CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 27

(ĐC sưu tầm trên NET)

              Đẹp ngang Điêu Thuyền, đây chính là mỹ nhân chiếm trọn trái tim cả 3 cha con Tào Tháo





2

 

Diệt Phật và quả báo bi thảm của những kẻ cầm quyền trong lịch sử Trung Hoa

Ở thời đại nào cũng vậy, kiểm soát đức tin luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhà cầm quyền. Một khi nỗ lực kiểm soát ấy bất thành, họ cũng chẳng ngại dùng những thủ đoạn bạo lực nhất để đàn áp, răn đe, để thể hiện ý chí, vương quyền với Thần, Phật. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh đó đều là những lựa chọn sai lầm.
Trung Quốc từ lâu đã được mệnh danh là mảnh đất “Thần Châu”, xứ sở của Thần. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng nhất ở quốc gia này nhưng cũng là đức tin phải gánh chịu nhiều kiếp nạn nhất, sử cũ gọi là 4 lần “Pháp nạn”.
Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ thế kỉ thứ 2, dưới thời Hán Minh Đế Lưu Trang. Sau một đêm nằm mộng thấy Thần Phật bay khắp cung điện, ông đã cử sứ đoàn 12 người sang tận Ấn Độ mang tượng Thích Ca Mâu Ni và kinh sách Phật giáo về. Ở kinh đô Lạc Dương, Hán Minh Đế còn dựng ngôi chùa đầu tiên của Trung Quốc có tên là Bạch Mã. Nhưng không phải vị hoàng đế nào cũng thành tâm kính Phật như vậy.
Bắc Ngụy Thái Vũ Đế phá chùa, đốt tượng Phật
Thái Vũ Đế tên húy là Thác Bạt Đảo, là ông vua thứ ba của triều Bắc Ngụy (386-534). Ông có công lớn trong việc thống nhất miền Bắc Trung Quốc. Nhưng bản tính hung hãn, ưa chuộng chém giết, binh đao của ông vua này đã đẩy Phật giáo thời ấy vào kiếp nạn đầu tiên.
Thôi Hạo, một sủng thần của Thái Vũ Đế, vốn là người rất sùng bái Đạo giáo. Ông đã dùng ảnh hưởng của mình thuyết phục Thái Vũ Đế bãi bỏ Phật giáo, độc tôn Đạo giáo. Thái Vũ Đế tin lời, ra lệnh đàn áp Phật giáo trên quy mô lớn, thảm sát tăng sư, phá hủy chùa chiền, đập tượng Phật, đốt kinh sách. Chỉ qua vài năm, Bắc Ngụy đã không còn lại một ngôi chùa nào.
Nhưng quả báo đã đến sau đó không lâu. Thôi Hạo đắc tội với Thái Vũ Đế, bị tống giam. Trước khi bị đem ra xử tử, Thôi Hạo bị nhốt vào trong cũi để quân lính tiểu tiện vào mặt rồi bị diễu ngoài đường phố, thị uy với dân chúng. Toàn bộ gia tộc họ Thôi cũng bị khép tội liên đới, xử tử toàn bộ. Còn bản thân Thái Vũ Đế, vài năm sau cái chết của Thôi Hạo cũng bị một hoạn quan tên là Tông Ái ám sát.
Bắc Chu Vũ Đế tuyên chiến với Phật giáo
Ông tên húy là Vũ Văn Ung là hoàng đế triều Bắc Chu (557-581). Trong thời gian trị vì của Vũ Đế, đạo Phật rất hưng khởi ở Bắc Chu. Cả nước có hàng trăm vạn tăng lữ, hơn một vạn tu viện, chùa chiền. Điều này khiến binh lực của triều đình ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi đang phải dồn sức cho cuộc chiến Nam Bắc triều. Vũ Đế ra lệnh cấm chỉ Phật giáo và Đạo giáo.
Năm 574, ông ra chiếu bãi bỏ Phật giáo, bắt các nhà sư trở về hoàn tục, xung quân. Chùa chiền trở thành phủ đệ của các vương hầu, dân chúng cũng bị cấm thờ Phật. Vũ Đế còn tịch thu đất đai, tượng đồng, tài sản của các ngôi chùa để sung vào quân nhu.
bac chu vu de
Bắc Chu Vũ Đế. Ảnh: Internet.
Chỉ đúng 4 năm sau ngày ra lệnh đàn áp Phật giáo, năm 578, Chu Vũ Đế lâm trọng bệnh trong cuộc hành quân tấn công Đột Quyết, mất ở tuổi 36. Thái tử Vũ Văn Uân lên nối ngôi, tức Bắc Chu Tuyên Đế. Chu Tuyên Đế ăn chơi sa đọa rồi chết khi mới 21 tuổi. Chỉ 3 năm sau, nhà Bắc Chu cũng mất về tay Dương Kiên, người sau này sáng lập ra cơ nghiệp cho nhà Tùy. (581-619).
Đường Vũ Tông diệt Phật
Các hoàng đế đời Đường đều rất tôn sùng Phật giáo, ngay cả một người nổi tiếng tàn nhẫn như Võ Tắc Thiên. Nhưng Đường Vũ Tông (814-846) thì lại là một ngoại lệ. Khi lên ngôi trị vì, ông có ác cảm rất xấu với Phật giáo, luôn tìm cách đàn áp tôn giáo này.
Đường Vũ Tông rất tôn sùng Đạo giáo, mê mẩn thuật trường sinh bất tử, từng cho triệu một đạo sĩ có tên là Triệu Quy Chân vào cung luyện thuốc trường sinh cho mình. Quy Chân nhiều lần khuyên Đường Vũ Tông nên phế bỏ đạo Phật.
Tang_Wuzong
Đường Vũ Tông. Ảnh: Internet.
Năm 842, Đường Vũ Tông ra lệnh mỗi nơi chỉ được xây một ngôi chùa, buộc các nhà sư hoàn tục. Sang năm 845, cuộc đàn áp diễn ra với quy mô rộng lớn hơn. Chỉ trong một năm có tới hơn 260.000 tăng lữ bị bắt phải hoàn tục, nộp thuế như bình dân. Đã có hơn 4600 ngôi chùa bị phá hủy. Đất đai nhà chùa bị tịch thu, tượng Phật bị nung chảy để đúc đồng. Sử cũ gọi là “Hội Xương diệt Phật”.
Ít lâu sau áp dụng những cuộc tàn sát, bức hại trên quy mô lớn với Phật giáo, Đường Vũ Tông đã phải gánh chịu những nghiệp quả của mình. Cuối năm 845, ông lâm trọng bệnh. Chỉ một năm sau, Đường Vũ Tông qua đời ở tuổi 32. Nhà Đường sau đó cũng nghiêng ngả vì những cuộc khởi nghĩa nông dân.
Giang Trạch Dân và tay sai bức hại Pháp Luân Công
Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm chính quyền từ năm 1949. Chỉ trong chưa đầy 1 thế kỉ, những cảnh tượng khủng khiếp như thời “Pháp nạn” của Phật giáo lại được tái diễn. Dưới thời “Cách mạng văn hóa” (1966-1976), dưới khẩu hiệu “Diệt Bốn cái cũ” của Mao Trạch Đông, tất cả những gì liên quan tới tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin đều bị lực lượng Hồng vệ binh thẳng tay ngược đãi. Nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, các nghĩa trang đều bị đóng cửa, đập phá. Nền văn hóa thần truyền 5000 năm của dân tộc Trung Hoa đã bị phá hủy nặng nề.
160428073936_ap_660827020
Một bức tượng Phật tại Chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Trung Quốc bị dán các dòng chữ “Đả cựu” và “Kiến tân”. Ảnh: AP
Gần đây hơn, những năm cuối thập kỷ 90, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đưa Phật giáo Tây Tạng và đặc biệt là Pháp Luân Công – môn tu luyện Phật gia vào danh sách đàn áp, bức hại. Bởi niềm tin vào Thần Phật, vào tín ngưỡng truyền thống mà các học viên Pháp Luân Công bị coi như kẻ thù địch ngay tại chính quê hương mình.
Những thủ đoạn tàn nhẫn nhất từ tra tấn thể xác, khủng bố tinh thần đến làm kiệt quệ thanh danh, vắt kiệt tài chính đều được Phòng 610, một tổ chức an ninh hoạt động không khác nào xã hội đen áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công. Một trong những hành động tàn ác, không còn tính người nhất chính là mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ngay khi họ đang còn sống.
noi-tang
Từ trái sang phải: Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai, những kẻ đứng đầu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ảnh: Internet.
Giang Trạch Dân và bè lũ tay sai đàn áp đức tin vào Thần Phật của các học viên Pháp Luân Công đã và đang phải nhận những bản án phán xét của pháp luật và Thiên lý cho tội ác diệt chủng của mình. Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh… là những quan chức tai to, mặt lớn, thăng tiến sự nghiệp vù vù sau khi trực tiếp tham gia vào những cuộc khủng bố Pháp Luân Công.. đều đã không thoát khỏi lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát.
Hiện nay, tất cả đều đã phải trả giá. Bạc Hy lai, Chu Vĩnh Khang bị bỏ tù chung thân. Từ Tài Hậu ốm chết. Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh đang hoang mang chờ ngày phán quyết. Cuối cùng, “Con hổ già” Giang Trạch Dân, kẻ cầm đầu cuộc bức hại tàn ác suốt 17 năm qua, cũng đang cảm thấy sợi dây thòng lọng ngày càng thít chặt lấy cổ mình. Đó đều là quả báo mà những kẻ gieo rắc tội ác, tang thương phải lĩnh nhận. Thiện ác báo ứng – là Thiên lý bất biến của Đất Trời.
Hữu Bằng

