KÝ ỨC CHÓI LỌI 62/b (Điện Biên Phủ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Một sự tình cờ, tôi đã gặp anh Lê Văn Hòa ở trụ sở Hội Hỗ trợ Gia đình liệt sĩ (GĐLS) Việt Nam tại L7/445 Đội Cấn – Hà Nội và được biết anh là con trai cả của người anh hùng Điện Biên Phủ năm xưa, liệt sĩ thời kỳ chống Mỹ: Lê Văn Dỵ. Và thế là câu chuyện về cuộc đời người anh hùng đó đã cuốn hút tôi theo lời kể của anh.
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Vĩnh Diện
Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng
Anh hùng Trần Can
(VTC News) - Pháo còn, nhưng chiến sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh. Trước khi mất, anh còn gắng gượng hỏi: “Pháo có sao không hả các đồng chí?”.
Kỳ 2: Kéo pháo lên Điện Biên Phủ
“Pháo đã kéo từ Trung Quốc về, kéo được vào trận địa thì bí mật là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Nếu như không đảm bảo được bí mật, ta có thể bị lộ, ảnh hưởng toàn mặt trận”, cựu binh Phạm Đức Cư nhấn mạnh.
Có lẽ, những ngày kéo pháo gian khổ vẫn là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của cựu binh Phạm Đức Cư trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông hào hứng cho biết: “Để đảm bảo bí mật, chúng tôi phải kéo pháo xuyên rừng, qua sông, qua suối, kéo cả ngày, cả đêm. Mỗi tiểu đoàn nhận 12 khẩu pháo cao xạ 37 ly và 12 khẩu 12 ly 7. Những khu vực nào rậm rạp, ban ngày địch không phát hiện được, thì anh em tiến hành kéo pháo, còn lại gần như hoàn toàn kéo vào ban đêm khi đã tiến gần đến trận địa”.
Chỉ huy phân chia đơn vị thành 3 tốp, mỗi tốp khoảng 30 người, thay nhau kéo pháo. Lúc kéo, hai tay nắm chặt dây tời, chân dạng ra thật chắc, khi người chỉ huy hô “Hai, ba nào!” thì tất cả gồng sức lên mà kéo và hễ bánh pháo nhích được tí nào thì hai đồng chí pháo thủ liền nhích thanh gỗ chèn lên theo, không cho pháo tụt trở lại.
Những nơi dốc đứng, có chỗ dốc đến 70 độ, mọi người phải buộc tời trên đỉnh dốc, ra sức quay tời quấn vào những gốc cây to, những người ở bên dưới thì cố hết sức đẩy lên từng tí một.
Đi đến đâu, đơn vị phải cho trinh sát đi trước, dò xét mìn, gián điệp biệt kích, xem có bị theo dõi không, lúc đó mới kéo pháo.
Ban đêm không được soi đèn, mọi người nảy ra sáng kiến, đó là cho 2 đồng chí mặc 2 mảnh vải dù trắng, màu dễ nhận biết trong bóng tối, đi trước làm “cột mốc” cho đoàn kéo pháo qua. Cứ như thế, pháo cùng người băng rừng, vượt núi.
Qua bãi lầy, các chiến sĩ phải vác đá lấp đường, chặt cây rừng rải lên, đường hẹp thì kè ra đủ rộng cho pháo qua.
Thời gian đó, mỗi người được phát một đôi giày vải nhưng đường lội lầy, lại dùng giày ghì dây kéo pháo, nên chỉ đi được vài ngày là hỏng, mọi người chân trần kéo pháo suốt chiến dịch. Kéo pháo ban đêm, vướng cây cối, đá nhọn, chân tay người nào cũng rách tướp thịt da.
Mất tổng cộng 9 ngày kéo pháo cho khoảng cách hơn 10 cây số. Không có đường, chỉ bằng sức người, chúng ta đã đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa, ngay sát đồi Độc Lập, chỉ cách có 400m mà địch vẫn không hay biết.
Ngày 25/1/1954, trận địa đã xong, mọi người đều phấn khởi, chuẩn bị tinh thần giết giặc, thì bất ngờ ngay ngày hôm sau nhận được lệnh kéo phao ra tập kết tại địa điểm cũ, thay đổi cách đánh từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc.
Ông Cư kể: “Khó nhọc lắm mới vào đến lòng chảo Mường Thanh nên khi nhận được lệnh, tất cả chúng tôi đều bất ngờ và bàng hoàng”.
Ông Phạm Đăng Ty, chính trị viên tiểu đoàn đã động viên các chiến sĩ rằng chúng ta vẫn quyết tâm tiêu diệt quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Nhưng về mặt phương châm tác chiến, chiến lược có thay đổi, đảm bảo cho các cuộc tấn công thắng lợi, ít thương vong.
Hiểu được vấn đề, ông Cư cùng đồng đội lại vui vẻ động viên nhau kéo pháo ra.
Kéo pháo vào đã vô cùng gian khổ nhưng phải kéo ra còn gian khổ gấp bội. Thậm chí có cả những hy sinh mất mát, đó là trường hợp của chiến sĩ Tô Vĩnh Diện.
Lúc kéo ra gần đến địa điểm tập kết Nà Nhạn, quân địch ở cánh đồng Mường Thanh bắn đạn pháo vãi ra như mưa. Địch bắn một cách hú họa, chứ không phải do phát hiện ra các đoàn kéo pháo. Chúng chỉ biết quân ta đang tập kết lên Điện Biên nên bắn hàng ngày, hàng đêm, một lần bắn hàng trăm quả đạn pháo, mang tính cầu may.
Mặc pháo địch nổ rền, hàng trăm người vẫn níu trên dây cáp dài, ai cũng máu rớm bàn tay, cố giữ để pháo từ từ lăn xuống. Cứ mỗi bậc, lại có hai người hai bên, vừa lái càng vừa sẵn sàng đặt chèn để hãm pháo dừng khi có lệnh nghỉ hay có sự cố.
Nhắc lại thời điểm ấy, ông Cư xúc động: “Tôi cùng một đội kéo pháo với anh Diện. Lúc kéo ra đến một con dốc mà anh em thường gọi là dốc Chuối, thì một quả đạn nổ ngay gần đó, mảnh đạn văng trúng và cắt phăng dây tời, khẩu pháo đang thả dây xuống dốc mất thăng bằng quay ngang”.
Đường rất hẹp, chênh vênh, nếu không có quyết định nhanh, tức thời, thì khẩu pháo sẽ rơi xuống vực thẳm mấy chục mét, tan nát hết. Lúc đó, khẩu pháo còn quý hơn cả bản thân mình. Anh Diện tức khắc cầm vào càng pháo để lái, cố gắng đưa pháo trở lại thăng bằng nhưng không được. Anh Diện quyết định rất nhanh, lao cả thân mình vào bánh xe, khẩu pháo quay ngang sườn đèo, càng pháo đâm vào vách một hốc núi.
Pháo còn, nhưng chiến sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh. Trước khi mất, anh còn gắng gượng được một câu hỏi: “Pháo có sao không hả các đồng chí?”.
Ông Cư cùng đồng đội ai cũng rơi nước mắt. Lúc ấy, ông Cư nói: “Chiến dịch chưa mở màn mà chúng ta đã phải hy sinh. Đồng chí hãy an nghỉ, sau này chiến đấu chúng ta quyết phải bắn rơi thật nhiều máy bay để sự hy sinh của đồng chỉ không uổng phí”.
Ông Cư quay sang nhìn các đồng đội cùng kéo pháo, ai cũng có 2 hố mắt trũng sâu, thâm quầng của những ngày thiếu ăn, mất ngủ, chân tay sứt sát máu me, nhưng ánh lên đôi mắt quyết tâm và niềm tin chiến thắng.
Đến gần ngày mở màn chiến dịch, đơn vị ông Cư lại được lệnh kéo pháo vào những địa điểm cũ, theo con đường cũ, chiếm lĩnh trận địa.
Ngày 13/3/1954, quân ta tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, cũng là lúc, cuộc hủy diệt kinh hoàng đối với máy bay Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ diễn ra.
Còn tiếp...
Hải Minh – Lê Văn Lĩnh
Hồ sơ mật Điện Biên Phủ giờ mới công khai
Chân dung những người anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- Dưới ánh sao vàng
- Đăng ngày Thứ bảy, 07 Tháng 5 2016 09:20
Bế
Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan
Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Trần Can hiên ngang dẫn đầu
tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để xông vào vào sở chỉ huy, rồi cắm
cờ lên lô cốt Him Lam… Đó là những hình tượng bất diệt trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.
1. Anh hùng Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện
Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí nhập ngũ tháng 7 năm 1949. Khi hy
sinh, đồng chí là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827,
Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, đồng chí phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, đồng chí tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội. Trong học tập công tác, đồng chí luôn thể hiện tinh thần gương mẫu đi đầu, lôi cuốn đồng đội noi theo. Trong hành quân chiến đấu, đồng chí đã cùng đồng đội bền bỉ vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Đồng chí Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, đồng chí xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, đồng chí đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Tô Vĩnh Diện đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng nhất.
Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ.
Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ.
2. Anh hùng Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm.
Lớn lên, ông tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948, ông xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang quyết liệt. Ông tham gia nhiều chiến dịch, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 – 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng Việt Minh ít, Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ.
Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2 chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình
Hình ảnh “Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng” trở thành một trong
những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến
tranh Đông Dương. Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp
hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn
được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là
chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt
xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy
tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân
công hạng nhì.
3. Anh hùng Phan Đình Giót
Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì.
Anh sinh nǎm 1922 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị.
Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều.
Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:
“Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!!..” rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.
4. Anh hùng Trần Can
Anh hùng Liệt sĩ Trần Can (1931-7/5/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng; 7/5/1956), Khi hy sinh anh là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là chiến sỹ thi đua của đại đoàn.
Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ hồi còn nhỏ, Trần Can rất ham thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Lớn lên, đã ba lần đồng chí xung phong tình nguyện xin đi bộ đội, nhưng vì sức yếu nên đến lần thứ tư mới được chấp nhận (năm 1951).
Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi trường hợp khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã hai lần anh bị thương nặng vẫn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương của Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.
Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch giao cho quân đội lên đồn Pháp. Khi nổ súng, mặc cho hoả lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhẩy lên lô cốt cắm cờ. Sau đó, anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên, thu nhiều súng.
Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính Pháp bắn pháo dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Địch xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh giáp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương, nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. Sáng hôm sau, anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Anh Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, đồng chí phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, đồng chí tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội. Trong học tập công tác, đồng chí luôn thể hiện tinh thần gương mẫu đi đầu, lôi cuốn đồng đội noi theo. Trong hành quân chiến đấu, đồng chí đã cùng đồng đội bền bỉ vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Đồng chí Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, đồng chí xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, đồng chí đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Tô Vĩnh Diện đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng nhất.
Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ.
Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình chèn pháo trên đường kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ.
2. Anh hùng Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm.
Lớn lên, ông tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948, ông xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang quyết liệt. Ông tham gia nhiều chiến dịch, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 – 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng Việt Minh ít, Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ.
Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2 chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình
Xem thêm:
|
3. Anh hùng Phan Đình Giót
Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì.
Anh sinh nǎm 1922 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị.
Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều.
Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:
“Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!!..” rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.
4. Anh hùng Trần Can
Anh hùng Liệt sĩ Trần Can (1931-7/5/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng; 7/5/1956), Khi hy sinh anh là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là chiến sỹ thi đua của đại đoàn.
Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ hồi còn nhỏ, Trần Can rất ham thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Lớn lên, đã ba lần đồng chí xung phong tình nguyện xin đi bộ đội, nhưng vì sức yếu nên đến lần thứ tư mới được chấp nhận (năm 1951).
Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi trường hợp khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã hai lần anh bị thương nặng vẫn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương của Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.
Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch giao cho quân đội lên đồn Pháp. Khi nổ súng, mặc cho hoả lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhẩy lên lô cốt cắm cờ. Sau đó, anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt 25 tên, thu nhiều súng.
Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính Pháp bắn pháo dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Địch xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh giáp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương, nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại đội chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. Sáng hôm sau, anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Anh Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Theo NTD
Chuyện về người anh hùng Điện Biên Phủ - Liệt sĩ Lê Văn Dỵ
Trần Anh
Một sự tình cờ, tôi đã gặp anh Lê Văn Hòa ở trụ sở Hội Hỗ trợ Gia đình liệt sĩ (GĐLS) Việt Nam tại L7/445 Đội Cấn – Hà Nội và được biết anh là con trai cả của người anh hùng Điện Biên Phủ năm xưa, liệt sĩ thời kỳ chống Mỹ: Lê Văn Dỵ. Và thế là câu chuyện về cuộc đời người anh hùng đó đã cuốn hút tôi theo lời kể của anh.
Năng động, quyết đoán, dám làm dám chịu
Ảnh chụp lại từ Di ảnh Anh hùng, Liệt sĩ Lê Văn Dỵ |
Anh hùng, Liệt sĩ Lê Văn
Dỵ, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 811, Tiểu đoàn 888, Trung đoàn 176,
Đại đoàn 316 (nay là Trung đoàn 174, Sư đoàn 316) – là người đã được Đại
đoàn trưởng Lê Quảng Ba và Chính ủy Chu Huy Mân trực tiếp giao nhiệm vụ
chỉ huy C811 lên đồi C1 độc lập phòng ngự và tấn công tiêu diệt đồi C1 ở
chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954.
Anh Lê Văn Hòa – con trai
Anh hùng, Liệt sĩ Lê Văn Dỵ cho biết: Theo lời kể của nhiều bạn chiến
đấu của cha tôi, trong đó có đồng chí Tô Thông, nguyên cán bộ tác chiến
Tiểu đoàn 888, Đại đoàn 316 … và hiện đang là Phó trưởng Ban liên lạc
Đại đoàn 316, tôi đã được biết đêm 30/4/1954, C811 của cha tôi đã mở
cuộc tấn công quyết định lên trận địa địch. Ngay sau loạt đạn bắn áp chế
của 2 khẩu sơn pháo ta đặt trên đồi D1 vừa ngừng, Đại đội trưởng Lê Văn
Dỵ liền hô vang: “Các đồng chí tiến lên!” và chỉ sau 5 phút đã đánh
chiếm được lô cốt Cột Cờ - vị trí quan trọng nhất của quân Pháp trên đồi
C1. Và chỉ 40 phút sau, quân ta làm chủ hoàn toàn C1. Ngay sau khi nhận
được tin chiến thắng đặc biệt quan trọng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
hết sức khen ngợi và đã ký lệnh tặng thưởng tại trận cho C881 “Huân
chương Quân công hạng Ba”.
Trận đánh thắng trên, có
một sự kiện chỉ là người trong cuộc và có cương vị nhất định mới biết
đến, đó là tính quyết đoán dám làm dám chịu dẫn đến trái lệnh cấp trên
của Đại đội trưởng Lê Văn Dỵ. Sự kiện này đã được Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ghi nhận như sau: “Đại đội 811 của ta đã có 20 ngày đêm phòng ngự
tại C1, được lệnh rời khỏi trận địa 200m cho hỏa pháo chuẩn bị. Đại đội
trưởng Lê Văn Dỵ thấy công sự đã được củng cố vững chắc đủ sức chịu đựng
đạn pháo và tin vào sự chính xác của pháo binh ta, quyết định chỉ cho
bộ phận dự bị lui về phía sau, toàn đơn vị vẫn bám trận địa để không lỡ
thời cơ xung phong… Sơn pháo đặt trên đồi D1 nhằm từng hỏa điểm trên C1
bắn rất chính xác. Dứt tiếng pháo, Dỵ lập tức ra lệnh mở những hàng rào
cự mã ngăn cách giữa ta và địch, đưa bộ đội xông lên phía Cột Cờ. Thủ
pháo và lựu đạn của ta trùm lên trận địa địch, tiểu liên nổ ran… Chỉ sau
5 phút, ta đã chiếm được Cột Cờ… Quân địch ở C1 mất dần sức chiến đấu…
Nửa đêm, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt…” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, NXBQĐND, Hà Nội – 2000, tr.370-373).
Đâu có giặc là ta cứ đi
Cuốn Hồi ký “Đâu có giặc là ta cứ đi” |
Suốt cả hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, ca khúc “ Hành quân xa” của cố nhạc sĩ Đỗ
Nhuận đã trở thành bài ca bất hủ, sống mãi cùng năm tháng, đem lại sức
mạnh động viên lớn toàn quân, toàn dân quyết đánh, quyết thắng kẻ thù.
Tuy nhiên, xuất xứ của bài hát này cũng như lời ca “Đời chúng ta – đâu
có giặc là ta cứ đi” đã được thể hiện trong ca khúc là ít người biết
đến.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận khi còn
sống đã từng kể lại: “Trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, tôi và nhiều
văn nghệ sĩ khác cùng hành quân với bộ đội tham gia chiến dịch. Vì phải
giữ bí mật nên mỗi chặng đường đi đều phải giữ kín, vì vậy nhiều người
thắc mắc không biết chặng đường tiếp theo sẽ đi đâu? Khi đó, một đồng
chí bộ đội trong đoàn quân đã động viên mọi người: “Đời chúng ta đâu có
giặc là ta cứ đi!” Câu nói rất đơn giản, nhưng không ngờ lại có ý nghĩa
cao xa và vô cùng sâu sắc, thể hiện ý chí cách mạng kiên cường của bộ
đội ta. Ngay đêm đó, tôi đã ngồi viết bài hát “Hành quân xa” mà cảm hứng
sáng tác chính là từ câu nói của anh bộ đội đó.
Và thế là, ngay hôm sau,
lời bài hát “Hành quân xa” đã được cả đoàn quân cùng hát vang “Hành quân
xa dẫu qua nhiều gian khổ/Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi/Mắt ta sáng, chí
căm thù, bảo vệ đồng quê ta tiến bước/Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ
đi…”
Mãi sau này, qua nhà văn
Hồ Phương, nhạc sĩ Đỗ Nhuận mới biết: Người đã nói câu nói khơi nguồn
cảm hứng cho sáng tác ca khúc “Hành quân xa” của ông chính là Đại đội
trưởng Lê Văn Dỵ.
Thực tế đã cho thấy, cuộc
đời của người đại đội trưởng đó đã diễn ra đúng như câu nói của ông
“Đời chúng ta - đâu có giặc là ta cứ đi”. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
hòa bình đã lập lại trên miền Bắc Việt Nam, nhưng ông chỉ hưởng cuộc
sống đó cùng vợ con, gia đình một thời gian ngắn vì sau đó Lê Văn Dỵ đã
lại tình nguyện chiến đấu tại chiến trường Lào làm nghĩa vụ quốc tế cao
cả trong suốt 10 năm liên tục từ năm 1960 cho đến khi ông đã anh dũng hy
sinh ngày 13/3/1970 tại mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Khi đó,
ông chuẩn bị bước sang tuổi 44 đang còn độ rất sung sức trong cương vị
một sĩ quan cao cấp của quân đội ta - Phó ban tác chiến Sư đoàn 316.
Sáng mãi danh hiệu Anh hùng
Danh hiệu cao quý mà Liệt sĩ, Đại úy Lê Văn Dỵ mới được công nhận như ngày nay đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 873/QĐ-CTN ngày 8/7/2008 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Được biết thêm là, chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu bốn biển như vậy, song việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng cho các cá nhân cán bộ, chiến sĩ Điện Biên Phủ là rất chặt chẽ, nghiêm minh. Kể cả trường hợp liệt sĩ Lê Văn Dỵ mới được truy tặng, cho đến nay cả nước ta mới có 24 trường hợp đã được phong tặng danh hiệu cao quý đó. Tuy nhiên, như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, có được danh hiệu cao quý này là cả một quá trình vận hành không đơn giản do đồng đội của ông là các CCB trong Ban Liên lạc CCB Sư đoàn 316 tại Hà Nội cùng với gia đình ông đã tâm huyết, dày công tìm kiếm, tập hợp hồ sơ đề nghị lên Đảng, Nhà nước, Quân đội ta truy tặng cho ông danh hiệu cao quý đó mà nhẽ ra ông và vợ con gia đình ông đã xứng đáng được hưởng từ lâu. Trong tập hồ sơ đó (mà người viết bài này đã may mắn được anh Lê Văn Hòa – con trai anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ trao tặng một bộ bản sao photocopy) đã có đến hàng chục tư liệu, di vật, xác nhận rất quý hiếm từ các nhân chứng lịch sử đã cùng tham gia chiến đấu một thời với ông, trong đó có nhiều tướng lĩnh cao cấp của quân đội ta… Đặc biệt, thêm vào đó là có cả một di vật vô cùng quý giá của chính liệt sĩ Lê Văn Dỵ đã để lại cho vợ con, đó là bản thảo viết tay cuốn hồi ký “Đường tôi đi” cùng với một số bút tích khác của ông mà đến năm 2009 nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2009) đã được NXBQĐND cho ra mắt bạn đọc với tiêu đề “Đâu có giặc là ta cứ đi”. Được biết thêm, tập bản thảo viết tay cuốn hồi ký đó cùng một số bút tích, di vật khác của ông hiện đã được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và như thế là liệt sĩ Lê Văn Dỵ - người đại đội trưởng của chiến trường Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm xưa, người mà hơn 50 năm trước đây đã được nhà văn quân đội Hồ Phương ghi lại trong cuốn sách “Kể chuyện chiến sĩ Điện Biên” và sau này tiếp tục được nhắc lại trong không ít các bài báo, cuốn sách khác nữa, trong đó đặc biệt là cuốn hồi ký “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” như đã nêu trên… đã là những minh chứng sinh động về một con người, một cuộc đời của người anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ với câu nói “Đời chúng ta – đâu có giặc là ta cứ đi” đã và sẽ sống mãi theo năm tháng cùng với ca khúc bất hủ “Hành quân xa” của người nhạc sĩ cách mạng tài hoa Đỗ Nhuận.
Người chồng thủy chung, người cha mẫu mực.
Để hoàn thành bài viết về tấm gương anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ mà trong quan niệm cá nhân, tôi coi rằng đó là một tấm gương sáng rất lớn, ngoài những lời tâm sự kể lại trực tiếp từ anh Lê Văn Hòa, tôi đã cố nghiền ngẫm, chắt lọc từ tập tư liệu hồ sơ rất quý những thông tin cơ bản nhất về cuộc đời chiến đấu, hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ nghĩ rằng, đây chỉ là một bài viết rất nhỏ mong góp phần giúp bạn đọc, nhất là các bạn trẻ ngày nay hiểu biết thêm về truyền thống anh hùng xả thân vì nước của các thế hệ đàn anh đi trước và cũng là nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đặc biệt cũng là dịp kỷ niệm 57 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2011). Chính vì thế, tôi đã đề nghị anh Hòa cho tôi biết thêm về cuộc sống đời thường của cha anh – anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ.
Anh Hòa đã cho biết, cha anh sinh năm 1926 (tuổi Bính Dần) trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Văn Quán, xã Đồng Tâm, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phúc. Cả cuộc đời cha anh gần như suốt những năm tháng đã sống đều là cuộc đời người lính trận. Chỉ không đầy 6 năm hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta từ 1954 đến 1960, cha anh được sống thanh bình cùng vợ con nhưng chính ngay những năm tháng hạnh phúc nhất đó, ông cũng nhiều khi phải xa vợ con vì điều kiện công tác của một sĩ quan quân đội. Vì thế, các tư liệu di vật để lại của ông, trong đó đặc biệt có cuốn hồi ký “Đường tôi đi” cùng một vài bút tích khác, trong đó đáng lưu ý có 4 bức thư cuối cùng ông đã gửi cho các con trước ngày hy sinh là đã phần nào cho thấy anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dị không chỉ là tấm gương sáng về tính trách nhiệm cao, đoàn kết thân ái với đồng chí, đồng đội; sự kiên trung với Đảng, với Quân đội, với nhân dân; sẵn sàng phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ Quốc tế cao cả; mà còn là tấm gương sáng về người chồng thủy chung, người cha mẫu mực đối với vợ, con. Đọc những dòng tâm sự, nhắn nhủ của ông trong những bức thư đó, ta thấy toát lên những tình cảm cao quý không chỉ với lý tưởng cách mạng mà ông đã phụng sự, theo đuổi mà còn ánh lên những tình cảm yêu thương đời thường rất nhân văn cao đẹp đối với vợ con. Trong đó, có thể dễ thấy, ông đã trông mong hy vọng rất nhiều vào sự ra sức phấn đấu học tập để sau này trở thành những công dân có ích cho xã hội, đất nước. Tuy nhiên, cũng dễ thấy, ông đã trông mong, hy vọng rất nhiều vào người con trai cả của ông – anh Lê Văn Hòa khi đó (1969-1970) mới chỉ 13-14 tuổi. Ông đã căn dặn anh là người con lớn nhất phải luôn gương mẫu mọi mặt để các em noi theo, phải cùng với mẹ thay ông để nuôi dạy các em khôn lớn… và riêng với anh, ông đã thổi vào tâm hồn thơ ấu của anh một ước mơ phấn đấu: “Hòa cố gắng học đi, sau này sẽ lái máy bay hoặc con tàu vũ trụ của Việt Nam để bảo vệ bầu trời của Tổ quốc ta và lên các vì sao để chinh phục vũ trụ nhé…” (Đâu có giặc là ta cứ đi, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Ban Liên lạc CCB Sư đoàn 316 tại Hà Nội - NXBQĐND, Hà Nội, 2009, tr.99).
Danh hiệu cao quý mà Liệt sĩ, Đại úy Lê Văn Dỵ mới được công nhận như ngày nay đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Quyết định số 873/QĐ-CTN ngày 8/7/2008 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Được biết thêm là, chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu bốn biển như vậy, song việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng cho các cá nhân cán bộ, chiến sĩ Điện Biên Phủ là rất chặt chẽ, nghiêm minh. Kể cả trường hợp liệt sĩ Lê Văn Dỵ mới được truy tặng, cho đến nay cả nước ta mới có 24 trường hợp đã được phong tặng danh hiệu cao quý đó. Tuy nhiên, như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, có được danh hiệu cao quý này là cả một quá trình vận hành không đơn giản do đồng đội của ông là các CCB trong Ban Liên lạc CCB Sư đoàn 316 tại Hà Nội cùng với gia đình ông đã tâm huyết, dày công tìm kiếm, tập hợp hồ sơ đề nghị lên Đảng, Nhà nước, Quân đội ta truy tặng cho ông danh hiệu cao quý đó mà nhẽ ra ông và vợ con gia đình ông đã xứng đáng được hưởng từ lâu. Trong tập hồ sơ đó (mà người viết bài này đã may mắn được anh Lê Văn Hòa – con trai anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ trao tặng một bộ bản sao photocopy) đã có đến hàng chục tư liệu, di vật, xác nhận rất quý hiếm từ các nhân chứng lịch sử đã cùng tham gia chiến đấu một thời với ông, trong đó có nhiều tướng lĩnh cao cấp của quân đội ta… Đặc biệt, thêm vào đó là có cả một di vật vô cùng quý giá của chính liệt sĩ Lê Văn Dỵ đã để lại cho vợ con, đó là bản thảo viết tay cuốn hồi ký “Đường tôi đi” cùng với một số bút tích khác của ông mà đến năm 2009 nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2009) đã được NXBQĐND cho ra mắt bạn đọc với tiêu đề “Đâu có giặc là ta cứ đi”. Được biết thêm, tập bản thảo viết tay cuốn hồi ký đó cùng một số bút tích, di vật khác của ông hiện đã được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và như thế là liệt sĩ Lê Văn Dỵ - người đại đội trưởng của chiến trường Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm xưa, người mà hơn 50 năm trước đây đã được nhà văn quân đội Hồ Phương ghi lại trong cuốn sách “Kể chuyện chiến sĩ Điện Biên” và sau này tiếp tục được nhắc lại trong không ít các bài báo, cuốn sách khác nữa, trong đó đặc biệt là cuốn hồi ký “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” như đã nêu trên… đã là những minh chứng sinh động về một con người, một cuộc đời của người anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ với câu nói “Đời chúng ta – đâu có giặc là ta cứ đi” đã và sẽ sống mãi theo năm tháng cùng với ca khúc bất hủ “Hành quân xa” của người nhạc sĩ cách mạng tài hoa Đỗ Nhuận.
Người chồng thủy chung, người cha mẫu mực.
Để hoàn thành bài viết về tấm gương anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ mà trong quan niệm cá nhân, tôi coi rằng đó là một tấm gương sáng rất lớn, ngoài những lời tâm sự kể lại trực tiếp từ anh Lê Văn Hòa, tôi đã cố nghiền ngẫm, chắt lọc từ tập tư liệu hồ sơ rất quý những thông tin cơ bản nhất về cuộc đời chiến đấu, hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ nghĩ rằng, đây chỉ là một bài viết rất nhỏ mong góp phần giúp bạn đọc, nhất là các bạn trẻ ngày nay hiểu biết thêm về truyền thống anh hùng xả thân vì nước của các thế hệ đàn anh đi trước và cũng là nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đặc biệt cũng là dịp kỷ niệm 57 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2011). Chính vì thế, tôi đã đề nghị anh Hòa cho tôi biết thêm về cuộc sống đời thường của cha anh – anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ.
Anh Hòa đã cho biết, cha anh sinh năm 1926 (tuổi Bính Dần) trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Văn Quán, xã Đồng Tâm, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phúc. Cả cuộc đời cha anh gần như suốt những năm tháng đã sống đều là cuộc đời người lính trận. Chỉ không đầy 6 năm hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta từ 1954 đến 1960, cha anh được sống thanh bình cùng vợ con nhưng chính ngay những năm tháng hạnh phúc nhất đó, ông cũng nhiều khi phải xa vợ con vì điều kiện công tác của một sĩ quan quân đội. Vì thế, các tư liệu di vật để lại của ông, trong đó đặc biệt có cuốn hồi ký “Đường tôi đi” cùng một vài bút tích khác, trong đó đáng lưu ý có 4 bức thư cuối cùng ông đã gửi cho các con trước ngày hy sinh là đã phần nào cho thấy anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dị không chỉ là tấm gương sáng về tính trách nhiệm cao, đoàn kết thân ái với đồng chí, đồng đội; sự kiên trung với Đảng, với Quân đội, với nhân dân; sẵn sàng phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ Quốc tế cao cả; mà còn là tấm gương sáng về người chồng thủy chung, người cha mẫu mực đối với vợ, con. Đọc những dòng tâm sự, nhắn nhủ của ông trong những bức thư đó, ta thấy toát lên những tình cảm cao quý không chỉ với lý tưởng cách mạng mà ông đã phụng sự, theo đuổi mà còn ánh lên những tình cảm yêu thương đời thường rất nhân văn cao đẹp đối với vợ con. Trong đó, có thể dễ thấy, ông đã trông mong hy vọng rất nhiều vào sự ra sức phấn đấu học tập để sau này trở thành những công dân có ích cho xã hội, đất nước. Tuy nhiên, cũng dễ thấy, ông đã trông mong, hy vọng rất nhiều vào người con trai cả của ông – anh Lê Văn Hòa khi đó (1969-1970) mới chỉ 13-14 tuổi. Ông đã căn dặn anh là người con lớn nhất phải luôn gương mẫu mọi mặt để các em noi theo, phải cùng với mẹ thay ông để nuôi dạy các em khôn lớn… và riêng với anh, ông đã thổi vào tâm hồn thơ ấu của anh một ước mơ phấn đấu: “Hòa cố gắng học đi, sau này sẽ lái máy bay hoặc con tàu vũ trụ của Việt Nam để bảo vệ bầu trời của Tổ quốc ta và lên các vì sao để chinh phục vũ trụ nhé…” (Đâu có giặc là ta cứ đi, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Ban Liên lạc CCB Sư đoàn 316 tại Hà Nội - NXBQĐND, Hà Nội, 2009, tr.99).
Trăn trở của những người đang sống
Chính vì có một người chồng, người cha rất đỗi thương yêu và đáng tự hào như vậy và thêm nữa nhờ có đức cần mẫn, hy sinh vì chồng con của bà Hoàng Thị Hừu (nay đã ở tuổi “cổ lai hy”) đã tần tảo cả đời thay chổng nuôi dạy con cái nên ngày nay cả 5 người con (1 trai, 4 gái) của anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ đều đã khôn lớn, trưởng thành trong nhiều cương vị xã hội khác nhau. Riêng anh Lê Văn Hòa sau nhiều năm tháng phục vụ trong các ngành quân đội, công an…, hiện giờ, anh đang là một công chức - chuyên viên cao cấp bậc 4 của Văn phòng Trung ương Đảng.
Chính vì có một người chồng, người cha rất đỗi thương yêu và đáng tự hào như vậy và thêm nữa nhờ có đức cần mẫn, hy sinh vì chồng con của bà Hoàng Thị Hừu (nay đã ở tuổi “cổ lai hy”) đã tần tảo cả đời thay chổng nuôi dạy con cái nên ngày nay cả 5 người con (1 trai, 4 gái) của anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ đều đã khôn lớn, trưởng thành trong nhiều cương vị xã hội khác nhau. Riêng anh Lê Văn Hòa sau nhiều năm tháng phục vụ trong các ngành quân đội, công an…, hiện giờ, anh đang là một công chức - chuyên viên cao cấp bậc 4 của Văn phòng Trung ương Đảng.
Càng phấn khởi, tự hào
bao nhiêu vì đã có một người chồng, người cha mẫu mực đáng kính như anh
hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ, giờ đây trong tâm khảm của bà Hoàng Thị Hừu và
các con cháu, nhất là trong cương vị trưởng nam của gia đình, anh Lê Văn
Hòa vẫn luôn mang trong người một sự đau đáu trăn trở và day dứt vì cả
gia đình anh và cả bạn hữu đồng đội liệt sĩ Lê Văn Dỵ nhiều năm qua mặc
dù đã cố gắng đi tìm nhiều lần tại Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng của
nước bạn Lào, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả về hài cốt, mộ chí của
cha anh. Vì lẽ đó, anh đã đến trụ sở Hội Hỗ trợ GĐLS Việt Nam, trực tiếp
gặp Trung tướng Lê Văn Hân – Chủ tịch Hội để đề nghị được sự hỗ trợ của
Hội trong việc thực hiện nguyện vọng đó. Như có “duyên kỳ ngộ”, những
tâm sự của anh cùng với tập tư liệu hồ sơ hàng trăm trang, trong đó có
cả cuốn sách “Đâu có giặc là ta cứ đi” đã cuốn hút tôi tìm hiểu thông
tin để cố gắng hoàn thành bài viết này kịp vào thời điểm cả nước ta kỷ
niệm 57 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, trước là thành kính như một
nén nhang thơm dâng lên anh linh anh hùng liệt sĩ Lê Văn Dỵ, sau là xin
được chia sẻ cùng anh Hòa và gia đình anh cả niềm tự hào, vinh quang và
những nỗi đau, nỗi trăn trở về cha anh – Người anh hùng liệt sĩ mà từ
nay cùng với gia đình, đồng đội của ông, những thành viên của Hội Hỗ trợ
GĐLS Việt Nam đều có chung tâm nguyện là sẽ cùng nỗ lực tìm kiếm hài
cốt, mộ chí của ông, mong rằng sớm thành công./.
Nguồn : Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Những tấm gương anh hùng trong chiến thắng Điện Biên Phủ
ANTĐ Để góp phần vào sự thành công của chiến
thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) đã có biết bao tấm gương anh dũng hy
sinh khi tuổi đời còn xuân xanh. Họ, những người chiến sỹ mang trên mình
một tình yêu Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
như: Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèm pháo,
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Trần Can hiên ngang dẫn
đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để xông vào sở chỉ huy, rồi cắm
cờ lên lô cốt Him Lan…
Anh hùng Phan Đình Giót
Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam
Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một
gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm,
hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói
quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ
lúc lên 6, lên 7.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với
bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950
thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót
đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi
lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ
và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót
đã được ghi nhận.
Sống tập thể trong một môi trường quân
đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu
thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình,
anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các
chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên
Phủ…
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai
Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh
tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều
đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến
đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào
trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ
và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu
diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các
chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá
thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn
xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như
mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.
Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan
Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối
cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng
thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo,
bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy
rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất
mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng
nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập
tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh
vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn
người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch.
Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông
lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong
trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.
Anh hùng Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông
Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình
nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn
phải chịu bao cảnh áp bức, bất công. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở
địa phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội.
Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các
đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm
tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ
động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến
dịch Điện Biên Phủ, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc,
động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường
nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị
chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn
đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy
ra.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Vĩnh Diện
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối,
đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi
xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống
dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một
trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị
hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em
“Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía
trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp
ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ
mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu
và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ
37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.
Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến
công hạng Nhất. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Anh hùng Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, ở xã Triệu Ẩu,
huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có
truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, tham gia hoạt động
du kích từ ngày còn nhỏ tuổi. Năm 1948 anh xung phong vào bộ đội giữa
lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang diễn ra quyết liệt.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
quân dân ta lúc bấy giờ đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng cộng sản Đông
Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954, đơn vị hành quân
đi chiến dịch, anh được phân công làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội
của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó
khi thấy lực lượng của Việt Minh ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có
phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân
Việt Minh đánh bại. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt,
quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn chốt
giữ.
Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng
Nhận lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở
Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, tạo điều kiện các đơn vị khác triển khai
lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn
vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, anh đã xung phong
lên đường làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của Pháp, xuống
truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trận đấu càng ngày
càng diễn ra ác liệt hơn, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu cùng
đồng đội.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường
tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản
thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một
khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung
liên của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong
tình thế hết sức khẩn trương, anh không ngần ngại chạy lại cầm hai chân
khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế
Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mắt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết
chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, anh bị thêm hai vết
thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Sự
hy sinh của Bế Văn Đàn đã trở thành tấm gương tiểu biểu trong Quân đội
nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Khi hy sinh, anh là tiểu đội phó, Đảng
viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đại hội mừng công của đơn vị Bế Văn
Đàn được truy tặng danh hiệu Huân chương Chiến công hạng Nhất và được
bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Ngày 31/8/1955, Bế
Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì.
Anh hùng Trần Can
Trần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn nhỏ Can đã rất thích vào
bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Khi lớn lên anh đã ba lần
viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên đến lần
thứ tư, năm 1951, mới được chấp thuận.
Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu
rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi hoàn cảnh
khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã hai lần anh bị thương nhưng vấn tiếp tục
chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm
gương Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công
sôi nổi trong toàn đơn vị.
Anh hùng Trần Can
Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho
chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội
thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Hồ
Chủ Tịch giao cho quân đội, lên đồn Pháp. Khi nổ súng mặc cho hỏa lực
quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền
duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim
gan địch, rồi nhảy lên lô cốt cắm lá cờ. Sau đó anh chỉ huy tiểu đội
diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên và tịch thu nhiều
vũ khí.
Trong trận đánh điểm cao 507, anh dũng
cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính
Pháp bắn đạn dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật
nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh cùng đồng đội kiên quyết giữ
vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của địch, chúng xông lên
trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung
phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào
đánh ráp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can
cũng bị thương nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại độ chỉ huy bộ
đội chiến đấu suốt đêm.
Sáng hôm sau anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bại quân ta, giành cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh. Anh đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Khi hy sinh Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Liệt sĩ Trần Can được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.
Sáng hôm sau anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bại quân ta, giành cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh. Anh đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Khi hy sinh Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Liệt sĩ Trần Can được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.
Câu chuyện về chiếc máy bay đầu tiên bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ
Ngôi nhà của cựu chiến sỹ Điện Biên năm xưa nằm trên ngõ nhỏ của phố
Ngọc Hà. Mở của đón chúng tôi và nghe giới thiệu: chúng cháu là cán bộ
của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ xin được gặp bác để tìm
hiểu thông tin về hiện vật. Bác Đàn hỏi lại: Tận Điện Biên cơ à! Rồi vui
vẻ rót nước mời chúng tôi. Người chỉ huy đơn vị anh hùng năm nào nay đã
ngoài 80, mái tóc bạc trắng nhưng da dẻ vẫn hồng hào, phong thái nhanh
nhẹn. Khi được hỏi về việc chỉ huy Đại đội 815 sử dụng pháo cao xạ bắn
máy bay Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Đàn chậm rãi kể:
Đầu năm 1953, Trung đoàn pháo cao xạ 367 được thành lập thuộc biên chế của Đại đoàn 351 bao gồm: 72 khẩu 37mm, tổ chức thành 6 tiểu đoàn, (trong 72 khẩu này, 24 khẩu tham gia ở lòng chảo Điện Biên Phủ, tới đợt 3 chiến dịch, 12 khẩu được điều lên lòng chảo (Tiểu đoàn 396). Các tiểu đoàn cao xạ ở Điện Biên Phủ bao gồm 2 Tiểu đoàn 394 và Tiểu đoàn 383. Các đại đội cối 120mm được phân công phối thuộc trong đội hình các đại đoàn bộ binh, số lượng 20 khẩu. Các đại đội 12,7mm, có 10 đại đội, 60 khẩu. Khi tham gia học tập huấn luyện tại Trung Quốc, Đại đội 815, Tiểu đoàn 383 là đơn vị xuất sắc luôn giành thành tích trong việc bắn thử. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sỹ Đại đội 815 làm nhiệm vụ kéo pháo ra khi thay đổi phương châm từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, có tấm gươn dũng cảm của đồng chí Nguyễn Quang Thuận, sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ đồng chí Thuận đã vinh dự được về báo công với Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc.
Nói đến chiến dịch Điện Biên Phủ còn ít tư liệu thông tin về Sở chỉ huy của Trung đoàn 367, tôi là một trong những người được cử đi chọn địa điểm để đặt sở chỉ huy và cuối cùng cấp trên thống nhất chọn điểm cao 630 làm địa điểm đặt sở chỉ huy. Đây là một quả đồi nằm gần Tiểu đoàn 383 cách cụm cứ điểm Him Lam 3km, là địa điểm thuận lợi có thể quan sát toàn bộ lực lượng địch và chỉ huy lực lượng của ta.
Việc tìm vị trí để xây dựng các trận địa pháo cao xạ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ huy trung đoàn pháo cao xạ (Nguyễn Quang Bích) báo cáo: Trên những địa hình hiện tại, nếu căn cứ vào bài học ở nhà trường, thì chỉ đạt được một trong tám điều kiện phải có để thiết lập một trận địa pháo cao xạ, đó là: “Không gần đường dây cao thế quốc gia”! Nhưng ta không hoàn toàn lệ thuộc vào quy tắc đã học mà đã cố gắng phát huy tinh thần sáng tạo của quân đội nhân dân, của pháo binh cách mạng Việt Nam. Các trận địa pháo cao xạ bố trí rải rác trong lòng chảo và lưu động trong chiến đấu.
Sau khi tấn công Him Lam ngày 13/3/1954, lực lượng cao xạ đã bắn bị thương một máy bay Pháp, những chiếc còn lại trút bom bừa bãi rồi tháo chạy. Đêm 13/3 các chiến sỹ Đại đội 815 đã họp bàn rút kinh nghiệm, tìm lý do tại sao chưa bắn rơi được máy bay, đại đội cử chiến sỹ trèo lên đỉnh núi Tà Lèng mang theo bộ phận đo xạ lên để nghiên cứu tìm cự ly và phần tử bắn cho chính xác. Vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng ngày 14/3/1954, trên bầu trời Điện Biên xuất hiện máy bay trinh sát Moran của Thực dân Pháp đi thám thính, các chiến sỹ pháo cao xạ của Đại đội 815 chuẩn bị vào tư thế chiến đấu. Khi chiếc máy bay trinh sát của Pháp lượn mấy vòng trên không rồi bất ngờ xà xuống thấp hơn để nhìn rõ mục tiêu. Chỉ chờ thời cơ đó, khẩu đội 3 cùng với các khẩu đội khác bắt đầu tung lưới lửa lên bầu trời. Các chiến sỹ của khẩu đội 3 đã bắn trúng mục tiêu, chiếc máy bay Moran bốc cháy ngùn ngụt rồi lao xuống bản Púng Tôm. Người đạp cò bắn cháy chiếc máy bay là đồng chí Nguyễn Quang Thuận thuộc khẩu đội 2, Đại đội 815 (do pháo thủ làm nhiệm vụ đạp cò của khẩu đội 3 bị thương trong trận đánh vào cứ điểm Him Lam, nên đồng chí Nguyễn Quang Thuận được lệnh điều chuyển sang khẩu đội 3 làm nhiệm vụ đạp cò bắn). Đây là chiếc máy bay đầu tiên của Thực dân Pháp bị bắn cháy trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi bắn cháy chiếc máy bay đầu tiên, Bộ chỉ huy chiến dịch đã điện khen, tặng cờ cho đơn vị pháo cao xạ trong đó có Đại đội 815. Và đặc biệt là các chiến sỹ của khẩu đội 3 đã được tặng huân chương với thành tích bắn cháy chiếc máy bay đầu tiên trên bầu trời Điện Biên Phủ.
Qua câu chuyện của người Cựu chiến binh năm xưa, chúng tôi những người trực tiếp làm công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ dường như cảm thấy tự hào hơn về công việc đầy ý nghĩa “tái hiện lịch sử” của mình; chúng tôi có thêm những tư liệu quý báu giúp cho thế hệ sau hiểu đầy đủ về những chiến công thầm lặng của lớp lớp cha ông.
Vũ Thị Tuyết Nga
Đầu năm 1953, Trung đoàn pháo cao xạ 367 được thành lập thuộc biên chế của Đại đoàn 351 bao gồm: 72 khẩu 37mm, tổ chức thành 6 tiểu đoàn, (trong 72 khẩu này, 24 khẩu tham gia ở lòng chảo Điện Biên Phủ, tới đợt 3 chiến dịch, 12 khẩu được điều lên lòng chảo (Tiểu đoàn 396). Các tiểu đoàn cao xạ ở Điện Biên Phủ bao gồm 2 Tiểu đoàn 394 và Tiểu đoàn 383. Các đại đội cối 120mm được phân công phối thuộc trong đội hình các đại đoàn bộ binh, số lượng 20 khẩu. Các đại đội 12,7mm, có 10 đại đội, 60 khẩu. Khi tham gia học tập huấn luyện tại Trung Quốc, Đại đội 815, Tiểu đoàn 383 là đơn vị xuất sắc luôn giành thành tích trong việc bắn thử. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sỹ Đại đội 815 làm nhiệm vụ kéo pháo ra khi thay đổi phương châm từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, có tấm gươn dũng cảm của đồng chí Nguyễn Quang Thuận, sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ đồng chí Thuận đã vinh dự được về báo công với Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc.
Nói đến chiến dịch Điện Biên Phủ còn ít tư liệu thông tin về Sở chỉ huy của Trung đoàn 367, tôi là một trong những người được cử đi chọn địa điểm để đặt sở chỉ huy và cuối cùng cấp trên thống nhất chọn điểm cao 630 làm địa điểm đặt sở chỉ huy. Đây là một quả đồi nằm gần Tiểu đoàn 383 cách cụm cứ điểm Him Lam 3km, là địa điểm thuận lợi có thể quan sát toàn bộ lực lượng địch và chỉ huy lực lượng của ta.
Việc tìm vị trí để xây dựng các trận địa pháo cao xạ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ huy trung đoàn pháo cao xạ (Nguyễn Quang Bích) báo cáo: Trên những địa hình hiện tại, nếu căn cứ vào bài học ở nhà trường, thì chỉ đạt được một trong tám điều kiện phải có để thiết lập một trận địa pháo cao xạ, đó là: “Không gần đường dây cao thế quốc gia”! Nhưng ta không hoàn toàn lệ thuộc vào quy tắc đã học mà đã cố gắng phát huy tinh thần sáng tạo của quân đội nhân dân, của pháo binh cách mạng Việt Nam. Các trận địa pháo cao xạ bố trí rải rác trong lòng chảo và lưu động trong chiến đấu.
Sau khi tấn công Him Lam ngày 13/3/1954, lực lượng cao xạ đã bắn bị thương một máy bay Pháp, những chiếc còn lại trút bom bừa bãi rồi tháo chạy. Đêm 13/3 các chiến sỹ Đại đội 815 đã họp bàn rút kinh nghiệm, tìm lý do tại sao chưa bắn rơi được máy bay, đại đội cử chiến sỹ trèo lên đỉnh núi Tà Lèng mang theo bộ phận đo xạ lên để nghiên cứu tìm cự ly và phần tử bắn cho chính xác. Vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng ngày 14/3/1954, trên bầu trời Điện Biên xuất hiện máy bay trinh sát Moran của Thực dân Pháp đi thám thính, các chiến sỹ pháo cao xạ của Đại đội 815 chuẩn bị vào tư thế chiến đấu. Khi chiếc máy bay trinh sát của Pháp lượn mấy vòng trên không rồi bất ngờ xà xuống thấp hơn để nhìn rõ mục tiêu. Chỉ chờ thời cơ đó, khẩu đội 3 cùng với các khẩu đội khác bắt đầu tung lưới lửa lên bầu trời. Các chiến sỹ của khẩu đội 3 đã bắn trúng mục tiêu, chiếc máy bay Moran bốc cháy ngùn ngụt rồi lao xuống bản Púng Tôm. Người đạp cò bắn cháy chiếc máy bay là đồng chí Nguyễn Quang Thuận thuộc khẩu đội 2, Đại đội 815 (do pháo thủ làm nhiệm vụ đạp cò của khẩu đội 3 bị thương trong trận đánh vào cứ điểm Him Lam, nên đồng chí Nguyễn Quang Thuận được lệnh điều chuyển sang khẩu đội 3 làm nhiệm vụ đạp cò bắn). Đây là chiếc máy bay đầu tiên của Thực dân Pháp bị bắn cháy trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi bắn cháy chiếc máy bay đầu tiên, Bộ chỉ huy chiến dịch đã điện khen, tặng cờ cho đơn vị pháo cao xạ trong đó có Đại đội 815. Và đặc biệt là các chiến sỹ của khẩu đội 3 đã được tặng huân chương với thành tích bắn cháy chiếc máy bay đầu tiên trên bầu trời Điện Biên Phủ.
Qua câu chuyện của người Cựu chiến binh năm xưa, chúng tôi những người trực tiếp làm công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ dường như cảm thấy tự hào hơn về công việc đầy ý nghĩa “tái hiện lịch sử” của mình; chúng tôi có thêm những tư liệu quý báu giúp cho thế hệ sau hiểu đầy đủ về những chiến công thầm lặng của lớp lớp cha ông.
Vũ Thị Tuyết Nga
Những chuyện khó tin về hành trình kéo pháo lên Điện Biên Phủ
(VTC News) - Pháo còn, nhưng chiến sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh. Trước khi mất, anh còn gắng gượng hỏi: “Pháo có sao không hả các đồng chí?”.
Kỳ 2: Kéo pháo lên Điện Biên Phủ
“Pháo đã kéo từ Trung Quốc về, kéo được vào trận địa thì bí mật là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Nếu như không đảm bảo được bí mật, ta có thể bị lộ, ảnh hưởng toàn mặt trận”, cựu binh Phạm Đức Cư nhấn mạnh.
Có lẽ, những ngày kéo pháo gian khổ vẫn là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của cựu binh Phạm Đức Cư trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông hào hứng cho biết: “Để đảm bảo bí mật, chúng tôi phải kéo pháo xuyên rừng, qua sông, qua suối, kéo cả ngày, cả đêm. Mỗi tiểu đoàn nhận 12 khẩu pháo cao xạ 37 ly và 12 khẩu 12 ly 7. Những khu vực nào rậm rạp, ban ngày địch không phát hiện được, thì anh em tiến hành kéo pháo, còn lại gần như hoàn toàn kéo vào ban đêm khi đã tiến gần đến trận địa”.
Chỉ huy phân chia đơn vị thành 3 tốp, mỗi tốp khoảng 30 người, thay nhau kéo pháo. Lúc kéo, hai tay nắm chặt dây tời, chân dạng ra thật chắc, khi người chỉ huy hô “Hai, ba nào!” thì tất cả gồng sức lên mà kéo và hễ bánh pháo nhích được tí nào thì hai đồng chí pháo thủ liền nhích thanh gỗ chèn lên theo, không cho pháo tụt trở lại.
Những nơi dốc đứng, có chỗ dốc đến 70 độ, mọi người phải buộc tời trên đỉnh dốc, ra sức quay tời quấn vào những gốc cây to, những người ở bên dưới thì cố hết sức đẩy lên từng tí một.
Đi đến đâu, đơn vị phải cho trinh sát đi trước, dò xét mìn, gián điệp biệt kích, xem có bị theo dõi không, lúc đó mới kéo pháo.
Ban đêm không được soi đèn, mọi người nảy ra sáng kiến, đó là cho 2 đồng chí mặc 2 mảnh vải dù trắng, màu dễ nhận biết trong bóng tối, đi trước làm “cột mốc” cho đoàn kéo pháo qua. Cứ như thế, pháo cùng người băng rừng, vượt núi.
Qua bãi lầy, các chiến sĩ phải vác đá lấp đường, chặt cây rừng rải lên, đường hẹp thì kè ra đủ rộng cho pháo qua.
Gian nan mở đường kéo pháo vào Điện Biên Phủ (ảnh tư liệu) |
Thời gian đó, mỗi người được phát một đôi giày vải nhưng đường lội lầy, lại dùng giày ghì dây kéo pháo, nên chỉ đi được vài ngày là hỏng, mọi người chân trần kéo pháo suốt chiến dịch. Kéo pháo ban đêm, vướng cây cối, đá nhọn, chân tay người nào cũng rách tướp thịt da.
Mất tổng cộng 9 ngày kéo pháo cho khoảng cách hơn 10 cây số. Không có đường, chỉ bằng sức người, chúng ta đã đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa, ngay sát đồi Độc Lập, chỉ cách có 400m mà địch vẫn không hay biết.
Kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ (ảnh tư liệu) |
Ngày 25/1/1954, trận địa đã xong, mọi người đều phấn khởi, chuẩn bị tinh thần giết giặc, thì bất ngờ ngay ngày hôm sau nhận được lệnh kéo phao ra tập kết tại địa điểm cũ, thay đổi cách đánh từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc.
Ông Cư kể: “Khó nhọc lắm mới vào đến lòng chảo Mường Thanh nên khi nhận được lệnh, tất cả chúng tôi đều bất ngờ và bàng hoàng”.
Ông Phạm Đăng Ty, chính trị viên tiểu đoàn đã động viên các chiến sĩ rằng chúng ta vẫn quyết tâm tiêu diệt quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Nhưng về mặt phương châm tác chiến, chiến lược có thay đổi, đảm bảo cho các cuộc tấn công thắng lợi, ít thương vong.
Hiểu được vấn đề, ông Cư cùng đồng đội lại vui vẻ động viên nhau kéo pháo ra.
Kéo pháo vào đã vô cùng gian khổ nhưng phải kéo ra còn gian khổ gấp bội. Thậm chí có cả những hy sinh mất mát, đó là trường hợp của chiến sĩ Tô Vĩnh Diện.
Lúc kéo ra gần đến địa điểm tập kết Nà Nhạn, quân địch ở cánh đồng Mường Thanh bắn đạn pháo vãi ra như mưa. Địch bắn một cách hú họa, chứ không phải do phát hiện ra các đoàn kéo pháo. Chúng chỉ biết quân ta đang tập kết lên Điện Biên nên bắn hàng ngày, hàng đêm, một lần bắn hàng trăm quả đạn pháo, mang tính cầu may.
Anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện, người đã lấy thân mình chèn pháo 60 năm trước (ảnh tư liệu) |
Mặc pháo địch nổ rền, hàng trăm người vẫn níu trên dây cáp dài, ai cũng máu rớm bàn tay, cố giữ để pháo từ từ lăn xuống. Cứ mỗi bậc, lại có hai người hai bên, vừa lái càng vừa sẵn sàng đặt chèn để hãm pháo dừng khi có lệnh nghỉ hay có sự cố.
Nhắc lại thời điểm ấy, ông Cư xúc động: “Tôi cùng một đội kéo pháo với anh Diện. Lúc kéo ra đến một con dốc mà anh em thường gọi là dốc Chuối, thì một quả đạn nổ ngay gần đó, mảnh đạn văng trúng và cắt phăng dây tời, khẩu pháo đang thả dây xuống dốc mất thăng bằng quay ngang”.
Đường rất hẹp, chênh vênh, nếu không có quyết định nhanh, tức thời, thì khẩu pháo sẽ rơi xuống vực thẳm mấy chục mét, tan nát hết. Lúc đó, khẩu pháo còn quý hơn cả bản thân mình. Anh Diện tức khắc cầm vào càng pháo để lái, cố gắng đưa pháo trở lại thăng bằng nhưng không được. Anh Diện quyết định rất nhanh, lao cả thân mình vào bánh xe, khẩu pháo quay ngang sườn đèo, càng pháo đâm vào vách một hốc núi.
Pháo còn, nhưng chiến sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh. Trước khi mất, anh còn gắng gượng được một câu hỏi: “Pháo có sao không hả các đồng chí?”.
Ông Cư cùng đồng đội ai cũng rơi nước mắt. Lúc ấy, ông Cư nói: “Chiến dịch chưa mở màn mà chúng ta đã phải hy sinh. Đồng chí hãy an nghỉ, sau này chiến đấu chúng ta quyết phải bắn rơi thật nhiều máy bay để sự hy sinh của đồng chỉ không uổng phí”.
Ông Cư quay sang nhìn các đồng đội cùng kéo pháo, ai cũng có 2 hố mắt trũng sâu, thâm quầng của những ngày thiếu ăn, mất ngủ, chân tay sứt sát máu me, nhưng ánh lên đôi mắt quyết tâm và niềm tin chiến thắng.
Đến gần ngày mở màn chiến dịch, đơn vị ông Cư lại được lệnh kéo pháo vào những địa điểm cũ, theo con đường cũ, chiếm lĩnh trận địa.
Thiết lập trận địa tiêu diệt không lực Pháp (ảnh tư liệu) |
Một trong những trận địa pháo cao xạ 60 năm trước của Trung đoàn 367 |
Ngày 13/3/1954, quân ta tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, cũng là lúc, cuộc hủy diệt kinh hoàng đối với máy bay Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ diễn ra.
Còn tiếp...
Hải Minh – Lê Văn Lĩnh
Ký ức về những ngày đưa "voi sắt" tới Điện Biên Phủ
Cập nhật lúc 09:12, Thứ Sáu, 02/05/2014 (GMT+7)
“Đã bắn là phải bắn thật trúng, sao cho giặc Pháp phải thực sự
khiếp sợ pháo binh ta!” Lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vẫn
văng vẳng bên tai Đại tá Đỗ Sâm - người chiến sỹ pháo binh trong chiến
dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
Ký ức về thời "hoa lửa" ấy của người cựu binh già không chỉ là những ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” mà còn là câu chuyện về những người lính vượt thác ghềnh, đưa vũ khí từ bên kia biên giới về nước, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Người lính nhỏ và chú “voi sắt”
Tiếp chuyện người khách trẻ với phong thái điềm đạm, nho nhã nhưng cũng rất hóm hỉnh, Đại tá Đỗ Sâm bảo: “Ngày ấy, vóc dáng tôi cũng nhỏ bé thế thôi; nhưng tôi đã trực tiếp tham gia đưa ‘voi sắt’ về chiến trường Điện Biên đấy!”
Ngược dòng thời gian, ngày ấy, người lính trẻ Đỗ Sâm là một trinh sát pháo binh thuộc Trung đoàn trọng pháo cơ giới Tất Thắng (Đại đoàn 351) trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Vị Đại tá nhớ lại, trong thời gian từ tháng 8/1951- 12/1952, đơn vị của ông được cử sang Vân Nam (Trung Quốc) chỉnh huấn quân sự.
“Cuối năm 1952, trước khi lên đường về nước, Trung đoàn pháo binh Tất Thắng nhận được từ phía Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc 20 khẩu trọng pháo 105 mm, hơn 30 chiếc xe ôtô G.M.C và trang thiết bị chiến đấu khác. Đó đều là các loại vũ khí thu được của quân Tưởng Giới Thạch, sau này được quân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ,” Đại tá Đỗ Sâm hồi tưởng lại.
Theo lời kể của ông, mỗi khẩu trọng pháo, mỗi chiếc ôtô ấy đều có “lý lịch” rất cụ thể (thu được của quân Tưởng Giới Thạch trong trận đánh nào, ở địa điểm nào…). “Những đoạn ‘lý lịch’ ấy để nhắc nhở mỗi chiến sỹ phải biết quý trọng vũ khí. Bao máu xương đã đổ xuống để có được chúng,” giọng ông nghẹn lại, ánh mắt dõi về phía xa xăm.
Nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm đặt ra với người lính trẻ Đỗ Sâm và đồng đội: Đưa số vũ khí trên về nước đảm bảo an toàn. Theo đó, một cuộc hành quân cơ giới được triển khai.
Trong ký ức của người cựu binh già, đây là một hành quân kỳ diệu, được Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái (khi tới kiểm tra kết quả hành quân của trung đoàn vào ngày 19/5/1953) khen rằng: “Đó là một cuộc hành quân sáng tạo, táo bạo chưa từng có trong lịch sử.”
Đầu năm 1953, Trung đoàn pháo binh Tất Thắng về tới Bảo Hà (Lào Cai). Thời kỳ đó, toàn bộ tuyến đường quốc lộ từ Lào Cai về Yên Bái bị giặc Pháp đánh bom phá hỏng. Không thể tiếp tục hành quân bằng đường bộ, Bộ chỉ huy quyết định tiếp tục chuyển vũ khí về theo đường thủy.
Mỗi “chú voi sắt” - trọng pháo 105 mm (nặng hơn hai tấn), mỗi chiếc ôtô (nặng hơn năm tấn) được chiến sỹ tháo rời các bộ phận. Từ vùng bến Bảo Hà-Thíp (Lào Cai), các loại vũ khí này được đưa lên thuyền, bè; xuôi theo sông Hồng về căn cứ của quân ta ở Âu Lâu (Yên Bái).
“Chặng hành quân trên sông Hồng dài khoảng 100 km với nhiều thác, ghềnh hiểm trở đúng như tên gọi: Miệng Hổ, Cối Xay… Khó khăn nhân lên nhiều lần khi toàn bộ hoạt động ấy chỉ được diễn ra vào ban đêm, để đảm bảo bí mật,” Đại tá Đỗ Sâm bồi hồi nhớ lại.
Ông kể, mỗi chuyến đi như vậy chỉ chuyển được từ hai đến ba khẩu pháo
hoặc xe ôtô. Sau gần ba tháng (đến cuối tháng 4/1953), cuộc hành trình
trên sông mới kết thúc. “Chỉ ít ngày sau đó, tất cả những con người và
số vũ khí, trang thiết bị chiến đấu ấy lại cùng lên đường, tiến về Điện
Biên, góp phần làm nên chiến thắng vang dội của dân tộc,” người lính già
nở nụ cười hiền hậu và kể.
“Đã bắn là phải bắn thật trúng!”
Ký ức ùa về, người trinh sát pháo binh năm xưa kể, Trung đoàn trọng pháo cơ giới Tất Thắng (Đại đoàn 351) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ những ngày đầu.
“Tôi còn nhớ như in lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với anh em trong đơn vị vào ngày mồng Ba Tết Giáp Ngọ (1954) rằng, trong chiến dịch lần này, quân địch rất bất ngờ vì đây là lần đầu tiên hỏa lực lớn (trọng pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) của ta xuất hiện trên chiến trường. Đã bắn là phải bắn thật trúng, sao cho giặc Pháp phải thực sự khiếp sợ pháo binh ta!” Đại tá Đỗ Sâm kể đầy tự hào.
Thời điểm mở màn chiến dịch được ấn định là 17 giờ ngày 13/3/1954.
“Nhận được thư động viên của Hồ Chủ tịch, ‘'Nhiệm vụ của các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng cũng rất vinh quang…' anh em chiến sỹ được tiếp thêm sức mạnh trước ‘giờ G.’ Tôi sẽ không bao giờ quên được khí thế sục sôi của ngày hôm ấy; tất cả ra trận với một niềm tin quyết thắng.” Giơ bàn tay nắm chặt về phía trước, giọng mạch lạc, người chiến sỹ Điện Biên năm xưa như đang “truyền lửa” cho người đối diện.
Đại tá Đỗ Sâm kể, mỗi đơn vị pháo binh được phép bắn thử hai phát đạn vào mục tiêu đầu tiên. Ngay trong ngày mở màn chiến dịch, nhiều máy bay, xe tăng của địch đã bốc cháy.
Trung đoàn trọng pháo cơ giới Tất Thắng nhận lệnh kiềm chế pháo binh của địch khi chúng đang chi viện cho bộ binh chiến đấu. Những phát đạn đầu tiên từ những khẩu trọng pháo 105 mm của đơn vị đều rơi trúng điểm Him Lam, buộc hai chiếc xe tăng và bộ binh địch đang trên đường lên chi viện phải rút trở về trung tâm Mường Thanh.
"Liên tiếp những ngày sau đó, hàng trăm phát đạn bắn thẳng vào trận địa địch, tạo thành những tiếng nổ vang trời," quá khứ oai hùng như thước phim quay chậm mở ra trước mắt người cựu chiến binh.
Mặc dù Đại tá Đỗ Sâm đã ở tuổi ngoài bát tuần nhưng ký ức về những ngày tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên trong ông. “Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục viết về những con người, những câu chuyện của thời kỳ oai hùng ấy,” ông chia sẻ.
Đại tá Đỗ Sâm là tác giả của nhiều tập sách về lịch sử quân sự, về những tấm gương anh dũng trong chiến đấu như: “Người chiến sỹ ấy,” “Thư thời chiến,” “Những tấm gương tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh”…./.
Ký ức về thời "hoa lửa" ấy của người cựu binh già không chỉ là những ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” mà còn là câu chuyện về những người lính vượt thác ghềnh, đưa vũ khí từ bên kia biên giới về nước, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Pháo binh sẵn sàng nổ súng tiêu diệt địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu: TTXVN) |
Người lính nhỏ và chú “voi sắt”
Tiếp chuyện người khách trẻ với phong thái điềm đạm, nho nhã nhưng cũng rất hóm hỉnh, Đại tá Đỗ Sâm bảo: “Ngày ấy, vóc dáng tôi cũng nhỏ bé thế thôi; nhưng tôi đã trực tiếp tham gia đưa ‘voi sắt’ về chiến trường Điện Biên đấy!”
Ngược dòng thời gian, ngày ấy, người lính trẻ Đỗ Sâm là một trinh sát pháo binh thuộc Trung đoàn trọng pháo cơ giới Tất Thắng (Đại đoàn 351) trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Vị Đại tá nhớ lại, trong thời gian từ tháng 8/1951- 12/1952, đơn vị của ông được cử sang Vân Nam (Trung Quốc) chỉnh huấn quân sự.
“Cuối năm 1952, trước khi lên đường về nước, Trung đoàn pháo binh Tất Thắng nhận được từ phía Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc 20 khẩu trọng pháo 105 mm, hơn 30 chiếc xe ôtô G.M.C và trang thiết bị chiến đấu khác. Đó đều là các loại vũ khí thu được của quân Tưởng Giới Thạch, sau này được quân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ,” Đại tá Đỗ Sâm hồi tưởng lại.
Theo lời kể của ông, mỗi khẩu trọng pháo, mỗi chiếc ôtô ấy đều có “lý lịch” rất cụ thể (thu được của quân Tưởng Giới Thạch trong trận đánh nào, ở địa điểm nào…). “Những đoạn ‘lý lịch’ ấy để nhắc nhở mỗi chiến sỹ phải biết quý trọng vũ khí. Bao máu xương đã đổ xuống để có được chúng,” giọng ông nghẹn lại, ánh mắt dõi về phía xa xăm.
Nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm đặt ra với người lính trẻ Đỗ Sâm và đồng đội: Đưa số vũ khí trên về nước đảm bảo an toàn. Theo đó, một cuộc hành quân cơ giới được triển khai.
Trong ký ức của người cựu binh già, đây là một hành quân kỳ diệu, được Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái (khi tới kiểm tra kết quả hành quân của trung đoàn vào ngày 19/5/1953) khen rằng: “Đó là một cuộc hành quân sáng tạo, táo bạo chưa từng có trong lịch sử.”
Đầu năm 1953, Trung đoàn pháo binh Tất Thắng về tới Bảo Hà (Lào Cai). Thời kỳ đó, toàn bộ tuyến đường quốc lộ từ Lào Cai về Yên Bái bị giặc Pháp đánh bom phá hỏng. Không thể tiếp tục hành quân bằng đường bộ, Bộ chỉ huy quyết định tiếp tục chuyển vũ khí về theo đường thủy.
Mỗi “chú voi sắt” - trọng pháo 105 mm (nặng hơn hai tấn), mỗi chiếc ôtô (nặng hơn năm tấn) được chiến sỹ tháo rời các bộ phận. Từ vùng bến Bảo Hà-Thíp (Lào Cai), các loại vũ khí này được đưa lên thuyền, bè; xuôi theo sông Hồng về căn cứ của quân ta ở Âu Lâu (Yên Bái).
“Chặng hành quân trên sông Hồng dài khoảng 100 km với nhiều thác, ghềnh hiểm trở đúng như tên gọi: Miệng Hổ, Cối Xay… Khó khăn nhân lên nhiều lần khi toàn bộ hoạt động ấy chỉ được diễn ra vào ban đêm, để đảm bảo bí mật,” Đại tá Đỗ Sâm bồi hồi nhớ lại.
Đại tá Đỗ Sâm bên những trang sách về chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh: Vietnam+) |
“Đã bắn là phải bắn thật trúng!”
Ký ức ùa về, người trinh sát pháo binh năm xưa kể, Trung đoàn trọng pháo cơ giới Tất Thắng (Đại đoàn 351) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ những ngày đầu.
“Tôi còn nhớ như in lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với anh em trong đơn vị vào ngày mồng Ba Tết Giáp Ngọ (1954) rằng, trong chiến dịch lần này, quân địch rất bất ngờ vì đây là lần đầu tiên hỏa lực lớn (trọng pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) của ta xuất hiện trên chiến trường. Đã bắn là phải bắn thật trúng, sao cho giặc Pháp phải thực sự khiếp sợ pháo binh ta!” Đại tá Đỗ Sâm kể đầy tự hào.
Thời điểm mở màn chiến dịch được ấn định là 17 giờ ngày 13/3/1954.
“Nhận được thư động viên của Hồ Chủ tịch, ‘'Nhiệm vụ của các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng cũng rất vinh quang…' anh em chiến sỹ được tiếp thêm sức mạnh trước ‘giờ G.’ Tôi sẽ không bao giờ quên được khí thế sục sôi của ngày hôm ấy; tất cả ra trận với một niềm tin quyết thắng.” Giơ bàn tay nắm chặt về phía trước, giọng mạch lạc, người chiến sỹ Điện Biên năm xưa như đang “truyền lửa” cho người đối diện.
Đại tá Đỗ Sâm kể, mỗi đơn vị pháo binh được phép bắn thử hai phát đạn vào mục tiêu đầu tiên. Ngay trong ngày mở màn chiến dịch, nhiều máy bay, xe tăng của địch đã bốc cháy.
Trung đoàn trọng pháo cơ giới Tất Thắng nhận lệnh kiềm chế pháo binh của địch khi chúng đang chi viện cho bộ binh chiến đấu. Những phát đạn đầu tiên từ những khẩu trọng pháo 105 mm của đơn vị đều rơi trúng điểm Him Lam, buộc hai chiếc xe tăng và bộ binh địch đang trên đường lên chi viện phải rút trở về trung tâm Mường Thanh.
"Liên tiếp những ngày sau đó, hàng trăm phát đạn bắn thẳng vào trận địa địch, tạo thành những tiếng nổ vang trời," quá khứ oai hùng như thước phim quay chậm mở ra trước mắt người cựu chiến binh.
Mặc dù Đại tá Đỗ Sâm đã ở tuổi ngoài bát tuần nhưng ký ức về những ngày tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên trong ông. “Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục viết về những con người, những câu chuyện của thời kỳ oai hùng ấy,” ông chia sẻ.
Đại tá Đỗ Sâm là tác giả của nhiều tập sách về lịch sử quân sự, về những tấm gương anh dũng trong chiến đấu như: “Người chiến sỹ ấy,” “Thư thời chiến,” “Những tấm gương tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh”…./.
(VIETNAM+)
CHUYỆN VỀ "BINH ĐOÀN NGỰA SẮT" TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM GIÁP NGỌ 1954
Cập nhật lúc 14:04, Thứ Ba, 28/01/2014 (GMT+7)
Trong
chiến dịch Điện Biên Phủ, việc cung cấp và tiếp tế cho mặt trận được
coi là một trong những vấn đề khó khăn nhất, nào khoảng cách thì xa xôi,
thời tiết thì khắc nghiệt, địa hình thì hiểm trở, lại thêm quân địch cả
dưới đất lẫn trên trời ngày đêm quấy rối.
Chính tên tướng Pháp Nava đã từng cho
rằng: “Việc tiếp tế đối với địch (Việt Minh) là điều khó khăn vì phương
tiện vận chuyển tiếp tế có hạn. Nếu muốn tiến công Điện Biên Phủ thì đối
phương buộc phải tiếp tế vận chuyển bằng sức người rất hạn chế vì đường
sá quanh đó đã bị phá hủy hoặc không có” (Nava - Vì sao Điện Biên Phủ).
Còn tướng Xalăng, nguyên Tổng Tư lệnh Đông Dương cũng có ý kiến rằng:
“... Đối phương không thể sử dụng được một số lượng quan trọng lương
thực và các vũ khí nặng vì vận chuyển khó khăn không sao khắc phục
được...” v.v… Thế nhưng, quân và dân ta đã khắc sâu lời Bác dạy: “Không
có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt
làm nên”. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến
thắng!”, cả nước đã quyết tâm thực hiện thành công công tác vận tải,
tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ. Có thể nói, với chiến dịch Điện
Biên Phủ, công tác vận tải đã diễn ra như một mặt trận thực sự, với tính
chiến đấu quyết liệt: Trên 6.200 xe ô tô được huy động, 2.600 thuyền bè
các loại tham gia. Đặc biệt ra trận lần này có hơn 1 vạn con ngựa thồ,
21.000 chú “ngựa sắt” (mệnh danh của xe đạp thồ) và hơn 26 vạn dân công.
Riêng về những chú “ngựa sắt”, để nâng
thêm số trọng lượng được chở, ngoài một đoạn tre nhỏ và chắc dài khoảng
1m (gọi là “tay ngai” để điều khiển vào ghi đông); một đoạn tre cao hơn
yên khoảng 50cm để cầm được buộc vào trục yên xe (có tác dụng vừa giữ
thăng bằng vừa đẩy xe đi), những người dân công còn tăng độ cứng của
khung xe như hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ. Và vải lự, quần áo cũ, săm cũ…
cũng được dùng để “gia cố”, tăng độ bền của săm, lốp. Thời gian đầu, mỗi
chú “ngựa sắt” chỉ chở được 80-100 kg. Về sau, trọng tải được tăng dần
lên nhờ các sáng kiến cải tiến gá, buộc nên có thể chở được gần 300 kg,
hoặc 2 thùng phuy nhiên liệu loại 150 lít, hoặc 15 - 20 can loại 20 lít.
Hai chú “ngựa sắt” “gá” lại có thể chở được 2 thương binh nặng (nằm) và
4 thương binh nhẹ (ngồi). Các chú “ngựa sắt” có đi-na-mô phát điện còn
được sử dụng để chiếu sáng cho các thầy thuốc phẫu thuật trong đêm. Lợi
thế của loại phương tiện này là không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, ngụy
trang và có thể đi lẻ hoặc thành đoàn trong mọi điều kiện thời tiết. So
với vận tải bằng gánh gồng, mang vác, “ngựa sắt” cũng chiếm ưu thế hơn
hẳn (năng suất gấp 7-8 lần so với gồng gánh. Thậm chí có những người đạt
“kỷ lục” như anh Nguyễn Văn Ngọc (đoàn Thanh Hóa) với 320 kg/chuyến,
hay anh Ma Văn Thắng (đoàn Phú Thọ) có chuyến chở 325 kg hàng, tức là
gấp 13 lần một người gồng gánh. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, “Binh chủng
ngựa sắt” được biên chế thành từng đoàn theo địa phương. Mỗi đoàn có
nhiều trung đội, đại đội (trung bình từ 30-40 xe). Mỗi trung đội, đại
đội lại chia thành các nhóm khoảng 5-6 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo,
qua dốc. Trung đội nào cũng có một xe chuyên chở đồ nghề, phụ tùng thay
thế, bếp than để sửa chữa và vá chín. Đêm đi, ngày nghỉ. Chiều chiều xe
đã được bảo dưỡng, ra trạm nhận hàng rồi “binh đoàn ngựa sắt” lại lên
đường. Dù rất gian khổ, nhưng đoàn quân của “binh đoàn ngựa sắt” này
luôn lạc quan, yêu đời. Mỗi khi “ngựa sắt” lên đèo, lên dốc là trong
đoàn lại cất tiếng hò : “Ai sinh ra chiếc xe thồ/ Trập trùng đèo dốc lần
mò suốt đêm … hò dô này! Hò dô ta …này !”. Đặc biệt, cũng có lúc ngẫu
nhiên, nhiều đoàn “ngựa sắt” gặp nhau. Thế là nổi lên với bao tiếng hò,
tiếng hát với đủ các thổ âm từ giọng chắc khỏe của xứ biển Thanh-Nghệ
đến giọng tình tứ, ngọt ngào của anh chị em miền quan họ, hay chất giọng
thủ thà thủ thỉ của những con người quê hương “Tiễn dặn người yêu”.
Được mệnh danh là “binh đoàn ngựa sắt”, những chiếc xe đạp thồ đã góp phần quan trọng vào Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: TL |
Một câu chuyện kỳ thú về tình quân dân
trong đội ngũ của “binh đoàn ngựa sắt” này là câu chuyện anh dân công
quê ở Thanh Hóa được bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đầu cầu Mường
Thanh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại trong hồi ức của mình rằng:
“Một anh dân công còn trẻ không biết nhìn thấy tôi từ lúc nào, đón đợi
tôi bên kia cầu. Anh nói với tôi bằng một giọng mạnh dạn : “Đề nghị anh
cho em bắt tay anh một cái”. Tôi vui vẻ bắt tay anh và biết anh quê ở
Thanh Hóa”.
Cuốn Sông núi Điện Biên của Trần Lê Văn
có kể câu chuyện cảm động như sau : Anh Đào Phương- một thị dân ở Thanh
Hóa đã ngày đêm vận động khu phố anh tham gia vào đội quân “binh đoàn
ngựa sắt”. Sau một thời gian ngắn, anh tập hợp được gần 50 người lập
thành một đại đội do anh làm đại đội trưởng. Anh cho biết, những chiến
sĩ trong đại đội “ngựa sắt” của anh gồm cả nam lẫn nữ. Tất cả đều nhanh
nhẹn, tháo vát. Họ là thị dân nên tác phong ăn mặc nói năng rất phố
phường, nghĩa là thích diện, thích ăn ngon, thích nói tếu, nhưng không
vì thế mà họ thua anh, kém em về nhiệt tình và thành tích. Họ biết yêu
thương giúp đỡ nhau, không tơ hào một hạt gạo của bộ đội. Chiến dịch
Điện Biên cũng là một trường học đối với họ. Họ tự hào về kỷ lục 320kg/
chuyến của đồng đội mình là anh Nguyễn Văn Ngọc. Kháng chiến thành công,
Đào Phương đã viết một cuốn tự truyện đặc sắc: “Thồ lên Điện Biên”.
Cuốn sách kể về “binh đoàn ngựa sắt” thồ gạo, cá khô, nước mắm cô
đặc...; “hàng” đóng trong bì cói lại bọc thêm ni lông ở ngoài. Trời mưa,
người ướt, hàng vẫn khô. Đến đèo Pha Đin là nơi trung chuyển, xe trút
hàng ở kho và nhận các thứ khác để thồ lên tận hỏa tuyến, có khi thồ cả
súng đạn. Công việc của xe thồ từ Pha Đin trở lên rất cơ động. Dọc
đường, đội ngũ xe thồ cũng phải ứng phó với rất nhiều tình huống: xe
hỏng, phải có sẵn phụ tùng để thay tại chỗ; khi có máy bay địch, trong
chớp mắt đoàn xe thồ đang rồng rắn đã tản vào rừng, nhanh hơn cả ô tô.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hy sinh vì bị bom đạn địch hay bị
cơn sốt rét ác tính, có trường hợp vì lỡ chân mà cả người và xe lăn
xuống vực…
Để kết thúc bài viết này, xin được nhắc
lại những lời nhận định sắc sảo của ký giả G. Roa, khi ông cho rằng: “Đã
có hàng trăm tấn bom được ném xuống các tuyến giao thông và những con
đường tiếp vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chẳng bao giờ cắt
đứt nổi những con đường ấy… Tướng Nava bị thua chính là những chiếc xe
đạp thồ với những kiện hàng từ 200 đến 320 kg, được điều khiển bởi những
con người ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên những mảnh ni-lông
trải trên đất” (Trận Điện Biên Phủ). Vâng, đây cũng chính là một trong
những chuyện chưa từng có trong lịch sử chiến tranh. Điều kỳ diệu là
chuyện chưa từng có này lại có ở Việt Nam - một đất nước mà “đến ong dại
cũng thành chiến sĩ/ đến hoa trái cũng thành vũ khí/ và những em thơ
cũng hóa những anh hùng”..
Nguyễn Thị Thọ
Nhận xét
Đăng nhận xét