CÂU CHUYỆN TÂM LINH 41
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tác giả: Tiểu Liên
[Chanhkien.org] Chúng ta luôn nói về quan hệ của kiếp trước, nhưng sự quan hệ của kiếp trước đến từ đâu? Tôi muốn thăm dò đề tài này để mở mang thêm kiến thức của chúng ta, tầm nhìn và làm tan đi những nhận định trước, cái mà hình thành từ lâu đời.
Đời sống của chúng ta đã nghiêm ngặt về ngôn ngữ, bao gồm tâm hồn chính và phụ bên cạnh sức mạnh của cơ thể trong chiều hướng này. Những người đọc sách Chuyển Pháp Luân hiểu điều này. Tất cả chúng ta trên cỏi trần này luôn thích đồ đẹp trong những lúc đầu thai. Tâm hồn chính của chúng ta và phụ mang theo những gì khi họ sinh ra và từ bỏ tất cả khi họ lìa đời. Vì vậy khi chúng ta nói về đời sống của kiếp trước, chúng ta thường nói về liên hệ giữa phần chính của tâm hồn và phần phụ của tâm hồn.
Lấy một ví dụ dưới đây để giải thích vấn đề:
Một người chỉ có thể có một tâm hồn chính và vài tâm hồn phụ trong một chi tiết của đời sống. Giải thích đơn giản, Chúng ta hãy giả bộ như là có hai phần phụ của tâm hồn và tất cả mọi người vẫn giống nhau. Phần chính của tâm hồn làm chức năng chính trong đời sống trong khi đó phần phụ tâm hồn chỉ nhắc lại chính tâm hồn đã làm điều gì sai trái trong nhân loại.
Hãy nghĩ bao nhiêu sự phối hợp trong lúc đầu thai! Tâm hồn chính của cuộc đời này không còn liên quan tới đời sau. Tâm hồn phụ có thể giống nhau; có thể tâm hồn phụ sẽ trở thành tâm hồn chính trong kiếp tới. Giống như một sát xuất của bài toán tính theo tập hợp của hai phần chữ cái “abc” và “def” đễ kết hợp thành ba phần chữ. Không có nối liền lại với nhau. Kết quả của một sự kết hợp khác nhau! Vả lại, đây là một sự sắp xếp đơn giảnnhất. Khi những đời sống khác nhau đều góp phần vào trong này, có thể tưởng tượng được góc độ của sự phức tạp.
Đó là lý do tại sao chúng ta tìm thấy cảm giác của chúng ta gần với những người sống ở xa mà chưa một lần gặp trong đời. Đó không chỉ là chúng ta gặp người đó một lần trong đời, có thể là có sự quen biết trong kiếp trước hay bạn thân. Có thể là sự liên hệ của kiếp trước. Quan hệ kiếp trước có thể bền vững hơn.
Giờ đây chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về sự liên hệ của kiếp trước.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/9/13/39989.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4449
Vào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?
Theo lời kể của bà Catherine Wright, trước khi lấy chồng, bà yêu một chàng trai tên là Walter Miller. Một đêm năm 1967 sau khi đi khiêu vũ về với người bạn, do quá chén, anh đã ngủ gục sau tay lái khiến xe đâm xuống ruộng và chết ở tuổi 18. Lúc đó, Catherine và Walter đã có 3 năm yêu nhau thắm thiết và đã đính ước với nhau. Điều này khiến Catherine đau đớn cùng cực, và để quên đi bất hạnh đó, một năm sau, Catherine lấy người bạn là Frederick Wright làm chồng. Michael là con thứ hai của họ.
Cũng vào khoảng một năm sau khi Walter Miller mất, Catherine mơ thấy hồn anh về báo sẽ tái sinh “để tiếp tục vẽ chân dung cho em” (Miller vốn có năng khiếu hội họa). Catherine nghĩ biết đâu điều đó là thật, nhưng chẳng bao giờ nghĩ bạn trai cũ trở lại chính gia đình mình.
Cậu bé Michael bắt đầu nói về tiền kiếp từ năm 3 tuổi, kể những chuyện mà một đứa trẻ tuổi đó không thể biết, khiến người mẹ hãi hùng. Một hôm, bà Catherine Wright rụng rời khi nghe con gọi “Carole Miller”, đó là tên thời con gái của chị ruột Walter, người mà Michael đã gặp 2 lần nhưng luôn được giới thiệu theo họ của chồng là Carole Davis.
Vì sợ hãi, bà Catherine Wright không khuyến khích con mình nói chuyện luân hồi, chuyển kiếp, nhưng cậu bé không chịu thôi. Để chứng minh mình chính là Walter, Michael kể với mẹ chi tiết về vụ tai nạn: "Tôi và bạn cùng đi trên một chiếc xe, xe đâm xuống ruộng, lăn đi lăn lại nhiều vòng, cửa xe bật mở, tôi văng ra ngoài và chết ngay tại chỗ". Michael nói chính xác tên người bạn, kể rằng hai người đã dừng xe đi tiểu ra sao, cửa kính vỡ như thế nào, xác “của cậu” được chở qua cầu ra sao… Các bài báo và hồ sơ về vụ tai nạn đã cho thấy, những điều Michael nói là chính xác. Và chuyên gia về luân hồi Ian Stevenson sau khi nghiên cứu cũng tin rằng cậu bé chính là hiện thân của Walter.
Ngậm ngùi gặp lại người chồng kiếp trước
Một ngày năm 1952, khi đi cùng bố qua thị trấn Katni (Ấn Độ) cách nhà mấy chục cây số, cô bé 3 tuổi Swarnlata Mishra bỗng nhiên bảo bác lái xe “rẽ qua nhà cháu uống trà và nghỉ ngơi”. Ai nấy ngơ ngác khi cô bé nói mình chính là Biya Pathak, sống ở khu Zhurkutia thuộc Katni cùng chồng và 2 con trai, trong ngôi nhà sơn trắng có cửa sắt đen, 4 phòng trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá, sau nhà là một trường nữ sinh, trước nhà là đường ray tàu hỏa. Cô bé nói mình đã chết vì “đau họng” và người chưa là bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur.
Câu chuyện về Swarnlata Mishra đầu thai nhanh chóng lan truyền và vào
năm 1959, nó đến tai một chuyên gia về tâm linh là giáo sư Sri H.N.
Banerjee. Để kiểm chứng, giáo sư đã đi tìm nhà Biya Pathak – người mà
Swarnlata Mishra nhận là tiền kiếp của mình – chỉ dựa trên những thông
tin cô bé cung cấp. Ông đã tìm được ngôi nhà của gia đình Pathak với
những đặc điểm y hệt, gia cảnh nhà ấy cũng đúng như cô bé miêu tả.
Mấy tháng sau đó, giữ bí mật với tất cả, chồng, em trai và con cả của Biya Pathak đột ngột đến nhà Swarnlata cùng với 9 người đàn ông khác để thử Swarnlata. Cô bé 10 tuổi lập tức nhận ra cậu em trai, gọi đúng cái biệt danh “Baboo” mà Biya đặt cho cậu hồi nhỏ.
Cô bé đi quanh một vòng, nhận ra vài người cùng quê, rồi đến trước mặt chồng, Sri Pandey, gọi tên anh và nhìn xuống đầy e thẹn như mọi người vợ Hindu khác khi đứng trước lang quân. Cô nhắc chuyện Sri Pandey từng lấy trộm 1.200 rupi mà Biya cất trong hộp, khiến người chồng sửng sốt vì chuyện này chỉ vợ chồng anh biết.
Swarnlata cũng âu yếm gọi Murli, con trai cả mà khi Biya, mồ côi mẹ khi 13 tuổi, lúc này đã là một thanh niên. Mặc dù anh chàng chỉ một người bạn, bảo đây mới chính là Murli nhưng “người mẹ” vẫn khăng khăng chỉ “đúng người đúng tội”. Vẫn chưa tin, Murli chỉ vào một cậu bạn khác, nói đó là Naresh, con út của Biya, nhưng Swarnlata bảo không phải.
Swarnlata cũng được bố đưa về “nhà cũ” ở Katni vài tuần sau đó. Cô bé nhận ra những ngôi nhà đã được tu sửa những chỗ nào so với hồi Biya còn sống, rồi tự tìm đến căn phòng riêng của mình kiếp trước, và căn phòng nơi cô nằm lúc lâm chung. Cô nhận diện chính xác từng người em, người cháu, những người họ hàng của chồng mình. Cậu cả Murlir lại đưa đến một chàng trai, giới thiệu là bạn, nhưng Swarnlata khẳng định đây chính là đứa con út của mình, Naresh.
Tất cả mọi người càng tin chắc Swarnlata chính là Biya khi cô bé kể thêm nhiều chuyện “thâm cung bí sử” mà chỉ một vài người trong gia đình biết được. Cả gia đình Pathak coi cô bé 10 tuổi ấy là người nhà mình. Thậm chí sau này, khi Swarnlata đến tuổi lấy chồng, bố cô còn bàn bạc với gia đình Pathak xem nên chọn ai làm rể.
Sau này khi đã lập gia đình, Swarnlata Mishra thú nhận rằng đôi khi
cô vẫn nhớ đến “quê hương cũ” Katni, luyến tiếc và muốn quay lại cuộc
sống giàu sang trong gia đình Pathak, nhưng rồi cô vẫn an vui với cuộc
sống hiện tại tuy vật chất không “xông xênh”.
Cô bé 6 tuổi bỏ nhà đi tìm người chồng kiếp trước
Lên 4 tuổi, cô bé Shanti Dévi, sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, bắt đầu khiến bố mẹ từ buồn cười đến lo ngại khi nói rằng “nhà của con ở thành phố Mathura, nơi chồng con đang sống”. Trong 2 năm, cô bé nói đi nói lại điều này rất nhiều lần khiến bố mẹ khó chịu, giận dữ.
Năm lên 6 tuổi, Shanti Dévi trốn khỏi nhà, quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150 km, nhưng không làm nổi. Có hôm, Shanti nói với bạn cùng lớp rằng sự thực mình tên là Lugdi Dévi, đã có chồng, thậm chí còn có một đứa con nhưng không được chăm sóc nó vì cô chết sau khi sinh 10 ngày. Bị cả trường chế giễu, cô bé khóc tức tưởi, bỏ đi lang thang khắp nơi khiến cả nhà bổ đi tìm. Từ đó cho đến năm 8 tuổi, Shanti sống khép mình vì không ai thực sự tin cô.
Cuối cùng, lung lay trước sự kiên định ấy, các thầy giáo đã đến nhà Shanti, nói chuyện với bố mẹ và hỏi cô bé rất kỹ. Bằng thứ phương ngữ vùng Mathura mà người Delhi không ai dùng, Shanti nói chồng cô ở Mathura làm nghề buôn bán. Khi được hỏi tên chồng, cô bé ngập ngừng mãi (với phụ nữ Hindi, nói tên chồng với người khác là bất lịch sự, gây xấu hổ) rồi lấy tay che mặt, thì thầm cái tên Kedernath Chowbey.
Thầy hiệu trưởng bèn viết hú họa một lá thư cho Kedernath Chowbey
theo đúng địa chỉ mà Shanti đã nói, và vô cùng sửng sốt khi nhận được
thư trả lời từ Mathura của thương gia Kedernath. Anh ta cho biết cách
đây 9 năm, vợ anh chết sai khi sinh con trai 10 ngày. Có lẽ cũng vì sốt
ruột, thương gia này nhờ một em họ đến nhà Shanti ở Delhi tìm hiểu xem
sao, và cô bé lập tức nhận ra người quen cũ, thân mật tiếp đón, thậm chí
còn nhận xét anh ta béo lên so với trước.
Vị khách vốn nghĩ sẽ giúp Kedernath bóc trần một trò bịp bợm, đã sửng sốt khi nghe Shanti hỏi han nhiều chuyện ngày xưa. Để thử kỹ hơn, anh vặn hỏi nhiều câu, rồi sau đó phải van xin Shanti đừng nói nữa, khi cô bé bắt đầu nhắc đến chuyện anh ta đã tán tỉnh mình thế nào cho chồng cô đi vắng.
Nghe kể lại mọi chuyện, thương gia Kedernath Chowbey suýt ngất xỉu. Anh mang con trai đến gặp Shanti, nhưng lại tự xưng là em trai của
Nhưng cô bé kêu lên: “Anh không phải chú ấy, anh là chồng em” rồi ngã vào vòng tay anh khóc nức. Và khi cậu con trai, cũng xấp xỉ tuổi Shanti, đi vào, cô bé ôm hôn cậu như một người mẹ ôm ôm con.
Shanti còn hỏi Kedernath có giữ lời hứa lúc cô hấp hối là sẽ không đi bước nữa không, và người chồng thú nhận anh đã lấy vợ mới. Trong nhiều ngày sau đó ở Delhi, Nath đã hỏi Shanti nhiều chuyện nữa và khi trở về, anh tin chắc cô bé chính là vợ mình đầu thai trở lại.
Câu chuyện của Shanti Devi nổi tiếng đến mức chính Mahatma Gandhi cũng chú ý, yêu cầu điều tra, báo cáo về trường hợp này. Theo yêu cầu nghiên cứu, Shanti Dévi được đưa “trở lại” Mathura cùng với cha mẹ, các luật sư, nhà báo, các chuyên gia. Ngày 5.11.1935, phái đoàn đến ga Mathura và trong đám đông đến đón, cô bé lập tức nhận ra gia đình cũ của mình.
Cô bước nhanh đến một ông già, gọi “ông” và hỏi thăm về con rắn thần mà Lugdi Dévi đã gửi ông trước khi chết. Rồi cô bé dẫn cả đoàn về thẳng nhà bố mẹ chồng, rồi bố mẹ đẻ mình. Trong những ngày ở đây, cô đã tới thăm nhiều nơi chốn cũ, gặp nhiều “cố nhân” và ai qua những kỷ niệm mà cô nhắc lại, ai cũng tin chắc đây chính là Lugdi Dévi.