Bùa ngải thư ếm: Mặt hàng “đắt như tôm tươi” thời La Mã cổ đại

A A A
(Ảnh: Internet)
Trong hơn 700 năm, người La Mã cổ đại đã mua bán rất nhiều miếng bùa khắc lời nguyền gọi là defixiones, nhằm yểm ma thuật lên người hay vật. Họ tin rằng sức mạnh của lời nguyền sẽ giúp họ đánh bại quân địch. Tuy nhiên, người muốn yểm bùa cần hành động thật nhanh và mua được miếng bùa trước khi kẻ thù của họ kịp làm điều tương tự.

Buôn bán bùa ngải: Một ngành kinh doanh thời cổ đại

Các miếng bùa thường được làm từ chì hoặc hợp kim chì, thay vì từ giấy ngói phổ thông và sáp để tiết kiệm chi phí. Chì cũng là một chất liệu lâu bền có khả năng chống chọi các yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Đôi khi người ta khắc lời nguyền lên những phiến đá vôi, đồ gốm sứ hay các loại đá bán quý.
bua loi nguyen rua la ma co dai (2)Được khắc trên một phiến chì, lời nguyền này ngăn chặn một người nói xấu người khác. (Ảnh: message to eagle)
Theo Pliny già (23-79 TCN), một triết gia nổi tiếng người La Mã, người La Mã cổ đại rất sợ bị nguyền rủa.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật được hơn 1500 miếng bùa nguyền rủa cổ đại; phần lớn ở vùng phụ cận thành Rome, Italy. Một vài miếng bùa cũng được phát hiện ở Anh, tại nơi từng bị đế quốc La Mã cai trị. Người dân sẽ mua miếng bùa làm sẵn từ các ảo thuật gia “lão luyện”. Tất cả những gì họ phải làm là cho biết tên nạn nhân để khắc lên miếng bùa.
Miếng bùa nguyền rủa mang thông điệp đến các vị thần hoặc linh hồn, thỉnh cầu chiến thắng trước quân địch hoặc giáng tai họa xuống đầu họ.

Lời nguyền cổ đại thường được đặt trong nghĩa địa

Miếng bùa nguyền rủa cần được đặt gần mục tiêu nhất có thể. Lấy ví dụ, bùa nguyền rủa một tay đua xe ngựa nên được giấu trong trường đua; trong khi bùa nhắm vào một viên chức cao cấp nên được chôn gần văn phòng ông ta. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được đặt trong các ngôi mộ.
Người La Mã cổ đại tin rằng những người chết trẻ sẽ phải lang thang trên dương thế như cô hồn dã quỷ. Bằng cách đặt miếng bùa trong mộ, linh hồn sẽ được siêu thoát, nhưng chỉ khi người chết thực hiện yêu cầu được ghi trên miếng bùa. Tuy việc bật nắp mộ đã bị triều đình nghiêm cấm, nhưng điều này không thể ngăn cản nhiều người lẻn vào nghĩa trang ban đêm để đặt miếng bùa vào bên trong mộ.
bua loi nguyen rua la ma co daiMiếng bùa nguyền rủa được khai quật tại xã Eyguieres, Pháp. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Wikimedia)

Mọi người phù phép và nguyền rủa lẫn nhau

Không có giới hạn số lời nguyền người La Mã có thể nghĩ ra. Nội dung trên những miếng bùa nguyền rủa được khai quật cho thấy sự ích kỷ và tham lam của con người. Lời nguyền có thể dùng đề báo thù, vì công lý, trong thi đấu thể thao, giao thương buôn bán, hoặc tình yêu và dục vọng. Các đối thủ trong thi đấu thể thao và giao thương buôn bán nguyền rủa nhau bị thất bại hoặc thua lỗ; các bên đối lập trong tố tụng pháp lý nguyền rủa nhau bị đãng trí hoặc mất khả năng biện luận.

Miếng bùa nguyền rủa từng bị nghiêm cấm nhiều lần

Miếng bùa nguyền rủa đã trở nên cực kỳ phổ biến và là một mặt hàng “đắt như tôm tươi”. Hoàng đế La Mã đã nhiều lần cố gắng ngăn cản người dân dùng chúng. Hình phạt cho việc sử dụng miếng bùa nguyền rủa là đóng đinh trên cây thập tự hoặc ném cho thú dữ ăn thịt. Tuy vậy, không hình phạt nào có thể ngăn cản người dân tiếp tục mua và sử dụng chúng chống lại kẻ thù của họ.
la mãHai miếng bùa nguyền rủa bằng chì tại vương quốc cổ Phrygia, hiện thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, từ thế kỷ 1-3 SCN. (Ảnh: Message to eagle)
Nhưng tín đồ Cơ đốc thời kỳ đầu cũng sử dụng các miếng bùa nguyền rủa, nhưng Giáo hội đã ngăn chặn thành công việc sử dụng tràn lan loại tà thuật này.
Nguồn: Message to eagle
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc tại đây.
Thạch Khánh biên dịch

3 cuộc đàn áp đức tin tàn khốc nhất trong lịch sử Trung Quốc

Untitled-1-Recovered-Recovered-Recovered-Recovered-Recovered-Recovered-Recovered-Recovered-Recovered-Recovered
Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ chính quyền nào cũng mong muốn kiểm soát trọn vẹn đức tin của dân chúng. Khi “trăm họ” tin vào một thứ đi ngược lại ý chí của những người cầm quyền, đó có thể là một sự đe dọa. Lịch sử Trung Quốc chứng kiến không ít những lần giới cầm quyền cố gắng thể hiện quyền uy của mình với tín ngưỡng Thần, Phật, Đạo của dân chúng. Nó cũng là nguyên nhân châm ngòi cho những cuộc đàn áp tinh thần khủng khiếp nhất.
Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2, là nơi hơn 1,3 tỷ người sinh sống. Sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, sắc tộc cũng như sự cởi mở về tinh thần đã tạo ra một mảnh đất tươi tốt cho các đức tin, tín ngưỡng nở rộ suốt mấy nghìn năm qua. Trong lịch sử, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo… đều được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc và nhận được sự đón nhận nhiệt thành của mọi tầng lớp từ vua chúa, quan lại, quý tộc đến bình dân.
Cũng vì lý do ấy, người Trung Quốc tự gọi đất nước mình là xứ “Thần Châu”, tức là “vùng đất của Thần”. Suốt 5000 năm lịch sử văn minh Hoa Hạ, tín ngưỡng về Thần Phật đã in đậm dấu ấn trong tất cả các sinh hoạt, từ văn hóa, nghệ thuật đến xã hội, chính trị. Người cai trị cũng nhún nhường tự gọi mình là “Thiên tử”, nghĩa là con Trời, thuận theo đạo Trời mà trị vì muôn dân.
Thien Dan Business Insider
“Thiên Đàn” ở Bắc Kinh. Ảnh: Business Insider.
Đối với tín ngưỡng, tôn giáo, các hoàng đế bày tỏ một lòng kính ngưỡng nhất định. Đế vương nào cũng cho lập ra một nơi thờ cúng Trời Đất, gọi là “Thiên Đàn”. Thiên Đàn còn lại ở Bắc Kinh ngày nay có diện tích rộng gấp 4 lần Tử Cấm Thành (nơi sinh sống của hoàng đế). Trong “Âm Phù kinh”, một cuốn sách được cho là do Hoàng Đế Hiên Viên viết có chép: “Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi hành, tận hỹ” (Xem xét đạo Trời, làm theo đạo Trời, như thế đã là biết hết).
Hán Minh Đế Lưu Trang (28 – 75) là một vị vua anh minh, có công mang Phật giáo về Trung Nguyên truyền bá rộng rãi. Tương truyền, sau một đêm nằm mộng thấy Thần Phật bay trong cung điện của mình, ông đã cử một phái đoàn 12 người sang tận Ấn Độ mang tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và kinh sách Phật giáo về. Ở kinh đô Lạc Dương, Hán Minh Đế cũng cho dựng chùa Bạch Mã, ngôi chùa đầu tiên của Trung Quốc.
Nhưng không phải nhà cầm quyền nào cũng có lòng ngưỡng vọng Thần Phật cung kính như Hán Minh Đế. Lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận nhiều ông vua thách thức Thần Phật, thậm chí ra tay đàn áp nặng nề tôn giáo và những tín đồ, để lại tội ác và vết nhơ lớn cho hậu thế.

Đường Vũ Tông và “Hội Xương diệt Phật” (844)

Tang_Wuzong wiki
Đường Vũ Tông Lý Triền. Ảnh: Wikipedia.
Dưới thời nhà Đường, tín ngưỡng ở Trung Quốc phát triển đến cực thịnh. Chính sách khoan dung tôn giáo của các hoàng đế đã khiến Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá rộng rãi. Nhiều tôn giáo mới cũng được du nhập và chung sống hài hòa như: Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Cảnh giáo, Bái Hỏa giáo, Mani giáo… Tuy nhiên, vào cuối thời Đường, có một hoàng đế gần như đã đi ngược lại truyền thống đó, gây nên một trong bốn “Pháp nạn” lớn cho Phật giáo. Ông chính là Đường Vũ Tông Lý Triền, người duy nhất trong 20 hoàng đế nhà Đường chống lại Phật giáo.
Đường Vũ Tông là người cực kỳ sùng báo Đạo giáo, mê mẩn thuật trường sinh của các đạo sỹ. Từ khi còn là một phiên vương, ông đã kết giao với nhiều đạo sỹ. Đến khi lên ngôi, ông lập tức triệu vào cung 81 đạo sỹ thân tín của mình, trong đó có một người tên là Triệu Quy Chân. Quy Chân nhiều lần rỉ tai khuyên Vũ Tông nên dẹp Phật giáo mà độc tôn Đạo giáo.
Năm 842, Vũ Tông ra sắc lệnh đàn áp đầu tiên. Theo đó, triều đình hạ lệnh trục xuất các tăng ni từng phạm tội ra khỏi chùa. Ngoài ra các tăng ni cũng phải nộp hết tài sản riêng cho triều đình, nếu trái lệnh thì buộc phải hoàn tục và nộp thuế như những người dân khác. Vũ Tông cũng hạn chế số lượng chùa chiền, mỗi vùng chỉ được xây một chùa duy nhất. Ban đầu, đó được coi là hành động cải cách Phật giáo nhưng càng về sau nó đã bùng phát thành một cuộc đàn áp đầy bạo lực.
Đại Phật Lư Xá Na ở Long Môn động, Lạc Dương. Ảnh: Wikipedia.
Đại Phật Lư Xá Na ở Long Môn động, Lạc Dương. Ảnh: Wikipedia.
Càng ngày Vũ Tông càng trở nên cuồng tín với Đạo giáo, qua lại mật thiết hơn với các đạo sỹ và thêm chán ghét, căm thù Phật giáo. Một tu sĩ Nhật Bản tên là Ennin, người có mặt ở Trung Quốc trong suốt cuộc đàn áp này thậm chí cho biết rằng hoàng đế Vũ Tông còn có quan hệ bất chính với một nữ đạo sỹ. Những điều đó dẫn đến một cuộc đàn áp dã man hơn vào năm 844.
Sau gần 1 năm, người ta ước tính rằng Vũ Tông đã ra lệnh phá hủy 4.600 ngôi chùa, 40.000 miếu thờ và đuổi ra khỏi các tu viện khoảng trên 260.000 tăng ni, ép các tăng lữ hoàn tục, cưới vợ sinh con, cày cấy nộp thuế. Ngoài ra, đất đai, ruộng vườn, tài sản của các chùa đều bị sung vào công quỹ. Tượng đồng, chuông đồng… bị đập bể, nung chảy để đúc tiền, các tượng bằng sắt thì giao cho quan phủ nấu chảy đúc thành nông cụ. Tượng Phật và các đồ vàng bạc cũng bị tịch thu, nộp vào ngân khố quốc gia.
Tượng Phật tại hang đá Vân Sơn. Ảnh: Reddit
Tượng Phật tại hang đá Vân Sơn. Ảnh: Reddit
Sau những cuộc đàn áp tàn bạo như vậy, không chỉ Phật giáo mà rất nhiều tôn giáo ngoại lai khác ở Trung Quốc lúc bấy giờ đều bị hủy hoại. Nhưng cuối cùng bản thân Vũ Tông cũng phải gánh chịu quả báo nặng nề. Do quá lạm dụng đan dược và những loại “thuốc trường sinh”, Vũ Tông ngày càng suy nhược và mất tỉnh táo. Năm Hội Xương thứ 6 (846), Vũ Tông băng hà, hưởng dương 32 tuổi. Cơ nghiệp hoàng đế của ông chỉ kéo dài hơn 6 năm. Còn nhà Đường cũng dần suy yếu, vài chục năm sau lâm vào cảnh diệt vong (907).
Kế vị ông là hoàng đế Tuyên Tông, người đã ra sức chấn hưng lại Phật giáo, phục hồi lại sự uy nghiêm của Thần Phật từ đống tro tàn của sự hủy hoại, diệt vong. Tuy nhiên, dưới bàn tay bạo tàn của Vũ Tông, Phật giáo nói riêng và tôn giáo, tín ngưỡng Trung Quốc nói chung đã chịu những vết thương quá nặng nề mà hàng nghìn năm sau vẫn không thể lành hẳn.

Đàn áp Phật giáo Tây Tạng (1950)

20160719025418_56707
Các tăng nhân Tây Tạng bị đánh đập ngay trên đường phố. Ảnh: worldreligionnews
Trong lịch sử, Tây Tạng đã nhiều lần nằm dưới quyền cai trị của các vương triều Trung Hoa. Nhưng nhìn chung, truyền thống văn hóa của vùng đất này vẫn rất được tôn trọng. Người Mông Cổ, trong thời kỳ chiếm đóng nơi này, đã chọn Phật giáo Tây Tạng làm quốc giáo. Dưới triều Minh, Thanh, Tây Tạng vẫn giữ được quyền tự chủ lớn. Các tăng lữ tôn giáo địa phương vẫn được trao quyền tự trị.   
Nhưng từ khi ĐCS Trung Quốc lên nắm quyền, mối quan hệ hữu hảo ấy đã không còn. Tháng 10/1950, quân đội Trung Quốc bất thần mở cuộc tấn công 6 mặt vào lãnh thổ Tây Tạng. Mùa hè năm 1951, hơn 6.000 quân Trung Quốc tiến chiếm thủ đô Lhasa. Cho đến cuối năm 1956, trước sự vây ráp khốc liệt, hàng triệu người Tây Tạng buộc phải rời bỏ xứ sở, lũ lượt vượt qua dãy Himalaya tìm nơi tỵ nạn.  
Từ đó đến nay, trong suốt hơn 6 thập niên bị chiếm đóng, Tây Tạng đã phải chịu những chính sách cai trị bạo tàn của chính quyền Trung Quốc. Người dân sống trong một lò lửa ngột ngạt, bỏng rát của sự phong bế, đàn áp về cả thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt, Phật giáo Tây Tạng vốn có lịch sử hơn 1500 năm đã bị hủy hoại nặng nề.
20160719025333_95245
Chính quyền ra tay dã man với các tăng lữ Tây Tạng. Ảnh: Dailymotion. 
Khi tiến quân vào Tây Tạng, ông Mao Trạch Đông (khi ấy là Chủ tịch Đảng) đã giương cao khẩu hiệu “Lạt Ma hãy về nhà!”. Trong khoảng hơn 110.000 tăng ni Tây Tạng thời điểm đó, 10.000 người đã phải bỏ trốn ra nước ngoài. Số còn lại bị bắt phải hoàn tục, trở về với cuộc sống bình thường. Chỉ còn khoảng 7.000 người được cho phép ở lại trong chùa miếu.
Chính quyền Trung Quốc rất mạnh tay trong việc đốt phá, hủy hoại chùa chiền, văn vật. Từ chỗ có hơn 2.600 ngôi chùa Phật giáo, Tây Tạng chỉ còn lại vỏn vẹn 70 chùa. Trong 10 năm “Cách mạng Văn hóa” (1966 – 1976), Phật giáo Tây Tạng thậm chí còn bị thương tổn nặng nề hơn nữa. Chùa chiền, tu viện bị đập phá đến hoang tàn, bị ném bom tiêu hủy. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải hoàn tục, kết hôn, bị buộc phải đi ngược lại với giới luật và niềm tin của mình, thậm chí bị tra tấn, bỏ tù.

Một bức tượng Phật tại Chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Trung Quốc bị dán các dòng chữ “Đả cựu” và “Kiến tân”. Ảnh: AP

Hơn nửa thế kỷ qua, đã có hơn 1 triệu người Tây Tạng thiệt mạng vì những cuộc đàn áp ngày càng khốc liệt của ĐCS Trung Quốc. Cuối năm 2015, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Lạt Ma chuyển kiếp (một tập tục thiêng liêng của Tây Tạng) nếu muốn chuyển sinh phải được sự thông qua của Trung ương! Họ còn làm những việc khôi hài, cười ra nước mắt khác như phát thẻ chứng nhận cho các “Phật sống” Tây Tạng. Danh sách “Phật sống”, đương nhiên, được chính quyền chỉ định, chọn lựa.
Mới đây, hồi cuối tháng 7/2016, chính quyền Trung Quốc đã đưa quân đội vào phá dỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, nơi vốn được coi là thánh địa Phật giáo của Tây Tạng. Chính quyền đã huy động máy kéo, máy xúc đập phá rất nhiều kiến trúc truyền thống ở đây, đẩy hơn 40.000 tăng ni vào cảnh màn trời chiếu đất.

Bức hại Pháp Luân Công

Ở Trung Quốc, khí công có một lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình văn hóa truyền thống khác, khí công cũng bị chụp mũ là “mê tín dị đoan” trong thời Cách mạng Văn hóa. Sau này, vào giữa những năm 70, khi Cách mạng văn hóa đã đi dần vào thoái trào, phong trào tập luyện khí công ở Trung Quốc bỗng nở rộ.
Trong tình thế đó, năm 1992, Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) được ông Lý Hồng Chí đưa ra giới thiệu, phổ truyền lần đầu tiên ngoài công chúng. Được truyền giảng dưới hình thức khí công, môn tu luyện tinh thần này xây dựng trên nền tảng là nguyên tắc “Chân – Thiện – Nhẫn”.
Ban đầu, với khả năng chữa bệnh, khỏe người, môn khí công này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Về sau, người luyện tập nhận ra Pháp Luân Công thực sự còn hàm chứa những điều tinh thâm, cao siêu hơn thế. Khi kiên trì tu luyện và đề cao tâm tính, người ta sẽ có được sự thăng hoa về mặt tinh thần, có thể cải biến con người, giúp người ta sống tốt hơn chiểu theo những giá trị đạo đức “Chân – Thiện – Nhẫn”.
2010-5-20-changchunliangong2-05
Hơn 10.000 người luyện Pháp Luân Công tại Cung Văn hóa Trường Xuân. Ảnh: minghui.org
Cho đến năm 1999, với những hiệu ứng tốt đẹp của mình, Pháp Luân Công đã được người dân Trung Quốc nồng nhiệt đón nhận. Theo những thống kê chưa đầy đủ, vào thời điểm đó có tới gần 100 triệu người luyện tập Pháp Luân Công mỗi ngày. Nhưng đó cũng là lúc ông Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCS Trung Quốc lúc bấy giờ cảm thấy bị đe dọa.
Niềm tin vào Thần, Phật, Đạo, vào bản tính thiện lương tốt đẹp của các học viên Pháp Luân Công đi ngược lại hoàn toàn quan niệm vô thần mà ĐCS Trung Quốc vẫn thường gieo rắc, truyền bá. Số lượng học viên Pháp Luân Công lên tới hơn 100 triệu người, nhiều hơn cả số đảng viên khi ấy. Trong con mắt đầy đố kỵ của Giang Trạch Dân, đó thực sự là một tín hiệu đe dọa nghiêm trọng cho vị trí độc tôn của ông này.
Ngày 19/7/1999, Giang Trạch Dân đơn phương quyết định đàn áp Pháp Luân Công bất chấp sự phản đối ngay trong chính nội bộ. Giang kiên quyết tuyên bố: “Đảng cộng sản nhất định phải chiến thắng Pháp Luân Công”. Ngay sau đó không lâu, một cơ quan chuyên trách đàn áp, bức hại Pháp Luân Công được lập ra mang tên “Phòng 610”. Nó đã trở thành một trong những cỗ máy giết người tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Giang Trạch Dân thậm chí còn cho Phòng 610 đặc quyền đứng ngoài vòng pháp luật, có thể tự do bắt bớ, giam giữ và tra tấn không qua xét xử các học viên Pháp Luân Công.
PLC2
Cảnh sát, nhân viên an ninh Trung Quốc đàn áp học viên Pháp Luân Công. Ảnh: minghui.org
Giang Trạch Dân gần như huy động toàn nguồn lực để đàn áp các học viên tay không tấc sắt. Bộ máy truyền thông nhà nước, dưới sự chỉ đạo của ĐCS Trung Quốc tiến hành những chiến dịch quy mô lớn hòng bôi nhọ thanh danh nhà sáng lập Lý Hồng Chí, xuyên tạc tinh thần của Pháp Luân Công. Hệ thống tòa án, cảnh sát, quân đội, công an cũng được huy động tham gia đàn áp, tra tấn về thể xác lẫn tinh thần, cưỡng bức lao động trong các trại tập trung, thậm chí là giết người, thu hoạch nội tạng phi pháp các học viên.
Trong nỗ lực đàn áp điên cuồng, hòng xóa sạch Pháp Luân Công ra khỏi bản đồ Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã huy động tối đa nguồn lực tài chính phục vụ cho tội ác của mình. Theo các số liệu thống kê, vào thời điểm cuộc đàn áp ở cao trào, chi phí trả lương cho khoảng vài triệu người trong lực lượng an ninh tham gia đàn áp lên tới 100 tỷ NDT mỗi năm. Năm 2001, riêng ở quảng trường Thiên An Môn, mỗi ngày, chính quyền Trung Quốc tiêu tốn khoảng 2,5 triệu NDT cho các vụ bắt bớ, đánh đập, giam cầm học viên Pháp Luân Công.
organ_harvesting-china-675x400
Những người tập Pháp Luân Công dựng lại cảnh thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm của ĐCS Trung Quốc. Ảnh: Epochtimes. 
Những cuộc điều tra công phu và kỹ càng của các tổ chức nhân đạo, nhân quyền trên thế giới ngày nay đã hé lộ những tội ác kinh thiên động địa của Giang Trạch Dân và đoàn thể tà ác của mình. Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) công bố một kết luận gây sốc với tất cả mọi người: “Đảng cộng sản Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”.
Tuy vậy, bất chấp những thủ đoạn đàn áp tàn độc, mất nhân tính nhất, Pháp Luân Công ngày nay đã trở thành một trong những môn khí công tu dưỡng tinh thần được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Ước tính, hiện có tới hơn 100 triệu người trên thế giới đang tập luyện, tu dưỡng theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” hàng ngày. Họ dành cho người sáng lập Lý Hồng Chí sự tôn kính cao nhất với danh xưng “Sư Phụ”.
Lời kết
Không phải ngẫu nhiên mà ĐCS Trung Quốc can dự ở 2 trong số 3 cuộc đàn áp tín ngưỡng bạo tàn nhất. Người ta thấy rằng trong suốt lịch sử tồn tại của mình, ĐCS Trung Quốc chưa từng buông lơi việc kiểm soát đức tin của dân chúng. Hầu như cứ vài thập kỷ, những người cầm quyền trong đảng này lại tiến hành một cuộc đàn áp tín ngưỡng, tôn giáo trên quy mô lớn, năm 1950 là ngược đãi Phật giáo Tây Tạng, năm 1966 là “Cách mạng văn hóa” và năm 1999 là bức hại Pháp Luân Công.
Trong suốt những thập niên điêu tàn ấy, văn hóa thần truyền có lịch sử 5000 năm của Trung Hoa đã bị hủy hoại hoàn toàn trong lò lửa của bạo lực và tội ác. Người Trung Quốc hiện đại đã bị đoạn tuyệt hoàn toàn với truyền thống của ông cha. ĐCS Trung Quốc đã đầu độc hàng tỷ người dân bằng những luận thuyết vô thần, phủ nhận sự hiện hữu của Thần, Phật, Đạo, đặt quyền lực của mình ngang hàng và vượt lên trên cả thần linh. Đó là điều chưa từng có tiền lệ.
Nhung-ke-xui-xeo-sau-cach-mang-van-hoa-1
Hồng vệ binh xông vào đốt phá chùa chiền, miếu mạo thời “Cách mạng văn hóa”. Ảnh: Pinterest.com 
Bị đoạn tuyệt với nguồn cội văn hóa thần truyền tốt đẹp, với nền văn minh 5000 năm huy hoàng, thù thắng, người Trung Quốc hôm nay bơ vơ như đứa trẻ lạc loài, đi đến đâu cũng bị hắt hủi, dè bỉu, tẩy chay. Họ hoàn toàn vô tội, chỉ những kẻ đang thao túng, đầu độc tinh thần họ mới là tội ác tày đình. Trung Hoa xưa của Lý Bạch, Đỗ Phủ, của Võ Tòng, Quan Vũ, của Tư Mã Thiên, của Gia Cát Lượng… nay còn đâu? Đó là một Trung Hoa cổ kính, rêu phong, một Trung Hoa hiền triết, trầm mặc, một Trung Hoa mà hàng triệu người Việt đều đã nhớ thương, đều mang trong mình một hình hài yêu dấu.
Nền văn hóa 5000 năm ấy như mạch nước ngầm xối chảy trong trái tim người Á Đông, từ Việt Nam, Hàn Quốc đến Nhật Bản, Đài Loan… Ai có thể đành lòng căm giận nó, quay lưng với nó? Điều khiến chúng ta căm giận chính là những tội ác mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã reo giắc suốt gần 80 năm qua. Đó là những tội ác chống lại loài người, làm xấu đi quá nhiều hình ảnh một Trung Hoa xứ sở “Thần Châu”. Nhưng cái ác dù cường bạo, tàn khốc đến nhường nào cũng không thể chiến thắng được chính nghĩa và thiện lương. Đạo Trời rất công bằng, sự phán xét của thần linh chính là tối cao và cuối cùng. Thiện lương chắc chắn sẽ thắng ác tà, chính đạo sẽ vượt lên trên vô đạo, đó chính là chân lý tối cao của vũ trụ này.

Untitled-1-Recovered
Chủ blog đã nhận được 1 nguồn tin của một nhà báo ở Hải Phòng cho biết: Trong một lần nhà báo này tiếp xúc với quan chức tỉnh Quảng Ninh, vị này hé cho biết TBT Đảng CS Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào từng 2 lần đến Đông Triều-Quảng Ninh để tìm mộ tổ ?
Lần thứ nhất khi ông Hồ Cẩm Đào đương là Bí thư Đoàn Thanh niên CS Trung Quốc và lần thứ 2 ông sang thăm Việt Nam với tư cách TBT Đảng CS Trung Quốc đã ghé xuống Đông Triều. 
Hiện có người còn lưu giữ được ảnh Hồ Cẩm Đào đi tìm mộ tổ ở Quảng Ninh...
Có giả thuyết cho rằng: Hồ Cẩm Đào là hậu duệ của Hồ Nguyên Trừng ?

Trung Hoa luôn nức danh với thế giới là mảnh đất của những kì tài trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhưng ít ai biết rằng có ba người Việt Nam đã từng làm mảnh đất địa linh nhân kiệt ấy phải ngả mũ kính phục. 
Tại sao Tần Thủy Hoàng phải đúc tượng của Lý Ông Trọng?
Sau khi thống nhất đất Trung Hoa, uy danh lừng lẫy, Tần Thủy Hoàng vẫn phải canh cánh một mối nguy đến từ phương Bắc. Bất chấp sự kiên cố của Vạn Lý Trường Thành, quân Hung Nô vẫn hung hăng quấy nhiễu vùng biên giới. Thời bấy giờ, ở nước Tần, có một vị sứ giả có tướng mạo phi phàm, cao hơn hai thước (một “thước” theo hệ thống đo lường Trung Hoa tương ứng với 3,3m). Nhìn thấy tướng mạo khác thường cùng bản lĩnh của một tướng quân nơi vị sứ giả ấy, vua Tần đã ngỏ ý mời ông đi trừ giặc Hung Nô. Ông được phong làm Vạn Tín Hầu cử đến trấn ở vùng đất Lâm Thao (Tỉnh Cam Túc ngày nay). Giặc Hung Nô khi tới nơi tận mắt chứng kiến Uy danh của ông đã không đánh mà tan, nháo nhào bỏ chạy.

Pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng – Tranh vẽ của Bui Van Bao (Ảnh: hungsuviet.us)
Vị sứ giả bí ẩn ấy lại chính là một người dân Việt, ông tên thật là Lý Thân, thường gọi là Lý Ông Trọng, người làng Chèm (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội). Theo truyền thuyết trong dân gian, ông vốn tính tình cương trực, lại có lòng thương dân, phò tá vua Hùng thứ 18 trấn áp biên thùy nên rất được trọng dụng dưới triều vua An Dương Vương và trở thành sứ giả nước Tần.
Sau một thời gian sống tại nước Tần, vinh hoa phú quý không làm nguôi nỗi nhớ quê nhà của người con Viêt chân chất ấy. Lý Ông Trọng xin được về thăm quê. Trong thời gian đó, giặc Hung Nô lại quay lại quấy phá phía Bắc, vua Tần cử người sang vời ông về lại vùng biên giới. Lý Ông Trọng không muốn một lần nữa phải rời bỏ quê hương, nên vua xứ Nam đã phải dối rằng ông đã qua đời. Không còn cách nào khác, vua Tần bèn cho đúc một bức tượng của Lý Ông Trọng, tương truyền, trong bụng của tượng có thể chứa đến hàng chục người.
ong1
Chân dung Lý Ông Trọng
Người ta còn làm các khớp tay, chân cho tượng nên bức tượng có thể di chuyển, cử động như người thật. Giặc Hung Nô trông thấy bức tượng từ xa, ngỡ tưởng Lý Ông Trọng quay trở lại nên sợ hãi tháo chạy về nước và không dám quay lại thêm lần nào nữa. Nhưng không chỉ có vua Tần Thủy Hoàng cho làm tượng của Lý Ông Trọng. Trong sử sách còn ghi lại hai vị tướng nhà Đường là Cao Biền và Triệu Xương vì cảm phục thanh danh của vị tướng cương trực người Việt ấy, đã cho làm tượng gỗ, sơn son thiếp vàng để thờ cúng.
Vị tướng đất Nam trở thành ông tổ súng thần công Trung Quốc
Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng (Ảnh minh họa: Internet)
Trung Quốc vốn là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công thuốc súng, đưa phát minh này ứng dụng vào quân sự nhằm nâng cao sức tân cống của các loại vũ khí chiến đấu. Nhưng đến thời kì nhà Minh, Trung Hoa cũng như các nước phương Tây vẫn đang loay hoay với các thiết kế về súng đạn. Trong khi đó, ở Việt Nam, một kĩ sư quân sự dưới thời nhà Hồ đã chế tạo thành công một loại súng, sau đó sẽ trở thành điều bất ngờ vô cùng lớn với quân đội nhà Minh: “Thần cơ sang pháo”.
Sách sử của nhà Minh có ghi chép lại sự bất ngờ đến khâm phục của quân đội nhà Minh khi vấp phải sức công phá của loại vũ khí này:  rong cuộc bình Giao Chỉ, nhà Minh đã bắt được súng thần, pháo thần của Giao Chỉ được coi là vũ khí nhất thiên hạ… Súng “thần công” có được gần đây dùng sắt làm tên, bắn đi bằng lửa, đi xa ngoài 100 bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa đã đến. Không chỉ có vậy nhà Minh đã không ngần ngại vận chuyển súng Thần cơ này về nước họ.
Súng thần cơ được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quân đội, Hà Nội (Ảnh đăng lại từ Cục văn thư và lưu trữ nhà nước -archives.gov.vn)
Vậy vị tướng ấy là ai? Và loại vũ khí mà ông tạo tại sao lại có uy lực đến như vậy? Vị tướng tài giỏi được lịch sử nhà Minh ghi nhận phát minh ấy chính là Hồ Nguyên Trừng, con trai cả của vua Hồ Quý Ly. Không màng ngôi báu, ông chỉ nguyện được cống hiến cho quốc gia và trở thành một vị tướng trọng yếu của triều đình. Năm 1407, nước Đại Ngu mới hình thành đã đứng trước nguy cơ xâm lược rõ ràng của nhà Minh, Hồ Nguyên Trừng đã gấp rút cho thành lập các tổ đúc súng đạn, chế ra các loại súng trang bị cho quân đội, trong trường hợp cần ngênh chiến với quân Minh.
Dựa trên những hiểu biết về thuốc súng và các phương pháp đúc súng cổ truyền, Hồ Nguyên Trừng đã phát huy trí sáng tạo của một kĩ sư quân sự để tạo ra một loại vũ khí mới có sức công phá cao chưa từng thấy thời bấy giờ, lấy tên là súng Thần cơ sang pháo. Về kết cấu, loại vũ khí này được cho là tiền thân của các loại súng thần công hiện nay, hay cũng chính là khẩu đại bác đầu tiên được chế tạo.

Ho-Nguyen-Trung-quan-Minh-te-sung-phai-te-Trung-Chinese-2
Ảnh trái: Ngự Lâm Quân của nhà Minh với những khẩu súng hỏa mai từ khoảng thế kỷ 14; Ảnh phải: Một loại súng của nhà Minh vào thế kỷ 14, trước thời Hồ Nguyên Trừng. Khi đó, súng bắn là hỗn hợp lửa và than củi cháy dở (Ảnh: Wikipedia)
Tài năng của Hồ Nguyên Trừng đã phát huy ngay từ khi ông là tướng trong triều của vua Hồ Quý Ly. Không chỉ đúc súng, ông còn là tác giả của chiến thuyền cổ lâu, của thế trận độc đáo chống giặc Minh và của nhiều các công trình trị thủy khác. Tài năng của ông lại một lần nữa được khẳng định khi nó đã cứu ông thoát khỏi cái chết. Nhà Minh sau khi đưa ba cha con Hồ Quý Ly về nước, đã tha tội cho Hồ Nguyên Trừng và giao cho ông một chức quan trong triều đình. Điều mà nhà Minh mong muốn chính là dùng tính mạng của cha và em trai ông để có được tài nghệ đúc súng thần cơ của ông. Khi ấy, để làm trọn đạo nghĩa với cha và em trai, Hồ Nguyên Trừng đã chấp nhận làm quan dưới Triều Minh và ông được sử sách nhà Minh lưu lại dưới cái tên Lê Trừng.
Người Việt làm khiến cả thế giới thán phục khi xây dựng Tử Cấm Thành
Khi nhắc đến Kiến trúc cổ Trung Hoa, Tử Cấm Thành có lẽ là một trong những công trình sẽ được nhắc đến đầu tiên và nhiều nhất. Cung điện được cho xây dựng bởi vua Minh Thành Tổ – Hoàng đế thứ ba của Triều Minh. Tử Cấm Thành luôn khiến người ta phải choáng ngợp trước sự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ của hệ thống 800 các công trình bao gồm cung điện, lầu thành, ngự hoa viên… trải rộng trên một diện tích lên  đến 720.000m2.
Kiến trúc đặc trưng của Cung điên cổ này là sự bố trí, sắp xếp, trang trí các công trình dựa trên những nguyên lý rất đặc trưng của minh triết phương Đông: Kính Trời, trọng Đạo, Thiên Nhân hợp nhất, Âm dương hòa hợp. Tử Cấm Thành đối với thế giới giống như một bảo tàng lịch sử – văn hóa-nghệ thuật có giá trị nghiên cứu vô cùng lớn. Không ai có thể tưởng tượng rằng vị kiến trúc sư tài năng kiệt xuất đã thiết kế nên Cố Cung – Tử Cấm Thành lại không phải là người Trung Hoa mà lại là một người Việt Nam khiêm nhường, luôn tận tâm, tận sức vì công việc.
untitled-1-45
Tử Cấm Thành là công trình được Nguyễn An thiết kế và chỉ đạo thi công. 
Người Việt ấy là Nguyễn An (1381-1453), sinh ra ở Hà Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Tài năng của Nguyễn An đã phát tiết khi ông còn rất trẻ. Năm 16 tuổi, Nguyễn An bắt đầu tham gia vào hiệp thợ xây dựng cung điện nhà Trần để phát huy tài năng tính toán và biệt tài kiến trúc hiếm có của mình. Nguyễn An đã bị nhà Minh bắt làm tù binh cùng với rất nhiều những nhân tài khác của nước Việt. Trớ trêu hơn nữa, ông bị hoạn và trở thành thái giám phục vụ trong Cung. Vua Minh lúc bấy giờ đang ấp ủ kế hoạch xây dựng lại cung điện của triều đình tại kinh đô mới ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Minh Thành Tổ đã nhìn thấy tài năng kiến trúc của Nguyễn An, lại thêm phần mến phục đức độ liêm khiết, chính trực của ông, đã trao cho ông trọng trách làm “Tổng đốc công” chỉ huy công trường xây dựng Tử Cấm Thành.
tct1Tử Cấm Thành – Cung điện đồ sộ nhất dưới thời các triều đại phong kiến Trung Hoa. Ảnh dẫn qua: tourbkk.com
Ở cương vị ấy Nguyễn An đã phát huy hết được những sở trường của ông, trong cả lĩnh vực thiết kế và lĩnh vực quản lý, quy hoạch. Ông tham gia  tính toán, sắp đặt trong tất cả các khâu  từ tuyển chọn, chuẩn bị vật liệu cho tới đào tạo thợ, thiết kế, chỉ huy công trình xây dựng. Hãy cùng đọc một nhận xét của Dương Sĩ Kì trong  “Kinh Thành Ký Thắng” về của Nguyễn An: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng”. Trong rất nhiều các sách sử khác của Trung Hoa, nhất là của Triều Minh, Nguyễn An vẫn được nhắc đến như một bậc kì nhân.
Tiếng thơm lưu muôn thuở
Không ai có thể phủ nhận rằng chính những tài năng thiên bẩm của ba nhân vật ấy đã giúp tên tuổi của họ được lưu truyền đến ngày hôm nay. Nhưng nếu nhìn nhận một cách toàn diện hơn, nhân cách của ba người con đất Việt ấy cũng chính là điều khiến người đời sau cảm phục.
Lý Ông Trọng cùng Hồ Nguyên Trừng đều làm quan cho Triều Minh, hưởng bổng lộc, sống trong giàu sang nhung lụa nơi đất khách nhưng tấm lòng của hai ông không bao giờ rời khỏi mảnh đất Việt thân thương, dù chỉ có một người có thể trở về. Người còn lại chỉ có thể mượn bút để viết nên nỗi lòng của mình với quê cha đất tổ. Về cuối đời, Hồ Nguyên Trừng đã lấy bút danh “Nam Ông” (Ông già đất Việt) để viết nên hồi ký “Nam Ông mộng lục”. Rất nhiều người đã tin tưởng vào tấm lòng với đất nước của ông sau khi đọc cuốn hồi kí ấy.
Không chỉ có vậy, họ đều hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ của mình nơi xứ người, không để những tủi nhục của hoàn cảnh nhấn chìm ý chí vươn lên. Nguyễn An, người đã vượt qua nỗi nhục của thân phận hoạn quan, Hồ Nguyên Trừng không để nỗi đau mất nước hủy hoại, họ vẫn cố gắng sống, giữ trọn đức độ và tài năng của mình. Họ chọn cống hiến để để lại những di sản mà ngày nay đã trở thành niềm tự hào của người dân đất Việt. Mặc dù sử sách Việt thời bấy giờ không ghi nhận công trạng của họ, có thể còn có những nhận xét trái chiều về lựa chọn của họ, nhưng chắc hẳn những người Việt của hiện tại sẽ đánh giá công tâm những gì mà những “vị quan Trung Hoa bất đắc dĩ” ấy đã tận tâm kiến tạo.
Hoa Quỳnh
http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/van-hoa-truyen-thong/3-ky-tai-dat-viet-tung-khien-ca-trung-hoa-chan-dong-ho-la-ai.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH