống nước trà thôi mà, tôi đồng ý”. Trời đất, tôi đâu có biết “un-sà-lanh-bôn-tê” dịch ra tiếng Kinh là “em có yêu anh không?”. Chuyện lan cả đơn vị, mọi người gán ghép, vậy là yêu rồi cưới luôn”. Cô bảo, chú hiền lắm, thương cô thiệt nhiều! Mới đó mà đã 45 năm. Ông Nguyện mất đã 10 năm nay. Trong một chốc, đôi mắt của cô nữ du kích gan dạ năm xưa chợt nhòe đi. Cô Hương kể, ở với nhau 35 năm, chú chưa hề nặng nhẹ với cô một tiếng.
Hôm tôi đến thăm cô, trời nắng gắt. Căn nhà nhỏ hanh hao, mấy con kiến vàng khát nước lần bò từng hàng dài vào nhà. Cô ngồi đan giỏ mắt cáo cung cấp cho siêu thị đựng trứng gà với giá 1.800 đồng/chiếc. Cô bảo làm thêm thôi, mỗi ngày đan 10 chiếc, có đồng ra đồng vào, giờ già rồi, mấy vết thương làm cái tay run run, thêm chứng thiếu máu cơ tim nên làm việc gì cũng làm chơi. Lương thương binh, lương hưu sống khỏe mà. Tôi than nắng, cô phân trần: “Trước nhà cũ có cây cối mát mẻ hơn một chút, nhưng chú ốm nặng, mấy mẹ con cầm cố nhà để chạy chữa cho chú, đến khi chú mất rồi cái nhà cũng mất. Mấy mẹ con mới chuyển xuống đây, cây chưa kịp lớn…”.
Vợ chồng cô Hương có 3 con trai và một cô con gái nuôi đã lớn, ai cũng có công việc ổn định. Cô dựng vợ, gả chồng lần lượt cho từng đứa. Không đứa nào theo nghiệp nhà binh, cô chỉ dặn: “Làm nghề gì cũng được, nhưng các con phải sống sao cho ra người tử tế”.
Đội nữ du kích Củ Chi là một đơn vị thuộc lực lượng vũ trang huyện Củ Chi, được thành lập vào ngày 10.11.1965. Đơn vị chiến đấu anh dũng lập nhiều thành tích xuất sắc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đơn vị này khởi đầu có ba nữ chiến sĩ: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Nê, Chính trị viên - bà Năm Sương và bà Võ Thị Mô (Bảy Mô). Ban đầu Ban chỉ huy huyện đội rút các nữ du kích ở xã về huyện, sau một tháng đơn vị đã nhanh chóng phát triển lên đến 30 người và phân công Nguyễn Thị Nê làm người chỉ huy đầu tiên của đơn vị. Trong đơn vị của đội nữ du kích ngày ấy có không ít người là dũng sĩ. Họ chiến đấu ngoan cường, anh dũng không kém trang nam nhi.
Bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng K54
BT- “3 phát đạn liên tiếp bắn vào chiếc máy bay. Một vệt sáng bùng lên. Máy bay địch bốc cháy và rơi tại chỗ” - Đại tá Trần Xuân Đạt, nguyên Phó Chỉ huy trưởng chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận nhớ lại…
Đại tá Trần Xuân Đạt.
Năm 1969, cuộc chiến giữa ta và Mỹ - Ngụy vào giai đoạn khốc liệt. Đang say giấc ngủ sau trận đánh lúc mờ sáng, thì nghe tiếng gọi dồn dập: “Anh Đạt, anh Đạt…” của Đại đội trưởng Lê Văn Nhất, Tiểu đoàn 482, vang lên. Tôi bật dậy cũng là lúc Đại đội trưởng Nhất bước tới.  “Anh cùng tôi lên gặp Tiểu đoàn trưởng gấp”, Đại đội trưởng Nhất, nói.  Lúc đó là 21 giờ ngày 13/4/1969.
“Đại đội 1, Tiểu đoàn 482 có nhiệm vụ phối hợp với Tiểu đoàn 186, Quân khu 6 chặn đánh, phá hủy đoàn xe tăng, xe bọc thép… của Mỹ từ sông Lũy về thị xã Phan Thiết” - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 482, nói. Dừng một lát, rồi Tiểu đoàn trưởng dặn thêm: “Đây là nhiệm vụ đặc biệt”. Ngay trong đêm 13/4/1969, Đại đội 1 bí mật hành quân đến khu vực núi Ếch, xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc), không  xa đường số 1 (quốc lộ 1) để mật phục. Trưa ngày 16/4/1969, từ xa tiếng xe tăng gầm rú, tiếng may bay trực thăng vò vò trên đầu. 12 giờ, tốp xe đầu tiên của địch mở đường đã  nằm gọn trong đội hình mật phục của Đại đội 1. Được lệnh, những khẩu B40, B41, trung liên… của Đại đội 1 nhả đạn vào đoàn xe địch. Bị đánh bất ngờ, địch chống trả quyết liệt. 2 máy bay trực thăng cán gáo quần thảo, bắn vào đội hình ta. Trong vòng 40 phút giao tranh, ta bắn cháy 30 xe quân sự của địch… Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Đại đội trưởng Lê Văn Nhất ra lệnh rút quân. Nhưng việc rút quân là không dễ, địch tăng cường lực lượng đánh chặn đường rút của ta. Trước tình thế đó, Đại đội trưởng Nhất ra lệnh phân tán lực lượng nhằm giảm tổn thất. Mũi 2 do Chính trị viên Đại đội 1, Trần Xuân Đạt chỉ huy bị 2 chiếc may bay trực thăng địch bay rất thấp, truy đuổi ráo riết. Bộ đội ta không thể di chuyển được mà bám vào gốc cây tránh đạn, nhưng hỏa lực địch băm nát từng gốc cây, ngọn cỏ. Không còn cách nào khác là phải cầm súng bắn vào máy bay địch... Ông Đạt rút khẩu súng ngắn K54 lên đạn. Ông chọn cây to nhất vừa để tránh đạn, vừa có điểm tựa để bắn. Nhìn lên máy bay thấy rõ 2 tên Mỹ lăm lăm khẩu súng chĩa vào mình. Lần thứ nhất ông giương súng lên bắn. Rồi lần thứ hai cũng không bắn trúng. Một loạt đạn từ máy bay địch vèo qua đầu, băm vào gốc cây. Lần thứ ba, ông đưa súng lên ngắm trước, chờ cho máy bay vòng lại liền bóp cò trước khi chúng bắn. 3 phát đạn liên tiếp bắn vào máy bay địch. Một vệt sáng bùng lên. Máy bay địch bốc cháy và rơi tại chỗ. Thấy vậy, chiếc máy bay trực thăng còn lại bay lên cao và xa hơn. Chớp thời cơ ông cùng đồng đội nhanh chóng rút khỏi trận địa. Sau trận đánh, ông Đạt được Ban Chỉ huy Tỉnh đội Bình Thuận tặng bằng khen và huy hiệu Dũng sĩ diệt máy bay. Và khẩu súng ngắn K54 sử dụng để bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ được trưng bày tại Nhà truyền thống Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận.
46 năm đã đi qua, nhưng ký ức của trận đánh đoàn xe quân sự Mỹ  trên đường I, việc bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ bằng súng ngắn K54 ở chân núi Ếch, xã Hồng Liêm hiện về. Ông Trần Xuân Đạt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều năm sau ngày giải phóng, ông Trần Xuân Đạt vẫn công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với quân hàm đại tá, Phó Chỉ huy trưởng chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Năm 2000 ông nghỉ hưu, năm 2001 ông lại được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh. Năm 2015, ông được chi bộ tín nhiệm bầu Bí thư chi bộ khu phố 10, phường Phú Thủy (Phan Thiết). Ông Đạt bảo, mình còn sức, còn tín nhiệm thì gắng giúp cho dân, đâu có đắn đo thiệt hơn gì.
Quang Phát