Điều đó khiến bố mẹ hiện tại của Shanti lo sợ rằng con gái sẽ từ bỏ họ. Bản thân Shanti cũng bị giằng xé, nhưng cuối cùng cô đã trở lại Delhi, nhất là khi cô phát hiện chồng cũ không giữ bất cứ lời hứa nào với cô. Không chỉ cưới vợ mới, Kedernath còn không cúng cho thần Krisha 150 rupi tiền tiết kiệm mà Lugdi Dévi giấu dưới tấm ván như cô trăng trối. Dù sao, cô cũng tha thứ cho chồng và hứa sẽ không lấy ai trong kiếp này. Shanti đã giữ lời hứa đó, cô sống độc thân cho đến khi qua đời vào ngày 27.12.1987.
Ảnh minh họa
Update |
Kiếp luân hồi: chuyện lạ về cô bé Như ý nhớ rõ chuyện từ 3 kiếp trước
Trên thế giới còn quá nhiều ẩn đố mà con người vẫn chưa thể giải
thích được, nhưng với những trường hợp kể về kiếp sống trước cùng những
công trình nghiên cứu, chúng ta cũng đã có thể phần nào trả lời được câu
hỏi trên.
Như Ý – tên đầy đủ là Nguyễn Thị Như Ý (15 tuổi), được coi là người tường hiểu về Phật giáo, sống tại ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang cùng gia đình. Từ khi còn nhỏ, Như Ý đã thể hiện khả năng kỳ lạ của mình.
Hơn 3 tuổi, Như Ý đã bộc lộ sự am hiểu sâu sắc Phật đạo nói chung và tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, khiến không chỉ cha mẹ và ngay cả giới đồng đạo với em phải sửng sốt. Theo anh Nguyễn Thành Hạnh (cha ruột Như Ý) cho biết, ngoài việc học xuất sắc ở trường, đọc sách và nghiên cứu đạo pháp tại nhà là niềm đam mê của Như Ý. Cô bé Như Ý giờ đã 15 tuổi.
Những người dân sống tại Vĩnh Lợi, An Giang rất yêu quý cô bé, họ cho rằng cô bé có duyên tiền kiếp với Phật Pháp nên mới có được khả năng như vậy. Cô bé cũng rất ngoan ngoãn lễ phép, có vầng trán cao, đôi mắt sáng và giọng nói ấm áp, dễ gây thiện cảm dù là người mới tiếp xúc lần đầu.
Chị Nguyễn Thị Cam, mẹ của Như Ý kể lại rằng ngay từ khi còn bé, Như Ý đã đặc biệt chăm chú quan sát mỗi khi anh chị cúng lạy và bắt chước theo. Hai vợ chồng chị vốn là người rất mộ đạo, cả hai đều sinh ra trong một gia đình có truyền thống đạo Hòa Hảo, anh chị cũng đã chính thức quy y theo đạo được gần 20 năm nay.
Anh Hạnh còn cho biết thêm: “Tôi vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống đạo Phật Hòa Hảo. Hồi chưa lấy vợ, trong những ngày lễ, tôi vẫn thường tham gia những buổi thuyết giảng của các đạo sĩ, giảng sư tại những trung tâm Phật giáo hoặc ở các chùa. Nghe nhiều thấy mê, rồi mình sinh lòng cảm mến lúc nào không hay. Từ đó, mỗi ngày niệm Phật, tôi cứ đinh ninh và ước mơ sau này sinh con, sẽ trở thành người thuyết giảng Phật pháp cho chư tăng huynh đệ, để đạo hạnh được tăng thêm nhiều phần. Nay thì mong ước của tôi đã trở thành hiện thực, thông qua con gái bé nhỏ của mình”.
Nhớ lại về tiền kiếp của mình
Chị Cam, vợ anh Hạnh kể lại: “Khi được hơn 3 tuổi, Như Ý có khả năng nói chuyện về Phật pháp như một người trưởng thành, giống hệt một tu sĩ truyền đạo. Tui thấy lạ, hỏi bé thì Như Ý nói rằng bé chỉ mượn mẹ để đầu thai xuống kiếp này tu hành thêm mà thôi. Kiếp trước của bé là một người sinh ra có cha mẹ giàu sang, song bé chỉ muốn đi tu mà không được song thân chấp thuận, nên phải tu tiếp”.
Như Ý khi còn bé.
Một lần khác cô bé lại về tiền kiếp của mình: “Kiếp thứ hai, con được
làm một nữ tu sĩ, sống được 50 tuổi nhưng vì tu chưa đắc đạo nên kiếp
này con về lại nhân gian để tu tiếp, mong rằng sẽ truyền bá sâu rộng
chốn nhân gian hơn nữa, con người hòa hợp, không tranh giành đặc lợi mà
giúp đỡ lẫn nhau”.
Có lần Như Ý không nghe lời khuyên răn của cha mẹ nên bị mẹ mắng, không ngờ bé cười rồi cất lời: “Con là một người khác chứ không phải là con mẹ đâu ạ, kiếp này con chỉ mượn cha mẹ để lên đây tu thành thêm kiếp đạo dang dở của con thôi”.
Mới đầu khi nghe con gái nói như vậy, vợ chồng anh Hạnh cũng rất lo lắng vì thấy con vô cùng khác thường so với những đứa trẻ khác. Nhất là khi bé liên tiếp nói về tiền kiếp của mình cho cha mẹ và mọi người nghe. “Thấy nó (Như Ý) hợp với đạo, nên tôi không cho bé nói nữa, mà tìm cách giải thích cặn kẽ để bé hiểu. Những điều này hoàn toàn có thực, nhưng do sợ người ta đàm tiếu rằng cha mẹ tôn sùng con cái để tuyên truyền mê tín dị đoan nên vợ chồng tôi không kể lại cho một ai”.
Say mê nghiên cứu đạo pháp
Như Ý đàm đạo cùng mọi người.
Tuy nhiên có nhiều người không tin là như vậy. Họ cho rằng nguyên
nhân cô bé Như Ý có thể thông thạo kinh Pháp Phật giáo như vậy là nhờ
vào công năng tu tập từ những kiếp trước. Theo Vntinnhanh, Đại Đức Thích
Minh Phú cho biết thường những người tu hành kiếp này thì ở đời trước
họ cũng là bậc tu hành.
Ông cho biết thêm nếu những người kiếp trước tu hành tinh tấn thì kiếp này họ có trí tuệ sáng suốt hơn người, họ được phúc báo về trí nhớ tốt. Cộng với công năng tu tập ở tiền kiếp của họ vẫn còn nên họ có thể thấu hiểu được kinh Pháp dù tuổi đời còn nhỏ tuổi.
Điều này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Dick Sutphen. Ông là người nghiên cứu kỹ càng đối với những người có trí nhớ về luân hồi, và ghi lại kết quả trong cuốn sách “Tình yêu tiền định” (Predestined Love) và “Liệu pháp nhớ lại kiếp trước” (Past-life Therapy in Action). Theo đó, tài năng và tri thức của một người phải trải qua đời đời kiếp kiếp tích luỹ mới có thể đạt được.
Chẳng hạn như, có một người đối với âm nhạc cảm thấy rất hứng thú, hạ quyết tâm bỏ công sức vào âm nhạc để có thành tựu. Anh ta ở trong sáu lần luân hồi đã một mực bồi dưỡng năng lực âm nhạc của mình, mỗi đời đều có một chút tiến bộ. Cuối cùng, ở đời này, anh ta trở thành một nghệ sĩ nổi danh. Còn có một người phụ nữ, ở kiếp này cô ấy có 30 năm cuộc sống hôn nhân hạnh phúc khiến người khác hâm mộ, đây là bởi vì cô ấy qua nhiều lần chuyển thế luôn một mực chú trọng tăng thêm nhận thức giá trị trong các mối quan hệ.
Như vậy Như Ý có thể là một trường hợp này bởi bé còn có một khả năng đặc biệt khác là nhớ được rõ về kiếp trước của mình. Và nếu luân hồi thực sự tồn tại như câu chuyện của cô bé, thì con người chúng ta, đời nối đời, duyên nối duyên, rốt cuộc là vì chờ đợi điều gì?
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn
hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp
dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.
Carl Sagan, một nhà thiên văn và sinh học người Mỹ, thậm chí còn thừa nhận thực tế rằng sự luân hồi xứng đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Vấn đề “đôi khi trẻ em nhớ được các thông tin của kiếp trước một cách chính xác mà không có cách giải thích nào hợp lý hơn là sự luân hồi.”
Có một số ví dụ rất cụ thể, rất nhiều trường hợp như vậy đã được phát hiện bởi bác sĩ tâm thần Jim Tucker ở Đại học Virginia, người được cho đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực này. Năm 2008, ông công bố một bài viết về các trường hợp được cho là giống sự luân hồi trong một tạp chí.
Một trường hợp điển hình của sự luân hồi, được Jim mô tả lại, bao gồm
cả mô tả về trải nghiệm của đối tượng khi sống ở “kiếp trước”. Thú vị
là đối tượng đã mô tả chính xác về kiếp trước của mình lại là những đứa
trẻ. Độ tuổi trung bình khi những đứa trẻ này bắt đầu nhớ lại kiếp trước
của mình là khoảng 35 tháng tuổi, và việc mô tả các sự kiện và trải
nghiệm kiếp trước thường là các thông tin cụ thể, các chi tiết đáng nhớ
trong đời. Những thông tin này không thể có ai khác biết được chính xác
ngoại trừ bản thân họ đã từng trải qua. Họ đã được đưa đến các gia đình
kiếp trước của mình, xác nhận địa chỉ, nghề nghiệp và các chi tiết khác
mà họ đã sống ở kiếp trước.
Có rất nhiều người tin rằng sự luân hồi là có thật, nhưng liệu đó là lựa chọn duy nhất cho những gì diễn ra sau khi chết? Hay nó chỉ là một trong nhiều lựa chọn khác nhau cho linh hồn con người sau khi chết? Một số người tin rằng, có những linh hồn có thể luân hồi trở thành một người khác, như chúng ta thấy ở trên. Một số khác có thể luân hồi, tái sinh ở trên một hành tinh khác, trở thành người ngoài trái đất. Thậm chí họ tin rằng luân hồi chỉ là một lựa chọn của linh hồn.
Các khả năng khác bao gồm cả lựa chọn đi đến những chiều không gian khác và trải nghiệm cuộc sống ở đó hoặc lựa chọn không luân hồi và trải nghiệm cuộc sống phi vật chất. Có thể nào, một linh hồn bắt buộc phải luân hồi cho đến khi được “giác ngộ” và lên một “đẳng cấp” mới? Ai mà biết được. Hay có lẽ, linh hồn có một nguồn gốc, bắt nguồn từ một nơi nào đó? Có rất nhiều câu hỏi, quá nhiều khả năng có thể xảy ra và sự luân hồi có thể một trong số đó.
Một video về Boriska trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi
Kerry Cassidy của Dự án Camelot. Đây là một trường hợp rất đặc biệt,
liên quan đến một kiếp trước ở trên sao Hỏa. Đây không phải là một cậu
bé bình thường. Mẹ của em khẳng định rằng cậu bé bắt đầu nói khi mới bốn
tháng tuổi và phát âm một cách đầy đủ các từ ít lâu sau. Tám tháng
tuổi, cậu bé đã nói thành thạo thành các câu và khi hai tuổi thì đã có
thể đọc.
Cậu bé trở nên nổi tiếng trong vùng vì quá thông minh, và khi ba tuổi thì cậu có thể đọc tên tất cả các hành tinh của Hệ Mặt trời, biết được có bao nhiêu thiên hà và nhiều điều khác. Cậu bé đã biết quá nhiều về thiên văn học và điều này là bất khả thi với một đứa trẻ cùng tuổi. Các bạn có thể xem video trên youtube thông qua tiêu đề "Project Camelot Interviews Boriska". Sau đây là một số trích dẫn trả lời phỏng vấn của Boriska.
“Người sao Hỏa có thể di chuyển đến rất nhiều thiên hà và các hệ hành tinh.”
“Có những phi thuyền giống như máy bay. Nó có hình tam giác. Có những con tàu giống như hình giọt nước.”
Cậu bé nói rằng những phi thuyền này sử dụng “năng lượng plasma, năng lượng ion. Nếu sử dụng nhiên liệu là xăng thì tiêu tốn rất nhanh, động cơ quá mạnh.”
Cậu bé cũng nói về sự dịch chuyển tức thời, rằng “cổng dịch chuyển làm chậm thời gian và mở ra một lỗ hổng nơi mà thời gian chạy cực nhanh... Tôi không thể nói chính xác. Tôi không thể nhớ. Nó mở ra một chiều và sau vài giây hoặc vài phút, nó mở ra ở một nơi khác trong vũ trụ.”
“Không phải tất cả các phi thuyền đều giống nhau. Các con tàu sử dụng động cơ plasma bị giới hạn di chuyển chỉ trong Hệ Mặt trời với tốc độ cao. Các con tàu có hình dạng giọt nước có thể chở được các con tàu khác.”
“Trái đất có công nghệ và sự phát triển của riêng mình. Ví dụ, nếu chúng ta có động cơ plasma và ion thì những giống loài khác có động cơ năng lượng.”
Cậu bé đã nói về các giống loài khác ở các hành tinh khác, sự hợp tác và chiến tranh giữa các hành tinh. Cậu ta còn nói về những người vẫn đang sống ở sao Hỏa, nhưng họ sống bên dưới bề mặt và sâu trong hành tinh. Cũng theo cậu bé, những người này hít thở khí CO2.
Cách đây không lâu khi NASA kêu gọi một cuộc họp báo để công bố một khám phá quan trọng liên quan đến sao Hỏa. Trong cuộc họp, họ đã tiết lộ một số thông tin gây sốc, làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của chúng ta về hành tinh “đỏ”. Họ công bố rằng sao Hỏa thực sự có những con sông có nước chảy. Những gì chúng ta tin rằng chỉ là sa mạc khô cằn và sỏi đá thực ra là một mùa, không giống như Trái đất của chúng ta.
Lujendra Ojha, một nhà khoa học hành tinh tại Viện Công nghệ Georgia đã khám phá ra bằng cách sử dụng những hình ảnh từ Vệ tinh Do thám sao Hỏa của NASA.
Trích dẫn dưới đây được lấy từ cuộc họp báo.
“Sao Hỏa không chỉ là một hành tinh sa mạc khô cằn như chúng ta nghĩ trước đây... và nước ở dạng lỏng đã được tìm thấy trên sao Hỏa.” James Green, giám đốc khoa học hành tinh của NASA.
Rõ ràng, với tuyên bố rằng tìm thấy nước ở sao Hỏa, khả năng xuất hiện sự sống ở gần bề mặt trở nên hợp lý hơn. Buổi họp báo cũng đi vào chi tiết về khí quyển và điều kiện ở sao Hỏa và làm cách nào mà sao Hỏa có thể hỗ trợ sự sống trong quá khứ.
“Chúng tôi đang tới sao Hỏa, hành trình của chúng tôi đến sao Hỏa
là một cuộc thám hiểm khoa học, nhưng sẽ rất sớm thôi chúng tôi mong
rằng có thể đưa con người lên hành tinh đỏ để khám phá và khoa học sẽ
dẫn đường. Tuyên bố tìm thấy nước trên sao Hỏa là một trong những lý do
tại sao tôi cảm thấy đúng đắn khi đưa các nhà sinh học và khoa học hành
tinh lên sao Hỏa. Điều này sẽ trả lời cho câu hỏi ‘Liệu có sự sống trên
sao Hỏa?’” John Grunsfeld, Phó chỉ huy Nhiệm vụ Khoa học của NASA.
Đây là một viện trích thú vị, liên quan đến việc Boriska đã nói về con người sống bên dưới bề mặt sao Hỏa.
“Khả năng của sự sống bên trong sao Hỏa luôn luôn rất cao. Chắc chắn có nước ở đâu đó ở lớp vỏ sao Hỏa... Nó rất giống, như tôi nghĩ rằng có sự sống đâu đó ở lớp vỏ của sao Hỏa.” Alfred McEwen, Giám đốc Ngiên cứu, HiRISE, Đại học Arizona.
Bên dưới đây là một vài trích dẫn thú vị nữa, bởi cậu bé cũng nói rằng sao Hỏa trải qua một số thay đổi khí hậu lớn.
“Chúng ta càng quan sát sao Hỏa, chúng ta càng thấy nó là một hành tinh hấp dẫn, từ robot thám hiểm tự hành Curiosity mà chúng ta biết rằng sao Hỏa rất giống với Trái Đất với vùng biển dài mặn, hồ nước ngọt, những ngọn núi phủ tuyết trắng, những đám mây và chu kỳ của nước giống như Trái Đất... Nhưng có cái gì đó đã diễn ra ở sao Hỏa, nó bị mất nước.” John Grunsfeld.
John cũng thảo luận về khả năng có thể sao Hỏa trước đây duy trì được sự sống, trước khi một sự kiện nào đó diễn ra làm cho hành tinh bị biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học vẫn đang vật lộn để tìm ra sự kiện hoặc chuỗi sự kiện có thể đã xảy ra.
“Sao Hỏa giống với Trái Đất nhất... (trong quá khứ) sao Hỏa là một hành tinh rất khác, nó có một bầu khí quyển rộng lớn và chúng tôi tin rằng nó từng tồn tại một đại dương khổng lồ và rất sâu. Như vậy sao Hỏa thật sự có nguồn tài nguyên nước phong phú ba tỷ năm trước. Nhưng có chuyện gì đó đã diễn ra. Khí hậu ở bề mặt sao Hỏa biến đổi và mất đi nguồn nước bề mặt.” James Green.
Các nhà khoa học nhấn mạnh một thực tế rằng có gì đó đã diễn ra và là nguyên nhân chính thay đổi khí hậu sao Hỏa. Trong cuộc phỏng vấn trên, cậu bé cũng nói về vấn đề này.
Theo Tiến sĩ John Brandenburg, nhà vật lý plasma, sự sống trên sao Hỏa đã bị tiêu diệt bởi chiến tranh hạt nhân. Ông cũng tin rằng một vài nền văn minh từ thời cổ đại đã nhắn đến điều này và trong tác phẩm xuất bản của mình, ông cho rằng màu sắc và thành phần đất của sao Hỏa là hỗn hợp sau những vụ nổ phân hạch. Từ đó dẫn đến phơi nhiễm phóng xạ hành tinh.
Trong một nghiên cứu mới trên tạp chí Consciousness and Cognition, các nhà khoa học nói rằng hồi tưởng kiếp nhân sinh là có thật. Thậm chí, một phần bộ não đã được tìm thấy là nguyên nhân, giúp những người trải qua cảm giác cận tử nhìn ngược lại được một dòng các sự kiện đã xảy ra trong đời họ.
Sự thú vị chưa dừng lại ở đó, một trong những hiệu ứng phổ biến nhất của hồi tưởng kiếp nhân sinh là khả năng trải nghiệm cảm xúc từ góc nhìn của người khác. “ Tôi đã có thể nhập vào từng người và cảm nhận được những nỗi đau trong cuộc sống họ từng trải qua ”, một người mô tả lại kinh nghiệm của mình. “ Tôi được cho phép trở thành một phần của họ và cảm nhận những cảm giác của họ ”.
Tham khảo Dailymail
Tiến sĩ Ian Stevenson.
Nhiều người cho rằng, vết bớt là dấu vết của sự luân hồi.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ đến từ "kiếp trước"
Bí ẩn những đứa trẻ 'đến từ kiếp trước'
Có những em bé khẳng định mình được đầu thai từ kiếp trước, song nhiều người không tin và cho rằng các em mắc bệnh tâm thần hoặc bị ma ám.
Ảnh minh họa: Healthsina.
|
Điển hình là trường hợp cô bé Sally 3 tuổi luôn nói rằng tên thật của mình là Joseph. Lúc đầu cha mẹ của em, bà Anna và ông Richard, nghĩ
con gái nói đùa song họ thừa nhận có nhiều điều rất khó hiểu. Sally
luôn khẳng định mình là một cậu con trai và cha mẹ hiện tại không phải
cha mẹ ruột. "Con bé bảo tên là Joseph, sống trong một ngôi nhà nhỏ bên
bờ biển với rất nhiều anh chị em. Những điều nó kể dường như là ký ức
của một cậu bé nào đó tên Joseph, vì thế chúng tôi rất lo lắng", bà Anna
chia sẻ trên Health Sina.
Nhiều người cho rằng Sally mắc bệnh tâm thần, một số khác tin cô bé
được đầu thai hoặc bị ma ám. Dù lý do gì cũng rất đáng sợ. Về phần mình,
Sally tỏ ra thất vọng vì người lớn luôn nghĩ bé chỉ đùa vui thôi.
Đầu năm nay, cuốn sách Memories Of Heaven được xuất bản dựa trên những lá thư và email về các câu chuyện như trên được
gửi đến tiến sĩ Wayne Dyer cùng trợ lý của ông là Dee Garnes. Cuốn sách
được biên dịch khi tiến sĩ Dyer bị bệnh bạch cầu trong nhiều năm. Ông
qua đời vì một cơn đau tim trước khi sách được công bố. Cuốn sách thu
thập hàng chục câu chuyện tương tự trường hợp của bé Sally.
Các nhà biên soạn sách cho rằng đây là những ký ức về cuộc sống trong
quá khứ với độ tin cậy cao, bởi thực tế đó là những đứa trẻ mô tả cái
chết, trong khi chúng vẫn còn quá nhỏ để hiểu về cái chết. Có hàng
tá các câu chuyện trong cuốn sách của Dyer, từ một cô gái nhớ lại đã
từng là người lính trong thời chiến, cô bé nói một ngoại ngữ nào đó
không xác định được trong lúc ngủ, tới cậu bé thường xuyên khẳng định
mình là một người đàn ông lớn tuổi ngồi trên lò sưởi…
Hầu hết mọi người đọc những câu chuyện như vậy sẽ nói rằng có lẽ những
đứa trẻ này thoáng nhìn thấy một sự kiện nào đó trên tivi và sự kiện đó
được phát triển trong tiềm thức của chúng. Tuy nhiên người ta lại không
thể lý giải được tại sao những hồi ức của kiếp trước của các em lại phù
hợp với lịch sử gia đình. Tại sao các bé có thể biết về những người thân
đã chết trước khi chúng được sinh ra?
Mặc dù còn nhiều tranh cãi, song những câu chuyện này trở nên vô cùng
hấp dẫn bởi nó phác họa về sự luân hồi một cách rõ ràng, không xảy ra
một cách ngẫu nhiên. Trường hợp như vậy thường liên quan đến một trẻ em
tự xưng một người nào đó là thành viên của gia đình trong quá khứ. Đôi
khi, “kỷ niệm” của những đứa trẻ đó còn là việc lựa chọn cha mẹ của mình
khi sinh ra. Đôi khi những câu chuyện lại là một quá khứ đau đớn hoặc
thiên đàng hạnh phúc.
Cho đến nay những người cho đó là chuyện nhảm nhí thường dè bỉu rằng
những câu chuyện này chỉ là tưởng tượng của trẻ con. Còn các nhà khoa
thì luôn quan tâm đi tìm lời giải bởi thực tế những ký ức ấy rất sống
động, rõ ràng và chắc chắn. "Không biết có hay không kiếp luân hồi,
nhiều người lớn chúng ta vẫn vô tình hay cố ý lãng quên hoặc không quan
tâm tới", tiến sĩ Wayne Dyer nói.
Mai Loan
Chúng ta hay nói “kiếp trước – kiếp sau’, Vậy chúng có liên hệ với nhau như thế nào ?
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta hay nhắc đến kiếp trước, kiếp sau,…nó là vòng tuần hoàn trong luân hồi sinh tử. Bạn đã biết gì về nó chưa?
Rằng tại sao có người sinh ra đã bị mù, bị giết chết trong
chiến tranh? Tại sao có người sống trong cảnh nghèo đói bần cùng trong
khi có người lại sống yên bình, hạnh phúc và thu nhập ổn định? Cũng như
vậy, tại sao có người liên tục gặp phải những chuyện xui xẻo không may
mà họ dường như không cách nào thay đổi được?
Một cách nhìn nhận vấn đề, khi chúng ta mang hình dáng con
người đến thế gian này, từ cuộc sống chúng ta sẽ có những bài học nhất
định. Thậm chí tới cuối đời gặp thất bại con người mới nhận ra bài học
chân thực để làm người, thật quá muộn!
Và thượng đế cho họ một cơ hội khác để “sống tốt hơn” ở một
kiếp sống khác – với một bộ dạng và hoàn cảnh khác hoặc có thể giống y
đúc với kiếp trước đó. Nhưng những gì xảy ra trong đời của họ là không
báo trước. Do đó mâu thuẫn và những khổ nạn bắt đầu phát triển. Đằng sau
những thành công, con người để lại cho mình những kinh nghiệm sống cố
hữu và theo thời gian trở nên thâm căn cố đế, và thật khó để đột phá.
Thế nên từ quan điểm cuộc sống hiện đại con người không
cách nào lý giải được những rủi ro bất hạnh và không cách nào giải thoát
tự thân. Thực ra, nó chỉ là một bài học cụ thể được lặp lại để con
người hoàn trả món nợ từ kiếp trước.
Liệu họ có nhận ra? May mắn thay có một hình thức khiến con người có
thể kết nối với quá khứ gọi là thôi miên. Mỗi việc tốt, xấu, ân oán từ
các kiếp sống đều được lưu giữ lại trong bộ nhớ tiềm thức, và trong
trạng thái vô thức con người có thể tiến nhập và biết được các mối quan
hệ nhân duyên lâu đời của nó.
Sau khi biết được các mối quan hệ nhân duyên từ tiền kiếp,
con người hiểu biết và học cách tha thứ để nó không bao giờ trở lại
trong kiếp sống này cũng như các kiếp sống tiếp theo nữa.
Hầu như bất kỳ vấn đề nào chưa được giải quyết từ các kiếp
đều có liên quan đến sức khỏe, các mối quan hệ, sự nghiệp, tài chính,
nỗi sợ hãi, ám ảnh và nghiện ngập trong kiếp này.
Vì vậy cứ để nỗi sợ hãi ám ảnh trong tiềm thức có thể khiến
bạn phải chịu một số phận tương tự trong kiếp này. Vì mọi ân oán đều
được xóa hoàn toàn bởi sự tha thứ cho thủ phạm và sự hồi tưởng ký ức
thông qua người thôi miên hoặc người có năng lực hòa giải.
Dưới đây là những nỗi sợ hãi khác nhau và những trường hợp có thể đã từng phát sinh từ kiếp trước:
- Sợ phải lãnh đạo – Điều này được gây ra bởi lạm dụng quyền lực trong một cuộc sống quá khứ. Có thể vì điều đó họ đã từng gây ra tội lỗi sai lầm chỉ vì một quyết định mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào đó.
- Sợ thân mật-Nhiều người gặp phải vấn đề này đã vi phạm hoặc bị lạm dụng trong đời trước, nên kiếp này họ thiếu tin tưởng và nang theo một nỗi sợ hãi khi tiếp cận với người khác.
- Không thể buông bỏ một mối quan hệ- Những người này có thể cần phải giải quyết nợ nần tiền kiếp trước khi chấm dứt mối quan hệ đó. Thông thường, họ không dễ không nhận ra cho tới khi nghiệp đã hoàn thành và đó là thời gian để nó di chuyển.
- Vấn đề tiền bạc- Đây có thể là một sự tham lam đến mức làm tổn hại tới sức khỏe và kế sinh nhai của người khác trong một kiếp sống. Khiến kiếp sống này có tình trạng khan hiếm tiền tiền bạc, mất mát, thiệt hại tài chính hay những thất bại liên tiếp khiến họ không kiếm được tiền.
- Tăng cân/vấn đề mất mát- Nhưng đôi khi đây cũng là kết quả của quá khứ thiếu thốn thực phẩm, chết đói. Nên trong kiếp này người ta ăn quá nhiều vì nỗi ám ảnh sợ hãi thiếu ăn trong tiềm thức.
- Bệnh tật – một số bệnh, đặc biệt là những căn bệnh y học không lời giải, có thể liên quan trực tiếp đến quan hệ nhân quả từ tiền kiếp. Đối với những bệnh tật khác, kiếp trước có thể là một trong những yếu tố góp phần gây ra.
- Nhiều người cảm thấy triệu chứng vật lý trong quá trình thôi miên, chẳng hạn như đau đầu hoặc tức ngực, run rẩy cơ thể, khó thở và khóc. Các triệu chứng này biến mất khi gần kết thúc quá trình. Nếu thủ phạm/nạn nhân được cho biết đích danh trong đời này của họ thì cần một cuộc đối thoại để bài trừ những hiểu lầm hiện tại dựa vào quá khứ.
Tieuthien / Theo edgemagazine.net, Tinhhoa
Mối quan hệ của kiếp trước
Tác giả: Tiểu Liên
[Chanhkien.org] Chúng ta luôn nói về quan hệ của kiếp trước, nhưng sự quan hệ của kiếp trước đến từ đâu? Tôi muốn thăm dò đề tài này để mở mang thêm kiến thức của chúng ta, tầm nhìn và làm tan đi những nhận định trước, cái mà hình thành từ lâu đời.
Đời sống của chúng ta đã nghiêm ngặt về ngôn ngữ, bao gồm tâm hồn chính và phụ bên cạnh sức mạnh của cơ thể trong chiều hướng này. Những người đọc sách Chuyển Pháp Luân hiểu điều này. Tất cả chúng ta trên cỏi trần này luôn thích đồ đẹp trong những lúc đầu thai. Tâm hồn chính của chúng ta và phụ mang theo những gì khi họ sinh ra và từ bỏ tất cả khi họ lìa đời. Vì vậy khi chúng ta nói về đời sống của kiếp trước, chúng ta thường nói về liên hệ giữa phần chính của tâm hồn và phần phụ của tâm hồn.
Lấy một ví dụ dưới đây để giải thích vấn đề:
Một người chỉ có thể có một tâm hồn chính và vài tâm hồn phụ trong một chi tiết của đời sống. Giải thích đơn giản, Chúng ta hãy giả bộ như là có hai phần phụ của tâm hồn và tất cả mọi người vẫn giống nhau. Phần chính của tâm hồn làm chức năng chính trong đời sống trong khi đó phần phụ tâm hồn chỉ nhắc lại chính tâm hồn đã làm điều gì sai trái trong nhân loại.
Hãy nghĩ bao nhiêu sự phối hợp trong lúc đầu thai! Tâm hồn chính của cuộc đời này không còn liên quan tới đời sau. Tâm hồn phụ có thể giống nhau; có thể tâm hồn phụ sẽ trở thành tâm hồn chính trong kiếp tới. Giống như một sát xuất của bài toán tính theo tập hợp của hai phần chữ cái “abc” và “def” đễ kết hợp thành ba phần chữ. Không có nối liền lại với nhau. Kết quả của một sự kết hợp khác nhau! Vả lại, đây là một sự sắp xếp đơn giảnnhất. Khi những đời sống khác nhau đều góp phần vào trong này, có thể tưởng tượng được góc độ của sự phức tạp.
Đó là lý do tại sao chúng ta tìm thấy cảm giác của chúng ta gần với những người sống ở xa mà chưa một lần gặp trong đời. Đó không chỉ là chúng ta gặp người đó một lần trong đời, có thể là có sự quen biết trong kiếp trước hay bạn thân. Có thể là sự liên hệ của kiếp trước. Quan hệ kiếp trước có thể bền vững hơn.
Giờ đây chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về sự liên hệ của kiếp trước.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/9/13/39989.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4449
Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau
(Soha.vn) - Các nhà khoa học vẫn chưa hề có lời giải nào chính xác cho những vụ việc bỗng dưng có người tới nhà nhận là người tình kiếp trước.
“Lộn kiếp” để bám theo tình cũVào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?
Theo lời kể của bà Catherine Wright, trước khi lấy chồng, bà yêu một chàng trai tên là Walter Miller. Một đêm năm 1967 sau khi đi khiêu vũ về với người bạn, do quá chén, anh đã ngủ gục sau tay lái khiến xe đâm xuống ruộng và chết ở tuổi 18. Lúc đó, Catherine và Walter đã có 3 năm yêu nhau thắm thiết và đã đính ước với nhau. Điều này khiến Catherine đau đớn cùng cực, và để quên đi bất hạnh đó, một năm sau, Catherine lấy người bạn là Frederick Wright làm chồng. Michael là con thứ hai của họ.
Cũng vào khoảng một năm sau khi Walter Miller mất, Catherine mơ thấy hồn anh về báo sẽ tái sinh “để tiếp tục vẽ chân dung cho em” (Miller vốn có năng khiếu hội họa). Catherine nghĩ biết đâu điều đó là thật, nhưng chẳng bao giờ nghĩ bạn trai cũ trở lại chính gia đình mình.
Cậu bé Michael bắt đầu nói về tiền kiếp từ năm 3 tuổi, kể những chuyện mà một đứa trẻ tuổi đó không thể biết, khiến người mẹ hãi hùng. Một hôm, bà Catherine Wright rụng rời khi nghe con gọi “Carole Miller”, đó là tên thời con gái của chị ruột Walter, người mà Michael đã gặp 2 lần nhưng luôn được giới thiệu theo họ của chồng là Carole Davis.
Vì sợ hãi, bà Catherine Wright không khuyến khích con mình nói chuyện luân hồi, chuyển kiếp, nhưng cậu bé không chịu thôi. Để chứng minh mình chính là Walter, Michael kể với mẹ chi tiết về vụ tai nạn: "Tôi và bạn cùng đi trên một chiếc xe, xe đâm xuống ruộng, lăn đi lăn lại nhiều vòng, cửa xe bật mở, tôi văng ra ngoài và chết ngay tại chỗ". Michael nói chính xác tên người bạn, kể rằng hai người đã dừng xe đi tiểu ra sao, cửa kính vỡ như thế nào, xác “của cậu” được chở qua cầu ra sao… Các bài báo và hồ sơ về vụ tai nạn đã cho thấy, những điều Michael nói là chính xác. Và chuyên gia về luân hồi Ian Stevenson sau khi nghiên cứu cũng tin rằng cậu bé chính là hiện thân của Walter.
Ngậm ngùi gặp lại người chồng kiếp trước
Một ngày năm 1952, khi đi cùng bố qua thị trấn Katni (Ấn Độ) cách nhà mấy chục cây số, cô bé 3 tuổi Swarnlata Mishra bỗng nhiên bảo bác lái xe “rẽ qua nhà cháu uống trà và nghỉ ngơi”. Ai nấy ngơ ngác khi cô bé nói mình chính là Biya Pathak, sống ở khu Zhurkutia thuộc Katni cùng chồng và 2 con trai, trong ngôi nhà sơn trắng có cửa sắt đen, 4 phòng trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá, sau nhà là một trường nữ sinh, trước nhà là đường ray tàu hỏa. Cô bé nói mình đã chết vì “đau họng” và người chưa là bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur.
Ảnh minh họa
Mấy tháng sau đó, giữ bí mật với tất cả, chồng, em trai và con cả của Biya Pathak đột ngột đến nhà Swarnlata cùng với 9 người đàn ông khác để thử Swarnlata. Cô bé 10 tuổi lập tức nhận ra cậu em trai, gọi đúng cái biệt danh “Baboo” mà Biya đặt cho cậu hồi nhỏ.
Cô bé đi quanh một vòng, nhận ra vài người cùng quê, rồi đến trước mặt chồng, Sri Pandey, gọi tên anh và nhìn xuống đầy e thẹn như mọi người vợ Hindu khác khi đứng trước lang quân. Cô nhắc chuyện Sri Pandey từng lấy trộm 1.200 rupi mà Biya cất trong hộp, khiến người chồng sửng sốt vì chuyện này chỉ vợ chồng anh biết.
Swarnlata cũng âu yếm gọi Murli, con trai cả mà khi Biya, mồ côi mẹ khi 13 tuổi, lúc này đã là một thanh niên. Mặc dù anh chàng chỉ một người bạn, bảo đây mới chính là Murli nhưng “người mẹ” vẫn khăng khăng chỉ “đúng người đúng tội”. Vẫn chưa tin, Murli chỉ vào một cậu bạn khác, nói đó là Naresh, con út của Biya, nhưng Swarnlata bảo không phải.
Swarnlata cũng được bố đưa về “nhà cũ” ở Katni vài tuần sau đó. Cô bé nhận ra những ngôi nhà đã được tu sửa những chỗ nào so với hồi Biya còn sống, rồi tự tìm đến căn phòng riêng của mình kiếp trước, và căn phòng nơi cô nằm lúc lâm chung. Cô nhận diện chính xác từng người em, người cháu, những người họ hàng của chồng mình. Cậu cả Murlir lại đưa đến một chàng trai, giới thiệu là bạn, nhưng Swarnlata khẳng định đây chính là đứa con út của mình, Naresh.
Tất cả mọi người càng tin chắc Swarnlata chính là Biya khi cô bé kể thêm nhiều chuyện “thâm cung bí sử” mà chỉ một vài người trong gia đình biết được. Cả gia đình Pathak coi cô bé 10 tuổi ấy là người nhà mình. Thậm chí sau này, khi Swarnlata đến tuổi lấy chồng, bố cô còn bàn bạc với gia đình Pathak xem nên chọn ai làm rể.
Swarnlata Mishra.
Cô bé 6 tuổi bỏ nhà đi tìm người chồng kiếp trước
Lên 4 tuổi, cô bé Shanti Dévi, sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, bắt đầu khiến bố mẹ từ buồn cười đến lo ngại khi nói rằng “nhà của con ở thành phố Mathura, nơi chồng con đang sống”. Trong 2 năm, cô bé nói đi nói lại điều này rất nhiều lần khiến bố mẹ khó chịu, giận dữ.
Năm lên 6 tuổi, Shanti Dévi trốn khỏi nhà, quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150 km, nhưng không làm nổi. Có hôm, Shanti nói với bạn cùng lớp rằng sự thực mình tên là Lugdi Dévi, đã có chồng, thậm chí còn có một đứa con nhưng không được chăm sóc nó vì cô chết sau khi sinh 10 ngày. Bị cả trường chế giễu, cô bé khóc tức tưởi, bỏ đi lang thang khắp nơi khiến cả nhà bổ đi tìm. Từ đó cho đến năm 8 tuổi, Shanti sống khép mình vì không ai thực sự tin cô.
Cuối cùng, lung lay trước sự kiên định ấy, các thầy giáo đã đến nhà Shanti, nói chuyện với bố mẹ và hỏi cô bé rất kỹ. Bằng thứ phương ngữ vùng Mathura mà người Delhi không ai dùng, Shanti nói chồng cô ở Mathura làm nghề buôn bán. Khi được hỏi tên chồng, cô bé ngập ngừng mãi (với phụ nữ Hindi, nói tên chồng với người khác là bất lịch sự, gây xấu hổ) rồi lấy tay che mặt, thì thầm cái tên Kedernath Chowbey.
Câu chuyện của Shanti Devi được viết thành sách.
Vị khách vốn nghĩ sẽ giúp Kedernath bóc trần một trò bịp bợm, đã sửng sốt khi nghe Shanti hỏi han nhiều chuyện ngày xưa. Để thử kỹ hơn, anh vặn hỏi nhiều câu, rồi sau đó phải van xin Shanti đừng nói nữa, khi cô bé bắt đầu nhắc đến chuyện anh ta đã tán tỉnh mình thế nào cho chồng cô đi vắng.
Nghe kể lại mọi chuyện, thương gia Kedernath Chowbey suýt ngất xỉu. Anh mang con trai đến gặp Shanti, nhưng lại tự xưng là em trai của
Nhưng cô bé kêu lên: “Anh không phải chú ấy, anh là chồng em” rồi ngã vào vòng tay anh khóc nức. Và khi cậu con trai, cũng xấp xỉ tuổi Shanti, đi vào, cô bé ôm hôn cậu như một người mẹ ôm ôm con.
Shanti còn hỏi Kedernath có giữ lời hứa lúc cô hấp hối là sẽ không đi bước nữa không, và người chồng thú nhận anh đã lấy vợ mới. Trong nhiều ngày sau đó ở Delhi, Nath đã hỏi Shanti nhiều chuyện nữa và khi trở về, anh tin chắc cô bé chính là vợ mình đầu thai trở lại.
Câu chuyện của Shanti Devi nổi tiếng đến mức chính Mahatma Gandhi cũng chú ý, yêu cầu điều tra, báo cáo về trường hợp này. Theo yêu cầu nghiên cứu, Shanti Dévi được đưa “trở lại” Mathura cùng với cha mẹ, các luật sư, nhà báo, các chuyên gia. Ngày 5.11.1935, phái đoàn đến ga Mathura và trong đám đông đến đón, cô bé lập tức nhận ra gia đình cũ của mình.
Cô bước nhanh đến một ông già, gọi “ông” và hỏi thăm về con rắn thần mà Lugdi Dévi đã gửi ông trước khi chết. Rồi cô bé dẫn cả đoàn về thẳng nhà bố mẹ chồng, rồi bố mẹ đẻ mình. Trong những ngày ở đây, cô đã tới thăm nhiều nơi chốn cũ, gặp nhiều “cố nhân” và ai qua những kỷ niệm mà cô nhắc lại, ai cũng tin chắc đây chính là Lugdi Dévi.
Điều đó khiến bố mẹ hiện tại của Shanti lo sợ rằng con gái sẽ từ bỏ họ. Bản thân Shanti cũng bị giằng xé, nhưng cuối cùng cô đã trở lại Delhi, nhất là khi cô phát hiện chồng cũ không giữ bất cứ lời hứa nào với cô. Không chỉ cưới vợ mới, Kedernath còn không cúng cho thần Krisha 150 rupi tiền tiết kiệm mà Lugdi Dévi giấu dưới tấm ván như cô trăng trối. Dù sao, cô cũng tha thứ cho chồng và hứa sẽ không lấy ai trong kiếp này. Shanti đã giữ lời hứa đó, cô sống độc thân cho đến khi qua đời vào ngày 27.12.1987.
theo Tri thức thời đại
Dấu hiệu nhận biết “cặp đôi trời sinh” có nhân duyên trời định từ kiếp trước?
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Nhân sinh có luân hồi chuyển kiếp, có nhân duyên
tiền định. Vậy dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đã gặp được mối lương duyên từ
kiếp trước.
Ảnh minh họa
Liệu có luân hồi chuyển kiếp hay không?
Trong cuộc sống hằng ngày, hẳn bạn cũng
từng trải qua cảm giác đã gặp một ai đó từ trước dù mới chỉ gặp mặt lần
đầu, giống như đã gặp nhau ở kiếp trước vậy!
Vấn đề luân hồi chuyển kiếp vẫn là điều
gây tranh cãi đối với các nhà khoa học, những câu chuyện nhớ về tiền
kiếp của những đứa trẻ khi kể vanh vách những điều đã xảy ra ở kiếp
trước đã khiến nhiều nhà khoa học kinh ngạc.
Tiến sĩ Stevenson, làm việc tại Đại học Virginia (Mỹ) đã dành 40 năm tâm sức để tìm hiểu ký ức tiền kiếp ở trẻ em.
Ông tiến hành theo dõi và nghiên cứu hơn
2.500 trường hợp trẻ em kể chuyện kiếp trước. Ông khẳng định, có hơn
1.200 trường hợp đã được chứng minh một cách khách quan.
Như vậy, dù chưa thể khẳng định sự tồn
tại của kiếp trước nhưng khoa học cũng không phủ nhận mà nghiêm túc
nghiên cứu chúng như một hiện tượng siêu nhiên.
Cảm mến nhau ngay lần đầu gặp gỡ
Khi bắt đầu một mối quan hệ, đa phần ai
nấy đều cảm thấy lạ lẫm. Nhưng nếu lần đầu gặp gỡ mà đã cảm thấy thân
thuộc, quý mến và có thiện cảm, đích thị là nhân duyên từ kiếp trước.
Trong cuộc đời mỗi người cũng ít nhất
một lần từng trải cảm xúc lạ lùng ấy khi gặp một người hoàn toàn xa lạ.
Có lẽ, giữa hai người có sự kết nối đặc biệt nào đó. Tùy vào mối quan hệ
khác nhau như bạn bè, đồng nghiệp, người thân… mà có những cảm xúc khác
nhau. Từ yêu mến, có thiện cảm cho đến yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Ganh ghét nhau ngay khi vừa gặp
Tương tự như trên, yêu mến không cần lý
do thì ganh ghét cũng chẳng cần duyên cớ gì đặc biệt. Thông thường,
người ta ghét nhau khi đã hiểu đôi chút về nhau. Đằng này, ghét mà không
có lý do, rất có thể hai bạn đã từng là “oan gia ngõ hẻm” của nhau từ
kiếp trước, có thể là đối thủ, kẻ thù…
Thay vì bài trừ người ấy, bạn nên loại
bỏ cảm xúc đó và cố gắng cải thiện mối quan hệ trong kiếp này chứ không
nên tiếp tục cái tiền oan nghiệp chướng trước đó
Sợi dây kết nối về tư tưởng
Dù mới gặp nhau, nhưng hai bạn đã có sở
thích chung, trò chuyện thân mật, gần gũi, giống như thể có sợi dây kết
nối nào đó trong tư tưởng, không cần nói ra cũng hiểu được nhau.
Đây có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ đặc biệt tiền kiếp như cha con, mẹ con, anh em, vợ chồng…
Những giấc mơ tiên tri tái hiện
Mơ có hai dạng. Một dạng hoàn toàn vẩn
vơ và không có ý nghĩa nào hết, và sau đó bạn cũng không nhớ gì. Dạng
khác sâu sắc hơn vì nó ẩn chứa những ký ức trong tâm rồi phát ra để cố
gắng liên lạc với bạn bằng phép ẩn dụ hoặc linh cảm.
Một giấc mơ gửi thông điệp nào đó có ý
nghĩa chắc chắn là phương tiện để kết nối cảm xúc từ nhiều kiếp. Trong
giấc mơ đó bạn cảm nhận được tâm can mình đang khai mở. Và bạn sẽ thấy
thâm tâm đang mách bảo bạn điều gì đó mà bạn nên làm hoặc nên tránh. Nếu
giấc mơ ứng nghiệm, chắc chắn bạn từng trải qua việc tương tự ở kiếp
trước.
Tìm thấy cảm giác thân thuộc trong mắt đối phương
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, con người có
thể giao tiếp với nhau bằng ánh mắt. Khi nhìn vào mắt ai đó trong lần
đầu gặp gỡ, bạn có một cảm giác thân quen, khó tả. Thì đó cũng là dấu
hiệu về một mối quan hệ trước đó rất lâu, thậm chí là “có duyên có nợ”
với nhau.
Ngược lại, cũng có trường hợp nhìn vào
mắt nhau là thấy sợ hãi, tội lỗi. Vì sao ư, vì đó cũng có thể là dấu
hiệu về mối quan hệ từ kiếp trước giữa hai người. Có thể bạn đã mắc nợ
người ta hoặc ngược lại. Vì từng làm tổn thương cho nhau ở kiếp trước,
nên kiếp này vẫn lưu lại cảm giác khó tả dù cả hai không còn kí ức gì về
nhau.
Có cảm giác hồi tưởng mơ hồ
Vừa mới gặp ai đó, bạn đã có cảm giác
mãnh liệt đến khó tả, muốn hồi tưởng về quá khứ dù không thể phân định
rõ những điều đã xảy ra. Nó giống như một cảnh tưởng gì đó bỗng nhiên
xuất hiện rất nhanh nhưng rất đỗi thân quen, chẳng có từ ngữ nào diễn tả
nổi.
Không chỉ cảm xúc, những hình ảnh khó
hiểu cũng có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ tiền kiếp. Đó là những
mảnh kí ức còn xót lại, luôn đi theo bạn ở kiếp này.
Tình yêu sét đánh
Ngay lần đầu gặp gỡ, bạn đã có cảm giác
vô cùng mãnh liệt rằng đó chính là nửa kia của mình, hai bạn hoàn toàn
thuộc về nhau, dù đối phương chưa nói, làm hay thậm chí là chưa đến gần
bạn. Đó gọi là tình yêu sét đánh.
Điều này tưởng chừng như chỉ có trong
phim ảnh, nhưng trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp như vậy. Nên lý
giải điều đó thế nào, phải chăng vẫn là vì nhân duyên tiền định, nhân
sinh không thoát khỏisố kiếp luân hồi?
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
đăng bởi: phunutoday
Như Ý – tên đầy đủ là Nguyễn Thị Như Ý (15 tuổi), được coi là người tường hiểu về Phật giáo, sống tại ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang cùng gia đình. Từ khi còn nhỏ, Như Ý đã thể hiện khả năng kỳ lạ của mình.
Hơn 3 tuổi, Như Ý đã bộc lộ sự am hiểu sâu sắc Phật đạo nói chung và tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, khiến không chỉ cha mẹ và ngay cả giới đồng đạo với em phải sửng sốt. Theo anh Nguyễn Thành Hạnh (cha ruột Như Ý) cho biết, ngoài việc học xuất sắc ở trường, đọc sách và nghiên cứu đạo pháp tại nhà là niềm đam mê của Như Ý. Cô bé Như Ý giờ đã 15 tuổi.
Những người dân sống tại Vĩnh Lợi, An Giang rất yêu quý cô bé, họ cho rằng cô bé có duyên tiền kiếp với Phật Pháp nên mới có được khả năng như vậy. Cô bé cũng rất ngoan ngoãn lễ phép, có vầng trán cao, đôi mắt sáng và giọng nói ấm áp, dễ gây thiện cảm dù là người mới tiếp xúc lần đầu.
Chị Nguyễn Thị Cam, mẹ của Như Ý kể lại rằng ngay từ khi còn bé, Như Ý đã đặc biệt chăm chú quan sát mỗi khi anh chị cúng lạy và bắt chước theo. Hai vợ chồng chị vốn là người rất mộ đạo, cả hai đều sinh ra trong một gia đình có truyền thống đạo Hòa Hảo, anh chị cũng đã chính thức quy y theo đạo được gần 20 năm nay.
Anh Hạnh còn cho biết thêm: “Tôi vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống đạo Phật Hòa Hảo. Hồi chưa lấy vợ, trong những ngày lễ, tôi vẫn thường tham gia những buổi thuyết giảng của các đạo sĩ, giảng sư tại những trung tâm Phật giáo hoặc ở các chùa. Nghe nhiều thấy mê, rồi mình sinh lòng cảm mến lúc nào không hay. Từ đó, mỗi ngày niệm Phật, tôi cứ đinh ninh và ước mơ sau này sinh con, sẽ trở thành người thuyết giảng Phật pháp cho chư tăng huynh đệ, để đạo hạnh được tăng thêm nhiều phần. Nay thì mong ước của tôi đã trở thành hiện thực, thông qua con gái bé nhỏ của mình”.
Nhớ lại về tiền kiếp của mình
Chị Cam, vợ anh Hạnh kể lại: “Khi được hơn 3 tuổi, Như Ý có khả năng nói chuyện về Phật pháp như một người trưởng thành, giống hệt một tu sĩ truyền đạo. Tui thấy lạ, hỏi bé thì Như Ý nói rằng bé chỉ mượn mẹ để đầu thai xuống kiếp này tu hành thêm mà thôi. Kiếp trước của bé là một người sinh ra có cha mẹ giàu sang, song bé chỉ muốn đi tu mà không được song thân chấp thuận, nên phải tu tiếp”.
Như Ý khi còn bé.
Có lần Như Ý không nghe lời khuyên răn của cha mẹ nên bị mẹ mắng, không ngờ bé cười rồi cất lời: “Con là một người khác chứ không phải là con mẹ đâu ạ, kiếp này con chỉ mượn cha mẹ để lên đây tu thành thêm kiếp đạo dang dở của con thôi”.
Mới đầu khi nghe con gái nói như vậy, vợ chồng anh Hạnh cũng rất lo lắng vì thấy con vô cùng khác thường so với những đứa trẻ khác. Nhất là khi bé liên tiếp nói về tiền kiếp của mình cho cha mẹ và mọi người nghe. “Thấy nó (Như Ý) hợp với đạo, nên tôi không cho bé nói nữa, mà tìm cách giải thích cặn kẽ để bé hiểu. Những điều này hoàn toàn có thực, nhưng do sợ người ta đàm tiếu rằng cha mẹ tôn sùng con cái để tuyên truyền mê tín dị đoan nên vợ chồng tôi không kể lại cho một ai”.
Say mê nghiên cứu đạo pháp
Dù được nhiều người yêu mến về sự am hiểu và
khả năng trình bày của mình, Như Ý vẫn luôn khiêm tốn tự nhận mình “chỉ
là một người hiểu ít nhiều Phật giáo”, chứ không bao giờ nhận là một vị
“giảng sư” như mọi người thường gọi. Trong cuộc sống thường ngày của
mình, Như Ý chỉ luôn say mê học tập văn hóa, nghiên cứu đạo hạnh. Cô bé
cũng cho biết thêm những khả năng mà em có được là do công tu tập, trao
dồi mà thôi.
Như Ý đàm đạo cùng mọi người.
Ông cho biết thêm nếu những người kiếp trước tu hành tinh tấn thì kiếp này họ có trí tuệ sáng suốt hơn người, họ được phúc báo về trí nhớ tốt. Cộng với công năng tu tập ở tiền kiếp của họ vẫn còn nên họ có thể thấu hiểu được kinh Pháp dù tuổi đời còn nhỏ tuổi.
Điều này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Dick Sutphen. Ông là người nghiên cứu kỹ càng đối với những người có trí nhớ về luân hồi, và ghi lại kết quả trong cuốn sách “Tình yêu tiền định” (Predestined Love) và “Liệu pháp nhớ lại kiếp trước” (Past-life Therapy in Action). Theo đó, tài năng và tri thức của một người phải trải qua đời đời kiếp kiếp tích luỹ mới có thể đạt được.
Chẳng hạn như, có một người đối với âm nhạc cảm thấy rất hứng thú, hạ quyết tâm bỏ công sức vào âm nhạc để có thành tựu. Anh ta ở trong sáu lần luân hồi đã một mực bồi dưỡng năng lực âm nhạc của mình, mỗi đời đều có một chút tiến bộ. Cuối cùng, ở đời này, anh ta trở thành một nghệ sĩ nổi danh. Còn có một người phụ nữ, ở kiếp này cô ấy có 30 năm cuộc sống hôn nhân hạnh phúc khiến người khác hâm mộ, đây là bởi vì cô ấy qua nhiều lần chuyển thế luôn một mực chú trọng tăng thêm nhận thức giá trị trong các mối quan hệ.
Như vậy Như Ý có thể là một trường hợp này bởi bé còn có một khả năng đặc biệt khác là nhớ được rõ về kiếp trước của mình. Và nếu luân hồi thực sự tồn tại như câu chuyện của cô bé, thì con người chúng ta, đời nối đời, duyên nối duyên, rốt cuộc là vì chờ đợi điều gì?
Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Cậu được gọi tên là "Cậu bé sao Hỏa".
Carl Sagan, một nhà thiên văn và sinh học người Mỹ, thậm chí còn thừa nhận thực tế rằng sự luân hồi xứng đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Vấn đề “đôi khi trẻ em nhớ được các thông tin của kiếp trước một cách chính xác mà không có cách giải thích nào hợp lý hơn là sự luân hồi.”
Có một số ví dụ rất cụ thể, rất nhiều trường hợp như vậy đã được phát hiện bởi bác sĩ tâm thần Jim Tucker ở Đại học Virginia, người được cho đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực này. Năm 2008, ông công bố một bài viết về các trường hợp được cho là giống sự luân hồi trong một tạp chí.
Có rất nhiều người tin rằng sự luân hồi là có thật, nhưng liệu đó là lựa chọn duy nhất cho những gì diễn ra sau khi chết? Hay nó chỉ là một trong nhiều lựa chọn khác nhau cho linh hồn con người sau khi chết? Một số người tin rằng, có những linh hồn có thể luân hồi trở thành một người khác, như chúng ta thấy ở trên. Một số khác có thể luân hồi, tái sinh ở trên một hành tinh khác, trở thành người ngoài trái đất. Thậm chí họ tin rằng luân hồi chỉ là một lựa chọn của linh hồn.
Các khả năng khác bao gồm cả lựa chọn đi đến những chiều không gian khác và trải nghiệm cuộc sống ở đó hoặc lựa chọn không luân hồi và trải nghiệm cuộc sống phi vật chất. Có thể nào, một linh hồn bắt buộc phải luân hồi cho đến khi được “giác ngộ” và lên một “đẳng cấp” mới? Ai mà biết được. Hay có lẽ, linh hồn có một nguồn gốc, bắt nguồn từ một nơi nào đó? Có rất nhiều câu hỏi, quá nhiều khả năng có thể xảy ra và sự luân hồi có thể một trong số đó.
Sự luân hồi và hành trình của linh hồn
Cậu bé trở nên nổi tiếng trong vùng vì quá thông minh, và khi ba tuổi thì cậu có thể đọc tên tất cả các hành tinh của Hệ Mặt trời, biết được có bao nhiêu thiên hà và nhiều điều khác. Cậu bé đã biết quá nhiều về thiên văn học và điều này là bất khả thi với một đứa trẻ cùng tuổi. Các bạn có thể xem video trên youtube thông qua tiêu đề "Project Camelot Interviews Boriska". Sau đây là một số trích dẫn trả lời phỏng vấn của Boriska.
“Người sao Hỏa có thể di chuyển đến rất nhiều thiên hà và các hệ hành tinh.”
“Có những phi thuyền giống như máy bay. Nó có hình tam giác. Có những con tàu giống như hình giọt nước.”
Cậu bé nói rằng những phi thuyền này sử dụng “năng lượng plasma, năng lượng ion. Nếu sử dụng nhiên liệu là xăng thì tiêu tốn rất nhanh, động cơ quá mạnh.”
Cậu bé cũng nói về sự dịch chuyển tức thời, rằng “cổng dịch chuyển làm chậm thời gian và mở ra một lỗ hổng nơi mà thời gian chạy cực nhanh... Tôi không thể nói chính xác. Tôi không thể nhớ. Nó mở ra một chiều và sau vài giây hoặc vài phút, nó mở ra ở một nơi khác trong vũ trụ.”
“Không phải tất cả các phi thuyền đều giống nhau. Các con tàu sử dụng động cơ plasma bị giới hạn di chuyển chỉ trong Hệ Mặt trời với tốc độ cao. Các con tàu có hình dạng giọt nước có thể chở được các con tàu khác.”
“Trái đất có công nghệ và sự phát triển của riêng mình. Ví dụ, nếu chúng ta có động cơ plasma và ion thì những giống loài khác có động cơ năng lượng.”
Cậu bé đã nói về các giống loài khác ở các hành tinh khác, sự hợp tác và chiến tranh giữa các hành tinh. Cậu ta còn nói về những người vẫn đang sống ở sao Hỏa, nhưng họ sống bên dưới bề mặt và sâu trong hành tinh. Cũng theo cậu bé, những người này hít thở khí CO2.
Cách đây không lâu khi NASA kêu gọi một cuộc họp báo để công bố một khám phá quan trọng liên quan đến sao Hỏa. Trong cuộc họp, họ đã tiết lộ một số thông tin gây sốc, làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của chúng ta về hành tinh “đỏ”. Họ công bố rằng sao Hỏa thực sự có những con sông có nước chảy. Những gì chúng ta tin rằng chỉ là sa mạc khô cằn và sỏi đá thực ra là một mùa, không giống như Trái đất của chúng ta.
Lujendra Ojha, một nhà khoa học hành tinh tại Viện Công nghệ Georgia đã khám phá ra bằng cách sử dụng những hình ảnh từ Vệ tinh Do thám sao Hỏa của NASA.
Trích dẫn dưới đây được lấy từ cuộc họp báo.
“Sao Hỏa không chỉ là một hành tinh sa mạc khô cằn như chúng ta nghĩ trước đây... và nước ở dạng lỏng đã được tìm thấy trên sao Hỏa.” James Green, giám đốc khoa học hành tinh của NASA.
Rõ ràng, với tuyên bố rằng tìm thấy nước ở sao Hỏa, khả năng xuất hiện sự sống ở gần bề mặt trở nên hợp lý hơn. Buổi họp báo cũng đi vào chi tiết về khí quyển và điều kiện ở sao Hỏa và làm cách nào mà sao Hỏa có thể hỗ trợ sự sống trong quá khứ.
Nước ở dạng lỏng tìm thấy trên sao Hỏa
Đây là một viện trích thú vị, liên quan đến việc Boriska đã nói về con người sống bên dưới bề mặt sao Hỏa.
“Khả năng của sự sống bên trong sao Hỏa luôn luôn rất cao. Chắc chắn có nước ở đâu đó ở lớp vỏ sao Hỏa... Nó rất giống, như tôi nghĩ rằng có sự sống đâu đó ở lớp vỏ của sao Hỏa.” Alfred McEwen, Giám đốc Ngiên cứu, HiRISE, Đại học Arizona.
Bên dưới đây là một vài trích dẫn thú vị nữa, bởi cậu bé cũng nói rằng sao Hỏa trải qua một số thay đổi khí hậu lớn.
“Chúng ta càng quan sát sao Hỏa, chúng ta càng thấy nó là một hành tinh hấp dẫn, từ robot thám hiểm tự hành Curiosity mà chúng ta biết rằng sao Hỏa rất giống với Trái Đất với vùng biển dài mặn, hồ nước ngọt, những ngọn núi phủ tuyết trắng, những đám mây và chu kỳ của nước giống như Trái Đất... Nhưng có cái gì đó đã diễn ra ở sao Hỏa, nó bị mất nước.” John Grunsfeld.
John cũng thảo luận về khả năng có thể sao Hỏa trước đây duy trì được sự sống, trước khi một sự kiện nào đó diễn ra làm cho hành tinh bị biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học vẫn đang vật lộn để tìm ra sự kiện hoặc chuỗi sự kiện có thể đã xảy ra.
“Sao Hỏa giống với Trái Đất nhất... (trong quá khứ) sao Hỏa là một hành tinh rất khác, nó có một bầu khí quyển rộng lớn và chúng tôi tin rằng nó từng tồn tại một đại dương khổng lồ và rất sâu. Như vậy sao Hỏa thật sự có nguồn tài nguyên nước phong phú ba tỷ năm trước. Nhưng có chuyện gì đó đã diễn ra. Khí hậu ở bề mặt sao Hỏa biến đổi và mất đi nguồn nước bề mặt.” James Green.
Các nhà khoa học nhấn mạnh một thực tế rằng có gì đó đã diễn ra và là nguyên nhân chính thay đổi khí hậu sao Hỏa. Trong cuộc phỏng vấn trên, cậu bé cũng nói về vấn đề này.
Theo Tiến sĩ John Brandenburg, nhà vật lý plasma, sự sống trên sao Hỏa đã bị tiêu diệt bởi chiến tranh hạt nhân. Ông cũng tin rằng một vài nền văn minh từ thời cổ đại đã nhắn đến điều này và trong tác phẩm xuất bản của mình, ông cho rằng màu sắc và thành phần đất của sao Hỏa là hỗn hợp sau những vụ nổ phân hạch. Từ đó dẫn đến phơi nhiễm phóng xạ hành tinh.
Tham khảo Collective-evolution
Các nhà khoa học nói hồi tưởng kiếp nhân sinh là có thật, người cận tử có thể nhìn lại cả cuộc đời trong khoảnh khắc
02/02/2017 08:11:35
Hiện tượng hồi tưởng kiếp nhân sinh được các nhà
khoa học nước ngoài gọi là Life-review experience (LRE). Mặc dù đã trở
thành một nguồn cảm hứng và chất liệu trong vô số tác phẩm văn học và
điện ảnh, có rất ít nghiên cứu khoa học giải đáp được câu hỏi: Liệu hồi
tưởng nhân sinh có thực và cơ chế hoạt động của hiện tưởng này là gì?
Hồi tưởng kiếp
nhân sinh là một hiện tượng rất quen thuộc trên điện ảnh, cũng như trong
các tác phẩm văn học. Đó là khi một người thấy cả cuộc đời họ hiện ra
trước mắt, như một cuốn phim tua nhanh thời gian và nhấp nháy sáng.
Một người đang hấp
hối hoặc trong tình trạng cận tử, khoảnh khắc của một vụ tai nạn hay
trước khi gây mê phẫu thuật… Bất kể một trường hợp căng thẳng tinh thần
nào cũng có thể được đạo diễn tận dụng, để chiếu lại những sự kiện trong
cuộc đời nhân vật.
Nhưng ngoài đời thực thì sao? Liệu hồi tưởng kiếp nhân sinh có thật và nếu vậy chúng ta phải giải thích thế nào về nó?
Trong một nghiên cứu mới trên tạp chí Consciousness and Cognition, các nhà khoa học nói rằng hồi tưởng kiếp nhân sinh là có thật. Thậm chí, một phần bộ não đã được tìm thấy là nguyên nhân, giúp những người trải qua cảm giác cận tử nhìn ngược lại được một dòng các sự kiện đã xảy ra trong đời họ.
Nghiên cứu mới rọi luồng ánh sáng vào một trong những hiện tượng thần kinh hấp dẫn nhất, cuốn hút sự tò mò của bao thế hệ.
Bởi vậy, các nhà
nghiên cứu đến từ Đại học Hadassah muốn tiếp tục đi tìm câu trả lời. Họ
đã phỏng vấn sâu với 7 người từng trải nghiệm hiện tượng hồi tưởng nhân
sinh. Sau đó, kết quả phỏng vấn được tổng hợp và đúc kết thành một bộ
câu hỏi chuẩn, gửi tới 264 người khác cũng từng trải nghiệm hiện tượng
này trong đời.
Tất cả các ứng viên sẽ mô tả chi tiết kinh nghiệm của mình đối với hiện tượng này, bằng cách trả lời những câu hỏi gợi ý.
Mặc dù có điểm
giống với những gì mà bạn đã được xem trên phim ảnh, nghiên cứu chỉ ra
hồi tưởng kiếp nhân sinh trong đời thật sẽ có những khác biệt. Chẳng hạn
như, các ứng viên mô tả kỷ niệm của họ thường đến không theo thứ tự.
Mọi kí ức sẽ hiện ra một cách ngẫu nhiên.
Không
có một sự tuyến tính nào, và thời gian ở đó không hề có điểm kết thúc…
Cứ như là tôi đã ở đó trong hàng thế kỷ, nhưng không phải trong
không-thời gian thực tại, nên những câu hỏi này thật khó để trả lời
Ở
đó có gì gọi là một khoảnh khắc, hay một ngàn năm? Cả hai đều không tồn
tại. Mọi chuyện như xảy ra cùng một lúc. Cũng giống như những người
khác đã trải qua cảm giác cận tử, một số kí ức của tôi trở lại cùng thời
điểm, nhưng tâm trí của tôi vẫn phân tách được chúng ra thành các sự
kiện khác nhau
Sự thú vị chưa dừng lại ở đó, một trong những hiệu ứng phổ biến nhất của hồi tưởng kiếp nhân sinh là khả năng trải nghiệm cảm xúc từ góc nhìn của người khác. “ Tôi đã có thể nhập vào từng người và cảm nhận được những nỗi đau trong cuộc sống họ từng trải qua ”, một người mô tả lại kinh nghiệm của mình. “ Tôi được cho phép trở thành một phần của họ và cảm nhận những cảm giác của họ ”.
Tôi
đã nhìn thấy, cảm thấy những điều thuộc về ông ấy (người cha), và ông
đã chia sẻ với tôi những kí ức về tuổi thơ của ông, những khó khăn mà
ông vượt qua trong quá khứ
Từng người một
tham gia vào nghiên cứu đều khẳng định rằng sau khi trải nghiệm hồi
tưởng kiếp nhân sinh, họ trở lại cuộc sống với một cái nhìn mới về những
người quan trọng bên cạnh, và những sự kiện quan trọng trong cuộc đời
mình.
Các nhà khoa học
nhận định rằng: Không những hồi tưởng kiếp nhân sinh là có thực, nó còn
có nguồn gốc có thể đoán biết được. Ví dụ như họ cho rằng hiện tượng này
bắt nguồn từ phần não trán trước, trung thái dương và vỏ đỉnh não.
Các phần não này
có thể bị thiếu máu và oxy, trong nhiều trường hợp như nạn nhân trải qua
một chấn thương nghiêm trọng hoặc sắp từ trần. Đó có thể là nguyên nhân
gây ra hiện tượng hồi tưởng kiếp nhân sinh.
Sự
trải nghiệm lại sự kiện trong đời, gọi là LRE (hồi tưởng kiếp nhân
sinh), là một hiện tượng với các đặc tính được xác định rõ, các cấu
thành của nó cũng có thể được ghi nhận ở người khỏe mạnh
Điều
này chứng tỏ rằng một hiện thân của các kí ức trong đời luôn tồn tại
một cách liên tục trong hệ thống nhận thức, và có thể xuất hiện ra trở
lại trong một điều kiện tâm lý và sinh lý khắc nghiệt
Tham khảo Dailymail
Vòng luân hồi: Tìm lời giải chuyện có một hay nhiều... kiếp sống
Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại...
Từ hàng nghìn năm nay, con người vẫn luôn tìm tòi và khám phá để
trả lời câu hỏi kinh điển nhất của nhân loại: "Chuyện gì xảy ra sau khi
ta chết đi?" hay "Cuộc sống sau cái chết sẽ như thế nào?".
Có vô số giả định được đưa ra: chúng ta sẽ lên thiên đường, xuống địa ngục hay tiếp tục sống trong một thế giới khác... Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác cho ẩn số này?
Có vô số giả định được đưa ra: chúng ta sẽ lên thiên đường, xuống địa ngục hay tiếp tục sống trong một thế giới khác... Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác cho ẩn số này?
Nhiều
người tự hỏi, mỗi con người sinh ra chỉ có duy nhất một cuộc sống hay
đó là một vòng luân hồi: sinh ra - chết đi - tái sinh vào cuộc sống mới.
Giả thuyết mỗi linh hồn có nhiều kiếp sống được tiến sĩ Ian Stevenson
thuộc ĐH Virginia (Mỹ) nghiên cứu một cách khách quan từ năm 1958. Ông
đã tìm hiểu rất nhiều trường hợp và chỉ ra rằng, con người có lẽ không
chỉ có duy nhất một cuộc sống.
Tiến sĩ Ian Stevenson.
Bài
viết dưới đây không nhằm khẳng định hay cố thuyết phục bạn rằng, thật
sự có thêm một hay nhiều kiếp sống sau khi chết mà chỉ dừng lại ở việc
nêu lên những nhân chứng được xác thực về việc đầu thai trên khắp thế
giới. Qua đó, nó giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về bí ẩn sự sống của con
người sau cái chết.
Từ những đoạn ký ức của nhân chứng...
Trường hợp đầu tiên là câu chuyện của Gamini Jayasuriya được
sinh ra ở Sri Lanka vào năm 1962. Khi còn là một đứa trẻ, Gamini đã kể rằng cậu nhớ kiếp trước của mình.
Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng.
Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng.
Nếu
sự việc chỉ dừng lại ở đây thì việc tìm ra kiếp trước của Gamini sẽ
không thể thực hiện được. Thật may là trong một lần tình cờ đi qua khu vực Nittambuwa (Sri Lanka),
Gamini nói rằng em nhận ra mình đã từng sống ở đó. Mọi người cùng nhau quay lại
Nittambuwa để tìm hiểu. Họ xuống xe ở chỗ Gamini nói và đi về phía cuối
con đường. Tuy nhiên, họ đã không bước vào căn nhà mà Gamini chỉ - nơi
mẹ em sống ở đó bởi đó là một gia đình theo đạo Thiên Chúa.
Nghĩ
lại, mọi người trong nhà đều cảm thấy có sự trùng hợp khi mỗi lần cầu
nguyện, Gamini thường quỳ thẳng lưng (giống như khi cầu nguyện theo đạo Thiên Chúa) chứ không quỳ ngồi như người khác.
Có một lần, em còn đòi mẹ treo cây Thánh giá em tìm được lên tường.
Tình
cờ, họ gặp được người đi đường và nghe kể về gia đình nơi Gamini nói
tới. Gia đình này theo đạo Thiên Chúa, có một cậu con trai tên Palitha
nhưng đã qua đời 2 năm trước khi Gamini sinh ra (tức là năm 1960). Palitha có một người em
tên là Nimal - người hay cắn cậu. Vài ngày trước khi qua đời, cậu được
nghỉ lễ và đã để chiếc cặp lên ghế thay vì cất trong tủ như thường lệ...
Trường
hợp thứ hai được đề cập đến là một cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ -
Kemal Atasoy. Vào năm 1997, tiến sĩ Jurgen Keil - nhà tâm lý học người
Úc đã lắng nghe và ghi nhận những miêu tả một cách tự tin về cuộc sống
trước kia của cậu bé Kemal.
Kemal
kể rằng ở kiếp trước, cậu đã từng sống ở Istanbul (cách đó 800km),
trong dòng họ Karakas và cậu là một tín đồ Cơ đốc giáo giàu có người
Armenia. Nhà của Kemal sống cạnh bờ sông và gia đình cậu chỉ sống tại
đây trong một thời gian nhất định trong năm. Cậu thường có thói quen
mang theo túi da lớn bên người khi ra ngoài. Cậu có vợ người Hy Lạp và
có con.
Tiến
sĩ Keil đã bỏ công sức đi kiểm chứng lời nói của Kemal. Tuy rất vất vả
nhưng cuối cùng, tiến sĩ cũng tìm gặp được một cụ già chắc chắn có gia
đình người Armenia sống ở ngôi nhà đó nhưng thông tin về mọi người trong
gia đình để tại nhà thờ đã bị thiêu trụi trong một vụ hỏa hoạn.
Tiến
sĩ Keil tiếp tục tìm đến một nhà sử học uy tín trong vùng và được nghe
kể câu chuyện gần như trùng khớp với những lời Kemal đã nói. Nhà sử học
kể rằng, có một gia đình đạo Cơ-đốc giàu có sống trong căn nhà bên hồ.
Ông ta là người Armenia duy nhất trong vùng và có họ Karakas. Vợ ông là
người Hy Lạp và họ có ba người con.
Người
đàn ông thường mang theo một túi da lớn và vì dòng họ Karakas chuyên
kinh doanh đồ da ở một khu vực khác của Istanbul nên ông ta chỉ sống ở
nhà vào những tháng mùa hè. Người đàn ông đó chết khoảng năm 1940-1941.
Câu
hỏi được đặt ra là làm thế nào một cậu bé lại có thể biết những thông
tin về một người đàn ông sống cách đó 800km và không có bất cứ một liên
hệ nhỏ nào tới gia đình cậu?
Và đặc biệt hơn,
cậu không thể nghe kể về một người đã chết cách đó 50 năm mà tiến sĩ
Keil phải rất vất vả mới tìm được một chút thông tin ít ỏi? Liệu Kemal
có cách giải thích nào không hay đơn giản, Kemal khẳng định kiếp trước
của mình - cậu chính là người đàn ông đó.
... đến những vết bớt trên cơ thể...
Nhiều
người cho rằng, những dấu vết trên cơ thể như vết bớt có liên quan tới
cuộc sống của một người trước đó, là dấu vết của sự luân hồi. Nhiều câu
chuyện, trường hợp được kể dưới đây mang màu sắc về sự luân hồi, ở đó
con người sau khi chết sẽ chuyển thành một cơ thể khác ở kiếp sống mới.
Trong sự thay đổi đó có những dấu vết của cơ thể cũ còn lưu lại, tạo
thành vết bớt.
Nhiều người cho rằng, vết bớt là dấu vết của sự luân hồi.
Chanai
Choomalaiwong được sinh ra ở miền Trung Thái Lan vào năm 1967 với hai
vết bớt, một ở sau đầu và một ở phía trên mắt trái. Khi cậu bé được sinh
ra, gia đình Chanai không cho rằng các vết bớt này có ý nghĩa đặc biệt
gì, nhưng khi được ba tuổi, cậu bé bắt đầu kể chuyện về cuộc sống ở kiếp
trước.
Cậu bé nói
mình từng là một thầy giáo tên Bua Kai và bị bắn chết trên đường đến
trường. Chanai nhớ được tên bố mẹ, vợ và hai con trong kiếp trước, cậu
liên tục đòi người bà hiện tại của mình đưa tới nhà bố mẹ trước kia của
mình ở Khao Pra.
(Ảnh minh họa)
Cuối
cùng, chiều lòng Chanai, hai bà cháu đi đến một thị trấn gần Khao Pra.
Chanai dẫn bà tới ngôi nhà mà em nói là nơi bố mẹ mình sống. Ngôi nhà
thuộc về một cặp vợ chồng già sống cùng người con trai làm thầy giáo tên
Bua Kai Lawnak nhưng đã mất 5 năm trước khi Chanai được sinh ra.
Chanai
đã nói bố mẹ của Bua Kai chính là bố mẹ mình. Bị ấn tượng bởi vết bớt
và lời kể của Chanai, cặp vợ chồng già đã mời cậu ở lại một thời gian.
Trong khoảng thời gian này, Chanai đã chỉ ra đúng những đồ vật Bua Kai
hay dùng và yêu cầu con gái của Bua Kai gọi mình là bố.
Tiến
sĩ Ian Stevenson không tìm thấy một hồ sơ pháp y nào về các vết thương
của Bua Kai nhưng theo lời kể của những người trong gia đình thì Bua Kai
bị một viên đạn xuyên qua đầu từ phía sau. Do đó, vết thương ở sau đầu
(khi đạn tiếp xúc) nhỏ hơn nhiều so với vết thương trên trán (khi đạn
xuyên ra), điều này trùng khớp với hai vết bớt trên đầu Chanai (một vết
nhỏ sau đầu và một vết to phía trên mắt trái).
Trường
hợp này đã chỉ ra, không thể có sự "trùng hợp ngẫu nhiên" nào khi một
cậu bé có những vết bớt trùng khớp hoàn toàn với vết thương của người
quá cố. Bên cạnh đó, cậu còn nhớ rất rõ về các chi tiết của cuộc đời
thầy giáo Bua Kai - người mà cậu chưa từng quen biết .
Trường hợp khác được nhắc tới tiếp theo là Necip
Unlutaskiran từ Thổ Nhĩ Kỳ. Khi vừa chào đời, người ta thấy cậu bé có
một số vết bớt trên đầu, mặt và trên người. Lúc đầu, bố mẹ cậu định đặt
tên cho cậu là Malik nhưng trong giấc mơ vào thời điểm ba ngày trước khi
cậu được sinh ra, mẹ cậu mơ thấy con mình nói nó tên là Necip.
Sau
đó, bố mẹ cậu đổi tên cậu thành Necati vì 2 tên này tương tự nhau và
trong gia đình đã có đứa bé tên Necip. Tuy nhiên, khi biết nói, cậu liên
tục đòi được gọi là Necip và không chịu đáp lại khi bị gọi bằng tên
khác.
Trên người Necip có rất nhiều vết bớt. (Ảnh minh họa).
Necip
bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước từ khi lên 6. Cậu nói trước đây mình
sống ở Mersin, đã có vợ, con, và đã bị đâm liên tiếp cho tới chết. Chỉ
tới khi cậu được tới thăm ông bà ngoại - lúc 12 tuổi thì những lời kể
của cậu bé mới được kiểm chứng.
Lúc trước, bà
ngoại Necip sống ở Mersin và có người hàng xóm tên Necip Budak. Anh ta
bị đâm đến chết một thời gian ngắn trước khi bé Necip ra đời. Khi ông
ngoại đưa Necip tới Mersin, em đã nhận ra người nhà của Necip Budak và
nói rằng, mình từng dùng dao cứa vào chân vợ mình trong một trận cãi vã.
Dĩ
nhiên, trước đó Necip chưa hề nhìn thấy chân của người quả phụ. Sau đó,
một người trong nhóm nghiên cứu đã kiểm chứng, xác nhận, chị có một vết
sẹo trên đùi và thừa nhận vết sẹo này do chính chồng mình gây ra.
Tiến
sĩ Stevenson đã lấy được một bản sao biên bản khám nghiệm tử thi của
Necip Budak và ông phát hiện rằng, những vết bớt trên người Necip trùng
khớp với vết thương được miêu tả trong biên bản. Điều này quả là một sự
trùng hợp đến khó tin.
Ở Việt Nam, một số trường hợp về chuyện nhớ lại kiếp trước của mình do chết đuối, nhận ra con cháu đã chết được "đầu thai" qua vết bớt cũng được đề cập, nhưng chưa có kiểm chứng rõ ràng.
Ở Việt Nam, một số trường hợp về chuyện nhớ lại kiếp trước của mình do chết đuối, nhận ra con cháu đã chết được "đầu thai" qua vết bớt cũng được đề cập, nhưng chưa có kiểm chứng rõ ràng.
Những lời giải thích đầu tiên…
Nói dối và tưởng tượng
Giả
thuyết này không đứng vững được lâu bởi lẽ, xét về khía cạnh động cơ,
những nhân vật này hoàn toàn không có động cơ nào để "sáng tạo" ra một
câu chuyện như vậy.
Bên
cạnh đó, tiến sĩ Keil và cộng sự không có sự giao lưu, trao đổi thân
mật trước đó, có chăng chỉ là những bức thư thông báo họ sẽ tới nhà và
đặt ra rất nhiều câu hỏi. Có không ít người nghi ngại rằng, gia đình các
nhân chứng sẽ dựa vào đó để trở nên nổi tiếng, tuy nhiên, họ không hề
có lợi ích vật chất nào bởi những thông tin này sẽ được đề cập trong tập
hồ sơ dài cùng hàng nghìn trường hợp khác.
Mặt
khác, cũng có thể nhóm nghiên cứu "sáng tác" ra câu chuyện bởi chỉ có
họ tiếp xúc và ghi nhận trực tiếp những thông tin nên họ hoàn toàn có
thể nói dối mà không ai kiểm chứng được. Tuy nhiên, với hơn 2.500 hồ sơ
nhân chứng lưu trữ ở ĐH Virginia được ghi chép cẩn thận thì đây quả là
giả thuyết tồi.
Những thông tin được biết đến bằng cách thông thường
Một
giả thuyết khác được đề cập đến đó là nhân chứng vô tình biết được
thông tin về người được cho là tiền kiếp của mình. Và vô tình, những
thông tin đó ăn sâu vào tiềm thức, biến thành một ký ức giả - thuật ngữ
mà các nhà tâm thần thường dùng để chỉ ký ức không phải của bản thân
nhưng bệnh nhân lại tưởng tượng đó là của chính mình.
Dù
vậy, giả thuyết không lý giải được việc một đứa trẻ có thể biết được
những thông tin cá nhân của một người nào đó ở rất xa và không có một
mối liên hệ nào với gia đình đứa bé ấy. Rất có thể, người "tiền kiếp" đã
qua đời rất lâu và cũng không hề nổi tiếng để thông tin cá nhân của họ
có thể lọt ra ngoài.
"Trí nhớ gene"
Người
ta cho rằng, những ký ức có thể được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác nhờ gene. Theo đó, từ khi con người mới sinh ra, trong bộ não đã
tồn tại vùng lưu giữ ký ức của những việc từng xảy ra từ đời bố mẹ, ông
bà, cụ kỵ...
"Trí
nhớ gene" được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có
một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước
sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với
tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Tuy vậy, giả thuyết
này vẫn vấp phải nhiều sự phản đối của các nhà nghiên cứu.
Liệu con người có nhiều kiếp sống?
Những
niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi được phổ biến rộng rãi trong các
tôn giáo và đức tin. Một số người xem đó là một phần của tôn giáo, những
người khác thấy đó chỉ là một câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về
đạo đức và sinh tồn như là "Tại sao chúng ta lại ở đây"?...
Quan
niệm về sự đầu thai, luân hồi cho rằng, một người đã ở sẽ trở lại thế
gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa
những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng sâu xa trong đó là
bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời.
Dù
đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân
hồi... nhưng Ian Stevenson nói rằng, lời giải thực sự về những trường
hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn:
- Book: Life before Life/Return to Life (by Dr Jim B.Tucker, foreword by Professor Ian Stevenson)
- Scientific Exploration, Virginia.edu, Bmeihadaga, IIsis
- Book: Life before Life/Return to Life (by Dr Jim B.Tucker, foreword by Professor Ian Stevenson)
- Scientific Exploration, Virginia.edu, Bmeihadaga, IIsis
Tìm lời giải sau khi chết, chúng ta là ai
Giải đáp được trọn vẹn câu hỏi trên sẽ là lúc chúng ta hiểu hơn về thế giới tâm linh cũng như niềm tin về cõi chết...
Đối với tất cả mọi người, cuộc sống sau cái chết luôn là một
vấn đề huyền bí và không người sống nào chứng minh được. Dù vậy, cuộc
sống hiện tại không hề thiếu những bằng chứng và câu chuyện bí ẩn về sự
hiện diện của con người khi đã khuất.
Sau khi con người chết, điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề này dưới cái nhìn của các nhà khoa học.
Lời kể của nhân chứng “trở về từ cõi chết”
Trường
hợp của bác sĩ George Ritchie dưới đây là một trong những trường hợp lạ
lùng nhất trên thế giới bởi những gì mà ông kể lại sau khi thoát khỏi
“lưỡi hái của Tử thần” thật kỳ lạ.
Vào năm
1943, lúc này ông mới 20 tuổi và đang là một binh lính quân sự ở bang
Texas. Trước khi tới thành phố Virginia để học Y khoa, Ritchie đã bị
viêm phổi nặng và không lâu sau đó thì ông tắt thở.
Bệnh
viện đã tiến hành khám nghiệm và chuẩn bị đưa ông vào nhà xác. Thật bất
ngờ, sau đó 9 phút, ông đã tỉnh lại cùng với lời kể gây chấn động dư
luận thời bấy giờ.
Ông kể mình đã ra ngoài
đường trong tình trạng nhẹ bẫng. Khi ngang qua quán cà phê, George hỏi
đường một người đàn ông nhưng ông ta hoàn toàn chẳng hề để ý tới những
lời nói của George.
Thấy
ngạc nhiên, George chạm thử vào một chiếc dây điện thoại công cộng thì
kỳ lạ thay, bàn tay ông có thể xuyên thấu chúng. Biết mình đã rời khỏi
thể xác, George vô cùng hoảng hốt quay trở lại bệnh viện và ở đó có một
sinh vật ánh sáng bí ẩn giúp linh hồn của ông nhập vào thân xác.
Sau
khi tỉnh dậy trong chính thân thể mình, ông mới biết mình được bệnh
viện xác nhận đã chết và đang làm giấy báo tử. Không ai có thể tin, ông
lại “cải tử hoàn sinh” như thế.
Có
thể đối với bác sĩ George, tất cả chỉ là giấc mơ nếu không có ngày, ông
lái xe đi ngang qua một thị trấn và cảm thấy vô cùng quen thuộc dù ông
chưa từng đến đây.
Bất chợt, ông nhận ra quán
cà phê bên đường, lúc này, Ritchie mới biết thị trấn mà ông đã bay tới
vào cái đêm định mệnh năm 1943 đó có tên là Vicksburg.
Ý kiến của những nhà khoa học
Sau
hơn 30 năm nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận, trường hợp như George
Richie là một trong những trường hợp phi thường mà ngày nay khoa học
vẫn chưa thể giải đáp một cách triệt để.
Trong
trường hợp này, cái chết của George được coi là chết lâm sàng nhưng một
câu hỏi lớn được đặt ra là: Khi tới được thị trấn Vicksburg, George
Ritchie đang tồn tại trong trạng thái gì? Liệu đó có phải là linh hồn mà
người ta vẫn thường nhắc tới?
“Ý thức có phải là sản phẩm của não bộ?”
Những giả thiết trên đặt ra một sự nghi ngờ đối với kiến thức mà chúng ta đã biết và thừa nhận từ lâu: “Ý thức là sản phẩm của não bộ”. Điều đó giờ đây có thể không còn chính xác nữa. Vì nếu như vậy, ý thức sẽ không thể tồn tại nếu não bộ ngừng hoạt động.
Hai
học giả của ĐH Oxford là Stuart Hameroff và Roger Penrose lại giải
thích những hiện tượng trên bằng quá trình lượng tử. Hai ông cho rằng,
não bộ con người được chia ra làm hàng tỉ ô siêu nhỏ, ô này liên kết với
nhau thông qua một quá trình di chuyển của các lượng tử. Khi cơ thể
ngừng hoạt động, máu sẽ không được chuyển đến các ô này và chúng cũng
ngừng hoạt động.
Tuy
nhiên, sự di chuyển của các lượng tử thì không mất đi. Chúng sẽ thoát
ra bên ngoài não bộ và ghi nhận những gì tồn tại ở không gian xung
quanh. Nếu người đó tỉnh lại, các lượng tử sẽ quay trở lại não và hoạt
động với chức năng thông thường của chúng. Những gì chúng ghi lại được
khi thoát ra bên ngoài cũng được não bộ tiếp nhận.
Đó
là lý do tại sao một người hấp hối nhưng sau đó được cứu sống lại có
thể biết được những sự kiện mà anh ta không hề tận mắt chứng kiến hoặc
được nghe kể lại.
Tiếp tục mở rộng với giả
thuyết trên, các nhà khoa học nghiên cứu về khả năng các chuỗi lượng tử
đó sẽ được tiếp nhận trong bộ não của trẻ sơ sinh, hay nói cách khác đó
chính là sự tái sinh.
Lời kết
Cho đến tận bây giờ, câu hỏi xảy ra chuyện gì khi con người ta chết đi vẫn chưa có lời giải đáp.
Chắc
chắn, đề tài này sẽ còn được các nhà khoa học nghiên cứu cho tới khi
tìm ra được sự thật. Bởi khi đã giải được trọn vẹn câu hỏi trên cũng sẽ
là lúc lịch sử văn minh con người có một bước tiến lớn - giải đáp sự
thật về thế giới tâm linh cũng như niềm tin về cõi chết.
Những hiện tượng "kinh ngạc" trước và sau khi chết
Không phải là ai cũng biết nhá!
Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: cơ thể
người sẽ phản ứng thế nào khi đang hấp hối? Điều gì sẽ xảy ra khi một
người tắt thở? Sự thật là cơ thể có những phản ứng khác nhau trước và
sau khi chết. Dưới đây là những hiện tượng xuất hiện khi hấp hối và
trong quá trình khám nghiệm tử thi.
1. Tiếng nấc hấp hối (Death Rattle)
Đây
là từ được sử dụng khá nhiều trong bệnh viện, diễn tả âm thanh khá rùng
rợn khi một người đang hấp hối. Khi cơ thể mất đi phản xạ ho và khả
năng nuốt, dẫn đến việc ứ đọng nước bọt trong cổ họng, lúc này, những
tiếng nấc hấp hối sẽ được phát ra. Âm thanh này thường khiến gia đình
bệnh nhân lo sợ, thậm chí là ám ảnh, dù nó hiếm khi gây đau đớn cho
người bệnh. Các bác sĩ thường sử dụng thuốc giảm đau, phương pháp hút
hoặc uống thuốc an thần nhằm tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, giúp họ ra
đi thanh thản. Bên cạnh đó, điều này cũng tránh gây lo sợ cho gia đình.
2. Nhịp thở Cheynes Stokes (Cheynes Stokes Respiration)
Đây
là hiện tượng thở bất thường, diễn ra luân phiên với biên độ lớn giữa
giai đoạn thở rất nhanh và giai đoạn ngưng thở (apnea). Nguyên nhân của
tình trạng này là do tim đã yếu và khi hoạt động quá mức, nó dẫn đến
hiện tượng thở nhanh (hyperventilate). Ngay sau đó là giai đoạn ngưng
thở do cơ thể không đủ năng lượng để duy trì. Khi tim đã yếu, các cơ
quan trong cơ thể nhận được ít máu, oxy hơn, dẫn đến việc các tế bào
chết dần và người bệnh sẽ tắt thở. Những người đang hấp hối thường có
hiện tượng này nhưng nó cũng xảy ra ở bệnh nhân bị trụy tim hay rối loạn
hô hấp.
3. Sự bài tiết (Defecation)
Sau
khi chết, các cơ bắp không còn nhận được năng lượng, ruột sẽ buông lỏng
và xuất hiện sự bài tiết, đặc biệt là ở những người ăn trước khi chết.
Điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc khám nghiệm tử thi trong những trường
hợp chết bất thường. Đối với bệnh nhân ở nhà tế bần, họ có thể không
thấy ngon miệng vào những ngày cuối nên hiện tượng này hiếm khi xảy ra.
4. Sự co cứng (Rigor Mortis)
Nói
đơn giản hơn thì đây là hiện tượng xác chết cứng lại. Sau khi chết, cơ
thể không thể phá vỡ những liên kết làm co cơ dẫn đến sự co cứng vĩnh
viễn. Trong hầu hết các trường hợp, sự co cứng diễn ra từ 1 tới 3 giờ
sau khi chết và ở trạng thái cứng hoàn toàn sau 24 giờ. Hiện tượng này
có cả ở mí mắt nên những trường hợp không nhắm mắt khi chết, các cơ mắt
sẽ giữ cho mắt mở to (chết không nhắm mắt).
5. Hạ thân nhiệt (Algor Mortis)
Hiện
tượng hạ thân nhiệt của cơ thể sau khi chết (hay còn gọi là tử thi
lạnh) chỉ xảy ra khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể tại
thời điểm chết. Mức độ lạnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí cơ
thể (so với Mặt trời), quần áo và nhiệt độ phòng nơi chết. Người chết ở
sàn nhà tắm sẽ lạnh nhanh hơn ở ngoài trời 35 độ. Ngoài ra, người béo
phì cũng có thời gian lạnh lâu hơn, trẻ sơ sinh lại có mức độ lạnh tương
đối nhanh. Thông thường, phải mất khoảng 24 giờ để một xác chết lạnh
hoàn toàn.
6. Chảy dịch (Purge Fluid)
Hiện
tượng thối rữa, tạo thành chất lỏng màu nâu đỏ có mùi thối, chảy ra từ
miệng và mũi, được gọi là chảy dịch (Purge Fluid). Nó có thể khiến nhiều
người nhầm với chấn thương não. Tình trạng này được giải thích là do sự
hình thành khí trong cơ thể, tích tụ trong ruột và dạ dày khiến bụng
căng lên, tạo áp lực khiến chảy dịch từ mũi, mồm, vùng kín, và cả trực
tràng. Hiện tượng này giúp ích cho việc xác định thời gian chết. Ở những
nơi có nhiệt độ cao, hiện tượng chảy dịch có thể xuất hiện dưới 24 giờ.
Nhận xét
Đăng nhận xét