CÁC CỤ DÂN QUÂN BẮN RƠI MÁY BAY MỸ NHƯ THẾ NÀO ?


Bài hát : Hát mừng các cụ dân quân
 
sáng tác : Đỗ Nhuận
Trình bày : Mạnh Hà – Kim Quý
Lời bài hát :
Lời 1:
Loa vang tin khắp nơi, các cụ vừa hạ rơi máy bay.
Những cây súng bộ binh rất tài nhằm trúng tan xác ngay giữa biển trời.
Tuổi cao trí càng cao, sẵn sàng chiến đấu khiến quân giặc Mỹ điên đầu.
Sóng vỗ ngoài khơi, khắp làng xóm mừng vui.
Hỡi dô trên đất này có những cụ già bắn rơi máy bay.
Hỡi dô trên đất này có những cụ già bắn rơi máy bay.
Tin vui vang núi sông, bác Hồ gửi thư khen chiến công. Đất ta các cụ xưa anh hùng, Hoằng Hoá tô thắm thêm đất lửa Hàm Rồng. Tuổi cao trí càng cao, đêm ngày nung nấu, bắt quân giặc Mỹ cúi đầu. Sóng reo biển Đông vẫy chào các cụ ông. Hỡi dô chiến thắng này có cụ bà giúp thêm cánh tay. Hỡi do chiến thắng này có cụ bà giúp thêm cánh tay.
Lời 2:
Nghe tin vui khắp nơi, các cụ vừa hạ thêm chiếc nữa rơi.
Rứa mới là dân quân tài, thầm sấm, con Ma cũng bỏ đời. B
iển sâu núi càng cao nức lòng trai gái, thiếu niên phụ lão anh hùng.
Quyết tâm lập công theo gương các cụ ông.
Hỡi dô ta đánh giặc có trẻ già gái trai rất đông.
Hỡi dô ta đánh giặc có trẻ già gái trai rất đông.
Ai vô Thanh Hoá coi, mát lòng trẻ già vui khắp nơi.
Nắng mưa các cụ đi không ngại, sườn núi nheo mắt canh giữ biển trời.
Tuổi cao trí càng cao, tay cày tay súng, bước theo truyền thống anh hùng.
Áo thấm mồ hôi nhưng lòng các cụ vui.
Hỡi dô trên luống cày tóc cụ bà phất phơ gió bay.
Hỡi dô trong phút này mắt cụ già vẫn canh máy bay.
Hêy
———————————-
CÁC CỤ DÂN QUÂN HOẰNG TRƯỜNG BẮN RƠI MÁY BAY NHƯ THẾ NÀO ?
Ngày các cụ dân quân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) dùng súng trường bộ binh bắn rơi chiếc máy bay F4 của không quân Mỹ (14-10-1967); rồi lại phối hợp bắn rơi chiếc AD6 (24-10-1967) cách đây đã 40 năm. Những tay súng cao tuổi thời ấy đa số đã về “thế giới bên kia”. Những người lúc đó mới “ngoại tứ tuần” như cụ Nguyễn Hữu Đởn, Cao Văn Lanh, Vũ Bá Trệu, Nguyễn Thị Hiệu, Đặng Thị Yên, giờ đây cũng đã vào tuổi “bát tuần”.
… Ngày ấy, cả Hoằng Trường là trận địa đánh địch. Xã có sơ đồ chống chiến tranh phá hoại, chấm điểm đỏ, điểm xanh, dự đoán chỗ nào địch có thể đánh phá để triển khai các phương án tổ chức diễn tập trong phạm vi toàn xã. Những ngày đầu tháng 10-1967, máy bay Mỹ liên tục bắn phá các địa phương trên miền Bắc và Thanh Hóa. Lúc đầu, nhân dân cũng có tâm lý hoang mang lo sợ. Trước tình hình đó, công tác lãnh đạo của đảng bộ, chính quyền phải tập trung giải quyết tốt vấn đề tư tưởng, vận động người già, trẻ nhỏ đi sơ tán, thanh niên trai tráng đào hầm hào, công sự sẵn sàng chiến đấu. Công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất, đảng ủy, UBND tổ chức lễ ra mắt lực lượng tự vệ, trong đó có Trung đội lão dân quân. Trong ngày ra mắt cán bộ tỉnh, huyện xuống phát động, động viên toàn dân sẵn sàng chiến đấu đánh trả máy bay địch. Những ngày tiếp theo, trận địa của các lão dân quân Hoằng Trường sôi động hẳn lên. Người trực chiến, người lo công tác hậu cần, người giữ gìn trật tự trị an trong thôn xóm.
Ngày 12 và 13-10-1967, nhiều lượt máy bay Mỹ từ phía Hạm đội 7 bay vào đánh phá đất liền rồi lại vội lao ra biển. Ngày 14-10-1967, khi nhận được thông báo sẵn sàng chiến đấu, cùng với các lực lượng khác, các lão dân quân Hoằng Trường cũng vào trận địa. Mũ rơm đội đầu, mỗi người vào một vị trí sẵn sàng nhả đạn. Nửa chiều, lợi dụng lúc nắng “xiên khoai” máy bay Mỹ lại từ biển ập vào đánh phá Hàm Rồng. Gặp lưới lửa phòng không nhả đạn, nhiều chiếc trút bom bừa bãi để tháo chạy. Từ trận địa ở lưng chừng núi, phát hiện máy bay Mỹ tháo chạy ra hướng biển, súng phòng không của các lão dân quân bắt đầu nhả đạn đón đầu. Trong nháy mắt, chiếc máy bay chao đảo, ngả nghiêng, phụt ra một vệt lửa dài lao ra hướng biển. Chẳng nghĩ là chiến công của mình nhưng cả trận địa vang dậy tiếng hoan hô. Đến khi các đài quan sát, rồi thông tin trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin, xác định, chiếc máy bay F4 thứ 2.400 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc là do những tay súng bộ binh của lão dân quân Hoằng Trường bắn hạ thì cả xã, cả huyện, cả tỉnh đều vui mừng.
Ngày 24-10-1967, máy bay địch lại bay vào ném bom đất liền. Sau khi lao xuống trút bom, chúng chuồn luôn ra biển. Chiếc thứ nhất vút qua, mấy phút sau, chiếc thứ hai lao đến. Khi vào đúng tầm bắn súng phòng không, các cụ lại đồng loạt nhả đạn. Cùng thời điểm này, nhiều trận địa cũng đồng loạt giăng lưới lửa bắn máy bay, bắt thêm 1 chiếc AD6 phải đền tội. Bạn bè trong nuớc, quốc tế nức lòng khen ngợi chiến công của các lão dân quân Hoằng Trường, có một không hai ở tỉnh Thanh.
40 năm sau ngày các cụ dân quân dùng súng trường bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ, hôm nay Hoằng Trường đã có nhiều đổi thay. Công cuộc đổi mới thực sự đã làm cho Hoằng Trường khởi sắc. Vẫn biết, trong bộn bề khó khăn chưa thể giải quyết hết đề xuất, kiến nghị của người dân trong một sớm, một chiều. Nhưng mong rằng trong tương lai không xa, trên đất Hoằng Trường có một Tượng đài lão dân quân; Đài tưởng niệm 54 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu ác liệt ngày 5-8-1964 để thể hiện tấm lòng tri ân đối với những thế hệ đi trước…

Dân quân Cương Chính bắn rơi máy bay địch bằng súng bộ binh 

Ký: Đào Quang Lâm
 
Mùa thu đi qua, từng đợt gió mùa mang không khí lạnh tràn về. Một sớm mùa đông giá rét, tôi đi điền dã tại xã Cương Chính (Tiên Lữ). Qua trò chuyện, được nghe lão dân quân kể lại năm xưa, dân quân nơi đây đã dùng súng bộ binh hạ  gục máy bay Mỹ. Câu chuyện được tái hiện rõ nét, rành mạch như một cuốn phim…
Cuối năm 1963, sau khi thất bại “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân đội viễn chinh vào miền Nam để thực hiện “chiến tranh cục bộ”, đồng thời dùng không quân và hải quân mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc. Ngày 27.3.1964, Mỹ cho tàu chiến ra khiêu khích ở Vịnh Bắc bộ, bị tàu tuần tiễu và hải quân ta xua đuổi, vin vào cớ đó, đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc bộ”. Ngày 5.8.1964, chúng cho máy bay ra đánh phá miền Bắc nước ta. Lập tức chúng bị lưới lửa phòng không của ta đánh trả quyết liệt. Thời chiến, dòng sông Luộc và sông Hồng chảy qua địa phận Hưng Yên trở thành tuyến vận tải thuỷ đặc biệt quan trọng, địch cho máy bay liên tục trinh sát và huy động máy bay chiến đấu công kích các phương tiện vận tải, đánh phá đê kè, gây khó khăn cho ta trong mùa bão lũ. Trước tình hình đó, Tỉnh đội đã điều động, bố trí lực lượng và lên kế hoạch tác chiến cho lực lượng dân quân. Các phân đội súng đại liên và trung liên của dân quân trực chiến các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim Động, Khoái Châu, Văn Giang được điều lên mặt đê, bố trí thành cụm trực chiến liên hoàn tại các chốt: La Tiến, Võng Phan, Mai Xá, Đồng Thiện, Dốc Lã, Ngọc Đồng, Nghi Xuyên và Xuân Quan, đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
 
Trận địa phòng không Triều Dương
Trận địa phòng không Triều Dương
Ảnh: Tư liệu
Địch cho máy bay tập trung trinh sát và quần thảo khu kè Mai Xá (huyện Tiên Lữ) là nơi canô và tàu chiến của ta thường neo đậu. Lãnh đạo của Tỉnh đội phán đoán: Chúng sẽ đánh phá khu vực kè. Để kịp thời đối phó, đêm 31.7.1966, Tỉnh đội điều động 8 khẩu đội súng 12,7mm của Đại đội 22 trực chiến ở Triều Dương. Phân đội trực chiến của xã Trung Dũng có 12 người trang bị 2 đại liên, 1 trung liên và 3 súng trường. Phân đội trực chiến xã Cương Chính gồm 16 người trang bị 10 súng trường. Cụm 1 và cụm 2 trang bị 8 khẩu súng 12,7mm, bố trí tận xóm kè Mai Xá. Phân đội xã Trung Dũng và xã Cương Chính bố trí trên mặt đê, tạo thành thế chân kiềng bổ trợ cho nhau. Toàn bộ trận địa đánh máy bay Mỹ ở tư thế sẵn sàng cho súng nhả đạn.
Lúc 10 giờ 30 phút ngày 1 tháng 8 năm 1966, từ hướng Đông Nam xuất hiện một tốp máy bay cường kích A4D bay vào trận địa của ta. Ở tầng cao, một tốp máy bay tiêm kích F4H làm nhiệm vụ cảnh giới, đồng thời yểm hộ cho tốp A4D cắt bom và phóng rốc két. Hai lần chúng cho 11 chiếc máy bay ném 10 quả bom, phóng 36 quả rốc két xuống đê sông Luộc, làm sạt lở mấy đoạn đê, làm sập một số nhà của dân, nhiều phụ nữ, trẻ em bị thương, có một bà già và một cháu gái bị bom Mỹ sát hại.  Quan sát trận địa, từ trên không chiếc máy bay A4D thứ nhất bổ nhào ở độ cao 800 m phóng rốc két bị các phân đội dân quân xã Trung Dũng và xã Cương Chính bố trí trên mặt đê bắn chặn, nên rốc két phóng chệch mục tiêu. Nhanh như chớp, chiếc A4D thứ hai  bổ nhào vào đánh mục tiêu, bị 8 cây súng máy và 10 cây súng trường của dân quân đồng loạt nhả đạn, một chiếc A4D trúng đạn, bốc cháy như ngọn đuốc trên bầu trời và kéo theo một vệt khói lớn bay về hướng Đông Nam; hai chiếc F4H lượn vài vòng quần thảo rồi vội vã chuồn ra hướng biển Đông. Ngay cuối giờ chiều ngày 1 tháng 8 năm 1966, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thông báo: “Chiếc máy bay A4D bị dân quân cụm phòng không khu vực kè Mai Xá bắn cháy đã rơi xuống biển”. Tin chiến thắng nhanh chóng lan toả, làm nức lòng nhân dân cả tỉnh. Đây là chiến công đầu xuất sắc của quân và dân Hưng Yên, dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ, mục tiêu của ta vẫn được bảo vệ an toàn. 
Chiến thắng ngày 1 tháng 8 năm 1966 làm tăng thêm nghị lực và quyết tâm cho lớp lớp thanh niên ra trận đánh Mỹ và thắng Mỹ. Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh, Tỉnh đội đã cho làm ngay huy hiệu “1 – 8” để ghi nhớ chiến công và biểu dương thành tích của dân quân tỉnh nhà đã bắn rơi máy bay Mỹ. Đại đội 22, phân đội dân quân trực chiến xã Trung Dũng và xã Cương Chính được cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công; tỉnh Hưng Yên được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Cờ thưởng luân lưu mang dòng chữ vàng: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” về thành tích bắn rơi máy bay địch. Ngày 26 tháng 8 năm 1966 (sau gần 1 tháng lập chiến công) đồng chí Trần Hữu Dực, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cùng đồng chí Nguyễn Quyết, Bí thư Quân khu uỷ, Chính uỷ Quân khu 3 đã về trao Cờ thưởng của Chủ tịch Nước cho quân và dân tỉnh Hưng Yên trong niềm hân hoan và tự hào của đồng bào và chiến sỹ trong tỉnh. Từ đó, phong trào thi đua bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh của dân quân đã lan ra khắp các trận địa của tỉnh. Một số tỉnh bạn cũng cho dân quân phục kích đón lõng đường bay của địch để tiêu diệt...
Ngồi ở phòng khách, nhâm nhi tách trà nóng, chúng tôi chuyền tay nhau tấm ảnh tư liệu mang dòng chữ: “Trung đội dân quân Cương Chính (Tiên Lữ) đơn vị bắn cháy máy bay Mỹ đầu tiên của tỉnh”, niềm tự hào nhân lên qua ánh mắt và nụ cười. Cương Chính là miền quê thanh bình. Màu xanh của biển lúa hòa vào màu xanh của tán nhãn xum xuê làm điểm nhấn cho bức tranh quê hương. Đình làng An Tào và đền làng Bái Khê được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc cấp Quốc gia. Phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, trong hai cuộc kháng chiến và chiến tranh biên giới, hàng trăm thanh niên ra trận giết giặc lập công, 154 người là liệt sỹ, về làng có 60 thương binh và bệnh binh. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cương Chính là xã luôn hoàn thành nghĩa vụ lương thực thực phẩm, đay tơ xuất khẩu và tuyển quân, đúng như khẩu hiệu: “Thóc thừa cân, quân dư người”. 
Con đường bê tông chạy dài từ đầu xã đến cuối xã. Xe máy, xe vận tải hối hả lại qua. Ba thôn đều nằm dưới chân đê cách Phố Xuôi, xã Thuỵ Lôi gần một cây số. Phía trước làng,  cánh đồng cấy lúa ngút một tầm xa mắt nhìn. Sau làng, dòng sông Luộc mùa này nước trong xanh, uốn lượn như một dải lụa mềm, tàu thuyền tấp nập ngược xuôi, thả tiếng còi lảnh lót vào không gian làm sống động vùng quê lúa. Mặt đê sông Luộc được trải nhựa phằng lì. Tôi chạy xe chầm chậm, ngắm cảnh quê nơi đây – một miền quê có môi trường xanh, sạch, đẹp, đang phấn đấu thực hiện theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ra về, trong tôi còn lưu lại một ấn tượng khó quên về vùng đất xã Cương Chính giàu truyền thống cách mạng chống ngoại xâm, diện mạo nông thôn mới đang thay đổi từng giờ.

Kỳ tích lão ngư bắn tan xác máy bay siêu thanh bằng…phát súng trường

Thứ Ba, 8/5/2012 09:24 GMT+7
Ông Phạm Hữu Hân cho biết, bức hình đen trắng chụp người dân quân với cây súng trường tại hầm trực chiến treo trong gian nhà là tấm ảnh duy nhất do một nhà báo về địa phương chụp lại sau ngày ông bắn rơi máy bay. 45 năm đã trôi qua, tấm ảnh đã hoen mờ như chính cuộc đời thăng trầm của người xạ thủ từng bắn hạ chiếc máy bay F4H với vận tốc âm thanh của không lực Mỹ chỉ bằng… một phát súng trường.
    [links()] Trong gian nhà lộng gió nơi vùng biển Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), thứ duy nhất gợi nhớ một thời oanh liệt của chủ nhân chính là bức hình đen trắng chụp người dân quân với cây súng trường tại hầm trực chiến. Ông Phạm Hữu Hân cho biết đây là tấm ảnh duy nhất do một nhà báo về địa phương chụp lại sau ngày ông bắn rơi máy bay. 45 năm đã trôi qua, tấm ảnh đã hoen mờ như chính cuộc đời thăng trầm của người xạ thủ từng bắn hạ chiếc máy bay F4H với vận tốc âm thanh của không lực Mỹ chỉ bằng… một phát súng trường.
    Người hùng Phạm Hữu Hân
    Người hùng Phạm Hữu Hân
    Cả làng mổ trâu mừng chiến công
    Trong cuốn sách “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quỳnh Lưu” (NXB Quân đội nhân dân) có ghi: “Ngày 27/12/1967, lực lượng dân quân xã Quỳnh Nghĩa trực chiến tại mỏm Đầu Rồng bằng 3 viên đạn súng trường quật tan xác một máy bay F4H, máy bay rơi cách trận địa khoảng 300 mét” (T197).
    Tuy nhiên, ông Phạm Hữu Hân, người trực tiếp bắn rơi máy bay hôm đó đến nay vẫn khẳng định mình chỉ hạ máy bay bằng duy nhất một viên đạn.
    Ở tuổi 87, ông Hân vẫn còn tráng kiện lạ thường. Gương mặt ông rạng ngời khi nhắc đến những ngày đi dân quân chống Mỹ. Đó là chiều ngày 27/12/1967, như thường lệ ông có mặt trong tổ dân quân du kích gồm 3 người trực chiến tại mỏm Đầu Rồng làm nhiệm vụ cảnh giới máy bay bằng mắt thường.
    Bỗng tiếng gầm rú của máy bay từ xa bay đến mỗi lúc một gần, rồi cứ thế chúng lượn đi vòng lại như khiêu khích. Một chiếc máy bay lao vụt qua, lại tiếp một chiếc nữa lượn xuống sát sàn sạt mỏm Đầu Rồng. Gió rít ghê rợn, cây cối ngả nghiêng cả.
    Lão ngư kể lại: “Khi ấy tôi nắm chặt cây súng, mắt không chớp theo dõi chiếc máy bay lượn qua lượn lại, chộ (nhìn) rõ cả tên phi công. Vừa lúc nghe tiếng người đội trưởng hô “Bắn”, tôi ngắm thẳng trên đầu máy bay rồi bóp cò.
    Chiếc máy bay trúng đạn bốc khói, lảo đảo ít giây như thằng say rượu rồi lao thẳng xuống biển cách hầm bắn chừng 300m. Tôi vẫn còn nhớ khoảnh khắc viên đạn từ nòng súng của mình bay ra nhắm trúng đích, rồi chiếc máy bay lao xuống, mọi người nhảy cẫng lên hò reo”.
    Cuộc tìm xác máy bay diễn ra rất nhanh. Đều là ngư dân sống trên sóng nước, chỉ cần nhìn váng dầu nổi trên mặt biển là đội dân quân đã xác định chính xác vị trí máy bay rơi. Sau khoảng 3 giờ đồng hồ, các thợ lặn là ngư dân chuyên nghiệp xã nhà đã vớt được xác máy bay gồm những mảnh vỡ nát.
    Sáng hôm sau ông Hân được đại diện tổ dân quân mang những mảnh vỡ máy bay về trụ sở UBND xã để đơn vị chức năng của Quân chủng Phòng không – Không quân lấy làm bằng chứng.
    Sự góp mặt của những cao niên trong xóm đến chơi khiến câu chuyện của người dân quân năm xưa thêm phần sôi nổi. Tất cả các bậc cao niên đều nhắc đến ngày ăn mừng sự kiện ông Hân bắn hạ máy bay địch bằng một phát súng trường.
    Ông Hân cười: “Xã năm đó đã cho mổ một con trâu của Hợp tác xã để ăn mừng thắng lợi. Cả làng vui như có hội, ai cũng phấn khởi vui vẻ”.
    Tiệc mừng được tổ chức hai ngày một đêm, thanh niên nhảy múa hát ca, người già uống rượu đọc thơ để mừng chiến công của người ngư dân anh hùng. Trên đất biển Quỳnh Nghĩa, chưa có bữa tiệc liên hoan nào “hoành tráng” như tiệc mừng chiến công bắn hạ máy bay ngày đó.
    Ba người trong tổ dân quân của ông Hân còn được thưởng, mỗi người được nhận một bộ quần áo, một chiếc chăn dù vì đã lập được chiến công hiển hách.
    Theo ông Hân, sau này ông mới nghe người ta nói chuyện về chiếc máy bay ông bắn hạ là loại F4H được mệnh danh là “bóng ma trên bầu trời” với vận tốc siêu âm, hỏa lực mạnh và hiện đại bậc nhất trong không lực Mỹ.
    Ông khẳng định: “Tôi mới chỉ bắn duy nhất một viên đạn. Loại súng tôi sử dụng là súng trường K44, chỉ bắn tỉa từng phát một, lên đạn bằng khóa nòng thủ công. Khi bắn xong một phát, muốn bắn tiếp phải giật khóa lên đạn lại”. Ông chưa kịp lắp viên đạn thứ hai thì chiếc máy bay vừa trúng đạn đã đâm đầu xuống biển.
    “Tình huống bất ngờ quá, viên phi công không cả kịp nhảy dù. Mọi người vẫn nói nếu thoát chết chắc hắn ngủ mơ cũng không thể tin chiếc chiến đấu cơ siêu hạng lại bị bắn rơi bởi một viên đạn từ khẩu súng trường cổ lỗ sĩ của những ngư dân quen đánh cá hơn đánh trận”, lão ngư cười.
    Nhận định về nguyên nhân khiến “siêu phi cơ” tan xác chỉ vì dính một viên đạn súng trường, có người cho rằng ông Hân đã bắn phải “chỗ hiểm” của máy bay như thùng dầu, thùng dầu phụ hoặc một “huyệt” nào đó; lại thêm ở cự li cực gần nên máy bay mới rơi tại chỗ như vậy.
    Ông Hân bên hầm trực chiến năm xưa
    Ông Hân bên hầm trực chiến năm xưa
    Kỳ tích bị lãng quên
    Là người đã lập kỳ tích khiến cả thế giới phải ngạc nhiên, nhưng lạ là nhắc đến chiến công của ông, nhiều người trẻ trong làng nói chưa từng nghe. Ngoài một vài cụ cao niên nay đều đã gần 90 tuổi, hầu như mọi người đều lắc đầu không biết người từng bắn rơi máy bay bằng một phát súng trường nay ở đâu.
    Theo lời giải thích của lớp trẻ, những nhân vật có “công trạng” thường được nhắc tới trong các dịp kỷ niệm hoặc các sự kiện gặp mặt, nói chuyện, nhưng không thấy ông Hân xuất hiện bao giờ. Kỳ tích của ông vì thế không được nhắc tới thường xuyên, rồi dần dần bị lãng quên.
    Ông Hân là người duy nhất trong tổ dân quân anh hùng năm xưa còn sống sót. Mỏm Đầu Rồng vẫn còn đó, một ngọn núi vươn mình ra biển có dáng oai hùng như hình đầu rồng, ngay dưới chân là bãi tắm Quỳnh Nghĩa long lanh cát mịn.
    Trận địa cũ không còn nữa, hầm trực chiến nay không còn dấu vết. Những lần tha thiết trở lại kỷ niệm xưa, ông Hân lại băng băng leo lên đỉnh núi, nhưng lần nào ông cũng thất thần vì sự quạnh vắng lạc lõng của địa danh lịch sử ngay sát bên cạnh những trung tâm thương mại, bãi tắm ngày một náo nhiệt.
    Ông Hân không buồn vì thành tích không được nhớ đến. Ngoài chuyện bắn rơi máy bay, ông kể nhiều về những năm tháng cùng anh em dân quân trực chiến trên biển. Ngày ấy khi những máy bay bị pháo của bộ đội bắn hạ, lính Mỹ thường nhảy dù xuống biển thoát thân. Ông Hân cùng anh em nhận nhiệm vụ “đón lõng” những giặc lái này để bắt sống. Đó thực sự là công việc của những chiến sỹ cảm tử trên mặt biển.
    Trên đầu máy bay giặc lượn rát rạt hòng cứu người của chúng, nhiều chiếc thuyền ngư dân trúng bom bị phá nát, anh em ngư dân hy sinh rất nhiều. So với sự hy sinh của những anh em ngày đó, ông Hân cho rằng mình còn sống và lập chiến công đã là một sự may mắn lớn.
    Nhắc chuyện xưa rồi chuyện nay, người ngư dân anh hùng để lộ tâm sự về một nỗi ân hận khiến ông canh cánh buồn phiền trong suốt cuộc đời. Người làng Quỳnh Nghĩa vừa tham gia dân quân vừa lao động sản xuất. Những ngày yên bình buông tay súng, ông Hân lại cùng người làng giong thuyền thả lưới.
    Trong một lần đi lưới trúng đậm, mỗi hộ dân trong đoàn thuyền hôm ấy khi chia cá đều lấy thêm vài kg về cho gia đình. Nhưng chính từ việc này, ông đã bị quy kết là tham ô, bị kiểm điểm. Sự việc xảy ra sau khi ông lập thành tích bắn rơi máy bay Mỹ được một thời gian, đang làm hồ sơ để xét cấp Huân chương. Vụ “tham ô mấy kg cá” của ông Hân ngày đấy không khác gì “xì – căng - đan”, ông bị kỷ luật, không được xét cấp Huân chương.
    Cả quãng đời sau này ông Hân chỉ lặng lẽ đi biển, kiếm cá về nuôi vợ con. Vợ mất cách đây sáu năm, ông hiện sống cùng người cháu trong ngôi nhà giữa làng biển Quỳnh Nghĩa.
    F - 4H (Con ma) là một loại máy bay tiêm kích - ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Loại máy bay này đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến. F – 4H cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và \đến năm 2001 vẫn còn hơn một ngàn chiếc đang được sử dụng ở 11 nước trên thế giới.
    Tuyết Lan – Đào Bình

    Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc - Đơn vị nữ đầu tiên trên miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh

    Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước có nhiều đơn vị nữ dân quân quên mình vì Tổ quốc, trở thành huyền thoại về lòng quả cảm, tinh thần yêu nước bất diệt được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu và gửi thư khen ngợi. Một trong những đơn vị đó là Trung đội nữ dân quân gái Hoa Lộc (Thanh Hóa) - đơn vị nữ dân quân đầu tiên trên miền Bắc đã bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh.
    14 nữ dân quân Hoa Lộc năm xưa
    Sau những đòn thất bại liên tiếp của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà chính quyền Mỹ nuôi nhiều hy vọng thắng lợi đã hoàn toàn sụp đổ. Để cứu vãn tình thế, Tổng thống Mỹ L.Giôn xơn - kẻ đại diện cho phe hiếu chiến Mỹ đã tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” đưa quân Mỹ vào miền Nam - Việt Nam đồng thời đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân ngày càng ác liệt. Mỗi ngày chúng huy động hàng chục tốp máy bay liên tục tấn công những vị trí trọng yếu của ta.
    Ở Thanh Hóa, chúng tập trung đánh phá những khu vực kinh tế trọng điểm và khu vực đông dân cư, bệnh viện, trường học, nhà thờ và một số tuyến đường vận chuyển huyết mạch như: phà Thắm (Nga Sơn), kênh De (Hậu Lộc), cầu Hàm Rồng, phà Ghép (Tĩnh Gia), cầu Đò Lèn (Hà Trung)… nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến.
    Tháng 5/1967, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh mở lớp huấn luyện ngắn ngày cho một số đồng chí trong các đơn vị nữ. Nhiều cán bộ quân sự giỏi, có kinh nghiệm được cử về hướng dẫn chị em. Một số nơi đang chuẩn bị thành lập các đơn vị nữ dân quân bắn máy bay cũng trực tiếp cử người về học tập.
    Ngày 01/6/1967, Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy xã Hoa Lộc được tổ chức tại gia đình cố Xung (xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc). Hội nghị đã quyết định thành lập đơn vị nữ dân quân trực chiến. Đơn vị này đã được tham dự lớp huấn luyện của tỉnh tổ chức tại xã nhà.
    Phụ nữ Hoa Lộc từ xưa đã nổi tiếng cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, lại gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu. Ngay trong những ngày đầu đánh Mỹ, nhiều chị đã có những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở địa phương.
    Đơn vị nữ dân quân gái Hoa Lộc gồm 14 chiến sĩ, do đồng chí Hoàng Thị Mợi làm trung đội trưởng. Những cô gái này tuổi đời còn rất trẻ, hầu hết ở độ tuổi 18, đôi mươi, có người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, vì độc lập, tự do của dân tộc, họ đã gác lại mọi mơ ước riêng tư của mình để nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời, kho thóc và tuyến đường huyết mạch giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam.
    Trung đội trưởng Hoàng Thị Mợi
    Theo kế hoạch, trung đội được huấn luyện trong 11 ngày, vừa học lý thuyết, vừa thực hành về cách sử dụng súng. Đội nữ dân quân đã được cấp trên giao cho 3 khẩu súng phòng không 12,7mm và chọn khu đất cồn bãi ở khu Đông Ngàn (Hậu Lộc) làm căn cứ luyện tập. Việc tập bắn súng 12,7mm đối với chị em buổi đầu gặp rất nhiều khó khăn. Súng có nhiều bộ phận phức tạp, có chị lần đầu tiên sử dụng nên không tránh khỏi ngỡ ngàng. Song với quyết tâm cao, nhiều chị em đã vượt qua quá trình “khổ tập”, “khổ luyện” để nhanh chóng chuyển từ thành thạo trong huấn luyện sang việc sử dụng thành thạo, kịp thời, chính xác trong chiến đấu.
    Khu vực kênh De là nơi trọng điểm, địch tập trung đánh phá rất ác liệt, nên toàn trung đội thống nhất chọn làm nơi bố trí trận địa, miệt mài ngày đêm theo dõi, quan sát để rút ra quy luật hoạt động của chúng.
    Khoảng 15h chiều ngày 16/6/1967, trong khi cả trung đội đang luyện tập thì trên bầu trời bất ngờ xuất hiện hai tốp máy bay của địch từ biển Lạch Trường bay vòng vào trận địa. Ba khẩu súng 12,7mm đồng loạt nhả 21 viên đạn. Chiếc máy bay A4D trúng đạn, loạng choạng lao xuống đất. Thấy vậy, cả tốp máy bay quay đầu tháo chạy ra biển.
    Chiến công bắn rơi máy bay A4D của các nữ dân quân Hoa Lộc làm nức lòng quân, dân cả nước. Đây là đơn vị nữ đầu tiên trên miền Bắc độc lập bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh. Ngay sau chiến công đó, Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và gửi tặng cho mỗi thành viên trong trung đội một huy hiệu của Người.
    Bức thư Bác Hồ khen ngợi Trung đội dân quân gái Hoa Lộc
    Trong thư Bác viết: “Bác rất vui lòng khen các cháu đã chiến đấu giỏi và bắn rơi một máy bay phản lực Mỹ. Bác gửi tặng mỗi cháu một huy hiệu. Bác mong các cháu hãy phát huy những điểm tốt: chăm học, chăm làm, sản xuất giỏi, đánh giặc giỏi cùng với bà con địa phương giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa”…
    Cả nước nhiệt liệt hoan nghênh và cổ vũ chiến công của chị em, hàng chục thư khen, thư giao ước thi đua của tập thể, cá nhân trong tỉnh và trên miền Bắc gửi đến Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc. Khắp nơi trong tỉnh đã dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi. Nhiều công trình lao động mang nội dung thi đua với Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc xuất hiện. Chị em trong tỉnh bước vào sản xuất với một khí thế mới. Từ thửa ruộng, con mương, quãng đường đến đồi cây, lớp học, phòng chữa bệnh, cỗ máy… đâu đâu cũng gắn liền với phong trào thi đua với trung đội dân quân gái Hoa Lộc.
    Trận địa đơn vị trở thành trung tâm trao đổi kinh nghiệm bắn máy bay của hầu hết các trung đội nữ dân quân trong tỉnh. Hầu hết các xã vùng ven biển, đồng bằng đến các xã trung du, miền núi đều thành lập các đơn vị nữ dân quân trực chiến. Nhiều đơn vị nữ khác như: Dân quân gái Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Hoằng Trường, Hoằng Hải (Hoằng Hóa), Hà Phú, Hà Toại (Hà Trung), đại đội Triệu Thị Trinh cũng đã lần lượt bắn rơi máy bay Mỹ. Mỗi đơn vị lập công đều được được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và gửi tặng huy hiệu.
    Chiến thắng của các cô gái Hoa Lộc vang khắp năm châu, bốn biển, nhiều đoàn báo chí, truyền hình trong và ngoài nước đã về đây ghi lại chiến tích hào hùng của các chị em. Có nhà báo nước ngoài tỏ ra vô cùng kinh ngạc, bởi những cô gái “yếu liễu, đào tơ” của xứ Thanh từ trước đó chưa từng biết sử dụng vũ khí, vậy mà chỉ bằng ý chí quyết tâm, lòng quả cảm cùng với nhiệt huyết của tuổi trẻ đã làm nên thành tích đặc biệt này, đã dũng cảm bắn rơi chiếc máy bay tối tân nhất của quân đội Mỹ vào thời điểm bấy giờ.
    Được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, thấm nhuần lời căn dặn của Bác, cùng với sự mến yêu, cảm phục của đồng chí đồng bào, các chị em lại càng phấn khỏi, tự hào, hăng say luyện tập để nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, đề cao cảnh giác, sẵn sàng đánh phá địch. Chiến công nối tiếp chiến công. 5 tháng sau, ngày 2/11/1967 đơn vị lập công bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2; ngày 30/7/1972 đơn vị lại tiếp tục bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ ba.
    Với những thành tích đặc biệt này, cuối năm 1967, chị em lại đón thêm niềm vui khi được Đảng, Nhà nước phong tặng Huân chương quân công hạng Ba, 2 Huân chương chiến công (1 Hạng nhất, 1 Hạng nhì). Bảy năm liền đạt đơn vị Quyết chiến Quyết thắng. Vinh dự hơn, đến năm 1973, trung đội dân quân gái Hoa Lộc đã được Quốc hội và Chính Phủ tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 
    Trung tướng Lê Quang Hòa đã từng nhận định về khả năng chiến đấu của lực lượng nữ dân quân Thanh Hóa: “Nếu dân quân tự vệ Việt Nam là người đầu tiên trên thế giới dùng súng bộ binh bắn rơi được máy bay phản lực Mỹ và sử dụng được pháo lớn để bắn chìm, bắn cháy tàu chiến Mỹ thì những cô gái dân quân, tự vệ nói trên cũng là những người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đã góp phần đập tan những cái gọi là “uy thế của không lực và hải lực Huê Kỳ”.
    Chiến công của những nữ dân quân Hoa Lộc đã đóng góp vào rừng chiến công của các nữ dân quân miền Bắc trong những năm chiến đấu ác liệt, chống giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, giai đoạn 1965 - 1968. Đó là biểu hiện cao quý về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, về tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”; là kết quả rực rỡ của phong trào thi đua “3 giỏi”, phong trào “phụ nữ ba đảm đang”, phong trào “giết giặc lập công” và phong trào xây dựng những đơn vị “Quyết thắng” trong dân quân tự vệ tỉnh ta. Đó là minh chứng hùng hồn về khả năng cách mạng vĩ đại của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thanh Hóa nói riêng chẳng những sản xuất giỏi mà chiến đấu cũng giỏi, rất xứng đáng với truyền thống của quê hương Bà Triệu anh hùng./.
    Nguyễn Thị Thắm (Tổng hợp)

    Bộ đội Việt Nam dùng B41 bắn trực thăng khiến địch 'mất vía'

     
    Để chống lại cuộc càn quét của địch, ông Trần Võ Việt đã leo lên cây dùng súng chống tăng B41 nhắm bắn trực thăng khiến địch “mất vía”.
    Súng chống tăng B41 là một loại vũ khí tiêu chuẩn của đơn vị bộ binh Quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và cả hiện nay. B41 thực ra là cách gọi của Việt Nam dành cho khẩu RPG-7 do Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1960 thay cho khẩu RPG-2 (Việt Nam gọi là B40).

    B41 có kết cấu hết sức đơn giản, cấu tạo hình ống cỡ 40mm, dài khoảng 950mm, nặng 7kg. Giữa thân phình to ra thành một buồng rộng - buồng đốt chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuye sau.

    Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán (về sau thay bằng nhựa tổng hợp) chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau.


    Khai hỏa súng chống tăng B41. 

    B41 hay RPG-7 được thiết kế với rất nhiều đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Điển hình có các loại đạn gồm: PG-7V đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm; đạn 2 đầu nổ PG-7VR ra mắt năm 1988 có khả năng phá hủy xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ERA; đạn nhiệt áp TGB-7V chuyên diệt bộ binh nấp trong lô cốt, được ra mắt năm 1988.

    Các viên đạn súng chống tăng B41 đều có cỡ to hơn nòng nên chỉ lắp phần đuôi vào nòng súng B41. Khi bắn, liều phóng nhỏ đẩy viên đạn ra khỏi nòng 11m trước khi động cơ chính hoạt động đưa đạn PG-7 lên vận tốc 295m/s. Nếu không trúng mục tiêu, đạn sẽ bay 1.100m rồi tự hủy.

    Trực thăng UH-1 của Mỹ đổ quân và chi viện hỏa lực. 

    Dù được thiết kế chuyên để chống xe tăng, thiết giáp hoặc nói chung là các mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, khi cần B41 có thể biến thành vũ khí để răn đe “giặc trời”. Và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội Việt Nam đã có lần sử dụng B41 để bắn trực thăng địch bay thấp.

    “Trong một trận đánh vào giữa năm 1972, địch dùng máy bay trực thăng chở lính đổ quân phía sau trận địa hòng đánh dồn ép lực lượng ta ra sông (Vàm Cỏ Đông) để tiêu diệt. Tình hình lúc đó, trực thăng địch liên tục vòng đi vòng lại bắn phá dữ dội vào đội hình quân ta hòng chi viện cho bộ binh tiến quân vào trận địa.

    Tôi đã rời công công sự bò leo lên cây dùng súng B41 bắn trực thăng. Khi hỏa lực bắn lên, trực thăng địch không dám bay thấp dẫn đường nữa, bộ binh địch thiếu hỏa lực trên không cũng không dám tiến lên…”, ông Trần Võ Việt (*) – xạ thủ B41 trả lời phỏng vấn Kiến Thức.


    Đáng lưu ý, ông Trần Võ Việt cũng là người lập kỳ tích có “1-0-2” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ với chiến tích bắn liên tiếp 14 phát B41 tấn công đội hình tàu địch chở quân về tiếp viện Sài Gòn trong trận đánh ngày 16/5/1972.

    Không chỉ ở Việt Nam, các tài liệu ghi nhận việc dùng B41 để bắn trực thăng còn diễn ra ở một số chiến trường khác. Ví dụ điển hình, trong cuộc chiến Mogadishu, Somalia năm 1993, phiến quân đã sử dụng B41 để tấn công trực thăng UH-60 Black Hawk chở đặc nhiệm Mỹ. Vụ việc này thậm chí đã được dựng thành phim “Black Hawk Down”, trong đó có cảnh phiến quân bắn RPG-7 trúng cánh đuôi của chiếc UH-60.

    Ngoài ra, vào năm 2011, trực thăng CH-47 chở 39 lính Mỹ (gồm có 15 lính Navy SEAL) đã bị phiến quân Taliban bắn rơi ở Tây Kabul. Theo tài liệu giải mã hộp đen thì, quân Taliban đã sử dụng súng chống tăng RPG bắn 2-3 phát từ khoảng cách 220m phá hủy cánh quạt máy bay.

    (*) Ông Trần Võ Việt là chiến sĩ – xạ thủ B41 thuộc Đại đội 19, Trung đoàn 271 chiến đấu tại khu vực miền Đông Nam Bộ trong năm 1971-1972. Trong thời gian chiến đấu, ông đã nhiều lần được tuyên dương, khen thưởng vì lập được những chiến công xuất sắc.

    Điển hình nhất, trận đánh ngày 16/5/1972, ông đã bắn 14 phát B41 liên tục trúng nhiều tàu địch. Theo đài kỹ thuật báo lại sau này, trận đánh đó ông cùng đồng đội bắn cháy, bắn chìm 6 tàu địch cùng 400 lính (gồm cả một cố vấn Mỹ).

    Hay trận đêm 18/5/1972, ông Việt tiếp tục dùng B41 tấn công tàu địch chở lính về hướng Sài Gòn. Trận đó, ông cùng đồng đội tiêu diệt 60 tên.

    Trận chống càn ngày 16/10/1972, đơn vị ông Việt được giao nhiệm vụ chốt chặn trên khu vực biên giới Campuchia chặn đánh địch đi càn. Tại chốt, đơn vị đã bố trí mìn chống tăng, hỏa lực đạn H12 cùng công sự nằm phục chờ địch. Công việc chuẩn bị xong thì khoảng một tuần sau, địch dùng pháo, máy bay, xe tăng tiến công vào trận địa.

    “Tôi quan sát thấy địch đã đến đúng vào tầm của đạn H12 lập tức quay pin để đạn H12 nổ, nhưng ấn quay mãi đạn không nổ, tôi cùng đồng chí Thành gom pin vận động lên đấu trực tiếp vào đạn, nhưng đạn vẫn không nổ”, ông Việt kể lại. Đây là hành động “quyết tử cho Tổ quốc” của các ông vì nếu đạn nổ, hai ông chắc chắn hi sinh.


    Cũng theo ông Việt, sau đó đơn vị ông đã sử dụng các loại hỏa lực như lựu đạn, B41 tiếp tục chặn đánh địch, tiêu diệt 69 tên, bắt sống một tên.

    Với những chiến công xuất sắc lập được, hiện nay ông Trần Võ Việt đang đề nghị xem xét phong tăng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Hồ sơ của ông đã được các đồng đội Đại đội 19, Trung đoàn 271 xác nhận. Hi vọng rằng, ông sẽ sớm nhận được danh hiệu cao quý với thành tích tuyệt vời trong chiến đấu.

    Nguồn: Hoàng Lê (Kiến thức)

     

     

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét